Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
 Thơ Mỗi Ngày | Chân Dung | Jennifer Video
Nhật Ký Tin Văn / Viết mỗi ngày


Last Page

Merry Christmas and Happy New Year To All


Tin Văn & NQT

Christ on the Cross

Christ on the cross; his feet touch the earth.
The three crosses are of the same height.
Christ is not in the middle. He is just the third.
The black beard grazes his chest.
His face is not the one seen in engravings.
It is severe, Jewish. I do not see it
And I will keep on searching for it
until my last step on earth.
The fractured man suffers and says nothing.
The crown of thorns tortures him.
He does not hear the jeers of the crowd
that has seen him in agony so many times,
his or another's, it makes no difference.
Christ on the cross. Chaotically
he thinks about the kingdom that perhaps awaits him,
he thinks about the woman who was not his.
He is not able to perceive theology,
the indecipherable Trinity, the Gnostics,
the cathedrals, Occam's Razor,
the purple, the miter, the liturgy,
Guthrum's conversion by the sword,
the Inquisition, the blood of the martyrs,
the savage Crusades, Joan of Arc,
the Vatican casting its blessing over armies.
He knows that he is not a God and that he is a man
who dies with the day. It makes no difference.
What he does feel is the hard iron of the nails.
He is not a Roman, not a Greek. He whimpers.
He has left us some splendid metaphors
and a doctrine of forgiveness that can
do away with the past. (That phrase was
written by an Irishman in prison.)
The soul searches for its end, hurriedly.
Night has fallen. He has died now.
A fly crawls over the still flesh.
Of what use is it to me that this man has suffered,
if I am suffering now?

Kyoto. 1984
-A.C.
J.L. Borges: Selected Poems, ed Penguin. 

Chúa trên Thập Tự

Chúa trên thập tự, chân Người chạm đất
Ba cây thập tự cùng một chiều cao
Chúa không ở giữa
Người thứ ba
Chòm râu đen sượt qua ngực
Mặt không phải mặt, như được nhìn thấy trong những bức tượng tạc.
Khắc khổ, Do Thái. Tôi không nhìn.
Và tôi sẽ tiếp tục kiếm
Tới bước chân cuối cùng của mình trên mặt đất
Thân hình Người vỡ vụn, đau đớn nhưng không nói gì
Cái vòng gai tra tấn Người.
Người không nghe những lời chế nhạo của đám đông
Chúng nhìn thấy Người trong cơn thống khổ, hấp hối rất nhiều lần
Cơn thống khổ của Người, hay của một người nào khác thì cũng đâu có chi khác biệt.
Chúa trên Thập Tự. Hỗn độn
Người nghĩ về Vương Quốc đang đợi chờ Người
Người nghĩ về người đàn bà không phải của Người.
Người không thể cảm nhận thần học
Trinity không sao giải, the Gnostics,
The cathedrals, Occam’s Razor

the purple, the miter, the liturgy,

Cải đạo bằng gươm của Guthrum
Toà án dị giáo, máu của những kẻ tử đạo
Những cuộc Thập Tự Chinh tàn bạo, Joan of Arc
Điện Vatican chúc phúc những đạo quân của nó.
Người biết Người không phải là Chúa, chỉ là một người đàn ông
Người đàn ông này chết cùng với ngày này. Đâu có gì khác biệt.
Điều mà Người cảm thấy là mũi đinh sắt nặng
Người không phải La Mã. Không phải Hy Lạp. Người rên rỉ
Người để lại cho chúng ta một vài ẩn dụ thần sầu
Và một học thuyết về tha thứ
Nó có thể huỷ bỏ, triệt tiêu, làm thịt…  quá khứ
[Câu này được viết ra bởi 1 tay Ái nhĩ lan trong tù]
Linh hồn tìm kiếm sự tận cùng, hối hả.
Đêm xuống. Người chết vào lúc này.
Một con ruồi bò trên thịt tươi.
Ích chi đâu, với tôi, chuyện người đàn ông này đã đau khổ
Khi chính tôi đang đau khổ, vào lúc này?

Trong“Chống lại thơ không thể hiểu được, Against incomprehensible poetry”, Czeslaw Milosz viết:

Văn chương và nghệ thuật tách ra khỏi tinh thần Ky Tô, và tiến trình này từ từ, bắt đầu sớm sủa, vào lúc những nhà nhân học thời kỳ Phục Hưng khám phá ra những nhà thơ, triết gia cổ, đám này xúi họ xúm lại bảo vệ cái gọi là Lý Trí. Tiến trình này tiến nhanh khốc hại, là do sự hỗ trợ của sự xuất hiện của cái nhìn thế giới có tính khoa học của thế kỷ thứ 19. Cũng đúng thời kỳ này, thơ đụng những câu hỏi về ý nghĩa cuộc đời, đếch làm sao trả lời được! Trong cái móc nối này, nhà thơ đại diện hiển hách nhất đương thời của nó, là Samuel Beckett.

Literature and art have become separated from Christianity. This was a gradual process which began as early as when the Humanists of the Renaissance discovered the ancient poets and philosophers, which induced them to defend the laws of Reason. This process accelerated dramatically upon the appearance of the scientific worldview in the nineteenth century. At the same time, or, to be more precise, due to the same cause, poetry entered into territory where questions about the meaning of life find no answer, where the mind grapples with an absence of meaning. In this connection, the most representative contemporary poet is Samuel Beckett.
Czeslaw Milosz: “Against incomprehensible poetry”, trong “To Begin Where I Am”

Đây là 1 bài viết rất quan trọng, với riêng Czeslaw Milosz. Có thể nói, cả đời ông bị mắc míu với Ky Tô giáo, và những vấn đề mà nó gây ra đối với ông, đối với việc làm thơ của ông.
Trên TV dịch nhiều thơ, nhưng có lẽ đã đến lúc, dịch những bài viết quan trọng về thơ!
Gấu tính đi hai bài, của Czeslaw Milosz; một, viết về Oscar Milosz, người bà con, và cũng là Thầy của Czeslaw Milosz.
Và bài trên, “Chống lại thơ đếch hiểu được”.

Về Oscar Milosz, đã có bài của Kundera. 

