|
Cali 2012 With H/A
Liệu bạn có thể tưởng tượng
cuốn sách khổng lồ, là Bách Khoa Toàn Thư Tin Văn Toàn Tập, và cuộc gặp gỡ
trên, là giữa GCC và… độc giả TV, trong 1 buổi ra mắt sách ở Tiểu Sài Gòn?
Yes, sure, why not?
Re: Editing and
publishing...
Today at 4:54
PM
It's exactly right! Why not? Hooray...
Happy New Year, Gau Nha Van.
H/A
Tks
Take Care
The Moon
for Maria
Kodama
There is such loneliness in
that gold.
The moon of the nights is not the moon
Whom the first Adam saw. The long centuries
Of human vigil have filled her
With ancient lament. Look at her. She is your mirror.
-W.B.
J.L. Borges
Trăng
Có cái cô đơn
khủng khiếp như thế đó ở trong mảnh trăng vàng.
Trăng của đêm không phải trăng Adam đầu tiên nhìn thấy
Những thế kỷ dài của những lời khẩn cầu của con người
Đã tẩm vào nàng lời than van xưa, cũ.
Hãy nhìn nàng kìa.
Nàng là tấm gương của em đó.
Với Borges,
chúng tôi sống ở bên ngoài thực tại.
"Avec Borges, nous vivions en dehors de la réalité"
Nhân ghé Paris vào dịp Hội Sách
vinh danh Á Căn Đình, Maria Kodama, cuộc tình lớn sau cùng của nhà văn nhớn
Borges, đã dành cho chúng tôi [báo Point de vue, Quan Điểm] 1 cuộc trò chuyện
nhỏ, nhưng nó vén bức màn bí mật về 1 Borges riêng tư, vượt ra khỏi những
huyền thoại quen biết về nhà thơ mù.
Phạm Văn Hàm & NQT &
Quyên & Nguyễn Tân Văn
Hẹn ăn với đám bạn học cũ, trên,11
giờ sáng, bữa tới Cali. Ăn sáng Nguyễn Huệ với PTH. Gặp Hải Âu. Ngồi xe em
tới cà phê Starbucks. Cỡ 10 giờ, trở lại tiệm thuốc lá NDT, gặp NKL, đưa
tới quán trên.
Chiều, em tới nhà NDT đón, đưa đi ăn, tính đi mua sách nhưng em coi giờ,
nói muộn rồi, phải trả xe cho bạn, Gấu nghĩ còn cả “Một Chủ Nhật Khác...”
Không có MCNK!
Cali 2012 With HA
Cali 2012 With HA
Le Grand Meaulnes & Yvonne
de Quiévrecourt, the woman and the legend
The girl at the Grand Palais
The adolescent obsession that inspired an influential yet neglected French
classic
GCC có tới ba cuốn Anh Môn, tếu thế!
Còn 1 cuốn nữa, không kiếm thấy!
Rất nhiều độc
giả bị hớp hồn bởi cái gọi là “buồn vào hồn không tên”, một nỗi u hoài, bi
ai, toát ra từ một thứ thơ xuôi,
như 1 nhà phê bình nhận xét, “như sương mù bên trên bãi tha ma”.
Wed, Oct 2, 2013
Hello
Đừng viết kịch, đừng viết “tỉu
thiết”, và cũng cóc cần “triện ngắn”.
Chỉ cần Gấu lèm bèm về “thời của mình”, và “hiện tại chán nản” là đủ tuyệt
vời...
I know that I won't be able
to stop you if you want to post my words on TV. Please don't use my hand
writing letter. Please type and post.
Best regards,
Sad Seagull
Take Care, Plse
Jennifer Tran to HA
Cali 2012 With H/A
Bỗng nhớ… Sad
Seagull và những ngày tá túc ở nhà ông bạn Bạn, ở Tiểu Xề Gòn, và lời dặn
dò của ông:
Ông về chuyến này, phải viết về kịch. Hoặc tệ lắm, dịch Kịch!
Bỗng nhớ đến Bao Lơn, và những buổi sáng chỉ có hai
anh em, là Ông Số 1, “Đông Phương Bất Bại” – nick nhà thơ kẹo mứt ban cho
ông, và thằng em, tên “sa đích văn nghệ” –cũng NS ban cho
- ở Quán Chùa, Xề Gòn.
Ông phán, Kịch mới đứng đầu cõi giang hồ gió tanh mưa máu.
Và “Bao Lơn”, và 1 trong những đỉnh của nó.
Bi giờ, đọc lại, thì mới hiểu,
tại sao TTT mê Le Balcon:
Nó là/ làm nhớ đến, cái không khí bị vây hãm của Xề Gòn, hồi đó.
Trong Bao Lơn,
cũng có 1 ông HPNT, sát thủ số 1 của Mậu Thân Huế ngày nào.
"Rotten with genius", thối rữa với thiên tài. Céline phán, về “Thánh Jean
Genet" [chữ của Sartre]
Evil Axis
Sự kiện, báo Người Việt chửi
cả lũ VNCH hải ngoại, và lũ này vẫn tiếp tục mua báo của băng đảng Cờ Lăng
của chúng, và sự kiện, dân thủ đô VC xếp hàng chờ tới lượt “được” chửi, có
khi được đá, được đạp, nếu đông khách quá, rồi mới cho ăn cháo, ăn phở, tưởng
chẳng mắc mớ gì với nhau, hay chỉ là 1 sự kiện văn hóa sa đọa - theo Gấu
Cà Chớn, có lẽ không phải.
Không phải tự nhiên mà Sến “ngứa
miệng”. Phải có lý do hoặc tiềm ẩn hoặc đen tối nào đó. Có khi chính Sến
cũng không biết, và có thể nó liên can đến cái chuyện "Tôn Phu Nhân qui Thục"!
Bắc Kít đâu còn là quê hương của Sến?
Gấu nghĩ hoài, và cuối cùng
ngộ ra, khi nhớ tới vở kịch Le Balcon của Jean Genet.
Gấu biết đến cái tên vở kịch cũng như tên tác giả, là qua ông anh nhà thơ.
Một lần ngồi Quán Chùa, lèm bèm về kịch - Ông anh phán, kịch mới đứng đầu
thiên hạ, Thơ là đàn em, là “Ông Số 2”, so với nó - và nhân đó, ông nhắc
tới Le Balcon, và cho biết, ông mê kịch này lắm; và bây giờ, ông đi
xa rồi, Gấu tự hỏi, hay là, sự kiện ông mê kịch, có liên can tới sự kiện
Sến “ngứa miệng”, và có thể còn liên quan đến cả Gấu nữa, liên can đến Cái
Ác Bắc Kít!
Liên can đến “Tội Tổ Tông”, từ đó, đẻ ra cú ăn cướp Miền Nam!
Hà, hà!
Nhưng gì thì gì, phải đi một
đường “Le Balcon” trước đã.
*
Trùng hợp làm
sao, trên talawas thấy có link, một
bài viết về mấy quán ăn của đất Hà Thành ngàn năm văn vật. Khách
đến, để ăn, lẽ dĩ nhiên, nhưng còn để được nghe chửi.
Gấu bỗng nhớ đến kịch nổi tiếng của ông "Thánh" Jean Genet, La Balcon.
Và nhớ... Đỗ Hoàng Diệu, tuy chưa từng gặp.
