Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
 Thơ Mỗi Ngày | Chân Dung | Jennifer Video
Nhật Ký Tin Văn / Viết mỗi ngày


Last Page

15Khiem Do and 14 others
Comments

Nguyen Trong Khoi
Thành thật chia buồn cùng tang quyến GS Nguyễn Ngọc Bích> Kỷ niệm với anh tại Virginia 2011: Ng Tr Khôi, Lữ Quỳnh, Trương Vũ, Ng Ngọc Bích.

Nguyen Trong Khoi's photo.
RIP
Nguyễn Ngọc Bích như vậy là cùng tuổi GCC, 1937, Đinh Sửu. 1954, Gấu là đứa con nít, học Đệ Lục, vô Sài Gòn trễ, vì mê VC, bị  thầy giám thị Nguyễn Trãi bắt học lại năm Đệ Lục, bèn ra trường tư, vậy mà vị này đã được học bổng đi Mẽo. Hay thật!

Bạn NTK cho biết, 1958. Thế thì OK. Vì 1958, GCC cũng đi xong cái tú tài, 1 ông thầy dậy ngoại ngữ, và còn làm ở Bộ Giáo Dục, Thầy Đỗ Xuất Tỵ, vẫn nhớ tên, có hứa, đậu xong, kiếm ông, ông lo cho cái học bổng du học, nhưng Gấu quả là ngu, không hề bao giờ có ý đi du học, tếu thế, thế là vờ.
Đi thi thì chỉ cần đậu, không cần đậu cao, thành ra cũng khó mà có cái học bổng.
Gấu chẳng đã kể cái lần thi tú tài hai, ban toán, cho thí sinh ngồi kế copy bài. Đến câu chót bài toán lý, có câu áp dụng bằng số, Gấu nghĩ đủ điểm đậu rồi, không làm, anh bạn ngồi bên bèn ký hoáy nhân chia trừ cộng, và nói, cho chắc ăn, anh ạ!
Ui chao, sau gặp đúng 1 tên y chang GCC, là Vi Bức Vương. Tay này mỗi lần ra đòn, là làm địch thủ đóng băng, Hàn Băng Chưởng cái con mẹ gì đó. Và chỉ 1 đòn, là đủ.
Vi Bức Vương không tin có tên nào chịu được hai đòn của ông!
Gấu rớt chứng chỉ Toán Lý Hoá, là do vậy. Hình như đã kể ra rồi.

1958, ăn nằm ở dề nhà bạn C. Trốn bà dì, Dì Nhật, cô em gái Bà Trẻ, cực độc, cực ác, luôn mắng Bà Trẻ Gấu, tại sao nuôi thằng Trụ, nó có mẹ, để mẹ nó lo.
Đi thi Tú Tài II ban toán, khoá II, sau khi rớt khóa I, được bà cụ thân sinh nhà thơ & bạn C cho đi nghỉ hè bãi biển Nha Trang, nhờ thế sáng tác được cái truyện ngắn đầu tay “Những Con Dã Tràng”.
Thi xong mỗi bài, là trình bản nháp cho nhà thơ. Đọc bài Triết, ông không nói gì, chỉ đến khi làm xong cả hai bài toán, vật lý, đều OK “chăm phần chăm”, ông mới cười, nói, thế thì đậu, chứ bài triết chỉ đáng trứng hột vịt, hoặc 1 gậy.
Đúng rồi, nhớ ra rồi, Gấu không nhờ Thầy Tỵ lo cho đi du học, là vì phải lo kiếm việc gì làm, để lo cho mẹ, lúc đó giữ trẻ cho người quen, và em trai, hầu hạ ông cử Ngô Thúc Địch, bà con ông anh rể Hiếu Chân.
Nhớ cả cái chuyện xin ý kiến ông anh, làm sao học tiếp, ông nói, kiếm cái gì làm... Thế là thi vô Bưu Điện...
GCC làm cho UPI, là nhờ Nguyễn Thành Tài, nhiếp ảnh viên UPI, giới thiệu, nhân thấy AP có ông Hưng. Khi đó, chưa có Dirck Halstead, trưởng phòng hình ảnh. Sếp trực tiếp của Gấu là 1 phóng viên UPI nói tiếng Tây rất cừ. Nhớ là, lương của Gấu cũng chưa có ai quyết định, nhiêu, và cuối tháng, anh phóng viên nói trên móc bóp đưa Gấu 5 ngàn tiền ông Diệm, so với 5200, lương Bưu
Điện của Gấu, thì cũng xêm xêm!
Nhớ luôn, đúng ra phải viết nhớ hoài, chuyện này: Gấu đi vô mấy tiệm sách ở Lê Lợi, tiệm Xuân Thu, xài hết số tiền năm ngàn đồng!
Cái tên Xìn Phóng TPG, khi thấy Gấu cầm cuốn Lịch Sử và Ý Thức Giai Cấp của Lukacs, bĩu môi, cậu mua để nhát ma ư, là đếch hiểu được Gấu, cũng thế là mấy đấng bạn quí. Gấu chưa bao giờ mua sách để trộ ai, nhưng mua rất nhiều cuốn, để chờ đọc, khi đủ sức đọc chúng.


*

KhongLo
Vietnamese
medieval, Ly dynasty
died 1119

THE IDEAL RETREAT


I will choose a place where the snakes feel safe.
All day I will love that remote country.
At limes I will climb the peak of its lonely mountain
to stay and whistle until the sky grows cold.

1967, translated with Nguyen Ngoc Bich

Trong bài tưởng niệm NTN trên Hậu Vệ, Nguyễn Đạt viết:

Nhà thơ Nguyễn Đăng Thường thấy thơ Nhan trong Thánh Ca “có tí hương vị Rimbaud, một Rimbaud không vô thần”, thì tôi cho rằng, trong bản chất thi sĩ của hai người, Nhan và Rimbaud, ít nhiều có chỗ giống nhau. Tôi biết rõ, Nhan không đọc một dòng thơ nào của Rimbaud, không một dòng thơ dòng văn nào của bất cứ nhà thơ nhà văn nhà triết học nào của phương Tây. Và tôi lại thấy Nhan, trong Thánh Ca, có nhiều hương vị Phạm Công Thiện. Và tôi hiểu, cả hai, Nhan và Phạm Công Thiện: ngôn ngữ của thi sĩ, sản sinh từ cùng một ly nước, một ly nước có chất cà phê hay men rượu mà cả hai đã uống.
Source

Theo Gấu, thơ NTN chẳng có tí Rimbaud, mà cũng chẳng có tí PCT, nhưng rõ ràng là có chất Thiền, một thứ Thiền của Việt Nam.
Trước 1975, tình cờ GNV có đọc một bài thơ của anh, viết về một nhà sư Việt Nam, sư Không Lộ, hình như vậy, trênThời Tập, và như còn nhớ được, chất Thiền mạnh lắm.

Theo như trí nhớ tồi tệ của GCC, bài thơ của Nguyễn Tôn Nhan, về Không Lộ, có cái ý “thét lên 1 tiếng lạnh hư không”, chắc là bài thơ trên, được W.S. Merwin và Nguyễn Ngọc Bích chuyển qua tiếng Mẽo


Nơi thần sầu để rút dù


Tớ sẽ chọn một nơi mà rắn [độc hay không độc] cảm thấy an toàn
Cả ngày tớ sẽ mê cái “lost domain” xa xôi đó
Tớ sẽ leo lên cái đỉnh núi trơ cu lơ của nó
Đếch thèm tìm bản chúc thư [của MT], hay xác con gấu, hay con cáo gì gì đó [của Hemingway]
Mà để hét lên 1 tiếng lạnh hư không!


