GCC & Ngọc Hạ
http://www.tanvien.net/Ky/Cali_5.html
Anh Trụ đi chơi vui quá hí
. K bây giờ ở nhà lo làm vườn, giữ cháu, tu
gần thành chánh quả rồi .
K
Tks.
Gấu đi Cali, mà cứ nghĩ giống
như lần cuối thằng em trai từ Sóc Trăng, theo máy bay quân
sự về Sài Gòn, thăm hết bạn bè, rồi đi luôn.
Cứ mỗi lần đi Cali, thì Gấu
lại nhớ đến 1 câu khen tặng của 1 vị độc giả, đại khái, kể
nữa đi, những chuyện đói khát, nước mắm lá chuối, con
ốc nhồi dưới ao bèo, cái nồi đất nấu cơm nứt ra vì
đổ nhiều gạo quá … phục Bác sát đất về những giai thoại
về cái đói, và tác động của nó lên
trí tưởng, lương tâm con người.
Có thể nói, mỗi lần
đi Cali, là 1 lần Gấu trở lại xứ Bắc Kít ngày xưa,
nhưng không phải 1 xứ Bắc Kít nghèo khổ, mà là
giầu có, nhất là về mặt những món ăn Bắc Kít
đã từng có lần di cư vào năm 1954, và sau 1975,
dời qua Cali, nào phở 54, bánh cuốn Thanh Trì, bánh
cuốn tráng tay, chả cá Tây Hồ, giả cầy, cơm tấm Trần
Quý Cáp… Ui chao, mỗi lần đi Cali là Gấu nghĩ đến chúng
trước, rồi mới tới bạn bè!
Trên tờ Người Nữu Ước
số đề ngày Mar. 21, 2011, có 1 bài viết “Liệu cái
nghèo đói làm bạn bịnh, Does poverty make you sick?”,
đúng là cái bài Gấu định viết, sau hai lần
về lại xứ Bắc Kít, gặp lại hai đấng ruột thịt của Gấu là
bà chị, và thằng em ruột: Cũng những kỷ niệm đói khổ
đó, bà chị nhớ, thằng em nhớ, nhưng hậu quả khác hẳn
nhau.
Bà chị ruột thì cứ
quắt lại vì chúng, còn thằng em, nhờ miếng ăn thừa thãi
và khí hậu hai mùa mưa nắng của Miền Nam, thì
cứ tươi rói mãi ra!
Hà, hà!
Cái bài viết trên
tờ The New Yorker thật là tuyệt cú mèo. TV
post lại ở đây.
Và sẽ lèm bèm tiếp, lèm bèm hoài,
về... Cái Ác Bắc Kít.
[Me-xừ Lê Hải, chồng Hồng Liên,
gật gù biểu Gấu, anh phải trình bầy đề tài này
một cách phổ thông, tránh trích dẫn nhiều quá,
tránh “uyên bác”, thì “ép phê”
mới mạnh được!]
Số báo này còn
1 bài của James Wood, điểm cuốn “Solo”, của Rana Dasgupta, một nhà
văn Ấn Ðộ, được Salman Rushdie thổi, ‘nhà văn Ấn lạ kỳ, không
ai chờ đợi mà đùng 1 cái xuất hiện, và zin
nhất, the most unexpected and original Indian writer, của thế hệ của anh,
of his generation.”
TV sẽ post cả hai bài, tuỳ hỷ độc giả chọn đọc.
Books
Passed By
Dreams and responsibilities in Rana Dasgupta’s “Solo.”
by James Wood
Trang Simone Weil
Thơ
Mỗi Ngày
Zbigniew Herbert
Born
in Lvov, a city that after 1945 was incorporated into the Soviet Union,
Zbigniew Herbert led a difficult life of an eternal and itinerant student
until 1956, when his first collection of poems finally appeared. As a
young man, he hesitated between poetry, art history, and philosophy. His
life remained peripatetic even after 1956, an important year for Poland
as it marked the end to the excesses of Stalinist cultural policy. Herbert
lived then in Warsaw, Paris, Berlin, Italy, and the United States (he
taught for a year at the University of California, Los Angeles). He was
driven to travel by his immense appetite for the ancient and modern beauty
that is scattered throughout the museums, architecture, and landscapes of
western and southern Europe, food for his imagination.
Herbert invented a new tone in poetry, a music
filled with tragedy, irony, and goodness. His "Mr. Cogito," the speaker
in many of his poems, is a brilliant and sometimes melancholy commentator
on twentieth-century madness. Herbert's poems turned out to be readily
translatable, so he found a home for his brilliance in other languages
as well (especially in English, German, and Swedish). Still, he never
enjoyed a Goethean peace of mind; tormented by sickness and bad luck,
he became a beloved and nationally worshipped poet only posthumously.
Henryk Elzenberg, one of young Herbert's masters,
is the addressee in the letters that follow. Elzenberg was an independent
philosopher and a sage.
AZ
Sinh tại Lvov, 1 thành phố sau 1945 bị sáp nhập vài
Liên Bang Xô Viết, Zbigniew Herbert sống 1 cuộc đời
khốn đốn của 1 sinh viên nội trú và lang bạt kỳ hồ,
cho tới năm 1956, khi tập thơ đầu tay của ông được xb. Như là
1 thanh niên, ông lưỡng lự giữa thơ, lịch sử nghệ thuật và
triết học. Cuộc đời của ông, thì "tiêu dao" - nay
chỗ này, mai chỗ khác - ngay cả sau năm 1956, một năm quan
trọng với Ba Lan, đánh dấu sự tận cùng của chính
sách Xì Ta Lin. Herbert từ đó sống ở Warsaw, Paris,
Berlin, Ý, và Mẽo (ông dạy học 1 năm ở Đại Học Cali,
Los Angeles). Ông mê mải du lịch, có thể là
do thèm cái đẹp cổ xưa và hiện đại nằm rải rác
ở trong những viện bảo tàng, kiến trúc, và phong
cảnh của Âu Châu, Tây Âu, Nam Âu, thức
ăn của trí tưởng tượng của ông.
Herbert phịa ra được 1 giọng mới trong thơ, một âm nhạc chứa
chất trong nó, bi kịch, tếu táo, và cái tốt.
Me-xừ “Cogito”, người phát ngôn trong rất nhiều bài
thơ của ông, là 1 tay lèm bèm, thông
minh, láu lỉnh và đôi khi buồn bã về cơn điên
khùng của thế kỷ 20.
Thơ của Herbert, hóa ra là không sẵn sàng
để dịch, thế là ông bèn kiếm 1 căn nhà, trong
những ngôn ngữ khác (đặc biệt là trong tiếng Anh,
Đức và Thụy Điển).
Tuy nhiên, ông vưỡn không thể enjoy 1 cõi
bình an theo kiểu Goethe ở trong tâm hồn của mình;
bị giằn vặt bởi đau ốm, và vận xấu, ông trở thành
1 nhà thơ được yêu mến và được cả nước thờ phụng,
chỉ sau khi ông đã ngỏm rồi.
Note: Gấu tính giới thiệu nhà thơ Ba Lan Zbigniew
Herbert - qua bài viết của Coetzee trong Late Essays, nhằm
giải thích câu hỏi hắc búa: Bảnh nhất trong “Ba Lan
Tam Kiệt” - Milosz, Szymborska, ZH - vậy mà không được Nobel.
Cái gì làm ông “quá cả Nobel”?
Trong khi chờ đợi, đi bài của AZ.
Và, với Late Essays, thay vì ZH, thì
là Beckett, qua bài viết về tác phẩm Watt,
của ông.
Watt được viết đúng lúc Nazi xâm
lăng Pháp, và Beckett, thay vì làm quan sát
viên, thì gia nhập kháng chiến Pháp.
Có thể nói, tác phẩm của Beckett được viết
dưới cái bóng của Lò Thiêu, đúng như
cái tay viết tiểu sử của ông, James Knolson, nhận ra.
Beckett
Văn Học NMG, số 125, Tháng
Chín, 1996
16.
Samuel Beckett, Watt
In June 1940 Paris was occupied by German forces. Although he was
a citizen of a neutral country, Beckett offered his services to the French
Resistance. In 1942, fearing imminent arrest by the Gestapo, he and his
wife fled Paris and found refuge on a farm near Roussillon in Provence.
Although Beckett had already been at work on
Watt when they left Paris,
the bulk of the book was written in Roussillon. In 1945, after the war
had ended, he submitted it to a series of British publishers, without
success (one described it as too 'wild and unintelligible' to publish).
Gradually, as he threw himself into new projects, he lost interest in
the fate of Watt. In a letter to a friend he dismissed it as 'an
unsatisfactory book, written in dribs and drabs, first on the run, then
of an evening after the clodhopping [i.e., farm labor], during the occupation'.(1)
In part because the British public had shown
so little interest in his work, in part because he had come to feel that
what he called 'official' English was frustrating his ambition to write
'a literature of the non-word', but mainly because he had decided that his
future lay in France, Beckett began to compose in French. 'I do not think
I shall write very much in English in the future,' he confided to the same
friend. (2)
Watt was eventually published, in 1953,
by an English-language literary review based in Paris, in association
with a French publisher of erotic literature (Olympia Press, later to publish
Vladimir Nabokov's Lolita). Its distribution in
Ireland was banned by the authorities.
After he had become famous, and the Anglophone
world had woken up to his existence, Beckett routinely prepared English
translations of his works. Watt was an exception: he did not want
the book to be translated at all. Under pressure from his publishers,
he at last agreed to permit a French edition. However, the job was (in
his eyes) so poorly done that he revised the translation himself, making
a number of changes to the text in the process. There is thus some question
whether the English or the French version should be regarded as definitive.
The ambivalence of Beckett's feelings, about
the book can to an extent be attributed to the circumstances of its composition,
in the remote countryside, in enforced and wearisome isolation. It is hard
to believe at any other time in his life Beckett would have had the energy
or the interest to list laboriously the eighty different ways in which
four items of furniture can be arranged in a room over the course of twenty
days, or to describe the twenty individual glances that have to be passed
before the five members of a committee can be sure that each has glanced
at each of the others. Beckett was right to claim that there is a certain
madness in the Cartesian project of methodizing the operations of the human
intellect; but there was also a certain madness in the form that his satire
of methodized reason took.
Watt, the eponymous hero, is - at first sight - a clownish man with
a strange method of walking, which he seems to have learned out of a
book, and not even the most rudimentary social graces. We observe him
catch a train from the city of Dublin to the suburb of Foxrock, where he
makes his way to the home of one Mr Knott, for whom he has been engaged
as a manservant. In a lengthy monologue, Arsene, the servant whom he will
be replacing, explains the workings of the Knott household: there are
always two servants on the premises, he says, of whom only the senior
or greater has direct access to the master.
Watt spends a period (a year?) as the lesser
servant, then a period as the greater servant, then in turn departs.
After an unspecified interval we come upon him again in an asylum for
the insane, where he is befriended by a patient named Sam. To Sam he relates
in garbled form the story of his time in the Knott household. This Sam in
turn relates to us, in the form of a book titled Watt.
Watt's years with Mr. Knott (as related by
Sam) may have been uneventful, yet the experience must have been disturbing
enough (we infer) to render him insane. He has lost his mind because, despite
his most strenuous efforts, he failed to understand Mr. Knott (and his
household) - more specifically, failed to know Mr. Knott in his fullness.
Everything that Mr. Knott did, everything that happened in his household,
he subjected to exhaustive rational analysis, yet in every instance the
analysis failed to reveal with certainty the truth of Mr. Knott. At the
end of Watt's stay Mr. Knott was as much of a mystery as he was on the
day when Watt arrived.
To the reader, viewing Mr. Knott and his household
from the outside, there is nothing mysterious going on, nothing worthy
of prolonged investigation. Mr. Knott is simply an eccentric old man who
lives in a big house in Foxrock which he never leaves. But - though the
final words of the book, 'no symbols where none intended', constitute an
authorial warning against over-interpretation - the book has no raison
d'être if we do not (provisionally) accede to Watt's inarticulate
and unexpressed vision of the household: that Mr. Knott is in some sense
the Deity and that he, Watt, has been summoned to serve Him. (3) In this
interpretation, Watt's failure to know God results from a failure of the
intellect, a failure of human reason, a failure of the method (learned,
like walking, out of a book) that he employs in order to arrive at knowledge
of the divine.
The method in question derives from Rene Descartes.
It was set down by Descartes in 1637 in his Discourse on the Method
of Rightly Conducting the Reason, since when it has been the orthodoxy
of the scientific enterprise:
1. To accept nothing as true which I do not clearly
recognize to be so; that is to say, to accept nothing unless presented
to my mind so clearly and distinctly that I can have no occasion to doubt
it.
2. To divide up each of the difficulties which
I examine into as many parts as possible.
3. To carry on my reflections in due order, commencing
with objects that are the most simple and easy to understand, in order
to rise little by little ... to knowledge of the most complex.
4. In all cases to make enumerations so complete
and reviews so general that I shall be certain of having omitted nothing."
This is the method that Watt applies to all phenomena that present
themselves to his senses, from the visit of the piano tuners to the activities
of Mr. Knott himself. The sober, unquestioning application of the Cartesian
method, the method of science, to events in the Knott household results
in the intellectual comedy that makes up the bulk of Watt.
Watt is a philosophical satire in the
tradition of Francois Rabelais and (closer to home) of Jonathan Swift
and Laurence Sterne.
But the impulse behind it is not merely sceptical (sceptical of
the arch-advocate of the cultivation of scepticism as a habit of mind,
Descartes). If we decode the cryptic, back-to-front utter-
ances of Watt in the asylum, we arrive at a clue as to what that
impulse is:
Of nought. To the source. To the teacher. To the temple. To him
I brought. This emptied heart. These emptied hands. This mind ignoring.
This body homeless. To love him my little reviled. My little rejected to
have him. My little to learn him forgot. Abandoned my little to find him.
(p. 166)
[Reviled my little to love him; rejected my little to have him;
forgot my little to learn him; abandoned my little to find him. To him
I brought this emptied heart, these emptied hands, this ignoring mind,
this homeless body: to the temple, to the teacher, to the source of nought.]
Watt seeks to know God or 'God', for whom Knott/Not stands as a
token. He undertakes his quest in a spirit of humility, without preconceptions;
but Knott proves to be unknowable - unknowable
not only to the rational intellect but ultimately unknowable too.
As St Augustine could have told Watt, we can never know what God is, we
can only know what He is not. Indeed, on the very first day of his service
Arsene had given him a warning to the same effect: 'What we [servants] know
partakes in no small measure of the nature of what has so happily been
called the unutterable or ineffable, so that any attempt to utter or eff
it is doomed to fail, doomed, doomed to fail'. (p. 62)
Arsene is here evoking a passage from Geulincx's
Ethics that Beckett had thought important enough
to copy into one of his notebooks: 'Ineffabile ... id est dicitur, non
quod cogitare aut effari non possumus (noc enim nihil esset: num nihil
et non cogitabile idem sunt)' ['Ineffable ... is that which we
cannot understand and grasp (which is nothing: in fact, nothing and
not thinkable are the same thing) ']. (5)
It is this deeper layer beneath the surface comedy
of Watt's behavior, his dogged metaphysical quest to know the unknowable,
think the unthinkable, express the inexpressible, in the face of failure
after failure, that lends him his pathos, makes him more than just a clown
of the intellect.
As a piece of writing, Watt is uneven
in quality. In his early stories, collected in More Pricks Than Kicks,
Beckett had a tendency to show off his learning in a rather juvenile way,
to mix high and low verbal registers and indulge in facile wordplay. The
opening pages of Watt exhibit some of the same features. It is
only when Watt reaches Knott's residence that Beckett begins to achieve
the kind of sustained prose he has been searching for, the blend of lyricism
and parody unique to Watt. Some of the episodes that
make up a fundamentally episodic book maintain the quality of a high comic
aria from beginning to end (one thinks here not only of Arsene's monologue
but of the visit of the Galls, father and son; of Mr Knott's eating arrangements;
of the famished dog required to consume the leftovers of his meal, and the
Lynch family whose duty it is to maintain the dog). Other episodes lack inspiration:
the visits of Mrs Gorman the fish-woman, for instance. The pages-long listings
of permutations and combinations of objects are tedious but their tedium
is part of the conception of the book, a fable cum treatise that for long
stretches manages to be hypnotically fascinating.
Coetzee: Late Essays
Tham vọng của Beckett, là viết 1 thứ “văn chương không
có từ” - theo kiểu Vô Tự Kinh, hẳn thế - và theo ông,
tiếng Anh không làm được điều này, mà phải là
tiếng Tẩy: In part because the British public had shown so little interest
in his work, in part because he had come to feel that what he called 'official'
English was frustrating his ambition to write 'a literature of the non-word',
but mainly because he had decided that his future lay in France, Beckett
began to compose in French. 'I do not think I shall write very much in
English in the future,' he confided to the same friend.
Coetzee là 1 trong những người dẫn dắt Gấu vô văn học
thế giới. Gấu biết rất nhiều nhà văn mũi lõ, là qua
ông. Lần đọc bài ông viết về Brodsky, bèn chôm
liền, đưa vô bài viết về Võ Phiến, nhà văn
Bình Định, 1 phần là để phạng thứ văn chương chỉ khoái
làm nạn nhân, nào nỗi bơ vơ của bầy ngựa hoang, nào
thân phận da vàng, nhược tiểu, nào cố vực tên
lính Ngụy giữa những vòng kẽm gai của lịch sử... "vs"
thứ văn học kẻ thù nào cũng đánh thắng, “đường ra
trận mùa này đẹp nắm” của đám Bắc Kít: Thi
sĩ không bao giờ là nạn nhân (J. Brodsky).
Võ Phiến rời Việt Nam ngay
1975, ông không có "cơ hội" ở lại chịu chung với cả miền
Nam những cay đắng khổ nhục sau đó. Ở lại là chết, nhưng do
bỏ đi "sớm", ông không cảm nhận được nỗi vinh quang và
nhục nhằn của kẻ ở lại: một cách nào đó, ông không
cảm nhận sự thực, về "thất bại trong chiến thắng", đối với những người Cộng
Sản, và do đó ông không "trực giác" cơ
hội thống nhất đất nước, không phải theo kiểu chiếm đoạt Miền Nam:
chỉ ở trong nhục nhã cay đắng của Miền Nam thất trận, chúng
ta mới có thể hiểu những năm tháng ghê rợn cả một miền
đất sống dưới tai trời ách nước là chủ nghĩa Cộng Sản; và
ôm lấy những đồng bào ruột thịt Miền Bắc (6).
Đây là một tất yếu lịch sử. Những chuyện Bắc Tiến, giải
phóng Miền Bắc, những ngày 1954 chỉ để nói cho vui,
để lên tinh thần... tại sao vậy? Bởi vì nếu coi ngôn
ngữ mới là căn phần của con người, văn chương Miền Nam không
hề mang chất đế quốc, không hề nhắm tới quyền lực. Từ một văn chương
như thế làm sao có thể đi xâm chiếm Miền Bắc, cho dù
là để giải phóng?
Văn Học Tổng Quan của Võ Phiến, đoạn nói về nhà
văn Miền Bắc thoắt chốc vào Nam ra Bắc, dưới những bút hiệu
khác nhau, rồi giả dụ Miền Nam cũng làm như vậy, là
quá tếu và không hiểu cả hai miền, còn hạ giá
(hay quá đề cao?)nhà văn Miền Nam. Bởi vì, văn chương
Miền Nam, bản chất của nó, không mắc mớ gì đến tinh
thần chiếm đoạt, tranh ăn thua, còn Miền Bắc, vẫn nằm trong dạng
khai hoá, vẫn tự coi như là quyền năng chính thống,
theo kiểu, cần dậy cho mày một bài học, và phải trả
bằng xương máu, bằng đất đai: Đấy là ý nghĩa của nhiệm
vụ khai hoá! Một cách nào đó, nếu chúng
ta nhìn ra tương quan dây mơ dễ má, giữa Cách
Mạng Pháp, và chủ nghĩa Cộng Sản, cùng lúc chúng
ta nhận ra tính thực dân của văn học hiện thực xã hội
chủ nghĩa: đây vẫn là một thứ văn chương quyền lực. Nhìn
theo cách thế đó, chúng ta còn nhận ra tính
giai đoạn của dòng văn chương phản kháng ở trong nước. Nó
phải qua đi, để lộ ra con người với ngôn ngữ, những lời nói
lành lặn của nó...
"Tại sao ta không thể yêu, những gì chúng
yêu, nếu chúng chiếm được cuộc đời, ta đành chọn hư
vô", mê cung dành cho nhân vật trong Cát
Lầy của Thanh Tâm Tuyền là vậy. Đừng nhìn thơ tự do,
dòng văn chương Sáng Tạo, Văn Chương Kinh Nghiệm Hư Vô
(Huỳnh Phan Anh), như là một "cái đuôi" của dòng
văn chương hiện sinh Pháp. Chúng là những con chim báo
bão, cho một hư vô huỷ diệt, của những trại tù sắp
tới... Khi bị những nhà phê bình Miền Bắc "tra hỏi"
(Trong khi họ xây dựng miền bắc xã hội chủ nghĩa, những nhân
vật tôi mọi nô lệ này đi đâu?) tác giả Bếp
Lửa đã "nhẹ nhàng" yêu cầu, hãy đặt những câu
hỏi đó ra cho chính các ông. Nên nhớ,
những nhà văn Miền Nam, những tác phẩm "chống Cộng" của họ
chỉ có, khi "bị đòn": Giải khăn sô cho Huế, Địa Ngục
Có Thực, Mùa Hè Đỏ Lửa, Vòng Đai Xanh... Ngay
cả Võ Phiến cũng vậy; sợ Cộng Sản, sợ mất Miền Nam quá ông
mới la làng, còn nhẩn nha được là ông lại nghiên
cứu chiều sâu con người, dò tìm cội rễ của một bài
chòi!
Chúng ta đã lầm một cách thê thảm, Mac Namara
nói vậy, không đúng mà cũng không sai:
người lính Việt Nam Cộng Hòa không thua trên
chiến trường, mà thua vì tính người: họ chưa bao giờ
coi người lính Miền Bắc là kẻ thù tuyệt đối.Họ không
hề được trang bị bằng một thứ văn chương quyền lực.
Nhìn theo cách đó, chúng ta mới thấm được
những dòng thơ "thiền", giọng điệu cảm khái, tráng
sĩ "biên đình" của những Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy
Yên... hay những lời ca "đồn anh đóng bên rừng mai, nếu
mai nở làm sao biết mùa xuân đã về". Đánh
giặc, súng nổ ầm ầm, thần chết hỏi thăm từng giây, từng phút,
bất cứ lúc nào, nhưng cứ hở ra được một chút là
lại "thiền"! Vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hòa là
đúng, chẳng có gì chuế cả, nhưng cố vực họ dậy, giữa
vòng dây oan nghiệt của lịch sử là bi thảm hoá
một huyền thoại, là tự hài lòng với nỗi bi thảm: nạn
nhân của phi nhân. Thua trận, nhục nhã thật, nhưng thà
rằng thua, mà vẫn giữ được "con người"! Làm người lính
thiền, chắc chắn là hơn làm đao phủ thiền! Thi sĩ không
bao giờ là nạn nhân (J. Brodsky). Mỗi người lính, như
Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên, Khoa Hữu, Cao Thoại Châu,
Luân Hoán... là một nhà thơ, người lính
bảo vệ ngôn ngữ, và trong khi bảo vệ ngôn ngữ, chống lại
những điều dối trá, phi nhân, họ bảo vệ con người. Nhà
văn một kẻ sống sót, là vậy.
Note: Bài viết này, được viết, khi Gấu vưỡn còn
tí hy vọng vào lũ viết văn Bắc Kít, thí dụ
như Sến Cô Nương, và 1 số diễn đàn của chúng
ở hải ngoại.
Sau, thì thua!
Viết thì dở, mà 1 phần là do ít chịu đọc,
không nhập vô được dòng văn chương thế giới thứ văn chương
viết bằng tiếng Anh, của đám di dân.
Thứ nữa, rất quan trọng, là phần đạo hạnh quá tệ, không
có nổi 1 tên nhận ra cái tội lỗi của chúng,
như 1 Sebald của Đức.
Đấng này, đâu có mắc mớ gì đến tội ác
Nazi, vậy mà không làm sao sống nổi ở Đức. Viết, thì
viết 1 thứ tiếng Đức không thuộc dòng chủ lưu, độc giả Đức
cũng không đọc được, đúng cái ý của Steiner,
khi kết án ngôn ngữ Đức, trong bài “Phép Lạ Hổng”.
For let us keep one fact clearly in mind: the German language was not
innocent of the horrors of Nazism.
(Hãy minh bạch một điều: ngôn ngữ Đức không thơ
ngây vô tội trước những điều ghê gớm, tởm lợm của chủ
nghĩa Nazi.)
George Steiner, Phép Lạ Hổng (The Hollow Miracle)
Nếu như thế, thì, nói huỵch toẹt ra ở đây, tiếng
Bắc Kít, văn Bắc Kít, không thể “ngây thơ, vô
tội” trước tội ác Mậu Thân, Lò Cải Tạo…
Phép Lạ Hổng
Lần hải ngoại phát sốt lên,
vì Chuyện Kể Năm Hai Ngàn, được bộ lạc Cờ Lăng ngửi thấy mùi
tiền, bèn vồ liền, như sau này, với Đêm Giữa Ban Ngày,
với Đèn Cù, hay Bên Thắng Nhục, lũ này thính
mũi lắm, Gấu đã ngạc nhiên rồi, tại làm sao mà
chế độ độc ác như thế, lại đẻ ra được 1 tuyệt tác như thế,
đâu là cái đẹp, đâu là con thú?
Bèn đi 1 đường “phản biện”!
Đấng BNT, sau đó, giải thích về cái chuyện ông
được nhà nước cho đi tù, như là 1 chiến dịch pha lê
hóa xã hội Miền Bắc, những phần tử có vấn đề, như ông,
như đám bồi Tây, Việt Gian, hay Việt Nam QDD là phải
thịt hết, hoặc cho đi tù, nếu không làm sao có
chiến thắng đỉnh cao 30 Tháng Tư!
Cái Đẹp và Con Thú
For let us keep one
fact clearly in mind: the German language was not innocent of the horrors
of Nazism.
(Hãy minh bạch một điều: ngôn
ngữ Đức không thơ ngây vô tội trước những điều ghê
gớm, tởm lợm của chủ nghĩa Nazi.)
George Steiner, Phép Lạ Hổng
(The Hollow Miracle)
Khi viết Cái Đẹp và Con
Thú ở Miến Điện (tạp chí Điểm Sách New York, NYRB,
số ra ngày 25 tháng Năm, 2000), Timothy Garton Ash cho biết,
ông không thể viết tên những người mà ông
đã gặp, bởi làm như vậy là đưa họ vào tù.
Và bởi vì những nhà lãnh đạo đất nước này
có những cái tên như trong tiểu thuyết của Orwell: Bí
thư thứ Nhất, Bí thư thứ Nhì, thứ Ba… cho nên ông
đặt cho những nạn nhân, và những người ông đã từng
gặp gỡ bằng những "bí danh": U-1, U-2, Daw-1, Daw-2…
"U" và "Daw", tiếng Miến Điện,
tương tự như Ông (Mr.) và Bà (Mrs.).
Cẩn thận như vậy chưa
đủ: khi viết về họ, ông bỏ mọi chi tiết.
Bởi vì "nó
sẽ nói"
*
Nó sẽ nói.
Đoạn người tù
được tha trong Chuyện Kể Năm 2000, (trang 82, ấn bản của nhà xuất
bản Thời Mới, Canada):
"hắn ngồi nép vào một góc quán, tay ôm
cái bọc, nhìn trời, nhìn nắng và sốt ruột. Mặt
trời đã chếch chếch trên đầu cây đa Tân Trào
xa xa rồi."
Thì ra, khởi đầu là
Tân Trào, kết thúc cũng là Tân Trào.
Ash kể, tại những vùng quê
Miến Điện, người dân hỏi nhau, thế nào, bữa nay "ngón
tay" hay là "cái muỗng". "Ngón tay" có nghĩa
là bạn còn có cơm để mà dùng tay bốc,
"cái muỗng" là cháo loãng.
Bùi Ngọc Tấn thuộc dòng
Nguyên Hồng. Ông đã từng viết về nhà văn tiền
bối này. Một cách nào đó, CKN 2000 tiếp nối
Bỉ Vỏ, một khi ngôn ngữ, và cùng với nó, đời
sống, con người, xã hội… đã mất đi sự trong sáng, giản
dị, qua cách dùng thông thường, chính xác,
và đành dựa vào tiếng lóng để nói lên
sự thực. Cây đa Tân Trào là một tiếng lóng,
để chỉ một khởi đầu và một tận cùng: Cây đa Tân
Trào, đồng chí Giáp ra quân (Trần Dần).
*
"Tôi là một người ăn chay," U. 5 nói.
"Tôi ăn chay sau khi đi tù về. Ông biết không –
Tôi ân hận phải nói với ông về chuyện này
– Chúng tôi đã ăn chuột."
-Nhưng làm
sao nấu?
-Chúng tôi
chỉ phơi nắng cho khô, rồi cứ thế ăn sống.
Ash sững sờ chiêm
ngưỡng xứ sở thấm nhuần Phật giáo này. Ông thú
nhận, chưa từng thấy một xứ sở đẹp như thế, và một chế độ xấu xa
như vậy.
Theo ông, liên
hệ giữa cái đẹp và con thú không đơn giản. Thật
quá dễ dàng khi cho rằng, mặc dù thể chế chính
trị, xứ sở này vẫn đẹp. Bởi vì đây là cái
đẹp của một thế giới già nua, như là hậu quả của cách
biệt, của suy thoái kinh tế (Miến Điện trước đây được coi là
thúng gạo của Ấn Độ; bây giờ, chén thuốc phiện của thế
giới). Của thể chế chính trị tồi tệ. Đây là một "diễm
xưa" (the beauty of backwardness). Vẫn một diễm xưa xót xa như vậy,
khi bạn du lịch vùng Đông Âu, trước đây sống dưới
chế độ Cộng Sản. Ông gọi nó là nghịch lý về bảo
thủ cách mạng (the paradox of revolutionary conservation).
Tuy nhiên, hậu
quả trên là một ấn bản hư ruỗng, của cái cũ, thời còn
thực dân. (Chúng ta hiểu tại sao một vài nhà
cách mạng cựu trào Việt Nam năn nỉ Đảng cho được tự do ra
báo tư như hồi còn mồ ma thực dân Pháp). Miến
Điện vẫn đẹp một cách lười biếng, uể oải như trong tác phẩm
của Rudyard Kipling. Nhưng thê thảm hơn, còn một thực tại tồi
tệ, do nghèo đói, suy dinh dưỡng, hữu sinh vô dưỡng,
cộng thêm trận dịch cuối thiên niên kỷ: AIDS và
ma túy.
Vượt lên trên
tất cả là Cái Đẹp viết hoa: Aung San Suu Kyi.
"Daw Suu", với những
người bạn thân. "Phu nhân" (The Lady), với người dân Miến
Điện.
*
Tương phản với tiếng lóng (bẩm: tố giác bạn tù;
yểm: giấu; khợp: ăn; nhà mét: nhà xí…) trong
cõi âm u trại tù, là cái đẹp của vùng
núi đồi thượng du Bắc Việt: "Năm đó cũng mưa dầm ghê
gớm. Mưa bụi, thứ mưa mịn màng trắng rừng, trắng núi, mịt mờ
nổi trôi, bồng bềnh tiền sử… thứ mưa trắng những đồi trẩu trên
đường bọn hắn đi từ trại đến chỗ làm và ngược lại." (Nguyên
Hồng, tác giả Bỉ Vỏ cũng đã từng dời đổi đời mình lên
vùng Yên Thế, để viết về Đề Thám). Ngôn ngữ trong
CKN 2000 là một ngôn ngữ trong sáng, cho dù đầy
tiếng lóng, cho dù là để viết về những hoàn cảnh
bi thương trong trại tù, cũng như khi được trở về đời. Chính
đây là điểm khác biệt của tác phẩm, gây
thắc mắc cho người đọc.
Nhiều người ngạc nhiên,
tại sao trong nước cho xuất bản CKN 2000, cho dù sau đó ra
lệnh đàn áp huỷ diệt. Có người coi đây là
dấu hiệu đáng mừng, chế độ đã có thay đổi, ít
ra như ở nhà xuất bản Thanh Niên, thuộc Thành Đoàn.
Theo tôi, chính
hành động cấm đoán sau đó mới đáng ngạc nhiên.
So với tác
phẩm của một số nhà văn đã từng tin tưởng vào chế độ,
và bây giờ không thể ca ngợi nó, dù hết
sức muốn ca ngợi; và đành "kể tỉnh bơ" những sự kiện xẩy ra
trong xã hội, thí dụ như một Nguyễn Khải, với nhân vật
tên Hiền, chỉ cần biết một Hà Nội nhầy nhụa, đen đúa;
hay những "tác phẩm" thuộc loại "vụ án" đầy rẫy trên
những tờ báo công an thành phố hay tỉnh huyện… CKN 2000
viết về một nhà văn tuy đi tù nhưng vẫn đầy ắp niềm tin vào
Đảng, vào lý tưởng Cộng sản. Tác giả viết tác
phẩm dòng dã trong nhiều năm, như ở trang cuối cho thấy: bắt
đầu viết tháng Sáu-1990, xong tối thứ bảy 30-11-1991, xem lại
lần cuối 8-1998. Từ "xong" tới "xem lại lần cuối" là 7 năm. Ông
bị bắt đi tù năm 1967, ở tù 5 năm. Chúng ta tự hỏi,
có bao nhiêu bản nháp, sau khi được tác giả viết
đi viết lại, sau khi bị công an tịch thu nhiều lần. Nó xuất
hiện sau những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,
Dương Thu Hương. Với một ngôn ngữ khác hẳn. Nếu tác phẩm
CKN 2000 xuất hiện ngay sau thời gian ra tù một ít lâu,
liệu nó có thứ ngôn ngữ "tươi sáng" đó
không? Những nhân vật "chính diện" của Bùi Ngọc
Tấn đều quá đẹp, quá lý tưởng, khiến chúng ta
không thể hiểu nổi: tại sao lại có những con người đẹp dến như
thế, trong một xã hội hư ruỗng đến mức như vậy? Phải chăng đây
là "thủ pháp" của Bùi Ngọc Tấn, để cho tác phẩm
được xuất bản? Hay "nói theo" Ash: không giản dị như vậy khi
cho rằng, mặc dù chế độ toàn trị, (văn chương) xứ sở này
vẫn đẹp? Nghịch lý về bảo thủ cách mạng?
Nếu phải so sánh
với Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên: Cái đẹp
trong Đêm Giữa Ban Ngày là một cái đẹp giả, hay
cái đẹp không tưởng của văn chương. "Đi tù với một bông
hồng" là tên một bài viết của Đỗ Quang Nghĩa, về một
hình ảnh trong tác phẩm của Vũ Thư Hiên; theo tác
giả cuốn sách, đây là một kỷ niệm có thực, một
bông hồng có thực nhưng qua đó, người ta có thể
nhận ra "chân diện" của Vũ Thư Hiên: ông mê một cái
đẹp không dính gì đến cõi đời ô trọc. Nên
nhớ, bông hồng ở đây còn làm người đọc liên
tưởng tới tác phẩm Bông Hồng Vàng của nhà văn
Nga Konstantin Paustovsky, mà Vũ Thư Hiên đã từng dịch.
Ai đã từng đọc nhà văn Nga này, chắc đều nhận ra, thế
giới văn chương của ông là một thế giới ảo, với cái đẹp
lãng mạn, lý tưởng. Nhân vật chính trong Đêm
Giữa Ban Ngày khi vào tù, lúc nào cũng
khư khư ôm lấy bông hồng, lúc nào cũng cảnh giác,
sợ ăng ten, sợ dính dơ, từ những người tù, từ đám cán
bộ. Đâu có giống với những nhân vật chỉ thấy thoải mái
khi ở tù cùng với những bạn bè như một Già Đô,
thân nhân là một người vợ ngoại quốc ở Pháp; như
một Lê Bá Di, hoàn toàn sống bằng trại tù,
không hề có thân nhân thăm nuôi… Nếu có
một nét đẹp chung ở cả hai cuốn, đó vẫn là cái
đẹp văn chương. Ở đây chúng ta mới thấy nỗi đau của nhà
thơ Đức, Holderlin: "Tại sao thi sĩ, trong một thời đại khốn khổ như thế
này? (Pourquoi des poètes en temps de détresse?)" Nỗi
đau của thi sĩ dẫn tới khẳng định của triết gia: Không có thơ
sau Auschwitz (Adorno). Nói rõ hơn: Sau Auschwitz mà
còn làm thơ thì thật là dã man!
[Heidegger, trong
bài viết "Tại sao thi sĩ" (trong Holzwege, Những Con Đường Chẳng Đưa
Tới Đâu), cho rằng thời đại (temps) ở đây, là thời đại
có chúng ta ở trong đó. Sự xuất hiện, rồi hy sinh của
Đấng Ky Tô (Christ) có nghĩa, với nhà thơ Holderlin:
chấm dứt ngày của những vị thần – la fin du jour des dieux. Từ đó,
thời đại được xác định bằng sự bỏ đi của thần thánh, khiếm
thần (défaut de dieu). Thời đại đêm tối, thời đại khốn khổ khốn
nạn. Nhà thơ viết thêm: "Nhưng ở đâu có hiểm nguy,
ở đó có cứu rỗi. (Mais où est le péril, là/Croit
aussi ce qui sauve).]
Đây là
một tác phẩm văn chương trác tuyệt, như nhận xét của
một tác giả. Lạ nhất, khó hiểu nhất, chính là
từ "trác tuyệt". Với Đêm Giữa Ban Ngày, người đọc hải
ngoại tá hoả vì những phát giác ghê tởm,
về một ông Hồ và bà vợ của ông, về một Trần Quốc
Hoàn… nên quên đi vẻ đẹp của một bông hồng khư
khư cầm trong tay… Người đọc khóc cho những thân phận tù
đầy, ra khỏi tù chỉ mong được trở lại, nên quên đi những
dòng thơ cách mạng trác tuyệt ở trong CKN 2000. Nghịch
lý là ở chỗ đó: đâu là cái đẹp,
đâu là con vật? Người đọc có thể chịu đựng được những
chi tiết độc, ác, những sự kiện tàn nhẫn trong văn Nguyễn Huy
Thiệp; người đọc có thể thông cảm với giọng đanh đá,
thái độ "dù có rũ bụi tôi cũng không dám
làm quen", và khẳng định, "thế hệ tôi quả không
uống giọt sữa nào, bút không chấm giọt mực nào
của tiền chiến" của Phạm Thị Hoài. Người đọc trân trọng một
giọng nói tuy mệt mỏi nhưng không chịu bị bẻ gẫy của một vầng
trăng goá, như trong một truyện ngắn của Lê Minh Hà;
nhưng giọng văn đầy ắp yêu thương, quá khỏe mạnh, đầy niềm tin
vào con người, ở CKN 2000, làm người đọc khựng lại: liệu vẫn
có thơ, sau (trại tù) Tân Trào? Liệu vẫn có
thơ sau những vần thơ, mà "cũng như hắn, Phương thích mấy câu
thơ của Maia:
Tôi sẽ giơ cao tờ chứng minh thư Đảng
Là toàn tập thơ bônsêvích
tôi làm"?
(CKN 2000, trang 106)
Mayakovsky , nhà
thơ, nhà tiên phong, người cổ võ lớn lao nhất cho chế
độ mới tại Nga, đã tự sát bằng súng vào năm
1930. Lẽ dĩ nhiên, những ông thần Đỏ đã làm ông
thất vọng, nhưng "có thể", ông nhận ra, cái phần trách
nhiệm của ông, từ những vần thơ "hắn và Phương thích"
ở trên. Như Kundera chỉ ra, cách mạng Nga cần cả hai: nhà
thơ Maia và trùm mật vụ Dzherzhinsky (xin xem bài "Mùa
Thu, những di dân", đã đăng trên VHNT). Theo ông,
đây là thời đại mà nhà thơ ngự trị cùng
với đao phủ. Kundera nhớ lại những năm tháng sống dưới ánh
sáng cách mạng tại xứ sở quê hương (Tiệp khắc, 1948),
ông đã nhận ra sự mù lòa trữ tình và
vai trò cao cả của nó (the eminent role played by lyrical blindness).
Những "giơ cao thẻ Đảng-bài thơ," "mặt trời chân lý chiếu
qua tim"… là không thể thiếu trong thế giới toàn trị.
"Tự thân, thế giới đó không là ngục tù,
gulag. Nó là nhà tù khi trên tường nhà
giam dán đầy thơ, và mọi người nhẩy múa trước những
bài thơ đó" (Kundera, Những Di Chúc Bị Phản Bội) . Cây
đa Tân Trào (biểu tượng cách mạng Mùa Thu) biến
thành trại tù là vậy. Những cô trung sĩ béo,
quân phục chật căng sẽ đọc gì cho bớt béo, cho bớt buồn
những khi nhớ nhà, những khi rảnh rang không phải chăm sóc
tù; nhà quản giáo ham học Thanh Vân sẽ đọc gì,
nếu thiếu những vần thơ Maia, những dòng văn đẹp như mơ của "hắn":
"Những giờ phút
trí tuệ thăng hoa. Những đêm khuya, như một con ngựa kéo
cày, đánh vật với ngôn ngữ. Và những chuyến ra
khơi mê hoặc. Sóng cứ to lên mãi. Nước cứ xanh
lên mãi. Biển đó. Lòa nắng…. Hắn lắp bắp như người
nghẹn thở:
-Quyển sách
của tôi.
Cô trung sĩ
nhìn giấy tờ của hắn. Rồi lại nhìn tên hắn in trên
bìa sách."
(CKN 2000, trang 80).
"Vâng, vẫn có
thơ sau (lò thiêu) Auschwitz. Thí dụ như thơ của Paul
Celan. "Nhưng sau cùng, tổn thất mới ghê gớm làm sao.
Celan tự tử. Primo Levi tự tử… mãi sau đó. Như thể, đã
xong nhiệm vụ làm nhân chứng, đâu còn ý
nghĩa gì cho đời mình." (Phỏng vấn Steiner, đã đăng trên
VHNT). Nhà thơ Đức gốc Do Thái, Paul Celan, tác giả
Bông Hồng Của Không Ai , sau cùng trầm mình dưới
sông Seine. Trên bàn viết của ông, là tiểu
sử Holderlin, mà nhà thơ gạch dưới một câu: "Đôi
khi thiên tài này bỗng trở nên âm u, và
chìm vào cái giếng chua cay, là trái
tim của mình." (xin xem bài viết về Celan, đã đăng
trên VHNT).
Cai tù khư
khư ôm một cuốn sách giáo khoa, đọc những tác
phẩm văn học. Khi không cho người tù gặp thân nhân,
cũng là nhân danh cách mạng, vì lý tưởng
"thép đã tôi thế đấy". Chi tiết người tù trước
ngày được tha, thấy tác phẩm của mình đang được mấy
anh chị, ông quản giáo nâng niu, như trích dẫn
ở trên, "trác tuyệt" hết chỗ nói! Thái độ của
nhà văn-người tù cũng "chắc nịch": "Đối thoại làm sao
được với ông Thanh Vân. Mỗi người một mặt bằng khác nhau.
Làm sao có thể hiểu tiếng nói của nhau… Hẳn ông
xuất thân từ một gia đình cốt cán ở nông thôn,
được số phận nuông chiều, khi bé đi chăn trâu cắt cỏ.
Lớn lên đi học, rồi đi công tác thoát ly, vào
đây làm quản giáo." Nhưng cũng chính ông
Thanh Vân là người đã chọn tác phẩm của "hắn"
cho các cô trung sĩ trong văn phòng quản trại (… cô
quá béo. Hàng cúc áo quân phục chật
căng, tóc xõa xuống vai mềm mại. Hắn cảm thấy cô xinh
đẹp, uyển chuyển nữa. Hãy thông cảm với hắn. Hắn là người
có thẩm mỹ…. Cô trung sĩ béo tin tưởng:
-Truyện Thanh Vân
chọn thì nhất rồi.")
(CKN 2000, trang 78,
79, 81).
Điều gì phân
biệt giữa nhà văn-người tù (có thể cũng cùng
thành phần cốt cán – tác giả Bùi Ngọc Tấn đã
thoát ly rất sớm, và là một trong những người trở về
từ chiến khu, tiếp thu Hà Nội), với một người như ông Thanh
Vân? Điều gì làm cho ông Thanh Vân "chắc
nịch" khi tuyên bố: Anh lại Nhân Văn Giai Phẩm chứ gì?
Phải chăng chính nhờ "văn chương" mà một người như "hắn" được
cứu vớt? Nhưng văn nào, thơ nào? Những vần thơ Maia, hay giọng
văn độc ác của Nguyễn Huy Thiệp, hay một "Thiên Đường Mù"
của Dương Thu Hương? Hay những dòng văn ướt đẫm thơ, như trên?
Văn nào, thơ
nào? Đây là một câu hỏi "sinh tử", sau lời cảnh
cáo của Adorno như trên. Hay của Walter Benjamin: mọi tài
liệu về văn minh là một tài liệu về dã man; ở nền một
tác phẩm lớn là một đống man rợ. Liệu có thơ sau Tân
Trào?
Trong bài phỏng
vấn, Thơ Giữa Chiến Tranh và Trại Tù (đã đăng trên
VHNT), nhà thơ Thanh Tâm Tuyền cho rằng: "làm thơ trong
trại cải tạo, đó cũng là trở về với thơ ca bình dân.
Chế độ lao động trong trại, đó là một ngày căng thẳng
tám tiếng, không có ngày nghỉ cuối tuần; mỗi
tù nhân có riêng một vũ trụ: một chiếc chiếu;
chừng năm, sáu chục tù trên dưới hai lớp, gói
gọn trong tấm "toan" trên trăm tù. Viết là một xa xỉ:
chỗ ngồi, thời gian viết. Với nhịp tù hối hả như vậy, cái lạnh,
cái đói… ai dám nghĩ đến sáng tạo? Ngay cả thiên
tài, hay một sức mạnh siêu nhiên cũng không thể
vượt qua những "trói buộc" này."
"Tuy nhiên người
Việt nói, "làm thơ", không ai nói "viết thơ".
Như vậy, người ta có thể làm thơ bất cứ ở đâu ("Thơ ở
đâu xa" là tựa đề tập thơ của thi sĩ, sau khi ra tù),
trong bất cứ vị trí nào: đi, đứng, nằm, ngồi, thức. Thơ gặp
anh không cần hò hẹn, không định rõ ngày
giờ… Nó chỉ yêu cầu bạn: hãy giữ tiếng nói chơn
chất của mình. Tiếng nói này, sau đó, sẽ quyết
định cuộc đời của riêng nó".
Những kinh nghiệm
làm thơ trong trại tù của thi sĩ làm chúng ta
hiểu được, sự khác biệt giữa những dòng thơ của chính
Thanh Tâm Tuyền, trước và sau trại tù; giữa "đỉnh cao"
của thơ tự do "khi còn tự do", như trong "Liên Đêm Mặt
Trời Tìm Thấy", và của "thơ ở trong tù" như trong "Thơ
Ở Đâu Xa" : nhà thơ hết còn là một vị phù
thuỷ của chữ nghĩa, giản dị chỉ là một tiếng nói chơn chất:
"Trong tôi còn
lại chi? Gia đình, bạn bè. Những bài thơ, chắc chắn
rồi, đã được đọc, được ghi thầm. Đúng một lúc nào
đó, ký ức nhanh chóng bật dậy, đọc, cho mình
tôi, những bài thơ. Luôn luôn, ở đó, bạn
sẽ gặp những tia sáng lạ. Thời gian của điêu tàn làm
mạnh thơ ca… cõi thơ êm đềm ngự trị bên trên sự
bình thản của vũ trụ."
Có những tia
sáng lạ, nhưng làm sao có sự "chói lòa"!
Làm sao có "lắp bắp đến nghẹn thở"!
Sự tương phản càng
nổi bật, khi so sánh những dòng thơ của một "ngục sĩ" Nguyễn
Chí Thiện – mộc mạc, chơn chất - với những dòng thơ của một
sĩ quan cải tạo như Nguyễn Xuân Thiệp trong "Tôi Cùng
Gió Mùa". Như "hắn" và ông Thanh Vân, ‘mỗi
người một mặt bằng khác nhau’, số phận của Nguyễn Chí Thiện
nghiệt ngã hơn nhiều: ông từ chối những chói lòa
của thơ văn cách mạng, từ chối làm cai tù, chấp nhận
làm ngục sĩ liên miên. Ông đâu biết trút
nỗi đau của ông vào đâu, nên đành cứ nhè
ông Hồ mà "vạc", nhè chế độ mà "chửi", rồi quăng
vào tòa đại sứ, hy vọng những lời chửi của ông vọng tới
thế giới bên ngoài. "Tã trắng thắng cờ hồng", một ẩn
dụ thơ như thế là từ đời sống mà ra. Hy vọng "tã trắng
thắng cờ hồng" của ông, là trông vào một Miền Nam
ông chưa từng biết tới. Hãy nhớ lại nỗi đau của ông, khi
nghe tin Miền Nam thất trận.
Còn những dòng
thơ nhẹ nhàng, thanh thoát của Nguyễn Xuân Thiệp, là
do đằng sau ông có cả một đồng đội, cả một chân lý,
lẽ phải, chính nghĩa mà chỉ khi vào tù ông
mới có được. (Hãy nhớ lại giấc mơ của "nhân loại", khi
Cộng Sản Miền Bắc còn che giấu được mục đích chiếm đoạt Miền
Nam, bằng cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước, thống
nhất hai miền: Mơ sáng ngủ dậy, thấy biến thành người Việt!)
Văn nào, thơ
nào? Ngay cả những dòng thơ của Paul Celan mà còn
bị lạm dụng. Nhưng đây không phải lỗi của ông, như nhà
thơ Auden đã từng nói: "Không một thi sĩ nào
có thể ngăn cấm, thơ của mình bị người đời sử dụng như là
một trò phù thuỷ." Bài thơ "Điệu Tango của Thần Chết"
của Celan, sau chiến tranh, đã đem đến cho người Đức một niềm khuây
khỏa lớn lao, kỳ diệu, chẳng thua gì câu chuyện "khôi
hài đen", một nghệ thuật lớn vốn thịnh hành cùng lúc
đó: "Người Đức sẽ chẳng bao giờ có thể tha thứ cho người Do
Thái về Auschwitz!". Chính vì thế, mà Adorno
cảnh cáo tiếp: Hãy coi chừng! Ngay cả nỗi đau lớn, khi được
đưa vào thành tứ thơ, khổ thơ, phổ thành vần thành
điệu, thì vẫn làm cho hiện tượng kia có thêm sự
huyền nhiệm, về một điều có thể chấp nhận được – a mystery of acceptability
– (Phỏng vấn G. Steiner). Đây cũng là lý do tại sao những
vần thơ mộc mạc của Nguyễn Chí Thiện vẫn chuyển tải được Cơn Kinh
Hoàng của thế kỷ: nó vẫn còn đúng với thực tại
Việt Nam:
Còn Đảng là
còn Khổ,
Hết Đảng là
có Phở!
Nguyễn Tiến Văn, trong
bài viết Kể Chuyện Cho Năm 2000 (đã đăng trên VHNT),
nhận xét về văn phong của Bùi Ngọc Tấn: "… cách hành
văn như thế là đã có đổi mới. Sự đổi mới này
chủ yếu nằm ở cấu trúc câu văn không phải thuần lý;
cũng không bị ép vào trong một khuôn ngữ pháp
để cho mỗi câu văn là một đơn vị hoàn chỉnh, phân
tích được theo một diễn tiến đường thẳng. Cấu trúc ở đây
là cấu trúc mạng: câu này và câu
kia hô ứng với nhau và cuốn cả người nghe vào đó".
Gilles Deleuze trích dẫn Marcel Proust: "Cách độc nhất để
chống đỡ cho ngôn ngữ, là tấn công nó… Mỗi nhà
văn bắt buộc phải cấu tạo ra ngôn ngữ của riêng mình"
("The only way to defend language is to attack it…. Every writer is obliged
to create his or her own language." Gilles Deleuze, Critique et Clinique,
bản dịch tiếng Anh của Daniel W. Smith và Michael A. Greco, nhà
xb Đại học Minnesota, 1997). Nguyễn Tiến Văn cho rằng Bùi Ngọc Tấn
đã trở lại với truyền thống kể chuyện trong văn học truyền miệng.
Bằng cách trở
lại với văn học truyền miệng, liệu có thể coi CKN 2000 là
một "tấn công ngôn ngữ", thứ ngôn ngữ "không ngây
thơ vô tội", trước trại tù Tân Trào? Liệu có
thể coi CKN 2000 là một "cứu rỗi" cho ngôn ngữ, tiếng Việt
của một miền đất, sau khi nó đã bị trầm luân vì
những lời dối trá, về một ngày mai ca hát?
Nguyễn
Quốc Trụ.
Viết
mỗi ngày
Bên Da Màu,
trong bài “lại nói chuyện về thơ” của
cây viết Phan Xuân Sinh có đoạn:
... Phạm Duy có gặp một
số anh em văn nghệ tại Boston, trong cuộc
gặp gỡ nầy có người hỏi Phạm Duy là:
“Anh phổ nhạc thơ của nhiều thi sĩ, có hai thi
sĩ lớn như Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy
Yên. Sao anh không phổ thơ của họ?” Phạm Duy
trả lời: “Hai ông nầy thơ hay thật, thế nhưng thơ của
hai ông lý trí quá khó phổ
thành nhạc được.” Nói thế để chúng ta
biết rằng thơ hay chưa chắc làm rung cảm được người đọc...
Source
PD phán
như thế, theo tôi, là đúng,
thực, theo suy nghĩ của ông, chứ không nhằm
che đậy gì hết. Nhạc PD thiên về tình
cảm, thứ tình cảm tục lụy, hệ lụy, [hệ lụy, thí
dụ, giai thoại ăn chè Nhà Bè, nhờ
đó mà dân Mít được thưởng thức bản
nhạc phổ thơ MDHT], không phải thứ tình cảm thanh
cao như trong thơ TTT, hay TTY. Ðây là do
cái tạng của ông, và có thể cũng là
do yêu cầu của đa số quần chúng thưởng thức nhạc.
Những bài thơ phổ nhạc của TTT, TTY không có
nhiều thính giả, những nhạc sĩ phổ thơ của TTT, là
bạn thân ngoài đời của ông, họ hiểu ông,
thơ của ông, cho nên phổ nhạc thơ của ông.
PD đâu có thuộc
cái giới đó.
Ðẩy đến cực điểm, thơ phổ
nhạc của TTT hay của TTY muốn nhắm tới cái
gọi là không còn chủ âm
trong nhạc, hay tới thứ âm nhạc không
cần lời.
Vấn đề
này lớn quá, chỉ nêu ra đây,
như là 1 đề xuất, đặt viên gạch, rồi
tính sau.
... đặt viên
gạch, rồi tính sau.
Sách
& Báo
Mới
Bài
viết, về con Raccoon, Granta, 142, Winter 2018, Animalia
ROCKY RACCOON
DBC PIERRE
The mask
said everything. This was a thief. A schemer and a thief. Rocky Raccoon.
He arrived from Los Angeles in a small wooden box when he was three
weeks old. A corner of the box was broken open and the tip of his snout
stuck out, trying to get a sense of things. He looked like a drowned
rat when I got him home and set him free. I felt sorry for him because
everything was bewildering. He soon gave up running around the house
and curled up beside me on the sofa. He deeply slept and figured things
out. Rocky grew into a fine raccoon. He was also quite decadent. He had
to be woken in the mornings, he would sleep sprawled on his back like a
beer drinker. His ears would literally slide down the side of his head when
he slept. When you woke him and he figured out who he was, he would hurriedly
arrange his ears back over his head like a lady whose wig had slipped at
the vicar's. Get his eyeholes back over his eyes. Raccoons don't seem
very attached to their skins. They cab. turn inside them like romper suits,
spin round in a flash and bite. Rocky didn't bite, but he could spin in
his skin.
His favorite thing was orange cake. It was also my father's
favorite thing. Rocky used to mount daring and ingenious raids on the
orange cake, which was subject to maximum security. I've seen Rocky
clung to the back of my father's armchair, pressed flat waiting for cake
to arrive in order to ambush it. He could whip away whole chunks from
my father's opening mouth and run off laughing.
He also loved water. He had to thoroughly wash all his food.
We sometimes got him back for his crimes by giving him sugar cubes
and watching them wash away.
He got us back by discovering that toilets are waterfalls.
Our house was fed by tanks on the roof. We once arrived home to find
there was no water in the house. I could hear the toilet lever being
pulled in the farthest bathroom down the hall. Rocky had spent the
evening standing on the seat, flushing, then jumping into the bowl
to cavort.
That was Rocky. An intelligent wild animal. A thief, a child,
a friend+
DBC PIERRE
was raised in Mexico and became a visual artist before turning his
hand to writing. His first novel, Vernon God Little, won the 2003 Man
Booker Prize. At work on a fourth novel, he divides his time between the
UK and Ireland.
Picture:
Playboy, March/April 2018
The Mit version
will be very soon.
Style, Isaak
Babel claimed, is "an army of words, an army in which all types
of weapon are on the move.
No iron spike can pierce the human heart as icily as
a full stop deployed at the right moment".
Bà vợ thứ
nhất rời bỏ Babel, rời bỏ Nga khi ông vừa kết thúc
Kỵ binh Đỏ. Bà tuyên bố, như một nghệ sĩ, bà bị
nghẹt thở dưới chế độ mới. Nhưng bà cũng quá suy sụp,
vì chồng bà có một người đàn bà
khác, một nữ nghệ sĩ đẹp. Không phải một mà nhiều
người…
Một trong những
nhân tình của Babel, theo như giai thoại trong giới giang hồ,
là vợ của ông Trùm KGB.
Nói về văn phong, câu của Babel, quá
bảnh, không thua gì câu của Cioran, “tôi
mơ 1 thế giới, ở đó, người ta có thể chết, chỉ vì
1 cái dấu phảy”. Nhưng câu phán bảnh nhất, vào
cuối đời, Gấu ngộ ra được, là của Kafka, có vẻ như chẳng
mắc mớ gì đến văn phong, và kỳ cục làm sao, chính
là câu thật cũ mèm, “văn tức là người”.
Nhưng “người” ở đây, phải hiểu theo ý của
Kafka:
Trong cuộc đấu
sinh tử tay đôi giữa bạn và thế giới, hãy ở bên
thế giới.
In the duel between
you and the world, back the world.
Kafka
Câu của Brodsky,
phải được hiểu theo ý đó: Mỹ là Mẹ của Đạo Hạnh.
Cái Đẹp sẽ cứu chuộc thế giới, là cũng ý
đó.
Nói ngắn
gọn, tâm địa của bạn như kít, thì không
làm sao viết văn hay được.
Và cái thứ văn hay nhất này, thì
quái làm sao, đếch cần đến văn phong, “viết như không
viết”, là đạt tới đỉnh của văn phong!
Borges cũng nghĩ như thế. Ông cho biết, truyện ngắn
của ông, truyện nào cũng dính tí kít,
theo nghĩa của từ “trick”, chỉ có mỗi 1 truyện, ông đếch
sử dụng đến ngón nghề, trick, là cái truyện The
Intruder, và truyện này đúng là câu
chuyện cuộc chiến Mít, hai anh em cùng yêu 1 cô
gái, và 1 trong hai, giết cô gái, vì
chỉ mỗi cách đó, là cả hai cùng giữ cô
hoài hoài- quên hoài hoài thì
cũng thế - One
thing does not exist: Oblivion. Borges, Everness
Intruder đã được dịch ra tiếng Mít,
và là Những Ngày Ở Sài Gòn
của tên khốn kiếp Sơ Dạ Hương!
[Aleph, là truyện ngắn Borges viết để tặng người
yêu của ông, còn Những Ngày Ở Sài
Gòn của Gấu, thì là để tặng BHD và
Sài Gòn]
Borges on Borges
Jorge Luis Borges
[The Royal Society of Arts, London 5 Oct 1983]
ON 'THE INTRUDER'
It was a brutal story, I'm sorry to say, but it was meant
to be brutal. It shows the contempt men have for women in my country
and in South America generally. It's a story about machismo, which
I thoroughly dislike. It's a very simple story, but I didn't know
how to end it. I was dictating it to my mother (I was already blind)
and I came to the point where the elder brother has to tell the younger
that he has killed the girl. And then I said to my mother, 'The fate of
the story depends on the words he says. Try and help me.' She was taking
down the story, she didn't like it, and she said, 'Let me think.' And then
she said in a quite different voice, 'I know what he said.' It was as
if he had actually said it, but of course it was merely fiction. And then
1 said, 'Well, write it down.' And then she wrote down, 'A trabajar, hermano.
Esta manana la mate. To work, brother, this morning I killed her.' She
found the right words, but she didn't like the story; however, at that
moment she believed in the story. And then she made me promise never to
write about people like that again; she found them utterly uninteresting
and repugnant. 'Don't keep on writing about knives and knife duels,' she
said; 'I'm sick and tired of it all.' She had found her way inside the story
and I hadn't really. She knew far better about the story than I did, since
she found the right words and the right intonation and the right cadence
to the words.
Note: Trong những truyện ngắn của Borges, câu chuyện
“Kẻ Lén Lút Xâm Nhập”, lạ nhất, có thể
nói, và có lần, Gấu, chắc cũng THNM, nên
coi cô gái - bị hai anh em cùng yêu, và
1 tên bèn giết cô gái – là văn chương
Ngụy trước 1975, và sở dĩ thằng anh ruột làm thịt cô
gái, để cả hai anh em sau đó, cùng có chung 1
bổn phận, quên nàng!
Trên đây, là những dòng, của
chính Borges, viết về truyện ngắn đó. Ông kể là,
lúc đó, ông đã mù, và đọc
nó cho bà cụ thân sinh, Bả cũng không thích,
và sau đó, cấm ông con trai đừng bao giờ viết truyện
như thế nữa. Vargas Llosa cũng chê Borges, ưa viết truyện có
tí dao găm, có tí máu.
Borges:
The Intruder
Trong bài viết về
Borges, Hổ trong gương, “Tigers in the mirror”, trên The New
Yorker, sau in trong “Steiner at The New Yorker”, Steiner có
nhắc tới 1 truyện ngắn của Borges, mới được dịch qua tiếng Anh, The Intruder.
Truyện này hoành dương, illustrate, tư tưởng hiện tại của
Borges.
Tò mò, Gấu kiếm
trong “thư khố” của Gấu, về ông, không có. Lên
net, có, nhưng chỉ cho đọc, không làm sao chôm:
“The Intruder”, câu chuyện hai anh em chia nhau, một phụ nữ
trẻ. Một trong họ, giết cô gái để cho tình anh
em lại được trọn vẹn. Vì chỉ có cách đó
mà hai em mới cùng san sẻ một cam kết mới: “bổn phận quên
nàng”.
Borges coi nó như là
1 vi-nhét - bức họa nhỏ, dùng để trang trí
- cho những những câu chuyện đầu tay của Kipling. “Kẻ lén
vô nhà, The Intruder”, quả là 1 chuyện nhỏ, nhẹ,
nhưng không 1 tì vết và cảm động một cách
lạ thường. Lần đầu đọc, trên net, Gấu mơ hồ nghĩ đến BHD,
tượng trưng cho thứ văn học của Gấu, hay rộng ra, của cả Miền Nam đúng
hơn, được cả hai thằng, anh Bắc Kít và em Nam Kít,
cùng mê, và 1 thằng đã "làm thịt em"
để cả hai cùng có bổn phận, quên nàng:
Như thể, sau khi Gấu lang
thang xứ người, lưu vong nơi Xứ Lạnh, một bữa trở về Xề Gòn,
và thấy Những Ngày Ở Sài Gòn, nằm trên
bàn!
"The Intruder," a very short
story recently translated into English, illustrates Borges's present
ideal. Two brothers share a young woman. One of them kills her so
that their fraternity may again be whole. They now share a new bond:
"the obligation to forget her."
Borges himself compares this
vignette to Kipling's first tales. "The Intruder" is a slight thing,
but flawless and strangely moving. It is as if Borges, after his rare
voyage through languages, cultures, mythologies, had come home and found
the Aleph in the next patio.
Steiner cho rằng cái
sự nổi tiếng của Borges làm khổ dúm độc giả ít ỏi, như
là 1 sự mất mát riêng tư.
Và theo ông, nó bắt đầu, cùng
với sự kiện, cả hai đấng rất ư được người đời ít biết đến,
và đọc được họ, là Beckett và Borges, khi hai đấng
này chia nhau giải thưởng Formentor Prize, vào năm 1961.
Năm sau, cuốn Mê Cung và
Giả Tưởng của Borges có bản tiếng
Anh.
Vinh danh rớt xuống, như mưa:
Honors rained.
Vào cái tuổi già
chín rục, Borges tếu táo, tôi bắt đầu nghi,
rằng thì là bi giờ cả thế giới biết tới mình!
Quả là 1 ngạc nhiên, bởi là vì
vào năm 1932, cỡ đó, tôi có cho xb 1 cuốn sách, và cuối năm,
tôi khám phá ra, chỉ bán được có
37 cuốn!
Beckett thì cũng rứa!
Gấu nhớ là 1 tay xb từ chối ông, sau quá ân
hận.
TTT cũng thế.
May sau đó, nhờ Nguyễn
Đình Vượng, đổ mớ sách ra hè đường Xề Gòn,
nhờ thế cuốn sách tái sinh, từ tro than, từ bụi đường!
Khủng nhất, là, ông già NDV như tiên
đoán ra được số phận của cả 1 nền văn chương của cả 1 Miền
Nam, sau đó, sau 1975!
Gấu là thằng may nhất,
nếu không có cú bán xon của NDT, Gấu
không làm sao được đọc Bếp Lửa!
The Intruder
Note: GCC kiếm thấy The Intruder, trong cuốn Borges A Reader, mua xôn, từ đời
nào. Bèn post ở đây, và sẽ dịch sau.
Borges coi nó như là
1 vi-nhét - bức họa nhỏ, dùng để trang trí
- cho những những câu chuyện đầu tay của Kipling. “Kẻ lén
vô nhà, The Intruder”, quả là 1 chuyện nhỏ, nhẹ,
nhưng không 1 tì vết và cảm động một cách
lạ thường.
Lần đầu đọc, trên net,
Gấu mơ hồ nghĩ đến BHD, tượng trưng cho thứ văn học của Gấu, hay
rộng ra, của cả Miền Nam đúng hơn, được cả hai thằng, anh Bắc
Kít và em Nam Kít, cùng mê, và
1 thằng đã "làm thịt em" để cả hai cùng có
bổn phận, quên nàng:
Như
thể, sau khi Gấu lang thang xứ người, lưu vong nơi Xứ Lạnh, một bữa
trở về Xề Gòn, và thấy "Những Ngày Ở Sài
Gòn", nằm trên bàn! (1)
THE INTRUDER
2 Samuel 1:26
[JLB 98]
They claim (improbably) that
the story was told by Eduardo, the younger of the Nilsen brothers,
at the wake for Cristian, the elder, who died of natural causes at
some point in the 1890s, in the district of Moron. Someone must certainly
have heard it from someone else, in the course of that long, idle night,
between servings of mate, and passed it on to Santiago Dabove, from
whom I learned it. Years later, they told it to me again in Turdera,
where it had all happened. The second version, considerably more detailed,
substantiated Santiago's, with the usual small variations and departures.
I write it down now because, if I am not wrong, it reflects briefly
and tragically the whole temper of life in those days along the banks
of the River Plate. I shall put it down scrupulously; but already I
see myself yielding to the writer's temptation to heighten or amplify
some detail or other.
In Turdera, they were referred
to as the Nilsens. The parish priest told me that his predecessor
remembered with some astonishment seeing in that house a worn Bible,
bound in black, with Gothic characters; in the end pages, he glimpsed
handwritten names and dates. It was the only book in the house. The
recorded misfortunes of the Nilsens, lost as all will be lost. The old
house, now no longer in existence, was built of unstuccoed brick; beyond
the hallway, one could make out a patio of colored tile, and another
with an earth floor. In any case, very few ever went there; the Nilsens
were jealous of their privacy. In the dilapidated rooms, they slept
on camp beds; their indulgences were horses, riding gear, short-bladed
daggers, a substantial fling on Saturdays, and belligerent drinking.
