|
Nguyên
Sa vs TTT
by DTL
Note: Bài viết liên quan
tới giải Nobel Thơ Mít của Diệm ban cho TDT. GNV sẽ đi 1 đường cà chớn,
sau.
Thanh Tâm Tuyền, Con Ngựa
Chứng Của Thi Ca Hôm Nay, (Kỳ 1)
Ra trường năm 1963 ông
được tuyển dụng về nha C.T.T.L.
Ông viết cho tờ Bách Khoa với truyện dài “Vũng Lầy” và Văn với truyện
dài “Ung Thư”.
Vì chương này được viết trong lúc tác giả đang công tác xa Saigon, do
đó phần ghi nhận về khuôn-mặt-đời của Thanh Tâm Tuyền có phần thiếu
xót. Nhưng bù lại, phần nói về tiếng thơ của ông lại tương đối đầy đủ
hơn cả, vậy xin mời độc giả bước vào căn-nhà-tâm-hồn của người lãnh đạo
phong trào thơ hôm nay.
DTL.com
Note: TTT ra trường làm
lính gác kho xăng, trước khi được đưa về CTCT [Chiến tranh chính trị]
Không phải "Vũng Lầy", mà là "Cát Lầy".
Bạn ta viết toàn theo kiểu
nhớ sao viết vậy người ơi. Mấy bữa ở Cali, Gấu đọc tờ Khởi Hành, thấy bà Tà Cúc chê bạn
ta quá. Toàn viết nhảm, đến nỗi Duy Thanh cũng phải lên tiếng đính
chính vài chi tiết liên quan tới ông, và vụ Sáng Tạo nhận tiền của Mẽo.
TTT, ngựa chứng? Cuộc
“cách mạng thi ca” là do 1 con ngựa chứng làm ra ư?
DZƯ VĂN TÂM tức Thanh Tâm
Tuyền, sinh năm 1936 tại Nghệ An (Vinh). Tuy sinh tại miền Trung nhưng
ông lại lớn lên và theo học tại Bắc Việt (Hà Nội). Cho nên, trong các
tác phẩm của ông, người ta thường bắt gặp những hình ảnh, những kỷ niệm
thuộc về Hà Nội xưa. Điều đó chứng tỏ rằng “chốn ngàn năm vạn vật” với
36 phố phường đã in hằn, khắc sâu trong tiềm thức nhà thơ. Phải chăng
dĩ vãng ấu thơ đóng một vai trò quan trọng trong việc sáng tác?
DTL
Nhảm. Tuổi thơ của TTT là
xứ Xề Gòn. Chứng cớ:
TTT & Ông em C
Chất kể lại,
hồi nhỏ nhà tớ ở
gần hồ Trúc Bạch. Ông cụ tớ, một bữa đạp xuồng dạo chơi trên mặt hồ,
không may xuồng lật. Khi đó ông cụ mới 29 tuổi, bà cụ 24. Bà cụ giao
tụi tớ cho bà ngoại ở Đáp Cầu, và lo buôn bán xuôi ngược. Cụ vô tận
trong Nam, tình cờ gặp bà cô tớ, thế là cụ đem hai thằng vô Nam nhờ bà
cô trông coi giùm.
Hình trên
chụp ở vuờn Bờ Rô.
Bạn hàng cùng
với cụ hồi đó có bà C, bà Th. cậu biết rồi.
Lần đầu đọc
Cuối Đường, Gấu
cứ thắc mắc, liệu tự truyện, và tác giả đã có lần ở Sài Gòn?
Như vậy,
cũng như trong Cuối Đường, những sự kiện như được mô tả trong
Bếp Lửa đều dựa trên đời sống thực.
Chị Ng, bà
xã bạn Chất nói, tụi này đã từng gặp cô Thanh Tuyền.
Cô Thanh
cũng có nguyên mẫu ở ngoài đời.
Chị Ng nói
thêm: Tui không đọc được từ màn ảnh PC, anh Chất phải in ra cho tui
đọc, nhưng chẳng thấy những chi tiết sự kiện nào liên quan tới anh Chất
hết. Không lẽ anh không viết gì về những mối tình của anh Chất, giống
như mấy anh em khác trong... Thất Hiền?
Chất cuời:
Đảng trưởng thì phải gương mẫu cho anh em noi theo đó mà sống chứ! Cậu
nhớ không, hồi đó tớ còn có nickname là Ông Thánh!
Source
Quê TTT
là Hà Ðông. Ông cụ vô Vinh làm việc, bà cụ sinh ông tại đây.
Hà Nội
của TTT là Hà Nội 1954 của Bếp Lửa của Ung Thư, “đi và ở đều là những chọn lựa miễn
cưỡng, chia lìa hoặc cái chết. Lập tức có phản ứng của những nhà văn
cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi
tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ
nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự
huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót.
Tác phẩm thứ nhì của tôi, Ung Thư
(1970) có thể coi như tiếp nối Bếp Lửa. Ung Thư là chấp nhận giữa "vô
thường", và chút hơi ấm của nỗi chết (l'existence de notre acceptation
entre la vanité et la tièdeur de mort). Cuốn sách chẳng bao giờ được in
ra...” (1)
Brodsky nói
về thành phố quê hương của ông:
Petersburg đẻ
ra một nền văn chương được đánh dấu bởi sự "âu lo, như thể nó được viết
ra
từ mép bờ trái đất. Và nếu có thể đưa ra một quan niệm chung, một âm
điệu nào
đó, thì đó là sự vong thân".
Câu này cũng
có thể áp dụng cho TTT, và Hà Nội của ông.
*
Một lần nào đó chú đã nói rằng văn phải
được chở bằng thơ. N cũng nghĩ thế. Những tác phẩm lý sự sắc sảo và quá
bám vào hiện thực đang diễn ra thường hấp dẫn người đọc kinh khủng vào
lúc đó, nhưng khi hiện thực đã là 'khác' và khi sự tò mò của người đọc
về những ám chỉ, hoặc cao quý hơn: nhu cầu phát huy trí thông minh cùng
tác giả của họ được thỏa mãn thì tác phẩm sẽ bị để lên giá.
Thư độc giả
*
Cần
phân biệt, thơ khác, trữ tình khác.
Cái
gọi là thơ, poétique, ở trong văn, nó ở dạng rất thô, tức là thi ảnh,
image poétique, theo như định nghĩa của Bachelard.
Còn trữ tình,
lyrique, nói nôm na, là mùi mẫn, cụp lạc, vãi lệ, thứ văn chương mà Bùi
Giáng đã từng diễn tả: Em chưa đái mà hồn anh đã ướt!
Cũng
ý đó, Kundera viện dẫn Kafka:
Con
tim khô héo luôn ngụy trang bằng thứ văn phong ướt đẫm tình cảm.
[Sécheresse
du coeur dissimulée derrière un style débordant de sentiments].
Thí
dụ, câu này, của nhà phê bình BVP:
Có
sự trộn lẫn của thực tại với hồi ức, của cuộc đời hằn xé với những mộng
tưởng thanh xuân. Có nắng mưa, gió sóng, cùng những bụi bặm, náo động
của cuộc đời. Nhưng cũng có, trong những dòng văn chân thật ấy, những
khoảng thinh lặng cần thiết và ấm áp của tình người.
Nguồn
Hay những câu văn
kiểu "Ra biển gọi thầm" của THT, thí dụ.
*
Toni
Morrison, khi trả lời phỏng vấn The Paris Review, cho biết, bà rất ghét
bị coi là “nhà văn thơ”, a ‘poetic writer’. Theo người phỏng vấn, có vẻ
như bà nghĩ rằng, khi chú tâm đến chất trữ tình ở trong văn của bà là
coi nhẹ tài năng của bà, và tước đoạt ở truyện của bà sức mạnh, quyền
năng, và sự ròn rã, cộng hưởng của chúng, their resonance.
Như
là một trong một số ít những tiểu thuyết gia mà tác phẩm được cả giới
hàn lâm lẫn độc giả bình thường tán thưởng, bà tự cho mình sự khiêm
nhường: chọn lựa những lời khen tặng. Bà không từ chối sự sắp xếp, và
thích được coi là một nhà văn nữ da đen, a “black woman writer”. Khả
năng của bà, trong việc biến đổi, những cá nhân thành những sức mạnh,
những phong cách riêng thành những điều không thể tránh được, đã khiến
có những nhà phê bình gọi bà là ”D.H. Lawrence của tâm linh đen” [of
the black psyche].
*
Kiệt
Tấn có kể, trên talawas, lần VP qua thăm Paris, ông có hỏi ông tiên chỉ
về trường hợp TTT, và VP phán, TTT thành công như là nhà văn, không
phải nhà thơ.
Bản thân TTT, qua bài viết của Ninh Hạ, cũng trên talawas, cho biết,
thời gian cùng đi tù, NH có hỏi, và TTT cho biết, ông làm thơ thoải mái
hơn viết truyện.
*
Văn TTT, nếu được mến mộ, theo Gấu, chính là ở chất thơ
của nó. Và cái sự ông không thích viết truyện, cho thấy, ông không
có được tài năng và quyền năng như là một tiểu thuyết
gia, như Morrison. TTT viết nhiều văn xuôi, nhưng sự thực,
chúng đều không phải là tiểu thuyết, trừ cuốn Một Chủ Nhật Khác.
Cái hỏng của Bếp Lửa, nói lên
sự không thoải mái của TTT, khi viết 'tiểu thuyết', như chính ông xác
nhận: Trong nhiều năm sau khi quyển sách này được xuất bản, dường như
tôi đã hì hục viết một BẾP LỬA khác. Mỗi lần sửa lỗi ấn loát để cho tái
bản, tôi đều muốn viết lại nó. Kể cả bây giờ, sau mười bẩy năm.
Tưởng
niệm 7 năm TTT mất
…. tác phẩm
của Fitzgerald tôi lỡ thích nhất Tender
Is the Night và Ritz mất
rồi
Blog NL
GCC cũng chỉ
mê Cuộc Tình Bỏ Đi, Tender is the
night, và đọc nó, qua bản tiếng Tẩy. Đọc 1
phát, là mê liền, và sau này, bất cứ lúc nào đọc, hay nhớ tới Một Chủ Nhật
Khác, là nhớ liền, lập tức tới Tender,
và như 1 chuỗi nhớ, Đà Lạt.
Đà Lạt là bối
cảnh của MCNK, và cũng là thiên đường của GCC, những ngày quen BHD,
những tháng
hè, sau khi BHD đậu Tú Tài I, được ông bố cho đi Đà Lạt nghỉ hè, và mỗi
thứ bảy,
chủ nhật là Gấu bèn bò lên, điểm hẹn là “Cà Phê Tùng”
Ui chao, có
cặp tình nhân Mít nào, mỗi lần gặp nhau là hẹn nhau như cặp
GCC& BHD,
như thế không, nhỉ?
Ở Sài Gòn, mỗi
lần gặp thì lấy 1 cái taxi vô Chợ Lớn, đi lang thang - "rước đèn", như
"tiếng lóng" của 1 thời - để tránh gặp người quen.