The Balcony, [Ban công, Bao Lơn], kịch
nổi tiếng của "Thánh" Genet.
Thánh, là do Sartre phong cho ông.
Genet viết kịch
này, ấn bản thứ nhất, vào năm 1955. Kịch xẩy ra tại Bao Lơn Lớn, Le Grand
Balcon, một nhà bướm, khách của nó, tầng lớp tinh anh của thành phố, của
chế độ, của tôn giáo... Họ tới để được bướm hành hạ, chửi mắng, xỉa xói,
đánh đập. Sau khi được hành, cả phần xác lẫn phần hồn, tới chỉ như thế, họ
thảnh thơi ra về, được thanh hoá, và phạm tội tiếp. Mắm mì, chủ nhà bướm
- căn nhà của những ảo tưởng, the house of illusions - tên là Irma. Những
nhân vật khi xuất hiện, thường lập đi lập lại những "ẩn dụ" liên quan tới
cuộc cách mạng đang diễn ra dưới phố. Một trong những bướm, Chantal, trốn
nhà bướm tham gia cách mạng và trở thành biểu tượng của Tự Do.
Cách mạng thành công, làm thịt Vua và Hoàng Hậu, trùm Công An bèn thay thế
Hoàng Hậu bằng mắm mì Irma....
Gấu tui không hiểu, Đỗ Hoàng Diệu đã từng đọc "The Balcony"?
Thiên hạ khen Bóng Đè um lên, bởi
là vì ĐHD đã "viết giùm" những ẩn ức, những ẩn dụ cho họ?
Đọc Bóng Đè, theo một nghĩa nào
đó, là trở thành khách hàng của Bóng Đè
[của The Balcony]?
Được đến The Balcony, được hành
xác, và sau đó, được thanh hoá?
Những đao phủ, thay vì ngồi thiền, thì đọc... Bóng Đè?
Gấu sợ rằng, những quán chửi ở Hà Thành, là đã nắm đúng huyệt của thời đại,
đi đúng giòng văn học tự kiểm, tự vấn với những NHT chẳng hạn.
Ông này chẳng phải chửi um lên, mà gạt đi không hết độc giả?
*
Le mauvais gout mène au crime [Stendhal].
Thưởng ngoạn dởm đưa đến tội ác.
Trong nhiều năm
Genet mơ tưởng viết một vở kịch về Tây Ban Nha, và Bao Lơn bật ra
từ ao ước đó:
"Điểm xuất phát Bao Lơn được ấn định là Tây Ban Nha. Một Tây Ban Nha
của Franco, và cuộc cách mạng tự thiến chính nó, là của tất cả đám Cộng Hoà,
khi họ chấp nhận thua trận."
"Nhưng sau đó, vở kịch cứ thế triển nở, mặc xác, chẳng thèm để ý đến Tây
Ban Nha: Kịch đi đằng kịch, Tây Ban Nha đi đằng Tây Bán Nhà! [And then my
play continued to grow in its own direction and Spain in another]."
Rõ ràng là Trùm Công An có thể coi như Franco, nhà độc tài, Roger, những
anh em cách mạng, Chantal, cô bướm bỏ nhà điếm đi theo cách mạng: cuộc đời
ngắn ngủi của nền Cộng Hòa.
Và mắm mì Irma: Tây Ban Nha đích thị đất nước thân yêu của chúng ta!
Nhìn như thế, có thể giải thích, con đường từ NHT đến ĐHD, và liệu có thể
đây là lý do thầm kín tại sao vẫn lại là NN làm bà đỡ cho tài năng mới mẻ
này: Thất bại của một Tướng Về Hưu phát sinh một Bóng Đè? Hay
nói theo kiểu "bỗ bã" đặc biệt NHT: Tướng Về Hưu bị thiến biến thành
Bóng Đè, hay ngược lại, Bóng Đè là một trường
hợp "quá cái biến thành đực", "âm thịnh dương suy"?
Trong những kỳ tới Tin Văn sẽ giới thiệu bài phỏng vấn Genet, và trường hợp
Bao Lơn được dàn dựng, phản ứng của chính tác giả với
đứa con của mình, khi qua tay đạo diễn, và của khán thính giả. Có vẻ như,
nó sẽ đưa ra thêm một ý kiến cho cuộc tranh luận chung quanh vấn đề tác giả
có nên bảo vệ tác phẩm của mình, hay là kệ mẹ nó, ai muốn hiểu thế nào thì
hiểu!
Quá cái biến thành
đực?
Ai vậy cà?
Đè
Bắc Kít đâu còn là quê hương
của Sến?
Câu này, thực sự GCC không tính viết về Sến, mà là về Gấu. Và về cuộc tình
thê lương, ngay những ngày đầu ra hải ngoại, của 1 anh già không làm sao
quên được cái chuồng giam giữ tuổi thơ của nó, là xứ Bắc Kít.
Bạn có nhớ Mai Thảo, đang nằm ốm, chờ đi xa, có 1 em Bắc Kít 100 phần dầu,
Hà Nội cũng 100 phần dầu, ghé thăm, ông nhỏm phắt dậy, thảng thốt hỏi, ai
đó, lâu quá mới được nghe giọng Hà Nội.
Cuộc tình khi sắp đi xa, của Gấu cũng thê lương, cũng thảng thốt như thế
đó!
Hà, hà!
Cuộc tình chót đời, vào lúc sắp xuống
lỗ, đơn phương, của Gấu, là... tưởng tượng ra 1 em Bắc Kít, lấy chồng ngoại,
và khi được hỏi, tại sao không lấy Mít, và, tại sao không lấy 1 tên Bắc Kít,
Em trả lời, tụi khốn đó đâu có biết trọng đàn bà, nhất là đàn bà đã có 1
đời chồng mất đi vì cuộc chiến!
Thế là Gấu bèn tưởng tượng tiếp, ta sẽ là tên Mít đó, tên Bắc Kít đó, và
ta nói, ta yêu Em, và chắc chắn em sẽ tin.
Nói tiếng Vịt, tất nhiên:
Anh "thươn" EM!
[Em gốc “rau muốn”, thành “giá sống”, từ 1954]
Ui chao, Em tin thiệt!
Gấu nhận được cái mail sau cùng của
Em, chắc là trong mơ, mới tuyệt vời làm sao:
Tui bận lắm, đâu có thì giờ rảnh
mà trả lời mail của anh.
Nào chồng, nào con, nào công việc chùa chiền, nào.. ‘viết’ nữa.
Nhưng cũng ráng viết vài dòng…
Ui chao GNV lại nhớ đến nhân vật
của Camus, lo hết cuộc đời trần tục này, rồi nếu có tí dư, thì dành cho…
trăng sao, và cho Gấu!
Tks. Take Care. Plse Take Care.
NQT
Ui chao, đúng
cái cảm giác của MT, khi nghe giọng Bắc Kít, Hà Nội của em, bữa đó….
Còn 1 cú nữa,
cũng xẩy ra vào thời kỳ mới tới Xứ Lạnh, cũng 1 em Bắc Kít, phôn cho Gấu,
khi đang làm 1 tên bán bảo hiểm nhân thọ, nhưng em này còn trẻ măng, giọng
nũng nịu không thể nào mà không mê cho được... Gấu hình như cũng đã lèm
bèm rồi, chính vì thế mà Gấu nghi là cái miền đất khốn kiếp đó trả thù Gấu,
khi Gấu lấy 1 em miệt vườn, để chống lại nó!
