Author_image
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

CHUYỂN NGỮ


Thư từ nhiệm. 

Lời người dịch:

Thư từ nhiệm (Letter of Resignation) sau đây, của John Brady Kiesling, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ, đã từng phục vụ tại tòa đại sứ Mỹ ở Tel Avis, Casablanca, Yerevan. Gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Colin Powell. Đăng trên tạp chí Điểm Sách Nữu Ước (NYRB), số đề ngày 10 tháng Tư 2003.
 

Ngài Bộ Trưởng kính mến,

Tôi viết thư này tới Ngài, để xin từ bỏ nhiệm vụ của tôi là cố vấn chính trị tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Athens, thuộc Bộ Ngoại Giao, có hiệu lực kể từ ngày 7 tháng Ba. Tôi thật đau lòng khi làm điều này. Hành trang mà tôi mang theo từ lúc còn trẻ tới bây giờ khiến tôi không thể quên được một điều, rằng, mình phải đền đáp xứ sở một điều gì đó.

Làm nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ đúng là một việc làm mơ ước. Tôi được trả công, để học và để hiểu biết về văn hóa, ngôn ngữ các nước. Để tạo mối thân quen trong số những nhà ngoại giao, những chính trị gia, những nhà học giả, và những nhà báo, và để cố gắng, tìm đủ mọi cách, nói cho họ hiểu rằng, quyền lợi của Hoa Kỳ và của họ, cơ bản mà nói, là trùng hợp. Lòng tin của tôi vào xứ sở của mình và những giá trị của nó, là vũ khí mãnh liệt nhất, trong kho vũ khí ngoại giao của tôi.

Không thể tránh được rằng, trong hai chục năm trời làm việc tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tôi mỗi ngày một trở nên tinh tế và miệt thị (sophisticated and cynical) đối với những động cơ mang tính thư lại, ích kỷ, và chật hẹp, mà đôi khi, đã vẽ nên bộ dạng những chính sách [ngoại giao] của chúng ta. Con người vốn sao thì là vậy. Và tôi được khen thưởng, được thăng tiến trong nghề nghiệp, là vì hiểu được bản chất của con người. Nhưng, kể từ trước khi có cái chính phủ này, tôi nghĩ rằng, chuyện sau đây thật dễ ợt: rằng cứ ôm lấy những chính sách mà tổng thống của mình đề ra tức là ôm lấy những quyền lợi của dân chúng Hoa Kỳ và của thế giới. Tôi không còn tin như vậy nữa.

Những chính sách mà chúng ta bây giờ được yêu cầu tiến hành, không thích hợp, không chỉ với giá trị, mà còn với quyền lợi của Hoa Kỳ. Việc hăm hở theo đuổi cuộc chiến với Iraq đã đưa chúng ta tới chỗ, làm phí phạm gia tài về tính chính đáng quốc tế, và đây là một võ khí có uy lực nhất, hiệu nghiệm nhất, cả về công lẫn thủ, của Hoa Kỳ, kể từ thời Woodrow Wilson. Chúng ta bắt đầu phá hủy mạng lưới hữu hiệu nhất, rộng lớn nhất của những liên hệ quốc tế mà thế giới trước đây chưa hề biết đến. Cứ đà này, sẽ chỉ đem tới bất ổn, hiểm nguy, và chẳng còn an ninh.

