|
Chuyện Tình Đặc
Biệt Giáng Sinh:
Anh
Môn
Cali Nov
2012 With HA
Anh
Môn
Trong Sổ Tay,
NB, dưới cái tít “Halo and Horn” [nghĩa của cụm từ này cũng
giống như “pro
& contra” của Sến Cô Nương, “halo”, chào mừng, “horn”, cái sừng, để
đâm cho mi
1 phát!] của tờ TLS, số Jan 4, 2013, điểm những nhân vật văn chương
xuất hiện theo
dòng thời gian, JC [người phụ trách] viết, thì cũng là 1 cách để đánh
giá, ai còn
ai mất [chìm vào quên lãng đúng hơn], và nếu 2012 là năm tưởng niệm
John Cheever,
vẫn ngon cơm [GCC không hề biết đến ông này], và sự mất giá của
Lawrence
Durrell [ông
này thì lại rất rành, BHD chẳng đã mang 1 cuốn của ông đến tặng Gấu
đúng ngày
sinh nhật, lần thứ 30 mà cũng là lần thứ nhất, sau khi thoát chết vì
mìn VC, cùng với lời đề tặng, bằng tiếng
Tẩy, "Je
serai ta femme", và, em quên béng liền sau đó, cả Gấu lẫn lời đề
tặng], và
phán, 1 năm
ủ ê, và phán tiếp, năm tới 2013, chắc là khá hơn.
Quả thế, 1913
là năm Albert Camus ra đời.
Cho tới nay, chàng vẫn là số 1, a great
force in
world literature một “thế lực” lớn - từ này thuổng của 1 thi
sĩ - trong văn
chương thế giới,
một “haloed figure” so với đồng hương, kẻ
thù của chàng, a horned counterpart, là Sartre. Cả
hai đều rành nhiều môn võ công giang hồ, viết giả tưởng,
kịch, triết, và báo chí, [cả hai đều còn là editor]. Sự nổi danh dài
dài
của
Camus là nhờ giả tưởng, và trong khi Satre vưỡn được coi là triết gia,
thì
Camus, "thôi rồi, anh ơi".
“Hồi này, bạn có đọc Kẻ Nổi Loạn
của ông ta
không”? JC
đặt câu hỏi cho độc giả, và tự trả lời, "cuốn này đúng là second-hand
patchwork, đồ bá láp. Và nếu bạn ý muốn phản biện, thì chúng tôi, TLS,
sẽ rất hân
hạnh!"
Vẫn theo JC,
những tiểu luận đầu tay của Camus có vẻ như bị lơ là, bỏ qua, chúng
thật chói
sáng, và là những tác phẩm suy tư, meditative works, về Algeria, và
được xb tại
đây vào thập niên 1930. Hai tác phẩm [thần sầu], Noces [Mít, tờ Văn
trước 1975,
Trần Thiện Đạo, hình như vậy, dịch là Giao
Cảm] và L’Envers et
l’endroit, [hình
như cũng đã được tờ Văn dịch, Bề mặt
và bề trái], cả hai đều bị chế ngự [dominated] bởi
mặt trời.
Nhưng cái chói sáng nhất của chúng đối với độc giả, vẫn theo JC, là sự
thông minh
ở tác phẩm đầu tay của 1 kẻ tập tành viết, the debutant’s intelligence.
Và, bây giờ,
tới lượt Le Grand Meaulnes & Yvonne de
Quiévrecourt, và Sad Seagull & GNV, "chói sáng" cùng với năm
2013!
Kẻ nào viết
rõ ràng thì có độc giả. Kẻ nào viết hũ nút thì có
thợ “còm”.
Hand-made
gift from TV Reader
Tks. NQT
Henri
Alain-Fournier là tiền thân của Camus, trong vai trò người hùng của
tuổi trẻ.
Cuốn
Anh Môn xb năm 1913:
Mặc dù nổi
tiếng như thế đó, Anh Môn, 100 tuổi tính đến năm nay, 2013, là
1 tuyệt
tác đang gặp hiểm nguy, bị tiêu trầm, chìm vào quên lãng. Du khách hành
hương
viếng thăm căn nhà thời ấu thơ của Alain Fournier, gần Lộ Đức, ngày
càng mỏng
dính [thưa thớt, nếu biết tiếng Mít, dịch từ “thin” của tiếng Hồng
Mao].
Những ngày này độc giả Anh, Mẽo thường chọn tiểu thuyết Tẩy, thứ có mùi
triết Tẩy,
hiện sinh hiện xiếc, [thí dụ, đến ngay Cô Tư, miệt vườn Cà Mâu xứ Mít,
mà văn
còn có mùi hiện sinh - cái gì ở giữa hai ngón cái - nữa là!]