Lại còn cái mẩu
chuyện, lần trở về mái nhà xưa [Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn] đi tham
quan bướm Hà Nội, gặp1 bướm, khi nghe giọng Gấu, bèn cau mặt, mi là 1 tên
Nam Kít, bày đặt học tiếng Bắc Kít. Cái thứ tiếng Bắt [Bắc, em chọc quê Gấu],
chua như dấm, the thé như 1 con động kinh, hay gì mà bắc [bắt] chước? (1)
Cali 2012 With H/A
Hồi ức có cái chung với nghệ
thuật, đó là, tính tuyển chọn, thích xoáy vào chi tiết. Khen đấy, mà chửi
cũng đấy, ấy là bởi vì, hồi ức vốn chỉ chứa chi tiết, chứ không trọn gói,
trọn hình; hãy gạch đít, gạch chân, highlights, nếu bạn muốn, nhưng đừng trọn
cả “sô”! Theo tôi tin tưởng, thì đây là do con người, một khi phải nhớ trọn
một em, thì thường là theo kiểu “mài mại”, và cái rất ư niềm tin để cho muôn
thú muôn loài cứ thế mà tiếp tục cuộc đời của chúng, đó là “không nền”, groundless,
đó là “mài mại”.
Hơn bất cứ cái gì khác, hồi
ức của con người, nó giống một thư viện mất trật tự, hổ lốn, không theo một
bảng xếp loại abc nào, với không tuyển tập, của bất cứ một ai.
Trong căn phòng rưỡi
Joseph Brodsky
Thấy Gấu được Em giúi cho tí
tiền, đúng ngày Thứ Bảy thường lệ, đám bạn trên Los xuống, lại thêm Võ Chân
Cửu từ trong nước qua chơi, chúng bèn bắt Gấu chi chầu nhậu.
OK.
NDB mãi gần cuối tiệc mới tới,
để nhậu, tất nhiên, nhưng còn để đưa Gấu về nhà mới, nhường phòng cho bạn
khác.
Và cái bữa tiệc sau đó, ở nhà
NBD, giữa GCC và chủ nhà, mới tuyệt cú mèo: chỉ hai thằng chơi gần hết 1
chai cordon bleu, đây mới là chai rượu mà “Em của Gấu” hậu đãi, để mừng tình
bạn vong niên, và để trách sự biết nhau muộn quá giữa hai tên già, trong
có 1 tên, đi bất cứ lúc nào!
Bạn để ý ngày
ghi trên hình, là biết ra liền, trọn 1 ngày “Đại Cát”, 9.11.2012, Em dành
cho GCC.
Phở Nguyễn Huệ là 1 nơi chốn
may mắn đối với Gấu. Gấu gặp lại Chiêu, bạn của thằng em trai đã tử trận
ở đây. Rồi họa sĩ Chính [Cao], bạn của thằng em cũng ở đây.
Cali 2012 With H/A
ASIA LITERARY
REVIEW
Winter 2010
Modern Chinese Poetry - Insistent
Voices
Landscape Above Zero
It was the seagull that taught
the song to swim
It was the song that found the first wind's source
We shared shards of happiness
Entering the home from different directions
It was father who recognized
darkness
It was darkness that led us to sudden lightning
The weeping door slammed shut
And echo pursued its cries
It was the pen that bloomed
in despair
It was the flower that refused the necessary journey
It was rays of love that awoke
Lighting the landscape above zero
Bei Dao
Phong cảnh ở bên trên con số không
Đó là hải âu dậy bài ca bơi
Đó là bài ca tìm thấy nguồn gió
Chúng ta chia nhau những mảnh
vụn của hạnh phúc
Về nhà từ nhiều hướng khác nhau
Đó là người cha nhận ra bóng
tối
Đó là bóng tối dẫn chúng ta tới ánh sáng bất thần
Cánh cửa nức nở đóng sầm lại
Và tiếng vang đuổi theo tiếng khóc của nó
Đó là cây viết nở hoa trong
chán chường
Đó là bông hoa từ chối một chuyến đi cần thiết
Đó là những tia tình yêu thức
giấc
Soi sáng phong cảnh ở trên con số không
Note: Bài thơ này, có tới hai
bản tiếng Mít, một của GCC, khi đọc Bei Dao trên tờ Điểm Văn Á, Asia Literary
Review, mê quá [tại sao mê thì đừng bắt GCC phải tự thú!] Sau, gặp tập thơ
của ông, bèn chơi liền, và được bạn Dã Viên dịch thẳng từ tiếng Tầu. Vị độc
giả này, dân Huế, rất mê thơ. Rất giỏi tiếng Tầu. Trang TV như vậy là có
thêm 1 vị hộ pháp!
Tks All. NQT
Phong cảnh trên độ không
Là ó biển
dạy tiếng hát bơi
Là tiếng hát lần về ngọn gió sơ ngộ
Chúng ta
đổi trao những miểng vụn hân hoan
Tiến vào nhà từ những phương trời khác biệt
Là người
cha xác nhận bóng tối
Là bóng tối nối liền ánh chớp kinh điển
Cánh cửa
nức nở đóng sầm lại
Tiếng vang đuổi theo tiếng nó khóc gào
Là bút trổ
bông trong tuyệt vọng
Là hoa từ chối cuộc lữ tất nhiên
Là tia sáng
tình yêu choàng tỉnh
Chiếu sáng phong cảnh trên độ không.
Bei Dao
Dã Viên
dịch từ nguyên tác
Cali 2012 With H/A
Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê
nhà. (1)
Toi dang viet ve bai tho Bien
H.A cho phep dung may cai mail dau
Hw?
Gui kem,
Tks
Wed, 10 Feb 2010 13:05:28 -0800
"Biển" cuả ông đang quạnh quẽ,
buồn thăm thẳm và lạnh băng...
Đẹp như vậy mà sao không để cho nó được yên hở Gấu Nhà Văn?
H.A
Gấu Cà Chớn & Nguyễn Lương
Vỵ & Võ Chân Cửu & Nguyễn Đình Thuần & Đặng Phú Phong
@ NDT
Bữa tiệc, là H.A bỏ tiền ra
đãi, không phải GCC!
Em ở 1 thành phố gần ngay bên
Quận Cam, vậy mà Gấu lại nghĩ em ở San Jose!
Trước khi mò qua Quận Cam thăm bạn, Gấu có mail, xin gặp, May I meet U there,
I mean @ SJ?
Em bèn ghé gặp thiền sư & thi sĩ & nhà báo PTH, đưa cái phong bì,
trong có tiền, cho vé máy bay từ SJ xuống Quận Cam.
Tối hôm Gấu qua nhận được mail của PTH, bèn phôn, bèn hẹn gặp ở phở Nguyễn
Huệ.
Gặp, đưa cái phong bì. Gấu hỏi, em của Gấu đâu.
Thiền sư ngó đồng hồ, phán, cô ấy ra liền bây giờ…
Hát Trong
Lò Cải Tạo
Bên Da Màu, trong bài “lại nói
chuyện về thơ” của cây viết Phan Xuân Sinh có đoạn:
... Phạm Duy có gặp một số anh
em văn nghệ tại Boston, trong cuộc gặp gỡ nầy có người hỏi Phạm Duy là: “Anh
phổ nhạc thơ của nhiều thi sĩ, có hai thi sĩ lớn như Thanh Tâm Tuyền và Tô
Thùy Yên. Sao anh không phổ thơ của họ?” Phạm Duy trả lời: “Hai ông nầy thơ
hay thật, thế nhưng thơ của hai ông lý trí quá khó phổ thành nhạc được.”
