*

1





NQT vs DPQ


*

Cuốn bảnh nhất của Heidegger, theo Gấu, là Những con đường chẳng đưa tới đâu, và trong cuốn này, bảnh nhất là bài “Tại sao thi sĩ”, Pourquoi des poètes, và “Lời của Anaximandre”, La Parole d’Anaximandre. 

Khi viết về thơ Nguyễn Xuân Thiệp, tình cờ Gấu khám phá ra là cả hai, Lukacs, khi viết về nguồn gốc của tiểu thuyết, và Heidegger, khi viết về Đêm đen, Hố thẳm, thì đều coi,  là do, Thần đi vắng, Thần bỏ chạy.

Có thể vì lý do đó, mà Mít, chỉ 1 Bùi Giáng, thi sĩ, thì mới đọc nổi Heidegger.
Hai Thầy Quân và Đạo, No!

Lukacs, trong Lý thuyết về Tiểu thuyết (1916), coi lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi Hy Lạp cổ. Theo chân Hegel, Lukacs tin rằng thế giới Hy Lạp trở thành ngạt thở đối với những thời đại tiếp theo sau nó. Đây là một thế giới khép kín. Chúng ta không thể thở được nữa trong một thế giới khép kín. Hùng ca Homer do đó mở đường cho tiểu thuyết. Tiểu thuyết: hùng ca của một thế giới bị thần thánh bỏ rơi. Nói một cách khác, tiểu thuyết bắt đầu cùng với cái chết của thượng đế. Tiểu thuyết bắt đầu cùng với giấc mơ của con người: tìm lại tính siêu việt đã mất. Những xã hội nặng chất tôn giáo không phải là môi trường thuận lợi của giả tưởng, là vậy. Don Quixote (của Cervantes) cho thấy một điều: Thần Ky-tô đã tự ý vắng mặt, ra khỏi thế giới, và những cá nhân con người bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa và bản chất, và chỉ có thể tìm thấy, trong cái linh hồn "vô gia cư vô địa táng" của họ.
*
Heidegger, chú giải thơ Holderlin, "Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?": Chữ "thời" [time] ở đây, là thời mà chúng ta còn thuộc về [Thời gian của Người]. Với kinh nghiệm lịch sử của Holderlin, sự xuất hiện và hy sinh của Chúa Ky Tô đánh dấu buổi đầu của sự tận cùng của ngày của những vị thần [mark the beginning of the end of the day of the gods]. Đêm xuống. Kể từ đó, ba ngôi hợp một, "the united three" - Herakles, Dionysos, Christ - rời bỏ thế giới, buổi chiều của thời đại thế giới cứ thế chúi vào đêm của nó. Đêm của thế gi

Về truyện ngắn Bức Tường của Sartre

TV post 1 đoạn trong tiểu sử của Koestler,  trong có nhắc tới Bức Tường. 

KOESTLER WAS REASONABLY SURE that most of his literary and political allies in France were to be found among that small group of writers known as existentialists. He considered Sartre's short story "The Wall" to be "the profoundest thing ever written" on the Spanish Civil War, and was aware that Sartre had coined the term existentialism to describe a philosophy of the cosmic loneliness and freedom of the individual that obligated him, in a cold and unfeeling world, to shoulder his ethical responsibilities and commit to some form of political activism. Sartre in turn had been influenced by Koestler's Dialogue with Death; and Andre Gide had noted of Scum of the Earth that it was "the best possible illustration of Sartrism - if not of existentialism proper." Sartre was its acknowledged prophet, and his recently published novel, The Age of Reason, one of existentialism's bibles. Another prophet was Albert Camus, whose "absurdist" works, The Stranger and The Myth of Sisyphus, were obligatory reading for French intellectuals of the period; and the third, decidedly junior, musketeer of existentialism was Sartre's lifelong partner, Simone de Beauvoir, nicknamed "Castor," or "the Beaver," whose novel The Blood of Others, along with her essays, had helped to popularize the new philosophy among the young.
Michael Scammell: Koestler

Cũng trong đoạn này, tác giả kể là, de Beauvoir thức suốt đêm đọc ngấu nghiến Đêm Giữa Ban Ngày, và cảm thấy rất ấn tượng, hớp hồn, 'enthrallling'.
Anne Applebaum nhận xét về nó mới khủng: Chỉ nó, và bạn của nó, là Trại Loài Vật, tránh cho Âu Châu không bị nhuộm đỏ.
Bà này mới cho ra lò Bức Màn Sắt

