*




*


"Nguyễn Tuân nổi tiếng với tùy bút, và tùy bút Nguyễn Tuân, nổi đình nổi đám vì chất khinh bạc của nó. Những người viết sau này, không thể nào tới được cái chất khinh bạc "ròng" như vậy, đành phải thay bằng giọng thầy đời, giọng uyên bác, giọng có đi Tây, đi Tầu, có ở Paris, có biết khu "dân sinh" Saint-Germain-des-Prés... Ra cái điều đi hơn Nguyễn Tuân! Trúc Chi có thể "hơn" Nguyễn Tuân ở cái khoản đi, nhưng "may thay", chân truyền Nguyễn Tuân ở cái khoản khinh bạc: khinh bạc như là cực điểm của lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu, hay hồn nhân hậu này, theo tôi nên "dịch ra tiếng Tây" bằng chữ la nostalgie, vốn thường được hiểu là hoài hương."

"Mot chuyen di" cua GNV hay qua. Nguoi trong nuoc cung dang viet hang loat ve Nguyen Tuan, nhung khong hieu sao, doc ho cu co cam giac nhu dang nghe mot nhom nguoi noi chuyen voi nhau trong mot... dam gio^~. Toi khong noi dieu nay vi do-ky gi dau, that long thoi.
Nhung xin dung co dua mail toi len TV day nhe, toi dang tro chuyen voi GNV thoi.
Kinh chuc GNV an khang.
HA

Cái mail này, Em của Gấu cấm post, nhưng Em bỏ Gấu rồi, bèn mạn phép ... vờ!

Take care, please.
GNV

Cynthia Ozick, trong “Tính Ích Kỷ của Nghệ Thuật” [The Selfishness of Art], viết, tiểu sử, hay gọi nó là cuộc đời, mắc míu tới một dúm nhà văn  - nhưng, chỉ với một dúm nhà văn - với sự kỳ lợm ma quái của một hồn ma: lịch sử, câu chuyện về cuộc đời của họ, cứ mờ dần đi và lẩn vào ngụ ngôn, biến thành giai thoại.

Ai nghĩ về một Scott Fitzgerald mà bỏ qua bệnh điên của bà vợ, Zelda?
Nguyễn Tuân, bỏ đi cây ba tong của ông?

Cây gậy, một sự kiện có thực, như thế đó, cũng biến thành huyền thoại, chẳng có khác gì cái hộp hổ phù đựng thuốc lào của một tay anh chị trong Vang Bóng Một Thời.
Có thể, chính vì nghĩ như vậy, Trần Dần chẳng hề “delete” những cái độc, cái ác, những ngày ông và bạn bè trải qua, sau Cách Mạng Mùa Thu.
Chính cái đời tư của ông trở thành một địch thủ đáng sợ của tác phẩm của ông.
*

Gấu cứ luẩn quẩn với câu hỏi, tại làm sao Trần Dần không “đánh bóng” Sổ Ghi, làm cho nó dịu dàng đi, bớt độc đi, cho đến khi đọc những dòng trên của Ozick.
Thành thử cái gọi là thông điệp, nếu có, ở những con người như Hoàng Cầm, như Trần Dần, lại chính là cuộc đời riêng tư của họ.
Chính cuộc đời của họ, và những cay đắng nhục nhã họ phải chịu đựng khi nói "Không" với quyền lực, đã tố cáo chế độ, mạnh hơn tác phẩm của họ.
Thơ của tôi không cần thông điệp, là còn theo nghĩa đó.
*

Trong bài Vài kỷ niệm về Mai Thảo, Gấu có nhắc tới Virginia Woolf. Trong năm bài essays nho nhỏ về thành phố London [The London Scene], bà có đưa ra một nhận xét, không hẳn giống như Ozick, về đời tư nhà văn nhớn:

London, may mắn thay, đầy những nhà của Vĩ Nhân, Great Men. Với đầy đủ những trò lẩm cẩm, nào là cái ghế họ ngồi, cái ly họ uống cà phê, cái giỏ đựng rác… Chúng ta đến căn nhà của Dickens, không hẳn hoàn toàn chỉ vì tò mò, nhưng mà còn để nhận ra một điều: có thể, họ cũng chẳng có một khiếu thẩm mỹ nào ghê gớm lắm, nhưng những dấu ấn của họ lên những đồ vật thì thật rõ nét… Cách họ sắp xếp bàn ghế, đồ đạc, nhà cửa của họ.. làm sao cho chúng trở thành một phần của cuộc đời của họ. Chỉ cần một giờ quanh quẩn ở nơi đó, là chúng ta có thể biết nhiều về họ, hơn những gì chúng ta được biết từ những cuốn tiểu sử dầy cộm.

