|
Nhà văn Phan Lạc Phúc qua đời, hưởng thọ 88 tuổi
Thursday, April 28, 2016 11:59:51 AM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=227081&zoneid=433
RIP
Thư
gửi p.l.p ở k5 – tl
Nhớ bạn như đang nhớ thuốc lào
Đường gần nhưng cách trở biết bao
Mấy năm không gặp nhau rồi nhỉ?
Râu tóc long đong hẳn bạc phau
"Đằng ấy" còn chăng nét "tiếu ngạo"
"Tớ đây" vẫn giữ vẻ "tiêu dao"
Mong ngày hội ngộ nằm chung chiếu
Tán gẫu qua đêm như độ nào.
79
TTT: Thơ Ở Đâu Xa
Cái Dở của Tạp
Ghi của ký giả Lô Răng
Khi điểm cuốn Hermit in Paris (nhà
xb Jonathan Cape £16.99, pp276) của nhà văn Ý,
Italo Calvino, người điểm sách của tờ Người Quan Sát (số
đề ngày 9 tháng Hai, 2003, trên lưới toàn
cầu), Philip Hensher đã cho rằng, cuốn sách giầu có
những hồi ức này chỉ có một cái dở là tác
giả của nó ít quan tâm tới chính mình.
Liệu chúng ta có thể
áp dụng nhận xét này, với Tạp Ghi của Lô Răng.
Tôi nghĩ là được.
Lô Răng viết bằng giọng mộc mạc
pha chút lãng mạn về bạn bè, về thiên nhiên....
Người ta nói, chọn bạn mà chơi. Thành thử nói
về bạn cũng là một cách nói về mình,
nhưng giả dụ như có một người nào đó, đưa ra
một vài chi tiết về con người của ông, ắt là cũng
thú vị lắm chứ!
Nhà tôi ở dưới cầu Thị
Nghè, gần Sở Thú, gần Đài Truyền Hình,
Đài Mẹ Việt Nam, Đài Phát Thanh Sài Gòn,
những ngày Mậu Thân trở thành "mục tiêu"
của hoả tiễn vi xi. Cũng là thời gian bà xã mang
bầu cháu gái lớn. Tuy những ngày quá gay
cấn phải "sơ tán" tới nhà một người bà con ở Trương
Minh Giảng, nhưng cái thai đã bị ảnh hưởng, cháu
sinh ra tưởng bị liệt, cứ nằm hoài trong nôi, chỉ tới khi
ông bố đi làm về mới mỉm cười và chịu cho bế. Đi bác
sĩ Trần Ngọc Ninh ở Tân
Định, ông khám thật kỹ lưỡng xuơng, gân, thần kinh...
Sau khi kê thuốc, ông mắng vốn: gia đình phải biết
yêu thương nó! Ông đâu biết, khi nằm trong bụng
mẹ, cái thai đã "nghe ra" những tiếng hoả tiễn réo
xèo xèo khi bay ngang nhà. Nhờ thuốc insulin do ông
Ninh kê đơn, cháu đỡ dần, nhưng phải tới 5 tuổi mới biết
đi. Và cho tới khi lấy chồng, có con, vẫn còn mắc
tật đái dầm!
Gần ngay chân cầu, là
khu vực thuộc Tâm Lý Chiến, trong có toà soạn
báo Tiền Tuyến, nằm chung một lô đất với Cục An Ninh Quân
Đội, số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phía sau nó là một
trại gia binh. Khu này ngày trước có tên là
Kho Đạn. Từ nhà tôi ghé Tiền Tuyến quá gần. Thời
gian phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật cho Tiền Tuyến, tôi
thường xuyên ghé chơi, ngoài chuyện đưa bài. Có
lần vô, thấy một ông nằm ngay tòa soạn "ngơi" trên
một cái ghế bố. Hỏi, có người trả lời, Lý Phật
Sơn đó.
Chắc còn nhiều người nhớ tên
Lý Phật Sơn, người bình Kim Dung trên tờ Tiền
Tuyến ngày nào. Những lời bình nhuốm mùi
"thiền", cộng thêm kiến thức sâu rộng của anh, làm
say mê người đọc. Tuy là báo quân đội, nhưng
thật khác hẳn tờ Quân Đội Nhân Dân của miền bắc,
Tiền Tuyến là một tờ báo bán chạy, thuộc loại "top
ten" trong số rất nhiều nhật báo của Sài Gòn lúc
đó. Không chỉ có lời bình của Lý Phật
Sơn, còn tạp ghi của Lô Răng, còn truyện fơi ơ tông
của Thanh Tâm Tuyền, truyện trinh thám phóng tác
của Hoàng Hải Thủy, và nhứt là, còn truyện
dài Bà Phi gây sôi nổi trong giới văn nhân,
cả dân sự lẫn "quân quyền", của Thảo Trường... Trong Tạp Ghi,
Lô Răng cũng đã thổ lộ, sức ép ở trên xuống tờ
Tiền Tuyến, và cá nhân ông, vì truyện
Bà Phi, nhưng không vì thế mà ông yêu
cầu tác giả tự kiểm duyệt, hay chính mình ra lệnh
đục bỏ những đoạn gây rắc rối. Thảo Trường chắc chắn phải cảm được
cái sự tri âm tri kỷ đó.
Nhưng Lý Phật Sơn là
một tay trốn lính. Đó mới là cái sự lạ, phân
biệt hai cách đối xử thật cách biệt giữa "tình
người", giữa "thổ ngơi" của hai miền đất, giữa cái gọi là
lý tưởng = đời sống, và lý tưởng = ý thức
hệ, hay nói gọn lỏn là như thế này: lòng
yêu những người có tài, của những người đã
chọn nghề binh như Lô Răng, hay như Lưu Kim Cương, chẳng hạn.
Chúng ta tự hỏi, cái kho tàng, hay di sản âm
nhạc của Việt Nam, sẽ mất đi, hoặc thiếu đi bao nhiêu bản nhạc của
Trịnh Công Sơn, nếu anh chàng cận thị này phải cầm
cây súng, thay vì cây đàn? Với những
người lính nhà nghề như Lưu Kim Cương, hay như Lô
Răng, một tên lính lóng cóng như Trịnh Công
Sơn, hay Lý Phật Sơn, chỉ làm bận tay, và có
khi còn làm cho họ chết oan!
Nhìn rộng ra, chúng ta
tự hỏi, bao nhiêu "nhân tài" đã thoát
khỏi cuộc chiến, qua những chính sách như hoãn
dịch vì lý do học vấn, cho đi du học những người đậu
cao, cho về ngành chuyên môn những người có
tay nghề. Do thổ ngơi của một miền đất, từ đó đẻ ra lòng
yêu, trọng nhân tài, không phải chỉ như một
chính sách, mà còn như tình người.
Đó là điều mà Lô Răng không nói
ra, ở trong những bài tạp ghi của ông, khi chọn ngay toà
soạn Tiền Tuyến làm nơi trú ngụ cho một Lý Phật Sơn.
Bản thân tôi cũng đã
được hưởng một chút "ân tình" đó. Là
dân sự, nhưng lúc nào trong người cũng có
một cái thẻ nhà báo, của một tờ báo nhà
binh, tức tờ Tiền Tuyến, do chính chủ bút Lô Răng
ký. Nhờ nó, tôi tha hồ đi quá giờ giới nghiêm.
