Rời nhà tù Trung
Quốc
Lời giới thiệu:
Jiang Qisheng, cựu sinh viên triết và nhà hoạt động nhân quyền, bị bắt
vào năm 1999 vì đã tưởng niệm những nạn nhân vụ Thiên An Môn năm 1989.
Sau
bốn năm tù, ông vừa mới được tha. Ông viết bài sau đây, khi nhận giải
thưởng
The Spirit of Freedom Award of the Independent Fedederation of Chinese
Students
and Scholars. Bài này đã được lớn giọng đọc lên, bằng tiếng Anh, bởi
một
người bạn, trước Tòa Đại Sứ Trung Quốc tại thủ đô Washington vào ngày 1
tháng Sáu, 2003, và được đăng trên tờ Điểm Sách Nữu Ước số đề ngày 17
tháng
Bẩy 2003.
Perry Link
Vào ngày 17 tháng Năm 2003, tôi rời nhà tù sau khi trải qua thời gian
thọ án. Đúng như người Trung Hoa chúng tôi thường nói, nhất nhật tại tù
thiên thu tại ngoại, khi tôi vô tù thì còn là thế kỷ cũ, khi ra, đã là
một thế
kỷ mới. Cử chỉ đầu tiên mà công an - những tên lính gác của một thế lực
vua
chúa hậu kỳ [liệu có thể nói, mạt kỳ?] - làm, là chỉ cho
tôi tới đồn công
an khu vực. Tại đây, người ta chỉ dẫn cho cho tôi rõ, rằng, án tù như
vậy
là chưa xong đâu, mày còn phải chịu thêm một năm “mất quyền lợi chính
trị
nữa”, và án này có hiệu lực kể từ ngày hôm nay, “đúng theo luật hiện
hành”.
Thái độ và hành động của họ thật hoàn toàn tương phản những gì tôi cảm
nhận từ các bạn, ở đây, phía bên này Thái Bình Dương, cũng như từ rất
nhiều
bạn của tôi, ở bờ bên kia, ở Trung Quốc, tất cả đều biểu lộ niềm
quan tâm
thực sự và bên cạnh đó là những lời chúc tốt lành nhất của các bạn dành
cho tôi. Các bạn giới thiệu tôi - một công dân Trung Quốc, mà, bởi vì
kẻ
đó yêu tự do và dám hành sử, thực tập nó, và mất nó, thời gian khi ở tù
- tới với Giải Thưởng vì Tự Do Tinh Thần của các bạn: Tôi thật quá hãnh
diện.
Là con người, ai mà chẳng thích thú được ăn nói thẳng thắn, chân chật,
theo đúng ý mình, và chẳng ai cảm thấy mình vẫn là một con người đầy
đủ,
thực sự, một khi quyền tự
do nghĩ sao nói vậy này
bị chối từ. Lề luật này, là chung cho tất cả các quốc gia, tất cả các
nhóm
dân, ở mọi thời, mọi nơi. Không ai có thể nói, người Trung Quốc khác
[theo
nghĩa, họ không cần tự do], rằng, một cách nào đó, họ không muốn nói sự
thực,
và chỉ muốn nói một phần sự thực. Ngay vào lúc này, tại đây, tôi dám
nói
điều này, là những đồng bào Trung Quốc của tôi đang [làm cái chuyện]
nói
lên sự thực - ở công trường Yuyuan Park tại Bắc Kinh, ở chân núi Mount
Yu
tại thành phố quê hương của tôi, và tại nhiều nơi khác không thể đếm
xuể,
những người Trung Quốc bình thường đã nghĩ, và đi đến quyết định, là,
họ
có thể nói lên những gì họ đang nghĩ ở trong đầu, và họ không cho rằng
làm
như thế là gây nên, là mắc vào thảm họa. Điều tôi làm, điều làm tôi vào
tù,
thì cũng đơn giản: Tôi nói ngay giữa thanh thiên bạch nhật, giữa chốn
đông
người, cái điều mà tại tất cả những nơi chốn, trên tất cả đất nước
Trung
Quốc, những đồng bào của tôi, cũng nói như vậy. Là một kẻ trí thức, có
thể
tôi đã cố gắng gọt rũa thêm một chút, làm cho cái thông điệp kể trên
gọn
gàng, bảnh bao, làm cho những sự kiện đến thẳng với người nghe, ngắn
gọn,
xác thực. Chỉ có vậy thôi.
Đóng góp của tôi, nhỏ bé, nhưng tôi hiểu rõ, sự nguy hiểm của nó. Tôi
biết, những người cầm quyền Trung Quốc không thể bỏ qua. Vào ngày 18
tháng Năm, 1999, sau 10 giờ đêm một chút, tôi quyết định nói ra những
quan điểm của
tôi, một lần nữa, lần này, bằng điện thoại, với Đài Phát Thanh Á Châu
Tự
Do. Trong lần nói chuyện này, tôi nói, rằng, nếu tôi bị bỏ tù vì nói ra
sự
thực, thì cũng đành thôi, tù thì tù. Chừng một tiếng, hoặc tiếng rưỡi
đồng
hồ sau đó, cả một bầy công an tới dẫn tôi đi, và kể từ đó, bắt đầu cuộc
hành
trình kéo dài 1,460 ngày và đêm không thể nào quên, giữa tường cao, và
hàng
rào gài điện.
Cái giá mà tôi phải trả, nỗi đau khổ tôi chịu đựng thật chẳng là gì nếu
phải so với những người khác - nạn nhân cuộc tàn sát ngày Bốn Tháng
Sáu, và
thân nhân của họ, những tội nhân mà nhà cầm quyền gọi là những kẻ gây
rối
(rioters) vẫn còn đang ở trong nhà tù số 2 tại Bắc Kinh, và tất cả
những nhóm
người chẳng có chút sung sướng, chẳng có chút đặc quyền đặc lợi, tức là
những
con người bất lợi vẫn tiếp tục sống trong đau đớn và chán ngắt vì sự
bất
công mang tính hệ thống của chế độ. So với họ, tôi được chú tâm nhiều
hơn.
Nếu trường hợp của riêng tôi có gì đặc biệt, thì đó là, nó khiến người
ta
đối diện với một sự kiện thật rất ư bực mình: ngay bây giờ, vào buổi
bình minh của thế kỷ 21, một công dân Trung Quốc bị bỏ tù vì điều mà
người đó nói.
Một kẻ, mà, do hành sử nhu cầu rất ư bình thường, nói điều mình nghĩ,
vậy
mà được coi là một vị anh hùng được ban phát giải thưởng! Thật kỳ cục,
bất
thường, các bạn ạ. Liệu có thể coi là tuyệt vời, khi, vào một ngày nào
đó,
mọi con người Trung Quốc, anh hùng cũng được, mà hạ tiện cũng được, cả
hai
đều tha hồ nói điều cả hai nghĩ, không nhà tù, mà giải thưởng cũng
không?
Một lần nữa, cám ơn tất cả các bạn.
Jennifer Tran chuyển ngữ [Từ bản tiếng Anh của Perry Link, trên NYRB số
đề ngày 17 tháng Bảy, 2003]
|
|