*






**

Lire, Avril 2005

*

Cùng lo “Một Con Tầu Cho Việt Nam”.
“Thà lầm với Sartre còn hơn là có lý với Aron”:
Chỉ đến thời điểm này, thì Sartre mới nhận là ông lầm.

bateauvictim


1979: Ba triết gia Jean-Paul Sartre, André Glucksmann, và Raymon Aron trong cuộc họp báo "Một con tầu cho Việt Nam" [Un bateau pour le Viêtnam].
[Hình từ báo Văn Học Pháp, Magazine Littéraire, số đặc biệt 1966-1996: La passion des idées, đam mê tư tưởng.]

Về phía những nạn nhân

Chiến dịch "Một con tầu cho Việt Nam" huy động một số những nhà trí thức, trong có Sartre, Aron và Glucksmann, vượt lên khỏi những ý thức hệ, và những bản kẽm cũ mèm về chính trị, một bài học tuyệt vời về đạo đức.
Bernard Kouchner [người thành lập hội Y Sĩ Không Biên Giới]

30.4.2005

gau

Gấu @ tòa soạn báo Văn Hóa, của Lý Kiến Trúc.

Brodsky trả lời The Paris Review

Trong tiểu luận Less Than One, Brodsky phán, lịch sử thiệt của ý thức bắt đầu cùng với lời nói dối đầu tiên, the real history of consciousness starts with one’s first lie. Và ông kể với ông, là lần ở thư viện, làm thẻ mượn sách, tới mục "quốc tịch", ông lúc đó 7 tuổi, và ông biết rất rõ, ông là 1 tên Do Thái, nhưng ông nói với nhân viên làm thẻ, ông đếch biết!
Coetzee, trong bài viết về nhà văn Do Thái Amos Oz, cũng tin rằng, cái cú khủng hoảng đạo đức đầu tiên, với 1 đứa trẻ, là lần đầu tiên nó phải đối diện với sự lựa chọn, giữa đúng và sai. Cú chọn lựa này sẽ ảnh hưởng lên suốt cuộc đời của nó.
Sartre, phải đến gần chết mới nhận là ông lầm. Nhưng có vẻ như chính lũ VC cũng đang đứng trước sự chọn lựa này!
Nếu nói lầm, thì xổ toẹt hết, khó thế!

Nếu lần ngược lịch sử nước Mít, thì cái lời dối trá đầu tiên, chính là giấc mơ giải  phóng Miền Nam, thống nhất Đất Nước, huỷ  diệt lời trù ẻo, “cái gì gì”, nàng là giống Rồng, ta là giống Tiên, mi là Gấu Cà Chớn, ta là… BHD,  không thể ăn đời ở kiếp mí nhau được!
Tưởng niệm 7 năm TTT mất

XVII

I never saw a moor
I never saw the sea;
Yet I know the heather looks,
And what a wave must be.

I never spoke with God,
Nor visited in heaven
Yet certain am I of the spot
As if the chart were given (1)

Emily Dickinson

I wrote at least 1,775 poems throughout my life although only seven were published. I am often regarded as one of the greatest American poets. Most of my life I lived in total isolation from the rest of society, dressing only in white and prohibiting others from seeing me. Even as I grew sicker, I would only allow the doctor to observe me from a distance. After two years of fighting illness, I died in the same house I was born.

Tôi viết ít lắm thì cũng chỉ 1,775 bài thơ trong đời mình, và chỉ 7 bài được in ra.
Ui chao, những đấng thi sĩ ngày nào cũng in thơ, có thấy nhột không?
Hà, hà!

XVII

Tôi chưa từng nhìn thấy “moor” (1)
Chưa từng nhìn thấy biển
Tuy nhiên tôi biết “heather” ra sao
Và sóng biển phải như thế nào

Tôi chưa hề lèm bèm với Chúa
Chưa từng tham quan thiên đàng
Tuy nhiên, tôi chắc mẩm
Trong tôi có tí mầm của… Chúa 

Bài thơ này là về niềm tin và về tôn giáo và về ý tưởng, rằng, ngay cả bạn không thể nhìn thấy 1 điều gì đó, thì không có nghĩa, bạn không thể tin điều này, và nó không hiện hữu. Bạn vẫn có thể “biết” những điều mà bạn không thể trưng ra bằng cớ, rằng chúng có thực.


*

Bài thơ này, TTT dịch, chắc hẳn là do cùng 1 “vệt” với bài thơ của Shakespeare được ông dịch và dùng làm đề từ cho Một Chủ Nhật Khác

Phượng Hoàng và Bồ Câu

Cái đẹp, sự thật, sự hiếm quí
Ân sủng rất mực giản dị
Táng tro cốt nơi đây.

Cõi chết Phượng Hoàng nương náu
Và ngực Bồ Câu đoan trinh
Trong thiên thu an nghỉ.

Không lưu truyền tông tích
Chẳng bởi tật nguyền
Vì chưng hôn phối thanh khiết.

Vẻ thật không sao thật
Dáng đẹp phô, hão huyền
Sự thật cùng cái đẹp đã mai một.

Trước quanh quách đôi linh điểu
Hằng chân thật hoặc mỹ miều
Vọng gửi khúc kinh cầu ngưỡng mộ.

Thanh Tâm Tuyền dịch

The Phoenix and the Turtle


Beauty, truth, and rarity,
Grace in all simplicity,
Here enclosed'd in cinders lie

Death is now the phoenix' nest,
And the turtle's royal breast
To eternity cloth rest,

Leaving no posterity -
"Twas not their infirmity,
It was married chastity.

