Notes
1
2
3
|
Trường hợp LCD
Blogger Đông
A nhận định trong bài “Sao vụt tắt“: “Những ai từng nói rằng tôi không
nghĩ Lê
Công Định hoạt động lật đổ chính quyền, chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân,
ngày mai
sẽ ra sao khi thần tượng cũng như niềm tin của họ nhanh chóng sụp đổ?
Tôi luôn
ngạc nhiên tại sao có người lại dễ dàng đặt niềm tin của mình vào một
cá nhân
khác, người mà chính mình còn chưa rõ, hơn là tin tưởng vào tri thức và
trí tuệ
của chính bản thân mình.”
Nguồn
talawas
Vụ
LCD, đọc
những gì ông viết, thì biết ông như thế nào, còn khi sa vào tay giặc
dữ, coi
youtube, làm sao biết chúng đang kề dao vào cổ vợ con ông?
Cái
tên khốn
viết những dòng trên, có thể là ‘một’ trong những kẻ cầm dao đấy.
Silone,
một
trùm CS, sau bỏ Đảng, tố Đảng tơi bời hoa lá. Mới đây, có tài liệu mật
được
khui, [Gấu đọc trên TLS, không nhớ số mấy] cho biết, ông là mật vụ,
giống như ‘cas’ Kundera. Độc giả của ông
gửi thư
cho tòa báo, phán, ngay cả bây giờ Silone sống lại, lên youtube nhận
tội, tớ cũng
đếch tin!
Gấu
đã nói rồi.
Có cái gì đó không ổn, không hiểu được, ở cái đám chợ cá này.
*
Trong
một bài viết về Brodsky, Milosz trầm trồ kinh ngạc, đi bụi
sớm, từ ngay năm đầu trung học, tú tài đơn đếch có, lấy chi tú kép, cử
nhân
"như tao đây", còn khuya, vậy mà làm được toàn những việc tầy trời. Đang
đầm mình trong "con kinh ta đào chưa có nước chảy qua", tại một nông
trường tập thể ở gần Arkhangelsk, chỉ vài năm sau, ông lượm được đủ thứ
vinh
quang, kể cả giải thưởng Nobel văn chương. Thật chẳng khác chuyện thằng
khờ
được vợ đẹp trong dân gian.
Mười lăm tuổi cậu bỏ học. Từ 1956 đến 1962, làm mười ba nghề. Theo cả
đoàn thám
hiểm tới biên giới Trung-hoa, Siberia, đỉnh băng sơn. Làm trợ tá tại
nhà xác,
cưa xẻ, moi bộ đồ lòng tử thi... "Vậy mà tôi lại thích nghề đó, ông có
tin
tôi không?", Ông nói với ký giả David Remnick. "Thật xấu hổ khi bỏ
nghề."
Bước vào tuổi 20, ông bắt đầu làm thơ. Ông nhập vào một đám người viết
trẻ, có
Y. Rein, D. Bobyshev và A. Naiman. "Ý tưởng về cá nhân, một người của
riêng người đó, đó là tài sản đáng tự hào của chúng ta", sau này ông
viết:
"Nhưng khả năng thực hiện thật nhỏ nhoi, nếu kể như sau cùng, điều đó
hiện
hữu".
Con đường độc nhất là văn chương và kinh nghiệm riêng tư về đọc sách.
Và
Brodsky nổi loạn chống lại chế độ bạo chúa bằng cách trầm mình vào ngôn
ngữ,
vào Pushkin, và Baratynsky, Mandelstam và Tsvetayeva, Pasternak và
Akhmatova.
Ông học tiếng Ba-lan và đặc biệt, tiếng Anh. Thật khó mà có những cuốn
sách
tiếng Anh. Sau cùng ông có được hai tuyển tập thi ca do Oscar Williams,
và
Louis Untermeyer tuyển chọn; thật là quí giá, trong đó có hình đen
trắng những
người hùng của ông, trên tất cả, có Auden, Frost, và Hardy. Qua những
bức hình
nhỏ xíu đó, ông tưởng tượng ra họ, tiếng nói, nhân cách của họ.
Tôi hết còn tin vào
nơi chốn đó.
Hai Lúa, khi vớ được cuốn "Những lời hứa phải
giữ, Promises To Keep"
cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Anh ở trong trại tị nạn, tình trạng chẳng
khác
Brodsky, khi mầy mò học tiếng Anh ở trong trại tù là quê hương của ông,
và vớ
được hai tập thơ. Nhờ nó, ông sau này viết văn làm thơ bằng tiếng Anh,
được
Nobel... Như một câu chuyện thần tiên, như chuyện thằng khờ được vợ đẹp
trong
nhân gian. Sướng thế đấy.
Hai Lúa, cũng "suớng thế đấy": Vớ được "những lời hứa phải
giữ"!
Trong những lời hứa phải giữ đó, là những kinh nghiệm về cái đói, về cá
rô cây,
về nước mắm lá chuối.... và chúng đều qui về một điều, chính cái giả,
cái đói, mới cứu
chuộc thế giới, chứ không phải cái đẹp!
Trong một kỳ trước, Hai Lúa có kể về một số, gọi kỷ niệm cũng được,
kinh
nghiệm cũng
được, của Hai Lúa. Kinh nghiệm lần đầu được ăn một củ khoai lang, đào
trộm
ngoài đồng, khi còn là một đứa con nít, ở một cái làng ở ven đê sông
Hồng, nơi
người lớn đun nước muối sôi rồi bỏ vào đó ít lá chuối khô cho nó ra mầu
giả làm
nước mắm. Lần đầu dùng vợt tóm được một con ốc nhồi, nằm dưới một cánh
bèo trên
ao, lôi lên bờ, nổi lửa lên, và, khi nghe con ốc xèo xèo,
mùi
thơm bốc lên, chẳng cần biết còn sống hay "còn" chín, thằng mắt lác bỏ
ngay vô
miệng!
Cái ao đó, vẫn là cái ao sau này, cô Hồng Con của Hai Lúa đã gục chết ở
ngay bờ
ao, chắc cũng đúng chỗ thằng bé bé tí mà đã biết mê gái ngày nào vớt
lên được
một con ốc nhồi!
*
Em còn nhớ Cô Hồng Con không?.... Bà chị hỏi thằng em sau hơn nửa thế
kỷ xa
cách.
Nhớ chứ. Sao không nhớ... Thế chị có còn nhớ, cái lần em đào trộm
khoai, ăn ốc
sống, lần câu được con cá chuối bị thằng lớn hơn cướp mất....
Ôi chao, bà chị nhớ hết, nhưng do chẳng hề được đọc Những Lời Hứa Phải
Giữ, có
thể như vậy, cho nên, cái nhớ của bà chị và thằng em khác hẳn nhau.
Bà chị giải thích về cái chết của Cô Hồng Con.
-Lúc đó làng mình còn mê phong trào!
Phong trào tức là Cộng Sản? Mê phong trào là ăn phải bả Cộng Sản? Bà
chị tính
nói với thằng em như vậy?
Chắc thế!
*
Ăn phải bả CS, như ông sau đây, mới ghê, vậy mà vẫn tự giải độc được,
thế mới
lại càng ghê!
Trong bài Tởm Milosz
nói về nỗi tởm lợm khi phải sống dưới chế độ cộng sản.