Nhưng đi quá giờ giới nghiêm
làm cái khỉ gì cơ chứ?
Số là "cô bạn" của tôi
thì ở mãi bên Chợ Lớn. Tôi thường là
chọn ca trực đêm, để dễ bề nói dối bà xã.
Khi bớt việc, trao Đài cho một nhân viên phụ, thế
là "chàng", trong túi thủ thẻ nhà báo
quân đội, giấy chứng nhận hợp lệ tình trạng quân
dịch, người và xe cứ thế phóng thẳng một mạch qua Chợ Lớn,
ngồi cho tới khuya, ỷ y nếu có quá giờ giới nghiêm,
đã có lá bùa hộ mạng, chứng nhận đây
là phóng viên tiền tuyến của báo quân
đội, đang đi công tác!
Ôi, làm sao quên
được cảm giác, khi về, vắng tanh, phóng xe như điên
trên đường phố Sài Gòn, mà hồn của mình
thì vẫn luẩn quẩn ở một con hẻm ở đường Nguyễn Trãi,
Chợ Lớn, nơi có căn nhà, có "giàn thiên
lý, có người tôi thương"!...
Nhớ Thanh
Tâm Tuyền...
Phan Lạc Phúc
Tôi
không nhớ rõ TTT đi khóa 14 hay 15 Thủ Đức, chỉ biết
khi ra trường anh được bổ nhiệm đi giữ kho xăng ở một trung đoàn
địa phương. Đầu thập niên 60, thời Đệ nhất Cộng hòa, tổng thống
Ngô đình Diệm và bào đệ Ngô Đình
Nhu muốn "chính trị hóa" Quân đội (QĐ), nhằm biến QĐ
không đơn thuần là một QĐ nhà nghề mà là
một đoàn quân chiến đấu vì lý tưởng. Ngành
Chiến tranh Tâm lý sẽ được nâng lên thành
Tổng cục Chiến tranh Chính trị theo mô thức của quân đội
Trung Hoa Dân Quốc bên Đài Loan.
Sau khi mất cả một lục địa Trung Hoa, Tưởng Tổng Tài cùng
với Quốc Dân Đảng của ông mới tái thiết Đài Loan
thành một "quốc gia" mạnh mẽ, cả về kinh tế cũng như quân sự.
Miền Nam dưới trào Tổng thống Ngô Đình Diệm muốn đi theo
đường lối ấy. Năm 1961, một phái đoàn Chiến tranh Chính
trị Trung Hoa Dân Quốc dưới quyền điều động của trung tướng Vương Thăng,
tổng cục phó TC/ CTCT Đài Loan, sang miền Nam sửa soạn để
dạy một khóa căn bản CTCT cho sĩ quan VNCH, đồng thời phổ biến kinh
nghiệm cũng như tài liệu giảng huấn cho Trung tâm CTTL tọa
lạc tại đường Lê Thánh Tôn, gần nhà thương Grall
khu Đồn Đất.
Ngày ấy kẻ viết bài này phụ trách về huấn
luyện tại Trung tâm CTTL. Trong tương lai, trung tâm này
sẽ dược cải tổ thành trường Đại học CTCT. Tài liệu giảng huấn
của phái đoàn Vương Thăng tuy đầy đủ nhưng tình hình
Đài Loan khác, tình hình miền Nam khác
nên không thể áp dụng "nguyên si" vào quân
đội miền Nam. Phải có những điều chỉnh, canh cải cho hợp lý.
Đặc biệt chú ý đến đề tài Ấp chiến lược, tuyên
và phản tuyên truyền, phê phán chủ nghĩa CS vv...
Ông cố vấn Ngô Đình Nhu, BS Trần Kim Tuyến thường đích
thân duyệt xét những tài liệu này. Để thanh thỏa
vấn đề giảng viên, trung tâm được ưu tiên nhận về trường
những sĩ quan phù hợp trong việc giảng dạy. Vì đề tài
phê phán chủ nghĩa CS, chúng tôi xin thuyên
chuyển thiếu úy Dzư văn Tâm (tên thật của TTT) về trung
tâm huấn luyện. Những tài liệu ngày nào trên
căn gác nhỏ ngõ Đỗ Thành Nhơn được đem ra sử dụng,
đồng thời TTT giới thiệu với chúng tôi một tác giả lớn,
rất lớn, là Raymond Aron.
R. Aron được coi như nhà xã hội học đáng ghi nhớ
nhất của thế kỷ 20; ông là đồng môn với J.P. Sartre ở
trường lớn Normale Supérieure nhưng hai ông mỗi người đi một
ngả. Trong khi giới trí thức Pháp thời kỳ đó ủng hộ
chủ nghĩa cộng sản, nghiêng về phía tả, như nhà thủ lĩnh
hiện sinh [Sartre. NQT], một mình R. Aron bênh vực cho phái
hữu và nền dân chủ pháp trị. Ngay từ đầu thập niên
60 (thế kỷ trước), R. Aron đã tiên đoán là xã
hội cộng sản một ngày không xa sẽ phải xóa đi, làm
lại từ đầu (Gauche, année zéro, những bài giảng của
ông gộp lại từ giảng đường Sorbonne). Xã hội chủ nghĩa đã
sụp đổ ở Liên Xô, Đông Âu cuối thập niên 80
nhưng R. Aron đã tiên đoán điều này gần 30 năm
trước. Ngoài Gauche, année zéro, TTT còn đưa
vào bài giảng một số luận điểm cũng của R. Aron trong cuốn
biên khảo nổi tiếng “L'opium des intellectuels” (thuốc phiện của giới
trí thức) trong vấn đề "có phải thiên tả mới là
tiến bộ". Về đề tài khá gai góc'phê phán
chủ nghĩa CS', khối Huấn luyện chúng tôi có nhà
văn TTT nhận định về phương diện lý thuyết; về phương diện thực tế
khi áp dụng "chủ nghĩa duy nhất đúng', chính khách
Nguyễn văn Chức (thượng nghị sĩ sau này) bằng những luận cứ vừa sắc
bén vừa phúng thích đã nêu rõ sự
xuống giá của động vật người trong xã hội CS.
PLP
GCC đọc Mác không qua Aron, mà qua Lukacs, khi còn
Sài Gòn.
Ra hải ngoại, đọc Aron, trên tờ Văn Học Tẩy.
Nếu, chủ nghĩa Cộng sản là một sự sỉ nhục trí thông
minh con người, thì cái ngu si, tầm bậy, la bêtise,
của nó, giống như sợi chỉ đỏ, xuyên suốt tác phẩm của
Raymond Aron.
Tiếp theo những nghiên cứu của Élie Halévy về bản
chất của những chủ nghĩa toàn trị và sự yếu hèn của
dân chủ, Aron nắm lấy đề tài này, ngay từ năm 1937, trong
một viết về chính trị kinh tế của Mặt trận bình dân.
Áp dụng vào giới trí thức, trong một bài viết
trên tờ Le Figaro, vào
năm 1948, Aron đề ra, "sự nghịch lý của chủ nghĩa Cộng Sản": "Coi
như giai đoạn giải phóng con người, một chế độ tạo ra những trại tập
trung cải tạo, những tờ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, tức những
tờ thông hành chỉ để đi lại trong chính quê hương
của họ, một hệ thống cảnh sát trị còn khốn kiếp hơn cả dưới
thời đại vua chúa, như vậy là vượt quá giới hạn của
sự ngu đần, vậy mà về lâu về dài, mấy đấng trí
thức cũng đành chấp nhận.”
