|
Last Page
Chúc
Mừng Tết Mít & Năm Mới
Chúc
Tết
Hôm nay là mồng một Tết Bính Thân 2016. Như vậy,
kể như mày đã không thể qua Mĩ này vui chơi với
mấy thằng bạn cũ như mày đã dự định. Mấy ngày trước
cho tới đêm qua tao vẫn còn ý trông đợi mày.
Thôi thì chúc mày vui Tết trong gia đình,
xum họp đầm ấm với vợ, con và các cháu mày vậy.
Năm nay mày có tính qua Lào ăn Tết với thằng
con và các cháu mày sống bên đó
không?
Thằng Vưu, sau thời gian dài vắng tiếng, bữa trước nó đã
cho tao niềm vui bất ngờ khi nó e-mail sau khi được tin sức khỏe
tao suy yếu do Kiên và Uyển cho biết. Trong thư nó kể
hiện nó cũng đang sống với bệnh tật, nó bị thoái hóa
thần kinh cổ làm đau buốt cánh tay, rất khó chịu nhưng
phải chấp nhận số phận thôi. Nó viết câu, "chắc không
còn gặp nhau nữa rồi!" nghe vừa tếu vừa thảm quá.
NKL
Chúc Tết tới tất cả bạn bè của GCC, ở bên đó
Tết năm nay, không đi đâu được là do vấn đề tiền bạc
quá eo hẹp & ông con rể, chồng cô Út, Cô
Xì Lô, bác sĩ phát giác ra là bị
ung thư, thứ cực hiếm bị, thế là đành ở nhà. May quá,
năm nay Toronto đỡ lạnh.
Take Care.
NQT
1 Year Ago Today
Ai chỉ định anh
là thi sĩ?
Thứ Sáu,
ngày 8 tháng 3 năm 1996, vào lúc 5 giờ chiều,
buổi tưởng niệm thi sĩ Joseph Brodsky (tháng Năm 24, 1940 - tháng
Giêng 28, 1...
See
More
Thơ
trên trang Tinvan (tanvien.net)
DESCRIPTION
It
was like a teetering house of cards,
A contortionist strumming a ukulele,
A gorilla raging in someone's attic,
A car graveyard frantic to get back
On the interstate highway in a tornado,
Tolstoy's beard in his mad old age,
General Custer's stuffed horse ...
What was? I ask myself and have no idea,
But it'll come to me one of these days.
-Charles
Simic
Bác
Gúc dịch:
Dọa
Giống
như ngôi nhà phập phù dựng bằng các lá
bài
như người nhào lộn gảy đàn ukulele
như con khỉ đột đại náo tầng áp mái
như cái xe nát cuồng phóng hòng
trở lại trên xa lộ liên bang
chòm râu của Tolstoy trong cảnh già
rồ dại
đàn chiến mã (của tướng Custer) nhồi bông
là cái gì? Tôi tự hỏi và
tuyệt không một ý tưởng
Nhưng nó sẽ đến lúc nào đó trong
những lúc này
It was like a teetering house of cards,
A contortionist strumming a ukulele,
A gorilla raging in someone's attic,
A car graveyard frantic to get back
On the interstate highway in a tornado,
Tolstoy's beard in his mad old age,
General Custer's stuffed horse ...
What was? I ask myself and have no idea,
But it'll come to me one of these days.
-Charles Simic
NYRB Nov 5, 2015
Miêu tả
Như ngôi nhà bằng những lá bài
phập phù
Như tay nhào lộn bập bùng cây đàn
ukule
Như con khỉ đột phát cuồng trên căn gác
xép nơi mái nhà
Như cái xe nát nơi bãi tha ma phát
rồ muốn trở lại
Xa lộ liên bang, trong cơn cuồng phong,
Chòm râu Tolstoi trong tuổi già khùng
Chú ngựa nhồi bông của tướng Custer…
SWEPT AWAY
Melville had the sea and Poe his nightmares,
To thrill them and haunt them,
And you have the faces of strangers,
Glimpsed once and never again.
Like that woman whose eye you caught
On a crowded street in New York
Who spun around after she went by you
As if she had just seen a ghost.
Leaving you with a memory of her hand
Rising to touch her flustered face
And muffle what might've been something
Being said as she was swept away.
