*





Tưởng niệm 7 năm TTT mất

Gấu gặp lại cô bạn ngày nào [cô bạn của Cõi Khác], tại xứ lạnh, nhờ vậy mà làm được mấy bài thơ. Trước Gấu cứ nghĩ, mình chẳng bao giờ làm được thơ, và khi làm được mấy bài thơ, thú quá, và cứ tưởng tượng ra bộ mặt ngạc nhiên của ông anh, khi ông nghe Gấu huênh hoang tuyên bố, sẽ viết về thơ của ông, cho số Văn đặc biệt dành cho ông.
Mấy bài thơ, sau được in trong tập Lần Cuối Sài Gòn. Khi đó, không có địa chỉ của ông anh, phải nhờ một người quen vẫn thường liên lạc với ông chuyển giùm.
Qua cô bạn, và có thể, vì cô bạn, nhưng đúng ra, vì quá chán văn chương, Gấu bèn học, thi, lấy cái bằng bán bảo hiểm nhân thọ, và phải mặc còm lê, thắt cà vạt, chụp cái hình, đi vài đường quảng cáo trên báo địa phương, kèm địa chỉ, số điện thoại, và, để kiếm khách, đăng kèm bài viết [tưởng đã thoát, không phải viết nữa]
Cô bé sinh viên Bắc Kít đọc Gấu, từ những tờ báo đó, và cũng có số điện thoại của Gấu, là do vậy. Thời gian đó, Gấu chưa viết cho báo Cali.
*

Thế rồi bữa đó, cô bé gọi cho Gấu.
Cô nói, cô đọc Gấu. Gấu cũng chẳng hỏi đọc ở đâu, nhưng liền đó, cô nói giọng thủ thỉ, đúng cái giọng cô con gái con ông chủ nhà xuất bản, trong Eva, người duyệt bản thảo của anh chàng đạo văn [Đọc một cái là rụng rời chân tay, “đây rồi, chàng đây rồi, đúng là chàng rồi."], nhưng khác một chút, trong giọng thủ thỉ của cô bé, là ước mơ trở thành nhà văn, chứ không phải trở thành người yêu của Gấu nhà văn, "ôi chao, làm sao, làm thế nào, ước gì cháu viết được như thế, chú viết đúng như là cháu tưởng tượng ra, cháu sẽ viết như thế…"
Gấu sướng mê tơi, nhưng chợt giật mình, hỏng rồi, hỏng rồi, có cái gì ngài ngại ở đây, phải coi chừng, coi chừng…
Vào thời gian đó, có cái trò, mấy bà mượn một cô nào đó, gọi điện thoại, tán tỉnh ông chồng của mình, và sau đó, chọc quê đấng lang quân cứ tuởng bở.
Và khi cô bé nói, nhà cô không có điện thoại, phải mượn điện thoại nhà cô bạn gọi cho Gấu, Gấu bèn nói, cô có số điện thoại của Gấu, có biết địa chỉ của Gấu, bữa nào rảnh, ghé thăm vợ chồng Gấu.
Nghe nhắc đến Gấu Cái, cô bé cúp điện thoại.
Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn của Gấu chỉ có vậy.

Rất nhiều đêm, Gấu vẫn được nghe giọng thủ thỉ của cô bé, tiếp tục câu chuyện dang dở ngày nào.
Giọng Bắc Kít. Đúng giọng Cô Hồng Con của Gấu. Đúng giọng Bông Hồng Đen của Gấu. Đúng giọng tất cả những cô gái Bắc Kít quê hương ngày nào của Gấu.
Sau này, Gấu đoán, có thể cô bé đọc Cõi Khác, hoặc Ký Ức Còn Mãi. Thời gian đó, Gấu cho đăng, chỉ có hai truyện đó, đều viết về cô bạn, nhân gặp lại nơi xứ lạnh, mà viết được, và còn đẻ ra được thêm một dúm thơ.
Tất cả là nhờ cô bạn.
Nhờ cô ra lệnh, đọc vậy đủ rồi, viết đi.
Chắc là cô muốn nói, viết về tôi đi, nhưng cũng ngượng!
*

Cái mẩu sáng tác đầu tiên, khi tới xứ lạnh, Ký Ức Còn Mãi, Gấu viết theo ‘order’, của một đệ tử của NTV, tay này lúc đó phụ trách một đặc san sinh viên học sinh Mít, Gấu nhớ đại khái.
Cô bạn là người đầu tiên đọc bản thảo, than, anh đâu phải là tôi, anh đâu phải là đàn bà, mà sao anh đọc ra hết lòng dạ của tôi, như thế?
Còn Gấu Cái, thì bực lắm, và, lẽ dĩ nhiên, chê, đúng là thứ văn cải lương, vãi lệ!
Mẩu văn sau mất tiêu luôn cùng tờ báo, và Gấu viết lại, nhưng, mất mát, phiêu lạc, quên lãng, tất cả, chỉ còn một câu độc nhất:

Tôi cứ tưởng tượng ra một người đàn bà, sau khi làm hết bổn phận với chồng với con, với cuộc đời nặng nề này, trong đêm khuya, đợi cho người thân yên giấc, lặng lẽ thả từng cánh hoa xuống lòng giếng sâu là hồn mình, rồi hồi hộp, âu lo, đợi chờ tiếng vọng của một thời nào đã xưa, đã cũ…(1)

Câu độc nhất còn nhớ lại được đó, là để nói về một… cô gái khác, khiến cô hiểu lầm, ‘chú viết như vậy không được kín đáo’, cô viết mail than phiền.

