|
ps.
K dang gom may bai tho dich cua anh de lam mot bai "Tho Dich Nguyen Quoc
Tru" . K cung muon tim nhung bai viet ve "Tho la gi ?" cua cac tac gia anh
hay de cap toi ma tim kho qua, vi anh de bai lung tung, ma viet cung lung
tung . K muon thu thap de lam mot thu guidance cho minh ( va gian tiep,
cho nguoi khac ...)
Tks.
Many Tks
Cái
vụ dịch thơ này, thú vị thật.
Đã được 1 bạn văn, thay mặt GCC, chào hàng với 1
nhà xb ở trong nước, nhưng trục trặc vào giờ chót, đành
bỏ.
Vả chăng, GCC thực sự cũng không “khứng”! Vì sợ cú
kiểm duyệt.
Bây giờ K mà bắt tay vô thì tuyệt quá,
vì thể nào trong khi biên tập như thế, cũng ngứa tay
nhặt sạn.
Tks again. Tôi sẽ đi 1 đường thu thập những bài viết về
thơ của mấy đấng như Simic, Zagajewski…
NQT
Vẫn về thơ dịch. Một vị độc giả
TV đang chuyển Bi Khúc Bốn Tháng Sáu, của Liu
Xiaobo qua tiếng Việt, từ nguyên tác. Tin Văn "xuất bản", tất
nhiên, tuyệt tác này, cùng với 1 số bài
giới thiệu. GCC có đề nghị, hay là xb ở trong nước, nhờ…. Mở
Miệng chẳng hạn, vị độc giả phán, Trên Đỉnh Non Tản là
quá OK rồi!
Tks
Jackstraws
My shadow and your shadow on the
wall
Caught with arms raised
In display of exaggerated alarm,
Now that even a whisper, even a breath
Will upset the remaining straws
Still standing on the table
In the circle of yellow lamplight,
These few roof-beams and columns
Of what could be a Mogul Emperor's palace.
The Prince chews his long nails,
The Princess lowers her green eyelids.
They both smoke too much,
Never go to bed before daybreak.
Charles Simic: Jackstraws
Jack·straw: Trò chơi
rút 1 cọng rơm trong 1 bó, làm sao không đụng
tới những cọng còn lại [a game in which a set of straws or thin
strips is let fall in a heap with each player in turn trying to remove
one at a time without disturbing the rest]
Rút cọng rơm
Bóng của GNV và của
BHD thì ở trên tường
Xoắn vào nhau, bốn cánh tay dâng cao
Trong cái thế báo động hơi bị thái quá,
Và bây giờ, chỉ cần một lời thì thầm,
Có khi chỉ một hơi thở thật nhẹ
Cũng đủ làm bực mình cả đám còn lại
Vẫn đứng trên mặt bàn
Trong cái vòng tròn
ánh sáng đèn màu vàng
Vài cây xà, cây cột
Của cái có thể là Cung Ðiện của Hoàng
Ðế Mogul.
GNV cắn móng tay dài thòng,
BHD rủ cặp mí mắt xanh.
Cả hai đều hút thuốc lá nhiều quá,
Chẳng bao giờ chịu đi ngủ trước khi đêm qua.
Hình trên, [Playboy/May
16 2016] là từ những bức sau đây:
By Modiglani
[Tks
K. NQT]
Khi
về, cô bé có thói quen để cô em vô
nhà, còn cô chạy đến bên phông tên
ngay bên đường cách nhà chừng mười bước để rửa chân,
thật ra để đùa nghịch cùng những giọt nước. Những cử chỉ,
dáng điệu của cô làm tôi sau này vẫn
thường băn khoăn tự hỏi, không biết cô bé đi đón
em tan trường về, hay ngược lại. Những giọt nước bị đôi bàn
tay nhỏ bé ngăn chặn, bắn tung tóe, trầm bổng, trở thành
muôn vàn nụ cười trên môi, trên má,
trên tóc, càng thêm long lanh nhờ ánh
mắt tinh nghịch, nhờ nụ cười, tôi gặp lại hình ảnh tuyệt
vời này trong phim "Lần cuối nhìn Paris", như thể chính
cô bé của tôi đã khám phá ra,
đã tìm lại cho cả Châu Âu, cho cả loài
người, một thành phố Paris bị chiếm đóng vừa được giải tỏa,
và nữ tài tử Liz Taylor chỉ lập lại những cử chỉ thật đàn
bà của một cô bé con-người nữ muôn đời ở trong
tôi.
TTT 10 years Tribute
TCDT
Tribute
30.4.2016
Trường hợp Lê Công Định
Trên Điểm Sách London, số 23 July, 2009,
trong Berlusconi ở Tehran, Slavoj
Zizek viết:
Khi một chế độ quyền lực đi tới
cú giẫy chết, ngay trước khi đó, bất thình lình,
một cú gẫy đổ, thoái vị bí ẩn, a mysterious rupture,
xuất hiện, và nhân dân của nó ngộ ra, xong rồi,
tới lúc rồi: họ giản dị ngưng sợ, they simply cease to be afraid.