Iron Curtain: The Crushing of Eastern Europe 1944-56 by Anne Applebaum
– reviewAnatol Lieven on a cold warrior's account of the creation of the Soviet bloc



Trong bài viết về Kẻ Xa Lạ, nhân cuốn sách được dịch lại qua tiếng Anh, người viết có dùng 1 từ thật là tuyệt, và áp dụng thật là thú, vào trường hợp của Gấu, khi đọc Camus, hay nói chung, 1 số tác giả thời mới lớn:
Existentialism had its great theorist in Sartre and its great novelist in Camus, and this is still the book students turn to when they need a fix of me-against-them. (1)

Chủ nghĩa hiện sinh có lý thuyết gia lớn của nó, trong Sartre, và tiểu thuyết gia lớn, trong Camus, và vẫn là cuốn sách đó [Kẻ Xa Lạ], những sinh viên viện tới khi họ cần "xác định mình chống lại họ".
Cụm từ “fix of me-against-them”, quá đúng, nếu áp dụng cho Gấu, theo nghĩa, Gấu đọc họ để hiểu Gấu.
Sartre cũng có 1 câu tương tự ý trên, Gấu đọc thời mới lớn, và bèn nhập tâm liền tù tì. (1)

Cả 1 đời Gấu sống [chiến đấu, học tập theo gương Bác H vĩ đại], là để biến câu trên thành hiện thực!
XHCN!

Nhưng chỉ đến khi đọc Steiner, thì hiểu thêm được 1 điều, thời của chúng ta là Thời Chung Cuộc, khác hẳn mọi thời. (2)

(1)

 Vào mỗi thời đại, con người nhận ra mình khi đối diện với tha nhân, tình yêu, và cái chết.
A chaque époque l'homme se choisit en face d'autrui, de l'amour et de la mort.
Sartre, Situations.
Câu đó, và một câu nữa, của Camus.
Tôi lớn lên cùng với những người cùng tuổi, cùng với những tiếng trống inh ỏi của cuộc thế chiến thứ nhất, và lịch sử, từ đó, chỉ là không ngừng những sát nhân, bất công, và bạo động.

(2) Nous qui vivons à l' "ère de l'Épilogue", sur les ruines de l'Auschwitz et du Goulag, devons-nous "réapprendre à être humain"? Faut-il inventer un nouvel humanisme?: Chúng ta sống thời kỳ Chung Cuộc, trên những điêu tàn của Lò Thiêu và Lò Cải Tạo, liệu chúng ta phải lại học làm người? Phải phát kiến ra một chủ nghĩa nhân bản mới?
Francois L'Yvonnet phỏng vấn Steiner, trong Man Rợ Dịu Dàng, La Barbarie Douce, thực hiện tại Paris, ngày 3 Tháng Hai, 2000.

Tôi nghi rằng Steiner cũng tiên đoán ra được sự xuất hiện của con bọ VC, hay hiện tượng Chúa Sẩy Thai. Ông viết, chủ nghĩa Marx không giản dị chỉ là một lầm lẫn, mà nó còn là một đánh giá quá cao, hơi bị quá chắc mẩm có tính cứu thế [une surestimation messianique], về những khả năng của con người, [đúng theo cái kiểu của mấy ông VC: Với sức người sỏi đá cũng thành cơm]. Theo ông đây là từ tư tưởng Do Thái giáo mà ra. Người Do Thái đã từng lầm lẫn với Chúa Ky Tô, [Le Juif s'est trompé avec le Christ], như nó lầm lẫn với Karl Marx... Nó cứ luôn luôn lầm lẫn, tất cả là do, nó đánh giá quá cao con người.
Cái họa con bọ VC theo Gấu là do những "chúng ông" đánh giá quá cao "chúng ông", chứ không phải đánh giá quá cao con người, hay nói riêng, con người Việt Nam.

Một cách nào đó, chúng tôi đã không "ôm lấy" cuộc chiến đó, cả trong ý nghĩa, "chống lại" nó.
Chúng tôi tởm nó, trong khi chúng tôi chỉ có nó, như là phần đời đáng thương nhất, và cũng đáng yêu nhất, của chúng tôi.
Thử tính lại đi, bao nhiêu bạn thân, người thân, đã nằm xuống, vì nó?

