Di
Chúc của Kafka
Chẳng có gì để mà hoài nghi:
Stravinski luôn mang theo cùng
với ông, vết thương ăn nhờ ở đậu, như mọi người khác. Con đường nghệ
thuật sẽ
khác hẳn, nếu ông ở quê hương. Điều tuyệt vời ở đây là, cuộc lữ của
ông, qua
lịch sử âm nhạc, đã bắt đầu đúng lúc, khi ông nhận ra rằng, nơi chốn ra
đời
không còn hiện hữu, và để thay thế nó, ông đành chọn âm nhạc, bởi vì
đâu có một
xứ sở nào để mà thay thế nó?
Không phải chuyện văn vẻ ở đây, mà là cụ thể
(Kundera). Quê hương độc nhất, nhà của ông: âm nhạc, tất cả âm nhạc,
của tất cả
các nhạc sĩ. Chính tại đây, ông quyết định, đóng trụ, tái định cư, mọc
rễ, làm
nhà...
[Gấu tui chép lại câu trên, để "riêng tặng" nhạc sĩ Phạm Duy].
NQT
Ngày xưa có một ông thánh Garta..
Truyền thuyết về Kafka hình như đã bắt
đầu như vậy. Trên cái
nền, từ đó hình ảnh Kafka được dựng nên, là một cuốn tiểu thuyết, Max
Brod viết
khi bạn mình nằm xuống, xuất bản vào năm
1926:Vương quốc thần tiên của tình yêu (Zauberreich der Liebe). Nhân
vật chính,
Nowy, một nhà văn Đức ở Prague
-
chân dung tự họa của Brod, ‘với tất cả sự khiêm tốn’: làm đàn bà chết
mê, làm
văn giới ghen tức! Nowy/Brod cắm sừng một người bạn, và đẩy bạn vào tù
trong
bốn năm. Những tình tiết dởm, nhân vật gặp nhau ‘rất đỗi tình cờ’,
(trên một
con tầu giữa biển khơi, tại một đường phố ở Haifa, ở Vienne); cuộc
chiến đấu,
giữa người tốt (Nowy và nhân tình của anh), và người xấu (anh chồng cù
lần,
thật đáng bị cắm sừng, và một nhà phê bình văn học đã lần lượt vứt vào
thùng
rác tất cả những tác phẩm tuyệt vời của Nowy); những xen thật mủi lòng
(nhân
vật nữ tự tử vì không sao chịu nổi cuộc sống, giữa người chồng mọc
sừng, và kẻ
cắm sừng) - một cuốn tiểu thuyết như thế, chẳng có một cơ may nào để
vượt không
gian, thời gian, nếu không có một nhân vật: ông thánh Garta. Bởi vì,
Garta, bạn
tâm tình của Nowy, là chân dung của Kafka. Garta là ‘một ông thánh của
thời đại
chúng ta’. Độc giả cũng chỉ biết có vậy, về thánh tính của ông; thêm
vào đó,
họa chăng là đôi lần, Nowy-Brod, khi gặp khó khăn, trở ngại tình duyên,
lại vấn
kế ông thánh; ông bất lực, bởi vì là thánh nên chẳng có một chút kinh
nghiệm gì
về chuyện này.
Nghịch lý
mới đáng yêu làm sao: tất cả hình ảnh của Kafka, và định mệnh muộn
màng,
posthume, của tác phẩm, đã được khắc họa từ đó, trong cuốn tiểu thuyết
ngây
ngốc, rẻ tiền. Đâu đó, ở bờ bên kia của những sướt mướt, ỉ ôi, là nghệ
thuật
của Kafka. Chúng ta có thể tóm gọn ở đây - sự trớ trêu mới đáng yêu làm
sao - bằng nhận định của Kafka khi đọc
Dickens,
trích từ nhật ký của ông: Sự khô héo của con tim được
ngụy trang bằng một văn phong ướt đẫm
tình cảm (Sécheresse du coeur dissimulée derrière un style débordant de
sentiments).
