|
Last Page
Thơ Mỗi Ngày
WISLAWA SZYMBORSKA
1923-
We were taught that
only man has an immortal soul. If today we speak differently
of a line separating us from the rest of living beings, does
it mean that this line, for us, doesn't exist? We feel it exists,
and, using an old-fashioned expression, it is due to the consciousness
and free will of man. In other words, only we know guilt, amidst
the universal innocence of nature. And this is the subject of Wislawa
Szymborska's poem.
Chúng ta được dạy cho biết, rằng thì
là, con người là 1 thứ thú vật có linh hồn bất tử. Nếu bây
giờ, chúng ta nói khác đi, về 1 dòng, phân biệt chúng ta với tất cả
những sinh vật còn lại, liệu dòng đó, đối với chúng ta, không hiện
hữu?
Chúng ta cảm thấy nó hiện hữu, và, sử dụng 1 cách
diễn tả cổ hủ, điều này là do ý thức, và ước muốn tự do của con
người.
Nói 1 cách khác, chỉ chúng ta biết tội lỗi,
giữa cái ngây thơ vô tội phổ cập của thiên nhiên.
Và đây là đề tài của bài thơ của Szymborska:
IN PRAISE OF SELF-DEPRECATION
The buzzard has nothing
to fault himself with.
Scruples are alien to the black panther.
Piranhas do not doubt the rightness
of their actions.
The rattlesnake approves of himself
without reservations.
The self-critical jackal does not
exist.
The locust, alligator, trichina, horsefly
live as they live and are glad of
it.
The killer-whale's heart weighs one
hundred kilos
but in other respects it is light.
There is nothing more animal-like
than a clear conscience
on the third planet of the Sun.
Translated from the Polish by Magnus J.
Krynski and Robert A. Maguire
Ngợi Ca Cái Chuyện
Coi Thường Chính Mình
Con ó chẳng có điều gì để mà tự trách
Báo đen xa lạ với cái gọi là đắn đo, ngại ngùng
Cá pranhas chẳng bao giờ hồ nghi về chuyện, lẽ phải
thuộc về chúng ta, khi rỉa thịt con mồi
Rắn rattlesnake xoa đầu mình một cách hết mình
Làm đếch gì có thứ chó rừng tự phê, tự kiểm
Châu chấu, cá sấu, giun xoắn, mòng
Sống như là chúng sống và rất ư hài lòng về
chuyện này
Trái tim của con cá voi ăn thịt người nặng một trăm
ký
Nhưng trong những trường hợp khác, nhẹ hều
Không có gì tuyệt vời hơn, có lương tâm trong
sáng, như của con thú
Trên hành tinh thứ ba của Mặt Trời.
A similar theme is treated in this poem: the
self-torment afflicting us in the early morning.
Bài này cũng cùng đề tài, một mình thì lại chán mình làm sao,
vào cái giờ sớm sủa bốn giờ sáng!
FOUR IN THE MORNING
The hour from night to day.
The hour from side to side.
The hour for those past thirty.
The hour swept clean to the crowing of cocks.
The hour when earth betrays us.
The hour when wind blows from extinguished
stars.
The hour of and-what-if-nothing-remains-after-us.
The hollow hour.
Blank, empty.
The very pit of all other hours.
No one feels good at four in the morning.
If ants feel good at four in the morning
-three cheers for the ants. And let five o'clock
come
if we're to go on living.
Translated from the Polish by
Magnus J. Krynski and Robert A. Maguire
Czeslaw Milosz: A Book of Luminous Things
Bốn giờ sáng
Giờ, đêm qua ngày
Bên này qua bên kia.
Giờ, cho những kẻ quá bốn bó
Giờ lên ngôi của tiếng gáy của những con gà trống
Giờ trái đất phản bội chúng ta
Giờ “đồn xa quằn quại bóng cờ
Phất phơ nghe từ ngàn thu “vọng” về”!
Giờ của “thiên thu liệu còn chi sau khi ta ngỏm”?
Giờ hổng
Bạch bản!
Rỗng tuếch!
Lỗ đen, đích thị nó, của tất cả những giờ khác!
Chẳng ai cảm thấy thú vị: Bốn giờ sáng!
Nếu lũ kiến cảm thấy thú, bốn giờ sáng
Mừng cho chúng!
Năm giờ sáng, hãy tới!
Thì cũng đành tiếp tục sống
Chứ biết làm sao bây giờ!
Wislawa Szymborska (2 July 1923 – 1 February
2012)
-Anh coi
thường em quá. Oanh ngăn xúc động, dịu dàng nói.