I know that they were tall, with red hair which they wore long. Denmark,
Ireland, places they would never hear tell of, stirred in the blood of those
two criollos. The neighborhood feared them, as they did all red-haired people;
nor is it impossible that they might have been responsible for someone's
death. Once, shoulder to shoulder, they tangled with the police. The younger
one was said to have had an altercation with Juan Iberra in which he did
not come off worst; which, according to what we hear, is indeed something.
They were cowboys, team drivers, rustlers, and, at times, cheats. They had
a reputation for meanness, except when drinking and gambling made them expansive.
Of their ancestry or where they came from, nothing was known. They owned
a wagon and a yoke of oxen.
Physically, they were quite
distinct from the roughneck crowd of settlers who lent the Costa Brava their
own bad name. This, and other things we do not know, helps to explain how
close they were; to cross one of them meant having two enemies.
The Nilsens were roisterers,
but their amorous escapades had until then been confined to hallways
and houses of ill fame. Hence, there was no lack of local comment
when Cristian brought Juliana Burgos to live with him. True enough,
in that way he got himself a servant; but it is also true that he showered
her with gaudy trinkets, and showed her off at fiestas-the poor tenement
fiestas, where the more intimate figures of the tango were forbidden
and where the dancers still kept a respectable space between them. Juliana
was dark-complexioned, with large
wide eyes; one had only to look at her to make her smile. In a poor
neighborhood, where work and neglect wear out the women, she was not
at all bad looking.
At first, Eduardo went about
with them. Later, he took a journey to Arrecifes on some business
or other; he brought back home with him a girl he had picked up along
the way. After a few days, he threw her out. He grew more sullen;
he would get drunk alone at the local bar, and would have nothing to
do with anyone. He was in love with Cristian's woman. The neighborhood,
aware of it possibly before he was, looked forward with malicious glee
to then subterranean rivalry between the brothers. One night, when he
came back late from the bar at the corner, Eduardo saw Cristian's black
horse tethered to the fence. In the patio, the elder brother was waiting
for him, all dressed up. The woman came and went, carrying mate. Cristian
said to Eduardo:
"I'm off to a brawl at the Farias'.
There's Juliana for you. If you want her, make use of her."
His tone was half-commanding,
half-cordial. Eduardo kept still, gazing at him; he did not know
what to do. Cristian rose, said goodbye to Eduardo but not to Juliana,
who was an object to him, mounted, and trotted off, casually.
From that night on, they shared
her. No one knew the details of that sordid conjunction, which outraged
the proprieties of the poor locality. The arrangement worked well
for some weeks, but it could not last. Between them, the brothers never
uttered the name of Juliana, not even to summon her, but they sought
out and found reasons for disagreeing. They argued over the sale of
some skins, but they were really arguing about something else. Cristian
would habitually raise his voice, while Eduardo kept quiet. Without realizing
it, they were growing jealous. In that rough settlement, no man ever
let on to others, or to himself, that a woman would matter, except as
something desired or possessed, but the two of them were in love. For
them, that in its way was a humiliation.
One afternoon, in the Plaza
de Lomos, Eduardo ran into Juan Iberra, who congratulated him on the beautiful
"dish" he had fixed up for himself. It was then, I think, that Eduardo
roughed him up. No one, in his presence, was going to make fun of
Cristiano
The woman waited on the two
of them with animal submissiveness; but she could not conceal her preference,
unquestionably for the younger one, who, although he had not rejected
the arrangement, had not sought it out.
One day, they told Juliana to
get two chairs from the first patio, and to keep out of the way,
for they had to talk. Expecting a long discussion, she lay down for
her siesta, but soon they summoned her. They had her pack a bag with
all she possessed, not forgetting the glass rosary and the little crucifix
her mother had left her. Without any explanation, they put her on the
wagon, and set out on a wordless and wearisome journey. It had rained;
the roads were heavy going and it was eleven in the evening when they
arrived at Moron. There they passed her over to the patrona
of the house of prostitution. The deal had already been made; Cristian
picked up the money, and later on he divided it with Eduardo.
In Turdera, the Nilsens, floundering
in the meshes of that outrageous love (which was also something
of a routine), sought to recover their old ways, of men among men.
They went back to their poker games, to fighting, to occasional binges.
At times, perhaps, they felt themselves liberated, but one or other
of them would quite often be away, perhaps genuinely, perhaps not. A
little before the end of the year, the younger one announced that he
had business in Buenos Aires. Cristian went to Moron; in the yard of
the house we already know, he recognized Eduardo's piebald. He entered;
the other was inside, waiting his turn. It seems that Cristian said
to him, "If we go on like this, we'll wear out the horses. It's better
that we do something about her."
He spoke with the patrona, took some coins from his money belt, and they went
off with her. Juliana went with Cristian; Eduardo spurred his horse
so as not to see them. They returned to what has already been told.
The cruel solution had failed; both had given in to the temptation
to dissimulate. Cain's mark was there, but the bond between the Nilsens
was strong-who knows what trials and dangers they had shared-and they
preferred to vent their furies on others. On a stranger, on the dogs,
on Juliana, who had brought discord into their lives.
March was almost over and the
heat did not break. One Sunday (on Sundays it is the custom to retire
early), Eduardo, coming back from the corner bar, saw Cristian yoking
up the oxen. Cristian said to him, "Come on. We have to leave some
hides off at the Pardos'. I've already loaded them. Let us take advantage
of the cool."
The Pardo place lay, I think,
to the south of them; they took the Camino de las Tropas, and then
a detour. The landscape was spreading out slowly under the night.
They skirted a clump of dry reeds. Cristian threw away the cigarette
he had lit and said casually, "Now, brother, to work. Later on, the
buzzards will give us a hand. Today I killed her. Let her stay here
with all her finery, and not do us any more harm."
They embraced, almost in tears.
Now they shared an extra bond; the woman sorrowfully sacrificed and the
obligation to forget her.
Trang Simone Weil
Note: Bài
viết này, Top Ten rất nhiều tháng, theo như server cho biết.
Bạn đọc, song song với 1 số bài, về Văn Cao, trên tanvien.net Và đối chiếu chúng,
với cas của HPNT, nhân bài viết được tên Bọ Lập cho
post trên blog của hắn. GCC sẽ đi 1 đường về chúng, khi
viết về Sebald, a good German, sau.
Mùa
Xuân Đầu Tiên
Những hồi
ức về nhạc sĩ Văn Cao trong mùa xuân năm Bính Thìn,
1976 - khi ông viết ca khúc Mùa xuân đầu tiên
mừng đất nước thống nhất, được con trai ông, ...
Continue Reading
Bài viết Tại sao tôi viết
Tiến Quân Ca, post trên Tin Văn, bản gốc, là từ Nguyễn
Tiến Văn, khi còn ở hải ngoại, Toronto, Canada. Anh đọc qua phôn.
Bản này, do CP bị hư nhiều lần, bây giờ coi lại, mất tiêu,
chỉ còn những bài viết thêm. GCC nghi, có thể
Văn Cao, sợ sau khi ông chết đi, tổ chức bèn phịa ra 1 bản
di chúc dành cho ông, như trường hợp Vũ Bằng, được Đảng
cho di cư nằm vùng, nhưng thấy Miền Nam, chế độ Ngụy bảnh quá,
bèn giấu mẹ căn cước, chết đi được Đảng khui ra, xoa đầu cái
xác chết.
Sở dĩ bài TQC sắt máu đến như thế, là vì
Văn Cao viết nó, sau khi biết 1 đứa cháu gái của ông,
bị lạc, mất tích, chết, và chắc là vì đói,
trong vụ đói năm Ất Dậu, nhớ đại khái, từ từ coi lại. Cái
gì gì thề phanh thây uống máu quân thù…
Khi ông chết, nhớ là tờ Time phải lôi câu đó
ra, để vinh danh ông, và Vẹm, và Bắc Kít, bởi
vì chưa từng có 1 bài quốc ca nào, của bất
cứ 1 xứ sở nào, sặc mùi máu như thế. Bài viết
quả đúng là di chúc, và sám hối, và
cảnh cáo của Văn Cao, đối với Vẹm, và xứ Mít: Phải
quên mẹ thằng cha già, “Người” viết hoa đi, thì mới
khá được!
Thơ
Mỗi Ngày
http://freds-ramblings.blogspot.ca/2011/12/jorge-luis-borges-possession-of.html
Possession
of Yesterday
I know
the things I've lost are so many that I could not begin to count
them
and that those losses
now, are all I have.
I know that I've lost the yellow and the black and
I think
Of those unreachable colors
as those that are not blind can not.
My father is dead, and always stands beside me.
When I try to scan Swinburne's verses, I am told,
I speak with my father's
voice.
Only those who have died are ours, only what we have
lost is ours.
Ilium vanished, yet Ilium lives in Homer's verses.
Israel was Israel when it became an ancient nostalgia.
Every poem, in time, becomes an elegy.
The women who have left us are ours, free as we now
are from misgivings.
from anguish, from the disquiet and dread of hope.
There are no paradises other than lost paradises.
-- Jorge Luis Borges --
(1899-1986)
Đi Học Hả, Hôm Qua Đi Rồi Mà!
Tớ
biết những gì tớ mất
Nhiều rất ư là nhiều
Đế nỗi tớ không thể bắt đầu đếm chúng
Và những mất mát như thế đó
Là tất cả những gì bây giờ tớ có
Tớ biết, tớ mất màu đen và màu hồng, trong
BHD
Đó là những màu mà 1 tên mù
dở, già, sắp ngỏm
Không thể nào với tới được
Ông già của tớ bị chết vì họa đảng phái
những ngày đầu Kách Mạng Vẹm, 1945
Và bây giờ, ông đang đứng bên tớ
Khi tớ cố scan mấy bài thơ của ông anh nhà
thơ, họ - trong có ông con trai của ông bạn quí
của tớ, dù chỉ gặp một lần – là DC – nói, mi thuổng
thơ TTT!
Tất cả những người đã chết – ông anh nhà thơ,
bạn quí gặp độc nhất 1 lần, DC, bạn thơ Joseph Huỳnh Văn… - đều
là “của tớ” hết –
Chỉ những người đã chết là của chúng ta,
thằng nào còn sống, kệ cha chúng!
Ilium biến mất, nhưng Ilium sống ở trong những dòng thơ
của Homer
Xứ Ngụy của lũ Ngụy là Xứ Ngụy, khi nó trở thành
nỗi hoài hương cũ mèm, xa xưa, của đám Nam Kít
lưu vong
Mọi bài thơ, như trong Thơ Ở Đâu Xa, khi đã
đến thời, thì trở thành bia mộ của cả 1 thời, như vị đối
thủ của mi, là NL, phán!
Người tình bỏ ta đi, như dòng sông cái
con mẹ gì đó, như họ Trịnh hát,
Thì là của chúng ta,
Tự do như chim trời, như chúng ta,
Trong xao xuyến
Âu lo
Bất an
Và sợ, đến lún hết cả con chim vào trong
người,
Vì hy vọng
Không có thiên đàng, ngoài thiên
đàng đã mất.
Every poem, in time, becomes an elegy
Thơ của tôi không
dành cho bạn!
Xin trao thi sĩ vòng hoa tặng
: Auden, nhà thơ người Anh, khi được hỏi, hãy chọn
bông hoa đẹp nhất trong vòng hoa tặng, ông
cho biết, bông hoa đó đã tới với ông
một cách thật là khác thường. Bạn của ông,
Dorothy Day, bị bắt giam vì tham gia biểu tình. Ở
trong tù, mỗi tuần, chỉ một lần vào thứ bẩy, là
nữ tù nhân được phép lũ lượt xếp hàng đi
tắm. Và một lần, trong đám họ, một tiếng thơ cất lên,
thơ của ông, bằng một giọng dõng dạc như một tuyên
ngôn:
"Hàng trăm người sống không cần tình
yêu,
Nhưng chẳng có kẻ nào sống mà
không cần nước"
Khi nghe kể lại, ông hiểu rằng, đã
không vô ích, khi làm thơ.
Chúng ta đã thắng trước
cuộc đời. [TTT, trong bài tưởng niệm QT]
Cũng trong cuộc phỏng vấn,
khi được hỏi, ông làm thơ cho ai, Auden trả lời:
nếu có người hỏi tôi như vậy, tôi sẽ hỏi lại,
"Bạn có đọc thơ tôi?" Nếu nói có, tôi
sẽ hỏi tiếp, "Bạn thích thơ tôi không?" Nếu nói
không, tôi sẽ trả lời, "Thơ của tôi không dành
cho bạn."
Thơ của tôi không
dành cho bạn!
Tôi tản mạn về một nhà thơ nước ngoài
như trên, là để nói ra điều này: thế
hệ nhà thơ nào cũng muốn chứng tỏ một điều: chúng
tôi không vô ích, khi làm thơ. Nếu
mỗi thế hệ là một quốc gia non trẻ , và, nếu thế hệ đàn
anh của chúng tôi tượng trưng cho nước Việt non trẻ
- vừa mới giành được độc lập - là bước ngay vào
cuộc chiến, và, họ đã chứng tỏ được điều trên: đã
không vô ích khi làm thơ; và đã
thắng trước cuộc đời, cho nên đây là một thách
đố đối với những nhà thơ trẻ như chúng tôi: đừng
làm cho thơ trở thành vô ích. Và nếu
thơ của lớp đàn anh chúng tôi đã làm
xong phần đóng góp cho sự nghiệp chung của dân tộc,
thơ của thế hệ trẻ chúng tôi có lẽ sẽ làm nốt
phần còn lại: thơ sẽ nói lên nghệ thuật của sự tưởng
niệm, và mỗi bài thơ, được viết đúng lúc như
thế đó, sẽ trở thành một khúc kinh cầu. Đó là
tham vọng của thơ trẻ.
Note:
Bài viết này, Gấu có
góp phần mà Bắc Kit gọi là "hiệu đính",
trong đó, Gấu có chôm ý của Borges,
"mỗi bài thơ, tới lúc, sẽ trở thành 1 bi khúc".
Khi viết loạt bài về Thơ Trẻ ở trong nước,
Sến thích quá, bèn hỏi xin. OK .
Vị PHT này, sau bị Sến ra lệnh cho đàn
em đánh tơi bời hoa lá.
“Nguyên đầu bạc” cũng bị đòn hội chợ,
chỉ đến khi Sến ra lệnh ngưng, vì
đụng tới “sinh mệnh chính trị” cái con khỉ gì
đó.
Gấu cũng đâu thoát.
Bị đánh tơi bời, đến nỗi độc giả của Chợ Cá
phải lên tiếng binh vực.
Sến mail, hỏi, sao anh không lên tiếng,
Gấu lắc đầu, Sến phán, hết xít oát rồi ư.
Sến Cô Nương đâu phải thứ thường.
Cũng Đại Ma Đầu trong chốn giang hồ gió tanh mưa máu.
Everness
One thing
does not exist: Oblivion.
God
saves the metal and he saves the dross,
And
his prophetic memory guards from loss
The
moons to come, and those of evenings gone.
Everything is:
the shadows in the glass
Which,
in between the day’s two twilights, you
Have
scattered by the thousands, or shall strew
Henceforward
in the mirrors that you pass.
And
everything is part of that diverse
Crystalline
memory, the universe;
Whoever
through its endless mazes wanders
Hears
door on door click shut behind his stride,
And
only from the sunset’s farther side
Shall
view at last the Archetypes and the Splendors.
Translated
from Spanish by Richard Wilbur
This
poem was given me by Jacques Felix, in his comment to my previous
post on Borges' The Immortal. It bears the mark of Borges,
all right. The first line unlocks the door into the Borgesian universe.
Oblivion
does not exist, because the universe is a memory, a consciousness. We
are parts of the universe, meaning we are the universe itself, and are
expressions of that memory, that consciousness. "Everything
is".
The
blankness of oblivion is mirrored by the sparkly, shiny image
of the stars and moon, by mirrors themselves, and by crystal -
"[a]nd everything is part of that diverse / Crystalline memory, the
universe".
And the
last line brings back the everness: the Archetypes and the Splendors.
This
poem is so simple yet so intricate and deep. Time is nowhere -
the universe is a memory, a consciousness.
Bài Everness, nhớ là
đã dịch rồi. Cái tít thuổng Nguyễn Du, Mai sau
dù có bao giờ. Everness, là 1 từ Borges chôm,
để thay cho cái từ đã quá mòn, là
eternity.
Từ từ kiếm sau. Bữa nay dịch bài
Possession of Yesterday.
Cái
Đói Sẽ Cứu Chuộc Thế Giới?
Viết
mỗi ngày
A Critic at Large
The military historian
Max Boot takes on the counter-insurgency maven Edward Lansdale.
By Louis Menand
This article appears
in the print edition of the February 26, 2018, issue, with the
headline “Made in Vietnam.”
Note: Tờ NY điểm cuốn viết về Trùm
Xịa ở Miền Nam ngày nào.
Nhiều người đọc Graham Greene, và
nghĩ tiền thân của Người Mỹ Trầm Lặng, là Lansdale.
Không phải. Nguồn của Người
Mỹ Trầm Lặng rắc rối hơn nhiều, như trong cuốn tiểu
sử của ông cho thấy.
http://damau.org/archives/48835
Trần Vũ: Trước đây
khi viết về Nguyễn Tuân, Hoài từng mô tả:
"Ông là ngọn đồi thấp trên địa hình bằng
phẳng của văn học." Về tổng bí thư Đỗ Mười: "Lời lẽ thô
sơ hơn cả mặt mũi." Còn Alice Munro: "Bà viết nhỏ", tức
không có tác phẩm lớn. Và Hoài
"sẽ không chọn Alice Munro nếu bị lưu đày ra một hòn
đảo vắng mà chỉ được đem theo một cuốn sách." Vô
cùng mềm mại nhưng vẫn là một phi tiêu với
một nhát chùy trong một chiêu pháp tuyệt
mỹ. Nhưng điều tôi muốn biết: Nếu phải ra hoang đảo ngay bây
giờ, và chỉ được đem theo một quyển sách, thì
Phạm Thị Hoài đem gì?
Note: Với riêng GCC, đây là
bài viết ít gà mái gáy nhất
của Sến, giọng chân thực. Đọc nó, Gấu tò mò
tìm đọc Gass nhưng không vô. Còn Patricia
Highsmith, sợ Gấu đọc trước Sến, chưa kể coi phim, với Alain Delon
thủ vai chính
Viết nhỏ
Tháng 10 15, 2013
Phạm Thị Hoài
Có hai nhà
văn nữ mà tôi đọc dồn dập trong một đoạn đời đọc và
đời sống của mình. Người thứ nhất là Patricia
Highsmith. Người thứ hai là Alice Munro.
Gần chục tác phẩm
của Patricia Highsmith tôi đọc trong hai năm, từ sáu
giờ rưỡi đến bảy giờ rưỡi sáng. Hàng ngày con
trai tôi tập võ buổi sáng từ sáu giờ
đến bảy giờ ở sân vận động gần nhà. Tôi đánh
thức con, đưa đi, về chuẩn bị bữa sáng và trong khi
chờ chàng võ sĩ hoàn thành nghi thức
mở đầu một ngày rồi tắm rửa, ăn sáng và nhảy
chân sáo đến trường, tôi có thời gian cho
vài chục trang tiểu thuyết. Tôi thường kể lại những tình
tiết vừa đọc và nêu thắc mắc. Chàng thường bình
luận, mẹ đừng lo, sáng mai vào giờ này chúng
ta sẽ khôn hơn. Cuối tuần và những ngày dưới
5 độ âm, thầy trò nhà Thiếu Lâm nghỉ, sách
của Patricia Highsmith dừng theo. Rồi dừng hẳn, khi chàng trai
vẫn quá bé bỏng của tôi nhất định thấy mình
đủ lớn để không cần mẹ tháp tùng.
Khi bước ngoặt trong cuộc
sống riêng của tôi bắt đầu hiện rõ, tôi
khuân về tất cả Alice Munro tìm thấy trong thư viện,
đặt lên chiếc gối ở phần giường bỏ trống bên trái
cho nó đỡ phồng. Mỗi đêm một câu chuyện, toàn
chuyện về đàn bà, rồi không có ai xoa
lưng giấc ngủ cũng đến. Truyện cuối cùng của bà, tôi
đọc gần sáu năm trước, tên trong nguyên bản là
Runaway. Chiếc gối bên trái
đã có chủ.
Cả hai là những người kể chuyện.
Một người kể về những hành vi đàn ông khác thường,
một người kể về những mảnh đời đàn bà bình thường
nhất. Một người tường thuật sự thản nhiên của tội phạm, một người
diễn tả sự ám ảnh của lỗi lầm. Một người nhìn sâu vào
những đường nứt trong nhân cách, một người chú mục vào
những ngả rẽ chập chờn của số phận. Một người thăng hoa thể loại truyện
hình sự, một người đội lại cho truyện ngắn chiếc vương miện đã
nhiều lần rơi.
Nếu có thể đơn giản
chia các nhà văn thành hai trường phái,
một bên dùng ngôn ngữ để miêu tả thế
giới, một bên dùng ngôn ngữ để dựng nên
thế giới, thì Alice Munro, chủ nhân giải Nobel năm
nay, thuộc trường phái thứ nhất. Tôi nghiêng về
trường phái thứ hai. Bà không biết phải làm
gì với William Faulkner, một trong những tác giả tôi
ngưỡng mộ. Tôi không biết phải làm gì với
Carson McCullers, một trong những tác giả bà cảm phục.
Tôi sẽ không chọn Alice Munro nếu bị lưu đày ra một
hòn đảo vắng mà chỉ được đem theo một cuốn sách.
Nhưng tôi mừng và biết ơn là đã đọc bà.
Thế giới văn chương mênh mông, gặp được một người như bà
là may mắn.
Bà là bậc
thầy của một phong cách: phong cách phi phong cách,
phong cách tác giả giấu mặt. Không có
gì tiết lộ người kể chuyện, người vừa biết hết vừa không
can dự và tự phi tang. Mô hình đối lập hoàn
hảo với bà là William Gass, cũng một nhà văn
Bắc Mỹ, năm nay 89, hơn bà 7 tuổi, người chủ trương sự hiện
diện triệt để của tác giả như yếu tố thiêng liêng
nhất của văn bản văn học. Ông coi sự giải thể tác giả
như tín hiệu suy tàn của một uy quyền, một thế lực thần
học, chẳng khác gì Thần Zeus bỗng bị lột sạch vũ khí
sấm chớp, tuy còn ngự trên đỉnh Olympus nhưng ngủ trong
xe thùng và đun nấu bằng bếp ga.
Tôi phải thú
nhận, tác phẩm để đời, viết ròng rã 30 năm của
William Gass, tiểu thuyết ngàn trang Đường hầm
(The Tunnel), hai năm nay tôi đọc dở và hứng thú
đọc tiếp ngày càng ít đi, mặc dù có
một số điều ở đó – nói ra thì thật không
công bằng – có thể khiến tôi đánh đổi
rất nhiều trang Alice Munro cộng lại. Bà không có
một magnum opus nào
hết. Mọi truyện của bà đều không quá 40-50 trang,
viết khi con ngủ, nghĩ khi gọt khoai tây. Bà viết nhỏ.
Văn chương, theo Paul Valéry,
là nghệ thuật đùa với tâm hồn người khác.
Có người đùa bằng sức mạnh của ngôn ngữ.
Có người đùa bằng trí tuệ siêu phàm.
Bằng kiến văn bao la. Bằng trí tưởng tượng rực rỡ. Bằng
năng lực đi trước hoặc năng khiếu đi cùng thời đại. Bằng
cảm xúc và cảm hứng. Bằng thủ pháp hay thủ đoạn.
Bằng thử nghiệm hay những mớ thần kinh cách điệu… Tất cả
những thứ ấy không có chỗ trên những trang viết
nhỏ của Alice Munro. Chúng lùi hẳn ra xa, rất xa,
để toàn bộ tâm trí chúng ta, người đọc,
được tập trung vào phần cốt lõi không trang
sức, được cuốn vào những câu chuyện mà bà
kể bằng một giọng văn truyền thống và một ngôn ngữ
hết sức giản dị. Nhiều lần đọc xong một truyện của bà, tôi
thầm ghen tị. Phải bền bỉ, tinh tế quan sát cuộc đời và
tôn trọng mọi khả năng hiện hữu của nó tới mức nào,
phải từng trải và biết kiểm soát mình tới mức
nào, phải tôi luyện tay nghề tới mức nào mới có
thể kể được một câu chuyện như thế.
Hầu hết là chuyện
của những người đàn bà trong những khoảnh khắc quyết
định bước đi này hay bước đi kia của số phận. Hạnh phúc
thì ngắn ngủi và vô định. Bất hạnh dài
gấp đôi. Song với tất cả sự không khoan nhượng, người
kể chuyện lão luyện Alice Munro không bỏ mặc người
đọc cho bi quan. Tôi vốn rất dè chừng với cái gọi
là chức năng nâng đỡ tâm hồn của văn chương. Nhưng
thuở ấy, sau mỗi đêm đọc Alice Munro, sáng dậy hình
như tôi đã nhìn cuộc đời đang khá vô
định của mình điềm tĩnh hơn một chút.
© 2013 pro&contra
Còn Alice Munro: "Bà viết nhỏ", tức không
có tác phẩm lớn.
TV
Bà không có một
magnum opus nào hết.
Bài viết khiêm nhường nhất của Sến,
là vậy.
http://www.tanvien.net/TG_TP/eleven.html
Thần tượng của Gấu Cái, mới ngỏm, báo Tẩy
đi 1 đường cực kỳ hoành tráng về chàng!
http://tanvien.net/thoi_su/nobel_2013.html
Nobel
văn chương 2013
Đỉnh Cao Chói Lọi. DTH: Nobel văn chương?
Ceux qui ne tirent pas
les leçons du passé sont condamnés à
le revivre.
Kẻ nào không rút ra được
những bài học quá khứ, kẻ đó bị kết án
phải sống lại nó.
Hannah Arendt.
Note: Bài viết này,
của GCC, đọc thú quá!
Hà, hà!
Văn
chương Mít sở dĩ không hấp dẫn thế giới, chính
là vì nó là thứ văn chương “tam,
tứ vô”: vô ích, vô hại, vô học,
vô dụng…
Nó là thứ văn chương không
“tham dự lớn vào bản khế ước xã hội”, như Le Clézio
phán. Thứ văn chương "không dám sống thế nào
thì không dám viết thế đó"!
Ngay
cả thứ văn học dịch ở trong nước, nở rộ, vì là
nhu cầu tất yếu của một xã hội bị bưng bít đủ mọi
đường, cố tìm cách vươn ra ngoài, y chang như
Gấu khi ra được ngoài này, khi làm trang Tin
Văn, khi xin xỏ được viết cho Sến cô nương.
Nhưng
hãy thử nhìn xem, văn học dịch ở trong nước ra
làm sao. Cũng toàn thứ vô hại, vô dụng…
Ngay cả với những tác giả nguy hại, thì cũng bị lũ
thợ dịch hoặc tự ý kiểm duyệt, hoặc cơ quan kiểm duyệt thiến
sạch những đoạn ‘nhạy cảm’!
Đến
Brodsky, khi được ông thợ dịch lừng danh "Butor Mít"
giới thiệu với độc giả Mít, thì cũng biến thành
dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy, nữa là!
Bởi thế mà mấy em trong nước, có
em đã từng phàn nàn với bà chị Sến,
sao đọc văn dịch thấy dở quá, chúng em viết còn
hay hơn nhiều!
Gấu
nhớ, hình như là Fuentes có phán
một câu nghe thật khoái lỗ nhĩ, về tiểu thuyết, và
tiểu thuyết gia, đại khái như vầy, có những tác
giả thời nào cũng đọc được, thí dụ Proust, có
những tác giả, mà thời đó không có
ông ta là không được, thí dụ Kafka. Giả
như không có Kafka, làm sao chúng ta hiểu
được chính chúng ta, chính cái thế kỷ của
chúng ta ?
Và, như chúng ta đã từng
biết, Kafka phán, cái thứ văn chương mà chúng
ta cần đọc, nó giống như cái rìu phá
băng, phá tảng băng lạnh giá là cái
đầu vô cảm của chúng ta. (1)
Ấy
đấy, thứ văn chương đó, Mít chưa có.
Vả chăng, cái trò
mê văn học vệ quốc của Liên Xô của đám
Yankee mũi tẹt, theo Gấu chỉ là ‘nguỵ tín’, hay nói
huỵch toẹt, lập lờ, mượn mầu ‘vỏ lựu, máu chó, mào
gà’, ‘đánh lận con đen’, như Tú Bà
dậy Kiều!
Ấy là vì
với chúng, làm đếch gì có "vệ quốc",
mà là ‘ăn cướp’.
Khốn nạn thế đấy!
'It's a wonderful thing for the short story'
Nhân Ngày Tình Nhân
Cô bé của Vermeer
http://tanvien.net/Dayly_Poems/3.html
Cô
bé của Vermeer, bây giờ nổi tiếng,
ngắm tôi. Viên ngọc trai
ngắm tôi.
Ðôi môi của cô,
đỏ, mọng, long lanh
Ôi
cô bé Vermeer, ôi viên ngọc trai,
cái khăn xếp: tất cả là
ánh sáng
còn tôi thì làm
bằng bóng tối.
Ánh sáng nhìn
xuống bóng tối
với sự ẩn nhẫn, không, có
lẽ, sự thương hại.
Adam Zagajewski:
Mysticism for Beginner
Vermeer's Little Girl
Vermeer's
little girl, now famous,
watches me. A pearl watches me.
The lips of Vermeer's little girl
are red, moist, and shining.
Oh Vermeer's
little girl, oh pearl,
blue turban: you are all light
and I am made of shadow.
Light looks down on shadow
with forbearance, perhaps pity.
Ôi
cô bé Vermeer, ôi viên ngọc trai,
cái khăn xếp: tất cả là
ánh sáng
còn tôi thì làm
bằng bóng tối.
Ánh sáng nhìn
xuống bóng tối
với sự ẩn nhẫn, không, có
lẽ, sự thương hại.
Note: Đọc
1 phát thì lại nhớ đến 1 nửa linh hồn Bắc
Kít của GCC:
Ẩn dụ thơ
“Đài gương soi đến dấu bèo” - không phải của Gấu, tất
nhiên - lần đầu Gấu thật ‘cay đắng dã man’ được thưởng thức,
là trong một lá thư tỏ tình, của một cô gái
mà Gấu tưởng là cô ‘thuơn’ Gấu, nhưng hóa ra
‘thươn’ đệ tử của Gấu!
Gấu đã nói sơ qua về
vụ này một lần rồi. Nay nhắc lại, một phần để đáp
lại tí ‘tri tình’ của một độc giả Tin Văn,
khi đọc câu chuyện tình mắc cỡ của Gấu, bèn
‘mail’, khen, ui chao ẩn dụ thơ mới đẹp làm sao, lần
đầu tiên tui được nghe, và cuộc tình của ông
Gấu mới tội làm sao!
*
Thời gian trường Bưu Điện đang xây
cất đó, Gấu làm việc bên này,
nhìn qua, thấy trong đám thợ hồ có một
em xinh thật là xinh. Thế là cứ rảnh việc một tí,
là thò đầu ra cửa sổ để ngắm em. Rảnh hơn thì
ra hẳn bên ngoài, ngó cho đã con mắt.
Thế rồi, một bữa, được em ngó
lại. Ôi chao, hạnh phúc nào bằng.
Cho đến một ngày đẹp trời,
em vẫy tay cho phép gặp.
Gặp, em thẹn thùng đưa cho
một lá thư mầu xanh, thẹn thùng nói,
xin nhờ anh làm con chim xanh, [mấy từ con chim xanh
này là của em, không phải của Gấu], đưa
lá thư xanh này cho cái anh nho nhỏ
đẹp trai, hay đứng kế anh, giùm em.
Trong thư, có câu, “đài
gương soi đến dấu bèo này chăng”?
Đài gương, là ông
nhóc đệ tử Gấu. Dấu bèo là thánh
nữ của Gấu.
Ông già làm chung,
ông Lân, còn phạng thêm cho một
câu, nó là thợ hồ, làm sao dám
ngó lên tới đài gương, là ông
cán sự Bưu Điện!
*
Nhưng thú vị nhất, là
cái lần talawas bị tường lửa, và bà
chủ quán lên BBC than phiền, cái vụ Gấu
này nhanh hẩu đoảng, ăn mừng chiến thắng.
Sến nguẩy
1 phát, chìa đôi môi dầy, bĩu,
cũng 1 phát:
Tôi
đâu có muốn được điểm của hải ngoại!
Và
Gấu lại phải lên tiếng thanh minh, hải ngoại đâu
cần điểm, mà cần một "nửa linh hồn" của nó,
bị thất lạc, từ thuở Tây mũi lõ đánh chiếm Nam
Kỳ!
*
“Còn những người, trong những
ngày qua, có lời chúc mừng talawas
đã đạt được cái thành tích là
trở thành món hàng cấm và vì
thế có hương vị ngọt ngào hơn, thậm chí cả
những người cho rằng talawas cố tình bị tường lửa để kiếm điểm
tại nước ngoài, những người ấy sẽ thấy mình đã
kết luận vô lối và vội vàng như thế nào.
Nếu phải thành một huyền thoại thì đó là
bất hạnh lớn cho chúng tôi”.
Phạm Thị
Hoài, trả lời BBC, đăng lại trên talawas.
Trên tờ Gió Đông
ngày nào - mà đa số cộng tác
viên là những cây viết ra đi từ miền
bắc - người chủ trương, Lê Trọng Phương, trong một bài
viết, đã mượn một ẩn dụ của Borges, khi nói về
một bức bản đồ Việt Nam, tỉ lệ xích là 1/1, bị rách
nát, mà những người Việt hải ngoại cố mang ra
ngoài này để khâu vá lại, cho nó
được như xưa.
Một tấm bản đồ "văn học" như thế,
chỉ có một nửa, nếu thiếu những người như Lê
Trọng Phương, những diễn đàn như talawas.
Trong tinh thần đó, Tin Văn
viết, "... và như vậy văn học hải ngoại sẽ không
còn ở trong tình trạng chông chênh,
thiếu tới một nửa 'cuộc đời, linh hồn'... của nó."
*
Bài post lên, NTV đọc,
phôn khen: Hình ảnh một "nửa linh hồn", mày
dùng, đắt lắm !
Gấu, vừa mừng lại vừa lo, hỏi:
-Nhưng liệu bà chủ quán
có biết, có 'đài gương soi đến dấu
bèo'... ?
NTV:
-Làm sao không biết !
damau.org
online literary magazine, tạp chí văn chương Da Màu,
văn chương không biên giới, văn…
Comments
Tks
Bộ Borges
Tám Bó, có hai cuốn, khi đó, ông 85 tuổi.
Cuốn 1 thần sầu, nhưng cuốn 2 nghe nói,
Người loạng quạng rồi, không biết cho xb hay không
nữa. Tuy nhiên, Borges ở trong đó, là 1
Borges của Trò Chuyện, Conversations.
Gấu, hung hăng hơn sư phụ nhiều, vưỡn
hăm he đụng ổ kiến lửa!
Viết
mỗi ngày
http://www.nybooks.com/articles/2018/02/22/istanbul-blues/
Re: Pamuk
Trên tờ NYRB số Feb 22,
2018, có bài về Istanbul, nhân cuốn sách
tái bản, bản deluxe. Giả như có 1 “hội chứng Pamuk”,
như Trần Vũ tưởng tượng ra, rồi khoác vào tác
phẩm của Sến, thì cũng không thể. Vì Pamuk không
phải là 1 nhà văn của đi và viết, ông
cứ ngồi ở 1 chỗ, và viết về chỗ đó, là Istanbul,
như GCC, có 1 cú Mậu thân Sài Gòn,
có thằng em tử trận 1 năm trước đó, viết hoài
còn hoài… Đây là lý do GCC dịch
Istanbul, và lạ làm sao, cái tay DTH, ông
chủ nhà xb NN, ở phía Nam, không hiểu làm
sao lại ‘đoán” ra được, và tự động viết mail, đề nghị
dịch. Khi nhận được mail, Gấu quá đỗi ngạc nhiên phải nhờ
em CM của Gấu, khi đó còn ở trong nước, bạn thân của
NL, check giùm, tếu thế!
Đây cũng là 1 dịp để tác
giả nhìn lại Istanbul của mình, như đoạn sau
đây cho thấy [GCC phải mua tờ báo, vì không
cho đọc free] tóm tắt, đại khái, Pamuk viết về 1
Pamuk, bị nhìn bởi lũ mũi lõ, hơn là được
nhìn bởi 1 cư dân của nó, là ông.
Và Istanbul của ông u ám
quá.
Khác Sài Gòn của
Gấu rất nhiều.
Both Pamuk's book and a new history,
Istanbul: A Tale of Three Cities by Bettany Hughes, make
it clear that part of the reason for this distortion is that
the country is so rarely described from within. Hughes, like many
who have written about Istanbul, is a foreigner, and thus prone
to the familiar hyperbole about the glories of the premodern city.
Pamuk, meanwhile, devotes much of his book to addressing foreigners'
perceptions of his native city, and admits he is obsessed with
how Westerners see it. These discussions can have the effect of
keeping one very far from the actual streets of Istanbul.
But much of Pamuk's book is also dark
and intimate, and not at all like foreigners' accounts, which
so often wallow in the city's exotic beauty. In 2017, his memoir
of love does not read like urban hagiography but instead like
a story of disintegration. When we remove our fantasy-inflected perceptions,
what is left of historic Istanbul? What was this great civilization
that Pamuk would say the modern-day Turks were "unfit or unprepared
to inherit," and what did they do to it?
Re: PTH
http://damau.org/archives/48826
Trần
Vũ: Vẫn Orhan Pamuk, đã kể một kinh nghiệm
cá nhân: Sinh ra ở Istanbul nằm vắt lên
hai miền Âu-Á, Pamuk bị dằn xé giữa Đông
và Tây, giữa truyền thống và hiện đại,
giữa bảo thủ và cấp tiến, giữa thế tục và phạm thánh.
Trong mình Pamuk thường xuyên phát vang
những đồng cảm với dân tộc bị thất lạc phải quay về cội nguồn
tìm cứu rỗi, cùng lúc là những trỗi
dậy của lý trí giận dữ tệ u mê sùng bái.
Xâu xé tinh thần của Pamuk dữ dội, vì càng
đến gần các giá trị nhân bản bác ái
của Tây phương, Pamuk càng đến gần Thiên Chúa
giáo, trong lúc bản thân là một tín
đồ Hồi giáo. Tuy nhiên, Pamuk đã tranh đấu
duy trì một nhà nước thế tục và là
nhà văn chống tử lệnh Fatwa của Ayatollah Khomeini xử tử khiếm
diện Salman Rushdie. Pamuk còn công nhận thảm sát
dân Kurdes dưới đế chế Ottoman, khiến bị kết án "sỉ nhục
căn cước Thổ", phải lưu vong sang Hoa Kỳ. Pamuk, cũng là nhà
văn thú nhận: "Những quyển sách của tôi là
những ý tưởng ăn cắp không xấu hổ từ thử nghiệm tiểu thuyết
của Tây phương, rồi pha với cổ tích và truyền thống
Hồi giáo. Sự trộn lẫn nguy hiểm của hai khuynh hướng tương khắc,
làm nên ánh lửa mạnh mẽ." Còn Phạm Thị Hoài?
Sống lâu ở Đức, nhà văn có bị "hội chứng Pamuk"?
Những khi nhìn đồng hương bị lôi ra tòa Bá
Linh vì phạm pháp, làm thông ngôn,
Phạm Thị Hoài có trắc ẩn?
Phạm
Thị Hoài: Giữa Việt Nam và Đức không
chỉ là một khoảng cách về không gian
mà trước hết về thời gian. Đa số người Đức đang sống ở thế
kỷ 21, trong khi đa số người Việt còn ở thế kỷ 20, thậm
chí thế kỷ 19, riêng Bộ Chính trị là
đã vọt lên trước, ở thế kỷ 29, là thời
đại thiên đường cộng sản. Hai xã hội đó vận
hành khác nhau căn bản. Ở Việt Nam, đó là
một đám đông vừa tán loạn vừa dính chặt
vào nhau, vừa bịt mồm nhau vừa chửi nhau, vừa mất tiền vừa
làm tiền nhau, vừa giành nhau từng centimet vừa nhích
từng centimet về phía trước, trên những phương tiện
lạc hậu nguy hiểm và bóp còi inh ỏi. Ở Đức, đó
là một tập hợp lỏng lẻo của những cá nhân tự do
nhưng có hình khối kết nối rõ ràng, rất
kềnh càng tốn chỗ, nhưng trật tự di chuyển trên những phương
tiện hiện đại an toàn và khá yên tĩnh.
Tôi thấy mình rất may
mắn được quan sát cùng một lúc cả hai thế giới
đó, cộng đồng Việt ở Đông Berlin là một xã
hội Việt Nam thu nhỏ. Nhưng người
Việt phạm pháp ở Đức không thấm vào đâu so
với ở chính trong nước. Tôi không hiểu vì sao
người ta thấy nhục cho quốc thể khi đồng bào mình lừa đảo,
ăn cắp hay buôn lậu ở nước ngoài bị phát hiện. Việt
Nam đang là đất nước của lừa đảo, ăn cắp và buôn lậu.
Nếu người Việt ra nước ngoài cũng lừa đảo, ăn cắp và buôn
lậu thì đó chỉ là thể hiện đúng diện mạo
dân tộc, không hơn không kém, họ chỉ trung
thành với bản sắc và căn cước Việt Nam hiện tại.
Note:
Thú thực, viết như thế, là chỉ nhìn
thấy hiện tượng, không thấy cốt lõi.
Cái gọi là bản sắc và
căn cước hiện đại này, chắc chỉ có ở xứ Đức
của những người ra đi từ miền Bắc?
Có 1 nước Mít, người Mít
khác hẳn, trước 1975, ở cả hai miền đất nước. Người
Miền Nam trước 1975, chưa từng bị thế giới coi là những
tên lừa đảo, ăn cắp, và buôn lậu.
Miền Bắc còn bảnh hơn nữa, qua
nhận xét của Brodsky và của Milosz, khi họ viết
về đất nước của họ, và về những người dân của
chúng, mà họ là những đại diện đích
thực.
Có 1 xứ Bắc Kít cực kỳ
tuyệt vời, như 1 cái bát cổ mà một
nhà văn của nó [LMH, qua 1 truyện ngắn đăng trên
tờ Văn Học của NMG] cố gìn giữ, chỉ sợ bể vỡ.
Những dòng sau đây, là
viết về xứ Bắc, người Bắc, khác hẳn nhận xét
tàn nhẫn của Sến.
Gấu bị chửi là chửi Bắc Kít
cực kỳ dã man.
Không đúng.
Coetzee
dẫn lời nhà thơ cổ điển vĩ đại nhất của thời của riêng
chúng ta, nhà thơ Ba Lan Zbigniew Herbert.
Ông này phán: đối
nghịch của cổ điển thì không phải là
hiện đại, mà là man rợ.
Cú đụng độ “cổ điển vs man rợ”
không hẳn một đối nghịch, mà là một
đối đầu [not so much an opposition as a confrontation].
Với Herbert, đối
nghịch Cổ Điển không phải Lãng Mạn, mà
là Man Rợ. Với nhà thơ Ba Lan, viết từ mảnh đất
văn hóa Tây Phương không ngừng quần thảo với
những láng giềng man rợ, không phải cứ có
được một vài tính cách quí báu
nào đó, là làm cho cổ điển sống sót
man rợ.
Nhưng đúng hơn là như thế
này: Cái sống sót những xấu xa tồi tệ
nhất của chủ nghĩa man rợ, và cứ thế sống sót,
đời này qua đời khác, bởi những con người nhất quyết
không chịu buông xuôi, nhất quyết bám
chặt lấy, với bất cứ mọi tổn thất, (at all costs), cái mà
con người quyết giữ đó, được gọi là Cổ Điển
Miền Bắc, sở dĩ tồn tại được là
nhờ cuộc chiến chống man rợ, kể trên, mà Brodsky
diễn tả qua những dòng được Milosz vinh danh:
Trong một tiểu luận, Brodsky
gọi Mandelstam là nhà thơ văn hóa.
Brodsky, chính ông, cũng là một nhà
thơ văn hóa, và có thể chính vì
thế mà ông trước tác hài hòa
với dòng sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con
người, bị de dọa bởi sự tuyệt giống người, đã khám
phá ra quá khứ của nó, như là một mê
cung chẳng hề tận cùng. Nhập vào lòng mê
cung, chúng ta khám phá ra một điều, là,
bất cứ cái chi, nếu mà sống sót từ quá
khứ, thì đều là hệ quả của nguyên lý
‘mày khác tao, tao khác nó, nó
khác mày’, tức nguyên lý dựa trên
đẳng cấp, tôn ti trật tự, không phải cứ xoa đầu hay
nâng bi ông tiên chỉ, ông Trùm văn
nghệ, thì là bằng vai vế với họ, thí dụ vậy.
Mandelstam, khi ở trong Gulag,
điên khùng, và tìm kiếm đồ ăn
trong đống rác, là thực tại về bạo tàn,
thoái hoá đưa đến huỷ diệt. Nhà thơ đọc
thơ của mình cho bạn tù, là một khoảnh
khắc thăng hoa hoài hoài.
Cái xứ Bắc Kít đẹp đẽ đó,
giống như 1 cái bát cổ dễ vỡ, sống sót
man rợ, có ở trong những dòng văn chương của
những người như Nguyễn Tuân [Chữ Người Tử Tù, thí
dụ], đúng là xứ sờ quê hương của Milosz, khi
ông vinh danh nó:
It is good to be born in a small country
where nature is on a human scale, where various languages
and religions have coexisted for centuries. I am thinking
here of Lithuania, a land of myth and poetry.
Thật lốt lành khi sinh ra tại
một xứ nhỏ, nơi thiên nhiên không so le
với con người, nơi ngôn ngữ và tôn giáo
cùng rong ruổi bên nhau qua nhiều đời. Tôi
đang nghĩ về Lithuania, miền đất của huyền thoại và thi
ca.
Milosz, Diễn văn Nobel văn chương.
Cái gì, làm cho
1 xứ sở đẹp đẽ như thế biến mất?
Theo GCC, cái chết của Bắc Kít,
là do nền học vấn dậy con nít hận thù,
trăm năm trồng cây.
Y hệt Nazi.
NOTES
GERMANY & ON THE WAR
A Pedagogy
of Hatred
Displays
of hatred are even more obscene and denigrating than exhibitionism.
I defy pornographers to show me a picture more vile than any
of the twenty-two illustrations that comprise the children's book
Trau keinem Fuchs auf gruener Heid und keinem Jud bei seinem Bid
[Don't Trust Any Fox from a Heath or Any Jew on his Oath] whose fourth
edition now infests Bavaria. It was first published a year ago,
in 1936, and has already sold 51,000 copies. Its goal is to instill
in the children of the Third Reich a distrust and animosity toward
Jews. Verse (we know the mnemonic virtues of rhyme) and color engravings
(we know how effective images are) collaborate in this veritable
textbook of hatred.
Take any page: for example, page 5. Here
I find, not without justifiable bewilderment, this didactic
poem-"The German is a proud man who knows how to work and struggle.
Jews detest him because he is so handsome and enterprising" -followed
by an equally informative and explicit quatrain: "Here's the Jew,
recognizable to all, the biggest scoundrel in the whole kingdom.
He thinks he's wonderful, and he's horrible." The engravings are
more astute: the German is a Scandinavian, eighteen-year-old athlete,
plainly portrayed as a worker; the Jew is a dark Turk, obese and
middle-aged. Another sophistic feature is that the German is clean-shaven
and the Jew, while bald, is very hairy. (It is well known that German
Jews are Ashkenazim, copper-haired Slavs. In this book they are presented
as dark half-breeds so that they'll appear to be the exact opposite of
the blond beasts. Their attributes also include the permanent use of a
fez, a rolled cigar, and ruby rings.)
Another engraving shows a lecherous dwarf
trying to seduce a young German lady with a necklace. In another,
the father reprimands his daughter for accepting the gifts and
promises of Solly Rosenfeld, who certainly will not make her his
wife. Another depicts the foul body odor and shoddy negligence
of Jewish butchers. (How could this be, with all the precautions
they take to make meat kosher?) Another, the disadvantages of being
swindled by a lawyer, who solicits from his clients a constant flow
of flour, fresh eggs, and veal cutlets. After a year of this, the
clients have lost their case but the Jewish lawyer "weighs two hundred
and forty pounds." Yet another depicts the opportune expulsion of Jewish
professors as a relief for the children: "We want a German teacher;'
shout the enthusiastic pupils, "a joyful teacher who knows how to play
with us and maintain order and discipline. We want a German teacher who
will teach us common sense." It is difficult not to share such aspirations.
What can one say about such a book? Personally
I am outraged, less for Israel's sake than for Germany's,
less for the offended community than for the offensive nation.
I don't know
if the world can do without German civilization, but I do know
that its corruption by the teachings of hatred is a crime.
[1937]
Jorge
Luis Borges: Selected Non-Fictions, Penguin Books
Người dịch: Suzanne Jill Levine
*
Note: Tình cờ vớ được bài
trên, Sư Phạm
của Hận Thù, đọc, Gấu bỗng nhớ đến bài viết
Còn Lại Gì? của PTH, thí
dụ, những đoạn dậy toán bằng đếm xác Mỹ Ngụy...
I don't know if the world can
do without German civilization, but I do know that its corruption
by the teachings of hatred is a crime.
Cái việc dậy
con nít hận thù là một tội ác.
Cái sự thắng trận và băng hoại sau đó,
chính là cái tội ác vì dậy
con nít thù hận.
Phạm
Thị Hoài
Còn
lại gì
Như mây đã sẵn ở trên trời, lúc
tôi sinh ra chiến tranh cũng đã sẵn. Tôi
không phải làm quen với nó, nó phải
làm quen với sự xuất hiện của tôi. Mười lăm năm, ngày
ngày ngửa mặt ngắm chiến tranh chầm chậm trôi, tôi
không là một đứa bé bất hạnh. Những đám
mây ấy phần lớn đều mầu hồng. Thỉnh thoảng có đám
mây giông, nhưng chỉ để mầu hồng sau đó càng
rực rỡ. Ngay cả khi chiến tranh ở nơi sơ tán là chùm
bom lao vùn vụt, nhanh hơn mọi vật biết chuyển động mà
tôi từng biết cho đến lúc ấy; ngay cả khi chiến tranh là
những cánh tay và khúc chân rơi rải rác
mà lúc đi nhặt tôi cố đoán chúng
từng thuộc về bạn nào, lớp nào..., thì với tôi,
sinh ra và lớn lên tại miền Bắc Việt Nam những năm
sáu mươi và bảy mươi, chiến tranh tự nhiên
thuộc về cuộc sống, là phần tươi hồng của cuộc sống. Gắn với
cuộc chiến ấy, cái chết cũng lấp lánh, cũng nháy
mắt hẹn ngày mai gặp lại. Nếu không có thay đổi
gì đặc biệt, lúc tôi ra khỏi cuộc đời thì
chiến tranh hẳn vẫn bình thản trôi tiếp, như mãi
mãi là thế, như mây trên trời.
Mùa
xuân năm 1975, từ giữa tháng Ba với Buôn
Ma Thuột, mỗi buổi sáng trước giờ khai giảng một học
sinh tiên tiến được vinh dự cầm cây cờ đỏ sao vàng
bé xíu lên cắm trên tấm bản đồ đất
nước, đúng ở điểm vừa được giải phóng, vừa “hoàn
toàn thuộc về ta“. Huế 26.3, Đà Nẵng 29.3, Phan Rang
16.4, Xuân Lộc 21.4... Mầu đỏ san sát, tiến ào
ạt xuống phiá Nam tới mức tôi
sợ đến lượt mình thì không còn đất
cắm. Ngày 27.4, cầm lá cờ làm bằng giấy mầu
và tăm tre tiến vào Bà Rịa, tôi cũng khóc
như bao người, nhưng không phải nước mắt của chiến thắng.
Tôi có biết gì đâu về cái giá
của chiến thắng. Đó là nước mắt của chia tay. Chiến
tranh đã làm quen với tôi, nay tôi phải
làm quen với sự ra đi của nó. Ai sẽ thay nó,
nháy mắt chào? Còn lại gì, sau chiến tranh?
Một
thập kỉ hậu chiến với chế độ phân phối thời chiến,
nếp sống hà khắc thời chiến, tư duy sắt đá thời
chiến, xung đột quân sự ở biên giới phiá Tây
với Cambodia, xung đột quân sự ở biên giới phía
bắc với Trung Quốc và sự tiếp diễn của chiến tranh lạnh đã
biến nền độc lập dân tộc vừa giành được thành
sự cô lập quốc tế, biến đất nước vừa thống nhất thành
một lãnh thổ toàn vẹn của nghèo đói, lạc
hậu và đàn áp từ Bắc chí Nam. Sống ở Hà
Nội đầu những năm tám mươi, tôi đã hình dung
mình sẽ sinh một đứa con, và nó sẽ mở đầu lí
lịch bằng câu: Như mây đã sẵn ở trên trời,
khi tôi sinh ra hậu chiến cũng đã sẵn. Ngày ngày
cúi mặt cho những đám mây hậu chiến mầu chì
chầm chậm trôi... Nhưng giữa thập niên tám mươi, chính
sách Đổi mới bắt đầu. Những người chiến thắng phải mất mười
năm để nhận ra rằng vinh quang không phải là thứ nhai
được thay cơm. Năm 1994, lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam được
bãi bỏ, tiến trình bình thường hoá quan
hệ Việt-Mĩ bắt đầu. Nước Mĩ mất hai mươi năm để kí giao kèo
hoà thuận với quá khứ của chính mình. Với
Mĩ, chiến tranh Việt Nam
đã hoàn toàn thuộc về lịch sử. Nó chỉ còn
được dùng bốn năm một lần làm phép thử không
mấy hiệu nghiệm cho lòng ái quốc và tư cách
đạo đức của các ứng viên tổng thống, hoặc để đối chiếu
với những cuộc chiến khác mà Mĩ đã và có
thể sẽ bận bịu tiến hành. Ba mươi năm sau, người ta nói
ngắn gọn: Lịch sử đã lên sẹo, hãy cho nó được
nghỉ yên, không có lí do gì để khai
quật những chứng tích chẳng còn liên quan đến hiện
tại. Hãy nhìn về tương lai.
Tôi
thuộc về số - có lẽ là thiểu số - những người
không dễ dàng tuyên bố như thế. Ba mươi
năm sau, lá cờ nhỏ bằng nửa bao diêm gắn trên
đầu tăm mà tôi cắm vào Bà Rịa trở
nên trĩu nặng trong tay tôi hơn bao giờ. Vâng,
4 triệu dân thường, 1 triệu binh sĩ tử vong, hàng triệu
trẻ em mồ côi và phụ nữ goá bụa, hàng
chục triệu người chịu thương tích thể xác và
tâm hồn, 76 triệu lít chất độc hoá học và
13 triệu tấn bom đạn... là những con số đã thuộc về lịch
sử, tôi không khai quật những con số. Nhưng các hậu
quả trầm trọng nhất của cuộc chiến tranh đạt những kỉ lục không
thể vượt qua của sự phi nhân tính ấy vẫn còn nguyên,
đơn giản vì chúng chưa bao giờ được đưa vào danh
sách các hậu quả cần khắc phục.
Kết
cục của chiến tranh Việt Nam là sự toàn
thắng của những người cộng sản. Cuộc chiến ấy là nguồn sữa, trường
học và hòn đá thử của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam, là
lời biện minh của lịch sử cho quyền lãnh đạo tất yếu của Đảng Cộng
sản, là bằng chứng của sự hoàn thành một Thiên
mệnh. Chủ nghĩa cộng sản đã tìm được con đường đặc biệt của
nó tại Việt Nam để lên ngôi:
thông qua một Thiên mệnh đặc biệt đẫm máu. Song chiến
tranh thì đã qua, Thiên mệnh vẫn còn lại. Từ ấy
đến nay, tính chính đáng của ba mươi năm trước được
ôn lại ráo riết, được khẳng định bền bỉ, được chân lí
hoá và thần thánh hoá; những anh hùng
thời chiến tiếp tục giành độc quyền chỉ huy thời bình; chế
độ chỉ đạo quân sự trong chiến tranh thăng hoa trọn vẹn vào
chế độ lãnh đạo toàn trị trong hoà bình. Hơn
ai hết, Đảng Cộng sản Việt Nam hiểu rõ rằng mọi thứ đều có
thể đối mới, nhưng huyền thoại về Thiên mệnh ấy không được phép
suy suyển, bởi mọi lí tưởng của chủ nghĩa cộng sản hoặc đã
bị bản thân những người cộng sản đang cầm quyền phản bội mà
không một lời tự xin lỗi, ít nhất trước chính mình,
hoặc đã hoàn toàn phá sản. [1] Chẳng lẽ có
thể xếp cuộc chiến tranh ấy vào hồ sơ của một giai đoạn lịch sử, nhưng
giấy ủy nhiệm của giai đoạn lịch sử ấy thì giữ vô thời hạn cho
riêng mình? Tại Việt Nam ba mươi năm sau chiến tranh, những
giá trị nền tảng của văn hoá Việt truyền thống đều đã
mất hiệu lực, những giá trị cao cả nhất của lí tưởng cộng
sản đã trở thành trò hề, những giá trị căn bản
nhất của mô hình dân chủ xuất phát từ phương Tây
chưa tìm được chỗ đứng, và những giá trị tích
cực nhất của một thế giới toàn cầu hiện đại chưa thành hình.
Nạn tham nhũng, tình trạng phạm pháp, sự băng hoại đạo đức
và nhân cách, sự sụp đổ của hệ thống y tế và giáo
dục, đà tăng tiến chóng mặt của bất bình đẳng xã
hội, quả bom nổ chậm của xung đột sắc tộc và tôn giáo,
nguy cơ hỗn loạn từ một nông thôn khổng lồ hoàn toàn
bị bỏ rơi, sự tàn phá và ô nhiễm môi trường,
sự nghèo nàn thảm hại của đời sống tinh thần, sự tê
liệt của tầng lớp trí thức, sự vô hiệu hoá khả năng
liên kết của các tầng lớp xã hội, sự khủng hoảng niềm
tin và thiếu vắng hi vọng..., trước tất cả những vấn nạn đó
của thời hậu cộng sản, chế độ toàn trị tại Việt Nam đã có
đủ thời gian và cơ hội để chứng minh xuất sắc rằng mình không
còn thẩm quyền, và nhất là không còn độc
quyền đưa ra giải pháp. Chẳng lẽ có thể tiễn cuộc chiến tranh
Việt Nam vào bảo
tàng, nhưng đi theo chế độ toàn trị Việt Nam vào
tương lai? Chẳng lẽ cái giá xứng đáng cho hoà
bình là một nền độc tài?
Kết
cục của chiến tranh Việt Nam không phải là sự sụp
đổ của Hợp chúng quốc Hoa Kì, mà là
sự tiêu vong của Việt Nam Cộng Hoà, quốc gia từng
hiện diện trên một nửa lãnh thổ Việt Nam không
kém hợp pháp hơn người anh em của nó ở phiá
Bắc, và - bất chấp tất cả sự thối nát của những nội
các cụ thể, sự bất lực của các nhân vật lãnh
đạo cụ thể - là nhà nước đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam thiết lập trên những nguyên tắc căn bản của nền dân
chủ hiện đại. [2] Tôi sẽ không bao giờ gột nổi thiếu tướng
Nguyễn Ngọc Loan trong bức hình nổi tiếng của Eddie Adams ra khỏi
trí nhớ, và những lời nói sau của người phóng
viên nhiếp ảnh ấy chỉ tô đậm đường nét bi kịch quái
đản mà Orina Fallaci đã phác hoạ sau buổi gặp giữa
bà và ông Giám đốc Nha Cảnh sát Sài
Gòn, người yêu hoa hồng, Brahms, Chopin, khinh bỉ nghiệp võ
biền, ví một nhà sư tự thiêu trong phong trào
Phật giáo phản kháng với một con chó say ma tuý
và coi Việt Cộng là một lũ trẻ hư đáng bị ăn đòn
[3] . Nhưng nhà tù, trại cải tạo, tước đoạt tài sản,
kì thị trẻ em lai, phân biệt đối xử và thanh trừng
trí thức, huỷ diệt và cấm đoán các sản phẩm
văn hoá văn nghệ, xoá trắng hàng loạt cuộc đời
và sự nghiệp... ở quy mô bao trùm toàn xã
hội miền Nam ngay sau ngày giải phóng nhất định không
phải là những hành vi xứng đáng với tư thế của kẻ
chiến thắng trong chính nghĩa, không phải là bằng chứng
cho tính ưu việt của chế độ mới so với chế độ mà nó
vừa kết liễu. Ba mươi năm sau, Việt Nam vẫn chưa một lần chính thức
ghi nhận cuộc di tản đau thương của gần một triệu người Việt miền Nam. Như
thể họ không thuộc về dân tộc Việt và khối đại đoàn
kết dân tộc đã khai trừ họ. Như thể nước Việt
Nam
là của những người Việt này và không
của những người Việt khác. Như thể lúa đã mọc
lại trên chiến hào ra sao thì tình dân
tộc ắt bắt rễ trên miệng hố sâu của chia rẽ và
hận thù như thế, chẳng cần ai khoả lấp. Người ta dễ dàng
nói ngắn gọn: Vết thương đã ăn da non, đừng ngoáy
sâu vào nữa. Nhưng đó không là vết
thương. Đó là khối u mà thời gian không hề
là phép chữa nhiệm mầu. Ngược lại. Sự chia cắt dân
tộc là điểm xuất phát của cuộc chiến, chẳng lẽ điều còn
lại ba mươi năm sau chiến tranh vẫn là chia cắt? Làm sao
có thể hoà giải, nếu không sám hối và
tha thứ? Làm sao có thể khép lại quá khứ,
khi người Việt và người Mĩ đã có thể chìa
tay cho nhau, nhưng người Việt tiếp tục không chìa tay
cho người Việt?
Ba mươi
năm nay, với mỗi ngày một lòng biết ơn không thuyên
giảm tôi làm quen với hoà bình.
Nhưng những cái bóng đen nhất mà chiến tranh
Việt Nam hắt lại vẫn còn
đó. Vẫn chầm chậm trôi, như mãi mãi
là thế, như mây trên trời. Nếu không có
thay đổi gì đặc biệt.
(Phần
chính của bài viết này đã đăng
trong bản dịch tiếng Anh ngày 29.4.2005: http://www.opendemocracy.net/themes/article-1-2464.jsp)
© 2005 talawas
[1]
Tôi muốn dành chú thích này
để bày tỏ lòng tôn trọng với những người
cộng sản còn giữ nguyên ước mơ về một thế giới đại
đồng, lòng kính trọng với những người cộng sản đã
ngã xuống cho ước mơ ấy, lòng cảm phục và hi
vọng với những người cộng sản phản tỉnh và li khai đường lối
toàn trị của chủ nghĩa xã hội hiện thực.
[2]
Nhận định này không đồng nghĩa với việc chia
sẻ hay ủng hộ các nỗ lực phục hồi Việt Nam Cộng Hoà
như thường thấy ở không ít cộng đồng người Việt tị
nạn. Lịch sử không thể làm lại, mặc dù có
thể viết lại.
[3]
Orina Fallaci, Niente e cosí sia, 1969, chương 3,
ngày 17 tháng 12.
Sến phán, cực
bảnh:
Nhận định này không đồng nghĩa
với việc chia sẻ hay ủng hộ các nỗ lực phục hồi Việt
Nam Cộng Hoà như thường thấy ở không ít cộng
đồng người Việt tị nạn. Lịch sử không thể làm lại,
mặc dù có thể viết lại.
Đọc văn Sến, thì Gấu bỗng nhớ dến
1 cái mail của 1 vị độc giả Tin Văn, thời gian Gấu,
như 1 con sói đơn độc bị cả 1 bầy chó xúm
lại tính làm thịt, ở, hơn 1 diễn đàn trên
lưới, nào Chợ Cá Bá Linh, nào Đàn
Chim Vẹt, nào Hạ Bộ, nào Da Vàng. Vị này
nhận xét, giọng văn của mi tếu táo, làm ra vẻ
phách lối, mất dậy, nhưng thực sự không phải như vậy.
Tks.
Gấu sợ văn của Sến, giả như gặp vị này,
chắc “không được an ủi như vậy”!
Cái chuyện vực dậy xác chết
VNCH, như Sến phán, không hề có, giả như
có, cũng vô phương. Xã hội Miền Nam, sau
khi bị Bắc Kít đô hộ, đã không còn
như trước nữa, đó là sự thực. Sở dĩ VNCH được như
vậy, là nhờ xã hội Miền Nam, khi có chế độ VNCH.
Người dân nhớ, và thèm, cái nền tảng,
cái quá khứ đẹp đẽ đó, không phải VNCH.
Sến không đọc ra cái nhớ cái thèm, lại
tưởng là họ muốn vực dậy 1 cái xác chết!
A Critic at Large
The military historian
Max Boot takes on the counter-insurgency maven Edward Lansdale.
By Louis Menand
This article appears
in the print edition of the February 26, 2018, issue, with the
headline “Made in Vietnam.”
Note: Tờ NY điểm cuốn viết về Trùm
Xịa ở Miền Nam ngày nào.
Nhiều người đọc Graham Greene, và
nghĩ tiền thân của Người Mỹ Trầm Lặng, là Lansdale.
Không phải. Nguồn của Người
Mỹ Trầm Lặng rắc rối hơn nhiều, như trong cuốn tiểu
sử của ông cho thấy.
"Đại tá Edward Lansdale - người
được coi là khuôn mẫu cho nhân vật chính
trong Người Mỹ Trầm Lặng của Graham Greene".
Bass
Một anh Xịa cáo
già như Lansdale làm sao lại có thể là
nguyên mẫu cho một Mẽo gà mờ cù lần như nhân
vật Pyle trong Người Mỹ Trầm Lặng?
Như Norman Sherry cho thấy, Pyle là
tổng hợp của nhiều người. Có cả Lansdale trong số
đó. Nhưng Sherry chứng minh, Pyle bản chất là
một anh Hồng Mao: Pyle is straight out of a good quality public
school - in essence he is
English.
Có thể Ẩn giống Pyle, theo
nghĩa này, bản chất của anh là một Cộng Sản. Một người Bắc
vô Nam trước 1954 và là một Cộng Sản,
làm việc cho Bắc Bộ Phủ.
Đây là sự khác
biệt giữa Trung [phi công ném bom Dinh Độc Lập]
và Ẩn.
Trung là một con người, với
lòng hận thù rất con người của anh. Có
thể, chuyện anh ta theo CS chỉ giản dị như thế này: Tụi
bây giết cha tao, tao thù tụi bay, tao theo Cộng
Sản, chủ nghĩa đó tốt xấu tao đếch cần biết, nhưng chắc
chắn, nhờ nó, tao sẽ trả thù được cho cha tao.
Ẩn, không. Anh chẳng thù
hằn gì cái miền đất đã nuôi
dưỡng anh, nhưng, có thể, anh tin rằng, miền đất này
sẽ còn khá hơn thế nhiều, nếu nó được
Bác và Đảng chăm lo. Cái tay Hoàng
Tùng [?] dâng Đất Thục, cho, hết Tào Tháo
đến Lưu Bị, đâu phải hắn là một tên phản quốc
khốn kiếp! Hắn nghĩ rằng, như vậy là tốt cho Đất Thục!
Có thể Cao Bồi đã nghĩ
như vậy, khi "nằm gai nếm mật", ăn cơm quốc gia, giả đò
làm việc cho Mẽo, nhưng thực tình thì là
một con ngựa Hồ hướng về, hí về... Đất Bắc! Tâm sự
của anh là như vầy:
Từ thuở mang gươm
đi dựng nước,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng
Long!
The Spy Who
Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn[g] Chúng Ta.