Điều mà Aron kết án, thực ra, 'nhẹ' về phần đồng ý
gật đầu chấp nhận, tham gia vào ý thức hệ [Cộng sản], nhưng
'nặng', về phần mà ông gọi là sự "đồi bại trí
thức".
Chính sự đồi bại trí thức đã đưa đến hóa
trang [maquiller] thực tại, đánh bóng mạ kền, bôi son
đánh phấn cho nó, và vặn vẹo, bóp méo
tính hợp lý, nhờ nó mà một sử gia theo dõi
bước đi của lịch sử. Cú phạng này của ông, là
trung tâm tác phẩm Thuốc
phiện của trí thức dữ dằn, nhức nhối đến nỗi, đám
trí thức lầu bầu, thà lầm với Sartre còn hơn có
lý với Aron.
Aron và Sartre đúng là thù nghịch nhau. Vậy
mà cả hai đã bắt tay nhau, trong vụ Một Chiếc Tàu cho
Việt Nam.
Tuyệt thế đấy!
Cùng lo “Một Con Tầu Cho
Việt Nam”.
“Thà lầm với Sartre còn hơn là có lý
với Aron”:
Chỉ đến thời điểm này, thì Sartre mới nhận là ông
lầm.
1979: Ba triết gia Jean-Paul
Sartre, André Glucksmann, và Raymon Aron trong cuộc họp báo
"Một con tầu cho Việt Nam" [Un bateau pour le Viêtnam].
[Hình từ báo Văn Học Pháp, Magazine Littéraire,
số đặc biệt 1966-1996: La passion des idées, đam mê tư tưởng.]
Về phía
những nạn nhân
Chiến dịch "Một con tầu cho Việt
Nam" huy động một số những nhà trí thức, trong có Sartre,
Aron và Glucksmann, vượt lên khỏi những ý thức hệ, và
những bản kẽm cũ mèm về chính trị, một bài học tuyệt
vời về đạo đức.
Bernard Kouchner [người thành lập hội Y Sĩ Không Biên
Giới]
30.4.2005
30.4.2016
41 năm trước tự
gọi là "đại thắng mùa xuân", nhưng với tình
hình này chắc sớm có ... đại tang mùa hè!
Một đám ma giả trên lề
đường Sài Gòn ngày 30-4-1975.
Ảnh: George Esper
Nhà báo tại Sài Gòn
ngày 30-4-1975
Phanxipăng
Chim Việt Cành Nam
Hồn thiêng
thành phố thức giấc ở trong tôi
Gửi những cư dân
của một thành phố có tên là Sài
Gòn.
Gửi Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn
Đình Toàn.
Gửi th...
See More
Viết là Khiếp
http://www.tanvien.net/vietngan/vn_viet_la_khiep.html
Tôi trở nên khiếp đảm...
Đêm 23 tháng Chạp,
năm 1985, cùng lúc với ông Táo chầu trời,
trên một chiếc tầu vượt biển sắp sửa chìm gần ngọn hải
đăng ở cửa biển Vũng Tầu, có một ông già bị cậu
thanh niên đứng kế bên lầm là người yêu của
anh. Quá khiếp đảm trước cái chết có thể xẩy tới
bất cứ lúc nào, cậu thanh niên điên cuồng
vò đầu, vò tai người yêu, tức ông già,
lảm nhảm những lời hoảng loạn. Tuy đang bận tâm vì một chuyện
khác, ông già vẫn nhận ra, nước biển mặn, lạnh buốt,
còn nước mắt của cậu thanh niên, mặn, nóng hổi, rát
hằn một bên má. Những cột nước như từ trên trời đổ mãi.
Con thuyền chúi sâu xuống khoảng không đen, sâu
thẳm, rồi bị đẩy bắn lên cao, chót ngọn sóng. Ông
già đang nhớ lại những lần chết trước đó.
Bẩy, tám tuổi, thấy bạn cùng lớp nhào
xuống ao, bơi lội ào ào, ông nghĩ, ai cũng làm
được. Và cứ thế lao xuống. May có người đứng ngay kế
bên, nhìn thấy thằng bé sắp sửa chìm nghỉm,
bèn nhảy vội xuống, kéo lên.
Khi đã hoàn hồn, đứng ngơ ngác trên
bờ, cậu bé như cảm thấy, cậu biết trước tai nạn. Như thể, cậu
đã trải qua một lần rồi, và lần này, chỉ là
lập lại lần trước. Nó đã từng xẩy ra, trong một giấc mơ,
có thể.
Cậu có cảm tưởng, anh bạn lớn tuổi đã "chờ",
một sự kiện như vậy, sẽ xẩy ra, và anh ta sẽ can thiệp, đúng
lúc.
Rõ rệt nhất là lần chơi bắn bi một mình.
Nhà có một chiếc hòm [cái rương] lớn,
chiếm cả một góc gian nhà chính, trên là
bàn thờ ông bà, trong đựng lúa, đặt trên
hai tấm mễ gỗ, hay ngựa gỗ, thấp. Người dân miền Bắc, từ xa
xưa vẫn bị ám ảnh bởi những cơn lũ lụt, và những năm
hạn hán, lúc nào cũng lo mất mùa, nên
nhà nào cũng lo trữ lúa.
Hòn bi lăn tít vào gầm hòm.
Cậu bò vào. Loay hoay cọ quậy, cả hai tấm ngựa gỗ,
quá mục, cùng sập xuống.
Như sống lại giấc mơ, cậu xoài người ra. Chiếc hòm
đè cậu bẹp dí, may nhờ hai chiếc mễ chia giùm
sức nặng. Lần đó, ba hồn bẩy vía đi luôn, mấy người
lớn bắt ăn mấy vắt cơm để thu hồi lại.
Lớn lên, cậu mất dần khả năng kỳ cục, và mơ
hồ cảm nhận - không tính lần suýt bị bẹp dí
- có một điều gì liên can đến "nước", trong những
lần như vậy.
Như thể gia đình ông bị trù yểm, bởi
nước.
*
Ông già của ông
già bị đảng phái thủ tiêu, bằng cách cột
đá vào người bỏ xuống sông.
Đứa em trai, tử trận tại một khúc sông, do
một viên đạn từ bên kia bờ bắn xuống nước dội lên.
Bản thân ông đã từng bị thương nặng tại
bờ sông Sài-gòn.
Lần đó, đúng ra là đi luôn, nếu
không có kẻ thế mạng: một chuyên viên Phi
Luật Tân mới chân ướt chân ráo tới Sài-gòn.
*
Nhưng được bỏ qua, không
có nghĩa là được tha thứ. Ông già thấy
nhẫn nhục, cam chịu.
Đó là một chuyến đi được tổ chức rất chu đáo.
Và có lúc ông già nghĩ rằng sẽ thành
công...
*
"Tôi trở nên khiếp đảm bởi nghệ thuật".
D. M. Dylan Thomas mở đầu “Hồi
tưởng & Hoang tưởng”.
Với ông, khả năng thấu
thị, nhìn thấy cái chết, trước khi nó xẩy ra,
ở một cậu bé, chính là "phép lạ" của nghệ
thuật, (ở chúng ta). Và ông trở nên khiếp
đảm, bởi nó. "Nghệ thuật là những ngã ba ngã
tư tàn khốc, mang tính Oedipe. Nơi mộng mị, tình
yêu, và cái chết gặp gỡ. Zhivago của Pasternak chiêm
nghiệm một điều, rằng nghệ thuật luôn luôn là suy
tư về cái chết, từ đó sáng tạo ra sự sống.
Điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng.
Cách đây vài năm, tôi [D.M. THomas] đi thăm
Lydia, người chị/em gái, của Pasternak. Một căn nhà từ
hồi Victoria, ọp ẹp, tối thui. Chủ nhà, một người bà già
nhỏ nhắn, rệu rạo, lưng còng, mang đôi giầy cụt lủn, lủng
lẳng bị chìa khoá... Bà dẫn vào nhà
bếp, mời dùng cà phê. Một cái hũ cà
phê, loại uống liền, hai cái ly trắng, mẻ. Câu chuyện
nhạt thếch. Tôi không làm sao liên hệ bà
với Boris, người sáng tạo ra Zhivago, và Lara. Sau cùng,
bà hỏi tôi có muốn đi xem mấy bức họa của ông
thân sinh. Một cách biết ơn, tôi nói vâng.
Tôi đi theo đôi giầy cụt ngủn, bị chìa khoá lên
lầu. Bà mở cửa căn phòng.
Một luồng mầu sắc và ánh sáng làm
tôi chới với, nghẹt thở. Đúng là một phòng
tranh tuyệt vời. Tôi nhận ra ngay Tolstoy, ở nơi Boris trẻ.
Sàn ngổn ngang những khung, giá vẽ.
"Tôi đang sửa soạn một cuộc triển lãm", bà
giải thích.
Như một bóng ma, tôi đi theo, suốt căn phòng
rộng, uống từng hớp thiên tài Leonid Pasternak. Có
đến vài phút đồng hồ, tôi đứng ngẩn trước một bức
họa. Chân dung một người đàn bà đẹp, dáng
mơ mộng, đang chải tóc.
Tôi yêu liền ngay
nàng.
"Nàng là ai vậy ?"
Bà già còng nhún vai:
"Ôi dào, tôi đó mà".
Chẳng thèm để ý đến nỗi mất mát lớn
lao, là tuổi trẻ, và nhan sắc, bà quay đi.
Chẳng có gì đáng
kể, ngoại trừ thiên tài bất tử của người cha. Tôi
có cảm giác những bức họa đã hút sạch
bao nhiêu ánh sáng, bao nhiêu đời sống từ
căn nhà của cô con gái.
"Tôi nghĩ chắc là bà đã có
bảo hiểm những bức họa?" "Không, nếu bị đánh cắp, cái
gì có thể thay thế?"
Trở lại bếp, bà cho tôi coi những bức hình
gia đình, hầu hết là của Boris và con cháu
của ông.
Một trong những đứa cháu trai, Lyovya, đã
chết trong những tình huống thật là kỳ bí, đáng
sợ; bà bảo tôi. Chưa tới 30, đang khoẻ mạnh, nó lăn
quay ra chết, vì đứng tim, ngay trên đường phố Moscow, đúng
chỗ Zhivago bị bịnh tim quật ngã..."
Thomas không thể không nghĩ đến một điều, cái
chết của nhân vật giả tưởng, Zhivago, đã "ứng" vào
người cháu trai.
Thiên tài Pasternak đã biến đứa cháu
thành một cái bóng, y hệt như cô con gái
Lydia đã trở thành cái bóng của nghệ
thuật, của ông thân sinh.
Liền đó, ông kể lại một kinh nghiệm của riêng
ông, trong một lần đi trị bịnh. Bà bác sĩ tâm
thần làm ông nhớ đến mẹ, và một lần không
vâng lời bà.
(Ở đây có một cái gì liên
can đến mặc cảm Oedipe).
"Thay vì đi nhà thờ, cậu đã tới một
sex shop".
"Đúng như vậy". "
Rồi trí tưởng của tôi đầy rẫy những hình
ảnh chết chóc, của mẹ tôi, của bạn bè...
Bữa sau, bà bác sĩ gọi điện thoại:
"Tôi không thể gặp anh bữa nay. Tôi phải
đi đám ma.
"Oh, I am sorry, tôi mong không phải là
một người thân của bà.
"Thảm thay, đúng như vậy, ông già của
tôi."
Và Thomas kết luận, đâu có gì
là đáng ngạc nhiên, nếu tôi trở nên
khiếp đảm vì nghệ thuật ? "Không phải cuốn sách
của tôi là một tên sát nhân, nhưng đâu
đó, từ những trang sách vang lên, tiếng cười sảng
khoái, của quỷ...".
Chỉ là lộng giả thành
chân. Bóng ma giả tưởng Zhivago kiếm người thế mạng
để đi đầu thai.
Đó cũng là cảm giác ghê rợn,
khủng khiếp khi ông già gặp lại cô bạn ở xứ lạnh.
Như thể cuộc chiến lập lại, khi giả tưởng "xuất hiện".
Chuyến đi "liên can" tới
lễ kỷ niệm 10 năm đại thắng Mùa Xuân, của những người
CS. Người bạn đi cùng ông già mang theo những danh
sách, những bản tin, những tài liệu về miền Nam sau
mười năm, phóng sự về những sĩ quan đi học tập, tình
cảnh vợ con ở nhà, và ... MIA.
Ông già quen anh bạn, những ngày cả
hai cùng làm việc cho một hãng tin nước ngoài.
Anh là nhiếp ảnh viên. Gốc "chệt", người nhỏ thó,
tóc xoắn tít, có lần, trong lúc hơi ngà
ngà, anh tỏ ra tự hào về mấy quí tướng của mình.
Ng. quả thực rất khôn ngoan. Nếu có gì
đó, làm anh thất vọng về chính mình, có
lẽ là, anh đã không theo đuổi nghề "phóng
viên chiến tranh" cho tới cùng. Anh giải thích,
làm cho hãng tin Mỹ một thời gian, anh chuyển qua một hãng
tin Nhật. Ông già không gặp anh từ dạo đó.
Rồi bỏ nghề, về nhà đuổi gà cho vợ.
"Mày có nhớ được bao nhiêu thằng tụi
mình quen, đã tử mạng ? Ở chiến trường, cái máy
chụp hình trông xa giống như khẩu súng. Còn
chữ Press ở trên ngực, gặp VC tụi nó cũng chẳng tha. Sau
Mậu Thân, bà vợ tao hoảng quá, không cho tao
làm phó nháy nữa".
Cũng có thể còn một lý do. Tuy nhỏ
con, nhưng anh có một sức hấp dẫn đặc biệt, với phụ nữ.
Anh vẫn mơ tưởng, ngoài người vợ anh đã ly
dị, có với nhau một đứa con trai; ngoài bà vợ
sau anh đang chung sống, có được một đứa bé gái
- vì mê bả, anh giải thích, anh đã không
bỏ đi, những ngày tháng Tư năm đó - còn
một việc gì, chiến cuộc dành riêng cho anh, những
kẻ bỏ cuộc hơi sớm. Như thể nó cho anh "hoãn dịch", để
thực hiện sứ mạng này.
"Tôi để dành tôi
cho tương lai", Phan Văn Hùm, (hay Tạ Thu Thâu ?), đã
nói vậy, khi từ chối làm việc với những người CS. Một
người quen của ông già cũng đã nói một
câu tương tự, khi từ chối lệnh nhập ngũ.