-Rồi em sẽ hiểu, nên để người ta
coi thường mình.
TTT: MCNK
[Without title. Fragment of an
unfinished poem]
The grass of your eyes, bitter grass.
Wind, billow above it, eyelid of tallow.
The water of your eyes, forgiven water.
Night of the New Year
During the night of the New Year, season without
hours,
you dispatched the young catafalque to petition your lover;
towards her the incendiary tears marched out of the
mirrors
in the torch snowed over with sorrow, sprouting out of
her
head.
The ring extinguished in a cup perched up on the window
to spy her traipsing through snow with slumbering tresses;
the unbraided hands rushed to the gate to await her,
while above in the chambers the poets stepped to the
waltz.
But she strolled through the threshold to fight back an
eyelid,
to witness the quick of her wakening breast drift off to
sleep.
A die tumbled between the slabs, with eyes of a nectarine
hue,
and the wooden citadel's steeple left with a shadow.
Encounter
Tonight it'll rain on the green dunes of limestone,
The wine preserved til today in the mouth of a dead man
will awaken the land of foot-bridges, displaced in a bell.
A human tongue will trumpet audacity in a helmet.
And thus the trees will arrive in a fury
to wait for the leaf that speaks, delivered in an urn,
the heralds of the coast of sleep sent off to the tide
of
banners.
Let it douse in your eyes, so I'll think that we'll die
together.
Your hair dripping out of the mirrors will blanket the
regions of air,
where, with a hand of frost, I'll set an autumn on fire.
From the waters imbibed by the blind my short laurel will
scurry
up on a belated ladder, to take a bite from your forehead.
Paul Celan
Thơ Celan không dễ đọc.
Gấu mua cuốn thơ vì mấy bài viết về ông, bài nào cũng thần sầu.
Không thể bỏ bài nào.
Vấn nạn thơ Celan, cũng là vấn nạn không thể viết,
nhất là bằng tiếng Đức, của Kafka, theo Gấu. Trong bài viết về ông,
của Edmond Jabès, cũng in trong cuốn sách, Hồi ức của chữ, The Memory of Words,
nguyên tác tiếng Tây, La Mémoire des Mots,
(Paris: Fourbis, 1990), Jabès viết: Đằng sau ngôn ngữ
Celan là tiếng vang chẳng thể nào tắt ngấm của một ngôn ngữ khác.
Nhận xét này cũng áp dụng cho Kafka, theo Gấu.
Nhưng nhận xét sau đây,
của Jabès, mới thần sầu:
Stéphane Mosès ghi nhận, trong bài nghiên cứu của
ông, “Trò chuyện trong núi, Conversations
in the Mountains", trong bài thơ này, việc Celan sử dụng một số
cảm nghĩ vay mượn từ Judeo-German [Đức-Do Thái] có thể nằm trong phần
thách đố của ông, đối với đám đao phủ thủ [could well be on his part
a challenge to the executioners]
Theo Jabès, không phải như vậy.
Cái sự thách đố lũ VC
Đức Nazi này, thì nằm ở chỗ khác. Nó nằm ngay trong chính cái gọi là
thơ, chính thơ.
The challenge to the executioner lies elsewhere. It resides
in the very language of the poetry.
Tuyệt!
Tin Văn sẽ đi hết mấy bài
viết về Celan, trong ENCOUNTERS WITH PAUL CELAN, bài nào cũng ngắn.
Bởi là vì có thể, đây cũng chính là vấn nạn của
thơ Mit, ngôn ngữ Mít.
Cũng chính là vết thương
hình chữ S.
Sách &
Báo
Cũng sách xôn. Một thứ "chuyện nghề"
của Vargas Llosa. Có bài, “Làm thế nào để biến 1 lời nói dối thành
sự thực”, đọc cũng thú. Vargas Llosa, lúc đầu cũng rất chịu Steiner,
nhất là cuốn “Ngôn ngữ và Câm Lặng.” Sau chán, chê nổ quá, cũng
1 thứ “enfant terrible” của thế kỷ. Rushdie thì kể như không đọc nổi
Steiner. Chê rầm trời. Nhưng, đa số những người chê Steiner, theo GCC,
đều không có nỗi đau Lò Thiêu, như 1 thứ bịnh kín, mort dans l'âme.
Và thiếu nội lực, về tôn giáo Do Thái, thí dụ. Nhưng khi Oz chửi Steiner,
khi ông này chọn thái độ vô tổ quốc, [bằng giá nào tớ, Oz, đếch bỏ cái
chất Bắc Kít (căn cước Do Thái)], là không đọc tới ông.
