NQT vs DPQ
Gấu
& Bạn Quí, Thầy HPA
@ Tiệm Thịt Chó, chân cầu Thị Nghè, 2001

@ HPA's,
2002, lần về thứ nhì. Sau đó tịt luôn, đếch dám về nữa.
Gấu với
bạn
quí HPA có quá nhiều chuyện tào lao, nhưng không có có lấy 1, với Thầy
Quân.
Làm
đếch gì có chuyện Gấu lôi Thầy vô những kỷ niệm thần sầu đó.
Chỉ đến khi
về già, khi ra khỏi cả hai địa ngục đen và đỏ, thì mới nhận ra sự thực,
Gấu quí
bạn quí, nhưng bạn quí không quí Gấu!
Robert Frost
Stopping By
Woods on a Snowy Evening
Whose woods
these are I think I know.
His house is
in the village, though;
He will not
see me stopping here
To watch his
woods fill up with snow.
My little
horse must think it queer
To stop
without a farmhouse near
Between the
woods and frozen lake
The darkest
evening of the year.
He gives his
harness bells a shake
To ask if
there is some mistake.
The only other
sound's the sweep
Of easy wind
and downy flake.
The woods
are lovely, dark and deep,
But I have
promises to keep,
And miles to
go before I sleep,
And miles to
go before I sleep
Tạm dịch:
Dừng ngựa
bên rừng buổi chiều tuyết rụng
Rừng này của
ai tôi nghĩ tôi biết
Nhà ông ta ở
trong làng
Làm sao ông
ta thấy tôi ngừng ngựa
Ngắm tuyết
rơi phủ kín rừng.
Ngựa của tôi
chắc thấy kỳ kỳ
Tại sao
ngưng ở đây, chung quanh chẳng nhà cửa trang trại,
Chỉ thấy rừng
và hồ nước đóng băng
Vào đúng chiều
hôm cuối năm
Nó bèn khẩy
khẩy cái chuông nhỏ
Như để nói với
chủ của nó, này, chắc có chi lầm lẫn
Để đáp lại
tiếng chuông ngựa,
Là tiếng gió
thoảng và tiếng mỏng của hạt tuyết rơi.
Rừng thì đẹp,
tối, và sâu
Nhưng tôi
còn những lời hứa phải giữ
Và nhiều dặm
đường phải đi
Trước khi
lăn ra ngủ
Lăn ra ngủ
Đây là bài
thơ tiếng Anh đầu tiên Gấu đọc, khi tới Trại Tị Nạn Thái Lan, cc 1990.
Trong 1
cuốn sách học tiếng Anh, có cái tít là Những lời hứa phải giữ, Promises
To Keep,
từ thơ Frost.
As to the
metaphor, I should add that I now see that metaphor is a far more
complicated
thing than I thought. It is not merely a comparing of one thing to
another-saying, "the moon is like ... ," and so on. No-it may be done
in a more subtle way.
Think of
Robert Frost. You of course remember the lines:
For I have
promises to keep
And miles to
go before I sleep
And miles to
go before I sleep
If we take
the last two lines, the first-"And miles to go before I sleep"-is a
statement: the poet is thinking of miles and of sleep. But when he
repeats it,
"And miles to go before I sleep," the line becomes a
metaphor; for "miles," stands for
"days," for "years," for a long stretch of time, while
"sleep" presumably stands for "death." Perhaps I am doing
no good for us by pointing this out. Perhaps the pleasure lies not in
our
translating "miles" into "years" and "sleep"
into" death," but rather in feeling the implication.
Borges: This
craft of verse
Borges lèm
bèm:
Về ẩn dụ,
tôi có lẽ nên nói thêm là, nó rất ư “cà chớn”, rất rắc rối, hơn là
thoạt đầu
tôi nghĩ. Nó không giản dị chỉ là so sánh sự vật này với sự vật khác -
thí dụ,
"mặt trăng thì như là... " - Không, nó “tế vi” hơn nhiều.
For I have
promises to keep
And miles to
go before I sleep
And miles to
go before I sleep
Nếu lấy hai
dòng đầu, thì nó là 1 câu phán của thi sĩ, về những "dặm đường", và
"ngủ". Nhưng khi ông lập lại, thì dòng thơ biến thành ẩn dụ. "dặm"
biến thành "ngày", thành "năm", và dài dài mãi ra, và
"ngủ", có nghĩa là, ngỏm củ tỏi!
Về già, đọc
lại bài thơ, Gấu mới hiểu, tại làm sao mà 1 cuốn sách dạy tiếng Anh,
lại lấy
dòng thơ của Frost làm cái tít!
Những lời hứa
phải giữ!
Bài tiểu luận
lấy làm tít cho cả cuốn, Về Khổ Đau và Lý Trí, On Grief
and Reason, của Brodsky, là viết về [vinh danh] Robert Frost.
Brodsky viết:
Vào năm
1959, trong 1 bữa tiệc mừng sinh nhật lần thứ 85 của Frost, tại New
York, nhà
phê bình sắc sảo nhất, nổi cộm nhất thời đó, the most prominent
literary critic
at the time, Lionel Trilling, đứng dậy, tay cầm ly rượu có cẳng,
goblet, phán,
Robert Frost là nhà thơ khủng khiếp, a terrifying poet. Lẽ dĩ nhiên, có
những
tiếng ồn ào tiếp theo sau, nhưng "khủng khiếp" đúng là từ dành cho
Frost:
Now, I want
you to make the distinction here between terrifying and tragic.
Tragedy, as you
know, is always a “fait accompli”,
whereas terror always has to do with
anticipation, with man's recognition of his own negative potential-with
his
sense of what he is capable of. And it is the latter that was Frost's
forte,
not the former. In other words, his posture is radically different from
the Continental
tradition of the poet as tragic hero. And that difference alone makes
him- for
want of a better term-America.
