|
Last Page
Happy Mother's Day to Mom
Xì Lô & Brothers &
Sister
2014
NYRB
12 May 2016
Chiêm ngưỡng nội:
Chân Dung Rilke đang nằm ngủ do người yêu của
ông vẽ.
En
attendant SN
Lolita
vs BHD
We never grow up - only older,
then old-
Chúng ta chẳng bao giờ trưởng thành,
nhưng cứ thêm tuổi mãi ra, già mãi
ra, rồi già.
In one of Nabokov's works -
this is another of my lost trouvailles - a character tells of someone losing
something, a ring, I think it was, in a rock pool somewhere on the Riviera
and returning a year later to the day and finding it again in exactly the
spot where it was lost, but that kind of thing only happens in the Russian
enchanter's magical version of our sullenly acquisitive world.
Trong 1 trong những tác
phẩm của Nabokov - thì cũng lại là 1 trong những
mất đi tìm lại được của tớ - một nhân vật kể về
1 tay nào đó, đánh mất một cái gì
đó - một cái nhẫn. Hình như tại một cái
ao, bên dưới 1 hòn đá, ở một nơi nào
đó, ở Riviera, và một năm sau trở lại, vào
ngày đó, và kiếm lại được cái nhẫn đúng
tại nơi đã mất, nhưng cái thứ này chỉ xẩy ra
trong 1 ấn bản thần tiên của một tay phù thuỷ Nga....
Ui chao, đúng là
cái tình cảnh của GCC:
Như người xưa đánh rớt cây gươm
xuống lòng sông, bèn ghi dấu nơi mạn thuyền,
chàng trở lại chốn xưa, tìm vết giầy trên
lớp bụi thời gian, và tiếng cười của nàng vẫn còn
văng vẳng đâu đây!
Ôi chao, giờ đọc lại vưỡn còn
bùi ngùi!
Nhưng tại làm sao mà em ngộ
ra rằng thì là, GCC chẳng bao giờ trưởng thành,
cứ yêu mãi 1 đứa con nít... là nàng,
từ đời thuở nào?
Hà, hà!
Cái đứa con nít
đó, là tuổi thơ của GCC, và của BHD ở cái
xứ Bắc Kít tít mù, mà Gấu cố giữ cho
cả hai.
Về già thì Gấu hiểu ra sự thực đơn giản đó.
Dans
toute l’oeuvre de Nathalie Sarraute résonne sa jeunesse
russe qui lui fut volée
Câu trên áp dụng cho
Gấu & BHD cũng đặng.
Đây là
bức ảnh nổi tiếng của Tolstaya chụp người lính Xô-viết giương
cao lá cờ đỏ trên đỉnh Reichstag: Một sĩ quan giữ chân
người lính, cho anh ta khỏi ngã.
Hai tay viên sĩ quan đeo 2 cái đồng hồ. Sau khi rửa ảnh,
phát hiện ra.Lại phải sửa.
Mà sao lại phải sửa nhỉ ?
Nguồn ảnh : Quoc Tru Nguyen
Note: Tolstaya là
tác giả bài viết về tay nhiếp ảnh viên Khaldei
Những người muôn năm cũ...
Trong một truyện ngắn của Tâm Thanh, trên tạp chí Văn
Học (Hoa-kỳ), nhân vật chính, một nhiếp ảnh viên chuyên
chụp hình lãnh tụ: cuối cùng anh thợ chụp phát
điên. Tác giả Đêm giữa ban ngày, (Vũ Thư Hiên),
hình như cũng đã gặp cùng nỗi khổ tâm, khi ngưng
camera chụp cảnh ông Hồ ôm dép qua chỗ lội. Kundera kể
chuyện, chủ tịch nước đứng trên bao lơn phủ dụ nhân dân.
Trời lành lạnh, ông quên đem khăn, ông số hai bèn
lấy khăn của mình choàng lên mình lãnh
tụ; khi ông bị thủ tiêu, người ta bôi bỏ hình ông
đứng kế bên chủ tịch nước, nhưng cái khăn thì vẫn còn
đó! Tưởng chuyện đùa, nhưng cuộc truy tìm những nhân
vật mất tích sau khi hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, không
ngờ là một đề tài cho nhiều tác giả. Sau đây
là tóm lược bài viết của Tatyana Tolstaya, đăng trên
The New York Review of Books, số tháng Giêng, 1998, về hai
cuốn Chính Uỷ Biến Mất: Ngụy Tạo Hình Ảnh và Nghệ Thuật
ở Nga thời kỳ Stalin (David King, 192 trang, nhà xb Metropolitan
Books, 1997), và Nhìn Tận Mắt Lịch sử: Những Bức Hình
của Yevgeny Khaldei (96 trang, nhà xb Aperture, 1997).
Trẻ con, lúc này lúc nọ, thường tự dưng nổi hứng
thêm một bộ ria, hay cặp kính, vào một tấm hình
cô/cậu vớ được. Cuốn lịch sử đời tôi (Tolstaya) trông
cứ như một ngày hội hóa trang! Rồi năm tháng trôi
đi, cô/cậu lớn dần, bỗng một ngày, tỏ ra nghi ngờ, hoặc giật
mình về mối liên hệ giữa ta bây giờ, và ta trong
hình: Lạ nhỉ, không lẽ mình hồi đó lại mập đến
thế? Thôi, tốt nhất là giấu biến tấm hình này
đi! Con bạn đứng kế mình là con nào? Phải rồi, hai
đứa hồi đó cùng quen anh A. Hình này mà
đến tay ông xã, cộng thêm chút mắm muối của một
đệ tam nhân nào đó, là phiền lắm, tốt nhất cắt
phăng nó đi!
Tất cả chuyện đời thường. Chúng ta là ai, nói cho
cùng? Con người thôi. Nhưng chuyện gì xẩy ra, nếu một
thường nhân chúng ta, một bữa trở thành bạo chúa?
Bộ album của David King mở ra bằng bức hình mầu Stalin, thời còn
Lênin; do Andreyev chụp vào năm 1922. Nhà nghệ sĩ nhân
dân hình như đang phải đánh vật với những đường viền:
một phần trán sao âm u như chết rồi, mấy sợi tóc sao
dính bết vào nhau như vậy, cái đầu sao không cân
xứng chút nào! Nhưng làn da, những vết nhăn, bộ râu
Caucasus nặng chình chịch như vậy đạt lắm, sếp lớn không nghĩ
là mình nịnh bợ đâu, chỉ là vấn đề lịch sự, nhã
nhặn của bầy tôi đối với chúa thôi! Còn Stalin
ở đây coi bộ già hơn tuổi 42. Người chưa nắm quyền, nhưng bạn
có thể nhận ra, đằng sau cặp mắt đó, cái miệng kia là
những tham vọng ngấm ngầm, và sự thận trọng. Không biết nhà
độc tài có thích tấm hình không nhỉ? Nhìn
hình, như nghe văng vẳng lời bình phẩm của Lênin: Gớm,
tay Georgian kỳ tài này!