Và, như 1
tên Bắc Kít, cứ thấy ai giầu có là… ghét,
Gấu đếch thèm đọc Đại Gia
Gatsby!
Ui chao lại
nhớ 1 vị độc giả, con nhà giầu, ngày đó mà Gấu mê tui thì chỉ có hít
bụi
Mercedes!
Hà, hà!
Nhớ hoài!
Tưởng niệm 7 năm TTT mất
Tên
Người Yêu Dấu
Tên Người Yêu Dấu
I
Trên đỉnh đèo Hải Vân
Nếu nhớ quê hương
Muốn chết
Vũ Đạo Ánh
Chiến tranh vẫn còn (đến khi nào)
Đồn đóng sườn núi
Ngó biển không
Chiều chẳng mặt trời
Một mình rừng
Mây lõa thể
Vũ Đạo Ánh
Đập cụt cổ chai bia
Lấy súng bắn lên không
Đạn chì sẽ ghim ngực tao lép
Vũ Đạo Ánh
Chím én vẫn bay đầy đàn trên trời chiều đường phố Sài Gòn
7 – 58
II
Khóc đi Nguyễn
Mùa này gió biển thổi điên lên lục địa
Trời thành phố ngục tù
Màu xanh thoảng tiếng cười của kỷ niệm bâng quơ
Canh bạc về khuya
Viên đạn lăn đã mỏi
Chiếc đĩa quay không ngừng
Rồi đó bệnh tật và nghèo đói
Trở về căn nhà [chúng ta]
Chăn chiếu héo khô
Giống chiếc quan tài của Thoại
Khóc đi Nguyễn
Trong giấc mộng hằng đêm
Sân khấu lặng thinh
Mưa dột trên sàn gỗ
Mồ hôi giữa ngực và lưng
Những hàng ghế thầm muốn hỏi
Sao không một ánh nến
Không người nào
Mang một vòng hoa
Ném lên nhà mồ ấy
[Khóc đi Nguyễn]
Khi tỉnh dậy
Chẳng một ai ôm mình
Đêm dài tiếng kèn thê thiết
Thổi trên môi ung độc người nhạc sĩ đen
Tội lỗi nhét đầy hai con mắt ngây ngô
Kể lể toàn chuyện tình vô
vọng
Với một mình cấu lấy tóc mình
[Phương ơi]
Khóc đi Nguyễn
8-58
Thanh Tâm Tuyền
Liên
Đêm Mặt Trời Tìm Thấy
Chú thích:
1. Vũ Đạo Ánh: Một người
bạn của nhà thơ, sĩ quan VNCH, tử trận [tại Bình Dương?], người được đề
tặng nơi trang đầu cuốn Bếp Lửa, của TTT.
2. Quách Thoại: Thi sĩ,
(em trai Lý Hoàng Phong, chủ trương tờ báo Văn Nghệ), đã mất vì
bịnh lao, tại Sài Gòn trước 1975.
3. Nguyễn: Chắc là Trần Lê
Nguyễn, kịch tác gia, thi sĩ, thuộc nhóm Sáng Tạo.
Những chữ in nghiêng, và
ngày tháng, không có trong tập thơ Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy,
nhà xb Sáng Tạo, nhưng có trong bài thơ được đăng trên báo Khởi
Hành của Viên Linh, số tháng 11, 2001.
Tưởng
niệm 7 năm TTT mất
Tin
Văn xuất hiện trên cõi giang hồ như vậy cũng đã được mười mí năm, Gấu
cũng
chẳng nhớ rõ ngày sinh của nó nữa. Mấy ngày qua, thiên hạ coi bộ cũng
ngại cái
chuyện Gấu đi xa bất tử, nên có một số vị download “trọn gói”, mục được
chiếu
cố nhất – trong những mục được download, chắc thế - là “Tưởng Niệm”.
Bèn
đi đường tưởng niệm ông anh, bằng cách type thành word, 1 bài viết – đã
xuất
hiện duới dạng scan - của ông viết vế cái mùa khốn khổ khốn nạn nhất,
đối với
đám viết lách: Mùa Thu
Độc
và Đẹp
Tuần
lễ vừa qua, trời đất thật độc. Và cũng thật đẹp…
Cái
bài viết này, nếu GCC không nhớ nhầm, xuất hiện vào lúc Jackie bye bye
mấy anh
Mẽo, tái giá, đếch thèm làm cái biểu tượng cà chớn, bà vợ góa của 1 ông
vua Mẽo
bị 1 tên Mẽo làm thịt!
Tự nhiên nhớ
ra hình như là TTT chẳng khen ai (cùng thời) bao giờ, trừ Quách Thoại
thì phải.
(lv)
Nhị Linh Jul
10, 2013, 3:27:00 PM
có BG đấy chứ
:p
Thks, tôi
cũng nghĩ vậy nhưng không "sure". Nhưng tôi nhớ rõ, trong một cuốn
bình thơ nào đó, BG có nhắc đến TTT, rất ngắn chỉ vài dòng và gọi TTT
là
"nguyên soái". (Tôi có đi uống bia với ông BG một lần, chỉ nói chuyện
triết học... Lúc đó tôi 22 và đã "điên" hơn BG nhiều :D)
Anonymous
Jul 10,
2013, 5:32:00 PM
Giờ mới đọc
(lại) bài bác NL dẫn link. Hóa ra cuốn bình thơ của BG là "Ngày tháng
ngao
du" và bài TTT viết về BG là "BG, hồn thơ bị vây khổn"...
Blog NL
TTT nhắc tới
quá nhiều người, trước và sau Trại Tù.
Trong Thơ Ở Đâu Xa, biết sắp
đi xa, ông
làm thơ tặng tri âm, rất nhiều tri âm.
Ngược lại,
chẳng ai nhắc tới TTT, trừ thi sĩ NXT!
MT nữa chứ!
Bài
thơ sau đây, trong Tôi không còn cô
độc, TTT
đâu có bỏ qua ai đâu?
Trưởng thành
Anh biết vì
sao cộng-sản thủ tiêu Khái-Hưng
mỗi lần
hoàng hôn tôi bước cùng đám đông
lòng khẩn cầu
cách mạng
anh biết vì
sao cộng-sản thủ tiêu Phan-văn-Hùm
mỗi lần
hoàng hôn tôi chạm mặt từng người
có phải
chúng ta đang sửa soạn
anh biết vì
sao cộng-sản thủ tiêu Tạ-thu-Thâu
mỗi lần
hoàng hôn tôi cố thở cho nhiều
các anh nhớ
tôi còn sống
quờ quạng
tay dan díu
cách mạng nổ
trong sự nín thinh
anh biết vì
sao cộng-sản thủ tiêu
vì sao cộng-sản
thủ tiêu
vì sao cộng-sản
thủ tiêu
Mỗi lần
hoàng hôn tôi chỉ là người văn nghệ bé nhỏ
hoặc tôi câm
mồm hoặc tôi thét la
mặc chúng dụ
dỗ mặc chúng doạ nạt
chúng sợ
cách mạng vô cùng
cộng-sản thủ
tiêu Hưng Hùm Thâu
mỗi lần
hoàng hôn chúng tôi tìm gặp nhau
những người
văn nghệ yếu đuối
mê cách mạng
năng lực tựa thiên thần
tôi còn Trọng
Lang ba lần cộng-sản giết hụt
tôi còn Mai
Thảo yêu vỡ Hànội khi về
tôi còn Duy
Thanh màu mai nghẹt thở
tôi còn
Thanh Hiệp đau khổ bằng ông cụ già
một ông cụ
già bất mãn và khó tính
tôi còn Quốc
Sỹ sạch và trong hơn ngọn suối
của những
chuyện thần tiên
tôi còn Sỹ Tế
bén nhậy điềm tĩnh như cuộc đấu tranh
ngày mai qua
bao nhiêu hình ảnh
mỗi lần
hoàng hôn tôi đốt lửa người tôi tới trước
và các bạn
tôi
nghĩa là điệp
điệp trùng trùng
có ngã xuống
còn kịp nói với nhau
chúng
mình chết tự do
quá chừng.
TTT, thực sự
rất kiêu ngạo. Nhưng bảo là ông không thèm nhắc tới ai thì sai. Có cái
gì đó,
tương tự giữa ông và nhà thơ Nga, qua những dòng Milosz viết về Brodsky:
Ông ta
[Brodsky] nói như là 1 người có quyền uy, authority. Hầu như suốt thời
trai trẻ,
không ai chịu nổi ông - he was unbearable, bởi vì cái vẻ tự tin đó,
self-assurance, mà những người chung quanh thì phải nhìn như là ngạo
mạn,
arrogance.
Milosz giải
thích tiếp, chính là nhờ cái gọi là quyền uy, tự tin đó, mà ông, khi bị
lịch sử
lọc ra, để đóng vai của ông, trước tòa án VC Liên Xô, ông đã làm được
điều người
khác không thể làm:
He spoke as
one who has authority. Most likely in his youth he was unbearable
because of
that self-assurance, which those around him must have seen as
arrogance. That
self-assurance was a defense mechanism in his relations with people and
masked
his inner irresolution when he felt that he had to act that way, and
only that
way, even though he did not know why. Were it not for that arrogance,
he would
not have quit school. Afterward, he often regretted this, as he himself
admitted. During his trial, someone who was less self-assured than
he was
could probably not have behaved as he did. He himself did not know
how he
would behave, nor did the authorities foresee it; rather, they did not
anticipate that, without meaning to, they were making him famous.
Milosz
TTT, phải
kiêu ngạo lắm thì mới trở lại với Thơ, ở trong tù VC, và khi về đời, tự
hỏi chính
mình, khi nào, tôi có thể, "lại viết"?”, “làm
sao viết, coi như chẳng có gì xẩy ra?”
Tưởng
niệm 7 năm TTT mất
có hẹn
với ti vi
Nguyễn Ngọc Tư
Cái quán đá đậu đó chừng
mười năm rồi mình không ghé. Một bữa tạt qua với bạn học hồi cấp ba,
bật cười nhận ra những cái ghế gỗ xưa hai đứa học trò có thể ngồi chung
giờ quá nhỏ nhắn so với những cái mông đàn bà đã chảy nhão, sồ sề. Bạn
với mình đã con cái đùm đề. Quán vẫn nằm chỗ cũ, vẫn cách bài trí cũ,
bàn cũ, ghế cũ, hương vị cũ... Chỉ những người cũ ngồi đây chiều nay là
bị thời gian thể nghiệm sự nghiệt ngã, ráo riết của nó. Tóc hai chị em
bà chủ quán đã trắng xóa.
Hồi mình còn học thì hai mái đầu kia chỉ bạc lai rai, đôi lần thấy họ
nhuộm. Khi chị, khi em. Những khi tóc một trong hai người đàn bà lỡ
thời bỗng trở lại xanh mịt mùng, luôn xuất hiện một ông ăn mặc chải
chuốt bắc ghế ngồi gần quầy nước, cười nói rù rì. Mấy đứa học trò tinh
quái ó ré lên, kêu “Tụi bây ơi, Năm sắp lên xe bông
kìa”. Và theo sau đó là tiếng nạt nộ sượng trân của người đàn bà đã qua
xuân sắc, “đồ con nít quỷ”.