Bản tiếng Tẩy, mua từ hồi mới qua, ở Montreal,
nhân 1 lần lên gặp Nguyễn Khánh Long, với Nguyễn Tiến Văn, hẳn thế.
Mới lục ra được.
Bản tiếng Anh, mua gần đây, do không kiếm thấy bản tiếng Tẩy,
chán thế!
Dịch giả: Marthe Robert [Traduit et présenté par Marthe Robert].
Chúng ta có mắt để nhìn
Để biết đến Chúa, chúng ta có sự hiện hữu của chúng ta
Đây là bằng chứng nhức nhối nhất, của tất cả văn chương. Trở
thành ra sao, khi một con người bị "verbe" [động từ, lời, thoạt kỳ thuỷ
là lời] đâm vô, quyết định đời anh ta, làm cho anh ta hy vọng một sự cứu
rỗi bí ẩn?
“Chúng ta bị đuổi khỏi thiên đàng, nhưng thiên đàng đàng không
vì thế mà bị hủy diệt”. Cái thiên đàng này, thì mới đẹp làm sao, khi
trở về từ xa….
Ui chao, không lẽ Kafka viết Nhật Ký là nhắn nhủ lũ Mít?
Thông
điệp gửi thế kỷ 21
Thảo Trường by Phạm Phú Minh
Phạm
Phú Minh: Xin anh cho biết những tác phẩm nào trước 1975 mà anh bằng lòng
nhất trong công việc phản ảnh những bi đát của một cuộc chiến vừa mang tính
chất ý thức hệ vừa là huynh đệ tương tàn của Việt Nam? Và xin anh cho biết
tác phẩm của anh có liên quan đến điều mà người ta thường nói, là “phản chiến”?
Thảo Trường: Trước hết, tôi là người tham chiến. Nếu có ai bảo tôi là phản
chiến thì là không đúng, vì tôi ở trong cuộc chiến đó. Những năm đầu sĩ quan
của tôi, tôi đi theo những đơn vị tác chiến từ vĩ tuyến 17 cho đến Ðồng Bằng
Sông Cửu Long, và làm một số công việc, chẳng hạn đi tiền sát cho pháo binh
trong những trận đánh. Những năm về sau tôi được điều động về cơ quan tham
mưu, từ đây tôi có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn những diễn tiến của cuộc chiến
Việt Nam. Tất cả những cái đó dù muốn dù không cũng “ám” vào tác phẩm của
tôi.
Trong những truyện tôi đã viết, có những truyện tôi rất thích mà tôi nghĩ
độc giả cũng thích, ví dụ truyện Người Ðàn Bà Mang Thai Trên Kinh Ðồng Tháp,
hoặc Viên Ðạn Bắn Vào Nhà Thục chẳng hạn. Trong số những truyện loại này có
một truyện tôi muốn dùng một nhân vật ngoài cuộc chiến nhìn vào cuộc chiến
ấy, đó là một cô nữ sinh trong một trường nội trú ở Ðà Lạt trốn ra về với
mẹ, và chứng kiến cảnh chiến tranh. Cô đã thấy cảnh đánh nhau, cảnh giết
nhau, thấy những tử thi... Tôi muốn dùng một nhân vật không biết gì về cuộc
chiến để nhìn cuộc chiến đó. Không biết độc giả có để ý đến truyện này không,
riêng tôi, tôi rất thích cái nhìn khác về cuộc chiến của nhân vật trong truyện
này. Ðó là truyện Thềm Ðá Xanh Rêu.
Rồi đến những cái thê thảm của trại giam, dù muốn dù không nó cũng nằm
trong truyện của tôi. Có người nói rằng mọi thứ bây giờ đã qua rồi, nói lại
chuyện ấy làm gì, nhưng tôi thì cho rằng không thể nào không nói đến.
By Đặng Phú Phong
Đặng Phú
Phong: Như vậy anh đã có cả thảy 2 lần “ra” Bắc đều đặc biệt. Lần
thứ nhất “ra” Bắc trước 1975 để “nghiên cứu”, lần thứ hai là để ở tù. Ở
tù thì nhiều người và chính anh cũng đã viết về nó. Anh có thể cho biết
thêm về thời điểm, bối cảnh… chuyến ra Bắc lần thứ nhất để nghiên cứu
của anh không?