Nhưng sao có những khoảng trống kỳ kỳ. Toàn bộ sưu tập,
ngay từ trang đầu, như đang trao đổi một mẩu chuyện khôi hài
đen với người coi: xuyên qua thời kỳ Xô-viết, đặc biệt dưới thời
Stalin, lịch sử nhập thân vào những bức hình, đã
được tẩy xóa, vặn vẹo, đánh bóng, làm sạch, chỉnh
huấn, cho đi cải tạo... đến nỗi không sao nhận ra được nữa. Bộ sưu
tập cho thấy từng người một, đã biến mất như thế nào, theo
nhu cầu chính trị, để lại một cái hố, một khoảng trống, giữa
những đồng chí của họ; làm phiền biết mấy cho những nghệ nhân,
chỗ này phải dậm thêm một chút mây, chút
khói, chỗ kia cài vào một chậu bông. Đôi
khi, kẻ biến mất như cố tình bám chặt lấy người bạn đồng chí
đứng kế, không muốn nhạt nhòa vào hư không, và
một cái nhìn chăm chú, cộng thêm cặp kiếng ngoại,
vậy là bạn nhận ra chỗ này là vai của kẻ đã
ra đi, chỗ kia là chân trái, cái tay chắc là
quàng phía sau người đồng chí có thể là
nguyên nhân đầu tiên của tai họa... Đâu có
cần nhắc nhở bạn, những con người bị xé ra khỏi những bức hình
như thế đã bị ném vào Gulag, biến thành bụi
trại (camp dust). Cũng đâu cần, vợ chồng con cái, cha mẹ anh
em họ hàng của họ, cũng đã biến thành bụi...
Nhìn bộ sưu tập chúng ta nhận ra một sự thực: Trotsky chưa
từng hiện hữu, cùng với ông là một danh sách
dài: Zinoviev, Kamenev, Radek, Bukharin, Belinski... Đấy là
người. Con ó hai đầu ở tiền đình Nhà Hát Lớn,
Bolshoi Theater cũng biến mất. Hai năm cuối đời của một Lênin ngắc
ngoải, liệt bại, với nụ cười ngây ngô, khờ khạo cũng biến mất,
thay vào đó là một Lênin mạnh khỏe cho tới hơi
thở cuối cùng, với Stalin luôn luôn ở kế bên, trên
con đường tiến tới xã hội chủ nghĩa, trong những chuyến đi, vào
những thời điểm quyết định quan trọng. Như một cậu học trò ngỡ ngàng,
hay một bậc cha chú đáng yêu, ông lắng nghe những
lời vàng ngọc của Stalin, với một sự quan tâm và ngưỡng
mộ, lúc nào cũng như đang uống từng hớp thiên tài
người Georgia. Có những bức hình cho thấy một Stalin không
hề già đi, ngày một thêm khôn ngoan ra. Cũng cần
có một tí chút mệt mỏi nữa chứ: Người vừa bẽ gẫy sống
lưng Phát-xít, tóm gọn một nửa Âu-châu,
chỉ với hai bàn tay. Nụ cười của Người, trong lễ sinh nhật lần thứ
70 sao rạng rỡ, sao bất tử, sao nhập thế, như của Phật!
Rồi hàng triệu triệu con người biến mất, như chưa từng hiện hữu.
T. Tolstaya tự hỏi, tại sao không xây dựng một viện bảo tàng,
trưng bầy đầu lâu, mà phải làm như triệu triệu kẻ thù
chưa từng hiện hữu? Và bà tự trả lời, ngoài những lý
do hiển nhiên, còn những nguyên nhân kỳ bí,
ngoại lý; chúng làm vẩn đục tâm hồn vốn đã
u tối của vị bạo chúa. Có một lề luật cổ xưa về huyền thuật:
kêu tên quỉ, quỉ tới liền! Tín đồ nói đến quỉ
ma một cách gián tiếp, tránh gọi thẳng tên. Đó
cũng là lý do tượng Chúa, nhà thờ tất cả đều
bị triệt hạ, huỷ diệt. Như đã chưa từng hiện hữu. Như sẽ chẳng bao
giờ hiện hữu.
Tận Mắt Nhìn Lịch Sử như muốn trả lời câu hỏi: Nghệ thuật
nhiếp ảnh là gì, hay rõ hơn, đâu là độ nói
dối được cho phép, đối với một nhiếp ảnh viên, khi thực tại,
và nghệ thuật gặp nhau ở ống kính?
Cuộc đời Khaldei thật là bi thảm, và khác thường.
Là con, trong một gia đình Do-thái nghèo tại Ukraine.
Mẹ chết trong vụ thanh trừng vào năm 1918, viên đạn xuyên
qua thân thể bà nằm luôn trong đứa con trai mới gần năm.
Cả gia đình, hai thập niên sau đó bị lính Đức
giết hết, còn trơ mình ông. Học tới lớp tư phải bỏ, lo
kiếm sống. Thiên tài bẩm sinh, máy hình đầu tiên
là do ông tự làm lấy, và vào nghề thợ chụp
ngay từ khi còn nhỏ. Vác máy hình, đi trọn cuộc
chiến, làm cho thông tấn TASS và nhật báo Pravda.
Bức hình chụp tấm băng đỏ gói trọn vẻ ngạo nghễ của Tòa
Nhà Quốc Hội Đức, Reichstag, là của ông. Tuy trọn đời
hiến dâng cho nghệ thuật Xô-viết, nhưng ông mất việc hai
lần. Ông mất tháng Mười 1997, sau khi bộ sưu tập của ông
được in ra. Có một số hình trong đó chưa hề được biết
đến, và chúng cho thấy một điều là những cái
trước, và sau cuộc chiến như thuộc hai con người khác nhau.
Những tấm sau là những thí dụ tồi tệ nhất, về Hiện Thực Xã
Hội Chủ Nghĩa. Nhưng không phải những tấm trước đó không
có điều khác thường. Tolstaya cho biết về bức hình nổi
tiếng nhất của ông, trang 60-61, chụp người lính Xô-viết
giương cao tấm băng đỏ trên đỉnh Reichstag: một người sĩ quan phải
giữ chân người lính, cho anh ta khỏi té. Tay viên
sĩ quan đeo đồng hồ. Sau khi rửa hình, người ta nhận ra viên
sĩ quan không phải chỉ đeo có một, mà tới hai cái
đồng hồ lận! Lại phải cạo sửa lịch sử! Còn tấm băng đỏ, ở đâu
mà có sẵn, nhanh như vậy? Hóa ra là, nhiếp ảnh
viên Khaldei, vốn đã sửa soạn sẵn cho tấm hình nổi danh
của đời mình, ngay từ Moscow, và đã cẩn thận mang theo,
không phải một mà tới ba tấm băng đỏ! Người viết nghe nói
bức hình lịch sử chụp cảnh xe tăng CS san bằng cổng dinh Độc Lập
cũng đã phải chụp tới hai lần. Ủi sập rồi, lại phải ra lệnh dựng
lên, chụp lại. Nguồn tin rất đáng tin, nhưng vì không
tận mắt chứng kiến (lịch sử), cho nên đành ngưng tại đây.