-Charles Simic
NYRB Nov 2015
Cuốn trôi đi
Melville có biển và Poe, những ác mộng
Để run rẩy và lai vãng,
Và nếu mi có bộ mặt người xa lạ,
Nhoáng, 1 phát, và đừng bao giờ, nữa,
nhé!
Như thiếu phụ mà mi tóm được mắt của em
Trên con phố đông người ở New York
Em lúng ta lúng túng khi bị dòng
người xô dạt về phía mi
Như thể nhìn thấy một bóng ma
Bỏ mặc mi với tí ti hồi nhớ bàn tay của nàng
Cố vươn lên để, biết đâu đấy, chạm được khuôn
mặt bối rối của em
Và chết sững, biến thành câm,
Như thể nghe em nói 1 điều gì đó
Trước khi bị dòng đời cuốn trôi đi
Cái gì gì, kiếp trước ta có
nợ nần chi đâu mi
Mà sao kiếp này mi đòi kiếp khác
Mà ta đã biểu, đừng “run rẩy và lai
vãng” bên ta nhiều
Khi ta đi rồi, mi sẽ khổ.
"... Cô muốn
đi cùng người ấy dưới mưa xuân triền miên rơi trên
hoa đào phơn phớt hồng, trên cỏ biếc lan tràn, trên
cây vừa đâm chồi, trên lá mới lấm tấm xanh, đi
mãi đi mãi trong đất trời êm dịu ấy, nơi mọi thứ đều
đang độ bắt đầu, chậm rãi khởi sinh, lan tỏa như một gợn nước, như
vết mực loang, như làn khói nhạt, lúc nào cũng
có thể khiến người ta mỉm cười..."
Thơ Mỗi
Ngày
The
New Yorker April 7, 2014
Kẻ biến mất
Lúc này trời ấm
áp, ngồi ở cổng, vào lúc đêm
Một người nào đó chợt nhớ tới một người hàng
xóm
Chuyện xẩy ra cũng đã hơn ba mươi năm rồi
Sau bữa ăn chiều, bà làm cú tản bộ
Và chẳng bao giờ trở về nhà nữa
Với ông chồng và mấy đứa nhỏ.
Chẳng ai lúc này
còn nhớ nhiều về bà
Ngoại trừ, như thế nào, bà nở nụ cười, và
nét mặt trở nên suy tư
Bất thình lình, và chẳng hiểu tại sao,
khi được hỏi
Như thể bà đã ôm trong lòng một
điều gì bí mật
Hoặc, cực đau lòng, khi chẳng thể nào có
một.
The saxophone
Has a vulgar tone.
I wish it would
Let me alone.
The saxophone
Is ordinary.
More than that,
It's mercenary!
The saxophone's
An instrument
By which I wish
I'd never been
Sent!
Langston Hughes: Conservatory Student Struggles with Higher
Instrumentation [in“The Weary Blues”]
Helen Vendler: The Unweary Blues
The Collected Poems of Langston Hughes
Dạ khúc
Anh sợ những cột đèn đổ xuống
Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta
Bóp chết mọi hi vọng
Nên anh dìu em đi xa
Ði đi chúng ta đến công
viên
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
Ôi môi em như mật đắng
Như móng sắc thương đau
Ði đi anh đưa em vào quán
rượu
Có một chút Paris
Ðể anh được làm thi sĩ
Hay nửa đêm Hanoi
Anh là thằng điên khùng
Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp
tới
Chiếc kèn hát mãi
than van
Ðiệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
Sao tuổi trẻ quá buồn
Như con mắt giận dữ
Sao tuổi trẻ quá buồn
Như bàn ghế không bầy
Thôi em hãy đứng dậy
Người bán hàng đã ngủ sau quầy
Anh đưa em đi trốn
Những giày vò ngày mai
TTT: Liên Đêm
Mặt trời tìm thấy
(cho sinh nhật tôi)
gõ-viết
những con chữ
gieo nốt nhạc ...
See More
Lê Thị Thấm Vân
Với tôi, nó
mãi mãi là phần đời khuất lấp.
Mua
cuốn này, do đọc thoáng câu này, Stein vinh danh
Sapho:
She ought to
be a very happy woman. Now we are able to recognize a photograph. We are
able to get what we want.
-"Marry Nettie,"
Gertrude Stein Writings 1903-1932
(New York, 1999)
Bức hình
Sapho, làm sao có, thôi đành ngắm lưng trần của
TV!