Phê bình cảm tính này không chỉ nhắm Dickens mà chủ nghĩa
lãng mạn nói chung, những kế thừa của nó, những người đồng thời với
Kafka, nhất
là những người theo chủ nghĩa biểu tượng, trò thờ phụng tâm thần và cơn
điên
rồ: Nó nhắm Nhà Thờ Thánh của con tim.
Không ai
nghi ngờ, nếu không có Brod, người đời có thể chẳng biết gì về Kafka.
Và về
Leos Janacek (1854-1928, nhà soạn nhạc người Tiệp). Brod đã hết lòng vì
hai
người bạn, đây là niềm hãnh diện, vinh quang của đời ông. Cả hai thiên
tài, với
một thẩm mỹ học thật khó nắm bắt, bị coi rẻ (underated), và đều là nạn
nhân của
tinh thần địa phương. Người Đức coi Prague
là một tỉnh lẻ, như Brno
dưới mắt
người Tiệp. Như thế, Kafka và Janacek là hai kẻ miệt vườn. Vinh quang
của Brod,
là làm cho nhân loại biết đến hai thiên tài miệt vườn đó. Theo Kundera,
do yêu
bạn, yêu công lý, Brod chiến đấu, hết lòng vì bạn, nhưng, than ôi, tuy thân cận nhất, có điều kiện nhất, để hiểu,
ông hoàn toàn xa lạ với nghệ thuật của họ.
Ý thức rõ sự thù nghịch của giới âm nhạc thủ đô (Vienne) với
nhà soạn nhạc miệt vườn, Brod cố gắng chứng minh Janacek thuộc truyền
thống
quốc gia, và ông rất xứng đáng ngang hàng với Smetana, một thần tượng
của ý
thức hệ quốc gia Tiệp. Lợi dụng vị thế không phải là người Tiệp, Brod
còn
chuyển Janacek vào cái nội dung lớn, grand contexte, nội dung
cosmopolite của
âm nhạc Âu châu, thứ âm nhạc độc nhất mà ông ta có thể hiểu và chiến
đấu nhân
danh nó. Làm như vậy, Brod lại cắt ông ra khỏi âm nhạc hiện đại, đóng
cứng ông
trong sự riêng lẻ, cô độc.
Những chú giải đầu tiên bám chặt vào
tác phẩm, nó vùng vẫy
cỡ nào cũng chẳng thoát ra khỏi. Những phán đoán của Brod về văn chương
Kafka
là vĩnh viễn, ai muốn hiểu Kafka phải kinh qua trường phái Kafkologie
của Brod.
Janacek đau nỗi đau tỉnh lẻ mà những đồng hương của ông tiêm tẩm vào
ông, rồi
được Brod xác nhận.
Kundera luôn luôn ngạc nhiên, về di
chúc, hãy hủy hết tác
phẩm, của Kafka. Như thể đây là một quyết
định tiên thiên (a priori) phi lý. Như thể một
tác giả không còn
đủ lý trí để mang theo tác phẩm, cùng với mình, trong chuyến viễn du
sau cùng.
Có thể, vào một lúc nào đó, nhìn ngắm cái mớ hỗn độn, một tác giả thấy
rằng,
mình ghét chúng, và không muốn để lại cho hậu thế sự thất bại của mình.
Tôi
biết bạn có thể phản đối, rằng đây chỉ là một phút yếu lòng, một quyết
định
không còn minh mẫn, nhưng những lý do như vậy chưa đủ để xâm phạm vào
đời tư
của một tác giả, chưa đủ để phản bội di chúc của người đó. Chỉ tác giả,
mới ở
nhà, trong tác phẩm của người đó, đâu phải chúng ta! Còn một lý do,
nghe cũng
thỏa đáng: có thể tác giả không ưa thế gian, cõi người, tuy vẫn luôn
luôn yêu
tác phẩm. Và người đó chẳng muốn để nó cho hậu thế, cho tương lai đáng
ghét!