NQT
Chú thích
Người viết sau đó được biết, Bùi Tín đã xác
nhận chuyện này. Ông cho biết thêm, cả tấm hình
lịch sử cờ CS phấp phới trên đỉnh Điện Biên Phủ, cũng được "làm
lại".)
“Người trí
thức hoạt động văn hoá cần tự do như khí trời
để thở”.
Nếu bỏ cụm "trí
thức hoạt động văn hóa" đi, thì hay hơn.
Kẻ hậu sinh như tôi, mỗi lần muốn
đặt bút viết về những bậc trí thức, sĩ phu
thật luôn có cảm giác ngại ngần. Phần vì
canh cánh nguồn cứ liệu của mình còn hạn
chế, phần thiếu tự tin trước những bậc tinh hoa ấy...
Trong
tuyển tập có một truyện ngắn đã theo tôi
từ ngày học trung học. "Con thằn lằn chọn nghiệp", của
Hồ Hữu Tường. Thời gian đó, tôi đã phải vô
Thư viện Quốc gia ở đường Gia Long, để nắn nót chép từng
chữ truyện ngắn trên, bên cạnh những dòng chữ Tây,
chép từ cuốn "Biện chứng pháp" của Trần Đức Thảo.
Đám chúng tôi vẫn thường tâm sự, hạnh
phúc nhất, mà cũng bất hạnh nhất của những người 20 tuổi
vào những năm 60, đó là chúng tôi có
quá nhiều ông thầy, quá nhiều triết thuyết, chủ
nghĩa, nào hư vô, hiện sinh, hiện tượng luận, cơ cấu luận...
Những đàn anh chúng tôi, dù sao cũng chỉ chịu
khổ với một chủ nghĩa Cộng Sản.
Note: Đọc bài viết
vinh danh TDT của "tay này", nhảm, bá láp.
Cuộc cãi lộn giữa Sartre và
TDT đâu có biết ai thắng ai bại, vì tòa
chưa xử thì TDT đã bỏ về hầu Bác Hát
rồi.
Câu phán của Sartre khi từ chối
Nobel (1) cũng dịch sai, hoặc mù tịt, như mù
tịt luôn, về triết học, hiện sinh, hiện tượng luận, duy
vật biện chứng.
Ui chao lại nhớ cái thời mới nhớn
của Gấu Cà Chớn, những ngày chép tiếng
Tây, cuốn của TDT, tại thư viện Gia Long.
Sao mà sung sướng đến như thế!
(1)
http://www.nybooks.com/articles/1964/12/17/sartre-on-the-nobel-prize/
The writer must therefore refuse
to let himself be transformed into an institution, even if this
occurs under the most honorable circumstances, as in the present
case.
Nhà văn từ chối để mình biến thành
1 định chế, ngay cả nếu nó xẩy ra trong hoàn cảnh
bảnh tỏng nhất, như trong trường hợp này.
Trong Nhận Định, Situations, Sartre có
nhắc tới Trần Đức Thảo, mà ông gọi là “Tao”
[Thao], Gấu đọc lâu quá rồi, không nhớ, hình
như liên quan tới hiện tượng luận, là thứ Sartre không
rành, có thể, vì, như trong lời ai điếu bạn
mình, là Merleau-Ponty, ông có viết,
trong khi chúng tôi còn quanh quẩn ở hiện sinh,
thì bạn tôi đã bước qua hiện tượng luận rồi. Đại
khái như thế.
Về hai mùa
xuân lớn và về anh/chị em nhà Skvorecky
1
Khi, vào
tháng Chín 1968, bị chấn thương nặng nề
do cú Liên Xô xâm lăng Tchécoslovaquie,
tôi tới Paris dư...
See More
Chưa từng công
bố : Nhà Trắng trước ngày Sài Gòn thất thủ
20h11
ngày 29/4/1975: Một vài phút sau, Ford quay trở
lại dùng bữa tối với vua Hussein. Bây giờ là thời
gian cho bánh mì nướng. Tổng thống nâng ly và
nói chuyện về những mối quan hệ gần gũi và quan trọng với
Quốc Vương Jordan. Họ cụng ly, uống một ngụm, tất cả mọi người hoan nghênh.
Chữ "Việt Nam" không bao giờ được đề cập đến nữa.
Hậu quả của việc Mẽo bỏ chạy
Giáo sư Robert F. Turner
Trung tâm
an ninh Luật Pháp Quốc Gia
Đại Học Luật Khoa
Virginia & Học Viện Hải Quân.
Tôi là một sinh viên trong số tương đối ít
ỏi đã thực tin rằng việc chống Cộng sản xâm lược của Hoa kỳ
ở Việt Nam, Lào, Cambodia là đúng.
Cái chuyện Mẽo can thiệp vào Đông Dương, thì
cũng đúng như Mẽo can thiệp vào, thí dụ, Iraq, sau đó,
và đây là đề tài của cuốn tiểu thuyết “Người
Mỹ Trầm Lặng”; trong những bài điểm, Tin Văn đã giới thiệu
hai bài cực kỳ bảnh tỏng, không chỉ vì, cái nhìn
của người điểm sách, đúng, mà còn vì,
cái đúng được nhân lên mãi, về lòng
tốt của Mẽo, và tai ương thảm họa do nó gây nên.
Cuộc chiến Mít, là cuộc đấu sinh tử của
Cái Ác Bắc Kít, mà chính lũ Bắc Kít
tin là chân lý, là cái đẹp, cái
tốt của xứ Bắc Kít
vs
Lòng tốt, thiện ý của Mẽo.
Chúng tới Miền Nam để tìm 1 lực lượng thứ ba, tìm
1 anh Mít hoàn toàn Mít, không tà
lọt của Pháp, của Liên Xô, của Tẫu…
Đó là bài viết “Rợp bóng Greene” của Zadie
Smith, và “Đọc Graham Greene ở thế kỷ 21”, của Monica Ali.
http://www.tanvien.net/Tuong_niem/Greene_by_Zadie_Smith.html
http://www.tanvien.net/Viet/Grene_by_Monica_Ali.html
tấm hình
này hay: giờ tìm được 2 cô bé trong ảnh thì
thật hay.
Ann
Đỗ
2 cô bé
này giờ bao tuổi nhỉ, hồi đó nghe nói tham gia biểu
tình đòi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam và người
phụ nữ này là bà Nguyễn Thị Bình.
Sau đó thì có hiệp đị...
See More
Dội
bom Bắc Việt. xuất phát từ vụ Mẽo phịa ra cú chiến hạm Maddox
của Đệ Thất Hạm Đội bị VC tấn công, để bắt buộc Bắc Việt ngồi vô
bàn hội nghị chấm dứt cuộc chiến.