Không hiểu những miếu đền, những ngàn chương sử, mà Mai Thảo mơ ước đó, là về ông, hay là về Sài Gòn, có Quán Chùa, hay Tiểu Sài Gòn, có căn phòng, có một ông già bịnh, mơ mơ màng màng, chẳng bao lâu, ta sẽ là cả thế giới…

Bientôt, je serai tout le monde.
Je serai mort
Borges.

Vài kỷ niệm về Mai Thảo

Bài viết này, có thể coi là bài văn tế sống Mai Thảo, viết vội, khi nghe ông sắp đi. Nguyễn Mộng Giác vội vàng mang vô nhà thương đọc cho Mai Thảo nghe. Ông cám ơn Gấu, qua Nguyễn Mộng Giác, và còn nói thêm, bây giờ, sao nó viết dễ đọc, khác hẳn ngày xưa.


100 ans Camus

Orwell Gốc Tẩy

Cách nhau 10 tuổi, những cả hai cùng chết ở cái tuổi 46, họ có quá “một”, những nét giống nhau. Thuộc địa, trước tiên. Một ông sinh ở Ấn, rồi phục vụ Nữ Hoàng Anh trong ngành Cớm tại Miến. Một ông trải qua tuổi thơ và tuổi mới lớn ở Algérie. Trở thành ký giả, trải qua cực tả [chủ nghĩa xã hội cách mạng với Orwell, cộng sản với Camus], cả hai cùng ngộ ra, và cùng tố cáo cái gọi là sự "vô nhân kìm kẹp con người của tả phái toàn trị", như Ian Brunskill viết trên tờ Thời Báo Luân Đôn trong 1 bài viết nhan đề là "Orwell Gốc Tẩy". Nếu kẻ này, kẻ kia ,thì đều mềm lòng trước những tư tưởng trừu tượng, cả hai đều dám thí mạng cùi vì một nghĩa cả; một, trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, một trong Kháng Chiến. Cả hai đều ho lao, và Orwell ngỏm vì nó.
Tới đó là chấm dứt. Gia đình Camus, cực nghèo, chàng khố rách áo ôm, mẹ mù chữ, đi ở đợ, làm mướn, trong khi Orwell, thuộc tầng lớp trung lưu, cuộc sống dễ dãi, thoải mái. Chàng được gia đình cho học Eton, trường college bảnh nhất Ăng Lê. Nếu cả hai đều nuôi dưỡng lòng ân hận về môi trường sống của mình, thì mỗi bên 1 kiểu; với Orwell, là thứ “tình cảm sâu xa về 1 lưu đày nội”, từ của Alain Vircondelet, trong 1 cuốn tiểu sử mới đây về Camus [“Albert Camus, đứa con trai của Alger”, nhà xb Fayard, 2010], trong khi Orwell, là 1 hình ảnh vuông vắn, với những tư tưởng trong sáng, rạch ròi, một vì quan tuyên cáo, trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc, và sự bất công dưới mọi hình thức, một thành viên của 1 chủ nghĩa xã hội chống-toàn trị. Camus tạo đủ thứ kẻ thù, từ bốn phương tám hướng, trong khi loay hoay, hì hục cố vạch ra 1 con đường thứ ba, giữa tả và hữu, từ chối chấp nhận 1 sự độc lập của Algérie, theo cái kiểu, tất yếu phải như thế, và xác định vị trí của mình, qua câu phán nổi tiếng khi nhận giải Nobel văn chương: “Tôi tin vào công lý, nhưng tôi bảo vệ mẹ tôi trước công lý”.