L'INTOUCHABLE SOLITUDE D'UN ÉTRANGER (Oscar Milosz)

Toronto bị tuyết, bão, băng, khu Gấu mất điện mất 3 ngày.
Mới có lại, 11.27. AM 23.12.2013

&

Y chang Mậu Thân, Xề Gòn mất điện, ngồi chờ hỏa tiễn VC bay ngang qua đầu, viết Kiếp Khác:

Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...

Thơ Mỗi Ngày

*

Tomas Transtromer

NIGHTBOOK PAGE

I stepped ashore one May night
into a chilly moonlight
where grass and flowers were gray
but their scent green.

I drifted up a slope
in the colorblind dark
while white stones
signaled back to the moon.

A time span
several minutes long
fifty-eight years wide.

And behind me
beyond the lead-shimmering waters
was the other coast
and those in command.

People with a future
instead of faces.

Trang sách đêm

Tôi bước lên bờ, một đêm tháng Năm,
Vào một đêm trăng lạnh
Nơi cỏ và hoa thì màu xám
Nhưng mùi của chúng, xanh

Tôi giạt lên một triền dốc
Vào một màu tối mù lòa
Trong khi những khối đá, trắng
Dội ngược về con trăng

Một mẩu thời gian
Mươi phút trải, dài
Tám mươi tám năm, rộng

Và đằng sau tôi
Quá những vùng nước trộn trạo màu chì
Là một bờ biển khác
Và những gì mà nó chủ trì, điều khiển

Những con người với tương lai
Thay vì những bộ mặt.

KYRIE
Sometimes my life opened its eyes in the dark.
A feeling as if crowds moved through the streets
in blindness and angst on the way to a miracle,
while I, invisible, remain standing still.

Like the child who falls asleep afraid
listening to his heart's heavy steps.
Long, long, until morning slips its rays in the locks
and the doors of darkness open.
Kyrie
Đôi khi đời tôi mở những con mắt của nó, vào bóng tối
Một cảm nghĩ, như thể những đám đông di chuyển trên đường phố
Trong mù lòa, và sợ hãi, trên đường tới phép lạ
Trong khi tôi, vô hình, đứng một cục, mình ên

Như đứa trẻ thiu thiu ngủ sợ
Nghe những bước chân nặng nề của trái tim của nó
Dài, dài, cho tới khi buổi sáng chiếu những tia qua lỗ khóa
Và những cánh cửa của bóng tối mở ra

Madrigal

I inherited a dark forest where I seldom walk. But there will come a day when the dead and the living change places. Then the forest will be set into motion. We aren't without hope. The most difficult crimes remain unsolved despite the efforts of many police. In the same way that somewhere in our lives there's a great unsolved love. I inherited a dark forest but today I walk in another forest, the light one. Every living thing that sings wriggles sways and crawls! It's spring and the air is intense. I have a degree from the university of oblivion and I'm as empty-handed as the shirt on the clothesline.

Lướt Tin Văn

The Dream
Is it sweet to have unearthly dream?
[Có giấc mơ siêu phàm có ngọt ngào chăng?]
A. Blok

Was mine a prophetic dream or wasn't it?
[Còn của tôi, thì là tiên tri, hay không phải, hay ngược lại?]
Akhmatova

Năm 1918, Blok xuất bản trường thi “12 Vệ Binh Đỏ”,  thô bạo và hung dữ, chỉ với một ước muốn trả thù tụi trưởng giả, đi giữa cơn bão tuyết trên đường phố Petrograd, cướp và giết, được dẫn dắt bởi một sức mạnh vô hình. Ở đoạn thơ cuối, bóng dáng Jesus Christ xuất hiện trong bộ đồ trắng dẫn đầu đám người hung bạo. Blok coi việc Bôn-sê-vích nắm quyền, được "chúc phúc" bởi Chúa. Nhưng ông là người đầu tiên gục ngã vì thất vọng, chết năm 1921, vì "cơn suyễn tinh thần", chữ của Andrei Bely.
Nơi Người Chết Mỉm Cười

Con Bọ, nói cho cùng, chính là hậu quả, lật ngược, của giấc đại mộng, "giấc mơ siêu phàm", chữ của Blok, của Miền Bắc.

Cái đồng bằng Bắc Bộ, nhiều bờ hơn ruộng, cái con đê ngăn chặn lũ lụt sông Hồng, ngăn chặn, không chỉ mầu mỡ, phù sa cho mảnh đất, mà luôn cả mầu mỡ phù sa cho tầm hồn con người. Những làng xóm, sau lũy tre xanh, xưa vốn là những đơn vị chiến đấu, kibbutz, chống phương bắc, sau biến thành nhà tù, với những luật lệ khắc nghiệt, những ông lý, ông tiên chỉ, ông trưởng họ, ông bố khắc nghiệt, những ông con trai coi gái làng như của riêng, trai làng bên đụng vô, là đánh cho tới chết...

Trong tình cảnh khốn khổ khốn nạn như thế, người và đất nhìn về Miền Nam như là vị cứu tinh của nó, và chủ nghĩa Cộng Sản chính là "thiên sứ", kẻ đem tin mừng đến cho họ. Trong một bài viết về bài thơ Điện Biên, của Tố Hữu, Gấu này đã muờng tượng ra điều trên: Cảnh Tố Hữu mô tả, nhà nhà đỏ đèn đỏ lửa, là có thật, không phải nhà thơ phịa ra, như chính ông tự thú khi về già.
Là thi sĩ, là một tay CS thứ thiệt, khi còn trẻ, ông nhìn ra ngày hội, " trong tương lai," ["chỉ có điều mình phịa như thực", qua trí óc non nớt của ông], do chủ nghĩa CS, bắt đầu bằng chiến thắng Điện Biên, mang lại.
Nhưng, không ai nhìn ra được con bọ. Không ai nhìn ra được giấc mơ tiên tri của Akhmatova. Nữ thi sĩ người Nga này, được coi là một nàng Cassandra (1), Bà Đồng, người 'đọc ra điều dữ', mà chẳng ai thèm tin.