Nhưng hai chị em mãi chưa kiếm được tấm chồng. Cũng đẹp, hiền hậu, giỏi
giắn, chỉ chữ duyên là hẹn nay hẹn mai, rồi biệt mù. “Mấy thằng cha đó
hả, toàn hứa rồi xách đít đi mất”, bà Hai cười, trả lời câu hỏi của
khách cũ rằng mấy ông hồi xưa chàng ràng ở đây, giờ đâu? Miệng bà móm
vì mấy cái răng sâu bị rụng một cách mất trật tự, như hậu quả một cuộc
cướp bóc thô bạo. Như không phải tự dưng mà chúng rụng. Một lời hứa lấy
đi vài ba năm tuổi, ít nhiều hy vọng, lôi tuột thuốc nhuộm ra khỏi tóc,
khắc nhì nhằng thêm vài nếp nhăn lên da. Thời gian đã bạc, biết lấy gì
nhuộm bây giờ.
“Em ơi lửa tắt bình khô rượu…”, tự nhiên câu thơ của Vũ Hoàng Chương
nhảy nhót trong đầu mình, khi thấy bà Hai cặm cụi dọn ly, còn bà Năm
túc tắc cầm giẻ lau bàn, và tiếng ho rớt lay lắt nhẹ hều, không đủ sức
nảy lên sàn nhà nhiều mảng gạch đắp vá. Chỗ mà mấy ông tán tỉnh xưa
ngồi chéo nguẩy, giờ là cái ti vi màu đang chạy chữ giới thiệu chương
trình phát sóng buổi chiều. Hai bà già trở nên rạo rực, “không biết bữa
nay họ bắt được thằng trời đánh ấy không hen?”. “Ừ, phim gì vô duyên,
lòng vòng mấy bữa rày mà thằng ôn dịch đó vẫn chưa đền tội”.
Cái xao xuyến đó khuấy cái không khí chìm nghỉm ù lì của buổi xế trưa
lên, mơn man loang qua chỗ tụi mình ngồi. Bạn dẹp mình qua một bên, phụ
họa với hai bà già, hồ hởi bàn tán cái phim Đài Loan dài tập chiếu trên
đài truyền hình đang vào độ gay cấn nhất. Mình ngạc nhiên khi biết bạn
có thể thảnh thơi khóc cười với phim sến rện ngay vào giờ cơm tối, giờ
cả nhà xúm về.
- Giờ đó có ai ở nhà đâu mà không rảnh.
Bạn bồi hồi giải thích. Chồng hứa về ăn cơm, nhưng thường hứng chí tạt
qua quán nhậu. Con cũng đi chơi bóng rổ sau buổi học thêm. Có bữa cả
nhà rủ nhau đi ăn ốc thì cơ quan chồng tiếp khách đột xuất, “thôi để
mai…”. Chừng chục cái mai thì mới thành một bữa ngồi quán tiu nghỉu vì
nguội thèm, cụt hứng.
Và gốc cột bị mối ăn, bếp dột, một người họ hàng nằm bệnh cần thăm
viếng… bạn hay nhận được lời hẹn: mai. Những hẹn hò bẽ bàng, mòn mỏi vì
người hẹn nghĩ rằng mình còn nhiều thời gian phía trước.
Chỉ ti vi là đúng hẹn. Rủ mình đứng lên về, bạn nói phải nấu cơm cho
xong trước khi kênh Tám chiếu tập năm mươi bộ phim tình cảm, xong xúc
tô cơm vừa ăn vừa coi tập mười hai trên kênh Ba, đến tập ba mươi sáu
trên kênh Bảy thì đi ngủ là vừa. Hai bà già bán quán gật gù tán đồng.
Buổi tối của những người đàn bà này giống hệt nhau.
Lúc mình với bạn chẻ nhau mỗi đứa đi một hướng, mình sực nhớ tụi mình
không hẹn lại cuộc sau, mà hai bà già bán quán cũng không đon đả kêu
mai nhớ ghé ăn đá đậu, như mười năm trước. Hẹn hò trở nên đầy rủi ro,
gây sát thương trong đời sống quá nhiều bất trắc. Về ngang qua ngôi mộ
cổ nằm bên đường, tự hỏi cùng với người nằm dưới mộ này, có bao nhiêu
lời hứa được chôn theo, có bao nhiêu thời gian của người ở lại bị bạc
màu?
*
Mẩu tản văn thần sầu!
Làm Gấu nhớ 1 truyện ngắn của Chekhov, cũng một em già như trong hai bà
già ở đây, gặp một buổi chiều đẹp trời, bỗng hứng lên, thắng bộ, đi
thăm cuộc đời.
Ghé 1 quán, gặp 1 cặp trẻ ngồi cũng khá gần bàn, thấy chúng âu yếm
nhau, bà già nghĩ thầm "bồng bồng, đời đẹp thật", cố rỏng tai nghe,
thằng bồ nói với em, “đù má” con già, sao không chết đi, coi nó kìa,
làm cụt hứng của chúng mình!
Truyện của Chekhov cay
đắng hơn, thua cái nhân hậu của Cô Tư!
Tuyệt nhất là câu thơ của ông Thầy của Gấu:
“Em ơi lửa tắt bình khô rượu…"
Tks. NQT
Ðến hẹn với
TV [Tin Văn] lại lên, là 1 trong những nét đặc trưng của Miền Nam,
thoát thai từ
cái thú nghe đọc truyện mà TTT đã từng nhìn ra, qua hình ảnh một đứa bé
gái,
vào mỗi buổi tối, đốt ngọn đèn dầu, trải tờ nhựt trình ra, và đọc lên
một đoạn
fơi ơ tông - cái không khí tỉnh lẻ đêm buồn đặc Nam Kít nhờ đó mà văn
chương nở
rộ - cho bà nội hoặc bà ngoại, và chắc là mấy bà hàng xóm, cùng nghe.
Những đoạn
ông tả cảnh chợ trên sông, giữa những ghe thuyền, cảnh đi phà, M. Duras
[em đầm
Nam Bộ, tiền thân của một Linda Lê có thể], cũng rất mê những xen này,
nhất là
cái cảnh hì hụp húp cháo vịt trên sàn phà… hà, hà!
Vậy mà Gấu, phải đợi đến khi mất Miền Nam, khi Gấu Cái mang mấy đứa nhỏ
về quê
ngoại, cuối tuần thằng chồng cà chớn về thăm, sáng chú nhật hoặc thứ
hai thì mới
được hưởng cái thú đi phà đêm, đò đêm, dọc theo 1 con lạch, 1 nhánh
sông, ra
sông lớn, tới phố thị, lên xe đò về lại Sài Gòn.
Note: Post lại mẩu
trên, từ một trang Tin Văn cũ, nhân đọc bài
viết về
TTT, của Đoàn Ánh Dương, trên Blog NL.
Bài viết này, theo Gấu,
không đặt đúng trọng tâm
vào
tính khai phá, cái mới trong văn phong TTT, 1 tên Bắc Kít di cư,
một nhà
văn, trước sự thay đổi, di chuyển, từ 1 miền đất này qua 1 miền đất
khác, sau
biến cố 1954.
Văn TTT, đặc Bắc Kít, được sử dụng để viết về sông nước
Miền Nam,
và bên dưới văn phong đó, cái nền của nó, là biến động lịch sử 1954
[Trí,
trong Cát Lầy, là tên
1 tay tính làm thịt Diệm, thí dụ].
Những Freud, những Dos, thần
nọ, kia, chỉ là những sắc thái của nó.
Vả chăng, người bị ảnh
hưởng nặng nề nhất bởi
Freud, là Võ Phiến, với những nhân vật khùng điên, do ám ảnh sex.
Tuý
Hồng cũng có nhận xét tương tự, trong 1 bài viết đăng trên Gió O, khi
viết về sự
quen biết giữa hai bên. (1)
(1)
Ông tự do
nhiều, chống Cộng mạnh, và sẽ chống Cộng cho đến khi hai lỗ
mũi không
còn thở được nữa. Và ông quê một cục, cả đời không hát một câu,
không
thuộc lòng một bài ca nào hết. Đó là một người vô thần vô
thánh
không can nổi, không đi lễ chùa cầu an, không vô nhà thờ rửa tội
sám
hối, không Phật không Chúa không Hồi-giáo Mohamed. Có lẽ danh
nhân thế
giới mà Võ Phiến mến mộ là Sigmund Freud.
Tôi hỏi:
“ Có phải đức tin của anh là tình
dục?”
Khi chúng tôi ngang qua quân trường
võ bị, bỗng có một người đàn bà đi ngược chiều, tay dắt một
đứa con
gái mặc áo đầm.
Võ Phiến mặt mày tái xanh, sợ
hãi, vụng về hoảng hốt qúynh lên:
“ Vợ anh, em tìm xe về đi.
*
Ai không ưa Sartre (như tôi chẳng hạn:), hẳn khoái trá khi đọc câu này
của Vargas Llosa viết về các tác phẩm của Sartre: "They have aged
terribly." Cũng trong bài này, Vargas Llosa còn
viết: "There is no great art without a certain measure of unreason,
because great art always expresses the whole of human experience, in
which tuition, obsession, madness and fantasy play their part as well
as ideas. In Sartre's work, man seems to be made of
ideas alone." Câu này trong tập Making Waves.
Blog Gỗ Mun
Sartre là “thầy” của
Llosa, khi ông còn hăm hở dấn thân, còn coi chữ là hành động, và cái cú
đoạn tuyệt, là do câu phán của Sartre về tác phẩm của chính ông: Trước
đứa trẻ chết đói, cuốn La Nausée
chẳng là gì cả.
Tuy nhiên, cách đọc của
Llosa, và của rất nhiều người về Sartre, thường bỏ qua những tác phẩm
văn học thực sự của ông, thí dụ như chính cuốn La Nausée, hay như truyện ngắn Bức Tường, mà Koestler đã coi là 1
trong những tác phẩm số 1 về cuộc nội chiến Tây Ban Nha.
Những truyện ngắn của TTT,
thí dụ, Cuối Ðường, là từ Bức Tường mà ra.
Sở dĩ TTT không ưa Camus, là vì đã bị ảnh hưởng của Sartre, nhà văn,
với truyện ngắn thần sầu Bức Tường.
TTT cũng mê làm cách mạng, và không chịu nổi thái độ đạo đức của Camus,
1 kẻ đứng ở lưng chừng trời lo chuyện thế gian. Camus, phải đến sau cú
911, thì mới lại xuất đầu lộ diện, hào quang đầy mình!
Cả 1 trào lưu tiểu thuyết
mới, là đã thoát thai từ La Nausée,
từ những gì mà Sartre, bỏ dở, vì mê làm cách mạng.
Lạ nhất, là GNV phát giác
ra điều này, ngay từ khi còn trẻ, và viết ra, trong bài viết về Bếp Lửa, của TTT: Bếp Lửa trong Văn Chương, 1973.
Ngay cả Sartre, phải đến
cuối đời mới nhận ra điều này, khi thú nhận, trong những tác phẩm đầu
đời, nếu phải giữ lại, thì chỉ 1 cuốn La
Nausée!