Ui chao, đọc
1 phát, Gấu nhớ tới cái từ “văn chương khủng khiếp” của Gấu, ban cho
Hoàng Đông
Phương!
Between Two
Worlds
Brodsky
ventures, "American poetry is essentially Virgilian, which is to say
contemplative."
Trong bài diễn
văn Nobel, Brodsky lập lại câu hỏi của Adorno, "Làm sao một
người có
thể làm thơ
sau Lò Thiêu?", và viết tiếp:
Một người nào
quen thuộc với lịch sử Nga, có thể lập lại câu hỏi trên, bằng cách thay
tên Auschwitz
bằng 1 cái tên khác, và sự chứng thực, justification, còn bảnh hơn,
even greater, Auschwitz, bởi vì
con số những người chết trong trại tù Stalin vượt quá hơn nhiều, so với
Lò Thiêu,
hay, như nhà thơ Mẽo, Mark Strand, đã từng chặn họng, retorted,
Adorno: “Làm sao một
người có
thể ăn trưa [sau Lò Thiêu]?”
Trong bất cứ trường hợp,
thế hệ tôi [Brodsky] thuộc về,
thừa sức làm
thứ thơ đó [that poetry].
Thơ ca Mít,
nhất là đám Miền Nam sau 1975, đụng đúng cú này, và TTT trả lời, “đếch”
làm được:
Làm sao làm
thơ, coi như đếch có gì xẩy ra?
Stopping by
Woods on a Snowy Evening
Rừng thì đẹp, tối, và sâu
Nhưng tôi còn những lời hứa phải giữ
Và nhiều dặm đường phải đi
Trước khi lăn ra ngủ
Lăn ra ngủ
Trong một truyện cực ngắn, Lời
Ước, Walter
Benjamin kể chuyện, sau một bữa lễ sabbath, mấy người Do Thái, từ xóm
đông xóm
đoài kéo nhau tới một cái quán tồi tàn nhất trong làng. Chuyện bá láp
một hồi,
một ông đưa ra ý kiến, từng người sẽ nói lên một lời ước của mình. Thôi
thì đủ
thứ ước ao: thêm căn nhà, thêm tí nhau, thêm tí thu nhập, thêm chiếc
xế... Khi
đã chán chê, họ mới chú ý tới một "kẻ lạ" ngồi thu lu ở một góc.
Chẳng ai biết anh ta. Trông cách ăn mặc, rõ ra một nhân vật cái bang.
Anh ta
cũng không tỏ vẻ hăm hở nói lên lời ước của mình:
-Tôi ao uớc
được làm một vị hoàng đế rất hùng mạnh, trị vì một
vương quốc thẳng cánh cò bay; một đêm đang ngủ trong tòa lâu đài của
tôi, quân
thù thình lình vượt biên giới và trước khi ánh dương đầu tiên xuất
hiện, đám
giặc đã vào tới bên trong lâu đài... Tôi chẳng còn đủ thì giờ vớ đủ bộ
quần áo,
cứ thế chạy trối chết, ngày này qua ngày nọ, đêm này qua đêm khác, cuối
cùng
tìm được một chỗ trú ẩn, là góc quán này. Đó là lời ước của tôi.
Cả bọn, người nọ ngó người kia, chưng hửng.
-Thế anh có thêm được một món đồ nào không?
-Có, một chiếc áo thun! (1)
Bỏ chạy, 1 trong những kẻ lẹ
nhất, tới Mẽo, chỉ có 1 chiếc áo thung, vậy mà vẫn đầy huyễn tưởng về
mình!
Không
hiểu có Thầy Quân, Thầy Đạo trong đám lưu vong dưới đây:
Among the
Exiles
One met former cabinet
ministers,
University professors, defrocked priests and officers,
Feeding pigeons from a park bench,
Squinting into foreign newspapers
And telling anyone who happened to ask
Not to bother their heads about the truth.
On the use of murder to improve
the world
They had many vivid memories
As they huddled in their dim kitchens,
Clipping supermarket coupons,
Shifting the loose dentures in their mouths
While waiting for the teakettle to boil.
They ate in restaurants with
waiters older than themselves,
Musicians whose fingers bled
As they picked at their instruments
Making some tipsy widow burst into sobs
On hearing a tune her husband the general loved,
The one who sent thousands to their deaths.
Giữa những
tên Lưu Vong
Người ta gặp những cựu bộ trưởng
Giáo sư đại học, tu sĩ mất áo tu, sĩ quan mất quân phục,
Cho bồ câu ăn ở băng ghế công viên,
Liếc tờ báo chợ
Và biểu người nào tính hỏi,
Này, đừng có bực mình, lúc lắc cái đầu, khi biết sự thực.
Về cái việc sử dụng sát nhân để
cải thiện thế giới
Họ có nhiều kỷ niệm sống động
Khi quay mòng mòng trong căn bếp tối thui
Cắt cắt mấy cái phiếu siêu thị
Xốc xốc bộ răng giả trong miệng
Trong khi chờ ấm nước pha trà sôi
Họ ăn trong những tiệm bồi bàn
già hơn chính họ
Nhạc sĩ bấm đàn bằng những ngón tay rướm máu
Làm một bà góa ngà ngà say, khóc nức nở
Khi chơi một điệu nhạc mà ông chồng đại tướng ngày nào của bà thích nghe
Ông tướng này đã từng ra lệnh làm thịt hàng ngàn người.
Charles Simic: Master of
Disguises
Whatever
Happened
Whatever
happened had already happened.