(1) Cassandra. In Greek mythology, Cassandra ("she who entangles men") (also known as Alexandra) was a daughter of King Priam of Troy and his queen Hecuba, who captured the eye of Apollo and was granted the gift of prophecy. However, when she did not return his love, Apollo placed a curse on her so that no one would ever believe her predictions.
Nguồn
*
Lúc ấy khoảng 5 rưỡi hay 6 giờ chiều ngày 7-5. Rừng nhá nhem tối mới có điện từ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện 'Hỏa tốc, hỏa tốc - Ngựa bay lên dốc' ấy là có thật (...) chứ làm gì có 'Đuốc chạy sáng rừng', với 'Làng bản đỏ đèn đỏ lửa' (...) Thực tế lúc ấy, nhìn ra xung quanh, rừng tối mù mù (...) Vậy thì loa với ai, thế mà vẫn loa kêu từng cửa (...) Làng bản đỏ đèn đỏ lửa (...). Này xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn chuyện phịa. Chỉ có điều mình phịa như thật, nên người ta tha cho.
Tố Hữu

"Balzac mô tả cái nón, là bởi vì có người đang đội nó".
Đằng sau những loa dậy đất, đèn đuốc đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta phải hiểu như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống ở mảnh đất Điện Biên.

Như chúng ta đều biết, giấc mơ đã không trở thành hiện thực, và đó là những cay đắng giấu kín đằng sau nụ cười hiền như Phật của Tố Hữu.

NQT: Đọc Chân Dung & Đối Thoại của Trần Đăng Khoa
*
Trong lời tựa, cho cuốn Trò Đời, La Comédie Humaine, Balzac cũng nhắc tới giấc đại mộng đó, khi tóm gọn mục đích của tác phẩm của ông, [bản tiếng Anh]:

"The original idea of a human comedy came to me like a dream, like one of those impossible projects which one cherishes and which one allows to fly away: a chimera that smiles, that shows its feminine face and then unfurls its wings, returning to the fantastic heavens. But the chimera, like many chimeras, evolves into reality; it has its demands and its tyranny which one must accede to. This idea originated in a comparison of the human world and the animal world."
[Tạm dịch: Ý nghĩ nguyên thuỷ về một trò đời, tới với tôi như một giấc mơ, như một trong những dự phóng bất khả, vô phương thực hiện, mà một con người mân mê, xuýt xoa, hít hà với nó; một giấc mơ ngông cuồng, bay bổng, như một con quái vật, khoe cái bộ mặt đàn bà của nó ra, rồi giương đôi cánh bay về thiên đàng, hay địa ngục. Nhưng, như mọi giấc mơ quái đản, nó len lén tìm cách ở lại với thực tại, nó có những đòi hỏi của nó, tính toàn trị, độc tài, bạo chúa của nó, và con người phải cúi đầu thần phục. Cái ý nghĩ thoạt kỳ thuỷ là như thế đó, đong đưa ở giữa thế giới con người và thế giới con vật].

Tuyệt cú mèo!

Cứ như thể me-xừ Balzac này nhìn ra con bọ, từ hư không, từ hư vô, từ khi chưa có gì hết.
Dưng không trồi lên sự thực. [TTT: Cát Lầy]
Nếu chúng chiếm được cuộc đời, ta trở thành hư vô. TTT, sđd.

Thảo nào, Nguyễn Huệ của NHT, ra Bắc, lại hành động thô bạo đến như thế:  Ấy là cũng chỉ mong một sự cứu rỗi!
-Quân đâu, hãy nhét "cái món đó" vô miệng thằng chả cho ta!

Nhắc đến ông, có ông liền.

- "Tuổi 20 yêu dấu" và bây giờ là “Tiểu long nữ” - những cuốn tiểu thuyết không thực sự có được chiều sâu như những tác phẩm trước đây của ông. Ông nghĩ gì nếu những cuốn sách này ra đời sẽ khiến cho những người yêu mến Nguyễn Huy Thiệp thất vọng?

- Như tôi đã nói, cuốn sách viết ra chỉ nhằm mua vui và kiếm tiền. Thú thực, lúc đầu tôi cũng có chút ngượng ngùng, không định ký tên vào cuốn sách. Tôi biết, Tiểu long nữ có thể khiến nhiều người thất vọng về tôi, nhưng con người ta cũng phải có mặt này mặt nọ, không thể cứ đứng mãi trên đỉnh cao như thế được, mệt mỏi lắm.
Nguồn

Vừa mệt mỏi lắm, vừa hơi bị chóng mặt.

(1) Cassandra

Tuyệt tác thế giới

*

Cassandra, nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, được thần Apollo ban cho tài tiên tri, nhưng do từ chối tình yêu của Apollo nên bị thần trù eỏ, mi tiên tri, nhưng đếch ai tin điều mi tiên tri.
Trong bi kịch Agamemnon của Aeschylus, Cassandra cảnh cáo đám Mít Miền Nam, đừng rước Yankee mũi tẹt vô, đừng đuổi Yankee mũi lõ. Đếch ai nghe. Thế là mất mẹ Miền Nam. Đến lúc đó, lời tiên tri mới thành hiện thực!

Hà, hà!

Nhưng ít người biết số phận của Cassandra, sau khi thành Troy bị mất. Em bị Yankee mũi tẹt bắt, hãm hiếp, và trao cho Víp Va Ka, Trùm VC nằm vùng, làm bồ nhí.
Nhưng sau
đó, em bị ám sát, và thê thảm là, em nhìn thấy trước tất cả những điều này!


Sách & Báo

*

La rature de Camus

PAR KAMEL DAOUD

Quand l'auteur de « Meursault, contre-enquête » se retrouve à Yale face à un manuscrit de l' écrivain.