Một thập niên trước đây, Tobias Hill ghi nhận, sách sống sót nhờ một hệ
thống rỉ
tai bằng tiếng Tầu, “a barely audible system of Chinese whispers”.
Tại sao nhiều độc giả Anh lại hờ hững với cuốn sách, được một số những
nhà văn
thuộc loại số 1, được kính trọng, nể vì của Ăng Lê, trân trọng, và có
ông còn
nhận tác giả của nó, là Thầy của mình, như Fowles?
Và, với những độc giả coi Anh Môn như sách gối đầu giường, thì
là do
đâu?
Do cách viết, do văn phong, giản dị, "viết như không viết"?
Một câu chuyện tình thời mới lớn không làm sao quên được, mang chất
hoài cổ,
lãng mạn, vãi linh hồn?
Với những fans khác, tình tiết ly kỳ, tính thơ của ngôn ngữ?
Rất nhiều độc giả bị hớp hồn bởi cái gọi là “buồn vào hồn không tên”,
một nỗi u
hoài, bi ai, toát ra từ một thứ thơ xuôi, như 1 nhà phê bình nhận xét,
“như
sương mù bên trên bãi tha ma”.
Một phần, còn do cuộc đời của chính tác giả, một cuộc đời lãng mạn, và
cái chết
trẻ của ông, và câu chuyện về người đàn bà đã gợi hứng cho ông.
*
-Em tìm để từ
biệt anh. Oanh ngừng đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi không còn được
gặp anh,
em muốn...
Kiệt lặng người....
TTT: MCNK
There is
among all your memories one which has now been lost beyond recall.
J.L. Borges: Limits
Trong tất cả hồi ức của mi, có một, mất tăm, tích, không làm sao nhớ
lại được.
Gấu không
làm sao nhớ lại được khuôn mặt của Sad Seagull, sáng bữa đó, ở quán cà
phê
Starbucks, hay ở 1 quán ăn ở Quận Cam, buổi chiều hôm đó.
Tính ghé tiệm sách, nhưng em đổi ý.
Khi ăn xong, anh cũng không còn nhớ, ăn món gì, em nhìn trời, nhìn đồng
hồ, nói
trễ quá, phải trả xe cho người bạn….
To love a
scene so much and yet to miss someone so essential to it was doubly
heartbreaking
Damned to Fame, the Life
of Samuel
Beckett
Bây
giờ thì GNV hiểu
ra tình cảnh đưa đến ý định chấm dứt đời mình ở bên ngoài Phước Lộc
Thọ, buổi
chiều hôm đó.
Đó là do yêu
quá yêu cái cảnh buổi sáng ngồi cà phê Starbucks với Sad Seagull, và
nhớ
đến phát
khùng Sad Seagull mà hình ảnh của cô đóng chặt vĩnh viễn vào cái buổi
sáng lần
đầu tiên gặp mặt đó, và như câu phán ở trên, nỗi đau như được nhân gấp
đôi lên,
và càng thêm chán chường những ngày còn lại, quá vô vị, nhàm chán…
Buổi sáng hôm
đó, em lo hết. Tất tả đi kiếm chỗ ngồi, sau cùng kiếm được 1 cái bàn ở
ngoài trời,
thật gió, thật lạnh [Cali mấy bữa đó, lạnh sợ còn hơn cả Canada!], rồi
tất tả xếp
hàng mua cà phê, tất tả bưng ra, Gấu già ngồi 1 chỗ, chẳng làm gì hết,
ngắm em
tất tả…. Em chừa cái ghế có cái cột che gió cho Gấu già, ngồi kể chuyện
tuổi thơ
của em, Gấu lắng nghe, thật cảm động, đến quên cả cái chuyện em rét
run, anh chàng
Mít, cũng đứng tuổi, ngồi bàn kế, thừa cơ em đứng dậy, bèn kéo cái ghế
của em vào
1 chỗ khuất gió, rồi gật gù nhìn Gấu thông cảm, ra ý, đúng ra mi phải
làm việc đó,
nhưng thôi già rồi, ta làm giùm!
Những cuộc
tình rồi cũng tới, làm sao không. Chàng có 1, dài và ồn, với 1 em thợ
may. Một,
với 1 bà hàng xóm. Em tỏ tình trước, bằng cách ném 1 cánh diều, một con
nhạn,
hay 1 “bản tin” [chữ của băng Hậu Vệ], từ cửa sổ nhà nàng bay qua, và
đậu ngay
trước mặt chàng, nơi hành lang. Chồng nàng biết được, hăm làm thịt tình
địch.
Nhưng làm
sao so được với thánh nữ... Sad Seagull!