Ẩn dẫn tôi
qua vườn của anh, một khu vườn nhiệt đới xum xuê hương
hoa cây trái. Dõi theo chúng tôi,
từ bên trong mấy cái chuồng dưới gốc cây,
là một con diều hâu, thứ chim cắt chuyên săn
mồi, và ba con gà chọi của Ẩn. Chúng tôi
ngừng ở giữa vườn để ngắm một bức tượng, bằng sành, một
trong những chú chó săn cừu nòi Đức thân
thương của Ẩn. Ẩn nói, anh học cách dùng
chó trong tình báo từ một tay Xịa: Đại tá
Edward Lansdale - người được coi là khuôn mẫu cho
nhân vật chính trong Người Mỹ Trầm Lặng của Graham Greene.
“Tôi huấn luyện chúng, để chúng có thể
báo động, khi mấy anh cảnh sát xét nhà,
khi còn cách xa cả kí lô mét.”,
Ẩn nói. "Nó là một điệp viên tốt".
Bass: The Spy Who Loved Us
Chuyện mấy anh Mẽo hay nhắc tới Greene
khi viết về Ẩn, và Ẩn, khi thú nhận, mình
học từ ông thầy Xịa cách luyện chó để trị
cảnh sát, tất cả đều có nguyên nhân sâu
xa của chúng.
Norman Sherry, trong
bộ ba khổng lồ, Cuộc Đời Greene, của ông, có
đưa ra nhận xét, anh phóng viên Mẽo nào,
trên đường tới Việt Nam, vào những năm tháng
nóng bỏng đó, đều lận lưng một bửu bối, là
cuốn Người Mỹ Trầm Lặng.
Trong truyện ngắn, gần như là
một thứ tự truyện, Cõi Khác, Gấu đã
lầm, khi nghĩ rằng, mấy anh Mẽo này mơ tưởng viết một
cuốn tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam có vóc dáng
Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh của Remarque.
Tại sao lại có sự "lầm lẫn"
như thế? Liệu có phải Greene hơn Remarque? Gấu vẫn
thường tra vấn mình, và sau cùng, nhân
đọc một số tác giả, trong số đó, có Steiner,
Benjamin, Milosz... và ngộ ra là:
Sau Remarque, hay rõ hơn, sau
Đệ NhấtThế Chiến, không thể có một Mặt Trận
Miền Tây nào, cho bất kỳ một cuộc chiến nào.
Remarque là nhà văn
chấm dứt thứ tiểu thuyết viết về chiến tranh như cuốn
của ông. (1)
Đây là điều những nhà
phê bình nước ngoài nhận ra, khi đọc
Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, và coi nó
cao hơn Mặt Trận Miền Tây. Cao hơn không phải là
do Bảo Ninh có tài hơn, mà là, chiến
tranh, con người, ở trong Nỗi Buồn Chiến Tranh khác với chiến
tranh, con nguời như được miêu tả trong Mặt Trận Miền Tây.
Tiếp theo đó, cũng thế, số
phần của Greene, là phải viết Người Mỹ Trầm Lặng.
Những so sánh nhắc nhở tới ông, là vì
ai cũng muốn được như... ông.
Toan tính rõ rệt nhất,
và, thất bại rõ rệt nhất, là trường
hợp cuốn Thời Gian Của Người của Nguyễn Khải. Nó thất bại,
là do muốn hay hơn cả Người Mỹ Trầm Lặng, theo nghĩa, lọc
bỏ hết cái xấu xa, cái ác quỉ, của cả con
người lẫn cuộc chiến, và nhất là của con người, như
là một tên điệp viên. Nó thiếu cái
phần sự thực cay đắng, chua chát nhất, ở một nhà văn
Ky Tô như Greene, [so với một nhà văn Cộng Sản như Khải],
khi ông tuyên bố:
“Tôi phải kiếm cho ra một tôn
giáo để đo lường cái phần quỉ ma ở nơi tôi”.
Nhân vật Quân [hoá
thân của Ẩn,] trong Thời Gian Của Người "thánh
thiện quá" [theo nghĩa thép đã tôi
thế đấy], nhà văn như Nguyễn Khải, một lòng một
dạ biết ơn Đảng, viết dưới ánh sáng của Đảng, thành
thử chỉ đẻ ra một thứ phẩm, đúng như Gide nói.
[Những tình cảm tốt đẹp đẻ ra một thứ văn chương tồi].
Một cách
nào đó, cuốn Người Mỹ Trầm Lặng có một
vị thế [position,status], của cuốn Bóng Đêm Giữa Ban
Ngày của Koestler.
Nó cũng chứa trong nó,
vụ án của thế kỷ.
Tuyệt!
Gấu [tự xoa đầu
Gấu!]
*
(1) ... Steiner, đã chỉ ra
sự khác biệt của văn chương Tây Phương, giữa
hai Cuộc Chiến Lớn. Cuộc chiến 1914-1918 đưa tới những tác
phẩm cổ điển như "Thôi Đừng Diễn Hành" (No More
Parades), của Ford Madox Ford, "Lửa" (Feu), của Barbusse, "Phòng
Lớn" (Enormous Room) của Cummings, "Giã Từ Vũ Khí"
(Farewell to Arms) của Hemingway, âm hưởng chiến trường và
thái độ của người dân ở chương cuối của Proust. Những
tác phẩm lớn về thảm họa thứ nhì là phóng
sự và chứng nhân tức thời: "Bay Đêm" (Vol de Nuit)
của Saint-Exupéry, "Hiroshima" của Hersey, "Nhật Ký"
của Anne Frank, "Ghi Chú từ Ghetto Warsaw" của Emmanuel
Ringleblum. Không một nhà thơ, không một tiểu
thuyết gia nào, cho tới nay, có thể đem đến cho thực
tại trại tập trung, sự sáng suốt nghiêm ngặt, làm
chủ kinh nghiệm, như là chúng ta nhận thấy ở trong
nghiên cứu xã hội "Trái Tim Biết" (The Informed
Heart), của Bruno Bettelheim. Giả tưởng ngậm câm
trước tính lớn lao của sự kiện; trước uy quyền lồng lộng như
thế, chỉ có phóng sự không hoa hòe hoa sói
mới có thể làm bật ra được.
[Đọc Đó Đây của Trúc Chi]
Coezee, Portrait
Tính tằn tiện dã
man của J.M. Coetzee
Ghi chú về 1 giọng văn:
Simon Willis khui ra 1 giọng văn gầy còm,
không có tí mỡ, và đe dọa.
Đọc Coetzee thì như bơi
trong 1 biển, mặt biển phẳng lặng, và sóng
dội từ bờ, mới hung bạo làm sao. Những câu
văn của ông thì còm cõi, những
đề tài, đe dọa [Trên tờ TLS Gấu mới đọc, kiếm
hoài không thấy trong mớ sách báo,
1 bài viết về ông, theo đó, hai đề tài
chủ yếu của ông là race and rape, sắc dân
và hiếp dâm]: quyền lực, sắc dân, quyền của
thú vật, và thú tội. Trong những tác
phẩm sau này, có sợi chỉ tôn giáo và
cứu chuộc. Cuốn tiểu thuyết mới có tên “Tuổi thơ của
Chúa Ky Tô”.
Sinh
tại Nam Phi, 1940, ông trải qua tuổi đôi
mươi đau nỗi đau nôn mửa, khi đối diện trang sách
trống rỗng – Mít kêu là trang giấy trắng
tinh – Cơn bịnh bớt đi, khi, vào năm 1974, ông cho
ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay, “Dusklands”. Kể từ đó,
ông viết những tác phẩm thấm thiá về thời kỳ
phân biệt, và hậu phân biệt chủng tộc – bao
gồm “Đời và Thời của Michael K” (1983) và Ô
Nhục, Disgrace (1999),
cả hai đều đợp Booker Prize, cũng như là những tiểu
thuyết quá tiểu thuyết đến trở thành những tiểu
luận, và những hồi ức, memoirs, quá memoir đến
trở thành tiểu thuyết. Ông đợp Nobel năm 2003.
Trước
khi là tiểu thuyết gia, thì là
1 nhà toán học, nhà khoa bảng, và
câu văn của ông sáng lên nhờ
cái vẻ khắc khổ, và, trong sáng. Vài
chuyên gia phê là cứng quá,
cằn cỗi quá. Nhưng, như là 1 văn phong, như Michael
Wood chỉ ra, nó đưa bạn “qua 1 xứ sở còi cọc,
nhưng tới một miền của nỗi chán chường, tuyệt vọng”.
Quyết định Chìa Khóa
Đi Mẽo [Austin, Texas]. Vào
năm 1965, Coetzee tới đó, làm cái
luận án Tiến sĩ. Ở thư viện đại học, ông
vớ được những bản thảo đầu của cuốn tiểu thuyết “Watt” của
Samuel Beckett. Ông la lên, “ơ rơ ka”, kiếm thấy
rồi! Beckett đem đến cho Coetzee một “sound” [âm, vọng,
tiếng, giọng…] Bạn có thể nghe thấy nó, rõ
ràng nhất, mạnh mẽ nhất, khỏe nhất, ở trong những độc
thoại "xa rồi, xưa rồi, diễm ơi, nhạt nhòa như mưa", của
“Dusklands”, và “Ở Trái Tim của Xứ Xở” (1977). Bài
học quan trọng nhất của tất cả, là, sự kiềm chế, cố nén.
“Tư tưởng thì như con chó thèm cục kít,"
[Em như cục kít trôi sông/Anh như con chó
chạy rông ven bờ], Coetzee viết, “văn xuôi thì
như sợi dây [kìm con chó]
Luật Vàng
Keep it spare [Giữ riêng ra, thật
chặt]. Sợi dây dẫn chó trở thành
cái thòng lọng, và ông bèn
xiết thật chặt, trong Ô Nhục, đẩy nhân
vật của ông, giáo sư David Lurie, vào
đống lửa, bằng, chỉ 1 câu văn: “Quẹt cây diêm
đánh dzẹt 1 phát, và thế là ông
bèn ngập trong một biển lửa, xanh, lạnh”. Nhưng sợi thòng
lọng rung lên, như người đọc run lên, theo từng
trang sách, cùng với những đề tài khủng
khiếp và quyền lực của chúng: “Tôi ngập ngụa
trong ô nhục đến không làm sao cất mình
ra khỏi”, Lucy sau đó nói.
Điểm mạnh
1. Đại từ.
“Tôi”, hay “anh ấy” thì
là những từ đơn giản, ngoại trừ dưới tay Coetzee,
khi ông sử dụng tới chúng. Tuổi thơ, "Boyhood"
(1997), Tuổi Trẻ,
"Youth" (2002), Hạ Thì,
"Summertime" (2009), thì đều là
những tác phẩm tự thuật. Hai cuốn đầu, viết bằng ngôi
thứ ba, thời hiện tại. Trong cuốn thứ ba, Coetzee ngỏm.
Trò chơi đặt ra
những câu hỏi nghiêm trọng:
Chúng ta biết,
nhiều như thế nào, về chúng ta?
Nghĩa là gì,
nói... sự thực?
2. Hình thức. Thể
dạng.
Xiêu vẹo tới đây
hay tới đó, đó là hồi ký,
đó là Coetzee viết những ẩn dụ, và
thư từ. Trong Nhật Ký Năm
Xấu, "Diary of a Bad Year" (2007), ông chia
1 trang ra thành 3, mỗi trang nhỏ như thế treo 1 dòng
kể. Kết quả, 1 tẩu khúc cho ba giọng.
Re:
Tiếng Anh mới tinh [còn trinh] của những đấng
Bắc Kít vs Tiếng Anh có mùi bồi Mẽo
của lũ Ngụy.
Chúng rất khác
nhau. Đừng nghĩ là thằng Gấu khốn nạn, khi viết
như thế, cố tình gieo thêm hận thù
giữa hai miền. Đây là 1 đề tài rất ư nghiêm
chỉnh, Gấu mới ngộ ra, nhân đọc cuốn “Phịa ra kẻ thù”,
“Inventing the enemy” của Eco. Từ từ trình tiếp
Trên tờ NYRB, Oct 27,
2011, có bài viết, mới tìm thấy, đăng lần đầu, một
tiểu luận của Saul Bellow, “Một nhà văn Do Thái ở Mẽo”, “A Jewish Writer in America”. Ðọc
loáng thoáng trên subway trên đường về nhà,
thấy câu này, thứ ngôn ngữ lưu vong không thể kéo
dài mãi mãi được, the language of the Diaspora will
not last, GCC bỗng nhớ đến những bản nhạc “lưu vong”, “bầy chim bỏ xứ” của
PD, thí dụ, và tự hỏi, PD về rồi, nhà nước OK rồi, và
từ từ sẽ cho hát hết những bài nhạc của ông, nhưng, “bầy
chim bỏ xứ”, thì sao?
Hà, hà!
Căng dữ hà!
Bài viết của Saul
Bellow mới đăng phần đầu. Còn 1 phần nữa. Ðọc
thú lắm. Cũng nhắc tới cái từ thật đểu
để chỉ đám Pháp lai, métèque,
khách trú, dịch sang tiếng Anh, outsider,
resident alien.
Bên Da Màu,
trong bài “lại nói chuyện về thơ”
của cây viết Phan Xuân Sinh có đoạn:
... Phạm Duy có gặp một
số anh em văn nghệ tại Boston, trong cuộc gặp gỡ
nầy có người hỏi Phạm Duy là: “Anh phổ
nhạc thơ của nhiều thi sĩ, có hai thi sĩ lớn như
Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên.
Sao anh không phổ thơ của họ?” Phạm Duy trả lời: “Hai
ông nầy thơ hay thật, thế nhưng thơ của hai ông lý
trí quá khó phổ thành nhạc được.”
Nói thế để chúng ta biết rằng thơ hay chưa chắc
làm rung cảm được người đọc...
Source
PD phán như
thế, theo tôi, là đúng, thực,
theo suy nghĩ của ông, chứ không nhằm che đậy gì
hết. Nhạc PD thiên về tình cảm, thứ tình
cảm tục lụy, hệ lụy, [hệ lụy, thí dụ, giai thoại ăn
chè Nhà Bè, nhờ đó mà
dân Mít được thưởng thức bản nhạc phổ thơ MDHT], không
phải thứ tình cảm thanh cao như trong thơ TTT, hay TTY.
Ðây là do cái tạng của ông, và
có thể cũng là do yêu cầu của đa số quần chúng
thưởng thức nhạc. Những bài thơ phổ nhạc của TTT, TTY không
có nhiều thính giả, những nhạc sĩ phổ thơ của TTT,
là bạn thân ngoài đời của ông, họ
hiểu ông, thơ của ông, cho nên phổ nhạc thơ
của ông.
PD đâu có thuộc
cái giới đó.
Ðẩy đến cực điểm, thơ phổ
nhạc của TTT hay của TTY muốn nhắm tới cái
gọi là không còn chủ âm
trong nhạc, hay tới thứ âm nhạc không
cần lời.
Vấn đề này
lớn quá, chỉ nêu ra đây, như là
1 đề xuất, đặt viên gạch, rồi tính sau.
... đặt viên gạch,
rồi tính sau.
Sách
& Báo
Mới
Introduction
Animalia
is the Latin term for the animal kingdom, and the most
powerful animal in that diverse group of sentient beings is
Homo sapiens. Humans in turn have created new forms of life - or
'life' - known as robots. The term derives from the Czech robota,
denoting drudgery or forced labor, and was coined in the 1920
play R.U.R. by Karel Capek.
Some robots are builders and some are
servants. The latter are still new, and tend to be gendered:
the 'males' seem often designed to be small and chirpy, the
'females' to be attractive. The latter are bland machine-creatures
who speak and try to understand. Like the Stepford Wives they
have no emotions, we assume, but perhaps the tangles of logical
thought they are capable of produce after-effects, some kind
of gravel in the system which may be akin to feeling. We know where
that thought goes. As Capek wrote, 'Robots of the world! The power
of man has fallen! A new world has arisen: the Rule of the Robots!
March!'
Animals are rarely part of science fiction,
but we live in the future now, and animals are still with
us. What effect will the age of robotics have on our relationship
with them? Will we still breed animals for food and for experimental
purposes? Will we genetically enhance our pets? Will robots
of the future be animal-based, if the inventors (and investors)
can get past the ethics committees? Will we see hybrid machine life,
gene-edited lambs singing in Alzheimer care homes, purring kittens
kneading preset patterns on human laps, beautiful nightingales
and hummingbirds switched on and off at will? We don't know -
but we do know this: we are transcending animalia. Our lead piece,
'The Taxidermy Museum' by Steven Dunn, is part of a longer work
made up of a number of fictional interviews, mostly with soldiers,
adding up to a surreal and compelling indictment of the US military
machine. In this excerpt, a taxidermist explains the process of
mounting the bodies of soldiers who have died in war (often, we can't
help but notice, from suicide or friendly fire) in military dioramas.
The distinction between humans and animals is erased, and no one really
notices. We end with Joy Williams's bleak and funny animal allegory.
'Be not afraid and be not lonely, Wilhelmina thought, but couldn't bring
herself to say it. She wanted to reflect on her pretty piglets but night
had fallen and she and her friends were once again hopelessly caught
up in trying to comprehend the terrible ways of men.'
As are we all.
In between Dunn and Williams we have
a number of dystopian and/or humorous short stories. Christina
Wood Martinez writes about a mysterious astronaut landing
in a small American town. Yoko Tawada describes a futuristic Japan,
a poisoned world without wild animals, Cormac James's disturbing
short story contemplates the destruction of marine life. Ben Lasman
imagines professional rat hunters in dystopian America and Nell
Zink has written an allegorical tale about immigration and incarceration.
But there is more, of course. Arnon Grunberg
embeds himself in slaughterhouses in Holland and Germany,
Cal Flyn goes deer stalking in the Scottish Highlands and Aman
Sethi investigates rumors about village responses to a man-eating
tiger on the outskirts of a nature reserve in Uttar Pradesh.
Adam Foulds meditates on swifts and perspective and John Connell
remembers life on a small Irish farm. We have three photoessays,
poetry and some shorter pieces, too.
Most of the issue is about the transition
to the future. But what if you were given a puppy, a tame
evolved being, and it revealed its wild nature? Nadeem Aslam tells
the story. There were moments of anger, he writes, 'something electric
spilling into the air from him, his teeth bare with hate for me
or for what I represented.'
What did he, and all of us, represent?
Dominion over animalia, presumably. Displacement and destruction.
+
Sigrid Rausing
Bài
Intro, và cả số báo, về loài vật, đọc
thú lắm. Từ từ, GCC sẽ dịch, và giới thiệu 1 vài
mẩu ngăn ngắn. Khi Đông Phương lấy mấy con thú
tượng trưng cho 12 tháng trong năm, liệu họ đã tiên
liệu ra, 'Robots of the world! The power of man has fallen!
A new world has arisen: the Rule of the Robots! March!'
Như Marx đã từng hô hoán,
Debout,
les Damnés de la terre,
Vùng lên hỡi những kẻ trầm
luân
Rô
Bô Của Thế Giới, Hãy Vùng Lên!
Quyền Lực của con người đã cáo
chung!
Chú
thích hình:
Cast of
a Dog Killed by the Eruption of Mount Vesuvius, Pompeii,
c. 1874
© THE J PAUL GETTY MUSEUM
Granta 142: Winter 2018
Animalia
https://granta.com/issues/granta-142-animalia/
Mừng năm
chó, tờ Granta số mới nhất đi 1 đường về Animalia.
https://granta.com/issues/granta-142-animalia/
https://granta.com/dog/
Chuyện
chó của Mít, bảnh nhất, theo Gấu, là của Nam Cao, "Lão
Hạc", nhớ đại khái, và nó mắc mớ đến xứ Đàng
Trong và cơn đói dài 4 ngàn năm của xứ Bắc.
Nhớ luôn nhận xét của 1 vị
bằng hữu thân thiết của Tin Văn. Bà cho biết,
mấy cơ quan nhận trẻ em mồ côi rất sợ nhận những đứa trẻ
bị bỏ đói lâu quá, vì não bộ
của chúng bị ảnh hưởng nặng nề...
UI chao,
nếu thế thì đói 4 ngàn năm khủng khiếp
cỡ nào!
Hà, hà!
Nửa thế
kỷ xa xứ Bắc, năm 2001, Gấu trở lại, mang về đủ thứ kỷ niệm về cái
đói, và lẩm bẩm tự hỏi thầm, không biết bà chị
của Gấu có còn nhớ.
Bà nhớ đủ hết.
Nhưng với thằng em, nó trở thành
những viên ngọc quí, còn với bà
chị, nó là những hòn chì bà
nặng nề đeo theo suốt cuộc đời, không làm sao rũ
đi được.
Nhớ,1ần bà cụ đi buôn bán
xa, bà chị lấy gạo nấu cơm, chắc là lấy quá
đô. Nồi đất. Gấu đang ngồi nhìn nồi cơm sợ nó
biến mất, bỗng thấy cái nồi từ từ nứt làm đôi…
Nhớ hoài hoài, nhớ mãi
mãi!
Về những
hòn chì, từ từ kể tiếp!
Vị bằng
hữu phán, phục mi sát đất vì những kỷ
niệm thần sầu về cái đói!
Memo
“L'Express”,
15 & Avril 2015
Nhân
vật Lara, một cách nào đó, là bản gốc,
“đẻ” ra những nhân vật như Phương, trong Nỗi Buồn Chiến Tranh,
của Bảo Ninh; Hà, trong Sau Cơn Mưa của Lý Hoàng
Phong; Thanh trong Bếp Lửa, của TTT.
Nếu không có bàn tay lông lá
của Xịa, Pạt chưa chắc đã được Nobel, và cuốn tiểu thuyết
của Pạt có thể cũng không nổi đình nổi đám
đến như thế, đúng như tờ báo Tẩy phán, XỊA là
“agent littéraire” của Pạt.
Bắc
Kít không có thứ "traitre" như Pạt:
Cái sự quảng bá cuốn sách, ký bản
án tử, cho Pạt, tên phản bội, sự ô nhục của Niên
Xô chúng ta. Nhưng chính Xịa làm cho nó
trở thành bất tử.
Và ở trung tâm của nó là Mắt Bão,
của trận bão có tên là Chiến Tranh Lạnh.
Cái
thứ văn học, tác phẩm VC được quảng bá ở Mẽo, do ổ VC
ở Mẽo xb, những gì gì, Nếu Đi Hết Biển, thí dụ,
chỉ là kít. Ngay cả những cuốn sách được lũ lâu
la, bộ lạc Cờ Lăng, xb thì cũng là kít.
Phải có 1 cái gì như Xịa trong vụ này,
mới được, và đấy là “khía cạnh mới mẻ nhất" của
cuốn sách ["Bác sĩ Zhivago"], trong lịch sử tình
báo.... như tờ báo Tẩy viết.
Note: Bài nói chuyện
về thơ sau cùng của TTT, trước 1975, có lẽ là bài
đọc trong ĐÊM THƠ VHC
Thơ là lời
và hơn lời
Tuyệt!
ĐÊM * THƠ
* VŨ HOÀNG CHƯƠNG
TUESDAY, SEPTEMBER
21, 2010
Đoạn văn dưới đây là phần chính bài
nói chuyện của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền trong Đêm
Thơ Vũ Hoàng Chương ngày 16-1-1975 tại phòng trà
Khánh Ly, đường Tự Do, Sàigòn.
Thanh Tâm Tuyền
Sự hiện diện của các bạn cùng chúng tôi
hôm nay là một cuộc tôn vinh cho thi sĩ Vũ Hoàng
Chương. Chẳng những cho riêng thi sĩ, người suốt đời chỉ biết
làm thơ - không biết, không thể làm gì
khác - mà còn cho tất cả mọi thi sĩ và qua
các thi sĩ là một cuộc tôn vinh cho Thơ.
Tôn vinh Thơ? Tại sao tôn vinh Thơ? Thơ quan hệ
chi đến đời sống chúng ta? Sướng ích chi mà có
những người để một đời như Vũ Hoàng Chương để theo đuổi thơ?
Thi sĩ có thể không biết - thật chăng? Có
lẽ cũng chỉ là một cách nói riêng của thi
sĩ. Riêng chúng ta có biết, chúng ta biết tận
trong thâm tâm chúng ta, biết qua động cơ thúc
đẩy cuộc hội họp tối nay được chính chúng ta dấu diếm bằng
những lý lẽ rất tầm thường hằng ngày. Chúng ta biết
rằng chúng ta muốn gặp mặt nhau, nhìn mặt nhau đêm nay:
“Lũ chúng ta lạc loài năm bảy đứa - Bị quê hương ruồng
bỏ giống nòi khinh.” Chúng ta biết rằng khi mọi giá
trị thiêng liêng đều chẳng còn đáng gì,
đều bị liệng bỏ dần dọc theo đời người thì thơ vẫn còn lại.
Phải thế chăng? Dù cho thơ có thể chẳng thay thế được các
giá trị thiêng liêng. Không là giá
trị thiêng liêng - có bao giờ thơ như thế? - thì
nó vẫn ở cùng trong đời sống chúng ta - như lúc
này, giây phút này đây - và nó
đủ năng lực để cuốn đời sống chúng ta đến chân trời viễn
vọng. Thơ nhắc rằng chúng ta đang sống, sống lạ lùng, sống
với ta và sống với người.
Chúng ta còn có thể nói đến những
điều ghê gớm hơn nữa về thơ nhưng rồi thơ lại còn có
thể vượt ra ngoài mọi điều ghê gớm ấy. Tuy nhiên nói
cho đến cùng (biết đâu là cùng?) Thơ vẫn
chỉ là lẽ thường của đời người, là sự thường của kiếp sống
- ngắn ngủi và vô hạn như một tiếng hát.
Ta còn để lại gì không?
Kìa non đá lở, này sông cát
bồi.
Và lẽ thường của đời người, sự thường của kiếp sống
là Thơ trong nỗ lực sống với ta và sống với mọi người
rốt cuộc - cho đến bao giờ? - vẫn là sống với một số người nào
đó, một bộ lạc nào nhất định. Nói như Đinh Hùng
Thơ là “tiếng ca bộ lạc.” Đêm nay chúng ta quây
quần nơi đây nào khác, như giữa đám rừng dầy
hung bạo có ngọn lửa kia đốt lên và tiếng trống kêu
gọi ta đến. Ngọn lửa Thơ, lời gọi cùng thẳm của Thơ mời chúng
ta đến tôn vinh cho Thơ. Thơ như nhịp trống bập bùng gọi ta
về tụ hội, tiễn ta đi tản mạn, cầm chân ta ở lại vui chơi, giục ta đi
săn đuổi mịt mùng.
Nhưng tôn vinh cho Thơ cũng là tôn vinh
qua các thi sĩ - kẻ làm thơ, suốt đời chỉ làm
thơ, không biết và cũng không thể làm gì
khác. Giữa chúng ta có một vài người, như
Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng.
Làm thơ. Làm thơ hành động tối thậm phi
lý, mở mọi ngõ ngách phi lý, đẩy đưa đời
người vào cõi phi lý. Ngõ ngách
phi lý ấy là chính chúng ta, cõi
phi lý ấy chính là đời chúng ta. Như đêm
nay không giống mọi đêm đã qua và sẽ chẳng bao
giờ giống một đêm nào ở mai kia. Làm thơ như rong chơi,
quên lãng, hay làm thơ như tận tụy với một mối duyên
tình hay làm thơ như đốn ngộ hốt hoảng thì vẫn là
cái “không thể làm” được ở đời người, ở kiếp sống. Tri
kỷ khả nhi vi chi, biết không làm được mà lại cứ làm.
Tại sao? Tại sao vậy?
Trầm trọng phải không? Tự nhiên cái sự thể
nó như thế. Trầm trọng cũng là tự nhiên của thơ
và của việc làm thơ.
Thi sĩ đêm nay của chúng ta Vũ Hoàng Chương
- làm thơ suốt một đời. Một đời để ra làm thơ. Thơ Vũ
Hoàng Chương đi từ “Đêm Hoa Đăng đèn xanh bóng
trăng” từ “Phách ngọt đàn say đêm khói êm”
từ “Áo vải mộng phong hầu” đến “Ngồi quán” đến Isabel Baes
đến nhị thập bát tú và không gian “bốn bề
vẫn chỉ một phương,” đến Ngày lớn. Chúng ta không
thể nào hiểu Vũ Hoàng Chương còn đi đến đâu
- hỏi thực cũng như chúng ta đây chúng ta trong giây
phút này có biết chúng ta đi đến đâu
- nhưng hiện thời chúng ta cũng đang biết - biết gì? - biết
Vũ Hoàng Chương đang ăn nằm với Thơ như đang ăn nằm với cái
chết. Chết cũng là một cách nói thôi. Như Trang
nói chết là tỉnh giấc chiêm bao. Và có
“tỉnh lớn” thì mới biết được “chiêm bao lớn.” Ta có
một đời để sống, để chết hay có vô vàn đời? Ai biết?
Mà nói chi những điều ấy. Nhưng người làm thơ cứ nói.
Nói miết. Thay nhau nói. Tranh nhau nói. Để làm
gì?
Thôi nói chi những chuyện ấy. Thơ là lời
và hơn lời. Đã đến lúc chúng ta cần nghe
thơ. Thơ đọc trong đêm nay dành cho Vũ Hoàng Chương.
16-1-1975
(Văn, giai phẩm, 14-2-75)
Một bữa, vào thời kỳ đó, giữa
thập niên 1950, Olga Ivinskaya nhận cú điện thoại từ người
yêu, Pasternak. Giọng ông nức nở, đứt đoạn, đầy nước mắt.
Bà hoảng quá, hỏi dồn, "Chuyện gì, chuyện
gì?"
"Ông ta chết, chết, chết", ông lập đi lập lại.
Ông ta nói về Yuri Zhivago. Đó là
đoạn vị bác sĩ bị bịnh tim quật sụm trên xe điện Moscow,
(cũng không xa nơi sau này con trai của Pasternak bị chết)...
Nghệ thuật, Pasternak viết, luôn luôn là
suy tư về cái chết từ đó đẻ ra đời sống.
Gấu bỗng nhớ đến cái chết của nhân vật Kiệt trong
Một Chủ Nhật Khác, của Thanh Tâm Tuyền.
Anh chàng này, may mắn được du học, nhưng ngu
si, bỏ về, và chết lãng nhách tại Đà Lạt...
Chương Zhivago bị quất sụm coi như chấm dứt "thời kỳ đó".
Như cái chết của Kiệt.
Không ai có thể ngờ, đời sống lại được bắt đầu
từ những trại tù.
Từ biển cả.
30.4.2015
Đêm chong đèn nhớ Trịnh.
Đọc
bài này, thì bất giác nhớ bài thơ
của Brodsky, “Gửi Con Gái Tôi”, và cái ước
mong, nếu Ông Giời cho tớ một đời nữa, thì tớ sẽ hát
ở 1 phòng trà.
Và tất nhiên, nhớ bài viết của Gấu về TCS,
có lẽ bài viết sớm nhất về chuyện ông đi xa, và,
bảnh nhất, theo Đặng Tiến.
Tuy nhiên, sau này, GCC khui ra, có hai
hình ảnh tuyệt vời nhất, về ông, một, từ nhạc của ông,
và một là từ thơ của Anna Akhmatova, cũng là để
nói về ông.
Một hình ảnh do Le Huu Khoa khui ra khi viết về ông,
trong Mảng Lưu Vong: Chim Thiêng hát lời Mệnh Bạc.
To My Daughter
Give
me another life, and I’ll be singing
in Caffè Rafaella. Or simply sitting
there. Or standing there, as furniture in the corner,
in case that life is a bit less generous than the former.
Yet
partly because no century
from now on will ever manage
without caffeine or jazz, I’ll sustain this damage,
and through my cracks and pores,
varnish and dust all over,
observe you, in twenty years, in your full flower.
On the
whole, bear in mind that I’ll be around.
Or rather,
that an inanimate object might be your father,
especially if the objects are older than you, or larger.
So keep an eye on them always,
for they no doubt will judge you.
Love
those things anyway, encounter or no encounter.
Besides, you may still remember a silhouette, a contour,
while I’ll lose even that, along with the other luggage.
Hence, these somewhat wooden lines
in our common language.
1994
Gửi Con Gái Tôi
Cho tôi một đời khác,
và tôi sẽ đang hát
ở Caflè Rafaella. Hay giản dị ngồi
ở đó. Hay đứng ở đó, như cái bàn
cái ghế ở góc phòng,
trong trường hợp cuộc đời sau không rộng lượng bằng cuộc
đời trước.
Mà có lẽ, một
phần, là còn do điều này:
không một thế kỷ nào kể từ nay, mà lại
có thể xoay sở, nếu thiếu cà-phê-in và nhạc
jazz,
bố sẽ cố chịu chuyện đó, như cái bàn cái
ghế, với những vết nứt, nẻ, véc ni, mớ bụi bặm trên mình,
ngắm con gái của bố, trong hai mươi năm, nở hết những
cánh hoa, và trở thành một đóa hoa rạng
rỡ.
Thôi thì thôi,
cũng thế thôi, nhưng hãy nhớ điều này,
rằng bố vẫn quanh quẩn bên con,
cái bàn cái ghế vô hồn, bất động,
có thể là bố đó
nhất là khi chúng già nua, cồng kềnh,
kịch cợm hơn con
Vậy thì hãy để mắt tới chúng
bởi vì, không nghi ngờ chi, chúng sẽ cân
nhắc mọi chuyện giùm cho con,
[hoặc cau mày nhắc nhở con, một điều gì đó].
Yêu mọi điều, mọi chuyện
ở trên đời, dù gì đi chăng nữa, dù gặp hay
không gặp.
Ngoài ra còn điều này:
Con vẫn còn nhớ một hình bóng, một dáng
vẻ,
Trong khi bố mất tất cả, cùng với cả một hành
lý khác.
Thí dụ như là những dòng đời khô
héo,
của cái tiếng nói chung,
của cha con ta...
Gởi con gái
tôi (Joseph Brodsky)
Cái tít bài
viết của Bọ Lập, là cũng từ 1 bản nhạc của TCS, Huyền Thoại Mẹ.
Về những cuộc tình của TCS, nhiều thì nhiều thực,
nhưng theo ý riêng của GCC, đều không thực.
Thực, là khi xa nhau, họ đều cảm ơn Ông Trời,
đã cho gặp nhau, dù chẳng để làm 1 chuyện gì.
Và, 1 khi như thế, thì chỉ 1 cuộc tình,
là đủ cho 1 con người. Một khi nó sống thực cuộc tình,
thì những cuộc tình sau đó, nếu có, là
để lập lại – theo 1 nghĩa thật đẹp - cuộc tình thứ nhất, vưỡn
theo GCC, khi ngộ ra 1 lời phán về GCC, của 1 độc giả/thân
hữu/bạn văn.
TCS không có cuộc tình nào thực
cả. Đó là nỗi đau của ông, và nỗi mừng của
những người tình của ông, đau thế.
Em nào cũng khoe, đã từng yêu và
được Trịnh yêu, và đều mừng, vì... an toàn
sau cuộc tình.
Quá đau cho họ Trịnh!
Khác hẳn nhạc sĩ VTA. Hay PD. Cuộc tình nào
của những đấng này đều có cú làm ăn tới
chỉ cả.
Trong Một Chủ Nhật Khác,
khi Oanh từ chối cái hôn của Kiệt, - em yêu ông
thầy của mình, bèn gặp, để nói ra điều đó, rồi
bỏ đi - và Kiệt bèn quê, đếch thèm làm
gì cả, và khi Oanh đi rồi, em mới hiểu ra “chân ní”,
bèn đánh điện, “ới” 1 tiếng, là em lên liền, thầy
muốn “biên tập” - từ này của 1 em nữ thi sĩ ở trong lước – thầy
muốn làm gì thì… làm!
Thê lương nhất, là sau đó, khi nghe 1 cô
bạn học, kể lại cuộc tình của Kiệt với Hiền, em thấy đời mình
thừa thãi, bỏ đi, mơ màng đã thành đàn
bà, đếch cần 1 thằng đàn ông nào…. biên
tập!
Thê lương hơn nữa, là lần gặp gỡ sau cùng
của họ, ở 1 tiệm ăn, hình như thế, ở phiá bên ngoài, hay hành
lang rạp Rex. Oanh mua tặng Kiệt cái kèn, và chàng
mang về Đà Lạt, để chết. Bạn còn nhớ cái xen Kiệt
thổi kèn cho bạn là Duy nghe, trước khi “bị” ngỏm?
Quái là GCC cũng có 1 cú gặp gỡ
sau cùng với BHD, ở 1 quán, ở đâu đó, gần
Chợ Bến Thành.
Cuộc gặp gỡ của Gấu cảm động hơn nhiều, thực hơn nhiều.
GCC cũng kể đâu đó, vài lần rồi...
-C’est ridicule, c’est
formidable, c’est merveilleux… c’est toi. Oanh. Pleure pas. Pleure
pas.
Thật kỳ cục, thật kinh khủng, thật tuyệt vời, thật em. Oanh.
Đừng khóc, đừng khóc.
Đúng buổi sáng
ngày Kiệt bị quật ngã, chàng mới có quyết
định đánh bức điện tín cho Oanh. Chàng đội mưa
chạy đến Bưu Điện. Cơn sốt đã bập bùng bên lỗ tai như
tiếng sấm. Chàng viết bức điện tín, tay run như đuôi
con thằn lằn đứt. Chàng viết, chàng nhớ đúng như in
chàng đã nói: S.O.S. Au secours. Bớ người ta
cứu tôi với. Kiệt. Kiệt nghĩa là hết sạch, chẳng còn
gì, chẳng còn tí tẹo nào. Cô nhân
viên Bưu Điện vốn quen vì gặp hàng tuần, trợn mắt: Ông
không điên chứ ông Kiệt? -Tôi điên chớ, rõ
ràng là tôi điên đây thôi. –Ông
nhất quyết gửi bức điện này? -Chớ sao nữa, còn gì
nữa. Tôi đang cần tiền, hết tiền tiêu rồi, phải kêu kiểu
đó mới có tiền. Kiệt cười hộc. Chàng ra khỏi Ty Bưu
Điện chạy xuống hồ lại vòng lên xin rút bức điện lại.
Chàng ướt còn hơn buổi sáng đưa Oanh đi. Mưa nhòa
hết cảnh vật, nhòa hết cảm xúc, ý nghĩ, và quyết
định. Oanh cũng bó tay mà thôi.
-Anh coi thường em quá. Oanh ngăn xúc động, dịu
dàng nói.
-Rồi em sẽ hiểu, nên để người ta coi thường mình.
Kiệt trở giọng giận dữ. – Mình là cái quái
gì. Anh chỉ mong mọi người coi thường anh. Được coi thường, thường
hết, dễ sống. Không có ai là ghê gớm, là
thiết yếu đối với ai ở đời này. Rỡn chơi vậy. Em hiểu không,
nói rỡn vậy mà chơi thôi. Chẳng đáng một đồng
bạc cắc. Anh đâu có thiết yếu cho em, mà em đâu
có thiết yếu cho anh.
Oanh như bị cái tát trái, tá hỏa,
cứng đơ. Nàng run rẩy lắp bắp không thành lời.
-Em nghe cho thật kỹ đây. Kiệt như thể được đà.
-Với mọi người đàn bà anh đều nói: đàn
bà là đàn bà, muôn đời vẫn chỉ là
đàn bà không hơn không kém. Anh… (1)
Trịnh Công
Sơn vs Lịch Sử
Milosz, trong một bài
trả lời phỏng vấn, cho biết, ông đào thoát, xin
tị nạn tại Pháp tháng Hai năm 1951. Viết Cầm Tưởng, [Cái
Đầu Bị Cùm], mùa xuân cùng năm, hoàn
tất vào mùa thu cũng trong năm. Trong lời tựa, ông
cho biết, viết để thanh toán một lần cho xong. Và hy vọng
chẳng bao giờ phải đụng lại với vấn đề này nữa.
Trong ý nghĩ đó,
theo tôi, những bản nhạc phản chiến, những ca khúc da vàng
của TCS đã được "thanh toán".
Milosz cho rằng, cuốn sách không thuộc dòng
của ông [that isn't my line]. Ông viết nó, như kẻ
lưng đụng vô tường, hết đường lui.
Cũng trong bài viết, ông
nhắc đến cảm giác hết sức bối rối, khó chịu, của Pasternak,
khi được trao giải thưởng Nobel văn học, do cuốn tiểu thuyết Bác
sĩ Zhivago, chứ không phải do thơ.
Bản thân Milosz cũng được nổi tiếng, là nhờ Cầm
Tưởng.
Tôi nghĩ, Trịnh Công
Sơn có gì tương tự với hai trường hợp trên. Ông
nổi tiếng cả thế giới, là nhờ nhạc phản chiến. Nhưng thứ đó,
thực sự "không thuộc dòng của ông".
Như Milosz, ông đụng lưng vô tường, khi viết nó.
Nhưng tình ca, mới là nhạc phản chiến đời đời
của ông.
Và của loài người.
Hãy hát tình
ca của ông, theo nghĩa mà Brodsky định nghĩa:
Nếu có gì có
thể thay thế cho tình yêu, thì đó là
hồi ức.
Tình ca của TCS, là hồi ức, là tưởng nhớ,
là kinh cầu cho một miền nam hòa bình đã
mất.
“Cái từ, giải phóng
chúng ta khỏi gánh nặng và nỗi đau làm người,
là hai chữ: Tình Yêu.”
*
Tôi thu tôi lại...
Hạt bụi nào...
He has turned into the life-giving
ear of grain
Or into the gentlest rain of which he sang
Akhmatova
Người thi sĩ ấy biến thành
mầm sống
Thành hạt mưa dịu dàng nhất mà chàng
hát về nó
D.M. Thomas trích dẫn,
cho chương Death of a Poet,
[trong Solzhenitsyn:
Thế kỷ ở trong ta], nói về cái chết của Pasternak.
Trịnh Công Sơn:
Chim Thiêng Hót
Lời Mệnh Bạc
L'oiseau sacré chante le destin tragique
*
Un jour se noyer et flotter
[Cũng sẽ chìm
trôi]
Ah ! la lune en haut
Assis je suis en bas
La course de l'eau la limpidité
Mon âme l’eau trouble
Les hérons s'envolent crient le calme absolu
Les chemins de la vie proches
Mais les pas ralentissent de fatigue
Ah ! la lune en haut
Assis je suis en bas
Les chemins tordus
La lumière soudaine
Depuis l'oiseau sacré chante le destin tragique
Chaque goutte de l'infini
Se noie disparaît sans appel de retour
Lời Việt::
Nhật nguyệt í-a trên
cao, ta ngồi ôi-à dưới thấp
Một dòng í-a trong veo, sao lòng ối-a
còn đục
Bầy vạc í-a bay qua, kêu mòn ối-a tịch
lặng
Đường đời í-a không xa, sao chồn ôi-à
gối chân
Nhật nguyệt í-a trên cao, ta ngồi ôi-à
dưới thấp
Một đường í-a cong queo, nắng vàng ối-a đột ngột
Từ độ í-a chim thiêng, hót lời ối-a mệnh
bạc
Từng giọt í-a vô biên, trôi chìm
ôi-à tiếng tăm
Partir et revenir
[Một cõi
đi về]
Les années écoulées
les départs
Partir tourner la vie les fatigues
Les épaules aux deux bouts de la lune
Le reflet transversal de cent ans partir et revenir
Quelle sera la parole des arbres
Quelle sera la parole de l'herbe étrangère
Un seul coucher du soleil dans l'ivresse
Quelle vie légère appartient déjà
au passé
Ruine du printemps ruine de l'été
Un jour d'automne l'écho du galop au loin
Nuage couvre la tête soleil sur les épaules
Les pas s'en vont les rivières savent rester
\Soudain l'otage de l'amour m'appelle
A l’intérieur apparaît l'ombre de l’être
Le détour de la pluie dans l'âme
Une pluie fine
Cent ans l'infini la chance de rencontre sera nulle
Quel lieu sera chez moi
Les chemins les détours les cercles en ruine
Le côté a' herbe le côté de rêve
Chaque parole du crépuscule
Chaque parole de la terre des tombes
Voix de la mer des fleuves de leurs sources.
Alors qu'on rentre on se souvient déjà qu'on
partira
Partir vers les monts
Revenir vers le large
Les bras de la vie n’offrent jamais l'indulgence
Seul un vent impossible souffle tout au long de la
jeunesse
Trinh Cong Son
Traduit par Le Huu Khoa
Connu avec Pham Duy comme l'un
des deux plus grands compositeurs du Vietnam actuel, Trinh Cong Son
se veut avant tout poète et chante « les rêves en ruines
de ses êtres ». Son œuvre raconte l'exil collectif de son
peuple mais aussi l'éphémère de l'amour et de la
beauté. Trinh Cong Son réussit pas à pas sa méditation
sur la souffrance, ses textes construits autour d'un lieu de fractures
né du passage des guerres offrent un fond de réinterprétations
extrêmement riches du bouddhisme, du taoïsme.L'évidence
esthétique du texte fait corps avec l'inexistence de l'être.
Được biết đến cùng với
Phạm Duy như là một trong hai nhà soạn nhạc lớn lao nhất
của Việt Nam hiện nay, Trịnh Công Sơn tự muốn mình, trước
hết, như là một nhà thơ và hát "những giấc mơ
điêu tàn của đồng loại". Tác phẩm của ông kể
cuộc lưu vong tập thể của dân tộc ông, và về sự phù
du của tình yêu và cái đẹp. Từng bước, Trịnh
Công Sơn hoàn tất cơn trầm tư của mình về sự khổ
đau, những bài ca của ông xoay quanh một nơi chốn tang thương
đổ nát do chiến tranh cầy đi cầy lại, và chúng tạo
nên một cái nền của những tái diễn giải cực kỳ giầu
có, tư tưởng Phật giáo và Đạo giáo. Cái
đẹp hiển nhiên của bài ca làm bật ra nỗi vô thường
của kiếp người.
Le Huu Khoa: Mảng lưu vong [La
Part d'Exil]
*
Note: Tks K. Gấu
Conversations with the Dead
Reading has always been for me a sort of practical
cartography. Like other readers, I have an absolute trust in the capability
that reading has to map my world. I know that on a page somewhere on
my shelves, staring down at me now, is the question I’m struggling with
today, put into words long ago, perhaps, by someone who could not have
known of my existence. The relationship between a reader and a book is
one that eliminates the barriers of time and space and allows for what
Francisco de Quevedo, in the sixteenth century, called “conversations
with the dead.” In those conversations I’m revealed. They shape me and
lend me a certain magical power.
Trò chuyện
với người chết
Đọc đối với tôi là 1 cách
vẽ bản đồ. Như những độc giả khác, tôi có sự tin
vậy tuyệt đối vào khả năng, đọc phải vẽ ra thế giới của tôi.
Tôi biết, trong 1 trang sách đâu đó, trên
những kệ sách của tôi, ngó xuống tôi, thì
là 1 câu hỏi mà tôi đang đánh vật với
nó, bữa nay, được đặt thành những từ ngữ từ lâu lắm
rồi, bởi 1 người nào đó, có thể chưa từng biết đến
có tôi ở trên đời. Liên hệ giữa 1 độc giả với
cuốn sách, là 1 liên hệ triệt tiêu những biên
cương của thời gian, không gian, và cho phép điều mà
Francisco de Quevedo, thế kỷ thứ 16, gọi là “những cuộc trò
chuyện với người đã chết”.
Trong những cuộc trò chuyện như thế, tôi lộ ra,
bật mí. Chúng tạo hình dáng tôi và
cho tôi 1 quyền năng thần kỳ.
Những nhận xét, như trên,
quá đúng, nhưng chỉ với từ ngữ. Với âm thanh, lời
nhạc, GCC nghĩ, sai, như có lần GCC phán, bạn phải sống
cùng thời với TCS, cùng 1 Miền Nam với ông, thì
mới cảm hết nhạc của ông.
Thí dụ, cái lần
GCC vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, lần đầu, đúng
thời gian gần Tết, thời tiết lạnh lạnh, TCS thì mới cho ra lò
bản Tình Nhớ, và trong đêm khuya, 1 tay tân
binh như Gấu cứ huýt sáo hoài bản nhạc đó.
Gấu đau quá, vì cùng với nó, còn là
nỗi đau thằng em vừa mới tử trận - cô bạn vừa mới từ giã,
và cùng với cô, là Sài Gòn -
có thể, từng nằm, đúng cái giường sắt Gấu đang nằm.
Khủng khiếp lắm. Một Bắc Kít,
sinh ở Bắc Kít, sau 1975, mê nhạc Trịnh, không thể
nào hiểu được nỗi đau này. Một đấng Nam Kít, bỏ
chạy, như Đặng Tiến, thì cũng đếch cảm ra nỗi đau này, nên
ông phán Tình Nhớ mà mắc mớ gì tới
cuộc chiến, phản chiến!
Những
ngày Trịnh Công Sơn
Tôi biết Trịnh Công
Sơn khi anh chưa nổi tiếng, và qua Nguyễn Đình Toàn,
tại một bàn cà phê ở quán Cái Chùa,
đường Tự Do, Sài Gòn. Nói chưa nổi tiếng, là
đối với đa số công chúng thưởng ngoạn. Cùng với đà
cuộc chiến leo thang, người dân miền nam ngày càng
thấm nhạc của anh.
Anh ngồi chung bàn với Toàn và tôi,
nhưng cứ chốc chốc lại có một anh bạn trẻ nào đó,
từ một bàn nào đó, tạt qua bàn, chỉ để nói
chuyện hoặc hỏi thăm anh, và thường là về Huế, và
cứ mỗi lần như vậy, anh đổi giọng nói. Khi nói với hai đứa
chúng tôi, anh dùng giọng bắc.
Toàn lúc đó phụ trách chương trình
nhạc chủ đề trên đài phát thanh Sài Gòn,
và hai người hình như có hẹn gặp nhau tại quán,
ấy là tôi suy đoán ra như vậy.
Thời gian này, tôi chưa để ý đến nhạc Trịnh
Công Sơn. Nói rõ hơn, nó chưa thấm vào
tôi.
Phải tới
khi đứa em trai mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba
Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường
sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc là
quá nhớ bồ, cứ thế huýt sáo bài Tình
Nhớ gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết
lấy tôi, rứt không ra… Lúc này, tiếng nhạc của
anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút
hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói
chung của cả miền nam, tức là của cả thế giới, vào thời
điểm đó, khi cùng nói: hãy yêu nhau thay
vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ, và chẳng bao giờ
miền nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ
lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với miền bắc, vì
họ đều tin một điều, miền bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người
Mỹ sẽ ra đi.
Như cả nhân loại tiến bộ, họ chỉ có thể tiên
đoán đến đó. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên
tiếng nói đó. Tính phản chiến của nhạc của anh,
chính là tính phản chiến của cả một miền đất.
Và cũng như cả nhân loại tiến bộ, chỉ tới sau
vòng tay lớn rã ra, Trịnh Công Sơn mới hiểu.
Một bạn văn của người viết, còn ở lại Sài Gòn,
nhân lần gặp gỡ tại xứ người, đã kể chuyện, sau "giải phóng",
có thời gian Trịnh Công Sơn bị Cộng Sản địa phương làm
khó dễ, anh phải vô Sài Gòn, và có
than thở với anh bạn văn kể trên. Anh nói, thì
cứ dzô đây, gì thì gì, chắc cũng dễ
thở hơn.
Sài Gòn cưu mang Trịnh Công Sơn không
phải chỉ lần đó. Theo như tôi được biết, những ngày
cuộc chiến dữ dội, trong khi chúng tôi cứ thế theo nhau lên
Trung Tâm Ba, Trịnh Công Sơn may mắn đã được đại tá
không quân Lưu Kim Cương che chở.
Trong số những quân cảnh tại thành phố, có
người chỉ mong cơ hội "chộp" được Trịnh Công Sơn!
Đại tá Lưu Kim Cương tử trận trong biến cố Mậu Thân,
khi bảo vệ vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất.
Riêng tôi, tôi mong được như anh: được chết
tại Sài Gòn.
Xin vĩnh biệt.
The Scene of the Crime
Chuyến đi Mỹ Lai của 1 phóng viên và những
bí mật của quá khứ
Seymour M. Hersh
Nguyen Qui Duc, a fifty-seven-year-old
writer and journalist who runs a popular bar and restaurant in Hanoi,
fled to America in 1975 when he was seventeen. Thirty-one years later,
he returned. In San Francisco, he was a prize-winning journalist and
documentary filmmaker, but, as he told me, ''I'd always wanted to come
back and live in Vietnam. I felt unfinished leaving home at seventeen
and living as someone else in the United States. I was grateful for the
opportunities in America, but I needed a sense of community. I came to Hanoi
for the first time as a reporter for National Public Radio, and fell in
love with it."
The New
Yorker, My Lai Revisited,
Mar 30 2015
NQD nhà văn Mít 57 tuổi, chủ nhân 1 nhà
hàng tại Hà Nội, chạy qua Mẽo năm 1975 khi 17 tuổi. Tớ
luôn muốn về sống ở xứ Mít. Tớ thấy tớ chưa xong, không
đầy đủ, bỏ nhà ra đi khi 17 tuổi, và sống như 1 ai đó
ở Mẽo. Tớ biết ơn Mẽo với những cơ may mà nó ban cho tớ.
Nhưng cái tớ cần là 1 cảm quan, ý nghĩa cộng đồng.
Gặp Hà Nội, là tớ mê liền.
Born Red
Nga
Hoàng Đỏ xây dựng Đế Quốc Xô Viết quyền lực thứ nhì
thế giới bằng cách làm thịt dân của mình,
chừng 20 triệu, cỡ đó. Từ tên trộm cướp cách mạng,
le bandit révolutionaire, biến thành 1 tên bạo chúa
khùng. Đại Khủng Bố mỗi ngày làm thịt 16 ngàn
người.
Đế quốc
VC như hiện giờ, "cũng" đã được xây dựng lên, bằng cách
làm thịt dân Mít của nó.
Cuộc chiến chống Pháp đúng ra không xẩy
ra. Nó xẩy ra là vì VC muốn như thế, nếu không
thế không sao làm thịt lũ Việt gian được. Việt gian là
những kẻ không theo VC, những đảng phái quốc gia như VNQD,
thí dụ. Cuộc chiến chống Mỹ cũng không thể xẩy ra, và
nó xẩy ra vì Bắc Kít muốn như thế. Bởi thế, chúng
mới nhử Mẽo vô Miền Nam, khi thành lập MTGP, bằng cách
vu cho Diệm đầu độc tù VC tại trại tù Phú Lợi.
Tuy nhiên, điều chúng ta không biết, là
liên minh ma quỉ giữa Bắc Kinh và Bắc Bộ Phủ. Không
có sự giúp đỡ của Tẫu, cả hai cuộc chiến vô phương
xẩy ra với kết quả như bây giờ. Bởi thế, vào thời điểm 1975,
khi Solzhenitsyn nhận định, Bắc Kít sẽ thôn tính Nam
Kít, và đây là cuộc chiến tranh giành
ảnh hưởng giữa những đế quốc, Paz chỉnh Solz, đây là cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc; chỉ đến bây giờ chúng
ra mới thấy Solz có lý, khi yếu tố Tẫu lộ ra. Bởi là
vì với dân Mít, Tẫu là kẻ thù ngàn
đời của chúng.
Bi giờ, thì Mít mới biết, Bắc Kít dâng
cả vợ con cho Tẫu, để làm thịt cho bằng được thằng em Nam Kít
của nó.
Trước, cũng biết, nhưng giả đò, không.
Gấu về lại đất Bắc, đọc gia phả dòng họ Nguyễn, đấng
nào đấng đó đóng khung những chi tiết, sự kiện lịch
sử, đã từng học tại trường West Point Tẫu!
Bởi thế, Gấu mới phục ông
già của Gấu, đếch theo VC, chỉ là “cảm tình viên”
của Đảng, như cô cháu gái của 1 ông chú,
Chú Cầm, Huyện Uỷ Bạch Hạc, Việt Trì, giải thích
lý do tại sao mấy đứa anh chị em của Gấu ở lại đất Bắc, không
được công nhận là con của liệt sĩ!
Bố của Gấu cực bảnh!
Hà, hà!
Note: Bài
viết, theo GCC, nhảm. Bài thơ này, khủng nhất là
câu “đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Còn
cái chất trữ tình của nó, như bài viết ca
ngợi – ca ngợi Phạm Tiến Duật luôn thể– thì Kundera đã
phán, thời VC là thời của Văn Cao, họa sĩ, thi sĩ, đao
phủ- tức là thời thi sĩ cùng ngồi với tên giết người,
cùng cai trị thế giới.
Un piège
tendu à la poésie
http://www.tanvien.net/gioi_thieu_3/piege_poesie.html
... See More
Son
Lyngoc
QUA RỒI HÌNH
ẢNH CÙNG NGƯỜI YÊU ĐỒNG HÀNH RA TRẬN
Mặc Lâm
Phạm Tiến
Duật sinh năm 1941 tại Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ông tốt
nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội ...
See More
Hồ sơ
K trên Tin Văn
Gấu kể như là người đầu tiên giới thiệu Kundera
với dân Mít ở hải ngoại, qua mục Tạp Ghi trên báo
Văn Học của NMG.
Nhờ đọc Kundera, Gấu mới viết được bài Mùa
Thu những di dân, và liên kết được hình
ảnh nhà thơ Văn Cao - đóng hai vai cùng một lúc,
vừa là thi sĩ vừa là đao phủ thủ - với hình ảnh
nhà thơ Mayakovsky ngồi ké né bên trùm
mật vụ Nga Dzherzhinsky.
Mít,Yankee mũi tẹt đúng hơn, quả là bảnh
thật!
*
Với tôi, hay nhất ở Phạm Duy, vẫn là những bản
nhạc tình. Ông không thể, và chẳng bao giờ
muốn đến cõi tiên, không đẩy nhạc của ông tới
tột đỉnh như Văn Cao, để rồi đòi hỏi "thực hiện" nó, bằng
cách giết người. Một cách nào đó, "tinh thần"
Văn Cao là không thể thiếu, bắt buộc phải có, đối với
"Mùa Thu", khi mà nhà thơ ngự trị cùng với
đao phủ. Kundera đã nhìn thấy điều đó ở thiên
tài Mayakovsky, cũng cần thiết cho Cách mạng Nga như trùm
cảnh sát, mật vụ Dzherzhinsky. (Những Di chúc bị Phản bội).
Nhạc không lời, ai cũng đều biết, mấy tướng lãnh Hitler vừa
giết người, vừa ngắm danh họa, vừa nghe nhạc cổ điển. Cái đẹp bắt
buộc phải "sắt máu", phải "tyranique", (Valéry). Phạm Duy
không nuôi những bi kịch lớn. Ông tự nhận, chỉ là
"thằng mất dậy" (trong bài phỏng vấn kể trên). Với kháng
chiến, Phạm Duy cảm nhận ngay "nỗi đau, cảnh điêu tàn, phía
tối, phía khuất", của nó và đành phải từ chối
vinh quang, niềm hãnh diện "cũng được chính quyền và
nhân dân yêu lắm". Những bài kháng chiến
hay nhất của Phạm Duy: khi người thương binh trở về. Ở đây, ngoài
nỗi đau còn có sự tủi hổ. Bản chất của văn chương "lưu
vong, hải ngoại", và cũng là bản chất của văn chương hiện
đại, khởi từ Kafka, là niềm tủi hổ, là sự cảm nhận về thất
bại khi muốn đồng nhất với đám đông, với lịch sử, với Mùa
Thu đầu tiên của định mệnh lưu vong.
Phạm Duy muốn làm một người tự do tuyệt đối nên
đã bỏ vào thành. Nhưng Văn Cao, chỉ vì muốn
đồng nhất với tự do tuyệt đối, nên đã cầm súng giết
người. Thiên tài Mayakovski cần thiết cho Cách Mạng
Nga cũng như trùm công an mật vụ, là vậy.
http://www.nybooks.com/articles/2018/02/22/istanbul-blues/
Re: Pamuk
Trên tờ NYRB số
Feb 22, 2018, có bài về Istanbul, nhân cuốn sách
tái bản, bản deluxe. Giả như có 1 “hội chứng Pamuk”, như
Trần Vũ tưởng tượng ra, rồi khoác vào tác phẩm của Sến,
thì cũng không thể. Vì Pamuk không phải là
1 nhà văn của đi và viết, ông cứ ngồi ở 1 chỗ, và
viết về chỗ đó, là Istanbul, như GCC, có 1 cú
Mậu thân Sài Gòn, có thằng em tử trận 1 năm trước
đó, viết hoài còn hoài… Đây là
lý do GCC dịch Istanbul, và lạ làm sao, cái
tay DTH, ông chủ nhà xb NN, ở phía Nam, không
hiểu làm sao lại ‘đoán” ra được, và tự động viết mail,
đề nghị dịch. Khi nhận được mail, Gấu quá đỗi ngạc nhiên phải
nhờ em CM của Gấu, khi đó còn ở trong nước, bạn thân của
NL, check giùm, tếu thế!
Đây cũng là 1 dịp để tác giả nhìn lại
Istanbul của mình, như đoạn sau đây cho thấy [GCC phải
mua tờ báo, vì không cho đọc free] tóm tắt,
đại khái, Pamuk viết về 1 Pamuk, bị nhìn bởi lũ mũi lõ,
hơn là được nhìn bởi 1 cư dân của nó, là
ông.
Và Istanbul của ông u ám quá.
Khác Sài Gòn của Gấu rất nhiều.
Both Pamuk's book and a new history, Istanbul: A Tale of Three
Cities by Bettany Hughes, make it clear that part of the reason for this
distortion is that the country is so rarely described from within. Hughes,
like many who have written about Istanbul, is a foreigner, and thus prone
to the familiar hyperbole about the glories of the premodern city. Pamuk,
meanwhile, devotes much of his book to addressing foreigners' perceptions
of his native city, and admits he is obsessed with how Westerners see it.
These discussions can have the effect of keeping one very far from the
actual streets of Istanbul.
But much of Pamuk's book is also dark and intimate, and not at
all like foreigners' accounts, which so often wallow in the city's exotic
beauty. In 2017, his memoir of love does not read like urban hagiography
but instead like a story of disintegration. When we remove our fantasy-inflected
perceptions, what is left of historic Istanbul? What was this great civilization
that Pamuk would say the modern-day Turks were "unfit or unprepared to inherit,"
and what did they do to it?
Re: PTH
http://damau.org/archives/48826
Trần
Vũ: Vẫn Orhan Pamuk, đã kể một kinh nghiệm cá
nhân: Sinh ra ở Istanbul nằm vắt lên hai miền Âu-Á,
Pamuk bị dằn xé giữa Đông và Tây, giữa truyền
thống và hiện đại, giữa bảo thủ và cấp tiến, giữa thế tục
và phạm thánh. Trong mình Pamuk thường xuyên
phát vang những đồng cảm với dân tộc bị thất lạc phải quay
về cội nguồn tìm cứu rỗi, cùng lúc là những
trỗi dậy của lý trí giận dữ tệ u mê sùng bái.
Xâu xé tinh thần của Pamuk dữ dội, vì càng đến
gần các giá trị nhân bản bác ái của
Tây phương, Pamuk càng đến gần Thiên Chúa giáo,
trong lúc bản thân là một tín đồ Hồi giáo.
Tuy nhiên, Pamuk đã tranh đấu duy trì một nhà
nước thế tục và là nhà văn chống tử lệnh Fatwa của
Ayatollah Khomeini xử tử khiếm diện Salman Rushdie. Pamuk còn công
nhận thảm sát dân Kurdes dưới đế chế Ottoman, khiến bị kết
án "sỉ nhục căn cước Thổ", phải lưu vong sang Hoa Kỳ. Pamuk, cũng
là nhà văn thú nhận: "Những quyển sách của tôi
là những ý tưởng ăn cắp không xấu hổ từ thử nghiệm tiểu
thuyết của Tây phương, rồi pha với cổ tích và truyền
thống Hồi giáo. Sự trộn lẫn nguy hiểm của hai khuynh hướng tương
khắc, làm nên ánh lửa mạnh mẽ." Còn Phạm Thị
Hoài? Sống lâu ở Đức, nhà văn có bị "hội chứng
Pamuk"? Những khi nhìn đồng hương bị lôi ra tòa Bá
Linh vì phạm pháp, làm thông ngôn, Phạm
Thị Hoài có trắc ẩn?
Phạm
Thị Hoài: Giữa Việt Nam và Đức không chỉ
là một khoảng cách về không gian mà trước
hết về thời gian. Đa số người Đức đang sống ở thế kỷ 21, trong khi đa
số người Việt còn ở thế kỷ 20, thậm chí thế kỷ 19, riêng
Bộ Chính trị là đã vọt lên trước, ở thế kỷ 29,
là thời đại thiên đường cộng sản. Hai xã hội đó
vận hành khác nhau căn bản. Ở Việt Nam, đó là
một đám đông vừa tán loạn vừa dính chặt vào
nhau, vừa bịt mồm nhau vừa chửi nhau, vừa mất tiền vừa làm tiền
nhau, vừa giành nhau từng centimet vừa nhích từng centimet
về phía trước, trên những phương tiện lạc hậu nguy hiểm và
bóp còi inh ỏi. Ở Đức, đó là một tập hợp lỏng
lẻo của những cá nhân tự do nhưng có hình khối
kết nối rõ ràng, rất kềnh càng tốn chỗ, nhưng trật
tự di chuyển trên những phương tiện hiện đại an toàn và
khá yên tĩnh. Tôi thấy mình rất may mắn được
quan sát cùng một lúc cả hai thế giới đó, cộng
đồng Việt ở Đông Berlin là một xã hội Việt Nam thu nhỏ.
Nhưng người Việt phạm pháp ở Đức không
thấm vào đâu so với ở chính trong nước. Tôi không
hiểu vì sao người ta thấy nhục cho quốc thể khi đồng bào mình
lừa đảo, ăn cắp hay buôn lậu ở nước ngoài bị phát hiện.
Việt Nam đang là đất nước của lừa đảo, ăn cắp và buôn
lậu. Nếu người Việt ra nước ngoài cũng lừa đảo, ăn cắp và buôn
lậu thì đó chỉ là thể hiện đúng diện mạo dân
tộc, không hơn không kém, họ chỉ trung thành
với bản sắc và căn cước Việt Nam hiện tại.
Note:
Thú
thực, viết như thế, là chỉ nhìn thấy hiện tượng, không
thấy cốt lõi.
Cái gọi là bản sắc và căn cước hiện đại này,
chắc chỉ có ở xứ Đức của những người ra đi từ miền Bắc?
Có 1 nước Mít, người Mít khác hẳn,
trước 1975, ở cả hai miền đất nước. Người Miền Nam trước 1975, chưa từng
bị thế giới coi là những tên lừa đảo, ăn cắp, và buôn
lậu.
Miền Bắc còn bảnh hơn nữa, qua nhận xét của Brodsky
và của Milosz, khi họ viết về đất nước của họ, và về những
người dân của chúng, mà họ là những đại diện
đích thực.
Có 1 xứ Bắc Kít cực kỳ tuyệt vời, như 1 cái
bát cổ mà một nhà văn của nó [LMH, qua 1
truyện ngắn đăng trên tờ Văn Học của NMG] cố gìn giữ, chỉ
sợ bể vỡ.
Những dòng sau đây, là viết về xứ Bắc, người
Bắc, khác hẳn nhận xét tàn nhẫn của Sến.
Gấu bị chửi là chửi Bắc Kít cực kỳ dã man.
Không đúng.
Coetzee
dẫn lời nhà thơ cổ điển vĩ đại nhất của thời của riêng chúng
ta, nhà thơ Ba Lan Zbigniew Herbert.
Ông này phán: đối nghịch của cổ điển thì
không phải là hiện đại, mà là man rợ.
Cú đụng độ “cổ điển vs man rợ” không hẳn một đối
nghịch, mà là một đối đầu [not so much an opposition as
a confrontation].
Với Herbert, đối
nghịch Cổ Điển không phải Lãng Mạn, mà là
Man Rợ. Với nhà thơ Ba Lan, viết từ mảnh đất văn hóa Tây
Phương không ngừng quần thảo với những láng giềng man rợ,
không phải cứ có được một vài tính cách
quí báu nào đó, là làm cho
cổ điển sống sót man rợ.
