*





Cas Văn Cao



*

Ce qui m'a le plus choqué dans les grands procès staliniens, c'est l'approbation froide avec laquelle les hommes d'État communistes acceptaient la mise à mort de leurs amis. Car ils étaient tous amis, je veux dire par là qu'ils s'étaient connus intimement, avaient vécu ensemble des moments durs, émigration, persécution, longue lutte politique. Comment ont-ils pu sacrifier, et de cette façon si macabrement définitive, leur amitié?
Mais était-ce de l'amitié? Il existe un rapport humain pour lequel, en tchèque, existe le mot « soudrnzstvi» (soudrnh : camarade), à savoir 1'« amitié des camarades» ; la sympathie qui unit ceux qui mènent la même lutte politique. Quand le dévouement commun à la cause disparaît, la raison de la sympathie disparaît aussi. Mais l'amitié qui est soumise à un intérêt supérieur à l'amitié n'a rien à faire avec l'amitié.
Dans notre temps on a appris à soumettre l'amitié à ce qu'on appelle les convictions. Et même avec la fierté d'une rectitude morale. Il faut en effet une grande maturité pour comprendre que l'opinion que nous défendons n'est que notre hypothèse préférée, nécessairement imparfaite, probablement transitoire, que seuls les très bornés peuvent faire passer pour une certitude ou une vérité. Contrairement à la puérile fidélité à une conviction, la fidélité à un ami est une vertu, peut-être la seule, la dernière.
Je regarde la photo de René Char à côté de Heidegger.
L'un célébré comme résistant contre l'occupation allemande. L'autre dénigré à cause des sympathies qu'il a eues, à un certain moment de sa vie, pour le nazisme naissant. La photo date des années d'après guerre. On les voit de dos; la casquette sur la tête, l'un grand, l'autre petit, ils marchent dans la nature. J'aime beaucoup cette photo.

Tao Ngộ

L'EXIL LIBÉRATEUR
SELON VERA LINHARTOVA

Vera Linhartova était, dans les années soixante, un des écrivains les plus admirés en Tchécoslovaquie, la poétesse d'une prose méditative, hermétique, inclassable. Ayant quitté le pays après 1968 pour Paris, elle s'est mise à écrire et à publier en français. Connue pour sa nature solitaire, elle a étonné tous ses amis quand, au début des années quatre-vingt-dix, elle a accepté l'invitation de l'Institut français de Prague et, lors d'un colloque consacré à la problématique de l'exil, a prononcé une communication. Je n'ai jamais lu, sur ce sujet, rien de plus non-conformiste et de plus lucide.
La seconde moitié du siècle passé a rendu tout le monde extrêmement sensible au destin des gens chassés de leur pays. Cette sensibilité compatissante a embrumé le problème de l'exil d'un moralisme larmoyant et a occulté le caractère concret de la vie de l'exilé qui, selon Linhartova, a su souvent transformer son bannissement en un départ libérateur « vers un ailleurs, inconnu par définition, ouvert à toutes les possibilités ». Évidemment, elle a mille fois raison! Sinon, comment comprendre le fait apparemment choquant qu'après la fin du communisme presque aucun des grands artistes émigrés ne s'est dépêché de rentrer au pays? Comment? La fin du communisme ne les a pas incités à célébrer dans leur pays natal la fête du Grand Retour? Et même si, à la déception du public, le retour n'était pas leur désir, n'aurait-il pas dû être leur obligation morale? Linhartova : «L'écrivain est tout d'abord un homme libre, et l'obligation de préserver son indépendance contre toute contrainte passe avant n'importe quelle autre considération. Et je ne parle plus maintenant de ces contraintes insensées que cherche à imposer un pouvoir abusif, mais des restrictions - d'autant plus difficiles à déjouer qu'elles sont bien intentionnées - qui en appellent aux sentiments du devoir envers le pays ». En effet, on rumine des clichés sur les droits de l'homme et on persiste en même temps à considérer l'individu comme la propriété de sa nation.
Elle va encore plus loin: «J'ai donc choisi le lieu où je voulais vivre mais j'ai aussi choisi la langue que je voulais parler.» On lui objectera: l'écrivain, quoique homme libre, n'est-il pas le gardien de sa langue? N'est-ce pas là le sens même de sa mission? Linhartova : « Souvent on prétend que, moins que quiconque, un écrivain n'est libre de ses mouvements, car il reste lié à sa langue par un lien indissoluble. Je crois qu'il s'agit là encore d'un de ces mythes qui servent d'excuse à des gens timorés ... » Car: « L'écrivain n'est pas prisonnier d'une seule langue. ». Une grande phrase libératrice. Seule la brièveté de sa vie empêche l'écrivain de tirer toutes les conclusions de cette invitation à la liberté.
Linhartova : « Mes sympathies vont aux nomades, je ne me sens pas l'âme d'un sédentaire. Aussi suis-je en droit de dire que mon exil à moi est venu combler ce qui, depuis toujours, était mon vœu le plus cher: vivre ailleurs.» Quand Linhartova écrit en français, est-elle encore un écrivain tchèque? Non. Devient-elle un écrivain français? Non plus. Elle est ailleurs. Ailleurs comme jadis Chopin, ailleurs comme plus tard, chacun à leur manière, Nabokov, Beckett, Stravinsky, Gombrowicz. Bien entendu, chacun vit son exil à sa façon inimitable et l'expérience de Linhartova est un cas limite. N'emmpêche qu'après son texte radical et lumineux on ne peut plus parler de l'exil comme on en a parlé jusqu'ici.