Không phải chế độ mất tính
chính thống, its legitimacy: cái sự phô trương quyền
lực của nó, vào lúc này, làm cho người
ta nhận ra, đây là một hành động trong cơn hoảng hốt,
a panic action, một hành động của sự bất lực.
Rysard Kapuscinski trong Shah of Shads, kể về cuộc cách
mạng Khomeini, đã định vị một cách thật là rõ
ràng, cái thời khắc bể vỡ, rồi thoái trào, này:
Tại một ngã tư hay ngã ba, hay ngã sáu Tehran,
một người biểu tình, chỉ một người, một cư dân của thành
phố, hẳn thế, đếch chịu nhúc nhích khi một ông công
an nhân dân ra lệnh, hãy đi chỗ khác chơi, và
cái anh công an nhân dân bèn bứt rứt rút
lui, and the embarrassed policeman withdrew!
Chỉ trong vài giờ đồng hồ, cả thành phố đều biết biến cố
trên, và mặc dù cuộc chiến đấu trong đường phố còn
tiếp tục trong nhiều tuần lễ tiếp theo, nhưng mọi người đều hiểu, xong rồi!
Liệu cái cú LCD,
cái cú diễn đàn Bô Xịt, cái cú NTT,
là những cánh chim báo bão, về cái cú
‘gẫy đổ, sụm bà chè bí ấn’ của nhà nước VC?
Hình như ngài Bùi Tín có vẻ rất tin tưởng
chuyện này, vì trước đó chưa hề có. Những LCD,
NTT, những đứa trẻ của cách mạng 30 Tháng Tư 1975, đúng
ra là phải ngồi vào chỗ của họ, ở trên đầu nhân
dân, vậy mà không khứng ngồi, báo hiệu cái
mysterious rupture mà Zizek nói tới.
Có thể lắm, bởi vì
cái sự bắt giữ LCD, NTT... có gì hoảng loạn ở trong
đó.
*
Blogger Huỳnh Thục Vy nói trong phỏng vấn với BBC sau khi được
trả tự do rằng Đảng cầm quyền đã suy yếu và người dân
cần can đảm đấu tranh. (1)
Số NYRB số mới nhất July 12,
2012 có mấy bài thật thú. Thí dụ, bài
điểm cuốn tiểu sử của Aung San Suu Kui, The Lady and the Peacok:
Những Ngày Miến Điện, Burmese Days [chắc là thuổng
Những Ngày Ở Sài
Gòn của... Gấu!], nhưng cái tít ở trang bìa
mới thú: Miến Điện: Phía Mặt Tối [Burma: The Dark
Side]. (2)
TV sẽ giới thiệu bài này, thay cho bài điểm cũng
cuốn này, trên tờ TLS.
Bài viết về Mẽo Đực Tiểu Thuyết Gia cũng.... thú
lắm, American
Male Novelists: The New Deal, trong đó, tác giả
bài viết nói về sự khác biệt giữa Michel Houellebecq
và John Updike, thí dụ: Cùng 1 thứ nhân vật, đếch
được gái yêu, và cùng thứ bịnh, loserdom, nhưng
mỗi ông viết cách.
17.12.2005
Nguyễn Quốc Trụ
Người
Đức sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho người Do Thái, vì vụ
Lò Thiêu
Lần đầu đọc cái tít bài của Bùi
Văn Phú, tôi cũng sững sờ như Đỗ Kh. Nhưng sau đó,
tôi hiểu, khi nhớ lại trường hợp bài thơ của Paul Celan,
nhà thơ sống sót Lò Thiêu. Như trong một bài viết về ông
trên trang nhà Tin Văn của tôi,
trích đoạn sau đây:
Sự "thành công mang tính đại chúng"
của bài thơ "Tẩu Khúc của Thần Chết" ở Đức, sau khi chiến
tranh chấm dứt, đặc biệt trong giới trẻ, trở thành trò thờ
phụng, sùng bái….
"Tẩu Khúc của Thần Chết" đã đem đến cho người
Đức một niềm khuây khỏa "lớn lao, kỳ diệu", ngang xứng với khôi
hài đen, một nghệ thuật lớn vốn thịnh hành cùng
thời: "Người Đức sẽ chẳng bao giờ có thể tha thứ cho người Do
Thái về Auschwitz”.
Cái tít bài của Bùi Văn Phú,
theo tôi, cũng tương tự. Thú nhất là, ở đoạn cuối
bài, sau khi nhắc nhở nhà nước ta, ông chơi thêm
cú nữa, khi kết luận bài viết bằng một câu xanh
rờn: “Cách đối xử với nạn nhân của một dân tộc nói
lên lịch sử và văn hoá của dân tộc đó”.
Hoá ra là nạn nhân của nhà nước ta,
không phải là nạn nhân của dân tộc ta!
Cám ơn cả hai ông Bùi Văn Phú và
Đỗ Kh.
Talawas
Ui chao,
đọc lại thì lại nhớ ra cách Bắc Kít đối xử với lũ
Ngụy & Mỹ (Bob Kerry) & Obama!
trong tội ác
và hình phạt có câu: mọi tội ác
đều phải bị trừng phạt. chừng nào tội ác chưa bị trừng
phạt thì không thể có tha thứ. nhiều người lầm
tưởng rằng cứ quay đầu là bờ, hạ đao xuống là thành
phật. đâu có đơn giản như vậy.