Trớ trêu thay, chủ nghĩa cộng sản chính là giấc mơ hoành tráng nhất,
một giấc đại mộng của nhân loại, về một con người hoàn toàn, về một thế
giới
hoàn toàn, không còn một chút tởm lợm.Trong bài viết
"George Steiner and the errata of history", nhà văn Mỹ, Cynthia Ozick
nhắc tới một nhà văn nổi tiếng của Ý là Ignazio Silone. Ông này ngay từ
khi còn
trẻ tuổi đã ăn phải bùa mê cách mạng, như ông đã từng khai báo
[testify].
Chuyện xảy ra trong một cuộc động đất. Bà mẹ của ông bị chôn sống,
chỉ ló có một cánh tay ra ngoài. Ông chú của ông, một người mà trước
đó, luôn
luôn là một mẫu mực đạo đức trong gia đình, đã cuỗm sạch của cải tiền
bạc mà bà
mẹ ông dành dụm được. Chứng kiến sự tởm lợm đó, ông gia nhập Đảng Cộng
Sản, và
suốt đời nhìn thấy tiền bạc là muốn mửa.
Chủ nghĩa Cộng Sản, như ước mơ của những người đã từng một lòng một dạ
với nó,
là làm sao cho Lịch Sử nhân loại không bao giờ còn, dù chỉ một
"errata" [lỗi lầm].
Nhưng, rốt cuộc, Silone đã thực hiện một cú ngoạn mục là rời Đảng
[famously
left the Party], và nói về nó: "Cái chuyện vờ mục đích cho phương tiện,
chấp
nhận hy sinh vì đảng, do cần thiết của lịch sử, ba trò này, theo tôi,
là một thảm
họa. Và con đường đi ra của tôi [My "way out"] đã dẫn tôi tới trại tập
trung cải tạo."
*
Liệu,
LCD có
tiên đoán ra được, lũ khốn kiếp sẽ tìm đủ mọi cách để làm nhục ông,
ngay cả
trong cái chuyện coi ông là 'sao', và cái chuyện ông phải đọc những
điều chúng ép
ông phải đọc, là 'sao vụt tắt'?
Tôi
tin rằng,
ông biết trước!
Bởi vì cái chuyện ông tự thú như thế đó, còn làm nhục chế độ hơn
cả cái chuyện bịt miệng trước đây!
Tiếu lâm như thế đấy.
Đây là hiệu ứng cánh bướm, như giới khoa học gọi.
Cũng có thể
giải thích bằng ‘hiệu ứng’ ‘truy chứng, phản hồi’: Sau điều đó, thì là
bởi điều
đó: Sau cú 'bịt miệng' thì có cái cú 'không bịt miệng'!
*
"Tôi
luôn ngạc
nhiên tại sao có người lại dễ dàng đặt niềm tin của mình vào một cá
nhân khác,
người mà chính mình còn chưa rõ, hơn là tin tưởng vào tri thức và trí
tuệ của
chính bản thân mình.”
DA.
Cái niềm tin mà độc
giả có được ở nơi LCD, là từ những bài viết của ông. Đọc những lời tâm
huyết chính
trực và được viết bằng một giọng văn không lên giọng, bình thường, giản
dị… khiến
người đọc tin vào ‘một cá nhân khác’ như LCD.
Còn cái gọi là
'tri thức, và trí tuệ' của tay DA này, như Gấu tò mò đọc thử blog của
anh ta,
thì đều
thuộc loại lỏng, và thùng rỗng kêu to.
Tay này, với một
tay nữa, cũng ‘nổi’ lắm, trên thế giới blog, hình như có lần có chuyện
cà khịa
với tay “Nạc Đường”, Gấu quên mất tên, thật giống nhau, cũng loại ếch
phình bụng,
ếch đáy giếng. (1)
Chứng cớ: Cái câu
được trích dẫn ở trên.
(1) Nhớ ra rồi: TTD
*
Nói gì tay DA: Có một quãng cách
rất rộng, một ‘hố thẳm của tư tưởng’, ở những đấng ‘tri thức, và trí
tuệ’ yankee
mũi tẹt. Dù có net, họ vẫn không làm sao cập nhật với hiện tại, le
quotidien, và hiện đại, tức cái mới, và toàn
viết, hay dịch,
hay đọc,
những thứ đã quá đát, hoặc vô dụng. Một nhà trí thức, phê bình gia như
Nguyên Đầu Bạc,
‘vô dụng’ đến nỗi dịch mấy lá thư lẩm cẩm của bà đầm già Simone de
Beauvoir với
tay phi công trẻ Mẽo! Mối tình xuyên đại dương!
Thứ đó, chỉ đáng
vứt thùng rác, vậy mà cũng mất công dịch ư?
Đọc những tài liệu
được dịch trên blog của ông, thì đều những thứ cổ lai hy!
Thê thảm quá.
*
BBC: Nhưng câu hỏi vẫn là
nếu người ta kêu gọi lật đổ chính
quyền một cách hòa bình thì Amnesty có ủng hộ họ không?
Tôi
nghĩ phải có trường hợp cụ thể thì chúng tôi mới có thể tiếp tục tìm
hiểu được.
Tôi
cũng lo ngại chính quyền Việt Nam có khuynh hướng dùng những ngôn ngữ
kích động
đối với các nhà bất đồng chính kiến và trong nhiều trường hợp những
điều đó về
sau này được chứng minh là không đúng. Chúng ta phải luôn để ý tới điểm
này.
*
Gấu nghi, vấn đề của LCD, nằm ở đó. Ông đòi cái quyền phế bỏ Đảng Mafia
một cách hòa bình, cũng nên!
Gấu viết với tất cả sự dè dặt!
*
Trên
trang Facebook, bạn Khương Duy, trong ban biên tập tạp chí
Phía Trước, có viết câu này, xin mượn để kết bài viết: "Chết vì Tố
Quốc?
Quá muỗi! Sống vì Tổ Quốc, ấy mới là chuyện đáng làm!"
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo Việt Kiều Vũ
Quý Hạo
Nhiên, hiện sống ṭại California, Hoa Kỳ. Ông cũng là chủ trang
blog
Bolsavik và từng làm việc cho nhật báo Người Việt ở quận Cam.
BBC
Note: Câu trên, chắc là thuổng Steiner:
To die for others is difficult enough.
To live for others is even harder.
Chết vì người đã khó,
Sống vì người còn khó hơn.
G. Steiner: Errata
Ngày mai đi nhận
xác chồng
*
Saturday,
June 20, 2009 11:09 AM
From: "Hà
An"
To:
thd@viet-studies.info, tran.dung@chronicle.com
Cc: diendan@diendan.org
GS Dũng,
Lâu nay
chúng tôi vẫn thường cập nhật thông tin liên quan đến Việt Nam qua trạm
của GS.
Gần đây, trong vụ LS Định, Gs có đăng bài "Chuyện bang giao giữa Vệ,
nước
Tần và nước Oma", với từ phụ đính: thư giãn.
Chúng tôi
cũng gặp liên kết đến bài đó trên trạm Diễn đàn mà Gs có chân ở đó.
Việc quan điểm
của Gs như thế nào, hay quan điểm của Diễn đàn ra sao, chúng tôi không
quan
tâm. Chúng tôi tôn trọng quan điểm cá nhân của quý vị. Tuy vậy, khi quý
vị đã
là những người thường xuyên gửi những góp ý về hiện trạng đất nước cho
chính
quyền Việt Nam, và nhiều người ở Việt Nam đã coi các trạm mạng của quý
vị là địa
chỉ tin cậy về thông tin, thì thiết tưởng quý vị cũng nên tôn trọng độc
giả của
quý vị ở điểm: đừng vào hùa với hệ thống truyền thông tệ hại trong nước
để dìm
người ta xuống đáy như thế.