Truth may seem but cannot be;
Beauty brag, but 'tis not she;
truth and beauty buried be.

To this urn let those repair
That are either true or fair;
For those dead birds sigh a prayer.

William Shakespeare



*

*

**

TTT dịch

Bài thơ tên, số 10, trong nhiều bài, làm thành 1 chương có tên là Thời gian và Vĩnh cửu, Time and Eternity.
Bài thứ 17, rất hay được nhắc tới:

Part Four: Time and Eternity

X

I DIED for beauty, but was scarce
Adjusted in the tomb,
When one who died for truth was lain    
In an adjoining room.         

He questioned softly why I failed?     
“For beauty,” I replied.       
“And I for truth,—the two are one;
We brethren are,” he said.     

And so, as kinsmen met a night,  
We talked between the rooms,       
Until the moss had reached our lips,
And covered up our names.

XVII

I never saw a moor
I never saw the sea;
Yet I know the heather looks,
And what a wave must be.

I never spoke with God,
Nor visited in heaven
Yet certain am I of the spot
AS if the chart were given (1)

Tưởng niệm 7 năm TTT mất



Chia Tay Ải Tây

Tặng Thanh Tâm Tuyền

Mới độ nào chia tay ải Tây.
Đi đâu hay chỉ cốt rời đây?
Mây trôi, dăm mảng nhớ hư hoặc,
Gom chẳng thành câu chuyện thuận tai 

Lời kiệm, quanh ba cái ý quẩn,
Tiễn đưa vừa một quãng mây bay.
Ra về thấy nhật nguyệt điên đảo,
Ray rứt chưa tròn hẹn ải Tây.

Có thật từng chia tay ải Tây?
Mây qua để bóng cổ thư này.
Tuyệt cùng ý thức như nơi tới
Tin tức ngàn thu biết hỏi ai?

Bao nhiêu đống lửa đêm quan ngoại
Gió thổi tan tro mỗi sang ngày?
Trong trời, mây ấy cũ hay mới?
Ải Tây, lần nữa, lại chia tay. 

Mãi mãi còn chia tay ải Tây.
Ngày ngày mây lãng đãng qua đây.
Cõi đời giấu một phía mê tưởng
Đi nép ranh, mường tượng ải Tây.

1-2000
Tô Thùy Yên

*

*

Lament for the makers: Khóc người làm thơ

ROBERT FROST

NEITHER OUT FAR NOR IN DEEP

The people along the sand
All turn and look one way
They turn their back on the land.
They look at the sea all day.

As long as it takes to pass
A ship keeps raising its hull;
The wetter ground like glass
Reflects a standing gull.

The land may vary more;
But wherever the truth may be-
The water comes ashore,
And the people look at the sea.

They cannot look out far.
They cannot look in deep.
But when was that ever a bar
To any watch they keep?

Không xa mà cũng chẳng sâu

Ném mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông
Mà lòng mình phơi trên kè đá
TTT

Đám người dọc theo cát
Tất cả quay và nhìn một phía.
Lưng xoay vô đất
Mắt nhìn biển cả ngày.

Con tàu dâng thân lên
Chừng nào nó đi qua
Thân tầu, lóng lánh như mặt gương,
Phản chiếu một hải âu đứng sững.

Đất có thể tang thương như thế nào
Một khi sự thực thì như thế nào đó –
Nước vẫn tạt vô bờ
Và mọi người nhìn ra biển

Họ không thể nhìn xa
Họ không thể nhìn sâu
Nhưng liệu có 1 cái kè đá nào
Cho bất cứ 1 cái nhìn mà họ giữ?

Ui chao đọc bài thơ này, thì bèn nghĩ liền đến bài thơ của Gấu!

*

Biển

Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.

Sóng đẩy biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả

Cát ở đây được con người chở từ đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này

Số phận còn thua hạt cát.

Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời

Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...


“Trong thư, em viết, có thể, em sẽ ghé thăm Prague trong tháng tới. Tôi muốn nói liền với em, đừng, hãy để cho tôi hy vọng, rằng, sẽ có 1 ngày, tôi khẩn cầu em, vào cái lúc mà tôi tận cùng, kiệt quệ, và em đến liền tức thì, nhưng lúc này, đừng, đừng”
Thư Kafka gửi Milena Jesenská, 18 Juillet 1920 (1)

Bản tiếng Tây:

Tu m’écris que tu viendras peut-être à Prague le mois prochain. J’ai presque envie de te dire : ne viens pas. Laisse-moi l’espoir que si, un jour, je te demande de venir quand je serai dans la pire détresse, tu arriveras immédiatement, mais maintenant il vaut mieux que tu ne viennes pas”

Ui chao, đọc 1 phát, thì bèn nhớ ra cái cảnh Trung Uý Kiệt chạy dưới trời Đà Lạt, mưa, ướt sũng, như con gà nuốt dây thun, run, như con thằn lằn đứt đuôi...  vô Bưu Điện, đánh 1 phát điện tín, "cầu kíu" cô học trò nhí, Oanh, "S.O.S. Au secours!" Rồi chạy ra, rồi lại chạy vô, lấy lại bức điện.

Em cũng…  vô ích, cũng nhảm, chẳng đáng, chẳng đáng!