Four tons of
death lie on the grass
and dry
tears endure among the herbarium's leaves.
Whatever
happened will stay with us
and with us
will grow and diminish.
But we must
live,
the rusting
chestnut tells us.
We must
live,
the locust
sings.
We must
live,
the hangman
whispers.
Adam Zagajewski
Bất Cứ Chuyện Gì xẩy
ra
Chuyện xẩy
ra thì đã xẩy ra.
Bốn tấn người
chết nằm trên cỏ
Và những giọt
nước mắt khô queo
lì lợm bám
mãi vào những chiếc lá herbarium
Cái gì xẩy
ra thì sẽ ở với chúng ta
Và cùng
chúng ta, sẽ triển nở, và sẽ lụi tàn.
Nhưng chúng
ta phải sống,
Cây hạt dẻ
nâu bảo chúng ta.
Chúng ta phải
sống,
Con châu chấu
hát.
Chúng ta phải
sống
HPNT thì thầm bên tai GCC.
GOOD FRIDAY
IN THE TUNNELS
OF THE METRO
Jews of various religions
meet
in the
tunnels of the Metro, rosary beads
spilled from
someone's tender fingers.
Above them
priests sleep after their Lenten supper,
above them
the pyramids of synagogues and churches
stand like
the rocks a glacier left behind.
I listened
to the St. Matthew Passion,
which
transforms pain into beauty.
I read the Death Fugue by
Celan
transforming
pain into beauty.
In the
tunnels of the Metro no transformation of pain,
it is there,
it persists and is keen.
Thứ Sáu
Thiêng ở đường hầm Metro
Do Thái từ
nhiều tôn giáo khác nhau tụ tập
ở đường hầm
Metro, những hạt màu hồng
tràn ra khỏi
những ngón tay dịu dàng của một người nào đó.
Ở bên trên họ,
những thầy tu ngủ sau Bữa Ăn Tối Lenten
Ở bên trên họ,
những tháp giáo đường, nhà thờ
đứng như những
khối đá một băng hà để lại phía sau.
Tôi
nghe St. Matthew Passion,
Bản nhạc biến
nỗi đau thành cái đẹp.
Tôi đọc Tẩu
Khúc Của Thần Chết của Celan
Bài thơ biến
nỗi đau thành cái đẹp
Ở nơi đường
hầm Metro không có sự biến hóa nỗi đau,
nó ở đó, lì
lợm, và gay gắt.
LIFE
SENTENCE
Those
sufferings are over.
No crying
anymore.
In an old album
you look at
the face of a Jewish child
fifteen
minutes before it dies.
Your eyes
are dry.
You put the kettle on,
drink tea,
eat an apple.
You'll live.
Án Chung
Thân
Những nỗi
đau khổ đó thì xong rồi
Không khóc
lóc nữa.
Trong một cuốn album cũ
bạn nhìn vô
mặt một đứa bé Do Thái
15 phút trước
khi nó chết
Mắt bạn khô
queo.
Bạn đặt cái ấm nước lên,
uống trà,
ăn
1 trái táo
Bạn sẽ sống.
Adam
Zagajewski: Without End
Note: Simic,
Zagajewski đều… lưu vong, như Thầy Đạo, Thầy Quân!
Gấu không được kể, vì đi muộn quá, hết mẹ mùa lưu vong rồi!
Thầy HPA cũng không được kể, vì như Thầy tuyên bố, với 1 phóng viên báo
VC, tôi
đếch bao giờ là nhà văn lưu vong!
Trong tiểu sử
của Thầy Quân, ghi, đã từng viết Sáng Tạo.
Khó tin quá, y chang Thầy Đào, cũng đã từng viết Sáng Tạo!
Nhưng cái
chi tiết đã từng viết cho Tiểu Thuyết Tuần
San, thì lại tin được, vì với cái tuổi "teen", và cái nick
Trường
Dzi, đây đúng là chỗ dành cho Thần Đồng Văn Học!
Cứ tưởng tượng
truyện ngắn "nào đó", của Trường Dzi, kế
bên
một Tư của TTT, hay Bản chúc thư trên
ngọn đỉnh trời của Mai
Thảo, trên Sáng Tạo, hay như truyện
ngắn sau đây, cũng của Mai Thảo, đăng trên Vấn Đề số Xuân Kỷ Mão, thấy
XHCN
[xạo hết chỗ nói]!
Thư Cho
Một Người Bạn
Không phải vấn
đề “hay dở”, mà là cái “tông” [ton], cái khí hậu, của truyện, cái “đi
hay ở đều là chọn
lựa miễn cưỡng, chia lìa, hoặc cái chết” [TTT]
Bạn cứ thử tưởng tượng 1 ông nhóc tuổi teen, Trường Dzi, mà viết về
“lưu vong”
[bỏ chạy xứ Bắc Kít], trên Sáng Tạo!
Có "tự vu khoát" về mình thì cũng vừa vừa thôi!
Vậy mà cũng lên giọng “tào lao, không thèm nhắc tới”!
Gấu Cà Chớn vẫn thường đau đầu, vì “vấn nạn”, tại làm sao trong đám Bắc
Kít bỏ
chạy, không có được 1 thứ, như Milosz, thí dụ, mà chỉ tới mức “bán đảo
thì cũng
là quần đảo”, làm cho Bi Bì Xèo, hay BT, nhục nhã viết cho Mẽo, hay
Sến, “ngửi
khói mũi lõ đủ no”.
Nhưng nhìn lại thì Miền Nam cũng mắm xốt kít!
Nhưng
quái đản
nhất, lại là trường hợp “viết như đếch có gì xẩy ra”, của những đấng đi
tì VC về!
2.