Vâng, xin
quý vị đọc lại những dòng sau đây trong bài viết trên:
Để răn đe
đám học giả này, Tần cho quân cài Định Lê là một tay chuyên nghề cãi
thuê để lấy
tiền nuôi vợ nuôi con, giả tảng làm mấy trò nhảm nhí bị lộ nên bị Vệ
vương tống
giam về tội phản loạn, tổ chức một cuộc cách mạng màu để lật đổ vua Vệ.
Một cái thằng
bạch diện thư sinh trói gà không chặt làm sao đủ sức thành lập ra một
tổ chức để
mà lật đổ chính quyền vua Vệ, một chính quyền mà cứ 2 người dân có một
cẩm y vệ
nội canh chừng... Mặt khác đã đủ khả năng đi cãi thuê sao lại có thể
ngu đến mức
đi làm cái việc vớ vẩn, dại dột như mèo dấu cứt để có cớ cho người ta
bắt
giam...
Tạo màn kịch
này, một mũi tên nước Tần bắn ra trúng nhiều đích vừa để đe bọn học
giả: chúng
mày phải trông gương cái thằng Định Lê này mà bớt to mồm đi, đất nước
này không
phải của chúng mày, chính quyền là tao và nhà nước cũng là tao, để yên
cho tao
đào mỏ xitbô!
Tạo màn kịch
ngô nghê: Định Lê đứng ra liên minh với đám phản loạn đang cư trú ở bên
nước
Oma, giả làm một số việc ngờ nghệch để cho Vệ vương bắt; vụ bắt Định Lê
là cái
cớ để kích động quan hệ của đám lưu vong này nhằm phá thối quan hệ giữa
Vệ và
Oma đang tìm cách cải thiện... Một trò thâm của nước Tần...
Sở dĩ có
chuyện lắt léo phức tạp này là bởi sau cuộc chiến Vệ và Oma, một số
người nước
Vệ đã theo đuôi, làm tay chân cho đế quốc Oma theo chính sách: dùng
người Vệ trị
người Vệ của đế quốc Oma... Oma thua bỏ chạy, đám này đành phải chạy
theo chủ.
Vì thế nên đám này luôn nuôi mối hận thù vì bị đuổi ra khói quê cha đất
tổ, bị
bật ra khỏi cố quốc.
Trong đám
này, ngoaì những kẻ mù quáng, cố chấp, tin vào những điều nhảm nhí
không đâu
thì phần đa cái đám phản nước Vệ lưu vong này, dùng chiêu bài chính trị
phục quốc
để làm mục đích tống tiền cái đám dân nước Vệ lưu vong đang ăn nên làm
ra ở đất
Oma và còn để mà làm mình làm mẩy với chính quyền nước Oma.
Do vậy, Định
Lê thực chất là một "quân xanh", là một con bài do nước Tần cài cắm để
phá quan hệ bang giao giữa Vệ với Oma.
Vua nước Oma
một mặt muốn cải thiện quan hệ với nước Vệ nhưng không thể bỏ qua cái
đám người
Vệ lưu vong một thời từng là công cụ của mình. Giờ đây một tên tự xưng
là có
liên quan tới tổ chức của đám người Vệ lưu vong thực chất là "quân
xanh" của Tần cài vào. Vua Oma làm sao mà biết được cái trò quái quỷ
này,
thế là mắc mưu Tần, đứng ra bênh vực Định Lê, làm tăng căng thẳng quan
hệ giữa
Oma và Vệ đang có chiều hướng cải thiện... Chỉ chỉ cần có thế Tần đạt
mục đích
cột chặt quan hệ nước Vệ với mình...
Chúng tôi vốn
cho rằng quý vị là những người thực tâm với đất nước, nên từ trước đến
nay,
chúng tôi không quan tâm đến quý vị là con ông/bà nào ngày xưa vốn là
cộng sản
chân chính, hay vị nào từng trợ giúp sai lầm của chính quyền những năm
trước,
hoặc ai là người miền Nam cũ. Chúng tôi chỉ quan tâm đến việc hiện nay
người ta
làm gì để góp phần thay đổi hiện trạng tối tăm của đất nước.
Nhưng quý vị
hãy nhìn xem, với vài dòng thế kia, quý vị có thấy một người đang bị
kết án nặng
nề (một cách thư giãn???) khi tòa chưa xử?
Quý vị có thấy
những dòng kia đang khơi rộng khoảng cách vốn chẳng ngon lành gì giữa
người Việt
Nam trong và ngoài nước từ sau 75 đến nay? Ai làm tay chân cho đế quốc?
Ai bợ đỡ?
Chúng tôi tưởng nhiều người trong quý vị còn rõ hơn chúng tôi ở trong
nước.
Chúng tôi
không có quyền thích hay không thích, cấm hay không cấm việc quý vị có
thái độ
tán thưởng hay chê bai với bài viết mà với chúng tôi là rất vô đạo đức
(và khốn
nạn) của ông Phạm Viết Đào. Ở đây, chúng tôi chỉ xin thật lòng với quý
vị rằng:
những gì quý vị đang thể hiện khiến chúng tôi - vâng, tôi đại diện cho
một nhóm
rất nhỏ nói chuyện với nhau và đi đến thống nhất gửi email này, và dù
tôi xưng
hô thế này, nhưng tôi còn chưa đến 30 tuổi -
những người trẻ sinh ra ở cái vùng đất tăm tối
này, thấy rằng cha ông
chúng tôi không chỉ có những người do lịch sử bịt mắt mà lạc đường, hay
những người
nhiệt thành cho lý tưởng mà trở thành kẻ ác - thế hệ đó còn có những
trí thức
lưu manh, chăm chăm thu vén cái danh hão khi tự cho mình phán xét người
này người
kia vô tội vạ và đẩy họ vào chỗ cùng, như một trò thư giãn, giữa lúc
đất nước
đang bế tắc, xã hội đang suy đồi thế này.
Đôi lời cùng
quý vị, chúng tôi cũng không mong quý vị thể tất cho sự xấc xược của
đám trẻ
đít xanh như da nhái, dám mạo phạm đến những Gs tuổi cao, được trọng
vọng ở
phương Tây. Chỉ mong quý vị dành chút thời gian để đọc hết vài dòng này.
Chúc quý vị
mạnh khỏe,
Hà An.
P/S:
+ Chúng tôi
gửi Gs và trạm Diễn đàn là những nơi trực tiếp đính liên kết.
+ Chúng tôi
gửi nhà văn Nguyễn Quốc Trụ, nơi chúng tôi chia sẻ những dòng sau đây:
"Vụ
LCD, đọc những gì ông viết, thì biết ông như thế nào, còn khi sa vào
tay giặc dữ,
coi youtube, làm sao biết chúng đang kề dao vào cổ vợ con ông?"
Note: Tin Văn đăng nguyên văn, không biên tập, hiệu đính. NQT
Đây là nguồn bài viết
*
V/v
Xả hơi, thư giãn, và mắc
mớ của nó tới những bực đại giáo sư & tầng lớp trí thức Mác xít..
Steiner có
một nhận xét rất… căng, khi trả lời tờ The Paris Review:
…
Ở trong căn phòng của Lukacs, là ở trung
tâm trận bão của thế kỷ chúng ta. Ông bị quản thúc tại gia, khi tôi tới
gặp ông
ở Budapest.