Nhưng đúng hơn là như thế này: Cái
sống sót những xấu xa tồi tệ nhất của chủ nghĩa man rợ, và
cứ thế sống sót, đời này qua đời khác, bởi những con
người nhất quyết không chịu buông xuôi, nhất quyết bám
chặt lấy, với bất cứ mọi tổn thất, (at all costs), cái mà
con người quyết giữ đó, được gọi là Cổ Điển
Miền Bắc, sở dĩ tồn tại được là nhờ cuộc chiến chống man
rợ, kể trên, mà Brodsky diễn tả qua những dòng được
Milosz vinh danh:
Trong một tiểu luận, Brodsky
gọi Mandelstam là nhà thơ văn hóa. Brodsky, chính
ông, cũng là một nhà thơ văn hóa, và
có thể chính vì thế mà ông trước tác
hài hòa với dòng sâu thẳm của thế kỷ, trong
đó con người, bị de dọa bởi sự tuyệt giống người, đã khám
phá ra quá khứ của nó, như là một mê
cung chẳng hề tận cùng. Nhập vào lòng mê cung,
chúng ta khám phá ra một điều, là, bất cứ cái
chi, nếu mà sống sót từ quá khứ, thì đều là
hệ quả của nguyên lý ‘mày khác tao, tao khác
nó, nó khác mày’, tức nguyên lý
dựa trên đẳng cấp, tôn ti trật tự, không phải cứ xoa
đầu hay nâng bi ông tiên chỉ, ông Trùm
văn nghệ, thì là bằng vai vế với họ, thí dụ vậy.
Mandelstam, khi ở trong Gulag,
điên khùng, và tìm kiếm đồ ăn trong đống rác,
là thực tại về bạo tàn, thoái hoá đưa đến
huỷ diệt. Nhà thơ đọc thơ của mình cho bạn tù, là
một khoảnh khắc thăng hoa hoài hoài.
Cái xứ Bắc Kít đẹp đẽ đó, giống như 1 cái
bát cổ dễ vỡ, sống sót man rợ, có ở trong những
dòng văn chương của những người như Nguyễn Tuân [Chữ Người
Tử Tù, thí dụ], đúng là xứ sờ quê hương
của Milosz, khi ông vinh danh nó:
It is good to be born in a small country
where nature is on a human scale, where various languages and religions
have coexisted for centuries. I am thinking here of Lithuania, a land
of myth and poetry.
Thật lốt lành khi sinh ra tại một xứ nhỏ, nơi thiên
nhiên không so le với con người, nơi ngôn ngữ và
tôn giáo cùng rong ruổi bên nhau qua nhiều đời.
Tôi đang nghĩ về Lithuania, miền đất của huyền thoại và thi
ca.
Milosz, Diễn văn Nobel văn chương.
Cái gì, làm cho
1 xứ sở đẹp đẽ như thế biến mất?
Theo GCC, cái chết của Bắc Kít,
là do nền học vấn dậy con nít hận thù, trăm năm
trồng cây.
Y hệt Nazi.
NOTES
GERMANY & ON THE WAR
A Pedagogy
of Hatred
Displays
of hatred are even more obscene and denigrating than exhibitionism. I defy
pornographers to show me a picture more vile than any of the twenty-two
illustrations that comprise the children's book Trau keinem Fuchs auf gruener
Heid und keinem Jud bei seinem Bid [Don't Trust Any Fox from a Heath or Any
Jew on his Oath] whose fourth edition now infests Bavaria. It was first published
a year ago, in 1936, and has already sold 51,000 copies. Its goal is to
instill in the children of the Third Reich a distrust and animosity toward
Jews. Verse (we know the mnemonic virtues of rhyme) and color engravings
(we know how effective images are) collaborate in this veritable textbook
of hatred.
Take any page: for example, page 5. Here I find, not without justifiable
bewilderment, this didactic poem-"The German is a proud man who knows
how to work and struggle. Jews detest him because he is so handsome and
enterprising" -followed by an equally informative and explicit quatrain:
"Here's the Jew, recognizable to all, the biggest scoundrel in the whole
kingdom. He thinks he's wonderful, and he's horrible." The engravings are
more astute: the German is a Scandinavian, eighteen-year-old athlete, plainly
portrayed as a worker; the Jew is a dark Turk, obese and middle-aged. Another
sophistic feature is that the German is clean-shaven and the Jew, while
bald, is very hairy. (It is well known that German Jews are Ashkenazim,
copper-haired Slavs. In this book they are presented as dark half-breeds
so that they'll appear to be the exact opposite of the blond beasts. Their
attributes also include the permanent use of a fez, a rolled cigar, and
ruby rings.)
Another engraving shows a lecherous dwarf trying to seduce a young
German lady with a necklace. In another, the father reprimands his daughter
for accepting the gifts and promises of Solly Rosenfeld, who certainly
will not make her his wife. Another depicts the foul body odor and shoddy
negligence of Jewish butchers. (How could this be, with all the precautions
they take to make meat kosher?) Another, the disadvantages of being swindled
by a lawyer, who solicits from his clients a constant flow of flour, fresh
eggs, and veal cutlets. After a year of this, the clients have lost their
case but the Jewish lawyer "weighs two hundred and forty pounds." Yet another
depicts the opportune expulsion of Jewish professors as a relief for the
children: "We want a German teacher;' shout the enthusiastic pupils, "a
joyful teacher who knows how to play with us and maintain order and discipline.
We want a German teacher who will teach us common sense." It is difficult
not to share such aspirations.
What can one say about such a book? Personally I am outraged, less
for Israel's
sake than for Germany's,
less for the offended community than for the offensive nation. I don't know if the world can do without
German civilization, but I do know that its corruption by the teachings
of hatred is a crime.
[1937]
Jorge
Luis Borges: Selected Non-Fictions, Penguin Books
Người dịch: Suzanne Jill Levine
*
Note: Tình cờ vớ được bài trên, Sư Phạm của Hận Thù, đọc, Gấu
bỗng nhớ đến bài viết Còn Lại Gì? của PTH, thí
dụ, những đoạn dậy toán bằng đếm xác Mỹ Ngụy...
I don't know
if the world can do without German civilization, but I do know that its
corruption by the teachings of hatred is a crime.
Cái việc dậy con nít hận thù
là một tội ác. Cái sự thắng trận và băng hoại
sau đó, chính là cái tội ác vì
dậy con nít thù hận.
Phạm
Thị Hoài
Còn
lại gì
Như mây đã sẵn ở trên trời, lúc
tôi sinh ra chiến tranh cũng đã sẵn. Tôi không
phải làm quen với nó, nó phải làm quen với
sự xuất hiện của tôi. Mười lăm năm, ngày ngày ngửa
mặt ngắm chiến tranh chầm chậm trôi, tôi không là
một đứa bé bất hạnh. Những đám mây ấy phần lớn đều mầu
hồng. Thỉnh thoảng có đám mây giông, nhưng chỉ
để mầu hồng sau đó càng rực rỡ. Ngay cả khi chiến tranh
ở nơi sơ tán là chùm bom lao vùn vụt, nhanh
hơn mọi vật biết chuyển động mà tôi từng biết cho đến lúc
ấy; ngay cả khi chiến tranh là những cánh tay và khúc
chân rơi rải rác mà lúc đi nhặt tôi cố
đoán chúng từng thuộc về bạn nào, lớp nào...,
thì với tôi, sinh ra và lớn lên tại miền Bắc
Việt Nam những năm sáu mươi và bảy mươi, chiến tranh tự nhiên
thuộc về cuộc sống, là phần tươi hồng của cuộc sống. Gắn với cuộc
chiến ấy, cái chết cũng lấp lánh, cũng nháy mắt hẹn
ngày mai gặp lại. Nếu không có thay đổi gì đặc
biệt, lúc tôi ra khỏi cuộc đời thì chiến tranh hẳn vẫn
bình thản trôi tiếp, như mãi mãi là thế,
như mây trên trời.
Mùa
xuân năm 1975, từ giữa tháng Ba với Buôn Ma Thuột,
mỗi buổi sáng trước giờ khai giảng một học sinh tiên tiến được
vinh dự cầm cây cờ đỏ sao vàng bé xíu lên
cắm trên tấm bản đồ đất nước, đúng ở điểm vừa được giải phóng,
vừa “hoàn toàn thuộc về ta“. Huế 26.3, Đà Nẵng 29.3,
Phan Rang 16.4, Xuân Lộc 21.4... Mầu đỏ san sát, tiến ào
ạt xuống phiá Nam tới mức tôi sợ đến
lượt mình thì không còn đất cắm. Ngày
27.4, cầm lá cờ làm bằng giấy mầu và tăm tre tiến
vào Bà Rịa, tôi cũng khóc như bao người, nhưng
không phải nước mắt của chiến thắng. Tôi có biết gì
đâu về cái giá của chiến thắng. Đó là
nước mắt của chia tay. Chiến tranh đã làm quen với tôi,
nay tôi phải làm quen với sự ra đi của nó. Ai sẽ thay
nó, nháy mắt chào? Còn lại gì, sau
chiến tranh?
Một
thập kỉ hậu chiến với chế độ phân phối thời chiến, nếp sống hà
khắc thời chiến, tư duy sắt đá thời chiến, xung đột quân
sự ở biên giới phiá Tây với Cambodia, xung đột quân
sự ở biên giới phía bắc với Trung Quốc và sự tiếp
diễn của chiến tranh lạnh đã biến nền độc lập dân tộc vừa
giành được thành sự cô lập quốc tế, biến đất nước
vừa thống nhất thành một lãnh thổ toàn vẹn của nghèo
đói, lạc hậu và đàn áp từ Bắc chí Nam.
Sống ở Hà Nội đầu những năm tám mươi, tôi đã
hình dung mình sẽ sinh một đứa con, và nó sẽ
mở đầu lí lịch bằng câu: Như mây đã sẵn ở trên
trời, khi tôi sinh ra hậu chiến cũng đã sẵn. Ngày ngày
cúi mặt cho những đám mây hậu chiến mầu chì
chầm chậm trôi... Nhưng giữa thập niên tám mươi, chính
sách Đổi mới bắt đầu. Những người chiến thắng phải mất mười năm
để nhận ra rằng vinh quang không phải là thứ nhai được thay
cơm. Năm 1994, lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam được
bãi bỏ, tiến trình bình thường hoá quan hệ
Việt-Mĩ bắt đầu. Nước Mĩ mất hai mươi năm để kí giao kèo
hoà thuận với quá khứ của chính mình. Với Mĩ,
chiến tranh Việt Nam đã hoàn
toàn thuộc về lịch sử. Nó chỉ còn được dùng
bốn năm một lần làm phép thử không mấy hiệu nghiệm
cho lòng ái quốc và tư cách đạo đức của các
ứng viên tổng thống, hoặc để đối chiếu với những cuộc chiến khác
mà Mĩ đã và có thể sẽ bận bịu tiến hành.
Ba mươi năm sau, người ta nói ngắn gọn: Lịch sử đã lên
sẹo, hãy cho nó được nghỉ yên, không có
lí do gì để khai quật những chứng tích chẳng còn
liên quan đến hiện tại. Hãy nhìn về tương lai.
Tôi
thuộc về số - có lẽ là thiểu số - những người không
dễ dàng tuyên bố như thế. Ba mươi năm sau, lá cờ nhỏ
bằng nửa bao diêm gắn trên đầu tăm mà tôi cắm vào
Bà Rịa trở nên trĩu nặng trong tay tôi hơn bao giờ.
Vâng, 4 triệu dân thường, 1 triệu binh sĩ tử vong, hàng
triệu trẻ em mồ côi và phụ nữ goá bụa, hàng
chục triệu người chịu thương tích thể xác và tâm
hồn, 76 triệu lít chất độc hoá học và 13 triệu tấn
bom đạn... là những con số đã thuộc về lịch sử, tôi
không khai quật những con số. Nhưng các hậu quả trầm trọng nhất
của cuộc chiến tranh đạt những kỉ lục không thể vượt qua của sự phi
nhân tính ấy vẫn còn nguyên, đơn giản vì
chúng chưa bao giờ được đưa vào danh sách các
hậu quả cần khắc phục.
Kết
cục của chiến tranh Việt Nam là sự toàn thắng
của những người cộng sản. Cuộc chiến ấy là nguồn sữa, trường học và
hòn đá thử của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam, là lời biện
minh của lịch sử cho quyền lãnh đạo tất yếu của Đảng Cộng sản, là
bằng chứng của sự hoàn thành một Thiên mệnh. Chủ nghĩa
cộng sản đã tìm được con đường đặc biệt của nó tại Việt
Nam
để lên ngôi: thông qua một Thiên mệnh đặc biệt đẫm
máu. Song chiến tranh thì đã qua, Thiên mệnh vẫn
còn lại. Từ ấy đến nay, tính chính đáng của ba
mươi năm trước được ôn lại ráo riết, được khẳng định bền bỉ,
được chân lí hoá và thần thánh hoá;
những anh hùng thời chiến tiếp tục giành độc quyền chỉ huy
thời bình; chế độ chỉ đạo quân sự trong chiến tranh thăng hoa
trọn vẹn vào chế độ lãnh đạo toàn trị trong hoà
bình. Hơn ai hết, Đảng Cộng sản Việt Nam hiểu rõ rằng mọi thứ
đều có thể đối mới, nhưng huyền thoại về Thiên mệnh ấy không
được phép suy suyển, bởi mọi lí tưởng của chủ nghĩa cộng sản
hoặc đã bị bản thân những người cộng sản đang cầm quyền phản
bội mà không một lời tự xin lỗi, ít nhất trước chính
mình, hoặc đã hoàn toàn phá sản. [1] Chẳng
lẽ có thể xếp cuộc chiến tranh ấy vào hồ sơ của một giai đoạn
lịch sử, nhưng giấy ủy nhiệm của giai đoạn lịch sử ấy thì giữ vô
thời hạn cho riêng mình? Tại Việt Nam ba mươi năm sau chiến
tranh, những giá trị nền tảng của văn hoá Việt truyền thống
đều đã mất hiệu lực, những giá trị cao cả nhất của lí
tưởng cộng sản đã trở thành trò hề, những giá
trị căn bản nhất của mô hình dân chủ xuất phát
từ phương Tây chưa tìm được chỗ đứng, và những giá
trị tích cực nhất của một thế giới toàn cầu hiện đại chưa
thành hình. Nạn tham nhũng, tình trạng phạm pháp,
sự băng hoại đạo đức và nhân cách, sự sụp đổ của hệ thống
y tế và giáo dục, đà tăng tiến chóng mặt của
bất bình đẳng xã hội, quả bom nổ chậm của xung đột sắc tộc
và tôn giáo, nguy cơ hỗn loạn từ một nông thôn
khổng lồ hoàn toàn bị bỏ rơi, sự tàn phá và
ô nhiễm môi trường, sự nghèo nàn thảm hại của
đời sống tinh thần, sự tê liệt của tầng lớp trí thức, sự vô
hiệu hoá khả năng liên kết của các tầng lớp xã
hội, sự khủng hoảng niềm tin và thiếu vắng hi vọng..., trước tất
cả những vấn nạn đó của thời hậu cộng sản, chế độ toàn trị
tại Việt Nam đã có đủ thời gian và cơ hội để chứng minh
xuất sắc rằng mình không còn thẩm quyền, và nhất
là không còn độc quyền đưa ra giải pháp. Chẳng
lẽ có thể tiễn cuộc chiến tranh Việt Nam vào bảo tàng, nhưng đi
theo chế độ toàn trị Việt Nam vào tương lai? Chẳng
lẽ cái giá xứng đáng cho hoà bình là
một nền độc tài?
Kết
cục của chiến tranh Việt Nam không phải là sự sụp đổ của Hợp
chúng quốc Hoa Kì, mà là sự tiêu vong
của Việt Nam Cộng Hoà, quốc gia từng hiện diện trên một nửa
lãnh thổ Việt Nam không kém hợp pháp hơn người
anh em của nó ở phiá Bắc, và - bất chấp tất cả sự
thối nát của những nội các cụ thể, sự bất lực của các
nhân vật lãnh đạo cụ thể - là nhà nước đầu tiên
trong lịch sử Việt Nam thiết lập trên những nguyên tắc căn
bản của nền dân chủ hiện đại. [2] Tôi sẽ không bao giờ
gột nổi thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan trong bức hình nổi tiếng của
Eddie Adams ra khỏi trí nhớ, và những lời nói sau
của người phóng viên nhiếp ảnh ấy chỉ tô đậm đường
nét bi kịch quái đản mà Orina Fallaci đã phác
hoạ sau buổi gặp giữa bà và ông Giám đốc Nha
Cảnh sát Sài Gòn, người yêu hoa hồng, Brahms,
Chopin, khinh bỉ nghiệp võ biền, ví một nhà sư tự
thiêu trong phong trào Phật giáo phản kháng
với một con chó say ma tuý và coi Việt Cộng là
một lũ trẻ hư đáng bị ăn đòn [3] . Nhưng nhà tù,
trại cải tạo, tước đoạt tài sản, kì thị trẻ em lai, phân
biệt đối xử và thanh trừng trí thức, huỷ diệt và cấm
đoán các sản phẩm văn hoá văn nghệ, xoá trắng
hàng loạt cuộc đời và sự nghiệp... ở quy mô bao trùm
toàn xã hội miền Nam ngay sau ngày giải phóng
nhất định không phải là những hành vi xứng đáng
với tư thế của kẻ chiến thắng trong chính nghĩa, không phải
là bằng chứng cho tính ưu việt của chế độ mới so với chế độ
mà nó vừa kết liễu. Ba mươi năm sau, Việt
Nam vẫn chưa một lần
chính thức ghi nhận cuộc di tản đau thương của gần một triệu người
Việt miền Nam.
Như thể họ không thuộc về dân tộc Việt và khối đại đoàn
kết dân tộc đã khai trừ họ. Như thể nước Việt Nam là
của những người Việt này và không của những người Việt
khác. Như thể lúa đã mọc lại trên chiến hào
ra sao thì tình dân tộc ắt bắt rễ trên miệng hố
sâu của chia rẽ và hận thù như thế, chẳng cần ai khoả
lấp. Người ta dễ dàng nói ngắn gọn: Vết thương đã ăn
da non, đừng ngoáy sâu vào nữa. Nhưng đó không
là vết thương. Đó là khối u mà thời gian không
hề là phép chữa nhiệm mầu. Ngược lại. Sự chia cắt dân
tộc là điểm xuất phát của cuộc chiến, chẳng lẽ điều còn
lại ba mươi năm sau chiến tranh vẫn là chia cắt? Làm sao
có thể hoà giải, nếu không sám hối và
tha thứ? Làm sao có thể khép lại quá khứ, khi
người Việt và người Mĩ đã có thể chìa tay cho
nhau, nhưng người Việt tiếp tục không chìa tay cho người Việt?
Ba mươi
năm nay, với mỗi ngày một lòng biết ơn không thuyên
giảm tôi làm quen với hoà bình. Nhưng những
cái bóng đen nhất mà chiến tranh Việt Nam hắt
lại vẫn còn đó. Vẫn chầm chậm trôi, như mãi mãi
là thế, như mây trên trời. Nếu không có
thay đổi gì đặc biệt.
(Phần
chính của bài viết này đã đăng trong bản dịch
tiếng Anh ngày 29.4.2005: http://www.opendemocracy.net/themes/article-1-2464.jsp)
© 2005 talawas
[1]
Tôi muốn dành chú thích này để bày
tỏ lòng tôn trọng với những người cộng sản còn giữ
nguyên ước mơ về một thế giới đại đồng, lòng kính
trọng với những người cộng sản đã ngã xuống cho ước mơ ấy,
lòng cảm phục và hi vọng với những người cộng sản phản tỉnh
và li khai đường lối toàn trị của chủ nghĩa xã hội
hiện thực.
[2]
Nhận định này không đồng nghĩa với việc chia sẻ hay ủng hộ
các nỗ lực phục hồi Việt Nam Cộng Hoà như thường thấy ở không
ít cộng đồng người Việt tị nạn. Lịch sử không thể làm
lại, mặc dù có thể viết lại.
[3]
Orina Fallaci, Niente e cosí sia, 1969, chương 3, ngày 17
tháng 12.
Sến phán, cực bảnh:
Nhận định này không đồng nghĩa với việc chia sẻ hay
ủng hộ các nỗ lực phục hồi Việt Nam Cộng Hoà như thường
thấy ở không ít cộng đồng người Việt tị nạn. Lịch sử không
thể làm lại, mặc dù có thể viết lại.
Đọc văn Sến, thì Gấu bỗng nhớ dến 1 cái mail của 1 vị
độc giả Tin Văn, thời gian Gấu, như 1 con sói đơn độc bị cả 1 bầy
chó xúm lại tính làm thịt, ở, hơn 1 diễn đàn
trên lưới, nào Chợ Cá Bá Linh, nào Đàn
Chim Vẹt, nào Hạ Bộ, nào Da Vàng. Vị này nhận
xét, giọng văn của mi tếu táo, làm ra vẻ phách
lối, mất dậy, nhưng thực sự không phải như vậy.
Tks.
Gấu sợ văn của Sến, giả như gặp vị này, chắc “không được
an ủi như vậy”!
Cái chuyện vực dậy xác chết VNCH, như Sến phán,
không hề có, giả như có, cũng vô phương. Xã
hội Miền Nam, sau khi bị Bắc Kít đô hộ, đã không
còn như trước nữa, đó là sự thực. Sở dĩ VNCH được
như vậy, là nhờ xã hội Miền Nam, khi có chế độ VNCH.
Người dân nhớ, và thèm, cái nền tảng, cái
quá khứ đẹp đẽ đó, không phải VNCH. Sến không
đọc ra cái nhớ cái thèm, lại tưởng là họ muốn
vực dậy 1 cái xác chết!
A Critic at Large
What Went
Wrong in Vietnam
The military historian Max Boot
takes on the counter-insurgency maven Edward Lansdale.
By Louis Menand
This article appears in the print
edition of the February 26, 2018, issue, with the headline “Made in Vietnam.”
Note: Tờ NY điểm cuốn viết về Trùm
Xịa ở Miền Nam ngày nào.
Nhiều người đọc Graham Greene, và nghĩ tiền thân
của Người Mỹ Trầm Lặng, là Lansdale.
Không phải. Nguồn của Người Mỹ Trầm Lặng rắc rối
hơn nhiều, như trong cuốn tiểu sử của ông cho thấy.
"Đại tá Edward Lansdale - người được coi là khuôn
mẫu cho nhân vật chính trong Người Mỹ Trầm Lặng của Graham
Greene".
Bass
Một anh Xịa cáo già
như Lansdale làm sao lại có thể là nguyên
mẫu cho một Mẽo gà mờ cù lần như nhân vật Pyle trong
Người Mỹ Trầm Lặng?
Như Norman Sherry cho thấy, Pyle là tổng hợp của nhiều
người. Có cả Lansdale trong số đó. Nhưng Sherry chứng minh,
Pyle bản chất là một anh Hồng Mao: Pyle is straight out of a good
quality public school - in essence he is
English.
Có thể Ẩn giống Pyle, theo nghĩa này, bản chất
của anh là một Cộng Sản. Một người Bắc
vô Nam trước 1954 và là một Cộng Sản, làm
việc cho Bắc Bộ Phủ.
Đây là sự khác biệt giữa Trung [phi công
ném bom Dinh Độc Lập] và Ẩn.
Trung là một con người, với lòng hận thù
rất con người của anh. Có thể, chuyện anh ta theo CS chỉ giản
dị như thế này: Tụi bây giết cha tao, tao thù tụi
bay, tao theo Cộng Sản, chủ nghĩa đó tốt xấu tao đếch cần biết,
nhưng chắc chắn, nhờ nó, tao sẽ trả thù được cho cha tao.
Ẩn, không. Anh chẳng thù hằn gì cái
miền đất đã nuôi dưỡng anh, nhưng, có thể, anh
tin rằng, miền đất này sẽ còn khá hơn thế nhiều,
nếu nó được Bác và Đảng chăm lo. Cái tay
Hoàng Tùng [?] dâng Đất Thục, cho, hết Tào
Tháo đến Lưu Bị, đâu phải hắn là một tên phản
quốc khốn kiếp! Hắn nghĩ rằng, như vậy là tốt cho Đất Thục!
Có thể Cao Bồi đã nghĩ như vậy, khi "nằm gai
nếm mật", ăn cơm quốc gia, giả đò làm việc cho Mẽo, nhưng
thực tình thì là một con ngựa Hồ hướng về, hí
về... Đất Bắc! Tâm sự của anh là như vầy:
Từ thuở mang gươm đi dựng nước,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long!
The
Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn[g] Chúng Ta.
Ẩn dẫn tôi qua vườn của anh, một khu
vườn nhiệt đới xum xuê hương hoa cây trái. Dõi
theo chúng tôi, từ bên trong mấy cái chuồng
dưới gốc cây, là một con diều hâu, thứ chim cắt chuyên
săn mồi, và ba con gà chọi của Ẩn. Chúng tôi
ngừng ở giữa vườn để ngắm một bức tượng, bằng sành, một trong
những chú chó săn cừu nòi Đức thân thương
của Ẩn. Ẩn nói, anh học cách dùng chó
trong tình báo từ một tay Xịa: Đại tá Edward Lansdale
- người được coi là khuôn mẫu cho nhân vật chính
trong Người Mỹ Trầm Lặng của Graham Greene. “Tôi huấn luyện chúng,
để chúng có thể báo động, khi mấy anh cảnh sát
xét nhà, khi còn cách xa cả kí lô
mét.”, Ẩn nói. "Nó là một điệp viên
tốt".
Bass: The Spy Who Loved Us
Chuyện mấy anh Mẽo hay nhắc tới Greene khi viết về Ẩn, và
Ẩn, khi thú nhận, mình học từ ông thầy Xịa cách
luyện chó để trị cảnh sát, tất cả đều có nguyên
nhân sâu xa của chúng.
Norman Sherry, trong bộ ba khổng
lồ, Cuộc Đời Greene, của ông, có đưa ra nhận xét,
anh phóng viên Mẽo nào, trên đường tới Việt
Nam, vào những năm tháng nóng bỏng đó, đều
lận lưng một bửu bối, là cuốn Người Mỹ Trầm Lặng.
Trong truyện ngắn, gần như là một thứ tự truyện, Cõi
Khác, Gấu đã lầm, khi nghĩ rằng, mấy anh Mẽo này
mơ tưởng viết một cuốn tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam có
vóc dáng Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh của
Remarque.
Tại sao lại có sự "lầm lẫn" như thế? Liệu có
phải Greene hơn Remarque? Gấu vẫn thường tra vấn mình, và
sau cùng, nhân đọc một số tác giả, trong số đó,
có Steiner, Benjamin, Milosz... và ngộ ra là:
Sau Remarque, hay rõ hơn, sau Đệ NhấtThế Chiến, không
thể có một Mặt Trận Miền Tây nào, cho bất kỳ một
cuộc chiến nào.
Remarque là nhà văn chấm dứt thứ tiểu thuyết
viết về chiến tranh như cuốn của ông. (1)
Đây là điều những nhà phê bình
nước ngoài nhận ra, khi đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh,
và coi nó cao hơn Mặt Trận Miền Tây. Cao hơn không
phải là do Bảo Ninh có tài hơn, mà là,
chiến tranh, con người, ở trong Nỗi Buồn Chiến Tranh khác với chiến
tranh, con nguời như được miêu tả trong Mặt Trận Miền Tây.
Tiếp theo đó, cũng thế, số phần của Greene, là
phải viết Người Mỹ Trầm Lặng. Những so sánh nhắc nhở tới ông,
là vì ai cũng muốn được như... ông.
Toan tính rõ rệt nhất, và, thất bại rõ
rệt nhất, là trường hợp cuốn Thời Gian Của Người của Nguyễn
Khải. Nó thất bại, là do muốn hay hơn cả Người Mỹ Trầm
Lặng, theo nghĩa, lọc bỏ hết cái xấu xa, cái ác
quỉ, của cả con người lẫn cuộc chiến, và nhất là của con
người, như là một tên điệp viên. Nó thiếu
cái phần sự thực cay đắng, chua chát nhất, ở một nhà
văn Ky Tô như Greene, [so với một nhà văn Cộng Sản như Khải],
khi ông tuyên bố:
“Tôi phải kiếm cho ra một tôn giáo để đo
lường cái phần quỉ ma ở nơi tôi”.
Nhân vật Quân [hoá thân của Ẩn,] trong
Thời Gian Của Người "thánh thiện quá" [theo nghĩa thép
đã tôi thế đấy], nhà văn như Nguyễn Khải, một lòng
một dạ biết ơn Đảng, viết dưới ánh sáng của Đảng, thành
thử chỉ đẻ ra một thứ phẩm, đúng như Gide nói. [Những tình
cảm tốt đẹp đẻ ra một thứ văn chương tồi].
Một cách nào
đó, cuốn Người Mỹ Trầm Lặng có một vị thế [position,status],
của cuốn Bóng Đêm Giữa Ban Ngày của Koestler.
Nó cũng chứa trong nó, vụ án của thế kỷ.
Tuyệt!
Gấu [tự xoa đầu Gấu!]
*
(1) ... Steiner, đã chỉ ra sự khác biệt của văn
chương Tây Phương, giữa hai Cuộc Chiến Lớn. Cuộc chiến 1914-1918
đưa tới những tác phẩm cổ điển như "Thôi Đừng Diễn Hành"
(No More Parades), của Ford Madox Ford, "Lửa" (Feu), của Barbusse, "Phòng
Lớn" (Enormous Room) của Cummings, "Giã Từ Vũ Khí" (Farewell
to Arms) của Hemingway, âm hưởng chiến trường và thái
độ của người dân ở chương cuối của Proust. Những tác phẩm
lớn về thảm họa thứ nhì là phóng sự và chứng
nhân tức thời: "Bay Đêm" (Vol de Nuit) của Saint-Exupéry,
"Hiroshima" của Hersey, "Nhật Ký" của Anne Frank, "Ghi Chú
từ Ghetto Warsaw" của Emmanuel Ringleblum. Không một nhà
thơ, không một tiểu thuyết gia nào, cho tới nay, có
thể đem đến cho thực tại trại tập trung, sự sáng suốt nghiêm
ngặt, làm chủ kinh nghiệm, như là chúng ta nhận thấy
ở trong nghiên cứu xã hội "Trái Tim Biết" (The Informed
Heart), của Bruno Bettelheim. Giả tưởng ngậm câm
trước tính lớn lao của sự kiện; trước uy quyền lồng lộng như thế,
chỉ có phóng sự không hoa hòe hoa sói
mới có thể làm bật ra được.
[Đọc Đó Đây của Trúc Chi]
Coezee, Portrait
Tính tằn tiện dã
man của J.M. Coetzee
Ghi chú về 1 giọng văn:
Simon Willis khui ra 1 giọng văn gầy còm, không
có tí mỡ, và đe dọa.
Đọc Coetzee thì như bơi
trong 1 biển, mặt biển phẳng lặng, và sóng dội
từ bờ, mới hung bạo làm sao. Những câu văn của ông
thì còm cõi, những đề tài, đe dọa
[Trên tờ TLS Gấu mới đọc, kiếm hoài không thấy
trong mớ sách báo, 1 bài viết về ông,
theo đó, hai đề tài chủ yếu của ông là
race and rape, sắc dân và hiếp dâm]: quyền lực,
sắc dân, quyền của thú vật, và thú tội.
Trong những tác phẩm sau này, có sợi chỉ tôn
giáo và cứu chuộc. Cuốn tiểu thuyết mới có tên
“Tuổi thơ của Chúa Ky Tô”.
Sinh tại Nam Phi, 1940, ông
trải qua tuổi đôi mươi đau nỗi đau nôn mửa, khi đối
diện trang sách trống rỗng – Mít kêu là
trang giấy trắng tinh – Cơn bịnh bớt đi, khi, vào năm 1974,
ông cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay, “Dusklands”. Kể từ đó,
ông viết những tác phẩm thấm thiá về thời kỳ
phân biệt, và hậu phân biệt chủng tộc – bao gồm
“Đời và Thời của Michael K” (1983) và Ô Nhục, Disgrace (1999), cả
hai đều đợp Booker Prize, cũng như là những tiểu thuyết quá
tiểu thuyết đến trở thành những tiểu luận, và những
hồi ức, memoirs, quá memoir đến trở thành tiểu thuyết.
Ông đợp Nobel năm 2003.
Trước khi là tiểu thuyết
gia, thì là 1 nhà toán học, nhà
khoa bảng, và câu văn của ông sáng lên
nhờ cái vẻ khắc khổ, và, trong sáng. Vài
chuyên gia phê là cứng quá, cằn cỗi quá.
Nhưng, như là 1 văn phong, như Michael Wood chỉ ra, nó
đưa bạn “qua 1 xứ sở còi cọc, nhưng tới một miền của nỗi chán
chường, tuyệt vọng”.
Quyết định Chìa Khóa
Đi Mẽo [Austin, Texas]. Vào
năm 1965, Coetzee tới đó, làm cái luận
án Tiến sĩ. Ở thư viện đại học, ông vớ được những
bản thảo đầu của cuốn tiểu thuyết “Watt” của Samuel Beckett. Ông
la lên, “ơ rơ ka”, kiếm thấy rồi! Beckett đem đến cho Coetzee
một “sound” [âm, vọng, tiếng, giọng…] Bạn có thể nghe
thấy nó, rõ ràng nhất, mạnh mẽ nhất, khỏe nhất,
ở trong những độc thoại "xa rồi, xưa rồi, diễm ơi, nhạt nhòa
như mưa", của “Dusklands”, và “Ở Trái Tim của Xứ Xở” (1977).
Bài học quan trọng nhất của tất cả, là, sự kiềm chế, cố
nén. “Tư tưởng thì như con chó thèm cục
kít," [Em như cục kít trôi sông/Anh như con
chó chạy rông ven bờ], Coetzee viết, “văn xuôi thì
như sợi dây [kìm con chó]
Luật Vàng
Keep it spare [Giữ riêng ra, thật
chặt]. Sợi dây dẫn chó trở thành cái
thòng lọng, và ông bèn xiết thật chặt,
trong Ô Nhục, đẩy nhân vật của ông,
giáo sư David Lurie, vào đống lửa, bằng, chỉ 1 câu
văn: “Quẹt cây diêm đánh dzẹt 1 phát,
và thế là ông bèn ngập trong một biển
lửa, xanh, lạnh”. Nhưng sợi thòng lọng rung lên, như
người đọc run lên, theo từng trang sách, cùng
với những đề tài khủng khiếp và quyền lực của chúng:
“Tôi ngập ngụa trong ô nhục đến không làm
sao cất mình ra khỏi”, Lucy sau đó nói.
Điểm mạnh
1. Đại từ.
“Tôi”, hay “anh ấy” thì
là những từ đơn giản, ngoại trừ dưới tay Coetzee, khi
ông sử dụng tới chúng. Tuổi thơ, "Boyhood"
(1997), Tuổi Trẻ,
"Youth" (2002), Hạ Thì, "Summertime"
(2009), thì đều là những tác phẩm tự thuật.
Hai cuốn đầu, viết bằng ngôi thứ ba, thời hiện tại. Trong
cuốn thứ ba, Coetzee ngỏm.
Trò chơi đặt ra những câu hỏi nghiêm
trọng:
Chúng ta biết, nhiều như thế nào,
về chúng ta?
Nghĩa là gì, nói... sự thực?
2. Hình thức. Thể
dạng.
Xiêu vẹo tới đây hay tới đó,
đó là hồi ký, đó là Coetzee
viết những ẩn dụ, và thư từ. Trong Nhật Ký Năm Xấu, "Diary of a
Bad Year" (2007), ông chia 1 trang ra thành 3,
mỗi trang nhỏ như thế treo 1 dòng kể. Kết quả, 1 tẩu khúc
cho ba giọng.
Re: Tiếng Anh mới tinh [còn
trinh] của những đấng Bắc Kít vs Tiếng Anh có mùi
bồi Mẽo của lũ Ngụy.
Chúng rất khác nhau. Đừng nghĩ là
thằng Gấu khốn nạn, khi viết như thế, cố tình gieo thêm
hận thù giữa hai miền. Đây là 1 đề tài
rất ư nghiêm chỉnh, Gấu mới ngộ ra, nhân đọc cuốn “Phịa ra
kẻ thù”, “Inventing the enemy” của Eco. Từ từ trình tiếp
Trên tờ NYRB, Oct 27, 2011,
có bài viết, mới tìm thấy, đăng lần đầu, một tiểu luận
của Saul Bellow, “Một nhà văn Do Thái ở Mẽo”, “A Jewish Writer in America”. Ðọc loáng
thoáng trên subway trên đường về nhà, thấy câu
này, thứ ngôn ngữ lưu vong không thể kéo dài
mãi mãi được, the language of the Diaspora will not last, GCC
bỗng nhớ đến những bản nhạc “lưu vong”, “bầy chim bỏ xứ” của PD, thí
dụ, và tự hỏi, PD về rồi, nhà nước OK rồi, và từ từ
sẽ cho hát hết những bài nhạc của ông, nhưng, “bầy chim
bỏ xứ”, thì sao?
Hà, hà!
Căng dữ hà!
Bài viết của Saul
Bellow mới đăng phần đầu. Còn 1 phần nữa. Ðọc thú
lắm. Cũng nhắc tới cái từ thật đểu để chỉ đám Pháp
lai, métèque, khách trú, dịch sang tiếng
Anh, outsider, resident alien.
Bên Da Màu, trong bài
“lại nói chuyện về thơ” của cây viết Phan Xuân
Sinh có đoạn:
... Phạm Duy có gặp một
số anh em văn nghệ tại Boston, trong cuộc gặp gỡ nầy có
người hỏi Phạm Duy là: “Anh phổ nhạc thơ của nhiều thi
sĩ, có hai thi sĩ lớn như Thanh Tâm Tuyền và
Tô Thùy Yên. Sao anh không phổ thơ của
họ?” Phạm Duy trả lời: “Hai ông nầy thơ hay thật, thế nhưng
thơ của hai ông lý trí quá khó
phổ thành nhạc được.” Nói thế để chúng ta biết
rằng thơ hay chưa chắc làm rung cảm được người đọc...
Source
PD phán như thế, theo tôi, là
đúng, thực, theo suy nghĩ của ông, chứ không
nhằm che đậy gì hết. Nhạc PD thiên về tình
cảm, thứ tình cảm tục lụy, hệ lụy, [hệ lụy, thí
dụ, giai thoại ăn chè Nhà Bè, nhờ đó
mà dân Mít được thưởng thức bản nhạc phổ thơ
MDHT], không phải thứ tình cảm thanh cao như trong
thơ TTT, hay TTY. Ðây là do cái tạng của ông,
và có thể cũng là do yêu cầu của đa số quần
chúng thưởng thức nhạc. Những bài thơ phổ nhạc của TTT,
TTY không có nhiều thính giả, những nhạc sĩ phổ
thơ của TTT, là bạn thân ngoài đời của ông,
họ hiểu ông, thơ của ông, cho nên phổ nhạc thơ của
ông.
PD đâu có thuộc
cái giới đó.
Ðẩy đến cực điểm, thơ phổ
nhạc của TTT hay của TTY muốn nhắm tới cái gọi là
không còn chủ âm trong nhạc, hay tới thứ âm
nhạc không cần lời.
Vấn đề này lớn quá, chỉ nêu
ra đây, như là 1 đề xuất, đặt viên gạch,
rồi tính sau.
... đặt viên gạch,
rồi tính sau.
Sách
& Báo
Mới
Introduction
Animalia
is the Latin term for the animal kingdom, and the most powerful animal
in that diverse group of sentient beings is Homo sapiens. Humans in turn
have created new forms of life - or 'life' - known as robots. The term
derives from the Czech robota, denoting drudgery or forced labor, and
was coined in the 1920 play R.U.R. by Karel Capek.
Some robots are builders and some are servants. The latter are
still new, and tend to be gendered: the 'males' seem often designed to
be small and chirpy, the 'females' to be attractive. The latter are bland
machine-creatures who speak and try to understand. Like the Stepford
Wives they have no emotions, we assume, but perhaps the tangles of logical
thought they are capable of produce after-effects, some kind of gravel
in the system which may be akin to feeling. We know where that thought
goes. As Capek wrote, 'Robots of the world! The power of man has fallen!
A new world has arisen: the Rule of the Robots! March!'
Animals are rarely part of science fiction, but we live in the
future now, and animals are still with us. What effect will the age of
robotics have on our relationship with them? Will we still breed animals
for food and for experimental purposes? Will we genetically enhance our
pets? Will robots of the future be animal-based, if the inventors (and
investors) can get past the ethics committees? Will we see hybrid machine
life, gene-edited lambs singing in Alzheimer care homes, purring kittens
kneading preset patterns on human laps, beautiful nightingales and hummingbirds
switched on and off at will? We don't know - but we do know this: we are
transcending animalia. Our lead piece, 'The Taxidermy Museum' by Steven
Dunn, is part of a longer work made up of a number of fictional interviews,
mostly with soldiers, adding up to a surreal and compelling indictment
of the US military machine. In this excerpt, a taxidermist explains the
process of mounting the bodies of soldiers who have died in war (often,
we can't help but notice, from suicide or friendly fire) in military dioramas.
The distinction between humans and animals is erased, and no one really
notices. We end with Joy Williams's bleak and funny animal allegory. 'Be
not afraid and be not lonely, Wilhelmina thought, but couldn't bring herself
to say it. She wanted to reflect on her pretty piglets but night had fallen
and she and her friends were once again hopelessly caught up in trying to
comprehend the terrible ways of men.'
As are we all.
In between Dunn and Williams we have a number of dystopian and/or
humorous short stories. Christina Wood Martinez writes about a mysterious
astronaut landing in a small American town. Yoko Tawada describes a futuristic
Japan, a poisoned world without wild animals, Cormac James's disturbing
short story contemplates the destruction of marine life. Ben Lasman imagines
professional rat hunters in dystopian America and Nell Zink has written
an allegorical tale about immigration and incarceration.
But there is more, of course. Arnon Grunberg embeds himself in
slaughterhouses in Holland and Germany, Cal Flyn goes deer stalking in
the Scottish Highlands and Aman Sethi investigates rumors about village
responses to a man-eating tiger on the outskirts of a nature reserve
in Uttar Pradesh. Adam Foulds meditates on swifts and perspective and
John Connell remembers life on a small Irish farm. We have three photoessays,
poetry and some shorter pieces, too.
Most of the issue is about the transition to the future. But what
if you were given a puppy, a tame evolved being, and it revealed its
wild nature? Nadeem Aslam tells the story. There were moments of anger,
he writes, 'something electric spilling into the air from him, his teeth
bare with hate for me or for what I represented.'
What did he, and all of us, represent? Dominion over animalia,
presumably. Displacement and destruction. +
Sigrid Rausing
Bài
Intro, và cả số báo, về loài vật, đọc thú
lắm. Từ từ, GCC sẽ dịch, và giới thiệu 1 vài mẩu ngăn ngắn.
Khi Đông Phương lấy mấy con thú tượng trưng cho 12 tháng
trong năm, liệu họ đã tiên liệu ra, 'Robots of the world!
The power of man has fallen! A new world has arisen: the Rule of the Robots!
March!'
Như Marx đã từng hô hoán,
Debout, les Damnés de la
terre,
Vùng lên hỡi những kẻ trầm luân
Rô Bô
Của Thế Giới, Hãy Vùng Lên!
Quyền Lực của con người đã cáo chung!
Chú
thích hình:
Cast of a
Dog Killed by the Eruption of Mount Vesuvius, Pompeii, c. 1874
© THE J PAUL GETTY MUSEUM
Granta 142: Winter 2018
Animalia
https://granta.com/issues/granta-142-animalia/
Mừng năm
chó, tờ Granta số mới nhất đi 1 đường về Animalia.
https://granta.com/issues/granta-142-animalia/
https://granta.com/dog/
Chuyện chó
của Mít, bảnh nhất, theo Gấu, là của Nam Cao, "Lão Hạc",
nhớ đại khái, và nó mắc mớ đến xứ Đàng Trong
và cơn đói dài 4 ngàn năm của xứ Bắc.
Nhớ luôn nhận xét của 1 vị bằng hữu thân thiết
của Tin Văn. Bà cho biết, mấy cơ quan nhận trẻ em mồ côi
rất sợ nhận những đứa trẻ bị bỏ đói lâu quá, vì
não bộ của chúng bị ảnh hưởng nặng nề...
UI chao,
nếu thế thì đói 4 ngàn năm khủng khiếp cỡ nào!
Hà, hà!
Nửa thế
kỷ xa xứ Bắc, năm 2001, Gấu trở lại, mang về đủ thứ kỷ niệm về cái
đói, và lẩm bẩm tự hỏi thầm, không biết bà chị
của Gấu có còn nhớ.
Bà nhớ đủ hết.
Nhưng với thằng em, nó trở thành những viên
ngọc quí, còn với bà chị, nó là những
hòn chì bà nặng nề đeo theo suốt cuộc đời, không
làm sao rũ đi được.
Nhớ,1ần bà cụ đi buôn bán xa, bà chị
lấy gạo nấu cơm, chắc là lấy quá đô. Nồi đất. Gấu
đang ngồi nhìn nồi cơm sợ nó biến mất, bỗng thấy cái
nồi từ từ nứt làm đôi…
Nhớ hoài hoài, nhớ mãi mãi!
Về những
hòn chì, từ từ kể tiếp!
Vị bằng hữu
phán, phục mi sát đất vì những kỷ niệm thần sầu về
cái đói!
Album
A Critic at Large
What Went
Wrong in Vietnam
The military historian Max Boot takes
on the counter-insurgency maven Edward Lansdale.
"Perhaps", writes Nietzsche in the Genealogie
der Moral, "there is nothing more terrible and mysterious in the whole prehistory
of mankind than our mnemonic technique. We burn something into the mind so
that it will remain in the memory; only what still hurts will be retained"
Kỹ thuật tạo dấu ấn khủng khiếp nhất, bí
ẩn nhất, từ thời tiền sử để lại: Chúng ta đánh dấu
trái tim của con người bằng lửa, làm sao cho, chỉ
cái đau được giữ lại, cái sướng bỏ đi.
*
Notes
Mnemonic?: Thuộc về trí nhớ.
Qui a rapport à la mémoire. Art mnémonique.
Figures mnémoniques. S. f. La mnémonique,
l'art de faciliter les opérations de la mémoire.
En grec, qui se souvient, dérivé du grec, mémoire
(comparez MÉMOIRE).
Bây giờ có từ điển online rất tốt:
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/index.html.
http://www.tudientiengviet.net.
*
Bên Ky Tô giáo có
bà thánh St-Catherine de Sienne xin: "Xin cho
con có trí nhớ"
Có trí nhớ để nhớ những chuyện tốt
con nhận được.
Génie của thánh Ignace de Loyola,
là đưa ra khái niệm: Consolation [An ủi] và
Désolation [Thất vọng]
Khi Consolation thì nhớ là mình
đã từng Désolation để đừng kiêu ngạo.
Khi Désolation thì nhớ là
mình đã từng Consolation để đừng nản chí.
Mémoire của mình là mémoire
sélective, và, vì con người là con
người của trọng lực - gravité - nên nó hướng
mémoire về gravité, không hướng thượng được.
Định luật Newton mà.
Vì thế mà G. Steiner và S.
Weil.. mới nhắc con người phải biết đến Thượng Đế để kéo
mình lên.
Phải không bác Gấu?
Văn hoá Á Đông có câu
chuyện hay nào về những khái niệm này vậy?
*
Tks. Take care. Gấu
Re: Lời chúc tết của K.
Đang loay hoay đi 1 đường về nó, và
nó mắc mớ đến cách đọc THNM:
Liệu có 1 cách đọc nào,
khác?
Có, và có 1 cách
viết khác, làm thơ khác, và là
trường hợp của nhà thơ Zbigniew Herbert, nhân đọc
Coetzee, Late Essays
Trong ba nhà thơ Ba Lan, Ba Lan Tam Kiệt,
Milosz, Szymborska, Herbert bảnh nhất, vậy mà không được Nobel.
Cái gì làm
ông thoát... Nobel?
Văn học Việt Nam đang... đi ngang
(ĐĐK 18-2-18) Hồng Thanh Quang p/v Nguyễn
Hòa (có nói đến Thụy Khuê,
Đoàn Cầm Thi)
Cái chuyện
khen chê
giải Nobel, thì cũng thường tình, nhưng, trong khi Mít
- thường là chê - như Sến, như Thầy Kuốc, và rất
nhiều vị ở trong nước, thì Mẽo lại là 1 nước gần như phát
điên lên, và chửi um lên, khi bị Nobel vờ.
Tuy nhiên, nhận xét
về giải Nobel -
của riêng Gấu, nhân đọc Walter Benjamin mà ngộ ra
được - chỉ mấy năm gần đây mới bảnh
tỏng, nhờ lật ngược cách cho, tức là cho - không
thành tựu mà là thất bại, không cho thứ lịch
sử viết từ đỉnh, mà từ đáy, không cho toàn
bộ tác phẩm, chỉ cần 1 cuốn… những sự kiện này
mới đáng
nói.
Sến chê Nobel cho Mặc Ngôn,
trong khi Prospero phán, chúng tôi cần vài
đấng Mặc Ngôn nữa. Nhà phê bình ở trong
nước, cũng 1 tay cực kỳ sừng sỏ, theo
1 số người, Nguyễn Hòa, chê Ishiguro, trong khi ông
này, với GCC lại quá xứng đáng với cuốn Tàn
Ngày, The Remains of the Day, không
phải Never Let Me Go.
Tuy nhiên, vưỡn tuy nhiên, có những
tác giả vượt quá nấc thang Nobel, và trong số
đó, có Zbigniew Herbert. Và cái sự kiện
tại sao "quá Nobel" này, quá quan trọng, khiến
chúng ta phải lèm bèm ở đây.
Về cuốn Tàn Ngày, GCC
có đi 1 đường "thần sầu" về nó, không biết sao,
lỡ tay, hẳn thế, delete mất tiêu, chán thế.
Nhớ đại khái, đọc theo kiểu THNM, thì đây
đúng là 1 cuốn tiểu thuyết viết về xứ Bắc Kít.
Khi viết về
Sartoris của Faulkner, Sartre cho rằng tác phẩm lớn, tới một lúc
nào đó, giống như sỏi đá, cây cỏ. Người
đọc chấp nhận, và quên luôn nó đã từng
có một tác giả.
Trường hợp Herbert, quả đúng là như thế,
qua cách đọc của Coetzee.
Vị này, sư phụ là Dos, ông đã từng
viết lại Dos, và "nếu như thế", với ông, Cái Đẹp
sẽ cứu chuộc thế giới...
Cuốn Late Essays, gồm những bài tương đối ngắn,
nhưng đọc quá OK, nhất là mấy bài về Beckett.
Từ từ Gấu khoe hàng tiếp....
http://www.tanvien.net/Viet/A_Place_In_The_Country.html
The Genius of Robert Walser
http://www.nybooks.com/articles/archives/2000/nov/02/the-genius-of-robert-walser/
J.M. Coetzee
November 2, 2000 Issue
Was Walser a great writer? If one is reluctant to call him great,
said Canetti, that is only because nothing could be more alien to him
than greatness. In a late poem Walser wrote:
I would wish it on no one to be me.
Only I am capable of bearing myself.
To know so much, to have seen so much, and
To say nothing, just about nothing.
Walser, nhà văn nhớn?
Nếu có người nào đó, gọi ông ta là
nhà văn nhớn, 1 cách ngần ngại, thì đó là
vì cái từ “nhớn” rất ư là xa lạ với Walser, như
Canetti viết.
Như trong 1 bài thơ muộn của mình, Walser viết:
Tớ đếch muốn thằng chó nào như tớ, hoặc nhớ đến tớ,
hoặc lèm bèm về tớ, hoặc mong muốn là tớ
Nhất là khi thằng khốn đó ngồi bên ly cà
phê!
Một mình tớ, chỉ độc nhất tớ, chịu khốn khổ vì tớ
là đủ rồi
Biết thật nhiều, nhòm đủ thứ, và
Đếch nói gì, về bất cứ cái gì
[Dịch hơi bị THNM. Nhưng quái làm sao, lại nhớ tới
lời chúc SN/GCC của K!]
Walser được hiểu như là 1 cái link thiếu, giữa Kleist
và Kafka. “Tuy nhiên,” Susan Sontag viết, “Vào lúc
Walser viết, thì đúng là Kafka [như được hậu thế
hiểu], qua lăng kính của Walser. Musil, 1 đấng ái mộ khác
giữa những người đương thời của Walser, lần đầu đọc Kafka, phán,
ông này thuổng Walser [một trường hợp đặc dị của Walser]."
Walser được ái mộ sớm sủa bởi những đấng cự phách
như là Musil, Hesse, Zweig. Benjamin, và Kafka; đúng
ra, Walser, trong đời của mình, được biết nhiều hơn, so với Kafka,
hay Benjamin.
W. G. Sebald, in his essay “Le Promeneur Solitaire,” offers the
following biographical information concerning the Swiss writer Robert
Walser: “Nowhere was he able to settle, never did he acquire the least
thing by way of possessions. He had neither a house, nor any fixed abode,
nor a single piece of furniture, and as far as clothes are concerned, at
most one good suit and one less so…. He did not, I believe, even own the
books that he had written.” Sebald goes on to ask, “How is one to understand
an author who was so beset by shadows … who created humorous sketches from
pure despair, who almost always wrote the same thing and yet never repeated
himself, whose prose has the tendency to dissolve upon reading, so that only
a few hours later one can barely remember the ephemeral figures, events and
things of which it spoke.”
Bài viết của Coetzee về Walser, sau đưa vô
“Inner Workings, essays 2000-2005”, Gấu đọc rồi, mà chẳng nhớ
gì, ấy thế lại còn lầm ông với Kazin, tay này
cũng bảnh lắm. Từ từ làm thịt cả hai, hà hà!
Trong cuốn “Moral Agents”, 8 nhà văn Mẽo tạo nên
cái gọi là văn hóa Mẽo, Edward Mendelson gọi Lionel
Trilling là nhà hiền giả (sage), Alfred Kazin, kẻ bên
lề (outsider), W.H, Auden, người hàng xóm (neighbor)…
Bài của Coetzee về Walser, GCC mới đọc lại, không
có tính essay nhiều, chỉ kể rông rài về đời
Walser, nhưng mở ra bằng cái cảnh Walser trốn ra khỏi nhà
thương, nằm chết trên hè đường, thật thê lương:
On Christmas Day, 1956, the police of the town of Herisau in eastern
Switzerland were called out: children had stumbled upon the body of a
man, frozen to death, in a snowy field. Arriving at the scene, the police
took photographs and had the body removed.
The dead man was easily identified: Robert Walser, aged seventy-eight,
missing from a local mental hospital. In his earlier years Walser had
won something of a reputation, in Switzerland and even in Germany, as a
writer. Some of his books were still in print; there had even been a biography
of him published. During a quarter of a century in mental institutions,
however, his own writing had dried up. Long country walks—like the one
on which he had died—had been his main recreation.
The police photographs showed an old man in overcoat and boots
lying sprawled in the snow, his eyes open, his jaw slack. These photographs
have been widely (and shamelessly) reproduced in the critical literature
on Walser that has burgeoned since the 1960s
Walser’s so-called madness, his lonely death, and the posthumously
discovered cache of his secret writings were the pillars on which a legend
of Walser as a scandalously neglected genius was erected. Even the sudden
interest in Walser became part of the scandal. “I ask myself,” wrote the
novelist Elias Canetti in 1973, “whether, among those who build their leisurely,
secure, dead regular academic life on that of a writer who had lived in
misery and despair, there is one who is ashamed of himself.”
http://tanvien.net/Poesie/Herbert_by_Zagajewski.html
«Ne
pas vivre plus qu'on ne peut se souvenir »
Đừng sống quá cái sức
nhớ của mi ? Sống tới đâu, nhớ tới đó. Sống
tới đâu, đọc tới đó, sống tới đâu khổ tới
đó….
Hà, hà
!
http://tanvien.net/new_daily_poetry/Borges_Page.html
Bất giác
lại nhớ Mai Thảo, và một lần ngồi Quán Chùa.
Ông nhắc tới TTT, và nói, hắn ta nói,
mi cầm một cây lao, quay người lại, và phóng
về quá khứ. Cây lao cắm tới chỗ nào, là
hồi nhớ của mi tới đó !
Sau đó, có lần ngồi
với ông anh, nhân nhắc tới bạo động trong thơ
của ông, Gấu bèn nhớ tới giai thoại trên,
bèn kể. Ông anh chắc là cũng thấy thú,
bèn xì ra 1 kỷ niệm, 1 lần dậy học, ở cuối lớp có
1 tay học trò chỉ lo dỡn, ông bực quá, bèn
vo cái khăn lau bảng thành 1 cục, và thẳng tay ném
tới anh học trò, rồi quát, mang nó lên
đây.
Quả bóng bay tới chỗ anh học
trò, anh cúi xuống nhặt, líu ríu
mang lên cho ông Thầy.
The Just
A
man who cultivates his garden, as Voltaire wished.
He who
is grateful for the existence of music.
He who
takes pleasure in tracing an etymology.
Two
workmen playing, in a café in the South,
a silent
game of chess.
The
potter, contemplating a color and a form.
The
typographer who sets this page well,
aaathough
it may not please him.
A woman
and a man, who read the last tercets
aaaof
a certain canto.
He who
strokes a sleeping animal.
He who
justifies, or wishes to, a wrong done him.
He who
is grateful for the existence of a Stevenson.
He who
prefers others to be right.
These
people, unaware, are saving the world.
Translated
by Alastair Reid from: “Insomnia”, Six Poems by Jorge
Luis Borges, Harper’s Magazine, February, 1999
Tên chính trực
Tên
đờn ông, kẻ săn sóc mảnh vườn
của hắn, như Voltaire mong muốn
Kẻ biết
ơn sự hiện hữu của âm nhạc
Kẻ lấy
làm hài lòng, khi đi 1 đường tầm nguyên
Hai
công nhân lặng lẽ nhâm nhi 1 ván
cờ ở 1 quán cà phê ở xứ Nam
Kít
Tên
thợ máy nhà dây thép chiêm ngưỡng và kính
trọng BHD, ây a, xin lỗi, một màu sắc, một
hình thể
Người
thợ in, làm trang sách này thật
ra hồn, tuy nhiên, đã chắc gì,
anh ta thích thú?
Một
người đàn bà, và một người đàn
ông, đọc đoạn thơ cuối của 1 khổ thơ nào
đó
Một
kẻ nào đó, ngủ đi anh, mộng bình
thường, như 1 đứa con nít, hay 1 con mèo
đang ngái ngủ trên tay em!
Kẻ chỉnh
lý hay mong chỉnh lý, một lầm lỡ mà
ai đó, gây ra cho anh ta
Kẻ biết
ơn có Stevenson ở trên đời này
Kẻ thích
những kẻ khác có lý.
Những
người này, không biết, là họ
đang cứu vớt thế giới.
PAUL CELAN RECALÉ
AU NOBEL
Paul Celan, “xém", được Nobel [recalé:
failed, hụt]?
En 1966,
la poétesse allemande Nelly Sachs et l'écrivain
israélien Samuel Joseph Agnon obtenaient le prix Nobel
de littérature. Mais qui figurait sur la liste de sélectionnés
?
L'Académie suédoise a rendu publiques ses
archives, qui révèlent la présence du nom de
Paul Celan. Ainsi le prix Nobel manqua un monument de la poésie.
L'auteur de « Lait noir » ne fut jamais couronné
et se suicida en 1970. Autre surprise, dans cette liste : la large
représentation de la littérature française
à travers Marcel Pagnol, René Char, Henry de Montherlant,
Jean Giono, Henri Bosco et Jean Anouilh.
Viện Hà Lâm Thụy Điển cho khui hồ sơ
Nobel, có tên Paul Celan.
Như thế là giải Noebl đã bỏ qua 1 "đài
thơ". Tác giả "Sữa Đen" chẳng bao giờ được trao tặng vòng
hoa Nobel, và tự trầm vào năm 1970.
Trang Simone Weil
Đầu năm khai bút bằng 1 bài
dịch Milosz, Sự quan trọng của Simone Weil, trong
To Begin Where I Am, Selected essays.
Trên Tin Văn đã có
bài Bad Friday, giờ thêm
bài này.
THE IMPORTANCE OF SIMONE WElL
FRANCE offered a rare gift to
the contemporary world in the person of Simone Weil,
The appearance of such a writer in the twentieth century was
against all the rules of probability, yet improbable things
do happen.
The life
of Simone Weil was short. Born in 1909 in Paris, she died
in England in 1943 at the age of thirty-four. None of her books
appeared during her own lifetime. Since the end of the war her
scattered articles and her manuscripts-diaries, essays-have been
published and translated into many languages. Her work has found
admirers all over the world, yet because of its austerity it
attracts only a limited number of readers in every country. I hope
my presentation will be useful to those who have never heard of
her.
Perhaps we
live in an age that is atheological only in appearance.
Millions were killed during the First World War, millions
killed or tortured to death in Russia during and after the
revolution: and countless victims of Nazism and the Second World
War. All this had to have a strong impact upon European thinking.
And it seems to me that European thinking has been circling around
one problem so old that many people are ashamed to name it. It happens
sometimes that old enigmas of mankind are kept dormant or veiled for
several generations, then recover their vitality and are formulated
in a new language. And the problem is: Who can justify the suffering
of the innocent? Albert Camus, in The Plague, took up the subject
already treated in the Book of Job. Should we return our
ticket like Ivan Karamazov because the tear of a child is enough to
tip the scale? Should we rebel? Against whom? Can God exist if He
is responsible, if He allows what our values condemn as a monstrosity?
Camus said no. We are alone in the universe; our human fate is to
hurl an eternal defiance at blind inhuman forces, without the comfort
of having an ally somewhere, without any metaphysical foundation.
But perhaps
if not God, there is a goddess who walks through battlefields
and concentration camps, penetrates prisons, gathers every
drop of blood, every curse? She knows that those who complain
simply do not understand. Everything is counted, everything
is an unavoidable part of the pangs of birth and will be recompensed.
Man will become a God for man. On the road toward that accomplishment
he has to pass through Calvary. The goddess's name is pronounced
with trembling in our age: she is History.
Leszek Kolakowski,
a Marxist professor of philosophy in Warsaw,* states
bluntly that all the structures of modern philosophy, including
Marxist philosophy, have been elaborated in the Middle Ages
by theologians and that an attentive observer can distinguish
old quarrels under new formulations. He points out that History,
for instance, is being discussed by Marxists in the terms of
theodicy-justification of God.
Irony would be out of place
here. The question of Providence, or of lack of Providence,
can also be presented in another way. Is there any immanent
force located in le devenir, in what is in the state of becoming,
a force that pulls mankind up toward perfec-
• At the time of this writing
Nhân Ngày Tình Nhân
Những người đàn ông
của tôi
"Khô dương sinh hoa, lão
phụ đắc kì sỉ phu vô cữu, vô dự.
Khô dương sinh đề, lão phu đắc kì mỉ thê
vô bất lợi."
Cây dương khô ra hoa, bà cụ già có
người bạn trẻ, không chê không khen.
Cây dương khô đâm rễ mới, cụ ông lấy được
cô gái trẻ, không phải là không lợi.
Kinh Dịch, quẻ 28
À toutes les filles que j'ai aimées avant qui sont devenues
femmes maintenant,
...
Je suis resté adolescent.
Tất cả những cô gái tôi yêu ngày xưa,
Những cô gái từ lớp mẫu giáo đến các nữ
sinh trung học, đại học
Nay các nàng đã trở thành các bà,
Tôi vẫn còn là chú bé tuổi mười
hai, mười ba ...
Các nàng đã nhảy, đã hát để tình
yêu được say nồng hơn.
Các nàng đã nói tình yêu
là "cả đời sống của hai chúng mình."
Các nàng đã khóc vùi khi yêu
say đắm,
Các nàng đã sống những đam mê chia lìa,
Các nàng là mặt trời, là bãi biển,
Và rồi,
Các nàng từ bỏ cuộc chơi,
Tôi vẫn còn là chú bé tuổi mới lớn.
Trong sâu thẳm đại dương ánh mắt các nàng,
các nàng đã biết ...
Còn tôi, muôn thuở vẫn là chú bé
tuổi mười ba, mười bốn.
Đó là lời của bài hát “À toutes
les filles” của Félix Gray và Didier Barbelivien, đứng hàng
đầu trong danh sách các bài hát được ưa thích
của các nước nói tiếng Pháp, trong các thập
niên 80, 90. Tôi nghe trên đài thu thanh quá
nhiều, đến mức, tùy theo cảm xúc của tôi lúc đó,
tôi có thể phì cười hay cũng có thể lệ rưng trào
khóe mắt. Và có thể, trên bước đường phiêu
lưu đâu đó sau này, nếu tình cờ nghe lại bài
hát này, chắc tôi sẽ nhớ thành phố Montréal
quặn ruột, nhớ từng góc phố, từng làn sóng điện tôi
đã nghe bài hát này:
Tất cả những cô gái ngày xưa tôi đã
yêu, các nàng đã trở thành mẹ, thành
bà, tôi vẫn còn là chú bé mới
lớn!
Có thật thế không?
Có những câu hỏi thật khó hiểu đối với tôi,
mà câu trả lời chỉ có thể chứng nghiệm bằng kinh nghiệm
sống! Nếu chưa chứng nghiệm bằng kinh nghiệm, thì e mình
chỉ là khách vãng lai quá bộ xuống trần gian
dạo chơi ... Một trong những câu hỏi khó trả lời đối với tôi,
là vì sao đàn ông già lại ưa chơi trống
bỏi?
Tôi còn nhớ, hồi đầu những năm 90, lúc cộng đồng
người Việt tại thành phố Montréal còn tổ chức thi
hoa hậu. Tôi có con gái tuổi mới lớn, có các
bạn đi dự thi, nên chúng tôi được dịp đi xem, thường
là phải mua vé trước, đến ngày trình diễn lại
phải đi sớm để có được chỗ tốt, vì chúng tôi
không mua loại vé đặc biệt, đắt tiền để ngồi gần sân khấu.
Sân khấu được làm trên một bục cao, người ngồi gần phải
ngẩng cổ lên nhìn.
Và thế là ... dù đã ngồi bàn đầu,
cả một đạo binh máy ảnh, máy quay phim, ống nhòm làm
việc ráo riết, không khí sôi nổi, cháy
bỏng lúc các nàng trình diễn trong bộ y phục
áo tắm.
Điện cao thế hoạt động tối đa, cổ ngẩng lên, hơi thở nín
lại.
Xong màn trình diễn này, bầu không khí
hội trường bỗng dịu hẳn xuống, các ông dịu dàng quay
qua nói chuyện với người bên cạnh.
Mà nào có ai xa lạ đi thi đâu, toàn
là con cái bà con, con cái bạn bè đi
thi cả đấy mà!
Ấy, các cha, các chú, các ông bình
phẩm cứ như các nàng được trả lương của các tạp chí
chuyên nghiệp không bằng! Vì sao vậy nhỉ?
Những cô gái tôi đã từng yêu,
Các nàng đã từ bỏ cuộc chơi ...
Tôi vẫn còn là chú bé mới lớn, tuổi
mười ba, mười bốn ...
À toutes les filles que j’ai aimées avant,
...
Elles s’ennuient de plaisir,
Je suis resté adolescent.
Vừa rồi, nước Pháp khóc Tổng thống Mittérand. Hình
ảnh vợ con, cháu chắt, người tình, con người tình
đứng bên linh cữu người quá cố nói lên hết tấn
bi kịch của câu hỏi: “Vì sao đàn ông già
rồi còn thích chơi trống bỏi?” Ông có con với
bà Anne Pingeot vào năm 1974 khi ông đã 58 tuổi,
cô bé Mazarine mới 21 tuổi! Thật sự tôi không nghĩ
họ chơi trống bỏi, họ đã chọn cuộc đời của họ.
Ấy, những nhà văn, nhà đạo diễn, nhà diễn
xuất, các ca sĩ ... tôi còn chưa dám nghĩ họ
chơi trống bỏi, những Henry Miller, Polanski, Anthony Quynn, Luciano Pavarotti,
Yves Montand, Nguyễn công Trứ, ai dám nghĩ họ chơi trống bỏi
ở tuổi 60-70-80, họ biết họ sắp chết mà!
Vậy mà những nhà chính trị gia, đi ván
bài cả chục nước trước, bày binh bố trận cả trăm ngả, cầm
vận mệnh cả trăm triệu con dân trong tay lại có bạn đường ở
tuổi ngoài 60-70, thì những tổng thống tuổi trẻ tài
cao, họ cũng chỉ là những chú bé tuổi mới lớn!
Trong sâu thẳm tâm hồn đàn bà của những
người đàn ông này, họ đã muốn: “Thà
một phút tựa mạn thuyền rồng!”