Lưu vong bảnh hơn giải phóng!

Cả một nửa thế kỷ vừa qua nhân loại cực kỳ quan hoài tới số phận của những kẻ bị săn đuổi, bị đá đít ra khỏi quê hương của họ, nhưng, chính cái ‘bi kịch chính trị’ này lại là một khởi đầu giải phóng, “về một đâu đó, bất cứ đâu đâu, không hề biết đến, đúng như định nghĩa, mở ra mọi khả thể”, theo Vera Linharttova, một nữ văn sĩ Tchécoslavique.
Bà quá có lý, theo Kundera.
Nếu không, thì làm sao cắt nghĩa được cái điều thậm vô lý, là sau khi Đế Quốc Đỏ sụp đổ, đếch có một ông nghệ sĩ đại nghệ sĩ nào tức tốc trở về hôn Đất Mẹ?

Cuộc Trở Về Vĩ Đại của Đại Nhạc Sĩ Phạm Duy, trước cả khi Đế Quốc Mít Đỏ sụm bà chè, thí dụ, có ai thèm nhắc nhở tới đâu? Cứ giả dụ như công chúng Mít ở trong nước thất vọng về ông, hay cái đám nghệ sĩ VC sợ ông về tranh miếng ăn của họ, và đã nhắn nhủ, này, đừng có về, thì ông phải vẫn về, vì đây là trách nhiệm đạo đức của ông?

Linhartova trả lời: Nhà văn trước hết là một con người tự do, và bắt buộc phải giữ cho được độc lập, chống lại mọi trói buộc. Không phải trói buộc mà một nhà cầm quyền khốn kiếp đặt để, mà luôn cả những hạn chế, trong có cái gọi là, hãy về đi, khúc ruột ngàn dặm kia ơi, mi còn bổn phận trách nhiệm đối với quê hương Mít của mi! Mỗi cá nhân Mít chẳng phải là một tài sản của Gấu Mẹ Vĩ Đại, sao?

Bà còn đi xa hơn: “Tôi không chỉ chọn nơi mà tôi sống, mà còn cả cái ngôn ngữ mà tôi viết”
VC chửi bà: Nè, vừa vừa thôi, nhà văn Mít là tên lính canh của văn Mít, thơ Mít, tiếng Mít. Đó là “thiên chức” của mi đó.

Cái tít, Gấu dịch ẩu. Nên dịch là, "lưu vong [như là] giải phóng"

Với tôi, hay nhất ở Phạm Duy, vẫn là những bản nhạc tình. Ông không thể, và chẳng bao giờ muốn đến cõi tiên, không đẩy nhạc của ông tới tột đỉnh như Văn Cao, để rồi đòi hỏi "thực hiện" nó, bằng cách giết người. Một cách nào đó, "tinh thần" Văn Cao là không thể thiếu, bắt buộc phải có, đối với "Mùa Thu", khi mà nhà thơ ngự trị cùng với đao phủ. Kundera đã nhìn thấy điều đó ở thiên tài Mayakovsky, cũng cần thiết cho Cách mạng Nga như trùm cảnh sát, mật vụ Dzherzhinsky. (Những Di chúc bị Phản bội). Nhạc không lời, ai cũng đều biết, mấy tướng lãnh Hitler vừa giết người, vừa ngắm danh họa, vừa nghe nhạc cổ điển. Cái đẹp bắt buộc phải "sắt máu", phải "tyranique", (Valéry). Phạm Duy không nuôi những bi kịch lớn. Ông tự nhận, chỉ là "thằng mất dậy" (trong bài phỏng vấn kể trên). Với kháng chiến, Phạm Duy cảm nhận ngay "nỗi đau, cảnh điêu tàn, phía tối, phía khuất", của nó và đành phải từ chối vinh quang, niềm hãnh diện "cũng được chính quyền và nhân dân yêu lắm".