Bom đâu có mắt, chúng rót trúng nhà
của đám Trùm Bắc Bộ Phủ, dám lắm, thế là đành
ngồi vô ký hòa đàm.
Y chang cú Vẹm bịa Diệm đầu độc tù ở Phú Lợi, để
thành lập MTGP.
Mẽo hoảng quá, bèn nhẩy vô.
Mẽo sau đó, xác nhận vụ Maddox là dởm.
Công an TP.
HCM "giăng lưới bắt cá" khắp các ngã tư, Phố Đi Bộ.
Lưới thép gai đàng hoàng
nhé!
Các ngã tư Minh Khai, Nguyễn Đình CHiểu,
Trần Cao Vân, Điện Biên Phủ, Pasteur, ... Nhà
Hát Lớn.
Phố Đi Bộ có công an canh
...
See More
Vưỡn ăn mừng 30 Tháng Tư 1975
Trước
1975, thời kỳ đám VC nằm vùng biểu tình, đâu
có nhân dân Miền Nam. Bây giờ biểu tình,
đa số là nhân dân, khác hẳn. Nhưng, tướng
độc nhãn Do Thái, Moshe Dayan, đã có lần thăm
viếng Miền Nam, phán, phải để cho VC thắng trận, thì Miền
Nam mới có cơ may thắng trận.
Đúng như thế. Đây mới là trận đánh
quyết định của dân Mít, trong và ngoài nước.
Sẽ cực kỳ khốn khổ khốn nạn với VC. Chúng ác gấp trăm,
gấp ngàn Ngụy. Nhưng đành phải trải qua cuộc bể dâu
này thôi.
Gấu còn nhớ, lần gửi hình
Huỳnh Tấn Mẫm bị cảnh sát đánh nhừ tử, chính Horst
Faas đem lên Đài cho ông Hưng, AP man, và trong
khi gửi, ngồi kế bên, lắc đầu nói với Gấu, đám này
đúng là Vi-Xi, và chúng sẽ làm mất
Miền Nam.
Đúng như thế.
Follow
Chính quyền
Vn thông qua ĐSQ tại Seoul đòi 18 May Foundation
rút giải thưởng nhân quyền cho Bs. Nguyễn Đan Quế.
===============
Ngay sau khi công bố giải ngày
21/4/2016, một công hàm ký ngày 2/4
của ĐSQ VN tại Seoul gửi BNG Hàn Quốc yêu cầu rút
giải thưởng. Lá thư nói "không thể chấp nhận"
việc Bs Quế nhận giải, vì án tích vi phạm luật
an ninh quốc gia của VN. Lá thư không hề nói gì
đến hành vi nào là vi phạm an ninh quốc gia. Vì
vậy mà giám đốc 18 May đã không hồi đáp
thư củ...
See More
According to the May 18th Memorial Foundation,
the Vietnamese government has reportedly requested the Foundation
overturn its decision to present a Human Rights Award to Vietnamese
activist Nguyen Dan Que.
“We’ve
decided not to respond,” said Kim Yang-rae, executive director
of the foundation. “In the letter, it only says he violated national
security laws and nothing about the backdrop.”
Chúng tớ quyết định, đếch thèm trả
lời VC!
V/v Bọ Lập thú nhận
được Ngụy [Saigon, đúng hơn] giải phóng.
Tên này, phải đợi 41 năm, mới làm
được cái việc mà ngay ngày 30 Tháng
Tư 1975, bà DTH đã làm.
Bảnh hơn nhiều. Tôi bị lừa.
Nhà văn gì tên này.
Hưởng thụ đủ thứ trên đời, khi về già mới dám
nói thỏ thẻ, tôi được Saigon giải phóng.
Đâu thua gì bạn hắn, là nhà thơ Đại Hàn,
với bài hát, quê hương mỗi người có
một. Như là chỉ một mẹ thôi.
Aron gọi là đồi bại trí thức, là
thế.
"Coi như giai đoạn giải phóng
con người, một chế độ tạo ra những trại tập trung cải tạo,
những tờ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, tức những tờ
thông hành chỉ để đi lại trong chính quê
hương của họ, một hệ thống cảnh sát trị còn khốn kiếp
hơn cả dưới thời đại vua chúa, như vậy là vượt quá
giới hạn của sự ngu đần, vậy mà về lâu về dài,
mấy đấng trí thức cũng đành chấp nhận.”
Điều mà Aron kết án, thực
ra, 'nhẹ' về phần đồng ý gật đầu chấp nhận, tham gia
vào ý thức hệ [Cộng sản], nhưng 'nặng', về phần
mà ông gọi là sự "đồi bại trí thức".
Chính sự đồi bại trí thức đã
đưa đến hóa trang [maquiller] thực tại, đánh
bóng mạ kền, bôi son đánh phấn cho nó,
và vặn vẹo, bóp méo tính hợp lý,
nhờ nó mà một sử gia theo dõi bước đi của
lịch sử. Cú phạng này của ông, là trung
tâm tác phẩm Thuốc
phiện của trí thức dữ dằn, nhức nhối đến nỗi, đám
trí thức lầu bầu, thà lầm với Sartre còn hơn
có lý với Aron.
Ký
Giả Lô Răng đi xa
TTT 10 years Tribute
Toàn tập THƠ trên THẾ KỶ HAI MƯƠI (1960-Saigon)
http://huyvespa.blogspot.com/…/tho-tren-ky-hai-muoi-1960-sa…
http://huyvespa.blogspot.com/…/55-nam-tap-chi-ky-ha...
Hai bài
thơ, một mở ra, một chấm dứt cuộc chiến Mít.
Cùng đề tặng TTT
Il ritorno d'Ulisse
Returning from a lengthy trip
he was astonished to find
he had strayed to a country
not his place of origin
For all his encounters in scattered
spots
with the black paper hearts of men
shot by the arquebuse
his bow-and-arrow story
did not happen
Then there was Penelope's
Castilian grandmother
blocking his entry at the garden gate
wordless and busy with embroidery
Sure, the grandchildren
are smiling in the background
apparently better disposed
towards foreigners
Their furtive hopes
still almost too small
for the naked eye
(But the idea is good
and the noise far away
even the building)
Sebald
Note: Bài thơ này làm
nhớ một, hai bài thơ trong Thơ Ở Đâu Xa, tả cảnh
anh tù, nhà thơ, sĩ quan VNCH, gốc Bắc Kít, về
quê Bắc Kít ngày nào, và, tất nhiên,
còn làm nhớ bài thơ của TTY, Ta Về.
Ta Về
Trở về sau 1 chuyến dài
dong chơi địa ngục
Hắn kinh ngạc khi thấy mình lạc vô 1 xứ sở
Đếch phải nơi hắn sinh ra
Trong tất cả những cú
gặp gỡ ở những điểm này điểm nọ rải rác, tản mạn
Với những trái tim giấy đen của những người bị bắn bởi
cây súng mút kơ tông
Thì giai thoại, kéo cây cung thần sầu, bắn
mũi tên tuyệt cú mèo, đếch xẩy ra.