Nguyễn Quốc Trụ có thể trưng ra truyện ngắn nào của tôi khác bản văn
“Tiếng
Nói” in trên Văn Học mà gọi là phỏng theo truyện Le Mur
của
Sartre?
DPQ
Một
truyện đã khủng rồi, không lẽ có tới.... hai?
Đọc tiểu
sử,
thấy DPQ sinh năm 1942, không lẽ... lẩn thẩn rồi ư?
Hà, hà!
*
Tạp chí Sáng Tạo bộ cũ ra được
31 số dưới hình thức nguyệt san. Số
đầu ra tháng 10/1956, số cuối 31 ra tháng 9/1959. Sau một thời gian
ngưng,
tháng 7/1960 tái bản dưới hình thức bộ mới, đánh số lại từ đầu. Bộ mới
cũng chỉ
ra được vài số (7 hoặc 8?) thì ngừng hẳn.
Tra thông tin thư viện thì thấy:
Sáng Tạo : Tạp chí văn nghệ / Chủ trương biên tập: Mai Thảo.
1956: 1-3
1957: 4-15
1958: 16-27
1959: 28-31
1960: 1-6
1961: 7
Nguồn

6.
Lời cuối chuyện này là tôi chỉ biết khoan
dung cho lỗi lầm của Nguyễn Quốc Trụ. Trước năm 1975, chúng tôi (Huỳnh
Phan Anh
và tôi) còn bị lôi tên vào những chuyện tào lao (không đáng nói đến)
trong sinh
hoạt báo chí văn nghệ lúc bấy giờ, từ những chuyện phê bình do Nguyễn
Quốc Trụ
và Nguyễn Nhật Duật gây ra.
Đặng Phùng
Quân
DPQ, qua tiểu
sử cho biết, sinh năm 1942.
Gấu sinh năm 1937.
Truyện ngắn đầu tay của Gấu, Những con dã tràng, khi gửi cho
Sáng Tạo bộ
mới, TTT cho biết sẽ đăng, nhưng sau đó, báo ngỏm 1961
Như vậy là DPQ phải viết trước Gấu rất nhiều. Khi ông viết cho ST, nếu
theo như
trên, tuổi của ông chừng 17.
Cũng 1 thần đồng văn học.
Đọc bài điểm sách của DPQ,
của DTD, trên Gió O, (1) bạn đọc có thể nhận ra, cách
tiếp
cận văn chương của DPQ, là từ mảnh đất triết học mà ông quen thuộc,
khác hẳn
cách viết tạp ghi, phê bình, điểm sách, rất tào lao của Gấu, từ trước
tới giờ.
Làm
sao có chuyện Gấu liên quan, mắc mớ đến DPQ để lôi tên ông vô những
chuyện không
đáng nói tới?
Tuy nhiên, vấn đề 'nghiêm
trọng' hơn nhiều, nếu chúng ta nhìn qua lăng kính của
Cái Ác Bắc Kít!
Hay, nói khác
đi, về nguyên nhân cuộc chiến Mít, mà từ đó, nó ảnh hưởng lên giới văn
học, ở
hai miền.
Vấn đề đại
khái như thế này. Gấu “vào đời” rất sớm, nghĩa là, đói, bỏ học ngang,
đi làm sớm.
Cái đọc của Gấu do đó cũng liên quan tới cái việc đi làm sớm.
Những đấng như Đào
Trung Đạo, Đặng Phùng Quân, do hoàn cảnh thuận lợi hơn được học dài
thời gian hơn,
và chọn môn Triết, vừa để tiến thân, làm thầy, và để trốn lính.
Đó là sự thực.
Chế độ Miền Nam cho phép trốn lính bằng việc học. Học đều, năm nào cũng
lên lớp,
là được hoãn dịch, để học.
Trong khi Gấu,
làm chuyên viên kỹ thuật, chẳng phải lo lính tráng gì hết [được hoãn
dịch vì công
vụ], thành ra cái đọc chỉ để nhắm cho riêng mình, cho cái mộng viết văn
và còn để
hiểu tại sao lại xẩy ra cuộc chiến đó.
Bởi thế đọc
Lukacs, đọc Henri Lefèbvre, Roland Barthes, Koestler…
Cái/cách đọc của
Gấu khác hẳn cái/cách đọc của DPQ, của DTD.
Thật khó có
chuyện Gấu lôi tên DPQ vô những chuyện tào lao được.
Chính là do
cách/cái đọc của Gấu khác, mà sau này, Gấu vẫn tiếp tục đọc và viết
được,
trong khi
những đấng kia, kể như xong.
Một anh bạn,
NTV, khi thấy Gấu “ngộ” ra, sau khi đọc Faulkner, và Steiner, đã giải
thích,
tao đọc Steiner từ khi còn ở Việt Nam, cỡ 1960, mà không ngộ ra như
mày, chính
là vì trong mày phải có sẵn cái đó.
Một lời chí
tình.
Gấu đọc
Faulkner, Steiner, là để hiểu Gấu. Hiểu cuộc chiến.
Gấu đâu cần Gabriel
Marcel, Hegel,
Heidegger?
Ai tào lao hơn
ai?
Đào Trung Đạo
đã từng mét Sến, Gấu không phải dân khoa bảng. Ông ta học xong Trung
Học, vô
Văn Khoa, học Triết, lấy cái cử nhân, làm thầy, còn Gấu, xong Trung
Học, như
ông ta, thay vì vô Văn Khoa thì vô Bưu Điện học lấy bằng Chuyên Viên Kỹ
Thuật,
làm thợ.
Với ông ta, bằng kỹ thuật không phải… khoa bảng!