Chợt nhớ đến  "Tâm sự của nước độc" viết từ lâu lâu rồi.
Mãi rồi cũng lục ra được quyển sách. Kiệt tác của Nguyễn Tuân.
Blog NL

“Chùa Đàn” theo Gấu không phải là kiệt tác của Nguyễn Tuân. Cuốn bảnh nhất của ông phải là "Chiếc lư đồng mắt cua”, nếu không tính tới “Vang Bóng Một Thời”.

Nguyễn Tuân là con người của hưởng lạc những thú vui trần tục của cõi đời. Chỉ ở cõi đó, ông mới bộc lộ hết tài năng, và.. thú năng, có thể nói như vậy. Khi viết “Chùa Đàn”, “Người” cũng mơ tưởng cách mạng, cách miếc, thành ra mới nào là “thị trấn ngày mai ca hát”, nào là, thôi bỏ cái mõ xuống, cởi cái áo nâu xồng ra, chạy ngay ra ngoài đường, nhập vào đám đông, nối vòng tay lớn!
Những độc giả chê văn NT, là cũng không hiểu cõi chơi của ông. NT không mê văn theo cái kiểu chúng ta hiểu, ông cũng mượn nó, để hưởng thụ cuộc đời.
Nhưng ở trong thâm tâm của ông, có 1 thằng người nghệ sĩ, và nó yêu con người, như 1 nghệ sĩ.

Bởi thế, cú cuối truyện bao giờ cũng là cú NT trở lại với con người thực này, đúng như Lukacs phán, khi đó, ý thức tiểu thuyết gia vượt ý thức nhân vật để trở lại đời sống thực. Câu văn -câu hỏi, đúng hơn - tưởng là rất thường, “Xuyến người bên lương hay người bên giáo?” kết thúc "Chiếc lư đồng mắt cua” không phải ai cũng viết được, chẳng khác gì câu “Anh yêu quê hương vô cùng, yêu Em vô cùng” chấm dứt Bếp Lửa. Cả cuốn truyện, nhân vật chính ngất nga ngất ngư trong 1 Hà Nội trong cơn chao đảo - địa chấn, đúng hơn, đi hay ở thì đều là chia lìa, và cái chết…  – và chàng bừng tỉnh giấc hôn thụy và phán, anh yêu em, anh yêu quê hương vô cùng!
*

Chùa Đàn của Nguyễn Tuân gồm ba phần: Dựng, Tâm Sự Của Nước Độc, và Mưỡu Cuối. Dựng là một thứ "intro", "ouverture", giới thiệu nhân vật, và mở ra cuộc gặp gỡ định mệnh, giữa "chữ" – giữa ông nhà văn, người kể chuyện, nhân vật xưng tôi: "Bị phát vãng lên đường ngược, ở một tỉnh phía tây Bắc Bộ vào những năm khủng bố thời Pháp thuộc ấy, tôi đã chú ý đến một người tù" – và "vật" – "vật" ở đây có thể hiểu như là danh từ tắt, để chỉ chủ nghĩa duy vật lịch sử qua nhân vật "đại diện" của nó: Lịnh, anh chàng trí thức tiểu tư sản, "ngộ" sau cái chết của một cái chết – cái chết của người vợ cưng, và cái chết của một người đầy tớ, và cũng là một tri kỷ muộn: chỉ sau khi Bá Nhỡ chết vì tiếng đàn, Lịnh mới đốt Mê Thảo, tửu phần, và đi theo Cách Mạng.

Cảm tình tri ngộ, Cô Tơ, sau khi Bá Nhỡ chết, đã xin lập am để thờ, và qui y Cửa Phật.

Mưỡu Cuối, kể cuộc gặp gỡ giữa nhân vật xưng tôi, và sư Tuệ Không, pháp danh của Cô Tơ, và khẳng định về một Ngày Mai Ca Hát không thể thiếu tiếng hát của một Cô Tơ: "Không Cô Tơ ấy phải sống – nghĩa là sư thầy cũng phải tái sinh ngay lại vào cuộc đời thực tại này. Không cần phải đợi cho tóc mọc lại, vì cần kíp lắm rồi.... Hãy vứt lại cái mõ, cầm ngay lấy đoạn trúc xưa mà hát lên một bài cho xứ sở rung thêm lên nữa với công cuộc đang sinh thành. Cô há chẳng thấy cuộc đời đang tưng bừng đi tới...".