Những bài kháng chiến hay nhất của Phạm Duy: khi người thương binh trở về. Ở đây, ngoài nỗi đau còn có sự tủi hổ. Bản chất của văn chương "lưu vong, hải ngoại", và cũng là bản chất của văn chương hiện đại, khởi từ Kafka, là niềm tủi hổ, là sự cảm nhận về thất bại khi muốn đồng nhất với đám đông, với lịch sử, với Mùa Thu đầu tiên của định mệnh lưu vong.

Phạm Duy muốn làm một người tự do tuyệt đối nên đã bỏ vào thành. Nhưng Văn Cao, chỉ vì muốn đồng nhất với tự do tuyệt đối, nên đã cầm súng giết người. Thiên tài Mayakovski cần thiết cho Cách Mạng Nga cũng như trùm công an mật vụ, là vậy. 

"Mặt trời chân lý chiếu qua tim". (Tố Hữu). Tính chất trữ tình không thể thiếu, trong thế giới toàn trị (totalitarian world): Tự thân, thế giới đó không là ngục tù, gulag. Nó là ngục tù, khi trên tường nhà giam dán đầy thơ và mọi người nhẩy múa trước những bài thơ đó, (Kundera, sđd).

Bằng cung cách của một người hát rong vượt bực, Phạm Duy có thể cảm nhận "niềm nủi hổ" của Kafka, khi ông không làm hiện thực chủ nghĩa. Có thể ông cảm nhận, và "yêu" sự tự do tuyệt đối của ông, vì nó là tinh thần nghệ thuật hiện đại. Và chủ nghĩa hiện đại là nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa CS. Cenek, trong "Chuyện Diễu" của Kundera, bị đưa đi tù vì say mê hội họa lập thể, "Kẻ Thù Số Một" của "nhân dân", của Cách Mạng. Kundera không thể nào quên nổi nhà thơ Konstantin Biebl, và thuộc lòng những vần thơ của ông. Khốn khổ cho thi sĩ, ông là người say mê chủ nghĩa CS. Được Đảng giao trách nhiệm, làm những vần thơ tuyên truyền, cuối cùng, để trốn tránh thơ ca, và cách mạng, ông gieo mình từ cửa sổ căn phòng ông xuống hè đường Prague, và chết.

Với tôi, Phạm Duy hay nhất vẫn là những bản nhạc tình. Giống những cửa sổ, đối với K. trong Vụ Án.

Lần đó, ở trong trại cải tạo, nằm kế một anh bạn. Chẳng bao giờ anh hát. Một buổi tối, cả hai không ngủ được. Nói chuyện lăng nhăng một hồi, và đột nhiên anh thủ thỉ một mình. Những gì ..."đưa nhau tới bên cầu", "giờ đây cơn mộng tan rồi"...

Sau này, mỗi lần nghe nhạc Trịnh Công Sơn, tôi có cảm tưởng cuộc chiến còn nguyên đó, đối với riêng tôi, những ngày ở Trung Tâm Ba Quang Trung, lần đầu tiên xa Sài-gòn, xa cô bạn.

Nhưng, nếu không có nhạc Phạm Duy, không hiểu những ngày ở trong trại cải tạo còn thê thảm tới bực nào, đối với hai bạn tù...

Mùa Thu Những Di Dân

Hai kỷ niệm tuyệt vời nhất của Gấu, về nghe nhạc Phạm Duy khi ở tù VC, là lần một bạn tù chơi đàn Tây Ban Cầm bản Thuyền Viễn Xứ, và lần 1 anh bạn tù khác, hát lên bản Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng. Đó cũng là lần thứ nhất GCC được nghe bản nhạc.

Nhưng để mà được nghe như thế, thì phải được Ông Trời “chi ly đến tận chi tiết”, để “hoàn thiện” hai cái buổi nghe nhạc đó. Bởi vì thiếu, chỉ 1 chi tiết, là “ọc dzơ”!

Có lần GCC có kể 1 giai thoại về Leibnitz, khi ông giải được 1 bài toán, tất cả là ảo số, nhưng đáp số thì lại là 1 số thực [thứ này, sau chúng ta gặp đầy, trong toán về suite, về série, nhưng đó là thời kỳ hậu-Leibnitz. Bản thân Gấu cũng đã từng giải 1 bài toán như thế, về chuỗi số ảo, như khi nó đến ‘limite’, thì lại là 1 số thực. Áp dụng vào lý thuyết Mác Xịt, vào cái cú 30 Tháng Tư 1975, thì nó như vầy: Trước 1975, là ảo số, là lý tưởng, là ảo tưởng, là không tưởng - chủ nghĩa Mác và căn nhà thống nhất Mít -, nhưng 30 Tháng Tư, là số thực, là cái thực, là địa ngục Mít, là anus mundi…].