Và rồi thì có
bà ngoại Tây Bán Nhà của bà vợ Penelope
của hắn
Bà chặn đường đếch cho hắn đi qua cổng vườn
Đếch nói 1 tiếng, và tỏ ra bận rộn với cái
trò thêu hoa văn khăn tay
Gửi người lính trận vượt Trường Sơn kíu nước, hà,
hà!
Tất nhiên rồi, chắc chắc
là có lũ con nít
– không phải lũ con nít nhếch nhác kéo
nhau coi lũ tù Ngụy đi qua thôn nghèo –
chơi ở vườn sau, chúng có vẻ rất tự nhiên,
cười đùa với khách lạ
Những hy vọng ẩn giấu của chúng
thì vẫn quá nhỏ nhoi,
với con mắt trần trụi
(Nhưng ý nghĩ thì
tốt
Và tiếng động thì xa
mặc dù tòa nhà)
Ba tập thơ, của TTT, TTY, và
của Sebald, lạ, là có cùng 1 air.
Với TTT, là tìm
lại vừa được thơ, vừa được cái chất thiền vốn là cốt lõi
của thơ ông, theo nghĩa “bạo động của bạo động”, như Gấu có
lần lèm bèm.
Thơ Tô Thùy Yên,
theo Gấu, có sự “gò”, theo nghĩa của cụm từ “tour de force”,
của Tẩy.
Cực hay, nhưng cũng cực… cực!
Cực giống Sebald, ở chỗ, không có “footnotes”, là
không làm sao nắm được. Thí dụ, bài thơ tặng
TTT, trên.
Sebald, thì như 1 nhà
phê bình gọi ông, kẻ săn hồn ma, a ghost hunter, và
ông cũng nghĩ về mình, đúng như thế:
Ghost Hunter
Eleanor
Wachtel [CBC Radio’s Writers & Company on April 18, 1998]:
Sebald viết một kinh cầu cho một thế hệ, trong Di dân, The Emigrants, một cuốn
sách khác thường về hồi nhớ, lưu vong, và chết
chóc. Cách viết thì trữ tình, lyrical, giọng
bi khúc, the mood elegiac. Ðây là những câu
chuyện về vắng mặt, dời đổi, bật rễ, mất mát, và tự tử,
người Ðức, người Do Thái, được viết bằng 1 cái giọng
hết sức khơi động, evocative, ám ảnh, haunting, và theo
cách giảm bớt, understated way. Di dân có thể gọi
bằng nhiều cái tên, một cuốn tiểu thuyết, một tứ khúc
kể, a narrative quartet [Chắc giống Tứ Khúc BHD của GCC!], hay,
giản dị, không thể gọi tên, sắp hạng. Ông diễn tả như
thế nào?
WG Sebald:
Nó là một hình thức của giả tưởng văn xuôi,
a form of prose fiction. Theo tôi nghĩ, nó hiện hữu thường
xuyên ở Ðại lục Âu châu hơn là ở thế giới
Anglo-Saxon, đối thoại rất khó chui vào cái thứ giả
tưởng văn xuôi này….
EW:
Một nhà phê bình gọi ông là kẻ săn hồn ma,
a ghost hunter, ông có nghĩ về mình như thế?
WGS: Ðúng như thế. Yes, I do. I think it’s pretty
precise… (1)
Riêng về tập Thơ Qua Sông, qua Nước, thì có câu của
Walter Benjamin, như 1 vinh danh thật là tuyệt vời dành riêng
cho ông:
"To perceive the aura of an object
we look at," wrote Walter Benjamin, referring more to the work of art than
to landscapes, "means to invest it with the ability to look at us in return"
"Để cảm nhận hào quang của vật mà chúng
ta nhìn vô", W. Benjamin viết - ông muốn qui nhiều
về nghệ phẩm hơn là về phong cảnh - "có nghĩa là
đầu tư nó, tiêm chích nó, cái khả năng
nhìn trở lại chúng ta".
Cali Tháng 11, 2012
Wed, Dec 19, 2012
MERRY CHRISTMAS
Ong TRU chi HONG va gia dinh.
Noel 2012
NDT
Chúc hai bạn Thuần &
Hương mọi điều tốt lành trong Mùa Giáng Sinh và
Năm Mới
Xin gửi lời chúc đến tất cả bạn bè Cali & SJ
& SD
Take care, plse.
Thân
NQT và gia đình
Trong chuyến đi Cali tháng
11, do nhà NDT có khách ghé thăm, lại dặn
chỗ trước, Gấu phải qua nhà bạn Bạn tá túc. Lúc
đầu ngại lắm, vì nghe thiên hạ đồn, ông này
khó lắm, tưởng dzậy mà không phải dzậy đâu,
đừng tưởng bở!
Không ngờ thật là tuyệt vời, và Gấu cứ gật
gà gật gù, phải như thế chứ! Không lẽ Gấu nhận lầm
người… quân tử!
Hà, hà!
Gấu ruột ngựa, cũng chẳng giấu.
Ông cười, gật gù, quả có phần đúng, tôi
khôn quá. Khôn “vừa vừa” như Bắc Kít, mà
còn bị ông chửi tơi bời hoa lá cành, nữa là
1 thằng Quảng Nôm thứ cực kỳ Quảng Nôm như tui!
Và thế là, được dịp, ông bèn nói
về những ngày đi tù VC, và cái khôn
của ông, để sống sót Cái Ác Bắc Kít.
Nghe, thì lại như thấy đang đọc (Một ngày trong
đời) One Day in the Life of Ivan Denisovich
của Solzhenitsyn.
Thơ Mỗi Ngày
Marina
Tsvetaeva
Penguin
Russian Poetry
Akhmatova:
Nửa Thế Kỷ Của Tôi
Sách
Báo
John Freeman:
The Sympathizer and Nothing Ever Dies
are published fast on the heels of one another, I wonder if you could
talk about how their thinking was linked.
Viet Thanh
Nguyen: Both of these books come out of a line of me wanting
to deal with Vietnam, and more broadly, the question of war and memory
in general. The ideas in Nothing Ever Dies grew slowly—I
worked on it for over a decade, but the book itself I wrote in a year.
I threw out all the articles I’d written and then wrote it from scratch
after I had finished The Sympathizer. Some of those
ideas had filtered into the fiction—but all the work of the fiction
worked itself into the writing of the nonfiction. The ambition in
the back of my mind—I may not be there yet—is that I would love to be
able to write fiction like criticism and criticism like fiction.
I think of W.G. Sebald—a hero of mine—I can’t
tell the difference in his work, whether it is fiction or nonfiction, it
all feels like literature. So as I was writing these books closely together,
I was doing the best to incorporate criticism into the fiction, and fiction
into the criticism, so with The Sympathizer I was hoping to
construct a narrator who could say dramatically very critical things,
but who wouldn’t be restricted as an academic to source his beliefs.
