*
Notes
1
2
3



















*

Nguyễn Tiến Trung trước ‘show trial’ ngày 20/1/2010.
Người thì thực, mà tòa thì hề!

“Nhạo báng công lý”
Ân xá Quốc tế (Amnesty International) ngày 20/01/2010 ra thông cáo gọi phiên xử cùng ngày với các nhà đối kháng là "sự nhạo báng công lý".
Thông cáo nói “Những người này đáng ra không bao giờ nên bị bắt chứ đừng nói là bị buộc tội và nhận án tù”.
Brittis Edman, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Amnesty International nói trong thông cáo: “Phiên xử không cho các bị cáo được bào chữa một cách đáng kể, thể hiện một cách rõ ràng việc thiếu bao dung đối với tự do ngôn luận và bất đồng một cách hòa bình, và việc tòa án thiếu tính độc lập.”
Các án tù được đưa ra trong bối cảnh ra tăng trấn áp việc chỉ trích chính phủ theo đó nhắm vào các luật sư độc lập, người viết blog, và các nhà hoạt động cổ vũ cho dân chủ chỉ trích các chính sách của chính phủ.
Phiên tòa rõ ràng là sự nhạo báng công lý.
Brittis Edman, Amnesty International
Brittis Edman nói: “Phiên tòa rõ ràng sự nhạo báng công lý, phiên xử tước bỏ nhân quyền cơ bản như giả định là vô tội và quyền được bào chữa.”
Amnesty nói hội đồng xét xử chỉ hội ý 15 phút và sau đó đọc bản án mất 45 phút, và theo họ, điều đó chứng tỏ bản án đã được sắp đặt từ trước.
Điều này cho thấy rõ ràng bản án đã được chuẩn bị trước phiên xử.
Trong khi đó Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) chỉ trích chính phủ các nước phương Tây miễn cưỡng lên án giới lãnh dạo Việt Nam vi phạm nhân quyền.
'Mặc cảm chiến tranh'
Brad Adams, người đứng đầu ban Á châu của tổ chức này, nói chính phủ các nước phương Tây nói chung lờ đi tình hình tại Việt Nam do đất nước này có quá khứ về chiến tranh.
“Tại phương Tây có nhiều người cảm thấy có lỗi trong các cuộc chiến với Pháp và Hoa Kỳ tại Việt Nam.”
Nếu người ta hy vọng đất nước này sẽ có ngày trở thành quốc gia dân chủ đa đảng thì đó sẽ là một quá trình rất lâu dài
Brad Adams, Human Rights Watch
“Điều này dẫn tới việc có nhiều người nghĩ rằng họ nên dễ dãi với chính phủ Việt Nam, thế nhưng điều đó không nhất thiết sẽ làm cuộc sống của người dân Việt Nam khá hơn," ông Brad Adams nói.
Ông nói thêm rằng “Đó là vì sao chính phủ các nước phương Tây bơm tiền vào nền kinh tế đang hưng thịnh của Việt Nam thay vì bình luận về thực trạng của Việt Nam vẫn còn là một nước độc tài một đảng."
Theo ông, phương Tây “bỏ qua” cho Việt Nam về các vi phạm nhân quyền.
Ông Brad Adams nói: “Lê Công Định là người can đảm.”
“Thế nhưng tôi sợ rằng sau lần này, ông sẽ không còn được chú ý. Tuy nhiên có những người khác sẽ thế chân.”
“Có rất nhiều người giống như ông nhưng cần phải có thời gian và vì vậy cuộc tranh đấu cho tự do và dân chủ này không được liền mạch.”
“Nếu người ta hy vọng đất nước này sẽ có ngày trở thành quốc gia dân chủ đa đảng thì đó sẽ là một quá trình rất lâu dài.”
Chính phủ Hoa Kỳ và Anh cũng đã ra thông cáo chỉ trích bản án dành cho các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung.
‘Đấu đá nội bộ’
Chúng tôi thúc giục ASEAN bày tỏ quan ngại ngày càng ra tăng sau các án tù mới đây
Phóng viên Không Biên giới
Trong khi đó Tổ chức Phóng viên Không Biên giới trên trang web của họ lên án điều họ gọi là cái giá mà những nhà hoạt động này phải trả cho sự chứng hoang tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như cuộc đấu đá quyền lực nội bộ trong đảng trước kỳ đại hội đảng được tổ chức vào năm sau.
Thông cáo trên trang của tổ chức này nói việc bắt và xử tù này sẽ không ngưng được cuộc tranh luận về tương lai của đất nước.
Cộng đồng quốc tế phải lên án các án tù nặng này và tạo áp lực để chính phủ Việt Nam phải thả các nhà hoạt động.
“Chúng tôi hối thúc Liên hiệp Âu châu ngưng đối thoại nhân quyền với Việt Nam cho tới khi các nhà hoạt động được trả tự do, và chúng tôi thúc giục ASEAN bày tỏ quan ngại ngày càng ra tăng sau các án tù mới đây”, trang web của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới viết.
BBC
*
Bài viết này “được”!
Đám mũi lõ nói "mặc cảm chiến tranh" của Tây Phương, có lẽ là “mô phỏng” Gấu, khi hắn ta nói, “mặc cảm chiến thắng” ở cái lũ thắng trận!
Ngay cả cái thái độ trâng tráo, mặt dầy của chúng, khi coi những LCD, NTT… là những “anh hùng rơm”, sao xẹt, sao vụt tắt, vấp ngã… là cũng để che giấu mặc cảm ăn cướp, mà thôi!
NQT

