*




Cali Nov 2012 With HA



*

Thuần Hương, Việt Nam, 2010

*

Nguyễn Đình Thuần & Trương Đình Quế & Nguyễn Quốc Thái, Việt Nam, 2010
Gấu quen TDQ qua NDT, tại quán cà phê Bà Lê Chân của Nguyễn Huy Tưởng
Một đoạn đời cực thê lương, nhưng bây giờ nhìn lại, đẹp làm sao.




[April 1920]

Dear Frau Milena

So, I’m expecting one of two things. Either continued silence, which means: “Don’t worry, I’m fine.” Or else a few lines.
Cordially Kafka
It occurs to me that I really can’t remember your face in any precise detail. Only the way you walked away through the tables in café, your figure, your dress, that I still see

Ui chao đúng là tình trạng của Gấu Cà Chớn bữa đó, ở Starbucks, Quận Cam, và bây giờ nhớ lại: Không làm sao nhớ ra nổi khuôn mặt của Sad Seagull, mà chỉ là cái dáng đi tất tả giữa những cái bàn đầy người ngồi… Chỉ là cái dáng đi, cái thân hình thấp thấp, và không phải cái áo dài, mà là quần jean màu xanh…. 


When You Are Old

When you are old and grey and full of sleep,
And nodding by the fire, take down this book,
And slowly read, and dream of the soft look
Your eyes had once, and of their shadows deep;
How many loved your moments of glad grace,
And loved your beauty with love false or true,
But one man loved the pilgrim soul in you,
And loved the sorrows of your changing face;
And bending down beside the glowing bars,
Murmur, a little sadly, how Love fled
And paced upon the mountains overhead
And hid his face amid a crowd of stars.

Yeats

Nostalgia for the Present

At that very instant:
Oh, what I would not give for the joy
of being at your side in Iceland
inside the great unmoving daytime
and of sharing this now
the way one shares music
or the taste of fruit.
At that very instant
the man was at her side in Iceland.
-A.S.T.

J.L. Borges
*

NDB:
Đỗ Long Vân thuộc băng đảng nào hồi đó đó?

NQT [ngớ ra, sau đó phán đại]:
Ông ta hay viết cho Trình Bày, vậy là thuộc băng [phản chiến] Trình Bày!
*

Đỗ Long Vân viết Vô Kỵ Giữa Chúng Ta, tại Sài Gòn, vào năm 1967.
Cuộc chiến, "ba mươi năm nội chiến từng ngày": Ở bên ngoài Sài Gòn. Xa. Xa lắm
Những ngày Mậu Thân 1968. Một năm sau đó. Chưa có. Chẳng thể nào có.
Vậy mà người đọc vẫn cảm thấy, chúng, cái thực, cái chết chóc, cái hung bạo, hiện diện ở trên từng trang sách.
Khi cảm thấy độc giả hơi lơ là với nó, tác giả cảnh cáo: Tại sao, tại sao...

Tôi tin rằng, sau này, sử gia, tiểu thuyết gia, nhân loại gia... muốn nhìn lại những ngày Mậu Thân, không thể bỏ qua Vô Kỵ giữa chúng ta của Đỗ quân.

Đâu phải tự nhiên Thánh Thán bỏ công đọc truyện trai gái ở dưới Mái Tây. Một nhà cách mạng Việt Nam (Nhượng Tống) bỏ công dịch nó.

"Vở 'Mái Tây' tôi dịch hầu các bạn đây nguyên là một vở tuồng Tầu. Người viết vở tuồng ấy là Vương Thực Thủ đời Nguyên. Cũng như tất cả các nhà viết tuồng ở Đông hay Tây phương thường lấy một truyện xưa làm 'lam bản', họ Vương viết truyện này lấy truyện 'Hội Chân' làm lam bản. 'Hội Chân' nghĩa là 'gặp tiên'....."
[Nhượng Tống: Cùng Bạn Đọc. Viết trên Phong Mãn Lâu đêm 25.1.1942]
[Trích từ bản in của nhà xb Văn Học, Hà Nội. 1992]

[Bạn đọc để ý: thời gian Nhượng Tống dịch Mái Tây, là trước 1942, rõ hơn: trước Cách Mạng Mùa Thu. Đỗ Long Vân viết Vô Kỵ giữa chúng ta: trước 1968, trước biến cố Mậu Thân, mà trận địa chính của nó là Sài Gòn, “hang ổ của Mỹ Ngụy”, nói theo những người CS, hay nói theo Đỗ quân: "Hiện tượng Kim Dung như thế nào? Nó có nghĩa gì giữa cảnh tai biến của chúng ta và tại sao lại có thể xẩy ra? Ấy là những nghi vấn mà cố gắng của bài này là tìm ra một đáp thuyết"].

Đâu phải tự nhiên, thay vì viết về cuộc chiến Tây Sơn, và một ông vua Gia Long người miền nam thống nhất đất nước sau đó, Nguyễn Du viết về một con điếm ở mãi bên Tầu, bán mình chuộc cha....

NQT đọc Nắng Hồng Phương Nam, của NCK



*

Nhìn hình, thì lại nhớ, cũng cảnh này, Phan Tấn Hải ký vội mấy cuốn sách tặng Sad Seagull và Gấu, ở 1 quán cà phê Starbucks, rồi vội vàng từ giã "cặp tình nhân" - một, cũng gần nửa đời người, một, ngày một ngày hai, lên chuyến tàu suốt – đi làm.

Em phán, cấm chụp hình, khi Gấu đề nghị, và còn chỉ cái đầu của Em, những hình ảnh nếu có đẹp thì ở trong này, làm sao "Bác" chụp được?
Bà vợ NDT dặn, nhớ chụp hình nhe, để coi Em của anh Trụ xinh đẹp cỡ nào!
Gấu đã sợ, không làm sao nhớ nổi khuôn mặt của Em, và đúng như thế.
Giả như số mệnh cho gặp lại, thì cũng thua!

Ui chao lại nhớ bài thơ của Borges, trên, hình ảnh của Em, với Gấu, thì đúng là như vậy.

.... my own destiny, formed from anxieties, love and futile upsets
and that of that metal disk
carried away by the water to the quiet depths

Phan Tấn Hải rất quí Gấu.
Câu phán của anh về Gấu mới thật là tuyệt, viết ngàn ngàn trang sách, chưa 1 lần sơ thất!

NTV giải thích, đây là do hai cái huyệt "nhâm đốc" - cái con khỉ gì đó, Gấu đâu biết - đã được thông, thành ra viết cái gì cũng không sợ THNM!