NQT: Thư gửi bạn ta 2

Lần đầu qua Cali, 1998, do chưa quen NMG, nên vợ chồng Gấu tính tá túc nhà Khánh Trường, và vì vậy, bèn phải viết cho Hợp Lưu, trước đó chưa từng viết!
Và cái bài viết cho Hợp Lưu, là hình như cũng lờ mờ đoán ra, tờ Văn Học sẽ không chịu nổi Steiner!
KT khác, ông bạn này mù tịt về văn học, cứ thấy tên tuổi nào hách, là đăng thôi!
Đúng như thế!
Và cái bài đầu tiên giới thiệu Steiner với độc giả Mít, là bài Nhà Văn và Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Một nữ văn sĩ ra đi từ Miền Bắc, sau này kể lại, trong mail, đọc, cứ nắc nỏm, hay quá, đến khi đọc đến tên người dịch thì bèn “Vòa là”, tưởng ai, phải là ông này, thì mới dịch được như thế này!

Tks. NQT

Gặp KT, anh cho biết, mới mua 1 tấm nệm, dành cho ông bà.
Tuy nhiên, do chẳng quen biết ai ở Cali lúc đó, và do đang viết cho Tạp Chí Thơ, mà ông chủ nhiệm, chủ biên, Trùm, Giáo Chủ Tân Hình Thức, thì lại nghe nói “bạn” của TTT, tức ông anh, thì như vậy, cũng chỗ người nhà, bèn nhờ đón, dù cả hai chưa từng gặp.
Gặp, anh cho biết, ông bà ở nhà Lê Giang Trần là tốt nhất.
Mobile Home, sống 1 mình, chẳng phiền hà ai.
Thế là vợ chồng Gấu bèn cám ơn KT, qua LGT.

Sáng hôm sau, gặp NMG tại tiệm phở Nguyễn Huệ
Anh mời tới ở nhà anh.
Và vợ chồng Gấu lại dọn nhà!

*

Bé Ký & Thảo Trần @ NMG's, 1998

**

Quà tặng của Khánh Trường, lần gặp đầu tiên, tại Cali, 1998

Đứng trước giá  [tủ?] sách, toàn tiếng Tây, hình như đều do ông “Ê Khánh Trường” dịch, Gấu nhỏ nhẻ, ông giữ cái này làm gì, để tôi mang về Canada đọc, viết, giới thiệu trên Hợp Lưu.
Chàng nghe, khoái quá, OK liền.
Bữa sau, nghĩ sao, chàng tặng có 1 cuốn, là cuốn tính tặng vợ chồng Ngài Tiên Chỉ, nhưng Ngài đếch chịu ghé lấy, chắc thế!
VHQ chứng kiến trò hề, cười hề hề, buông 1 câu, nó phải trưng bày Hợp Lưu, và bịp thiên hạ, làm sao cho ông được!
Ha, hà!


3.     Tôi đã không gửi sáng tác hay biên khảo cho Văn Học, kể từ sau khi gửi “Nội truyện” cho Văn Học, và Nguyễn Mộng Giác trong cuộc điện đàm nói với tôi là không đăng được, vì truyện khó quá, “trong khi trình độ độc giả của Văn Học bây giờ chỉ ở lớp 9”. Nguyên văn câu trả lời của Chủ bút VH như thế. Song không phải chỉ một mình NMG đâu, tôi gửi “Ngoại truyện” [đưa lên gio-o đổi tên cho vui là “Cái lỗ của triết gia”], cho tạp chí khác do một bạn thân chủ trương, cũng không đăng, với lý do nguyên văn y hệt trả lời của NMG. “Nội truyện” và “Ngoại truyện” đã in vào sách Tự Truyện xuất bản năm 1997.
DPQ

Câu chuyện trên, theo Gấu, chắc có. Vì Gấu cũng đã gặp trường hợp tương tự, nhưng “cũng” khác, khác hẳn, và đó là lý do Gấu nghỉ viết cho Văn Học, ra riêng, viết chùa cho VHNT trên lưới của PCL, trước khi làm trang Tin Văn.
Chuyện này Gấu cũng đã kể vài lần rồi. Viết lại ở đây, để thấy cái khác giữa hai cách đối xử của NMG.
Bài viết của DPQ quả là khó đọc thực, đối với độc giả báo Văn Học. Nhưng khi NMG trả lời, trình độ độc giả của báo VH chỉ đáng lớp 9, là Giác nhắm cái thứ viết chẳng làm sao đọc được của Thầy Quân.