Cả đời ông ta, chẳng có lấy 1 tác phẩm lận lưng, dù 1 truyện
ngắn, 1
bài thơ.
Làm sao so với Gấu Nhà Văn được.
Ngay cả Thầy Quân, thì những tác phẩm của Thầy, cùng lắm là đám đệ tử
đọc. Cũng
đâu có gì ghê gớm, mà chê hết người này tào lao, người kia không đáng
nói tới?
V/v Tiếng
Nói, của DPQ, ảnh hưởng Le Mur, của Sartre.
Gấu đọc Tiếng Nói, ngửi ra
mùi Le Mur. Đó là cảm tưởng của 1 người
đọc. Sao lại gọi là vu khoát?
Mà đâu chỉ 1 mình "độc giả" Gấu?
V/v cách đọc
của Gấu.
Trong bài viết về Kẻ Xa Lạ, nhân cuốn
sách được dịch lại qua tiếng Anh, người viết có dùng
1 từ thật là tuyệt, và áp dụng thật là thú, vào trường hợp của Gấu, khi
đọc
Camus, hay nói chung, 1 số tác giả thời mới lớn:
Existentialism
had its great theorist in Sartre and its great novelist in Camus, and this
is still the book students turn to when they need a fix of
me-against-them. (1)
Chủ nghĩa
hiện
sinh có lý thuyết gia lớn của nó, trong Sartre, và tiểu thuyết gia lớn,
trong
Camus, và vẫn là cuốn sách đó [Kẻ Xa
Lạ], những sinh viên viện tới khi họ cần "xác
định mình chống lại họ".
Cụm
từ “fix of me-against-them”, quá đúng, nếu áp dụng cho Gấu, theo nghĩa,
Gấu
đọc họ để hiểu Gấu.
6.
Lời cuối chuyện này là tôi chỉ biết khoan dung cho lỗi lầm của Nguyễn
Quốc Trụ.
Trước năm 1975, chúng tôi (Huỳnh Phan Anh và tôi) còn bị lôi tên vào
những chuyện
tào lao (không đáng nói đến) trong sinh hoạt báo chí văn nghệ lúc bấy
giờ, từ
những chuyện phê bình do Nguyễn Quốc Trụ và Nguyễn Nhật Duật gây ra.
Đặng Phùng Quân
Note:
Trước
1975, DPQ được biết đến như là 1 giáo sư Triết. Tác phẩm của ông, là về
Triết học. Làm sao mà NQT lại có thể bàn về chuyện triết học được?
Những bài viết của NQT, ngoài sáng tác, ký Sơ Dạ Hương, thì là tạp ghi,
tin văn học, đọc sách…, không
có tí triết nào ở trong đó, làm sao có chuyện "DPQ
bị
lôi tên vào
những chuyện tào lao (không đáng nói đến)"?
Nguyễn Nhật
Duật thì chết rồi, thành
ra không phản biện được.
Có thể Thầy Duật nhắc tới Thầy Quân, vì cũng giới
Thầy với nhau.
V/v HPA. NQT
quả có lôi vô những chuyện tào lao, vì là “bạn quí”, ngày nào
cũng ngồi La Pagode.
Thí dụ như “Sinh Nhật”
[NXH] bị đổi thành “Sinh Nhạt”, “Thất Lạc” thành “Thật Lạt”…
Hay vụ DA chi cho HPA ba trăm ngàn, để viết về DA?
Chuyện đó không lẽ cũng... tào lao?
Hà, hà!
1.
Như đã nói ở trong phụ chú 34 của Khái
Luận Phê Bình Lý Trí Văn Chương, truyện
Tiếng Nói đã đăng trên tạp chí Văn
ở Sài Gòn trước 1975. Văn
Học ở
hải ngoại do Nguyễn Mộng Giác chủ biên lấy đăng lại. Cần phải viết rõ
tên NMG
ra là Nguyễn Mộng Giác, đã chết, nên không thể kiểm chứng lời nói.
2. Nguyễn Quốc Trụ có thể trưng ra truyện ngắn
nào của
tôi khác bản văn “Tiếng Nói” in trên Văn
Học mà gọi là phỏng theo truyện Le
Mur của Sartre?
Note::
NQT
tôi không nhớ tên cái truyện ngắn của DPQ mô phỏng Le Mur của
Sartre. Và
như DPQ viết, ở trên, thì đó là truyện Tiếng Nói.
Như thế, hẳn là DPQ đã từng biết, “Tiếng Nói” của ông có vấn đề, đâu
cần phải đợi
đến khi NQT vu khoát?
Cái cảm giác của tôi, NQT, khi đọc “Tiếng Nói”, nếu đúng là nó, lần
đầu, khi mới
ra được hải ngoại, là nhớ liền đến Le Mur của Sartre.
Vả chăng, đâu cần NMG… kiểm chứng. Là chủ báo, thấy truyện ngắn hay thì
đăng.
Giả như có vụ cầm nhầm, thì lại càng nên đăng, vì cái kẻ cầm nhầm,
“bảnh như thế”,
kẻ đó ráng chịu!
Ông số 2, chẳng thiếu cái gì hết, hóa ra vưỡn thiếu, chỉ 1 cái tít cho
bài viết.
Đã sao?
Cái vụ lôi cái tên DPQ vô
chuyện tào lao khó xẩy ra, một phần còn là do cái cảm
giác lần độc nhất gặp Thầy, khi Thầy đến gặp HPA để lo xb cuốn về
Gabriel
Marcel.
Thầy đếch thèm nhìn đến Gấu, ngồi kế bên!
Lạ, đọc tiểu
sử của Thầy, hóa ra còn viết văn trước 1975! (1)
Cá nhân Gấu,
lần đầu đọc văn Thầy Quân, là khi ra được hải ngoại, đọc đúng cái
truyện có
mùi... Sartre!