Ngo ChiLan
Vietnamese
15th century

AUTUMN
   
Sky full of autumn
earth like crystal
news arrives from a long way off following one wild goose.
The fragrance gone from the ten-foot lotus
by the Heavenly Well.
Beech leaves
fall through the night onto the cold river,
fireflies drift by the bamboo fence.
Summer clothes are too thin.
Suddenly the distant flute stops
and I stand a long time waiting.
Where is Paradise
so that I can mount the phoenix and fly there?

1968, translated with Nguyen Ngoc Bich

WINTER
Lighted brazier
small silver pot
cup of Lofu wine to break the cold of the morning.
The snow
makes it feel colder inside the flimsy screens.
Wind lays morsels of frost on the icy pond.
Inside the curtains
inside her thoughts
a beautiful woman.
The cracks of doors and windows
all pasted over.
One shadowy wish to restore the spring world:
a plum blossom already open on the hill.

1968, translated with Nguyen Ngoc Bich
My Tân Định

Tân Định là quê hương của Gấu. Mấy bài viết này, chưa nói được cái phần Gấu biết về nó.
Post, như 1 thứ chim mồi, chờ hứng.


Marina Tsvetaeva

Thơ Mỗi Ngày


LAMENT

O how far away and long gone
everything is.
I believe the star
whose brightness I take in
has been dead a thousand years.
I believe that in the boat
gliding by I heard
something fearful being said.
In the house a clock
just struck....
What house?....
I'd like to step out of my heart
and be under the great sky.
I'd like to pray.
And surely one of all those stars
must still exist.
I believe I'd know
which one alone
has lasted, -
which one like a white city
stands at its light's end in the sky ...

Rilke: The Book of Hours (1905)
from The Poetry of Rilke

Translated by Edward Snow
Introduction by Adam Zagajewski

For me, the happy owner of the elegant slim book bought long ago, the Elegies represented just the beginning of a long road leading to a better acquaintance with Rilke's entire oeuvre. The fiery invocation that starts “The First Elegy” - once again: "Who, if I cried out, would hear me among the Angels' / Orders? And even if one of them pressed me / suddenly to his heart: 1'd be consumed / in his more potent being. For beauty is nothing / but the beginning of terror, which we can still barely endure" -had become for me a living proof that poetry hadn't lost its bewitching powers. At this early stage I didn't know Czeslaw Milosz's poetry; it was successfully banned by the Communist state from the schools, libraries, and bookstores-and from me. One of the first contemporary poets I read and tried to understand was Tadeusz Rozewicz, who then lived in the same city in which I grew up (Gliwice) and, at least hypothetically, might have witnessed the rapturous moment that followed my purchase of the Duino Elegies translated by Jastrun, might have seen a strangely immobile boy standing in the middle of a side- walk, in the very center of the city, in its main street, at the hour of the local promenade when the sun was going down and the gray industrial city became crimson for fifteen minutes or so. Rozewicz's poems were born out of the ashes of the other war, World War II, and were themselves like a city of ashes. Rozewicz avoided metaphors in his poetry, considering any surplus of imagination an insult to the memory of the last war victims, a threat to the moral veracity of his poems; they were supposed to be quasi-reports from the great catastrophe. His early poems, written before Adorno uttered his famous dictum that after Auschwitz poetry's competence was limited-literally, he said, "It is barbaric to write poetry after Auschwitz"-were already imbued with the spirit of limitation and caution.

Adam Zagajewski: Introduction

Với tôi người sở hữu hạnh phúc, cuốn sách thanh nhã, mỏng manh, mua từ lâu, “Bi Khúc” tượng trưng cho một khởi đầu của con đường dài đưa tới một quen biết tốt đẹp hơn, với toàn bộ tác phẩm của Rilke. “Bi Khúc thứ nhất” - một lần nữa ở đây: “Ai, nếu tôi la lớn - trở thành một chứng cớ hiển nhiên, sống động, thơ ca chẳng hề mất quyền uy khủng khiếp của nó. Vào lúc đó, tôi chưa biết thơ của Czeslaw Milosz, bị “VC Ba Lan”, thành công trong việc tuyệt cấm, ở trường học, nhà sách, thư viện, - và tất nhiên, tuyệt cấm với tôi. Một trong những nhà thơ cùng thời đầu tiên mà tôi đọc và cố hiểu, là Tadeusz Rozewicz, cùng sống trong thành phố mà tôi sinh trưởng, (Gliwice), và, có thể chứng kiến, thì cứ giả dụ như vậy, cái giây phút thần tiên liền theo sau, khi tôi mua được Duino Elegies, bản dịch của Jastrun - chứng kiến hình ảnh một đứa bé đứng chết sững trên hè đường, nơi con phố trung tâm thành phố, vào giờ cư dân của nó thường đi dạo chơi, khi mặt trời xuống thấp, và cái thành phố kỹ nghệ xám trở thành 1 bông hồng rực đỏ trong chừng 15 phút, cỡ đó – ui chao cũng chẳng khác gì giây phút thần tiên Gấu đọc cọp cuốn “Bếp Lửa”, khi nó được nhà xb đem ra bán xon trên lề đường Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn – Thơ của Rozewicz như sinh ra từ tro than của một cuộc chiến khác, Đệ Nhị Chiến, và chính chúng, những bài thơ, thì như là một thành phố của tro than. Rozewicz tránh sử dụng ẩn dụ trong thơ của mình, coi bất cứ thặng dư của tưởng tượng là 1 sỉ nhục hồi ức những nạn nhân của cuộc chiến sau chót, một đe dọa tính xác thực về mặt đạo đức của thơ ông: Chúng được coi như là những bản báo cáo, kéo, dứt, giựt ra từ cơn kinh hoàng, tai họa lớn. Những bài thơ đầu của ông, viết trước khi Adorno phang ra đòn chí tử, “thật là ghê tởm, man rợ khi còn làm thơ sau Lò Thiêu”, thì đã hàm ngụ trong chúng, câu của Adorno rồi.

*

Note: Có 1 sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng thật ly kỳ thú vị, không chỉ về cái cảnh Gấu chết sững trong nắng Sài Gòn, khi đọc cọp – khám phá ra - Bếp Lửa, khi cuốn sách được nhà xb Nguyễn Đình Vượng cho đem bán xon trên hè đường Phạm Ngũ Lão, nhưng còn ở điều này: Cuốn sách Bếp Lửa đã sống lại, từ tro than, bụi đường Xề Gòn.
Gấu đã viết như thế, về Bếp Lửa, từ năm 1972
Giả như nó không được đem bán xon, liệu có tái sinh?
Quá tí nữa, giả như không có cuộc phần thư 1975, liệu văn học Miền Nam vưỡn còn, và được cả nước nâng niu, trân trọng như bây giờ?