Việc hy sinh quyền lợi toàn cầu cho những chính sách nội địa, và cho quyền lợi của mình, thì cũng xưa như trái đất, và chắc chắn không phải Hoa Kỳ là quốc gia độc nhất trên thế giới vướng phải vấn đề này. Tuy nhiên, kể từ chiến tranh Việt Nam, chưa bao giờ nó lại làm phiền chúng ta như thế, ấy là tôi nói về trò bóp méo một cách hệ thống lương tri, sự hiểu biết, và trí thông minh, và trò ma nớp lôi kéo dư luận quần chúng Hoa Kỳ. Thảm kịch 11 tháng Chín, bi thương là thế, nhưng một khi bi thương lắng xuống, điều mà thảm kịch đó để lại cho chúng ta là: nó làm cho chúng ta mạnh hơn trước, lần đầu tiên, quây quần quanh chúng ta là một liên minh quốc tế rộng lớn cùng hợp tác, theo một đường lối có hoạch định đàng hoàng, nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố. Nhưng thay vì coi những thành tựu đó, như một cái vốn lận lưng, và cứ thế tiến lên, thêm thắt mãi ra, chính quyền này đã chọn lựa điều tệ hại nhất, đó là sử dụng khủng bố vào những mục tiêu chính trị mang tính nội địa, và coi nhóm al-Qaeda hầu như đã bị đánh bại, và tan rã ra khắp nơi, là đồng minh thư lại của nó. Chúng ta làm tràn lan nỗi khiếp sợ không tương xứng, và sự lầm lẫn không biết đâu mà lần, ở trong đầu mọi người. Chúng ta thoải mái, vô tư, coi Iraq và khủng bố là một.

Hậu quả – có lẽ phải nói động cơ – là biện minh cho việc phân phối, sử dụng sai lầm khá nhiều, tài sản công cộng vốn đang teo lại, cho việc binh đao, và làm yếu đi những bộ phận an toàn, bảo vệ công dân Hoa Kỳ khỏi bàn tay nặng nề của chính quyền. Mình làm hại mình, biến cố 11 tháng Chín không gây tổn hại nhiều cho kiến tạo xã hội Hoa Kỳ, so với những gì chúng ta làm cho chính chúng ta. Liệu chăng, triều đại Nga Hoàng vừa mới cáo chung đúng là thứ khuôn mẫu để chúng ta noi theo: một đế quốc vị kỷ, mê tín, đại bại, cuối cùng tự hủy diệt, nhân danh tình trạng từ chết đến bị thương hiện nay?

Chúng ta nên tự hỏi chính mình, tại làm sao mà thế giới chẳng thèm nghe thêm chúng ta, dù chỉ nửa lời, rằng cuộc chiến với Iraq là cần thiết. Hơn hai năm trời, chúng ta đã làm, quá đủ mọi chuyện, để khẳng định với "phe ta" trên thế giới, rằng quyền lợi hạn hẹp và vụ lợi của Hoa Kỳ chỉ là đồ bỏ, cần thì vứt vô thùng rác, nếu một khi đụng tới những giá trị rất đỗi thân thương của phe ta. Ngay cả khi không mắc mớ gì tới những mục đích của chúng ta, thì thái độ một lòng một dạ với phe ta cũng được nhắc tới. Chuyện Afghanistan còn nóng hổi, hẳn nhiên phe ta chẳng được hài lòng cho lắm, và họ sẽ tự hỏi, chúng ta tái thiết Trung Đông trên căn bản nào, những ai có hình ảnh của mình, và - hãy cứ nói đại ra ở đây - những ai có quyền xí phần, ở đó? Hay là chúng ta mù rồi, như Nga Xô đã mù ở Chechnya, như Isarel đã mù ở Vùng Đất Chiếm Đóng, và nếu không phải mù như họ, thì thôi vậy, mình nói mình nghe, chẳng lẽ trị bọn khủng bố, chỉ có mỗi một cách là dùng vũ lực hạng nặng, nện tới nện tấp, cho chúng chết hết không còn một mống? Sau hỗn loạn của một Iraq hậu chiến là những hỗn loạn ở Grozny và Ramallah, và phải là một người ngoại quốc can trường lắm mới kết hàng với những tiểu đảo ở vùng Thái Bình Dương (Micronesia), để mà cùng đi với chúng ta tới bất kỳ nơi đâu.

Chúng ta vẫn còn phe ta. Thứ tốt, thứ xịn. Tình bạn trung thành của họ thật đáng nể, và là vòng hoa choàng lên lâu đài của những giá trị về tinh thần và đạo đức mà chúng ta xây dựng từ trên một thế kỷ. Và những bạn bè thân thiết nhất với chúng ta, bảo cho chúng ta biết rằng, thật khó biện minh, nhưng thật dễ dàng tiên đoán, rằng cuộc chiến sẽ đầy hung hiểm, và sẽ khiến cho nước Mỹ rơi vào tình trạng thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn. Trung thành là phải có đi có lại, mới toại lòng nhau. Tại làm sao tổng thống của chúng ta lại dung thứ, và cho phép cứ thế mà làm, cái kiểu gặp gỡ, tiếp xúc, ngay ở trong số hàng ngũ những viên chức cao cấp nhất của chính phủ này, với bạn bè và đồng minh: ngạo mạn, khinh khi? Phải chăng câu nói "Mặc họ ghét ta, miễn họ sợ ta", là chân lý dẫn đường của chúng ta?