Dứt khoát, họ chẳng muốn: "Thân em như tấm lụa đào!”
Ôi! Từ sâu thẳm đại dương tâm hồn, các nàng
đã biết ... còn tôi vẫn chỉ là một chú
bé tuổi mới lớn!
Elles savaient l’océan au fond des yeux,
Je suis resté adolescent.
Phần tôi, tôi chỉ hiểu thêm được một chút câu
hỏi, ngày tôi có đứa con thứ nhì là một
chú bé. Ở tuổi lên sáu, lên bảy, buổi
sáng thức dậy đưa chú đi học đúng giờ là cả
một vấn đề.
Tôi thường dùng phương pháp thông
cảm để may ra được cảm thông:
- Này
con, con tưởng tượng mai này con lớn, con phải đi làm nuôi
vợ con. Con phải đến sở đúng giờ... mà con của con cứ mè
nheo không chịu đi học thì con phải làm như thế nào?
- Thì
con giao con của con cho vợ con lo.
- Ngộ nhỡ vợ
con mất kiên nhẫn, la đánh con của con thì sao?
- Thì
con nhào vô phụ vợ một tay đánh nhầu nó!
- Con!
- Mẹ, mà
sao lúc nào mẹ cũng ưa hỏi vào những chi tiết.
Lúc nào chú cũng có một câu
trả lời chung chung, với một điệu bộ đếch cần, hai tay giơ lên trời,
nhún vai, bỏ chạy đi chơi tiếp.
- Ơ, ơ, con
không chịu trách nhiệm mấy việc này đâu, đó
là lỗi của trời đất!
Đúng thật, đó là
lỗi của trời đất. Từ đáy sâu thẳm tâm hồn các
nàng, các nàng đã biết điều đó.
Hỡi những người đàn ông của tôi, các bạn
vẫn còn là những chú bé tuổi mười ba, mười
bốn. Ngày tôi biết cầm kim chỉ lần đầu tiên, tôi
đã bắt đầu may những chiếc áo trẻ sơ sinh.
Lan Nguyễn
Montréal, 2-2-96
Từ đáy sâu thẳm tâm
hồn các nàng, các nàng đã biết điều
đó.
Đọc thì bèn nhớ 1 câu,
của Woolf, khi còn bé tí, bị mấy thằng con nít
bà con họ hàng, sờ soạng, và bà cảm thấy, từ
trong sâu thẳm không phải của bà không thôi,
mà của tất cả mọi người đàn bà, lên tiếng,
KHÔNG!
Gấu Cái, nhớ lần đọc cái
mẩu thằng chồng khốn kiếp của mình, viết về cô phù
dâu, trong có 1 câu, Bà chửi toáng lên,
mi coi nó như là thánh nữ, đâu phải....
trống bỏi!
Phải đến khi về già, mới tha
thứ cho cả hai.
Đúng rồi, thằng khốn nó chọn ta, thay vì những
thánh nữ, để sống cuộc đời đau thương, tủi nhục, và cũng
vô vàn hạnh phúc, là cuộc đời trần tục này...
Cầm
Dương Xanh
Rồi một
lần trong những ngày Mậu Thân cay nghiệt. Bữa đó khuya,
hai đứa ngồi nơi phòng khách. Trong khi nói chuyện, như
vô tình, hoặc làm như vô tình, tự nhiên
em nói: Anh được tất cả rồi, còn muốn gì nữa? Thoạt
đầu, anh ngạc nhiên, rõ ràng là anh đâu
muốn gì... anh như ú ớ biện minh với chính mình.
Rồi anh hiểu, và anh vô cùng cảm động. Anh biết, em muốn
nói, em thương anh, vậy là đủ rồi. Như thể em muốn nói
một điều thật là giản đơn, cho nên cũng thật khó hiểu:
em trở thành đàn bà, ngay phút đầu tiên
chúng ta nhìn thấy nhau.
Tks All.
NQT
Biển
Buổi chiều đứng trên
bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.
Sóng đẩy biển lên cao,
khi xuống kéo theo mặt trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm
lên tất cả
Cát ở đây được con người
chở từ đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải
đứng ở chốn này
Số phận còn thua hạt cát.
Hàng cây trong công
viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết
nỗi buồn lên trời
Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào
đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...
The Widening Sky
Thênh Thang Trời Rộng
I am so small walking on the beach
at night under the widening sky.
The wet sand quickens beneath my feet
and the waves thunder against the shore.
I am moving away from the boardwalk
with its colorful streamers of people
and the hotels with their blinking lights.
The wind sighs for hundreds of miles.
I am disappearing so far into the dark
I have vanished from sight.
I am a tiny seashell
that has secretly drifted ashore
and carries the sound of the ocean
surging through its body.
I am so small now no one can see me.
How can I be filled with such a vast love?
Gấu thì mới nhỏ bé làm sao
Bước một mình trên bãi biển
Vào ban đêm, dưới trời rộng
Cát ướt, quẩn dưới chân
Và sóng biển, như sấm, đánh vào
bờ.
Gấu lánh xa bờ gần
Với đám người nhộn nhạo
Với ánh đèn xôn xao
Và gió bèn thở
dài,
ngàn ngàn dặm.
Gấu cứ thế mất dần
Vào bóng đêm
Ra khỏi tầm nhìn
Gấu là con sò bé tí
Lẩn lút lạc vô bờ
Và mang theo tiếng biển
Rung động hết toàn thân
Gấu nhỏ xíu đến chẳng ai nhìn thấy
Làm thế nào mà 1 con sò nhỏ
bé như thế
Lại chứa cả 1 đại dương
Là mối tình của Gấu
Dành cho....
My First Theology Lesson
Rumpled and furious, my grandfather's friend
stood up in a bookstore on the North Side
and lamented the lost Jews of Poland
and declared that he felt sorry for God
who had so many problems with Justice
and had become disillusioned and sad
since He wanted to reveal Himself to us
but couldn't find anyone truly worthy
(it was always the wrong time or place
in our deranged and barbaric century)
and so withdrew into His own radiance
and left us a limited mind and body
to contemplate the ghostly absence,
ourselves alone in a divine wilderness.
Edward Hirsch: The Living Fire
Bài Bài thần học đầu tiên, nhớ
là có bản tiếng Mít rồi...
http://www.edwardhirsch.com/books/lay-back-the-darkness/
Editorial Reviews
“It takes a brave poet to follow Homer, Virgil, Dante, and
Milton into the abyss… Hirsch’s poems [are] compassionate, reverential,
sometimes relievingly ruthless.”
— Dana Goodyear, Los Angeles Times Book Review
“Carefully and subtly ordered… Hirsch in his highest mode.”
— Chris King, Washington Post Book World
“Poems of rare, passionate spiritual energy… Hirsch’s imagery
is luminous and uplifting.”
— Charles Guenther, St. Louis Post-Dispatch
“Whether he’s contemplating Homer or the Holocaust,
standing transfixed before a painting by Agnes Martin, or holding
a handful of fresh figs, Hirsch embraces language as a mystical force,
and he and his readers truly are transported.”
— Donna Seaman, Booklist
READ A POEM
I Am Going to Start Living Like
a Mystic
Today I am pulling on a green wool sweater
and walking across the park in a dusky snowfall.
The trees stand like twenty-seven prophets in a field,
each a station in a pilgrimage-silent, pondering.
Blue flakes of light falling across their bodies
are the ciphers of a secret, an occultation.
I will examine their leaves as pages in a text
and consider the bookish pigeons, students of winter.
I will kneel on the track of a vanquished squirrel
and stare into a blank pond for the figure of Sophia.
I shall begin scouring the sky for signs
as if my whole future were constellated upon it.
I will walk home alone with the deep alone,
a disciple of shadows, in praise of the mysteries.
Edward Hirsch: The Living Fire
Kể từ Noel năm nay, Gấu bắt đầu
sống cuộc đời của 1 tên thần bí
Bữa nay, Gấu chơi 1 cái áo len màu xanh
Và dạo qua một công viên trong cảnh trời chạng vạng
Và tuyết thì đang xuống
Cây đứng như là 27 nhà tiên tri ở 1 cánh
đồng,
mỗi tiên tri một nhà ga, trong cuộc hành hương
- lặng lẽ, trầm tư
Những đốm sáng màu xanh rớt qua cơ thể của họ
Là những mật mã, che khuất, ẩn giấu
Gấu sẽ nghiên cứu sự rời bỏ của họ như là những trang
sách trong 1 bản văn
Và, coi những con chim bồ câu mê sách, những
sinh viên mùa đông
Gấu sẽ quỳ trên dấu vết của một của 1 con sóc đã
biến mất
Và nhòm xuống 1 cái ao trống không để tìm
hình bóng một BHD
Gấu sẽ bắt đầu xục xạo bầu trời tìm những ký hiệu
Như thể trọn 1 tương lai của Gấu đã biến thành những
chòm sao ở trên thiên đình!
Gấu sẽ lầm lũi lần về nhà, sâu thật sâu trong nỗi
cô đơn của mình
Đệ tử của những cái bóng, trong niềm ca ngợi những bí
nhiệm, vào mùa Noel năm nay!
Elegy for the Jewish Villages
-After Antoni Slominsky
The Jewish
villages in Poland are gone now-
Hrubieszow, Karczew, Brody, Falenica . . .
There are no Sabbath candles lit in the windows,
no chanting comes from the wooden synagogues.
The Jewish
villages in Poland have vanished
and so I walked through a graveyard without graves.
It must have been hard work to clean up after the war:
someone must have sprinkled sand over the blood,
swept away the footprints, and whitewashed the walls
with bluish lime. Someone must have fumigated
the streets, the way you do after a plague.
One moon
glitters here-cold, pale, alien.
I stood in the dark countryside in summer but
could never find the two golden moons of Chagall
glittering outside the town when the night lights up.
Those moons are orbiting another planet now.
Gone are
the towns where the shoemaker was a poet,
the watchmaker a philosopher, the barber a troubadour.
Gone are
the villages where the wind joined biblical songs
with Polish tunes, where old Jews stood in the shade
of cherry trees and longed for the holy walls of Jerusalem.
Gone now
are the hamlets that passed away
like a shadow that falls between our words.
I am bringing
you home the story of a world-
Hrubieszow, Karczew, Brody, Falenica . . .
Come close and listen to this song-
the Jewish villages in Poland are gone now-
from another one of the saddest nations on earth.
Edward Hirsch:
The Living Fire
Bi Khúc Làng Do Thái
ở Ba Lan
-Theo Antoni Slonimsky
Những làng
Do Thái ở Ba Lan thì không còn
Hrubieszow, Karczew, Brody, Falenica . . .
Chẳng còn những ngọn đèn cầy Sabbath thắp lên
ở nơi cửa sổ
Không còn tiếng thánh ca từ những giáo
đường bằng gỗ
Những làng
Do Thái ở Ba Lan thì biến mất
Và như thế, tôi bước qua những nghĩa địa không
mồ mả
Phải là 1 công việc cực nhọc, dọn dẹp, sau chiến
tranh
Một người nào đó phải rắc cát lên
máu
Xóa vết chân, lau cọ tường, với lá chanh
xanh.
Một người nào đó phải xông phố xá
Cái kiểu mà người ta làm, sau 1 trận
dịch
Một vầng
trăng lấp lánh ở nơi đây - lạnh, nhợt nhạt, xa lạ
Tôi ngồi ở trong bóng tối, nơi vùng quê,
vào mùa hạ
Nhưng không làm sao kiếm thấy hai vầng trăng
vàng của Chagall
Lấp lánh bên ngoài thành phố khi
đèn lên.
Những vầng trăng này bây giờ quay quanh một hành
tinh khác
Đã
đi rồi, là những thành phố, nơi người đánh giầy
là nhà thơ,
Người thợ sửa đồng hồ, một triết gia
Anh thợ cạo, thợ cắt tóc ư: Một người hát rong.
Đã
đi rồi, những ngôi làng, nơi gió gia nhập những
thánh ca, với giọng điệu Ba Lan,
nơi những người già Do Thái đứng trong bóng
những tàng cây anh đào,
trông ngóng, hoài vọng những bức tường
thánh ở Jerusalem
Đã
đi rồi, những làng xóm,
chúng lặng lẽ bỏ đi như một cái bóng
té xuống
giữa những từ ngữ của chúng ta.
Ta mang
về nhà cho em câu chuyện của một thế giới –
Hrubieszow, Karczew, Brody, Falenica . . .
Hãy sát lại gần và lắng nghe bài
hát này –
Làng Do Thái ở Ba Lan bây giờ đã
không còn –
Đã bỏ đi khỏi một trong những đất nước buồn bã
nhất
Trên thế gian.
For the Sleepwalkers
Đêm
đêm, như 1 tên mộng du, một mình mi tìm
cách trở về lại Saigon, trở lại Quán Chùa....
Tonight
I want to say something wonderful
for the sleepwalkers who have so much faith
in their legs, so much faith in the invisible
arrow carved
into the carpet, the worn path
that leads to the stairs instead of the window,
the gaping doorway instead of the seamless mirror.
I love the
way that sleepwalkers are willing
to step out of their bodies into the night,
to raise their arms and welcome the darkness,
palming
the blank spaces, touching everything.
Always they return home safely, like blind men
who know it is morning by feeling shadows.
And always
they wake up as themselves again.
That's why I want to say something astonishing
like: Our hearts are leaving our bodies.
Our hearts
are thirsty black handkerchiefs
flying through the trees at night, soaking up
the darkest beams of moonlight, the music
if owls,
the motion if wind-torn branches.
And now our hearts are thick black fists
flying back to the glove if our chests.
We have
to learn to trust our hearts like that.
We have to learn the desperate faith of sleep-
walkers who rise out of their calm beds
and walk
through the skin of another life.
We have to drink the stupefying cup of darkness
and wake up to ourselves, nourished and surprised.
Edward Hirsch:
The Living Fire
Đêm
nay Gấu muốn phán một điều thật là cực bảnh tỏng
Dành cho những tên mộng du đặt quá nhiều
niềm tin vào cặp giò của chúng
Quá nhiều niềm tin vào sự vô hình
Vào... người đi qua tường
Mũi tên khắc vào tấm thảm,
lối đi rách mòn đưa tới cầu thang thay vì
cửa sổ
lối cửa mở thay vì tấm gương liền
Gấu cực mê cái kiểu mà những tay mộng
du
thèm bước ra khỏi cái túi thịt thối tha
- từ của Phật Giáo để gọi cái body thật thơm, thật ngon
như múi mít của… -
và đi vào đêm đen
Tay giơ lên chào mừng bóng tối
Viết
mỗi ngày
Sến ở đâu
Marie Sến ở đó
http://damau.org/archives/35722
Đọc mấy
cuộc phỏng vấn những nhà văn Mít vĩ đại do Trần Vũ thực
hiện thì GCC có ý nghĩ, ông có cái
gì tương tự với Thầy Phúc,
khi viết phê bình: Bắt 1 tên mũi lõ, hay 1
tên cực nổi tiếng, đứng chung với đấng Mít vĩ đại được
ông phỏng vấn.
Nhà
thơ Thận Nhiên ư? Lưu vong kép chẳng khác gì
bào thai đôi của Linda Lê, sợ còn bảnh hơn.
Sến Cô
Nương ư? Có ngay Thomas Mann: Sến ở đâu văn Mít
ở đó.
Đọc, tới
cái đoạn Sến nhớ ông Đỗ Một, thì GCC lại nhớ ra
cái định nghĩa của Brodsky về hồi ức của con người, cái
thay thế cho cái đuôi, khi người còn là khỉ.
Có
1 cái gì đó, của hồi ức Bắc Kít, liên
quan tới Bắc Bộ Phủ, như là cái đuôi mà nó
không làm sao quên được, theo GCC.
Lũ Ngụy may mắn thay không có thứ hồi ức đó:
Khi Thiệu đang còn tại chức, là chúng đã
chửi như điên, bài học vỡ lòng của DTH, về Miền Nam.
Có
vẻ như TV [Trần Vũ] có đọc TV [Tin Văn], vì cái
vụ bào thai đôi và Thomas Mann, thì đều do
Tin Văn khui ra. TV lầm về “bào thai đôi”. “Kẻ kép”
thì bất cứ nhà văn nào cũng có, nhưng đứa
trẻ chết, bào thai chết, là xứ Mít, thì
chỉ LL mới có.
Còn Thomas Mann và câu phán của ông,
thì được Brodsky nhắc tới, được TV giới thiệu. Tuy nhiên
đọc Sến viết về Thomas Mann, GCC sợ Sến cũng không rành
về nhà văn này. Kỳ tới, GCC sẽ viết thêm về ông.
Impossible
Exile
http://www.tanvien.net/Portrait/Zweig.html
Hát Sau Lò Cải Tạo
Trên tờ NYRB, Oct 27,
2011, có bài viết, mới tìm thấy, đăng lần đầu, một
tiểu luận của Saul Bellow, “Một nhà văn Do Thái ở Mẽo”, “A Jewish Writer in America”. Ðọc
loáng thoáng trên subway trên đường về nhà,
thấy câu này, thứ ngôn ngữ lưu vong không thể kéo
dài mãi mãi được, the language of the Diaspora will
not last, GCC bỗng nhớ đến những bản nhạc “lưu vong”, “bầy chim bỏ xứ” của
PD, thí dụ, và tự hỏi, PD về rồi, nhà nước OK rồi, và
từ từ sẽ cho hát hết những bài nhạc của ông, nhưng, “bầy
chim bỏ xứ”, thì sao?
Hà, hà!
Căng dữ hà!
Bài viết của Saul
Bellow mới đăng phần đầu. Còn 1 phần nữa. Ðọc thú
lắm. Cũng nhắc tới cái từ thật đểu để chỉ đám Pháp
lai, métèque, khách trú, dịch sang tiếng
Anh, outsider, resident alien.
Bên Da Màu, trong bài “lại nói
chuyện về thơ” của cây viết Phan Xuân Sinh có đoạn:
... Phạm Duy có gặp một
số anh em văn nghệ tại Boston, trong cuộc gặp gỡ nầy có người
hỏi Phạm Duy là: “Anh phổ nhạc thơ của nhiều thi sĩ, có
hai thi sĩ lớn như Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy
Yên. Sao anh không phổ thơ của họ?” Phạm Duy trả lời: “Hai
ông nầy thơ hay thật, thế nhưng thơ của hai ông lý
trí quá khó phổ thành nhạc được.” Nói
thế để chúng ta biết rằng thơ hay chưa chắc làm rung cảm
được người đọc...
Source
PD phán như thế, theo tôi, là đúng,
thực, theo suy nghĩ của ông, chứ không nhằm che đậy
gì hết. Nhạc PD thiên về tình cảm, thứ tình
cảm tục lụy, hệ lụy, [hệ lụy, thí dụ, giai thoại ăn chè
Nhà Bè, nhờ đó mà dân Mít
được thưởng thức bản nhạc phổ thơ MDHT], không phải thứ tình
cảm thanh cao như trong thơ TTT, hay TTY. Ðây là do
cái tạng của ông, và có thể cũng là do
yêu cầu của đa số quần chúng thưởng thức nhạc. Những bài
thơ phổ nhạc của TTT, TTY không có nhiều thính giả,
những nhạc sĩ phổ thơ của TTT, là bạn thân ngoài đời
của ông, họ hiểu ông, thơ của ông, cho nên phổ
nhạc thơ của ông.
PD đâu có thuộc
cái giới đó.
Ðẩy đến cực điểm, thơ phổ
nhạc của TTT hay của TTY muốn nhắm tới cái gọi là
không còn chủ âm trong nhạc, hay tới thứ âm
nhạc không cần lời.
Vấn đề này lớn quá, chỉ nêu ra đây,
như là 1 đề xuất, đặt viên gạch, rồi tính sau.
... đặt viên gạch,
rồi tính sau.
Sách
& Báo
Mới
Ba loại nhà
văn
Tháng 10 14, 2012
Phạm Thị Hoài
Cả hai nhà văn gối đầu
giường của tôi, Kafka và Nabokov, đều không
và sẽ không bao giờ lọt tầm ngắm của Giải Nobel Văn
chương nữa. Những nhà văn mà tôi khâm
phục cũng thế: James Joyce, Robert Musil, Jorge Luis Borges, Thomas
Bernhard, Roberto Bolaños. Chưa kể những bậc thầy kinh điển:
Lỗ Tấn, Lev Tolstoy, Marcel Proust. Lấy tôn chỉ ấn định trong
di chúc của Alfred Nobel năm 1895 ra xét thì hai
tác giả văn học duy nhất – trong đó một người đã
tự vẫn – tôi đọc trong năm vừa rồi, David Foster Wallace với Infinite
Jest và Mark Z. Danielewski với Only Revolutions đều đại diện
cho văn học ngoài hành tinh, cách Viện Hàn
lâm Thụy Điển vài năm ánh sáng. Liệt kê
dài dòng như vậy và với ưu thế của một người biết
chắc mình không bao giờ thắng xổ số, tôi có
thể thoải mái tuyên bố rằng Nobel Văn chương rơi vào
đầu ai thì người đó phải chịu, chẳng liên quan gì
đến tôi; không thay đổi vận mệnh văn chương nhân loại
đã đành, lại càng không ảnh hưởng đến tình
yêu văn chương của từng cá nhân. Miễn không
phải là một ông Hoàng Quang Thuận nào đó,
còn lại mọi lựa chọn đều xứng đáng như nhau. Có thể
bạn ưu tiên Bob Dylan, tôi ưu ái Thomas Pynchon, nhưng
tôi không có gì bất mãn khi cuối cùng
Mạc Ngôn thay vì Ngũgĩ wa Thiong’o hay Murakami Haruki được
chọn. Thế giới này có nhiều nhà văn đáng
đọc hơn một đời đọc của chúng ta có thể kham nổi.
Tác gia văn chương, chung quy có
ba loại. Loại dành cho đồng nghiệp, tác gia của
tác giả. Loại dành cho công chúng, tác
gia của độc giả. Và loại dành riêng cho sự tự
mê hoặc của những tác giả tự phong.
Loại thứ nhất hiếm hoi, là những người
không thể thay thế, mất một ai trong số họ là cơ
thể văn chương nhân loại tàn phế một bộ phận trọng
yếu. James Joyce, nói theo lời đồng nghiệp Đức Tucholsky của
ông, vô cùng khó nhằn, nhưng chẻ ra thật
nhỏ thì mỗi viên cũng nấu được một nồi súp đầy
chất lượng. Kafka là mẫu mực. Nabokov là trường đào
tạo. Borges là kho tàng văn hóa. Thomas Berndhard
là vòi phun cảm hứng… Người không thể thay thế
trong văn học Việt Nam theo tôi là Nguyễn Du, nhà
hậu cần ngôn ngữ.
Loại thứ hai đông hơn và là
đối tượng chính của các nhà điểm sách,
phê bình và nghiên cứu văn học. Đánh
giá về tài năng và tầm cỡ của họ là
việc phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu và môi
trường văn hóa. Từ Balzac, Dostoevsky, Sartre, George Orwell
đến Günter Grass, Paul Auster, Dư Hoa, Murakami…, tất cả đều chung
số phận được công chúng này ngưỡng mộ, bị công
chúng kia chê bai. Mạc Ngôn là nhà văn
của công chúng, một công chúng về số lượng thậm
chí có thể vượt qua cộng đồng độc giả của cả Harry Potter
lẫn Fifty Shades of Grey gộp lại. Sau khi trúng giải, riêng
độc giả Trung Quốc của ông đã có thể chấp thêm
cả cộng đồng Chạng vạng (Twilight)
vào đó. Gu văn chương của tôi không thật hạp
với những bàn tiệc ú hụ mà tác giả
Phong nhũ phì đồn
thường dọn, đầy ắp đến bội thực hình ảnh, hình tượng, phúng
dụ, ngoa dụ, không từ cả những món đẫm “nước chảy thành
mương” đầy khêu gợi, hay những đặc sản sởn gai ốc như nguyên
một chú bé nướng ròn bày trên khay
bạc. Nhưng các món mà ông chế biến tài
ba không chỉ khoái khẩu với giới bình dân.
Người đọc khe khắt hơn cũng được ông phục vụ tận tình. Ông
là một nhà kể chuyện xuất sắc. Thành tựu của ông,
theo Ủy ban Nobel, một “hiện thực huyễn giác pha trộn cả cổ tích,
lịch sử và hiện tại“, tôi thừa nhận không bàn
cãi, chỉ xin thay Faulkner
bằng Gabriel García Márquez, Rabelais bằng Tây
du kí trong “kết hợp của Faulkner, Dickens
và Rabelais” được nhắc đến. Giải Nobel Văn chương năm nay không
hề làm văn chương xuống giá. Văn học Trung Quốc đương đại
hoàn toàn có quyền tự hào với Mạc Ngôn.
Về những gì đáng bàn ngoài vòng hiện
thực huyễn giác của ông, xin đề cập trong một dịp khác.
Loại thứ ba đông hơn cả, nhưng chỉ đáng
quan tâm ở khía cạnh họ là những kẻ làm
ngôn ngữ xói mòn nhanh nhất, ngốn nhiều
giấy mực và byte nhất, và là thủ phạm chính
khiến văn chương bị xóa thành công khỏi danh
sách nhu yếu phẩm tinh thần của con người. Trong khi nhà
văn loại thứ nhất có khi cần đến 10 năm, 20 năm để bỏ dở
một tác phẩm thì nhà văn loại thứ ba mỗi ngày
đều đẻ nóng vài ba đứa con tinh thần rồi đem máu
thịt của mình đi rải trong thiên hạ, với phương châm
thà bị tống vào thùng rác còn
hơn không tồn tại. Tác phẩm của ông Hoàng
Quang Thuận thuộc loại thứ ba này. Đề cử một tác giả
như vậy vào Giải Nobel Văn chương không khác
việc đoàn Việt Nam đăng kí mức xà nhảy cao 1m70,
là mức Thế vận hội không biết đến. Thơ ngẩn ngơ nhập đồng
đến từ Việt Nam cũng là thứ mà Giải Nobel Văn chương trong
111 năm lịch sử của mình không lường đến. Câu chuyện
Hoàng Quang Thuận cho thấy nhà văn loại thứ ba ở Việt
Nam đã đạt đủ thành tựu để văn chương ở đất nước này
trở thành một tồn tại thứ yếu, không còn đáng
đếm xỉa ngay cả cho các nhà kiểm duyệt.
Tôi tự thấy mình may mắn đã
ra mắt ở một thời điểm mà văn chương còn quan yếu,
có lẽ quan yếu hơn vai trò thật của nó. Trong
bối cảnh hiện thời, kẻ thù đáng sợ nhất của nhà
văn Việt Nam không phải là chế độ kiểm duyệt – tuy
vẫn tùy tiện và ngu xuẩn như bao giờ, nhưng đã
chểnh mảng và lỏng tay hơn xưa nhiều – mà là
sự thờ ơ chính đáng của xã hội dành cho
cái được coi là văn chương quốc gia.
© 2012 pro&contra
Đọc bài viết này,
thì Gấu lại có cái cảm giác, là
Sến lên tiếng về giải Nobel, và bèn, phân
loại nhà văn, có thể là do bực bội, khi đọc
những dòng Gấu lèm bèm về Mạc Ngôn!
Bài viết của Sến rất bảnh.
Nhận xét về thông báo chính thức của Viện Hàn
Lâm [bỏ tên sư phụ của Gấu ra], quá tuyệt. Những nhận
xét về Mạc Ngôn cũng quá đúng.
Nhưng, bà này vẫn không
đọc ra Mạc Ngôn, như John Updike đọc ông.
Bà này không biết nỗi đau
của dân TQ, cũng như cái Ác của giống Á.
Đọc văn là phải đọc bằng trái
tim, không phải bằng cái đầu.
Gấu hơn người là ở chỗ đó, thượng
vàng hạ cám, gì cũng đọc, và đều
bằng trái tim!
Viết cũng thế, mà đọc cũng thế.
Hà hà!
Trong hai nhà văn
gối đầu giường của Sến, Kafka là người ngoài
hành tinh, giải thưởng nào ở cõi đời này
xứng với ông? Ngoài hành tinh đấy, nhưng lại
khuyên, trong cuộc chiến đấu sinh tử giữa mi và
thế giới, hãy ở về phía thế giới. Nabokov, ngược
lại, là 1 người rất thèm Nobel:
"Vladimir Nabokov có lẽ là
người than van nhiều nhất về chuyện hụt giải" (one of the most-lamented
non-laureates, The New Yorker). Khi
Pasternak được, ông cay cú quá, tố Pasternak là
nhà văn nhà nước Liên Xô! Cũng 1 thứ
cai ngục, nói theo Thầy Cuốc, khi viết về Mạc Ngôn.
Nabokov quả là 1 bậc đại sư phụ, nhưng
cái ông thiếu, thì Kafka lại thật thừa. Quái
là làm sao mà Sến lại nhét chung
hai ông ở dưới gối?
*
Please,
sir, I want some Mo
Mo Yan wins the Nobel
prize in literature
Prospero
Oct 11th
2012
by The Economist online
MO YAN, a prolific Chinese author, has been awarded
the 2012 Nobel prize in literature. Mr Mo's best-known works are
"Red Sorghum", which was made into a film by director Zhang Yimou,
and "The Republic of Wine". He is one of the most widely translated Chinese
writers. According to the official Nobel citation, Mr Mo "with
hallucinatory realism merges folk tales, history and the contemporary". His
works have been compared to the magical realism of Colombian author,
Gabriel Garcia Marquez. Mr Mo came close to winning the Man Booker
International prize in 2007 but lost out to Chinua Achebe,
a Nigerian author.
The news has been well-received by many in China. Unlike Liu
Xiaobo, a Chinese dissident who was awarded the Nobel peace prize in 2010,
Mr Mo is considered a safe choice. State broadcaster CCTV reported
the news of the award, and it is not being censored
on Weibo, the Chinese version of Twitter. Some critics, however,
suggest that Mr Mo is too close to China's establishment and too
compliant with the Communist Party's continued censoring of books and
media.
http://damau.org/archives/48826
Trần Vũ:
Vẫn Orhan Pamuk, đã kể một kinh nghiệm cá nhân:
Sinh ra ở Istanbul nằm vắt lên hai miền Âu-Á,
Pamuk bị dằn xé giữa Đông và Tây, giữa truyền
thống và hiện đại, giữa bảo thủ và cấp tiến, giữa thế
tục và phạm thánh. Trong mình Pamuk thường xuyên
phát vang những đồng cảm với dân tộc bị thất lạc phải
quay về cội nguồn tìm cứu rỗi, cùng lúc là
những trỗi dậy của lý trí giận dữ tệ u mê sùng
bái. Xâu xé tinh thần của Pamuk dữ dội, vì
càng đến gần các giá trị nhân bản bác
ái của Tây phương, Pamuk càng đến gần Thiên
Chúa giáo, trong lúc bản thân là một
tín đồ Hồi giáo. Tuy nhiên, Pamuk đã tranh
đấu duy trì một nhà nước thế tục và là nhà
văn chống tử lệnh Fatwa của Ayatollah Khomeini xử tử khiếm diện Salman
Rushdie. Pamuk còn công nhận thảm sát dân Kurdes
dưới đế chế Ottoman, khiến bị kết án "sỉ nhục căn cước Thổ", phải
lưu vong sang Hoa Kỳ. Pamuk, cũng là nhà văn thú nhận:
"Những quyển sách của tôi là những ý tưởng
ăn cắp không xấu hổ từ thử nghiệm tiểu thuyết của Tây phương,
rồi pha với cổ tích và truyền thống Hồi giáo. Sự trộn
lẫn nguy hiểm của hai khuynh hướng tương khắc, làm nên ánh
lửa mạnh mẽ." Còn Phạm Thị Hoài? Sống lâu ở Đức,
nhà văn có bị "hội chứng Pamuk"? Những khi nhìn
đồng hương bị lôi ra tòa Bá Linh vì phạm pháp,
làm thông ngôn, Phạm Thị Hoài có trắc
ẩn?
Note:
Cái
chuyện Pamuk tố cáo Mậu Thân Thổ, là cực chẳng
đã, ông này mê văn chương, thứ chẳng dính
dáng gì tới chính trị, như ông đã
từng thú nhận. [La politique dans une ceuvre
littéraire, c'est un coup de pistolet au milieu d'un concert,
quelque chose de grossier et auquel pourtant il n'est pas possible
de refuser son attention.]
Và
cái viết của ông chẳng mắc mớ gì tới 1 thiên
sứ, như của Sến, và những nhận xét về cõi văn
của ông ta, như Trần Vũ viết, cực nhảm.
Pamuk là 1 thứ nhà văn chẳng cần ra
khỏi Istanbul, viết hoài còn hoài còn
hoài. Gấu đã từng dịch ông ta, quá rành
về ông ta. Khi dịch Istanbul, 1 cách nào đó,
là Gấu biến nó thành Sài Gòn của
lũ Ngụy, là vậy.
Những trích
dẫn Pamuk, hay bất cứ ai, vào thời net, tốt nhất để thêm
nguyên tác, để người đọc còn biết đường mà
lần.
Người cần trích dẫn, qui chiếu, đúng
hơn - khi phỏng vấn 1 nhà văn Mít, như Sến, phải
là 1 Sebald, hay tệ hơn, 1 Gunter Grass, làm gì
có “hội chứng Pamuk”, với 1… thiên sứ?
[Tại sao
Sebald thay vì Pamuk, với 1 Sến: GCC sẽ trở lại với vấn
nạn này]
http://www.tanvien.net/thoi_su/Ohran_Pamuk_Nobel_06.html
Le Nobel de littérature au Turc
Orhan Pamuk
Agence France-Presse Stockholm
Le prix Nobel de littérature
a été décerné à au romancier
turc Orhan Pamuk, 54 ans, a annoncé jeudi l'Académie
suédoise.
Le comité Nobel a choisi de récompenser
un écrivain «qui à la recherche de l'âme
mélancolique de sa ville natale a trouvé de nouvelles
images spirituelles pour le combat et l'entrelacement des cultures»,
a indiqué le communiqué de l'Académie suédoise
pour expliquer son choix.
Nobel văn chương về tay nhà văn Thổ Nhĩ
Kỳ, Orhan Pamuk.
"Người, mà, trong khi đi tìm hồn thiêng
(1) buồn bã của thành phố quê hương của mình,
đã kiếm thấy những hình ảnh tâm linh mới mẻ,
cho cuộc chiến đấu và quấn quít lấy nhau, của những
nền văn hoá".
"who in the quest for the melancholic soul of his
native city has discovered new symbols for the clash and interlacing
of cultures."
"Người mà trong khi tìm kiếm linh hồn
sầu muộn của thành phố quê hương của mình,
đã khám phá ra những biểu tượng mới cho cuộc
đụng độ và quấn quít lấy nhau của những nền văn hoá."
Pamuk's Nobel is a family affair
The anger and delight which greeted
Orhan Pamuk's Nobel prize in Turkey are no surprise, says Elif
Shafak. Turkey
has always expected novelists to provide more than words
Friday October 20, 2006
Guardian
Cái sự tức như điên, và
sướng lịm người của dân Thổ, khi Pamuk được Nobel, chẳng
có gì ngạc nhiên. Chẳng bao giờ ông con
này chịu đóng mình vào khuôn khổ
mà ông bố [xã hội Thổ] đòi hỏi. Dâng
hết đời mình cho văn chương, ông mê chữ hơn là
mê đời sống thực ở bên ngoài. Ngay từ cuối thế
kỷ 19, khi Đế quốc Ottoman đã đi đoong, nhìn về Tây
Phương, một ông Thổ than: Tụi khốn kiếp đó đã phải
mất bao nhiêu năm mới đạt tới đỉnh cao chúng nó đang
hưởng thụ ? Bốn trăm năm ? Liệu chúng ta cũng phải đợi lâu
như vậy? Sao mấy thằng nhà văn của chúng ta chậm lụt như
thế này!
Tuyết, bản tiếng Pháp, giải thưởng
Médicis của Tây.
*
Đề từ, Tuyết
Our interest's on the dangerous
edge of things.
The honest thief, the tender murderer,
The superstitious atheist.
[Nỗi quan hoài của chúng ta, là
vào sát na sợi tóc nguy hiểm, ở mép
bờ.
Tên trộm lương thiện, tên sát nhân
dịu dàng. kẻ vô thần mê tín].
Robert Browning, « Bishop
Blougram's Apology » [Lời xin lỗi của Bishop Blougram]
La politique dans une ceuvre
littéraire, c'est un coup de pistolet au milieu d'un concert,
quelque chose de grossier et auquel pourtant il n'est pas possible
de refuser son attention. Nous allons parler de fort vilaines choses.
[Chính trị trong văn học như tiếng súng
giữa buổi hòa tấu, một cái gì thô kệch,
tuy nhiên chẳng làm sao bỏ qua. Chúng ta sẽ
nói tới toàn những chuyện khốn kiếp.]
Stendhal, La Chartreuse
de Parme Tu viện thành Parme
Eh bien détruire le peuple,
le réduire, le forcer à se taire. Car l'instruction
européenne est supérieure au peuple...
[OK, hãy huỷ diệt nhân dân, bóp
nó lại, bắt nó câm.
Bởi vì sự chỉ dẫn của Âu Châu cao
hơn, ưu việt hơn nhân dân...]
Dostoievski, Les Carnets des Frères Karamazov
[Sổ tay Anh em nhà Karamavov]
The Westerner in me was discomposed.
[Thằng Tây mũi lõ ở trong tôi cứ
thế mà rã ra].
Joseph Conrad, Under Western Eyes [Dưới con mắt Tây Phương]
Người Kinh Tế Mới, August 26
Grassroots: Nhổ cỏ thì phải nhổ tận rễ.
Hãy tước bỏ cái tính muôn
đời của "Hận Thù":
Oter à la HAINE son éternité.
Grass’s Lapses in Recalling the Past
Are Puzzling
Nguồn
Hãy tước bỏ cái tính
muôn đời của "Hận Thù":
Oter à la HAINE son éternité.
Tại sao Grass để đến gần hết đời,
mới xì ra, cái tội, chỉ là hậu quả của một cú
bốc đồng của tuổi trẻ?
Và tại sao không ỉm luôn đi?
Theo Gấu, Grass đã thú
tội rất nhiều lần, một cách gián tiếp qua tác
phẩm của ông.
Giả như ông xì ra liền, thì, sẽ
không có những tác phẩm đó.
Cái vụ tự thú của
ông, tương tự với vụ của Francois Mitterrand.
Trước khi chết, tổng thống Pháp,
Francois Mitterrand đã "chiến đấu với chính mình",
để có được lời nói cuối, về việc ông đã
tham gia trong chính phủ Vichy, trước khi gia nhập lực lượng
kháng chiến. Việc ông cho tới năm 1986, là bạn thân
của René Bousquet, một viên chức trong chính quyền
Vichy theo Đức Quốc Xã, bị kết án năm 1989 về tội ác
chống lại nhân loại, khi đẩy người Do-thái vào lò
thiêu. Trong cuốn "Hồi Tưởng qua hai giọng nói"
(Memory in two voices), với người đối thoại
là Elie Wiesel - một nạn nhân sống sót tại
lò thiêu người, Nobel Hòa Bình 1986 -
khi nói ra những tội ác đó, ông chỉ làm
một sửa soạn bất khả tri trước khi chết, một cái chết không
có sự an ủi của một niềm tin. Tôi không biết tôi
có "biết" không. Tôi không biết tôi
có "không biết" không: điều không thể quy
định một cách ngay thẳng, công bằng trong từ "niềm tin",
ông nói. Và ông nói thêm, dẫn
lời ghi trên bia mộ Willy Brand, cựu thủ tướng Tây Đức:
"Tôi đã làm cái điều tôi có
thể làm".
Don't mention
the war, Gunter
Đừng nhắc đến chiến tranh, Gunter
Ben Hutchinson
Sunday September 3, 2006
The Observer
The storm surrounding Gunter Grass's
announcement that he joined the Waffen-SS towards the end of the
Second World War shows no sign of abating. Modern Germany loves
nothing better than a heated debate about its responsibilities towards
the past, as many of the longest-running arguments of its brief post-reunification
history illustrate: should the new Holocaust memorial in Berlin have
been built, for instance, or should the 'ordinary German', cowering under
the allied air raids, also have the right to see himself as a victim?
If schadenfreude were not already
a German word, it would have to be invented.
Nếu trong tiếng Đức chưa có
từ schadenfreude, đây là lúc bịa ra nó.
schadenfreude: Sướng điên lên
vì nỗi bất hạnh của kẻ khác
Gunter Grass:
I needed time to reveal my Waffen-SS past
Giles Tremlett in Madrid
Wednesday September 13, 2006
The Guardian
Gunter Grass, who admitted he would probably have been
involved in war crimes if he had joined the Waffen-SS earlier.
Gunter Grass, the Nobel laureate whose confessions
of SS membership during the second world war have shocked his native
Germany, has denied lying about his past and claimed he simply needed
time to tell his own story.
In an interview in Spain's El País newspaper,
Grass replied to his critics while admitting he would probably
have been involved in war crimes had he been a bit older and joined
the notorious Waffen-SS earlier. "I was young, and I wanted to leave
home. In my heart, it was something I agreed with," he said, explaining
how he joined up as a 17-year-old in the dying stages of the war. "I
considered the Waffen-SS to be an elite unit," he added. "If I had been
born three or four years earlier I would, surely, have seen myself caught
up in those crimes."
Grass đã cần thời gian [60 niên] để lục
lọi quá khứ Nazi.
Ông cho biết, có thể phạm tội ác,
nếu gia nhập SS sớm hơn.
Nếu tớ ra đời sớm hơn chút nữa, là bỏ
mẹ rồi.
WAR AND REMEMBRANCE
“History, or, to be more precise, the
history we Germans have repeatedly mucked up, is a clogged toilet,” the
narrator in Günter Grass’s most recent novel, “Crabwalk,” says. “We
flush and flush, but the shit keeps rising.” Now the author, a Nobel laureate
widely regarded as “the conscience of Germany”—a man who has regularly sermonized
against the forces of reaction and the corruptions of power—is
up to his neck in it himself.
Grass, who was born in 1927, never pretended to have
escaped the war unstained.
Lịch sử, hay chính xác hơn, lịch sử Đức
quả đúng là một cái nhà xí bị
tắc. Chúng ta cứ thế móc cứt và cứt cứ thể đùn
lên. Một nhân vật của Grass lầu bầu.
Bây giờ cứt ngập đến tận cổ me-xừ Grass.
Nhưng đây là một con người đếch chịu trốn
thoát lịch sử mà không có tí
cứt ở trên người.
Bảnh thật!
Nhất Ngài! NQT
*
Tư tưởng lớn gặp nhau !
TLS đặt cái tít y chang, cho bài
điểm cuốn hồi ký Bóc Hành của Grass: Một gia
vị [một thành tố] thêm vô.
Bất giác Gấu lại nhớ đến một buổi sáng
ngày nào ngồi Quán Chùa, khi cả bọn
đang loay hoay với hình ảnh "Một cái gì thật
vàng trong tên Em", nhà thơ ngồi cùng
bàn bèn đặt ly cà phê xuống, và
thở dài, phán:
- Cứt chứ còn gì nữa !
Nhưng cái tít nho nhỏ ở dưới mới bảnh.
Nó làm nhớ đến ông tướng về hưu, sống ngày
già của mình bằng những con lợn được vỗ béo
bằng những thai nhi:
Ký sự gia của nước Đức vỗ béo mấy tay
chỉ trích ông, bằng cuộc đời, mà ông ta
đã quên!
Ian Brunskill, người điểm sách cho rằng, đây
đúng là một quà tặng của Grass cho giới phê
bình ông. Ông nhà văn to mồm, rậm ria,
chuyên xục xạo ở những nơi chẳng nên xục xạo, chuyên
vạch áo cho người xem... chân xem đùi người Đức
này, bây giờ, tự đốt nhà ra mặt chuột nhé!
Sử gia Joachim Fest tuyên bố, "đếch thèm mua cái
xe cũ của thằng chả này".
A letter written by Günter
Grass to an Israeli college sheds new light on the time he spent as
a member of the Waffen SS.
He writes that "the SS will be a mark of Cain for
me from now until the end of my days".
The letter was written in October after Netanya Academic College withdrew the offer of
an honorary degree, which they had been discussing with the Nobel
prize-winning author, and was published yesterday in the Israeli daily
Haaretz.
The publication in August of Grass's memoir, Peeling
the Onion, which contained the revelation that the novelist had
served in the SS, ignited fierce controversy. Netanya college immediately
informed Grass he would not be granted the degree, suggesting that
he should explain himself in a public letter.
In it the writer blames his joining the Waffen SS
on his "stupidity".
"Due to my stupidity in those days and the ignorance
of which I am guilty," he explains, "I admired the Waffen SS as an
elite unit."He also recognises the "sort of wounds the SS symbol,
the term SS, reopen in the memory of many of the inhabitants of Israel"
and asks that "the whole history of my upheaval-filled life, since the
time I was 17, and all of my activity as a writer and an artist and an
involved citizen in my country be acknowledged as a counterweight
Nguồn
HPNT's Case
ANCIENT COMBATANT
Veteran of
foreign wars,
Stiff in arm and leg,
His baggy pants billowing in the wind
Salutes a crow in a tree,
And resumes
his stroll
Past a small graveyard,
Swerving and waving his arms
As if besieged by ghosts
Lurking among
headstones,
Waiting to accost him
And make a clean breast
,Before he slips out of sight.
The tiger
lilies bemused.
The curving dirt road in his wake
Deep in silence
And prey to lengthening shadows.
Cựu chiến
hữu
Cựu chiến
hữu của những cuộc chiến ngoại bang giật dây
Chân tay cứng đơ
Ống quần rộng thùng thình như hai cánh
buồm lộng gió
"Chàng" cúi chào một con quạ ở
trên cây
Và
bèn tiếp tục cuộc dạo
Qua một nghĩa địa nhỏ
Chàng loạng quạng, ve vảy tay
Như bị bủa vây bởi những hồn ma
Lấp ló,
rình mò giữa đám bia mộ
Đợi bắt chuyện
Và làm 1 cú thú tội, sám
hối, tự vấn... hay cái con mẹ gì đó
Một điều mà tên già NN và
đồng bọn,
Không thể làm được,
Trước khi biến khỏi tầm nhìn.
Những bông
hoa kèn bèn sững người.
Con đường đất bụi cong queo bèn tỉnh giấc
Chúi sâu mãi vào im lặng
Và bèn sửa soạn săn mồi
Là những cái bóng dài loằng
ngoằng.
Note:
Ôi
chao, lâu lắm mới có được 1 "bi khúc" - thuổng
NL - dành cho lũ Bắc Kít xẻ dọc Trường Sơn đi kíu
nước!
NQT
http://www.babelmatrix.org/…/Carnicer…/en/37604-Butcher_shop
Butcher shop
Lower than
a lupanar
the butcher shop signs the street insultingly.
On the lintel
a blind cow's head
rules the coven
of final marble and gaudy flesh
with an idol's remote majesty.
[Mulrooney, Christopher]
J.L. Borges
AT THE BUTCHER'S
Meaner than
a house of prostitution
the meat market flaunts itself in the street like an
insult.
Above the door
the head of a steer in a blind-eyed stare
watches over the witches' Sabbath
of flayed flesh and marble slabs
with the aloof majesty of an idol.
[Norman Thomas di Giovanmi]
"Lộn(g) dịch":
Ở nhà HPNT
Bần tiện hơn cả nhà thổ
Phiên chợ thịt người
Ánh lên lời nguyền rủa của những nạn nhân
Tết năm đó
Ở bên trên cửa
Cái đầu bò mù
Đưa mắt nhìn xuống Ngày Hội Máu
của VC
Bằng 1 cái nhìn cao sang, quyền quí
Của những vì vua chúa thời nhà
Nguyễn.
Sách
& Báo
Mới
Trong đất trời
Như mọi thi sĩ của một thời điêu đứng,
anh chạy trốn thơ....
Ý trên, TTT lấy từ Holderlin, Tại sao thi sĩ
trong thời điêu đứng?
What are poets for?
Thi sĩ để làm cái quái gì cơ
chứ?
Pourquoi des poètes en temps de détresse?
Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
Heidegger
"... and what are poets
for in a destitude time?", Holderlin hỏi, trong bài điếu "Bánh
mì và Rưọu vang".
Thời của đêm thế gian là thời điêu đứng:
The time of the world's night is the destitude time.
*
Is Rainer Maria Rilke a poet in a destitude time? How is
his poetry related to the destitution of the time? How deeply does
it reach into the abyss? Where does the poet go, assuming he goes where
he can go?
Liệu có phải Rilke là nhà thơ của thời
điêu đứng?
Như thế nào, làm thế nào, thơ của ông
móc nối với sự điêu đứng của thời gian? Sâu thẳm
cỡ nào, thơ của ông với xuống vực thẳm? Nhà thơ
đi đâu, giả dụ như có một nơi chốn nhà thơ có
thể đi?
*
Từ 'thời gian', ở đây có nghĩa, thời gian mà
chúng ta còn thuộc về nó. Với kinh nghiệm lịch
sử của Holderlin, sự xuất hiện và hy sinh của Đấng Ky Tô
Christ đánh dấu bắt đầu và chấm dứt ngày của những
vị thần, the day of the gods. Đêm xuống, và kể từ đó,
ba ngôi nhập một, the 'united three' - Herakles, Dionysos, và
Christ - rời bỏ thế gian, buổi chiều của thế gian chìm dần vào
đêm tối của nó. Đêm thế gian trải dài bóng
tối của nó. Đây là thời thần linh trễ hẹn [The era
is defined by the god's failure to arrive], thời khiếm khuyết thần linh,
default of god. Thời khiếm khuyến thần linh mà Holderlin kinh nghiệm
không có nghĩa chối bỏ liên hệ giữa thần và
người và nhà thờ. Khiếm khuyết thần linh có nghĩa,
chẳng còn thần linh tóm thâu người và vật thành
một mối, và bằng một mối thâu gom như thế, lịch sử thế gian
được đặt để, và con người dong duổi cùng với nó.
Trong cuốn sách Gấu mới tậu, Coetzee đi 1 đường về
Holderlin: Translating Holderlin.
Tác giả tự hỏi:
Ai là Holderlin, kẻ dám nói cho cả hai,
quá khứ đã mất, và tương lai của chủ nghĩa Quốc
Xã?
Who was Holderlin, who could be made to speak for both a
lost past and a National Socialist future?
Lướt
TV
Re Pamuk.
Orhan Pamuk tiểu thuyết gia
đã rất thành công với Tên tôi là
Đỏ, Pháo đài trắng hay Cuốn sách đen, nhưng
vì là một nhà văn rất tham vọng, “phổ màu” của
ông còn muốn bao trùm rộng lớn hơn nữa, lên chính
trị, hội họa cổ điển, những tản văn ngắn, và lên sự đọc.
“Những màu khác”
minh chứng cho tham vọng văn chương Orhan Pamuk. Cuốn sách là
sự nối dài đầy ngoạn mục, những “ngoại truyện” bổ sung cho các
tiểu thuyết của ông, những thêm thắt về cảm giác
vốn đã huy hoàng trong cuốn hồi ký tuyệt vời Istanbul,
và nhất là ở đây, ta được chứng kiến Pamuk trong
tư cách một người đọc cự phách; người đọc ấy hào
phóng dẫn dắt ta đến với thế giới những tác giả mà
ông sùng mộ nhiều chục năm nay: Camus, Flaubert, Dostoyevsky,
Nabokov… những thế giới của sự đọc ấy mở rộng nhiều lần đường biên
giới của sự viết ký tên Pamuk.
Blog NL
Khi “Những sắc màu khác”
mới ra lò, TV có đi vài bài, và có
ý định đi hết cuốn, nếu không, thì những bài
liên quan tới xứ Mít, nhưng nhớ là, một “tay nào
đó”, hình như đại diện cho NN, mail, cho biết đã
có bản quyền cuốn sách, cho nên GCC bèn ngưng.
Cách viết NSMK, theo
GCC, là những kinh nghiệm cá nhân, riêng tư,
của Pamuk, một nhà văn Thổ, khi đọc “thế giới”, trong cái
tham vọng vươn ra thế giới, qua những tác giả như Dos, Camus… Pamuk
có "giấc mơ Thổ" của ông, khi viết Istanbul, và cũng giấc mơ đó,
khi viết NSMK. Độc giả TV có thể nhận ra điều này, khi
đọc ông viết về Dos, hay về Camus.
Trên tờ TLS số 21 Tháng
Ba, 2008, Christopher de Bellaigue, điểm cuốn "Những mầu sắc khác",
tập tiểu luận của Pamuk, coi ông là tiểu thuyết gia hơn
là tiểu luận gia. Theo người viết, Pamuk là một thứ nhà
văn hướng nội, introspective writer, mặc dù dính líu
vô những chuyện chính trị, và từng bị buộc tội "sỉ
nhục cộng đồng Turki". Và có thể nói, toàn
bộ tiểu thuyết của ông tạo nên
một trong những tự thuật lằng nhằng, lẵng nhẵng nhất trong văn chương.
[Pamuk is an introspective writer. Indeed, it might be said that the sum
of his novels constitues one of the most sustained, if elliptical, autobiographies
in literature].
Memo
PXA vs Graham Greene
“An’s story strikes me as something
right out of Graham Greene,” said David Halberstam, who was friends
with An when he was a New York Times reporter in Vietnam.
“It broaches all the fundamental questions. What is loyalty? What is
patriotism? What is the truth? Who are you when you’re telling these
truths? There was an ambivalence to An that’s almost impossible for us
to imagine. In looking back, I see he was a man split right down the
middle.”
Nguồn: Blog Du mục
Da vàng
Đây là cách
nhìn của tụi ký giả Mỹ, khi nhìn PXA: Qua Greene.
Bởi là vì mấy
anh này, anh nào cũng muốn có 1 Người Mỹ Trầm Lặng, riêng cho mình.
Với Ẩn không hề có
cái chuyện nứt ra làm đôi, ở ngay giữa, như thế.
Nếu có, là anh đã bỏ chạy về phía
những kẻ bại trận, là 1 Miền Nam, trong có lũ Ngụy rồi.
Suốt đời, Ẩn có bao giờ ân hận như Víp
Va Ka, thí dụ, qua câu than, 1 triệu người vui, 1 triệu
người buồn?
Luôn nói sự thực?
Một điệp viên thứ thực, làm sao nói sự thực? Time, trong bài viết ai điếu Ẩn, đã giải thích
ý nghĩa của từ “sự thực”, trong trường hợp Ẩn: anh ta không
thả vịt cồ. Không phao tin nhảm.
Cái sự kiện xẻ làm
đôi, ngay ở giữa đó, là con quỉ của tên
gián điệp, như Steiner, trong bài viết “Điệp Viên
của Chúa”, “God’s Spies” vinh danh Greene, khi đọc The Human Factor:
“Incipient duality is the agent’s
demon”
[Tính cách nhị phân mới chớm - một thứ
ung thư mới chớm - là con quỉ của tên điệp viên].
Malraux cũng nhận ra chân
lý này, với 1 tiểu thuyết gia.
TTT mê Malraux, bèn
chôm luôn, ra cái tít "Nỗi Chết Không
Rời", tên 1 bài viết của ông, sau bị TPG, hay Thế
Uyên, chôm, như trong thư viết cho "đảo xa" cho biết, và
trích câu của Malraux, để vinh danh Thầy, và cũng
để cho biết nguồn:
…. như cục ung thư, sống với nỗi chết âm ấm ở trong
lòng bàn tay,... comme un cancer, vivre avec cette
tièdeur de mort dans la main.
Ẩn đâu phải tiểu thuyết
gia. Ông làm điệp viên như tên Mít
gốc Bắc Kít, ái quốc, mong muốn đuổi thực dân Pháp,
rồi Mỹ, thống nhất đất nước, qui về 1 mối, có gì mà
phân đôi?
Nếu ông có căn bịnh ung thư đó, thì
đã khác rồi.
Bởi thế mà sau 30 Tháng Tư, ông bị Bắc
Kít đem về Bắc, cho đi cải tạo.
Chúng sợ ông bị căn bịnh ung thư này!
Hà, hà!
Nhưng, phải là Brodsky,
khi vinh danh Kinh Cầu, mới nói hết ý
về cái sự xẻ ra làm đôi này:
Nó là con vai
rớt, phân biệt con người bình thường, với 1 nhà
văn.
Một con người bình thường, khi gặp thảm họa, là
chịu đựng, là đau khổ…
Nhà văn, khác. Nó cũng chịu đựng như
bất cứ con người, nhưng hở 1 tí, là bèn cố né
qua 1 bên, để quan sát và khi có dịp là
bèn viết, là bèn mần thơ!
Brodsky: Với tôi, tính
kinh điển, thực tại thực, the main thing, của Kinh Cầu
[thơ Akhmatova], là đề tài về sự xẻ đôi, về sự bất
lực của nhà thơ không có được một phản ứng toàn
vẹn [trước thực tại]. Akhmatova mô tả những kinh hồn thất đảm, những
ghê rợn của Đại Khủng Bố của Stalin. Nhưng cùng một lúc,
bà nói hoài hoài về cái tâm
trạng mấp mé biến thành khùng của mình....
Brodsky. For me the main thing
in Requiem is the theme of
splitting, the theme of the authors inability to have an adequate reaction.
Akhmatova describes in Requiem all the horrors of Stalin's "great terror,"
but at the same time she is constantly talking about how close she is
to madness. Do you remember?
Already madness
dips its wing
And casts a shade across my heart,
And pours for me a fiery wine
Luring me to the valley dark.
I realize that
to this madness
The victory I must yield,
Listening closely to my own
Delirium, however strange.
Khùng điên dang
rộng cánh
Trải dài bóng qua trái tim tôi
Đổ rượu nồng cho tôi
Lùa tôi xuống thung lũng tối
Tôi nhận ra, đối với điên
khùng này,
Là chiến thắng mà tôi phải trao nhường
cho nó.
Trong khi lắng nghe, thật cận kề,
Cơn hoảng loạn của chính mình
Mới lạ lùng làm sao!
Khổ thơ sau có lẽ là
tuyệt vời nhất của tất cả Kinh Cầu.
Hai dòng chót nói sự thực lớn lao nhất. Akhmatova
diễn tả tâm trạng của thi sĩ, khi nhìn mọi chuyện xẩy ra
cho bà, như thể, bà đứng qua một bên, Với nhà
thơ, sự kiện, viết ra, cũng quan trọng như, sự kiện, diễn tả nó:
Nhà thơ bắt đầu trù ẻo mình: Anh là thằng điên
khùng. Mi là một thứ quái vật chi, tại sao mi thản
nhiên nhìn những sự ghê rợn như thế diễn ra trước
mặt, như thể nó chẳng liên quan mắc mớ gì tới mi?
Volkov: Chuyện trò với Brodsky (1)
PXA hẳn là biết trước
số phận của ông, và của cuốn viết về ông, của Bass.
Địa ngục chật cứng lũ VC loi nhoi, với đủ thứ tội, đâu có
chỗ cho ông, như chính ông nói với Bass. Chúng
không ưa tôi, nhưng tôi không làm gì
để chúng khép tội, làm thịt tôi. Cũng vẫn
ông nói.
Số phận Võ tướng quân đâu có khác.
Tên y tá dạo sợ còn không biết Ẩn là
ai nữa. Trong khi đó, người dân Miền Nam không bỏ
1 ai, đó là điều chúng ta ngày càng
tự hào, hãnh diện, như 1 đền bù tinh thần, cho những
đau thương, tổn thất cùng với những ngày 30 Tháng
Tư sắp tới.
PXA & Greene
Phạm Xuân Ẩn (tiếp)
Cuốn sách xuất sắc nhất
về Phạm Xuân Ẩn cho tới thời điểm này là của Thomas
Bass, The Spy Who Loved Us. The Vietnam War and Pham Xuan An's Dangerous
Game; để xuất hiện ở Việt Nam, cuốn sách đã phải mang
cái tên lệch đi, Điệp viên Z21, Kẻ thù tuyệt
vời của nước Mỹ.
Perfect Spy chứa đựng câu chuyện mà Phạm Xuân
Ẩn muốn có; là một cuốn tiểu sử "chính thức", tác
giả Larry Berman đã được Phạm Xuân Ẩn cung cấp một version
"kiểu Phạm Xuân Ẩn" (kiểu Phạm Xuân Ẩn có lẽ then
chốt nhất nằm ở chỗ: lúc nào cũng nói sự thật; kể
cả khi cùng một lúc gửi báo cáo về Bắc Việt
và viết bài cho Time, với cả hai bên Phạm Xuân
Ẩn đều nói sự thật), một version hoàn hảo, nhưng đầy "mất
mát". Trong những thứ quá mức phức tạp, hướng đến bức tranh
chung hoàn hảo là một cách tốt nhất để hứng lấy
những thất thoát to lớn.
Thomas Bass từng nhiều lúc không được phép
gặp Phạm Xuân Ẩn, chắc hẳn vì Phạm Xuân Ẩn cũng nhận
ra cách tiếp cận của Bass khác của Berman, version về
cuộc đời ông sẽ không "hoàn hảo" như ông có
thể làm được với Berman; trong cuốn sách, Bass cũng mấy
lần ám chỉ Phạm Xuân Ẩn hoàn toàn hiểu cuộc
chơi của mình với Bass, biết rằng đây sẽ là một câu
chuyện "từ bên trong". Sự dai dẳng đầy tinh thần báo chí
của Thomas Bass trong cuộc "đeo bám" Phạm Xuân Ẩn thật là
đáng nói, đeo bám gần ở ngôi nhà lúc
nào cũng loạn xạ tiếng chim hót, và cả đeo bám
xa, với những chuyến đi, chẳng hạn như ra Côn Đảo.
Bass đặc biệt để ý đến những khoảnh khắc biến đổi của
Phạm Xuân Ẩn, và luôn luôn tìm cách
nắm bắt con người của Phạm Xuân Ẩn vào những lúc
không ngờ nhất (ví dụ lúc Phạm Xuân Ẩn đứng
trước bàn thờ); làm điều này hẳn là không
dễ, vì Phạm Xuân Ẩn có một nguyên tắc trò
chơi không hề đơn giản: không hề giả vờ hay đóng vai,
mà thật như thế.
"Tôi tự hỏi hay là ánh mắt trách
móc của người cha cũng làm cho ông thấy ngột ngạt
khó thở" (tr.47).
Thomas Bass đặc biệt xuất sắc
ở hai chỗ: tìm cách gắn kết Phạm Xuân Ẩn với một
con người cũng hết sức phức tạp, không thể nắm bắt, là
Graham Greene (Phạm Xuân Ẩn chưa từng gặp Greene, chỉ vài
lần nhìn thấy Greene, và Phạm Xuân Ẩn cũng là
chứng nhân tận mắt vụ nổ giữa trung tâm Sài Gòn,
sự kiện xuất hiện trong The Quiet American).
Điều thứ hai là Bass đã phân tích
rất thấu đáo Phạm Xuân Ẩn thời nhỏ và thời trẻ,
với vai trò của những người gần gũi như ông thầy Trương
Vĩnh Khánh, để chỉ ra một thay đổi về hệ hình ở người Việt
Nam: lớp người trước Phạm Xuân Ẩn học qua Tàu để hiểu Pháp,
yêu quý nhiều giá trị của Pháp để rồi đánh
người Pháp, còn giờ đây là chuyện học từ người
Pháp để hiểu người Mỹ, yêu quý nhiều giá trị
của Mỹ để rồi đánh người Mỹ.
"Gia đình tôi lúc nào cũng có
tinh thần yêu nước với khát vọng đánh đuổi người
Pháp ra khỏi Việt Nam" (tr.37) (thế mà người cha của Phạm
Xuân Ẩn lại là một công chức của nhà nước thuộc
địa Pháp, một người vẽ bản đồ; kỹ năng bản đồ sau này
sẽ giúp ích rất nhiều cho Phạm Xuân Ẩn).
"Ông Khánh và cậu học trò của mình
dành hàng giờ trao đổi những câu chuyện đùa
cợt và tếu táo về việc huấn luyện trong tương lai để Phạm
Xuân Ẩn trở thành một tay gangster Mỹ" (tr.63).
Thomas Bass còn nhìn ra hình ảnh Tom
Sawyer ở Phạm Xuân Ẩn hồi bé. Theo tôi, đây
là một so sánh rất xuất sắc. Tom Sawyer và Tarzan
lồng trong hình ảnh Phạm Xuân Ẩn, điều này giải
thích cho rất nhiều điều, nhất là về khí chất một
con người.
Rốt cuộc, trong ba cuốn sách
quan trọng về Phạm Xuân Ẩn, cuốn của Berman, cuốn của Bass,
và tiểu thuyết Thời gian của người của Nguyễn
Khải (Phạm Xuân Ẩn là nhân vật Quân trong
đó), cách tiếp cận của Nguyễn Khải lại là dở nhất:
nổi bật trong cái nhìn của Nguyễn Khải là cơ chế
này: khi người ta phải đóng giả cái gì đó
quá nhiều, quá lâu, thì cái đóng
giả như trở thành thực, bản ngã thật rất khó xuất
hiện trở lại; hình như điều này chẳng có chút
ăn nhậu nào tới Phạm Xuân Ẩn.
Blog NL
Cái chuyện móc
PXA với Greene, theo Gấu, cực nhảm, vì chẳng có gì
giống nhau giữa họ. Nguyên uỷ của nó, là ở trong
cái đầu tụi báo chí Mẽo, khi tới Sài Gòn
tên nào cũng lận lưng 1 cuốn Người Mẽo Trầm
Lặng của Greene, như Norman Sherry, tác
giả bộ sách khổng lồ tiểu sử của G. Greene, nhận xét,
nên trông gà hóa
cuốc.
Mấy tay này, kể cả Bass, theo Gấu không đọc nổi
Greene. Ở cái phần sâu thẳm của ông - như là
1 tiểu thuyết gia. Ông làm gián điệp, để phục vụ
nữ hoàng Anh, nước Anh, nhưng đó chỉ là mặt nổi của
vấn đề. Mặt chìm mới ghê: Ông làm gián
điệp để hiểu con người. Khác hẳn PXA, đâu phải tiểu thuyết
gia con mẹ gì, đâu có vấn đề “con người” gì
với Cao Bồi, theo tính cách... tiểu thuyết gia?
*
“Tôi phải kiếm cho ra một tôn
giáo”, Graham Greene nói, “để đo lường cái phần
quỉ ma ở nơi tôi”.
Một thách đố như vậy đã
đặt Greene vào cái thế của một “tiểu thuyết gia Ky tô
giáo” – ông rất ghét định nghĩa này - đúng
như viễn tượng về ông: trước khi chọn Chúa Ky Tô,
như là một thế giá cao cả nhất, thì ông,
trước hết, còn là một con người bị ám ảnh bới chính
cái nấc thang thế giá đó. Không nhà
văn nào của thế kỷ 20 này có thể so với ông,
người muốn đi tới cùng trong cõi nhân sinh nhỏ xíu
- ấy là nói về chuyện so sánh giữa con người với
con người, và có thể, với Chúa nữa. Trong khi
những tiểu thuyết gia thuộc loại tầm tầm mày mò, dị mọ
những đòn phép nhằm phân biệt thằng cha này
tốt, thằng cha kia xấu, Greene là bậc thầy của sự tách biệt
đa tầng, dị dạng, khi xoáy vào những đường ranh thật là
mỏng manh phân chia, giữa thế nào là quỉ ma thế nào
là độc địa, thế nào là bất tương thân, thế
nào là ngu si đần độn chứa đầy ác tâm. Những
con người của ông loay hoay xoay sở bên trong cái khuôn
mẫu đạo đức rất ư là chi ly. Sa sẩy, là từng bước chân,
là từng lỡ bộ. Sai một ly đi một dặm. Thành thử vô
phương, làm người tốt [to be good] ở nơi Greene. Nhưng có
hàng triệu triệu cách, để đỡ tồi tệ hơn, ít hoặc nhiều.
Khía cạnh hiện thực mang tính đạo hạnh chi ly
tỉ mỉ đó, ở Greene, thường không được người đọc
để ý, thay vì vậy, là những mầu sắc “baroque”
– trò truy hoan thẳng thừng, thú du lịch, cái
lối viết nhà báo – những dấu ấn khiến ông được
coi là đồng hội đồng thuyền với những tay phiêu lưu như
Erskine Childers, Len Deighton, Alec Waugh, John Le Carré.