*
Tưởng nhớ nhà thơ Thanh Tâm Tuyền
Thứ Hai, 22 tháng 3 2010

Ngày 22 tháng 3 năm nay, 2010, là đúng 5 năm nhà thơ từ giã chúng ta. Trong những nhận xét về thơ của ông, có của Quỳnh Giao, theo người viết, thật độc đáo:
“Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được đặt trong vị trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra thế giới bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta khó cảm hay yêu thơ của ông.”
Và, nhận xét của D.M. Thomas, trong cuốn tiểu sử nhà văn Solzhenitsyn, ["Alexander Solzhenitsyn: A Century in his Life" By D. M. Thomas, St. Martin's Press], về sự ra đi của nhà thơ Pasternak, có thể áp dụng vào trường hợp nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nếu chúng ta nhớ lại, tình cảm sửng sốt, bàng hoàng của đồng bào hải ngoại, khi được tin ông mất:
“Nỗi đau của dân Nga khi nhà thơ Pasternak qua đời vào năm 1960 đánh dấu bước ngoặt của lịch sử Xô Viết.”
The explosion of grief and celebration at Pasternak's funeral in 1960 marked a turning point in Soviet history.
*
Nhân dịp tưởng nhớ nhà thơ năm nay, chúng ta tìm hỏi ý nghĩa của sự chọn lựa, “Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn”, của ông, sau khi ra khỏi trại tù.
Liệu đây có nghĩa là, từ chối viết? (1)
Như rất nhiều tác giả khác, cũng như ông, thí dụ như một Melville, nhà văn nổi tiếng Mỹ, qua nhân vật nổi tiếng của ông, Bartleby, với câu nói nổi tiếng: I would prefer not to: Tôi chọn đừng.

Báo Văn học Pháp, Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Văn chương và những trại tù [La littérature et les camps], trong bài viết mở đầu, Thư gửi độc giả, Lettre aux lecteur, dưới nhan đề Hội chứng Bartleby, Jean-Louis Hue viết:
Nghĩ đến chuyện từ bỏ viết, Melville tưởng tượng ra nhân vật Bartleby, thách đố câm lặng và hư vô, đã chọn lựa một giải pháp là tự nhốt mình trong văn phòng, vắng mặt trước những kẻ khác, và trước chính mình. “Tôi chọn lựa đừng” [I would prefer not to, khi được dịch sang tiếng Pháp, là, “Je préférais ne pas le faire”, và mới nhất, “Je préférais pas”].
Trong số những nhà văn “Tôi chọn lựa đừng” này, có, kể sơ sơ, Rimbaud, Robert Walser, J.D. Salinger… và nhà thơ Celan, sống sót Lò Thiêu, sau tự sát.
Liệu thái độ “Tôi chọn lựa đừng” này, là cũng của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, sau trại tù cải tạo?

(1)
Après ma libération, sur le chemin du retour, la première chose que j'ai faite, a été de me replier et écrire mes poèmes mémorisés tout au long de ma détention.
Je suis un survivant, mais je ne veux plus être écrivain, comme je l'ai pourtant souhaité depuis toujours.
J'ai écrit dans ma mémoire au camp: «II faut que j'arrive à écrire comme si rien ne s'était passe, comme si rien n'était modifié.»
Et maintenant je me dis: «Quand serai-je capable d'une telle chose?» Pour re-écrire.
THANH TAM TUYEN
La poésie entre la guerre et le camp
Thơ giữa chiến tranh và trại tù
Propos recueillis et traduits par Le Huu Khoa

Khi ra khỏi trại tù, trên đường về, điều đầu tiên tôi làm, là cúi gập mình viết ra những bài thơ lưu giữ trong trí nhớ suốt thời gian tù đầy.
Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn.
Tôi đã từng lưu vào trí nhớ, khi ở trong trại tù, điều này: "Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi."
Và bây giờ tôi tự hỏi: "Khi nào thì tôi có thể làm được như vậy? Để lại viết?”
Thanh Tâm Tuyền (1)

TOMAS TRANSTROMER (b. 1931)

After Someone's Death

Once there was a shock
that left behind a long pale glimmering comet's tail.
It contains us. It blurs TV images.
It deposits itself as cold drops on the aerials.

You can still shuffle along on skis in the winter sun
among groves where last year's leaves still hang.
They are like pages torn from old telephone directories-
the names are eaten up by the cold.

It is still beautiful to feel your heart throbbing.
But often the shadow feels more real than the body.
The samurai looks insignificant
beside his armor of black dragon scales. 

Translated from the Swedish by Robin Fulton

Sau Cái Chết của Ai Đó

Một lần, có 1 cú sốc
Nó để lại đằng sau nó 1 cái đuôi sao chổi dài, le lói.
Nó kiềm chế chúng ta. Nó làm những hình ảnh TV mờ đi.
Nó rớt chính nó đánh phịch 1 phát, như giọt nước lạnh trên bầu trời.

Bạn có thể trượt băng trong mặt trời mùa đông
giữa những khu rừng nhỏ, nơi những chiếc lá năm ngoái vẫn còn treo lủng lẳng.
Chúng giống như những trang giấy xé ra từ 1 cuốn niên giám điện thoại -
những cái tên thì bị cái lạnh giá đợp mẹ mất hết rồi.

Thì vưỡn đẹp như mơ, cảm thấy trái tim bạn vưỡn đập thình thịch.
Nhưng thường là cái bóng thì lại cảm thấy thực hơn là
cái người, cái cơ thể có xương, có thịt.
Tên samurai thì là cái chó gì,
so với bộ giáp của anh ta, và
những cái vảy rồng đen thui, kế bên.

Note: Bài thơ thần sầu. Gửi theo ông anh quá tuyệt. Bảy năm rồi, xác thân nào còn, linh hồn thì cũng có khi đã đầu thai kiếp khác, hoặc tiêu diêu nơi miền cực lạc. Nhưng cái bóng thì lại càng ngày càng lớn, dội cả về Đất Cũ:

VC bi giờ coi bộ trân trọng cái bóng của ông cùng cái áo giáp, mấy cái vảy rồng đen thui, còn hơn cả đám bạn quí hải ngoại của ông! (1)

(1) Một bản dịch khác, của Robert Hass, trong Selected Poems:

AFTER A DEATH

Once there was a shock
that left behind a long, shimmering comet tail.
It keeps us inside. It makes the TV pictures snowy.
It settles in cold drops on the telephone wires.

One can still go slowly on skis in the winter sun
through brush where a few leaves hang on.
They resemble pages torn from old telephone directories.
Names swallowed by the cold.

It is still beautiful to feel the heart beat
but often the shadow seems more real than the body.
The samurai looks insignificant
beside his armor of black dragon scales.


Notes about Brodsky

Nghĩ về ông hoài hoài kể từ khi ông mất, tôi cố gọi ra bài học, to name the lesson, mà ông để lại cho chúng ta. Làm sao mà một người không hoàn tất học vấn trung học, chẳng hề bao giờ học đại học, trở thành 1 quyền uy được công nhận bởi những danh nhân của tri thức nhân loại: How did a man who did not complete his high school education, who never studied at a university, become an authority recognized by the luminaries of humanistic knowledge? Ông thông minh, và không phải ai cũng được ban cho món quà này. Nhưng còn có 1 điều gì đó và điều này mới là điều quyết định. Môi trường, the milieu, Leningrad, của thế hệ của ông, những nhà thơ trẻ, và những nhà dịch thuật không-Xô viết, nghiến ngấu sách vở. Cái thôi thúc đến ám ảnh đọc mọi thứ mà họ có thể kiếm thấy ở thư viện, hay tiệm bán sách cũ, thì thật là đáng sợ, gây choáng, stunning; họ cũng học tiếng Ba Lan, như Brodsky đã từng, để đọc văn chương Tây Phương, vốn chỉ có, available, trong ngôn ngữ đó. Bài học mà lịch sử cuộc đời của ông cung cấp, thì là 1 bài học lạc quan, bởi là vì nó chỉ ra sự chiến thắng của ý thức trên hiện hữu, it points to the triumph of consciousness over being.  