Lần đó, Leibnitz ngửa mặt trên Trời la lên, không có Ông là không thể có cái đẹp như thế này!

Với GCC lần đó, thì cũng vậy, phải có Ông Trời, thì mới có cái đẹp tuyệt vời như thế: được nghe hai bản nhạc của PD, như là số thực - hạnh phúc- limite, của cả một chuỗi đau khổ [ảo số].

Sướng đến nỗi GCC phải la lên Ngài Phạm Duy đã sáng tác hai bản nhạc, chỉ để cho Gấu, nghe, trong 1 dịp trọng đại như thế.
Thiên hạ, người khác, nhân loại, thì chỉ nghe… ké, hưởng ké!

Note: Bài viết này, GCC viết, khi “hero” của GCC và của cả xứ Mít, còn lang thang ở hải ngoại, và còn nghĩ là ông sẽ được an táng ở Bắc Cực.
[Văn Cao có cái vinh cái nhục của Văn Cao. Tôi cũng thế. Văn Cao được chết ở đất quê. Chứ còn tôi, nay mai chết sẽ được chôn ở Bắc cực chăng? (cười)...] 

Nhưng hóa ra rằng thì là, ngay từ khi đó, vào lúc GCC hớn hở vì chạy thoát quê hương, 1997, [Gấu tái định cử Canada 1994, sau 3- 4 năm ở Trại Tị Nạn], thì “hero” của Gấu đã tính đường chuồn về, và đang tìm cách thổi VC, nào là 10 năm “đoàn kết tới chỉ” [chỉ có làm thịt sạch một dúm đảng phái không phải VC].

Man is not merely one who lives, taught Alain in a rare moment of pride, 'he is one who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi là tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".

Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.

Phạm Duy, như "mọi" tên Bắc Kít khác, đều thuộc týp đếch cần tới cái tự hào “sống sót” đó!
Ông không những sống, mà còn sống nhanh, sống hơn, sống quá... mọi tên Bắc Kít khác
Chẳng thế mà trong clip video do tờ Người Việt Cali thực hiện (?), ông phán, trước khi dinh tê, tôi thương hại những người chửi tôi, vì họ không thành công như tôi!

Hà, hà!

*

Phản ứng của ông ra sao về việc Grass thú nhận?
Tôi cảm thấy yên tâm.
Yên tâm khi một bậc Thánh như thế thú nhận đã từng nhúng chàm?
Đúng thế. Điều đó làm cho chúng ta yên tâm về cuộc đời khốn khổ đáng thương của chúng ta. Và điều này còn cho thấy, ngay trong văn chương, cũng đếch có siêu nhân.

Ngoài Văn Cao ra, chưa 1 tên VC nào thú nhận đã từng giết người.


Trang Văn Cao

Trong "gió đông", số 1, 1997, có bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy, người "hát rong" vượt bực. Người viết xin phép anh em tòa soạn, trích một hai câu hỏi, và trả lời của ông.

gđ: Nhạc sĩ Phạm Duy đã là một trong những linh hồn của giới văn nghệ sỹ trong sáu năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi văn nghệ còn ít nhiều tự do, chưa bị siết trong sự quản chế của Đảng Cộng sản. Đã sống và sáng tạo trong sự biến thiên sâu sắc của lịch sử hiện đại Việt Nam, bác nghĩ như thế nào về thời kỳ ấy? Liệu có thể coi đây là một trong những giai đoạn thành công, đáng ghi nhớ nhất trên hành trình sống và sáng tạo của nhạc sĩ Phạm Duy?

Phạm Duy: Tôi hãnh diện vì được tham gia vào kháng chiến chống Pháp và vì đã đóng góp được vào nền âm nhạc nước nhà bằng ba mươi bài ca kháng chiến. Không lúc nào tôi phủ nhận điều này. Giờ đây, tôi vẫn cho rằng trong vòng năm trăm năm nay, nước mình chỉ có mười năm đoàn kết, thực sự yêu nhau, cùng gánh vác giang sơn và đó chính là khoảng thời gian từ bốn nhăm đến năm nhăm (1945-1955). Còn nhà cầm quyền và nhân dân đánh giá như thế nào về phần đóng góp của tôi thời kháng chiến, là ba mươi ca khúc ấy, thì nói thật: tôi xin chịu. Tôi chỉ biết cống hiến xong rồi, là xong (cười). 