Nói thế để chúng ta biết rằng thơ hay chưa chắc làm rung cảm được người đọc...
Source
PD phán như thế, theo tôi, là
đúng, thực, theo suy nghĩ của ông, chứ không nhằm che đậy gì hết. Nhạc PD
thiên về tình cảm, thứ tình cảm tục lụy, hệ lụy, [hệ lụy, thí dụ, giai thoại
ăn chè Nhà Bè, nhờ đó mà dân Mít được thưởng thức bản nhạc phổ thơ MDHT],
không phải thứ tình cảm thanh cao như trong thơ TTT, hay TTY. Ðây là do cái
tạng của ông, và có thể cũng là do yêu cầu của đa số quần chúng thưởng thức
nhạc. Những bài thơ phổ nhạc của TTT, TTY không có nhiều thính giả, những
nhạc sĩ phổ thơ của TTT, là bạn thân ngoài đời của ông, họ hiểu ông, thơ
của ông, cho nên phổ nhạc thơ của ông.
PD đâu có thuộc cái giới đó.
Ðẩy đến cực điểm, thơ phổ nhạc của TTT hay của TTY muốn nhắm tới cái gọi
là không còn chủ âm trong nhạc, hay tới thứ âm nhạc không cần lời.
Vấn đề này lớn quá, chỉ nêu ra đây, như là 1 đề xuất, đặt viên gạch, rồi
tính sau.
Nhạc PD, ngay cả phổ thơ, “đừng nhìn em nữa anh ơi, bướm em rách nát rồi”,
thì làm sao so với Chiều qua phá Tam Giang, nhớ em đang ngồi thư viện Gia
Long, hay lang thang Passage Eden?
Uống ly chanh đường thì phải chơi thêm cái môi em ngọt nữa cơ, mới đủ 1 cặp!
Cái giai thoại nghe nhạc phổ
thơ TTT ở Trại Tù VC mà chẳng tuyệt thấu trời sao?
PD làm sao mà có được những giây phút thần kỳ như thế?
bài nhớ
thi sĩ
Nhớ Già Ung * Gửi
MT
Sáng nay thức giấc trong nhà
giam
Anh nhớ những câu thơ viết thời trẻ
Bừng cháy trong lòng anh bấy
lâu
u ám quạnh quẽ
Ánh lửa mênh mang buổi (1) tình đầu
Mưa bụi rì rào
Gió náo nức mù tối
Trễ muộn mùa xuân trên miền
cao
Đang lay thức rừng núi biên giới
Đã qua đã qua chuỗi ngày lạnh
lẽo anh tự nhủ
Cũng qua cơn khô hạn khác thường
Tắt theo ngọn nắng chon von
mê hoặc
đầu óc quái gở
Từng thiêu đốt anh trên đồi theo vào đêm
hành hạ anh đớn đau
Từ bao giờ anh đứng trân trối
cô đơn
Hôn ám trời sơ khai nhìn qua song tù ngục
Hoang vu lời thơ ai reo hát
cùng cỏ lá heo hút
Dẫn đưa anh về tận nẻo nguồn
chốn bình minh lẩn lút
(Bình minh bình minh anh kêu
khẽ
cảm động muốn khóc
Mai Mai xa Mai như hoa Mai về
tình thơ hôm nay)
Em, em có hay kẻ tội đồ biệt
xứ
sớm nay về ngang cố quận
Xao xuyến ngây ngô hắn dọ hỏi
bóng tối sâu thẳm
Đêm vây hãm lụn dần
Thủ thỉ mưa ru ngày khốn đốn
Em, soi bóng em hồn nhiên trên
lối thời gian
Lặng lẽ anh gầy nhóm lửa tinh mơ đầm ấm.
Lào Kay 4/78
Vĩnh Phú 1/79
Thanh Tâm Tuyền Thơ Ở Đâu Xa
Ghi chú của tác giả:
Già Ung:
Giuseppe Ungaretti (1898-1970). Thi sĩ Ý.
Ghi chú của người sao lục [NQT]:
Bài nhớ thi sĩ của Thanh Tâm Tuyền, qua
thi sĩ Nguyễn Hà Tuệ, còn là sĩ quan cải tạo, đã được nhạc sĩ Hồ Đăng Tín
phổ nhạc, hát giữa bạn tù, tại trại Tân Lập K2.
Độc giả [Thính giả?] đầu tiên của bài thơ, là trại viên Nguyễn Chí Kham,
như tác giả Nắng Hồng Phương Nam cho biết.
Milosz viết:
Trong một tiểu luận, Brodsky
gọi Mandelstam là một thi sĩ của văn hóa. Brodsky chính ông, cũng là 1 thi
sĩ của văn hóa, và hẳn là vì lý do này, ông tạo sự hài hòa với dòng sâu thẳm
của thế kỷ, trong đó con người, bị đe dọa mất mẹ cái giống người, khám phá
ra quá khứ như là một mê cung chẳng hề có tận cùng. Lặn sâu vô mê cung, chúng
ta khám phá ra cái gì sống sót quá khứ là kết quả của nguyên lý phân biệt
dựa trên đẳng cấp. Mandelstam, ở trong Gulag, điên khùng bới đống rác tìm
đồ ăn, [ui chao lại nhớ Giàng Búi], là thực tại về độc tài bạo chúa và sự
băng hoại thoái hoá bị kết án phải tuyệt diệt. Mandelstam đọc thơ cho vài
bạn tù là khoảnh khoắc thần tiên còn hoài hoài.
Khoảnh khắc thần tiên còn hoài
hoài, là cái cảnh cả lán tù nghe Bài nhớ
thi sĩ được tù nhân & nhạc sĩ HDT phổ nhạc.
(1) "Buổi tình đầu", không phải
"mối tình đầu": Theo bản trên talawas.
Theo NCK, thời gian HDT phổ
nhạc thơ TTT, không khí Trại Tù cởi mở hơn trước đó rất nhiều.
Riêng anh, khi được TTT cho đọc bài thơ, rất căng.
Có thể nói, anh là độc giả đầu tiên của “thơ trong tù” của TTT.
Khoảnh khắc thần tiên còn hoài hoài, là cái cảnh cả lán tù nghe Bài nhớ
thi sĩ được tù nhân & nhạc sĩ HDT phổ nhạc.
Ðây là 1 bài thơ tù tuyệt vời nhất của TTT, vì trong đó, chứa rất nhiều tình
cảm riêng tư dành cho gia đình, hoặc khi thủ thỉ cùng người thân. Mai, Mai
Hoa, Hoa Mai…là tên chị Mai Hoa, phu nhân của TTT. Và những lời thơ sau đây,
chẳng là lời thủ thỉ của 1 anh Bắc Kít với bà vợ Nam Kít, ư:
Em, em có hay kẻ tội đồ biệt
xứ
sớm nay về ngang cố quận
Xao xuyến ngây ngô hắn dọ hỏi bóng tối sâu thẳm…
Bài viết về PD, khúc này, GCC
mượn “thủ pháp” viết phê bình của Thầy Cuốc. Thầy khen, thí dụ VP, um lên,
thấu tới Trời, sau đó, Thầy đi 1 đường bỏ nhỏ, người ta nói VP chẻ sợi tóc
làm tư, nhưng “Tún" [Tuấn] tui thấy, lâu lâu VP quên chẻ!