Chắc chắn rồi, Greene phải được coi như là một người
viết quan tâm tới dòng văn chương điệp viên, tình
báo – chú thiếu niên Greene ngày nào
đã từng thử làm người hùng máu lạnh, qua
trò chơi chết người Russian roulette. Tuy nhiên, người đọc
đừng quên rằng, trên giá sách của ông,
còn có sự ngự trị của, thí dụ như, Henry James. Hơn
thế nữa, Greene quả thực là một điệp viên nhị trùng,
theo đúng nghĩa đen của từ này.
“Thượng Đế ở trong những chi tiết”,
Ruth Franklin, trên báo Người Nữu Ước số đề ngày
4 tháng Mười - điểm cuốn thứ ba và nhân đó
toàn bộ ba cuốn, tiểu sử Greene, của Sherry - và cùng
lúc tưởng niệm một trăm năm ngày sinh của Greene, cũng đã
nhắc tới một chủ nghĩa hiện thực mang chất Ky Tô Giáo của
Greene, và cho rằng, khổ tâm số một của Greene - như là
một tay Ky Tô - đó là: ông nghi ngờ khả năng
yêu Chúa của chính ông [he doubted his own ability
to love God], và nếu thiếu nó, là không thể
làm cú nhẩy chót vào lòng Ngài,
để dâng hết mình cho Ngài, rằng con xin đầu hàng!
Cú đầu hàng vô điều kiện cần thiết để biến một tay tổ
sư tội lỗi là Greene, trở thành ông thánh Greene!
Nhưng chính sự thất bại của một ông tổ
sư tội lỗi - không thể nào thành Thánh
được - đã biến ông thành một tiểu thuyết gia bậc
thầy. Hơn thế nữa, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào,
mỗi lần ông đưa cái mũi vào một mảnh đất khốn khổ
khốn nạn, là y như rằng, ở đó có vấn đề, và
vẫn còn có vấn đề. Thí dụ như trong Người Mỹ Trầm
Lặng, ông đã ngửi ra được rằng, hoà bình không
có nghĩa là thanh bình, ở một cõi nhân
gian nhỏ xíu của những tên mít đặc, mít ướt,
mít mật, mít cà chớn… đó!
Source
Đọc, chỉ 1 khúc trên,
là thấy, Ẩn khác Greene.
Còn cái gọi sự
thực, "Ẩn luôn nói sự thực", cũng cực nhảm. Gấu đã
từng gặp ông, đã từng có thời có thể coi
như là bạn của ông.
Ông là người rất kín đáo, rất ít
nói. Cảm giác đầu tiên gặp, là tay này,
giả như có sự thực, thì cũng giấu thật kỹ, khó
mà ai biết được.
Cựu chủ viết về nhân viên
cũ.
(1) DIED. Pham Xuan An, 79,
Viet Cong colonel who worked during the Vietnam War as a highly respected
journalist for TIME while spying for the communists—a double life kept secret
until the mid-'80s; in Ho Chi Minh City. The first Vietnamese to become a
staff correspondent for a U.S. news outlet, An said he was an "honest reporter"
who did not spread misinformation. From his unique perch at TIME's
Saigon bureau, the popular, plugged-in An was able to achieve feats
for both sides, alerting the Viet Cong to the impending buildup of U.S.
troops in the mid-'60s and secretly arranging for the release of American
journalist Robert Sam Anson, captured in Cambodia by the Khmer Rouge.
[Tạm dịch: Từ trần. Phạm Xuân
Ẩn, 79 tuổi, đại tá Việt Cộng, trong chiến tranh Việt Nam,
là một ký giả rất được kính trọng của tờ Time, cùng lúc còn làm công
tác gián điệp cho Cộng Sản - một cuộc sống kép
được giữ kín cho tới giữa thập niên 1980, tại Thành
Phồ Hồ Chí Minh. Người Việt Nam đầu tiên trở thành
nhân viên chính thức, cho một tờ báo lớn của
Mỹ, tại một trụ sở ở nước ngoài của nó. Ẩn nói,
ông phục vụ như là một "thông tín viên
lương thiện", theo nghĩa, không phao tin dởm. Giống như một con
cú, đậu chót vót trên cao, từ vị trí
độc nhất của mình ở tòa soạn báo Time, con người
bình dân, giao thiệp rộng rãi, nằm vùng là
Ẩn đó có thể hoàn thành những kỳ công
cho cả hai bên, trong đó có việc báo động cho
VC về những cuộc điều động quân đội Hoa Kỳ trong thời gian giữa
thập niên 1960, và, bí mật dàn xếp với lực
lượng Khờ Me Đỏ, để họ thả ký giả Mỹ Robert Sam Anson, bị bắt tại
Cambodia.]
Như thế, sự thực với PXA, có
nghĩa là, “không loan tin dởm”. Không tung vịt
cồ.
Cuộc chiến Mít bùng nổ với cú
vịt cồ, đầu độc tù VC tại Phú Lợi. Mấy tên tù
VC tham ăn, trúng thực, Diệm cho xe cứu thương đưa vô bịnh
viện rửa ruột, VC hô hoán Diệm đầu độc tù, và
thành lập MTGP, mở ra cuộc chiến giữa Miền Nam với Miền Nam, đếch
có Bắc Kít nhe.
Xịa phịa ra cú MTGP ly khai Bắc Kít, cả báo
chí thế giới mắc bẫy, PXA không, tất nhiên!
Cái tệ hại nhất của Cao
Bồi, là ông không thể yêu Miền Nam, như…
Greene được, thế mới nhảm, như khi Greene phán, khi cái
mũ tai bèo rớt xuống là phải chạy ngay về phía
“những kẻ thua cuộc”.
Suốt 1 đời, PXA chỉ biết có xứ Bắc Kít của ông,
thế mới lại càng nhảm.
The Human Factor,
which didn't even have a title, hung like
a dead albatross round my neck. My imagination seemed as dead as the
bird. And yet there were some good things in the twenty thousand words
which I had written - I liked especially the shooting party at C's country
house. The memory of it nagged me. I couldn't settle to any other work,
and so reluctantly and doubtfully I took the novel up again, telling myself
that the Philby affair belonged now sufficiently to the past. Perhaps the
hypocrisy of our relations with South Africa nagged me on
to work too.
The Human Factor
[Yếu tố người] không có được,
ngay cả một cái tít. Nó lủng lẳng ở cổ tôi,
như một con chim hải âu chết. Sự tưởng tượng của tôi cũng
chết như chim. Tuy nhiên, có vài điều đường được ở
trong mớ hai chục ngàn con chữ mà tôi đã đổ
ra đó - tôi mê cái bữa tiệc săn bắn ở căn nhà đồng
quê của C. Hồi nhớ của tôi về nó làm phiền tôi.
Tôi không thể làm được chuyện khác, thế là
vừa ngần ngại vừa hồ nghi, tôi lại lôi nó ra, tự bảo mình,
cái vụ Philby thì cũng xưa rồi Diễm ơi. Có lẽ,
cái tính đạo đức giả trong những liên hệ với Nam
Phi cũng làm phiền và khiến tôi không thể
nhả ra.
*
"The
novelist’s station" he [Greene] insists "is on the ambiguous borderline";
a writer, like a double agent, “must be able to cross over, to change
sides at the drop of a hat”.
Cái trạm sở của tiểu thuyết gia thì ở vùng
biên cương mù mờ; nhà văn, thì cũng một
thứ gián điệp hai mang, nhưng 'phải dám vượt lằn ranh,
đổi bên liền lập tức khi cái nón [tai bèo]
vừa rớt xuống'. Graham Greene
*
Loyalty breeds treachery.
Trung thành sinh ra phản bội
Peter Kemp: The Human Factor,
Introduction
*
Trung thành sinh ra phản bội.
Mấy ông nhà văn VC không thể nào
hiểu ra điều này.
Nguyễn
Khải có thể đã mơ hồ hiểu ra, khi ông đổi trú
sở, bỏ chạy Hà Nội vô Sài Gòn, và
nhập ngay vào với cái không khí biên
cương mù mờ, và viết được mấy cuốn, nhưng lại chiếu sáng
chúng bằng ánh sáng của Đảng. Bằng sự trung thành,
đời đời biết ơn Đảng!
Giá mà ông có dũng khí,
chắc là đã dám phản bội, và hiểu ra chân
lý, phản bội mới đúng là trung thành với
Đảng!
Human
kind cannot bear very much reality
Cái thứ người không chịu nổi quá nhiều
thực tại
T.S.
Eliot
Theo GCC, Nguyễn Khải viết về
PXA hay hơn nhiều, so với anh Mẽo. Trong PXA của NK- trong Thời
gian của Người - có giấc mơ lớn của Mít, bị VC cướp
đoạt - huỷ diệt đúng hơn. Hậu quả khủng khiếp của nó, là
1 nước Mít như bây giờ.
Ẩn có bao giờ có
tí suy tư về “yếu tố người”?
Sự thực, khó có
thể so sánh PXA với Greene.
Một lần Gấu đọc được một câu
của Greene. Lạ làm sao, y hệt như ông đoán trước
được thái độ của những con người như PXA.
Gấu cố tìm lại nguyên
văn câu của ông, nhưng không thể, chỉ nhớ đại khái.
Ông nói, nhà
văn, chỉ cần đợi cái mũ vừa rớt xuống, là chạy về phiá
những kẻ bại trận, những kẻ thua thiệt.
Câu này, tương tự với câu châm ngôn,
phù suy đừng phù thịnh, nhưng đặt nó vào
trường hợp cụ thể, con mắt của Greene như nhìn thấu suốt hết
những năm tháng liền sau ngày 30 Tháng Tư: Cái
nón sắt, sau tới nón tai bèo, tới cờ giải phóng
thi nhau rớt xuống.
Ông như biết trước, sẽ
chẳng xẩy ra cảnh, chạy về phía những kẻ bại trận. Ông
như nhìn ra đời sống khốn nạn sau đó, của những kẻ như PXA:
Không làm được cái việc chạy về phía Miền
Nam, không được cả hai chủ, chủ cũ chủ mới, tin cậy.
Người ta ngày càng thấm thiá câu
của Greene. Cái bóng của Greene cứ dài mãi
ra. Rợp Bóng Greene, như một nhà
văn trong nước đã từng dịch một bài viết về Greene trên
tờ Guardian.
Nhưng phải đọc mấy cuốn hồi ký, tự
thuật của Greene, mới hiểu được mối tình lớn của ông
dành cho Việt Nam.
Cuốn Người Mỹ Trầm Lặng như chịu chung số
phận văn học Miền Nam, bị phần thư, và, một con phượng hoàng,
từ mớ tro than, tái sinh.
Ông viết, trong Người Mỹ Trầm Lặng,
"Phuong," I said – which means Phoenix, but nothing nowadays is fabulous
and nothing rises from its ashes. "Phượng", tôi nói, "Phượng
có nghĩa là Phượng hoàng, nhưng những ngày
này chẳng có chi là huyền hoặc, và chẳng
có gì tái sinh từ mớ tro than của loài chim
đó"; nhưng chính cuốn sách của ông làm
được điều này.
Chỉ nội lòng yêu thương dành cho Miền
Nam không thôi, PXA không thể nào so sánh
nổi với Greene. NQT
"Người Mẽo trên đường tới Việt Nam đều lận lưng một
cuốn Người Mỹ Trầm Lặng. Cuốn sách
được coi là rất đáng tin cậy, the most reliable account,
về chuyện quái quỉ gì xẩy ra ở đó [what it was like
in Viet Nam]: nó còn mang tính tiên tri, [it
was also prophetic]. Những người Mẽo sau khi tháo chạy, viết, họ
cảm thấy những nhà làm chính trị ở Mẽo đã không
chịu lắng nghe Greene."
Norman Sherry: Cuộc đời
Greene, Tập III
(1)
*
To Docteur
Michel Lechat
Dear Michel,
I hope you will accept the dedication of
this novel which owes any merit it may have to your kindness and patience;
the faults, failures and inaccuracies are the author's alone. Dr Colin
has borrowed from you his experience of leprosy and nothing else. Dr Colin's
leproserie is not your leproserie which now, I fear, has probably ceased
to exist. Even geographically it is placed in a region far from Yonda.
Every leproserie, of course, has features in common, and from Yonda and
other leproseries which I visited in the Congo and the Cameroons
I may have taken superficial characteristics. From the fathers of your
Mission I have stolen
the Superior's
cheroots - that is all, and from your Bishop the boat that he was so
generous as to lend me for a journey up the Ruki. It would be a waste
of time for anyone to try to identify Querry, the Ryckers, Parkinson,
Father Thomas - they are formed from the flotsam of thirty years as a novelist.
This is not a roman
à clef, but an attempt to give dramatic expression to various
types of belief, half-belief, and non-belief, in the kind of setting,
removed from world-politics and household-preoccupations, where such differences
are felt acutely and find expression. This Congo is
a region of the mind, and the reader will find no place called Luc on
any map, nor did its Governor and Bishop exist in any regional capital.
You, if anyone, will know how far I have
failed in what I attempted. A doctor is not immune from 'the long
despair of doing nothing well', the cafard that hangs
around a writer's life. I only wish I had dedicated to you a better
book in return for the limitless generosity I was shown at Yonda by you
and the fathers of the Mission.
Affectionately yours,
Graham Greene
Trên
đây là cái thư gửi vị bác sĩ trại cùi
của Greene. [A Burn-Out Case]. Nó có cái
gì giống thư mở ra Người Mỹ trầm lặng, có
thể chỉ như là một cái cớ, a pretext, để móc tác
phẩm của ông vào thực tại, theo nghĩa câu của Hans
Andersen, mà Greene cũng mượn, để mở ra tác phẩm The Human Factor của ông, ‘out of reality are our
tales of imagination fashioned’: dù tưởng tượng thế nào
thì những giả tưởng của chúng ta đều chui ra từ thực tại.
Gấu tôi tự hỏi, tại sao trong nước không mê,
và ít ai dịch Greene trong khi ông mê Miền
Nam
của Mít bội phần, hơn cả… PXA.
Hơn nhiều!
Trong cái thư trên, cái câu Gấu
gạch dưới, tuyệt cú mèo, và có thể, lại
‘có thể’, nó giải thích cái mail của vị
nữ bác sĩ gửi cho TV: ‘Một vị bác sĩ thì cũng không
được miễn nhiễm bởi cái chuyện quá chán chường
vì cứ ì ra không làm bất cứ chuyện gì
cho ra hồn’.
Đó là cơn “cafard”
đeo ngay ở cổ một thằng cầm viết, lẵng nhẵng suốt đời làm khổ
nó.
Quân của Nguyễn Khải là
nhân vật giả tưởng, từ PXA ra, còn với anh Mẽo, là
1 PXA thực, như anh ta, 1 ký giả thực, mơ làm sao viết
được 1 cuốn giống như của Greene. Khó mà so sánh
với nhau được.
Sau cuộc chiến, nếu gọi là
giả tưởng, thì chỉ có Thời gian của người,
Vòng sóng tới vô
cùng, Gặp gỡ cuối năm,
của Nguyễn Khải, là đọc được, khi Mít vẫn còn
ôm ấp giấc mộng lớn. Cũng là thời gian Gấu vừa đào
kinh vừa khóc ròng, vừa hát Con Kinh Ta Đào, ở nông trường cải tạo Phạm
Văn Cội, Củ Chi. Rồi tới thời kỳ vỡ mộng, với Đứng Trước
Biển, Cù Lao Tràm, rồi tới sám hối, với Đi Tìm 1 Cái Tôi,
Ba Người Khác. Với Nỗi Buồn Chiến Tranh,
của Bảo Ninh, thì lại có contre-poids, [xài tiếng
Tây cho nó bảnh], là Tướng
về hưu của Nguyễn Huy Thiệp. Gấu không đọc được
PTH, ngoài Thiên Sứ
ra, đọc, vì lầm. Đó là sự thực.
Phạm Xuân
Ẩn cũng là chứng nhân tận mắt vụ nổ giữa trung tâm
Sài Gòn, sự kiện xuất hiện trong The Quiet American.
Blog NL
Không đúng.
Người độc nhất ngồi gần nhất cú nổ ở Catinat, do người của
lực lượng thứ ba, là TMT làm, là anh ký
giả Hồng Mao ghiền, Fowler. Anh này lúc đó ngồi
ở Quán Chùa, có
thể đúng cái ghế sau này GCC, cũng ghiền như
anh ta, ngồi, như trong “Tiểu sử Greene”, của Sherry, cho biết. Khi
phái đoàn làm phim “Người Mẽo trầm lặng” quay
cảnh này tại Sài Gòn, thì PXA có
ghé coi, và tiện thể tố, Greene là gián điệp!
Greene đâu có giấu điều này. Gấu nghi là PXA
ghen tài viết văn của Greene. Mày vừa viết văn, vừa làm
gián điệp, vừa suýt đợp Nobel. Bởi thế mới có Nguyễn Khải viết giùm
PXA.
Graham
Greene
Đúng như Greene nhận
xét: Bản chất con người không đen và trắng, mà
là đen xám, hay đúng hơn, xám xịt.
[Human nature is not black and white but black and grey].
Chính trong cái
bầu khí xám xịt đó, là Sài Gòn
thập niên 1950, mà cuộc tình tay ba, trong Người Mỹ Trầm Lặng, với ba đỉnh của
nó, được mở ra: tính dễ bị mua chuộc, mà cũng rất ư
là thành thực, không mầu mè, của một cô
Phượng [với giấc mơ lấy chồng Mẽo, làm dâu Mẽo, hay tệ hại hơn,
làm dâu Đài Loan, Đại Hàn… như những cô
Phượng hiện nay ở Việt Nam…], tính dãn ra, chẳng còn
muốn vướng vào những vấn đề của một xứ xở thuộc địa như Việt Nam,
của anh mũi lõ già nghiền thuốc phiện, là Fowler, và
sự ngây thơ của một anh Mẽo trẻ tuổi đẹp trai, thiện nguyện viên,
hay cố vấn Pyle! Đúng là một tam giác lý tưởng
để dựng nên một cuốn tiểu thuyết lý tưởng! Nó làm
cho Zadie Smith [trên tờ Guardian]
nhớ tới trò chơi “jack straw”, trong đó mỗi người chơi, tới
lượt mình, rút một cọng rơm mà không được đụng
những cọng rơm còn lại. Tài nghệ của tiểu thuyết gia ở đây,
là làm sao cân bằng cả ba, bắt từng nhân vật đối
diện với chính mình, và với hai kẻ kia, trong tấn trò
đời, với tất cả những lên voi xuống chó, những hy vọng, những
thất bại - và nhất là, phải làm sao cho độc giả đừng
trông mong có được một nhận định, đánh giá sau
cùng, khi gấp sách lại, [và thở phào, rằng,
việc đọc của ta như vậy là xong!]. Greene không thích
những độc giả của ông có được sự hài lòng, thoải
mái, theo nghĩa này: “Khi chúng ta không chắc
chắn, như vậy là chúng ta vưỡn còn sống!”
Trường hợp Người Mỹ Trầm
Lặng, bầu khí mang chất đạo hạnh trong đó được
xây dựng từ từng mỗi viên gạch của nó, như Zadie Smith
đã nói tới, về một hệ thống đạo đức được so đo đong đếm
đến từng chi tiết. Nó làm Zadie Smith nhớ tới Henry James
trong tác phẩm Những Người Âu
Châu, nhưng có khác, với Greene, câu
chuyện không xẩy ra ở trong một căn phòng, mà là
ở trận địa. Có gì là chắc chắn khi lọt vào
một trận địa. Độc giả, như Greene, bị đẩy vào trong những cuộc
tranh chấp dơ dáy, bẩn thỉu, tởm lợm nhất của thế kỷ, thí
dụ như cuộc chiến Việt Nam, và rất nhiều cuộc chiến khác,
một khi con người vẫn cứ lăn xả vào nhau, chém giết nhau,
cho dù những “nghĩa cả” đã trở nên tối mò mò,
chẳng ai còn tin tưởng vào chúng nữa. Những nhân
vật của Greene làm bật ra sự bất toàn, tính không
thể nào xác định được, của cái gọi là đạo đức,
đạo hạnh, sự lẫn lộn, chẳng biết đàng nào mà lần,
một khi con người sống ở trong một cuộc chiến không [làm sao]
chấm dứt. Nhưng, cho dù vậy, tại Việt Nam, trong
Người Mỹ Trầm Lặng, Phượng và
tay phóng viên Fowler đã tìm được nhau, đúng
là một sự chúc phúc, quá mức mong đợi ít
ra là đối với Fowler. Đây đúng là một sự cứu
nguy vào phút chót, sắp sửa chìm lỉm thì
vớ được sợi thừng cứu mạng!
“Tôi là một kẻ
có niềm tin lớn lao vào Lò Luyện Ngục”, Greene đã
từng trả lời như vậy, trong một cuộc phỏng vấn. “Lò Luyện Ngục, với
tôi, là có ý nghĩa…. một khi bị ném vào
đó, con người có ấn tượng về sự du di, chuyển động. Tôi
không thể nào tin vào Thiên Đàng. Mọi người
cứ ỳ ra, ở đó. Đâu còn có điều gì để mà
làm nữa!”
Ở Lò Luyện Ngục đó
- ở cuộc chiến Việt Nam đó – Fowler vô trước, sau tới
anh chàng thiện nguyện, cố vấn Mẽo, đẹp trai, trẻ măng. Anh này
tin vào Thiên Đàng. Anh ta tới, được trang bị bằng
cả một tự sự lớn [a great narrative], về Việt Nam. Anh ta sẽ bắt ép
Việt Nam phải “thích hợp” với nó – Tiền Đồn Chống Cộng
cho cả một trái đất sẽ không còn Cộng Sản nữa, thí
dụ vậy. Anh ta có một câu chuyện của anh ta về Fowler,
và ngược lại, Fowler cũng có một câu chuyện riêng
của mình, về tên thực dân mới ngu si đần độn, cứ
tưởng mình sẽ đem tự do dân chủ theo kiểu Mẽo đến cho thuộc
địa cũ của Tây, và đây là giọng kể chính
của cuốn tiểu thuyết. Cả hai tay này lại có những câu
chuyện của riêng của họ về Phượng. Chẳng có một câu
chuyện nào tin được. Chúng đều được dựng lên, theo
yêu cầu của từng cá nhân, cho hợp với vai trò
của mình. Greene hiểu rất rõ, những toan tính vị
kỷ, nằm nơi đáy sâu con người, sẽ đẩy con người đi tới đâu.
Ở trong Người Mỹ Trầm Lặng, những toan tính cá
nhân này được hiện rõ ra, trên cái
nền chính trị, và cùng với nó, là
một xứ sở. Qua Phượng, người đọc cảm thấy, đây là một người
đàn bà thực, đang hít thở không khí,
không phải là một ý tưởng về một người đàn
bà mà Pyle đang chôm từ Fowler.
Gừng càng già
càng cay, càng ngày, tính ngây thơ ngốc
ngếch, mù tịt về thế giới của anh chàng cố vấn Mẽo Pyle càng
nổi lên cùng với cuốn truyện, kể từ khi được xuất bản, đúng
như Fowler cảnh cáo anh ta:
“Tôi cầu mong Chúa
làm cho anh hiểu được những gì anh đang làm ở
đây. Ôi, tôi hiểu rất rõ, những nguyên
nhân, những mục đích, những ý hướng tốt đẹp của
anh. Chúng luôn
luôn tốt… Tôi chỉ mong, đôi khi anh có được
một vài ý hướng xấu, có lẽ anh sẽ hiểu thêm
được một tí, về thế thái nhân tình, về con
người. Điều này áp dụng luôn cho cả cái xứ
Mẽo của anh đấy, Pyle ạ.”
Nhưng theo Zadie Smith [Guardian],
Pyle không chịu học. Sau cùng, anh ta cho rằng, niềm
tin quan trọng hơn hoà bình, tư tưởng sống động hơn con
người. Sự ngây thơ của anh ta, trên bình diện thế
giới, chẳng khác gì một thứ chính thống giáo
[fundamentalism]. Đọc lại cuốn truyện càng củng cố thêm lên
nỗi sợ của Zadie Simith, về
tất cả những me-xừ Pyle trên toàn thế giới. Họ đâu
có muốn làm cho chúng ta bị thương tổn. Chúng
tôi tới với bạn là do thiện ý, do niềm tin, cơ mà?
Nhưng chính những me-xừ Pyle này làm chúng
ta đau khổ, làm thương tổn chúng ta. Thành quả lớn
lao của Greene ở trong Người Mỹ Trầm Lặng, là cho tên
già đểu giả, Fowler, nhân danh “nghĩa cả”, khi chỉ vào
đống xác người mà Pyle coi, đó chỉ là biểu
tượng. Fowler, và những người như anh ta, đều lý tưởng
quá đủ, để mà chứng minh rằng, trên trái
đất này, chẳng có một lý tưởng nào xứng đáng
để mà lăn xả vào nhau, chém giết lẫn nhau, vì nó. Khi Pyle hỏi Fowler, như vậy,
anh tin vào điều chi, “Tôi tin, tin chứ. Tôi tin,
mình đang tựa lưng vô tường, và có một họng
súng ở đằng kia kìa”. Pyle lắc đầu: “Tôi đâu
tính hỏi bạn như vậy”.
Nhưng tác phẩm của Greene
là đúng như vậy đó. Ông mang tới cho người
đọc, một hy vọng, thứ hy vọng mà một người quan sát viên
dán mắt vào sự kiện đem lại cho chúng ta. Theo
nghĩa đó, Greene là tay ký giả bậc thầy. Ông
dâng hiến cho chúng ta những chi tiết, và những
chi tiết chính chúng, sẽ chiến đấu, trong một cuộc chiến
đấu nhằm chống lại những thùng rỗng kêu to, nói rõ
hơn, những ý nghĩ, tư tuởng lớn lao, nhưng vô ngã,
vô vị, vô hình, vô ảnh, như của Pyle.
Ruth Franklin trên tờ
Người Nữu Ước,
tìm ra, Thượng Đế là ở trong những chi tiết, ngược hẳn
với Zadie Smith, trên tờ Guardian,
bà thấy Ma Quỉ ở trong những chi tiết, khi đọc Greene. Nhưng
bà thêm vô, cứu chuộc cũng là từ đó.
Và có thể, đó cũng là của Greene,
như ông từng có lần cầu nguyện, “Một vài người
trong chúng ta có thiên hướng tin yêu Chúa.
Một vài người khác, có thiên hướng tin yêu
con người. Cầu xin làm sao thiên hướng của tôi đừng
bị phí phạm”.
Cầu sao được vậy.
Nó quả đã không bị phí phạm.
NQT
Vladislav Khodasevich (1886-1939)
Janus
In me things end, and start again.
I am, although my work is slight,
a link in an unbroken chain -
one joy, at least, is mine by right.
And come the day my country's great
again, you'll see my statue stand
beside a place where four roads meet
with wind, and time, and spreading sand.
(1 January 1928)
Robert Chandler
The Monument
I am an end and a beginning.
So little spun from all my spinning!
I've been a firm link nonetheless;
with that good fortune I've been blessed.
New Russia enters on her greatness;
they'll carve my head two-faced, like Janus,
at crossroads, looking down both ways,
where wind and sand, and many days ...
Michael Frayn
Janus:
Vị thần hai mặt.
Đây là bộ mặt của PXA, vào
đúng ngày 30 Tháng Tư, 1975, khi anh đứng
nhìn VC vô Saigon, qua miêu tả của 1 ký giả
nước ngoài. Từ "Janus", là của ký giả này,
không phải của GCC, nhưng cái hình ảnh 1 Janus,
như trong bài thơ, trên, thì là giấc mơ
của hắn:
Bạn sẽ nhìn thấy bức tượng của thằng chả,
ở nơi ngã tư đường, với gió, thời gian và
cát bụi bay búa xua....
Đó là ngày
xứ Mít lại bảnh tỏng
Time's publetter celebrated
his decision to stay and published a picture of him standing on
a now deserted street smoking a cigarette and looking pugnacious.
Time tán dương quyết
định ở lại của Phạm Xuân Ẩn và đăng hình ông,
với vẻ mặt căng thẳng, đứng hút thuốc lá giữa con phố
hoang vắng của Sài Gòn.
Tuyệt cú mèo!
Thành phố này giờ này thuộc về ta, vị thần
Janus hai mặt!
Ẩn hả, nhớ chứ!
Janus
Trong tớ mọi chuyện tận cùng, và lại
bắt đầu.
Tớ là, dù tác phẩm nhẹ hều,
mối nối của sợi sên không bị bẻ gãy
–
một niềm vui, ít ra, là của tớ, quyền
của tớ
Và tới cái ngày cái nhà
của xứ Mít của tớ lại lớn lao
Bạn sẽ nhìn thấy bức tượng của tớ bên
công viên
Nơi bốn con đường tụ lại
Với gió, thời gian và cát trải
dài
Bài thơ này dành tặng Cao Bồi
PXA, “bạn quí của Gấu” một thời, quá tuyệt.
Lạ, là làm sao mà cái
tên ký giả mũi lõ nào đó,
viết
về PXA, ngày 30 Tháng Tư 1975, nhìn ngay ra cái dáng
đứng hai mặt của chàng.
Quá bảnh!
Đài Tưởng Niệm
Tớ là tận cùng và là bắt
đầu.
Suốt đời chỉ có mấy cái truyện ngắn,
lập đi lập lại, chỉ mỗi chuyện Mậu Thân, và thằng em
trai tử trận
Tớ là cái link vững chãi tuy
nhiên, đúng như thế.
Chính là nhớ tí truyện ngắn viết
từ thời còn trẻ tuổi
Và mấy bài thơ, nhờ gặp lại cô
bạn nơi xứ người, sau bỏ chạy được quê hương,
Mà tớ được chúc phúc
Một xứ Mít mới tinh, bảnh tỏng đi vào
cái sự vĩ đại của nó
Họ bèn khắc bức tượng hai mặt của tớ, như Janus
Ở Ngã Tư Hàng Xanh, nhìn về cả
hai phiá,
Một, Hà Nội, ngày nào
Một, Sài Gòn ngày này
- trước và sau 30 Tháng Tư 1975 - ngày mai,
ngày mãi mãi
Nơi gió, cát, và rất nhiều ngày…
Note: Borges cũng có 1 bài thơ về vị thần hai
mặt, Janus
A Bust of Janus Speaks
No one is to open or close a single door
without homage to me, who see two ways,
doors' tutelary. Horizon lines
of stable land, unstable seas, yield to my gaze.
My two faces penetrate the past,
discern the future. Common to both I see,
drawn swords, evil, discord;
one who could have removed them let them be
and does so still. Missing are my two hands.
I am of stone fixed in place. I cannot say
for sure whether the things that I behold
are future disputes or quarrels of yesterday.
I look about my ruins: truncated column,
faces powerless to glance each other's way.
-A.S.T.
Tượng PXA phán
Không ai mở và đóng 1 cái cửa đơn độc
Mà không xin phép ta
Kẻ nhìn hai chiều,
Vị thần hộ mệnh của Đàng Trong & Đàng Ngoài.
Những đường chân trời đồng bằng Nam Bộ,
Những miền Biển Đông sóng gió,
Lọt vào tầm nhìn của ta.
Hai bộ mặt của ta xuyên thấu quá khứ
Phân biệt tương lai
Quá quen cả đôi bên - tổ tiên của ta
là ở vùng đất Hải Dương –
Ta nhìn thấy gươm giáo, quỉ ma, sự bất hòa
- một bên thì đói quá, còn 1
bên, no quá
Kẻ có thể chuyển đổi chúng, thì đúng
ra là, hãy để mặc mẹ chúng-
Xây tháp Babel, OK, những nhớ là đừng có
trèo lên nhé, như Kafka đã từng căn dặn
lũ Đàng Ngoài
Missing are my two hands: Vui sao nước mắt lại trào!
Ta là hòn đá bị đóng cứng vào
1 chỗ
Ta không thể nói, chắc chắn,
Những gì ta cầm trong hai bàn tay
Là những tranh cãi trong tương lai
Hay hục hặc trong quá khứ
Ta nhìn những điêu tàn của ta: những cây
cột bị chặt cụt
Những bộ mặt bất lực, vô phương, mỗi cái nhìn
mỗi hướng.
Re:
Cả hai nhà văn gối đầu giường của tôi, Kafka
và Nabokov, đều không và sẽ không bao
giờ lọt tầm ngắm của Giải Nobel Văn chương nữa.
http://www.tanvien.net/Viet/14.html
LANDSCAPES
OF THE MIND
Robert Macfarlane on Nabokov’s
“Lolita”
Note: Bài viết thần
sầu trên, trên tờ Intel, về Lo, Gấu chôm về Tin Văn,
tính dịch hầu quí độc giả. Thú vị hơn nữa, trên
số báo Intel, số mới nhất, có 1 độc giả, gửi thư cho toàn
soạn, v/v bài viết, và về điều mà vì độc
giả gọi là “Over-exposure”: Như bác sĩ, cớm, hầu hết những
tên chủ khách sạn, học rất nhanh, những hình thái
của cái ác của con người. Gấu post cái thư sau
đây, rồi lèm bèm tiếp.
Overexposure
Re: A loathsome brilliance
(Landscapes of the Mind, March/April)
Of the real nature of the relationship between Lolita
and Humbert, Robert Macfarlane ponders, "Why do the motel owners
not see what is going on'?" But no doubt they do. It is a product of
exposure. Like doctors and police officers, most motel owners, I suspect,
do learn - and learn fast - the forms of human evil. This is a fact
clearly not known to Humbert, who arrogantly prides himself on his
canniness. Yet Nabokov must have known it. Having fled Berlin in 1937
and Paris in 1940, he was no doubt well aware of the frequency with which
good persons choose to look the other way, and of the black consequences
of doing so. It is something that, since late October of last year, we
have been thinking a good deal of here in Toronto, given the scandal of
Jian Ghomeshi.
BOYD HOLMES, TORONTO
Landscapes of the Mind: Nabokov’s
“Lolita” unfolds in motel America. Robert Macfarlane travels along
the road to despair
Phong cảnh của tâm hồn: “Lolita”
trải lòng ra, qua những phòng ngủ ở thiên đàng
Humbert Humbert, nhân vật nổi
tiếng số 1 sờ soạng con nít của văn chương, coi đó là
“joy-ride”, cuộc đi chơi của niềm vui. Ròng rã 1 năm
trời, thằng chả chạy xe trên những những con lộ hẻo lánh,
hạng nhì ở miền quê nước Mẽo, với Lolita, lúc đó
12, như là một bạn đường bị ép buộc, và cũng là
nạn nhân thường lệ của hắn. Cả hai trải qua, phủ lên, choàng
lên… [“cover”, từ này, tưởng dễ mà thật khó
dịch!] hàng ngàn dặm đường trong chiếc sedan, lượn lờ
trên những con đường nhựa hào “nhoáng”, từ New England
tới Rockies, qua những cánh đồng bắp Midwestern. Cả hai trở thành
những chuyên viên bậc thầy, connoisseurs, về…
nếm ngửi, thở hít, ăn ngủ sờ soạng, của “motel”, phòng
ngủ bên đường, của Mẽo – luôn luôn ghi vô sổ
đăng ký khách sạn như là bố và con gái,
và không bao giờ ở quá lâu, chỉ vài
đêm, phán chục phát, cỡ đó, là tếch.
Đây có
lẽ là 1 bài viết lạ thường nhất về cuốn tiểu thuyết,
viết về 1 anh già mê 1 đứa con nít: Cái
sáng ngời ghê tởm. A loathsome brilliance. Cuốn tiểu thuyết
mở ra cánh cửa địa ngục, là cánh cửa 1 căn phòng
ngủ của 1 nhà ngủ bên lộ, a motel: “Lolita” unfolds in motel
America.
Hay, như chính Nabokov gọi, một căn phòng
ngủ trọ như thế đó, 1 "phòng giam của thiên đàng",
a "prison cell of paradise".
Quái làm sao, bài viết làm
Gấu nhớ thời gian làm 1 tên chuyên viên
kỹ thuật, và những chuyến đi về 1 thành phố địa phương,
để sửa máy, và phải ngủ khách sạn.
Nhớ nhất, là lần về Long Xuyên, như…
Humbert Humbert, được thưởng thức mùi vị của một cô Miên
lai, da ngăm đen. Cô này, thực sự không làm
nghề này, cô làm nghề giữ con nít cho 1 gia
đình cũng ở gần khách sạn.
Gấu mê cô quá, hồi đó chưa
lấy vợ, cứ lần lữa kéo dài chuyến đi tới cả tháng,
sau này viết lại, trong
Ba Xuyên, lần viếng thăm
hồi bắt đầu đi làm, những năm tập sự của cuộc đời gã
chuyên viên kỹ thuật, ngày hai buổi, tại Ty Trung
Ương, Cơ Xuởng Vô Tuyến Điện, số 11 đường Phan Đình Phùng,
Sài Gòn; chuyên lo việc sửa chữa, tu bổ máy
móc, đồ dùng kỹ thuật từ các nơi gửi về; lâu
lâu, do nhu cầu công vụ, được biệt phái tới những đài
địa phương, để giúp đỡ người trưởng đài, thường chỉ là
những hiệu thính viên, biết sử dụng máy móc,
nhưng không biết, và cũng không có phận sự sửa
chữa khi trục trặc, cần làm gấp tại chỗ, đại loại như máy
nhận bỗng yếu, rè, nhiều tạp âm, khi nghe được, khi không;
máy phát đột nhiên ngưng, không chịu phát
tín hiệu, không biết vì lý do gì, hoặc
bị cháy, nổ, cần gấp một máy khác thay thế cùng
chuyên viên lắp đặt... Tất cả những công việc như thế
thường chỉ mất một hai ngày làm, do đó thời gian
trù tính cho mỗi chuyến đi thường trên dưới mười
ngày, nhiều lắm nửa tháng. Trừ những ngày mới tới,
bắt tay ngay vô việc, cặm cụi lo tìm kiếm, sửa chữa, những
ngày còn lại, là để viếng thăm, làm quen
thành phố.
Một thành phố không có gì
đáng nhớ (khi cố gắng muốn nhớ lại), có một người
trưởng đài người loắt choắt nhưng tính tình thật
niềm nở, đã lập gia đình, sau bữa ăn, hoặc khi rảnh rỗi,
người chồng (người trưởng đài) ưa kể cho khách nghe, về
quãng đời đã qua của mình (thời còn trẻ,
những năm tháng giang hồ, những năm phục vụ trong quân đội
Pháp, lý do giải ngũ, trường hợp lập gia đình...),
hỏi khách tốt nghiệp đã lâu chưa, hồi còn
ở Bắc quê vùng nào, khi đã tới giờ ngồi vào
bàn làm việc, thường là với đài chính
(Sài Gòn), hoặc khi đã hết câu chuyện để kể,
hay để nói, như sực nhớ tới hiện tại, ông khuyên khách
đừng đi quá xa vượt phạm vi châu thành, cười cười,
khi người vợ ít nói cùng mấy đứa nhỏ đã lui
vào nhà trong, nói, ở đây chỉ có những
cô Mai Liên, khách phải nghĩ một hồi lâu mới
hiểu chủ nhà định nói tới những cô gái nước
da ngăm đen ở vùng này
Hết hai năm tập sự, đổi qua làm việc tại một
đài chuyên duy trì những đường dây liên
lạc quốc tế, về viễn ký, viễn ảnh, điện thoại đường dài
[điện thoại viễn liên], giữa Sài Gòn và
một số thủ đô trên thế giới, không còn dịp
ra khỏi thành phố, quên dần những chuyến đi, những cuộc
phiêu lưu vặt, lâu lâu mơ hồ nhơ nhớ về một thành
phố một hai lần ghé qua, một vài ngày ở lại, những
chi tiết vụn vặt không liên quan, không ăn nhập vào
đâu cả, nhưng không thể rũ bỏ, (hình như) kiến trúc
phảng phất nhau, khu trung tâm gồm Toà Hành Chánh,
một chợ nhỏ vây quanh bởi một vài khách sạn chệt,
một vài quán nước, tiệm cà phê, hủ tíu,
quán bi da, banh bàn; những sáng thứ hai toàn
thành phố phải đứng nghiêm chào cờ theo lệnh một
chiếc loa công cộng [thời còn ông Diệm], (thành
phố lúc đó có một bộ mặt trang nghiêm thật
tức cười, những thực khách đang dùng điểm tâm vội
vã đứng dậy, miệng còn mẩu bánh chưa kịp nuốt, dáng
lúng túng của mấy bà già nghễnh ngãng
chưa kịp hiểu chuyện gì đang xẩy ra), tiếng hát vọng
cổ khoảng chập tối, hay trong khi chập chờn ngủ, được chiếc tây
ban cầm họa theo, từ đám thanh niên tụ tập trong quán
cà phê phía trước khách sạn, theo gió
lọt vào căn phòng, nghe như tiếng thở than, hoặc tình
tự, của linh hồn tỉnh nhỏ, thay cho lời từ biệt chẳng hề nói của
cô gái lúc nãy, vội vàng rời căn phòng,
chân đi đất không gây một tiếng động, như khi lén
lút tới, phả hơi nóng thành phố vào tận sâu
trong cơ thể người khách lạ còn trẻ tuổi, rồi sau đó
lén lút rời căn phòng, thay vào đó,
là một con mèo đen, không biết tới nằm trên thành
cửa sổ từ lúc nào, mắt xanh biếc trong bóng tối, tiếng
nước nhỏ giọt từ buồng tắm phòng kế bên, một người khách
lơ đễnh không vặn chặt vòi nước, tiếng còi những
chiếc xe hàng đánh thức giấc ngủ khoảng ban mai, đánh
thức luôn mùi ẩm mốc hình như toát ra từ những
bức tường loang lổ, từ chiếc nệm giường mục nát, vẻ tiều tụy của
căn phòng thường làm dậy một nỗi trắc ẩn vô duyên
cớ, một cảm giác bực bội, buồn bã không đâu...
Trở lại Ba Xuyên khi được tin đứa em trai chết.
Tử trận.
https://foreignpolicy.com/2018/02/12/russias-clash-with-the-west-is-about-geography-not-ideology/
EXCERPT
Russia’s Clash With the West Is About Geography, Not Ideology
The Marshall Plan recognized the limits of U.S. power in Europe.
To be successful, so must diplomacy with Moscow today.
By Benn Steil
February 12, 2018
At his dacha, standing before a map of the newly expanded Soviet
Union shortly after Germany’s surrender in May 1945, Josef Stalin
nodded with approval. The vast buffer he’d carved out of Soviet-occupied
Eastern Europe would now protect his empire against future Napoleons
and Hitlers. Stalin then took the pipe from his mouth, waving it under
the base of the Caucasus. He shook his head and frowned.
“I don’t like our border right here,” he said to his aides,
gesturing at the area where the Soviet republics of Georgia, Armenia,
and Azerbaijan met the hostile powers of Turkey and Iran.
Over the next year and a half, U.S.-Soviet relations would
collapse as Stalin pressured Ankara and Tehran for territorial concessions
and U.S. President Harry S. Truman pushed back by sending a naval flotilla
to the Mediterranean. In February 1947, a penniless Britain told the State
Department that it could no longer defend the Greek government in its
civil war with Yugoslav-backed Communist rebels, prompting Truman to pledge
U.S. economic and military aid for Athens and Ankara. Stalin, whose country
was struggling to recover from Nazi devastation, fell back on defense.
His aim now would be to hold the new security zone in Eastern Europe and
to prevent the United States from controlling Russia’s mortal enemy: Germany.
In March 1947, the new U.S. secretary of state, George C. Marshall,
embarked on six grueling weeks of negotiations in Moscow with his Soviet
counterpart, Vyacheslav Molotov, over the future of occupied Germany.
With neither side willing to accept the possibility of such a dangerous,
strategically situated country becoming an ally of the other, the talks
ended in stalemate. Yet Stalin still believed that Truman would ultimately
be compelled to concede German unification on Soviet terms — massive reparations
and a political structure favorable to the Communists — in order to fulfill
his predecessor Franklin D. Roosevelt’s pledge to withdraw U.S. troops
from Europe within two years after the war.
Marshall left Moscow convinced that cooperation with the Soviets
was over. Germany, and much of Western Europe, was edging toward economic
and social collapse, and the Leninist dictum “the worse, the better”
appeared to be Stalin’s response. The time had come, Marshall decided,
for unilateral U.S. action to secure democratic, capitalist government
in the parts of Europe still outside Soviet control. In an iconic speech
at Harvard University on June 5, 1947, he presented the outline of what
would become a massive four-year U.S. aid scheme to support European
reconstruction and integration: the Marshall Plan.
Note: Bài này tuyệt lắm.
Từ từ tính
http://damau.org/archives/48826
Editions des Femmes là một nhà
xuất bản uy tín, việc quảng cáo rầm rộ Thiên
Sứ và cho in dưới chân dung Phạm Thị Hoài câu
văn của tác giả: "Je refuse tout uniforme. Ils sont toujours
trop étroits ou trop larges pour moi. Qu’on me laisse nue, avec
ce corps flétri qui, très tôt, s’est arrêté
de grandir." (Tôi từ chối mọi đồng phục. Chúng luôn
quá chật hay quá rộng đối với tôi. Hãy để
tôi trần truồng với tấm thân chết khô mà đã
từ rất sớm, ngừng lớn lên.) — là một hiện tượng.
Note: Nhảm.
Bà này, 1 thứ gà mái gáy.
Có
hai thứ đồng phục mà Bắc Kít không làm
sao rũ bỏ.
Một, là cái đói. Bốn ngàn năm đói.
Và 1, do nhà văn Tẫu phát giác,
liên quan đến tem phiếu.
Mi không phải là người, mà do tem phiếu
đóng khung, tạo đồng phục.
Cả hai, phỏng vấn lẫn bị phỏng vấn, thi nhau gáy!
HOPE IN A THIN SHELL
Hy vọng ở trong 1 cõi nhân gian bé tí!
Câu này, bà ĐTĐ cũng đã phán,
khi trả lời anh sứ Tẫu.
“You were not who
you were, but what you were rationed to be”:
Mi không phải là mi, mà là kẻ
được cái chế độ tem phiếu đó nắn khuôn.
Từ từ tính.
Xa Bắc cả 1 nửa thế kỷ, lần trở lại,
Gấu mang về những kỷ niệm về cái đói, và tự hỏi,
ông biết bà chị ruột của mình, có còn
nhớ.
Nhớ. Nhớ hết. Nhưng nó làm Bà trở nên
cực kỳ cứng rắn, đúng là như cái cây còm
cõi, không thể lớn nổi, như Sến phán, cũng là
điều Updike nhận ra, khi viết về Mặc Ngôn, măng già, đắng
nghét, không làm sao trở thành tre xanh, rợp bóng
mát cho một Miền Đất.
Người đọc nào
đọc Mạc Ngôn, tri kỷ cho bằng... Updike:
Cả hai thế giới, cũ, và
thế kỷ 20, thì đều là những hắc điếm, nhà thổ, của
làm thịt người, tra tấn, đói khát, và - đối
với tập thể dân quê, lao động quá độ, quá sức
con người, thật là dã man, tàn bạo. Cả hai loại nhân
vật được đưa vô tiểu thuyết thì đều là những con
người yếu ớt, không trưởng thành nổi. Tuy nhiên, không
giống như ba thứ nhân vật can đảm hơn, dấn thân hơn, ở trong
những cuốn biên niên giả tưởng, họ sống sót để kể
ra những câu chuyện của họ. Sự yếu đuối của họ, tự buông xuôi,
và chất thơ ca tự nhiên mà cả hai đều có thể
có được, thì bèn dõng dạc nói "Không"
với những xã hội đã làm cho cuộc sống trên trái
đất trở thành địa ngục.
Những xã hội tồi tệ không khuyến khích con
người trưởng thành, làm người.
Ba loại nhà
văn
Tháng 10 14, 2012
Phạm Thị Hoài
Cả hai nhà văn gối đầu
giường của tôi, Kafka và Nabokov, đều không và
sẽ không bao giờ lọt tầm ngắm của Giải Nobel Văn chương nữa. Những
nhà văn mà tôi khâm phục cũng thế: James Joyce,
Robert Musil, Jorge Luis Borges, Thomas Bernhard, Roberto Bolaños.
Chưa kể những bậc thầy kinh điển: Lỗ Tấn, Lev Tolstoy, Marcel Proust.
Lấy tôn chỉ ấn định trong di chúc của Alfred Nobel năm 1895
ra xét thì hai tác giả văn học duy nhất – trong đó
một người đã tự vẫn – tôi đọc trong năm vừa rồi, David Foster
Wallace với Infinite Jest và Mark Z. Danielewski với Only Revolutions
đều đại diện cho văn học ngoài hành tinh, cách Viện
Hàn lâm Thụy Điển vài năm ánh sáng. Liệt
kê dài dòng như vậy và với ưu thế của một người
biết chắc mình không bao giờ thắng xổ số, tôi có
thể thoải mái tuyên bố rằng Nobel Văn chương rơi vào
đầu ai thì người đó phải chịu, chẳng liên quan gì
đến tôi; không thay đổi vận mệnh văn chương nhân loại đã
đành, lại càng không ảnh hưởng đến tình yêu
văn chương của từng cá nhân. Miễn không phải là
một ông Hoàng Quang Thuận nào đó, còn lại
mọi lựa chọn đều xứng đáng như nhau. Có thể bạn ưu tiên
Bob Dylan, tôi ưu ái Thomas Pynchon, nhưng tôi không
có gì bất mãn khi cuối cùng Mạc Ngôn thay
vì Ngũgĩ wa Thiong’o hay Murakami Haruki được chọn. Thế giới này
có nhiều nhà văn đáng đọc hơn một đời đọc của chúng
ta có thể kham nổi.
Tác gia văn chương, chung quy có ba loại. Loại dành
cho đồng nghiệp, tác gia của tác giả. Loại dành
cho công chúng, tác gia của độc giả. Và loại
dành riêng cho sự tự mê hoặc của những tác giả
tự phong.
Loại thứ nhất hiếm hoi, là những người không thể thay
thế, mất một ai trong số họ là cơ thể văn chương nhân loại
tàn phế một bộ phận trọng yếu. James Joyce, nói theo lời
đồng nghiệp Đức Tucholsky của ông, vô cùng khó
nhằn, nhưng chẻ ra thật nhỏ thì mỗi viên cũng nấu được một nồi
súp đầy chất lượng. Kafka là mẫu mực. Nabokov là trường
đào tạo. Borges là kho tàng văn hóa. Thomas Berndhard
là vòi phun cảm hứng… Người không thể thay thế trong
văn học Việt Nam theo tôi là Nguyễn Du, nhà hậu cần
ngôn ngữ.
Loại thứ hai đông hơn và là đối tượng chính
của các nhà điểm sách, phê bình và
nghiên cứu văn học. Đánh giá về tài năng và
tầm cỡ của họ là việc phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu
và môi trường văn hóa. Từ Balzac, Dostoevsky, Sartre,
George Orwell đến Günter Grass, Paul Auster, Dư Hoa, Murakami…, tất
cả đều chung số phận được công chúng này ngưỡng mộ, bị
công chúng kia chê bai. Mạc Ngôn là nhà
văn của công chúng, một công chúng về số lượng
thậm chí có thể vượt qua cộng đồng độc giả của cả Harry Potter
lẫn Fifty Shades of Grey gộp lại. Sau khi trúng giải, riêng độc
giả Trung Quốc của ông đã có thể chấp thêm cả cộng
đồng Chạng vạng (Twilight) vào
đó. Gu văn chương của tôi không thật hạp với những bàn
tiệc ú hụ mà tác giả Phong nhũ phì đồn thường dọn, đầy
ắp đến bội thực hình ảnh, hình tượng, phúng dụ, ngoa
dụ, không từ cả những món đẫm “nước chảy thành mương”
đầy khêu gợi, hay những đặc sản sởn gai ốc như nguyên một chú
bé nướng ròn bày trên khay bạc. Nhưng các
món mà ông chế biến tài ba không chỉ khoái
khẩu với giới bình dân. Người đọc khe khắt hơn cũng được ông
phục vụ tận tình. Ông là một nhà kể chuyện xuất
sắc. Thành tựu của ông, theo Ủy ban Nobel, một “hiện thực huyễn
giác pha trộn cả cổ tích, lịch sử và hiện tại“, tôi
thừa nhận không bàn cãi, chỉ xin thay Faulkner bằng Gabriel García
Márquez, Rabelais bằng Tây du kí trong “kết hợp
của Faulkner, Dickens và Rabelais” được nhắc đến. Giải Nobel Văn chương
năm nay không hề làm văn chương xuống giá. Văn học Trung
Quốc đương đại hoàn toàn có quyền tự hào với
Mạc Ngôn. Về những gì đáng bàn ngoài vòng
hiện thực huyễn giác của ông, xin đề cập trong một dịp khác.
Loại thứ ba đông hơn cả, nhưng chỉ đáng quan tâm
ở khía cạnh họ là những kẻ làm ngôn ngữ xói
mòn nhanh nhất, ngốn nhiều giấy mực và byte nhất, và
là thủ phạm chính khiến văn chương bị xóa thành
công khỏi danh sách nhu yếu phẩm tinh thần của con người.
Trong khi nhà văn loại thứ nhất có khi cần đến 10 năm, 20
năm để bỏ dở một tác phẩm thì nhà văn loại thứ ba
mỗi ngày đều đẻ nóng vài ba đứa con tinh thần rồi
đem máu thịt của mình đi rải trong thiên hạ, với phương
châm thà bị tống vào thùng rác còn
hơn không tồn tại. Tác phẩm của ông Hoàng Quang
Thuận thuộc loại thứ ba này. Đề cử một tác giả như vậy vào
Giải Nobel Văn chương không khác việc đoàn Việt Nam
đăng kí mức xà nhảy cao 1m70, là mức Thế vận hội
không biết đến. Thơ ngẩn ngơ nhập đồng đến từ Việt Nam cũng là
thứ mà Giải Nobel Văn chương trong 111 năm lịch sử của mình
không lường đến. Câu chuyện Hoàng Quang Thuận cho thấy
nhà văn loại thứ ba ở Việt Nam đã đạt đủ thành tựu
để văn chương ở đất nước này trở thành một tồn tại thứ yếu,
không còn đáng đếm xỉa ngay cả cho các nhà
kiểm duyệt.
Tôi tự thấy mình may mắn đã ra mắt ở một thời
điểm mà văn chương còn quan yếu, có lẽ quan yếu hơn
vai trò thật của nó. Trong bối cảnh hiện thời, kẻ thù
đáng sợ nhất của nhà văn Việt Nam không phải là
chế độ kiểm duyệt – tuy vẫn tùy tiện và ngu xuẩn như bao
giờ, nhưng đã chểnh mảng và lỏng tay hơn xưa nhiều – mà
là sự thờ ơ chính đáng của xã hội dành
cho cái được coi là văn chương quốc gia.
© 2012 pro&contra
Đọc bài viết này,
thì Gấu lại có cái cảm giác, là Sến
lên tiếng về giải Nobel, và bèn, phân loại nhà
văn, có thể là do bực bội, khi đọc những dòng Gấu
lèm bèm về Mạc Ngôn!
Bài viết của Sến rất
bảnh. Nhận xét về thông báo chính thức của Viện
Hàn Lâm [bỏ tên sư phụ của Gấu ra], quá tuyệt.
Những nhận xét về Mạc Ngôn cũng quá đúng.
Nhưng, bà này vẫn không đọc ra Mạc Ngôn,
như John Updike đọc ông.
Bà này không biết nỗi đau của dân TQ,
cũng như cái Ác của giống Á.
Đọc văn là phải đọc bằng trái tim, không phải
bằng cái đầu.
Gấu hơn người là ở chỗ đó, thượng vàng hạ cám,
gì cũng đọc, và đều bằng trái tim!
Viết cũng thế, mà đọc cũng thế.
Hà hà!
Trong hai nhà văn gối
đầu giường của Sến, Kafka là người ngoài hành tinh,
giải thưởng nào ở cõi đời này xứng với ông?
Ngoài hành tinh đấy, nhưng lại khuyên, trong cuộc
chiến đấu sinh tử giữa mi và thế giới, hãy ở về phía
thế giới. Nabokov, ngược lại, là 1 người rất thèm Nobel:
"Vladimir Nabokov có
lẽ là người than van nhiều nhất về chuyện hụt giải" (one of the
most-lamented non-laureates, The New Yorker).
Khi Pasternak được, ông cay cú quá, tố Pasternak
là nhà văn nhà nước Liên Xô! Cũng 1
thứ cai ngục, nói theo Thầy Cuốc, khi viết về Mạc Ngôn.
Nabokov quả là 1 bậc đại sư phụ, nhưng cái ông
thiếu, thì Kafka lại thật thừa. Quái là làm
sao mà Sến lại nhét chung hai ông ở dưới gối?
*
Please, sir,
I want some Mo
Mo Yan wins the
Nobel prize in literature
Prospero
Oct 11th 2012
by The Economist online
MO YAN, a prolific Chinese author, has been awarded the 2012
Nobel prize in literature. Mr Mo's best-known works are "Red Sorghum",
which was made into a film by director Zhang Yimou, and "The Republic
of Wine". He is one of the most widely translated Chinese writers.
According to the official Nobel citation, Mr Mo "with hallucinatory
realism merges folk tales, history and the contemporary". His works
have been compared to the magical realism of Colombian author, Gabriel
Garcia Marquez. Mr Mo came close to winning the Man Booker International
prize in 2007 but lost out to Chinua Achebe, a Nigerian author.
The news has been well-received by many in China. Unlike Liu
Xiaobo, a Chinese dissident who was awarded the Nobel peace prize in
2010, Mr Mo is considered a safe choice. State broadcaster CCTV reported
the news of the award, and it is not being censored on Weibo,
the Chinese version of Twitter. Some critics, however, suggest that Mr
Mo is too close to China's establishment and too compliant with the Communist
Party's continued censoring of books and media.
HPNT's Case
Whatever Happened
Whatever happened had already
happened.
Four tons of death lie on the grass
and dry tears endure among the herbarium's
leaves.
Whatever happened will stay with us
and with us will grow and diminish.
But we must live,
the rusting chestnut tells us.
We must live,
the locust sings.
We must live,
the hangman whispers.
Adam Zagajewski
Bất Cứ Cái Chó Gì Xẩy Ra
Bất cứ cái chó
gì xẩy ra thì đã xẩy ra mất mẹ nó
rồi.
Bốn tấn người chết nằm trên cỏ,
Ba triệu người chết ở cả Nam lẫn Bắc Kít,
và những giọt nước mắt cứ thế ở
mãi cùng những chiếc lá bàng
ở trong truyện Ðôi Bạn của Nhất
Linh
[những chiếc lá của cây herbarium:
cây mẫu]
Cái chó gì xẩy ra
thì sẽ bám chặt lấy chúng ta
và cùng với chúng
ta, sẽ lớn mãi ra, và nhỏ mãi đi.
Nhưng chúng ta phải sống,
[Thằng Còi, Cái Hĩm… không,
không, Anh Phải Sống]
cây hạt rẻ gỉ sét bảo chúng
ta.
Chúng ta phải sống,
con châu chấu hát.
Chúng ta phải sống,
HPNT thì thầm bên
tai Gấu.
Lướt Tin Văn
Viết như không
viết
Đọc còm của độc giả Chợ Cá,
về bài ký của Trần Vũ, Gấu ngộ ra một
sự thực, về cái đọc của độc giả quyết định “số
phận” cái diễn đàn của họ.
[Chợ Cá đâu
phải bản chất là Chợ Cá, nhưng mà
do những người hội họp ở một nơi, và nơi này
từ đó có tên là Chợ Cá!]
Mr. TV dùng hình ảnh
khoảng lưng trần đẹp ơi là đẹp của phụ nữ, để làm
bật lên tấm lưng trần đầy sẹo của một người đàn
ông, và nhân đó, nói về
cái lưng trần "da beo" của chính TV.
Còn chuyện cái bụng
đàn bà Mít đẻ ra cả một lũ ngu Mít,
trong có Gấu, tất nhiên, lại là chuyện
khác!
Cái tay thi sĩ ở trong nước,
nhìn ra hình ảnh Chợ Cá, khi nó
chưa là Chợ Cá, quả là thần sầu!
NQT
Ngô
Nhật Đăng
MÙA
XUÂN NÓI CHUYỆN MẬU THÂN
Bài
của ông Quoc Tru Nguyen
(viết đã lâu nhưng ta-là-ai - talwas không
đăng vì "động chạm"). Đưa lại vì vẫn còn tính
thời sự :
Nhữ...
See More
Bài này, Gấu viết cho 1 số Xuân
báo Người Vịt, của băng đảng Cờ [Hoa] Lăng [Bác]
mà ông Trùm của nó là Đại Ma Đầu
có nick là “Ông Số 2”, khi bạn quí của
Gấu là Nguyễn Xuân Hoàng, khi đó là
Tổng Thư Ký, order, nhưng không đăng, như 1 bạn văn
ở Cali cho biết.
NXH thì vờ luôn, mà Gấu cũng chẳng
hỏi. Chắc là lệnh của ông Trùm.
Sau, khi làm quen với
tờ VHNT trên lưới, của Phạm Chi Lan, Gấu thử 1 lần nữa. PCL cho
biết, nhân vật này gây tranh luận, controversial, chữ
của PLC, tốt nhất anh gửi bài khác.
Với Sến Cô Nương, khi gửi bài cho talawas,
là Gấu tính mở ra 1 loạt bài khác
hẳn những gì đã viết trước, và Sến nhận ra
liền, viết mail, từ trước, đọc thấy “nghiêm túc,
sâu sắc… cái con khỉ gì đó”, lần này,
là 1 NQT rất tếu táo, nhớ đại khái.
Nhưng sau đụng mấy cú
liên tiếp, như vụ Hoặc Ngữ, hay vụ “sái sảm”, là
Gấu nhận ra, "bà này", phần đạo hạnh có vấn
đề.
Đúng ra, “bà này” phải bắt buộc
Hoặc Ngữ dùng cái tên HNT, và phải delete
cái từ "sái sảm" – ý muốn nhắc tới thời kỳ
Gấu thờ Cô Ba, (1) của 1 tác giả ở trong nước, chắc
có biết về Gấu. Mấy vụ này, có trên Tin
Văn, ai tò mò, có thể đọc, mục
(1)
Dịch
Là Số
Dịch là chấp nhận phần số của mình
20.01.02
Lời người viết:
Nhân Trần Trọng Hoàng Bách, một
tác giả ở trong nước, có nhắc tới hai bài
viết mới đây của tôi, trên diễn đàn Talawas,
tôi viết bài này, như một món quà
gửi người bạn nói trên, (trong bài viết có
một chi tiết làm tôi tự hỏi, liệu có phải đây
là một cố nhân đã từng rành rẽ Sài
Gòn, và quãng đời sa sẩy tuyệt vời của tôi
hay không). Bài hơi dài, tôi xin viết thành
vài kì.
NQT
Bài đầu tiên viết cho talawas
Thơ Mỗi Ngày
http://www.tanvien.net/TV_Diary_New/30.html
Adam_Zagajewski_1
2
3
CHINESE POEM
I read a Chinese poem
written a thousand
years ago.
The author talks
about the rain
that fell all
night
on the bamboo
roof of his boat
and the peace
that finally
settled in his
heart.
Is it just coincidence
that it's November
again, with fog
and a leaden
twilight?
Is it just chance
that someone
else is living?
Poets attach
great importance
to prizes and
success
but autumn after
autumn
tears leaves
from the proud trees
and if anything
remains
it's only the
soft murmur of the rain
in poems
neither happy
nor sad.
Only purity
can't be seen,
and evening,
when both light and shadow
forget us for
a moment,
busily shuffling
mysteries.
ADAM ZAGAJEWSKI
Thơ Tầu
Tôi đọc thơ Tầu,
viết từ một
ngàn năm trước.
Thi sĩ nói
về những giọt mưa đêm,
rơi trên
mái thuyền tre,
và sau
cùng đem đến sự bình an cho trái
tim của mình.
Liệu chỉ là
tình cờ,
Tháng
Chạp lại tới,
với sương mù,
và hoàng
hôn nặng nề?
Liệu chỉ là
nhân duyên
Một người nào
đang sống, ở đâu đó?
Thi sĩ đặt nặng
vào giải thưởng, thành công
nhưng thu này,
thu tới
vặt lá
ra khỏi đám cây cao ngạo
và nếu
có gì còn lại,
thì chỉ
là tiếng thầm thì của mưa
trong những
bài thơ
chẳng hạnh phúc,
mà cũng chẳng buồn bã.
Chỉ có
sự tinh khiết là không thể nhìn
thấy
Và buổi
chiều, khi cả hai, ánh sáng và
bóng tối,
đều quên
chúng ta trong thoáng chốc
vì bận
bịu trao đổi những điều bí ẩn
Liệu chỉ là nhân duyên
Một người nào
đang sống, ở đâu đó?
Tuyệt!
Đúng ‘air’ Lý Thương
Ẩn:
Gặp đã
khó, xa nhau càng khó;
Có nhau
trên đời, chưa từng gặp nhau,
Lại càng
cực khó! (a)
Ui chao, nhìn cái
hình, thì lại nhớ ra Rule "number 1"
của art2all!
MEET EDDIE
Whose life is as merry as a beer
can
Hurtling down a mountain stream
Giving some rocks a wide berth,
Bumping head-on into the others,
And going into a head-spinning
twirl
Like a little girl on a piano stool,
The water shouting as it rushes past:
Are you ready to meet your Maker?
As the woods around him begin
to thin
And the trees don their fright wigs
As he prepares to go over the falls
Like a blind man strapped to an accordion.
Charles Simic
Gặp con K.
Người mà đời thì
vui như là một lon bia
Lao xuống một con suối từ đỉnh núi
Tránh mấy cục đá to
tổ bố
Trong khi đụng đầu bồm bộp, vô
mấy cục khác.
Và nhập vô một con
xoáy xoay vòng vòng cái đầu
Như cô bé trên
ghế dương cầm
Nước la lớn khi nó lướt qua:
Mi đã sẵn sàng chưa,
để gặp Người Làm Ra Mi?
Trong khi rừng quanh mi mỗi lúc
một thêm mỏng
Cây ban cho nỗi sợ của chúng
những bộ tóc giả
Và, như con cá chép
ở khúc sông Bạch Hạc, Việt Trì,
Quê hương ngày nào
của mi,
Hăm hở vượt Vũ Môn
Và, như ông già
của mi đã từng,
Cũng ở khúc sông đó,
Mi lao qua con thác,
Như người đàn ông mù
xiết vô chiếc phong cầm.
(a)
Có nhau trên đời, chưa từng gặp nhau,
Lại càng
cực khó!
Đây
là cái cực khó, vị thân
hữu K., gọi là “Rule number One” của trang art2all!
Nói thì
nói thế, thế mà GCC đã được
chiêm ngưỡng dung nhan vị K này, khi
còn là 1 cô thiếu nữ Huế, giữa đám bạn
học của cô.
Hình như
có post lên TV, và K mail hỏi, nè
sao post hình tui, THNM ư?
Hà, hà!
http://amnhac.fm/index.php/photo/ca-s/minh-trang-qunh-giao/quynh-giao/quynh-giao-va-tran-mong-tu-o-festival-van-hoa-dallas-2005-21957
Mi làm
phiền ta quá. Kiếp trước mi đúng là
con đỉa
Ta
bận chồng, bận con, bận công việc nhà thờ, ngoài
ra còn bận... "Viết" nữa!
Làm
gì có thì giờ thí cho mi!
Mi
muốn chiêm ngưỡng ta ư?
Ta
làm MC ra mắt sách cho bộ lạc Cờ Lăng, tại chỗ
đó, chỗ đó....
Passing Through
An unidentified,
inconspicuous someone,
smaller than a flea
snuck over my pillow last night,
unbothered by me,
in a big rush, I bet,
to get to his church
and thank his saints.
Charles Simic
London Review of Books 9 May 2013
Quá Giang
Một tên nào đó
Làm sao biết là ai
Lịch sự, kín đáo
Nhỏ hơn con bọ chét
Tối qua ghé ngang cái
gối của tôi
Không làm tôi
bực mình.
Phận dấu bèo,
Và hình như đang rất
vội, hẳn thế,
Tới nhà thờ
Cám ơn những vì thánh
của hắn
Ui chao đọc bài thơ này,
thì lại nhớ, 1 lần, Gấu nằm mơ, sống lại những ngày
Mậu Thân, cực kỳ thê thảm, và hình
như khóc khủng khiếp lắm.