In Nothing Ever Dies, I couldn’t find a way to find a sense of
humor into that book, but I really did try to take everything I had learned
from the novel—narrative rhythm, for example—even working my basest unsaid
feelings into the very shape of the thing. One of things I want both
books to do is to move the reader both emotionally and intellectually.
Gấu
biết đến Sebald là qua 1 bài viết của Sontag. Bà
coi ông, 1 thứ nhà văn của nhà văn. Viet Thanh
Nguyen coi ông là “hero” của mình, và
rất mê lối viết trộn lẫn nhiều thể loại, phê bình,
văn xuôi, hồi tưởng…. Gấu đọc Sebald khác hẳn, một kẻ
săn hồn ma, như chính ông tự nhận, hay, với GCC, một lương
tâm của nước Đức hậu chiến. Vả chăng tuy trộn lẫn nhiều thể loại,
trong khi viết giả tưởng, nhưng với những bài viết đúng
là phê bình, hay biên khảo, Sebald xuất hiện
như 1 vị quan tòa, và văn của ông, là thứ
phán đoán, truy xét, hỏi tội, Judgment.
TV giới thiệu bài viết mới có được,
về ông, nhân mới xuống phố.
Trong bài viết, trong cuốn trên, tác giả nối
kết Sebald, với vụ không kích, và với Thomas
Bernhard.
Bài viết của Dyer về Sebald
xoáy vào cuốn mà Gấu mê nhất của ông,
Về lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, “On the natural history of
destruction”.
TV “phải” mua cuốn sách, để “phải” đi 1 đường
về Sebald, là vì bài viết này, chưa
kể bài viết về “Cuộc Tình Bỏ Đi” của Scott Fitzgerald,
“Tender Is the Night” [cuốn “Một Chủ Nhật Khác” là cùng
dòng với nó]
On the Natural History of
Destruction goes to the epicenter of ruination, examining the
Allied bombardment of German cities in the Second World War. Given the
scale of the calamity, Sebald asks, why have German writers been so
silent about it? How had it come about that 'the sense of unparalleled
national humiliation felt by millions in the last years of the war had
never really found verbal expression, and that those directly affected
by the experience neither shared it with each other nor passed it on to
the next generation'?
Geoff Dyer: W. G. Sebald, Bombing and Thomas Bernhard
Câu hỏi trên, 1 cách nào đó,
có thể áp dụng vào Miền Bắc xứ Mít: Tại
sao chúng vờ luôn Công Ơn Trời Biển của Thiên
Triều?
Đi tìm phê bình gia Mít
1.
Lang Băm | March 8, 2014 at 4:00 pm
Ông T
Tôi nghĩ ông nên
từ tốn và tiêu hóa điều mình muốn phát
biểu trước khi viết xuống. Ông hơi tự sướng quá đà.
Ông ở tận Canada ông
làm sao biết ở Calif mối liên lạc giữa các
trùm sò văn chương hải ngoại thời đó với các
bà cỡ Mai Ninh thấu tới đâu. Những áp phe tình
ái của Khánh Trường với các bà nổi
lều bều trên tờ Hợp Lưu đến bao nhiêu hiệp. Khánh
Trường chủ tờ Hợp Lưu và các “đàn anh văn nghệ”
của Khánh Trường mới là những người được hưởng nhiều bổng
lộc do các bà ham danh dâng hiến, í lộn,
do các bà nữ dzăng thơi sỡi quyên góp tiền
bạc nuôi Hợp Lưu ngày Khánh Trường chưa ngồi xe lăn.
Quyển sổ áp phe của bà
Trần Thị Ng.H thì cỡ ông làm gì được
chấm mút. Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Hoàng,
Nguyễn Đình Toàn thì cũng chưa nhằm nhò
gì so với các áp phe khủng của bà này
Ông cũng không phải
là nhà phê bình văn học như ông
Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào
mả tên tuổi các ông bà nhà văn
nhà thơ hải ngoại.
Ông cũng chả có công mẹ gì
trong cái vụ bà Tám ló ra ló
vào văn chương này cả. Lý do là trang
của ông chỉ một mình ông tự sướng. Bà Tám
thì gửi bài cho nhiều nơi khác như Da Màu,
Việt Văn Mới (newvietart.org), Thư Quán Bản Thảo, Sài
Gòn Nhỏ, và nhiều nơi khác. Như vậy bà
Tám được nhiều nơi khác giới thiệu cùng một lúc,
mà ông nào có phải là nhà
phê bình và là chủ bút một tờ báo
nào đâu mà ông bảo là ông xúc
bà Tám lên.
Note: Cái này,
ở bên Blog một chỗ quen biết, lôi về đây cho
tiện để chửi cho đã! (1)
Và cũng để cho chỗ quen biết khỏi bực, vì
những chuyện nhơ bửn như vậy.
Gấu & độc giả Tin Văn, thì quen rồi.
Vả như không quen/ chưa quen [Bi giờ chán
TV rùi], thì tạm lánh đi chỗ khác.
Chúa có khi còn
vắng mặt, đúng vào lúc xẩy ra Lò Thiêu,
nữa là!
Hà, hà!
GCC nghi, tác giả là
1 tên thuộc băng đảng Hậu Vệ, hoặc đệ tử Thầy Cuốc.
Cái câu, “ông cũng không
phải là nhà phê bình văn học như
Thầy Kuốc”, khiến Gấu nghi tên khốn này là
đệ tử của ông ta. Và, cái giọng nhơ bửn của
nó. Lũ khốn này, khi TV mới mở ra mục Dọn, xúm vô
như ruồi nhặng, sau thấy quê quá, lặn dần. Bây giờ
lại thấy xuất hiện.
Note: Vụ này, nay mới
lôi ra để đáp lễ.
Tên này, Gấu nghi, cũng 1 thứ Thầy,
như Thầy Đạo, cay cú GCC, thằng khốn đâu có
bằng cấp con khỉ, 1 tên thợ máy Bưu Điện mà
cũng bày đặt!
Cái chuyện liên quan đến Bà
Tám, là như thế này. Gấu đọc Bà Tám,
khi còn ký tên Lì, trên 1 blog,
và quá mê bài viết về Pleiku, bèn
lôi ra khen. Cái chuyện nổi tiếng, là sau đó.
Và không liên can gì tới GCC. Tuy nhiên,
post bài nhiều diễn đàn đâu có nghĩa là
nổi tiếng? Lũ hải ngoại, viết được 1 bài như kít, sau
khi đăng ở hải ngoại, là thể nào cũng cho đăng lần nữa ở
Văn Vịt, thí dụ, như thế, đâu có nghĩa là
nổi tiếng, chỉ làm khổ người đọc thêm 1 lần nữa.
Trang Tin Văn, là 1 thứ trang nhà,
khác blog. Blog có chế độ public, tức là
mời người đọc vô đọc, rồi có thể góp ý,
qua còm. Tên này, rõ ràng là
đọc trang Tin Văn, rồi chửi GCC, tự sướng. Nói thẳng ra ở
đây, ta đâu có mời mi vô trang TV? Đọc,
thấy bửn quá, thì đừng vô nữa.