“Tôi cho phép tôi mọi chuyện, trừ phàn nàn”. Câu nói của Brodsky phải được nhập tâm bởi mọi người trẻ tuổi mà thất vọng, mà chán chường, mà chỉ muốn tự tử. Ông chấp nhận tù đầy một cách triết lý, không nóng giận, anger; ông coi cái chuyện đào đất, đào kinh, tại 1 nông trường cải tạo Xô Viết như là 1 kinh nghiệm hướng thượng, positive; bị tống xuất khỏi nước Nga, ông quyết định hành xử như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi. Ông coi, equate, giải Nobel văn chương như là 1 trò đùa trớ trêu của số mệnh, the capricious turns of fate, như ông đã từng trải qua trước đó. Những vị hiền giả cổ xưa đòi hỏi một cách ứng xử như thế, nhưng đâu có nhiều người làm được điều này, not many people who can behave like that in practice.
Milosz 

TTT cũng đâu có bằng cấp đại học, hà hà? Ông đi thi Tú tài chưa đủ tuổi, phải làm đơn xin được chiếu cố. Đậu xong hai cái Tú Tài, ông bỏ học, đi dạy học để nuôi mẹ, nuôi em, buồn buồn ghi tên học Luật, lấy đâu được 1 chứng chỉ. 

Khi Gấu đậu xong cái bằng Tú Tài, bà cụ thì đi giữ  trẻ cho 1 nhà người quen, thằng em thì hầu hạ 1 ông cử nhhân hán học, cụ Ngô Thúc Địch, chỗ bà con của ông anh rể Nguyễn Hoạt. Gấu bèn hỏi ông anh, nhà thơ, làm sao bi giờ, làm sao học Đại Học, ông nói, thì đi làm, vừa làm vừa học. May làm sao Bưu Điện mở lớp, Gấu bèn thi vô, và quả là Trời cứu, bởi vì nếu không học Bưu Điện, ra trường làm anh thợ sửa máy, thì vô phương làm thêm cho UPI.

Nhờ tiền Mẽo, thế là tha hồ mua sách Tây, đọc lia lịa, đọc chạy đua với chiến tranh với Thần Chết...

Trang Vila-Matas

Vila-Matas trả lời The Paris Review

*

Thú chôm chĩa

Note: Bài này mà chẳng thần sầu sao?

 Đọc, bỗng nhớ ông anh nhà thơ, Quán Chùa, và những ngày Mậu Thân, cả hai đánh chắn suốt đêm, khi ông phải trực chiến tại Cục Tâm Lý Chiến.
Gấu đã tả cái cảnh hai anh em len lỏi, xuyên qua những bức tuờng khu Trại Gia Binh, để đến điểm hẹn, là 1 chiếu bạc.
Gần sáng, Gấu về nhà, đánh răng, rửa mặt, chạy xuống UPI, số 19 Ngô Đức Kế, [con đường từ Tự Do đâm ra công trường Mê Linh, có tượng Đức Thành Trần], xem có radiopho cần chuyển cữ sáng, thường là không, vì chuyển hết cữ tối hôm trước, trừ khi có hình khẩn cấp mới nhận trong đêm.
Thế là hai anh em lại gặp lại, vừa uống cà phê, vừa bàn về đủ thứ chuyện, và thường là về sách, về 1 cuốn vừa đọc...  
Thời gian đó, vì là Mậu Thân, nên gần như chỉ có hai anh em.
Đọc thư gửi đảo xa lại bồi hồi thương ông anh, ông gần như chẳng có ai để tâm sự, có lẽ ý nghĩa của cái nick Lỗ Bình Sơn, là từ đó chăng?

Thời gian đó, thời gian Mậu Thân, GCC có cô bạn, tối nào cũng mò tới, hà, hà, nhờ đó viết được cái truyện ngắn Cõi Khác

[Cõi Khác thì cũng 1 thứ…  Đảo Xa chứ gì nữa!]:

Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy... 

Đau khổ nhất là những ngày cô bạn đi lấy chồng. Vẫn những ngày tháng ngây ngô bên mớ máy móc, nghe tiếng người nói xôn xao từ những thành phố xa lạ phía bên ngoài địa ngục, qua đường dây điện thoại viễn liên, mơ màng tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua đi, cô bạn rồi sẽ hạnh phúc, hạnh phúc... Hết còn nỗi ngây thơ tưởng mình ở trên cao, trên tận đỉnh cồn, thấy hết, hiểu hết. Vẫn những đêm dài điên cuồng đuổi theo bóng mình sợ hãi trốn sâu dưới đáy địa ngục, trong những hang cùng ngõ hẻm thành phố, chạy hoài, chạy hoài, không còn nơi để ghé, không còn chỗ để ngừng... Chỉ mong gặp lại những hồn ma quen, những gã phóng viên người Nhật, người Mỹ, hai gã chuyên viên Phi Luật Tân, để hỏi coi họ có còn luyến tiếc đất nước này hay không, chỉ muốn la lớn, tôi yêu em, tôi yêu em, cho cả thế giới, cả loài người đều nghe...
Cho người chết gật đầu thông cảm.


Tôi thích những trích dẫn, những dòng lạ mà chúng ta đưa vô bản văn của mình. Tôi không hiểu những người ghét chúng, và khẳng định một cách ngu ngu ngốc, "để viết, thì đừng nợ bất cứ ai".

Trong bài viết, Vila-Matas nhắc tới Susan Sontag, người đã từng chấp nhận thách đố của Walter Benjamin, viết 1 cuốn sách chỉ gồm toàn trích dẫn, và những gì của riêng mình, thì giống như giàn giáo, sẽ được dẹp bỏ, khi ngôi nhà xây dựng xong.

Ui chao, vào đúng đêm 30 Tết Ta vừa rồi, GCC bèn ngộ ra, GCC, chính hắn, đã thực hiện được cả hai giấc đại mộng của W. Benjamin:
Viết lịch sử từ đáy, và, viết 1 tác phẩm chỉ gồm toàn trích dẫn.