Những tội ác, như trên,
đều xuất phát từ tội ác bịa đặt Diệm đầu độc tù
ở trại tù VC Phú Lợi, nhân đó thành
lập MTGP Miền Nam, ra ý Miền Nam không thích tên
độc tài Diệm do Mỹ phịa ra, và chính quyền Saigon
của ông ta.
Tội ác Nazi & Lò Thiêu cũng bắt
đầu bằng 1 tội ác ác bịa đặt như vậy, gán cho
Do Thái.
Tội ác khủng khiếp nhất, là của Bắc Kít.
Cả cuộc chiến Mít là do Bắc Kít cố
tình làm cho nó xẩy ra, để lấy cớ đưa bộ đội
vô ăn cướp Miền Nam.
Đó là sự thực lịch sử. Ba cái lem
nhem khác, chẳng bõ nói ra.
Xứ Mít như hiện nay, không lẽ do 1 tên
Bob Kerry gây nên?
Cái tội ác của Bắc Kít, được che
đậy bằng cái giấc mơ muôn đời của người Mít.
Vì có giấc mơ đó, mà có giống dân
có tên là Mít.
Chỉ đến khi gấc mơ được thực hiện, thì nó
biến thành sự thực, và nó là Cái
Ác Bắc Kít!
Nước Nga cũng lâm vô tình trạng y chang.
D.M. Thomas, tác giả cuốn tiểu sử Solzhenitsyn, viết về 1
thế kỷ ở trong nhà văn Solz, là cũng dựa trên
cái nền Thiên Sứ & Quỉ Đỏ:
Bắc Kít, trước 1975, là Thiên Sứ với
giấc mơ tuyệt vời của giống Mít.
Sau 1975, hiện nguyên hình là Quỉ
Đỏ, hiện thân của Cái Ác Bắc Kít!
Người Bắc, sinh sau 1975, bị VC nhồi nhét thứ văn
hóa hận thù, không làm sao mà hiểu
được cái xã hội Miền Nam, trước 1975.
Trước 1975, thì cũng rứa!
Tuy nhiên, đây cũng
chỉ là 1 mặt của vấn đề. Chính cái thiện ý
của Mẽo, gây họa khủng khiếp hơn cả Cái Ác Bắc
Kít.
Đây mới là vấn đề của hiện đại.
http://www.tanvien.net/gocsaigon/Greene_Quiet_American.html
"Thai
đố", là được "gợi hứng" từ câu trả lời phỏng vấn của
nhà đạo diễn điện ảnh Oliver Stone, tác giả một số phim
nổi tiếng về Việt Nam, và cũng từng tham gia cuộc chiến tại đây,
trên tờ Time số May 7, 2001: "Chuyện những người dân lành
miền nam ở làng Thanh Phong bị giết hại, liên quan tới
Thượng Nghị Sĩ Kerry, làm tôi nhớ rất nhiều tới những khó
khăn của cuộc chiến, những hàm hồ của nó. Tôi đã
ở trong những làng nơi người dân quê bị giết và
bị lạm dụng. Giận dữ, sợ hãi, từ đó mà ra. Có
những vụ hãm hiếp, đánh đập, và sát nhân.
Tôi nghe được những câu chuyện [như vậy] từ những người thân
cận với tôi. Bạn ở trong một vùng lửa đạn nóng bỏng.
Một người dân làng tiến tới từ phía sau bạn, thí
dụ như từ một đụn cát. Người đó đầu hàng, nhưng
đôi khi, một kẻ nào đó nổ súng, và
làm toi một mạng người.
Chuyện xẩy ra với Thượng Nghị Sĩ Kerry, đó là:
liệu có tiếng súng bắn về hướng họ hay là không.
Đây là câu chuyện (giống như trong phim) Địa Ngục
Môn….". Đây là phim nổi tiếng của Nhật, câu
chuyện về một cái chết của người chồng là một kiếm sĩ, qua
lời kể của từng nhân vật liên quan. Mỗi người nói một
cách, và cuối cùng chẳng biết đâu là
sự thực.
Người viết làm quen với Greene những ngày
học trung học, qua tác phẩm "Người thứ ba", câu chuyện
về một người đàn ông truy tìm thủ phạm đã
sát hại bạn thân của mình, rút cục khám
phá ra, chính cái tay bạn thân của mình,
đã dùng kế kim thuyền thoát xác, tức là
giết địch thủ, rồi để lại giấy tờ của mình cho cái xác
chết, và tiếp tục giết hàng triệu triệu trẻ em trên
thế giới, qua trò sản xuất, và tung ra khắp thế giới, loại
thuốc trụ sinh dởm…
Qua tin báo chí, viên tướng tình
báo cộng sản, Phạm Xuân Ẩn, trước nằm vùng tại
miền nam, có gặp gỡ phái đoàn quay phim, khi đang
được quay tại Sài Gòn và cho biết, ông có
chứng kiến vụ nổ bom trên, và cho biết thêm, ông
biết nhà văn Graham Greene là gián điệp Anh. Điều
này thế giới đều biết, vì Greene cũng chẳng giấu. Nhưng
chi tiết trên chứng tỏ, Ẩn đã hoạt động gián điệp
từ lâu. Và cái việc, vào giờ chót, ông
ta đưa Trần Kim Tuyến, trùm mật vụ thời ông Diệm, lên
máy bay ra nước ngoài, chứng tỏ một điều: hai người có
thể đã hiểu rõ nhau từ khuya!