Thảo Trường: Năm 1973, thi hành hiệp định ngưng
bắn ký ở Paris, trong cuộc trao trả tù binh lần 2 tại Hà nội, Cục An ninh
đã thoả thuận với Phái đoàn VNCH trong ban Liên hợp quân sự 4 bên để
cử 1 sĩ quan của Cục đi trong phái đoàn đó. Tướng Cục trưởng Cục An ninh đã giao cho tôi làm nhiệm
vụ đó. Ông đã gặp riêng tôi và nói tôi phải nhân cơ hội này nhìn tận nơi,
nghe tận tai “bên trong” chế độ cộng sản miền Bắc. Từ trước đến giờ tôi
chỉ nghiên cứu đối phương qua tài liệu và qua những buổi làm việc với các
cán bộ CS bị bắt làm tù binh, nay ông muốn tôi ra tận nơi ngoài ấy để nhìn
tại chỗ xã hội đó. Tôi bay ra Hà Nội cùng Phái đoàn 4 bên và Ủy hội quốc
tế 4 nước. Tôi ở khách sạn Hòa Bình (tên cũ trước 1954 là Splendite Hotel)
chính quyền đãi ăn cơm tám giò chả, đưa đi tham quan thành phố và gọi tôi
là… ngài. (Lần thứ hai, năm 1976, ra ngoài Bắc làm tù binh tôi ăn củ sắn
và bị kêu là… thằng ngụy). Tôi thăm nhà giam Hỏa Lò (nơi giam giữ cuối
cùng, chiếu theo qui định của bản hiệp định, những tù binh Mỹ sẽ thả). Ở
sân bay Gia Lâm tôi chứng kiến Hà Nội trao cho phái đoàn Mỹ 43 tù binh trong
đó có một đại tá và một viên chức ngoại giao Đức. Một sĩ quan Hà Nội đưa
tặng tôi một gói sách, nói hôm trước có sĩ quan miền Nam đưa tặng quyển Mùa
Hè Đỏ Lửa của nhà văn Phan Nhật Nam, nay họ tặng lại. Tôi cởi dây chuối
buộc thấy có quyển thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và một tập nhạc. Tập nhạc gồm
toàn những bài hát ca tụng ông Hồ chí Minh. Quyển sách biên khảo văn học
có những thơ văn của cụ Nguyễn Đình Chiểu nhưng vào đầu sách là một bài dài
nói thơ của cụ chống ngoại xâm và đưa cụ vào chiến tuyến chống Mỹ cứu nước.
Hôm sau nhật báo ở Saigòn đi tin lớn trang nhất “Cuộc trao đổi văn hóa đầu
tiên giữa hai miền Nam Bắc VN, qua hai nhà văn”. Tôi đã chụp nhiều ảnh và
phải viết một bản nghiên cứu về cộng sản VN. Tôi cũng đã viết quyển tùy bút
“Hà Nội, Nơi Giam Giữ Cuối Cùng”. Sách do Đại Ngã xuất bản. Nội dung quyển
sách tôi ghi lại chuyến đi và suy nghĩ của tôi về hòa bình VN. Tôi đã nhận
định rằng “Hà Nội, nơi giam giữ cuối cùng những tù binh Mỹ và còn là nơi
giam giữ cuối cùng những gì nữa của dân tộc, quyền tự do dân chủ, việc thống
nhất đất nước?”
Viết mỗi ngày
Follow
một bài viết công
phu của nhà phê bình Đặng Tiến
những ai quan tâm đến Phạm Duy & âm nhạc phổ thơ
của ông hẳn sẽ tìm ra được nhiều điều thú vị
NHẠC SĨ PHẠM DUY, PHAM DUY ĐẠO CAO, CHÂN
DUNG VĂN NGHỆ SĨ VIỆT NAM, LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM, Tiểu Thuyết, Truyện,
Newvietart
Phạm
Duy: Thơ Phổ Nhạc
Note: Bài viết này, của “Tiện Đắng”, theo GCC, nhảm,
theo nghĩa, làm xàm, bá láp
Thơ Phổ Nhạc của PD, là tuyệt đỉnh võ công của PD,
và sở dĩ được như thế, là nhờ thơ. Lời nhạc do PD sáng tác, thường
rất tục, theo nghĩa trần tục. Nhờ thơ, nó bay lên cao thêm 1 nấc. GCC
đã từng viết về nó, và coi đây là hiện tượng doping.
Phải nói, PD có tài ngửi thần sầu.
Cuộc
chiến Mít, ông ngửi thấy phần người chết, thương tật. Thành ra mấy
bài về kháng chiến, tới nhất, là những bài về người thương
binh trở về, Ai có hay chăng người về, chiều nay thời gian đứng im để
nghe… Nhưng, do bỏ chạy, ông bèn thổi đít VC, để chạy tội, qua những
bài như Bà Mẹ Gio Linh, thí dụ.