Tôi
thì còn quá trẻ, và sướt mướt không thể tin được, và khi tôi phải rời
đi, nước
mắt tôi ràn rụa: ông bị quản thúc tại gia còn tôi thì đi về với an
toàn, với
tiện nghi ở Princeton hay bất cứ một thứ gì. Tôi phải đưa ra một nhận
xét nào
đó, và sự khinh miệt hằn trên khuôn mặt ông. Ông nói, "Bạn chẳng hiểu
gì
hết, về mọi điều chúng ta nói. Trong cái ghế này, chỉ ba mươi phút nữa
thôi, sẽ
là Kadar," tên độc tài đã ra lệnh quản thúc tại gia đối với ông. "Hắn
ta là sinh viên của tôi. Chúng tôi đã cùng làm việc, qua từng câu, từng
câu,
cuốn Hiện Tượng Luận của Hegel. Bạn không hiểu được đâu." Thực như vậy,
tôi đã không hiểu, tôi "đã" đã không hiểu. Chỉ mỗi câu chuyện này
không thôi đã cải tạo tôi về cái thế giới mê cung kỳ quái của tầng lớp
trí thức
Mác-xít, và sự độc ác, và tính nghiêm trọng theo đó mọi trò như thế này
diễn ra.
R.P. Blackmut là một ảnh hưởng lớn
lao khác: văn phong viết tiểu luận, cách nói gián tiếp, cách nghe, giác
quan
khủng khiếp về cách thức làm sao cho những ý tưởng tự chúng biến thành
điều gọi
là "dạng điều hành" (executive form), biến thành chuyển động mang
tính trình diễn (performative motion); tiểu luận về Dante, Henry Adams,
James
của ông. Rồi còn một người nào đó mà ở Mỹ chẳng ai đọc. Ô, họ đọc
Derrida của
họ, Foucault của họ, rồi họ quì mọp vì ngưỡng mộ, và khi tôi hỏi họ, có
đọc
Kenneth Burke, và họ nói: "Ai nhỉ?" Burke có một ảnh hưởng đáng kể
lên tôi: Một Văn Phạm của Duyên Do, Một Tu Từ của Duyên Do (A Grammar
of
Motives, A Rhetoric of Motives), nghiên cứu về Ngôi Lời (Logos) trong
tác phẩm
của Milton và những bản viết tôn giáo. Bạn đâu biết, tôi không thể nào
có được
một ấn bản in lại tác phẩm của Burke về tu từ trong những bài diễn văn
sớm sủa
của Hitler. Chính Burke đã đưa ra bản phân tích đầu tiên, tra hỏi cấu
tạo ngôn
ngữ [ở trong đó] là gì, con người này là gì. Có một tiểu luận ghê gớm
của
Burke, gần như không thể nào tìm mua được, về bạo động và chủ nghĩa
phát xít về
ngôn ngữ, trong kịch bản Coriolanus của Shakespeare, qua đó, ông đã làm
bật ra
giải cấu trúc và ký hiệu học và chủ nghĩa hậu-hiện đại. Chuyện người ta
giúp
tôi tìm đọc một tác giả như C.S. Peirce là quá trễ rồi: tôi coi ông như
là
triết gia Mỹ lớn lao nhất. Ông mở bung ra trọn ngôn ngữ hiện đại, triết
học, ký
hiệu học, ý nghĩa học.
I.A. Richards cũng thật quan trọng
đối với tôi. Nhưng nếu chỉ một cuốn sách, như vậy Cấu Trúc Phức Từ
(Structure
of Complex Words) của Empson, sẽ là cuốn mà tôi sẵn sàng đánh đổi toàn
bộ tác
phẩm của Derrida cho bạn, để đổi lấy nó, với tất cả sự kính trọng
Derrida. Đây
có thể là một trong những hành động tối thượng của việc đọc, của việc
đọc xít
xao (close reading). Việc ông nhập tâm hầu như trọn lịch sử thi ca Anh,
toàn bộ
pho từ điển Oxford
[20 tập], và sinh mệnh của mỗi từ, thật là đồ sộ. Vậy kể như là những
ảnh hưởng
của tôi là một nhóm rất biến thiên (very varied group). Tôi cứ thêm vô
mãi theo
thời gian. Chuyện tôi khám phá Heidegger, thí dụ vậy, là khá trễ, khi
tôi bắt
đầu lao vào việc viết cuốn Antigones, cách đây chỉ hai chục năm, và kể
từ đó,
ông chẳng bao giờ rời bỏ tôi. Trước khi hoàn toàn câm miệng, tôi muốn
tới gần
hơn nữa, với câu hỏi: Tại sao Plato, Heidegger, Sartre lại ve vãn,
trong
thẳm sâu, với cõi phi nhân. Tôi có những linh cảm về vấn đề này. Nhưng
chúng
vẫn còn rất tạm bợ.
-Tư tưởng trừu
tượng chắc hẳn bị đám
đông quần chúng trên đường phố rù quyến, một cách nghịch thường, có lẽ
vậy?
-Nói như vậy, chỉ là để cho rằng, có
sự khát khao hành động, nhập vào bùn nhơ, từ trên chót vót của trừu
tượng,
trong cuộc sống trí thức tuyệt đối thuần túy. Có thể nó chỉ là tiềm
thức, nhưng
hầu như tuyệt vọng. A. J. Ayer cho rằng, ông chỉ hạnh phúc khi coi đá
banh
(fooball); với Wittgenstein, thì là phim cao bồi Viễn Tây: cứ mỗi xuất
trưa, là
ông phải mò đi coi, vẫn một phim cao bồi này, hay là một phim trinh
thám khác.
Chỉ để nghỉ, tôi nghĩ vậy, chỉ để xả hơi. Và nghỉ xả hơi là có thể
trở thành
Nazism; hay như trong
trường hợp của Sartre, trở thành tất cả những
lời dối
trá Stalinist; với Plato, là bạo chúa Dionysus mà ba lần Plato mong mỏi
được
làm thủ tướng dưới ngai vàng. Nghỉ xả hơi kiểu đó thật là quá
đắt, nhưng tôi nghĩ
họ chẳng
có một cách nào khác.
Nguồn
V/v
Xả hơi, thư giãn, và mắc
mớ của nó tới những bực đại giáo sư & tầng lớp trí thức Mác xít..
Steiner có
một nhận xét rất… căng, khi trả lời tờ The Paris Review:
...
Trước khi hoàn toàn câm miệng, tôi muốn
tới gần
hơn nữa, với câu hỏi: Tại sao Plato, Heidegger, Sartre lại ve vãn,
trong
thẳm sâu, với cõi phi nhân. Tôi có những linh cảm về vấn đề này. Nhưng
chúng
vẫn còn rất tạm bợ.
-Tư tưởng trừu
tượng chắc hẳn bị đám
đông quần chúng trên đường phố rù quyến, một cách nghịch thường, có lẽ
vậy?
-Nói như vậy, chỉ là để cho rằng, có
sự khát khao hành động, nhập vào bùn nhơ, từ trên chót vót của trừu
tượng,
trong cuộc sống trí thức tuyệt đối thuần túy. Có thể nó chỉ là tiềm
thức, nhưng
hầu như tuyệt vọng. A. J. Ayer cho rằng, ông chỉ hạnh phúc khi coi đá
banh
(fooball); với Wittgenstein, thì là phim cao bồi Viễn Tây: cứ mỗi xuất
trưa, là
ông phải mò đi coi, vẫn một phim cao bồi này, hay là một phim trinh
thám khác.