Ấy là vì, cô, dung nhan, phong thái y hệt cô bạn ở trong Cõi Khác, và trong Ký Ức Còn Mãi. Cái cô than thở, anh đâu phải là tôi, mà sao đọc ra lòng dạ của tôi, tại sao bao nhiêu năm rồi, mà những tình cảm của anh dành tôi ngày nào vẫn y như vậy?
Cái cô bạn, mà Gấu những ngày còn trẻ, khi, vừa nghe nói tên một cái, là đã đinh ninh, đây là một nửa linh hồn của mình, vậy mà vẫn muộn màng, không kịp với số mệnh, số mệnh theo nghĩa, đến thần thánh, Thượng Đế, ma quỉ… bất cứ cái gì gì cũng phải cúi đầu khuất phục!
Ngay cả Gấu Cái, lần đầu tiên nhìn thấy cô sau, cũng giật mình, sao mà giống ’cô phù dâu’ ngày nào thế!

(1) Câu văn, mãi sau này, Gấu tìm ra nguồn của nó, là của một nhà văn nước ngoài, nói về chuyện in thơ ở Mẽo, cứ như thả một cánh hoa xuống Grand Canyon, rồi đợi tiếng vọng của nó, đại khái như vậy.

Thú thực, không hiểu, Gấu viết câu của Gấu, rồi mới đọc câu của người, hay ngược lại.

Tuy nhiên, đọc kỹ, thấy mùi vị hiện sinh, của Camus, trong Người đàn bà ngoại tình.
Truyện ngắn này, hay đúng hơn, toàn cõi văn của Camus là đều chỉ để nói về Lưu đầy và Quê nhà:

Quê nhà là cõi đã mất kia.

Coetzee đọc The Pickkup của Gordimer, coi như được mặc khải từ Người đàn bà ngoại tình của Camus: Câu chuyện một người đàn bà Algeria gốc Pháp, steals away from her husband in the night in order to expose herself to the desert and experience the mystical ecstasy, physical as much as spiritual, that it induces. [Coetzee: Nadine Gordimer] (1)
NQT

… “steals away from her husband in the night in order to expose herself to the desert and experience the mystical ecstasy, physical as much as spiritual, that it induces.”

Tuyệt!
Đây là cách đọc đúng nhất Người đàn bà ngoại tình của Camus:
Phải có tí trần tục, “mồ hôi, mồ hám”, “em đã biết tay anh chưa”…  mới được!


*

Tao [VL] đã phải nhờ thằng Nguyễn Thuỵ Long
đi lùng khắp mấy tiệm bán sách báo cũ mới có được mấy số này đấy! (1)

*

Đầu năm 1949 tôi bỏ Sài Gòn về Hà Nội. Từ một thành phố yên ổn vui tươi trở lại, tôi rơi xuống một thành phố điêu tàn ngơ ngác. Những ngày đông lạnh lẽo ngắn thêm vì giờ giới nghiêm. Ngay giữa phố đông đúc như Hàng Bông, Hàng Đào vẫn còn nhiều nhà đổ nát tan hoang. Khoảng bẩy giờ tối hết xe điện, người ta nhường phố xá cho lính lê dương say rượu. Thỉnh thoảng về muộn tôi phải đi qua những phố vắng tanh, vội vã lẩn lút trên vỉa hè hay sau hàng cây như một tên ăn trộm. Có khi lính Tây đuổi tôi để được la hét cho đỡ buồn, tôi chạy quanh co hết phố này sang phố khác như chơi dượt bắt với chúng. Một hôm tôi bị rượt nà từ phố Đường Thành, chạy về Quan Thánh. Vừa băng qua vuờn hoa Hàng Đậu sang phiá Nhà Thương Khách thì từ một ngách tối một tên xồ ra chụp được tôi.
    Tôi vùng vẫy và đánh trúng mặt nó khiến cái mũ trắng rơi xuống đất, tôi có thể chạy thoát. Nhưng tôi đứng nguyên một chỗ nhìn tên lính cúi xuống nhặt mũ, nó cười sằng sặc. Nó trẻ bằng tôi, mắt xanh như mắt mèo. Nó quàng vai tôi, mời tôi vào quán uống rượu. Tới mười giờ đêm, nó dìu tôi về tận nhà. Trước khi chia tay, nó ôm hôn lên đầu cổ tôi như mưa rồi khóc. Tôi tức giận gạt mạnh nó rồi lảo đảo vào nhà. Chị tôi sợ hãi đóng chặt ngay cửa. Tên lính còn đứng lại đập cửa la hét nguyền rủa hàng giờ sau mới chịu bỏ đi.

*

TTT & ông em Dzư Văn Chất - ngồi sau - vườn Bờ Rô

Phải đến khi TTT mất, Gấu lên San Jose gặp bạn C, nghe anh nói, thì mới biết chuyện cả hai anh em đã từng ở Sài Gòn, từ khi còn nhỏ, và mới hiểu ra những dòng mở ra Cuối Đường.
Bà cụ C, sau khi ông cụ mất, lo buôn bán nuôi con, vô Nam, gặp cô em lấy chồng Nam Kỳ, và nhờ cô em trông nom hai ông con.
Chồng bà cô của bạn C, là Đại Tá Út, tỉnh trưởng Bạc Liêu [hay Cà Mâu, Gấu không nhớ rõ], là người mà mỗi lần về Sài Gòn, là bạn C. thông báo, "Viện Trợ Mỹ tới rồi", những ngày Gấu học cùng lớp với anh, lớp Đệ Nhất, ban Toán [B.8] trường Chu Văn An, Sài Gòn.

Khi thằng em Gấu ra trường Thủ Đức, được phái về 1 đơn vị địa phương quân coi phi trường Sóc Trăng, Gấu chạy lên gặp bà cụ C. Bà nói với Đại Tá Út. Ông viết cho mấy chữ vô cái danh thiếp, và Gấu đưa cho thằng em trai trong 1 lần về phép.
Khi nó mất, trong túi còn tấm danh thiếp.

Gấu gặp tay đơn bị trưởng, trung tá hình như vậy, lần đi lấy xác em mang về nghĩa trang quân đội Gò Vấp mai táng. Ông ta nói, nó có nói với tôi, và tôi đã tính rút nó về văn phòng, lo tờ báo, vì biết nó có 1 ông anh, nhà văn, làm báo…
Gấu gặp cả tay quân y sĩ. Ông nói, ông không giải phẫu lấy viên đạn ra, vì sợ nát khuôn mặt.
Khi sắp sửa rời Sài Gòn, gia đình Gấu bốc mộ thằng em, hoả táng, đem tro cốt vô chùa, và nhặt lên viên đạn nằm trong ót thằng em.