Tôi khẩn thiết yêu cầu Ngài hãy lắng nghe những bạn bè của Hoa Kỳ ở khắp năm châu bốn biển. Ngay cả ở đây, Hy Lạp, nơi mà tinh thần bài Mỹ theo kiểu Âu Châu được coi là hết thuốc chữa, chúng ta có nhiều bạn, và bạn thân, hơn là độc giả nhật báo Mỹ có thể tưởng tượng ra được. Ngay cả khi than phiền về tính ngạo mạn của Mỹ, người Hy Lạp vẫn hiểu rằng, thế giới là một nơi chốn khó khăn và nguy hiểm, và họ muốn có một hệ thống quốc tế mạnh, với Hoa Kỳ và Cộng Đồng Âu Châu (EU), như là những bằng hữu (partners) thân thiết. Khi bạn bè của chúng ta sợ chúng ta, hơn là sợ "cho" chúng ta, ấy là lúc có chuyện trục trặc cần phải coi lại. Và bây giờ, họ đang sợ. Ai làm cho họ tin tưởng rằng, Hoa Kỳ là, và vẫn luôn luôn là, một ngọn đèn pha soi sáng tự do, an ninh, và công lý của hành tinh này?

Thưa Ngài Bộ Trưởng,

Tôi xiết bao kính trọng Ngài, về tính tình, tư cách cũng như về khả năng, sự nhanh nhạy. Ngài đã giữ lại được, biết bao tin cậy của quốc tế đối với Hoa Kỳ, so với chính sách ngoại giao của chúng ta xứng đáng có, và còn cứu được một điều gì tích cực, khỏi những quá đáng của một chính phủ tự tung tự tác và chạy theo ý thức hệ.

Nhưng lòng trung thành của Ngài với Tổng Thống đi quá xa. Chúng ta căng, quá sức chịu đựng cũng như là giới hạn của nó, một hệ thống quốc tế mà chúng ta xây dựng với biết bao công của, một mạng lưới luật pháp, hiệp ước, tổ chức, và những giá trị cùng chia sẻ, chúng định giới hạn cho kẻ đồi đầu chúng ta, hữu hiệu hơn hẳn, so với cái "ràng" khả năng của Hoa Kỳ, nhằm bảo vệ những quyền lợi của nó.

Tôi xin từ nhiệm, bởi vì đã cố gắng, nhưng thất bại, trong việc hòa giải lương tâm với khả năng của mình để đại diện chính phủ hiện nay của Hoa Kỳ. Tôi tin rằng, tiến trình dân chủ của chúng ta tự sửa sai cho chính nó, vào lúc tối hậu, và hy vọng rằng, trong một đường hướng nhỏ nhoi, tôi có thể đóng góp, từ phía bên ngoài, trong việc tạo vóc dáng những chính sách phục vụ tốt hơn cho an ninh và thịnh vượng của dân chúng Hoa Kỳ và của thế giới mà chúng ta chia sẻ.

Jennifer Tran chuyển ngữ

*******

 

The New York Review of Books

April 10, 2003

Letter

Iraq: A Letter of Resignation

By John Brady Kiesling

The following is the text of John Brady Kiesling's letter of resignation to Secretary of State Colin Powell. Mr. Kiesling is a career diplomat who has served in United States embassies from Tel Aviv to Casablanca to Yerevan.

 

Dear Mr. Secretary:

I am writing you to submit my resignation from the Foreign Service of the United States and from my position as political counselor in US Embassy Athens, effective March 7. I do so with a heavy heart. The baggage of my upbringing included a felt obligation to give something back to my country. Service as a US diplomat was a dream job. I was paid to understand foreign languages and cultures, to seek out diplomats, politicians, scholars, and journalists, and to persuade them that US interests and theirs fundamentally coincided. My faith in my country and its values was the most powerful weapon in my diplomatic arsenal.