Ui chao, lại tự sướng!

Bức hình, là của chuyến đi trước, chụp ở bên ngoài tiệm phở Nguyễn Huệ.
Lần này, Gấu gặp Em của Gấu, cũng ở đây.
Buổi tối hôm vừa tới, trong khi nhậu tại nhà NDT, mở mail, thấy của PTH, Gấu bèn phôn, hẹn sáng mai gặp ở phở Nguyễn Huệ.
Gặp, anh đưa cái phong bì, trong có tiền, của Em gửi cho Gấu.
Hỏi Em đâu, thiền sư trả lời, “cô ấy” chắc là ra liền bây giờ thôi.
Nghe 1 phát, là đã tính run, như ngày nào còn con nít!

*

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu
Sài Gòn 66


*

Đọc tình cờ mấy câu thơ của Phạm Công Thiện
trong số báo Tribu duy nhất của nhóm sinh viên
Đại học Toulouse-le-Mirail làm lúc Thiện về dạy
Thiện hay cùng la cà ra đó: Ici ta veste est encore sur une chaise

Ton paquet de Chesterfeld n’arrive pas à se finir
Thiện đốt thuốc liên hồi (tiệm bán thuốc lá của Nguyễn ĐìnhThuần ở Cali nay có bán thuốc Chesterfield không hay toàn Craven A)
DC nhớ PCT (1)

Gấu không quen PCT, và cũng chỉ gặp DC lần đầu, lần qua Cali Tháng 11/2012, và, gặp Sad Seagull.

Bèn viết về Thầy của PCT, là Henry Miller.

Cũng không phải viết, mà là [sẽ]dịch bài Giới thiệu "The Henry Miller Reader", Độc Bản Miller. (2)
Của bạn của Miller, là Durrell.

Cali Nov 2012 With HA


* 

Rượu thì cũng giống như Êu. Nụ hôn đầu thần sầu, nụ thứ nhì thân sâu, nụ thứ ba chuyện thường ngày ở huyện. Sau đó, thì bạn lột trần [truồng] em ra và... phán!

Cali Nov 2012 With HA

Anh Môn

Trong Sổ Tay, NB, dưới cái tít “Halo and Horn” [nghĩa của cụm từ này cũng giống như “pro & contra” của Sến Cô Nương, “halo”, chào mừng, “horn”, cái sừng, để đâm cho mi 1 phát!] của tờ TLS, số Jan 4, 2013, điểm những nhân vật văn chương xuất hiện theo dòng thời gian, JC [người phụ trách] viết, thì cũng là 1 cách để đánh giá, ai còn ai mất [chìm vào quên lãng đúng hơn], và nếu 2012 là năm tưởng niệm John Cheever, vẫn ngon cơm [GCC không hề biết đến ông này], và sự mất giá của Lawrence Durrell [ông này thì lại rất rành, BHD chẳng đã mang 1 cuốn của ông đến tặng Gấu đúng ngày sinh nhật, lần thứ 30 mà cũng là lần thứ nhất, sau khi thoát chết vì mìn VC, cùng với lời đề tặng, bằng tiếng Tẩy, "Je serai ta femme", và, em quên béng liền sau đó, cả Gấu lẫn lời đề tặng], và phán, 1 năm ủ ê, và phán tiếp, năm tới 2013, chắc là khá hơn.
Quả thế, 1913 là năm Albert Camus ra đời.
Cho tới nay, chàng vẫn là số 1, a great force in world literature một “thế lực” lớn -
từ này thuổng của 1 thi sĩ - trong văn chương thế giới, một “haloed figure” so với đồng hương, kẻ thù của chàng, a horned counterpart, là Sartre. Cả hai đều rành nhiều môn võ công giang hồ, viết giả tưởng, kịch, triết, và báo chí, [cả hai đều còn là editor]. Sự nổi danh dài dài của Camus là nhờ giả tưởng, và trong khi Satre vưỡn được coi là triết gia, thì Camus, "thôi rồi, anh ơi".
 “Hồi này, bạn có đọc Kẻ Nổi Loạn của ông ta không”? JC đặt câu hỏi cho độc giả, và tự trả lời, "cuốn này đúng là second-hand patchwork, đồ bá láp. Và nếu bạn ý muốn phản biện, thì chúng tôi, TLS, sẽ rất hân hạnh!"
Vẫn theo JC, những tiểu luận đầu tay của Camus có vẻ như bị lơ là, bỏ qua, chúng thật chói sáng, và là những tác phẩm suy tư, meditative works, về Algeria, và được xb tại đây vào thập niên 1930. Hai tác phẩm [thần sầu], Noces [Mít, tờ Văn trước 1975, Trần Thiện Đạo, hình như vậy, dịch là Giao Cảm] và L’Envers et l’endro
it, [hình như cũng đã được tờ Văn dịch, Bề mặt và bề trái], cả hai đều bị chế ngự [dominated] bởi mặt trời. Nhưng cái chói sáng nhất của chúng đối với độc giả, vẫn theo JC, là sự thông minh ở tác phẩm đầu tay của 1 kẻ tập tành viết, the debutant’s intelligence.

Và, bây giờ, tới lượt Le Grand Meaulnes & Yvonne de Quiévrecourt, và Sad Seagull & GNV, "chói sáng" cùng với năm 2013!

*

Kẻ nào viết rõ ràng thì có độc giả. Kẻ nào viết hũ nút thì có thợ “còm”.
Hand-made gift from TV Reader
Tks. NQT

Henri Alain-Fournier là tiền thân của Camus, trong vai trò người hùng của tuổi trẻ.