Bất chợt thức giấc, thấy 1 em ngồi
bên giường, dáng ảo não.
Em nói, con ta khóc,
ta dậy lấy sữa cho nó, mà không làm
sao bỏ mặc mi. Thôi, tỉnh rồi, hãy lo thân
mi, đừng làm phiền ta quá như thế.
Giấc mơ thì có thật,
mơ đúng cái cảnh trên đây.
Sách
& Báo
Mới
https://www.lrb.co.uk/v40/n02/max-hastings/wrath-of-the-centurions
Tờ LRB đi 1 đường về vụ
Mỹ Lai cho đọc free.
Mỹ Lai thì nhằm nhò gì so với
Huế Mậu Thân, tác giả bài viết phán.
VC giỏi chùi miệng lắm (1)
It deserves notice that the communists murdered in
cold blood far more innocent people during their February 1968
occupation of Hue than the My Lai killers did. The Vietcong were
merely smart enough not to allow their massacres – or their frequent
disembowellings and live burials of village chiefs who declined to
support them – to be recorded on camera, as My Lai was, or to become
the object of war crimes trials.
(1)
Nguyễn Quốc Trụ
Thư góp ý cùng độc giả Nguyễn
Việt Kiều (talawas)
Cái mánh loại trừ là bản năng
tự vệ của mọi chuyên viên
The trick of elimination is every expert’s defensive
reflex.
(Stanislaw Lem: Imaginary Magnitude)
Vụ da cam đang nóng, nóng dây
chuyền tới những vụ khác, như thảm sát Mậu Thân,
mà những tài liệu từ một diễn đàn trên
lưới cho thấy, không phải VC mà là CH [Cộng Hoà]
gây nên. Rồi ngày nào, là vụ pháo
kích vô một trường học ở Cai Lậy, cũng pháo CH,
không phải hoả tiễn VC.
Nếu có chăng, là độc nhất một tấm hình,
chụp một ông xã trưởng bị VC chặt đầu, rồi dùng
chính cái sọ dừa, dằn bản án lên bụng
tử thi, trên bìa tờ Time của Mẽo ngày nào,
mà độc nhất Gấu tui còn nhớ.
Ngoài ra là… chấm hết!
Cả cuộc chiến, VC không gây một tội ác
nào khác. Nếu có, là phải đợi tới sau
1975.
Chúng ta tự hỏi, liệu sau này, lịch
sử sẽ phải giải thích như thế nào, về trường hợp quái
dị trên đây?
Cả một dân tộc chạy ra biển cả để trốn VC,
mà VC thì tốt như thế, không hề gây
ra tới… “hai” tội ác.
Để giải thích trường hợp quái dị trên
đây, Gấu tui đành mượn một câu, nhà văn
Đức Sebald trích dẫn, trong cuốn Về lịch sử tự nhiên
của huỷ diệt (On The Natural History Of Destruction) của ông:
Cái mánh loại trừ là bản năng
tự vệ của mọi chuyên viên
The trick of elimination is every expert’s defensive
reflex.
(Stanislaw Lem: Imaginary Magnitude)
Nói rõ hơn, mấy ông VC rất rành
về chuyện chùi mép - nghĩa là loại trừ mọi
rủi ro, bị phanh phui, bị bật mí - này.
Chỉ tội ông tướng Loan, nghe nói, đã
từng mời báo chí Mẽo tới chứng kiến ông xử
một anh VC ngay tại trận tiền, những ngày Mậu Thân.
Độc giả Tin Văn [tanvien.net] đã biết về Sebald,
qua bài tưởng niệm ông, khi ông qua đời sau
một vụ đụng xe. Cuốn Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, cũng là
do một sự ngạc nhiên quái dị liên quan tới Đồng
Minh uýnh nhau với Nazi: Trong thời Đệ Nhị Chiến, 131 thành
phố và đô thị là mục tiêu ăn bom của Đồng
Minh, nhiều nơi biến thành bình địa. Sáu trăm
ngàn thường dân bị chết, gấp đôi con số thương vong
của Mẽo. Bẩy triệu rưởi thường dân Đức không còn
nhà ở. Sebald ngạc nhiên tự hỏi, tại làm sao mà
lịch sử lại vờ đi một sự kiện như thế, nhất là ở nơi ký
ức văn hoá của chính nước Đức?
Trong những lời ca ngợi cuốn sách lạ kỳ của
ông, có:
Hầu hết mấy ông nhà văn, ngay cả thứ
ngon cơm, viết cái điều có thể viết... Thứ quá
sá ngon cơm, nghĩa là thứ đại hảo hạng, viết cái
không thể viết... Tôi nghĩ đến nữ thi sĩ Nga, Akhmatova,
và nhà văn Ý gốc Do Thái, Primo Lévi.
Nay có thêm W.G. Sebald.
(Nữu Ước Thời Báo)
Bí mật của nỗi ngạc nhiên đến phải cầm
viết viết, và lên tiếng, của Sebald, là, ông
tự thấy mình cổ lỗ sĩ, khi chọn cho mình thứ tiếng
nói của lương tâm mà hầu như chẳng còn
ai nhớ. Đó là thứ lương tâm của một người nào
đó, và người này nhớ đến sự bất công, và
nói thay cho những người không còn có thể
nói được.
(Điểm Sách Nữu Ước)
Trong bài viết Không chiến và
văn chương (Air War and Literature) ông có giải thích
về cái sự im hơi bặt tiếng, của hồi ức văn hoá Đức:
Họ coi đây là một điều cấm kỵ, một vết thương, vết nhục
ở trong gia đình, [a kind of taboo like a shameful family secret].
Người Việt thường tự hào về một Điện Biên
Phủ trên không. Chưa thấy ai nói tới cái
tủi nhục như là niềm bí ẩn trong gia đình,
về con số thương vong, thí dụ như trong những ngày Mậu
Thân, chỉ ở Sài Gòn không thôi, bởi
những trái hoả tiễn của VC?
*
"Nhà tôi ở dưới chân cầu Thị Nghè,
gần Sở Thú, gần Đài Truyền Hình, Đài
Mẹ Việt Nam, Đài Phát Thanh Sài Gòn, những
ngày Mậu Thân trở thành "mục tiêu" của
hoả tiễn vi xi. Cũng là thời gian bà xã mang bầu
cháu gái lớn. Tuy những ngày quá gay cấn
phải "sơ tán" tới nhà một người bà con ở Trương
Minh Giảng, nhưng cái thai đã bị ảnh hưởng, cháu
sinh ra tưởng bị liệt, cứ nằm hoài trong nôi, chỉ tới khi
ông bố đi làm về mới mỉm cười và chịu cho bế. Đi
bác sĩ Trần Xuân Ninh ở Tân Định, ông khám
thật kỹ lưỡng xuơng, gân, thần kinh... Sau khi kê thuốc, ông
mắng vốn: gia đình phải biết yêu thương nó! Ông
đâu biết, khi nằm trong bụng mẹ, cái thai đã "nghe
ra" những tiếng hoả tiễn réo xèo xèo khi bay ngang
nhà. Nhờ thuốc insulin do ông Ninh kê đơn, cháu
đỡ dần, nhưng phải tới 5 tuổi mới biết đi. Và cho tới khi lấy chồng,
có con, vẫn còn mắc tật đái dầm!"
Lướt
TV
GCC đọc
Y Uyên ngay khi anh xuất hiện, và, đúng như
tên tác phẩm của anh, Bão Khô, văn của
anh khô quá, khác hẳn thứ văn phong nhão
nhẹt, đầy nước, đầy “cảm tính”,
đầy than van, của mấy đấng khác! Tuy nhiên, vẫn có
1 cái gì đó thiếu, một hình ảnh, một
viễn ảnh, như chữ GCC hay dùng, trong trường hợp này.
Thí dụ, hình ảnh anh chàng lỡ độ đường lom
khom với bọc quần áp, bên lu nước, trong Dọc Đường của
Thanh Tâm Tuyền. Hay hình ảnh mấy tấm mồ, trong câu
văn của Nguyễn Hải Hà, khi viết về thành phố Pleiku
mà tác giả chưa từng tới:
Trước khi
thấy biển tôi thấy cái nghĩa địa nhỏ có
chừng chục ngôi mộ của người tị nạn.
Nhưng mới
đây, nhân đọc Bắc Đảo, thì GCC mới hiểu
ra là, có 1 thứ thiếu, của chính chữ, chữ
Mít.
Cái mà Y Yuyên, và
những nhà văn như ông thiếu, chính chữ Mít,
thiếu!
"History
decomposes into images, not into narratives." Walter Benjamin,
trích dẫn bởi Coetzee.
Lịch sử vỡ ra thành hình ảnh,
không phải tự sự.
Cả 1 cuộc
vượt biển khủng khiếp như thế, đọng vào hình
ảnh, vài nấm mồ, trấn ngự biển cả như 1 chân trời
lừng lững phía sau nó.
Hình ảnh tên Mít độ đường
là hình ảnh lũ Mít lưu vong sau này,
không ai dám chứa!
Memo
The Horror,
the Horror
http://www.nybooks.com/…/…/08/isaac-babel-horror-the-horror/
Bài
mới trên số mới của tờ NYRB, về Babel. Cho đọc free. Tin Văn
sẽ có bản tiếng Mít
Kỵ Binh Đỏ
Cuốn này, mới có
bản dịch tiếng Anh, mới, theo tờ TLS. Trên Tin Văn có
giới thiệu Babel. Đọc bài điểm sách của TLS, thì
lại thèm dịch 1 truyện ngắn của ông: “Babel viết, cùng
1 giọng [tone] về những ngôi sao và bịnh lậu”, 1 nhà
phê bình nhận xét. Hay như chính Babel phán:
Cái dấu chấm câu,
thì đúng như 1 cái dùi lửa, chọc thủng tim
bạn, nếu đặt đúng chỗ!
Style, Isaak Babel claimed, is "an army of words, an army in
which all types of weapon are on the move. No iron spike can pierce the
human heart as icily as a full stop deployed at the right moment".
Cười Vỡ Đêm Đen
Cuối thế kỷ, chúng ta hãy thử tưởng tượng một
chuyến tháp tùng Thánh Peter, giả dụ như ông
thánh này kiếm được chiếc chìa khóa nhà
tù Lubyanka, và thả hết những nhà văn bị giết hại
ở đây: bóng dáng oan hồn độc nhất vẫn còn
giữ được nụ cười ở trên môi, hẳn là Isaac Emmanuilovich
Babel. Như bà vợ thứ nhì của ông, Antonina Piozhkova,
cho chúng ta biết, tiếng cười rất quan trọng đối với Babel.
Biết cười, chịu được sự bỡn cợt là một đòi hỏi,
khi đọc văn chương Nga, nhưng nó còn một sắc thái
văn hóa vốn nín lại những dấu hiệu mở ra niềm hoan lạc.
Có tất cả, thần thái nghiêm nghị, niềm âu
lo, nỗi đau khổ chịu đựng, nhưng thiếu hẳn sự rạng rỡ. Ngay Gogol cũng
gạt mọi nét hoan hỉ, trong những bức chân dung. Nabokov
hình như chỉ được hưởng "tiếng cười vui", khi đã vượt biên
giới tới Berlin, Paris, và Ithaca.
Piozhkova giấu giếm viết về chồng từ bao thập kỷ trước, nhưng
hồi ký chỉ được in ra đầy đủ tại Moscow, vào năm 1989,
cao điểm mùa glasnost. Bản tiếng Anh, At His Side: The Last Years
of Isaac Babel, (nhà xb Steerforth Press, 1997), cho thấy một
Babel với tiếng cười vui, ngay những ngày đen tối. Một trong những
bức hình, chụp vào năm 1938: một ông Phật Do-thái
dưới cặp mắt kính. Giấu kín đằng sau nụ cười, chúng
ta hãy thử tưởng tượng, biết bao trò khôi hài,
bỡn cợt, và định mệnh cay đắng.
Tháng Năm 1939, Babel bị bắt, theo lệnh của trùm
mật vụ Beria. Ông có biết, và nghĩ, sau cùng
chuyện phải tới. Bạn bè thường bình phẩm thái độ
ngây thơ về chính trị của ông. Không phải vậy.
Ngay đầu những năm 1920, là một phóng viên chiến tranh
bên cạnh Bolshevik, trong cuộc nội chiến, trong nhật ký, ông
đã minh bạch, về một điều: cuộc cách mạng đã bị chà
đạp, do những tội ác được thực hiện, nhân danh nó:
"Họ đều nói, họ chiến đấu vì công lý, nhưng
toàn một lũ ăn cướp, giết người", Babel viết, trong khi rong ruổi
cùng đội kỵ binh của Semyon Budyonny qua những thành phố
hoang tàn, những làng mạc Do-thái vùng đông
Ba-lan, tây Ukraine - Dubno, Chelm, Belz, Zamosc - cảnh làm
cỏ người Do-thái, và hai mươi năm sau, cảnh nhổ sạch cỏ
Do-thái. Ít nhà văn thời kỳ đầu Xô-viết được
tận mắt chứng kiến sự độc ác đó. Đằng sau nụ cười của ông
Phật Do-thái là nỗi đau không đáy, cùng
khả năng thấu thị: nhìn, rồi tiên đoán. (Phải chăng
đây là thế kỷ của chúng ta, thế kỷ người Do- thái
bị huỷ diệt, ông tự hỏi, trong nhật ký, năm 1920). Bởi vậy,
không có chuyện ngây thơ. Vào năm 1936, khi Gorky,
bạn, và cũng là người che chở, chết, Babel nói với
vợ: Bây giờ, tụi nó sẽ không cho tôi sống đâu.
Babel sở trường về đoản văn, viết với một nỗi ám ảnh
nóng bỏng, đến nỗi, khi câu chuyện được hoàn thành,
nó đã trải qua, chừng trên chục lần, viết đi viết
lại. Có khi cả trăm, những lần ông cố gắng đẩy câu
chuyện vào hồi ức. "Viết thật khó khăn đối với tôi",
có lần ông nói với bạn, Konstantin Paustovsky. "Đâu
đó, hình như có lần tôi viết rằng, nhờ căn
bệnh suyễn mà tôi đã nhanh chóng già
dặn, nhưng không giản dị như vậy. Khi viết một cái truyện
ngắn nhất, tôi vẫn phải làm việc như thể phải đào
lên ngọn núi Everest, chỉ một mình tôi thôi,
với cây cuốc và cái xẻng... Tim tôi như bị thắt
nghẹn, mỗi lần không thể viết xong một câu văn". Thời gian
hoàn thành Những câu chuyện về
Odessa và tác phẩm lớn lao nhất của
ông, Kỵ binh Đỏ, vào đầu thập niên
1920, hàng tuần, hàng tháng, ông đã phải
"đánh vật" với năm trăm hoặc một ngàn từ, cho mỗi câu
chuyện. Babel nghĩ, nó phải chính xác như một thông
báo hành quân, hay tờ ngân phiếu, "chính
xác như thước đo loga, và tự nhiên như mùi
rau thìa là". Phản ứng của giới phê bình văn
học Nga đối với Kỵ binh Đỏ - hình ảnh
sống động, ngôn từ chính xác - sôi nổi chẳng
kém chi đối với những truyện ngắn đầu tay của Hemingway, ở Mỹ.
Sau khi đọc những bản dịch đầu tiên qua Anh ngữ, vào cuối
những năm 20, Hemingway đã nói với Ilya Ehrenburg, "Tôi
nhận thấy văn phong của Babel súc tích hơn của tôi.
Nó chỉ cho thấy, điều có thể làm được, đã được
làm. Ngay cả khi bạn đã vắt hết nước, vẫn còn những
cục đặc quánh ở trong đó." Để thư giãn, Babel tự chiều
mình, bằng "tiếng cười vui", và những lần tụ tập bạn bè.
Không gì làm ông hạnh phúc hơn, những
lần thăm viếng bạn, nhà làm phim nổi tiếng, Sergei Eisenstein.
Babel sinh năm 1894 tại cảng Odessa, trên bờ Hắc hải.
Không chỉ là một trung tâm trường ốc, thương mại,
và còn của băng đảng Do-thái. Điều sau cùng
làm Babel thích thú, và nó không
có nghĩa là những con người của Babel tránh khỏi
chủ nghĩa bài Do-thái. Họ đã là nạn nhân,
vào cuối thế kỷ 19, và Babel không thể nào
quên được những vụ giết hại cư dân Do-thái tại Odessa,
vào năm 1905.
Khi còn là một đứa trẻ, Babel học tiếng Talmud,
Yddish, Hebrew, và Pháp ngữ. Cậu chỉ thất bại, khi muốn
trở thành một tay vĩ cầm; và đành nhường âm
nhạc cho những tài năng đương thời như Jascha Heifetz. Bởi vì
quota của Nga hoàng, vốn hạn chế sinh viên Do- thái,
Babel không thể len chân vào nổi đại học Odessa, và
học tại Kev Institude of Financial and Business Studies, từ 1911 tới
1915. Sau đó ông dời tới St. Petersburg, và sống một
cuộc đời "nửa dưới hầm". Do Thái không được phép sống
bên ngoài khu Pale of Settlement, nếu không có
giấy tờ cư trú, Babel phải ngủ basements hoặc nhà bạn bè,
để tránh cảnh sát. Hai mươi tuổi vào năm 1916, ông
in những truyện ngắn đầu tay, trên tờ báo của Gorky, Letopis,
và viết cho báo chống-Bolshevik, cũng của Gorky, Novaya
Zhizn (Đời Mới), nhưng báo này sau bị Lênin ra lệnh
đóng cửa.
Như hầu hết người Do-thái, Babel thoạt kỳ thuỷ hân
hoan đón nhận cuộc cách mạng, tin tưởng rằng những người
Bolshevik sẽ "cải thiện" số phần của họ, vốn đã bị đối xử tàn
tệ bởi Nga hoàng. Tuy nhiên, trong những bài viết
trên tờ Đời Mới, ông đã thường xuyên chỉ trích
họ, và những tổn thất do cách mạng gây ra. Khi Đời
Mới bị đóng cửa tiệm vào năm 1918, Gorky khuyên đệ
tử hãy làm dơ tay của mình, bằng cuộc sống, hãy
"đi thực tế", ở những vùng tỉnh nhỏ, thâu lượm kinh nghiệm
làm chất liệu cho sáng tác. Babel làm theo.
Trước tiên, ông phục vụ tại tiền phương Romania, theo đoàn
thu gom lúa mì chống đói tại những thành phố
dọc sông Volga, và rồi, năm 1920, ông nhập vào
đoàn quân Cô-zắc theo-Bolshevik của Budyonny, với tư
cách là phóng viên chiến trường, viết bài
cho ROSTA, thông tấn xã nhà nước, và cho nhật
báo quân đội, Kỵ binh Đỏ. Cuộc xung đột Xô viết-Ba lan
ba năm đầu là cuộc nội chiến mở rộng, và sau đó, là
do những thái độ thù nghịch giữa hai quốc gia, vốn bắt rễ
từ năm 1772, khi Ba-lan bị xâu xé, giữa Nga, Phổ, và
đế quốc Hung-Áo. Sau Đệ Nhất Thế Chiến, và cùng với
sự vươn lên của một nước Ba-lan độc lập, chính quyền quốc gia
Warsaw, cầm đầu bởi Jozef Pilsudski, đã tìm cách mở
rộng bờ cõi về phía đông tới Ukraine, toan tính
chuyện cứu vớt nhân loại khỏi chủ nghĩa CS. Lênin, vốn tin tưởng
vào việc xuất cảng cách mạng vô sản tới Âu châu,
đã biến vùng tây Ukraine, và đông Ba-lan
thành chiến trường đầu tiên, hy vọng tạo nên một cuộc
nổi dậy tại Ba-lan, và sau cùng là ở Đức.
Hầu hết dân Cô-zắc theo Bạch vệ, nhưng Budyonni,
dưới quyền chỉ huy của chính uỷ mặt trận phía nam, Josef
Stalin, là một Bolshevik chính cống. Ý tưởng làm
một phóng viên Do-thái cưỡi ngựa rong ruổi cùng
quân Cô-zắc cũng là một trong những tiếng cười vui
của Babel. Ngày đầu tiên ông trèo lên
lưng ngựa là ngày thứ nhất cùng với đơn vị Đệ nhất
Kỵ binh. Chẳng bao lâu, ông nhận ra, nếu Budyonni là
một Bolshevik, lính của ông ta thì không. Nói
chung, họ đều thất học, và chẳng thèm để ý đến ý
thức hệ, hay cách mạng CS. Họ hãm hiếp, cướp phá,
giết tù binh, và trên hết, họ chỉ khoái ăn
trộm. Cho dù Babel, trong bài viết hay trong nhật ký
đã tỏ ra xúc động về cảnh "hoang sơ" của một đoàn
quân Cô-zắc cưỡi ngựa suốt vùng Galicia, cuối cùng
ông phải phán đoán: đây là một đám
người vô đạo đức, tàn nhẫn, và chống Do-thái
đến cùng cực. "Quân đội của chúng ta xuất quân
là để nhét đầy túi, đây không phải là
một cuộc cách mạng, chỉ là sự nổi loạn của những người Cô-zắc
hung bạo."
Kinh nghiệm phóng viên chiến trường của Babel chấm
dứt khi đội Đệ nhất Kỵ binh phải rút lui khỏi Ba-lan. Nga và
Ba-lan đi đến một thỏa ước về đất đai, được duy trì đến khi Hitler
lên cầm quyền. Cuối năm 1920, Babel trở lại Odessa, làm
xuất bản một thời gian rồi sống tại vùng Caucasus với vợ là
Yevgenia Gronfein, con một chủ xưởng giầu có tại Odessa đã
mất hết tài sản vì cách mạng. Thời gian 1921-1925,
ông bắt đầu xuất bản bốn truyện ngắn, về thời thơ ấu tại Odessa,
và 35 truyện, sau gom thành Kỵ Binh Đỏ. "Tưởng tượng của tôi
kể như không có", ông nói với Paustovsky. "Tôi
rất nghiêm trang về chuyện này. Tôi không biết
bịa đặt. Tôi phải biết mọi chuyện đến tận đáy của nó,
nếu không tôi không thể viết bất cứ điều gì. Chân
thực, authenticity, là phương châm của tôi...". Chuyện
của ông là những gì được thu nhỏ lại, những mẩu giai
thoại, những chân dung; dòng kể luôn luôn tận
cùng bằng một pha hoặc ghê rợn, hoặc khôi hài.
Một anh nhà quê viết thư cho mẹ; không một chút
xúc động, ông con tả cảnh mấy anh em đã thịt ông
bố như thế nào. Một anh chàng trí thức Do-thái,
vì muốn được sự kính nể giữa đám đồng chí
Cô-zắc, đã ăn trộm một con ngỗng của dân, và
giết nó, sau cùng ngủ lăn lộn với 6 tên bạn, chân
gác lên nhau, dưới mái nhà thủng lỗ để cho
những ngôi sao lọt vào; nằm mơ, thấy những người đàn
bà trong giấc mơ, và chỉ trái tim, một khối đỏ vốn
đã thành sẹo với những vụ sát nhân, chỉ có
nó bật ra niềm hân hoan tràn đầy". Trong một chuyện
khác, anh ta trải qua lễ Shabat với một gia đình Hasidic,
rồi trở về viết truyền đơn CS. Babel, qua nhân vật kể trong truyện,
luôn mâu thuẫn về bản thân, chẳng bao giờ chắc chắn,
anh ta bà con với người Do-thái, hay với những đồng chí
trên lưng ngựa.
Bà vợ thứ nhất rời bỏ Babel, rời bỏ Nga khi ông
vừa kết thúc Kỵ binh Đỏ. Bà tuyên bố, như một nghệ
sĩ, bà bị nghẹt thở dưới chế độ mới. Nhưng bà cũng quá
suy sụp, vì chồng bà có một người đàn bà
khác, một nữ nghệ sĩ đẹp. Không phải một mà nhiều
người, tuy nhiên, Babel có thể vì cách xa nên
mới hiểu được lòng vợ, và đã ba lần đến Brussels,
kết quả là họ có được một cô con gái, Nathalie.
Cô sống nhiều năm gần Washington. Trong bài giới thiệu những
lá thư mà cô còn giữ được, in thành tập
mang tựa đề Những năm cô đơn, cô viết: "Tôi lớn lên
với niềm mong ước, một ngày nào, một nơi chốn nào,
cửa bỗng mở, và cha tôi bước vô... Cha con nhận ra
nhau, và hình như cũng không có sự ngạc nhiên.
Chẳng để cha tôi có dịp thở, tôi sẽ nói, nào,
cuối cùng cha con ta cũng gặp nhau. Gia đình đã quá
lâu chẳng biết gì về cha. Cha để lại phía sau quá
nhiều yêu thương và tận tuỵ, nhưng cũng quá ít
ỏi, những sự kiện. Cha hãy ngồi xuống và kể hết cho gia đình
nghe."
Những băn khoăn của cô con gái cũng là của
những người ái mộ ông, và của giới phê bình:
Ông là một Do-thái tốt, hay xấu? Một người CS tự trái
tim hay giản dị là một dân chủ tự bản chất? Ông có
chút cảm tình cá nhân nào dành
cho Stalin, như một thứ quỷ mê hoặc, hay ông sau cùng
đã bị cuốn hút bởi sự tò mò tai hại của người
nghệ sĩ?
Nhưng có một điều chắc chắn, ông không chịu
rời bỏ Nga. Ông muốn nhìn cuộc sống cho đến phút
chót, dù với tư cách là một nhà văn
có đặc quyền, ông có thể bỏ đi nước ngoài; dù
ông biết rõ tình trạng văn học tại xứ sở của ông.
Ông tin tưởng rằng, một nhà văn sẽ tự băm vằm chính
anh ta cũng như những gì anh ta viết ra được, một khi rời bỏ quê
hương. Nhưng trên hết, những điều làm người khác kinh
tởm, sợ sệt lại dấy lên ở nơi ông ý thức về bổn phận,
và một điều gì giống như định mệnh, với một chút mùi
vị anh hùng. Điều ông lo nhất, không phải chuyện bị
bắt, bị tra tấn và sau đó, bị xử tử, mà là số
phận tác phẩm của ông. Một lần ở Paris, khi một người bạn hỏi:
"Anh có nghĩ rằng, ở Nga, rất nhiều tác phẩm có giá
trị không được xuất bản vì điều kiện chính trị?" Chắc
chắn như vậy. Những tác phẩm đó hiện ở trong tay mật vụ GPU.
"Ông nói sao?" Bất cứ một người có ăn học bị bắt là
anh ta được trao cho mẩu giấy và cây viết. "Hãy viết
đi".
Những điều ngạc nhiên về nhà tù Loubianka:
những khám phá mới mẻ từ những hồ sơ văn học của KGB, tác
giả Vitaly Shentalinsky, (bản tiếng Pháp của nhà xb Laffont,
1997), cho thấy một câu chuyện "thú vị": Vào đêm
Giáng sinh 1918, trong lúc Lênin đang ngồi xe Rolls-Royce,
chạy trong vùng ngoại vi Moscow, ông bị bốn kẻ lạ mặt kéo
ra khỏi xe, dí súng vào đầu, và lục soát
tiền bạc. "Tụi mi có biết ta là ai không?" "Tao
đếch cần biết", tên cầm đầu, Jacov Kochelko, còn có
biệt danh là The Wallet (Cái Bóp), trả lời. "Tao
là ông vua của Moscow". Lấy hết giấy tờ, cây súng
lục browning của Lênin, ông vua và đồng bọn nhẩy lên
xe phóng đi, vị lãnh tụ cách mạng, cận vệ và
viên tài xế đành lặn lội giữa trời tuyết đến trung
tâm đảng bộ, kiếm xe về Kremlin. Phải mất 6 tháng mật vụ
Xô-viết mới hạ được The Wallet. Trong túi ông vua có
một lá thư tình, mớ giấy bạc lủng lỗ đạn, và khẩu
súng của Lênin. Tay mật vụ hạ sát The Wallet tính
xào nấu thành quả của mình thành một câu
chuyện trinh thám cho một tờ báo địa phương, nhưng lại không
hài lòng với kết quả, và cuối cùng đã
giao hết cho Babel, để ông viết lại. Trao đúng thầy, bởi
vì Babel vốn có tài trong vụ sử dụng tiếng lóng
của dân tội phạm. Bọn cướp, The Bandits, được hoàn thành,
nhưng số phận cũng như tác giả của nó, nằm trong hồ sơ nhà
tù Lubyanka, cho đến khi được Shentalinsky lôi ra ánh
sáng. Tác giả cũng cho thấy, vài ông nhà
văn-nạn nhân lại thích chơi với trùm mật vụ-đao phủ.
Babel quen hai ông trùm dưới thời Stalin, ngoài
ra nghe nói, còn "có liên hệ mật thiết" với
vợ của một ông, Genrikh Yagoda, khách thường xuyên
tại villa của Gorky.
Babel bị bắt ngày 15 tháng Năm, 1939. Mật vụ lục
soát và khui ra một đống bản thảo khổng lồ đói với
một nhà văn nổi tiếng vì sự im lặng: 15 tập bản thảo, 18
sổ ghi và phụ đính, 517 lá thư... Babel biết rõ
số phận của ông, nhưng cố cứu mớ bản thảo, trong có nhiều
cuốn đã được hoàn tất, và đã từng năn nỉ
đám mật vụ, trao cho ông để ông "sắp xếp lại", và
"hứa hẹn" sẽ viết một cuốn tiểu thuyết ghi lại con đường "sa đọa" vào
những tội ác chống lại Xô-viết. "Cuốn sách đang nóng
bỏng trong đầu tôi. Tôi cảm thấy đầy hứng khởi và sức
mạnh, để viết nó ra...". Mấy ông chủ ngục làm sao
tin nổi chuyện đó, Babel thì khỏi nói. Mớ bản thảo
mất tiêu luôn, Shentalinsky tin rằng chúng đã
bị tiêu huỷ.
Cuộc hỏi cung thứ nhất kéo dài ba ngày,
đúng "tinh thần Kafka". Mọi tội đều có sẵn, cấm hỏi. Anh
bị bắt vì những hành động chống Xô-viết. Nhận tội
hay không? Không, tôi không nhận. Làm sao
anh vô tội, một khi bị bắt? Mấy năm gần đây, tôi không
viết được gì hết. Như vậy có thể bị coi là phá
hoại, không muốn viết dưới điều kiện do Xô-viết ấn định. Anh
muốn nói, anh bị bắt vì anh là nhà văn? Các
ông nói đúng, lẽ dĩ nhiên. Tác giả không
thể bị bắt, vì không còn viết được. Vậy thì
lý do thực sự của việc bắt anh là gì? Tôi thường
ra nước ngoài, và thường giao du với những phần tử Trotskists...
Hãy giải thích tại sao một nhà văn Xô-viết như
anh lại để kẻ thù ở hải ngoại lôi cuốn... Anh phải thú
nhận tội ác, hành động phản quốc... Đừng đợi chúng
tôi bắt buộc anh. Hãy thú tội đi.
Cuối cùng, Babel thừa nhận đủ những thứ tội, dù
vô lý cỡ nào. Ông nói với họ, ông
là điệp viên Pháp, và ông đã
từng chuyển cho A. Malraux những tài liệu về trại tập trung và
mật vụ. Ông đã từng nhỏ to với đám nghệ sĩ, và
đã từng cắt nghĩa nguyên nhân tự tử của Maiakovsky
là do không thể nào viết, dưới điều kiện Xô-viết;
đã từng liên can tới âm mưu ám sát Staline,
Chính Uỷ Quốc Phòng. Thê thảm nhất, nhục nhã
nhất, ông đã tố cáo một số bạn bè như Eisenstein,
Mikhoels, Yuri Olesha...
Vsevolod Meyerhold, đạo diễn sân khấu, bạn của Babel,
đã từng viết thư cho bạn, nhà ngoại giao Molotov: "Nếu
anh không viết, họ sẽ đánh đập anh, sao cho mỗi thứ rời
một nơi, trừ cái đầu và hai tay là họ không
đụng tới".
Phiên tòa Babel diễn ra tại một trong những văn
phòng của Beria. Chỉ kéo dài 20 phút. Những
lời nói chót của ông: Tôi vô tội. Tôi
không hề là một điệp viên. Không bao giờ cho
phép mình chống lại Xô-viết. Tôi tự buộc tôi
một cách sai lạc. Bị bắt buộc phải tố cáo bậy bạ chống lại
chính tôi và bạn bè... Tôi chỉ xin một
điều: hãy cho tôi hoàn thành tác phẩm
của tôi...".
Ông bị bắn vào lúc một giờ rưỡi, sáng
hôm sau. Bà vợ chỉ biết vào năm 1954. Trong bao năm
trời, bà đã năn nỉ xin được biết tin tức về chồng, và
chỉ nhận được những lời hứa hẹn. Bà vẫn nuôi hy vọng chồng
ở một nhà tù nào đó, tại Siberia, hay Kolyma,
và sẽ có một ngày, ông trở về. Năm 1947, bà
còn nhận được điện tín của nhà nước Xô-viết,
chồng bà vẫn còn sống, khoẻ mạnh, và sẽ được tha
vào năm 1948. Để tiện bề lo lắng cho thân nhân người
bị bắt, nhà nước cho một mật vụ đến ở luôn trong nhà
bà. Năm 1996, bà di cư qua Hoa-kỳ, hiện sống với Lida, cô
con gái của họ, và đứa cháu trai, tại Maryland.
Hồ sơ KGB cho biết, xác của Babel được thiêu tro,
gom chung thành Ngôi Mộ Tập Thể Số Một, và được đánh
dấu, hình như vào năm 1991 bởi những dòng chữ:
"Nơi đây an nghỉ, tro cốt của những con người vô tội, nạn
nhân bị tra tấn, hành quyết do những vụ đàn áp
chính trị. Hãy cầu xin chẳng bao giờ nhân loại quên
họ".
Và đây là một trong những tiếng cười vui
của ông, sau khi từ biệt vợ, trên đường tới nhà tù
Lubyanka, Babel quay qua một mật vụ: "Hình như tối qua đồng chí
không ngủ được nhiều?"
Cái hình Babel và đứa bé,
trang TV thì ghi là Babel and Nathalie, his oldest daughter
trong khi tờ NYB thì ghi là Babel with his grandson. Cái
nào đúng ?
http://www.nybooks.com/articles/2018/02/08/isaac-babel-horror-the-horror/
K
Tôi nghĩ, hình – của tờ Paris Review, mà theo
như tờ này cho biết, thuộc loại hiếm quí, và người
viết bài là người kiếm thấy bức hình, như vậy,
đây là hình cô con gái của ông.
Tks
Winter 1995: Một trong những số báo
đầu tiên của GCC, April, 98. Trong có bài phỏng
vấn Steiner. Bèn chơi liền!
Ba bài thơ của Simic,
là tìm đọc sau đó. Đã post & dịch trên
Tin Văn,
Và "Chân Dung
Nga".
Looking
on
a Russian
Photograph,
1928/1995
Chân
Dung
Nga
Isaac Babel and his Daughter
I was filled with regret when
I first discovered Isaac Babel's stories in 1975 or thereabouts. I had
already written four books as well as stories of my own. Babel's stories
were overwhelming. The regret I felt was that I had not read them earlier
and been influenced by him.
It was Robert Phelps, a writer whose judgment
of literature was unerring, who introduced me to Babel, even prescribing
the stories I should read before making up my mind, My First Goose, Dante Street, Guy de Maupassant
and The King.
I read them in a small, book-lined study that
Phelps kept, separate from his apartment, on East Twelfth Street, and
immediately fell under the spell of a writer I liked as much as any I
had ever known.
Babel's reputation was originally based on
Red Cavalry- stories
drawn closely from his experience as a correspondent attached to Budenny's
forces during the bloody civil conflict that followed the revolution of
1917-1918. The writing is brilliant, original and utterly unsentimental,
marked by that telltale sign of greatness, keen observation. Every sentence
is like an arrow thudding into the target, and Babel is stunningly succinct.
His famous dictum states that no iron can pierce the human heart so chillingly
as a period put in exactly the right place.
I have reread the stories, some published
long after his death in The Atlantic,
Commentary and The New Yorker,
many times. They are of an unquenchable freshness and somehow have -
this is Babel's genius - despite their barbarity, an immense kindness
of heart. Beyond the harshness they are filled with a perverse human nobility.
They have the power to console. It is a quality one finds in Turgenev, Chekhov
and Tolstoy.
Born in 1894, the son of a tractor salesman,
Babel was raised in Odessa and later lived in Moscow and for brief periods
in the 1920s and 1930s in Paris. He had two daughters, Nathalie and Lidya,
by different wives. The photograph is of Babel and Nathalie, his oldest
child, who was raised in France by her Russian mother and came to America
where she taught and later edited her father's work. In Babel's kind face
and high forehead, his wire-rimmed glasses, one can sense his personality:
cheerful, shrewd and somewhat mischievous. There is a hint of his great wisdom.
We cannot hear his voice, which was high-pitched and with a slight lisp,
but from his letters and the recollections of his friends, IIya Ehrenburg
and Konstantin Paustovsky among others, one gains the picture of a wonderful
man. I think of him agonizing over his work, "composing" as he liked to say,
writing and rewriting. Half a page a day was a huge amount for him. I think
of him living in Paris on a street called Villa Chauvelot, along the sea in
the mountains section of Odessa, and in meager lodgings in Moscow.
Like Pasternak, Mandelstam, Shalom Aleichem
and it's not far-fetched to include Isaac Singer, Babel was Jewish.
Strangely, he seems the least known though he may be the greatest of
them. Fame is a vapor. Babel's compatriot, Bunin, a generation older,
won the Nobel Prize but is little read today.
Babel was perhaps forty-six when he died.
His exact fate remains unknown. Crushed by censorship and official disapproval,
he was arrested in May 1939, towards the end of the terror, and disappeared
into the prison camps. His trunk, which contained countless pages of unpublished
work - he was famously long in revising and slow to submit stories-
disappeared with him and has never been found. It, too, vanished in
the pyre.
Stalin, who was responsible for the imprisonment
or death of tens of millions of his countrymen, sometimes made unexpected
telephone calls from his Kremlin office at night, to Pasternak and Ilya
Ehrenburg among others. Ehrenburg received such a call after Babel had
been arrested. Was Babel a good writer, Stalin asked him?
“A wonderful writer," Ehrenburg said.
Stalin's reply was a single word,
"Zhalko," he said-pity-and hung up.
That was the death knell.
James Salter
Note: Bài viết này,
Gấu hăm he giới thiệu với độc giả TV mà quên hoài.
Nó chửi bố đám nhà văn Mít. Tác giả
bài viết, thú nhận, ông xb vài cuốn sách,
thì mới khám phá ra Isaac Babel.
Giả như biết sớm thì đã thờ làm sư phụ,
và viết bảnh hơn nhiều rồi!
Đó là về phần đệ tử… hụt.
Về phần sư phụ… hụt, cũng có
điều dậy lũ... Mít chúng ta, về cái sự viết,
“chỉ 1 câu văn”:
Cái dấu chấm câu, thì đúng như 1 cái
dùi lửa, chọc thủng tim bạn, nếu đặt đúng chỗ!
Cười Vỡ Đêm Đen
Cuối thế kỷ, chúng ta
hãy thử tưởng tượng một chuyến tháp tùng Thánh
Peter, giả dụ như ông thánh này kiếm được chiếc chìa
khóa nhà tù Lubyanka, và thả hết những nhà
văn bị giết hại ở đây: bóng dáng oan hồn độc nhất
vẫn còn giữ được nụ cười ở trên môi, hẳn là
Isaac Emmanuilovich Babel.
Như bà vợ thứ nhì của ông, Antonina Piozhkova,
cho chúng ta biết, tiếng cười rất quan trọng đối với Babel.
Biết cười, chịu được sự bỡn cợt là
một đòi hỏi, khi đọc văn chương Nga, nhưng nó còn
một sắc thái văn hóa vốn nín lại những dấu hiệu
mở ra niềm hoan lạc. Có tất cả, thần thái nghiêm nghị,
niềm âu lo, nỗi đau khổ chịu đựng, nhưng thiếu hẳn sự rạng rỡ.
Ngay Gogol cũng gạt mọi nét hoan
hỉ, trong những bức chân dung. Nabokov hình như chỉ được
hưởng "tiếng cười vui", khi đã vượt biên giới tới Berlin,
Paris, và Ithaca.
Những nhận xét trên, áp
dụng cho xứ Bắc Kít, được chăng?
Nhân nhắc đến xứ Bắc Kít, và nhân 1
trong những vị sư phụ của nó, vừa mất, bèn post lại bài
viết về Nguyễn Đăng Mạnh. Ông này là bạn học của ông
cậu của Gấu, Cậu Toàn, em bà cụ Gấu
Phải đọc cái này, mới càng
thấm hiện tượng Chúa Sẩy Thai, Anus Mundi!
Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyễn Khải
Note:
Bài này đã được delete khỏi Diễn Đàn Forum
*
Ngay sau khi Nguyễn Khải
mất, tôi có anh bạn (Hoàng Dũng) trong Nam ra Hà
Nội, nói Nguyễn Khải chết không có đất chôn.
Đúng ra là không được chôn ở nghĩa địa Sài
Gòn (tại Thủ Đức), phải đưa lên nghĩa địa Củ Chi rất xa.
Tiêu chuẩn được chôn ở Thủ Đức, ngoài những ông
thành uỷ viên hay trung ương uỷ viên không kể,
phải có 65 năm tuổi đảng. Trần Duy Châu, nguyên hiệu
phó Đại học Sư phạm Sài Gòn, khi chết mới có
58 tuổi đảng, không đủ tiêu chuẩn, phải đưa đi Củ Chi. Nguyễn
Khải tất nhiên cũng phải đưa đi Củ Chi.
Võ Văn Kiệt thấy
thế chắc lấy làm xấu hổ, nên can thiệp. Ông tuyên
bố nhường suất chôn ở Thủ Đức của ông cho Nguyễn Khải.
*
Khó hiểu thực. Tại
sao Víp Va Ka lại xấu hổ?
Không có
đất mà chôn? Ăn cướp cả Miền Nam vậy mà vẫn không
có đất để mà chôn?
Càng viết càng
nhục. Chết vẫn chưa hết nhục! NQT
Hồi Ký Nguyễn Đăng
Mạnh
Những con
thú ăn mồi sống
Nhà
văn Bắc Mỹ Paul Theroux, tác giả “The Mosquito Coast”, một cuốn
tiểu thuyết thú vị, và nhiều cuốn sách du lịch rất
ăn khách, một...
See More
Những con
thú ăn mồi sống
Nhà
văn Bắc Mỹ Paul Theroux, tác giả “The Mosquito Coast”, một cuốn
tiểu thuyết thú vị, và nhiều cuốn sách du lịch
rất ăn khách, một bữa khám
phá ra là, một tiệm sách ở Anh rao bán một
số tác phẩm của ông, cuốn nào cũng có chữ
ký, và thủ bút của tác giả, là những
dòng đề tặng Ngài Sir Vidia S. Naipaul. Tức điên
lên, ông bèn viết thư cho nhà văn Nobel, và
ông này, thay vì phúc đáp, thì
để cho vợ ra đầu ngõ, vén váy, đi vài đường
bồm bộp [nguyên văn, thay vì đích thân trả
lời, Naipaul trao trách nhiệm này cho bà vợ mới,
một ký giả Pakistani, “đần độn như là nhan sắc đẹp đẽ”
của bà, nhưng cho dù đần độn, mớ chữ ít ỏi của bà
cũng đủ để đi vài dòng chế nhạo.
Sự trả thù
của ông Theroux mới khủng khiếp làm sao: Chẳng thua gì
giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh!
[Ông này cũng đem sách văn hữu tặng, bán
ve chai, lấy tí tiền còm!]
Llosa,
tác giả bài viết “The Predators” mà Gấu đang đi một
đường giới thiệu độc giả Tin Văn, khuyên độc giả chớ có mua
cuốn sách vừa tai tiếng vừa rất ư cụp lạc, “Sir Vidia’s Shadow:
A Friendship across Five Continents” [Cái bóng của Naipaul:
Một tình bạn xuyên qua năm lục địa].
Bởi vì vừa đọc vài dòng, là bạn
không thể nào rứt ra nổi!
Theroux,
đệ tử, nhỏ hơn Naipaul chừng 10 tuổi, gặp sư phụ ba chục năm trước
đây tại Keynia, Đại Học Makerere, nơi cả hai cùng làm
việc. Đệ tử bị sư phụ hớp hồn, cả về tài năng lẫn nhân cách,
vào lúc đó, Naipaul đã nổi như cồn với những
tác phẩm như A Bend in the River, hay A House for Mr. Biswas. Theroux
trở thành đệ tử, tài xế, và tà lọt, và
để tưởng thưởng, Naipaul thỉnh thoảng cũng đưa ra vài ngón
nghề, của một thiên tài văn chương, và, lâu
lâu, giống như quẳng cho một người ăn xin vài đồng lẻ, Naipaul
cũng lèm bèm cùng đệ tử, về quan niệm của ông
về thế giới, về con người, về Phi Châu, về lịch sử.
Những bài
học này thật bảnh, thật sáng chói, chắc hẳn, bởi
vì đệ tử ghim vào ruột, chẳng bỏ qua một chi tiết nào,
để rồi bao nhiêu năm sau, gậy ông đập lưng ông, đem
ra xài, và [vẽ rắn] thêm chân cho chúng.
Đương nhiên
là, những quan điểm của Naipaul, trong những lúc phởn
phơ như thế, không thể nào in ra được. Lúc đó
chưa có net, và, như trường hợp hồi ký Nguyễn Đăng
Mạnh, không có một thằng phải gió nào, không
hiểu sao vớ được, và “hê” ầm lên. Gấu nghi, chính
me-xừ Nguyễn Đăng Mạnh cố tình làm ra như vậy! Bởi vì
một khi viết ra được một câu sướng đến phát điên lên,
thí dụ, tả cảnh Nguyễn Đình Thi run như cầy sấy trước
Tố Hữu, như con ếch nhìn thấy con cua, mà lại không
công bố cho mọi người cùng thưởng thức sao?
Cũng thế,
với Naipaul. Khi những nhà thơ trẻ Phi Châu tới đọc thơ
cho ông nghe và xin ý kiến, ông phán,
vứt ngay vô thùng rác cho ta! [Có thể Sến
cô nương đã từng nghe chuyện này, và… mô
phỏng chăng, khi phán về nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, khi
anh gửi tác phẩm, “Tiếng Nói”, dịch Linda Lê, xin
ý kiến bà chị, không ngửi được!(1)] Có khi ông
nức nở khen, chữ ai viết mà đẹp thế! Khi được hỏi về giải thưởng
thơ của Hội Nhà Văn Mít, ông nhỏ nhẹ khuyên,
chỉ nên phát giải ba, giải nhất giải nhì kể như không
có! Được hỏi về văn chương Phi châu, ông thuổng ngay
câu của nhà văn nhớn ra đi từ Miền Bắc, Vũ Thư Hiên,
khi ông này được hỏi về văn học hải ngoại: “Này có
thứ đó thiệt hả”? [But does it exist?]
Naipaul
chẳng hề hổ thẹn, khi phán về văn chương Phi châu, một khi
đám trắng bỏ đi, nó sẽ trở về thời dã man. Và
để chọc quê người bản xứ, ông gọi xứ sở của họ bằng những cái
tên thời còn thực dân.
Llosa thú
nhận, ông thừa sức viết vài cuốn sách như thế, về
những văn hữu của ông, những người mà ông quen biết,
bởi vì lúc này, lúc nọ, ông nghe được
cả lố những điều khủng khiếp từ miệng của họ thốt ra, thường là
vào đêm khuya, khi rượu vào lời ra, khi mầy tao chi
tớ với nhau, và văng ra đủ thứ. Và gặp một tay có
tài như Theroux [số một, trong số những nhà văn hạng nhì],
bạn vô tình đọc phải, là không thể nào
rứt ra được, chuyện đương nhiên: nhân vật Vidia S. Naipaul
mà ông ta sáng tạo ra, ở trong cuốn sách của
ông, thì cũng độc địa chẳng kém chi người kể chuyện,
tức chính ngài Theroux, đích thị Ngài.
Bất cứ một
cá nhân con người nào, thì cũng có
lúc, hoặc thậm xưng, hoặc cường điệu, hoặc bốc phét, hoặc
lỡ lời, đưa ra một nhận định cay nghiệt, dã man, hoặc một câu
khôi hài đen, về một ai đó. Ông bạn của tôi
[Llosa], Carlos Barral, một thiện nhân quân tử, một tay phong
nhã có hạng, vậy mà chỉ chơi thêm một ly gin
thứ nhì, là như ma quỉ được xổ lồng, xổ ra những lời quỉ
ma nhất mà tôi chưa từng được nghe. Mặc dù độc giả
đã được cảnh giác ngay từ đầu, đây là một cuộc
"Thanh Toán tại OK Corral" giữa sư phụ và đệ tử, nhất là
khi đệ tử bị chính ông thầy, là người mà mình
tôn thờ, chơi mình, gặp thứ đệ tử số 1 trong những nhà
văn hạng nhì, cỡ như tay Nguyễn Trọng Văn, với thầy Nguyễn Văn Trung,
chẳng hạn, làm sao mà trò tha thầy cho được cơ chứ!
Có thể, trong khi mê mải kể xấu Thầy, trò đã
rớt trúng cái bẫy do mình đặt ra, bị ma thuật, là
cái trò kể chuyện đó hớp mất hồn vía, theo
kiểu, chúng nhân thường mê “hóng chuyện”, “buôn
chuyện”? Cũng có thể, nhưng nguyên uỷ ở đây, theo tôi,
là, cuốn sách, dù muốn dù không, rớt
vào loại ‘testament’, di chúc, giữa thầy và trò,
đúng như Nguyễn Trọng Văn đã từng bật mí, bởi vì
chỉ có ông mới biết, thầy của ông đã từng năn
nỉ nhà nước mới như thế nào. Cũng vậy, ở đây trò
Theroux tự cho mình có bổn phận phải bật mí tất cả những
gì xấu xa đê tiện nhất của sư phụ Naipaul.
Khủng khiếp
nhất, là, cuốn sách cho chúng ta thấy, không
chỉ một Theroux, mà bất cứ ai trong chúng ta, nói
chung, cả nhân loại đều có một lúc nào đó,
không tránh khỏi bị sa đọa như vậy!
Đọc cuốn
sách, Llosa bỗng nhớ đến một tiểu luận của Ortega, thật tuyệt
vời, được viết như là một lời bạt cho một cuốn sách về
săn bắn của bá tước Yebes. Thoạt đọc, thì tưởng như một thứ
tạp ghi, một thứ áo thụng vái nhau, dành cho bạn,
là một nhà quí tộc, nhưng đây đúng
là một trầm tư trầm trọng về một cái hang động thời tiền
sử nằm ở trong tim trong hồn con người hiện đại. Và ở trong cái
hang động đó vẫn còn nguyên cái bản năng nguyên
thuỷ, và cái ước muốn, đòi hỏi, cái nhu cầu
không có không được: xé xác, ăn tươi nuốt
sống con mồi.
Ortega
xem xét những liên hệ của con người với Thiên nhiên,
sự quyến rũ u ám, có từ thời cổ đại của cái chết,
ở nơi con người, những từ ngữ, những tiếng la rú, của con người
và loài vật khi chứng kiến hoặc kinh nghiệm sự hung bạo.
Đúng như Huizingua nhìn thấy sự trình bầy mang tính
biểu tượng, the symbolic presentation, của tiến hoá lịch sử ở trong
những trò chơi, Ortega, trong bản văn phức tạp, bí ẩn, nhìn
ra những nhập thân khác nhau của trò săn bắn, như
tổng số của phận người. Trong cuộc phát triển của con người,
từ hang tiền sử tới nhà chọc trời, hình ảnh trung tâm
là cuộc săn đuổi mang tính huỷ diệt, máu me, chết chóc,
mà không một nền văn minh, tôn giáo, triết
học nào giải thoát chúng ta ra khỏi. Con người cần
giết, nó là một loài ăn sống nuốt tươi con mồi. Man
needs to kill; he is a predatory being. Nó làm như vậy
từ bao nhiêu ngàn năm, bởi vì đó là
cách độc nhất để sống còn đối với nó, để có
thịt mà ăn, để khỏi bị ăn thịt. Nó làm điều này
kể từ khi có nó, hoặc tàn nhẫn, hoặc nhẩn nha, thanh
lịch, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua uỷ quyền, bằng dao, bằng
súng, bằng những nghi lễ, bằng những biểu tượng; nếu nó
không làm, thì sẽ bị nghẹt thở, giống như một con cá
bị lấy ra khỏi nước. Chính vì vậy mà hình
ảnh một con thú hai chân, đi giầy bốt, mặc áo da
thú, cầm khẩu súng lắp đạn, nhắm vào con một nai
vàng ngơ ngác dạo trên lá vàng khô,
(mà một số người coi là một bức tranh dũng cảm hào
hiệp, ‘gallant’), gây gai gai nơi mấy đầu ngón tay, như là
một hình ảnh ám ảnh, nhức nhối về phận người.
Văn chương
là một nghệ thuật ‘thề phanh thây uống máu quân
thù’, thề ăn sống nuốt tươi địch thủ. Literature is a predatory
art.
Bạn đọc
dư sức tưởng tượng ra được, nỗi hả hê của Nguyễn Đăng Mạnh sau
khi viết xong câu văn, tả cảnh ông ta đích mắt chứng
kiến con mồi Nguyễn Đình Thi run như cầy sấy, trước con vật ăn
mồi sống, là Tố Hữu!
Văn chương
là một thứ nghệ thuật xé xác, ăn sống nuốt tươi
con mồi. Nó huỷ diệt cõi thực với những biểu tượng, xây
dựng một thế giới giả, a mock world, và mang nó vào
cuộc đời giả, fictitious life, với sự kỳ quái, fantasy, và
những chữ, một kỷ xảo được xây dựng bằng những vật liệu chôm
chĩa từ đời sống. Nhưng tiến trình xây dựng thường kín
đáo, thường xuyên vô thức, kể từ khi nhà văn
chôm chĩa – và nhào nặn, làm biến dạng, cái
gì đã được sống, cái gì là thực, what
is lived and what is real, bằng bản năng, và bằng trực giác
nhiều hơn là bằng sự vô tư thoải mái, luôn luôn
ý thức đuợc cái việc mà mình đang chôm
chĩa đó, và sau đó, nghệ thuật, ma thuật, trò
khéo tay về ngôn từ của anh ta phủ một tấm màn không
thể nào lọt qua được, lên những gì đã được
chôm chĩa từ đời sống. Và nếu anh ta có tài,
tội ác của anh ta không bị phát hiện.
Trong trường
hợp cuốn sách của Theroux, không phải như vậy. Tác
giả chẳng hề cố gắng giấu diếm hay biện minh: Ông ta có
một cú cần phải thanh toán với một người bạn cũ, một người
mà ông rất kính mến. Người này đã chơi
ông một cú thật đau. Vì vậy, ông giết ông
ta, viết một cuốn sách đáp lễ, thật dữ dằn, hòn đất
ném đi, hòn chì ném lại là vậy.
May mắn
thay, những người bị giết kiểu này, thì thường sống sót,
và mạnh khoẻ. Tôi, Llosa, hy vọng, ông Naipaul sống
sót liều độc dược. Ông ta là nhà văn bảnh
nhất hiện đang còn sống của dòng văn chương viết bằng tiếng
Anh, một trong những nhà văn vĩ đại mà thời đại chúng
ta đã sản xuất ra được. Trong những tiểu thuyết, tiểu luận, sách
du lịch, hồi ký được xuất bản trên toàn thế giới,
độc giả thưởng thức một thứ văn xuôi cực kỳ chính xác
và thông minh, tác giả sẵn sàng gạt bỏ không
tiếc thương những chi tiết rườm rà, vô bổ. Tính châm
biếm của chúng thì thực là tế nhị, đôi khi
đểu giả, cay độc, thường xuyên làm toé máu,
và từ đó, sự thực lộ ra, những sự thực phản bác hay
chọc quê những ý nghĩ, tư tuởng đã được đóng
hộp của thời đại chúng ta. Không ai đập phá tan tành
những ngụy biện, những dối trá của trò ngoan đạo của Thế
Giới Thứ Ba, không ai phạng một cách chi li, tới nơi tới
chốn, và thật là diệu vợi, thái độ khệnh khạng, tầm
phào, lãng nhách của đám trí thức hãnh
tiến Ấu Châu, như Naipaul đã làm, trong những cuốn
tiểu thuyết của ông, hay là với một sức mạnh trí thức,
mà ông đem lại cho những bài tiểu luận của mình,
hay chứng minh một cách đầy dẫn dụ tính ma mị, xảo quyệt,
và tính cơ hội thường được ẩn giấu ở bên dưới những
lý thuyết hay những thái độ như vậy. Chính vì
thế mà ông muốn trở thành hơi bị ghét một cách
phổ cập, đại chúng, that is why he tends to be universally detested,
mặc dù bất cứ một nhà phê bình cũng phải
cúi chào tài năng của ông.
Note: Bài
viết này, được 1 bạn văn đăng lại, trên blog của anh, thành
thử Gấu phải “bạch hóa” mấy cái tên viết tắt, cho
dễ hiểu, và nhân tiện, đi thêm 1 đường về Naipaul.
Ông này cũng thuộc thứ cực độc, nhưng quả là
1 đại sư phụ. TV sẽ đi bài của Bolano viết về ông, đã
giới thiệu trên TV, nhưng chưa có bản dịch.
Bài viết này, theo GCC, đến lượt nó, qua
khứu giác của Bolano, làm bật ra con thú ăn thịt
người nằm sâu trong 1 tên…. Bắc Kít!
Note:
NL không chịu nổi cả Nguyễn Khải lẫn Tô Hoài,
như trong 1 entry Gấu nhớ đại khái.
Cái cú nổi loạn sau cùng của sĩ phu Bắc
Kít, là vào năm 1954, sau khi rời hang Pác
Bó, về được Hà Nội, và đòi quyền được viết
– cái gì gì, Đảng biết gì về văn chương
mà đòi dậy chúng ta viết văn. Nhưng sau khi bị
đánh tan nát, là hết.
Nhân tiện, đang đọc 1 thi sĩ Ba Lan, sinh năm 1943 ở trại
tù Nazi. Bèn giới thiệu, và đi 1 đường nhận xét.
Cái,
xứ Bắc Kít cực thiếu, là 1 niềm tin về tôn giáo.
[Đặt cục gạch, rồi tính sau]
...Continue Reading
Bài
thơ mở ra tập thơ:
I Believe
for Stanislaw and Anna Baranczak
The truth
is: at times I believe
in the existence of the other world, I believe in ghosts,
in vampires sucking your brain and blood,
perhaps in the end I fear even more than believe
(which comes to the same thing in our time: to fear-to
believe).
At those times I try not to sit with my back to the door,
a door has a life of its own, and what's more,
I've become superstitious, I don't talk about my dreams
or hopes aloud anymore, so I don't scare them off, I avoid
uttering words that could come back to haunt me,
I cross them out of old poems (and for that matter
not only I), but I won't hide the fact
that I sometimes forget these measures of security,
drink vodka, love a woman, go on a trip, think
telepathic thoughts, turn my back
to the door-which has its own life
and sooner or later will open,
and sooner or later I'll feel the touch
of that icy hand, which may only give me a sign
or may without warning tighten around my heart,
the truth is: I don't believe this is the hand
of Osip Mandelstam or Georg Trakl,
or of any other poet who, independently of the human
or inhuman death he met,
still speaks
to us with his living words.
Bài
thơ thứ ba:
Buddha, Christ
Buddha,
Christ,
in vain you hide
in so many incarnations
Phật ư, Chúa
ư?
Mấy người ẩn náu, nhập thân
Trong cái chó gì
Thì ta cũng nhận ra!
Viết
mỗi ngày
Kafka vs Beckett
"He's lost
but he's not spiritually precarious, he's not falling to bits. My people
seem to be falling to bits."
Samuel Beckett
on Kafka
"I've only read Kafka in German -- serious reading -- except
for a few things in French and English -- only The Castle in German.
I must say it was difficult to get to the
end. The Kafka hero has a coherence of purpose. He's lost but he's not spiritually
precarious, he's not falling to bits. My people seem to be falling to bits.
Another difference. You notice how Kafka's form is classic, it goes on
like a steamroller -- almost serene. It seems to be threatened the whole
time -- but the consternation is in the form. In my work there is consternation
behind the form, not in the form."
-- SAMUEL BECKETT, interviewed by Israel Shenker in the New
York Times, 5 May 1956, Section II, 1, 3.
Note: Theo GCC Beckett không chịu nổi Kafka.
Chứng cớ?
http://www.tanvien.net/tg/tg_tin_van_01.html
6. "Ít ra ông ta có thể chăm sóc
vườn tược."
("At least he could garden")
Trên đây là câu phẩm bình
Kafka, của Samuel Beckett. Nghe có vẻ chua chát, nhưng
làm sao mà ra nông nỗi như vậy?
Thời điểm một Paris hậu chiến. Beckett lúc này
đang cố vượt ra khỏi cái bóng của James Joyce. Bất hạnh
thay, Kafka đang ở trên đỉnh, còn cao hơn cả James Joyce.
Ngay ở Dublin, quê hương Joyce, Beckett "buồn phiền" báo
cáo với "sư phụ": đám trí thức đang bận rộn đọc
Kafka để tìm coi trong đó có cái gì
giông giống với Ulysses hay không. Thế là Beckett bắt
đầu "tự khẳng định mình": rằng tôi không phải là
một kẻ theo gót Kafka. Những phẩm bình Kafka trên tờ
New York Times cho thấy nỗi bực bội của Beckett:
"Tôi chỉ đọc Kafka bằng tiếng Đức – đọc nghiêm túc…
chỉ Toà Lâu Đài bằng tiếng Đức. Tôi phải nói
thế này: thật khó mà đọc cho hết cuốn sách.
Nhân vật của Kafka biết anh ta muốn gì. Anh ta bị tiêu
tùng, nhưng anh ta không bấp ba bấp bênh, nói
về mặt tinh thần (He’s lost but he’s not spiritually precarious), anh
ta không rã ra thành từng mảnh. Những con người của
tôi hình như rã vụn ra. Một khác biệt khác
nữa. Bạn để ý, hình thức của Kafka là cổ điển. Nó
cứ thế mà đi, giống như một cái xe lăn (steamroller) – hầu
như thật bình thản. Nó "có vẻ" bị hăm dọa trọn thời
gian – nhưng sự khiếp đảm là ở hình thức. Trong tác
phẩm của tôi, sự khiếp đảm ở phía sau hình thức, không
phải ở trong hình thức. (In my work there is consternation behind
the form, not in the form).
Không nghi ngờ chi, Beckett đọc Toà Lâu Đài,
và bị ảnh hưởng. Dấu vết có thể nhận ra trong tiểu thuyết
sau cùng viết bằng tiếng Anh của ông: Watt. Nhân vật
Klamm trong Toà Lâu Đài đã gợi hứng cho Beckett
đẻ ra nhân vật Knott, và luôn cả Godot. Một trùng
hợp ‘nhức nhối" nữa: một trong những chương sách của Kafka, có
tên là: Das Warten auf Klamm, hay "Waiting for Klamm" (chương
này đã bị Max Brod, bạn của Kafka, bỏ đi).
Tình trạng hàng thịt nguýt hàng
cá, đối với Beckett, dai dẳng cho tới gần chót đời. Trong
một lá thư gửi cho bạn vào năm 1983, Beckett vẫn còn
ca cẩm. Nhớ lại một câu trong nhật ký của Kafka: "Làm
vườn. Chẳng hy vọng chi cho tương lai. (Gardening. No hope for the future)",
Beckett "hóm hỉnh" thêm vô: "Ít ra ông
ta còn có thể làm vườn".
Daniil Kharms, pseudonym of Daniil
Yuvachov
(1905-42)
Daniil Ivanovich Yuvachov was born in St Petersburg. He adopted
the pseudonym 'Kharms' (partly, at least, in homage to Sherlock
Holmes) while still at school. Of its several possible transliterations,
he himself preferred 'Charms', punning on the English 'harm' and
'charm'. An admirer of Edward Lear and Lewis Carroll, he cultivated
the manner of a pipe-smoking English eccentric even during the 1930s.
His father, a member of the terrorist
organization the People's Will, was arrested as a young man; after
four years in solitary confinement and eight years of penal servitude,
he returned to St Petersburg in 1895 and became a devout member of
the Orthodox Church. His son seems to have inherited both his courage
and his spiritual concerns. Kharms was interested in mystic literature,
including the Kabbalah, and his favorite books included Hoffmann's
stories and Knut Hamsun's Mysteries. Among his friends were Vladimir Propp,
author of an influential analysis of the structure of the magic tale,
and Maria Yudina, a pianist who made no secret of her devotion to Orthodoxy.
Kharms drew and painted throughout his life and was close to several
important artists, some of whose work is only now being rediscovered.
In his early twenties Kharms
studied at a technical college but never graduated; later he
enrolled on a film course, which he also failed to complete. In 1928
he helped found the avant-garde OBERIU. In early 1930 this was disbanded,
and in December 1931 Kharms and his friend Vvedensky were arrested.
Though sentenced to 'internal exile' for three years, they were allowed
to return to Leningrad in early 1933.
Kharms earned his living by writing
for children, publishing twelve books of stories during the last
twelve years of his life. But after publishing the poem beginning
'A man once walked' in a children's magazine in 1937, Kharms was unable
to publish anything for a year; the poem was evidently read as an allegory
of the purges. Rearrested in 1941, after the German invasion, Kharms
died in a Leningrad prison hospital. Only in 1988 was his work for
adults first published in book form in the Soviet Union.
Kharms wrote poems, stories and
plays. We include examples of his prose as well as his poetry,
which is more personal. The difference between his poetry and his prose
has been well described by Nakhimovsky: 'The world of Kharms's personal
works [i.e., his poetry] is an ordinary one, illuminated from time
to time by a desire for faith or the flash of a grotesque imagination.
In Kharms's fiction, the grotesque takes leave of the narrator's thoughts
and becomes reality itself.
Prayer before Sleep 28 March 1931
at
Seven O’clock in the Evening
'Lord, in broad daylight
apathy overcame me.
Allow me to lie down and fall asleep Lord,
and while I sleep fill me Lord
with your strength.
There is much I want to know,
but neither books nor people
will tell me this.
May You alone Lord enlighten me
by means of my verses.
Wake me strong for the battle with meanings,
swift in the arrangement of words
and zealous to praise the name of God
for ever and ever.'
Robert Chandler
Old Women Falling Out
Excessive curiosity made one old woman fall out
of a window,
plummet to the ground and break into pieces.
Another old woman poked her head
out of a window to
look at the one who had broken into pieces, but
excessive curi-
osity made her too fall out of the window, plummet
to the
ground and break into pieces.
Then a third old woman fell out
of a window, then a fourth,
then a fifth.
When a sixth old woman fell out,
I felt I'd had enough of
watching them and I went off to the Maltsev Market
where I
heard that a blind man had been given a knitted
shawl.
(1937)
Robert Chandler
*
Here's the rain crashing down,
time has stopped.
The clocks go on helplessly knocking.
Grow, grass, you don't need time.
Speak, Holy Spirit, you don't need words.
(1937)
Robert Chandler
This is how hunger begins:
first you wake in good cheer,
then weakness begins,
and then boredom,
and then comes the loss
of the power of swift reason
and then comes calm -
and then the horror.
(1937)
Robert Chandler
A man once walked out of his house
with a walking stick and a sack,
and on he
went,
and on he
went:
he never did turn back.
He walked as far as he could see:
he saw what lay ahead.
He never drank,
he never slept,
nor slept nor drank nor ate.
Then once upon a morning
he entered a dark wood
and on that
day,
and on that
day
he disappeared for good.
If anywhere by any chance
you meet him in his travels,
then hurry
please,
then hurry
please,
then hurry please and tell us.