Theo tôi, có ba cách đọc Chùa Đàn, với "chỉ một" độc giả của nó. Nói một cách khác, cấu trúc Chùa Đàn chính là câu thai đố mà con nhân sư đặt ra cho Oedipe, và vì giải được, Oedipe đã phải chịu lời nguyền của nó: giết cha, lấy mẹ, tự chọc mù mắt mình, đi lang thang trong sa mạc...

Con vật nào buổi sáng đi bốn chân, là độc giả của Chùa Đàn khi còn trẻ tuổi, hăm hở với giấc mơ làm lại lịch sử, thay đổi cuộc đời. Với một độc giả như vậy, đoạn cuối, là đoạn hay nhất, tuyệt nhất. Một Tâm Sự Của Nước Độc, một nhân vật thần thoại như thế, Lãnh Út, làm sao có thể kết thúc, bằng những tiếng gõ mõ tẻ nhạt của một sư thầy Tuệ Không?

Con vật nào buổi chiều đi ba chân: Một độc giả già, sẽ bỏ luôn cả phần đầu, và phần cuối, và chỉ giữ lại, phần giữa: Tâm Sự Của Nước Độc.

Như các bạn đã biết, con vật mà con nhân sư nói tới đó, là con người, khi còn nhỏ, bò, khi lớn, đi bằng hai chân, và về già, chống gậy.

Và cách đọc thứ ba, của Chùa Đàn là dành cho những độc giả, ở một nơi chốn không thể có tiếng hát, hoặc có tiếng hát, nhưng là thứ âm nhạc của những kẻ trầm luân, hát ở đáy địa ngục, nói theo Kafka.

Nguyễn Tuân là một người sành "mê thảo", ở ngoài đời. Một cách nào đó, những tác phẩm "ruột" của ông, đều được viết dưới ánh sáng của một ngọn đèn: Tàn Đèn Dầu Lạc, Chiếc Lư Đồng Mắt Cua.

Nhân vật Fowler cũng là một tay sành điệu trong nghề.

Greene cũng đã từng bị FBI theo dõi, vì hay vui chơi nơi bàn đèn, xóm điếm....

Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, một cách nào đó, là đệ tử của Nguyễn Tuân, và cũng không phải là không biết tới thú đi mây về gió.

Xuyên suốt những tản mạn trên đây, là sợi khói thuốc, nối kết tất cả....

Trong quá khứ một đời người, đã từng đam mê mớ chữ, và đã từng đọc đi đọc lại Chùa Đàn, Gấu cứ tiếc hùi hụi, giá mà đừng có Mưỡu Cuối. Cứ kể như là Trời Đất từ nay xa cách mãi, Cô Tơ chỉ còn một việc cầu kinh giải oan, cho chỉ một tri âm tri kỷ là Bá Nhỡ; Lãnh Út đi làm cách mạng, làm tên khủng bố, và cứ thế biệt tích giang hồ, chẳng ai thèm nhớ tới nữa; còn cái anh chàng kể chuyện, nhân vật xưng tôi, cứ lo việc kể chuyện, và độc giả của anh cứ tiếp tục đọc, hoặc tiếp tục bắt chước anh ta, và viết, và - "Những người khác có thể làm thành một cuốn sách" (Gide), chỉ cần một câu văn là mở ra cả một cuốn tiểu thuyết - "bạn đọc thân mến của tôi ơi", bạn có thể trở thành một trong những độc giả-tác giả, bởi vì câu văn mở đầu Chùa Đàn quả là một câu văn tiên tri, mở ra trước tiên là những trại tù ở miền bắc, và sau đó, nền văn học ở hải ngoại:

"Bị phát vãng lên đường ngược, ở một tỉnh phía tây Bắc Bộ vào những năm khủng bố [cải tạo]..."