Hà, hà!
*

Đúng buổi sáng ngày Kiệt bị quật ngã, chàng mới có quyết định đánh bức điện tín cho Oanh. Chàng đội mưa chạy đến Bưu Điện. Cơn sốt đã bập bùng bên lỗ tai như tiếng sấm. Chàng viết bức điện tín, tay run như đuôi con thằn lằn đứt. Chàng viết, chàng nhớ đúng như in chàng đã nói: S.O.S. Au secours. Bớ người ta cứu tôi với. Kiệt. Kiệt nghĩa là hết sạch, chẳng còn gì, chẳng còn tí tẹo nào. Cô nhân viên Bưu Điện vốn quen vì gặp hàng tuần, trợn mắt: Ông không điên chứ ông Kiệt? -Tôi điên chớ, rõ ràng là tôi điên đây thôi. –Ông nhất quyết gửi bức điện này?  -Chớ sao nữa, còn gì nữa. Tôi đang cần tiền, hết tiền tiêu rồi, phải kêu kiểu đó mới có tiền. Kiệt cười hộc. Chàng ra khỏi Ty Bưu Điện chạy xuống hồ lại vòng lên xin rút bức điện lại. Chàng ướt còn hơn buổi sáng đưa Oanh đi. Mưa nhòa hết cảnh vật, nhòa hết cảm xúc, ý nghĩ, và quyết định. Oanh cũng bó tay mà thôi.
-Anh coi thường em quá. Oanh ngăn xúc động, dịu dàng nói.
-Rồi em sẽ hiểu, nên để người ta coi thường mình. Kiệt trở giọng giận dữ. – Mình là cái quái gì. Anh chỉ mong mọi người coi thường anh. Được coi thường, thường hết, dễ sống. Không có ai là ghê gớm, là thiết yếu đối với ai ở đời này. Rỡn chơi vậy. Em hiểu không, nói rỡn vậy mà chơi thôi. Chẳng đáng một đồng bạc cắc. Anh đâu có thiết yếu cho em, mà em đâu có thiết yếu cho anh. (1)


Hay là cảnh chính GCC đợi BHD nơi quán cũ, chưa đầy 5 phút, đã bỏ đi!

Lần cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ: cô đang học y khoa, ở tít mãi trong Chợ Lớn. Chỗ gặp mặt là một quán Tầu ngay Chợ Đũi. Gấu vẫn thường ngồi đó, chờ cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé. Cô em gái có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ ra, kêu "chị, chị ra đây em nói cái này hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu."
Bạn bè, cô, và cô em gái vẫn gọi anh bằng cái tên đó. "Có thể bữa nào giận H. nó sẽ nói cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng sao..."; Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại những kỷ niệm cũ. Khi quá giờ hẹn 5 phút, anh bỏ đi.
Sau này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu. 

Bữa đó, mưa lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán. Đi khơi khơi, không chủ đích, mơ hồ hy vọng những đợt mưa xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa sạch giùm tất cả những kỷ niệm về một cô gái
Hà Nội,
độc,

đẹp...



Tưởng niệm 7 năm TTT mất

Đen

Một người da đen một khúc hát đen
Bầu trời đen sâu không cùng
Những giòng nước mắt
Xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng
Bằng giọng của máu của tủy của hồn bắt đầu ngày tháng
Giữa rừng không lời rừng mãi trống không
Ném mình ném đám đông vào trần truồng tủi cực hờn xác thịt
Tan vỡ hôm qua hôm nay kể gì ngày mai
Tội rằng không quên chẳng thể được quên
Vì Blues không xanh vì điệu Blues đen
Trên mầu da nức nở
Trong hộp đêm
Bắt đầu chảy máu thầm kín khóc cổ họng mình
Ngón tay cấu lấy ống kèn như bùa thiêng
Chọn ngoài thể xác ngoài thương yêu ngoài dữ tợn
Chọn thế giới va chạm những loài kim réo gọi
Thời gian mềm
Không gặp thời gian
Không gian quay thành những vòng kỷ niệm
Rồi một buổi nào Blues hiện về xanh.

Thanh Tâm Tuyền: Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy

TTT by Phan Lạc Phúc

Trong "Ghi chú về Brodsky", Milosz viết: Đời như 1 câu chuyện ngụ ngôn đạo đức. Nhà thơ bị bỏ tù, kết án, rồi bị lưu đày nội xứ, và sau khi chết, nhà nước quỳ bên cạnh chiếc hòm của ông. Đúng là 1 câu chuyện thần tiên, và quả đúng như thế, trong thế kỷ chẳng thể có chuyện thần tiên của chúng ta.

Có cái gì giống với TTT ở đây. Chưa từng có 1 tên Ngụy nào được như ông, vào thời điểm này của đất nước. Một nhà thơ Ngụy. Một tên sĩ quan Ngụy. Một tên Bắc Kít bỏ chạy, đứa con tư sinh của 1 miền đất, như ông viết về mình.

“Tôi phép tôi mọi chuyện, ngoại trừ phàn nàn”, Brodky phán.
“I permitted myself everything except complaints."
TTT chẳng thế sao?

Tưởng niệm 7 năm TTT mất

Chất bảo Gấu, lần gặp ở San Jose:
Mấy con ngỗng có thiệt đấy. Hồi nhỏ tớ sợ chúng lắm!
Anh cho biết thêm, những nhân vật trong BL, đa số có thực. Tác giả cho nhân vật chính mượn cả cái tên của mình, nhưng không biết, trong tiềm thức, ông nhận ra, Tâm, Bếp Lửa, Hà Nội là…  một?

Trên trang đầu bản thảo có đề câu của Rimbaud: Je est un autre [Tôi là kẻ khác], nhưng khi đưa in tôi đã xóa bỏ.

Tựa, lần in thứ tư, ấn bản chung quyết.