Hoặc, tác giả luôn luôn yêu tác phẩm, nhưng đã quá ớn sự bất công, sự
bất thông
cảm, thái độ vô tri, ngu dốt của thế nhân (hãy bỏ qua sự dè bỉu vì ghen
tài),
qua những kinh nghiệm đã từng chịu đựng, ông ta sợ rằng ba trăm năm
sau, chẳng
mong chi có người hiểu ta. Thôi cho đi luôn cho được việc!
Những
trường hợp trên không phải của Kafka. Ông ý thức điều ông viết, ông
cũng chẳng ghê
tởm thế nhân. Còn quá trẻ, và gần như vô danh, ông chưa bị công chúng
dòm dỏ,
và cũng chưa hề đụng chạm đến họ. Vậy thì tại sao, di chúc?
Di chúc
không hẳn là di chúc, theo pháp lý, mà chỉ là hai thư riêng, không thực
sự thư,
vì người gửi chẳng chịu dán tem, mang bỏ vào thùng. Brod tìm thấy sau
khi bạn
mất, trong một ngăn kéo với đủ thứ giấy tờ. Một, viết mực, đã gấp lại,
có địa
chỉ của Brod; một, chi tiết hơn, viết chì. Trong Postface nhân lần in
đầu Vụ
Án, Brod giải thích, vào năm 1921, tôi nói vói bạn tôi (Kafka), tôi đã
làm di
chúc, trong đó nhờ bạn huỷ một số điều, coi lại một số, ect. Liền sau
đó, Kafka
đưa tôi coi một tờ giấy viết mực, mà sau này người ta thấy trong ô kéo,
và nói:
Di chúc của tôi thật giản dị: tôi nhờ anh đốt hết.
Người ta vẫn thường nói: nếu Kafka
thực tình muốn huỷ những gì ông viết ra, tại sao ông không tự làm? Như
thế là
thế nào? Những thư từ của ông, nằm ở trong tay bạn bè. Bản thân ông
chẳng cất
giữ, dù chỉ một lá thư nhận được. Về nhật ký, ông có thể đốt. Nhưng
phần lớn là
nhật ký liên quan tới việc viết lách, những cuốn sổ ghi (notebooks) thì
đúng
hơn. Khi còn viết, chúng còn có ích cho ông. Ông viết cho tới những
ngày cuối
cùng. Cũng vậy, với những dòng thơ xuôi. Chỉ có cái chết mới cắt ngang,
mới biến
chúng thành dang dở, một nỗi dở dang không sao sửa chữa, vô phương hàn
gắn. Còn
sống, ông luôn trở tới trở lui với chúng. Ngay cả một truyện ngắn được
kể như
hỏng, vẫn có ích đối với một nhà văn. Một nhà văn chẳng có lý do gì để
đốt
những gì ông viết ra, khi đang còn sống. Nhưng khi hấp hối, Kafka đang
ở trong
nhà bệnh, và ông chịu thua, đành phải nhờ bạn. Lại chẳng có nhiều, chỉ
có một,
và ông phải trông cậy vào người đó.
Người ta
cũng nói: huỷ tác phẩm của chính mình, một cử chỉ bịnh hoạn. Trong
trường hợp
này, chuyện không làm theo ý người chết, là trung thực với Kafka kia,
nhà sáng
tạo. Tất cả huyền thoại vây quanh di chúc Kafka là ở đây: Kafka đâu có
muốn huỷ
bỏ tác phẩm. Trong thư thứ nhì (viết chì), ông thật chi ly: Về tất cả
những gì
tôi viết, chỉ coi là có giá trị (worthwhile, gelten), những cuốn sách:
Bản Án
(Judgment), Ông Tài (Stoker), Hóa Thân, Trại Tù (Penal Colony), Y Sĩ
Nhà Quê,
và một truyện ngắn Nghệ Sĩ Đói. (Một bài ấn bản Meditations có thể giữ
lại...