Tôi sẽ mở ra một cuốn sách bí
mật
Và trong khi cái đầu của bạn như muốn nổ bung
ra, vì giận dữ,
Tôi sẽ nói cho bạn biết nội dung sâu xa,
và nguy hiểm của nó.
Nhà phê bình
văn học người Pháp, Marthe Robert cho rằng, có hai cách
"làm thịt" người. Một cách, cứ tạm gọi bằng cái
tên, làm thịt người theo kiểu Cam Bốt, giống như người
ta thường nói, làm món vịt quay theo kiểu Bắc Kinh,
thí dụ vậy – và một, theo kiểu... Việt Nam. Kiểu thứ nhất,
theo bà, là kiểu của những tên đồ tể "hăm hở", kiểu
thứ nhì, của những tay "nhẩn nha". Sau cùng, kiểu nhẩn
nha thắng, nó làm thịt luôn cả những tên đồ
tể "hăm hở".
[Nguyên văn: Nhận xét của tôi về tính
"hăm hở" của những người Cam Bốt, và tính "nhẩn nha"
của Việt Nam, đã được nghiệm chứng một cách thật là
kinh khiếp. Chỉ là vấn đề thời gian: những kẻ "hăm hở" làm
thịt thế giới của họ ngay lập tức, liền tù tì, trong khi
những kẻ "nhẩn nha", nhẫn nại hơn, kiên trì hơn: từng tí,
từng tí, họ làm thịt thế giới của họ, trong khi đợi làm
sạch luôn cả những tên đồ tể "hăm hở"] (1)
Phải nhẩn nha lắm, mới có thể nhốt "thế giới của họ"
hàng chục năm trời, trong những trại cải tạo, mà mục
đích của nó, là tẩy não, phục hồi nhân
phẩm cho những con người "không phải là con người": những
tên ngụy.
(1):
Ma remarque sur la "véhémence" des Cambodgiens et la "pondération"
du Vietnam s’est trouvée entre-temps monstrueusement confirmée.
C’était somme toute une affaire de temps: les "véhéments"
exterminaient leur monde sur-le-champs, tandis que les "pondérés",
plus patients, exterminaient le leur petit à petit, en attendant
d’anéantir également les "véhéments" exterminateurs.
Marthe Robert: La Vérité Littéraire
(Grasset, Livre de Poche, Collection biblio essais).
Origin: Fyodor Dostoyevsky's 1866 novel,
Crime and Punishment
From Dante's Inferno,
where hell seems a good deal more interesting than heaven, to Milton's
Paradise Lost, where Satan gets all the best
lines, to Shakespeare's Othello,
where Iago's intrigues are more compelling than Othello's virtues, writers
have learned fiction's dark secret: the allure of evil trumps the banality
of good. Yet in Fyodor Dostoyevsky's Crime and Punishment,
the author passes rapidly over his main character's evil deeds-the pointless
murders of an innocent old woman and her half-sister-to explore their
psychological consequences.
Dostoyevsky understood punishment not as a
concept but as bitterly lived experience. A parlor radical in his youth,
he was arrested, along with dozens of utopian associates who questioned
the regime of Czar Nicholas I, and put through a mind-bending form of
psychological torture: he was convicted of treason, sentenced to death,
blindfolded and put in front of a firing squad-only to be given a reprieve
at the last moment and sentenced to four years of exile in a Siberian prison
camp.
The author's years in chains deepened and
darkened his view of the human condition and inspired his creation of
Raskolnikov, the impoverished former student whose love of idealistic
concepts outpaces his love for the messy realities of human life and
leads him to justify his murders as an expression of his self-declared
superiority over the common man. In Raskolnikov, Dostoyevsky traced the
chilling trajectory of the sort of evil that begins with grandiose visions
of the superhuman, only to end in the death camps of Hitler's Germany,
the gulag of Stalin's Russia and the horrors of the Great Cultural Revolution
of Mao's China. The guilty young man is the dark prophet of the 20th century's
false gods.
Time: The 100 most influential
people who never lived, 100 người ảnh hưởng nhất chưa hề sống.
Note:
Bài điểm thần sầu. Mít mũi tẹt khó mà viết
nổi những bài như vầy, lý do là, viết như kít,
cả 1 đám băng đảng xúm lại hít hà rùi!
Hà,
hà!
GCC đọc Tội Ác đúng thời mới lớn,
quen BHD, khi chờ Em, trong 1 quán cà phê túi
của Sài Gòn, cùng những tác giả của thời mới
lớn như Sartre, với Buồn Nôn,
Camus với Kẻ Xa Lạ, Faulkner,
và những tác giả Mác xít như Henri Lefebvre,
Lukacs..