Đặng Phùng
Quân sinh năm 1942, nguyên quán Thái Bình miền Bắc Việt Nam. Nguyên
Giảng sư
khoa Triết học Tây phương trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn từ năm 1968
đến 1975,
Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học công lập Cần Thơ, Đại học Hòa Hảo (Long
Xuyên),
Đại học Cao Đài (Tây Ninh).
Trong những
năm 1957-1963 viết văn với bút hiệu Trường Dzi trên những tạp chí Sáng Tạo, Thế
Hệ, Tiểu Thuyết Tuần San. Viết trở lại với tên thật trên những
tạp chí Văn, Vấn
Đề, Khởi Hành, Thời Tập từ 1969 và tại hải ngoại từ 1981 trên
những tạp chí Văn, Văn Học, Nhân
Văn,
Thế Kỷ 21, Chủ Đề. Gió Văn, những tạp chí điện tử Nhân
văn, Vovinam, Gió-0, Talawas.
Nguồn: Sách Xưa
Như vậy, Thầy
Quân còn là đàn anh văn nghệ của Gấu.
Vì Gấu không có hân hạnh được viết cho Sáng
Tạo.
Cũng vậy, là
Thầy Đạo. Cũng đàn anh văn nghệ, vì, cũng đã từng viết cho Sáng Tạo!
*
2.
Nguyễn Quốc Trụ có thể trưng ra truyện ngắn nào của tôi khác bản văn
“Tiếng
Nói” in trên Văn Học mà gọi là phỏng theo truyện Le Mur
của
Sartre?
DPQ
Một
truyện đã khủng rồi, không lẽ có tới.... hai?
Đọc tiểu
sử,
thấy DPQ sinh năm 1942, không lẽ... lẩn thẩn rồi ư?
Hà, hà!
về một lời
vu khoát của Nguyễn
Quốc Trụ
Đào Trung Đạo
cho tôi hay, trên mạng “Tin Văn” hay “Tản Viên” gì đó mục gọi là “ghi
chú trong
ngày”, Nguyễn Quốc Trụ có viết:
“Hồi mới ra
được hải ngoại, GCC có đọc 1 "sáng tác" của Thầy Quân, không nhớ ở
đâu, báo nào, nhưng đọc 1 phát, là biết liền gốc của nó, là truyện ngắn
Bức Tường của Sartre [Koestler thổi,
truyện ngắn số 1 viết về cuộc chiến Tây Ban Nha].
Thầy cũng
không đi 1 đường tiểu chú, truyện "phóng tác" làm con mẹ gì hết.
Sau, Thầy lại
đưa cho NMG đăng trên tờ Văn Học.
Một bạn văn,
thân với tờ VH, nhắc NMG, truyện này thuổng của Sartre, đừng đăng,
nhưng NMG
hình như phán, nếu thuổng, thì lại càng nên đăng!
Đúng là đầu
óc lớn gặp nhau!”
*
Nếu là vấn đề
lý luận cần tranh luận, tôi sẽ mở rộng vòng tay để phản biện. Song đây
là một lời
vu khoát, tôi chỉ xác minh mấy điều:
1.
Như đã nói ở trong phụ chú 34 của Khái Luận
Phê Bình Lý Trí Văn Chương, truyện Tiếng Nói đã đăng trên tạp chí Văn ở
Sài
Gòn trước 1975. Văn
Học ở hải ngoại do Nguyễn Mộng Giác chủ
biên lấy đăng lại. Cần phải viết rõ tên NMG ra là Nguyễn Mộng Giác, đã
chết,
nên không thể kiểm chứng lời nói.
2. Nguyễn Quốc Trụ có
thể trưng ra truyện ngắn
nào của tôi khác bản văn “Tiếng Nói”in trên Văn Học mà gọi là phỏng
theo truyện Le Mur của Sartre?
3. Tôi đã không gửi sáng
tác hay biên khảo
cho Văn Học, kể từ sau khi gửi “Nội truyện”cho Văn Học, và Nguyễn Mộng
Giác
trong cuộc điện đàm nói với tôi là không đăng được, vì truyện khó quá,
“trong
khi trình độ độc giả của Văn Học bây giờ chỉ ở lớp 9”. Nguyên văn câu
trả lời của
Chủ bút VH như thế. Song không phải chỉ một mình NMG đâu, tôi gửi
“Ngoại truyện”[
đưa lên gio-o đổi tên cho vui là “Cái lỗ của triết gia”] cho tạp chí
khác do một
bạn thân chủ trương, cũng không đăng, với lý do nguyên văn y hệt trả
lời của
NMG. “Nội truyện” và “Ngoại truyện” đã in vào sách Tự Truyện xuất bản
năm 1997.
4. Nguyễn Quốc Trụ được
tiếng là xếp chung
trong nhóm Nguyễn Xuân Hoàng, Đặng Phùng Quân, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn
Nhật Duật,
ít ra là được nói đến trong một sách của Mai Thảo (ở bài viết về Nguyễn
Đình
Toàn, tôi không nhớ tên sách, viết về một số người cầm bút), trong bài
viết của
Huỳnh Phan Anh: “Nguyễn Xuân Hoàng cùng Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật
Duật, Nguyễn
Quốc Trụ và tôi [HPA] đã gặp nhau và sớm kết thân với nhau trong tình
yêu chữ
nghĩa hấp dẫn và bất trị…”, trong bài của Nguyễn Văn Sâm: “tôi
[NVS]được gọi là
Đồ Nho để phân biệt với các bạn văn trong nhóm của Hoàng là Đồ Tây như
Huỳnh
Phan Anh, Đặng Phùng Quân, Hoàng Ngọc Biên, và có thể thêm Nguyễn Đình
Toàn,
Nguyễn Quốc Trụ [tuy hai người này không phải nhà giáo]. Những nhà văn
đương
làm mưa làm gió trên văn đàn Sài gòn lúc đó với phong cách văn chương
mới theo
kiểu viết của nouveaux romans hay
anti roman”[bài viết của Huỳnh Phan Anh
nhan đề: Nguyễn Xuân Hoàng: Tình Yêu Chữ Nghĩa Hấp Dẫn Và Bất Trị, dẫn
trên tr.