Trong hai cuốn tiểu thuyết của TTT, Cát Lầy, và Một Chủ Nhật Khác, nhân vật chính đều ngỏm, một người một kiểu. Người tự tử, người bị hiểu lầm là… VC.  Trong Bếp Lửa, thì bỏ đi sau khi phán, buộc vào với quê hương thì phải là 1 người bà con ruột thịt với mình. Người đọc, liệu có rút ra được 1 kết luận nào, qua những dòng trên?

gửi đảo xa
 

hỏi. người đã chết
những. lá thư. tình không. theo
người viết. về nơi cuối. cùng
những yêu. thương cần. có
cho. những bài thơ. ngày. giông bão
những bài thơ. câm. trơ trọi
người tình. loay hoay. hơn
phân nửa. cuộc sống. cất giữ
tình yêu. trên. trang giấy
cuộc sống cất. giữ và. cái chết
những bài thơ. cũ  hơn. 40 năm. sao
không. cho riêng mình. hay yêu thương
tan tác. có thấy. không crusoe
đã. trở lại. cuộc sống
không. có. điểm riêng. biệt
hãy. hỏi người. đã chết
có còn. nhớ. ngôi nhà màu. hồng
đã sơn. phết. lại không. còn
là. màu hồng. đà lạt quá. nhỏ
và. không tuyết. trắng
cello. giọng cao. vút vào mùa. đông
khi. nở cùng ly rượu. đêm
hỏi người. đã chết
những. lá thư nối. niềm. hy vọng
sao không. giữ. bởi. tình yêu không. già
ngày. còn rất trẻ. trên những. lá thư
hay đó là. đoạn kết. phải có
trong. cuốn tiểu thuyết. phải được. viết
cũng chỉ là. những lập lại
người tình. trên những. trang giấy
đảo. xa vẫn hoang. sơ
bài thơ. vẫn cô độc
sẽ đi. vào. cõi chết
nơi vĩnh hằng. với những điều. không tưởng

Đài Sử

*

*

* *

TTT dịch

Bà nữ phê bình gia Thụy Khê mũi lõ, "kinh điển" - từ này thuổng của bạn Cà - Helen Vendler, có đi 1 đường còm, bài thơ trên.
TV sẽ post liền.
4.8.2006
Kiệt Tấn

Tôi có còn cô độc?

1960. Bước sang năm thứ hai đời sinh viên ở Québec, Xứ Tuyết. Tôi thu mình quạnh quẽ trong căn gác trọ nhỏ nhít đường Garnier, gần đại học Laval. Cô đơn nhuộm người tôi vàng xỉn xanh xao. Như trái chanh non héo úa ai bỏ quên trong tủ đá. Rồi bỗng một tối nọ Thanh Tâm Tuyền tới gõ cửa gác trọ, tóc tai bù xù, dưới nách kẹp tập thơ mỏng Tôi không còn cô độc. Mở cửa nắm tay giắt vào, kéo ngồi xuống trên chiếc giường sắt sinh viên hẹp nhỏ ọp ẹp. Người mới bước vô là Khương, một du học sinh Việt Nam vừa bay sang Québec, nhập đại học Laval, cũng như tôi. Khương khoái thơ. Tôi cũng khoái thơ. Tôi khoái Nguyễn Bính, Lỡ bước sang ngang. Khương khoái Thanh Tâm Tuyền, Tôi không còn cô độc. Trao đổi văn nghệ, bắt nhịp cầu tri âm. Và tối đó, tôi khám phá nhà thơ đứng đầu nhóm Sáng Tạo. Những câu thơ chém xuống hừng hực.
 
Thiệt ra không phải đợi đến tối đó tôi mới được đọc thơ Thanh Tâm Tuyền lần đầu. Tôi đã đọc thơ Thanh Tâm Tuyền hồi còn là học trò đệ nhị đệ nhất trung học, chuẩn bị thi Tú một Tú hai. Ðọc lõm bõm trên tạp chí Sáng Tạo nhưng không thấm. Thuở đó tôi chưa từng biết cô đơn là gì. "Khi ấy em còn thơ ngây, đôi mắt chưa vương lệ sầu…" Tôi còn rất hồn nhiên. "Tôi chưa hề cô độc". Có thể nói như vậy. Hồn nhiên? Chưa chắc. "Anh chỉ giỏi tài ba xạo", một bận Tuyết đã chỉnh tôi bằng lời lẽ đó. Trong thời kỳ này, tôi đã có Hoa, người yêu đầu tiên Xóm Bến Ðò Mỹ Tho. Tôi có Ánh, người yêu nữ sinh Cầu Cái Cá Vĩnh Long. Tôi có Tuyết, người tình quán nước bên bờ sông Cổ Chiên ngầu đục phù sa. Tôi đã biết rờ rẫm, biết hun hít mấy người em nhỏ hậu phương, tôi đã biết sục sạo đóa hoa thầm kín trong rạp hát bóng, đã biết vật lộn với em nhỏ bên bờ cỏ đêm trăng, đã biết xâm nhập và cư ngụ trong thân thể mượt ẩm, ấm hỉnh Liêu Trai của nàng. Cô độc sao nổi mà cô độc! Tôi còn đang lẩn quẩn trước hàng ba nhà nàng, còn đang đứng xớ rớ bên cạnh cái hàng rào dâm bụt, nhà nàng ở cạnh nhà tui, cách nhau cái giậu mồng tơi xanh dờn, lẩm cẩm y hịch như sư phụ Nguyễn Bính. Còn xa lắm mới bước được vào lãnh thổ của Thanh Tâm Tuyền, bước được vào vương quốc của Hoàng Ðế Cô Ðộc, nơi đức vua có đủ quyền y để cai trị mọi người bằng… thơ tự do. Còn được gọi diễu là thơ hũ nút bởi phe đối lập. Một bận, trên tờ Văn Nghệ Tiền Phong xuất hiện một bài thơ hũ nút nhái giọng Hoàng Ðế. Thơ rằng:

 bánh xe đạp quay tròn
xịt khói
trái tim giơ mười ngón tay
thét chết
cô độc! 

Xịt cười. Không hiểu ất giáp gì hết. Tuy nhiên, thấy ngộ ngộ cho nên còn nhớ tới bây giờ. Cũng như đã nhớ hai câu thơ vỡ lòng, em ơi em ở lại nhà, vườn dâu em đốn thịt gà xé phay của sư phụ mình. Và những câu thơ bá láp khác nữa, chẳng hạn: Ủa ủa giống gì trẹo? Ờ ờ chó mắc lẹo. Ðực vện ngổng đuôi trì, cái vàng cong lưng kéo… Mà càng bá láp lại càng nhớ dai. Trí nhớ con người nó khỉ như vậy đó. 

Tuy nhiên, ngay những năm hai mươi tuổi, Thanh Tâm Tuyền đã ngoái đầu nhìn lại lịch sử nhân loại mà không khỏi hãi hùng:

toa chở súc vật
bít bưng tức thở
bánh nghiến đường rầy

 chúng nó làm phát xít
chúng nó làm cộng sản
chúng con làm tù nhân 

Và ngay từ những năm 50, hình như nhà thơ đã linh tính tai họa thảm thiết sắp sửa giáng xuống đất nước kể từ tháng Tư 1975:

 mẹ bưng tấm hình úa cũ trước ngực
dò xét từng nét đau khuôn mặt
các anh nhìn cúi đầu
khóc lén
hai hàng rào quá khứ đăm đăm 

chúng nó làm phát xít
chúng nó làm cộng sản
chúng ta làm tù nhân 

Có phải, qua những câu thơ chặt khúc trên, Thanh Tâm Tuyền đã tiên đoán căn phần đày đọa của mình và bạn bè hai mươi năm sau, trong những trại tập trung cải tạo mọc lên như loài nấm độc trên khắp cùng đất nước tả tơi sau 75? 

mưa bay lất phất gió căm căm
đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
co ro đứng xem tù qua thôn 

Và khi làm thân tù đi chém tre đẵn gỗ trên ngàn, một bận bị tuột dốc nhào trên hẻm núi, nhà thơ lại thấy lòng mình thanh thản hơn bao giờ hết: 

duỗi soải chân tay gối trên nứa
ngó trời nhá nhem nghe mưa mau
tưởng chừng thi thể ai thối rữa
hồn viển vông chẳng chút oán sầu 

Giọng thơ không còn uất hận như thuở ban đầu nữa. Tập Thơ ở đâu xa, tác phẩm cuối cùng của Thanh Tâm Tuyền đã xuất hiện im lìm, âm thầm xuất hiện tại Hoa Kỳ năm 1990. Ðể rồi mười sáu năm sau, nhà thơ cũng âm thầm ra đi tại Minnesota, để lại một vết chim bay trên nền trời băng giá giáp ranh Xứ Tuyết, nơi lần đầu tiên tôi khám phá Tôi không còn cô độc, tập thơ đầu tay của cùng một tác giả.