 MùaThu Những Di Dân

- Thứ hai, theo Phạm Duy, Trung ương muốn khai tử bài Bên cầu biên giới của tác giả qua trung gian nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát nên ông nổi giận và:” Tôi thấy cách mạng bắt đầu lẩm cẩm khi kết án bài Vọng cổ trong cái Đại Hội mà tôi vừa tham dự “. Và sau khi được gặp bác Hồ, Phạm Duy đã không có một ấn tượng tốt đẹp gì về con người ấy và sau đó đi gặp nhạc sĩ Khoát :” Tôi tới gặp anh Khoát ngay và trả lời dứt khóat là tôi xin trở về Thanh Hóa.. Tôi rất cảm ơn mọi người, xin được không nhận bất cứ một thứ ân huệ nào cả . .. Nhưng khi vợ chồng tôi tới chào người lãnh đạo văn nghệ của cả nước thì Tố Hữu tặng vợ chồng tôi một số tiền. Tôi nhận ngay vì đó là tiền lương và vãng phí."

Cuộc chia tay kháng chiến đơn giản chỉ có vậy .

- Thứ ba, Phạm Duy đâu phải loại người ngu ngơ khờ khạo. Trong buổi tham dự Đại Hội Văn Hóa tổ chức tại trường Cao Đẳng, có chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn, ông viết: ”Tôi cũng rất sung sướng được nhìn thấy những thần tượng văn nghệ của tôi. Nhưng tôi lấy làm lạ, tự hỏi thầm tại sao nhóm Tự Lực Văn Đòan lại vắng mặt?" 

Câu hỏi lớn đấy nhé. Sau đó còn thấy sự chống đối của Nguyễn Đức Quỳnh. Khi Xuân Diệu bắt đầu bằng câu nói:"Thưa các đồng chí. Nguyễn Đức Quỳnh đứng dạy nói: Tôi không phải là đồng chí của các anh. Xuân Diệu có vẻ hơi lúng túng rồi trả lời: Chúng tôi không cần những đồng chí như anh.

Tôi cũng thấy được sự tranh chấp bạo động như vụ bắt cóc rồi giết nhau ở phố Ôn Như Hầu hay là vụ Việt Minh tiêu diệt các đảng phái ở các tỉnh. Khi ở trong Nam, tôi đã thấy các đảng phái như Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt dự định bắt Trần Văn Giầu và nhóm Việt Minh. Nhưng Dương Văn Giáo ngăn cản để giữ tình đoàn kết. Sau này, chính Dương Văn Giáo bị Việt Minh giết.

Kể như đã rõ ràng, đi theo kháng chiến, nhưng thấy Việt Minh phản bội lại những người yêu nước khác, như giết người của đảng phái, Phạm Duy đã có thể thất vọng về kháng chiến và vì thế dinh tê là điều khó có thể chê trách được.

PD còn đó hay đã chết?

Nguyễn Văn Lục viết về Phạm Duy Cách Mạng “1 nửa”.

Như PD trả lời gió đông cho thấy, thì không thể, "kể như đã rõ ràng", "câu hỏi lớn đấy nhé" được!

PD dinh tê là do đói quá, chỉ có vậy!

NVL viết,

Phạm Duy đã kể lại trong Ngàn lời ca về  người bạn tình của ông, Alice, con gái của một người tình cũ của ông ở Phan Thiết là Hélène. 
Alice đã làm đến 300 bài thơ tặng ông và đã là nguồn cảm hứng cho Phạm Duy viết phổ nhạc.
Khởi đầu là Thương Tình ca với những giai điệu….

Và sau đó, ông trách PD đã vờ Alice:
Tôi không thấy ông đề tên Alice trong những bản nhạc tình có thể nói là tuyệt vời ấy trong Ngàn lời ca. Thật là đáng tiếc.

Ngủ với cả mẹ lẫn con thì bố ai dám nhắc tới, dù là để...  cám ơn....

Cám ơn cái cối cái chày
Đêm khuya giã gạo có mày có tao?

Chẳng lẽ lạy ông tôi ở bụi này? (1)

(1)

PD giải thích, không có vụ "cái cối cái chày", mà chỉ hôn môi thôi, dòng dã 10 năm trời!