23; bài viết của Nguyễn Văn Sâm nhan đề: Nguyễn Xuân Hoàng, Nhà Văn
Lững Thững
Trong Đời, dẫn tr. 41-42; cả hai bài này in trong tạp chí Khởi Hành số
187/188
tháng 5/6, 2012 với tiêu đề ngoài bìa: chân dung văn học Việt nam: nhà
văn Nguyễn
Xuân Hoàng].
5. Trong kỳ này và những
kỳ tới, người đọc
gio-o sẽ được đọc nguyên tác bài Tiếng Nói của tôi và bài Le
Mur (được dịch ra tiếng Việt) của J.P. Sartre để tham chiếu và
so sánh.
6. Lời cuối chuyện này
là tôi chỉ biết khoan
dung cho lỗi lầm của Nguyễn Quốc Trụ. Trước năm 1975, chúng tôi (Huỳnh
Phan Anh
và tôi) còn bị lôi tên vào những chuyện tào lao (không đáng nói đến)
trong sinh
hoạt báo chí văn nghệ lúc bấy giờ, từ những chuyện phê bình do Nguyễn
Quốc Trụ
và Nguyễn Nhật Duật gây ra.
Đặng Phùng
Quân
09.2012
© gio-o.com
2012 (1)
Note:
V/v Bức
Tường vs truyện ngắn không nhớ tên của Đặng Phùng Quân, tôi
NQT, đã
đọc cả hai, và thấy rất rõ, truyện ngắn của DPQ là từ Bức
Tường.
Chẳng cần đến NMG.
Còn một bạn văn nữa cũng nhận ra điều này. Không tiện nêu tên.
Tôi không nhớ tên truyện ngắn của DPQ, làm sao DPQ biết, đó là truyện
Tiếng
Nói ?
Trước 1975, tôi, NQT chưa hề nhắc tới tên Đặng Phùng Quân, vì những bài
viết của
tôi không liên quan tới triết học, và cũng không quen DPQ, hình như có
gặp với
HPA 1 lần, khi HPA in sách DPQ
Còn vu khoát
hay không, chờ đọc, là biết liền!
NQT
Hồi mới ra được hải ngoại,
GCC có đọc 1 "sáng tác" của Thầy Quân, không nhớ ở đâu, báo nào, nhưng
đọc 1 phát, là biết liền gốc của nó, là truyện ngắn Bức Tường
của Sartre [Koestler thổi, truyện ngắn số 1 viết về cuộc chiến Tây Ban
Nha].
Thầy cũng không đi 1 đường tiểu chú, truyện "phóng tác" làm con mẹ gì
hết.
Sau, Thầy lại đưa cho NMG đăng trên tờ Văn Học.
Một bạn văn, thân với tờ VH, nhắc NMG, truyện này thuổng của Sartre,
đừng đăng, nhưng NMG hình như phán, nếu thuổng, thì lại càng nên đăng!
Đúng là đầu óc lớn gặp
nhau!
“Tính chất
phồn tạp này của sinh hoạt lý luận phê bình văn chương này ngay đối với
những người trong giới chuyên ngành cũng là một thách thức trong kinh
nghiệm tìm kiếm lộ đồ cho những giải đáp khả dĩ. Huống chi đối với
những người ngoài nghề chuyên văn và những kẻ “ngoại đạo” với não trạng
và thói quen lý luận phê bình văn chương trường ốc "xáo" ["sáo", không
phải "xáo". NQT], mòn thì hầu như trở ngại này khó có thể vượt qua.”
Thầy Đạo
Thầy Đ này,
suốt 1 đời làm Thầy, đếch có 1 tác phẩm, vậy là lớn lối như trên!
GCC đã từng kể, gặp lại Thầy lần đầu, lần đầu GCC qua Cali, tình cờ gặp
ở quán sách Văn Khoa của DDT.
Ông bực lắm khi GCC không nhận ra ông, và, như ông cho biết, liền sau
đó, ông đã từng tới nhà Gấu, khi còn ở Hẻm Đội Có, với ông anh của BHD.
Nếu như thế,
thì ông học sau Gấu, và, nếu như thế, ông là học trò của NVT.
Vậy mà có
lần ông “mét” Sến, trong 1 bài viết trên talawas, NVT đã từng thuổng 1
bài viết về Sagan, đăng trên Sáng Tạo!
Bài viết của Thầy, tố GCC đếch phải dân khoa bảng, nhưng lại đi 1 đường
"tiểu chú" tố Thầy NVT của ông ta!
GCC tởm cái
"tiểu chú", chứ không phải bài viết tố Gấu!
Sến biết gì về Miền Nam trước 1975?
Tại làm sao
lại làm 1 chuyện nhục nhã, là tố Thầy, với 1 em Bắc Kít?
Gấu đã từng
lèm bèm nhiều lần rồi, Gấu ra trường rất sớm, làm Bưu Điện, buồn buồn
ghi tên học Văn Khoa, lấy cái Dự Bị Triết, lên đến chứng chỉ Triết Tây
thì dội, vì không muốn học Thầy NVT. Học, dù nửa chữ, thì cũng phải gọi
là Thầy, mà Gấu không muốn, thế là de!