Cuốn Anh Môn xb năm 1913:

Mặc dù nổi tiếng như thế đó, Anh Môn, 100 tuổi tính đến năm nay, 2013, là 1 tuyệt tác đang gặp hiểm nguy, bị tiêu trầm, chìm vào quên lãng. Du khách hành hương viếng thăm căn nhà thời ấu thơ của Alain Fournier, gần Lộ Đức, ngày càng mỏng dính [thưa thớt, nếu biết tiếng Mít, dịch từ “thin” của tiếng Hồng Mao].
Những ngày này độc giả Anh, Mẽo thường chọn tiểu thuyết Tẩy, thứ có mùi triết Tẩy, hiện sinh hiện xiếc, [thí dụ, đến ngay Cô Tư, miệt vườn Cà Mâu xứ Mít, mà văn còn có mùi hiện sinh - cái gì ở giữa hai ngón cái - nữa là!]
Một thập niên trước đây, Tobias Hill ghi nhận, sách sống sót nhờ một hệ thống rỉ tai bằng tiếng Tầu, “a barely audible system of Chinese whispers”.
Tại sao nhiều độc giả Anh lại hờ hững với cuốn sách, được một số những nhà văn thuộc loại số 1, được kính trọng, nể vì của Ăng Lê, trân trọng, và có ông còn nhận tác giả của nó, là Thầy của mình, như Fowles?
Và, với những độc giả coi Anh Môn như sách gối đầu giường, thì là do đâu?
Do cách viết, do văn phong, giản dị, "viết như không viết"?
Một câu chuyện tình thời mới lớn không làm sao quên được, mang chất hoài cổ, lãng mạn, vãi linh hồn?
Với những fans khác, tình tiết ly kỳ, tính thơ của ngôn ngữ?
Rất nhiều độc giả bị hớp hồn bởi cái gọi là “buồn vào hồn không tên”, một nỗi u hoài, bi ai, toát ra từ một thứ thơ xuôi, như 1 nhà phê bình nhận xét, “như sương mù bên trên bãi tha ma”.
Một phần, còn do cuộc đời của chính tác giả, một cuộc đời lãng mạn, và cái chết trẻ của ông, và câu chuyện về người đàn bà đã gợi hứng cho ông.
*

-Em tìm để từ biệt anh. Oanh ngừng đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi không còn được gặp anh, em muốn...
Kiệt lặng người....
TTT: MCNK

There is among all your memories one which has now been lost beyond recall.
J.L. Borges: Limits
Trong tất cả hồi ức của mi, có một, mất tăm, tích, không làm sao nhớ lại được.

Gấu không làm sao nhớ lại được khuôn mặt của Sad Seagull, sáng bữa đó, ở quán cà phê Starbucks, hay ở 1 quán ăn ở Quận Cam, buổi chiều hôm đó.
Tính ghé tiệm sách, nhưng em đổi ý.
Khi ăn xong, anh cũng không còn nhớ, ăn món gì, em nhìn trời, nhìn đồng hồ, nói trễ quá, phải trả xe cho người bạn….

To love a scene so much and yet to miss someone so essential to it was doubly heartbreaking
Damned to Fame, the Life of Samuel Beckett

Bây giờ thì GNV hiểu ra tình cảnh đưa đến ý định chấm dứt đời mình ở bên ngoài Phước Lộc Thọ, buổi chiều hôm đó.

Đó là do yêu quá yêu cái cảnh buổi sáng ngồi cà phê Starbucks với Sad Seagull, và nhớ đến phát khùng Sad Seagull mà hình ảnh của cô đóng chặt vĩnh viễn vào cái buổi sáng lần đầu tiên gặp mặt đó, và như câu phán ở trên, nỗi đau như được nhân gấp đôi lên, và càng thêm chán chường những ngày còn lại, quá vô vị, nhàm chán…

Buổi sáng hôm đó, em lo hết. Tất tả đi kiếm chỗ ngồi, sau cùng kiếm được 1 cái bàn ở ngoài trời, thật gió, thật lạnh [Cali mấy bữa đó, lạnh sợ còn hơn cả Canada!], rồi tất tả xếp hàng mua cà phê, tất tả bưng ra, Gấu già ngồi 1 chỗ, chẳng làm gì hết, ngắm em tất tả…. Em chừa cái ghế có cái cột che gió cho Gấu già, ngồi kể chuyện tuổi thơ của em, Gấu lắng nghe, thật cảm động, đến quên cả cái chuyện em rét run, anh chàng Mít, cũng đứng tuổi, ngồi bàn kế, thừa cơ em đứng dậy, bèn kéo cái ghế của em vào 1 chỗ khuất gió, rồi gật gù nhìn Gấu thông cảm, ra ý, đúng ra mi phải làm việc đó, nhưng thôi già rồi, ta làm giùm!

Beckett, portrait

Samuel Beckett, một thoảng nhớ...

Khi tôi rời Sam lần chót, tôi biết là chẳng còn hy vọng gặp 1 ông Beckett còn sống nữa. Tôi loay hoay sắp xếp đời mình, để có thể trở lại Paris, kế cận ông chừng sáu tuần, bắt đầu vào tháng Giêng. Tôi “coi thường” cát lầy, tính sai chừng 1 tháng.
Nói 1 cái gì đó về ông, rồi cát lầy mặc mẹ cát lầy.
Điều mà Beckett nói về Joyce sau cùng đúng là điều tôi nói về Beckett:
“Ông chẳng bao giờ viết về điều gì. Ông luôn viết điều gì”.

Tôi lo là, mọi người sẽ thổi ông, gọi ông là “Thánh Sam”, và nếu như thế, họ sẽ bỏ qua một sự thực quan trọng nhất, hiển nhiên nhất: Với cuộc đời của mình, Mr. Beckett [thì cũng giống như Mr. Tin Văn] chứng tỏ, ngay cả ở trong cái thế kỷ khốn kiếp, tồi bại, là thế kỷ của riêng lũ chúng ta, với một nhà văn, thì sau cùng vẫn khả hữu điều này: Sống, và làm việc với 1 sự cẩn trọng lớn, một sự trau chút lớn, và một sự toàn vẹn lớn.
Đó là điều mà Samuel Beckett có thể: Không phải một vì thánh - ở vào những lúc chẳng ra cái chó gì – not even totally tasteful – nhưng vẫn luôn luôn, hoài hoài, là 1 nghệ sĩ: giọng trong sáng, đảm trách, thẳng 1 dòng với cái đẹp nhất. 
Và với nghĩa cả, good cause.
Chung quanh ông, phẩm chất của Cuộc Đời thì thối tha, ghê tởm, và phẩm chất của Cái Chết, thì là một giải pháp thay thế nó, đếch làm sao mà hài lòng, thỏa mãn.

ISRAEL HOROVITZ

The Paris Review Spring 1997: Theater
Cali Nov 2012 With HA

I owe everything to Suzanne. She hawked everything around trying to get someone to take all three books at the same time. That was a very pretentious thing for an unknown to want! She was the one who went to see the publishers while I used to sit in a cafe "twiddling my fingers" or whatever it is one twiddles. Sometimes she only got as far as leaving the manuscripts with the concierge; she didn't see the publishers. It was the same with Roger Blin. She was the one who saw Blin and got him interested in Godot and Eleutheria. I keep out of the way.