Chỉ tới mãi sau này,"cùng với cả nước", Gấu mới hiểu được sự thừa thãi "có ích" của mưỡu cuối, của những "cần kíp lắm rồi, hãy vứt ngay cái mõ, hãy không kịp để cho mớ tóc mọc lại...".

Nhà thơ Auden đã có lần viết về chuyện thơ ca bị dùng làm trò phù thuỷ, "mắc mớ gì tới thi sĩ, ông ta/bà ta làm sao ngăn cấm được chuyện đó". Áp dụng nhận xét trên vào trường hợp Nguyễn Tuân, vào Mưỡu Cuối mới thấy, lịch sử "cà chớn", "đểu giả" thật: bởi vì, cứ giả sử như Cô Tơ phụ tình tri kỷ Bá Nhỡ, nhập thế trở lại, cầm lại cây đàn ma quái (chủ nghĩa Cộng Sản?), và, hát bài Nối Vòng Tay Lớn, rồi sau đó, xuống thuyền vượt biển, thì... tếu thật!

Còn nhớ, một lần, bên ly cà phê sữa, cái bánh croissant, nhâm nhi một buổi sáng Sài Gòn tại Quán Chùa, nhân nói tới Nguyễn Tuân, và những tác giả như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo... ông anh nhà thơ gật gù cảm khái, tôi nhớ đại khái, như vầy: mấy ông ấy đã có thời may mắn "gặp" Nguyễn Tuân. (1)

Nguyễn Tuân nổi tiếng với tùy bút, và tùy bút Nguyễn Tuân, nổi đình nổi đám vì chất khinh bạc của nó. Những người viết sau này, không thể nào tới được cái chất khinh bạc "ròng" như vậy, đành phải thay bằng giọng thầy đời, giọng uyên bác, giọng có đi Tây, đi Tầu, có ở Paris, có biết khu "dân sinh" Saint-Germain-des-Prés... Ra cái điều đi hơn Nguyễn Tuân! Trúc Chi có thể "hơn" Nguyễn Tuân ở cái khoản đi, nhưng "may thay", chân truyền Nguyễn Tuân ở cái khoản khinh bạc: khinh bạc như là cực điểm của lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu, hay hồn nhân hậu này, theo tôi nên "dịch ra tiếng Tây" bằng chữ la nostalgie, vốn thường được hiểu là hoài hương. Nó ngấm vào ông Adam và bà Eva, ngay phút đầu tiên bị văng ra khỏi vườn Địa Đàng. Tôi đã viết về Nguyễn Tuân thứ xịn này: Cảnh Huấn Cao phán, những con người như ông, những chữ như thế này, phải tìm đất khác để mà tụ lại, chẳng thèm nghe viên cai ngục lí nhí, xin bái lĩnh, ông đã nhập vào những chữ chưa khô mực.

Sẽ có người bực mình, đã đọc Chữ Người Tử Tù, đâu có thấy những dòng chữ bịa đặt trên? Thiển nghĩ, đọc là mô phỏng, là tưởng tượng, là thêm thắt... Nếu như bạn muốn trung thành với văn bản, xin thưa đây: Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, theo như kể lại, là cuốn họ Nguyễn đắc ý nhất, đắc địa chỉ có mỗi một câu: "Xuyến người bên lương hay người bên giáo?" Ôi chao, phải đốt bao nhiêu nhân sinh hệ luỵ, phải nghe bao nhiêu lần tiếng cười ở nơi cổ họng cái chết (6) phải tàn bao nhiêu ngọn đèn dầu lạc, phải tu tận hoan (7) bao nhiêu lần, bỉnh chúc (8) bao nhiêu phen, phải để cho nhân vật của mình ngã ngửa ra giẫy đành đạch ngay giữa sân đình, rồi cứng đơ người, rồi á khẩu, sau khi "lụy" một nước cờ, mới có thể phán một câu nhẹ nhàng như vậy: "Xuyến người bên lương hay là bên giáo?"