Khủng thật!
Ðây có thể là do ngay từ
hồi còn trẻ, Gấu đã quá mê cuốn này, lúc nào cũng mang theo nó, nhất là
những lần ngồi đồng, chờ gặp BHD.
Mỗi lần em ra khỏi nhà, đâu có dễ!
(1)
Tưởng
niệm 7 năm TTT mất
Ghost-Tales
and Parables from Our New England Past ...
A drug that
restores youth and wild revelry to four withered ancients ... a strange
New
England parson who preaches a lifetime in a black mask ... a mysterious
Gray
Champion who appears on a street one day to defy a tyrant-and as
mysteriously
disappears ...
These are
among the ghostly visions in Nathaniel Hawthorne's TWICE-TOLD TALES.
This collection
was first published in 1837 and is based largely on legends of the
past. Yet
Hawthorne has been called "the most modern" of our great nineteenth
century masters of fiction. His themes -greed, lust, pride, the impulse
to
tyrannize- are of course still important today and are matters about
which he
himself said he wished "to open up an intercourse with the world." He
did so in these stories by mixing the actual with the imaginary-with
startling
and pleasurable results.
Along with
Hawthorne's major novels, which include THE HOUSE OF THE SEVEN GABLES
and THE
SCARLET LETTER, TWICE-TOLD TALES, offers a chance to become acquainted
with one
of the most fascinating minds in American literature.
A MAGNUM
BOOK
EACH STORY
COMPLETE AND UNABRIDGED
cover printed in U. S, A.
Note:
GCC đọc Hawthorne, bản tiếng Việt, chắc là của nhà xb Ziên Hồng, thời
gian học
Đệ Nhất CVA, quen bạn Chất, em TTT, và được bạn đưa về nhà cho ăn,
những khi
đói quá.
Nhà khi đó,
chỉ có tầng chệt. Sau bà cụ mua luôn tầng trên, chia thành hai phòng, 1
cho bạn
Chất, một cho ông anh.
Phòng ông
anh có lối đi riêng, từ bên ngoài. Buổi tối, hai bà cháu chiếm phòng
khách, lèm
bèm nhiều bữa thật khuya, về “hồi nhỏ thằng T thế này, hồi nhỏ thằng T
thế kia...”
TTT chắc là những lần đi chơi về khuya, có nghe, có lần bực quá, biểu
cụ, những
chuyện đó, làm sao mà mẹ cũng kể cho thằng Trụ nghe!
Hà, hà!
Và về những tác giả hai bà cháu cùng đọc, cùng say mê, trong có
Hawthorne.
Trong tập trên, có cái truyện ngắn, GCC nhớ hoài đến giờ, và lần này,
post và dịch
ra tiếng Mít, để tưởng niệm bà cụ của ba thằng con, hai, con đẻ, một,
con nuôi,
những ngày nó cực đói, cả về tinh thần lẫn vật chất.
Gấu vẫn còn
nhớ lần đọc truyện, cùng với bà cụ TTT, hình như của Hawthorne, về một
vị khách
lạ lỡ độ đường, xin trú tại một căn nhà ven sườn núi, và trong đêm,
người khách
lạ, một chàng trai, ngồi chuyện gẫu về cuộc đời với ông chủ nhà, trong
khi cô
con gái vừa hầu trà vừa hóng chuyện, vừa tưởng tượng ra cuộc đời sau
này, [biết
đâu đấy], có ông khách lạ ở trong cuộc đời của cô.
Đêm đó, bão
tuyết. Cả nhà chạy ra hầm trú ẩn, ăn vào lòng núi. Bão tuyết, núi lở,
cuốn đi một
khoảng núi, trong có hầm trú ẩn, vậy mà căn nhà lửng lơ treo vô sườn
núi vẫn
còn nguyên vẹn!
NKTV
Tưởng
niệm 7 năm TTT mất
Đoạn văn kinh hồn bạt vía trong
Ung Thư, ai đã
từng đọc, đều không thể nào bỏ qua, thật khó lòng quên nổi, là đoạn,
Thạch, trước khi bỏ Hà Nội vào Nam, lặn lội đi kiếm Liên.
Anh vô con hẻm nhà Liên, không thấy nàng, bất giác quá đau lòng, hú lên
như chó dại, tru lên như chó sói, như... Kiều Phong, con sói cô đơn
Khiết Đan, khi đánh chết nàng A Châu. Chỉ vì nghe tiếng hú đau thương
đó, mà cô em A Châu, là A Tử, núp dưới cầu lén coi, chưa từng hiểu tình
yêu là cái chi chi, lúc đó, và bèn yêu liền tù tì,
sau thấy thằng ngu chẳng hiểu gì hết, bèn phóng độc châm cho mù mắt, để
suốt đời ở bên nàng.
Cô Liên này, đã có chồng, một
anh chàng ghiền. Thạch đã có lần lôi anh
chồng ra tẩn cho một trận, vì cái tội hành hạ vợ, khảo tiền đi hút.
Sau này, khi viết Cõi Khác, Gấu đã lập lại cảnh tượng
kinh hồn bạt vía trên đây, khi, đi kiếm cô bạn, những ngày Mậu Thân.
Cảnh, tuy thật, nhưng hóa ra
chỉ là lập lại cảnh ảo. Nhân vật Thạch, từ trong Ung Thư, nhân vật Kiều Phong, từ
trong chưởng Kim Dung, bước ra ngoài đời, nhập vào Gấu, và cả ba cùng
cất tiếng hú, gọi hồn người yêu, gọi hồn cuộc chiến.
NKTV
Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối
Hồn tôi điên cuồng réo gọi.
Hai câu thơ trên, nhờ gặp lại
cô bạn nơi xứ người, bật ra, nhưng chính là từ những ngày Mậu Thân mà
có được.
Nẻo về tuyệt lối, là vậy. (b)
Kỷ niệm với nhà thơ.
[Asked whether he takes characters from real life: “No, major
characters
emerge: Minor ones may be photographed."]
Khi được hỏi, có phải ông chôm nhân vật từ đời sống thực, Greene cho
biết, ba
thứ lẻ tẻ thì còn chụp hình được, chứ thứ bảnh, thứ nổi cộm, chúng từ
xó xỉnh
nào bật ra.
Tuy nhiên, câu hỏi, vẫn còn nguyên, câu trả lời, chỉ được một nửa.. sự
thực!
Gấu này có lần, cũng thử trả lời, bằng cách dẫn ra, giai thoại con khỉ
đá, tức
Tôn Ngộ Không, rành 72 phép thần thông, trong có phép câu đẩu vân, chớp
mắt ở
đây, chớp mắt cách xa hàng ngàn ngàn dặm. Cái gọi là chi tiết, nhân
vật từ
xó xỉnh nào, bật ra, tưởng ghê gớm chi đâu, chỉ là bãi nước đái của con
khỉ, ở
kẽ tay Đức Phật, và khi con vật ngu si tỏ ra nghi ngờ, cố dán mắt nhìn,
cố hỉnh
mủi ngửi, bàn tay Đức Phật biến thành ngọn núi Ngũ Hành Sơn ụp xuống
con vật ngạo
mạo.
Những gì gì hiện thực thần kỳ, huyền ảo chi chi, chỉ là hiện thực...
trần trụi,
dưới con mắt nghệ sĩ.
Mọi thứ viết lách chi chi, đều có thể gọi chung bằng, chỉ một thuật
ngữ: tự thuật!
*
Những nhân vật
trong tiểu thuyết của TTT, theo như ông em suy ra, đều là những nhân
vật có thật
từ ngoài đời. Họ đều có đến hai cuộc ba cuộc đời, chung với tác giả. Và
điều
này mới thật là đặc biệt. Họ đều có hai thành phố, hai quê hương. Họ
đều đi
theo tác giả, vô Nam, trở về Bắc, và sau cùng, năm 1954, có người lại
vô Nam,
có người ở lại ngoài Bắc.
Khi thằng em
trai của Gấu tử trận, trong túi còn cái danh thiếp của ông chú của bạn
Chất. Đại
Tá Út, sau làm dân biểu. Ông là chồng của bà cô, tức em gái bà cụ Chất.
Khi Gấu
xuống Sóc Trăng đưa xác đứa em về Sài Gòn, có gặp viên thiếu tá tiểu
đoàn trưởng
tiểu đoàn trấn giữ phi trường Sóc Trăng. Ông cho biết, có nhận được thư
của Đại
Tá Út, và đã sắp xếp cho chuẩn uý NQS làm công tác văn phòng, lo tờ báo
của tiểu
đoàn, vì nghe nói có người anh là nhà văn, nhà báo, chắc sẽ giúp đỡ cho
đứa em,
như vậy cũng tiện.
Chưa kịp đưa về văn phòng thì chuẩn uý đã tử trận.
Bà cô của bạn
Chất, như bạn kể lại, đã bỏ đất Bắc vô Nam từ lâu. Khi ông cụ mất, bà
cụ đưa
hai anh em về Đáp Cầu, sống với bà ngoại. Còn cụ theo mấy bà bạn đi
buôn bán đường
Hà Nội - Sài Gòn. Mấy bà bạn của cụ, như bà Thừa, bà Cảnh... là quen từ
ngày đó
lận. Tình cờ gặp lại cô em, lúc đó sống với ông Út, một công tử Bạc
Liêu. Ông
này, vì mê cô em gái cụ Chất, nên theo lên Sài Gòn. Bà cụ trở lại đất
Bắc, đem
hai anh em vô Nam, nhờ cô em lo giùm. Những nhân vật như cô Thanh, trong
Bếp
Lửa, cô Liên trong Ung Thư đều là dân Sài Gòn. Đám người
Bắc sống quần
tụ với nhau ở Xóm Tắm Ngựa, đường Hiền Vương. Hai anh em, từ đó, đi bộ
lên Tân
Định, học trường Huỳnh Khương Ninh. Nhà thơ rất rành khu này, rất rành
Xóm
Chùa, là vậy.
Gấu cũng
rất
rành Xóm Chùa. Đây là một trong những con xóm Gấu biết đến đầu tiên,
khi vô Sài
Gòn. Nhà của ông chú của Gấu ở đường Đặng Dung, hay Đặng Tất. Tại khu
này, Gấu
đã từng lui tới, khi kèm học tại gia cho mấy đứa con của ông chú.
TTT chẳng đã
tiên đoán ra được, trước khi khăn gói quả mướp lên đường đi tù cải tạo,
miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này. Câu nói của ông
đúng vào những ngày 30 Tháng Tư 1975, khi nhìn VC tiến vào Sài
Gòn, thì cũng đâu có khác gì Simone Weil, khi nhìn những đoàn quân Nazi
tiến
vào Paris: Her observation, at the very moment of
the occupation of Paris by German troops, that this
was a great day for Indo-China (for all people under French colonial
rule). G. Steiner: Sainte Simone - Simone Weil]: Đây là
ngày trọng đại, ngày hội lớn, cho xứ Đông Dương, cho tất cả những dân
tộc bị Pháp biến thành nô lệ (1)
*
Thư tín
Monday, October 22, 2012
9:27 PM
Chào bác, là một độc giả
của Tin văn tôi muốn góp ý về một cách dịch trong bài này:
http://www.tanvien.net/Tribute_1/women.html
Câu sau:
She believed that contradiction "experienced right to the depths of
one's being means spiritual laceration, it means the Cross."