Câu này,
của Sapho, mà chẳng sướng sao:
Do I sill long for my virginity?
Sự thực, Gấu
đang tính viết về một "TV" của Nga, nữ thi sĩ Marina Tsvetaeva,
sư phụ của Brodsky.
Bà này mới xứng đáng ở trong hội quần hồng của những
cái đầu điên cuồng vì yêu, những người đàn
bà viết lại thế giới!
Hồi viết cho Nguyễn Mộng Giác, ông chủ chi địa có
gửi cho Gấu mấy cuốn của TV, có lời đề tặng. Để kiếm & giới thiệu
luôn thể.
BHD phán, thứ tình yêu đầy đam mê mà
anh có đó, em không có.
Cái thứ tình yêu 1/3 là confiance, 1/3 là
respect, 1/3 là “je ne sais quoi”, có lẽ, hình như,
em yêu anh như vậy.
Ôi chao, nhớ là cô Nga, nữ điện thoại viên,
đọc đoạn đó, bèn lắc đầu, nhìn Gấu, thương hại, nói,
cô này không thương cậu đâu.
Cô lớn tuổi hơn Gấu, đã có gia đình, còn
Gấu là 1 thằng nhóc mới lớn...
Em đi bộ, từ nhà, ở Ngã Sáu Xề Gòn, tới Đài
Liên Lạc VTD, số 5 Phan Đình Phùng, đưa cái thư
ông cảnh sát chìm, gác Đài - sau cú
ăn ăn mìn VC ở Mỹ Cảnh mới có, vì thời gian này
Mẽo vẫn lên Đài nói chuyện với vợ con, gia đình,
sau chúng kéo xuống USO ở đường Nguyễn Huệ..
Hồi chúng lên Đài nói chuyện viễn liên,
có 1 anh Mỹ già, mê cô Phụng, nữ điện thoại viên,
Dì Tám của cô Mai, trong “Những Ngày Ở Sài
Gòn”. Anh già đi PX, mua quà cho cô Phụng, nào
Pall Mall, nào Whiskey, cô cho Gấu tuốt. Khi Gấu và ông
Trưởng Đài ăn mìn VC ở nhà hàng Mỹ Cảnh, cô
nghĩ ông Thạch, Trưởng Đài chết, khóc quá, mọi
người mới biết chuyện.
Có thể vì chuyện này 1 phần, 1 phần còn do
kỹ sư Phương, sếp ông Thạch, và ông Thạch, không
chịu nhau, một ông ở Tây về, mù tịt về kỹ thuật, một ông
cán sự Bưu Điện, học Phú Thọ, đàn anh của GCC,
mấy cô, do ông Phương đề nghị với ông Điều,Tổng Giám Đốc, cho chuyển
về Bưu Điện chính hết, trên Đài chỉ còn mấy cô
luống tuổi.
Gấu nhớ cô Phụng quá, và nhân cô than,
cái headphone quá tệ, thế là Gấu mang cái headphone
xịn ở trên Đài xuống, ngồi kế bên cô, nhìn
cô làm việc suốt cả buổi, chấn động cả Bưu Điện.
Có người báo cho bà vợ ông Thạch, nửa đêm,
Gấu gác Đài, ông Thạch phôn, nói, mày
nói giùm với vợ tao, mày mê cô Phụng, mà
xuống gặp cổ, không
phải tao biểu mày xuống!
Lần qua Mẽo, đến thăm hai vợ chồng, bà vợ hỏi Gấu, về Sài
Gòn có gặp lại cô Phụng mà cả hai anh em cùng
mê không?
Cô Phụng là người khi Thương Xá Eden vừa khai trương,
Gấu và cô cùng đi, mua quà Noel cho BHD.
Khi Gấu lấy vợ, BHD đưa hết cho cô em họ, cô Vy, cái
cô ở Đà Lạt, trong "Tứ Tấu Khúc", giữ giùm.
Cô Mai, cháu cô Phụng, cằn nhằn Gấu, anh cứ tò
tò đi theo Dì Tám của tôi, làm sao Dì
lấy chồng?
Cô Phụng này thật là tuyệt, từ từ Gấu viết thêm
về cô.
Volkov:
Ôi chao, thơ Tsvetaeva mới đằm thắm, mới giông bão, mới
ướt át làm sao!