Đinh Cường Tribute 

Cali 2012 With H/A

Tribute to Robert Walser
Viết mỗi ngày
*

Granta 134

No man's land is the ground between opposing forces. This issue tells us what happens there.
PETER POMERANTSEV reports from Ukraine's Donbas region, examining the surreal nature of propaganda in the war zone; PEREGRINE HODSON'S lyrical text describes the post-traumatic stress that followed his experience of war in Afghanistan; PHILIP Ó CEALLAIGH tells the devastating story of the Communist destruction of old Bucharest; and RACHEL CUSK meditates on silence as a familial weapon of war.
Plus: A.M. HOMES remembers her late friend, the writer DAVID RAKOFF.

…. Those of us who have left our country of origin, or who have immigrant parents, understand how quickly the lives of immigrants can crystallize around the revival of ancient cultural traditions. We tangle and project, in exile; we make it up as we go along. And those cultural traditions become dangerous when they attach themselves to revolutionary ideology, with its heritage of violence; the solidarity of blood brothers, and the dehumanization of others. The memes mutate, and reproduce.
But we know this story, too: the aftermath of revolution. The disillusion. Love and affirmation revealed as bullying and brainwashing. Stories of sexual exploitation and drugs. The internal violence, the underhanded ambitions, the informants, the submission, the sly vanity.
A Maoist old man, a cult leader, has just been accused of rape and slavery in a British courtroom. The revolution eats its children, in so many different ways.
Our cover image, by photographer Lorenzo Meloni, is of Kobane, the Syrian town near the Turkish border that was occupied by the Islamic State in the autumn of 2014. Kurdish forces took back the city in January 2015; Kobane was almost destroyed in successive battles. We chose this image because there was hope, somehow, in that motorbike, and that sun, rising or setting. Hope against hope, perhaps, but still. Life carries on .•

Sigrid Rausing: Introduction.

Số báo này, có mấy bài thật là tuyệt. Thuật ngữ “no man's land”, được sử dụng trong văn chương, để chỉ 1 cõi văn chưa có ai khám phá, nhưng ở đây, chỉ vùng đất ở giữa những lực lượng đối nghịch, chống đối nhau. Bài intro thật tuyệt: Cách mạng ăn thịt những đứa trẻ của nó, trong rất nhiều đường hướng khác nhau.
*

Yann Martel: ‘My children aren’t impressed that I won the Booker or that I wrote Life of Pi’

http://www.theguardian.com/books/2016/mar/04/books-interview-yann-martel-the-high-mountains-of-portugal

Martel, người Canada, tác giả Life of Pi. "Mấy đứa con của tôi đếch để ý gì tới cái chuyện tôi được Booker hay là tác giả của Life of Pi".
Một bữa ông ngủ dậy khám phá ra mình tương tư niềm tin, fell in love with faith, và cùng với nó, là sự ngỡ ngàng về loài vật:

His discovery of faith was bound up with another awakening – to the wonder of animals. In India, they were everywhere, “not just the obvious sacred cows … or the loudly cawing crows, or the tribes of monkey”. In the temples he visited, he “became aware of the many animals of Hinduism: Hanuman the monkey, Ganesha the elephant-headed, Nandi the bull, Garuda the eagle, and so on”. Confronted with gods and animals for the first time, he “took both of them seriously … I bought a copy of the Bhagavad Gita and of the gospels. I camped near cows and observed them at length. I started attending masses, pujas and Friday prayers.” India was not only “where gods and animals abound and rub shoulders”, but a place “where all stories were possible”.

The story it made possible for Martel was Life of Pi, his 2002 Man Booker prize-winning novel, adored around the world, which has now, he tells me, sold nearly 13m copies. It is a set text in schools, has been translated into more than 40 languages and been adapted into a film for which director Ang Lee won an Oscar.

The central metaphor of Life of Pi came to him one day like a revelation: “the animal will be divine … and the lifeboat crossing the Pacific will be … an odyssey of the soul across existence”. The animal is, of course, a Bengal tiger called Richard Parker, the fearsome companion of Pi, an Indian boy in a boat adrift on the ocean for 227 days; the enthrallingly detailed story of survival that Pi later recounts to the narrator is, in Martel’s words, all about “discovering life through a religious perspective”. He has summarised the novel’s subtext in three lines: “Life is a story; you can choose your own story; a story with God is the better story.” As Pi asks the investigators who are reluctant to believe his implausible account: “If you stumble at mere believability, what are you living for?”

*

HNB Case

“The tears of the world are a constant quantity. For each one who begins to weep somewhere else another stops. The same is true of the laugh.”
― Samuel Beckett, Waiting for Godot

Trong những điều được nói về Sikiew, tất cả chỉ là bịa đặt, hoặc tô điểm. Duy có điều này: Nó thực sự là một địa ngục.
-Nước mắt cũng có hạn. Nơi này đổ ra nhiều thì nơi khác dè xẻn lại.
-Bạn muốn nói, đừng lạm dụng cảm xúc?
-Người ta chỉ đọc khi xúc động. Nhưng chớ bao giờ lạm dụng cảm xúc của độc giả cũng như của chính mình.
NQT: Bụi

Cái truyện ngắn Bụi, của GCC, được viết ở Trại Cấm Sikiew, Thái Lan. Đúng thời gian đó, Gấu vớ được "Trong khi chờ Godot", bản tiếng Anh.
Câu, “Nước mắt cũng có hạn… “, hóa ra chôm của Beckett, lúc nào không biết, nó ăn mẹ vô tiềm thức, rồi phọt ra.

Cũng thế với Beckett, hà, hà!

Một cách nào đó, ông viết, ở 1 Trại Cấm nào đó, những câu văn thần sầu của ông. Thua, thua nữa, thua cho bảnh, là từ Worstward Ho:
 “All of old. Nothing else ever. Ever tried. Ever failed. No matter. Try again. Fail again. Fail better.”
― Samuel Beckett, Worstward Ho

Trong cuốn tiểu sử của ông, Trầm Luân vào Danh Vọng, “Damned to Fame”, chương dành cho Thua Cho Bảnh, "Fail Better", chứng minh điều GCC phán, Beckett viết văn từ 1 trại tị nạn. Đúng hơn, từ cái bóng của Lò Thiêu, đúng hơn nữa, ông viết cho nạn nhân Lò Thiêu.
Một số từ ngữ mà ông sử dụng trong "Tiến Lên Tàn Mạt, Già Hồ", là để mô tả tình trạng thiếu ăn của nạn nhân Lò Thiêu
Nếu Nazi có giải pháp chót, thì Beckett có “grand finale”, chữ của Beckett. Kịch “Catastrophe”, thảm họa, viết bằng tiếng Pháp – bà vợ của ông, Suzanne, dùng từ này, khi biết tin ông được Nobel văn chương - được Beckett đề tặng Vaclav Havel. Sau khi ra tù, Havel chơi 1 cái kịch đáp lễ, Lỗi Lầm, “The Mistake”. Hai kịch bổ túc cho nhau. Havel nói với một đấng Mẽo, một cách khiêm tốn, tôi không có ý đứng ngang hàng với ông ta, như là hai nhà soạn kịch - đừng bắt hai ông đứng kế nhau nhe, Thầy Phúc - "I am not suggesting that I am equal as a playwright to Samuel Beckett".