Tôi nợ Suzanne mọi điều mọi chuyện. Bà tìm đủ cách, quậy đủ đường, để kiếm cho ra 1 kẻ nào đó in cả ba cuốn 1 lúc. Một đã khó, làm sao cả ba, cùng 1 lần. Bà là người đi gặp những nhà xb trong lúc tôi ngồi quán cà phê “vặn vẹo mấy ngón tay” hay vặn vẹo bất cứ cái gì tay vớ được. Đôi khi bà gặp người gác cổng và nhờ chuyển bản thảo cho chủ nhà xb. Bà là người gặp Blin, và đề nghị ông ta quan tâm đến Godot, và Eleutheria. 



Cali Nov 2012 With Sad Seagull

Người nhìn ra trước mọi người về thiên tài Beckett, là Suzanne, bà vợ của ông. Khi nghe tin chồng được Nobel, bà than, thật là 1 thảm họa!
Bà biết quá rõ, văn chương của chồng, không phải để gặt hái vinh quang!
Khi bà mất, ông chồng viết về vợ:

I owe everything to Suzanne. She hawked everything around trying to get someone to take all three books at the same time. That was a very pretentious thing for an unknown to want! She was the one who went to see the publishers while I used to sit in a cafe "twiddling my fingers" or whatever it is one twiddles. Sometimes she only got as far as leaving the manuscripts with the concierge; she didn't see the publishers. It was the same with Roger Blin. She was the one who saw Blin and got him interested in Godot and Eleutheria. I keep out of the way. 

[Tôi mà không gặp ông này, là thành gái già, bà vợ của bạn Bạn nói về chồng!]

Niềm tin của riêng bà vợ, Suzanne’s own faith, về giá trị của tác phẩm của Beckett được củng cố thêm lên, từ một số khuôn mặt nổi tiếng. Tristan Tzara là người đọc Molloy, và mê quá là mê…. Nhưng tin tưởng, cổ võ, thổi… là 1 chuyện, làm sao cho có người bỏ tiền in, lại là 1 chuyện khác. Bản thảo bị hết nhà xb này cho tới nhà xb bản khác từ chối, cho đến khi bà vợ quyết định - điều mà ông chồng gọi là “last ditch effort” [cố gắng chót, hơi thở chót trước khi ngỏm] - đưa cho Jérôme Lindon, nhà xb Nửa Đêm. 

Why did Beckett accept the Nobel Prize at all? Certainly not for the money, since he gave the sum of 375,000 kronor (worth at the time £30,000, or about $45,000) away very quickly. He arranged, for instance, for various payments to be made even before the money was transferred to France. One of the chief beneficiaries was the library of Trinity College, Dublin; this gift was a riposte, surely, to those who accused him of insulting his native country. Many individual writers, directors, and painters also benefited financially from the prize, the money arriving anonymously, although recipients could not fail to be aware of the source. One very real reason for Beckett accepting the Nobel Prize was that he did not wish to be publicly discourteous (Sartre had earlier caused something of a public scandal by turning it clown). Another was that he wanted the publishers who had shown faith in his work, especially in the early days, to be rewarded with an increase in the sale of his books. To turn the prize down would also have seemed unfair, and again, discourteous, to those who, since Maurice Nadeau and others had put his name forward twelve years before and regularly proposed him for the prize. But there had always been an unusual mixture of perfectly genuine humility and concealed pride in Beckett. He after all, invested almost everything in his work, knew what it had cost terms of effort and sacrifice, and could not lightly reject an his achievement at such a high level.

Nói cho cùng, tại sao Beckett nhận Nobel văn chương, một khi vợ thì than, thảm họa, còn ông chồng, mệt quá, distressed. Chắc chắn đếch phải vì tiền, bởi là vì chưa nhận tiền thì ông đã xài hết số tiền đó, thật là mau lẹ, bằng cách kín đáo chuyển tới cho 1 số cơ quan, đoàn thể, hoặc cá nhân. Thư viện trường cũ là chính, để cảm ơn, tất nhiên, và cũng để trả lời những kẻ chửi ông phản bội Đất Mẹ [bỏ qua Tây, viết văn bằng tiếng Tẩy, thí dụ]. Một trong những lý do chính khiến ông đành nhận Nobel, là không muốn trở thành 1 xì căng đan giống như trường hợp của Sartre. Ngoài ra, cũng là 1 cách cám ơn những người đã tin tưởng ở nơi ông, những ngày đầu, dám bỏ tiền ra in sách của ông, nhờ giải Nobel sẽ bán thêm được sách, rồi những người năm nào cũng nhắc tới ông với Uỷ ban Nobel.
Nhưng luôn có 1 sự trộn lẫn không giống ai, ở trong cái sự gật đầu, cũng đành đó, 1 sự trộn lẫn của 1 tâm hồn hết sức khiêm nhường, và 1 sự kiêu ngạo ngầm ở nơi ông. Beckett chứ đâu phải 1 tên cà chớn nào khác, đúng không, hà, hà!
Beckett, kẻ đầu tư hầu như tất cả vào tác phẩm, đã chịu bao nhiêu đau thương, cay đắng…  làm sao có thể vứt bỏ 1 sự thừa nhận, ở một đỉnh cao chói lọi như là giải Nobel văn chương!


**

Hình như có lần Fitz than với Hemingway [trong Paris là 1 ngày hội?], anh nổi tiếng vì thành công, còn tôi, thất bại.
Nếu đúng thế, thì đây là 1 tự hào.
Hemingway không thể viết được Tender.
Khi cố viết, bèn tự đòm mình 1 phát!

Vừa xem lại "The Road Home" của Trương Nghệ Mưu , vẫn thấy đây là phim Tầu hay nhất, dù không vĩ đại . Chỉ có tình là vĩ đại thôi.
K

Tay Beigbeder đọc Anh Môn, của Alain-Fournier, cuốn đứng hàng thứ 9 trong Bảng Phong Thần Cuối Cùng, đã nhắc tới Gatsby của Fitz, và tự hỏi, liệu Fitz đã từng đọc Le Grand Meaulnes (1913) trước khi viết Gatsby, bởi sự giống nhau của hai tác phẩm: đều là hai người kể chuyện, ở bên ngoài, kể về một mối tình bất khả của một kẻ thứ ba, và hơn thế nữa, xuyên qua những bữa tiệc đốt đuốc chơi đêm, những hội hè đình đám của thế giới ‘đại gia’.
Đọc Một Chủ Nhật Khác của TTT thì Gấu lại nhớ tới Dịu Dàng Như Đêm, tức Cuộc Tình Bỏ Đi, Tender Is The Night của Fitz. Kết cục của Một Chủ Nhật Khác thê lương hơn nhiều, và cái danh hiệu đỉnh cao chói lọi mà nhân loại ban cho Fitz, một Orpheus hiện đại, “a modern Orpheus” đúng ra là phải thuộc về Trung Uý Kiệt của Quân Lực VNCH, bởi vì Kiệt đã từng xuống địa ngục, [hay thiên đường] khi đưa Hiền tới đó.