Với nàng, chàng biết, phải có những cử chỉ, hành động lớn lao, vĩ đại
nhất mới
hy vọng “thắng cuộc” [chữ này thuổng của tà lọt Osin]. Cuối năm 1912,
chàng khệ
nệ mang bức thư tình đem dâng cho người đàn bà đã hành hạ chàng 7 năm
trời: Em
cho anh độc nhất 1 con đường để đến với em, và đó là con đường văn
chương: Mi
phải trở thành… Gấu Nhà Văn, được toàn thể người đời biết tới! Một cuốn
“tỉu thết”
dài đang hoàn tất, viết về Em, chỉ về Em, người mà anh chỉ nhìn thấy ở
trong những
giấc mơ, chỉ được gặp 1 lần độc nhất ở Quận Cam, sẽ ra đời vào Mùa Xuân
này!
Sự thực,
tham vọng trở thành Gấu Nhà Văn thì không bật ra từ cú sét đánh bên
ngoài tòa Đại
Lâu Đài – cho dù dữ dội cỡ nào – nhưng chúng được nung nấu nhiều năm
trước đó,
trong căn nhà trường học của ông bố, nơi chàng và cô em/bà chị cùng
quần thảo mớ
sách, cuốn nào cuốn nấy đều quăn góc chẳng khác chi “tai chó”, và chúng
đều là
phần thưởng học sinh giỏi của cả hai. Nhưng cho dù vậy, Anh
Môn, cuốn tiểu thuyết được trình làng vào Mùa Thu năm sau, quả
là có hình bóng của… Hải Âu Buồn, là
trái tim của nó.
Đoạn trên, Gấu
Cà Chớn dịch từ bài viết của The
Economist.
Bạn phải nghe chính
chàng, Alain Fournier/GNV nói về Anh
Môn/Sống và Đọc MCNK ở Quận Cam, thì mới càng
thêm cảm khái.
Hà hà!
Trong bài viết The Lost Domaine of
Alain-Fournier, 1986, được in trong Wormholes, [Lỗ Giun, 1 từ của giới
khoa học thiên văn, theo kiểu Lỗ Đen, Big Bang...] Fowles trích
thư của Alain-Fournier, viết cho bạn mình là Rivière, vào năm 1910, “Tớ
đang viết
1 cuốn tiểu thuyết hoang đường dựa trên 1 em có thực. Cái này đem sức
mạnh đến
cho cái kia” [Nguyên văn: that he was “working on the imaginary,
fantastic part
of my book and on the simply humane one. Each gives me strength for the
other”].
Bài của Fowles cũng thần
sầu. Gấu Cà Chớn sẽ giới thiệu, cùng loạt bài
viết về Sad
Seagull.
Trong bài viết
của Fowles, chúng ta biết thêm 1 chi tiết, chàng và nàng đi dạo dọc
sông Seine
chừng 1 tiếng đồng hồ!
Nàng rất thông cảm với cú sét đánh trúng ngay chàng,
nhưng nói, vô hy vọng, rằng, chúng ta cư xử như hai đứa con nít,
"behaving like children".
Nhưng, "như 1 đứa
con nít”, chính là mục đích viết văn của Alain-Fournier, [và của Gấu Cà
Chớn, tất
nhiên], vì vẫn theo Fowles, trong bài viết đã dẫn:
… "behaving
like children" was ominously close to Fournier's own view of why wanted
to
write: to convey the vivid and magical innocence of the child’s
perception of
life, to arrest the past.
Miền Đã
Mất
Viết, nếu bạn
phải, bởi vì bạn cảm thấy thích viết; chớ khi nào, bởi vì bạn cảm thấy
phải viết
[never because you feel you ought to write].
Đừng bao giờ
viết vì bị bản năng nóng, hot instinct, cắn vào đít, vào tay, vào chỗ
ấy...,
gây ngứa, bắt phải viết. Bạn chỉ có thể viết do kinh nghiệm lạnh, by
cold
experience. Đó là lý do nhiều tiểu thuyết gia phải đợi qua bốn bó,
[after the
age of forty], mới gãi bật ra được tất cả những tác phẩm bảnh của họ
[do all
their best work].
Nhớ chưa, đừng
viết vì ngứa. (1)
Bởi vì, có khi ngứa là do di chứng của giang mai, cũng nên!
Hà, hà!
(1)
Lại có ông,
cứ mong được người đời phỏng vấn, để giơ hai tay lên trời, ngửa cổ
than: đây là
nghiệp của tôi.
Ông khác thì
nói: tôi mà không viết thì ngứa không chịu được.
Ôi ngứa thì
gãi, nghiệp thì đi cúng giải oan, đi chùa bố thí cho hết nghiệp.
Scott
Fitzgerald ra đời lúc 3:30 pm, ngày 24 Tháng Chín, 1896, tại 481 Laurel
Av,
thành phố S. Paul, Minnesota. St Paul là nơi TTT rời Quận Cam, để sống,
và để
được chôn tại đó, [TTT mất ngày 22 tháng Ba 2006, hưởng thọ 70 tuổi.