Moby Dick, tôi nhớ là đọc khi còn đi học, cùng với bà cụ TTT, nhà xb "Zhiên Hồng" [?] của Lê Bá Kông... Hình như cũng nhờ tiền của Xịa! Nhà này còn cho xb nhiều tác giả Mẽo khác nữa. Tuyệt lắm. Tôi đọc được rất nhiều nhờ nó.

NQT (1)

Một trang TV cũ

Tôi không như Steiner, cái giá để trả cho một cuộc sống không tổ quốc, tôi sẽ không chịu trả.
Với lũ chúng tôi, đi tới đâu, là mang theo cái bi kịch da vàng, da [Do] Thái tới đó.

-Oz 'bàn về' rất nhiều phụ nữ, nhưng đa số ghét cái kiểu mà ông ta bàn về họ. Những nhân vật nữ của ông ta thì như con nít, và khùng khùng.
Tôi không viết về đàn bà hạnh phúc, không viết về đàn bà, đàn ông hạnh phúc. Đồng Ki Xốt, với một tay chữa trị bệnh lý, chẳng phải là một thứ khùng khùng và con nít?

Có một thứ văn chương bi thảm ở một phần của thế giới. Nếu Cá Voi Trắng của Melville, ra lò với cái tên Garcia Marquez, thì đây sẽ là một ẩn dụ về sự độc tài. (2)

Kỷ niệm với nhà thơ

Fri, 24 Mar 2006 01:14:44 -0800 (PST)

[…] xin chia buồn với anh về sự ra đi của ông Thanh Tâm Tuyền, một người dường như đã mang một phần đời của anh.
Hay, anh mang một phần đời của ông ấy?
K

Tks
NQT

Nhà bạn Chất lúc đó chỉ có mỗi một phòng khách, bên trong là phòng ăn, bên trong nữa là cái bếp. Kế bên bếp, ở bên ngoài, là nhà tắm. Chỉ có vậy. Lần đầu Gấu tới, thấy anh Tâm ngồi góc bên trái, phía cuối phòng khách, đưa cả hai chân lên chiếc ghế, trước mặt anh là một cái bàn nhỏ, chẳng thèm để ý đến thằng em, bạn thằng em. Có muốn lịch sự chào thì cũng chẳng làm sao cho anh ngẩng đầu lên được.

Bạn bè anh Tâm dù có muốn ngủ lại cũng chẳng có chỗ. Thất Hiền tối đến, dẹp hai chiếc ghế xa lông phòng khách, trải một tấm nệm xuống sàn, là xong. Sau này, cụ buôn bán khá ra, bèn mua luôn tầng trên, làm một cái phòng cho anh Tâm, một cầu thang gồm mấy bực xi măng lên thẳng sân thượng, không qua nhà dưới, làm thêm một phòng gỗ, sàn gỗ, phòng Cậu Chất, như cô người làm thường gọi. Trong nhà có một cầu thang gỗ, lên hết cầu thang, phía bên trái, phòng Cậu Chất, bên ngoài có bao lơn gỗ, có cây me lòa xoà cành lá. Tới khi hai ông con có gia đình, cụ mua thêm căn nhà phía bên cạnh, trước là nhà anh Thu, bạn anh Tâm. Gia đình anh Tâm sau ở đây, nhà cũ bên kia thuộc phần Cậu Chất. Cụ ở bên Cậu Chất với Cô Nga, vợ Cậu Chất. 

Buổi tối, những ngày sau ngày thứ nhất đó, những lúc hai ông con không có nhà, Cụ một cái ghế bành, Gấu một cái ghế bành, ngồi cái kiểu đưa cả hai chân lên ghế. Cụ kể cho Gấu nghe, những ngày ở Hà Nội. Những ngày "Thằng Tâm" mê đọc sách Mác Xít ở thư viện Hà Nội bị phòng nhì Pháp ghi tên vào sổ đen. "Thằng Tâm" dậy học, đạp xe vào tận Hà Đông. Hai bà cháu nói về cô Lara, người tình của Bác Sĩ Zhivago, cuốn sách gối đầu giường của Gấu những ngày đó đó. Nói  về những nhà văn Mỹ, đọc qua bản dịch tiếng Việt, của nhà xb Zhiên Hồng. Về Hawthorne, về một truyện ngắn của ông mà cả hai bà cháu cùng suýt soa.

Câu chuyện một người khách lạ lỡ độ đường ghé căn nhà lủng lẳng bám vào vách núi. Trong đêm khuya, bên bếp lửa, khách nói về thế giới bên ngoài, và cô gái con chủ nhà chăm chú nghe, mơ màng nghĩ đến một cuộc đời khác, ở đâu đó bên dưới, ở nơi xa xa. Đêm đó có bão, tuyết lở, núi lở, khách và gia đình chạy ra hầm trú ẩn. Đá đổ lấp kín tất cả, nhưng căn nhà lơ lửng bám vào vách núi thì chẳng chút suy suyển.

Căn nhà y hệt những ngày cũ. Hồi đó, chưa có cái cổng sắt.

*

Gấu đã kiếm ra nguyên tác, cái truyện ngắn mà Cụ Chất, và thằng Gấu cùng đọc, và cùng tấm tắc, những ngày đầu quen bạn Chất, và được bạn đem về nhà, cho tá túc, cưa đôi bữa ăn sáng dù lúc đó đang cái tuổi ham ăn ham đói, ham lớn, ham làm người. 

Ôi chao nghe bạn nói mà thấy xót xa, bồi hồi:
Hồi đó sao mà lũ chúng mình sướng thế nhỉ! 