Anh bạn phóng viên mơ tưởng "làm một
việc, để trả ơn nhân dân Mỹ," khi đem đến cho họ tin tức,
về những "con mực", mật ngữ của anh. Anh giấu kín những "tài
liệu vô giá" đó, chỉ thêm vào, một bức
thư, bằng tiếng Anh, do ông già viết. Một thứ "bạch thư",
đại khái vậy. Thì cũng nhờ mớ tiếng Anh còn sót
lại, ông già đã được "tổ chức", qua anh bạn phóng
viên, chấp nhận.
Sau này, bữa theo vị
linh mục người Pháp, tới văn phòng ODP, tại Bangkok, nằm trong
building khổng lồ City Bank, ông thấy lại tất cả những đơn từ, thư
viết tay, hình ảnh, hôn thú, giấy khai sinh..., tất cả
những gì ông gửi từ Việt Nam, những ngày cực khổ, việc
gửi thư là một xa xỉ... Không thấy bức "bạch thư". Như vậy,
ông già nghĩ thầm, nó thuộc về một hồ sơ khác,
nằm ở Bộ Quốc Phòng, như Steel, nhân viên tại Toà
Lãnh Sự Mỹ, tại Vientiane, nói. "Steel, như cái này
này," anh giơ chân đập vào tủ sắt kế bên. Trong
bữa gặp gỡ, anh có nhắc tới Alan Dawson, một ký giả Mỹ làm
cho UPI. "Ông ta là bạn tôi, hiện đang làm việc
tại Bangkok. Các anh có thể tới đó gặp ông ta.
Nhưng tôi không thể giúp đỡ gì, trong việc này.
Tôi sẽ chuyển bức thư đi, vậy thôi." Trước khi nói chuyện
anh đã cẩn thận đóng cửa văn phòng, không cho
nhân viên người Lào tại sứ quán biết, về cuộc gặp
mặt giữa những điệp viên CIA, hoặc MIA, "dởm". Sau khi đọc qua hồ sơ
ODP, nhìn hình hai người lớn, và mấy đứa nhỏ, vị linh
mục người Pháp nói, "Bây giờ ta có thể giúp
con được rồi. Ta sẽ đưa con tới sở cảnh sát Bangkok. Họ sẽ bỏ tù
vợ chồng con mấy tháng. Sau đó, Cao Uỷ sẽ đưa các con
tới trại tị nạn."
Cũng lại một chuyến vượt biên,
nhưng bằng đường bộ. Ông già vốn không tin con
đường Đức Thánh Trần chỉ bảo. Gia đình ông, bị
thần nước trù yểm, kể từ thời Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, cũng nên.
Quê ông vốn vùng núi Tản, sông Hồng.
Trên ghe, đa số là
người theo đạo. Khi đã tuyệt vọng, họ hy vọng vào Chúa.
Tiếng cầu kinh nổi lên, lúc đầu còn rời rạc,
nhưng dần dần át tiếng mưa bão. Phép lạ, phép
lạ, ông già loáng thoáng nghe có
người suýt soa. Vài phút trước đó, ông
đã được anh thợ máy, sau khi thất bại không thể
làm cho máy chạy, từ dưới hầm tầu bò lên,
nhìn trời, ngó đồng hồ... Sau đó, anh giải thích,
bão ven biển vốn vậy. Tới gần sáng là ngưng. Vả
lại ghe chưa ra xa bờ. Nếu sửa cho máy nổ, chắc là tiêu
rồi, anh vừa nhìn vào bờ vừa thẫn thờ nói. Trên
bờ loáng thoáng những ruộng muối...
Anh bạn đi cùng đã
thả xuống biển những chứng tích cuối cùng, của chuyến
đi...
NQT
Tks. NQT
Ông cụ Gấu, khi đặt tên cho con trai, tên
nào cũng lót bằng chữ Quốc. Gấu cứ nghĩ ông yêu
nước Mít quá, hóa ra, không hẳn vậy.
Ông cảnh cáo con: coi chừng họa, nước.
Có thể, ông tiên tri ra được thảm họa
biển, như hiện đang xẩy ra?
Chắc là không, nhưng Sartre, yes:
Once you hear the details of a victory it is hard to distinguish
it from a defeat.
-Jean-Paul Sartre, 1951
Một khi anh nghe VC khoe chiến thắng, thật khó mà
phân biện nó, với thất trận.
Những tên Ngụy, một khi bước vô trại tù
cải tạo, là cũng đã nhận ra điều trên.
TTT chẳng đã từng nói, Miền Bắc
sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này, ư?
Nhà
văn là một thứ phong vũ biểu. Thứ dữ dằn, một loài chim
báo bão.
TTT ông anh của GCC, quả đúng là 1 thứ
chim báo bão!
O. vị thân hữu của TV, giải thích, ngắn gọn hơn,
tất cả là do đói lâu quá.
/D_2/60.html
Top Top Ten!
Đọc lại, thấy câu thần sầu này, của O, một trong hai
hộ pháp - một vị lo phần tiếng Tẩy, còn 1 vị, K, lo phần
tiếng Anh cho TV:
Bị bỏ đói lâu ngày
mới ra tình trạng của ngày hôm nay, nó dễ
sợ lắm, tất cả các tệ nạn: hoa hậu, xuất cảng cô dâu,
tham nhũng vơ vét tột cùng, mua bằng, mua quan… tất tất phần
lớn từ đói lâu ngày… không biết các nước
Liên Xô, Đông Âu, Bắc Hàn có vướng
vào cảnh này không… Bởi vì như nhà con
đông, một cha một mẹ, một gène mà có người tính
này người tính kia… Chỉ có đói lâu ngày
mới giải thích được hiện trạng này.
Vì thế các tổ chức xin con nuôi đều khuyên nên nhận con
nuôi trước khi các cháu lên 6 tháng,
để chúng đói tình thương lâu ngày
quá sẽ gây rất nhiều tai hại cho đời sống tâm lý
sau này.
Note: From TV mail.
Tks. NQT
V/v cái vụ bị bỏ đói lâu ngày,
Gấu này rành lắm! Chỉ đến khi vô Nam, thì
mới hết sợ đói! Cái cú ăn cướp là cũng
do bị bỏ đói lâu quá mà ra. Hồi học trung
học, làm luận tiếng Tây, cứ phải học thưộc lòng,
còn nhớ một câu, "Cái bụng đói thì
không có tai" [Ventre affamé n’a point d’oreilles].
Chí lý!
Có ai nói cái gì mà VC
nghe đâu, dù chí lý đến đâu!
Hà, hà!
Nớn nên con thích
cắm cờ tỉnh lào của Miền Lam?
June 4, 2015
What Poverty Does to the Young Brain
By Madeline Ostrander
The story that science is now telling rearranges the morality of parenting
and poverty, making it harder to blame problem children on problem parents.
Building a healthy brain, it seems, is an act of barn raising.