Tôi có mối tình với một cô gái Sài Gòn suốt 10 năm, khi ấy tôi đã lấy vợ. Cô ấy thích gì, ghét gì, tôi đều đồng cảm. Đó là tình yêu chỉ có ôm hôn, không gì hơn, hoàn toàn thơ mộng theo khía cạnh tinh thần, hợp nhau lắm. Nàng đã viết gần 300 bài thơ và thư cho tôi. Một lần sinh nhật Phạm Duy, nàng cắt 1 lọn tóc tặng, giờ tôi vẫn giữ. Khi yêu nàng, tôi viết Tôi đang mơ giấc mộng dài, phổ thơ nàng đấy.

Nàng là nguyên cớ của bài Nghìn trùng xa cách mà Mỹ Linh thể hiện thật xuất sắc trong live show vừa rồi: “Mời nàng lên xe, về miền quá khứ”. Ông tiễn người yêu và mối tình 10 năm lý tính thế sao?

Bài này Thu Phương từng hát thật hay. Mỹ Linh hát rất khắc khoải, tha thiết. Sau 10 năm yêu tôi, nàng lấy chồng, hai bên có gia đình riêng, phải dứt khoát chia tay. Còn gì đâu nữa/Mà khóc với cười/Còn gì đâu nữa/Mà giữ cho người.

Kể từ khi nàng xuất giá, thì tình yêu nơi tôi không còn tiếp tục nữa, dù tôi vẫn giữ lọn tóc đến giờ. Sau này gặp lại cô ấy có 3 con, chồng cô ghen lắm, dù chẳng có gì xảy ra, tình xưa không nối lại được, tôi lại viết bài Chỉ chừng đó thôi. Sau đó biết bà ấy sống cùng một thành phố bên Mỹ cũng chẳng thiết gặp. Già rồi, làm sao như xưa được.

Thái Thanh hát Bà mẹ Gio Linh lần nào cũng khóc

Vóc dáng cao lớn 1m75, tóc trắng như cước, Phạm Duy vẫn toát lên vẻ phong lưu, dù cử chỉ chậm nhiều. Ông phải ngồi xe đẩy tại sân bay, cẩu lên khoang hạng C, mỗi lần ra Bắc.
Tại tầng 4 khách sạn 3 sao Hà Nội số 1 Cầu Gỗ, nhạc sĩ Phạm Duy dành cuộc trò chuyện với PV trước khi rời Hà Nội sáng 24/7.

Ông từng ưng ý nhất hai ca sĩ Thái Thanh và Duy Quang hát nhạc Phạm Duy. Đức Tuấn là thế hệ kế tiếp, làm khán giả cảm động và bất ngờ khi hát Bà mẹ Gio Linh trong nước mắt...

Thái Thanh (em gái bà Thái Hằng - vợ Phạm Duy - 78 tuổi, hiện đang sống tại California, có con gái là ca sĩ Ý Lan) trước đây hát bài này lần nào cũng khóc. Mỗi ca sĩ có một nét đặc biệt riêng. Các cháu trẻ hát nhạc tôi, tôi thấy vui và trân trọng.

Ông đã trao quyền tác giả cho Công ty Phương Nam, đổi lại họ giao cho ông ngôi nhà trong hẻm đường Lê Đại Hành, phường 13, quận 11, TP.HCM. Hồi hương từ 2005, ông thực sự an cư?

Tôi ở ngôi nhà ấy từ 2005, khi về nước, có quốc tịch VN. Đến nay, tôi vẫn chưa chính thức có sổ đỏ sở hữu. Phương Nam có quyền khai thác tác phẩm Phạm Duy 10 năm, khi nào hết thời gian đó, nhà mới thuộc về tôi. Nếu có rủi ro trước 2015, thì con trai Duy Minh là đại diện pháp luật và bản quyền. Phương Nam lo xin phép phát hành, giờ mới được hơn 80 bài. Tôi không thể sống lâu đến được ngày công bố được 1/5 gia tài âm nhạc, một ước mơ dữ dội.

Cái giai thoại Thái Thanh mỗi lần hát Bà Mẹ Gio Linh là 1 lần khóc làm Gấu nhớ đến câu của Kafka, dưới đây, mà Kundera trích dẫn, đại khái, trái tim khô héo thường ngụy trang bằng những dòng thơ văn nhạc vãi "nước"… linh hồn!

Con tim khô héo luôn ngụy trang bằng thứ văn phong ướt đẫm tình cảm.
[Sécheresse du coeur dissimulée derrière un style débordant de sentiments].

Còn chính bài nhạc Bà Mẹ Gio Linh, thì lại làm Gấu nhớ đến bài thơ Vietnam của nhà thơ Balan, Szymborska, Nobel văn chương, vừa mới mất được ít lâu, và Gấu cũng đã từng đi 1 đường….  nghi vấn:

Phải chăng đã có lần bà nghe được bản nhạc của PD, bèn xúc động quá, bèn làm bài thơ "đáp lễ" chăng?