nhưng không được in lại bất cứ điều gì từ cuốn sách đó). Rõ ràng là
Kafka không
hề chối bỏ tác phẩm, ông chỉ lọc ra những gì nên để lại, (người ta có
thể in
lại), những gì không đáp ứng đòi hỏi của chính ông; ở đây, có sự buồn
rầu, sự
trang nghiêm, nhưng không hề có sự điên rồ, không hề có sự tuyệt vọng,
trong
phán đoán của ông. Ước muốn huỷ diệt chỉ liên quan tới hai loại viết:
1. Cần huỷ diệt
nhất: những viết lách riêng tư, cá nhân: thư từ, nhật ký.
2. Sau tới: những
câu chuyện, những tiểu thuyết mà ông chưa hoàn tất.
Ba phần
đời xấp xỉ bằng nhau của Stravinski: Nga, hai mươi bẩy năm; Pháp và
Thụy sĩ nói
tiếng Pháp, hai mươi chín năm; Hoa kỳ ba mươi hai năm. Cuộc vĩnh biệt
Nga-xô của
ông đã trải qua nhiều giai đoạn: từ 1910, ông ở Pháp, chuyến viễn du
dài, học
hỏi, nghiên cứu. Đó là những năm tháng, chất Nga đậm đặc trong sáng tác
của
ông: Petrouchka, Zvezdoliki (phỏng thơ Balmont, một thi sĩ Nga), Le
Sacre du
Printemps, Pribaoutki, khúc mở đầu Noces. Rồi chiến tranh làm cho những
liên
lạc với Nga-xô trở nên khó khăn, tuy nhiên, ông vẫn là một nhà soạn
nhạc Nga
với Renard, và Histoire du Soldat, gợi hứng từ thơ ca bình dân. Chỉ sau
cách
mạng, ông hiểu ra, kể như mất hẳn, nơi chôn rau cắt rốn: cuộc đời di
dân, ăn
nhờ ở đậu thực sự bắt đầu.
Ăn nhờ ở đậu: cuộc sống cưỡng ép nơi xứ người, của một kẻ
luôn coi nơi chôn nhau cắt rốn là quê hương độc nhất. Nhưng ngày qua
tháng lại,
một tình cảm với đất tạm nẩy sinh, và tới một thời điểm nào, là chuyện
cắt bào
đoạn nghĩa, Tôn phu nhân qui Thục, thà mất lòng anh đặng bụng chồng. Stravinski dần dần từ bỏ đề tài Nga. Năm
1922, ông còn viết về nó, Mavra, một opéra hài, phỏng theo Pouchkine,
sau đó,
Le Baiser de la fée, một kỷ niệm về Tchaikovski, rồi thôi luôn, trừ một
vài
ngoại lệ. Khi ông mất (1971), Vera, bà vợ đã từ chối đề nghị của chính
quyền
Xô-viết, và thực hiện đúng ước nguyện của ông, được chôn tại một nghĩa
trang ở Venice.