Cùng với những cuộc
phiêu lưu của những tác phẩm lớn ở trong tôi, Sài-gòn
trở thành một sân khấu cho tôi đóng vai những
nhân vật-nhà văn. Thành phố thân yêu,
một buổi sáng đẹp trời bỗng nhường cho một St. Petersbourg thời
Dostoievsky với những cầu thang âm u, và cậu sinh viên,
trong một góc bàn tại một tiệm cà phê Tầu nơi
Ngã Sáu, một mình đi lại trong giấc mơ vĩ đại, biến
đổi thế giới, làm lại loài người.
NQT Lần Cuối
Sài Gòn
Note: Đó là
Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, đó, nghe
chưa Thái Dúi!
*
Từ
Inferno, Hỏa Ngục,
của Dante, nơi địa ngục xem ra thú vị hơn nhiều, một cái
“deal” - tạm dịch từ này, theo 1 nghĩa tiếng Tây, dễ hiểu
hơn so với tiếng Anh, một “áp phe” tốt, so với thiên đàng,
tới Thiên Đàng Đã Mất của Milton,
nơi quỉ Satan có được những dòng tuyệt cú mèo,
tới Othello của Shakespeare, nơi những mưu đồ của
Iago xem ra bảnh [compelling: ép buộc] hơn so với đạo hạnh của
Othello, những nhà văn đã học được cái bí
mật đen thui của giả tưởng: Cái Ác mới là bố chó
xồm, chứ không phải Cái Tốt! [Cái dáng vẻ của
cái ác, đẹp hơn nhiều, so với bộ dạng tầm phào, nhà
quê, cù lần của…. GCC, ấy chết
xin lỗi, của cái tốt của con người]. Tuy nhiên, trong
Tội Ác và Hình Phạt, của Dos, tác
giả nháng 1 phát, qua hai cú giết người, mụ già
cầm đồ và cô em/chị, của nhân vật chính, và
dành thì giờ triển khai những hậu quả tâm lý
của chúng.
Dos hiểu hình phạt, không như 1 quan
niệm, mà là kinh nghiệm sống chát chúa.
Vừa chập choạng vào đời, mê tư tưởng cấp tiến, bèn
bị mã tà, lính kín, của nhà nước
tóm, cùng với chừng một tá bạn bè cũng không
tưởng như anh ta, khi cả đám dám tra vấn, hỏi tội chế độ
Nga Hoàng Ni Cô La Đệ Nhất, và trải qua 1 cuộc tra
tấn tâm lý: anh bị kết tội phản bội, bị án tử, bị
buộc vô 1 cái cột, mắt bị bịt kín, chờ 1 viên
đạn kết thúc đời mình từ đội hành quyết, nơi pháp
trường, chỉ tới phút chót thì mới biết, án
chết được đổi thành án lưu đày bốn năm nơi trại
tù Siberia.
Những năm trong xiềng càng làm sâu tối thêm
cái nhìn của tác giả về phận người, và tạo
hứng cho ông đẻ ra nhân vật Raskolnikov, anh chàng
cựu sinh viên nghèo mà tình yêu những
quan điểm lý tưởng vượt lên khỏi cõi đời thực làm
xàm, bát nháo, dẫn anh ta tới chuyện biện minh cho
hai cú làm thịt người, như là để trình diễn tính
ưu việt của 1 thứ cá nhân con người như anh ta, so với hạ cấp
đồng loại là toàn thể nhân loại còn lại kia. Qua nhân vật Raskolnikov, Dostoyevsky vẽ ra quỹ đạo
ớn lạnh của 1 thứ ác, bắt đầu bằng những viễn ảnh hoành tráng
về siêu nhân, than ôi, sau cùng bèn chấm
dứt bằng những trại tử thần của 1 nước Đức của Hitler, bằng Gulag của một
nước Nga của Xì Ta Lỉn, bằng những ghê rợn của cuộc Đại Cách
Mạng Văn Hóa của một nước Tẫu của Mao Xếnh Xáng, bằng Lò
Cải Tạo của 1 Bắc Kít của Bác Hát. Anh chàng
trẻ tuổi tội lỗi này đúng là 1 nhà tiên
tri u ám của những vị thần dởm của thế kỷ 20.
Đi tìm phê bình gia Mít
Sách
Báo
Thầy của Pico Iyer là Graham
Greene. Gấu mê Thầy, rồi tò mò đọc đệ tử của
ông, và mê luôn!
Nhưng đọc Pico Iyer, thì quái làm sao,
cứ nghĩ đến bạn Khờ của GCC!
Thầy dậy trò, chỉ có 1 đòn, làm
thế nào "đi đâu loanh quanh":
How
to move around the world
Bạn Khờ mà không thế sao?
Graham
Greene in 1982: he taught Pico Iyer ‘how to move around the world’.