Trường hợp Lê Công Định

Cái hiện tượng giao lưu hòa giải giữa mấy đấng văn nhân trong và ngoài nước, trong, là do mặc cảm thắng trận, còn ngoài, là do cần con dấu kiểm duyệt của nhà nước, không phải cho tác phẩm, mà cho tác giả.
Nếu không phải như thế, làm sao cả một đám xúm nhau thổi "Thơ từ đâu tới, từ hải ngoại về với đất nước dân tộc"? Đâu phải những thứ làng nhàng, mà toàn những đấng số 1 của trong nước, như Dương Tường, Hoàng Ngọc Hiến, thí dụ, hay nửa trong nửa ngoài, như bạn hiền của Gấu là DT [hà, hà!]. Một nhà thơ dởm hải ngoại, chưa từng có lấy một bài thơ cho ra thơ, có mùi thơ, [cái này là TTD, bạn văn VC của Gấu cũng nhận ra, và anh khuyên NDT lên viết phê bình về thơ, thay vì làm thơ, làm thi sĩ!], vậy mà, đùng một cái được đưa lên tận mấy xanh, thử hỏi làm sao mà không… hoà giải?
Chúng mày, lũ "chống cộng điên cuồng" không coi tao là nhà văn nhà thơ, thì để cho VC đóng dấu, cấp chứng chỉ cho tao! NMG, NDT… đều quá cần con dấu kiểm duyệt của nhà nước là vậy. Gấu đã kể một lần rồi, hồi ở trại tị nạn, về trường hợp một đấng thi sĩ dởm, đi thanh lọc, nhận là nhà thơ về nguồn, bị VC đàn áp, bách hại, phải bỏ nước ra đi, tay thanh lọc viên, nghe tay thông dịch dịch thơ bèn ngỡ ngàng, thơ ngây thơ hồn nhiên trong sáng như thế này mà làm sao cũng phải bỏ chạy VC, anh ta lắc đầu, VC sợ nhất dòng thơ về nguồn, bởi vì chúng vô thần, rất sợ dân Mít đòi về nguồn… thế là đậu thanh lọc! Nhưng sau đó, đi đâu anh ta cũng vỗ ngực xưng tên, ta là nhà thơ, hỏi, thì Cao Uỷ Tị Nạn có đóng dấu công nhận đây nè!
Ui chao, sau những bài thổi của Dương Tường, Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Tiến... bây giờ bố ai dám nói NDT không phải là nhà thơ!
Điều Gấu nghi ngờ ở đây, là, liệu mấy đấng trên thực sự nghĩ về NDT, như thế?
Hay là mặc cảm chiến thắng làm mấy đấng này quá đau, và đã đến lúc rất cần một tay bò về, để ôm lấy mà hôn hít, mà rằng, "nó đây rồi"!
Thủng thẳng, Gấu sẽ đi một đường về tài thẩm thơ, tài phê bình thơ, tài làm thơ của NDT. Trong khi chờ đợi, tạm mô phỏng Adorno: Sau Lò Cải Tạo mà còn làm thơ thì thật là dã man! (1)
Lò cải tạo, xưa rồi Diễm ơi.
Nếu vậy, thì trò diễn tuồng của nhà nước, đối với những NTT, LCD.
(1) Đừng nghĩ, thơ phò nhà nước thì ‘không thơ’, mà thơ không phò nhà nước mới là thơ!
Nói rõ hơn, ở cái đám thơ văn ‘ngoài luồng’ mới có lắm điều cần đưa lên bàn mổ!
Theo nghĩa này, Kundera chê 1984 của Orwell là tác phẩm chính trị mạo danh văn chương.
Nhưng, nói đi phải nói lại, Orwell coi "nhà văn chính trị" là đỉnh cao mà ông mong với tới! (2)
Viết, mà đọc không cảm thấy nỗi đau của một đứa trẻ đang chết đói, thí dụ, thì đừng viết!
*
Văn chương thời quỷ ám
Trịnh Y Thư
21/01/2010
Cái tít gây lầm. Chưa đọc bài viết, mà chỉ đọc cái tít, Gấu nghĩ là tác giả tính viết về văn học của thời bị quỉ ám, tức thế kỷ vừa qua, với những tác phẩm khổng lồ như Gulag, thí dụ. Đọc, hóa ra là tác giả tính nói về những tác phẩm ma cà rồng, nhưng nếu như thế, thì vấn đề cũng không đúng, và lần này, cái không đúng liên quan tới ‘cái gọi là văn chương’. Nói rõ hơn, thứ gọi là quỉ ám đó không phải là văn chương, mà chỉ thuần là giải trí.
Khi Stephen King được trao giải thưởng, đám nhà văn thứ thiệt đã làm ồn lên, vì họ không tin có văn chương ở trong những tác phẩm của ông. Tuy nhiên King xứng đáng là nhà văn, còn mấy thứ ma cà rồng không xứng. Cái cốt tuỷ của vấn đề, là, văn chương, dù muốn dù không, đều có ý hướng… tải đạo. Với thứ văn chương giải trí, ở những tay nhà văn cao thủ, họ giấu kỹ cái tính tải đạo đi, thành thử đám độc giả mắt trắng dã không nhận ra. Liêu Trai, Kiều [qua câu nói khiêm tốn của tác giả, mua vui vài trống canh], những tác phẩm của King, của Kim Dung...  đều là văn chương, một cách nào đó, sợ còn hơn thứ văn chương thứ thiệt, chẳng thế mà có một tay phê bình, coi, truyện trinh thám mới đích thị văn chương!
Nhưng, trên tờ TLS, số mới nhất, Sean O'Brien, qua bài viết sau đây, coi đây là vấn đề thuộc về... ngôn ngữ:
The social concerns of the thriller
The distinction between crime and thrillers on the one hand and "literary" fiction on the other lies in their attitude to language.
Bài viết thú vị. Tin Văn sẽ lèm bèm về nó, sau.
(2)
There's more to George Orwell than politics
It's true that politics drove much of his writing, but we should also value his masterly characterizations of some of literature's most memorable losers
*