Tên cái truyện ngắn là The Ambitious Guest, Người Khách Tham Vọng. (1) Hồi đó, được nhà xb Ziên [hay Zhiên?] Hồng dịch, cùng với những truyện như Mối Tình Thiên Thu, Tiếng Gọi Của Rừng Thẳm, của Jack London, Phép lạ Miền Núi [?]. 

Thuở mới lớn của Gấu được nuôi dưỡng bằng tình bạn Thất Hiền, tình thương của Cụ Chất, và bằng văn chương, chiết ra từ những tác phẩm như thế đó. 

Sướng thiệt!
Nhớ thiệt! 

(1) Lần đầu được in trong tạp chí The New England Magazine, June 1835, sau, trong cuốn Những Câu Chuyện Kể Hai Lần, Twice-told Tales, lần in thứ nhì, 1842. Đây là một truyện ngắn dựa trên sự kiện thực.
Khi quen bạn Chất, Gấu không hề biết hai gia đình, gia đình Cụ Chất, và gia đình Bông Hồng Đen, quen biết từ ngoài Bắc. Từ Hà Nội.
Mãi tới sau này, khi gặp bạn Chất ở San Jose, mới đây, sau khi anh Tâm mất, Gấu mới biết gia đình Cụ Chất đã từng ở trong Nam, rồi ra lại Đất Bắc, đến 1954, lại trở vô.  Chi tiết này giải thích truyện ngắn Cuối Đường. Với câu mở ra như sau: 

Đầu năm 1949 tôi bỏ Sài Gòn về Hà Nội. Từ một thành phố yên ổn vui tươi trở lại, tôi rơi xuống một thành phố điêu tàn ngơ ngác



*

Cung Trầm Tưởng một bên, ông em, Dzư Văn Chất một bên.
[Hình trên báo Thời Tập của Viên Linh]

Khi Gấu biết anh ở Đệ Nhất Chu Văn An, thì anh có tên là Phạm Dzư Chất, do mất khai sinh, phải là thế vì, lấy họ Phạm, của 1 nhân vật sau đi vô tiểu thuyết với cái tên Chính, trong Bếp Lửa.

Đoạn hai đấng Tâm & Chính đối thoại trong Bếp Lửa, với 1 bạn văn rất thân quen với Gấu, là đoạn tuyệt nhất trong cuốn truyện, trong đó, thay vì người, thì thiên nhiên – mưa - nói, như mưa, trong Giã từ Vũ khí, của Hemingway, như bùn, trong Bảy Hiệp Sĩ, Seven Samurai, 1 phim Nhật, hay như bụi, cũng trong Bảy Hiệp Sĩ, 1 phim Mẽo lập lại phim Nhật:

Ông Chính đứng lên khép cửa và cửa sổ.  Bóng ông in lên vách. Ông dừng một chút nhìn qua cửa sổ ra ngoài và hỏi tôi –
mưa lúc ấy đổ mạnh khiến tiếng ông thấp thoáng và tôi sởn gai ốc khắp người vì lạnh:
“Anh Tâm. Tôi muốn anh thành thật trả lời câu hỏi này của tôi”. Vài giây cách quãng, mưa to hơn. “Giữa chúng ta có xẩy ra chuyện gì không đẹp không? Anh cứ nói thẳng với tôi.”
Tôi muốn đứng dậy nhưng không rời chỗ. Tôi nghe trong tiếng mưa vẫn còn vang tiếng của ông Chính khắp gian phòng.
“Thưa thầy không bao giờ tôi nghĩ lại có thể có câu hỏi ấy giữa thầy và tôi.” Tôi bị xúc động mạnh.
Ông Chính quay đầu lại, mắt ông chớp nhanh, ông nói:
“Tôi muốn giữa chúng ta có được sự thẳng thắn.” Ông nuốt nước bọt. “Dù thế nào chúng ta cũng đã sống với nhau hơn mười lăm năm, lúc có mẹ cũng như lúc không. Lúc nào tôi cũng coi anh là người thân nhất của đời tôi và tôi chắc anh cũng như tôi vì anh cũng chẳng còn ai thân thích. Trước khi lấy mẹ tôi đã có một đứa con gái nhưng chúng tôi không sống gần nhau…”
Ông Chính không gọi mẹ anh, ông gọi mẹ để tỏ sự kính trọng. Sự có mặt của người đàn bà ấy hiện lên giữa chúng tôi. Chính người đàn bà đau khổ cho đến lúc nhắm mắt ấy là người buộc chúng tôi với nhau. Ngay những giờ phút monh manh nhất người vẫn với sự âm thầm cố hữu nối kết chúng tôi: năm 45 tôi ở miền Nam, còn ông Chính ở biên giới Trung Hoa, rồi chúng tôi lại trở về bên người đàn bà ấy. Và chính bây giờ vẫn còn người ấy, mãi mãi chăng? Bắp thịt má ông Chính giật giật. Tôi bàng hoàng nói:
“Thầy đừng nên có ý nghĩ ấy. Không hề có một câu chuyện nhỏ nào cả. Nếu có chỉ là sự vụng về của tôi khiến thầy nghi ngờ thì tôi xin lỗi thầy. Thầy cũng hiểu tôi còn những điều dự tính riêng, nhưng bao giờ tôi vẫn là con thầy như khi còn mẹ và…”
Mưa dịu hơn trước. Ông Chính ngồi xuống.
Chúng tôi đi nằm vào lúc mười một giờ. Tôi thao thức không sao ngủ được. Mưa dầm và lạnh. Ông Chính chong đèn đọc sách khuya. Tôi biết ông cũng không ngủ được. Tôi thương ông vô cùng, sự già cả và cô đơn vây lấy ông. Tôi nhớ đến ngày giỗ mẹ tôi vừa qua, chúng tôi không ai làm gì cả; buổi tối hôm ấy ông Chính không về nhà và tôi đi ngủ sớm. Giá có người đàn bà chúng tôi sẽ thân nhau ở nha
u ở những chuyện nhỏ nhặt ấy. Khi tôi ngủ, đèn đọc sách của ông Chính vẫn còn sáng.
Gần ba giờ sáng. Mưa rơi sâu vào giấc mơ. (1)