Sau nhớ lại, thì Gấu có đi thi, khóa 1 chứng chỉ Triết Tây, nhưng rớt,
vì bài làm của Gấu, là từ cours Sorbonne, mua ở tiệm Lê Phan, không học
cours của Thầy NVT, nên bị đánh rớt!
Nhà sách Lê Phan khi đó
bán gần như đủ thứ cours Sorbonne, nào Toán, Lý, Hóa, Triết… Không phải
như 1 vị bỏ chạy cuộc chiến qua Tây học Sorbonne, bèn chửi Gấu, mi ở
Sài Gòn, mà Sorbonne cái con khỉ gì!
Gấu biết đến Husserl, là nhờ cours Sorbonne về ông.
Gấu, dân Toán, đọc Triết, thì chỉ những tác giả cần riêng cho Gấu,
không phải đọc theo kiểu nhà trường. Những Thầy như Thầy Quân, Thầy Đạo
đâu có khi nào đọc Lukacs, thí dụ. Hai Thầy sau 30 Tháng Tư chuồn đi
được sớm, đâu biết gì về… Lò Thiêu, thí dụ?
Còn Heidegger mà Thầy Đạo mê, viết lia chia, chỉ để cho cho dzui, chứ
dễ gì có độc giả?
Cả tư tưởng, lẫn đạo hạnh,
của Heidegger, đều khó nhá, lại thêm cái thứ văn dịch của Thầy Đạo, bố
ai đọc nổi!
Chỉ nội câu của Thầy, mà TV trích dẫn, trên, đủ thấy tài sử dụng tiếng
Việt của Thầy rồi!
Còn tiếng Tây của Thầy ra sao, thì phải nhờ 1 vị nữ độc giả talawas,
chỉ giáo!
GCC không dám nhận mình rành tiếng Tẩy!
Thường ra, khi dịch sai, được độc giả chỉ cho thấy, thì bèn cám ơn, và
sửa. Gấu chưa từng thấy Thầy Đạo lên tiếng, về những chỗ dịch sai của
“Thẩy”, lạ thế!
Trong khi Gấu, là bèn cám ơn liền tù tì!
Maurice Blanchot:
“Admettez-vous cette certitude: que nous sommes à une tournant? – Si
c’est une certitude, ce n’est pas une tournant. Le fait d’appartenir à
ce moment où s’accomplit un changement d’époque (s’il y en a), s’empare
aussi du savoir certain qui voudrait le déterminer, rendant inappropriée la certitude
come
l’incertitude.”
“ Liệu bạn có chấp nhận sự
chắc thực này không: rằng chúng ta đang ở một bước
ngoặt?
- Nhưng nếu đó là một sự chắc thực, thì hóa ra lại
không phải là một bước ngoặt. Sự kiện ta thuộc vào thời điểm từ đó một
chuyển biến thời đại hoàn tất (nếu như có một chuyển biến như thế) thì
sự kiện này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự chắc thực ta dùng để qui định sự
thay đổi đó, khiến cho cả sự chắc thực lẫn sự không chắc thực chẳng còn
thích đáng nữa.”
(Entretien infini, Gallimard
1969, p.394)
Thầy
Đạo đọc Thầy Quân
-Câu tiếng Tây, “comme”,
như là, không phải “come”.
-Theo GCC nên dịch là:
Bạn có chấp nhận xác tín này: Rằng chúng ta đang ở bước ngoặt?
-Nếu “xác tín”, thì không phải “bước ngoặt”. Sự kiện thuộc về thời điểm
giao thời (nếu có) hoàn tất cũng chiếm đoạt tri thức chắc chắn muốn xác
định nó, làm không thích hợp, "xác tín" cũng như "không xác tín".
Chiếm đoạt, s'emparer , đâu phải "cũng sẽ ảnh hưởng"?
Le fait
d’appartenir à ce moment… Sự kiện thuộc về khoảnh khắc thay đổi thời
đại hoàn tất, [cái sự kiến đó] cũng chiếm đoạt tri thức xác thực muốn
xác định nó: Làm gì có “ta” ở đây ?
Dịch 1
câu tiếng Tây cũng chẳng ghê gớm gì, “hóa ra là” không nên thân, vậy mà
lớn giọng:
“Tính chất phồn tạp này của sinh hoạt lý luận phê bình văn chương này
ngay đối với những người trong giới chuyên ngành cũng là một thách thức
trong kinh nghiệm tìm kiếm lộ đồ cho những giải đáp khả dĩ. Huống chi
đối với những người ngoài nghề chuyên văn và những kẻ “ngoại đạo” với
não trạng và thói quen lý luận phê bình văn chương trường ốc "xáo"
["sáo", không phải "xáo". NQT], mòn thì hầu như trở ngại này khó có thể
vượt qua.”
Hồi mới ra được hải ngoại,
GCC có đọc 1 "sáng tác" của Thầy Quân, không nhớ ở đâu, báo nào, nhưng
đọc 1 phát, là biết liền gốc của nó, là truyện ngắn Bức Tường
của Sartre [Koestler thổi, truyện ngắn số 1 viết về cuộc chiến Tây Ban
Nha].
Thầy cũng không đi 1 đường tiểu chú, truyện "phóng tác" làm con mẹ gì
hết.
Sau, Thầy lại đưa cho NMG đăng trên tờ Văn Học.
Một bạn văn, thân với tờ VH, nhắc NMG, truyện này thuổng của Sartre,
đừng đăng, nhưng NMG hình như phán, nếu thuổng, thì lại càng nên đăng!
Đúng là đầu óc lớn gặp
nhau!