Chỉ để nghỉ, tôi nghĩ vậy, chỉ để xả hơi. Và nghỉ xả hơi là có thể
trở thành
Nazism; hay như trong
trường hợp của Sartre, trở thành tất cả những
lời dối
trá Stalinist; với Plato, là bạo chúa Dionysus mà ba lần Plato mong mỏi
được
làm thủ tướng dưới ngai vàng. Nghỉ xả hơi kiểu đó thật là quá
đắt, nhưng tôi nghĩ
họ chẳng
có một cách nào khác.
Nguồn
Cái
sự thất
vọng về LCD, ở cả hai mặt ‘xấu tốt’, làm cho chúng ta nhận ra một điều,
ông
không phải như chúng ta nghĩ về ông!
Gấu bỗng nhớ đến bài viết Tiếng nói của cá nhân, The Voice of the Individual, của
Cao Hành Kiện.
Đọc những bài
viết của ông khiến Gấu có cảm tưởng như vậy. Ông chẳng hề muốn làm một
thứ lãnh
tụ. Như là một cá nhân phải đụng đầu với ‘lịch sử của đám đông’, ông
cất tiếng
nói của mình, nói theo lương tâm của mình. Ý tưởng này nằm trong câu
trả lời của
bà vợ của ông, với BBC:
Anh ấy chỉ
muốn đóng góp cho đất nước, muốn xã hội phát triển một cách
văn
minh hơn. Anh chỉ đưa ra các phản biện xã hội thông qua các bài
báo,
không những đăng trên BBC hay ở nước ngoài, mà còn đăng trên
nhiều báo
của VN như báo Pháp Luật, Tuổi Trẻ hay Tia Sáng.
Đám
VC và bè
lũ của chúng cố tình quàng cái tội phản động, âm mưu lật đổ
nhà nước,
và Đảng Mafia của chúng. Đám chống đối nhà nước thì cần một thứ tử vì
đạo, một
thứ 'vàng ròng', cho chúng, vì chúng [không phải cho ông, hay cho dân
chủ].
Gấu
thương hại nhất cái đám này! Chúng luôn cần lãnh tụ. Thảm thế.
Ui
chao "sao"! Ui chao, "sao vụt tắt". Ui chao, không phải "vàng ròng".
Chỉ là "đồng thau"!
Uổng cả công lao chúng ông "thổi"!
Trường hợp
LCD là một khúc quanh mới mẻ nhất, trong tiến trình đòi hỏi dân chủ tại
Việt
Nam.
*
LCD có thể là
trường hợp đầu tiên nhỏ máu ngón tay, viết đơn xin tình nguyện... chết,
cho tiếng
nói, của chỉ một người, là chính ông!
Trường hợp
LCD còn có một ý nghĩa quan trọng, bởi vì chúng ta có thể coi ông
như là “trái ngon”, sinh ra từ
cây độc chủ nghĩa toàn trị.
Một đứa em song sinh của Cách Mạng 30 Tháng
Tư,
nói theo D.M Thomas, khi ông coi Solz là một “October’s twin”: Solz
sinh, một năm
sau Cách Mạng Tháng Mười Nga.
Khi VC bắt ông, kết tội ông, là chúng kết tội chính
cái gọi là thành quả của nhà nước VC!
*
Cái yêu cầu,
LCD mi phải là thần tượng của chúng ông, cái nỗi bi thương, ui chao,
sao vụt tắt
quá sớm… nó liên quan tới cái gọi là huyền thoại quốc gia, như Cao Hành
Kiện viết:
Chinese
intellectuals have never clearly separated the concept of nation from
their
notion of the individual. Because individuality has always been
repressed in
China's traditional culture, any articulation of human rights will stop
at the
right to personal existence, and there are only ever very cautious
attempts to
encourage freedom in the spiritual activities of the individual. "The
scholar may be killed but not humiliated" and "To kill oneself is
benevolence" are sayings that refer to moral integrity, but are
associated
with the sacrosanct ethics of loyalty to the ruler, and have nothing to
do with
the individual's freedom of thought. As long as ideology is truth one
can die
without fear, and even if a Western ideology suddenly becomes the truth
for saving
the nation it will be similarly endowed with ethical lustre. Chiang
Kai-shek's
nationalism and Mao Zedong's communism were both empowered by reverting
to the
ethical traditions of feudal imperial China. It was therefore difficult
for the
fledgling individualism of Chinese intellectuals to ward off the
onslaught of
the totalitarian state, which had its foundations in this deep-rooted
collective subconscious.
I believe
that it is the responsibility of Chinese intellectuals today to destroy
this
modern myth of the nation. The reason why it is so difficult to affirm
basic
human rights, especially the right to freedom of thought, is because
the burden
of patriotism on Chinese intellectuals is too heavy. The
nation's
political
authority has always restrained the individual by imposing the
collective will,
and beyond a certain point this is invasive and harmful to the
individual's
basic human rights, and amounts to repression. Whether it be in the
name of the
race or of the people, state dictatorships that infringe upon or deny
the
individual's right to freedom of thought are guilty of committing human
rights
crimes.
For almost a
century the Chinese intellectual world has had no shortage of heroes
who have
been killed or freely sacrificed themselves for the nation, the people
or even
a political party, yet there have been' very few to publicly proclaim
their
willingness to risk their lives for the sake of the individual's right
to
freedom of thought and self-expression. To rebel against one's
ancestral land
or become the enemy of the people is considered the most serious of
crimes, and
for Chinese intellectuals the psychological pressure of morality is
harder to
endure than being subjected to physical harm. This to some extent
explains why
many intellectuals of the left wing and within the Communist Party have
willingly risked their lives for the nation and the revolution and why
they
rushed to acknowledge their crimes when the political authorities they
had
supported suddenly labeled them as rightists or counter-revolutionaries.
Chinese
intellectuals opposed feudal ethics and political authority with
extraordinary
valor, yet when confronted by this modern superstition - the myth of
the nation
- they seemed to have their hands tied and be totally helpless.
This
was
because the superstition had its source in the national psyche; it was
more
deeply rooted than any kind of ethics, and it was sustained by fear. In
any
confrontation it was the individual's life pitted against the huge
national
collective, and the individual's survival instinct made it impossible
for him
not to be terrified. The feudal empire had collapsed, but the feudal
ethical
system, with its web of loyalties to the ruler, had mutated into a
race-based
patriotic sentiment that exerted an equally powerful moral force. When
those in
control of the nation made use of the power at their disposal to
activate all
the machinery of propaganda, it was easy for them to manufacture such a
fallacy. What the individual seemed to confront was no longer a finite
number
of people controlling them, but the whole nation, or rather that
abstract
notion that had been given the name of "the race" or "the
people". This is a strategy commonly used in modern totalitarian
politics.
The more loudly catchwords like patriotism and nationalism are shouted
the more
suspect they are. Chiang Kai-shek's "The nation is supreme", and in
more recent times Mao Zedong's "Dictatorship of the people", also
came under the flag of patriotism.
The Voice of the Individual
Những
điều
Cao Hành Kiện viết, về trí thức Tầu, áp dụng vào trí thức Mít, y chang!
Nhưng trí thức
Mít, nhất là cái đám được gọi là “sĩ phu Bắc Hà”, còn thê thảm khốn nạn
hơn trí
thức Tầu, ấy là vì ẩn tàng trong cái gọi là “huyền thoại quốc gia”, còn
có cái
nhập nhằng, mờ ám, còn có cái dã tâm làm thịt thằng em Nam Bộ, ăn cướp
Miền
Nam!