Lục Mạch Thần Kiếm, Kiều Phong loạn đả quần hùng tại Tụ Hiền Trang, chỉ vì muốn cứu nàng hầu của Mộ Dung Công Tử, là A Châu, trúng đòn Thiếu Lâm khi vô chùa chôm Dịch Cân Kinh, sói cô đơn Khiết Đan bị đàn chó Trung Nguyên xúm lại làm thịt, may được vị đại hán mặc áo đen cứu thoát. Trước khi bỏ đi, vị đại hán bợp cho Kiều Phong một cái, mắng, tại sao chỉ vì một đứa con gái bá vơ mà liều cái mạng quí báu của mình?
Một độc giả mắt xanh của Kim Dung nhìn ra liền tù tì: tất cả là chỉ để sửa soạn cho cái cú sét đánh ở ngoài quan ải, khi Kiều Phong ôm một nửa linh hồn của mình tung lên trời, chờ rớt xuống ôm chặt vào tim vào lòng, giữa gió tuyết Nhạn Môn Quan, và biểu rằng, hai ta ra bên ngoài quan ngoại sống cuộc đời chăn dê chăn cừu, từ bỏ chốn giang hồ gió tanh mưa máu...
Độc giả Một Chủ Nhật Khác sẽ tự hỏi, cớ làm sao, trong lần gặp cuối cùng, trước khi đường Thầy, Thầy đi, đường Oanh, Oanh đi, khi Oanh nói với ông  thầy Kiệt, Thầy coi thường Em quá, ông thầy điên lên, vặc lại:
-Nên để cho người ta coi thường mình. Mình là cái quái gì?
[Thai đố này, xin để hậu hồi phân giải]
*

Anh còn nhớ có lần em nhờ anh mua giùm một đôi guốc. Mua được rồi, anh nhét kỹ trong người, đi qua trạm gác phân chia hai khu vực.
Bây giờ ở đây, khi gió, tuyết, và nỗi cô đơn lạnh cứng người, anh vẫn cảm thấy chút ấm áp của đôi guốc ngày nào. Và anh thèm sống lại cảm giác hoang mang, lo sợ khi đi ngang trạm gác.
Bụi
*

Không quay lại, chàng trông thấy toàn thể quang cảnh doanh trại sau lưng, lặng lẽ và thê lương. Một bóng người đứng thật xa, nhỏ xíu trong tầm mắt Nghiêm - bấy giờ chàng nhìn thấy lại - đứng giữa con đường hoang vắng, bên những toà nhà như lún thấp dần theo độ dốc, cất tiếng kêu:
-Nghiêm… Nghiêm… Happy Birthday!
Giờ Nghiêm mới thực sự nghe tiếng gọi của Kiệt, chỉ còn là tiếng vang dội sau bao giờ khắc qua trong tưởng tượng và tiếng vang ấy hiển lộng, rền rĩ, quái gở khiến chàng rùng mình. Chàng cũng thấy lại cảnh tượng trong gian phòng khách ở nhà với những khúc nhạc baroque, niềm vui sướng bất chợt thái quá đến muốn ứa lệ, buổi tối đã qua. Lúc này Nghiêm ngó thấy Duy đầy mầu mè, khôi hài. Còn Kiệt cuống rối, kỳ dị, Nghiêm không ưa. 

Đọc đoạn trên, Hai Lúa bỗng dưng nhớ tới một truyện ngắn của Khái Hưng, Bóng Người Trong Sương Mù [?], câu chuyện một anh chàng lái xe lửa, thoát chết nhờ một con bướm - mà ông tin rằng linh hồn người vợ đang đau nặng nằm nhà và đã mất, rồi nhập vào - vỗ đôi cánh ra hiệu cho đoàn tầu dừng lại, vì phía trước có nguy hiểm.

Truyện này Khái Hưng "thuổng" của tay nhà văn kinh dị nổi tiếng Georges Langelan. Ông này còn truyện ngắn Con Ruồi, được coi là một trong những truyện kinh dị nhất thế kỷ, đã được quay thành phim, tờ Bách Khoa trước đây có đăng bản dịch tiếng Việt.

Cảnh trên đây, là lập lại một cảnh trước đó. Cụm từ "bấy giờ chàng nhìn thấy lại" thực sự là để đánh lừa người đọc.
Lần thứ nhất, Nghiêm không hề nghe thấy tiếng của Kiệt.
Tương tự đoạn, Duy nằm chết vì say rượu, nghe tiếng gió hú trên từng ngọn đồi Đà Lạt.
Đây là đòn "phục bút" mà Thánh Thán đã từng nói tới. (1) 

Mỗi lần Gấu nhớ đến Một chủ nhật khác, là cùng lúc, nhớ đến Dịu dàng như đêm, Tender is the Night, của Fitzgerald. 

Quả có một liên hệ tình cảm giữa hai cuốn, thật.
Đoạn sau đây, mà chẳng đúng là câu thơ ‘Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới’ ư?

Chàng nhớ bữa đó cỏ thì ướt. Nàng chạy tới chàng, và đôi dép của nàng ướt đẫm sương. Nàng ôm lấy chàng, tựa trên đôi giầy của chàng, và khuôn mặt nàng mở ra như một trang sách.
"Hãy nghĩ anh yêu em đến là chừng nào. Em không đòi hỏi anh lúc nào cũng yêu em nhiều như lúc này, nhưng em xin anh một điều, hãy nhớ đến em. Cho dù mai sau có như thế nào, thì em vẫn đinh ninh một điều, em có ở trong em, điều em có chiều hôm nay."
F.S. Fitzgerald: La Fêlure [Vết nứt. Nguyên tác tiếng Anh: The Crack-up]

Nhưng, Fitz không mê gái bằng Gấu:
“Anh không sợ chúng mình không thương nhau, mà chỉ sợ chúng mình thương nhau nhiều quá”
Tứ Tấu Khúc