*

Ẩn dụ, Aristotle nói, là linh hồn của thơ.
Nhà thơ Osip Mandelstam, chắc hẳn có ý nghĩ đó trong đầu, khi viết, thơ, giống như chiếc máy bay đang bay ngang trời, đẻ ra một chiếc khác, từ bụng nó, và, cứ thế, cứ thế.
Cái phôi tiền sử đẻ ra phôi Gulag, cứ thế, cứ thế. From frozen salamander to Gulag and its ‘tribe’ to Archiprlago – to the whole of ‘monstrous’ Bolshevik Russia as a giant salamander.
Nhưng D. M. Thomas viết, một cách thật tuyệt, "Ở đây, người đọc cảm thấy, có một nhà văn, với can đảm, sức mạnh, và thiên tài, huỷ diệt Medusa, bằng cách nhìn thẳng vào con quái vật, qua tấm gương nghệ thuật."
*
Đọc, Gấu tưởng tượng ra, cái phôi đẻ ra Thơ Ở Đâu Xa.

Đó là hai câu thơ, trong Tôi Không Còn Cô Độc:

Chúng nó làm Cộng Sản,
Chúng ta làm tù nhân.

*
TTT đã từng toan tính dịch Tầng Đầu!
*
Trên Tin Văn, Gấu cũng đã từng kể, đã từng được thưởng thức cái phôi tiền sử, khi đi tù ở Phạm Văn Cội, Củ Chi.
Phôi tiền sử, với Gấu, thì là một con tép nhỏ, trong một con kinh ta đào đã có nước chẩy qua. (1)

Ngã trên núi Việt Hồng Yên Bái khi đi lấy nứa

Tuột dốc té nhào trên hẻm núi
Chết điếng toàn thân trong giây lâu
Mưa rơi nhẹ hạt, mưa phơi phới
Chiều đang tàn hiu quạnh rừng sâu 

Ngửa duỗi chân tay gối trên nứa
Ngó trời nhá nhem nghe mưa mau
Tưởng chừng thi thể đang thối rữa
Hồn viển vông chẳng chút oán sầu 

Mưa tung tấm lưới trắng dầy khít
Làng xóm dưới núi ở phương nào?
Gió rét tái tê bó liệm chặt
Thiếp lịm hồn quên bãng sước đau 

Dầm mình trong hạnh ngộ ẩn mật
Hoen nhòa mắt hứng giọt thiên thâu
Dò bước lối mờ nhắm ánh đuốc
Tiếng người lùng kiếm gọi dưới sâu
[nguồn talawas]

REQUEST

Teach us too to fold our fingers
to brace a door on the other side
Of rooms of a love already lost

May what dreamed of happiness
and shielded a slender flame
when the need arises form a fist
and after the struggle is ended
allow us to straighten our fingers
even if it leaves us only a void

taking defeat in an open hand
holding a skull in soft fingers
at that moment you start again

the great cause of open hands
a playful traveling over strings
the ultimate grain of salvation

Zigniew Herbert

 

Thỉnh cầu

Dạy chúng ta làm sao khum ngón tay
Ôm cái cửa ở phiá bên kia
Những căn phòng tình yêu đã mất

Cái gì mơ hạnh phúc
Che chắn ngọn lửa mảnh rẻ
Khi sự cần thiết dâng lên tạo thành nắm tay

Và khi trận đấu chấm dứt
Cho phép chúng ta duỗi ngón tay
Ngay cả khi cái còn lại chỉ là 1 trống rỗng

Nắm lấy sự thất bại bằng bàn tay mở rộng
Giữ cái đầu lâu bằng những ngón tay mềm mại
Vào khoảng khắc đó, bạn lại bắt đầu

Nghĩa cả trong bàn tay mở
Cuộc du hành vui tươi trên những sợi dây
Hạt tối hậu của cứu rỗi

Note: Gấu đọc bài thơ của Herbert và bèn nhớ tới bài "vác nứa té núi", của TTT.
Kỷ niệm này có thực. Lần gặp bạn Chất, khi đó ở cùng Trại với ông anh, anh kể lại, đến tối mịt, không thấy ông về, không chỉ ông em, mà cả Trại lo.

Bài thơ của Herbert, khổ thứ nhì, Gấu dịch loạng quạng, nhưng cứ “pốt [post] phứa” lên TV, hy vọng có bạn nào sửa giùm.