Yale est un temple. A la manière du« Jeu des perles de verre» de Herman Hesse. Parce qu'autour la ville de New Haven est assombrie par le chômage, agitée par la violence et la Question raciale (avec majuscule), objet de malaise entre la peau et le drapeau aux États-Unis. Un univers de facultés, de pierre et d'arbres géants incendiés par les automnes vifs. «l'arbre est le seul ancêtre visible en Amérique. Le pays manque d'histoire ancienne et s'accroche à ses arbres», m'a dit mon éditrice américaine, C'est là que j'ai donc croisé le manuscrit du « Mythe de Sisyphe» d'Albert Camus. L'université l'a acquis auprès d'un collectionneur israelien il y a longtemps. On accède à la relique par le rite du formulaire, la fouille et le silence: un texte reconstitué feuille par feuille. Une écriture qui surprend: autant le style de cet homme est une rigueur de chiffres, autant sa calligraphie est une étreinte étouffée d'encre et de brusqueries. Une écriture noueuse, pressée, écrasée, raturée presque de l'intérieur, née d'un soufflé court, pas d'une ample inspiration. L'homme écrivait en évitant l'écriture, presque, en la subissant comme une corvée. En l' étreignant au cou. Sur le papier mince, la rature était plus ample, plus vaste que la phrase. La rature était l'écriture. Fascinante, comme un second livre jumeau, palimpseste. La rature est le murmure assourdi à 1'oreille. Le rêve éveillé d'un livre second, caché, vieux mythe du Lecteur assidu, du copiste du MoyenAge, de l'herméneute. Déchiffrer la rature, c'est surprendre alors le temps dans son imperfection. Coincider avec le présent d'autrefois au moment même de son hésitation essentielle, fondamentale. Enquêter pour ramener le livre à l'homme et à son souffle mal cadencé. L'ajout, la rature, le biffé sous la respiration. Lire le manuscrit est une expérience directe de la respiration, on y entend le haletement du marcheur, on y distingue le bruit de la terre sous la semelle. Le manuscrit est le lieu où le livre n'a pas effacé ses autres possibilités, C'est un lieu avec des échos, sonore mais figé dans l'étoilement d'une encre tombée. Cet espace contraire au définitif de tout livre, parce que surpris dans sa hâte vers la parure.
Mais ce ne fut pas une simple expérience esthétique. Le manuscrit est aussi le corps le plus entonnant de la mort. Il ne se décompose pas mais décompose le reste . C'est le corps dur d'une apparition permanente. Car la survivance de la calligraphie suppose la mort. Sans cela, on est dans le brouillon. Je regarde, dans l'écriture du« Mythe de Sisyphe», le reflet impossible d'un visage piétiné par l' absence. Avec l'impression que, parfois, un homme écarte le feuillage touffu d'un buisson écrit, et me fixe. Une heure plus tard, à feuilleter la relique, j'ai fini par avoir cette certitude, trop violente, raccourcie à l'extrême, que je feuilletais ma ... propre mort. Tout manuscrit est terreur glorieuse pour l'écrivain, Le bras coudé, les doigts qui serre la plume, le muscle, tout cela n'existe plus et ne reste que cette tension lumineuse des choix des mots et qui est le style. Un mort me regardait. Et j'étais promis it cette mort dont je tenais Ie corpus entre mes mains. Pensée noyée: meme Dieu n'a pas resiste à écrire des livres pour affermir son éternité.
Je m'essayai alors au jeu: respirer lentement, pour retrouver le rythme exact de cette écriture. Son jeu de poumons et de concentration. Comme m'allonger dans un autre corps. Le papier du manuscript était fin, m'obligeait à l'attention qu'on prête au chuchotis. Feuilleter était «approcher». Le manuscrit est ce qui reste du labyrinthe, il en est la solution, la tangente occultée. Du coup, le lire, c'est un dépérissement du mystère convenu du livre mais aussi un tatonnement voulu: retoucher, en
fermant les yeux, un corps désiré, pour en reconstruire la jouissance au bout de l'occultation. On s'exerce alors au renouvellement de la rencontre. Restaurer le moment rêvé d'avant le choix du mot. Au moment exact de ce mot, a-t-il hésite? Un cri dans la rue? La quotidiennete derrière la vitre de l'éternité.
Au dos d'un des feuillets, une date: 25 mai 1938. C'est au dos d'une note du conseil d'administration d'Alger republicain, le journal de l'époque, que Camus a continué d'écrire son livre. Le chapitre censuré, consacré à Kafka. Une double feuille volante tamassée dans une rédaction.
Le palimpseste est un démenti de l'éternité. Dans les religions des livres, on peut vous tuer pour cela +

A feuilleter la relique, j'ai fini par avoir cette certitude, trop violente, que je feuilletais ma ... propre mort.

Kamel Daoud, tác giả "Phản Điều Tra” - 1 cách nào đó, có thể hiểu, đây là “Kẻ Xa Lạ” của Camus, được viết lại, từ phía “bị cáo, nạn nhân, từ 1 tên cô lô nhần” - được Goncourt, tới đại học Yale, và được đọc bản thảo cuốn “Thần Thoại Sisyphe”, của Camus, và đi 1 đường về nó
Một bản văn tiếng Tẩy đẹp như mơ.
Tin Văn sẽ cố chuyển ngữ, và sẽ cố làm bật ra tinh thần của bản văn!

A feuilleter la relique, j'ai fini par avoir cette certitude, trop violente, que je feuilletais ma ... propre mort.
Đọc “thần vật”, la relique, cổ vật, giở nó, tôi đạt tới cảnh giới, có được cái xác quyết, tôi đang giở cái chết của chính tôi!

*

Kamel Daoud, prix Goncourt du Premier roman
Hụt năm ngoái, năm nay OK!

Dans "Meursault, contre-enquête", le journaliste et romancier algérien proposait une relecture de "l'Etranger" de Camus.

Le journaliste et romancier algérien Kamel Daoud a reçu ce mardi 5 mai le prix Goncourt du Premier roman pour «Meursault, contre-enquête» (Actes Sud). Dans ce spin-off de «l’Etranger», Daoud fait parler le frère de l’Arabe tué par Meursault dans le livre d’Albert Camus. Il donne un nom à cet illustre inconnu, Moussa, et raconte son histoire - manière de relire un classique sous l’angle du non-dit colonial. L’autre côté de l’histoire, en somme.

Ký giả, tiểu thuyết gia người Algérie, Kamel Daoud, đã được Goncourt của cuốn đầu tay, với cuốn “Meursault, Phản điều tra”. Trong cuốn tiểu thuyết “tháo gỡ” [spin-off, by-product] “Kẻ Xa Lạ”, Daoud đã để cho người em trai của tên Ả Rập bị Meursault làm thịt, lên tiếng, và cách nói, kể.. ở đây, một cách nào đó, đề nghị đọc lại 1 cuốn tiểu thuyết cổ điển, dưới góc cạnh “non-dit”, không-nói, mang tính thực dân thuộc địa. Từ phía bên kia lịch sử, có thể nói như vậy.