Bữa trước, Gấu có kể về
1 kỷ niệm từ hồi còn bé, ở xứ Bắc Kít, đi theo 1 cái
đám ma, và khi cái áo quan được đưa vào
lòng đất thì mấy người đàn bà trong làng,
cứ thế tốc váy, nhảy qua lỗ huyệt, như cho người chết nằm trong quan
tài được chiêm ngưỡng lần chót, nơi chốn “âm u
và ẩm ướt” Thượng Đế thường xuyên lẩn khuất, cái cửa
mở ra mọi siêu hình học và tôn giáo…. Chỉ
đến khi đọc Mishima, nhà văn Nhật, tả cái cảnh vị liệt sĩ chống
Mẽo kíu nước, bị thương, đi mà không làm sao đi
được, chỉ đến khi 1 người đàn bà hiểu ra mong ước cuối cùng
của kẻ hấp hối, bèn vạch vú ra, cố nặn vài giọt sữa
nhỏ ra miệng dũng sĩ, anh hùng Núp, thì chàng
bèn tươi cười thanh thản ra đi, thì Gấu mới nhớ ra và
hiểu được cái hình ảnh tốc váy nhảy qua lỗ huyệt!
Và GCC có đưa
ra 1 ý kiến, nếu là bạn, 1 đấng đàn ông, trước
khi đi xa, thì chọn thứ nào, bầu sữa của mẹ, hay cái
bướm của 1 em?
Vấn đề mà hiện giờ Gấu thắc mắc, là, nếu là
phụ nữ, thì trước khi đi xa, họ chọn cái gì?
Hà, hà!
30.4.2015
30.4.2015
/Notes/lcd2.html
Đầu tháng lòi ra bài này
Đọc lại, thì lại nhớ
tới câu phán thật bảnh tỏng của Sáu Dân, thời gian
mới ở Rừng về thành phố, nhìn vầng trán mấy cháu
ngoan Bác Hồ - tức thế hệ Lê Công Định - thấy tương lai
của đất nước.
Nếu đúng như thế, hóa ra tương lai của đất nước
là nhà tù!
Đúng như thế!
Tếu thế!
Lạ, là, làm sao
1 tên chăn trâu học lớp 1, mà tiên tri được
điều trên?
Có cái gì khác, giữa con nít
Ngụy và con nít VC Bắc Kít?
Đúng như thế!
Hình manhhai, net
Giáp & Cố vấn Tẫu DBP: Đâu phải đợi đến hội
nghị Thành Đô, đến Nguyễn Văn Linh mới nô lệ Tẫu.
TTT 10 years Tribute
Thơ Mỗi Ngày
Marina
Tsvetaeva
Penguin
Russian Poetry
Akhmatova:
Nửa Thế Kỷ Của Tôi
Sách
Báo
Cuộc chiến Việt Nam của chúng
ta chẳng bao giờ chấm dứt
Viet Thanh Nguyen
[Tin Văn sẽ post bản tiếng Anh, sau;
ở đây, nhân bài viết, mà lèm bèm
về cuộc chiến, nhân ngày 30 Tháng Tư năm nay]
Los Angeles
-Thứ Năm, ngày cuối cùng của Tháng Tư, là kỷ
niệm lần thứ 40 chấm dứt cuộc chiến của tôi. Người Mỹ gọi nó
là Cuộc Chiến Việt và VC gọi nó là Cuộc chiến
Mỹ. Thực sự chẳng có cái tên nào OK cả, [misnomers-
chữ của VTN, “từ” dùng sai, gốc, chắc Tẩy đọc trật, mis-nommer],
kể từ khi nó còn được uýnh, tới mức quá chán,
to great devastation, ở Lào và Căm Bốt, 1 sự kiện mà
cả Mẽo lẫn VC cố tình vờ.
Trong bất cứ trường hợp, với bất cứ ai đã trải qua nó,
cuộc chiến này đếch có tên – GCC biết điều này
từ khuya rồi, nên đã đi 1 bài "thần sầu" về nó,
để tưởng niệm ông bạn nhiếp ảnh viên UPI, người Nhật, Sawada:
Tên của cuộc chiến
http://www.tanvien.net/tg/tg07_ten_cua_cuoc_chien.html
Khi mới tới Sài-gòn,
nhân vật đầu tiên chào mừng, welcome, thằng bé
Bắc-kỳ-di-cư-tôi ngày nào, là khách
sạn Majestic.
Khách
coi bộ quá hăm hở, mấy ngàn con người lôi thôi,
lếch thếch, chỉ vì ách nước vận trời mà hân
hạnh được tầu Mỹ chở tới đây. Chưa từng thấy biển, bị "trấn" ngay
cho một chuyến đi suốt chiều dài đất nước. Chưa từng chiêm
ngưỡng thành phố, đụng liền Hòn Ngọc Viễn Đông. Tuy
đã từng ghé Cảng Hải Phòng, những ngày chờ
đợi làm thủ tục, đã "kinh qua" Vịnh Hạ Long, trên những
con tầu há mồm trước khi ra Đệ Thất Hạm Đội, nhưng lòng dạ
nào mà ngắm trời ngắm đất. Thiên nhiên hình
như cũng hết còn là của họ, như cọng rơm cọng cỏ, con gà
con chó, xó nhà miếng vườn, đành đứt ruột bỏ
lại. Ấy là chưa kể, người lớn trẻ con ói lên ói
xuống vì say sóng.
Chen
chúc, luồn lách, cậu bé men tới mép tầu. Majestic
thấp hơn cậu một chút. Con tầu như hiểu ý, nghiêng
hẳn sang một bên, cậu có thể thò tay với tới.
Lần
thực sự viếng thăm, chỉ ít lâu sau, là để đập phá
khách sạn.
Thời
gian học lớp đệ ngũ trường Văn Hóa, của thầy Nguyễn Khắc Kham. Vẫn "thói"
bắc không thể bỏ, chọn thầy trước khi chọn trường, chọn lớp. Tiếng
là trường, chỉ một căn hộ trong một con hẻm đường Ngô Tùng
Châu gần Ngã Sáu Sài-gòn. Tiếng là
di cư, nhưng chính ở đây, cậu có người bạn Nam-kỳ
đầu tiên. Cũng lần đầu, cậu nghe anh bạn Trí phát âm
"tìn thươn", thay vì tình thương. Con nhà giầu
miệt tỉnh, mấy chị em kéo lên Sài-gòn mua nhà
thay vì trọ học. Và phải là một trường Bắc-kỳ. Anh
giải thích: ở dưới đó, anh "số dzách", nhưng ông
thầy lắc đầu, không ăn thua gì đâu, so với đám
học trò người bắc. Anh đưa về "khoe" với mấy anh chị em. Cả nhà
đều mến, nhưng phàn nàn với đứa em: bạn mày nói,
tụi tao nghe không ra! Còn thằng bé cứ há hốc
mồm, nghe kể về một miền đất, sáng rảo bộ ra quán cà-phe
nơi đầu ngõ, tiện chân ngoáy ngoáy một hố đất
nơi con rạch, trưa về thò tay nhấc lên một con cá. Nhưng
hình ảnh "Nam-kỳ nhất" ở nơi cậu, là từ một cô gái
"lai", Bắc-kỳ xa xưa từ hồi nảo hồi nào. Và nó bắt
nguồn từ... Hà-nội!
Hồi
đó ở với bà chị họ, nơi ngoại ô Bạch Mai. Một bữa
có một ông chú, từ Sài-gòn ghé.