Bác dịch là:
Bà tin rằng, mâu thuẫn là ‘kinh nghiệm những khoảng sâu thăm thẳm của
kiếp người, và, kiếp người là một cõi xé lòng, và, đây là Thập Giá”.
Theo tôi nên dịch:
Bà tin rằng, mâu thuẫn "được nghiệm ra ở tận những khoảng sâu thăm thẳm
của kiếp người, chính là cõi xé lòng, là Thập Giá”.
Phúc đáp:
Câu của TV không sát nguyên tác, so với câu của bạn.
Tks, many Tks
NQT
Tuyệt.
Đọc kỹ đến như thế thì quả là đại vạn hạnh cho TV!
Note:
To QTT: Bài
này, tôi dịch, lâu rồi. Khi bạn hỏi, đọc lại, nhớ ra liền, là, ngay khi
dịch xong câu văn, tôi đã nhìn ra độ lệch, so với nguyên tác, nhưng thú
thực, câu văn dịch đọc nhịp nhàng hơn, và tôi muốn giữ, không dịch lại.
Nhưng bạn, đọc, mà nhận ra độ lệch, cũng thật là thú vị.
Tks again.
Take care
NQT
Granta, Số
Mùa Hè, 1997. Mua tại 1 tiệm sách cũ, cũng lâu lắm rồi. Tham Vọng, gồm
những hồi
ký, của toàn những Trùm. Bài của
Steiner, sau đưa vô Errata,
hình như vậy. [Note: Bài của S. là đoạn mở ra Errata. NQT]
Đọc thấy câu, giả tưởng rồi
sẽ trở nên
già khằn, to be outgrown, vì con người trở nên chín nẫu, ripened, ở
trong cái gọi
là “nguyên lý thực tại”, “reality principle”.
Sau mấy cái
cà chớn như "Đêm giữa ban ngày" [cũng hồi ký "dởm", ngay cái tít, là đã
đi chôm của
người], hay, mới nhất "Bên Thắng Nhục", Gấu tin là, phải 1 cuốn giả
tưởng, thứ bảnh,
thì mới đem lại sự thực cho cuộc chiến Mít, cho cả đôi bên, cho cả
nước!
Thời kỳ 1954
thì có "Bếp Lửa"!
Thời kỳ 1975, có “Nỗi Buồn Chiến Tranh”, “Một Chủ Nhật Khác”, “Thời
Gian Của
Người....”. Chúng, mỗi thứ trong cái riêng của nó, nói được 1 phần nào
sự thực.
Tiểu thuyết
là gì?
Cái, tiểu
thuyết có thể nói, bất cứ dạng nào khác không thể nói, Là Cái Gì?
Đó là câu hỏi
cơ bản mà Hermann Broch đã từng đặt ra, và Carlos Fuentes dùng để mở ra bài viết có tên là "Tiểu Thuyết", ở trong một
cuốn tiểu luận sắp xếp các đầu vào giống như của một cuốn từ điển, Điều
Tôi
Tin, This I Believe, An A to
Z of a Life.
Một trong những
câu trả lời [của Carlos Fuentes], là:
Tiểu thuyết
tái dẫn nhập con người vào lịch sử. Trong thứ đại tiểu thuyết, anh ta
được giới
thiệu, với định mệnh của mình.
The novel is
a reintroduction of the human being into history. In the greatest of
novels, the
subject is introduced to his destiny.
Tưởng
niệm 7 năm TTT mất
Trong những
tác phẩm của Thanh Tâm Tuyền, theo tôi, chỉ có Một Chủ Nhật Khác, là đúng
nghĩa: một cuốn tiểu thuyết.
Ở đây cần
phân biệt giữa nhà văn, và tiểu thuyết gia. Và từ đó, có thể chúng ta
hiểu được
nguyên nhân tại sao chúng ta không có tác phẩm lớn.
Bỏ qua những
phân biệt giữa nhà văn, écrivain, và người dùng văn, écrivant, của
Roland
Barthes, từ đó, là cả một cuộc chiến "không người thắng" giữa văn
chương dấn thân hay nghệ thuật chỉ vì nghệ thuật; ở đây chúng ta hãy
"cùng
cười" với Milan Kundera. Trong Nghệ
thuật tiểu thuyết, ông đưa ra một bảng
định nghĩa 63 từ, nhân câu chuyện tác phẩm của ông được dịch ra nhiều
thứ tiếng,
và cùng với nó là những nỗi bực mình của ông:
"Thời
gian 1968-1969 Chuyện Giễu
được dịch ra tất cả những ngôn ngữ tây phương. Nhưng
thật hết sức ngỡ ngàng! Ở Pháp, dịch giả đã viết lại cuốn tiểu thuyết
bằng cách
kết hoa (en ornementant) cho văn phong của tôi. Tại Anh, nhà xuất bản
đã cắt những
đoạn suy tưởng, huỷ những chương về âm nhạc, thay đổi trật tự những
chương, tái
tạo (récomposer) cuốn tiểu thuyết. Tại một xứ khác. Tôi gặp người dịch:
ông ta
không biết một chữ Tiệp nào. 'Làm sao ông dịch?'. 'Với trái tim của
tôí, và
chìa ra tấm hình của tôi, lấy từ chiếc bóp sau túi quần. Ông ta dễ
thương đến độ
tôi tin rằng, người ta có thể dịch, nhờ nhân điện phát ra từ trái tim!"
Ông đã cố gắng
"sửa sai" tình trạng đó, và cảm thấy "như chạy theo cơ man con
chữ, giống như bầy cừu hoang; một khuôn mặt buồn thảm, với mình, và tức
cười, với
người khác". Người bạn, Pierre Nora, như nhận ra tình trạng dở khóc dở
cười
của ông, đã đưa ra lời khuyên: "hãy quên đi những nỗi bực mình và hãy
viết
một cuốn từ điển cá nhân cho riêng bạn".
Và sau đây
là định nghĩa về tiểu thuyết gia, nhà văn:
Tiểu thuyết:
Hình thức lớn của thơ xuôi (La grande forme de la prose), tác giả qua
những cái
tôi - des egos expérimentals - (những nhân vật, personnages) truy xét
tới cùng
một số đề tài của hiện hữu.
Tiểu thuyết
(và thơ). 1857: Năm lớn lao nhất của thế kỷ. Ác Hoa, Les Fleurs du Mal: thơ trữ
tình khám phá ra mảnh đất riêng của nó, yếu tính của nó. Bà Bovary: lần đầu
tiên, tiểu thuyết sẵn sàng đảm nhận những đòi hỏi của thi ca (toan tính
"tìm kiếm vượt lên trên mọi cái đẹp"; sự quan trọng của từng từ đặc
thù; giai điệu thê thiết của bản văn; tính quyết đoán của nguyên bản
được áp dụng
cho từng chi tiết). Từ 1857, lịch sử tiểu thuyết trở thành lịch sử của
"tiểu
thuyết trở thành thi ca" (roman devenu poésie) (10). Nhưng đảm nhận
những
đòi hỏi của thi ca không có nghĩa là trữ tình hóa (lyriser) tiểu thuyết
(từ chối
sự diễu cợt, tính hài hước thiết yếu của nó, quay lưng với thế giới bên
ngoài,
biến tiểu thuyết thành bản thú tội cá nhân, tô điểm vẽ vời quá cho nó).
Những
tiểu thuyết gia lớn trong số những "tiểu thuyết gia trở thành nhà
thơ" đều chống-trữ tình một cách thật dũng mãnh: Flaubert, Joyce,
Kafka,
Gombrowicz. Tiểu thuyết = thơ chống-trữ tình (antilyrique).
Tiểu thuyết
(Âu châu): Lịch sử (sự tiến triển đồng nhất và liên tục) của tiểu
thuyết (của tất
cả cái mà người ta gọi là tiểu thuyết) không có. Chỉ có "những" lịch
sử của tiểu thuyết: của tiểu thuyết Trung-hoa, Hy-La, Nhật-bản,
Trung-cổ, vân
vân... Tiểu thuyết mà tôi gọi là Âu-châu thành lập vào buổi trưa của
Âu-châu,
lúc rạng đông của những Thời hiện đại, tiêu biểu một thực thể nội tại
mang tính
lịch sử, và sau đó lan rộng ra quá khỏi Âu châu (tại Mỹ chẳng hạn). Do
giầu có
về hình thức, do chú trọng đến tiến triển, vai trò xã hội, tiểu thuyết
Âu-châu
"không giống ai", nếu phải so với bất cứ một nền văn minh nào khác.
Tiểu thuyết
gia (và nhà văn): Tôi đọc lại tiểu luận ngắn của Sartre "Viết là
gì?". Không một lần, ông ta dùng những từ tiểu thuyết, tiểu thuyết gia.
Ông chỉ nói về nhà văn của thơ xuôi. Một phân biệt đúng:
Nhà văn có
những tư tưởng, ý nghĩ nguyên thuỷ (originales), và một tiếng nói (une
voix)
không thể bắt chước. Ông ta có thể sử dụng bất cứ hình thức nào (kể cả
tiểu
thuyết) và tất cả những gì ông viết ra - mang dấu vết tư tưởng, tiếng
nói đó,
là thuộc tác phẩm của ông. Rousseau, Goethe, Chateaubriand, Gide,
Camus,
Malraux.
Tiểu thuyết
gia không cần lắm đến cái gọi là tư tưởng. Ông ta là một kẻ khám phá,
trong khi
mầy mò, cố phát hiện một sắc thái xa lạ, chưa biết (inconnu), của hiện
hữu. Ông
ta không bị hớp hồn bởi tiếng nói của mình, nhưng mà bởi một hình thức
mà ông
ta theo đuổi, và chỉ những hình thức thỏa đáng đòi hỏi của cơn mộng
(của ông) mới
thuộc về tác phẩm. Fielding, Sterne, Flaubert, Proust, Faulkner, Céline.
Tiểu thuyết
gia (và cuộc đời của ông ta): "Nghệ sĩ phải làm cho hậu thế tin rằng
ông
ta đã không sống." (L'artiste doit faire croire à la postérité qúil n'a
pas vécu), Flaubert nói. Maupassant ngăn cấm mọi chân dung của ông (có
ở) trong
loại sách về những nhà văn nổi tiếng: "Cuộc sống riêng tư của một con
người,
và bộ mặt của người đó không thuộc về công chúng". Hermann Broch, về
ông,
về Musil, và về Kafka: "Cả ba chúng tôi đều không có tiểu sử thực sự."