TTT rất mê Malraux. Ông cũng chẳng giấu diếm điều này, cũng như ông đã từng phạng cho Camus 1 cú thật ra trò, khi ông này vừa nằm xuống vì tai nạn xe hơi.
Khi đọc Siu Cô Nương của Mặc Đỗ, ông phạng, trí thức làm dáng, và sau đó, Mặc Đỗ dùng đúng từ này, để chỉ 1 số nhân vật của TTT, trong Ung Thư.

Quả thế thực. TTT quả có làm dáng, như Malraux.
Trong số những bài viết bên Malraux, có bài thật tuyệt của Vargas Llosa, Tin Văn đã từng giới thiệu, [thực sự mà nói, không vì Malraux, mà vì TTT, hà hà!]

Khác hẳn ông anh, Gấu mê Camus, không mê Malraux.
Kịch cợm quá. Trong bài viết, của Simon Leys mà Gấu tóm tắt để giới thiệu Malraux, Nghệ Thuật Làm Dáng, Gấu bỏ 1 giai thoại thật thú, vì khi đó ông anh còn sống [Gấu có gửi cho ông cuốn Lần Cuối Sài Gòn, trong có bài đó]

Để Gấu kể thêm vô.

Kết luận bài điểm sách, tác giả kể giai thoại, lấy ra từ cuốn tiểu sử Malraux của Cate; lần gặp gỡ giữa Malraux và Hemingway, khi Paris vừa được giải phóng. Nghe nói Hemingway đang cùng đám lính tuỳ tùng "giải phóng" khách sạn Ritz, Malraux thắng bộ quân phục đại tá, vai 5 vạch bạc, tới "hỏi tội" tác giả "Chuông Gọi Hồn Ai":
- "Bonjour, André," Hemingway nhẹ nhàng nói.
- "Bonjour, Ernest," Malraux trả lời.
- "Anh chỉ huy bao nhiêu đệ tử?", Malraux hỏi.
- "Cỡ mười, mười hai mạng. Nhiều nhất, hai trăm.".
Là phóng viên chiến trường, Hemingway thấy không cần phải khoác lác về binh sĩ dưới quyền.
- "Còn tôi, hai ngàn."
Cái này thì thực tình không chờ đợi. Lại càng khó nuốt trôi.
- "Tiếc thật, khi giải phóng thành phố Paris nhỏ bé, đám này đã không nhờ đến sự trợ giúp của đằng ấy."

Giai thoại tiếp theo, là, mấy tên lính dưới quyền Hemingway kéo ông thầy ra 1 chỗ, hỏi  - xin phép đúng hơn - mang thằng khốn [Malraux] ra đường đòm 1 phát!

Hitchens, trong Arguably, cũng có 1 bài về Malraux [André Malraux: One Man’s Fate] điểm cuốn tiểu sử của ông, Malraux: A Life, của Olivier Todd.

Cũng chê thấu trời, và gọi Malraux là Vua Bịp [“that very rare thing: a perfect charlatan”, chữ của Isaiah Berlin, ông mượn lại dùng cho Malraux], nhưng Hitchens thêm vô, Malraux cực may mắn, đóng trọn vai trò, không 1 lần bị bể mắn!
Hitchens kể, do thân cận với triều đại Kennedy, và sau cú bịp, gặp Mao, chỉ có vài phút, về phịa cả 1 bài viết hoành tráng, như là 1 cuộc gỡ giữa hai cái đầu của thế kỷ, [Leys có kể trong bài TV đã giới thiệu], Malraux được cả hai, Nixon và Kissinger mời, để chỉ giáo cho lần sắp đi Tàu, đoạn này Hitchens kể thú lắm, post nguyên con cho độc giả TV cùng thưởng lãm:

All his life, he was able to parlay one meeting or acquaintance into another, and to stay one jump ahead of his reputation. This, combined with his fascination for the superman, allowed him to bring off the following coup. As de Gaulle's minister, he was able to visit China in 1965 and to persuade the rather baffled Chinese authorities to grant him an audience with Mao. Todd's account of the interview is by turns hilarious-Malraux claimed to have led "peasant units" during the war against Germany – and revolting: Malraux's abject sycophancy tired even the ailing despot. The meeting was brief and platitudinous, but in later accounts, including his gloriously mendacious Anti-Mémoires, Malraux turned it into a major summit of great minds. In consequence, and also because he had been seen so of with the Kennedys, he was invited to brief Richard Nixon and Henry Kissinger before they set off on their visit to Beijing. Malraux must have know he was on very thin ice here, and could have been exposed as an impostor any moment, bur he carried off the bluff with considerable aplomb. It is even possible that by this stage he had come to believe his own story.

Nghệ thuật làm dáng
Phận Người

Được cái, cũng lịch sự, Hitchens kết thúc bài viết về Malraux, bằng 1 câu mà ông nghĩ có thể đề lên bia mộ Malraux, trích trong Phận Người, La Condition Humanine:

“Ce n'était ni vrai, ni faux, c'était vécu".
Đếch thực, đếch giả, nhưng mà là đã sống.

Hitchens cũng là 1 thứ xâm mình, chẳng sợ ai, [như….. GCC!]. Trong bài JFK: In Sickness and by Stealth, điểm cuốn tiểu sử Kennedy của Robert Dallek: An Unfinished Life: John F. Kennedy, 1917-1963 [đã đăng trên TLS August 22, 2003, sau in lại trong Arguably], ông kết tội Kennedy làm thịt tông tông Diệm, “hành vi của găng tơ”, và cú ngụy tạo đốt tòa lãnh sự Mẽo ở Dominican Republic, để lấy cớ đổ quân Mẽo xâm lăng.
 