Gọi là chú, vì ngày trước học chung với ông
già. Chú Th. quê Phú Hữu, một làng nằm
trên sườn một ngọn đồi, dưới chân núi Tản. Ngày
nhỏ theo bà già từ Thanh Trì, ven sông Hồng, vượt
hết cánh đồng Sơn, đứng từ dưới nhìn lên, những căn
nhà lẩn sau đám cây trên đồi. Bà già
chỉ: nhà bà Hàn kia kìa. Gái Thanh Trì
thường làm dâu Phú Hữu. Cậu bé có mấy
bà cô ở trên đồi. Trai Phú Hữu thường ra Thanh
Trì làm học trò ông giáo Dực. Ông
già và chú Th. học chung lớp. Chú thi rớt, bị
bố la, bỏ xứ Bắc, nhẩy tầu đi một lèo tới Sài-gòn làm
giầu. Ông già thi vô sư phạm, ra làm hiệu trưởng
trường tiểu học, mỗi nhiệm sở đẻ một đứa con làm dấu. Đứa Hải Dương,
đứa Lục Yên Châu... Nhiệm sở chót Việt Trì (Vĩnh
Yên), năm 1945, rồi "thôi" luôn.
Lần
đó chú Th. ghé chơi trên đường về quê,
mang làm quà cho mấy trái xoài, và dẫn
thằng cháu đi mua cho một đôi giầy, vô tình cho
nó một thú vui: đánh thật bóng, rồi thử xem
bụi hè phố Hà-nội mất mấy ngày mới làm mờ.
Lần gặp lại, là ở Sài-gòn.
Ông hỏi: "Nước nhà độc lập rồi, còn 'dzô' đây
làm gì?" Ông hình như lấy làm tiếc cho
thằng con người bạn học. Cộng sản "nòi", bố bị đảng phái
thủ tiêu. Lý lịch "tốt" như thế, bỏ đi thật uổng! Chửi một
hồi thấy tội, ông nhắc lại một vài kỷ niệm, hồi học chung với
ông già. Giầu có như vậy, ông vẫn nhớ, và
cười cười, mày chắc cũng đã hưởng qua nhiều lần, cái
thú ngồi giữa đồng làng, làm một trong tứ khoái,
rồi "chịn" lên mặt cỏ tươi. Làng Thanh Trì của tôi,
chú chỉ nhớ có vậy. Thú thật! Làng Thừa Lệnh,
quê Chu Tử, kế ngay bên Phú Hữu. Hai người hình
như quen nhau, từ hồi còn nhỏ. Cô bé con chú Th.
là "mặc khải" miền nam, Sài-gòn của tôi. Dây
mơ rễ má với Hà-nội, là vậy.
"Nới" rộng ra, nó liên
can đến cả một miền đất.
Nhiều người bắc chắc còn nhớ
cái váy nâu, cái quần thâm. Vải may xong,
nhúng nâu, nhúng bùn, phơi nắng, cho tới khi
cứng như mo cau, mới được xỏ vào người. Lần bà chị đưa đứa
em tới "trình diện" ông chú, người đàn bà
miền nam xuất hiện trước thằng nhỏ Bắc-kỳ, là hình ảnh một
cô bé trong bộ bà ba đen, mỏng, mượt, mát, như...
làn da thứ nhì của con người.
Đang ngồi học, đột nhiên tất cả
ùa ra khỏi lớp. Phái đoàn Việt Cộng ở khách sạn
Majestic! (1).
Viết
Bibliophilic
bishop Richard de Bury lamented the burning of the Library of Alexandria.
"Who would not shudder at such a hapless holocaust, where ink is
offered up instead of blood," he wrote in 1344, "where the devouring
flames consumed so many thousands of innocents?"
The first mass extinction on earth occurred around 2.5
billion years ago, when a photosynthesizing bacterium appeared
and released so much oxygen into the atmosphere that anaerobic life
was largely wiped out. This is often called the Great Oxygenation
Event, the Oxygen Catastrophe, or the Oxygen Holocaust.
Humanity history becomes more and more a race between
education and catastrophe
H.G. Wells, 1920
Quán Cái
Chùa or Factory Bistro @ San Diego
by Sad Seagull
Bỗng nhớ đến Bao Lơn, và những buổi sáng
chỉ có hai anh em, là Ông Số 1, “Đông
Phương Bất Bại” – nick nhà thơ kẹo mứt ban cho ông, và
thằng em, tên “sa đích văn nghệ” –cũng NS ban cho
- ở Quán Chùa, Xề Gòn.
Ông phán, Kịch mới đứng đầu cõi
giang hồ gió tanh mưa máu.
Và “Bao Lơn”, và 1 trong những đỉnh
của nó.
Bi giờ, đọc lại, thì mới
hiểu, tại sao TTT mê Le Balcon:
Nó là/ làm nhớ đến, cái
không khí bị vây hãm của Xề Gòn,
hồi đó.
Trong Bao Lơn,
cũng có 1 ông HPNT, sát thủ số 1 của Mậu Thân
Huế ngày nào.
"Rotten with genius", thối rữa với thiên tài.
Céline phán, về “Thánh Jean Genet" [chữ của
Sartre]
Nguyên
Mẫu
Nguyên
mẫu là một mục của tờ văn học Pháp, Le Magazine Littéraire.
Số Tháng Giêng 2009, có một bài viết về cặp
Don Quichotte & Pancho Panca, thật tuyệt, của Benoit Duteurtre. Tin
Văn scan để hy vọng lèm bèm về nó, khi nào
hưỡn hưỡn, rảnh rảnh.
Thú nhất, là tác giả tìm ra sự liên
hệ giữa cặp Don & Pancho với những cặp, thí dụ, hai nhân
vật trong Của Chuột và Người, và, từ Của Chuột và
Người, móc vào cơn suy thoái kinh tế hiện đại, rồi
móc vào cơn suy thoái tâm linh qua hai nhân
vật trong Trong khi chờ Godot của Beckett. Tuyệt!
Nói gần nói xa, chẳng qua nói thẳng: Đây
cũng chính là cách viết Tạp Ghi của Gấu!
Cái nọ xọ cái kia, chẳng biết đường nào mà
lần! [Gấu Cái ghét
thậm tệ, chửi, chẳng khi nào đọc được trọn bài viết của
mi!]. Một ông phê bình gia hải ngoại cho rằng,
cách viết của Gấu là từ tuyệt chiêu Lăng Ba Vi Bộ mà
ra!
Nhưng, Lăng Ba Vi Bộ là một “diệu pháp” để tránh
đòn. Đoàn Dự chẳng muốn đánh nhau với ai, học được
phép này, thú quá, vậy là khỏi lo thằng
nào đánh mình!
Còn mi?
Thì cũng nói thẳng: Để đánh người! NQT
*
Bác
gái nói đúng đó – bác chịu khó
viết bài có nhập đề-thân bài-kết luận cho bà
con dễ đọc với.
Phúc
đáp: Tks. Nhưng Tin Văn bây giờ hết còn có
thể viết một bài riêng rẽ ra như vậy được nữa rồi. Tự nó
cuốn lấy nó, chằng chịt như mạng nhện, Gấu này cũng chịu
thua. Chỉ có cách là từ bỏ nó. Terminate nó!
Nhưng làm sao terminate? Bài viết nào thì
cũng như một phần tử trong một bản đại hoà tấu diệt trừ Cái
Ác Bắc Kít, trong khi chưa có một Newton xuất hiện.
Nhưng nhờ Gấu Cái không đọc mà Gấu tha hồ viết!
Tks again. NQT
Đọc ở
đâu ?