Photograph: AFP
The Man Within My Head: Graham Greene, My Father and Me by
Pico Iyer – review
Pico Iyer's meditation on the great influences of his life
is a book that deserves to be loved
https://www.theguardian.com/books/2012/may/20/man-within-head-graham-greene-review
Graham Greene Dangerous
Edge
http://www.tanvien.net/Tac_gia_ngoai/Pico_Iyer.html
Pico Iyer Commemorates the Centennial of Graham Greene's Birth
Oct. 6, 2004
Pico Iyer tưởng niệm GG, nhân kỷ
niệm 100 năm ngày sinh của sư phụ
https://www.theguardian.com/books/2005/feb/13/travel.features?INTCMP=SRCH
Iyer
apparently reads like he travels, mixing often brilliant critical observation
with autobiography, never travelling very far from himself. Some of
the pieces describe these vicarious journeys, like that into the work
of WG Sebald. Iyer's impression of the late German is that he was working
to 'put us in the state he inhabits, unmoored, at a loss, in the dark'.
This reading crucially neglects, it seems to me, the great comedy
of books like The Rings of Saturn; Sebald's everpresent sense
of his chaotic, burdensome quests as morose caricatures of the human
condition; his raised-eyebrow acknowledgment that the eternal seeker
after truth is by his nature, at least, a somewhat ludicrous figure.
Though his own journeys don't have the historical heft of Sebald's,
Iyer aspires to a similar psychological terrain. His clear eye for
the ironies of contemporary global culture, for the Anglo-Indian heritage
of Mumbai, the anachronistic tourist industry of Tibet, lead him always
back, he says, to 'the questions I take everywhere with me, of possession
... of the play of light and dark ... and of what we take to be real'.
There are important questions, no doubt, but as he wanders with
them in his head, the one sound Iyer seems never to hear is just the
occasional snigger from around one of the world's four corners.
Note: Tờ Guardian đọc Sun After Dark, của Iyer, và
so sánh với, của Sebald.
Note:
Cuốn này, cũng tuyệt. Trong 1 bài viết ngắn, Reader's
Block, Dyer - không phải Iyer - cảnh cáo thú đọc sách,
và cho biết, càng ngày ông càng bớt
đọc, và trích 1 câu của Nietzsche:
Sáng sớm, vớ cuốn sách đọc, tôi coi đó,
là, bửn.
'Early in the morning, at break of day, in all the freshness and
dawn of one's strength, to read a book - I call that vicious!'
Nietzsche: Ecce Homo
Cái kinh nghiệm đọc, đọc sách nào,
về già, nhìn lại, với riêng GCC, là 1 thử
thách của ông Trời, đối với 1 độc giả, và sau khi
thử thách rồi, thì là món quà của
Xừ Luỷ!
TV xin post lại, kinh nghiệm của Kafka, và đây là
1 dẫn nhập tuyệt hảo cho cái việc đọc:
Cuộc Xét Nghiệm [The Test]
Tôi là một người hầu, nhưng không có việc
làm. Nhút nhát, lại ít khi tỏ ra hết mình,
thực ra tôi chẳng chịu sắp hàng, chen lấn với người khác;
nhưng đây chỉ là một lý do khiến tôi thất nghiệp;
cũng có thể chẳng có chi liên can tới chuyện thất
nghiệp của tôi, trong bất cứ trường hợp nào, chuyện là
thế này: chẳng bao giờ người ta gọi tôi đi hầu; những người
khác được gọi, tuy họ chẳng cố gắng gì hơn tôi, mà
thực ra có khi họ còn chẳng cảm thấy cái ao ước được
gọi, trong khi tôi, ít ra đôi lúc cảm thấy điều
này một cách thật dữ dội.
Vậy là tôi nằm dài trong khu sảnh dành
cho người hầu, ngó lên chùm ánh sáng
trên trần, mơ mơ màng màng, chợt thức, và
lại rơi vào giấc ngủ. Đôi khi, tôi bước vào
quán, nơi người ta bán bia đắng, đôi khi tôi
cũng nốc nó một cách ghê tởm, nhưng những lần khác,
tôi uống nó…
Một lần tôi vô quán, một người khách ngồi
ở chỗ tôi hay ngồi quan sát mọi người. Tôi không
dám nhìn ông ta thật gần, và quay mình
tính bỏ đi. Nhưng người khách gọi giật lại; hóa ra
cũng là một người hầu, tôi có gặp trước đó,
nhưng chưa từng nói chuyện với anh ta.
-Tại sao anh bỏ chạy? Hãy ngồi đây làm một ly.
Tôi trả tiền.
Vậy là tôi ngồi xuống. Anh hỏi tôi đôi
điều, nhưng tôi không thể trả lời, thực ra là tôi
không hiểu ngay cả những câu hỏi của anh ta. Thế là
tôi nói: "Có lẽ anh buồn vì anh đã
mời tôi, như vậy tôi nên đi thì hơn", và
tôi tính đứng dậy. Nhưng anh ta vươn tay qua bàn đẩy
tôi ngồi xuống. "Hãy ở lại", anh ta nói, "đây
chỉ là một cuộc xét nghiệm. Kẻ nào không trả
lời những câu hỏi, là qua được cuộc xét nghiệm".
Nên nhớ, Kafka đã từng phán, Ông Trời
năn nỉ tôi, đừng viết, NO!
Đọc, với ông, chắc cũng rứa.