Đọc lại toàn bài, thì nó lại lòi ra công án “hãy dạy cho ta [nghe] tiếng/cách vỗ của 1 bàn tay. Đây là 1 công án thiền/thơ/cứu rỗi…. theo như Steiner, qua bài viết thần sầu, “The Retreat from the Word”, Chữ Lùi, trong “Ngôn ngữ và Câm lặng”:

In an essay contained in the same volume, "The Retreat from the Word," Steiner urges us to follow oriental metaphysics and Wittgenstein and consider silence as a response to the ineffable (1)

“Một lần anh Long và một người bạn nữa đã thách anh đến vuốt tóc em và anh đã làm thật. Ở con đường ra đồng trước cửa nhà một người Pháp có nuôi một đàn ngỗng dữ và em đã về mách nhà anh cái tội trêu trọc em và tôi đứng đó ăn cắp trứng ngỗng.”
Tôi nắm chặt hơn tay Hạnh, có cảm giác hổ thẹn về những hành động ngây thơ táo bạo và tôi đáp:
“Nhưng em cũng biết là bà ngoại anh chẳng bao giờ trị tội anh cả.”
Hạnh gật đầu và cái búi tóc nghiêng xuống vai về phiá tôi. Hạnh hỏi lại tôi:
“Học hết lớp nhất anh đi Sài Gòn? Anh làm gì?”
Tôi nói điềm nhiên và thành thật, ngoài ý muốn:
“Anh đã bán báo, làm thợ, và học nghề chữa ô tô.”
BL

Chất bảo Gấu, lần gặp ở San Jose:
Mấy con ngỗng có thiệt đấy. Hồi nhỏ tớ sợ chúng lắm!
Anh cho biết thêm, những nhân vật trong BL, đa số có thực. Tác giả cho nhân vật chính mượn cả cái tên của mình, nhưng không biết, trong tiềm thức, ông nhận ra, Tâm, Bếp Lửa, Hà Nội là…  một?

Có thể vì thế, ông đã tính để câu “Tôi là kẻ khác”, lên trang đầu, nhưng phút cuối, trước khi đem in, gạch bỏ.

Nhớ Thanh Tâm Tuyền...
Phan Lạc Phúc

Note: Đoạn mới viết, do sơ ý, Gấu delete mất tiêu.
Sorry.
NQT

Gõ Google, ra khúc này:

Nói Thêm Về Thanh Tâm Tuyền (1) 

Tôi đã định kết thúc loạt bài "Tưởng Niệm Thanh Tâm Tuyền" (Thanh Tâm Tuyền, nhà thơ, nhà văn chủ lực của Sáng Tạo và cũng là nhà giáo, người tù cải tạo Dzư Văn Tâm). Loạt bài này được đăng tải ở Úc, Mỹ, Gia Nã Đại và may mắn cho người viết có một số "phản ứng" vọng về. Do vậy nên kẻ viết bài này xin được "nói thêm về Thanh Tâm Tuyền" để hy vọng giải tỏa được phần nào những nghi vấn còn đọng lại. Như đã thưa trước, tôi chỉ là người bạn "đời thường" của Dzư Văn Tâm, nên biết đến đâu, xin thưa đến đó mà thôi.
Một người bạn "lính" và cũng là bạn tù từ bên Mỹ phone sang hỏi rằng "Tôi đi HO1 cùng với gia đình Thanh Tâm Tuyền năm 1990 tới Lousiana mà sao bạn lại nói Thanh Tâm Tuyền định cư ở Minnesota".

Chất vấn của bạn đúng nhưng thưa bạn chỉ đúng ở giai đoạn đầu. Bà Thanh Tâm Tuyền có người anh làm phi công lập nghiệp ở Lousiana. Ông anh này bảo lãnh cho gia đình bà em nên khi đi HO 1 cả gia đình Thanh Tâm Tuyền tới Lousiana như ông bạn nói. Nhưng một thời gian sau, những người bạn của Thanh Tâm Tuyền ở Minnesota như Cung Tiến, Nguyễn Cao Đàm mới thuyết phục Thanh Tâm Tuyền từ Lousiana sang Minnesota. Cung Tiến lúc đó, ngoài tính cách một nhà soạn nhạc, anh còn là nhà nghiên cứu và phân tích trong Viện Bảo Toàn Kinh Tế Minnesota (Minnesota Department of Economics Security). Cung Tiến cũng còn là một thành viên tích cực trong Hội Nhân Quyền Quốc Tế (International Federation of Human Rights) và là một nhà hoạt động không mệt mỏi của cộng đồng người Việt Tự Do bắt đầu đông đảo ở St Paul. Còn người bạn cũ Nguyễn Cao Đàm ở Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị và trường Cao Đẳng Quốc Phòng lúc bấy giờ cũng đang làm cho chính quyền tiểu bang vì ngày xưa anh học Ph. D ở đây. Vì những người bạn này nên khi định cư ở Mỹ, nhiều anh em văn nghệ đã dừng chân ở Minnesota như Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, sau này như Cung Trầm Tưởng, Tô Thùy Yên. Đây là "đất lành" vì ngoài những anh em văn nghệ Thanh Tâm Tuyền còn có những người bạn thân từ thời đi học ở đây như các anh Nguyễn Văn Vỹ (dạy học), anh Nguyễn Ngọc Diễm (Bộ Ngoại Giao). Gia đình Thanh Tâm Tuyền từ Lousiana chuyển sang Minnesota có lẽ vì nơi này nhiều bạn bè hơn, đông vui hơn, dễ sống hơn.

Tôi không có những kỷ niệm về "đi dạy" với Thanh Tâm Tuyền nhưng các bạn trong nghề này như Nguyễn Sĩ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Vũ Khắc Khoan... đều nhận định rằng "tuy mang danh là 'người nổi loạn' (l' homme révolté) nhưng bài giảng quốc văn của Thanh Tâm Tuyền trong lớp lúc nào cũng đúng chương trình, nhiệt thành và mới lạ. Tôi mới được đọc một đoạn hồi ức của nhà văn miền châu thổ sông Đồng Nai Võ Kỳ Điền (VKĐ) viết về "Thanh Tâm Tuyền tỉnh Bình Dương và những ngày dạy học". Tôi cũng không ngờ VKĐ lại là học trò cũ của Thanh Tâm Tuyền vì hai người tuổi tác không xa nhau bao nhiêu. Nhưng tôi chợt nhớ ra Thanh Tâm Tuyền đậu tú tài rất sớm (16 tuổi rưỡi) và cũng "thân lập thân" khi vừa mới lớn lên. VKĐ đã viết về ông thầy học cũ với những lời lẽ chân thành, xúc động. 