Trên tờ TLS, Robert Irwin điểm cuốn “Đọc ‘Lolita’ ở Teheran”,
của Azar Nafisi, một câu chuyện về tình yêu, về những
cuốn sách và về cách mạng, đã đưa ra một
nhận xét thú vị. Theo ông, những nhà phê
bình văn học chú ý ai đọc sách, đọc sách
gì, nhưng lại ít chú ý đến nơi chốn mà
những cuốn sách được đọc.
Nhìn lại một đời đọc, nơi đọc, hoặc chỉ thấy mà chưa
có hân hạnh đọc, lần đầu tiên trong đời, quả là
ghê gớm thật. Mà có khi còn liên quan
đến cái gọi là cơ may, vận mệnh của một đời văn, đời người.
Một cách nào đó, có thể nói,
Mai Thảo đọc truyện ngắn đầu tay của Dương Nghiễm Mậu, Cũng Đành,
từ sọt rác tòa soạn báo Văn, tại đường Phạm Ngũ
Lão Sài Gòn, khi Trần Phong Giao làm tổng
thư ký, như ông kể lại trong một bài viết về họ Dương.
Bởi vì ông đã lôi nó từ đó ra
và đem lên Sáng Tạo. (1)
Nguyên Ngọc đọc Nguyễn Huy Thiệp từ trong đống bụi của tờ
Văn Nghệ, như ông kể lại với Nguyễn Xuân Hoàng trên
tờ Văn số tháng 6 & 7, 2003.
Như thể, trong khi chờ đợi người đọc, chúng - những cuốn
sách – có khi phải rúc sâu vào lớp
bụi, nơm nớp sợ, một thằng cha cà chớn, một con mắt phàm
phu tục tử nhìn thấy!
Giả sử như chẳng gặp được một Nguyên Ngọc, thì đành
biến thành bụi...
Tôi, đọc Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền
ngay trên hè đường Sài Gòn, khi cuốn sách
được đem bán xôn. Sau này, tôi vẫn cám
ơn ông Nguyễn Đình Vượng, người xuất bản, đã làm
một hành động vô cùng ngoạn mục, là cho Bếp
Lửa biến thành bụi đường, để rồi tái sinh, như truyền thuyết
về một loài phượng hoàng.
Giả sử như ông không làm như vậy, một thằng học
sinh nghèo như tôi, sức mấy mà có tiền, hoặc
dám bỏ tiền ra mua, một cuốn Bếp Lửa, nằm trên giá
sách?
Tay nghệ sĩ chơi nhạc, và soạn nhạc nổi tiếng Yanni, kể lại,
vào năm 9 tuổi, ông bố đem cầm cố căn nhà của gia
đình, lấy tiền mua cây đàn dương cầm cho thằng con
con nít. Sau này ông con kể lại, ông không
phục ai trên đời bằng phục chính ông bố của mình!
Bởi vì, theo ông, mua cây đàn chậm hơn một tí
là... hỏng! Ông bố biết, phải có cây đàn,
và phải có ngay lập tức, không là cái
thiên tài ẩn náu ở trong thằng con nít, sẽ bỏ
đi ngao du, bởi vì nó không thể đợi đuợc!
Tôi cứ tuởng tượng ra một ông Nguyễn Đình Vượng,
một buổi sáng đẹp trời tại Sài Gòn, bê chồng
sách cũ, bán không được, là những cuốn Bếp
Lửa, cho xuống lề đường, để nó gặp được những độc giả... đích
thực của nó, thí dụ như... tui, chẳng hạn!
Bởi vì hành động bệ những cuốn Bếp Lửa mà tôi
còn nhớ rõ, bìa vàng vàng đó,
ra lề đường, đối thằng con nít nhà nghèo là
tôi đó, nó giống như hành động cầm cố nhà
mua cây đàn. Có chút khác, là
ông Vượng làm sao biết có một thằng con nít,
đúng vào thời điểm đó, cần đọc... cọp, cuốn Bếp Lửa?
Ôi chao, khi đã kiếm ra đồng tiền, cày hai jobs,
một cho nhà nước, một cho báo Mẽo, thằng con nít ngày
xưa ‘đăng ký’ mua báo Tây dài
hạn [hồi đó gọi là ‘abonner’, thay vì ‘subscribe’],
nhưng làm sao quên được cái thú đọc báo
cọp, đọc sách cọp, ngay ở vỉa hè?
Thanh Tâm Tuyền đọc Đêm Giã Từ Hà Nội,
cho cả băng bằng hữu Sáng Tạo nghe, và sau khi đăng, mời
Mai Thảo đến tòa soạn, cả hai kéo nhau đi uống "cà phe".
Mai Thảo tâm sự, nếu anh mà không lôi nó ra
đọc, rồi đăng, tôi đã kiếm nghề buôn, thay vì viết,
giữa những chuyến ngồi ngất ngưởng trên xe xích lô, từ
tòa soạn báo này tới báo khác, tại Sài
Gòn.
Theo tôi, Thanh Tâm Tuyền phải đợi
tới khi Mai Thảo mất mới cho đăng những chi tiết trên, không
phải là để đính chính một vài điều về nhóm
Sáng Tạo, thí dụ như “Ai là người cầm đầu nhóm,
ai là người khám phá ra Mai Thảo”... nhưng là
để cho thấy, cái gọi là nghiệp văn của Mai Thảo, sẽ biến
thành nghiệp buôn, nếu không có một độc giả
là Thanh Tâm Tuyền.
Và khi Thanh Tâm Tuyền cho rằng Mai Thảo “đã
trốn thơ cho tới khi không thể trốn được nữa”, thì chúng
ta, những độc giả của cả hai, sẽ tự hỏi, phải chăng, thi sĩ cho rằng,
giả sử như Sáng Tạo không đăng truyện ngắn_tùy bút_
thơ Đêm Giã Từ Hà Nội, biết đâu
đấy, Mai Thảo sẽ “bằng lòng” làm nhà thơ, thay vì...
“bằng lòng làm nhà văn” [chữ của Thanh Tâm
Tuyền, trong bài viết về Mai Thảo khi ông mất, trên
tạp chí Thơ], tác giả của những cuốn tiểu thuyết đăng báo,
viết giữa những chuyến xe xích lô ngất ngưởng trên
đường phố Sài Gòn....
còn tiếp
(1): Mai Thảo, trong Chân Dung Nhà Văn, không
nói rõ tên tờ báo, nơi ông nhặt được bản
thảo truyện ngắn của DNM. Không phải truyện Cũng Đành, mà
là Rượu Chưa Đủ.
Chắc chắn không phải báo Văn, vì khi ST còn
sống, chưa có Văn. Báo Văn số 1, số ra mắt, là số
Tết, Xuân 1964, theo NCK. Cám ơn bạn đã nhắc nhở về
sai sót trên.
NQT
*
Bác gái nói
đúng đó – bác chịu khó viết bài có
nhập đề-thân bài-kết luận cho bà con dễ đọc với.
Tks. NQT
Gấu có mấy bài tủ, đúng thứ như trên
đây yêu cầu, vẫn chỉ để dành riêng cho mình,
không dám viết ra, chỉ sợ viết ra là ... mất.
Viết, một cách nào đó, là...
chết.
Gấu đã từng mở ra, như trên, những dòng kỷ niệm
về BHD, trong Lần Cuối Sài Gòn, khi, ở trại tị nạn, biết
rõ một điều, mất cả hai, BHD và Sài Gòn.
Nhưng thôi, sắp đi rồi, sang bên kia gặp BHD, gặp Sài
Gòn rồi, giữ làm quái gì nữa!
|
|