*

Khi nhan sắc số 1 gặp cái đầu thông minh số 1

Có 1 điểm trùng hợp lịch sử:
Bà Nhu không hề nhắc tới cú đám tướng lãnh lấy tiền Xịa làm thịt hai ông Diệm & Nhu.
Cũng thế là Jackie, khi đám con của bà đốt sạch hồ sơ vụ Kennedy bị ám sát.


La Condition humaine
The Hero, the Buffoon and History

Cuộc đời của Malraux mới khốc liệt, đa dạng, mâu thuẫn, và có thể giải thích bằng nhiều đường hướng, mâu thuẫn, chỏi lẫn nhau. Nhưng, không nghi ngờ chi, cuộc đời của ông bày ra [offer] một sự kết hợp tuyệt vời của tư tưởng và hành động, ở mức “đỉnh của đỉnh”, bởi vì trong khi tham dự, gia nhập những biến động, những thảm họa long trời lở đất của thời của ông, thì, cùng lúc, ông còn là 1 con người được trời phú cho thông minh cực thông minh, sáng suốt cực sáng suốt, và, chưa kể ở trong ông còn cái mầm sáng tạo, nhờ thế, ông vẫn giữ cho mình được 1 khoảng cách với biến động, với kinh nghiệm sống thực, và chuyển nó thành suy tư, thành chiêm nghiệm phê bình, hay những giả tưởng thần sầu.
Có 1 dúm nhà văn, như ông, những người đồng thời với ông, hoàn toàn trực tiếp tham dự biến động, lịch sử: Orwell, Koestler, T.E. Lawrence. Cả ba ông này đều viết những tiểu luận thần sầu về cái thực tại bi đát mà họ sống ở trong nó, nhưng chẳng có ai tóm bắt được nó, và chuyển hóa nó thành giả tưởng một cái tài năng như Malraux.
Vargas Llosa 

Note:
Nhận xét của Vargas Llosa, về T.E. Lawrence, GCC không có ý kiến, vì chưa từng đọc ông này, nhưng về Koestler và Orwell, sai.

Malraux chưa từng có tác phẩm giả tưởng nào vươn tới đỉnh như Trại Loài Vật, và Đêm Giữa Ban Ngày, chúng là những giả tưởng đánh động lương tâm của con người, trước thảm họa. Cái sự thực – hay dùng chữ của Vargas Llosa, cái thực tại bi đát mà họ sống, và từ chiêm nghiệm, và từ đó, đẻ ra giả tưởng, cũng khác nhau.

TTT, rất mê Malraux, và đã để 1 nhân vật của ông thốt ra câu ‘dưng không trồi lên sự thực’, cái sự thực dưng không trồi lên này đúng là “cũng” của cả TTT và Malraux. 

Tác phẩm của TTT mà chẳng từ sự thực thời của ông ư?

Không có Hà Nội, 1954, và cuộc di cư khủng khiếp, làm sao có Bếp Lửa?

Nhưng Bếp Lửa là của TTT, trong đó, ngoài những sự kiện lịch sử trên, còn có 1 anh chàng Tâm ngất nga ngất như, khật khà khật khừ, của riêng TTT.
Applebaum nhận ra điều này, khi phán về Trại Loài VậtBóng Đêm: Thiếu, chỉ 1 trong hai cuốn, là cả Âu Châu bị nhuộm đỏ.
Tuyệt!

Malraux, TTT không có thứ tác phẩm đó.
Bản thân GCC, nếu những ngày mới lớn, không được chích 1 mũi thuốc ngừa VC – không đọc Bóng Đêm Giữa Ban Ngày – chắc chắn đi vô rừng, vô bưng, làm đệ tử Hoàng Phủ Ngọc Tường, và biết đâu, tay cũng đầy máu rồi.
Vị trí của Malraux, trong lịch sử thời của ông, chưa khủng bằng của Koestler, như Steiner phán trong bài viết tưởng niệm ông, La Morte d’Arthur:
Koestler, sinh năm 1905, ở Budapest, đứng đứng chỗ của những chấm dứt cân não của thế kỷ 20 -lịch sử, chính trị, ngôn ngữ, và khoa học - đụng vô.
K [….] stood on the exact terrain where the nerve ends of the 20th century history, politics, language, and science touch.

A SMALL HEART

To Jan Jozef Szczepanski

the bullet I fired
during the great war
went around the globe
and hit me in the back 

at the least suitable moment
when I was already sure
I had forgotten it all-
his transgressions and mine 

after all I like anyone else
wanted to erase the memory
of countenances of hatred 

history consoled me
-I was battling violence
but the Book told me
-I was battling Cain

so many patient years
so many years in vain
I washed soot blood
hurt in mercy's stream
so that noble beauty
the glory of existence
perhaps even the good
might have a home in me 

after all I like anyone else
had a longing to return
to the bay of childhood
the country of innocence

the bullet I fired
from a low-caliber gun
despite laws of gravity
went around the globe
and hit me in the back
if it wished to tell me
nobody gets anything –
for free 

so now I sit in solitude
on a sawed-off tree trunk
in the exact center point
of the forgotten battle
gray spider I spin
bitter meditations

on memory too large
and a heart too small

Zbigniew Herbert: The Collected Poems 1956-1998

Note: Bài thơ này, gửi theo TTT, thì thật là tuyệt.
Thi sĩ đã từng làm thơ “tự trào”, chưa từng bắn 1 phát súng, trong cuộc chiến vừa qua.
Gấu có bắn rồi. Thời gian “quân sự hóa” học đường, phải lên bãi tập, cầm khẩu súng lóng ngóng chĩa về phía huấn luyện viên, anh ta hoảng quá, nằm bò ra mặt đất, hét lớn, thằng ngu kia, chĩa súng lên trời, đừng bao giờ chĩa về phía nào hết!

Gấu tin là TTT cũng đã từng bắn súng nhiều lần rồi, thời gian huấn luyện, khi bị gọi động viên.
Ông phán chưa từng bắn, là theo kiểu chưa từng chĩa vô ai, để đòm 1 phát!