"Nguyễn Tuân hỏi tôi
:-Có nhớ Két không?
-Tay Két trinh sát tiểu đoàn 54?
-Cứ đến ngồi đây mình lại nhớ nó. Không hiểu sao.
Thì ra cái đầu đường đêm hôm chẳng thú vị chút nào, chính Nguyễn Tuân mới đang hồi tưởng..." (2)

Nabokov coi tác phẩm lớn như chuyện thần tiên, nhưng phán như thế, chưa đủ. Những câu chuyện thần tiên như thế, phải có 1 điểm để bấu víu với cuộc đời. Theo nghĩa đó, Lukacs, phê bình gia Mác Xít thứ thiệt, mới bổ túc thêm, bằng cái cú tự mình đá mình ra khỏi Thiên Thai, la conversion finale, bằng cái “ý thức nhà văn vượt ý thức nhận vật”, nhà văn tìm lại đời sống thực, và đó là lúc Lưu Nguyễn về trần.
Cả cuốn Con Đường Vương Giả, của Malraux, chỉ để diễn ra cái giây phút "thực", "làm đếch gì có cái chết, mà chỉ có ta, ta, ta đang...  chết" Cái câu “Anh yêu em yêu quê hương vô cùng", sến ơi là sến làm cho cuộc sống ngất ngư, chân không chạm đất, của "Tâm Hà Nội, Tâm Bếp Lửa, Tâm 1954"...  trở thành thực.

Cũng vẫn theo nghĩa đó, Borges gọi là nhà văn là "kẻ mơ ngày", hắn ta sống hai cuộc đời, hai thực tại, hai cõi, cõi này, và, cõi khác.

Bài Tạp Ghi "Chữ Người Tử Tù", Gấu viết về Nguyễn Tuân, khi gửi cho Văn Học, ông chủ chi địa NMG, đọc, “bèn” gật gù, ông "sáng tác" bằng Tạp Ghi, tôi đếch viết được như ông!
Giác rất bảnh, ở chỗ đó. Trong đám bạn quí của Gấu, tên nào thì cũng bực mình vì cái tính ngây ngô, ngốc ngếch, ai nói cái đéo gì cũng tin, nhưng lại rất lấy làm ghen tức, về “văn tài” của Gấu.
Còn nhớ 1 lần, trong khi trò chuyện, Gấu lỡ miệng nói…  xa xa, có đứa nói, Gấu viết Tạp Ghi cho Văn Học, khác hẳn bạn quí viết Sổ Tay, bạn quí, mặt một đống, gắt, mày làm sao mà viết như tao được!

Chữ người tử tù 

Trong Nhà Văn Hiện Đại, khi Nguyễn Tuân mới xuất hiện, Vũ Ngọc Phan đã tiên đoán, văn tài của ông sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới lớp sau. Có thể mượn ý của Sartre, về chủ nghĩa Marxisme, và nối điêu: Tùy bút của Nguyễn Tuân quả đã "không thể vượt được", nhất là chất khinh bạc của nó, di truyền mãi về sau này, và gần như trở thành những dấu ấn văn chương của cả một miền đất: độc, đểu, sỏ lá… nhưng không một ai có thể vượt lên trên tất cả những tính chất đặc sản đó, ngoài Nguyễn Tuân ra, bởi vì, như nhìn ra phần số khắc nghiệt đó, để bù lại, [để hoà giải với nó: cái ác?], trong truyện ngắn, Nguyễn Tuân thường viết về những người đã chết.
Khi đó, chất khinh bạc mất hẳn, hoặc được ngôn ngữ kỳ diệu của ông đẩy tới tột cùng, biến thành…  lòng nhân hậu.
Cảnh Huấn Cao viết bức tranh chữ cuối cùng của đời mình rồi quay sang nói với viên cai ngục, hãy kiếm một nghề khác mà nuôi thân, (con người như ông, những chữ như thế này  phải tìm đất khác để mà tụ lại); chẳng đợi người cai tù nói hết câu: xin bái lĩnh, ông đã nhập vào những chữ chưa khô mực.
Khó mà thấy cõi lòng nhân hậu đó, của Nguyễn Tuân, ở trong những trang tùy bút tuyệt vời như Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, Nguyễn... Kể cả sau này, trong những bài ký thời chống Mỹ cứu nước, như thể ông càng đi nhiều, càng gặp người (sống) nhiều, tài hoa, lòng nhân hậu của ông càng hao mòn dần...
Cá nhân người viết làm quen với Nguyễn Tuân rất sớm, phải nói là quá sớm. Mới biết đọc, biết viết, "thằng bé" đã nghe đọc văn ông, ở những bậc cha chú trong gia đình. Người bác trong lúc tâm đắc với một người bạn về những viên ngọc vương vãi, trên con đường từ giếng trời trở về trần, vô tình để mãi những viên ngọc trong trí tưởng của đứa cháu. Thế đấy, cậu bé đã dùng những viên ngọc như vậy để đánh dấu những trang Sách Hồng, Ông Đồ Bể, Cái Ấm Đất, của Khái Hưng. Đánh dấu những trang sách, của một chuyện tình: chúng làm cho những lần chia ly bớt nặng nề, thê thảm, có thể chịu đựng được...; của một cuộc chiến: như những viên đất ném theo, ném theo mãi, xuống lòng huyệt...