Đọc
bài viết
“Tiếng nói cá nhân”, có vẻ như Cao Hành Kiện đã tiên tri ra được, những
trường
hợp như của LCD, thế mới thú! Có thể nói
luật còng số 8 chính là cái cú “rờ ve” đối với Miền Nam: Trước 1975,
tha hồ xài. Nghĩa là tha hồ biểu tình, chống đối nhà nước, lập băng lập
đảng...
Sau 1975, làm mấy chuyện đó là cặp còng số 8 hỏi thăm liền tù tì!
IN
A MAN'S
LIFE
In
a man's
life
the first
temple is destroyed and the second temple is destroyed
and he must
stay in his life,
not like the
people that went into exile faraway,
and not like
God,
who simply
rose to higher regions.
In
a man's
life
he
resurrects the dead in a dream
and in a
second dream he buries them.
- Yehuda
Amiehai
(Translated,
from the Hebrew, by Leon Wieseltier. )
The
New Yorker 26 Dec 2005 & Jan 2, 2006
*
Trong đời một người đàn ông
Trong đời một người
đàn ông
Đền thiêng đầu tiên bị huỷ diệt và đền thiêng thứ nhì bị huỷ diệt
Và anh ta phải bám riết lấy cuộc đời của anh ta.
Không như những kẻ bỏ chạy lưu vong
Và trở thành những khúc ruột hàng vạn dặm
Không như Chúa, như Phật
Bò lên lên những tầng trời cao hơn.
Trong đời một người
đàn ông
anh ta làm sống lại
những người chết
Ở trong một giấc mộng
Và trong giấc mộng
thứ nhì
Anh ta chôn họ.
[Note: To LCD. NQT]
*
I returned to my
city,
familiar to tears,
to
my childhood's tonsils and
varicose
veins.
You
have returned here-then
swallow
the Leningrad
streetlamps' cod-liver oil.
Recognize now the day of
December fog
when ominous street-tar is
mixed with the yolk of egg.
Petersburg,
I
do not want to die yet
I have your telephone numbers
in my head.
Petersburg,
I still have
addresses at which I will find the
voice of the dead.
I
live on a black stair, and
into my temple
strikes
the doorbell, torn
out with flesh.
And
all night long I await
the dear guests,
and
I jangle my fetters, the
chains on the door.
[Osip
Mandelstam, Selected
Poems, translated by David McDuff. Cambridge:
River Press, 1973, p.111]
This
was the world that Dostoevsky
had dimly foreseen: the somber, sooty, slimy, foggy city and the dark, claustrophobia-inducing
staircases and landings of its tenements are at the
same time tangible realities and symbols of the savagery of a system in
which
all is permitted. Dostoevsky's characters had speculated on the
grotesque
consequences of such a doctrine: Akhmatova and Mandelstam illustrated
them in
their poetry when outspokenness was punishable by death. "We live
without
feeling the country beneath us, / our speech at ten paces inaudible":
the
poem about Stalin that began with those lines sealed Mandelstam's fate.
He
would die in a camp. Akhmatova's caustic irony rings as a
counter-refrain throughout the
Stalin years. Mandelstam's wife, Nadezhda. recalls her fury
whenever she heard someone speculating about why an individual had been
arrested: "What do you mean, what for? It's time you understood that
people are arrested for nothing at all.”
The
work of these two poets
is a powerful demonstration that sanity, moral integrity, and even hope
can
survive in an absurd world. Mandelstarn expressed his faith
that "the
word" -poetry-would not perish: "For that blessed
senseless word/I shall pray in the Soviet night." Requiem ends with the hope
that, if a monument is raised to the
poet, it will be before the prison walls:
...
where I endured three
hundred hours
in
line before the implacable
iron bars ....
And
from my motionless bronze-lidded
sockets
may
the melting snow, like
teardrops, slowly trickle,
and
a prison dove coo somewhere,
over and over,
as
the ships sail softly down
the flowing Neva.
One
of the paradoxes of Petersburg
is that the
"deepest hell of senseless and abnormal life" (as one of Dostoevsky's
characters describes the city) could produce such luminous
personalities.
The
New
York Review Feb 20 1997
*
Bức
hình, sân chúng cư mà căn phòng của Dos ở gần ngay đâu đó,
những dòng thơ của Mandelstam và Akhmatova, là trong bài viết "Nơi
người chết mỉm cười" của Aileen Kelly, điểm cuốn St. Petersburg: A
Cultural History [Thành phố St. Petersbug, một lịch sử văn hóa]
của
Solomon Volkov, trên số NYRB, 20 tháng Hai, 1997, thời gian Gấu vừa mới
tới xứ lạnh được ba niên, viết Tạp Ghi cho tờ Văn Học của NMG, thấy
bài hay quá, và nhớ Sài Gòn quá, bèn bằng thứ tiếng Anh ăn
đong, đi một đường Nơi ngưòi chết
mỉm cười.
Nơi, ở đây, là Sài Gòn.
*
Trong
khi dọn nhà, lại vớ lại số báo tính quăng đi, bèn tái đi một đường tạp
ghi, nhân cái cú LCD vừa xẩy ra:
One of the paradoxes of Petersburg is that the
"deepest hell of senseless and abnormal life" (as one of Dostoevsky's
characters describes the city) could produce such luminous
personalities.
Liệu Víp Va Ka, có đọc... Dos, và nhân đó, tưởng tượng:
Nhìn vầng trán các cháu ngoan Bác
Hồ của thành phố mang tên Bác, mà thấy cả tương lai một đất nước?
Bởi vì quả là, từ cái "địa ngục sâu thẳm của một cuộc đời vô ý nghĩa,
quái quỉ chẳng giống ai, đang bị bệnh thời khí ruồi hóa đó", vẫn có
thể sản xuất ra những nhân cách cực bảnh, sáng ngời như thế đấy!
The
work of these two poets
is a powerful demonstration that sanity, moral integrity, and even hope
can
survive in an absurd world.
Những bài viết của LCD, ở một tầm mức nào đó, xứng
đáng nhận những lời khen tặng trên: Lành mạnh, vẹn toàn đạo đức, và
ngay cả hy vọng có thể sống sót một thế giới phi lý. NQT
*
Tôi trở lại
thành phố của
tôi, thân quen với những dòng lệ,
với cơn đau thịt thừa
trong cổ họng thuở ấu
thơ,
và
chứng chướng tĩnh mạch
Bạn
đã trở về đây - vậy
thì hãy nuốt
dầu
đèn phố
Leningrad
Hãy
nhận ra bây giờ ngày
tháng Chạp mù sương...
Petersburg,
tôi chưa muốn
chết
Tôi
có số điện
thoại của bạn ở trong đầu Petersburg,
tôi
vẫn có những địa chỉ,
tại đó, tôi sẽ
tìm ra tiếng nói của những người đã chết...
(Osip
Mandelstam,
Leningrad)
Và
Kinh Cầu của Akhmatova tận cùng
bằng những dòng:
..nơi
tôi kéo lê 300 giờ đồng hồ sắp hàng trước song sắt.
Và
từ trong hốc mắt bất động của tôi,
có
thể tuyết đông, như
những giọt lệ,
từ
từ
nhỏ xuống,
một
con chim bồ câu nhà
tù gù gù đâu đó, gù gù, gù gù
trong
khi những con tầu
từ từ xuôi dòng Neva.
