Ai Điếu
Franz Kafka
Milena Jesenska
Dr Franz Kafka, một nhà văn Đức, sống ở Prague, và chết ngày hôm kia, ở
Viện điều dưỡng Kierling, gần Klosterneuburg bei Wien. Ở đây ít người
biết ông, bởi vì ông là một người sống ẩn dật, một hiền nhân luôn mang
nỗi sợ
cuộc đời. Trong nhiều năm, ông đau khổ với căn bệnh phổi, và tuy loay
hoay
tìm cách chữa trị, ông lại như muốn nuôi căn bệnh đó, cưu mang nó trong
tư
tưởng của ông. Có lần ông viết trong một lá thư: khi trái tim và linh
hồn
không thể chịu đựng nó được nữa, buồng phổi sẽ chịu giùm nửa gánh nặng,
như
vậy là nó được chia khá đồng đều - căn bệnh của ông là vậy. Nó cho ông
một
sự dịu dàng kỳ diệu, và một sự tinh khiết trí thức không đắn đo, câu
thúc.
Tuy nhiên, chỉ riêng về mặt hình hài thể chất, Franz Kafka dồn lên hai
vai
của căn bệnh, toàn thể nỗi kinh hãi cuộc đời. Ông là một người cả thẹn,
luôn khắc khoải, nhẫn nại, dịu dàng, tuy những cuốn sách ông viết ra
thì thật
ghê sợ, và đau đớn. Ông đã nhìn thế giới như đầy những quỷ dữ vô hình,
vò
xé, và tiêu huỷ những con người vô phương chống đỡ. Ông quá tiên tri,
quá
thông minh để có thể sống, và quá yếu ớt, để chiến đấu. Ông yếu ớt như
những
con người cao đẹp yếu ớt, những con người không thể chiến đấu chống lại
nỗi
sợ bị ngộ nhận, chống lại trò ma muội, hay tính toán chi ly, bởi vì họ
thừa
nhận ngay từ đầu, cái điều của riêng họ, đó là đừng mong chi một sự trợ
giúp;
sự nhẫn nhục cam chịu này chỉ làm cho kẻ thắng thế hổ thẹn. Ông hiểu
thế
nhân, một sự hiểu biết mà chỉ một ai cao cả, có một sự mẫn cảm hoài
hoài
mới có thể có được. Chỉ một ai cô đơn. Chỉ một ai, trong một thoáng
nhận
ra kẻ khác, hầu như một nhà tiên tri. Sự hiểu biết thế giới của ông
thật
phi thường, và sâu thẳm; chính ông là một thế giới phi thường và sâu
thẳm.
Ông đã viết những cuốn sách có ý nghĩa nhất của nền văn chương Đức hiện
đại,
những cuốn sách cưu mang trong nó sự chiến đấu của thế hệ hôm nay xuyên
suốt
thế giới - trong khi kìm giữ mọi thiên vi. Chúng thực, trần trụi, và
đau
thương nên hết đỗi tự nhiên ngay cả khi có tính biểu tượng. Chúng đầy
sự
khinh miệt khô cằn và là cảm quan của một người nhìn thế giới một cách
rõ
ràng đến không thể chịu đựng được nó, một người mà nỗi chết không rời,
kể
từ khi người đó chối từ mọi bon chen hay tìm nơi ẩn trú, như những
người
khác thường làm, trong những ảo tưởng này nọ, của lý trí, hay của vô
thức
- kể luôn cả những con người cao cả. Dr Franz Kafka đã viết "The
Stoker", chương thứ nhất của một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời, vẫn chưa
được xuất bản (đã xuất hiện bằng tiếng Czech trên Neumann's Cerven (1),
"the Judgment", sự xung đột của hai thế hệ; "The Metamorphisis", cuốn
sách mãnh liệt nhất của văn chương Đức hiện đại; "In the Penal Colony";
những tuyển tập Meditation và A Country Doctor. Cuốn tiểu thuyết cuối
cùng, Before the Law (2), còn
trong dạng bản thảo, sẵn sàng để in ấn, từ nhiều năm. Nó là một trong
những
cuốn sách, một khi đọc, cho (ta) cảm nghĩ về một thế giới được miêu tả
hoàn
hảo đến nỗi mọi phê phán sau đó đều chỉ là phù phiếm. Tất cả những cuốn
sách
của ông vẽ nên sự ghê rợn của những ngộ nhận thầm kín, của niềm ngây
thơ
tội lỗi giữa những con người. Ông là một nghệ sĩ và là một người với
một
lương tâm khắc khoải, đến nỗi ông có thể nghe, trong khi những người
khác,
điếc, cảm thấy, chính họ đang yên ổn.
(Národni Listy, June 6, 1924)
(1) Milena muốn nói tới tuần báo Kmen, cũng
của S. K.
Neuman.
(2) Đây là muốn nói tới cuốn Vụ Án. Milena chỉ biết có truyện
ngắn Before the Law. Hiển nhiên, bà không biết cuốn tiểu thuyết chót
của Kafka, Lâu Đài.
(Ghi chú của nhà xb Kafka Library).
Nguyễn Quốc Trụ chuyển ngữ
|