Bạn có thể coi PD như 1 Dơi Xanh Hút Máu, Vi Bức Vương,
trong Kim Dung, mỗi lần thi triển thượng đỉnh võ công [khinh công] là
phải hút máu người.
Với PD, máu người là thơ, hoặc đàn bà.
Trên net, GCC có đọc loáng thoáng 1 bài viết về ông,
hình như của 1 tay nhạc sĩ, [Lê Quỳnh?] về lời ông than, bi giờ già quá, thấy gái xụi lơ, thành
ra hết làm nhạc được nữa!
Tình cờ, GCC đọc bài viết
ngắn trên, cùng lúc đang đọc cuốn A Reader on Reading [Một độc
giả về Đọc] của Alberto Manguel. Trong có bài viết The End of Reading
[Chấm dứt Đọc].
Trích:
Lars Gustafsson, trong cuốn tiểu
thuyết cảm động của mình, Death of a Beekeeper [Cái chết của
Người giữ mật ong], trong đó, nhân vật kể chuyện, Lars Lenmart Westin,
chết vì ung thư, trước khi chết, làm 1 danh sách những hình thức nghệ
thuật, art forms, theo mức độ khó khăn của chúng, according to their level
of difficulty.
Đứng đầu là nghệ thuật huê tình [erotic arts. Thảo
nào viết về sex cực khó!], tiếp theo là âm nhạc, thơ, kịch…
Nhưng có 1 thứ hình thức nghệ thuật không làm sao
lọt vô danh sách trên: Nghệ thuật ôm nỗi đau, the art of bearing pain. “Chúng ta
đụng hình thức nghệ thuật độc nhất mà mức độ khó quá cao”, Westin viết,
“cho đến nay, chưa từng có ai hiện hữu để mà thực tập nó”.
(1)
Có thể, Mít chưa có một
tác giả nào đạt tới thứ “nghệ thuật mang nỗi đau”, thành ra không có
tác phẩm lớn?
Mỹ là mẹ đạo hạnh: Bạn
thực sự đau nỗi đau Mít tới đâu, thì tác phẩm văn học nghệ thuật của
bạn tới đó, đây là ý của Brodsky trong bài diễn văn Nobel văn chương
của ông:
“Trong diễn từ
Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc sống
đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như
ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới
đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật
tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus on the side of the good].
Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị,
luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand, ‘especillay
political evil, is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].”
Coetzee
Toàn 1 lũ bỏ chạy,
trước 1975, hoặc miệng ngập
ngụa "chiến lợi phẩm", trong có kít Mẽo bỏ chạy, sau khi ăn cướp
được Miền Nam, mà viết lách cái nỗi gì?
Chúng đâu có bao giờ “đau” đâu?
Tribute to Phạm Duy
PD & VC
Ai đã từng đọc Cô Gái Đồ Long, hẳn
phải nhớ cảnh, đồng minh, ngũ đại chính phái, liên minh diệt Ma Giáo, Vi
Bức Vương từ trong cát hiện thân, túm một nữ đệ tử của Nga Mi, cắn cổ hút
máu, rồi giở khinh công thượng thừa, chạy trên mặt cát, như 1 con rồng,
Diệt Tuyệt Sư Thái không làm sao bén tới gót chân.
Đọc & Nghe Kỷ Vật Cho Em, Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng,
thì mới ngộ ra thiên tài ngửi thơ, ngửi máu người, ngửi ra nỗi đau… khi
người thương binh trở về trong chiếc quan tài bằng kẽm… của PD.
Những tên bỏ chạy làm sao mà ngộ ra được những nhân sinh kỳ ngộ
như thế.
ĐT sự thực đọc ít. Tài thẩm thơ của
ông là do bẩm sinh. Thơ mũi lõ, giỏi lắm, đọc được mấy tên Tẩy, ngoài ra
là hết. Làm sao biết đến những cõi thơ Ba Lan, như Milosz, Szymborska,
cõi thơ “dưới hầm” của Nga, như Akhmatova, thí dụ.
Lại càng không biết thứ “thơ là nghệ thuật của nhà khoa bảng”,
Poetry is the scholar's art, của Helen Vendler, nữ phê bình gia bậc thầy
của Mẽo.
Helen
Vendler
Helen
Vendler khám phá ra tài phê bình thơ của bà năm 23 tuổi, khi đọc thơ Wallace
Stevens. Trước đó bà cũng đã đọc thơ, và nhớ khá nhiều bài, nhưng đọc
Stevens, là, như thi sĩ Mít hải ngoại Nguyễn Đức Tùng, hòa tan vô liền
- chôm từ của Thanh Thảo, hay dùng từ của chính bà: tôi cảm thấy cái tinh
anh khoả thân của chính tôi nói với tôi từ trang giấy, “as if my own naked
spirit spoke to me from the page”!