Ghi chú về 1 giọng văn

Emma Hogan viết về người tái phát minh kịch, và rất hiếm coi kịch

“Chẳng có gì để làm” [Nothing to be done, Rien à faire], câu bắt đầu kịch, và kịch bắt đầu thay đổi kịch [trò chơi. Từ “play”, trong tiếng Anh, vừa có nghĩa là kịch, vừa có nghĩa là chơi, trò chơi. GCC]. Khi nó được chơi lần đầu ở Paris, trước đây 60 năm, tác giả của nó, một anh cựu thầy giáo người Ái Nhĩ Lan, phân bua, claim - ngay cả khi ông tái phát minh cái hình thức được gọi là kịch đó, “Tôi chẳng có ý nghĩ gì về kịch, tôi đếch biết kịch là cái chó gì, và tôi chưa từng đi coi”.
Ai, còn ai nữa, nếu không là Beckett: ông Trùm Hiện Đại, người rành nhiều thứ tiếng, một gã hiện sinh kỳ quặc, tiếu lâm, cà chớn. Sinh gần Dublin,1906, ông là 1 tay Thệ Phản khá giả, học tiếng Tây và tiếng Ý ở Trinity College, 1937 rời Ái Nhĩ Lan và bà mẹ đi Paris, sống ở đó đến khi chết vào năm 1989. Viết 32 kịch, một phim (tên phim là “Phim”), 8 tiểu thuyết, 17 tác phẩm văn xuôi khác, và một tập [set] thơ. Nhưng “Trong khi chờ Godot”, với 4 nhân vật, và 1 dàn dựng đơn giản “Một con đường quê. Một cái cây. Buổi chiều”, làm cho ông thành 1 người khổng lồ.
*

Trong ABC’s, Milosz kể, lần ông ngồi coi trình diễn lần thứ nhất vở kịch Trong Khi Chờ Godot của Beckett, tại một rạp ở Paris. Thấy cả rạp cuời hô hố trước cảnh Pozzo hành hạ Lucky, tên hầu của anh ta, triết gia Lucien Goldmann, ngồi cạnh ông, đã tỏ ra phẫn nộ:
"Họ cười cái gì? Những trại tập trung cải tạo, hử?" (1)

Nhưng 1 tay phóng viên tờ The Paris Review [số Mùa Thu, 1999] cũng đã hỏi nhà soạn kịch Mẽo, Arthur Miller, cũng đề tài trên:

Khán giả coi "Cái chết của 1 tên bán hàng" [Dead of a Salesman] của ông, khi ra khỏi rạp thì đều khóc. Nếu có người hỏi họ, khi ở trong rạp, thấy họ cười hô hố, họ sẽ chối. Vấn đề là, tiếu lâm, cà chớn có phần ở trong đó [ở… Lò Thiêu thí dụ, NQT], đúng không?

Miller: Trọn câu chuyện [the whole thing], thì rất buồn. Nhưng vấn đề là, tôi làm nhiều cú cười, I did a lot of laughing, khi tôi viết kịch. Bởi là vì một số ý nghĩ của Willy Loman thì rất phi lý, chửi bố lẫn nhau, self-contradictory, đến nỗi bạn phải bật cười. Khán giả thực sự đã làm như thế, nhưng nhờ ơn Trời, họ không nhớ. Nếu nhớ thì họ đã không xúc động đến nỗi khóc ròng!
Cơ bản mà nói, đó là tiếng cười của sự thừa nhận, the laughter of recognition. Tôi tin như thế.

Đọc Bị Trời Đọa Đầy Phải Vinh Quang Nổi Tiếng, Damned to Fame, tiểu sử 800 trang của Beckett, khúc “A Frenzy of Writing”, 1946-53, viết về thời kỳ ra đời của ba cuốn tiểu thuyết  nhà xb Nửa Đêm in, Molly, Malone Dies, và The Unnamble,Trong khi chờ Godot, mới bật cười hô hố.
Tuyệt cú mèo. Thần sầu. Ấy là nói về tại sao mà lại cười khi đọc/sống/viết về Lò Thiêu, Lò Cải Tạo!
Đọc Thảo Trường viết về Tù Cải Tạo mà không cười sao?

Lindon, chủ nhà in Minuit kể:

Tôi về nhà để ăn trưa, thấy bản thảo trên bàn của tay thư ký. Tôi hỏi, gì thế, anh ta phán, được, được lắm [thuổng cách nói của Mai Thảo], tuy anh ta chưa đọc. Tôi kẹp Molly vào nách, và trong khi đi métro đọc, và tôi cười hô hố, sướng điên lên được!
Mọi người nhìn tôi như 1 tên khùng...

I was going home to lunch. I saw a manuscript on Georges Lambrichs' [who worked with Lindon] desk. Doubtless Suzanne had just brought
it in to him. [In fact the book had been delivered by Robert Carlier.]?" I said to him "What is that?" And he said "I believe it's very good," though he hadn't yet read it. I took it away, I took Molloy under my arm to go for lunch and in the Metro I started to read it. And as I changed trains at La Motte-Piquet Grenelle, in the lift I burst into hoots of laughter. And I thought "people are going to think I'm crazy"; then I thought "I risk dropping the manuscript" (which wasn't stapled or bound; it was in separate typed sheets). So I stopped reading, naturally, and stood with the manuscript behind my back ... and people looked at me as I carried on laughing like a fool. They couldn't understand why I was laughing since I was clearly doing nothing. Then I came back to the office, finished reading the manuscript within the day and, that same evening, wrote to Suzanne to tell her "Yes, I'll take the book, there's no problem." And a few months later, I published Molloy. 

Thú thực Gấu mới đọc được Beckett, gần đây thôi.
Lạ nhất, là khi ở Trại Tị Nạn Thái Lan, tình cờ vớ được Trong khi chờ Godot, của 1 ông chẳng biết 1 tí tiếng ngoại.
Thì cũng đọc vậy, nhưng có thể đến bây giờ mới ngấm!
Nhưng nếu không gặp được Faulkner thì không thể nào trở thành Gấu Nhà Văn được.
Không có Thầy là đừng hòng viết.
Mít viết lách, cứ hết thời thanh xuân là ngỏm, "chết non", chữ của TTT, chính là do ông nào cũng nghĩ mình là bố chó xồm, tao mà cần thầy ư? Tao viết cho thiên hạ đọc rồi làm… đệ tử của tao, chứ không lẽ có người dậy được tao?