Một trái tim nhỏ bé

Viên đạn mà tớ bắn
Trong cuộc chiến lớn
Đi lòng dòng địa cầu
Đợp trúng lưng tớ.

Vào cái lúc cà chớn nhất
Khi mà tớ đinh ninh
Tớ quên mẹ nó rồi –
Cả tội lỗi của viên đạn, lẫn của tớ.

Nói cho cùng thì ai mà chẳng như vậy
Đều muốn tẩy sạch hồi nhớ
Khỏi tất cả hận thù

Lịch sử an ủi tớ,
-Mi uýnh lộn với bạo lực
Nhưng Cuốn Sách thì lại biểu
-Mi làm thịt thằng em của mi,
Thằng em Nam Bộ tên là Cain.

Bao nhiêu năm trời kiên nhẫn
Bao nhiêu năm trời hão huyền
Tớ rửa nhọ máu
Bị thương trong dòng nhân ái
Và như thế cái đẹp phong nhã đó
Vinh quang của hiện hữu
Và ngay cả cái tốt
Có được cái nhà ở trong tớ

Sau cùng, thì tớ đâu có khác bất cứ 1 tên Mít nào
Mơ trở về
Vịnh Tuổi Thơ
Xứ Ngây Thơ

Viên đạn mà tớ bắn
Từ khẩu súng nòng thấp
Mặc dù luật trọng lực
Đi lòng vòng trái đất
Đợp trúng lưng tớ
Như thể nó muốn nói
Nghèo mà ham
Làm đếch gì có cái gì free!

Và bây giờ tớ ngồi trong cô đơn
Trên 1 khúc gỗ
Đúng ở trung tâm
Của trận đánh đã bị lãng quên
Như con nhện xám
Tớ xoáy mãi vào những nỗi niềm cay đắng

Ui chao
Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới
Ui chao
Nhớ em thì nhiều
Mà trái tim ta sao nhỏ quá!

A SMALL HEART

To Jan Jozef Szczepanski
 

the bullet I fired
during the great war
went around the globe
and hit me in the back 

at the least suitable moment
when I was already sure
I had forgotten it all-
his transgressions and mine 

after all I like anyone else
wanted to erase the memory
of countenances of hatred 

history consoled me
-I was battling violence
but the Book told me
-I was battling Cain

so many patient years
so many years in vain
I washed soot blood
hurt in mercy's stream
so that noble beauty
the glory of existence
perhaps even the good
might have a home in me 

after all I like anyone else
had a longing to return
to the bay of childhood
the country of innocence
the bullet I fired
from a low-caliber gun           

despite laws of gravity
went around the globe
and hit me in the back
if it wished to tell me
nobody gets anything –
for free 

so now I sit in solitude
on a sawed-off tree trunk
in the exact center point
of the forgotten battle
gray spider I spin
bitter meditations

on memory too large
and a heart too small

Zbigniew Herbert: The Collected Poems 1956-1998

Note: Bài thơ này, gửi theo TTT, thì thật là tuyệt.
Thi sĩ đã từng làm thơ “tự trào”, chưa từng bắn 1 phát súng, trong cuộc chiến vừa qua.
Gấu có bắn rồi. Thời gian “quân sự hóa” học đường, phải lên bãi tập, cầm khẩu súng lóng ngóng chĩa về phía huấn luyện viên, anh ta hoảng quá, nằm bò ra mặt đất, hét lớn, thằng ngu kia, chĩa súng lên trời, đừng bao giờ chĩa về phía nào hết!

Gấu tin là TTT cũng đã từng bắn súng nhiều lần rồi, thời gian huấn luyện, khi bị gọi động viên.
Ông phán chưa từng bắn, là theo kiểu chưa từng chĩa vô ai, để đòm 1 phát!

Một trái tim nhỏ bé

Viên đạn mà tớ bắn
Trong cuộc chiến lớn
Đi lòng dòng địa cầu
Đợp trúng lưng tớ.

Vào cái lúc cà chớn nhất
Khi mà tớ đinh ninh
Tớ quên mẹ nó rồi –
Cả tội lỗi của viên đạn, lẫn của tớ.

Nói cho cùng thì ai mà chẳng như vậy
Đều muốn tẩy sạch hồi nhớ
Khỏi tất cả hận thù

Lịch sử an ủi tớ,
-Mi uýnh lộn với bạo lực
Nhưng Cuốn Sách thì lại biểu
-Mi làm thịt thằng em của mi,
Thằng em Nam Bộ tên là Cain.


Di Chúc Kafka

Những chú giải đầu tiên bám chặt vào tác phẩm, nó vùng vẫy cỡ nào cũng chẳng thoát ra khỏi. Những phán đoán của Brod về văn chương Kafka là vĩnh viễn, ai muốn hiểu Kafka phải kinh qua trường phái Kafkologie của Brod.

Không ai nghi ngờ, nếu không có Brod, người đời có thể chẳng biết gì về Kafka. Và về Leos Janacek (1854-1928, nhà soạn nhạc người Tiệp). Brod đã hết lòng vì hai người bạn, đây là niềm hãnh diện, vinh quang của đời ông. Cả hai thiên tài, với một thẩm mỹ học thật khó nắm bắt, bị coi rẻ (underated), và đều là nạn nhân của tinh thần địa phương. Người Đức coi Prague là một tỉnh lẻ, như Brno dưới mắt người Tiệp. Như thế, Kafka và Janacek là hai kẻ miệt vườn. Vinh quang của Brod, là làm cho nhân loại biết đến hai thiên tài miệt vườn đó. Theo Kundera, do yêu bạn, yêu công lý, Brod chiến đấu, hết lòng vì bạn, nhưng, than ôi, tuy thân cận nhất, có điều kiện nhất, để hiểu, ông hoàn toàn xa lạ với nghệ thuật của họ.
*

Gấu vẫn thường tự hỏi, giả như TTT không khen tác phẩm đầu tay của Gấu, Những Con Dã Tràng, và giả như sau đó, sau khi Sáng Tạo chết, nó được TTT đưa qua cho tờ Văn Nghệ, và thay vì vứt vô thùng rác, nó được băng đảng Văn Nghệ trịnh trọng đăng, thì số phận Gấu Nhà Văn ra sao?