Bài viết này tuyệt lắm. Mít ta chưa có tay nào phê bình thơ bảnh
như bà này.
Có Đặng Tiến, nhưng với riêng Gấu, Đặng Tiến phê bình thơ có cái
bẩm sinh, nghĩa là ít… đọc, còn bà này, đọc kinh người, khác hẳn.
Với tôi, hay nhất ở Phạm Duy,
vẫn là những bản nhạc tình. Ông không thể, và chẳng bao giờ muốn đến cõi
tiên, không đẩy nhạc của ông tới tột đỉnh như Văn Cao, để rồi đòi hỏi "thực
hiện" nó, bằng cách giết người. Một cách nào đó, "tinh thần" Văn Cao là
không thể thiếu, bắt buộc phải có, đối với "Mùa Thu", khi mà nhà thơ ngự
trị cùng với đao phủ. Kundera đã nhìn thấy điều đó ở thiên tài Mayakovsky,
cũng cần thiết cho Cách mạng Nga như trùm cảnh sát, mật vụ Dzherzhinsky.
(Những Di chúc bị Phản bội). Nhạc không lời, ai cũng đều biết, mấy tướng
lãnh Hitler vừa giết người, vừa ngắm danh họa, vừa nghe nhạc cổ điển. Cái
đẹp bắt buộc phải "sắt máu", phải "tyranique", (Valéry). Phạm Duy không
nuôi những bi kịch lớn. Ông tự nhận, chỉ là "thằng mất dậy" (trong bài
phỏng vấn kể trên). Với kháng chiến, Phạm Duy cảm nhận ngay "nỗi đau, cảnh
điêu tàn, phía tối, phía khuất", của nó và đành phải từ chối vinh quang,
niềm hãnh diện "cũng được chính quyền và nhân dân yêu lắm".
Những bài kháng chiến hay nhất
của Phạm Duy: khi người thương binh trở về. Ở đây, ngoài nỗi đau còn có sự
tủi hổ. Bản chất của văn chương "lưu vong, hải ngoại", và cũng là bản chất
của văn chương hiện đại, khởi từ Kafka, là niềm tủi hổ, là sự cảm nhận về
thất bại khi muốn đồng nhất với đám đông, với lịch sử, với Mùa Thu đầu tiên
của định mệnh lưu vong.
Phạm Duy muốn làm một người
tự do tuyệt đối nên đã bỏ vào thành. Nhưng Văn Cao, chỉ vì muốn đồng nhất
với tự do tuyệt đối, nên đã cầm súng giết người. Thiên tài Mayakovski cần
thiết cho Cách Mạng Nga cũng như trùm công an mật vụ, là vậy.
"Mặt trời chân lý chiếu qua
tim". (Tố Hữu). Tính chất trữ tình không thể thiếu, trong thế giới toàn trị
(totalitarian world): Tự thân, thế giới đó không là ngục tù, gulag. Nó
là ngục tù, khi trên tường nhà giam dán đầy thơ và mọi người nhẩy múa trước
những bài thơ đó, (Kundera, sđd).
Bằng cung cách của một người
hát rong vượt bực, Phạm Duy có thể cảm nhận "niềm nủi hổ" của Kafka, khi
ông không làm hiện thực chủ nghĩa. Có thể ông cảm nhận, và "yêu" sự tự do
tuyệt đối của ông, vì nó là tinh thần nghệ thuật hiện đại. Và chủ nghĩa hiện
đại là nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa CS. Cenek, trong "Chuyện Diễu" của
Kundera, bị đưa đi tù vì say mê hội họa lập thể, "Kẻ Thù Số Một" của "nhân
dân", của Cách Mạng. Kundera không thể nào quên nổi nhà thơ Konstantin Biebl,
và thuộc lòng những vần thơ của ông. Khốn khổ cho thi sĩ, ông là người say
mê chủ nghĩa CS. Được Đảng giao trách nhiệm, làm những vần thơ tuyên truyền,
cuối cùng, để trốn tránh thơ ca, và cách mạng, ông gieo mình từ cửa sổ căn
phòng ông xuống hè đường Prague, và chết.
Với tôi, Phạm Duy hay nhất vẫn
là những bản nhạc tình. Giống những cửa sổ, đối với K. trong Vụ Án.