Điều này không có nghĩa cuộc đời của họ nghèo nàn những biến động,
nhưng nó
không cần phân biệt, công bố, để trở thành tiểu sử (bio-graphie). Người
ta hỏi
Karel Capek tại sao không làm thơ, ông trả lời: "Bởi vì tôi ghét nói về
chính tôi". Nét chính yếu cho thấy, một tiểu thuyết gia: một người
không
thích nói về mình. "Tôi ghét dí mũi vào cuộc đời quí giá của mấy ông
nhà
văn lớn, và chẳng bao giờ cái gọi là tiểu sử lấy ra được cái gì từ đời
tư của
tôi.", Nabokov nói. Italo Calvino cảnh cáo: Đừng nói cho bất cứ ai, dù
một
từ thực, về cuộc đời riêng của mình." Và Faulkner mong muốn "chỉ là một
con người bị huỷ, được lịch sử xoá sổ (annulé, supprimé par
l'histoire), chẳng
để lại một dấu vết, ngoài những cuốn sách được in ra (hãy gạch đít:
sách, được
in ra, livres, imprimés, như vậy là không có những bản thảo dở dang,
những thư
từ, những nhật ký). Theo một ngụ ngôn nổi tiếng, tiểu thuyết gia phá
căn nhà đời
mình (la maison de sa vie) để, với những viên gạch, xây dựng một căn
nhà khác:
cuốn tiểu thuyết của ông. Từ đó suy ra: những cuốn tiểu sử phá huỷ
những gì tiểu
thuyết gia làm được. Việc làm của nó (tiểu sử) hoàn toàn tiêu cực, nhìn
theo
quan điểm nghệ thuật, vì chẳng chiếu sáng giá trị cũng như ý nghĩa một
cuốn tiểu
thuyết; may ra nó "chỉ ra" (identifier) được mấy viên gạch. Vào lúc
mà Kafka được quan tâm tới, hơn (nhân vật) Joseph K., khi đó tiến trình
của hậu-cái
chết (mort posthume) của Kafka bắt đầu (11).
Tôi trích dịch
một số định nghĩa của Kundera, là để chúng ta cùng dựa vào đó, đi tìm
một tác
phẩm lớn của Việt Nam, lấy trường hợp Thanh Tâm Tuyền làm một thí dụ.
Thứ nhất:
ông là một nhà thơ viết văn, viết tạp bút... Thứ nhì: đề tài "đắc ý
nhất"
của ông, theo tôi: tình yêu.
Nếu trí nhớ
của tôi không phản bội, Thanh Tâm Tuyền đã yêu cầu Huỳnh Phan Anh viết
lời bạt
Mấy ghi nhận về Bếp Lửa, cho
ấn bản chung quyết. Tôi nghĩ, ông muốn chủ nhà có
vài lời về "the" man who came in from the cold. (12).
(Đó là thời
gian, Thanh Tâm Tuyền cũng lây cái bệnh của đám "tiểu thuyết mới"
chúng tôi; ngồi quán Cái Chùa mỗi sáng, trước khi ghé sở).
Chữ viết
không là một ý niệm trừu tượng, nhưng không thể tách lìa cuốn sách và ở
bên
trong mối tương quan có thực (vécu), giữa những con người ở trên đời,
cái đó gọi
là ý thức hệ, theo Althusser. Tương quan giữa người và chữ luôn luôn là
xung đột,
nếu không chữ trùng với ý thức hệ. Khi thiếu vắng xung đột, khi đó có
văn chương
hạ cấp (sous-littérature) (13).
Tôi
thực sự không tin, Thanh Tâm Tuyền có bạn,
như một người hiểu ông, từ nhóm Sáng Tạo. Ông trẻ quá so với tất cả.
Tây-phương
quá so với tất cả. Trí thức quá, vẫn so với tất cả. Với công chúng
thưởng ngoạn,
Mai Thảo là người "đại diện", nhưng thật ra tinh thần "xung đột"
của nhóm Sáng Tạo, phần lớn nếu không là tất cả, ở Thanh Tâm Tuyền. Và
nó mang
"khí hậu" miền Bắc. (Làm thế nào ở giữa một xã hội hư hỏng như thế
này, bị tước đoạt hết khí giới, bị ném vào vũng bùn... Bỏ ra ngoài cũng
là một
thứ đánh đĩ, đánh đĩ tinh thần mình... Bếp Lửa). Sự xung đột (khí hậu) đó
đưa đến
chủ nghĩa Cộng-sản, như "giấc mơ đầu tiên và cuối cùng" của một miền
đất. Đây cũng còn là thế giới tiểu thuyết tiền chiến, ở những Nam Cao,
Nguyên Hồng,
Vũ trọng Phụng... Một cách nào đó, nó còn tiên đoán cuộc tù dòng dã của
một
Nguyễn Chí Thiện, cuộc bỏ chạy "tán loạn" của những Phạm Thị Hoài, sự
xuất hiện "mảng" văn chương "Âu-châu" với những người viết
như Lê Minh Hà, cùng một số khác trên những tạp chí văn học tại khu vực
này như
Gió Đông...)
Tiểu thuyết
là hình thức nam tính chín mùi (Le roman est la forme de la
maturité virile). (1); tác giả của nó không
còn có thể tin tưởng, bằng
niềm tin rạng ngời vốn là niềm tin của mọi thi ca, rằng số mệnh
(destin) và
tình cảm (sentiment) tuy hai từ mà là một sự vật, cùng một ý niệm độc
nhất... từ
đó mọc rễ ở trong tiểu thuyết gia: nhu cầu thách đố, đối lập với cuộc
đời, một
cách đau thương tức tưởi (14): đây là không khí Bếp Lửa, những ngày
1954, trong
cơn hấp hối của một thành phố. Lạ một điều, như một nhà tiên tri, Thanh
Tâm Tuyền
mường tượng ra, tiếng hát (của Thanh), và bài hát nàng ưa thích (Trở về
mái
nhà. Xưa) là mặc khải, là cứu rỗi. Là hồi nhớ.
Bếp Lửa là một
cuốn tiểu thuyết "hỏng", theo như định nghĩa của Kundera ở trên. Tác
giả của nó muốn nhiều quá. Hơn tất cả, muốn làm một nhà văn. Muốn, tiểu
thuyết =
tổng số những tri thức của cả một thời đại.
Tiểu
thuyết,
theo Lukacs, là hình thức văn chương chính, la principale forme
littéraire, của
một thế giới trong đó, con người cảm thấy không ở nhà của mình, mà cũng
không
hoàn toàn xa lạ. Chỉ có tiểu thuyết, khi có sự đối nghịch cơ bản giữa
con người
và thế giới, giữa cá nhân và xã hội. Hùng ca diễn tả sự tràn đầy của
linh hồn
và của thế giới, của bên trong và bên ngoài, đó là một vũ trụ mà những
câu trả
lời đã có sẵn, trước khi những câu hỏi được đặt ra, một vũ trụ có hiểm
nguy,
nhưng không có hăm dọa, có bóng râm nhưng không có tối mù... Dùng một
hình ảnh
của ông, giữa văn chương của tuổi thơ và của thời trai trẻ (hùng ca) và
văn
chương của ý thức và của cái chết (bi kịch), tiểu thuyết chính là thể
loại văn
chương của sự trưởng thành hùng tính (Le roman est la forme de la
maturité
virile).
Tưởng
niệm 7 năm TTT mất
Joseph
Brodsky @ Toronto Oct 1995 (1)
An
interview with Joseph Brodsky
Bởi vì ông
nhắc tới những nhà thơ lớn lao, tôi nghĩ có lẽ chúng ta xoay câu chuyện
quanh đề
tài này, và nhắc tới 1 nhà thơ vĩ đại nhất của thế kỷ. Wystan Hugh Auden
Tuyệt! Rất
tuyệt [Cười lớn]
Ông nhắc tới, trong bài “Ðể làm hài lòng
một cái bóng”, “To Please a
Shadow”, một
trong những lý do ông học tiếng Anh, hay trở nên ngày càng quấn quít
với nó, là để “thấy mình gần
gụi với một người mà tôi nghĩ là một đầu óc vĩ đại nhất của thế kỷ 20,
Wystan
Hugh Auden". Và rồi ông bàn về những phẩm chất của ông ta. Những phẩm
chất mà tôi
đặc biệt thích thú của ông ta, là ‘equipoise’ và ‘wisdom’. Vai trò của
Auden
trong sự nghiệp của ông như là 1 thi sĩ, là gì?
Tôi sẽ trả lời
câu hỏi này như tôi có thể. Ông ta đi vô tôi, enter, theo 1 nghĩa nào
đó, ông
ta đi vô cuộc đời của tôi. Thì cứ nói như vầy, chúng ta đang nói
chuyện, ở đây,
tôi đang ngồi đây, và tôi cảm thấy ông ta là một phần của tôi… Khi tôi
gặp ông ta
22 năm trước đây, tôi 32 tuổi, và ông ta chỉ còn sống được 1 năm nữa…
Cũng trong cùng
bài essay, ông nói về sự quan trọng đối với mọi độc giả là có ít nhất 1
nhà thơ để
mà lận lưng. Với ông, hẳn là Auden. Nhưng
ngoài Auden ra, liệu Eugenio Montale có xứng đáng…
Xứng đáng quá
đi chứ. Tôi nghĩ phải thêm vô Thomas Hardy, Robert Frost… Tôi thấy mình
gần Frost
hơn so với Auden. Bạn có nhớ không Lionel Trilling đã từng gọi Frost là
1 nhà
thơ khủng khiếp. Còn Eliot.... Bishop, bà này Canada chính gốc. Trong
số ngoại nhân,
làm sao bỏ qua Milosz. Wislawa Szymborska mà không bảnh sao, a
wonderful lady…
... Ông ta [the emcee] bắt
đầu nói về những tin tức mới nhất về cuộc đời tình ái của Princees
Diana, và hỏi: “ Có ai chưa ngủ với công nương?"
Tôi [Solecki] liền giơ tay, câu trả lời của Brodsky thì mới thú vị, và
bay bướm. Mặt ông ửng đỏ, và ông bật ra, bằng thứ tiếng Anh sặc mùi
Nga: "Ðừng bao giờ quên, bướm của em là bướm vương giả, còn chim của
bạn thì không!”
Số Brick,
Nhật ký văn học, đặc sản Toronto,
cây nhà lá vườn, tình cờ Gấu cầm nó lên ở tiệm sách, và ngỡ ngàng khám
phá ra cả
1 lô bài viết thật là tuyệt vời, đa số về thơ. Chưa kể bài viết về Trăm Năm Cô Ðơn của Garcia Marquez, của
1 tay đồng hương với tác giả, phải nói cực ác, và vấn nạn mà nó nêu ra:
Làm sao
những xứ sở Mỹ Châu La Tinh tiếp tục viết, dưới cái bóng khổng lồ, ma
quỷ của Trăm Năm Cô Ðơn?
[Ui chao, Gấu
lại nhớ đến Nỗi Buồn Chiến Tranh của
Bảo Ninh: Có vẻ cái vía của nó khủng quá, khiến đám nhà văn VC, kể cả
Bảo Ninh,
như bị teo chim, hết còn viết được nữa!]