Rất nhiều bạn văn tâm đắc với nhận xét của Gấu về NDT và DNM: Hai cái bóng của TTT.
Giả như Những Con Dã Tràng được đăng lên, được thiên hạ vồ vập, thì Gấu sẽ thành cái bóng thứ ba của TTT.
Rõ ràng là như vậy.

Nói một cách khác, không có vụ di cư, không có tờ Sáng Tạo, không có Dương Nghiễm Mậu. Rượu Chưa Đủ "chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự khẳng định, để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh của một miền đất.
Nói rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh Tâm Tuyền quá trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux...
Một Thanh Tâm Tuyền "khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động...
Nguyễn Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt trời, một bên là bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau.
Dẫn chứng quá nhiều: Chị Em Hải (Nguyễn Đình Toàn) là một dị bản của kịch Ba Chị Em (Thanh Tâm Tuyền). Đêm Lãng Quên, truyện ngắn được Võ Phiến tuyển chọn ở hải ngoại, khi viết về những tác giả Miền Nam, thoát thai từ một truyện ngắn của Thanh Tâm Tuyền, tôi không còn nhớ tên, viết về ông già gác dan, (gác ga-ra?) (1) cho cặp nhân tình tạm trú, cuối cùng bị gã con trai nện cho sặc máu mũi, gục xuống một đống... Trước khi bỏ đi, gã thét cô bồ: lột cái xú-chiêng ra, ném lên mặt khứa lão! Mùi vị đàn bà, cuộc tình hối hả... làm ông lão tỉnh dậy, thấy mình đang ở Thiên Đàng, hay phía bên kia Địa Ngục (Chiến Tranh)...
Hãy so sánh với Đêm Lãng Quên, về một già muốn làm con ong hút nhị từ cô gái.... Chất hung bạo trong thơ Thanh Tâm Tuyền tràn lan ra văn. Ở Nguyễn Đình Toàn, lại là sự tắt nghẹn, hết hơi, của những bóng dáng đàn bà, không còn đủ hơi sức, để kéo lê, thân xác của chính họ: Cái Chết, Cái Sống đều thoi thóp như nhau. Bóng dáng của Thần Chết, của Chiến Tranh lảng vảng ở trước, hoặc sau đời sống: nó vắng mặt, như một từ chối quyết liệt, bởi những con người đứng bên lề...

(1)

Người Gác Cổng

Lúc ấy từ ngoài cổng lại nghe tiếng giầy của thằng bồ đi vào, lão Chà bị mùi dầu thơm làm choáng váng vẫn gục đầu trên ngực của con nhỏ, lão nói:
- Em cứ nằm vậy và cho qua được nằm gần em vậy.
Thằng bồ nhặt một thanh sắt cầm tay đứng giữa sân rình rập. Con nhỏ lắng tai thấy tiếng giầy im lặng, bất thình lình nó xô lão Chà vùng dậy, nhảy xuống đất, ngã chúi va đầu vào tường và la lên:
- Anh ơi.
Nó hốt hoảng chạy vội ra giữa sân ôm lấy thằng bồ. Thằng này hỏi:
- Nó đâu?
Con nhỏ chỉ tay về phía xe hơi nhưng níu tay thằng này lại, lắp bắp trong hơi thở:
- Không có gì hết, chưa có chuyện gì hết.
Thằng này dằng tay ra xăm xăm bước tới, con nhỏ chạy theo níu kéo không được. Lão Chà vịn vào thành xe nhẩy xuống, té và đống dầu nhớt, thằng nhỏ cầm thanh sắt đập liên hồi, con nhỏ bưng mặt khóc. Thấy lão Chà chỉ còn thoi thóp, nó bảo con nhỏ cùng nó khiêng xác lão Chà để lên thùng xe.
Con nhỏ thút thít nói
- Thôi chạy đi anh ơi
Nó quắc mắt dữ tợn bảo:
- Đừng lôi thôi.
Đặt lão Chà vào đúng chỗ nằm lúc trước của con nhỏ, nó đập bể ve dầu thơm ở bên cạnh, lột hết quần áo của lão liệng vào góc.
- Anh làm gì vậy?
Nó không đáp và truyền lệnh:
- Cởi cái sú chiêng liệng vào đống quần áo đó.
Con nhỏ còn ngần ngừ, nó bật tung nút áo và nắm tay dật đứt cái bao vú liệng vô đống đồ của lão Chà. Vừa lúc ấy lão Chà hồi tỉnh một vài giây, ngửi thấy mình nằm trên dầu thơm, thân thể trần truồng và con nhỏ đang nhìn xuống, ngực nó không cài trắng muốt. Rồi tiếng thanh sắt liệng xuống thành xi măng...
TTT

Gấu đọc lần đầu, khi mới lớn, cứ nhớ hoài cái cảnh cô con gái cởi cái xú chiêng ra, và ném lên mặt anh già!
Hoá ra không phải.

Thay vì vậy là cái cảnh anh già tỉnh dậy, nhìn lên, và thấy cặp vú của cô gái nhìn xuống, "ngực nó không cài, trắng nuốt"!

Hà, hà!

Trong Văn Học Tổng Quan, Võ Phiến coi Dương Nghiễm Mậu có lẽ là người thành công nhất và sớm sủa nhất, sử dụng các kỹ thuật mới vào văn chương Việt Nam. "Trong cuốn truyện dài Con Sâu chẳng hạn, 'tôí không phải là một nhân vật nào, khi là nhân vật này, khi lại là nhân vật nọ; sự chuyển vị xẩy ra thoăn thoắt làm nổi bật sự thay đổi đột ngột những quan điểm nhìn sự vật khác nhau". Trong một bài viết của Mai Thảo, trong "Chân dung nhà văn", ông lại coi người tài hoa nhất của nhóm tiểu thuyết mới tại Việt Nam là Nguyễn Đình Toàn.