Fitz mất
vì đau tim, khi mới 44 tuổi].
Theo Gấu Cà
Chớn, TTT hẳn có đọc Tender Is the Night,
"Cuộc Tình Bỏ Đi", của Fitz, trước khi viết MCNK. Đọc tóm tắt
sau đây về Tender, thì chúng ta có thể
tưởng tượng ra, nếu ở cái nền của Tender,
là xã hội Mẽo, thì với MCNK, là cuộc chiến Mít:
Tender is
the Night was published on 12 April 1934, and the first printing
(7,600 copies)
sold out, as did two more, totaling an additional 8,000 copies. The
novel
reached the middle of the bestseller lists for two months, but earned
its
author only about $5,000, which did not relieve his debts. It is
remarkable
that, with the tragic conditions of Zelda's confinement, his own ill
health and
alcohol dependency, he was able to continue writing stories and short
essays.
The reviews of the novel were mixed: because of the passage of so many
years
since the publication of Gatsby,
expectations ran high for the new work. But most critics felt that
there were
structural weaknesses in the novel: Rosemary Hoyt's point of view in
the
opening is not sustained throughout the novel. The chronology seemed
confusing
to some, and many agreed that there was insufficient cause for Dick
Diver's
deterioration. But, once again, critics whom Fitzgerald respected
recognized
the brilliance of his work. As he had with Gatsby, Gilbert Seldes
praised the
novel unreservedly; Fitzgerald, he wrote, 'has stepped again to his
natural
place at the head of the American writers of our time' (New York
Evening
journal, 12 April 1934, Critical Reputation, p. 86).
Burton
Rascoe, in Esquire, called it
Fitzgerald's 'maturest' novel, his 'rich, Celtic, romantic imagination'
having
been 'subjected to the discipline of reflection and selection' (Critical Reputation, p. 86). Robert
Benchley, an old friend, called it 'a beautiful piece of work', and
said that
he hadn't had a book take hold of him in that way for years (Correspondence,
p. 358). Zelda praised
the book too as a 'tragic and poetic personal drama against the
background of
the times we matured in' (Correspondence,
p. 353).
Fitzgerald
later revised the novel to make the chronology clearer, but the
response when
it was published after his death was mixed, many feeling that the
earlier
version was superior.
Tender is the Night is the story of Dick
Diver, a young
psychiatrist, who is seduced by the loveliness of the wealthy young
Nicole
Warren, whom he has been hired to treat. Eventually they marry, and
Dick
becomes part of the Warren establishment, used and ultimately discarded
by
Nicole after she has been cured and the Warren family no longer needs
his
services. But the bare outline of the story cannot describe the power
of the
novel: a picture of expatriate Americans and the wealth that ultimately
corrupts; an examination of America and its history; and a poignant
tale of
loss, particularly moving in its reflection of the Fitzgerald’s own
lives. The
novel achieves a genuinely tragic dimension as it traces the decline of
Dick
Diver, which affectingly mirrors Fitzgerald's sense of his own eroded
hopes.
[Penguin Books]
Chân dung
tự
họa, self-portrait, by Zelda,"Đảo Xa", [bà vợ khùng] của Fitz "Cuộc tình bỏ
đi" là câu chuyện của Dick Diver, 1 bác sĩ tâm thần, trẻ, bị quyến rũ
bởi sự cô đơn
của một cô gái nhà giầu Nicole mà anh được mướn để trị bịnh cho ẻn. Sau
đó, họ
lấy nhau, và Dick trở thành 1 món đồ trong cơ ngơi nhà vợ, được sử
dụng, và sau
cùng bị đá đít, khi bên vợ đếch cần đến anh nữa.
Nhưng 1 tóm tắt trần trụi như
thế đếch nói được cái gì về “sức mạnh” [đừng lầm với từ “thế lực” của 1
thi sĩ]
của cuốn tiểu thuyết: 1 bức tranh về đám
Mẽo lưu đầy, xa xứ, và của cải sau cùng làm hư ruỗng họ, một cái nhìn
chăm soi
vào nước Mẽo và lịch sử của nó, một câu chuyện nhức nhối về mất mát, và
đặc biệt
là rất ư thương cảm, phản chiếu cuộc đời của chính gia đình
Fitz.
Cuốn tiểu thuyết đạt đến đỉnh cao chói lọi của nó, khi vẽ lại cuộc “vấp
ngã” [thuổng của thi sĩ dởm NHT] của Dick Diver, và với nó, là cảm quan
của riêng
Fitz, về hy vọng và cứu chuộc.
Ui chao, thê
lương thật, nhưng làm sao so được với cái chết của trung uý Kiệt, bị
chính 1
sĩ quan
VNCH làm thịt, vì tưởng là VC!
|
|