Dans une récente interview au «New Yorker», Daoud, célèbre en Algérie pour ses chroniques tonitruantes, présente son livre comme «une manière d’analyser l’œuvre de Camus, […] de la faire relire par un Algérien et par des lecteurs d’aujourd’hui.»

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với tờ "Người Nữu Ước", Daoud, nổi tiếng tại Algérie do những bài ký sấm sét của mình, đã coi cuốn sách, như là 1 cách phân tích tác phẩm của Camus… và đề nghị đọc lại nó, bởi 1 tên Algérie, và bởi giới độc giả bây giờ.

Il ne faudrait pas résumer le roman à cette seule démarche. Il a sa propre histoire à raconter, celle de Haroun, le frère de Moussa. Il parle sa propre langue, bien plus ronde que la camusienne. Mais c’est bien l’ouverture du roman, dans laquelle le narrateur reproche à Camus d’avoir glosé sur l’absurdité de la condition humaine en taisant la violence de la condition coloniale, qui s’est imposée comme le texte le plus fort paru l’année dernière.

Đừng tóm tắt cuốn sách bằng phương pháp độc nhất này. Ông ta có tiếng nói của ông ta. Tròn trịa hơn của Camus. Nhưng chính ở đoạn mở ra cuốn tiểu thuyết, người kể chuyện đã trách cứ Camus, đã chú giải tính phi lý của phận người, bằng cách làm lặng câm bạo lực giáng lên phận người thuộc địa

Sorti en 2013 en Algérie et en juin dernier chez nous, le roman de Kamel Daoud a connu un très joli succès. Il a notamment été finaliste du grand Goncourt, en novembre, et a reçu le prix des Cinq Continents. Aujourd’hui, tandis que son auteur se trouve menacé par un appel à la fatwa, il s’exporte. Il paraîtra en juin aux Etats-Unis, où «l’Etranger» est un classique révéré, sous le titre «The Meursault Investigation».

L'Académie Goncourt a par ailleurs remis d'autres prix. Le prix de la Poésie/Robert Sabatier, lui, va à William Cliff, et celui de la Nouvelle à Patrice Franceschi pour «Première personne du singulier» (Points Seuil).



*

Sách xôn.
Cuốn đầu tay, nhưng có lẽ là cuốn hay nhất của Kadaré

"Như một con chim kiêu ngạo và cô độc, bạn sẽ bay trên đỉnh những ngọn núi thầm lặng và bi thiết kia, kéo những con người trẻ tuổi đáng thương của chúng ta, ra khỏi chốn bấu víu hiểm nguy, lởm chởm đá nhọn kia." Đó là viễn tượnng của viên tướng Ý, trên đường đi cùng một vị tu sĩ buồn bã, cả hai có nhiệm vụ tới Albania nhặt nhạnh xương cốt của những binh sĩ của ông ta, đã ngã xuống hai mươi năm trước. Ông ta bắt đầu thực hiện những bổn phận, theo một nghĩa rất ư là lớn lao, rất ư là hiển hách, và cho rằng, chỉ những trách nhiệm cao cả như thế đó mới xứng đáng với cương vị một viên tướng. "Trách nhiệm mà ông đang thực hiện, thì có đâu thua gì sự cao cả của những người Hy Lạp, những cư dân thành Troy, sự trang nghiêm của những nghi lễ cúng tế, an táng thời Homer." Vị tướng thấy mình ở trong một xứ sở u ám, mưa liên miên, dân chúng thì u sầu ủ rột, như lúc nào cũng ăn năn, sám hối một điều gì, và trong một không khí như thế, ông ta bắt đầu thực hiện cái trách nhiệm cao cả của mình, là thu gom những tro than, những xương tàn của một đội quân đã nằm xuống trong tan hoang rã rời. Dần dà, và không thể tránh được, ông thấy mình đối đầu với những thực tại điêu đứng của quá khứ, và bị ám ảnh bởi tính phù phiếm, vô vị, chẳng ra cái thống chế gì, chính là nhiệm vụ cao cả của mình. Bao nhiêu dự  tính, bao nhiêu mộng đẹp, cao cả mà ông vẽ ra từ những thuở nào, nay trở thành cơn ác mộng cá nhân, của riêng ông, khi, mớ xương cốt của viên đại tá ghê tởm, Colonel Z, được một bà già điên khùng ném, ngay dưới chân ông…

Kadare trả lời tờ ML

Kadare Man Booker 2005

Nguyễn Huy Thiệp lọt vô chung kết Man Booker!

TLS số đề ngày 1 Tháng Bẩy, mục Sổ Tay, bàn về giải Man Booker Quốc Tế, khác với Booker Prize, dành cho nhà văn Hồng Mao, cho biết một "tin động trời", đối với đám viết lách người Mít: Có tên Nguyễn Huy Thiệp trong danh sách những tác giả thượng hảo hạng, fisrt rate, được ban giám khảo lọc ra để lấy người đoạt giải.
TLS trích lời một ông giám khảo [Alberto Manguel], trên tờ Spectator  tháng vừa qua [Tháng Sáu], "trong danh sách những tác giả thượng hạng... chúng tôi đã phải gạt bỏ Peter Handke, Antonio Lobo Antunes.... Nguyen Huy Thiep, Pascal Quignard, và Christa Wolf, tất cả những người này đều, hoặc chưa được dịch sang tiếng Anh, hoặc đã dịch nhưng nay tuyệt bản".

*
*

Xôn. Mới tinh.
Mới ra lò, 2015.
Bài intro tuyệt lắm. Của chính tác giả, Murakami. Lèm bèm về viết.
Gấu không khoái Murakami. Nặng đô sex. Già, đọc mệt lắm. Trẻ, OK.
Oe cũng chê giống Gấu. Murakami coi sex là cách nhập thân, ở đời.

*

Những giấc mơ, và “sex”, là rất quan trọng, trong việc thám hiểm, khai phóng cái phần vô danh, chưa được biết tới, ở trong con người của bạn.