It is inevitable that during twenty years with the State Department I would become more sophisticated and cynical about the narrow and selfish bureaucratic motives that sometimes shaped our policies. Human nature is what it is, and I was rewarded and promoted for understanding human nature. But until this administration it had been possible to believe that by upholding the policies of my president I was also upholding the interests of the American people and the world. I believe it no longer.

The policies we are now asked to advance are incompatible not only with American values but also with American interests. Our fervent pursuit of war with Iraq is driving us to squander the international legitimacy that has been America's most potent weapon of both offense and defense since the days of Woodrow Wilson. We have begun to dismantle the largest and most effective web of international relationships the world has ever known. Our current course will bring instability and danger, not security.

The sacrifice of global interests to domestic politics and to bureaucratic self-interest is nothing new, and it is certainly not a uniquely American problem. Still, we have not seen such systematic distortion of intelligence, such systematic manipulation of American opinion, since the war in Vietnam. The September 11 tragedy left us stronger than before, rallying around us a vast international coalition to cooperate for the first time in a systematic way against the threat of terrorism. But rather than take credit for those successes and build on them, this administration has chosen to make terrorism a domestic political tool, enlisting a scattered and largely defeated al-Qaeda as its bureaucratic ally. We spread disproportionate terror and confusion in the public mind, arbitrarily linking the unrelated problems of terrorism and Iraq. The result, and perhaps the motive, is to justify a vast misallocation of shrinking public wealth to the military and to weaken the safeguards that protect American citizens from the heavy hand of government. September 11 did not do as much damage to the fabric of American society as we seem determined to do to ourselves. Is the Russia of the late Romanovs really our model, a selfish, superstitious empire thrashing toward self-destruction in the name of a doomed status quo?

 

We should ask ourselves why we have failed to persuade more of the world that a war with Iraq is necessary. We have over the past two years done too much to assert to our world partners that narrow and mercenary US interests override the cherished values of our partners. Even where our aims are not in question, our consistency is at issue. The model of Afghanistan is little comfort to allies wondering on what basis we plan to rebuild the Middle East, and in whose image and interests. Have we indeed become blind, as Russia is blind in Chechnya, as Israel is blind in the Occupied Territories, to our own advice, that overwhelming military power is not the answer to terrorism? After the shambles of postwar Iraq joins the shambles in Grozny and Ramallah, it will be a brave foreigner who forms ranks with Micronesia to follow where we lead.

We have a coalition still, a good one. The loyalty of many of our friends is impressive, a tribute to American moral capital built up over a century. But our closest allies are persuaded less that war is justified than that it would be perilous to allow the US to drift into complete solipsism. Loyalty should be reciprocal. Why does our president condone the swaggering and contemptuous approach to our friends and allies this administration is fostering, including among its most senior officials? Has oderint dum metuant really become our motto?

I urge you to listen to America's friends around the world. Even here in Greece, purported hotbed of European anti-Americanism, we have more and closer friends than the American newspaper reader can possibly imagine. Even when they complain about American arrogance, Greeks know that the world is a difficult and dangerous place, and they want a strong international system with the US and the EU in close partnership. When our friends are afraid of us rather than for us, it is time to worry. And now they are afraid. Who will tell them convincingly that the United States is as it was, a beacon of liberty, security, and justice for the planet?

Mr. Secretary, I have enormous respect for your character and ability. You have preserved more international credibility for us than our policy deserves, and salvaged something positive from the excesses of an ideological and self-serving administration. But your loyalty to the President goes too far. We are straining beyond its limits an international system we built with such toil and treasure, a web of laws, treaties, organizations, and shared values that sets limits on our foes far more effectively than it ever constrained America's ability to defend its interests.

I am resigning because I have tried and failed to reconcile my conscience with my ability to represent the current US administration. I have confidence that our democratic process is ultimately self-correcting, and hope that in a small way I can contribute from outside to shaping policies that better serve the security and prosperity of the American people and the world we share.