From:
Sent: July-07-10 8:56:55 PM
To:   

"Nguyễn Tuân nổi tiếng với tùy bút, và tùy bút Nguyễn Tuân, nổi đình nổi đám vì chất khinh bạc của nó. Những người viết sau này, không thể nào tới được cái chất khinh bạc "ròng" như vậy, đành phải thay bằng giọng thầy đời, giọng uyên bác, giọng có đi Tây, đi Tầu, có ở Paris, có biết khu "dân sinh" Saint-Germain-des-Prés... Ra cái điều đi hơn Nguyễn Tuân! Trúc Chi có thể "hơn" Nguyễn Tuân ở cái khoản đi, nhưng "may thay", chân truyền Nguyễn Tuân ở cái khoản khinh bạc: khinh bạc như là cực điểm của lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu, hay hồn nhân hậu này, theo tôi nên "dịch ra tiếng Tây" bằng chữ la nostalgie, vốn thường được hiểu là hoài hương."

"Mot chuyen di" cua GNV hay qua. Nguoi trong nuoc cung dang viet hang loat ve Nguyen Tuan, nhung khong hieu sao, doc ho cu co cam giac nhu dang nghe mot nhom nguoi noi chuyen voi nhau trong mot... dam gio^~. Toi khong noi dieu nay vi do-ky gi dau, that long thoi.
Nhung xin dung co dua mail toi len TV day nhe, toi dang tro chuyen voi GNV thoi.
Kinh chuc GNV an khang.

HA

Cái mail này, Em của Gấu cấm post, nhưng Em bỏ Gấu rồi, bèn mạn phép ... vờ!

Take care, please.
GNV

It is an old dream of poets that their work may become a concrete object like a stone or a tree, that what they make from the material of language- itself subject to constant change-may acquire a lasting existence. One of the ways to achieve this, it seems to me, is to cast it far away from oneself, to erase the ties that connect it to its creator. This is how I understand Flaubert's recommendation: "The artist must be in his work as God is in nature."
Zbigniew Herbert (1)
Giấc mơ cũ mèm của thi sĩ, là tác phẩm của mình biến thành cụ thể như cái cây, cục đá… Một trong cách làm được điều này, là đuổi cổ chính thi sĩ ra khỏi bài thơ, xóa sạch mọi liên hệ giữa bài thơ và kẻ sáng tạo ra nó, thành ra tôi rất khoái câu của Flaubert: Nghệ sĩ phải với tác phẩm của mình như Chúa với thiên nhiên.

Sartre hình như cũng đã từng phán, tác phẩm lớn giống như cái cây, cục đá. (1)
Nó đó, bố ai biết tại sao.

2013/4/17

Thì bởi vậy, đến "Thơ ở đâu xa", thơ Thanh Tâm Tuyền quả đúng là cái cây, cục đá.
Độc giả TV

Tks. NQT

*

(1)

Sau đây là nguyên văn câu của Sartre, trong bài điểm cuốn "Sartoris", của Faulkner, bài mở ra “Situations I”: Phê Bình Văn Chương.