Bài phỏng vấn
Brodsky cũng quá tuyệt, trong có 1 nhận xét của ông về thơ tự do, thần
sầu. Cuộc
phỏng vấn xẩy ra 1 năm sau khi Gấu tới định cư Toronto, Canada, cũng là
1 chi
tiết thú vị. Hai bài về nhà thơ Vat cũng thần sầu, 1 ông kể kinh nghiệm
lần đầu
làm thơ, khi còn là 1 đứa con nít, và cũng là 1 lần tiên khám phá ra 1
cái nơi
mà người ta gọi là nhà tù. Về già, ông vưỡn cứ làm thơ, bất chấp người
ta nói:
Già như mi cớ sao làm thơ?
Gấu về già mới
có được cái thú làm thơ, dịch thơ, thành thử rất tâm đắc với câu trên:
“He’s
so old, isn’t he ashamed to write poems?”
Tưởng
niệm 7 năm TTT mất
Thanh Tâm
Tuyền, chắc chắn chẳng hề biết, và, chưa từng đọc Murakami, khi viết Một Chủ Nhật
Khác, nhưng đã để nhân vật Kiệt của ông, đưa tiễn người tình,
Hiền, tới
"chỗ đó", rồi lại trở về. Độc giả Một
Chủ Nhật Khác, dù tò mò cách mấy,
cũng không hiểu được, và đều như Duy, bạn của Kiệt, đều muốn hỏi Kiệt,
Hìền đâu
rồi.
Note: “Chỗ
đó”, bây giờ thì mới vỡ ra là "đảo xa", nhưng nhân vật Hiền ở trong
truyện đẹp hơn nhiều so với "nguyên mẫu". NQT
*
Sau này Duy
hiểu buổi tối ấy đang hồi nguy kịch của đôi tình nhân. Họ quyết định
chia tay
vĩnh viễn. Họ đã không thể bình thường từ biệt nhau. Cũng không ai đủ
can đảm rời
bỏ trước. Mọi quyết định đều gian nan. Duy giúp họ lìa tách làm hai. Để
họ một
mình với quyết định đau đớn chưa rõ những ngày cuối của cuộc tình ấy
như thế
nào. Họ có thể liều lĩnh nhắm mắt lao tới như kẻ ngu ngốc, nhưng họ
cũng có thể
tháo lui vội vã như kẻ tội lỗi. Cả hai đường đều tồi tệ, phủ nhận những
ngày họ
đã sống, phủ nhận điều mà họ đã tin là tình yêu của họ qua bao năm
tháng. Duy
nghĩ thế...
Em là đàn
bà, em hãy tưởng tượng về một người đàn bà… Nàng đã đi rồi, không bao
giờ trở lại.
Không bao giờ, thật như thế… Nàng đã trả anh về cho em. Nàng giữ anh
cho em, nếu
không anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy anh trở về, còn nàng ở lại, nàng ở
lại một
mình… Anh chỉ đưa nàng đến đó, còn anh trở về với em, trở về mãi mãi
với em.
Anh hy vọng em hiểu….
Một Chủ Nhật
Khác
Lạ, là, sau
khi BHD đi rồi, thì Gấu mới biết ra được, cái nỗi buồn cháy da cháy
thịt, khi mất
em.
Vào lúc mất
em, thì chỉ tính bợp cho em vài cái, rồi bỏ đi.
Cái lần gặp
sau cùng ở cổng trường Ðại Học Khoa Học, Sài Gòn.
Gấu phát hiện
Murakami, là do đọc 1 bài viết về ông, trên tờ Người Nữu Ước, nhân lần bản tiếng
Anh Ký Sự Chim Vặn Cót ra mắt
độc giả. Khi đó, trong nước, và thế giới chưa mê
ông như bây giờ.
Oe lúc đầu
cũng chê Murakami, mãi sau này, mới chịu nổi, khi Murakami viết về
những vấn đề
xã hội Nhựt thực sự đang phải đương đầu.
(a)
Ngay từ tập
thơ đầu tay, "Tôi không còn cô độc", TTT đã nhìn rõ số phận của mình và
bạn bè,
và có vẻ như ông còn tự hào, khi hạ những dòng, "chúng nó làm phát xít,
chúng nó
làm CS, chúng ta làm tù nhân"; và những gì gì, "anh yêu quê hương vô
cùng, ràng
buộc với nó phải là máu mủ, ruột thịt", "ôm em trong tay mà đã nhớ em
những này sắp
tới", là một "số phận khác", mà ông dành cho đất nước, khi ông đi tù,
khi
ông ra hải
ngoại.
Cuốn tiểu
thuyết độc nhất của ông, không còn một tí mắc mớ gì tới Đất Bắc [hai
cuốn kia, Bếp Lửa, và Tôi Không Còn Cô Độc, cái nền của
chúng là xứ Bắc Kít], "Một Chủ Nhật
Khác", cũng một dạng tiên tri, dành cho những kẻ bỏ chạy không thể bợ
đít VC,
thay vì chọn số phận Do Thái lang thang, đành trở về, chết một cái chết
lãng
nhách.
Có vẻ như cuốn
truyện còn tiên tri ra được số phận khốn nạn của cái đám Miền Nam bỏ
chạy bợ
đít VC này, đã từng có thời bị VC cấm không cho về, dù đã làm tôi mọi,
làm chó
săn cho chúng. (1)
Số Mùa
Hè,
2013. Báo nhà [Toronto]. Nhiều bài tuyệt lắm, hà hà!
Nhẩn nha đi vài đường, sau.
Một trong những đề tài của số này, là về
“cái gọi là”
kết thúc, the end, của 1 cuốn tiểu thuyết.
Flaubert
JULIAN BARNES
MARIO VARGAS
LLOSA
Note: Đọc
bài này, thì cũng nên đọc thêm bài Julian Barnes viết, trong tập tiểu
luận của
ông, Qua Cửa Sổ, Through the Window:
"Dịch Madame Bovary", Translating
Madame Bovary
[qua tiếng Anh]. Trong bài viết, ông có chê
bản dịch
mới của em Lydia Davis, được coi là 1 trong những chuyên gia về
Flaubert. Bà này, trên
1 số Paris Review, Fall, 2010, có đi mấy truyện ngắn, phỏng
theo
Flaubert, After Flaubert.
At the Hay
Festival if Literature and the Arts twenty years ago, Julian Barnes and
Mario
Vargas Llosa met to talk about Gustave Flaubert. In January 2013 at Hay
Festival Cartagena de Indias in Colombia, they discussed their hero
again-and
found that he had changed almost as much as they had. Marianne Ponsford
moderated their conversation.
Note: Hai
ông học trò, một ông Booker, một ông Nobel, vinh danh Thầy, cùng lúc,
viết về mối
tình của cả hai, với cùng 1 em bướm, Madame Bovary.
Flaubert
cried out against the paradox whereby he lay dying like a dog whereas
that
‘whore’ Emma Bovary, his creature… continued alive.
G. Steiner, The Uncommon Reader.
Flaubert la
lên, tại sao ‘con điếm’ Bovary cứ sống hoài, trong khi ta nằm đây, chết
như một
con chó ghẻ?
“Cái
chết của Lucien de Rubempré là một bi kịch lớn, the great drama, trong
đời tôi”, Oscar Wilde nhận xét về một trong những nhân vật của Balzac.
Tôi luôn coi lời phán này, this statement, là thực, literally true. Một
dúm nhân vật giả tưởng đã ghi dấu thật đậm lên đời tôi hơn những con
người bằng xuơng bằng thịt, bằng máu bằng mủ mà tôi đã từng quen biết.
Llosa
mở ra cuốn tiểu luận của mình The
Perpetual Orgy, "Đốt đuốc chơi... Em", như trên.
Cả một cuốn tiểu luận, dành cho Em Bovary, chưa đủ, sau ông còn viết cả
một cuốn tiểu thuyết, Gái Hư, The Bad
Girl, để vinh danh Em!
Số báo Brick,
trên, gồm bài viết của 44 tác giả
viết về cái hậu, the end, của 1 cuốn tiểu thuyết; Madeleine Thien, chắc
là Mít,
ở Montreal, phỏng vấn Tsiti Dangaremba, về cuốn tiểu thuyết đầu tay
thần sầu của
em này, hai ông nhà văn thổi bướm Bovary….
Trong 44 tác
giả, chưa có ai từng đọc Lukacs, theo Gấu, bởi là vì, Lukacs là người
đưa
ra 1 nhận định cực
thần sầu về cái kết, của 1 cuốn tiểu thuyết:
Đó là lúc ý thức của tiểu
thuyết
gia vượt ý thức của nhân vật chính, để tìm lại đời sống thực.
Trong bài viết về Bếp Lửa, 1972, Gấu
“đế” thêm: Đây là hình ảnh Lưu Nguyễn về trần, bởi là vì, mỗi một
cuốn tiểu thuyết lớn, thì là 1 câu chuyện thần tiên, đúng như Nabokov
phán, khi
viết về Madame Bovary của Flaubert.
Cả cuốn Bếp
Lửa [cuộc sống của anh chàng Tâm trong "Bếp Lửa"], thật khệnh
khạng [đi ra ngoài
đó - lên rừng, theo VC – thì cũng chỉ là 1 thứ đánh đĩ], thật kịch cợm,
thật trí
thức, thật siêu hình [giả như Thượng Đế mà nhập thân trong xác phàm,
thì cũng từ
chết đến bị thương, từ thua cho tới thua, và chỉ thoát ra bằng sự thất
bại], một
câu chuyện "thần tiên", kết bằng 1 câu thật cảm động, thật sến, mà tất
cả
lũ Mít
đều thèm nghe:
Anh yêu quê
hương vô cùng và anh yêu em vô cùng.
Trong 44 tác
giả, tuyệt nhất với Gấu, là Pico Iyer, viết về kết thúc của Người Mỹ
Trầm Lặng của
Graham Greene.
Pico
Iyer mở
ra bài viết bằng 1 câu, qua đó, có vẻ như cũng thật mê
Greene (1)
Tôi mất cả nửa
đời mình để nhập vô cuốn phúc âm nhức nhối của Graham Greene về nhân
loại.
It took me
half a life time to grow into Graham Greene’s anguished gospel of
humanity.
Tuyệt!
Tờ Brick
viết về Pico Iyer:
Pico Iyer cố
làm bật G.G khỏi hệ thống của mình bằng cách viết ba ngàn trang về G.G,
tới cuốn
mới nhất: “Người đàn ông trong đầu tôi”. Nhưng vưỡn thua.
Pico Iyer
tried to get Graham Greene out of his system by writing three thousands
pages
on him, boiled down into his most recent book, The Man Within My Head
(a). He still
failed
“Writing is,
in the end, that oddest of anomalies: an intimate letter to a stranger.”
Viết, quái nhất trong những quái: Lá thư riêng tư cho... một kẻ lạ,
người dưng, nước lã!
― Pico Iyer
“Perhaps the
greatest danger of our global community is that the person in LA thinks
he
knows Cambodia because he's seen The Killing Fields on-screen, and the
newcomer
from Cambodia thinks he knows LA because he's seen City of Angels on
video.”