Brodsky: Chỉ
riêng cái phần ưót át, erotic, không ai
ăn nổi bà.
"Tôi học
yêu bằng cơn đau xé cơ thể"
[I learn love
through the pain all down my body].
Wang
Wei chắc là Vương Duy. Czeslaw Milosz rất mê ông này.
Trong cuốn sách giới thiệu thơ của ông, Cuốn sách của
muôn điều thần sầu, A Book of Luminous Things, có mấy bài
của Wang Wei
Viết/Đọc mỗi ngày
Saigon ngày
nào của GCC
I Am Becoming
My Mother
Yellow/brown woman
fingers smelling always of onions
My mother raises rare blooms
and waters them with tea
her birth waters sang like rivers
my mother is now me
My mother had a linen dress
the colour of the sky
and stored lace and damask
tablecloths
to pull shame out of her eye.
I am becoming my mother
brown/yellow woman
fingers smelling always of onions.
Lorna Goodison
Tôi đang trở thành má tôi
Người đàn bà /vàng/nâu
Mấy ngón tay lúc nào cũng có mùi
hành
Má tôi trồng bông
lạ
Tưới chúng bằng nước trà
Ngày sinh của bà nuớc reo như sông
Má tôi bây giờ là tôi
Má tôi có
chiếc áo dài bằng lanh
Màu trời
Bà trữ dây vải, lụa
tạp dề
Để lấy nỗi tủi hổ khỏi mắt
Tôi trở thành má
tôi
người đàn bà/vàng/nâu
Ngón tay sặc mùi hành
Bà cụ GCC @ Nghĩa Trang
Quân Đội Gò Vấp, lần đưa xác thằng em trai từ
Sóc Trăng về mai táng
Em tôi nằm xuống với một
viên đạn ở trong đầu. Mấy người lính kể lại, chuẩn uý
không kịp đau đớn. Lời trối trăng nghe như gió thoảng
lại: "Chắc tao chết mất..." Trung đội vi hành tuần tra vòng
đai phi trường Sóc Trăng. Khi nghe tiếng súng, theo phản
xạ, em tôi chúi đầu về phía trước. Chiếc nón
sắt quên không buộc rớt xuống và một viên đạn trong
tràng AK từ bên sông bắn hú họa xuống mặt sông,
dội lên, xớt qua vai rồi hết đà nằm luôn trong ót.
Viên bác sĩ quân y nói với tôi, ông
đã không lấy viên đạn ra vì sợ làm nát
khuôn mặt. "Chuẩn ý Sĩ không kịp ghi địa chỉ cấp báo.
Chúng tôi phải nhờ Bưu Điện liên lạc với Sài-gòn.
Ngoài mấy bức hình chụp lúc tẩm niệm, chuẩn uý
không để lại gì cả. Quần áo, đồ dùng cá
nhân, poncho... đều đi theo với chuẩn uý."
Có, có , chuẩn
uý Sĩ có để lại một bà mẹ đau khổ như bất cứ một
bà mẹ nào có con trai tử trận, một người anh trai
để mang xác em về nghĩa trang quân đội Gò Vấp mai
táng, một đứa cháu còn nằm trong viện bảo sanh, người
chú vô thăm lần đầu tiên và cũng là lần
cuối cùng, như để tìm dấu vết thân thương, ruột thịt,
trước đi vĩnh viễn bỏ đi...
Em tôi còn để lại
một thành phố Sài-gòn trong đó có
tuổi trẻ của tôi, của em tôi, thấp thoáng đâu
đó nơi đầu đường, cuối chợ Vườn Chuối, ngày nào
ba mẹ con dắt díu nhau rời con tầu khổng lồ Marine Serpent, miệng
còn dư vị hột vịt lộn, người dân Sài-gòn trên
những ghe nhỏ bám quanh con tầu, chuyền lên boong, trong
những chiếc giỏ lủng lẳng ở đầu những cây sào dài.