Beckett phải mất 7 tháng chỉ để viết bản nháp đầu tiên, the first draft, của Worstward Ho, [Hồ, Hồ, Tiến Lên Tàn Mạt. “Hồ, Hồ”, là từ tiếng reo hò, thời cả thế giới ủng hộ Bắc Kít]. Vào thời gian, trong mùa đông 1981-82, ông suy sụp, bịnh, Ông viết cho bạn, "Chiến đấu với văn xuôi bất khả. Tiếng Anh. Với tởm lợm”:

BACK IN PARIS for the summer, after meeting his German publisher, Dr. Siegfried Unseld, for coffee in the PLM hotel on Sunday morning, August 9, 1981,84 Beckett returned to his desk to write three brief paragraphs of a new piece of prose in English. After starting with his 1960s concern with imagining "a body" and "a place" where there was neither, he wrote: "All before. Nothing else ever. lwer tried. Ever failed. No matter. Try again. Fail again. Fail better." The will to "fail better" provided this text with its initial impetus. And, in order to fail better, the strategy Beckett adopted was to strive for the worst.
    He took his cue from Edgar's speech in King Lear. He copied out quotations from three different points in the speech into his little commonplace book:"The lamentable change is from the best, / The worst returns to laughter"; "Who is't can say, I am at the worst"; and "The worst is not so long as one can say, This is the worst." For some time, when he alluded to his new text in letters, he entitled it "Better worse." Later on, he called the book Worstward Ho, playing on the title of Webster and Dekker's play Westward Hoe (1607) and Charles Kingsley's better known novel Westward Ho! (1855). At one level, the text, like III Seen III Said, is concerned with the failure of language: when anything is said, it must inevitably be missaid. So language is deliberately pared down, reduced to a few lexical items assembled in a variety of combinations, so that it reaches out toward an "unworsenable worse." It is part of the strategy to be rid of Romantic accretions. So images evoking human memories or literary allusions are excised. That at least is how it first appears.

Bạn, đọc văn Mít Butor, cũng 1 thứ “Romantic” mà Beckett vứt vô sọt rác (to be rid of).
Vậy mà thất bại rực rỡ. Kiệt tác!
Chỉ nội mấy dòng GCC trích dẫn, là đủ chửi bố mấy đấng bịp bợm!

Và, quả đúng, hai đấng này, không đọc nổi Beckett!
Cái thất bại được thấy ra, chỉ ra, từ Beckett, một phần, là do/của ngôn ngữ: Khi cái gì được nói ra thì nó bắt buộc phải là nói trật, trìa: When anything is said, it must inevitable be missaid.
Thê thảm hơn thế nhiều, đây là hiện tượng đói ăn, thiếu dinh dưỡng, chết dần chết mòn, không phải chỉ của ngôn ngữ, mà là của nạn nhân Lò Thiêu.
“Every word is like an unnecessary stain on silence and nothingness.”
― Samuel Beckett
Mọi từ thì cũng như vết trầy không cần thiết lên im lặng và hư vô.

V/v Không đọc được.

GCC đã từng thú nhận, không đọc được Dickinson, và không chỉ Dickinson, mà còn nhiều nhà thơ khác, và trước đó, không đọc được thơ.
Tuy nhiên, chưa bao giờ không đọc được, mà chê 1 tác giả, như NDT và bà Huệ, chủ diễn đàn Gió O. Bà này chê thơ TTT, thua cả thơ Nguyễn Đăng Thường, và Nguyễn Đăng Thường cũng nhân đó, bèn chê TTT tơi bời hoa lá cành. Sa-đích. Thua cả thơ Đỗ Quí Toàn! 
Ui chao đến thơ TTT mà còn không đọc được, thì làm sao đọc được Beckett?

Lê Thị Huệ: So sánh hai bài thơ "Tiễn Một Nguời Vào Dĩ Vãng Đậm Màu" với bài thơ "Phục Sinh" của Thanh Tâm Tuyền. Là một khoảng cách lớn lao. Bài Phục Sinh làm dáng và rỗng, chỉ được cái phá cách, self-esteem vào thời đó. Bài "Tiễn Một Người Vào Dĩ Vãng Đậm Màu", già dặn, trí tuệ cũng phá cách nhưng cái phá cách của một lõi trí. Anh có tự cảm thấy cái khoảng cách chữ nghĩa giữa anh và nhà thơ lãnh tụ thơ Tự Do thời 1960 ở Việt Nam.

 

Nguyễn Đăng Thường: Ngôn ngữ thơ Thanh Tâm Tuyền được công nhận là ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ tôi là ngôn ngữ đời thường, có thể chưa được đóng mộc. Khi nhại, hay cập nhựt Bài Ngợi Ca Tình Yêu của Thanh Tâm Tuyền với tựa đề mới Bài Ngợi Ca Chó Đá, tôi nghĩ tới nội dung bài thơ của Thanh Tâm Tuyền, và hiện tình đất nước ta hôm nay nhiều hơn ngôn ngữ, dù nội dung và hình thức như hình với bóng, không thể tách đôi. Tác phẩm bị giễu nhại vẫn còn y nguyên, nhưng đã có thêm những tác phẩm song đôi. Tác phẩm bị, được giễu nhại nhiều nhứt, là bức tranh La Joconda, cho ra đời vô số những tranh "nhại họa" vô cùng thú vị. Salvador Dalí cũng nhại tranh Andy Warhol với các tranh Marilyn Mao. Các lãnh tụ độc tài vì bất an nên rất sợ bị chế giễu. Cậu Ủn Bắc Hàn là một thí dụ. 
http://www.gio-o.com/NguyenDangThuong/NguyenDangThuongPhongVan4.htm



Samuel Beckett

Although approved by Beckett, these lost translations of "Mirlitonnades" (Doggerels) have never been published, until now.
We are grateful to Grove Press for allowing us to reprint the originals here.

[The Paris Review Winter 2015]

DOGGERELS

vive rnorte ma seule saison
lis blancs chrysanthèmes
nids vifs abandonnés
boue des feuilles d'avril
beaux jours gris de givre

alive dead only season mine
white lilies feverfews
vivid nests forsaken
silt of April leaves
frost fair hoar grey days

ce qu'ont les yeux
mal vu de bien
les doigts laissé
de bien filer
serre-les bien
les doigts les yeux
le bien revient
en mieux

what good the eyes
have ill seen
good the fingers
have let escape
close them tight
the fingers the eyes
good is back
better still

 ce qu'a de pis
le coeur connu
la tête pu
de pis se dire
fais-les
ressusciter
le pis revient
en pire
what worse
the heart has known
worse the head
to itself said
make them
resuscitate
worse is back
worst still

le nain nonagénaire
dans un dernier murmure
de grâce au moins une bière
grandeur nature
 the dwarf in his last
nonagenarian gasp
for mercy's sake at least
a full-size coffin

fous qui disiez
plus jamais
vite
redites

fools who said
nevermore
quick
say it again

pas davantage
de souvenirs qu'à l’âge
d'avril un jour
d'un jour
 
no more
memories than at the age
of April one day
of a day
 
- Translated from the French by Edith Fournier


Beckett có 1 từ, ông chuyển từ tiếng Pháp qua tiếng Anh, nhưng khi chuyển lại tiếng Tẩy, thì từ gốc không xứng với nó.
Trên TV có từ thần sầu này, nhưng không làm sao kiếm.