"Thanh Tâm Tuyền đã viết những dòng chữ lạ thường giữa một thời đại cũng hết sức lạ thường của dân tộc VN... Nhưng đối với riêng tôi, mãi mãi, Thanh Tâm Tuyền là một thầy giáo phẩm hạnh được học trò thương yêu và kính mến. Thầy cực kỳ thông minh, nhiều tài năng, kiến thức sâu rộng... Tác phẩm của Thanh Tâm Tuyền càng bị đả kích, càng sáng chói. Nhờ thầy Tuyền mà tôi biết mê cái thế giới văn chương với những nhận xét độc đáo, kỳ lạ... Những lúc thầy giảng bài, cả lớp ở dưới trông lên, không nháy mắt... tôi nhìn bằng cả một cõi lòng say mê, kính phục... Mà đâu phải chỉ có mình tôi thấy như vậy. Hình như các chị ở trong trường ai cũng đều ái mộ thầy hết... Tôi ước ao mai sau vừa được làm thầy giáo, vừa viết văn, làm thơ".

Ở cuối bài, VKĐ có ghi lại một nhận xét thế này "Nhà văn Kiệt Tấn cho biết Thanh Tâm Tuyền cưới vợ là người đẹp Bình Dương ở miệt Búng. Tôi chưa từng nghe ai nói về việc này. Tôi hoàn toàn không biết gì về cô. Nếu cô thật là người Búng thì thi sĩ Thanh Tâm Tuyền và đất Bình Dương quả thật có duyên nợ, ân tình".

Thưa ông Kiệt Tấn, người bạn cũ năm ngoái từ Paris sang đây chơi, chúng ta không có dịp nào nhắc đến Thanh Tâm Tuyền; không biết ông dựa vào nguồn tin nào mà ông nói bà Thanh Tâm Tuyền là người ở Búng. Theo chỗ tôi được biết, ông thân với Cung Tiến, gần với Nguyên Sa mà khá xa với Thanh Tâm Tuyền. Bà Thanh Tâm Tuyền, không phải "người đẹp Bình Dương' mà là "tiểu thư Hậu Giang' lên Sài Gòn học, tôi không còn nhớ tại trường Nguyễn Bá Tòng hay Trường Sơn. Nhưng đã là học trò ông Thanh Tâm Tuyền thì theo như ông VKĐ vừa kể ở trên, từ sự cảm phục chuyển sang sự say mê là một chuyện rất gần. Vả chăng bà Thanh Tâm Tuyền luôn luôn có một sự trân trọng đối với nghề dạy học. Tôi còn nghe kể bà chọn trường cho cậu con trai lớn Dzư Minh Trí khi Trí vừa học xong trung học lúc Thanh Tâm Tuyền chưa được tha về. "Bây giờ con học cái gì hở mẹ?"- "Ngày xưa ông nội con làm nghề dạy học, bố con cũng thế thì bây giờ con vào trường Cao Đẳng Sư Phạm đi" (Sở dĩ phải vào cao đẳng mà không vào đại học vì "con ngụy" lý lịch kém không được vô đại học).

Cậu con đầu này cũng ngang tàng, gai ngạnh không kém. Cậu học chuyên văn, các giảng sư thường từ Hà Nội chuyển vào. Cao trào khi ấy là hạ nhục miền Nam trên mọi phương diện: Xã hội chó sói, kinh tế ăn mày, văn hóa nô dịch. Các văn nghệ sĩ bị cầm tù hay đày đọa triền miên. Thân sinh ra Dzư Minh Trí là một trong những cái tên bị thóa mạ nặng nề. Cậu sinh viên "con ngụy" nghiến răng chờ đợi. Mãn khóa (2 năm) Dzư Minh Trí nhận một nhiệm sở đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Một bữa cậu về trường đứng đợi. Giảng sư "chửi bố" cậu vừa ra, cậu đâm xe vào honda của người ấy. Trong cơn cãi vã, Trí "đục sặc máu mũi" nhà giảng sư kia rồi chuồn thẳng. Tình hình như vậy, Trí không thể nào ở lại được nữa, phải vượt biên ngay. Nhưng chuyến vượt biên vội vàng ấy, như trong bài trước đã nói, không xong. Ngày 29 Tết năm 1987, Thanh Tâm Tuyền lên Trung Chánh hỏi thăm thì nhận được tin "chuyến tàu vừa bị CA bắt". 

Tôi đã vô cùng lo lắng cho gia đình bạn nhưng nhờ Trời "cùng tắc biến, biến tắc thông". Thời "mở cửa" cứ có "cây", có "chỉ" là muôn sự đâu vào đấy hết. Minh Trí lại được về, mưu tìm một chuyến đi khác nữa.

Nhưng bây giờ có một chuyện không biết giải quyết cách nào? Tôi gần đây mới hỏi Dzư Văn Chất (em ruột Thanh Tâm Tuyền) là cụ bà (thân mẫu Thanh Tâm Tuyền và Chất) đã biết tin về Thanh Tâm Tuyền chưa? Chất trả lời: "Em và các cháu chưa dám cho cụ biết. Cụ đã trên 90 rồi, yếu lắm. Không biết em phải làm thế nào đây?"