Còn mấy cái chuyện nhơ bửn liên
quan tới nữ văn sĩ Mít. Gấu gia nhập chốn giang hồ gió
tanh mưa máu, từ khi còn trẻ. Còn Sài Gòn.
Đâu có phải đợi đến khi ra hải ngoại,
rồi phải ở Cali mới biết những chuyện như tên này
lôi ra để làm nhục họ?
Biết, nhưng chưa hề 1 lần nhắc tới.
Làm sao tên này toàn biết
những chuyện nhơ bửn như thế, rồi còn lên giọng dậy
đời?
… mà ông nào có
phải là nhà phê bình và là
chủ bút một tờ báo nào đâu mà ông
bảo là ông xúc bà Tám lên.
Phải là nhà
phê bình, phải là chủ báo, phải đăng bài
tác giả gửi tới thì mới có quyền nhận xét
về 1 tác giả?
Giả như GCC không phải là nhà phê
bình, thì mi là gì, mà cũng
lên tiếng làm nhục những nhà văn mà
mi nhắc tới?
Mi đã từng có tác phẩm nào,
hay cũng 1 thứ như Thầy Đạo, sống đến chót đời không
có 1 tác phẩm lận lưng?
GCC, ngay khi vừa vô chốn giang hồ, là đã
được nhà thơ NS tặng cho cái nick, “tên sa đích
văn nghệ”, vì dám phán, ông là 1
nhà văn dễ dãi, sung sướng.
Coi văn chương của NTH là khủng khiếp.
Chỉ nêu hai thí dụ, để cho thấy, rõ
ràng tên này đố kỵ, khi coi GCC đếch phải nhà
phê bình!
Trong
suốt đời cầm viết, Gấu tởm nhất, cái gọi là phê
bình, và cái tên, vỗ ngực xưng tên,
là phê bình gia. Tên hoạn. Như Steiner nói.
Một thứ tầm gửi, giây leo, sống nhờ vào sáng tác
của người khác. Hãy thí cho nó 1 bài
thơ.
Cái viết của Gấu, nếu bắt buộc lắm, mới có
mùi phê bình.
Tên này, 1 thứ cha căng chú kiết, có
ai biết là ai đâu?
Giọng thật cay cú, với GCC. Y chang Thầy Đạo, khi mét
Sến.
Không phải Thầy Đạo, nhưng cũng 1 thứ như Thầy.
Trước 1975, sở dĩ GCC phải dùng tên cúng cơm NQT,
là do viết những bài phê bình, điểm sách.
Dùng 1 cái nick, để viết nhơ bửn về những tác giả
đã có tên tuổi, tác phẩm, là 1 điều 1
kẻ có chút đạo hạnh không thể làm.
V/v Bà Tám nổi tiếng, đâu cần đến mi... thì...
OK, nhưng mi thử đưa ra 1 lời phê bình, từ lũ mắt trắng dã,
hay 1 nhận xét nào đó, nghe được về cõi văn
của Bà Tám, nghe coi?
Kẻ
Phản Thùng
Thời sự
Canada
Britain Muslim Opiniơn
Why Canadian Muslims seem happier
than British ones
May 5th 2016, 12:15 by M.D. and ERASMUS | TORONTO
Tại làm sao mà Hồi giáo Canada
có vẻ hạnh phúc hơn Hồi giáo Ăng Lê?
Viết
post lại nhân một ngày
phát chán tất cả các loại già ;)
Lớn lên mày làm
gì
...
See More
Đọc, thì bèn
nhớ đến bài viết của Banville
http://www.tanvien.net/TG_TP/music_sphere_banville.html
Chúng ta chẳng bao giờ
trưởng thành - chỉ nhiều tuổi thêm lên,
rồi thì già – và sự cần thiết đồ chơi của
chúng ta thì không bớt đi. Tôi vẫn nhớ
rõ ràng thật là khủng, những giọt nước mắt
cay đắng, giận dữ, mà 1 thằng bé là tôi
ngày nào, nhỏ ra ròng ròng, khi, trong
một lần cả gia đình làm chuyến dã ngoại, vào
một bữa Chủ Nhật, buổi chiều, ở Cistecian Abbey, ở Mount Melleray,
ở County Waterford và bà má của tôi đã
từ chối mua cho tôi, trong một tiệm bán quà lưu
niệm ở đó, một cuốn thánh kinh thu nhỏ, có cái
bìa bằng da dê màu trắng mà tôi đã
nhắm nhìn nó, thèm muốn nó đến đỏ cả
con mắt.
Vào những ngày này,
tôi viết những cuốn tiểu thuyết của tôi trong những
cuốn vở được làm bằng tay, riêng cho tôi,
bởi một trong vị tổ sư làm sách đương thời, Tom
Cains. Những cuốn sách đẹp ơi là đẹp, được phủ bằng
giấy Cockerell với những cái gáy sách bằng
giấy thuộc da bê, chúng thì hơn hẳn những đồ chơi,
tất nhiên, nhưng, mặc ai nói gì thì nói,
tôi lúc nào vẫn nhìn thấy, ở trong những
cuốn sách làm bằng tay đó, một sự an ủi, một sự
hoài nhớ thì đúng hơn, về cái cuốn thánh
kinh đã quên, hụt có, suốt đời thiếu nó,
ngày nào.
Một lần khác, thì lại là
một món đồ thèm muốn khác, và nó
là 1 trái cầu liền, không có vết nối,
hàn, bằng bạc, ở một tiệm bán ba thứ thứ đồ chơi vặt
vãnh mà dân Tẩy rất rành, và chủ
tiệm thì là một phu nhân, ở một độ tuổi nào
đó, d'un certain age, [tiếng Tây
trong nguyên tác tiếng Hồng Mao], đẹp,
buồn hiu hắt [“ám ảnh phố phường, đèn vàng
phố thị, hiu hắt tóc xanh”!]
Nơi chốn Arles, chừng hai chục năm gì
đó, trước đây. Cầm trái cầu bạc lên,
nó bèn phát ra tiếng nhạc tuyệt vời, thứ
âm thanh ở giữa những tiếng “tinh tinh” của sợi dây
đàn clavico và những tiếng thì thầm lâng
lâng của chiếc khẩu cầm bằng thuỷ tinh. Tôi muốn nó
- ối giời ơi là giời, tôi muốn nó. Nhưng tôi
cũng muốn một cái hộp âm nhạc với 1 anh Pierrot nhảy cẫng
ở trên cái nắp hộp, và mở ra, thì nó
chơi một điệu nhạc từ Chiếc Sáo Thần,
và tôi không làm sao chọn được, con tôm
thì cũng tiếc, mà con riếc thì cũng muốn. Chừng
10 phút sau, trong khi tôi ngồi nhấm nháp cà
phê, trong 1 cái ly nho nhỏ màu trắng,
a petit blanc, tại một quán ngoài
trời, thì những người bạn của tôi, sau khi quay lại cái
quán đồ chơi, trở về, với trái cầu âm nhạc. Họ
rành tôi hơn cả tôi, và biết tỏng đi rằng
thì là, một khi rời khỏi Arles, thì tôi
sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho tôi, nếu không tha về, ít
nhất là con tôm, hoặc con tép.