Gấu có lần đọc 1 bài, hình như của Pierre Assouline, trên tờ ML, viết về 1 lần ra đường, gặp mấy ông văn sĩ Tẩy, cũng toàn thứ dữ, nhìn thì thấy, ông thì đang đọc Faulkner, ông thì túi ló ra 1 cuốn của Faulkner!
Có lèm bèm trên Tin Văn rồi mà kiếm hoài không thấy!
Cả cái hình hách xì xằng của Faulkner, với 1 bầy chó săn dưới chân cũng mất tiêu!
Nhưng kiếm ra đoạn này:

Lại nhớ tới... Faulkner, và bài viết "Những cuộc đời của Faulkner", của Pierre Assouline, trong đó, ông nhắc tới một câu của Nabokov: Tiểu sử nhà văn là lịch sử văn phong của người đó.
Ở đây, phải đẩy câu phán của Nabokov đến tận cực điểm, và chúng ta thấy, thay vì một văn phong, thì là một "dòng sông, trong tất cả những trạng thái của nó", "mượn" cái tít một bài viết, trong cùng số báo Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Sex, Tháng Chạp 2007, có bài của Pierre Assouline về Faulkner, đã dẫn.
La pluie dans tous ses états
Martin Page, khách mời trong tháng của tờ báo, điểm cuốn Từ điển mưa, của Patrick Boman.
(1)

Gấu là người giới thiệu Beckett trên tờ Nghệ Thuật, khi vừa bước chân vô làng văn Sài Gòn, 1965, trước khi ông được Nobel, 1969. Bài giới thiệu, tóm tắt 1 bài viết trên 1 tờ báo Tẩy, và còn nhớ, đám phê bình gia cà chớn Tẩy gọi văn chương của ông là thứ “tiền chế”, như nhà tiền chế.
Mà đọc kiểu cà chớn, thì thế thật. "Tôi về nhà, nửa đêm, trời mưa. Đếch phải nửa đêm, đếch phải mưa", kiểu đó.
Nhưng, đúng như cái tay trên tờ Intel viết, những điểm mạnh của ông là: 

-Những dòng đầu, thí dụ, trong Murphy, đọc 1 phát là biết ngay của Beckett, his own tone: "Mặt trời chiếu sáng, đâu có cách nào khác, về chẳng có gì mới "
-Những quãng ngưng, nghỉ. Không có Beckett là Pinter không thể tạo được sự căng thẳng gớm ghiếc của ông. Khúc nghỉ, quãng ngưng, pause, silence, mỗi cú trở thành 1 cái gì sờ mó, vuốt ve được.
-Sự cảm thông. Ở trong những phong cảnh xám xịt đó, những nhân vật của ông lung linh sáng cùng với sự ấm áp – như thể chỉ Estragon và Vladimir nhìn với hãi hùng bất lực khi Pozzo hành hạ Lucky.

Người nhìn ra trước mọi người về thiên tài Beckett, là  Suzanne, bà xã của ông. Khi nghe tin chồng được Nobel, bà than, thật là 1 thảm họa!
Bà biết quá rõ, văn chương của chồng, không phải để gặt hái vinh quang!
Khi bà mất, ông chồng viết về vợ:

I owe everything to Suzanne. She hawked everything around trying to get someone to take all three books at the same time. That was a very pretentious thing for an unknown to want! She was the one who went to see the publishers while I used to sit in a cafe "twiddling my fingers" or whatever it is one twiddles. Sometimes she only got as far as leaving the manuscripts with the concierge; she didn't see the publishers. It was the same with Roger Blin. She was the one who saw Blin and got him interested in Godot and Eleutheria. I keep out of the way. 

[Tôi mà không gặp ông này, là thành gái già, bà vợ của bạn Bạn nói về chồng!]

Niềm tin của riêng bà vợ, Suzanne’s own faith, về giá trị của tác phẩm của Beckett được củng cố thêm lên, từ một số khuôn mặt nổi tiếng. Tristan Tzara là người đọc Molloy, và mê quá là mê…. Nhưng tin tưởng, cổ võ, thổi… là 1 chuyện, làm sao cho có người bỏ tiền in, lại là 1 chuyện khác. Bản thảo bị hết nhà xb này cho tới nhà xb bản khác từ chối, cho đến khi bà vợ quyết định - điều mà ông chồng gọi là “last ditch effort” [cố gắng chót, hơi thở chót trước khi ngỏm] - đưa cho Jérôme Lindon, nhà xb Nửa Đêm.



*

HOW BECKETT DID IT

Notes on a Voice: Emma Hogan on a man who reinvented theatre, while rarely going to it

From INTELLIGENT LIFE January/February 2013

"Nothing to be done." So begins the play that changed the game. When it opened in Paris, 60 years ago, its author was 46, an Irish former teacher who claimed, even as he reinvented the form, that "I have no ideas about theatre. I know nothing about it. I do not go to it."

Who else but Beckett: arch-modernizer, polyglot, droll existentialist. Born near Dublin in 1906, he was a well-to-do Protestant who read French and Italian at Trinity College, finishing first in his year. By 1937 he had left Ireland, and his mother’s "savage loving", for Paris, where he lived until his death in 1989. He wrote 32 plays, one film (entitled "Film"), eight novels, 17 other prose works, and one set of poems. But it was "Waiting for Godot", with its four figures and simple setting of "A country road. A tree. Evening", that marked him out as a colossus.

Key Decision

To write in French. This enabled him to find his starkness – to shed his "Anglo-Irish exuberance" and the lyrical influence of Joyce ("I vow I will get over J.J. ere I die. Yessir", he had scrawled in a letter). From 1939, he wrote mostly in painstaking French, then translated into "queer English" to create the bleached voices that make his work unmistakable. 

Strong Points

(1) First lines. From his earliest novel, "Murphy" (1938), Beckett set his own tone: "The sun shone, having no alternative, on the nothing new." (2) Pauses. Without Beckett, Pinter could never have created his sinister tension. He marks the silences as "[Pause]" or "[Silence]", each becoming something palpable. (3) Compassion. Within these grey landscapes, his characters flicker with warmth – even if it is just Estragon and Vladimir looking on in helpless horror at Lucky’s enslavement by Pozzo. 

Golden Rule

Never to compromise. Estragon’s trousers have to fall all the way down at the end of "Godot". The action and dialogue of "Play" has to be repeated, by actors who are up to their necks in urns. Whole novels can go by without a paragraph break. Both his novels and plays require concentration, and a stomach for repetition. But they reward the persistent. 

Favourite Trick

Characters correcting or interrupting themselves. Phrases or names are misremembered, and remembered anew. Even hiccups ("pardon") are kept in, puncturing Beckett’s short sentences. He forces the dramatic monologue to capture every bodily emission and the ragged form of human speech. 