Lần đó, ở trong trại cải tạo,
nằm kế một anh bạn. Chẳng bao giờ anh hát. Một buổi tối, cả hai không ngủ
được. Nói chuyện lăng nhăng một hồi, và đột nhiên anh thủ thỉ một mình. Những
gì ..."đưa nhau tới bên cầu", "giờ đây cơn mộng tan rồi"...
Sau này, mỗi lần nghe nhạc Trịnh
Công Sơn, tôi có cảm tưởng cuộc chiến còn nguyên đó, đối với riêng tôi,
những ngày ở Trung Tâm Ba Quang Trung, lần đầu tiên xa Sài-gòn, xa cô bạn.
Nhưng, nếu không có nhạc Phạm Duy, không hiểu những ngày ở trong trại
cải tạo còn thê thảm tới bực nào, đối với hai bạn tù...
Mùa Thu Những Di Dân
Hai kỷ niệm tuyệt vời nhất của
Gấu, về nghe nhạc Phạm Duy khi ở tù VC, là lần một bạn tù chơi đàn Tây
Ban Cầm bản Thuyền Viễn Xứ, và lần 1 anh bạn tù khác, hát
lên bản Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng. Đó cũng là lần thứ nhất
GCC được nghe bản nhạc.
Nhưng để mà được nghe như thế,
thì phải được Ông Trời “chi ly đến tận chi tiết”, để “hoàn thiện” hai cái
buổi nghe nhạc đó. Bởi vì thiếu, chỉ 1 chi tiết, là “ọc dzơ”!
Có lần GCC có kể 1 giai thoại
về Leibnitz, khi ông giải được 1 bài toán, tất cả là ảo số, nhưng đáp số
thì lại là 1 số thực [thứ này, sau chúng ta gặp đầy, trong toán về
suite, về série, nhưng đó là thời kỳ
hậu-Leibnitz. Bản thân Gấu cũng đã từng giải 1 bài toán như thế, về chuỗi
số ảo, như khi nó đến ‘limite’, thì lại là 1 số thực. Áp dụng vào lý thuyết
Mác Xịt, vào cái cú 30 Tháng Tư 1975, thì nó như vầy: Trước 1975, là ảo số,
là lý tưởng, là ảo tưởng, là không tưởng - chủ nghĩa Mác và căn nhà thống
nhất Mít -, nhưng 30 Tháng Tư, là số thực, là cái thực, là địa ngục Mít,
là anus mundi…].
Lần đó, Leibnitz ngửa mặt trên
Trời la lên, không có Ông là không thể có cái đẹp như thế này!
Với GCC lần đó, thì cũng vậy,
phải có Ông Trời, thì mới có cái đẹp tuyệt vời như thế: được nghe hai bản
nhạc của PD, như là số thực - hạnh phúc- limite, của cả một chuỗi đau khổ
[ảo số].
Sướng đến nỗi GCC phải la lên
Ngài Phạm Duy đã sáng tác hai bản nhạc, chỉ để cho Gấu, nghe, trong 1
dịp trọng đại như thế.
Thiên hạ, người khác, nhân loại, thì chỉ nghe… ké, hưởng ké!
Note: Bài viết này, GCC viết,
khi “hero” của GCC và của cả xứ Mít, còn lang thang ở hải ngoại, và còn nghĩ
là ông sẽ được an táng ở Bắc Cực.
[Văn Cao có cái vinh cái nhục của Văn Cao. Tôi cũng thế. Văn Cao được
chết ở đất quê. Chứ còn tôi, nay mai chết sẽ được chôn ở Bắc cực chăng? (cười)...]
Nhưng hóa ra rằng thì là, ngay từ khi đó, vào lúc GCC hớn hở vì chạy
thoát quê hương, 1997, [Gấu tái định cử Canada 1994, sau 3- 4 năm ở Trại Tị
Nạn], thì “hero” của Gấu đã tính đường chuồn về, và đang tìm cách thổi VC,
nào là 10 năm “đoàn kết tới chỉ” [chỉ có làm thịt sạch một dúm đảng phái không
phải VC].
Man is not merely one who lives,
taught Alain in a rare moment of pride, 'he is one who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi
là tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.
Phạm Duy, như "mọi" tên Bắc
Kít khác, đều thuộc týp đếch cần tới cái tự hào “sống sót” đó!
Ông không những sống, mà còn sống nhanh, sống hơn, sống quá... mọi
tên Bắc Kít khác
Chẳng thế mà trong clip video do tờ Người Việt Cali thực hiện (?), ông phán,
trước khi dinh tê, tôi thương hại những người chửi tôi, vì họ không thành
công như tôi!