Chẳng có gì để mà hoài nghi:
Stravinski luôn mang theo cùng
với ông, vết thương ăn nhờ ở đậu, như mọi người khác. Con đường nghệ
thuật sẽ
khác hẳn, nếu ông ở quê hương. Điều tuyệt vời ở đây là, cuộc lữ của
ông, qua
lịch sử âm nhạc, đã bắt đầu đúng lúc, khi ông nhận ra rằng, nơi chốn ra
đời
không còn hiện hữu, và để thay thế nó, ông đành chọn âm nhạc, bởi vì
đâu có một
xứ sở nào để mà thay thế nó? Không phải chuyện văn vẻ ở đây, mà là cụ
thể
(Kundera). Quê hương độc nhất, nhà của ông: âm nhạc, tất cả âm nhạc,
của tất cả
các nhạc sĩ. Chính tại đây, ông quyết định, đóng trụ, tái định cư, mọc
rễ, làm
nhà... Chỉ nơi đây, ông cuối cùng tìm ra những đồng hương, láng giềng,
thân
cận. Nào là Pérotin, nào là Webern. Với họ, ông chuyện trò. Chỉ ngưng
lại, khi
chết. Còn sống, ông luôn làm cho mình được thoải mái. Khi ngừng lại
ngắm nghía
một khoảnh vườn, một góc bếp, mân mê một cạnh tủ, cứ thế ông trải quãng
đời
còn, từ dân ca cổ điển tới Pergolèse, nhờ vậy, ông viết Pulcinella
(1919), rồi
lân la làm quen những nhạc sư baroque khác, nếu không, ông không thể
viết nổi
Apollon Musagète (1928). Những giai điệu (mélodies) trong Le Baiser de
la fée
là từ Tchaikovski. Bach: thầy đỡ đầu Concerto pour piano et instruments
à vent
(1924)... Những kẻ thù của ông, những người coi âm nhạc là biểu lộ tình
cảm, họ
đã kết án ông: một con tim nghèo đói; chính họ đã không có đủ trái tim,
để hiểu
vết thương lòng ông mang theo suốt cuộc lữ, qua lịch sử âm nhạc. Nhưng
chuyện
này đâu có gì ngạc nhiên: chẳng có ai vô tình tàn nhẫn bằng những kẻ đa
tình đa
cảm. Thánh nhân vốn tàn nhẫn, bất nhân. Hãy nhớ một điều: Sự khô héo
của con
tim...
Garta là một ông thánh của thời đại
chúng ta, một ông thánh
thực sự. Nhưng Kundera tự hỏi, những ông thánh có tới ổ nhện không nhỉ?
Brod đã
cho in nhật ký của Kafka, nhưng ông đã kiểm duyệt, bỏ đi chẳng những,
những gì
làm người đọc liên tưởng đến mấy chị em ta, mà tất cả những gì liên
quan đến
giới tính. Như thể ông thánh Garta không có chim! Huyền thoại học
Kafkologie đã
hoài nghi về một nam tính, hùng tính của tác giả Vụ Án, và tỏ ra hài
lòng, về
một ông thánh tuẫn nạn, do bất lực!
Tôi đứng trước ổ nhện như đứng trước ngôi nhà của người tình
thân thương, (Je passai devant le bordel comme devant la maison de la
bien-aimée, nhật ký 1910, đã bị Brod kiểm duyệt).
Về sự tủi hổ của Kafka. Kundera nghĩ đến đoạn cuối Vụ Án:
hai người đàn ông cúi xuống cắt cổ K. Từ hai
con mắt đang mờ dần, K. còn nhìn thấy, ngay sát
mặt anh, kề má anh,
là hai người đàn ông đang ngắm thành quả của họ. Như một con chó!, K.
nói, như
thể sự tủi hổ phải sống dai hơn anh, chỉ có nó sống sót. Tủi hổ, shame,
tiếng
cuối cùng của Vụ Án. Và đây là hình ảnh của sự tủi hổ; hai khuôn mặt lạ
hoắc
đang dí sát, như muốn tách bạch mọi chi tiết riêng tư thầm kín nhất, và
cơn hấp
hối của anh. Trong từ cuối, tủi hổ, trong hình ảnh cuối, cõi người của
K. được
cô đọng lại: một con người bị tróc nã, săn đuổi, bất cứ lúc nào, bất cứ
ở đâu,
đang giấc nồng trong đêm khuya, trong phòng ngủ, không kịp ăn sáng, lúc
nào
cũng sẵn sàng để được hỏi cung, ngày cũng như đêm; bị tịch thu, ngay cả
những
tấm màn che cửa sổ; không được gặp, quen biết những người K. muốn gặp;
không
còn thuộc về mình, mất hết tư cách như là một cá nhân, con người. Cuộc
hoá thân
từ con người thành đồ vật, K., chúng ta, cảm nhận rõ ràng, như một sự
tủi hổ.