Áp dụng ở đây: Tù VC nghe thơ
phổ nhạc TTT, như tù Gulag nghe đọc thơ Mandelstam.
Nhưng không làm sao so với Gấu,
đi tù VC nghe nhạc PD và được cứu rỗi!
Quả đúng như thế. Mỗi lần nghe
nhạc PD là 1 lần Gấu được cứu rỗi. Tuyệt vời thật.
Lần nghe “Chuyện Tình Buồn”
thì được sống lại cả 1 cuộc tình với Cô Bạn, và Sài Gòn những ngày Mậu Thân.
Nghe “Ngày mai đi nhận xác chồng”, sống lại lần về Sóc Trăng đưa xác thằng
em trai tử trận về Sài Gòn.
Nghe “Thuyền Viễn Xứ”, nhớ con sông Ðà và xứ Ðoài mây trắng lắm...
Khủng nhất là, mỗi lần được
nghe như thế, đều cảm thấy ông Trời già thật mất công, chi ly không thiếu
1 thứ, vì nếu thiếu chỉ 1 thứ, là hỏng cả.
Có thể có bạn đọc TV thắc mắc, Gấu đi tù VC
thì cũng như mọi người Miền Nam đi tù VC, cũng có cùng một quá khứ trước
1975 như nhau, và có cùng những giây phút sống lại tương tự như vậy.
Không phải.
Trường hợp của Gấu đặc biệt hơn nhiều. Nếu
không đi tù VC, là Gấu mất hẳn 1 phần đời trước 1975 của mình, thế mới ghê,
mới khủng chứ.
Thế mới muôn vàn cám ơn VC chứ!
Tất cả, là để sửa soạn cho lần
gặp HA, có thể nói như vậy?
Why not!
-Em tìm để từ biệt anh. Oanh
ngừng đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi không còn được gặp anh, em muốn...
Kiệt lặng người....
TTT: MCNK
There is among all your memories
one which has now been lost beyond recall.
J.L. Borges: Limits
Trong tất cả hồi ức của mi, có một, mất tăm, tích, không làm sao nhớ lại
được.
Gấu không làm sao nhớ lại được
khuôn mặt của Sad Seagull, sáng bữa đó, ở quán cà phê Starbucks, hay ở 1
quán ăn ở Quận Cam, buổi chiều hôm đó.
Tính ghé tiệm sách, nhưng em đổi ý.
Khi ăn xong, anh cũng không còn nhớ, ăn món gì, em nhìn trời, nhìn đồng hồ,
nói trễ quá, phải trả xe cho người bạn….
To love a scene so much and
yet to miss someone so essential to it was doubly heartbreaking
Damned to Fame, the Life of
Samuel Beckett
Bây
giờ thì GNV hiểu ra tình cảnh đưa đến ý định chấm dứt đời mình ở bên ngoài
Phước Lộc Thọ, buổi chiều hôm đó.
Đó là do yêu quá yêu cái cảnh
buổi sáng ngồi cà phê Starbucks với Sad Seagull, và nhớ đến phát khùng Sad
Seagull mà hình ảnh của cô đóng chặt vĩnh viễn vào cái buổi sáng lần đầu
tiên gặp mặt đó, và như câu phán ở trên, nỗi đau như được nhân gấp đôi lên,
và càng thêm chán chường những ngày còn lại, quá vô vị, nhàm chán…
Cali 2012 With H/A
Poet Power
Miłosz’s very first contribution
to the Review
was this short letter, humorously objecting to the addition of his name to
a manifesto on “Poet Power” that had been drafted by Allen Ginsberg in 1968.
November 7, 1968
Czesław Miłosz.
In response to:
Poet Power from the August 22, 1968 issue
To the Editors:
I found my name under the “Poet
Power” manifesto published in your issue of August 22. My belief is that
poets should not add to the general confusion by using words in an irresponsible
way. A joke should not be presented as a credo. Because of my European background
I consider a search for salvation through racial myths, tribal structures,
high natural herbs etc. dangerous nonsense. When the text was being written
by Allen Ginsberg at Stony Brook, both myself and my friend Zbigniew Herbert
treated the whole matter as an exercise in humor. We did not sign the thing.
Czeslaw Milosz
Berkeley, California
*
Đóng góp rất ư là đầu tiên của
Milosz cho tờ NYRB, là, nhờ các anh 1 tí, hãy bỏ cái tên của tớ ra khỏi cái
danh sách manifesto “Quyền lực của thi sĩ”…
TTT hình như cũng có cái đóng
góp rất đầu tiên, tương tự, cho băng đảng Cờ Lăng, khi băng này để ông vào
danh sách những người phân ưu nhà thơ “Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc” -
khi còn sống, ông gọi thứ thơ này là thơ kẹo mứt, thơ tán gái:
-Nè, bỏ tên ta ra ngay!
Cái mối tình tưởng tượng của
Gấu, kéo dài hết quãng đời còn lại của Gấu, khi ra được hải ngoại, chấm dứt,
khi Gấu qua Cali, được biết người tình tưởng tượng của Gấu cũng có mặt cùng
lúc, và Gấu bèn đi 1 đường mail, xin gặp, đi 1 đường cà phê, vừa uống cà phê,
vừa chiêm ngưỡng em, và em trả lời, đại khái, tôi có mặt trong bữa ra mắt
sách báo cái con mẹ gì của băng Cờ Lăng. Anh muốn gặp tôi thì tới chỗ đó đó....
Ui chao, có bao giờ Gấu nhục
nhã đi dự ba thứ cà chớn đó đâu, nhất là ở chỗ có ông số 2, đã từng ngồi
nhâm nhi cà phê ở tòa soạn, ở Quận Cam, nhẹ nhàng phán, Sài Gòn có người chết
đói đấy, ở ngay bên hông chợ Bến Thành, hay ông “fondateur” giải thưởng văn
học Mai Thảo!
Ôi chao, cái lần gặp Hải Âu
Buồn, quả là đúng được Ông Trời bồi thường!
Em cũng từ 1 thành phố lạ đến Quận Cam, Gấu thì từ Canada qua, gặp nhau…
Tks again, and please forgive
GNV
Sau đây là cái mail, của 1 tên
trong cái băng cà chớn đó, viết cho Gấu, phản ứng v/v Gấu khen thơ của em,
những ngày đầu vừa mới ra hải ngoại:
Anh Tru,
Toi nghi, tha anh dung viet
gi ca ve “….” [tên riêng] con do... kho cho tac gia hon la viet theo kieu
nay.
Cai goi la van chuong của “….”, la mot loai Gia Huan
Ca con o dang tho thien, tot nhat, cu de no nam yen o do, hon la viet ve no,
nhat la viet mot cach... kie^.m lo+`i va co ve nhu khong phai la trong tam
cua bai viet, thi “….” [tên riêng], thu nhat, se khong hieu gi het (toi hieu
lam tam muc tu duy van hoc gioi han cua ba chi nay), thu hai, ba chi se rat
khong vua long. Doc sach, theo loi nhin va hieu cua ba ay thi phai dai khai
theo kieu trung hoc de nhat cap: gioi tieu tac pham, tac gia, tom tat cot
truyen moi truyen, chua them vai loi binh, cuoi cung la ket luan: truyen
nhan hau, day ap tinh nguoi, nguoi Viet Nam ly huong, xa roi coi nguon, bi
tha hoa trong cac xa hoi phuong Tay, tac pham nhu mot cai neo, se gin giu
va danh thuc trong moi chung ta ky cuong, tinh tu dan toc (sic)...