Chuyện này cũng đã xẩy ra với Thầy Đạo. Trước đó, VH đã từng đăng Bản Đồ Tiểu Thuyết của Thầy Đạo, đếch có ai đọc, độc giả chửi quá, thế là đành bỏ, mời Gấu viết mục Tạp Ghi, thế chỗ Thầy Đạo, và tháng tháng trả tiền, thay vì đăng bài free, của Thầy Đạo!

Trường hợp của Gấu.

Lần Gấu qua Cali, nhân cuốn sách Lần Cuối Sài Gòn ra lò, nhưng chủ yếu là để gặp NMG, đề nghị đăng loạt bài dịch, giới thiệu Steiner.
Bữa đó, có mấy ông trong tòa soạn VH, và khi NMG lắc đầu không đăng, ông nói, cao quá, so với VH, là ông nói thực tình, và 1 ông khác nữa nói thêm, Steiner, tôi được học, khi học Đại Học ở hải ngoại [Ông này trước 1975, đi du học, và là 1 trong những tay viết trụ cột của VH]

Bởi là vì Gấu thấy quá cần giới thiệu Steiner, đúng hơn, Lò Thiêu, tới độc giả VN, nên đúng lúc đó, Gấu quyết định, ngưng viết cho VH, ra riêng.

Thầy Quân rất là cao ngạo, trong cái việc viết, và khi độc giả không đọc được ông, thì ông vẫn nghĩ là độc giả ngu.
Đâu có phải như vậy.
Cách viết của ông mới ngu.
Ông đếch biết viết!
[Chứng cớ: Đọc cái câu Gấu trích, trên, là biết liền. Y chang văn của Thầy Đạo!]

Thực tế, ông chỉ là 1 giáo sư Triết, thứ này thì đầy ra, đâu có gì mà hãnh diện?
Cỡ như Steiner kia, mà còn chỉ coi mình là một tên đưa thư (1). Ông rất thèm viết, theo nghĩa sáng tạo, như...  Simenon, thí dụ, nhưng đếch được!

Sao không học cái sự nhiêm nhường của mũi lõ, như Steiner, thí dụ, viết, vì rất đau lòng sống sót Lò Thiêu?
Thầy Quân có bao giờ đau lòng, vì chạy lẹ quá, nên sống sót...  Lò Cải Tạo?

(1)
Ngựa chạy tiếp sức: Với một đầu óc hiểu biết mênh mông như thế, ông nghĩ như Neruda: Nếu mình không thể là nhà sáng tạo lớn lao thì thôi làm ông đưa thư cũng được, làm con ngựa chạy chuyển sức để đưa thư – postier – đường quá dài – chưa có máy bay Boeing, chưa có internet – phải cần rất nhiều con ngựa chạy tiếp sức! Một con sẽ quỵ!

Ai đã từng biết NMG, thì đều nhận ra, ông tiếu lâm ngầm.
Kể cả bà xã của ông!
Lần tụi này qua ở nhà ông, vì bạn bè mời ăn hoài, bà xã người Nam, không biết cái độc của dân Bắc, cái thâm của dân Trung, cứ luôn miệng nói, bữa nào cũng có người mời!
Bà xã ông NMG nghe bực lắm, 1 lần thấy chẳng có ai mời, bà bèn kéo ông chồng đi chơi, cho vợ chồng khách tự động đi ăn tiệm, tự động trả tiền!

Thành thử câu trả lời Gấu, của NMG, là thực, còn câu trả lời Thầy Quân, là chọc quê Thầy!

Sự kiện trang TV lọt vào Top Ten, đứng chỉ sau Chợ Cá, Băng Đảng Hậu Vệ, thật sự làm Gấu ngạc nhiên, chỉ mãi sau này mới hiểu ra:

Độc giả TV, một cách nào đó, đều bị cái rìu phá băng của Kafka choảng cho một cú, hoặc nặng hoặc nhẹ; hay nói cách khác, đều bị thương tổn, nặng nề hoặc không nặng nề, vì Cái Ác Bắc Kít, đều đau lòng vì Con Bọ, Con Ruồi xuất hiện sau cú 30 Tháng Tư 1975, ở cả hai miền đất nước!
Gấu cũng đã từng lầu bầu, Gấu làm trang TV chẳng hề vì mục đích văn chương, làm sao có chuyện khen chê Gấu viết văn, số 1 hay số 10 trong thiên hạ?
Một độc giả TV đã từng than thở, vô TV của anh cu Gấu, ngoại trừ những trang viết về BHD, tất cả còn lại thì đen thui, có khi vô một lần, mà lẩn thẩn mất cả một tuần lễ! (1)