Như
một người ghi lại Cuộc Khủng Bố, sự quan trọng của Akhmatova không phải
chỉ vì
bà đã có khả năng tạo nên lòng xót thương đối với những nạn nhân,
nhưng, bằng
sức mạnh mang chất Dostoevsky, bà đã sử dụng thực tại cụ thể của thành
phố để
chuyên chở sự tầm phào của cái ác (the banality of evil), một điều mà
những bạn
đường của bà cố gắng chứng thực, nhân danh những thành quả lịch sử lớn
lao.
Trong một thành phố, nơi người chết mỉm cười, sung sướng vì sau cùng đã
được
bình an, nơi người sống "hơi thở thua người chết, hình hài thân xác
thua
đám sương mù trên thành phố...."
Hôm nay xét xử ông Lê Công
Định tội 'lật đổ chính quyền'
Note:
Biết là tội phịa, cho
nên Vn-Express phải để trong ngoặc!
Giá mà thêm cụm từ 'cái gọi là', thì lại càng tuyệt!
Hôm nay xử tội ‘vấp ngã’, hay, ‘cái gọi là lật đổ chính quyền’….
Lạ, là đám hải ngoại râu ria nhà nước như ‘diễn đàn phò giặc’, ‘vẹt xì
tốp đi
thôi’… đều vờ!
Ông Lê Công Định nhận 5 năm
tù
Đánh giá cao
thái độ thành khẩn, ăn năn của ông Lê
Công Định cùng việc có nhân thân tốt, phạm tội do bị lôi kéo... HĐXX đã
tuyên
phạt cựu luật sư mức án thấp hơn rất nhiều so với khung hình phạt.
Note:
Sến cô nương cho biết, talawas
bị tin tặc là vì vụ LCD.
Nếu vậy, giờ, có thể tái xuất giang hồ được rồi!
Thảo nào, tiên liệu, cuối tháng này mới chường mặt!
NQT
Ân xá Quốc
tế kêu
gọi hành động khẩn
Trường hợp Lê
Công Định
Lẽ dĩ
nhiên LCD không phải là "VC của
VC" như Bukharin. Màn trình diễn của ông, là do VC hăm dọa làm nhục gia
đình vợ con ông, chắc chắn như vậy.
"Thử nghiệm tối hậu đạo đức của con người" mà Todorov nói tới, là theo
nghĩa này.
Sở dĩ Camus bây giờ lại nổi như cồn, là cũng theo nghĩa đó: ông đặt vấn
đề "đạo
đức của những giới hạn"; quá giới hạn đó, thì là Quỉ, không còn là
Người.
Đám HPNT sở dĩ dám thách đố
Mỹ Ngụy, là vì chúng dư sức biết, Mỹ Ngụy không dám vượt thử nghiệm tối
hậu!
Chuồng Cọp làm sao so với vài thằng CA, cởi trần trùng trục, chờ đến
lượt làm nhục gia đình thân nhân bà con của những con người lỡ "vấp
ngã"
vào tay chúng!
*
Gia
đình Nguyễn Tiến Trung
lên tiếng
Trà Mi
20/01/2010
Bảy năm
tù dành cho thạc sĩ
công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung, 5 năm tù đối với luật sư nhân
quyền Lê
Công Định và ông Lê Thăng Long, và 16 năm tù cho doanh nhân Trần Huỳnh
Duy Thức
về tội “hoạt động lật đổ chính quyền”, nâng lên từ tội danh nhẹ hơn lúc
bị bắt
là “tuyên truyền chống nhà nước”, sau khi những người này có các hoạt
động và
bài viết kêu gọi dân chủ-đa đảng tại Việt Nam. Đó là các bản án do Toà
án Nhân
dân TP.HCM phán quyết hôm 20/1/2010 sau phiên xử kéo dài từ sáng sớm
đến gần 7
giờ tối.
Nguyễn Tiến Trung sinh năm
1983 được nhiều người biết đến qua lá thư ngỏ gửi Bộ trưởng Giáo dục
Đào tạo,
các hoạt động của Tập hợp Thanh niên Dân chủ do anh khởi xướng trong
thời gian
du học tại Pháp, và các cuộc vận động chính giới quốc tế kêu gọi dân
chủ cho
Việt Nam trong đó có cuộc gặp với cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush và
Thủ tướng
Canada Stephen Harper.
Thân nhân của nhà dân chủ trẻ
Tiến Trung nói gì về bản án vừa tuyên? Trong cuộc trao đổi với Trà Mi
ngay sau
phiên xử, ông Nguyễn Tự Tu, thân phụ của anh Trung trực tiếp quan sát
phiên
toà, cho biết:
“Chúng tôi phải ngồi bên
ngoài giống như các phóng viên khác, nhưng các phóng viên nước ngoài
thì ngồi
phòng khác, còn chúng tôi phải ngồi phòng khác. Còn trong phòng xử án
thì họ
lại đưa những người trong Chi bộ Đảng vào, có 6 người trong xóm tôi có
mặt. Họ
cho xe đến để chở đi, đưa về, nghe nói mỗi người được trả 50 ngàn. Còn
gia đình
thì lại không cho vào. Tôi với Ngọc Khánh, vợ của luật sư Định, phản
đối nhưng
họ bảo họ là cấp dưới chỉ chấp hành lệnh của cấp trên thôi.”
Trà Mi: Ngay trong phòng xử,
lượng ngừơi tham gia có đông không thưa ông?
Ông Nguyễn Tự Tu: Cũng vài
chục người, ngay trong xóm tôi có 6 người.
Trà Mi: Theo dõi bên phòng kế
bên qua màn hình, ông có đựơc nghe rõ, thấy rõ những diễn tiến xảy ra
bên trong
phiên toà không?
Ông Nguyễn Tự Tu: Nhìn chung
là khi người nào phản ứng cái gì thì họ đều làm cho băng rè đi, bên
ngoài không
nghe được gì cả. Chủ yếu là hai anh Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng
Long phản
đối. Anh Thức bác bỏ hoàn toàn Hội đồng xét xử kiểu này vì nó không
công bằng.
Anh ấy nói là anh bị truy bức, bị nhục hình. Anh Thăng Long thì bảo là
các cáo
buộc trong cáo trạng là không có cơ sở. Tất cả những lời nói của các
anh thì
đều bị họ phá cho rè, bên ngoài không nghe đựơc, chỉ loáng thoáng thôi.
Trà Mi: Còn phần tranh luận
của luật sư tại toà thì như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tự Tu: Trừ luật sư
tranh luận cho Trần Huỳnh Duy Thức thì họ phá sóng, họ làm rè rè, không
nghe
được. Cái micro của anh chết luôn, không phát thanh ra được.
Trà Mi: Báo chí Việt Nam
loan tin Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định
có nhận tội rằng vi phạm pháp luật Việt Nam?
Ông Nguyễn Tự Tu: Cái đó
đúng. Chỉ có Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung là công nhận. Trước đó
lúc gia
đình gặp thì Trung có nói rằng việc đó là có nguyên do của nó.
Trà Mi: Trước đó gia đình
đựơc gặp Tiến Trung vào lúc nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tự Tu: Được gặp
trong trại giam hôm 8/1. Trung nói rằng Trung làm gì cũng có nguyên
nhân cả.
Thật ra Nguyễn Tiến Trung nhận là vi phạm pháp luật của nước cộng hoà
xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
chứ không phải nhận tội. Thật ra không phải nhận tội mà cái pháp luật
nó như
vậy thì có vi phạm. Như anh Lê Công Định nói rằng pháp luật như vậy thì
bất cứ
ai mà đồng ý với đa nguyên đa đảng thì đều bị phải tội cả. Anh công
nhận như
vậy.