[Phỏng vấn  nhà văn Nhật Bản Huraki Murakami]

Lời giới thiệu: 

Trong "Chuyện Nghề" (The Writer's Apprenticeship), Borges viết:
Nghề văn, nghề thơ, là một nghề kỳ cục. Chesterton có nói: "Chỉ có một điều cần - tất cả mọi điều." Với một nhà văn, tất cả mọi điều là một từ không chỉ có nghĩa "bao gồm"; phải hiểu theo nghĩa đen của nó. Thí dụ, một nhà văn cần sự cô đơn, và anh ta được chia phần, của nỗi cô đơn. Anh ta cần tình yêu, anh ta được chia, tình yêu, và luôn cả, tình yêu không được chia.

Theo một nghĩa nào đó, nhà văn là một kẻ mơ-ngày, a day-dreamer, một kẻ sống cuộc đời kép. Anh ta bắt đầu viết, bằng cách bắt chước những nhà văn mà anh ta thích. Đó là cách nhà văn trở thành chính mình, bằng cách làm mất bản thân - cung cách kỳ cục của một cuộc sống kép, sống hết mình trong thực tại này, cùng lúc, trong thực tại khác - thực tại mà anh ta sáng tạo ra, thực tại "của những giấc mơ".

 Một cuộc sống kép, sống hết mình trong thực tại này, và cùng lúc, trong một thực tại khác... Một kẻ mơ ngày.... Murakami có lẽ cũng nghĩ như vậy, khi ông cho rằng, viết, là một cách mơ mộng, nhưng mà trong tình trạng tỉnh thức, “écrire, c’est comme rêver éveillé”


Thông điệp gửi thế kỷ 21
Viết mỗi ngày

Phạm Hải Anh


CULI

"Ngàu...ngàu... ngàu", con Culi vẫn kêu giật lên từng cơn. Hôm nay là ngày thứ ba nó giở chứng. Bát cơm của nó vẫn đầy nguyên dù chị đã mua hẳn một con cá mè rán vàng lên dầm cho nó ăn. Chị thở dài đứng lên.
Bà cụ vẫn ngồi ở vị trí cố định, đầu gục xuống ngáy khe khẽ. Chị đập tay vào vai mẹ:
-Mẹ ngủ gật à?
Bà già ngơ ngác ngẩng lên, cặp mắt mờ đục hướng về phía màn hình tivi:
-Ngủ đâu, mày bật tivi to tiếng lên một tí, chả nghe thấy gì sất.
-Phim hết từ lâu rồi mẹ ạ.
-Sao tao vẫn nghe thấy tiếng nói?
-Đấy là chương trình tiếng Pháp. Thôi khuya rồi, mẹ đi ngủ đi.
Bà cụ thở dài có vẻ phật ý, rờ rẫm đi về giường mình. Chị đi một vòng khóa cửa, khép chặt các cửa sổ. Trời vẫn oi, giá mở cửa sổ ra thì thoáng hơn nhưng chị không dám, sợ Culi xổng ra ngoài đi mất... Bà cụ vẫn lục sục ở giường mình, làu bàu gì đó một lúc thì im hẳn. Chỉ có tiếng Culi vẫn gào, giận dữ, tuyệt vọng. Chị cố gắng nhắm mắt lại dỗ giấc ngủ. Nhưng vô ích. Con Culi cào vào màn chị nức nở. Chị luồn tay, vạch màn bế nó vào, vỗ nhẹ lên lung nó. Culi rên rỉ khe khẽ. Chị ép cái cơ thể oằn oại của nó vào ngực mình, vuốt vuốt. Nhưng con Culi bất chợt giãy ra. Móng nó cào toạc một đường đau nhói đúng chỗ hõm giữa khe vú chị. Quá quắt lắm! Chị vứt con mèo ra khỏi màn, hai tay ôm lấy vết xước trên ngực. Và nước mắt cứ thế tuôn ra trên chiếc giường trống trải...

Chính anh ta đã đem con mèo đến cho chị. Tính chị xưa nay sạch sẽ, ghét mèo, nhất là mèo cái. Nhưng anh ta bảo nếu em không nuôi thì vứt nó đi, anh không còn chỗ nào để mang nó đến nữa. Nó đã phiêu bạt qua tay mấy chủ. Mới hơn ba tuần đã bị tách mẹ, đưa đi. Nó nhớ mẹ , gào cả đêm làm người chủ mới không chịu được, trả về. Người thứ hai chê nó là mèo cái, sợ bẩn. Người thứ ba lại có một con chó dữ. Nó suýt bị chó nhai sống, may mà trốn được vào gầm tủ, run như cầy sấy. Đến nhà chị nó vẫn còn run, chỉ kêu khe khẽ như khản cổ và chúi đầu vào bóng tối trốn người. Chị bảo nó nhát thế nên đặt tên là Culi. Chị tìm một cái hộp các tông, lót tấm áo cũ, đặt nó vào. Lúc ấy, anh ta đặt tay lên lưng chị, bảo: "Anh biết là em sẽ làm thế!" Giọng anh ta thật ấm, bàn tay cũng ấm làm cả người chị nóng ran lên.
Anh ta hay đến thăm Culi. Lần nào cũng mang quà. Khi thì là một túi nilông đầy đầu cá biển, khi thì mớ cá dầu. Những con cá bé bằng đầu ngón tay, trắng nhợt. Nhưng Culi lại thích. Nó dụi cả người vào chân anh ta, ngoeo ngoeo nũng nịu. Anh ta thường ngồi ở ghế kia, tự tin oai vệ. Culi tin cậy khoanh tròn trên đùi. Chị hí húi nấu mớ cá mèo trên bếp điện. Mùi cá bốc lên nồng nặc tanh tưởi nhưng chị chỉ thấy ấm cúng dễ chịu. Mẹ chị gọi anh ta là "thằng-cá-mèo". Bà cụ vốn thực tiễn, hơi thất vọng trước những món quà tanh lòm của anh ta. Nhưng Culi quí anh ta lắm. Còn chị, trong đêm thường vuốt ve bộ lông mềm mại của Culi, mỉm cười nhớ tới túi đầu cá biển và những con cá dầu. Anh ta thật chu đáo, ngộ nghĩnh và độc đáo, rất độc đáo!... Cho đến một hôm, chị đờ dại nhìn anh ta gạt Culi ra khỏi bụng mình , nồng nhiệt thế chỗ nó. Bàn tay anh ta mềm như nhung , bám miết vào những miền da thịt chị, chầm chậm lần xuống. Chị oằn người, rên rỉ, không để ý đến con Culi bị mất chỗ hoảng hốt phóng đi sau một tiếng "ngoeo" giận dữ.