« SARTORIS »
PAR W. FAULKNER

Avec quelque recul, les bons romans deviennent tout à fait semblables à des phénomenes naturels; on oublie qu'ils ont un auteur, on les accepte comme des pierres ou des arbres, parce qu'ils sont là, parce qu'ils existent. Lumière d'aout était un de ces hermétiques, un minéral. On n'accepte pas Sartoris, et c'est ce qui rend ce livre si précieux : Faulkner s'y laisse voir, on surprend partout sa main, ses artifices. J'ai compris le grand ressort de son art: la déloyauté, il est vrai que tout art est déloyal. Un tableau ment sur la perspective. Pourtant il y a de vrais tableaux et il y a aussi des peintures en « trompe-l'ceil ».

Lùi lại 1 tí, và nhìn, thì những cuốn tiểu thuyết tốt hoàn toàn giống như những hiện tượng thiên nhiên; người ta quên chúng đã từng có 1 tác giả, người ta chấp nhận chúng như những viên đá, những cái cây, vì chúng có đó, vì chúng hiện hữu.

Tuyệt.

Một trong những cuốn của thời mới lớn của Gấu. Mê nhất bài Sartre viết về cuốn “Âm Thanh và Cuồng Nộ”, Thời Tính Trong Faulkner, La temporalité chez Faulkner.
Bài “Giải thích Kẻ Xa Lạ” của Camus cũng quá tuyệt.

*

*
*

Qua bài thơ tặng TTT, Tô Thùy Yên coi bạn mình như…  Lão Tử.
Với TTT là Thơ Ở Đâu Xa.
Nhưng với riêng Gấu, cục đá, cục gạch, cái cây...  của TTT, là.... "đảo xa", tức Một Chủ Nhật Khác.
Chính vì thế mà Gấu hì hục type nó, post lên TV cho độc giả cùng đọc.


100 ans Camus

*

Books, Avril 2011

Camus: Một chuyện tình
Sau bao nhiêu năm trời, tôi muốn tìm hiểu tại làm sao mà tôi say mê hắn ta đến như thế

Orwell Gốc Tẩy

Cách nhau 10 tuổi, những cả hai cùng chết ở cái tuổi 46, họ có quá “một”, những nét giống nhau. Thuộc địa, trước tiên. Một ông sinh ở Ấn, rồi phục vụ Nữ Hoàng Anh trong ngành Cớm tại Miến. Một ông trải qua tuổi thơ và tuổi mới lớn ở Algérie. Trở thành ký giả, trải qua cực tả [chủ nghĩa xã hội cách mạng với Orwell, cộng sản với Camus], cả hai cùng ngộ ra, và cùng tố cáo cái gọi là sự "vô nhân kìm kẹp con người của tả phái toàn trị", như Ian Brunskill viết trên tờ Thời Báo Luân Đôn trong 1 bài viết nhan đề là "Orwell Gốc Tẩy". Nếu kẻ này, kẻ kia ,thì đều mềm lòng trước những tư tưởng trừu tượng, cả hai đều dám thí mạng cùi vì một nghĩa cả; một, trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, một trong Kháng Chiến. Cả hai đều ho lao, và Orwell ngỏm vì nó.


**

Cuốn này, hồi mới qua, thấy ở tiệm cho muớn, bèn giữ luôn.

*

*

*

Mới được tặng [bìa thôi]. Hai bức ký họa, trong Mặt Trời Tìm Thấy.
Bức ND là ký họa chị Mai Hoa, bà xã TTT.

*

Bìa này, cũng nhờ trong nước gửi cho

Cuốn Thơ ở đâu xa, khi Gấu mới ra hải ngoại, NTV có cả mấy chục cuốn. Tạp Chí Thơ đưa, nhờ bán. Bán được cuốn nào, anh bỏ túi cuốn đó. Gửi ghiếc lôi thôi quá, chắc thế. Gấu lấy 1 cuốn, trả tiền đàng hoàng. Nhưng Một Chủ Nhật Khác lúc đó tuyệt bản. Thèm đọc lại quá, nói với Nguyễn Đông Ngạc, anh nói, tao có. Khi anh nằm xuống, bà vợ đem cho Gấu, cùng cái kiếng mát của anh.
Số phận cuốn trước đó, bìa như trên, cũng thật ly kỳ.