Bởi vì có hai bà mẹ Gio Linh, một của PD, "đẹp như một vì thánh" (1), nhưng đẻ được con nào là biếu VC đứa đó, còn của Szymborka thì phán, thằng Mít nào chết đó, Ngụy, Việt Gian, liệt sĩ, bộ đội, giải phóng... đều là con ta!

Còn trường hợp PD dinh tê, thì lại làm Gấu nhớ trường hợp nhà soạn nhạc Stravinski đếch chịu dinh tê.

Chán thế!

Note: V/v Cái cối cái chày.

Có hai bài ca dao, Gấu biết từ hồi nhỏ, nhưng lớn lên, lăn lóc mãi ở... xóm thì GCC mới hiểu được ý nghĩa của nó. 

1 

Giã ơn cái cối cái chày
Đêm khuya giã gạo có mày có tao
Giã ơn cái cọc cầu ao
Đêm khuya giã gạo có tao có mày 

2 

Anh đi em ở lại nhà,
Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm

Cái vụ lọn tóc, thì, chán quá, làm Gấu nhớ tới ông nhà văn VC năn nỉ iêu 1 em, hứa lấy, khi em có bầu thì năn nỉ phá. Em đành phá, và sau đó, gửi cho ông nhà văn VC một cụm lông, thay cho cái bào thai đã được đi đầu thai kiếp khác [Truyện do Bọ Lập kể].

Đúng là Tẩu Hỏa Nhập Mu rồi!


Một bà mẹ sinh con ra đứa nào, là biếu VC đứa đó, vậy mà, “Từ niềm đau cá nhân của một bà mẹ đã trở thành niềm đau chung của một dân tộc và của loài người căm ghét chiến tranh.[Wiki]

Một ông, suốt đời đau "vết thương di tản", mà biết gì đến niềm đau chung của một dân tộc, và của loài người căm ghét chiến tranh?
Toàn bài hát, có câu nào là... căm ghét chiến tranh?
Đầy 1 giọng căm thù mà căm ghét ở chỗ nào? 

Có thể bà thi sĩ Ba Lan đã từng nghe bài hát này, được dịch qua tiếng Ba Lan, nên mới làm bài thơ “Việt Nam”, với những câu chửi bố cả lũ VC, và ông nhạc sĩ thiên tài Mít:

Ðây là chiến tranh, bà phải chọn bên. Tôi không biết
Làng bà còn không? Tôi không biết
Những người đó là con của bà? Ðúng rồi. 

Đứa con nào cũng của bà mẹ Việt Nam hết, chẳng có đứa nào là Ngụy, hay Liệt Sĩ cả!

NQT

Trang Wiki tiếng Mít này chắc chắn là do mấy anh VC hoặc Miền Nam đám bỏ chạy bợ đít VC, làm, vì đúng "xì tai" của mấy ảnh. GCC vô mấy lần thì đều thấy nhảm cả.
Còn 1 trang nữa, cũng cái kiểu Wiki này, nhưng bằng tiếng Anh, của mấy đấng học giả, nhà văn, nhà báo Mít “dởm”, tự thổi chúng. Băng Hậu Vệ, băng mấy đấng viết bằng tiếng Anh, vì viết tiếng Việt đếch ai thèm đọc, cứ tưởng bở, viết bằng tiếng mũi lõ thì thành văn thành thơ!

Có vẻ như Mít chúng ta không học được gì từ chính những nỗi đau của Mít.
Chứng cớ, chỉ 1 bài thơ “Việt Nam” của W. Szymborska cho thấy, bà đau hơn chúng ta, về cái nhục tương tàn, nồi da nấu thịt.

Milosz, trong ABC’s có nhắc đến câu của Adorno, và cho biết, chính là ở Lò Thiêu, mà ông làm được thơ.
Kertesz thì nói đến những khoảnh khắc hạnh phúc ở cái nơi không thể có hạnh phúc.
TTT đến khi đi cải tạo thì mới lại làm được thơ, và e thẹn, xấu hổ không dám cho bạn bè xem, y chang thời mới lớn:

Con đường tình tự Ga Hàng Cỏ
Nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang

Nhưng, tất cả những trường hợp trên, thì đều có mặt ở Lò Thiêu, Lò Cải Tạo.
Bạn phải ở đó, rồi làm thơ hay không làm thơ chứ.
Trường hợp sau đây, xẩy ra cho… GCC.
Đúng ra, liên quan tới Gấu Nhà Văn.
Và cái nhân vật không ở Lò Thiêu, mà kinh qua hết Lò Thiêu, đi hết cả cuộc chiến Mít dù không có mặt đó, là một người Gấu biết.
Đây là 1 kỷ niệm của GNV, những ngày mới ra được hải ngoại.
Và nó liên quan đến lần nghe Yanni đầu tiên trong đời.
Wistawa Szymborska cũng đâu có ở Việt Nam, vậy mà đau vết thương di tản hơn PD!
Kinh qua Lò Cải Tạo hơn đa số nhà văn nhà thơ Mít, dù có người đã từng ở đó.