Cái nguy hiểm
nhất của cộng động toàn cầu, là, ngồi ở LA phán, tớ biết Cam bốt, vì
mới xem
phim “Cánh đồng giết người”. Và 1 tên Cam bốt mới nhập Mẽo phán, tớ
biết LA, vì
mới coi video “Thành phố của những thiên thần”
― Pico Iyer (1)
“Ông số 2”, ngồi ở Quận Cam, chẳng đã ngậm ngùi phán, Sài Gòn có người
chết đói, ngay bên hông Chợ Bến
Thành!
(a)
The Man
Within My Head by Pico Iyer
We all
carry
people inside our heads—actors, leaders, writers, people out of history
or
fiction, met or unmet, who sometimes seem closer to us than people we
know.
In The Man
Within My Head, Pico Iyer sets out to unravel the mysterious
closeness he has
always felt with the English writer Graham Greene; he examines Greene’s
obsessions, his elusiveness, his penchant for mystery. Iyer follows
Greene’s
trail from his first novel, The Man
Within, to such later classics as The Quiet
American and begins to unpack all he has in common with Greene:
an English
public school education, a lifelong restlessness and refusal to make a
home
anywhere, a fascination with the complications of faith. The deeper
Iyer
plunges into their haunted kinship, the more he begins to wonder
whether the
man within his head is not Greene but his own father, or perhaps some
more
shadowy aspect of himself.
Drawing upon
experiences across the globe, from Cuba to Bhutan, and moving, as
Greene would,
from Sri Lanka in war to intimate moments of introspection; trying to
make
sense of his own past, commuting between the cloisters of a
fifteenth-century
boarding school and California in the 1960s, one of our most
resourceful
explorers of crossing cultures gives us his most personal and
revelatory book.
It is still
beautiful to feel the heart beat
but often
the shadow seems more real than the body.
The samurai looks insignificant
beside his
armor of black dragon scales.
Thì
vưỡn đẹp khi cảm thấy trái tim đập
Nhưng thường là cái bóng có
vẻ thực hơn cơ thể
Vì samurai xem ra chẳng có ý
nghĩa gì
Bên cạnh bộ giáp với những vẩy
rồng đen thui của ông ta.
Note: Bài thơ thần sầu.
Gửi theo ông anh quá tuyệt. Bảy năm rồi, xác thân nào còn, linh hồn thì
cũng có khi đã đầu thai kiếp khác, hoặc tiêu diêu nơi miền cực lạc.
Nhưng cái bóng thì lại càng ngày càng lớn, dội cả về Đất Cũ:
VC bi giờ
coi bộ trân
trọng cái bóng của ông cùng cái áo giáp, mấy cái vảy rồng đen thui, còn
hơn cả đám bạn quí hải ngoại của ông! (1)
+ Tôi vô
cùng vui sướng khi tóm được bản dịch dưới đây của Moby Dick.
Đây là bản
dịch trọn vẹn của tác phẩm cổ điển này, in năm 1964 tại Sài Gòn
Blog GM
Chắc là cái bản Gấu và bà cụ TTT cùng đọc, cc 1960, nhưng Gấu cứ nhớ là
của nhà
xb Ziên Hồng. Cuốn Săn Cá Coi,
theo như 1 bài viết Gấu mới đọc, tác giả thoạt
đầu tính viết về kỹ nghệ làm thịt cá voi ở Mẽo.
Đúng y bong
ý nghĩ của Gấu, lần đầu đọc, vì có nhiều chi tiết rất chi ly, về làm
thịt cá
coi.
Hà, hà!
Cũng thật là
tình cờ, Gấu vớ được ngay kế bên Gấu, 1 tờ Lire cũ, 2005, có bài về Moby Dick,
qua bài viết cho thấy, thì bản dịch tiếng Tây mất đúng 10 năm, và chỉ
câu đầu,
mất 1 tháng!
Và đây là 1 cuốn tiểu thuyết "siêu hình" khủng
nhất của Mẽo. Viên thuyền trưởng Achab, chính là Ulysse, bị cụt chân, 1
Ulysse
đếch thèm về… Xề Gòn [Ithaque], để đổi lấy
lời hứa hẹn, là trận đắm thuyền, khi vượt biển, ở bên ngoài cửa biển
Vũng Tàu! (2)
Hà, hà!
Ui chao, sao
mà nhớ những ngày tháng đó quá như thế! Hai bà cháu gần như thức suốt
đêm, chỉ để
lèm bèm về Lara của Pasternak, về Hawthorne, về Moby Dick….
Có
một thứ văn chương bi thảm ở một phần của thế giới. Nếu Cá
Voi Trắng của Melville, ra lò với cái tên Garcia Marquez, thì
đây sẽ là một ẩn dụ về sự độc tài. (1)
Amos
Oz
Em
Trân Minh Huy bao thầu số này, về Melville. Gấu
khoái nhất bài của Enrique Vila-Matas
Tưởng
niệm 7 năm TTT mất
TOMAS TRANSTROMER (b.
1931)
After Someone's Death
Once there was a shock
that left behind a long pale glimmering comet's tail.
It contains us. It blurs TV images.
It deposits itself as cold drops on the aerials.
You can still shuffle
along on skis in the winter sun
among groves where last year's leaves still hang.
They are like pages torn from old telephone directories-
the names are eaten up by the cold.
It is still beautiful to
feel your heart throbbing.
But often the shadow feels more real than the body.
The samurai looks insignificant
beside his armor of black dragon scales.
Translated
from the Swedish by Robin Fulton
Sau Cái Chết của Ai Đó
Một lần, có 1 cú sốc
Nó để lại đằng sau nó 1 cái đuôi sao chổi dài, le lói.
Nó kiềm chế chúng ta. Nó làm những hình ảnh TV mờ đi.
Nó rớt chính nó đánh phịch 1 phát, như giọt nước lạnh trên bầu trời.
Bạn có thể trượt băng
trong mặt trời mùa đông
giữa những khu rừng nhỏ, nơi những chiếc lá năm ngoái vẫn còn treo lủng
lẳng.
Chúng giống như những trang giấy xé ra từ 1 cuốn niên giám điện thoại -
những cái tên thì bị cái lạnh giá đợp mẹ mất hết rồi.
Thì vưỡn đẹp như mơ, cảm
thấy trái tim bạn vưỡn đập thình thịch.
Nhưng thường là cái bóng thì lại cảm thấy thực hơn là
cái người, cái cơ thể có xương, có thịt.
Tên samurai thì là cái chó gì,
so với bộ giáp của anh ta, và
những cái vảy rồng đen thui, kế bên.
Note: Bài thơ thần sầu.
Gửi theo ông anh quá tuyệt. Bảy năm rồi, xác thân nào còn, linh hồn thì
cũng có khi đã đầu thai kiếp khác, hoặc tiêu diêu nơi miền cực lạc.
Nhưng cái bóng thì lại càng ngày càng lớn, dội cả về Đất Cũ:
VC bi giờ coi bộ trân
trọng cái bóng của ông cùng cái áo giáp, mấy cái vảy rồng đen thui, còn
hơn cả đám bạn quí hải ngoại của ông! (1)
(1) Một bản
dịch khác, của Robert Hass, trong Selected
Poems:
AFTER A
DEATH
Once there
was a shock
that left
behind a long, shimmering comet tail.
It keeps us
inside. It makes the TV pictures snowy.
It settles in cold drops on the telephone wires.
One can
still go slowly on skis in the winter sun
through brush where a few leaves hang on.
They
resemble pages torn from old telephone directories.
Names swallowed by the cold.
It is still
beautiful to feel the heart beat
but often
the shadow seems more real than the body.
The samurai looks insignificant
beside his
armor of black dragon scales.
Notes about
Brodsky
Nghĩ về ông
hoài hoài kể từ khi ông mất, tôi cố gọi ra bài học, to name the lesson,
mà ông
để lại cho chúng ta. Làm sao mà một người không hoàn tất học vấn trung
học, chẳng
hề bao giờ học đại học, trở thành 1 quyền uy được công nhận bởi những
danh nhân
của tri thức nhân loại: How did a man who did not complete his high
school
education, who never studied at a university, become an authority
recognized by
the luminaries of humanistic knowledge? Ông thông minh, và không phải
ai cũng
được ban cho món quà này. Nhưng còn có 1 điều gì đó và điều này mới là
điều quyết
định. Môi trường, the milieu, Leningrad, của thế hệ của ông, những nhà
thơ trẻ,
và những nhà dịch thuật không-Xô viết, nghiến ngấu sách vở. Cái thôi
thúc đến
ám ảnh đọc mọi thứ mà họ có thể kiếm thấy ở thư viện, hay tiệm bán sách
cũ, thì
thật là đáng sợ, gây choáng, stunning; họ cũng học tiếng Ba Lan, như
Brodsky đã
từng, để đọc văn chương Tây Phương, vốn chỉ có, available, trong ngôn
ngữ đó.
Bài học mà lịch sử cuộc đời của ông cung cấp, thì là 1 bài học lạc
quan, bởi là
vì nó chỉ ra sự chiến thắng của ý thức trên hiện hữu, it points to the
triumph
of consciousness over being.
“Tôi cho
phép tôi mọi chuyện, trừ phàn nàn”. Câu nói của Brodsky phải được nhập
tâm bởi
mọi người trẻ tuổi mà thất vọng, mà chán chường, mà chỉ muốn tự tử. Ông
chấp nhận
tù đầy một cách triết lý, không nóng giận, anger; ông coi cái chuyện
đào đất,
đào kinh, tại 1 nông trường cải tạo Xô Viết như là 1 kinh nghiệm hướng
thượng,
positive; bị tống xuất khỏi nước Nga, ông quyết định hành xử như chẳng
có gì xẩy
ra, chẳng có gì thay đổi. Ông coi, equate, giải Nobel văn chương như là
1 trò
đùa trớ trêu của số mệnh, the capricious turns of fate, như ông đã từng
trải
qua trước đó. Những vị hiền giả cổ xưa đòi hỏi một cách ứng xử như thế,
nhưng
đâu có nhiều người làm được điều này, not many people who can behave
like that
in practice.
Milosz
TTT cũng đâu
có bằng cấp đại học, hà hà? Ông đi thi Tú tài chưa đủ tuổi, phải làm
đơn xin được
chiếu cố. Đậu xong hai cái Tú Tài, ông bỏ học, đi dạy học để nuôi mẹ,
nuôi em,
buồn buồn ghi tên học Luật, lấy đâu được 1 chứng chỉ.
Khi Gấu đậu
xong cái bằng Tú Tài, bà cụ thì đi giữ trẻ
cho 1 nhà người quen, thằng em thì hầu hạ 1 ông
cử nhhân hán học, cụ
Ngô Thúc Địch, chỗ bà con của ông anh rể Nguyễn Hoạt. Gấu bèn hỏi ông
anh, làm
sao bi giờ, làm sao học Đại Học, ông nói, thì đi làm, vừa làm vừa học.
May làm
sao Bưu Điện mở lớp, Gấu bèn thi vô, và quả là Trời cứu, bởi vì nếu
không học
Bưu Điện, ra trường làm anh thợ sửa máy, thì vô phương làm thêm cho
UPI.
Nhờ tiền
Mẽo,
thế là tha hồ mua sách Tây, đọc lia lịa, đọc chạy đua với chiến tranh
với Thần
Chết...
|