Cả hai nhận định trên đều đúng, nếu chỉ nói về khía cạnh tài năng, nỗ lực cá nhân khi cố gắng làm mới văn chương Việt Nam. Nhưng bảo hai nhà văn nổi tiếng nói trên là thuộc nhóm tiểu thuyết mới, tôi muốn nói, như những người sáng tác theo quan điểm tiểu thuyết mới tại Pháp, điều này sợ chưa đủ sức thuyết phục. 

 Lucien Goldmann, trong bài viết "Tiểu thuyết mới và Thực tại", in trong cuốn "Xã hội học về tiểu thuyết", cho thấy, trong khi nhiều nhà phê bình, và đa số công chúng thưởng ngoạn, nhìn tiểu thuyết mới, như là những kinh nghiệm hoàn toàn có tính hình thức, hay một toan tính chạy trốn thực tại xã hội, hai tác giả đại diện chính của trào lưu này là Nathalie Sarraute và Alain Robbe- Grillet, ngược lại, đã muốn nói với chúng ta rằng, tác phẩm của họ được sản sinh từ một cố gắng - càng chân xác, càng cơ bản chừng nào hay chừng đó - nắm bắt thực tại thời đại của chúng ta. Họ là mhững tác giả hiện thực cơ bản nhất, triệt để nhất trong số những nhà văn hiện thực Pháp, nếu chúng ta quan niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn chương là sáng tạo bằng tưởng tượng ra một thế giới mà cơ cấu của nó tương ứng với cơ cấu thiết yếu của thực tại xã hội - một xã hội mà tiểu thuyết đã được viết ra từ trong lòng của nó. Một xã hội đã cưu mang, thai nghén ra tiểu thuyết. Và đây là giả thuyết của Goldmann: Trong các dạng văn học, tiểu thuyết là dạng liên can, tức thời nhất, và trực tiếp nhất, tới cơ cấu kinh tế, theo một nghĩa hẹp nhất của từ này. Tới những cơ cấu trao đổi và sản phẩm thị trường. Thực tại thời đại chúng ta cho thấy, nếu trước đây, con người là trung tâm vũ trụ, bây giờ đồ vật trở thành "thần vật". Liên hệ người-vật ngày càng nghiêng về phía đồ vật. Thế nhất quán mang tính cơ cấu "nhân vật-đồ vật" ngày càng biến đổi cùng với sự biến mất của nhân vật nhường chỗ cho đồ vật làm chủ. Từ đó, tiểu thuyết mới mang đủ thứ tên, phản-tiểu thuyết, phản-con người, phản-văn chương... 

Nhìn từ quan điểm đó, chúng ta không thể nào coi Nguyễn Đình Toàn và Dương Nghiễm Mậu là những nhà văn tiểu thuyết mới. Nhân vật của Dương Nghiễm Mậu là những con người có một ý thức sáng suốt đến chua xót về sự cô đơn, bất lực của mình trong một xã hội đang manh nha tan rã, cuối cùng lao vào những hành động "phá phách, nổi loạn", cố tìm một thái độ đạo đức bằng những hành xử vượt ra ngoài quan niệm đạo đức thông thường. Thế giới, khung cảnh truyện của ông "khô, đầy bụi", đầy "tóc rối", trong khi ở Nguyễn Đình Toàn, là một khí hậu ẩm, ướt, với những nhân vật hầu hết là nữ. Truyện của hai tác giả giống như hai mùa mưa nắng ở Miền Nam, trong khi chờ đợi cơn bão tố chiến tranh xóa sạch tất cả.

Sinh Nhật
13.3.1973

Hôm nay sinh nhật anh đây. Nhận được một lúc 3 thư. Mở đọc chẳng biết cái nào trước cái nào sau. Đọc ào ào. Rồi chiều đọc lại. Coi như món quà mừng. Yên tâm vì thư không thất lạc. Mình đã là thứ thất lạc rồi, mà thư của mình thất lạc nữa thì là thất lạc của thất lạc...
Chỉ biết hôm nay sinh nhật, anh đến ngồi hai buổi ở sở. Không làm gì. Nghe những chuyện lẩm cẩm chật ních cả hai tai. Buổi sáng gặp một anh chàng làm thơ trẻ ngoài Pagode, hắn cho biết mới ngã ngửa ra là hai câu thơ "trời còn đêm nay còn mãi mãi" mà anh tưởng không có đoạn tiếp hóa ra anh đã làm một bài từ hồi nào, có đăng rồi mà quên .... [Thư gửi Đảo Xa]

TTT mất 22 Tháng Ba.

Và như thế, mỗi lần dân Mít tưởng niệm Tháng Tư, là bèn nhớ tới ông.
Và GCC bèn nghĩ đến Beckett, và những dòng thơ TTT trích, trong Thơ Ở Đâu Xa:

Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle qui crut m'aimer
Samuel Beckett

Và, bèn nhớ đến bài thơ Anne Atik tưởng niệm Beckett: 

"THE USES OF POETRY"

by Anne Atik

FOR S.B. (13 APRIL 1906-22 DECEMBER 1989) 

I

A Bible-reading man, he came and left
between two holy days he didn't much observe:
the Good Friday of his birth, near the Christmas of his death.

 

Sử dụng thơ:

Một người đọc Thánh Kinh, ông ta tới và đi, giữa hai ngày thánh, mà ông chắc cũng đếch thèm để ý nhiều đến:
Thứ Sáu Tốt, của ngày sinh, và gần Giáng Sinh, của ngày chết.