VIETNAM

 "Woman, what's your name?" "I don't know."
"How old are you? Where are you from?" "I don't know."
"Why did you dig that burrow?" "I don't know."
"How long have you been hiding?" "I don't know."
"Why did you bite my finger?" "I don't know."
"Don't you know that we won't hurt you?" "I don't know."
"Whose side are you on?" "I don't know."
"This is war, you've got to choose." "I don't know."
"Does your village still exist?" "I don't know."
"Are those your children?" "Yes."

Wistawa Szymborska

Việt Nam

Bà kia ơi, tên bà là gì vậy? Tôi không biết
Bà bao nhiêu tuổi? Tôi không biết
Tại sao bà đào cái hang đó? Tôi không biết
Bà trốn bao lâu rồi? Tôi không biết
Tại sao bà cắn ngón tay tôi? Tôi không biết
Bà không biết là tôi không làm đau bà ư? Tôi không biết
Bà ở bên nào? Tôi không biết
Ðây là chiến tranh, bà phải chọn bên. Tôi không biết
Làng bà còn không? Tôi không biết
Những người đó là con của bà? Ðúng rồi.

Note: Bài thơ “Bà Mẹ Gio Linh” này, của nhà thơ Nobel người Ba Lan, Wistawa Szymborska, giá mà được PD phổ nhạc nữa, nhỉ?
Bài thơ hình như đã được vài người dịch rồi. GCC dịch thêm 1 lần nữa, để mừng sinh nhật người nhạc sĩ vĩ đại, đời đời đau “vết thương di tản”!

Nghi vấn ở đây là, liệu WS đọc, nghe được tiếng Mít, và đã từng nghe, trong những năm chiến tranh Việt Nam, "Bà mẹ Gio Linh" của PD, tởm quá, nên làm bài thơ trên? (1)

Chẳng có gì để mà hoài nghi: Stravinski luôn mang theo cùng với ông, vết thương ăn nhờ ở đậu, như mọi người khác. Con đường nghệ thuật sẽ khác hẳn, nếu ông ở quê hương. Điều tuyệt vời ở đây là, cuộc lữ của ông, qua lịch sử âm nhạc, đã bắt đầu đúng lúc, khi ông nhận ra rằng, nơi chốn ra đời không còn hiện hữu, và để thay thế nó, ông đành chọn âm nhạc, bởi vì đâu có một xứ sở nào để mà thay thế nó? Không phải chuyện văn vẻ ở đây, mà là cụ thể (Kundera). Quê hương độc nhất, nhà của ông: âm nhạc, tất cả âm nhạc, của tất cả các nhạc sĩ. Chính tại đây, ông quyết định, đóng trụ, tái định cư, mọc rễ, làm nhà... Chỉ nơi đây, ông cuối cùng tìm ra những đồng hương, láng giềng, thân cận. Nào là Pérotin, nào là Webern. Với họ, ông chuyện trò. Chỉ ngưng lại, khi chết. Còn sống, ông luôn làm cho mình được thoải mái. Khi ngừng lại ngắm nghía một khoảnh vườn, một góc bếp, mân mê một cạnh tủ, cứ thế ông trải quãng đời còn, từ dân ca cổ điển tới Pergolèse, nhờ vậy, ông viết Pulcinella (1919), rồi lân la làm quen những nhạc sư baroque khác, nếu không, ông không thể viết nổi Apollon Musagète (1928). Những giai điệu (mélodies) trong Le Baiser de la fée là từ Tchaikovski. Bach: thầy đỡ đầu Concerto pour piano et instruments à vent (1924)... Những kẻ thù của ông, những người coi âm nhạc là biểu lộ tình cảm, họ đã kết án ông: một con tim nghèo đói; chính họ đã không có đủ trái tim, để hiểu vết thương lòng ông mang theo suốt cuộc lữ, qua lịch sử âm nhạc. Nhưng chuyện này đâu có gì ngạc nhiên: chẳng có ai vô tình tàn nhẫn bằng những kẻ đa tình đa cảm. Thánh nhân vốn tàn nhẫn, bất nhân. Hãy nhớ một điều: Sự khô héo của con tim...

(2)