Sau lần ấy không thấy anh ta mang cá tới. Culi phải ăn thịt suốt một tuần liền, chán bỏ cơm. Chị lầm lũi ra chợ mua cá mè về nấu cho nó ăn. Thế cũng xong. Đêm đêm chị vẫn ngủ với Culi. Không có ai làm phiền. Culi nằm vắt ở bụng dưới của chị, âm ấm, nằng nặng. Thỉnh thoảng chị lại mê thấy bàn tay ấy ve vuốt, Culi rên gừ gừ, dưới đất rải rác những cái đầu cá biển rữa nát, giương cặp mắt trắng đục trân trân nhìn chị. Nhưng những giấc mơ như thế rồi cũng thưa dần, nhạt nhòa đi. Chị đã từng đi qua những cơn mê còn khó chịu hơn nhiều.
Culi vẫn lớn từng ngày. Nó là vật sinh động duy nhất trong nhà, là đề tài không bao giờ cạn để chị và mẹ trò chuyện. Hôm qua nó bắt được một lúc hai con gián. Sáng nay nó bị nôn. Còn bây giờ nó nằm khoanh tròn ngay trên cái áo của bà cụ mà ngủ, cái mũi đỏ chót hếch lên trông thật đáng yêu. Mỗi người đàn ông đến chơi lại phát hiện ra một tướng quí của Culi. Đuôi nó rất dài. Bốn chân nó trắng như đi bít tất. Lông nó đặc biệt hơn tất cả các con mèo khác. Nó không hề có rận...vv...Tối tối, chị chăm chỉ pha trà, ngồi khép chân nhìn Culi trắng bông, ngoan ngoãn khoanh tròn trên những cặp đùi đàn ông khác nhau. Ngoài kia, trong bóng đên, những con mèo ráo riết rượt đuổi nhau trên mái ngói, gầm gừ, rên rỉ.
Gần nhà chị mọc lên quán "Tiểu hổ", đặc sản thịt mèo. Khách đến ăn hầu hết là đàn ông. Mỗi lần đi qua, chị cắm đầu rảo bước thật nhanh. Hơi bia, khói chả nướng, thuốc lá, mồ hôi quyện lại thành thứ mùi đàn ông đậm đặc đuổi theo chị, luồn vào tóc, vào quần áo... Khuya, chị trằn trọc trên chiếc giường rộng thênh. Đêm dạo này yên tĩnh hơn. Những con mèo lảng vảng đi đêm bị bẫy lấy thịt phục vụ quán "Tiểu hổ". Các nhà quanh vùng dần dần mất hết mèo. Chị sắm một dây xích dài, cột Culi lại. Chỉ đến đêm chị mới dám tháo xích cho nó, nhưng cẩn thận đóng hết các cửa. Culi bị nhốt quanh quẩn trong nhà. Tính nó trở nên khó chịu. Nó bỏ cơm gào suốt ngày, suốt đêm, thảm thiết như tiếng trẻ con hờn. Không có ai đến chơi. Chị kinh hoàng nghe tiếng mèo gào trong căn nhà vắng tanh, bên cạnh bà mẹ nghễnh ngãng, lòa dở đang ngồi ngủ gật trước tivi. Mẹ chị đã gần 80, còn chị năm nay 39 tuổi.

Bà hàng xóm mách chị lấy rau răm, giã vắt nước cho Culi uống. "Nó đến kì phát dục, uống cái ấy vào thì đỡ", bà ta giải thích , cười ranh mãnh. Bà quả phụ đạo đức ấy biết đủ trò quỉ quái, có lần đã bầy cho chị mua nước hoa loại hai nghìn đồng một lọ, rảy vào đũng quần lót. Nhưng lần này, món rau răm của bà ta không hiệu nghiệm. Cay quá, Culi không chịu uống, đổ vào bao nhiêu lại phun ra bấy nhiêu, nước rau răm nhuộm xanh lè cả bộ lông nó. Bà hàng xóm lại xui chị lấy thuốc ngủ nghiền cho nó uống. Culi say thuốc lừ đừ, chệnh choạng đi lại giữa nhà, chốc chốc lại ngã giúi dụi như sắp lên cơn động kinh. Kho kinh nghiệm diệt dục của bà quả phụ không giúp gì được Culi. Hôm sau, bà ta giới thiệu với chị một ông giáo người còm nhom. Ông này đã từng thiến hộ tất cả mèo đực trong khu tập thể gần nhà chị. "May ra anh ấy giúp được con mèo nhà em...", bà ta cười, nháy mắt đầy ý nghĩa. Ông giáo già nhiệt tình khám cho Culi. Giá là mèo đực, ông rạch phăng đi một nhát là xong chuyện. Nhưng mèo cái thì khó, khó lắm! Ông gợi ý chị mua hoóc-môn nam về tiêm cho Culi. "Thôi thì anh cứ hết cách giúp em!", chị khẩn khoản gửi gắm. Ông giáo già hăng hái ra hiệu thuốc tây. Cô bán thuốc ngọt ngào hỏi ông cần loại hoóc-môn nam của Pháp hay của Mỹ. Loại của Pháp hai trăm nghìn, loại của Mỹ cực mạnh ba trăm nghìn, tiêm vào công hiệu liền. Ông đỏ mặt bảo tôi chỉ cần loại rẻ nhất. Cô bán thuốc tủm tỉm cười nhìn thân hình hom hem, cái đầu uyên bác chỉ còn lơ thơ mấy sợi tóc đáng kính của ông. Cô thẽ thọt thưa bác loại rẻ nhất cũng phải trăm nghìn, mà em sợ nó chẳng giúp bác được mấy. Ông vùng vằng bỏ đi. Chị và Culi cứ chờ mãi, nhưng ông giáo già đầy tự trọng đã không quay trở lại...