Vấn đề “tương tự” trong ẩn dụ
THT

Liệu có gì là “tương tự”, không, khi, Dũng nhìn sang nhà kế bên, thấy 1 cái áo cánh trắng, phất phơ bay trong gió, trong nắng, và ngạc nhiên tự hỏi, áo của ai nhỉ, và bèn nhớ ra, hè rồi, Loan đi học trên tỉnh, về rồi.
Với 1 độc giả lười biếng, họ chỉ đọc đến có vậy.
Với 1 độc giả biết 1 tí về “tương tự”, biết tưởng tượng, cái này giống cái kia đúng hơn, thì đoạn trên có nghĩa tương tự: “anh yêu em”.
Dũng, đúng lúc đó, khám phá ra, tình yêu của mình.

Người ta thưng nói, viết là sáng tạo.
GCC sợ rằng, đọc còn cần “sáng tạo” hơn nhiều!

Bài viết sau đây, trên Blog của 1 người quen của GCC, nếu bạn không có “sáng tạo” trong khi đọc, thì thấy cũng thường thôi, nhưng với Gấu Cà Chớn, ẩn giấu trong đó, vài "vấn nạn lớn" của... viết!

Ít nhất thì cũng chứa đựng, trong nó, đề tài "sống cuộc đời này, mơ cuộc đời khác", mà Kafka đã từng chỉ ra, trong truyện ngắn “Trước Pháp Luật”, “Devant La Loi”, và 1 đề tài nữa, cũng từ Kafka, “Làng Kế Bên.”

Một cách nào đó, bà vợ trong “Vài hàng gọi là có viết” đã đến được “Làng Kế Bên”, “Cuộc Đời Khác”, trong mấy ngày ông chồng xa nhà!

Khen Bà này, cũng kẹt lắm, vì Bà thực sự không muốn được khen, sợ hư mất cõi văn chưa thành của Bả!

Làng kế bên.

Nội tôi thường nói: "Đời vắn chi đâu. Như nội đây, nhìn lại nó, thấy đời như co rút lại, thành thử nội không hiểu nổi, thí dụ như chuyện này: bỏ qua chuyện tai nạn, làm sao một người trẻ tuổi có thể quyết tâm rong ruổi sang làng kế bên, mà không e ngại, một đời thọ như thế, hạnh phúc như thế, cũng không đủ thời gian cần thiết cho một chuyến đi như vậy."

Bản tiếng Anh: The next village.

My grandfather used to say: "Life is astoundingly short. To me, looking back over it, life seems so foreshorthened that I scarcely understand, for instance, how a young man can decide to ride over to the next village without being afraid that – not to mention accidents – even the span of a normal happy life may fall far short of time needed for such a journey".

Ba Trăm Năm Sau Có Ai Khóc Gấu Cà Chớn?

Camus có truyện ngắn "Người đàn bà ngoại tình", câu chuyện về một người đàn bà, đêm đêm, sau khi làm xong hết bổn phận của người vợ, trong cuộc lữ của cả hai vợ chồng, đã len lén thoát ra ngoài, để ngắm trời ngắm sao...

Đây là một đề tài lớn của dòng văn chương hiện sinh, theo tôi, thoát thai từ truyện ngắn "Before the Law", của Kafka.
Đây là câu chuyện một người nhà quê ra tỉnh, tới trước "Pháp Luật", tính vô coi cho biết, nhưng bị người lính gác cản lại. "Anh vô được mà, nhưng đợi chút xíu nữa đi". Chờ hoài chở hủy, chút xíu nữa đi hoá ra là cả một cuộc đời. Trước khi chết, anh nhà quê phều phào hỏi, tại sao chỉ có một mình anh tính vô chơi, coi cho biết; người lính gác nói: cửa này chỉ mở ra cho anh, tôi đứng đây, cũng chỉ vì anh; nhưng bây giờ anh đâu cần tới nữa, và tôi cũng xong bổn phận ở đây. Nói xong anh bỏ đi. 
Trong truyện ngắn
Eveline của James Joyce, trong tập "Những người dân thành phố Dublin", người lính của Kafka xuất hiện qua anh chàng thuỷ thủ tầu viễn dương. Một người yêu thương, và có đủ điều kiện để đưa cô gái Evelyne tới một cuộc sống khác tốt đẹp hơn; nhưng tới giờ phút chót, cô gái quyết định "ở lại".

NQT đọc Biển của Miêng

Có thể nói, mẩu viết còn vượt lên khỏi cái cõi “thần tiên” của cả hai truyện ngắn của Kafka, vì cái cõi khác kia, cuộc đời khác kia, lại chính là cuộc đời này: Nhờ ông chồng đi vắng, bà vợ tự cho phép mình được cho độc giả biết thêm 1 tí về bà: thèm ngủ thêm 1 tí, lười thêm 1 tị, ăn thêm 1 miếng, thay vì diet như con mèo của mình…..

Tuyệt, quá tuyệt.
Câu cuối mới thần sầu:

Đến thứ Hai chàng mới về, tôi dè xẻn thời giờ còn lại mà tôi có thể lười biếng.

Từ"dè xẻn" mới đắt làm sao!

Gấu đã định giấu những dòng trên, dành riêng cho mình, vì sợ bị chửi, đừng khen tui nhiều quá!

Congrat!

Hà, hà!

Bà Tám says:

Tám thấy độc giả từ tanvien.net vào blog biết là Bác đã giới thiệu cái gì đó. Tại vì mỗi lần bác chê hay khen đều có rất nhiều người muốn biết cái mà Bác để ý. Đúng là cái sức mạnh của ngòi bút có tiếng. Bác nổi tiếng là dám nói thẳng và nói thật, nên Tám xin cảm tạ lời khen của Bác. Tám nghĩ chắc Bác đã từng biết qua, hay thèm muốn có được, một sự tuyệt đối solitude để suy nghĩ, để viết. Cái cảm giác thanh thản, không bị ngó chừng, không bị bắt buộc phải theo khuôn khổ, cái tự do tuyệt đối người viết nào cũng thèm muốn. Được bác khen là một hân hạnh rất lớn. Xin cám ơn Bác.

You're Welcome
NQT