Thoi ong oi, tha cho doc gia gium toi. Nguyen Quoc Tru ma viet nhu the thi
con gi la Nguyen Quoc Tru ?!!!
Còn 1 khúc chót, vì lịch sự, GCC delete.
Tếu, là cái tay viết những dòng thư/mail trên, chính là cái tay em biểu
Gấu, anh cần đăng cái gì thì để tôi nói với anh ta…
*
Cứ mỗi lần Sad Seagull bực Gấu,
là 1 lần em nghỉ chơi thật lâu, sau 1 cái mail bằng tiếng của tụi mũi lõ.
Gấu như đang thấy em bực mình, làm sao mà mi để ta dính vô cái vụ cà chớn
này!
Hà, hà!
Nhưng lần gặp HA, tại quán phở
Nguyễn Huệ, quả đúng là do Ông Trời "sửa sai", sau khi trao lộn quà cho Gấu,
món quà vào lúc chót đời, sau khi gật gù hài lòng, về 1 số “mission impossible”
mà Gấu đã hoàn tất!
V/v Trao lộn quà.
Bạn đọc TV chắc còn nhớ truyện
ngắn K, của Buzzati, Gấu đã từng lèm bèm. Trên tờ Bách Khoa ngày nào còn Sài Gòn, có dịch đăng.
Đây là câu chuyện một anh chàng, sinh ra là bị lời nguyền, đừng đi biển,
đi biển là sẽ gặp con quái vật K, nó chỉ chờ gặp mày để ăn thịt. Thế là anh
chàng chẳng bao giờ dám đi biển, cho đến khi già cằn, sắp đi, bèn tự bảo
mình, giờ này mà còn sợ gì nữa.
Thế là bèn ra Vũng Tầu, thuê thuyền đi một tua, và quả là gặp con K thật.
Con quái vật cũng già khòm, sắp đi, nó thều thào bảo, tao có viên ngọc ước
quí, chờ gặp mày để trao, nó đây này...
Hay những dòng mà Tolstaya viết
về Gorbachov, Ông Thánh Khùng:
Gorbachev lại là chuyện khác.
Sự thật, chẳng ai thèm bỏ phiếu cho ông, vì biết rõ, ông chẳng có một chút
cơ may, nhưng họ thích ông ta hơn một Boris say sưa, phàm tục. "Biết làm
sao bây giờ. Đời dậy chúng tôi phải thực tế." Theo đúng truyền thống Nga,
sau khi đã vét những đồng xu cuối cùng, cho một chai vodka, vào dịp cuối
tuần, họ ngồi xúm quanh tại xó bếp, chỉ trích đủ thứ, đủ người, ca cẩm về
đời mình; và rồi: "Nào, bây giờ chúng ta uống mừng Gorbachev." Tất cả mọi
người, cả tôi (T. Tolstaya) cũng sẽ làm như vậy. Vào cái thời vô liêm sỉ
như thời đại của chúng tôi, ông ta đã trở thành "chàng ngốc" của những chuyện
tiếu lâm, một "thánh khùng", một gã hề "lụm cụm"; một người, cho dù trời
sập, vẫn cứ lẩm bẩm với những ý nghĩ của riêng mình, nói hoài nói huỷ: lắng
nghe thật gần, có thể ông ta đang nói sự thực, nhưng sự thực vốn "quá quắt",
và bạn ơi, tụi mình chỉ cần ăn trộm, ăn cắp! Gorbachev đã trở thành nhân
vật của dân ca, ông có vẻ dễ thương, vô hại, safe - toàn những của hiếm,
quí ở cõi đời với những tội ác đầy rẫy. Có lẽ ông ta không muốn từ giã lịch
sử theo kiểu đó. Nhưng "Thượng Đế cười, và đưa lộn gói quà, không đúng thứ
ông ta đòi hỏi." Cả một lịch sử Vương Quốc Ma Quỷ được "sang trang" bằng
bóng dáng của ông thánh khùng, vậy cũng được rồi. Dân Nga cũng có truyền
thống, khi đưa người nào ra diễu cợt là "vẫn còn thương". Solzhenitsyn không
còn được "ân huệ" này. Người Việt chúng ta, khi làm thơ "Bút Tre" về ông
Hồ, hoặc như Kim Hạnh, khi muốn đưa ông trở lại làm người, "cũng biết yêu
đương, cũng dẫn bồ đi coi ciné, đi sở thú", nhà nước đã không muốn như vậy.
Cũng theo nghĩa đó, nhà nước đã phản bội di chúc của ông. "Thượng Đế cười,
đưa lộn gói quà", quà thì lúc nào cũng có sẵn, nhưng Cách Mạng Nga phải chờ
đợi trên 70 năm, mới "phát", mới "kết tụ" nổi, một ông thánh khùng, liệu
quá sớm chăng, khi mong mỏi một điều tương tự, tại Việt Nam? (1)
Cali 2012 With H/A
Chuyện đời thật khó mà biết
được. Lần Gấu qua Cali vừa rồi, thì cứ yên chí là sẽ ở nhà ông bạn họa sĩ
NDT như mọi lần. Trước khi đi cũng đã mail. Rồi chuyến đi bị hoãn, rồi đi,
nhưng không check lại.
Vào giờ chót NDT cho biết, chuyến này ông qua, phải tạm lánh qua ông bạn
NDB, vì phòng của ông, phải nhường cho ông NXT!
Nếu không khăn gói quả mướp
qua nhà NDB, thì Gấu quả là “tự mình làm thịt mình” ở bên ngoài khu Phước
Lộc Thọ rồi, trong lúc quá nhớ Hải Âu Buồn và quá đau lòng vì cú giã từ đột
ngột.
Nhờ qua, nhờ bà xã NDB, đang ngồi xe hơi cùng chồng, thấy xa xa, cách đâu
hai ngã ba ngã tư gì đó, thằng khùng đang có những cử chỉ khùng khùng– đang
tính đi xuống đường cho xe cán - bèn chỉ ông chồng, ông bèn phóng xe hơi
tới, kịp.
Giờ nghĩ lại mới thấy thực khủng khiếp.
Trong đời Gấu, đã hơn 1 lần đụng cú này rồi. Đúng vào lúc sắp tự cho phép
mình đi xa, là có kỳ đà cản mũi!
Tôi trở nên khiếp đảm...
Đêm 23 tháng Chạp, năm 1985,
cùng lúc với ông Táo chầu trời, trên một chiếc tầu vượt biển sắp sửa chìm
gần ngọn hải đăng ở cửa biển Vũng Tầu, có một ông già bị cậu thanh niên đứng
kế bên lầm là người yêu của anh. Quá khiếp đảm trước cái chết có thể xẩy
tới bất cứ lúc nào, cậu thanh niên điên cuồng vò đầu, vò tai người yêu, tức
ông già, lảm nhảm những lời hoảng loạn. Tuy đang bận tâm vì một chuyện khác,
ông già vẫn nhận ra, nước biển mặn, lạnh buốt, còn nước mắt của cậu thanh
niên, mặn, nóng hổi, rát hằn một bên má. Những cột nước như từ trên trời
đổ mãi. Con thuyền chúi sâu xuống khoảng không đen, sâu thẳm, rồi bị đẩy
bắn lên cao, chót ngọn sóng. Ông già đang nhớ lại những lần chết trước đó.