Bài thơ trên đây, tuy được tác giả gật đầu OK, nhưng bây giờ kiếm thấy, và đây là lần in thứ nhất của nó. (1)


Có nhiều câu đúng điệu Beckett, “nửa đêm, mưa, tớ về nhà, không phải nửa đêm, không phải mưa.”
Khi ông mới xuất hiện, gần như chẳng ai chịu nổi thứ văn này, nhưng bây giờ thì quá tuyệt

Sống chết mùa độc nhất của tớ
Huệ trắng
Tổ chim sặc sỡ bỏ hoang
Mùn lá tháng Tư
Ngày đẹp xám màu sương giá

(1). Sự thực, không đúng như tờ Paris Review. Bài thơ chưa từng in ấn này, đã xuất hiện, trong Selected Poems 1930-1989, nhưng chỉ có khổ đầu. NQT

Bài này, cũng tuyệt, trong Selected Poems 1930-1989

A perte de vue dans le sens de mon corps

Tous les arbres toutes leurs branches toutes leurs feuilles
L'herbe à la base les rochers et les maisons en masse
Au loin la mer que ton oeil baigne
Ces images d'un jour après l'autre
Les vices les vertus tellement imparfaits
La transparence des passants dans les rues de hasard
Et les passantes exhalées par tes recherches obstinées
Tes idées fixes au cceur de plomb aux lèvres vierges
Les vices les vertus tellement imparfaits
La ressemblance des regards de permission avec les yeux
            que tu conquis
La confusion des corps des lassitudes des ardeurs
L'imitation des mots des attitudes des idées
Les vices les vertus tellement imparfaits

L'amour c'est l'homme inachevé,
 


Out of Sight in the Direction of My Body

All the trees all their boughs all their leaves
The grass at the base the rocks the massed houses
Mar the sea that thine eye washes
Those images of one day and the next
The vices the virtues that are so imperfect
The transparence of men that pass in the streets of hazard
And women that pass in a fume from thy dour questing
The fixed ideas virgin-lipped leaden-hearted
The vices the virtues that are so imperfect
The eyes consenting resembling the eyes thou didst
            vanquish
The confusion of the bodies the lassitudes the ardours
The imitation of the words the attitudes the ideas
The vices the virtues that are so imperfect

Love is man unfinished.

*

Trên tờ Điểm Sách London, số 6 Tháng Tám, 2009, dưới cái tít Who to Be, Colm Tolbin đọc “Thư Beckett, 1929-40”, có nhắc tới bài thơ trên, thoạt đầu Beckett làm bằng tiếng Tây, và “tình tôi” ở đây là tình bạn giữa Beckett và Thomas McGreevy, một người bạn thân nhất của ông, một nhà phê bình nghệ thuật và một thi sĩ, hơn ông 13 tuổi. Bài thơ Lưu vong của McGreevy có câu:

I knew if you had died that I should grieve
Yet I found my heart wishing you were dead.
Tôi biết nếu bạn chết tôi sẽ đau khổ
Vậy mà thâm tâm tôi lại mong điều đó.

Bài thơ không đề của Beckett, là từ hai câu thơ trên, của bạn ông.
Bài thơ trên, lần đầu Gấu đọc, là ở trong Thơ ở đâu xa của TTT.

Nhưng, thú vị nhất, hay đúng hơn, thê lương nhất, lại là cái tít của bài viết của Tolbin. Về những năm tháng thê thảm của Beckett, thời kỳ 1930-1936, Tolbin viết: Vấn đề của ông trong những năm này xem ra thật dễ, nhưng lại khó giải quyết: it was how to live, what to do, and who to be, sống thế nào, làm cái gì, là thằng gì. Ông [Beckett] thì khôn khéo [clever], có học [well-educated], ông nói rành tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Đức của ông thì thật tốt. Nhưng cuốn sách đầu, truyện ngắn, của ông không bán được, và ông không làm sao kiếm được nhà xb cho tiểu thuyết của ông. Ông không biết làm cách nào kiếm sống.
Rất nhiều giai thoại thật tuyệt vời về chuyện Beckett mê tranh của Jack Yeats. Tình bạn giữa ông và McGreevy là cũng từ chuyện mê tranh Yeats.


je suis ce cours de sable qui glisse
entre le galet et la dune
la pluie d'été pleut sur ma vie
sur moi ma vie qui me fuit me poursuit
et finira le jour de son commencement

cher instant je te vois
dans ce rideau de brume qui recule
où je n'aurai plus à fouler ces longs seuils mouvants
et vivrai le temps d'une porte
qui s'ouvre et se referme

my way is in the sand flowing
between the shingle and the dune
the summer rain rains on my life
on me my life harrying fleeing
to its beginning to its end

my peace is there in the receding mist
when I may cease from treading these long shifting
                                                                  thresholds
and live the space of a door
that opens and shuts
Samuel Beckett in Collected Poems in English & French. Grove Press.

Bản tiếng Tây theo tôi tuyệt hơn bản tiếng Anh, cũng của Beckett:

l
a pluie d'été pleut sur ma vie
sur moi ma vie qui me fuit me poursuit 

Mưa hạ mưa trên đời tôi
Trên tôi đời tôi chạy trốn tôi rượt đuổi tôi

Ui chao, sao mà tuyệt thế!
Lại nhớ mưa Sài Gòn!


Saigon ngày nào của GCC

Mémoirs

* *

@ KT's

* *

*

Đây là cái note của KT, kèm cuốn sách của anh. Sau đó, là chuyến đi Tây đầu tiên, cũng thời gian đó, bạn quí HPA đang ở Tây.

Có 1 k niệm thật tếu, là, khi đến phi trường chẳng làm sao nhận ra KT, thế rồi có một bà tiến tới gần, hỏi, có phải Gấu Đực & Gấu Cái đó không.
Bà xã KT.
Bà nói, tôi đã nói với ông KT, là khó nhận ra nhau lắm, vì anh ở Canada qua, xa nhau bao nhiêu năm, dễ gì nhận ra nhau. Bà nói thêm:
Nhưng khi HPA qua, thì nhận ra ngay.
GNV ngạc nhiên quá, hỏi, tại sao. Bà trả lời, cứ thấy ai gầy nhom, trông như đang đói ăn, là biết liền.

Ui chao, đám Việt Minh, khi về Hà Nội, thời kỳ đánh Tây, bị bắt, đúng là do cực khổ quá mà ra.
Anh nào cũng ốm nhom, xanh lét, và nhất là, đều thèm phở.
Thế là đám mật thám Tây chờ sẵn ở mấy tiệm phở, tóm thằng nào là y chang vừa ở rừng về!
















Trang NQT

art2all.net