Pourquoi j'écris»
«POLITICAL WRITER», un écrivain politique, c'est la formule que Berrnard Crick s'efforce de préciser.
« Pourquoi j'écris?» Orwell lui-même pose la question, dans un article, et y répond: « ... Lorsque je revois mon œuvre, je constate qu'invariablement c'est quand je manque de but politique que j'écris des livres sans vie, que je me trahis en me laissant aller à des compositions décoratives, des phrases sans signification, des adjectifs colorés, de la guimauve trafiquée.»
Il serait donc un écrivain engagé, le pendant anglais de l'intellectuel de gauche français. En fait la comparaison se soutient difficilement et l'originalité singulière d'Orwell s'affirme, quand, par exemple, il écrit en 1946, soit deux ans avant la parution de 1984: « Ce que j'ai le plus desiré faire tout le long de ces dix dernières années, c'est transformer l'écriture politique en art. » De fait, il tranche et se démarque nettement de l'écrivain militant, bien qu'il se situe sur la gauche du parti travailliste et qu'il y milite. «Farouchement égalitaire, libertaire et démocrate, mais par comparaison avec le Continent d'une surprenante absence de théorie, un mélange d'évangéliste et de séculier », voilà comment Bernard Crick le dépeint. Ce qui frappe chez Orwell c'est cette vocation, ce désir d'écrire qui s'affirme tout le long de sa vie, révèle un mode d'être, une sensibilité aiguë, un pouvoir de découvrir et de restituer, par les seules voies de la création littéraire, un climat, un temps, un monde donné .•
Edmund AEC Maleh 18 mai 1981
Le Monde Dossiers & Documents, Sept 2009.

Orwell ou l’invention du vrai. Ennemi du poison totalitaire.
[Orwell hay là sự phát  minh ra cái thực. Kẻ thù của thuốc độc toàn trị]
S'il est un écrivain politique, c'est bien George Orwell (1903-1950). Impérialisme colonial, injustice sociale et aliénation du prolétariat, poussées de fièvre d'un totalitarisme occidental qu'il combat sur tous les fronts, l'écrivain britannique est un preux qui fait feu de tout genre, roman, reportage, essai, pour défendre la liberté humaine. Un art de la guerre contre ce « Big Brother » dont il a inventé le concept pour mieux le démasquer