Hai anh em mồ côi cha vừa mới mất Hà-nội, ngơ ngác
nhìn thành phố qua những đống rác khổng lồ nơi đại
lộ Hàm Nghi, qua ánh điện chói chang, sáng
lòa trên mặt sông, trên những con tầu đậu nối
đuôi nhau suốt hai bên bờ vùng Khánh Hội, và
đổ dài trên những con lộ thẳng băng. Qua những lần đổi vai
đòn gánh của bà mẹ, từ cháo gà, miến
gà, tới cháo lòng, bún riêu, bánh
cuốn... Qua ánh mắt thất vọng của Người. Bốn anh chị em, bây
giờ chỉ còn hai đứa, vậy mà cũng không nuôi nổi.
Cuối cùng cả ba mẹ con đành lạc lối giữa những con hẻm chi
chít, chằng chịt vùng Bàn Cờ. Tôi đi làm
bồi bàn cho tiệm chả cá Thăng Long, làm trợ giáo,
cố gắng tiếp tục học. Em tôi điếu đóm, hầu hạ một ông
cử già, bà con với anh Hoạt, chồng người chị họ. Anh Nguyễn
Hoạt, tức Hiếu Chân, bị bắt chung với Doãn Quốc Sĩ, sau mất
ở trong khám Chí Hòa, chính quyền CS bắt phải
hủy xác thành tro, trước khi mang ra khỏi nhà tù.
Một Sài-gòn trong
có quán cà phê Thái Chi ở đầu đường
Nguyễn Phi Khanh, góc Đa Kao. Bà chủ quán khó
tính, chỉ bằng lòng với một dúm khách quen
ngồi dai dẳng như muốn dính vào tuờng, với dăm ba tờ báo
Paris Match, với mớ bàn ghế lùn tịt. Trên tường
treo một chiếc dĩa tráng men, in hình một cậu bé
mếu máo, tay ôm cặp, với hàng chữ Pháp ở bên
dưới: "Đi học hả? Hôm qua đi rồi mà!"
Đó là nơi em tôi
thường ngồi lỳ, trong khi chờ đợi Tình Yêu và
Cái Chết. Cuối cùng Thần Chết lẹ tay hơn, không
để cho nạn nhân có đủ thì giờ đọc nốt mấy trang
Lục Mạch Thần Kiếm, tiểu thuyết chưởng đăng hàng kỳ trên
nhật báo Sài-gòn, để biết kết cục bi thảm của
mối tình Kiều Phong-A Tỷ, như một an ủi mang theo, thay cho những
mối tình tưởng tượng với một cô Mai, cô Kim nào
đó, như một nhắn nhủ với bạn bè còn sống: "Đừng
yêu sớm quá, nếu nuốn chết trẻ." Chỉ có bà
chủ quán là không quên cậu khách quen.
Ngày giỗ đầu của em tôi, bà cho người gửi tới, vàng
hương, những lời chia buồn, và bộ bình trà "ngày
xưa cậu Sĩ vẫn thường dùng."
Handbag
My mother's old leather handbag,
crowded with letters she carried
all through the war. The smell
of my mother's handbag: mints
and lipstick and Coty powder.
The look of those letters, softened
and worn at the edges, opened,
read, and refolded so often.
Letters from my father. Odour
of leather and powder, which ever
since then has meant womanliness,
and love, and anguish, and war.
Poems on the Underground
Ruth Fainlight
Túi xách tay
Cũ, bằng da, của má tôi
Chất chứa trong đó
là
Những lá thư bà
mang theo cùng với bà
Suốt cuộc chiến
Mùi bạc hà,
mùi dầu cù là, mùi mồ hôi
Những lá thư,
góc quăn, mở gấp nhiều lần,
Chữ bạc dần
Thư của ba tôi
Túi da, kể từ
đó, nặng mùi nhất,
Là mùi
đàn bà, tình yêu, thống khổ và sợ
hãi.
Nhà
cô bạn lúc này đã dời vô Chợ
Lớn. Căn nhà cũ, khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật, tuy không
bị thiêu rụi trong biến cố Mậu Thân nhưng cũng không
còn có thể ở được. Phần hồn của nó đã
chết theo cả khu, còn chút nào cô gái
đem theo cùng với cô về cuộc đời mới, một buổi tối làm
như tình cờ ghé qua, thấy tất cả đều lạ mặt.
Cõi
Khác
Bức
hình, do cô bạn, từ phía trong nhà,
chụp, những ngày trước Mậu Thân.
Lần đầu nhìn, NKL [anh bạn học
từ thời trung học] gật gù, thằng cha nào mà
đẹp trai thế?
|
|