Và họ có lý, lẽ tất
nhiên!
Bạn quí mà, hiểu
nhau quá!
Ui chao tôi mê trái
cầu bạc nho nhỏ, ngớ ngẩn, dại khờ, yêu cuồng yêu
dại, yêu man yêu rợ, yêu mê yêu
tín. Tôi chẳng đi đâu mà không
có nó, xe lửa không, ghe thuyền không,
máy bay không, nếu không có nó
trong túi, trong bị. Cũng thật lạ kỳ, chẳng bao giờ nó
phát ra 1 tín hiệu báo động: như 1 kẻ vô
hình, tôi bước qua cổng kiểm tra, không giầy, không
giây nịt, không bóp ví, nhưng luôn
có trái cầu bạc bằng trái bom nhỏ xíu
của 1 tên cuồng tín, nằm im lìm trong túi,
thế mới thần sầu, thế mới quái dị.
Trong những lần đi tua đọc sách, bao
nhiêu căn phòng khách sạn cô đơn
mình ên tôi bò vô, vào
cuối ngày, rã rời sau khi đóng đã
đời - đóng vai của chính mình, nhà
văn nhớn đóng vai nhà văn nhớn nói về văn chương,
văn chương của chính mình – và, cầm lên
trái cầu, nghe âm thanh của nó, thấy mình
đúng là anh chàng Lỗ Bình Sơn, nơi “đảo
xa”, áp cái vỏ sò vào sát tai mình,
và nghe, ới ới, thứ tiếng Mít, tiếng gọi của quê
hương!
Và rồi một ngày
nó bỏ đi. Khi đó, tôi ở Úc, và,
trở về nhà lục tung mấy bị hành lý không
thấy nó. Úc châu! Đống cỏ khô và cây
kim quí giá của tôi nằm đâu đó
ở trỏng. Đáy biển mò kim, tôi lần tìm
những khách sạn Sydney, Melboune, Adelaide đã từng
ghé, nhà bạn bè đã từng thăm, tôi
cầu xin lòng thương hại của mấy hãng máy bay.
Vô ích, vô phương, không dấu vết, tăm hơi.
Trong một trong những tác phẩm
của Nabokov - thì cũng lại là 1 trong những
mất đi tìm lại được của tôi - một nhân vật
kể về một nhân vật đánh mất một cái gì
đó - một cái nhẫn. Hình như tại một cái
ao đá cuội ở một nơi nào đó ở Riviera, và
một năm sau trở lại, vào ngày đó, và
kiếm lại được cái nhẫn đúng tại nơi đã mất,
nhưng cái thứ này chỉ xẩy ra trong 1 ấn bản thần tiên
của một tay phù thuỷ Nga của cái thế giới buồn nản ham thu nhập thay vì mất
mát của chúng ta.
Elizabeth Bishop đã làm
điều thật đẹp của bà, khi an ủi tôi bằng một
bài thơ, “Một Nghệ Thuật”. Bài thơ tuyệt vời, buồn
trong cái dáng thong dong của nó. Qua bài
thơ, bà khẳng định, đánh mất là 1 nghệ thuật,
và trở thành sư phụ trong nghệ thuật đánh
mất thì cũng không khó, và có
rất nhiều điều “hình như hăm hở, hớn hở, ham hố… để được
mất, để cho cái sự mất mát của chúng không
là một thảm họa”.
Và bà quả quá đúng.
Bà quả đúng như vậy, một nhà
thơ mẫn cảm, và thực tiễn.
Và nếu như thế,
thay vì, “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”,
thì hãy “Đánh mất một điều gì đó
mỗi ngày” ['Lose something every day'] - bởi vì, bất cứ một vật gì,
cho dù lẩm cẩm, cà chớn, như trái cầu của tôi,
một khi đánh mất như thế, nó làm vọng lên
hai câu thơ của Thế Lữ, “Anh đi đường anh, tôi đường tôi,
tình nghĩa đôi ta có thế thôi” [a break for
freedom].
Và rồi, cách đây
một năm, trong khi sửa soạn cho một chuyến đi xa, tôi
lôi cái túi đã lâu không
dùng tới, kể từ chuyến đi Úc, và tôi
bỗng nghe thấy 1 âm thanh yếu ớt, nhẹ nhàng, như có
ý trách móc, rên rỉ, làm nũng,
"đừng bỏ em một mình," “bàn chân ai rất nhẹ, tựa
hồn những năm xưa”, vọng về.
Và ơ rơ ka, nó
đây rồi.
Có những món đồ chơi, như tình
cũ, không rủ cũng về.
Bàn chân
ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa…
Như người xưa đánh
rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn
ghi dấu nơi mạn thuyền, GCC, khi còn Sài Gòn,
vưỡn lâu lâu trở lại chốn xưa, tìm vết giầy trên
lớp bụi thời gian, và tiếng cười của BHD vẫn còn văng
vẳng đâu đây!
Thứ tình yêu đầy
những passion mà anh có đó, em không
có, hay thứ tình yêu gồm một phần ba là
confiance, một phần ba là respect, một phần ba là
"je ne sais quoi" , có lẽ, hình như em đã
yêu anh như vậy...
Già rồi, vãi...
linh hồn hoài, không sợ con nít nó
cười cho ư?
My Old Saigon
hình manhhai
La Cigale. Con Ve Sầu.
Chủ là 1 anh Tẩy.
Có cậu con trai, chiều chiều hai cha con đi dạo, Gấu có
gặp đôi lần..... Bạn Chất hay ngồi đây lắm, khi có
"viện trợ Mỹ" - khi bà Út, phu nhân đại tá
Út, tỉnh trưởng Cà Mau về Sài Gòn chơi.
Bà là em gái bà cụ Chất. Thường là
anh kéo theo GCC. Cả hai, vừa ăn vừa nhìn thiên
hạ nhảy đầm.
Gấu, những đêm trực - Đài Liên
Lạc VTD, đường Phan Đình Phùng cũng gần đó,
thỉnh thoảng cũng mò ra đây, khi quá nhớ
cô bạn… Quán cà phê Duyên Anh
cũng đâu đó…
Ui chao cả 1 trời kỷ niệm.
Văn Cảnh. Tới có
1 lần. Đi với Gấu Cái.
Đúng ra là bị Gấu Cái
“cho vô xiệc”.
Biết chồng mình nhớ cô bạn
phù dâu ngày nào, và cũng
thèm nghe nhạc thính phòng, bèn
phịa, nó hẹn vợ chồng mình ở Văn Cảnh, tối nay....!
Dã man thật!
|
|