Kundera cho biết, ông cảm thấy khó
khăn khi nói ra hai từ
thống khổ, (anguish, angoisse), và chuyện tầm phào (talk, bavardage),
mỗi lần
nói ra là ông nghĩ tới ý nghĩa mà Heidegger đem đến cho chúng. Những
triết gia
hiện sinh đã thổi ý nghĩa triết học vào những ngôn từ hàng ngày. Tiểu
thuyết
gia còn đi trước triết gia. Trong khi quan sát những tình huống của
nhân vật,
họ làm bật ra những từ của riêng họ, thường là những từ-chìa khóa, ý
nghĩa của
chúng vượt ra ngoài ý nghĩa có trong từ điển. Theo cách đó, ở
Dostoevsky là từ
tủi nhục (humiliation), ở Stendhal là thói đời (vanity). Với Kafka,
chúng ta có
hai từ tòa án (tribunal), và vụ án (trial). Những từ-chìa khoá của thế
kỷ chúng
ta, cùng với chúng, sự tủi hổ, sống dai hơn chúng ta. Tha hồ chúng ta
sử dụng
chúng, với tất cả những kinh nghiệm riêng tư của mình.
Tòa án: đâu chỉ đặt ra để trừng phạt những người không tuân
thủ phát luật. Toà án, theo ý nghĩa Kafka, là quyền lực, nó xét xử, bởi
vì nó
là quyền lực. Khi hai kẻ lạ đột nhập phòng của K., anh nhận ra ngay
quyền lực
đó, và anh chịu trận.
Vụ án do tòa phán, là tuyệt đối, nó liên quan đến đời riêng
cũng như đời chung (công cộng). Brod kết tội chết cho K., vì chỉ nhìn
đàn bà ở
cái sex tồi tệ nhất; Kundera nhớ lại những vụ án chính trị vào năm 1951
ở Prague.
Tiểu sử của những người bị buộc tội được in ra đầy rẫy, và đó là lần
đầu tiên,
ông được đọc dâm thư. Khi chế độ CS bắt đầu xụm, vụ án đầu tiên chống
lại Marx,
là nhắm vào đời tư của ông (ngủ với người làm); trong Chuyện Diễu, ba
anh sinh
viên kết án Ludvik, về một câu trong thư viết cho bạn gái. Anh bạn
chống đỡ,
nói viết vội không kịp suy nghĩ. Họ trả lời: anh chỉ viết ra những gì
có trong
anh; bởi vì tất cả những gì bị cáo nói, nói thầm, suy nghĩ, tất cả
những gì
giấu kín bên trong anh ta đều bị đưa ra tòa, để tòa tùy nghi sử dụng.
Án tòa là tuyệt đối, không riêng tới cuộc đời bị cáo bị huỷ
diệt, mà luôn cả bà con thân thuộc. Tội lỗi của một Do-thái chứa đựng
trong đó
tội lỗi của cả Do-thái, của mọi thời. Lý lịch trích ngang, về nguồn gốc
giai
cấp, ít nhất là phải ba đời, đối với CS. Tội ác thực dân là thuộc về Âu
châu:
Sartre kết án, không chỉ những tên thực dân, mà còn
cả Âu châu, của mọi thời, bởi vì "có một tên
thực dân ở trong mỗi chúng ta", và "là một con người ở đây, có nghĩa,
là một
đồng lõa, kể từ khi tất cả chúng ta đều hưởng lợi, từ việc bóc lột
thuộc địa".
Hồi ức tòa án thật là đồ sộ, nhưng nó
là một loại hồi ức đặc thù: có
thể quên
mọi chuyện, trừ tội ác.
Tội ác kéo theo hận thù, do đó: có thể
quên mọi chuyện, trừ
hận thù.
NQT