Nhưng căng nhất, là đọc cái gì?
Một anh Tẫu chẳng đã phán, thứ nhà văn bảnh
nhất trên đời, là thứ, đếch thích viết!
Vưỡn cũng thế,
thứ độc giả bảnh, đếch
thích đọc!
Có thể nói, tất cả cái đọc của GCC, là
1 thử thách, của Ông Trời, nhắm trả lời cuộc xét nghiệm,
liệu mi chịu nổi...
Lò Thiêu?
Hà, hà!
Phách lối thật
Chọc chúng chửi!
Errata: Xin lỗi, GCC lộn hai ông,
Geoff Dyer với ông Pico Iyer. Và đây là lần thứ
nhì! Lần trước, nhờ Bà Tám chỉ cho thấy! (a)
Có thể nói, cái
sự [tưởng như là] tình cờ cầm lên cuốn Ngôn
ngữ và Câm Lặng của Steiner ở 1 thư viện Toronto, của
Gấu, là do Gấu đã trải qua trước đó, 1 cuộc xét
nghiệm theo kiểu của Kafka, đúng như NTV nhận xét, anh đã
đọc cuốn đó từ những năm 1960 ở Sài Gòn, mà
không nhận ra nó!
Nói rõ hơn, bạn phải được sửa soạn, hoặc trải qua 1 cuộc
xét nghiệm theo kiểu của Kafka, như trên, thì mới
đọc được “nó”.
Lần Gấu cầm lên cuốn Gián Điệp Từ Miền Đất Lạnh, L'Espion
qui venait du froid, của le Carré, ở nhà sách
Xuân Thu, cũng tương tự. Cứ như là …Archimedes, Ơ Rơ
Ka, kiếm thấy nó rồi!
Khủng nhất là cuốn “Asalom, Abalom!” của Faulkner. Cầm lên,
nghe như cuốn sách thở phào 1 phát, thằng khốn, sao
tới trễ thế, tao nằm chờ mi, mệt bã cả người!
Hà, hà!
(a)
Pico Iyer dường như chuyên viết du
hành ký, và tôi rất ưa đọc du hành ký,
đọc rất nhiều nhưng chẳng nhớ gì, tôi có lẽ thuộc
về nhóm người đọc và viết là để quên đi những
cái mình đã đọc và viết; do đó tôi
biết tên Pico Iyer cũng từ những bài du hành ký.
Riêng Iyer, ông lại chuyên viết du hành ký
về Nhật Bản, và có lẽ trong lúc lang thang trong khu
vườn văn học Nhật Bản tôi bắt gặp tên ông. (1)
Pico
Iyer mở ra bài viết bằng 1 câu, qua đó, có
vẻ như cũng thật mê Greene (1)
Tôi mất cả nửa đời mình
để nhập vô cuốn phúc âm nhức nhối của Graham Greene về
nhân loại.
It took me half a life time to grow into Graham Greene’s anguished
gospel of humanity.
Tuyệt!
Tờ Brick viết
về Pico Iyer:
Pico Iyer cố làm bật G.G
khỏi hệ thống của mình bằng cách viết ba ngàn trang về
G.G, với cuốn mới nhất: “Người đàn ông trong đầu tôi”.
Nhưng vưỡn thua.
Pico Iyer tried to get Graham Greene out of his system by writing three
thousands pages on him, boiled down into his most recent book, The Man Within My Head (a). He still
failed
“Writing is, in the end, that
oddest of anomalies: an intimate letter to a stranger.”
Viết, quái nhất trong những quái: Lá thư riêng
tư cho... một kẻ lạ, người dưng, nước lã!
― Pico Iyer
“Perhaps the greatest danger
of our global community is that the person in LA thinks he knows Cambodia
because he's seen The Killing Fields on-screen, and the newcomer from Cambodia
thinks he knows LA because he's seen City of Angels on video.”
Cái nguy hiểm nhất của cộng động toàn cầu, là,
ngồi ở LA phán, tớ biết Cam bốt, vì mới xem phim “Cánh
đồng giết người”. Và 1 tên Cam bốt mới nhập Mẽo phán,
tớ biết LA, vì mới coi video “Thành phố của những thiên
thần”
― Pico Iyer (1)
“Ông số 2”, ngồi ở Quận Cam, chẳng đã ngậm ngùi
phán, Sài Gòn có người chết đói, ngay
bên hông Chợ Bến Thành!
(a)
The Man Within My Head by Pico
Iyer
We all carry people inside our
heads—actors, leaders, writers, people out of history or fiction, met or
unmet, who sometimes seem closer to us than people we know.
In The Man Within My Head, Pico
Iyer sets out to unravel the mysterious closeness he has always felt with
the English writer Graham Greene; he examines Greene’s obsessions, his elusiveness,
his penchant for mystery. Iyer follows Greene’s trail from his first novel,
The Man Within, to such later classics as The Quiet American and begins
to unpack all he has in common with Greene: an English public school education,
a lifelong restlessness and refusal to make a home anywhere, a fascination
with the complications of faith. The deeper Iyer plunges into their haunted
kinship, the more he begins to wonder whether the man within his head is
not Greene but his own father, or perhaps some more shadowy aspect of himself.