Trà Mi: Tại phiên xử, báo chí
Việt Nam
nói rằng Tiến Trung có thừa nhận là do “nóng vội nên dẫn đến sai lầm”?
Ông Nguyễn Tự Tu: Có, có đấy.
Tôi nghĩ sau chuyện này có cái gì khác nữa thì mình không biết được.
Trà Mi: Biện luận do luật sư
của Tiến Trung đưa ra được toà tiếp nhận như thế nào?
Ông Nguyễn Tự Tu: Toà cũng
tiếp nhận một cách hình thức thế thôi, chứ tôi thấy không có thay đổi
gì. Ví dụ
như Viện kiểm sát đề xuất mức án 7-8 năm tù, thì cuối cùng cũng 7 năm
tù, coi
như không giảm đựơc cái gì.
Trà Mi: Quan sát diễn tiến
phiên xử hôm nay, theo ông, có gì đáng chú ý?
Ông Nguyễn Tự Tu: Đáng chú ý
là tôi thấy cứ mỗi lần người nào nói gì không vừa ý thì đều bị làm rè,
không
nghe được. Chủ toạ cứ ngắt lời. Hai bị cáo Thức và Long, họ không cho
nói,
nhiều khi họ không cho nói, kể cả luật sư của bị cáo Thức. Họ cắt, yêu
cầu
không được nói nữa. Thậm chí cuối cùng chủ toạ yêu cầu không được nói
nữa, phải
quay vào. Điều đó rất rõ ràng. Trường hợp của Lê Thăng Long, tôi thấy
họ không
tìm đựơc điều nào để khép vào tội cả. Trần Huỳnh Duy Thức cũng thế. Duy
Thức bị
Viện kiểm sát đề nghị mức án 12-13 năm tù, nhưng do Thức bác bỏ những
cáo
trạng, những lời buộc tội, cho nên họ nghị án là 16 năm tù, một mức án
vô cùng
nặng nề.
Trà Mi: Riêng trường hợp của
Tiến Trung, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cho rằng những hành
vi của
Trung là không có tội, trong khi chính bản thân Trung lại thừa nhận
việc mình
làm là sai trái. Là thân phụ của Trung, quan điểm của ông thế nào?
Ông Nguyễn Tự Tu: Con tôi vô
tội, nếu căn cứ vào Hiến pháp, con tôi vô tội. Nhưng họ cố tình cho là
nếu có
thành lập tổ chức, tức là vi phạm vào quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng
cộng
sản Việt Nam
thì là có tội. Tất nhiên chúng tôi rất xót xa vì con tôi là một người
yêu nước
thương dân, rất khát khao sự phát triển của đất nước mới đứng ra để đấu
tranh,
mà hợp tác với Đảng Cộng sản chứ không có lật đổ. Tuyệt đối không có
chuyện lật
đổ. Lật đổ hay không là nhân dân lật đổ chứ mấy ông này không thể nói
cái miệng
mà lật đổ được chế độ. Trung đấu tranh ôn hoà bất bạo động, rất khiêm
nhường,
thế nhưng họ khép vào tội đó thì rất là xót xa.
Trà Mi: Gia đình có dự tính
như thế nào trong thời gian sắp tới thưa ông?
Ông Nguyễn Tự Tu: Gia đình
rất tôn trọng Trung, không biết Trung có kháng án hay không. Thật sự
bản tính
của Trung là người rất thương dân và rất trong sáng. Còn tại sao Trung
lại nhận
tội thì ta nhìn vào cái toà án, ta thấy rồi. Như anh Trần Huỳnh Duy
Thức đấy,
anh ấy phản đối thì hậu quả ngay lập tức. Viện kiểm sát đề xuất 12-13
năm mà
giờ thành 16 năm, rất kinh khủng. Người ta cố ghép cho tội thành lập tổ
chức.
Nhưng anh ấy chẳng có tổ chức nào, chỉ là nhóm nghiên cứu Chấn thôi,
chả có tổ
chức, tôn chỉ, mục đích, hay cương lĩnh hành động, điều lệ nào cả mà
lại bị
nặng nề như vậy. Thế nên tôi thấy Trung và Định ứng xử thế là đúng
thôi. Trong
thể chế như vậy, mình không thể khác đựơc, không thể cựa quậy được.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn
thời gian ông Tu đã dành cho cuộc trao đổi này.
Ông Nguyễn Tự Tu: Vâng, chào
cô.
VOA
*
Hết phim
Bộ phim về Lê Công Định và
Nguyễn Tiến Trung đến đây là hết. Hẳn là có những khán giả thất vọng. Không có cảnh phản cung ngoạn mục, không có
cảnh tranh luận đanh thép, chỉ có màn cúi đầu nhận tội, như BBC tiếng
Việt có
bài tổng hợp lại phiên tòa xét xử từ các báo ngoại quốc. Nguyễn Tiến
Trung thú
nhận: "Hành động của tôi vi phạm pháp luật Việt Nam.
Tôi nông nổi và phạm sai lầm".
Lê Công Định cũng thú nhận tương tự: "Những gì tôi làm đã vi phạm pháp
luật". Ngoài trừ mỗi Lê Thăng Long, cả ba người Định, Trung, Thức đều
xác
nhận những gì họ khai được truyền đi trên TV hồi tháng 6. Điều mỉa mai
trớ trêu
là chưa bao giờ có video clip về Lê Thăng Long được truyền đi, thành ra
lời phủ
nhận này vô tác dụng. Ôi, những người đã cố hy vọng dù chỉ một chút nhỏ
nhoi về
Nguyễn Tiến Trung, về Lê Công Định giờ này ra sao nhỉ? Sao không phải
vụt tắt
nữa, mà thật ra là chẳng có sao nào, chỉ có những ảo ảnh tưởng là sao
thôi.
Kundera từng viết về những kẻ
thay đổi quan điểm nhân danh sự phù hợp với tinh thần thời đại. Họ thay
đổi
quan điểm không phải do nhu cầu nội tại, không có "tính thơ". Sự thay
đổi đấy chỉ vì mong muốn mình giống như một đám đông nào đó. Một hiệu
ứng đám
đông. Sự thay đổi tưởng chừng như rất phù hợp với thời đại đấy lại
chính là sự
từ bỏ cá tính của chính mình, xóa bỏ sự tồn tại của một nhân cách.
Không có cá
tính, không có nhân cách thì đào đâu ra bản lĩnh với cả khí phách? Một
kết cục
dường như có thể thấy được trước. Chỉ có những con người thay đổi quan
điểm vì
nhu cầu nội tại, sự thay đổi đầy "tính thơ", anh ta thay đổi như một
sự bùng cháy và cả thế giới này chạy ùa đến đầy kinh ngạc và hân hoan.
Đấy mới
là sự thay đổi khí phách, bản lĩnh và cá tính. Thời hiện đại buộc chúng
ta phải
chứng kiến vô số kẻ thay đổi quan điểm nhân danh sự phù hợp với tinh
thần thời
đại. Và vô số người đã nhầm lẫn những thay đổi quan điểm đó. Cả người
chứng
kiến lẫn kẻ thay đổi quan điểm.
Cuối cùng, không thể không
khen ngợi cơ quan an ninh Việt Nam.
Vụ việc này làm rất xuất sắc.
Đông A
|
|