Bẩy, tám tuổi, thấy bạn cùng lớp nhào xuống ao, bơi lội ào ào, ông nghĩ,
ai cũng làm được. Và cứ thế lao xuống. May có người đứng ngay kế bên, nhìn
thấy thằng bé sắp sửa chìm nghỉm, bèn nhảy vội xuống, kéo lên.
Khi đã hoàn hồn, đứng ngơ ngác trên bờ, cậu bé như cảm thấy, cậu biết trước
tai nạn. Như thể, cậu đã trải qua một lần rồi, và lần này, chỉ là lập lại
lần trước. Nó đã từng xẩy ra, trong một giấc mơ, có thể.
Cậu có cảm tưởng, anh bạn lớn tuổi đã "chờ", một sự kiện như vậy, sẽ xẩy
ra, và anh ta sẽ can thiệp, đúng lúc.
Rõ rệt nhất là lần chơi bắn bi một mình. Nhà có một chiếc hòm [cái rương]
lớn, chiếm cả một góc gian nhà chính, trên là bàn thờ ông bà, trong đựng
lúa, đặt trên hai tấm mễ gỗ, hay ngựa gỗ, thấp. Người dân miền Bắc, từ xa
xưa vẫn bị ám ảnh bởi những cơn lũ lụt, và những năm hạn hán, lúc nào cũng
lo mất mùa, nên nhà nào cũng lo trữ lúa.
Hòn bi lăn tít vào gầm hòm. Cậu bò vào. Loay hoay cọ quậy, cả hai tấm ngựa
gỗ, quá mục, cùng sập xuống.
Như sống lại giấc mơ, cậu xoài người ra. Chiếc hòm đè cậu bẹp dí, may nhờ
hai chiếc mễ chia giùm sức nặng. Lần đó, ba hồn bẩy vía đi luôn, mấy người
lớn bắt ăn mấy vắt cơm để thu hồi lại.
Lớn lên, cậu mất dần khả năng kỳ cục, và mơ hồ cảm nhận - không tính lần
suýt bị bẹp dí - có một điều gì liên can đến "nước", trong những lần như
vậy.
Như thể gia đình ông bị trù yểm, bởi nước.
*
Ông già của ông già bị đảng
phái thủ tiêu, bằng cách cột đá vào người bỏ xuống sông.
Đứa em trai, tử trận tại một khúc sông, do một viên đạn từ bên kia bờ bắn
xuống nước dội lên.
Bản thân ông đã từng bị thương nặng tại bờ sông Sài-gòn.
Lần đó, đúng ra là đi luôn, nếu không có kẻ thế mạng: một chuyên viên Phi
Luật Tân mới chân ướt chân ráo tới Sài-gòn.
*
Nhưng được
bỏ qua, không có nghĩa là được tha thứ. Ông già thấy nhẫn nhục, cam chịu.
Đó là một chuyến đi được tổ chức rất chu đáo. Và có lúc ông già nghĩ rằng
sẽ thành công...
Cali 2012 With H/A
Ngô Khánh Lãng & Vũ Bạch
Tuyến & Nguyễn Hải Hà
Note: Ba tay này, cực thân với
GCC, mỗi ông thân mỗi cách.
Vũ Bạch Tuyến, thân từ ngày còn ở Vườn Chuối, sống nhờ ông anh rể Nguyễn
Hoạt, và bà chị họ, Chị Giậu, con ông Cả Hoán, Gấu là con dòng Ông Ba, Cô
Dung, me Tây, nuôi Gấu những ngày ở Hà Nội, dòng Ông Tư.
Gấu học trường Văn Hóa, quen Ngỗ Khánh Lãng, và cả 1 băng, ngay những ngày
mới vô Nam. Sau, Chu Tử mở trường Thành Công, ở Hoà Hưng, Gấu bèn bỏ Văn
Hóa, tới Thành Công, với cái giấy viết tay vài chữ của ông anh, cho Chu Tử,
xin đừng lấy học phí của nó. Hai ông là bạn thân. Suốt năm học Thành Công,
VBT chở Gấu bằng xe đạp. Nếu không, cuốc bộ, khổ cỡ nào.
Chu Tử làm hiệu trưởng trường Thành Công, còn là thầy dạy Pháp Văn của Gấu,
năm học lớp Đệ Tứ tại đây. Tiền mở trường, sau này Gấu đoán, là từ Cao Đài.
Và Chu Tử không chỉ lấy tiền mở trường mà coi đây là mặt ngoài, của cả 1
tổ chức chống Diệm. Ông bị bắt, vì vậy. Một ông thầy khác thay ông dạy Pháp
Văn lớp Gấu học. Mật vụ Diệm bắt, nhưng không có chứng cớ, không lẽ giam
hoài, sau ghép ông vào tội ăn cắp xe hơi, và chụp hình Chu Tử đăng báo, cùng
với cả băng ăn trộm, rồi.. tha.
Gấu có nhìn thấy bức hình này trên báo Sài Gòn hồi đó.
Chu Tử quê Sơn Tây. Làng ông, làng Thừa Lệnh, hoặc 1 làng kế bên, ở chân
núi Tản.
Đàn bà con gái vùng này, tắm giếng vào buổi chiều, và... khoả thân.
Chu Tử về Hà Nội học, đánh lộn với bạn, chỉ vì chuyện này!
Trong năm học Đệ Tứ trường Thành
Công, Chu Tử là ông thầy dậy Pháp Văn của Gấu. Nhớ có lần Gấu nhờ ông anh
Hiếu Chân làm giùm 1 bài homework, 1 bài luận ngắn, bằng tiếng Tây, ông dùng
những câu thật ngắn, chữ thật dễ hiểu, và bài của Gấu được Chu Tử lôi ra
khen nức nở, ông nói, chỉ cần các trò viết như vầy, câu ngắn, đúng văn phạm.
Thầy dậy Việt văn là Doãn Quốc
Sĩ. Ông hồi đó, rất mê Diệm, và tờ nhật báo Cách Mạng Quốc Gia. Giờ dậy,
trên bàn lúc nào cũng có tờ báo. Ông ca Diệm thấu trời, và truyền vào Gấu
tinh thần cách mạng, Chống Cộng, bảo vệ Miền Nam… Đi thi TH năm đó, đề tài,
luận về “anh hùng”, Gấu bèn lôi tư tưởng Chống Cộng của Thầy ra đi 1 đường,
rớt, về nhà nói với ông anh Hiếu Chân, ông mắng cho 1 trận, tuổi của mày,
lo học, lo làm chính trị chỉ làm mọi, lót đường cho kẻ khác, mà cũng đâu
đã biết thế nào là đúng hay là sai.
Rớt khóa I, ba tháng hè thức
trắng đêm, đậu khóa II, đám bạn cũ như NKL, ba tháng hè học chương trình
Đệ Tam, năm học tới, lên Đệ Nhị, Gấu nghe lời rủ rê, bùi tai, cũng bỏ Đệ Tam
lên Đệ Nhị, học thầy Đoàn Viết Lưu, ở đường Sương Nguyệt Ánh, cùng đám bạn
cũ. Ngày đi học, tối làm bồi bàn tiệm chả cá Thăng Long, khúc này viết rồi.