Drawing upon experiences across
the globe, from Cuba to Bhutan, and moving, as Greene would, from Sri Lanka
in war to intimate moments of introspection; trying to make sense of his
own past, commuting between the cloisters of a fifteenth-century boarding
school and California in the 1960s, one of our most resourceful explorers
of crossing cultures gives us his most personal and revelatory book.
(b)
Người Đàn Ông Trong
Đầu Tôi: Đúng ra, 3 người, tác giả, ông già
của tác giả, và Greene.
Đúng hơn nữa, 4 người, vì còn ông già
của Greene cũng hiện diện.
… tôi chắc
chắn một điều, cho dù miền đèo heo hút gió đó
- tôi muốn nói Bắc Hàn - tà ma ác quỉ
tới mức nào, tôi chẳng thể thù ghét nó."
("... I am certain, no matter how evil North Korea is supposed to be, that
I could never hate it". Suki Kim: A Visit to North Korea, NYRB, số đề ngày
13 tháng Hai, 2003)
Ui chao, GCC cũng
muốn phán như thế, về cái xứ "quỉ tha ma bắt", quê
hương Bắc Kít của Gấu, nhưng sao… khó quá!
Hà, hà!
*
Tôi vẫn tự chế nhạo mình
viết như một ca sĩ không có giọng hát tốt, yêu
hát nhưng không vươn lên nốt cao được cũng không
cúi xuống nốt trầm được, nên mãi mãi hát
những nốt chung chung ngang phè phè nghe ngấy lỗ tai.
Tôi có những nỗi đau, tự trách mình nhưng
giấu kín không dám viết ra, không dám đối
diện với cái thất bại, cái ngu xuẩn của chính mình.
Biết chỗ nào đau tôi né tránh chứ không
hề dám đụng đến.
Blog HH
Note: GCC đọc nhà
dzăng HH, từ khi còn Yahoo 360. Lúc đó bà chưa
nổi tiếng!
Tình cờ, GCC đọc bài
viết ngắn trên, cùng lúc đang đọc cuốn A Reader
on Reading [Một độc giả về Đọc] của Alberto Manguel. Trong có
bài viết The End of Reading [Chấm dứt Đọc].
Trích:
Lars Gustafsson, trong cuốn
tiểu thuyết cảm động của mình, Death of a Beekeeper [Cái
chết của Người giữ mật ong], trong đó, nhân vật kể chuyện,
Lars Lenmart Westin, chết vì ung thư, trước khi chết, làm 1
danh sách những hình thức nghệ thuật, art forms, theo mức độ
khó khăn của chúng, according to their level of difficulty.
Đứng đầu là nghệ thuật huê tình [erotic arts. Thảo
nào viết về sex cực khó!], tiếp theo là âm nhạc,
thơ, kịch…
Nhưng có 1 thứ hình thức nghệ thuật không làm
sao lọt vô danh sách trên: Nghệ thuật ôm nỗi đau,
the art of bearing pain.
“Chúng ta đụng hình thức nghệ thuật độc nhất mà mức
độ khó quá cao”, Westin viết, “cho đến nay, chưa từng có
ai hiện hữu để mà thực tập nó”. (1)
Có thể, Mít chưa
có một tác giả nào đạt tới thứ “nghệ thuật mang nỗi
đau”, thành ra không có tác phẩm lớn?
Mỹ là mẹ đạo hạnh: Bạn
thực sự đau nỗi đau Mít tới đâu, thì tác phẩm
văn học nghệ thuật của bạn tới đó, đây là ý của
Brodsky trong bài diễn văn Nobel văn chương của ông:
“Trong diễn từ
Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc
sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên
nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo
đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì
sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu
như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art
is thus on the side of the good]. Cái ác, cái tà
ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính
trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on
the other hand, ‘especillay political evil, is always a bad stylist”. On
Grief… trang 49].”
Coetzee
Toàn 1
lũ bỏ chạy, hoặc miệng ngập ngụa "chiến lợi phẩm", trong có kít
Mẽo bỏ chạy, sau khi ăn cướp được Miền Nam, mà viết lách
cái nỗi gì?
Chúng đâu có bao giờ “đau” đâu?
Viết
mỗi ngày
|
|
Cám ơn Bác ghé thăm và comment. Bác nhầm Geoff Dyer với Pico Iyer rồi. Pico Iyer là người này đây. https://en.wikipedia.org/wiki/Pico_Iyer. Có thể không nổi tiếng bằng Dyer nhưng cũng là một tác giả có hạng rồi.
Like
Lầm thật. Mắt già, lé, nhìn người nọ ra người kia.
Like
Pico Iyer là tay đệ tử của Grrene,tôi cũng đang đọc, cùng lúc với Dyer, nên lộn. Đọc “Người đàn ông trong đầu của tôi”, The Man Within My Head,của Pico, mới thú. Viết về Greene, về Người Mỹ Trầm Lặng và về Saigon.
Liked by 1 person
Văn phong của Pico Iyer có nét lãng mạn nhẹ nhàng hao hao với cái lãng mạn trong văn phong của Micheal Ondaatje.