Đêm ấy, chị ngồi một mình vỗ lưng cho Culi. Con vật khốn khổ oằn oại, lết lết trên sàn, đuôi cong lên, rền rĩ. Nó rúc đầu vào tay chị, tuyệt vọng cầu xin sự giúp đỡ. Nhưng chị chẳng thể nào cho nó cái điều đơn giản nhất nó cần. Chị hoàn toàn bất lực!
"Ngàu...ngàu...", tiếng Culi vẫn xói vào tai chị nhức nhối, ai oán. Nó cứ quanh quẩn bên giường chị, bứt rứt vừa cào, vừa cắn màn. Nó chỉ có chị để mà cầu cứu, để mà trách cứ. Chị nhỏm dậy đi ra phiá cửa, mở chốt. Culi chỉ chờ có thế. Nó lách mình qua hàng chấn song, phóng vút đi. Nó lao theo tiếng gọi bí ẩn từ ngàn xưa vẫn rạo rực chảy trong máu nó. Nó không biết những con mèo đực đã bị tàn sát. Nó cũng không biết những cái bẫy của quán "Tiểu hổ" đang giăng ra khắp nơi. Chỉ cầu mong một phép màu nhiệm nào che chở cho nó được yên lành.
... Chị áp mặt vào song sắt. Gió đêm lành lạnh mơn man khuôn mặt ướt nước mắt của chị. Những gương mặt đàn ông tưởng đã quên đi lại âm thầm trồi lên từ kí ức, nhắc chị rằng một mùa thu nữa sắp vèo qua. Ngoài cửa sổ, trăng sáng trắng, suông tình./.

Phạm Hải Anh

GCC đọc PHA rất sớm. Ngay từ khi có 1 cái blog, hình như vậy, và ngồi viết, từ trên 1 cái gác xép, trên 1 mái nhà ở phố cổ Hà Nội - đọc văn, thì tưởng tượng ra vậy.
Rất tinh khiết.
Sau đó, mail làm quen, cũng chẳng nhớ có phải như vậy, và được cô chuyển cho những bài viết về thơ Tầu, 1 cái thèse của cô, về Lý Bạch để lấy bằng gì đó, và những bài viết này luôn Top Ten, của Tin Văn
Như thế, cái sạch, tinh khiết của văn của cô, là cái tinh tuý của thơ Tầu.
Sau, xb mấy cuốn. Vẫn bảnh, cực bảnh, nhưng Gấu đọc, không thấy hay như hồi đầu.
Trường hợp của cô có gì giống Minh Ngọc của thời Trăng Huyết, Trái Khổ Qua.
Mê làm phim quá, văn nhạt dần.


Nhạt dần?
Có lẽ không phải như vậy.
Mất đi cái tinh khiết, và độc dần, như bị THNM [tẩu hỏa nhập ma], bởi CABK [Cái Ác Bắc Kít]?


Đồng Nhơn commented on this.

"Être amoureux, c'est se créer une religion dont le dieu est faillible."
-Paul Valéry

"Yêu có nghĩa là tạo ra một đạo giáo mà vị chúa tể của nó cũng có thể thua trận"
- Paul Valéry, André Maurois trích dẫn, trong bài Tựa cho cuốn Mê Cung của Borges

If you find Jay Gatsby sort of dismissibly nuts, as in “Why the hell should I care about a gangster who cares about nothing except stealing somebody’s wife and remaining deludedly faithful to an irretrievable past?” — well then you’re probably missing that American romantic gene. If, on the other hand, you fairly swoon at Gatsby’s “extraordinary gift for hope,” his desire for bliss unending, then you might possess a romantic readiness that’s akin to your hero.

https://lareviewofbooks.org/…/bliss-unending-why-luhrmanns-…

Đồng Nhơn's photo.

Note: Cái câu tiếng Anh, nếu là GCC, sẽ dịch, một bản “tình ca” về 1 tay găng tơ cố thay đổi cách sống của mình, để “có lại” tình yêu của cô bạn gái của mình
Regain không có nghĩa, tìm lại, mà là, có lại.
Time lost and regained, Eliot, theo GCC, là theo nghĩa này

Regards
NQT

Tẩy, perdu & retrouvé; Hồng Mao, lost & regained, có tí khác.
Ngoài ra, còn lost & found.

Saigon ngày nào của GCC

  *
manhhai
Saigon 1966 - Central Market

Have You Ever Seen The Rain?

Cháu đọc entry của bác từ lúc nó chưa đổi tên cơ, khi còn là "SG mùa này thì cứ triền miên buổi chiều và rả rích đêm khuya" ấy. Nhưng mà quả thực là không biết nói gì thêm, hihi :D.
Hôm nào cháu viết tặng bác 1 entry nhé, vì cháu rất thích cái nhận xét của bác "cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến".

Have you ever seen the rain?
Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi?

Lần đầu nghe câu hát này, Hai Lúa giật mình tự hỏi, tại sao lại có một lời ca lạ kỳ như vậy.
Rồi chẳng bao giờ Hai Lúa tìm hiểu những lời tiếp theo.
Bởi vì câu hát đó, đến đó, là trọn vẹn đối với Hai Lúa.

Câu hát trọn vẹn của nó đối với Hai Lúa là như vầy:
Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi trên tóc, trên mặt, trên má em, bữa hai đứa mình đứng trú mưa, tại vỉa hè đường Lê Lợi, ngay trước rạp hát, kế bên Nhà Thương Đô Thành... .



Someone told me long ago theres a calm before the storm,
I know; its been comin for some time
When its over, so they say, itll rain a sunny day,
I know; shinin down like water

I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain?
Comin down on a sunny day

Yesterday, and days before, sun is cold and rain is hard,
I know; been that way for all my time
til forever, on it goes through the circle, fast and slow,
I know; it cant stop, I wonder

I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain?
Comin down on a sunny day

Yeah!

I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain?
Comin down on a sunny day

Someone told me long ago theres a calm before the storm,
I know; its been comin for some time
When its over, so they say, itll rain a sunny day,
I know; shinin down like water

I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain?
Comin down on a sunny day