Role Models

Though he claimed to have "always been a poor reader", at 30 Beckett had published an essay on Proust, written an unfinished play about Dr Johnson and a short story inspired by Dante, and had worked for Joyce. But it was plays that most inspired him. The landscapes of "King Lear" and Edgar’s refrain, "the worst is not/So long as we can say, "This is the worst"" shaped his defiance of melancholy. And in Racine’s "Berenice", Beckett found a form to mirror his own: "There too nothing happens, they just talk, but what talk, and how spoken." 

Typical Sentence

"Let us not then speak ill of our generation, it is not any unhappier than its predecessors." ("Waiting for Godot") 

Watt by Beckett, Barbican, London, Feb 26th 

Emma Hogan is a freelance journalist and regular contributor to The Economist's Books and Arts pages, and was a judge of this year’s Forward poetry prize

Illustration Kathryn Rathke

*

 "THE USES OF POETRY"
by Anne Atik
FOR S.B. (13 APRIL 1906-22 DECEMBER 1989)

I

A Bible-reading man, he came and left
between two holy days he didn't much observe:
the Good Friday of his birth, near the Christmas of his death.
His life between, a pilgrim's progress with a smile
for what he saw along the way and wrote of,
oversleeping, age and hope and sloth.
Then saw, and wrote of, wrenched along the way,
age and hope and helpless weeping. But
he would have, reading those two states, rejected both
as most remotely holding but one part
or more than minute dose
of the inexpressible, whole truth
of how it is, it was.

II

He showed the shortest way to get across
a line like this:
crossed out such words as these to get to
speechlessness.
He crossed out rivers to get to their stones.
To get to the bottom, when the crisis is reached
and truth-telling begins.
Whatever he knew he knew to music.
He found the pace for misery,
matched distress to syncope, and joke
to a Beethoven stop at the punch line.
But thought that he'd failed to find failure's pulse.
What that says about failure,
music and us.

*

Cuốn tiểu sử Beckett, 800 trang, toàn chữ, trừ cái hình độc nhất, trên, Gấu mua lâu lắm rồi, tính đọc, nhưng sợ quá, bây giờ mới lôi ra, cùng 1 số cuốn khác nữa, của ông, hoặc viết về ông.
Cũng là 1 cách viết về bạn Bạn, và chuyến đi vừa rồi, nhờ đó gặp Sad Seagull.
Giả như gặp Sad Seagull, mà không gặp lại bạn Bạn, thì có thể đã đi luôn, bữa buổi chiều hôm đó ở bên ngoài Phước Lộc Thọ.
Trong đời Gấu, gặp nhiều lần “quái đản” như thế.


*

Muốn đếch muốn gì hết!
Le Magazine Littéraire Hors-série, n # 14



*

Trường Gia Long, Sài Gòn, cc 1966-72 (1)

Đây là cái cổng trường Gia Long, phía bên hông, [đường Trương Định, băng qua vườn Tao Đàn], GCC đưa đón BHD, đúng thời gian đó, 1966...

"Khi em đi vô cổng trường, rồi anh đừng có đứng lại lâu vì em sẽ biết anh đang nhìn em, em phải quay lại mỉm cười nhìn anh…”
…. vội vàng chạy vô cổng trường rồi lại vội vàng chạy ra: nàng quên không dặn chàng trưa nay đừng đón nàng, vì nàng sẽ về chung với Lan Anh, bạn nàng...

Tứ tấu khúc

Ui chao, nhìn cái hình, cảm khái chi đâu. Nhìn vách tường, với ba tờ quảng cáo… thì lại nhớ cái thông báo của Ban Giám Hiệu, cấm cái trò đưa đón như trường hợp cặp Gấu & BHD!

Chỉ đến khi có thông báo, thì Gấu mới thả Em cách cổng trường khá xa....

*

Bạo Miệng [Strong Opinions]

Ông viết cả lố tác phẩm, nhưng người đời cứ gọi Nabokov là "người của Lolita", ông có bực không?
Không. Lolita là 1 cục cưng của tôi, Lolita est ma favorite toute particulière. Cuốn sách khó viết nhất trong những cuốn của tôi - nó đề cập tới 1 đề tài thật lạ lùng, si étranger, cách thật xa cuộc đời tình cảm của tôi, si éloignée de ma vie affective, mà tôi thật thích thú gọi tới mọi cội nguồn "kết hợp", để biến nó thành hiện thực.

Ông có ngạc nhiên về sự thành công khủng khiếp của cuốn sách khi nó xuất hiện?
Tôi ngạc nhiên về chuyện nó xuất hiện, giản dị có vậy [J’ai été surpris qu’il paraisse, tout simplement]

Lolita, có…  thực không? [Et Lolita: a-t-elle existé?]
Không, Lolita không có khuôn mẫu [modèle]. Nàng sinh ra từ trí tưởng của tôi [mon esprit]. Nàng chưa từng hiện hữu… nàng là một trái cây từ trí tưởng tượng của tôi, un fruit de mon imagination.


*

Friday, November 07, 2003 8:43 PM
Gấu,
Thằng Lãng chụp, không thấy hình Tao và Mày.
Quyên

Sunday, November 09, 2003 9:35 PM

*

*

Nick Clegg: My hero Samuel Beckett

'It's that willingness to question the things the rest of us take for granted that I admire most about Beckett'

I've always read a lot, mainly fiction. These days, with three young sons, often the most I can manage is a quick chapter here, a few pages there; but there are still very few nights when I'll get to sleep without dipping in to whatever book I have on the go.
So I am grateful to those writers who have made it easy to go back to them, night after night, year after year. They are the greats, and Samuel Beckett is one of them. My first encounter with Beckett was when I was studying in Minnesota and I acted in a student production of Krapp's Last Tape. Back then I remember images of Beckett making as great an impression on me as his work. He always looked so impressive – that beak-like nose, eyes staring dead into the camera – and he had an austerity to him, even when he was young, that makes it very easy to connect the man to the words.
Since then I must have read Waiting for Godot – of course – a hundred times. Every time I go back to Beckett he seems more subversive, not less; his works make me feel more uncomfortable than they did before. The unsettling idea, most explicit in Godot, that life is habit – that it is all just a series of motions devoid of meaning – never gets any easier.
It's that willingness to question the things the rest of us take for granted that I admire most about Beckett; the courage to ask questions that are dangerous because, if the traditions and meanings we hold so dear turn out to be false, what do we do then?
But amid the bleakness, there is also humor, and it's no surprise that there are so many comedians among Beckett's fans. His appeal lies in his directness – the sparse, unembellished prose that can make his meticulous stage directions unexpected. He leaves you with a sense that you knew what he meant, even if explaining it back would leave you lost for words. Direct and disturbing – it is impossible to grow tired of Becket