Hà, hà!
Saigon ngày nào của GCC
SAIGON 1954 - Operation Passage to
Freedom - by Howard Sochurek
Có lẽ ghe thuyền dùng sào tre đưa hàng lên
bán cho người trên tàu
[hình manhai]
Em tôi còn để lại một thành phố Sài-gòn
trong đó có tuổi trẻ của tôi, của em tôi, thấp thoáng đâu đó nơi
đầu đường, cuối chợ Vườn Chuối, ngày nào ba mẹ con dắt díu nhau rời
con tầu khổng lồ Marine Serpent, miệng còn dư vị hột vịt lộn, người
dân Sài-gòn trên những ghe nhỏ bám quanh con tầu, chuyền lên boong,
trong những chiếc giỏ lủng lẳng ở đầu những cây sào dài. Hai anh
em mồ côi cha vừa mới mất Hà-nội, ngơ ngác nhìn thành phố qua những
đống rác khổng lồ nơi đại lộ Hàm Nghi, qua ánh điện chói chang, sáng
lòa trên mặt sông, trên những con tầu đậu nối đuôi nhau suốt hai
bên bờ vùng Khánh Hội, và đổ dài trên những con lộ thẳng băng. Qua những
lần đổi vai đòn gánh của bà mẹ, từ cháo gà, miến gà, tới cháo lòng,
bún riêu, bánh cuốn... Qua ánh mắt thất vọng của Người. Bốn anh chị
em, bây giờ chỉ còn hai đứa, vậy mà cũng không nuôi nổi. Cuối cùng cả
ba mẹ con đành lạc lối giữa những con hẻm chi chít, chằng chịt vùng Bàn
Cờ. Tôi đi làm bồi bàn cho tiệm chả cá Thăng Long, làm trợ giáo, cố
gắng tiếp tục học. Em tôi điếu đóm, hầu hạ một ông cử già, bà con với
anh Hoạt, chồng người chị họ. Anh Nguyễn Hoạt, tức Hiếu Chân, bị bắt
chung với Doãn Quốc Sĩ, sau mất ở trong khám Chí Hòa, chính quyền CS
bắt phải hủy xác thành tro, trước khi mang ra khỏi nhà tù.
Một Sài-gòn trong có quán cà phê Thái
Chi ở đầu đường Nguyễn Phi Khanh, góc Đa Kao. Bà chủ quán khó tính,
chỉ bằng lòng với một dúm khách quen ngồi dai dẳng như muốn dính
vào tuờng, với dăm ba tờ báo Paris Match, với mớ bàn ghế lùn tịt.
Trên tường treo một chiếc dĩa tráng men, in hình một cậu bé mếu máo,
tay ôm cặp, với hàng chữ Pháp ở bên dưới: "Đi học hả? Hôm qua đi rồi
mà!"
Đó là nơi em tôi thường ngồi lỳ, trong khi
chờ đợi Tình Yêu và Cái Chết. Cuối cùng Thần Chết lẹ tay hơn,
không để cho nạn nhân có đủ thì giờ đọc nốt mấy trang Lục Mạch Thần
Kiếm, tiểu thuyết chưởng đăng hàng kỳ trên nhật báo Sài-gòn,
để biết kết cục bi thảm của mối tình Kiều Phong-A Tỷ, như một an
ủi mang theo, thay cho những mối tình tưởng tượng với một cô Mai, cô
Kim nào đó, như một nhắn nhủ với bạn bè còn sống: "Đừng yêu sớm quá,
nếu nuốn chết trẻ." Chỉ có bà chủ quán là không quên cậu khách quen.
Ngày giỗ đầu của em tôi, bà cho người gửi tới, vàng hương, những lời
chia buồn, và bộ bình trà "ngày xưa cậu Sĩ vẫn thường dùng."
"Sao không hát cho những người vừa nằm xuống..."
Đã có một thời, tôi không sao chịu nổi. Chúng
rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi tên thảm
kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ
dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm
chán. Nhớ những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê
Văn Duyệt-Phan Đình Phùng gần nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích
Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt hải lắc đầu, rồi lại hớt hải
chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường Gia Long. Buổi
sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt
nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu
đường. Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa
Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở
thành người lớn.
Nhớ, nhớ..."Nếu mai không nở, anh đâu biết Xuân
về hay chưa...", em tôi vẫn thường nghêu ngao một mình trước
khi bỏ đi.
Như những lời chúc dữ, chúng báo trước một
Miền Nam mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.
Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn âm
ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi, để cho Sài-gòn của bạn
sáng ngời.
|
|