Rồi bà cô ở bên Tây nghe tin
đậu đạt, mừng quá, viết thư về, ra lệnh đi học tiếp, tiền học tao cho. Bèn
từ biệt gia đình ông anh Hiếu Chân, qua Thủ Thiêm trọ học, bỏ nghề bồi bàn!
Hà, hà!
-Em tìm để từ biệt anh.
Oanh ngừng đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi không còn được gặp anh, em muốn...
Kiệt lặng người....
TTT: MCNK
There is among all your memories
one which has now been lost beyond recall.
J.L. Borges: Limits
Trong tất cả hồi ức của mi, có một, mất tăm, tích, không làm sao nhớ lại
được.
Gấu không làm sao nhớ lại được
khuôn mặt của Sad Seagull, sáng bữa đó, ở quán cà phê Starbucks, hay ở 1
quán ăn ở Quận Cam, buổi chiều hôm đó.
Tính ghé tiệm sách, nhưng em đổi ý.
Khi ăn xong, anh cũng không còn nhớ, ăn món gì, em nhìn trời, nhìn đồng hồ,
nói trễ quá, phải trả xe cho người bạn….
To love a scene so much and
yet to miss someone so essential to it was doubly heartbreaking
Damned to
Fame, the Life of Samuel Beckett
Bây
giờ thì GNV hiểu ra tình cảnh đưa đến ý định chấm dứt đời mình ở bên ngoài
Phước Lộc Thọ, buổi chiều hôm đó.
Đó là do yêu quá yêu cái cảnh
buổi sáng ngồi cà phê Starbucks với Sad Seagull, và nhớ đến phát khùng Sad
Seagull mà hình ảnh của cô đóng chặt vĩnh viễn vào cái buổi sáng lần đầu
tiên gặp mặt đó, và như câu phán ở trên, nỗi đau như được nhân gấp đôi lên,
và càng thêm chán chường những ngày còn lại, quá vô vị, nhàm chán…
Buổi sáng hôm đó, em lo hết.
Tất tả đi kiếm chỗ ngồi, sau cùng kiếm được 1 cái bàn ở ngoài trời, thật
gió, thật lạnh [Cali mấy bữa đó, lạnh sợ còn hơn cả Canada!], rồi tất tả
xếp hàng mua cà phê, tất tả bưng ra, Gấu già ngồi 1 chỗ, chẳng làm gì hết,
ngắm em tất tả…. Em chừa cái ghế có cái cột che gió cho Gấu già, ngồi kể
chuyện tuổi thơ của em, Gấu lắng nghe, thật cảm động, đến quên cả cái chuyện
em rét run, anh chàng Mít, cũng đứng tuổi, ngồi bàn kế, thừa cơ em đứng dậy,
bèn kéo cái ghế của em vào 1 chỗ khuất gió, rồi gật gù nhìn Gấu thông cảm,
ra ý, đúng ra mi phải làm việc đó, nhưng thôi già rồi, ta làm giùm!
Những cuộc tình rồi cũng tới,
làm sao không. Chàng có 1, dài và ồn, với 1 em thợ may. Một, với 1 bà hàng
xóm. Em tỏ tình trước, bằng cách ném 1 cánh diều, một con nhạn, hay 1 “bản
tin” [chữ của băng Hậu Vệ], từ cửa sổ nhà nàng bay qua, và đậu ngay trước
mặt chàng, nơi hành lang. Chồng nàng biết được, hăm làm thịt tình địch.
Nhưng làm sao so được với thánh nữ... Sad Seagull! Với nàng,
chàng biết, phải có những cử chỉ, hành động lớn lao, vĩ đại nhất mới hy vọng
“thắng cuộc” [chữ này thuổng của tà lọt Osin]. Cuối năm 1912, chàng khệ nệ
mang bức thư tình đem dâng cho người đàn bà đã hành hạ chàng 7 năm trời:
Em cho anh độc nhất 1 con đường để đến với em, và đó là con đường văn chương:
Mi phải trở thành… Gấu Nhà Văn, được toàn thể người đời biết tới! Một cuốn
“tỉu thết” dài đang hoàn tất, viết về Em, chỉ về Em, người mà anh chỉ nhìn
thấy ở trong những giấc mơ, chỉ được gặp 1 lần độc nhất ở Quận Cam, sẽ ra
đời vào Mùa Xuân này!
Sự thực, tham vọng trở thành Gấu Nhà Văn thì không bật ra từ cú sét đánh
bên ngoài tòa Đại Lâu Đài – cho dù dữ dội cỡ nào – nhưng chúng được nung
nấu nhiều năm trước đó, trong căn nhà trường học của ông bố, nơi chàng và
cô em/bà chị cùng quần thảo mớ sách, cuốn nào cuốn nấy đều quăn góc chẳng
khác chi “tai chó”, và chúng đều là phần thưởng học sinh giỏi của cả hai.
Nhưng cho dù vậy, Anh Môn, cuốn tiểu thuyết được trình làng vào Mùa
Thu năm sau, quả là có hình bóng của… Hải Âu Buồn, là trái
tim của nó.
Cali
Nov 2012 With HA
K Râu & NQT & NDT &
NLV & NTN, Cali 3/2008
Phan Tấn Hải @ Phở Nguyễn Huệ
Phở Nguyễn Huệ có lẽ là nơi
chốn cực kỳ may mắn của Gấu, vì ở đó, Gấu gặp lại gần như tất cả những bạn
cũ, và rất ư là tình cờ. Lần đầu tiên qua Cali, nghe
đại danh của nó, Gấu bèn mò tới, hình như bằng xe buýt, và khi ăn xong, đang
trả tiền, một ông vỗ vai, anh Trụ hả, Gấu quay lại, ngớ người, không nhận
ra, ông ta nói, em đây mà, Chiêu đây mà, và khi ông ta cười thì bèn nhận
ra liền, bạn của thằng em trai của mình.
Còn một ông ngồi giữa đám già, bên ngoài, mỗi ông 1 ly cà phê, cũng chặn
lại hỏi, và nói, em đây mà, bạn của Sĩ đây mà.
Hóa ra là Chính cao, họa sĩ.
Nhưng tất cả, là để sửa soạn
- giống như VC huênh hoang, khoác lác về 1 cú Tổng
Diễn Tập - cho cú gặp Sad Seagull sau này.
Có thể là bạn đọc TV sẽ nghĩ thầm, và buồn cười, lại nịnh đầm chứ gì. Nè,
coi chừng Gấu Cái nhe.
No. No. Không phải như vậy.
Bởi vì rằng là chính vì gặp Sad Seagull, mà xẩy ra cú xém tự làm thịt mình
ở bên ngoài Phước Lộc Thọ!
Trong cuốn “Tiểu sử không được
phép của James Bond”, tác giả, viết tiếp James Bond, sau khi Fleming ngỏm
củ tỏi, cho biết, chỉ đến giây phút cuối cùng sắp bị làm thịt, thì James
Bond mới thấy loé ra, cơ may thoát chết.
Nếu đúng như thế, thì
Gấu cũng được Ông Giời ban cho cái khả năng thần kỳ đó.
Chỉ đến
phút chót, thì mới biết mình được Thần Chết… tha.
Bướm Lào của Gấu
|
|