(1937)
Matvei Yankelevich and Eugene Ostashevsky
The Penguin Book of Russian Poetry
Daniil Kharms
Among the millions killed by
Stalin was one of the funniest and most original writers of the
century, Daniil Kharms. After his death in prison in 1942 at the
age of thirty-seven, his name and his work almost disappeared, kept
alive in typescript texts circulated among small groups of people in
the then Soviet Union. Practically no English-speaking readers knew
of him. I didn't, until I went to Russia and came back and read books
about it and tried to learn the language. My teacher, a young woman
who had been in the U.S. only a few months, asked me to translate a short
piece by Daniil Kharms as a homework assignment. The piece, "Anecdotes
from the Life of Pushkin," appears in CTAPYXA (Old Woman),
a short collection of Kharms's work published in Moscow in 1991. Due
to my newness to the language and the two dictionaries and grammar
text I had to use, my first reading of Kharms proceeded in extreme slow
motion. As I wondered over the meaning of each word, each sentence; as
the meaning gradually emerged, my delight grew. Every sentence was, funnier
than I could have guessed. A paragraph began: "Pushkin loved to throw
rocks." Openings like that made me breathless to find out what would
come next. The well-known difficulty of taking humor from one language
into another has a lesser-known correlate: when, as sometimes happens,
the translation succeeds, the joke can seem even funnier than it was to
begin with. As I translated, I thought Kharms the funniest writer I had
ever read.
His photograph facing the title page only confirmed
this. At first glance he appeared crazy or fierce, but on closer
inspection I could see the weirdness of a deeply funny guy. I wanted
to know all I could about him. My teacher told me that he was a founding
member of an artistic movement called OBERIU that the name came from
the first letters of the Russian words for Association for Real Art,
that he and other members of the group fell into disfavor and were
killed, that when she was little she knew him as the author of poems
and stories for children. We read some of his writing for children,
work as blithe and whimsical and heedless as the stories in
GTAPYXA were dark. In
Russia's Lost Literature of the Absurd,
a selection edited and translated by George Gibian (1971), I learned
that Kharms was born Daniil Ivanovich Yuvachev in Petersburg in 1905;
that his father, an intellectual and revolutionary, had been imprisoned
and exiled to Siberia; that with his father he shared an interest in
stories of fantasy; that he suffered from melancholy; that he admired
Gogol, Knut Hamsun and Bach. A colleague said of him, "Kharms is art."
Much of his work consisted of public readings, pranks, performances
and daring gestures. With the Bolsheviks in power and the nobility vanished
or in prison, Kharms assumed the guise of an aristocrat, complete with
false mustache and a briefcase containing his own personal silver drinking
cups. To attract people to a reading performance of the OBERIU group,
Kharms strolled on a fifth-floor ledge in Saint Petersburg smoking a pipe
and loudly announcing the event to passersby.
In short, he was a cool guy, too funny for communism,
or at any rate for Stalin's version of it. After the successful
production of his play, Elizabeth Bam, a comedy about a woman who
is waiting to be arrested and killed, the press attacked the OBERIU,
later accusing them of "reactionary jugglerism" and "nonsense poetry
. . . against the dictatorship of the proletariat." Police arrest d
him on the street in 1941; when his wife went to take him a package
at the prison hospital in February, 1942, she was told that he had died
two days before. Fourteen years after his death he was officially "rehabilitated."
Bibliographies listed him only as an author of children's books. More
recently, the larger outline of his work has begun to emerge; perhaps
soon there will be a complete collection by which we can get to know him
better. So far I have only scratched the surface on Kharms.
-Ian Frazier
Trong số hàng
triệu con người bị Stalin sát hại, có một nhà
văn tức cười nhất, uyên nguyên nhất, của thế kỷ: Daniil
Kharms. Sau khi ông chết ở trong tù, vào năm 1942,
khi 37 tuổi, tên và tác phẩm của ông hầu
như biến mất, và chỉ còn sống dưới dạng chép tay,
lưu truyền giữa những nhóm nhỏ, ở một nơi có tên
là Liên Bang Xô Viết.
Thực tình là, không có
một độc giả Anh ngữ nào biết về ông. Tôi (Ian
Frazier) cũng vậy, cho tới khi đi Nga, trở về, đọc những cuốn sách
về nó, và cố gắng học tiếng Nga. Cô giáo
của tôi, một người đàn bà trẻ chỉ ở Mỹ được vài
tháng, đã ra bài làm ở nhà cho
tôi như sau: hãy dịch một đoản văn của Daniil Kharms ra
tiếng Anh. Đoản văn "Những mẩu chuyện từ Cuộc Đời Puskhin", (Anecdotes
from the Life of Puskhin) là ở trong CTAPYXA (Bà Già),
một tuyển tập nhỏ tác phẩm của Kharms, đã được xuất bản
ở Moscow vào năm 1991. Tiếng Nga, hai cuốn từ điển, và
một cuốn sách văn phạm, tất cả đều quá mới, lần đọc Kharms
đầu tiên của tôi thật là chậm như sên. Cùng
với sự mầy mò từng từ, từng câu, niềm hân hoan của
tôi gia tăng, khi ý nghĩa của chúng lộ dần ra. Mỗi
câu là một tức cười, hơn cả dự đoán của tôi
về nó. Một đoạn văn bắt đầu như thế này: "Puskhin mê
ném đá". Những mở đầu như vậy làm cho tôi nghẹt
thở: làm sao đoán ra nổi cái gì sẽ tới
liền sau đó.
Giữ được chất tiếu lâm, khi chuyển dịch ngôn
ngữ, là một điều khó khăn vô cùng,
ai nấy đều biết. Nhưng có một hệ quả, ít được biết:
đôi khi, trong tiến trình dịch thuật, câu chuyện
có vẻ tếu hơn là lúc thoạt đầu chúng ta
nghĩ về nó. Trong khi dịch, tôi nghĩ Kharms là
một nhà văn tức cười nhất mà tôi đã từng
đọc.
Ian Frazier, qua cuốn Văn Chương Phi Lý
Đã Mất của Nga (Russia’s Lost Literature of the Absurd),
được biết, Kharms ra đời với tên Daniil Ivanovich Yuvachev,
tại Petersburg vào năm 1905. Cha ông, một nhà
trí thức cách mạng bị cầm tù và đầy
đi Siberia. Ông thừa hưởng từ người cha, đam mê chuyện
kỳ quái. Ông đau khổ vì "buồn" (that he suffered
from melancholy). Mê Gogol, Knut Hamsun và Bach. Một
bạn đồng học nói về ông: "Kharms là nghệ thuật"
(Kharms is art). Cùng với sự lên ngôi của "nhà
vô sản", và sự vào tù của "nhà
quí tộc", Kharms cảm thấy thích thú trong bộ
dạng một nhà quí phái, cộng thêm hàng
ria mép giả thỉnh thoảng lại nhinh nhích, hinh hỉnh,
cộng thêm chiếc cặp da kè kè bên mình,
trong là những… chiếc ly uống rượu bằng bạc! Để lôi
kéo khán thính giả cho một buổi trình
diễn kịch của nhóm OBERIU, ông di dạo ở chót vót
phía bên trên thành phố Saint Petersburg,
miệng ngậm ống vố, và la lớn, thông báo cho những
bộ hành qua lại phía bên dưới, về "biến cố quan trọng"
kể trên!
Nói tóm lại, một gã vui nhộn,
quá vui nhộn đối với chủ nghĩa Cộng Sản. Đối với bất cứ
một ấn bản nào của Stalin, về chủ nghĩa Cộng Sản. Sau thành
công của vở kịch "Elizabeth Bam", một hài kịch về
một người đàn bà chờ… "được bắt và được giết",
báo chí nhà nước kết án nhóm
kịch của ông là… "trò múa may phản động,
thơ ca vô nghĩa… chống lại nền chuyên chính vô
sản". Ông bị bắt ở ngay trên đường phố, vào năm
1941. Khi vợ ông đi thăm nuôi, vào năm 1942, bà
được thông báo, ông chết hai ngày trước đó.
Mười bốn năm sau khi mất, tên tuổi của ông được phục hồi.
Những nhà chuyên viết tiểu sử xếp ông vào
danh sách: viết chuyện cho nhi đồng.
Ian Frazier
The Paris Review Winter 1995
Chân Dung Nga
Những bức hình sau đây
là từ một lố mới kiếm thấy, từ những hồ sơ có đóng
mộc ở Moscow, một vài bức có giai thoại riêng, thí
dụ, đã được giấu kỹ trong ống thông hơi ở tận đáy
thang máy! Năm trong số, Akhmatova, Chekhov [với con chó],
Nabokov, Pasternak (với sách), và Tolstoy (cưỡi ngựa), từ
một cuốn có tên là Thế Kỷ Nga, xb cuối năm ngoái
[1997], bởi Random House. Bẩy trong cuộc tìm kiếm đó không
được đưa vô cuốn Thế Kỷ Nga,
và được in ở đây, lần thứ nhất: Bulgakov, Bunin, Eisenstein (trong một nhóm với Pasternak
and Mayakovski), Gorki, Mayakovski, Nabokov (với mẹ và chị/em) Tolstoy
(với Chekhov), and Yesenin. Hình Andreyev, Babel, và Kharms,
do những nhà văn kiếm ra cung cấp, kèm bài viết của
họ về chúng. Hình Dostoyevsky, từ hồ sơ Bettmann. Những
nhà văn nghe nói có giai thoại, hay mối thân
quen kỳ tuyệt về những tác giả Nga, thì bèn được chúng
tôi yêu cầu, viết đi, viết đi, và chúng tôi
thực sự cám ơn họ về mối thịnh tình, và món
nợ lớn này.
Looking on a Russian Photograph, 1928/1995
It's the classic picture of doom.
Three great poets stand together in 1928, the Revolution just a decade old,
their hearts and brains soon to be dashed out on the rocks of Russian fascism,
the flower of their achievements destined to be crushed by the new czar,
Stalin.
Eisenstein, Mayakovski, Pasternak - each will die in his own tortured
way. Mayakovski, rebuffed in love, imprisoned in Moscow, will kill himself
in 1930, at the age of thirty-six. Eisenstein's broken heart will give
out in 1948, cherished projects betrayed, the fifty-year-old filmmaker
persecuted abroad and closely watched at home. Pasternak, long denied by
his government, will finally survive Stalin - yet, when his magnum opus,
Doctor Zhivago, earns him the Nobel Prize in 1958, he will not be permitted
to accept, his book burned, his name excoriated in his homeland.
But there they stand in 1928, brave young hearts, frozen in triumph,
the last symbols of a civilization about to go mad. Yet I find. myself
thinking - how lucky they are, these three, able to experience lives of
great crisis and choice. Were they not gifted with an energy that brought
them each full-bore into what Justice Oliver Wendell Holmes called the
"passion and peril of their times"?
We shall all lose, it is inevitable. The issue is how we lose,
on what terms. These three men played out their lives across the dark
landscape of a cursed country, each sought as a solace from a mad czar,
who with quasi-Asiatic mind tortured them with the impossibility of reason.
I do not seek such death. I choose the milder climes of the USA
circa the late twentieth century - although these times, less sinister
certainly than Stalinist ones, may be equally dangerous-for what is in
danger, in the largest sense, is the soul. And the soul that dies in its
lifetime is the sterile, timid, cynical soul that is never tested by its
time. Though tests too can be boredom. Luxury, television and the accelerating
sameness of information can be far more ruthless than war or disease.
So I say-in death, rest. There is much time later to sleep.
Until then party - party hard, suffer hard. Live lives suffused
with cycles of joy and sorrow. Participate above all in the travails of
your time, as artists your shoulders equal to all working and struggling
people, neither higher nor lower but equal to its spirit in its own time.
Vladimir Mayakovski, Sergei Eisenstein, Boris Pasternak - I salute
you.
- Oliver Stone
The Paris Review Winter 1995: Russian Portraits
Quái đản thật. Ở cái
xứ VC Niên Xô này, ngay cả những tay theo Đảng, phò
Đảng thì cũng bảnh, cực bảnh, như bộ ba trên đây.
Vladimir Mayakovski, Sergei Eisenstein, Boris Pasternak - Gấu Cà
Chớn chào các bạn.
Ở cái xứ Bắc Kít,
toàn Kít!
Một bức hình
cổ điển về đọa đầy, trầm luân, bất hạnh…Ba nhà thơ lớn chụp
chung với nhau vào năm 1928, Cách Mạng thì mới được
10 tuổi, tim và óc của họ sẽ nát bấy ra trên
những hòn đá của phát xít Nga, bông
hoa thành tựu sẽ bị nghiền nát dưới gót giầy của
sa hoàng mới của Nga – Stalin. Eisenstein, Mayakovski, Pasternak
- mỗi người một cái chết, mỗi người
một cuộc tra tấn riêng. Mayakovski, bị cự tuyệt trong tình
yêu, bị cầm tù tại Moscow, tự sát vào năm 1930,
ở tuổi đời 36. Trái tim bể của Eisenstein ngưng đập vào năm
1948, những đồ án nâng niu bị phản bội, nhà làm
phim 53 tuổi bị truy đuổi bách hại khi ở hải ngoại, bị canh trừng
chặt chẽ khi ở nhà.
Pasternak, đã
từ lâu bị nhà cầm quyền của ông chối từ, sau cùng
sống sót chế độ Stalin – tuy nhiên khi tuyệt tác của
ông Bác Sĩ Zhivago được
trao Nobel, ông không được phép đi nhận giải, sách
bị đốt, tên bị trà đạp bôi nhọ ở quê nhà.
Nhưng, như bức
hình cho thấy, ba nhà thơ đứng hiên ngang, vào
năm 1928, ba trái tim trẻ, can đảm, đông lạnh trong chiến
thắng, những biểu tượng sau cùng của 1 nền văn minh trước khi khùng
điên, ba trợn. Tuy nhiên, riêng tôi, thì
lại nhận ra 1 điều, họ mới hạnh phúc, may mắn biết bao, khi cả ba
có thể kinh nghiệm những cuộc khủng hoảng lớn, và chọn lựa
lớn.
Sách
& Báo
Mới
Lướt
TV
ĐI TÌM
CÁI TÔI ĐÃ MẤT
(Tuỳ bút
chính trị - 2006)
Nguyễn Khải
...Continue Reading
Trường
hợp NK theo tôi, hơi giống Võ Phiến: Phải bỏ cái
nơi chôn rau cắt rốn, với VP là Bình Định,
mới có cuộc đời của mình.
Với GCC thì quá đúng. Vào
Nam 1 phát, là có Gấu.
Naipaul, được hỏi, nếu ông ở lại St Miguel,
thì sao, trả lời, thì tôi tự tử, và cho
biết bạn ông đã làm như thế.
Giả sử không có Tẩy, thì không
có Miền Nam.
http://www.viet-studies.info/VuQuanPhuong_ToHoai.htm
Lại một lần, vào năm 1994 thì
phải, tôi hỏi ông: Xưởng phim muốn làm một phim
tài liệu về anh. Theo anh, nên mời ai viết kịch bản.
Ai biết về anh hơn cả?
Nghĩ một chút rồi Tô Hoài lại thủng thẳng:
Chẳng ai biết về tôi bằng tôi. Tôi viết lấy là
tốt nhất. Rồi ông chép miệng như nói về một người
nào: Người như ma, lúc là ma, lúc là
người, bố ai biết được là thế nào.
Note: Nhân mới đọc bài về Tô Hoài
trên blog NL.
Bài viết về Tô Hoài hay nhất, đúng
bài do ông viết, nhưng đề tên Vương Trí
Nhàn.
Hay nói rõ hơn, ông để cho đệ tử
của ông, viết về ông, tốt hơn là chính
ông viết ra.
Cái tệ nhất của TH, theo Gấu, là không
chịu nổi những người bỏ xứ Bắc mà đi, như Doãn Quốc
Sĩ, Nguyễn Hoạt, và luôn cả Võ Phiến, khi bỏ
kháng chiến về thành.
Cái gì làm cho ông tệ như
thế?
Đây là 1 câu hỏi “lớn”, với những
người như ông.
GCC có câu trả lời, nhưng thay vì
nói ra, thì lấy chính câu của Tô
Hoài, tiện hơn. Người như ma, lúc là ma, lúc
là người, bố ai biết được thế nào.
Cái lũ bỏ đi, chúng chọn làm người,
bỏ lại phần ma.
Đúng như thế.
Một khi bạn bỏ đi được, có thể chưa chắc đã
thành người, nhưng không lâm vào tình
trạng lúc là ma lúc là người.
Vĩnh Biệt Tô Hoài
Nhớ Walter Benjamin có phán,
đâu đó, người ta thích nghe kẻ đi xa về nhà
nói khoác, nhưng chính cái kẻ ngồi bên
Bếp Lửa, mới rành chuyện quê nhà.
Tô Hoài là cả hai.
Nhờ Dế Mèn chở ông đi khắp thế gian, hưởng
đủ thứ phần thịt nhờ nó, nhưng ông chính là
ngồi bên Bếp Lửa kể chuyện Bắc Kỳ!
Memo
-Cánh cửa nửa đêm (午夜之門
ngọ dạ chi môn), hồi ký, bản Anh dịch Midnight’s Gate.
-Hoa hồng của thời gian (時間的玫瑰,
thời gian đích mai khôi), tiểu luận về thơ.
TTT giới thiệu Bei Dao
Midnight's Gate là tập tiểu luận,
nhưng theo GCC, 1 thứ “ký”, đi và viết, đúng
hơn.
Bông Hồng Thời Gian là tập
thơ.
Nhân tiện, cuốn của Sartre, “Les
Mots”, nên dịch là “Những Chữ”.
Đọc, từ hồi nào, Gấu nhớ, trong đó, Sartre
phán, tôi sẽ chết ở giữa.... đống chữ, les mots.
Dịch "ngôn từ", sợ sai “di chúc”
của Sartre!
Chết giữa đống chữ, thì còn hửi được.
Ngôn từ, làm sao hửi?
NQT
THNM, "đống…", làm nhớ NHT, người
đem "đống" vô văn học Bắc Kít.
Và nhân đang đọc lai lai
tờ NY, vớ được bài thơ sau đây, cùng đề tài.
Đất
https://www.newyorker.com/magazine/2018/02/05/earth
Poems
February 5, 2018 Issue
Earth
By Tess Gallagher
Those dogs chuffing down black dirt
at the end of the driveway,
seeming to grin with delicious
intake—I knew earth wasn’t
what it seemed. Envious, I could get down
on my knees and join their feast. Tails
wave, one paws the ground open
for the other.
The display ends as suddenly as it
began. They’re off, lifted legs
marking territory. Some dogs
are only human. Yet what they did
there with their teeth and mouths stays
with me through the day. I see them as I can’t
see myself, finding what they need
just under the surface—
digging for it, eagerly, letting me
wonder at sufficiency,
at certain insatiable hungers.
Needing a few bites of earth
to settle us out.
• Tess Gallagher is
the author of, most recently, the poetry collection “Is, Is Not,” forthcoming
in 2019.
Lũ chó xục xạo đồ dơ nơi cuối
hẻm
Ngon lành
Gấu biết mà, đồ dơ đã chắc gì… dơ?
Thèm ơi là thèm, Gấu cũng muốn đi
bằng bốn chân, quì, bò… gia nhập cuộc chơi cùng
lũ chó.
Ve vẩy đuôi, con nọ dọn chỗ cho con kia.
Cuộc chơi chấm dứt, bất thình
lình, như nó bắt đầu
Lũ chó chuồn, chân quẫng lên, tạo lãnh
thổ
Vài chú chó, mới người, "hơn cả người",
Như... Gấu Chó chẳng hạn, hà, hà!
Tuy nhiên, coi kìa, coi chúng nhe
răng hăm dọa, mới đáng sợ làm sao
Nỗi quan hoài, niềm suy tư về chó, ở với
Gấu trọn ngày trời
Gấu nhìn chúng, như không thể nhìn
về chính mình
Thấu đáo, điều, cái chúng cần, thì
ở ngay dưới bề mặt -
Đào cho được, cái đó
đó, hăm hở đào,
Hãy ban cho Gấu niềm kinh ngạc, về cái gọi
là khả năng, thẩm quyền, sự đầy đủ…
Về những cơn đói dài dài, cỡ chừng…
bốn ngàn năm!
Cần vài cú cạp đất,
Để lại được làm người ! (1)
(1)
Bà Trẻ của Gấu, ở Sài
Gòn, khi nghe Gấu gọi điện thoại, báo tin, đã
được là công dân Canada, mừng quá, nói,
bây giờ cháu lại được làm người rồi!
GCC trở thành công
dân Canada
cc 1997
http://www.tanvien.net/tg4/sach_qui.html
Nhân đây cũng xin được nói
lời cảm tạ đất nước đã cưu mang Gấu tui trên mười năm trời,
kể từ ngày lên máy bay, rời trại chuyển tiếp Panat
Nikhom ở Thái Lan, với tờ giấy mầu vàng "landed immigrant"
[di dân thường trú], vượt hai đại dương, tới thành
phố Toronto, vào đúng một ngày bão tuyết,
trận bão tuyết khủng khiếp nhất kể từ 40 năm, theo như báo
chí địa phương lúc đó, 44 độ âm. Đó
là ngày 23 tháng 11 năm 1994.
Trên mười năm trời, mới thỏ thẻ một lời cám
ơn, liệu như vậy là quá trễ chăng?
Trong một câu chuyện mà Gấu tôi đọc
từ hồi còn nhỏ, [hình như trong tập "Những Tâm
Hồn Cao Thượng" do Hà Mai Anh dịch từ một tác giá
Ý, De Amicis (?)], có một cô bé bị câm,
được một bác sĩ chữa trị. Một đêm nọ, cô bé
trong lúc cố tập nói, bất thình lình âm
thanh phát ra. Thế là cô bé cứ âm thầm
ngậm những âm thanh đầu tiên đó, đợi tới sáng,
khi vị bác sĩ tới giường cô, bấy giờ cô mới thốt
lên mấy âm thanh mà cô tập nói suốt
trong đêm: Con cám ơn bác sĩ. Trường hợp của Gấu
tôi cũng tương tự như vậy, nhưng không phải những âm
thanh đầu tiên, mà có thể, cuối cùng, của
một người già cảm thấy sắp sửa đi hết cuộc đời của mình.
http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/Kafka_Prague.html
KAFKA WAS BORN IN A building
on the square of Prague's Old Town on July 3, I883. He moved several
times, but never far from the city of his birth. His Hebrew teacher
recalled him saying, "Here was my secondary school, over there in
that building facing us was the university, and a little further to
the left, my office. My whole life-" and he drew a few small circles
with his finger "-is confined to this small circle."
The building where Kafka was
born was destroyed by a great fire in I889. When it was rebuilt
in 1902, only a part of it was preserved. In 1995, a bust of Kafka
was set into the building's outer wall. A portent of the Prague Spring,
Kafka was finally recognized by the Czech communist authorities, hailed
as a "revolutionary critic of capitalist alienation."
In a letter to a friend, he
wrote: "There is within everyone a devil which gnaws the nights to destruction,
and that is neither good nor bad, rather, it is life: if you did not have
it, you could not live. So what you curse in yourself is your life. This
devil is the material (and a fundamentally wonderful one) which you have
been given and which you must now make use of. . . . On the Charles Bridge
in Prague, there is a relief under the statue of a saint, which tells your
story. The saint is sloughing a field there and has harnessed a devil to
the plough. Of course, the devil is still furious (hence the transitional
stage; as long as the devil is not satisfied the victory is not complete),
he bares his teeth, looks back at his master with a crooked, nasty expression
and convulsively retracts his tail; nevertheless, he is submitted to the
yoke. . . ."
Kafka ra đời tại một building
ở quảng trường Cổ Thành Prague, ngày 3 Tháng
Bẩy, 1883. Ông di chuyển vài lần, nhưng không
bao giờ ra khỏi thành phố. Ông thầy dạy tiếng Hebrew còn
nhớ là vị học trò của mình có lần nói,
“Đây là ngôi trường trung học của tôi, ở
chỗ kia kìa, trong cái toà building đối diện chúng
ta, là đại học, xa tí nữa, về phía trái,
là văn phòng của tôi. Trọn đời tôi” – ông
học trò khua vòng vòng ngón tay – “thì
đóng khung ở trong cái vòng tròn nho
nhỏ này”.
Tòa nhà nơi Kafka
ra đời, bị một trận cháy lớn tiêu hủy vào năm
1889. Khi xây cất lại vào năm 1902, chỉ 1 phần được
giữ lại. Vào năm 1995, một bức tượng nửa người của ông
được dựng lên trong toà nhà, tường phía
ngoài. Một điềm triệu của Mùa Xuân Prague, Kafka
sau cùng được nhà cầm quyền CS Czech công nhận,
như là một “nhà phê bình cách mạng
về sự tha hóa của chế độ tư bản”.
Trong 1 lá thư cho bạn,
Kafka viết, luần quần trong bất cứ 1 ai, là một con quỉ,
nó gậm đêm, đến tang thương, đến hủy hoại, và
điều này, đếch VC, và cũng đếch Ngụy, hay đúng
hơn, đời Mít là như thế:
Nếu bạn đếch phải như thế, thì bạn đếch phải
là Mít!
Bạn không thể sống, đúng hơn.
Còn quỉ này là…
hàng – như trong cái ý, Nam Kít nhận
họ, Bắc Kít nhận hàng – và bởi thế, hàng
này mới thật là tuyệt vời, "ơi Thi ơi Thi ơi", một em
Bắc Kít chẳng đã từng nghe, đến vãi lệ, 1 giọng
Nam Kít, phát ra từ cặp loa Akai, tặng phẩm-chiến lợi
phẩm của cuộc ăn cướp - Bạn ăn cướp và bây giờ bạn phải
sử dụng nó, làm cho nó trở thành có
ích… Trên cây cầu Charles Bridge ở Prague, có một cái
bệ, bên dưới 1 bức tượng thánh, nó kể câu
chuyện của bạn. Vị thánh trầm mình xuống một cánh
bùn, kéo theo với ông một con quỉ. Lẽ dĩ nhiên,
con quỉ đếch hài lòng, và tỏ ra hết sức giận
dữ (và đây là ý nghĩa của ẩn dụ, một khi
mà con quỉ cuộc chiến Mít chưa hài lòng,
dù có dâng hết biển đảo cho nó, thì
chiến thắng đỉnh cao vưỡn chưa hoàn tất), nó nhe răng,
tính ngoạm lại sư phụ của nó 1 phát!
Re TTT: Tôi chọn
đừng.
The glory or the merit of certain
men consists in writing well; that of others consists in
not writing.
Jean de la Bruyère
FICTION
Bartleby & Co.
Translated from the Spanish by
JONATHAN DUNNE
"A wry, mind-bending delight: Borges
and Calvino would have welcomed Vila-
Matas as a kinsman."
-Kirkus Reviews (starred review)
In his witty and delectable novel
Bartleby & Co., Enrique Vila-Matas tackles the theme
of silence in literature: the writers and non-writers who,
like Melville's Bartleby, "would prefer not to." Addressing such
"artists of refusal" as Robert Walser, Robert Musil, Arthur Rimbaud,
Marcel Duchamp, Herman Melville, and J. D. Salinger, Bartleby &
Co. could be described as a sort of meditation, or an homage to the
"Writers of the No": a walking tour on a particularly rocky path through
world literature. Written as a series of footnotes (a non-work itself),
Bartleby embarks on answering such questions as why do we write? Why
do we exist? The answer lies in the novel itself: told from the point
of view of a hermetic hunchback who has no luck with women, and
is himself unable to write, Bartleby is utterly engaging, a work
of profound and philosophical beauty.
"Perfect. Beautiful. Wistful. There's
no hint of irony in these words of praise for Bartleby &
Co., the first novel by the Spanish writer Enrique Vila-Matas
to appear in English."
-Thomas McGonigle, L.A. Times
"Mr. Vila-Matas shows that the reasons
for (and the consequences of) not writing fiction can, in
a funny way, be almost as rich and complicated as fiction itself."
-The Economist
ENRIQUE VILA-MATAS was born in Barcelona
in 1948. His novels have been translated into eleven languages and
honored by many prestigious literary awards, including
the Prix Medicis Etranger.
JONATHAN DUNNE has translated Bartleby
& Co. and Montano's Malady, by Enrique Vila-Matas, as
well as a number of other books from Spanish, Catalan, Galician
and Bulgarian. His work has been nominated for the International
IMPAC Dublin Literary Award and the Weidenfeld Translation Prize.
Câu vinh danh, mở ra cuốn sách,
cái thằng viết, khen nó bảnh, sao bảnh bằng,
cái thằng chẳng thèm viết?
Câu này làm
nhớ câu của Lý Trác Ngô, mở ra
Mái Tây, nhớ đại khái: Cái thằng
viết bảnh nhất, có bao giờ viết?
Cuốn sách của Vila-Matas, là
về, "tớ chọn đừng"
Vả chăng, những kẻ thật biết viết
văn ở đời, ban đầu nào có ý định viết văn?
(Lý Trác Ngô. Tựa Tây
Sương Ký).
TTT, lần độc nhất ở hải ngoại, Gấu
nói chuyện điện thoại, khi thằng em hỏi, anh không
viết nữa ư, ông anh trả lời, trời cho có vậy -
đúng là trả lời như thế - GCC nghĩ, "ông
chọn đừng", sau Trại Tù.
Bạn NL lại đưa ra 1 giải thích
khác, về vụ TTT ngưng viết.
Thanh Tâm
Tuyền
1975 cũng mang nhiều ý nghĩa tương đồng với 1945.
Thanh Tâm Tuyền sau 1975 cũng có những tương đồng với
Nhất Linh sau 1945. Với tư cách nhà thơ, Thanh Tâm
Tuyền hoàn toàn có thể viết tiếp, nhưng với tư
cách thủ lĩnh, thì không thể được. Cách
hành xử của Thanh Tâm Tuyền đã làm cho trọn
vẹn tư cách thủ lĩnh ở ông: Thơ ở đâu
xa không phải là một tác phẩm văn chương
đơn thuần, mà đó là lời bia mộ cho cả một thời.
NL
Liệu có thể giải thích,
TTT ngưng viết, như “chấm dứt ác mộng”, như Vila-Matas viết,
dưới đây.
Bị đấng bạn quí của ông lầm với 1 tên
thợ sắp chữ, “thằng khốn” lại còn dám ngửa tay hỏi xin
ông Trùm Sáng Tạo 1 điếu thuốc lá, làm
sao tiếp tục… làm thơ?
22) Let us turn our attention to
two writers who live in the same country, but who hardly know each other.
The first has Bartleby's syndrome and has refused to carry on publishing;
he has not published in twenty-three years. The second, without there
being a reasonable explanation, endures the fact that the other does
not publish as if it were a constant nightmare.
This is the case of Miguel Torga and his
strange relationship with the Bartlebyan syndrome affecting the poet
Edmundo de Bettencourt, a writer born in Funchal on the island of Madeira
in 1899; he was a Law student in Coimbra, the city in which he became
highly renowned as a singer of fados, something that undoubtedly
tarnished the reputation he carved out for himself when, on leaving behind
a period of Bohemian idleness, he began to publish exceptional books of
poetry. For a time he did not weary of publishing his innovative and tragic
verses. His best book appeared in 1940, Poemas surdos, containing
pieces of high poetry such as Nocturno fundo, Noite
vazia and Sepultura aerea. It was the pitiful
reception of this book that plunged Bettencourt into a long period of
silence that lasted twenty-three years.
In 1960 the Lisbon magazine Pirdmide
tried to rescue the poet from his silence and took the liberty of
devoting almost the entire magazine to him with a commentary on his
poems of yesteryear. Bettencourt kept quiet. In true Bartlebyan style,
he was unwilling to write even a few lines for this issue of the magazine
devoted to him. Pirdmide justified the poet's
decision to remain silent as follows: "Let it be clear that Bettencourt's
silence is neither a capitulation nor an expression of dissent from current
Portuguese poetry, but a personal form of revolt which he warmly defends."
1960 was a bad time for Portuguese poetry,
which was dominated - as was happening in Spain on account of the dictatorship
- by an aesthetics of socialist realism. In 1963 things had not changed,
but Bettencourt agreed for his poems from the thirties, his poems of
yesteryear and the maltreated verses, to be published again in a single
volume. Despite the combative prologue by a young Herberto Helder, or
perhaps because of it, the poems were once more abused. Oblivious to
all this, but emerging from a long tunnel, Miguel Torga writes a charming
letter to Bettencourt from Oporto, in which he reveals the following:
"There are no new poems, but the old ones are there, and this alone
has filled me with happiness. Your not publishing, dear sir, had become
for me a real nightmare."
Despite the letter, Bettencourt would
die ten years later, having published no more. "Edmundo de Bettencourt,"
someone wrote in the newspaper Republica, "passed away yesterday
in a whisper. For the last thirty-three years, the poet had chosen not
to sing at all, as if he had placed a mute over his life."
Did his death, the definitive silence
of the poet from Madeira, signal the end of Torga's nightmare?
Villa-Matas: Bartleby & Co.
Your not publishing, dear sir, had
become for me a real nightmare."
Rằng cái chuyện ông đếch in ấn gì nữa,
quả là 1 cơn ác mộng thực sự đối với tôi.
Ui chao, lại nhớ tới Seagull, mi không chịu in ấn gì
hết, những gì mi viết về ông anh của mi...
Đối với cá nhân TTT,
ông ngưng viết, có thể vì quá tởm lũ lưu
vong hải ngoại, ta sống, và sống sót Trại Tù, chẳng
thằng nào vui, tại sao khi chết lại làm chúng buồn…
Bi khúc, bia mộ… cho
cả 1 thời.
Thi sĩ Mẽo, trong "How to…" có
đi 1 đường về 1 thứ bi khúc, dành riêng cho mình,
there are elegies for the self, và về thứ nghệ thuật cho những
điều sau cùng, the art of last things is an art pared away to
what is essential, nghệ thuật cắt mọi cái rườm rà, để đến
được cái tuyệt đối thiết yếu, nghệ thuật dọn đường cho ngôn
ngữ tới mép bờ của cái trống không, nơi mọi thứ thì
chưa được làm, an art of making language at the edge of a void
where everything is undone, unmade
There are elegies for the self-poems of self-commemoration-that
move into lyric time, religious space. These poems are written from
the far side of alienation, from the vanishing point of life, and thus
they seek consolation in closing the circle. They are poems of the deepest
initiated awe.
Think for a moment of the sixteenth-century
anthology piece "Tichborne's Elegy." The title was supplied by an early
publisher.
My prime of youth is but a frost of
cares,
My feast of joy is but a dish of pain,
My crop of com is but a field of tares,
And all my good is but vain hope of gain;
The day is past, and yet I saw no sun,
And now I live, and now my life is done.
My tale was heard and yet it was
not told,
My fruit is fallen and yet my leaves are green,
My youth is spent and yet I am not old,
I saw the world and yet I was not seen;
My thread is cut and yet it is not spun,
And now I live, and now my life is done.
I sought my death and found it in
my womb,
I looked for life and saw it was a shade,
I trod the earth and know it was my tomb,
And now I die, and now I was but made;
My glass is full, and now my glass is run,
And now I live, and now my life is done.
This simple three-part lyric monumentalizes
a fleeting instant of consciousness, a springboard or threshold moment.
It bears some similarity to other commemorative inscriptions scratched
or carved into the walls of the Tower of London, but its dizzying circularity
creates a different sense of time and space than other last statements
("Here was ... "). Its incantatory structure and balanced repetitions
make a different proposition about eternity. Reading it I'm reminded
of Peter Sacks's claim in his fine book The English Elegy that "Repetition
creates a sense of continuity, of an unbroken pattern such as one may
oppose to the extreme discontinuity of death." The rhythm of lament expresses
and controls the experience of unbounded grief.
"Tichborne's Elegy" relies entirely on
the language of paradox to create a sense of reconciliation between
opposites. Its reiterations are a creative response to psychological
trauma. Note the progression of tenses throughout the poem: how it begins
in the present (stanza 1), moves to the past (stanza 2), and fuses past
and present together (stanza 3). Note, too, that each refrain becomes
more literal and thus brings the speaker closer to actual death. The poem
presses back against that literalism by symbolically closing the circle:
"I sought my death and found it in my womb." The Renaissance poet who wrote
this shows his kinship with his pre-Christian Celtic inheritance now overlaid
with a redemptive Christian immortality.
"Tichborne's Elegy" ritualizes a moment
of slippage between past and present, present and future, and thus between
death and immortality. Sharon Cameron points out that Tichborne's paradigmatic
scheme looks very much like the one proposed by Emily Dickinson:
Behind Me-dips Eternity-
Before Me-Immortality-
Myself-the Term between-
Edward Hirsch: How to Read a Poem
and Fall in Love with Poetry
Nếu như thế, thi bi khúc dành
cho chính mình, của TTT, là MCNK.
Và nấm mồ của ông là thành phố
Đà Lạt, 1 nghĩa địa voi:
Đằng sau tôi – Thiên thu
Trước tôi - Bất tử
Chính tôi - Ở giữa
Loài voi có đặc tính
kỳ lạ là khi biết mình sắp chết thì tự động bỏ
đàn lánh đến chỗ khuất nằm chờ chết? Các nhà
thám hiểm Phi Châu thường gặp những nghĩa địa voi."
"Cũng có phần đúng, thành phố này
là một nghĩa địa voi. Nhưng rừng ở đây tuyệt giống voi
lâu rồi.... Cái ông bác sĩ tìm ra
thành phố này là một con bệnh ông biết
không? Ông ta mắc chứng kỳ quái...".
http://tanvien.net/new_daily_poetry/Bei_Dao.html
COMET
Come back or leave forever
don't stand like that at the door
like a statue made of stone
discussing everything between us
with a look that expects no answer
in fact what is hard to imagine
is not darkness but dawn
how long will the lamplight last
perhaps a comet may appear
trailing debris from the ruins
and a list of failures
letting them glitter, burn up, and turn into ash
come back, and we'll rebuild
our home
or leave forever, like a comet
sparkling and cold like frost
discarding the dark, and sinking back into darkness
again
going through the white corridor connecting two evenings
in the valley where echoes arise on all sides
you sing alone
Sao chổi
Hãy trở về nhà,
khúc ruột ngàn dặm
Hay là đi mẹ luôn đi cho rồi
Đừng đứng ở cửa
Như tượng đá
Lèm bèm đủ thứ chuyện giữa chúng
ta
Với cái nhìn đếch chờ mong trả lời
Sự thực, thật khó mà
tưởng tượng
Không phải đêm giữa ban ngày
[Không phải đêm tối mà là
rạng đông]
Ngọn đèn đêm đứng im cúi đầu tới
khi nào?
Có lẽ một ngôi sao chổi sẽ xuất hiện
Kéo theo sau cả một vệt những điêu tàn
Và cả 1 danh sách những thất bại
Hãy để chúng sáng lên, cháy
lên, thành tro than
Hãy trở lại và
chúng ta sẽ xây dựng lại căn nhà Mít
Hay bỏ mặc nó, vĩnh viễn, như ngôi sao
chổi
Lấp lánh và lạnh như sương
Xua cho hết tối, rồi chìm nghỉm trở lại bóng
đen
Qua một hành lang trắng, nối hai buổi chiều
Trong 1 thung lũng tứ bề vang lên những tiếng
vang
Bạn hát một mình.
Bei Dao
Prologue
It was, after all, the time
of facelessness. In Akhmatova's horrifying image of the Revolution:
As though, in night's terrible
mirror
Man, raving, denied his image
And tried to disappear. ... (3)
The human face disappeared,
and also its divine image. In the classical world a slave was called
aprosopos, "faceless"; literally, one
who cannot be seen. The Bolsheviks gloried in facelessness.
It is inconceivable that
Solzhenitsyn could have written, "I was born in the same year as Nicolae
Ceausescu, Kurt Waldheim, and Ella Fitzgerald, on 11 December 1918,
in Kislovodsk. ... "
Khi đọc “Gió
của 1 thời khuất mặt”, của LMH, Gấu nhớ tới “Thời Không Mặt”
của Anna Akhmatova.
PXA qua nhân vật Quân, trong “Thời gian của
Người”, của Nguyễn Khải, mỗi lần vô Bưng xin ý kiến
Bắc Bộ Phủ, đều phải bịt mặt.
Tên già NN, cởi mặt nạ nhìn mặt Yankee
mũi lõ, kẻ thù ngày nào....
Có thể nói, cuộc chiến Mít, là
giữa lũ quỉ đỏ, không mặt, và lũ Ngụy, chưa từng bao giờ
phải che mặt, hay đeo mặt nạ.
Thời Không Mặt
The human face disappeared and also
its divine image. In the classical world a slave was called aprosopos,
'faceless'; litteraly, one who cannot to be seen. The Bolsheviks
gloried in facelessness.
[Mặt người biến mất và hình
ảnh thánh thiện của nó cũng mất theo. Cổ xưa, kẻ nô
lệ bị gọi là aprosopos, 'không mặt'; kẻ không
thể bị nhìn thấy. Người CS hãnh diện trong "không
mặt".]
Janus
In me things end, and start again.
I am, although my work is slight,
a link in an unbroken chain -
one joy, at least, is mine by right.
And come the day my country's great
again, you'll see my statue stand
beside a place where four roads meet
with wind, and time, and spreading sand.
(1 January 1928)
Robert Chandler
The Monument
I am an end and a beginning.
So little spun from all my spinning!
I've been a firm link nonetheless;
with that good fortune I've been blessed.
New Russia enters on her greatness;
they'll carve my head two-faced, like Janus,
at crossroads, looking down both ways,
where wind and sand, and many days ...
Michael Frayn
Janus: Vị
thần hai mặt.
Đây là bộ mặt của PXA, vào đúng
ngày 30 Tháng Tư, 1975, khi anh đứng nhìn
VC vô Saigon, qua miêu tả của 1 ký giả nước ngoài.
Từ "Janus", là của ký giả này, không phải
của GCC, nhưng cái hình ảnh 1 Janus, như trong bài
thơ, trên, thì là giấc mơ của hắn:
Bạn sẽ nhìn thấy bức tượng của thằng chả, ở
nơi ngã tư đường, với gió, thời gian và cát
bụi bay búa xua....
Đó là ngày
xứ Mít lại bảnh tỏng
Time's publetter celebrated
his decision to stay and published a picture of him standing on
a now deserted street smoking a cigarette and looking pugnacious.
Time tán dương quyết định
ở lại của Phạm Xuân Ẩn và đăng hình ông,
với vẻ mặt căng thẳng, đứng hút thuốc lá giữa con phố
hoang vắng của Sài Gòn.
Tuyệt cú mèo! Thành
phố này giờ này thuộc về ta, vị thần Janus hai mặt!
Ẩn hả, nhớ chứ!
Gấu & Tư Long & cận vệ
Hình chụp ngay sau 30 Tháng
Tư 1975, tại Sở Thú. Vừa giải phóng xong là
ông cậu tập kết ghé nhà hỏi thăm liền.
Tư Long, Cậu Tư của Gấu Cái.
Nhờ ông này, Gấu thoát nhà tù
Bà Bèo.
Ngoài Bắc thì có
ông cậu Toàn.
Janus
Trong tớ mọi chuyện tận cùng, và lại bắt
đầu.
Tớ là, dù tác phẩm nhẹ hều,
mối nối của sợi sên không bị bẻ gãy
–
một niềm vui, ít ra, là của tớ, quyền
của tớ
Và tới cái ngày cái nhà
của xứ Mít của tớ lại lớn lao
Bạn sẽ nhìn thấy bức tượng của tớ bên công
viên
Nơi bốn con đường tụ lại
Với gió, thời gian và cát trải
dài
Bài thơ này dành tặng Cao Bồi PXA,
“bạn quí của Gấu” một thời, quá tuyệt.
Lạ, là làm sao mà cái tên
ký giả mũi lõ nào đó, viết về PXA, ngày 30 Tháng
Tư 1975, nhìn ngay ra cái dáng
đứng hai mặt của chàng.
Quá bảnh!
Đài Tưởng Niệm
Tớ là tận cùng và là bắt
đầu.
Suốt đời chỉ có mấy cái truyện ngắn, lập
đi lập lại, chỉ mỗi chuyện Mậu Thân, và thằng em trai
tử trận
Tớ là cái link vững chãi tuy nhiên,
đúng như thế.
Chính là nhớ tí truyện ngắn viết
từ thời còn trẻ tuổi
Và mấy bài thơ, nhờ gặp lại cô bạn
nơi xứ người, sau bỏ chạy được quê hương,
Mà tớ được chúc phúc
Một xứ Mít mới tinh, bảnh tỏng đi vào
cái sự vĩ đại của nó
Họ bèn khắc bức tượng hai mặt của tớ, như Janus
Ở Ngã Tư Hàng Xanh, nhìn về cả
hai phiá,
Một, Hà Nội, ngày nào
Một, Sài Gòn ngày này -
trước và sau 30 Tháng Tư 1975 - ngày mai, ngày
mãi mãi
Nơi gió, cát, và rất nhiều ngày…
-Cánh cửa nửa đêm (午夜之門
ngọ dạ chi môn), hồi ký, bản Anh dịch Midnight’s Gate.
-Hoa hồng của thời gian (時間的玫瑰,
thời gian đích mai khôi), tiểu luận về thơ.
TTT giới thiệu Bei Dao
Midnight's Gate là tập tiểu luận,
nhưng theo GCC, 1 thứ “ký”, đi và viết, đúng hơn.
Bông Hồng Thời Gian là tập
thơ.
Nhân tiện, cuốn của Sartre, “Le
Mots”, nên dịch là “Những Chữ”.
Đọc, từ hồi nào, Gấu nhớ, trong đó, Sartre phán,
tôi sẽ chết ở giữa.... đống chữ, les mots.
Dịch "ngôn từ", sợ sai “di chúc”
của Sartre!
Chết giữa đống chữ, thì còn hửi được.
Ngôn từ, làm sao ngửi?
NQT
http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/Kafka_Prague.html
http://tanvien.net/new_daily_poetry/Bei_Dao.html
COMET
Come back or leave forever
don't stand like that at the door
like a statue made of stone
discussing everything between us
with a look that expects no answer
in fact what is hard to imagine
is not darkness but dawn
how long will the lamplight last
perhaps a comet may appear
trailing debris from the ruins
and a list of failures
letting them glitter, burn up, and turn into ash
come back, and we'll rebuild
our home
or leave forever, like a comet
sparkling and cold like frost
discarding the dark, and sinking back into darkness again
going through the white corridor connecting two evenings
in the valley where echoes arise on all sides
you sing alone
Sao chổi
Hãy trở về nhà,
khúc ruột ngàn dặm
Hay là đi mẹ luôn đi cho rồi
Đừng đứng ở cửa
Như tượng đá
Lèm bèm đủ thứ chuyện giữa chúng ta
Với cái nhìn đếch chờ mong trả lời
Sự thực, thật khó mà
tưởng tượng
Không phải đêm giữa ban ngày
[Không phải đêm tối mà là rạng đông]
Ngọn đèn đêm đứng im cúi đầu tới khi nào?
Có lẽ một ngôi sao chổi sẽ xuất hiện
Kéo theo sau cả một vệt những điêu tàn
Và cả 1 danh sách những thất bại
Hãy để chúng sáng lên, cháy
lên, thành tro than
Hãy trở lại và
chúng ta sẽ xây dựng lại căn nhà Mít
Hay bỏ mặc nó, vĩnh viễn, như ngôi sao chổi
Lấp lánh và lạnh như sương
Xua cho hết tối, rồi chìm nghỉm trở lại bóng đen
Qua một hành lang trắng, nối hai buổi chiều
Trong 1 thung lũng tứ bề vang lên những tiếng vang
Bạn hát một mình.
Bei Dao
Đọc, 1 phát,
thì bèn nhớ đến 1 entry của Vila-Matas, liên quan
tới hội chứng Bartleby’s syndrome, và liên quan tới Kafka,
một bữa chủ nhật, mưa, ông ngồi suốt buổi, chỉ nhìn mấy ngón
tay của mình!
24) Last
Sunday in July, rainy. It reminds me of a rainy Sunday Kafka recorded
in his Diaries: a Sunday when the writer, because of Goethe,
feels invaded by a complete inability to write and spends the day staring
at his fingers, in the grip of Bartleby's syndrome.
"So the
peaceful Sunday goes by," writes Kafka, "so the rainy Sunday goes by. I
am sitting in the bedroom and I have silence
to spare, but instead of settling down to write, an activity that the day
before yesterday, for example, I would have thrown myself into with everything
I've got, for a while now I've been staring at my fingers. I think
this week I've been totally under the influence of Goethe, I think
I have exhausted the energy of this influence and that is why I've become
useless."
Kafka writes this on a rainy Sunday in January 1912. Two pages
further on, in an entry dated 4 February, we discover…
See More
Lê
Thị Thấm Vân
sau khi mẹ
mất
tôi có thói quen xoa xoa lỗ rốn mỗi khi
nhớ mẹ
mấy chục
năm trôi…
... See More
Vila-Matas nhắc tới
bài viết của Gilles Deleuse, Barleby or the Formula,
và nó liên quan tới hình ảnh một “Bachelor”,
1 kẻ độc thân, mà với kẻ này, "Hạnh phúc
là hiểu cái khoảnh đất dưới chân mình không
thể lớn hơn chân mình", và tốt hơn hết, hài
lòng với nó, với khoảng đất nhỏ nhắn, gọn gàng,
như cái áo quan của mình
"Happiness is the understanding that the ground on which he
has stopped cannot be bigger than the area covered by his feet", the
Bachelor who knows how to resign himself to a space that for him is
growing smaller; the Bachelor the exact measurements of whose coffin,
when he dies, will be just what he needs.
Cách viết của Vila-Matas, trong cuốn này, chuyện
nọ xọ chuyện kia, và đều mắc mớ đến căn bịnh "No", “tôi
chọn đừng [viết]”.
Và cái entry tiếp theo, thì đúng
là về Gấu, thời kỳ thờ Cô Ba.
25) From one rainy Sunday to another. I move to a Sunday in
the year 1804, when Thomas De Quincey, who was then nineteen years
old, took opium for the first time. Much later on, he would record that
day in the following terms: "It was a Sunday afternoon, wet and cheerless:
and a duller spectacle this earth of ours has not to show than a rainy
Sunday in London."
In De Quincey Bartleby's syndrome manifested
itself in the shape of opium. From the ages of nineteen to thirty-six,
because of the drug, De Quincey was unable to write and would spend
hours on end lying down, hallucinating. Before falling into the fantasies
brought on by his strain of the Bartlebyan disease, he had declared his
wish to be a writer but nobody actually believed that he would do it,
he had been given up as a lost cause, because opium surprisingly lifts
the spirits of whoever ingests it, but befuddles the mind, albeit with
bewitching ideas and pleasures. Obviously, if one is befuddled and bewitched,
one cannot write.
But sometimes literature will shun drugs.
And that is precisely what happened one fine day to De Quincey, who was
able suddenly to rid himself of his strain of the disease.
His way of overcoming it was original at the time, what he did
was write directly about it. From where previously there was only opium
smoke arose the celebrated treatise Confessions of an English Opium
Eater, a seminal text in the history of drug-related
literature.
I light a cigarette and, for a few moments,
I pay tribute to opium smoke. I am reminded of Cyril Connolly's sense
of humor when he summarized the biography of the man who overcame his
disease by writing about it, but was unable to avoid the disease, which
rebelled in the long run and killed him: "De Quincey: decadent English
essayist who, at the age of seventy-five, was carried off by half a century
of opium eating."
The smoke blinds my eyes. I know I should
stop, that I've reached the end of this footnote. But I can hardly see,
I can't go on writing, the smoke has dangerously turned into my own strain
of the disease.
That's it. I've put the cigarette out. Now
I can finish, and I shall do so with a quotation by Juan Benet: "Whoever
needs to smoke in order to write must either imitate Bogart and have
smoke curling around their eye (which leads to a rugged style), or else
accept that the ashtray is going to consume most of the cigarette."
Chuyện chưởng (new)
1/4/13
ý nghĩa của đối thủ
nếu có viết chưởng, chưởng
của tôi sẽ rất bựa và sẽ có xen như thế này:
hai cao thủ đấu với nhau đến hồi kịch liệt, nhìn từ bên
ngoài thì như hai thằng dở hơi ngồi đờ đẫn nhìn
nhau nhưng thật ra đã tới lúc nhúc nhích
một li một tấc là có kẻ toi mạng, con ruồi nào
lỡ bay qua là trúng huyệt bách hội lăn quay thở
dốc liền, trên đầu mỗi đồng chí có một mảnh khói
bốc lên lờ mờ; và như mọi cuộc oánh nhau, bu lại xung
quanh là rất đông cao thủ hạng bốn hạng năm của thiên
hạ, chúng chỉ trỏ xì xào, lại còn phân
tích tích phân loạn cào cào, vừa nãy
là chiêu Ngũ Hành xào tỏi, bây giờ thì
đang đấu Nguyên Khí sắn luộc vân vân và
vân vân; hai cao thủ trong vòng đấu bực mình
lắm vì bọn chúng cứ lao xao điếc cả tai và điếc thêm
một thứ nữa, đến hồi không chịu nổi nữa, một người móc luôn
cứt mũi búng một đàn chỉ thần thông, một chú
ở vòng ngoài bỗng ngã lăn, miệng ú ớ, từ đó
bị phế bỏ võ công vĩnh viễn, suốt đời mắc chứng viêm phế
quản
chưởng của Kim Dung những bộ
lớn có rất nhiều điều đáng ngưỡng mộ, nhưng một ấn tượng
rất lớn mà Kim Dung để lại trong tôi là Tuyết Sơn
Phi Hồ, đặc biệt là đoạn Kim Diện Phật Miêu Nhân Phượng
đấu với Liêu Đông đại hiệp Hồ Nhất Đao
trong Tuyết Sơn Phi Hồ này,
Kim Dung đẩy lên đến mức trác tuyệt quan niệm về đối thủ
trong giang hồ
giang hồ lồng lộng (bờ sông
trắng hoa dương/chia ly buồn đứt ruột/giậm chân hát mà
từ biệt... vạt áo xanh giang hồ) sở dĩ kỳ thú là
bởi có những cặp đối thủ; đối thủ tầm thường thì mong
giết được nhau, mong thắng được một chiêu, tiên thủ vi cường,
dĩ bẩn trị địch, mong nhanh hơn nó một sát na để xử lý
xong nó rồi đi lên đỉnh đồi đứng nhìn về xa xăm,
áo choàng thẫm máu tung bay trong gió mùa
hoang lạnh
cao thủ thượng thặng không
có cái tâm lý ấy; những gì tinh túy
nhất của chưởng không dính đến chết chóc (phim
action của Hollywood ta luôn luôn thấy có mùi
rẻ tiền là vì nhiều máu quá), Morris cũng
phải quyết định để anh lonesome cowboy không bao giờ bắn chết người
nữa thì Lucky Luke mới có cơ bước vào thế giới của
sự vĩ đại và bất tử
cao thủ như Miêu Nhân
Phượng và Hồ Nhất Đao coi cái sự gặp được nhau là
một hạnh ngộ bất tuyệt trong đời, đấu mãi với nhau thì
nảy sinh lòng mến phục và trân trọng; tìm
được đối thủ xứng tầm cũng thú ngang với tìm được một tuyệt
sắc giai nhân không sợ bị gọt đầu bôi vôi mà
đi theo mình kẻ lông mày cho mình, ngang tìm
được một tri kỷ đối ẩm luận đời quên ngày tháng
quý trọng đối thủ, Miêu
Nhân Phượng coi cái chết của Hồ Nhất Đao là nỗi
bất hạnh lớn lao của đời mình; vào giây phút
ấy, Miêu Nhân Phượng hiểu rằng sẽ chẳng bao giờ mình
còn tìm được một ai như Hồ Nhất Đao nữa; đối thủ ở một mức
nào đó là duy nhất, không thể thay thế, như
người bạn thân
ý nghĩa của đối thủ là
khiến cho ta thấy đời đáng sống, ngày ngày ta
được đối thủ nâng lên một tầm mức mới vì đối thủ
bắt ta lúc nào cũng phải suy nghĩ để phá một chiêu,
khiến ta nghi hoặc, khiến ta hậm hực, khiến ta ngưỡng mộ trước tài
năng xuất chúng, trước khí độ hiên ngang, trước tấc
lòng trượng phu, trước những quái đản bất ngờ
và rất bực khi đối thủ
của mình bị mấy bọn cao thủ Tây Vực mặt giặc đến quấy
nhiễu, để đối thủ không thể tập trung vào cuộc đấu với
ta; trong cuộc đấu giữa Hồ Nhất Đao và Miêu Nhân
Phượng, có một đêm Miêu Nhân Phượng đã
bỏ đi, sáng ra phi ngựa về vứt dưới chân Hồ Nhất Đao một
cái đầu người, là một kẻ thù của Hồ Nhất Đao, làm
vậy là để Hồ Nhất Đao đỡ phải bận tâm với những thứ vớ vẩn
những điều như thế là
quý giá
(viết riêng tặng Mr. Tin
Văn)
Blog NL
Tks.
Với chưởng và nhất là
chưởng KD, bạn NL chỉ là dân ngoại đạo.
Thành ra khó nói
lắm.
Hà hà!
Trong số những còm, có
1, phán, không thích Kim Dung mà thích
Cổ Long, theo tôi, là do chưởng của KD chúng dính
chùm với nhau.
Chỉ 1 trận đấu giữa Hồ Nhất Đao và Miêu Nhân
Phượng là đã liên can/liên quan [cả hai từ
này đều đúng] đến mấy bộ chưởng rồi.
Có 1 vị độc giả TV, trước rất hay đọc, bây giờ
cho biết, chán rồi, vì đọc mệt quá, cái
nọ xọ cái kia, link này đẻ ra link khác, ngay Gấu
Cái mà cũng chẳng thèm đọc, vì chẳng có
bài nào đọc riêng ra được.
Chưởng KD theo tôi cũng
thế.
Tuyết Sơn Phi Hồ, với riêng Gấu, là
cuốn hay nhất của Kim Dung.
Nhưng để thấy nó hay, thì “ít nhất”, phải
trang bị thêm hai bộ này:
Bích Huyết Kiếm, Lãnh Nguyệt Bảo Đao.
Hồ Nhất Đao, đang đêm
phi hành hàng ngàn dặm đường, "giết giùm" Miêu
Nhân Phượng 1 kẻ thù, là có lý do:
Ông muốn hoá giải trận đấu, chứ không hẳn như bạn
NL nghĩ.
Nên nhớ Miêu Nhân
Phượng có lý do giết Hồ Nhất Đao, vì nghĩ HND giết
bố mình, còn HND chẳng có lý do gì
để đấu với MNP.
Họ Miêu muốn giết HND để trả thù bố, mới tự xưng
là Đả biến thiên hạ vô
địch thủ Kim Diện Phật Miêu Nhân Phượng, để chọc HND
rời Liêu Đông xuống đồng bằng, nhưng HND biết rõ vụ
cha của Miêu Nhân Phượng bị giết ra sao, nhưng không
làm sao nói cho MNP hiểu được, vì nó tởm
quá.
Cái chết của Hồ Nhất
Đao cũng liên can đến rất nhiều nhân vật giang hồ, vì
đâu phải Miêu Nhân Phượng giết, mà chết vì
thuốc độc, tẩm trên võ khi của cả hai bên, mà đâu
phải thứ thuốc độc thường.
Lại còn cuộc tình
giữa đời thứ nhì, hay, thứ ba cũng bắt đầu từ cuộc tử đấu. Hồ
Phi, con trai Hồ Nhất Đao, tuy chưa từng đấu với MNP, nhưng đã
lập lại trận đấu này, và trận đấu giữa hai người còn
khủng khiếp hơn nhiều, vì nó liên quan đến cuộc tình
giữa Hồ Phi và Miêu Nhược Lan.
Cuộc đấu giữa HND với MNP thì
đẻ ra cuộc tình cay nghiệt giữa Miêu Nhân Phượng
và bà vợ, sau phản bội chồng, cũng vì cuộc đấu…
Bởi vậy khi Miêu Nhược Lan gật đầu nhận lời với Hồ Phi,
đã hứa, tôi sẽ không như mẹ tôi đâu,
và dặn người yêu đừng có giết bố đấy nhé.
Ui chao, trùng trùng điệp điệp bao nhiêu
yêu thương, ân oán, của bao nhiêu đời ở trong
trận đấu, đâu có dễ hiểu như bạn NL viết!
NQT
Chỉ đến khi tỉ đấu, thì
MNP mới hiểu được HND là một đấng quân tử [mượn từ của
Cioran nói về Beckett], và HND, khi trúng độc té
xuống, còn ngỡ ngàng đưa mắt hỏi MNP, tại sao, ấy là
vì HND tưởng là MNP biết lý do bố chết, qua thầy
lang Diêm Cơ, nhưng tên này đâu có nói
cho MNP biết, còn bôi thuốc độc lên cả đao lẫn gươm
vì ăn tiền của Điền Quy Nông, và cũng còn
muốn cướp Hồ Gia Đao Pháp.
Bà vợ Hồ Nhất Đao, thấy tư cách của MNP tin được,
mới gửi con lại, để chết theo chồng. Cái chết của bà
vợ HND, MNP suốt đời ngợi ca, khiến bà vợ chạm nọc, vì
đã từng bỏ chồng chết
cháy trong 1 khách điếm.
Bà vợ MNP bỏ chồng theo trai 1 phần là vì
vậy.
Bà thất vọng khi biết Điền Quy Nông quyến rũ bà
vì kho tàng của Sấm Vương, thành ra khi sắp chết
mới nhờ họ Điền trả lại cho họ Miêu cây thoa, trong cây
thoa có bản đồ kho tàng.
Bích Huyết Kiếm có thể coi là
bộ chưởng mở ra “đại lục” Kim Dung [từ đại lục, mới thuổng từ bài
viết về Faulkner trên Le Monde: đại lục, le continent Faulkner. Mấy anh Tẫu Hồng
Kông (?), coi đây là 1 trong “Tân Lục Tài
Tử” của TQ, nhưng danh hiệu này, theo Gấu, phải dành
cho Tuyết Sơn Phi Hồ
Gấu đọc BHK và mê
liền anh chàng mồ côi Viên Thừa Chí, bố Viên
Sùng Hoán, danh tướng chống Bắc Phương, bị vua Sùng
Chinh ra lệnh làm thịt. Vì VSH chết, một phần, mà
giống Mãn mới lấy được TQ, đẻ ra Thanh Cung 13 triều.
Viết
mỗi ngày
Trước khi tiếp tục câu
chuyện ở kia, tức là, cụ thể hơn, báo Nhân
dân đã đăng những tin tức gì trong dịp Tết
Mậu Thân 1968? (tương ứng với ngày hôm nay, 31 tháng
Giêng, là mồng 2 Tết năm ấy):
Đoạn cuối bức điện ở trang nhất (ký tên Phạm Văn
Đồng):
Mỹ và tay sai càng mức càng tệ hơn:
Vụ Mậu Thân, nổ ra sớm 1 ngày, ở Miền Trung. Gấu
tử thủ ở trên Đài VTD, building số 5 Phan Đình Phùng,
gửi vô tuyến viễn ảnh cho cả hai hãng AP & UPI, vì
AP man, ông Hưng, bị vụ giới nghiêm không vô
được Đài. Horst Faas, trưởng phòng hình ảnh AP,
phái 1 tên ký giả Mẽo lên Đài, căn me,
trông chừng, phòng hờ Gấu vờ hình AP. Tên Đức
này tinh ma còn hơn cả Mít.
Cõi khác
1969 (1)
Những đêm trực ở Đài,
hoặc ngủ ngay sau khi đọc vớ vẩn một mẩu báo, một trang tiểu
thuyết, nghe lơ đãng một điệu nhạc, một giọng hát, chập
chờn theo khói thuốc rồi ngủ lúc nào không
hay. Có khi ngủ luôn tới sáng. Đó là
những đêm thành phố may mắn không bị pháo kích,
tình hình chiến sự tương đối yên tĩnh. Nhưng hầu
như đêm nào cũng bị dựng dậy. Khi thì nhân viên
viễn ký hai hãng AP, UPI yêu cầu chỉnh lại tín
hiệu. Hoặc đồng nghiệp trực Đài phát tín Phú
Thọ nhắc đến giờ thay đổi tần số liên lạc. Có khi một đồng
nghiệp Phi Luật Tân ở mãi Manila réo chuông máy
viễn ký liên hồi, chỉ để hỏi thăm thời tiết Sài-gòn,
tình trạng vợ con gia đình, hay nhờ dịch giùm một
message bằng tiếng Pháp của hãng SITA than phiền nhân
viên RCA Manila làm ăn cẩu thả. Một lần ngủ quá say
dù đã cẩn thận để điện thoại ngay kế bên, và
chỉ giật mình thức giấc khi nghe tiếng đập cửa ầm ầm: Anh chàng
Mẽo trưởng phòng tin tức AP và nhân viên viễn
ký, cũng đồng nghiệp Bưu Điện làm ngoài giờ cho hãng
thông tấn ngoại quốc, một đỏ gay tức giận, một lắc đầu ái
ngại, hình như vào lúc đó hai ông Thiệu
Kỳ đang gặp tổng thống Johnson tại đảo Midway. Hôm sau bị ông
Tổng Giám Đốc, cũng may còn là thầy dậy cũ khi học
trường Quốc Gia Bưu Điện, gọi lên văn phòng giũa cho một trận.
Bị nặng nhất là trong Mậu Thân đợt hai. Khoảng gần nửa đêm,
UPI vớ được hình đặc biệt, bằng mọi giá phải chuyển ngay
đi Tokyo: Chừng trên dưới một chục ký giả, phóng viên
ngoại quốc, ngồi xe díp lùn có gắn bảng báo
chí, Press, ở kính trước, không may bị Việt Cộng tóm
được tại khu chợ Thiếc. Sau cùng là thảm sát. Người
gục chết trên vô lăng, kẻ vắt nửa khúc đầu trên
sàn xe, nửa khúc đuôi trên mặt lộ. Sau này,
khi cuộc chiến nghiêng về phía Miền Bắc, dư luận thế giới hình
như chỉ còn nhớ cảnh tướng Loan xử bắn tù binh ngay trên
đường phố. Hôm sau, Horst Fass, trưởng phòng hình ảnh
AP, thay vì gọi điện thoại than phiền với Trưởng Đài Vô
Tuyến Điện Thoại, anh viết văn thư tố cáo gã chuyên
viên trẻ, Jeune Technicien, nhân viên Bưu Điện làm
cho UPI, đã gửi hình trong giờ giới nghiêm. Sau cùng
mọi chuyện cũng ổn thỏa, vì ngay những ngày đầu biến cố
Mậu Thân, khi hai bên đang tranh giành từng viên
gạch, hoặc đánh cuộc xem tao Dù hay mày Biệt Động
Thành, ai chết trước tại Đài Phát Thanh Sài-gòn
ngay kế bên, khi đám quân cảnh Mỹ đang vật lộn tay đôi
với Việt Cộng tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ cách đó cũng không
xa, gã chuyên viên trẻ do nhà ở cạnh Đài,
lại đúng đêm trực nên đã một mình "tử
thủ", sau thêm tay phóng viên AP được đám lính
Dù, lính chiến xa mở vòng kẽm gai cho vào
bên trong phòng tuyến. Gã chuyên viên
trẻ đã chuyển hình cho AP, giùm ông bạn già
trước cũng nhân viên Bưu Điện nhưng bị An Ninh Quân
Đội cho đi nằm ấp một thời gian dài, khi được thả bị Bưu Điện cho
về hưu non, do có kẻ tố cáo ông là Việt Cộng
nằm vùng ngay từ hồi còn ông Diệm. Sự thực ông
bị một đồng nghiệp mưu hại chỉ vì nhất định không vào
đảng Cần Lao hay tham gia phong trào Cách Mạng Quốc Gia. Những
ngày đầu tháng Tư, AP đề nghị cho cả gia đình ông
đi Mỹ, nhưng ông từ chối.
Bao nhiêu năm, quãng
đời vẫn bám cứng. Những giây phút tuy chết chóc,
tuy kinh hoàng nhưng sao vẫn có vẻ chi quyến rũ, chi
kỳ cục. Cảm giác của một người tuy biết rằng có thể chết
bất cứ lúc nào nhưng vẫn loay hoay, cựa quậy: Gã
chuyên viên trẻ lui cui chỉnh tín hiệu máy
chuyển hình, như đây là tấm cuối cùng, đặc
biệt nhất, chất lượng nhất. Gã phóng viên người
Mẽo cao như cây sào, chẳng biết một chút gì
về máy móc, kỹ thuật, nhưng cũng chăm chú theo dõi,
như để nhắc nhở nếu có gì sai sót, và không
quên lom khom, cố thu gọn cái thân xác kềnh
càng sao cho bằng gã chuyên viên người Việt,
ý như vậy là đồng đều nếu chẳng may có một viên
đạn bất ngờ. Cả hai cùng lúc nhoài người xuống sàn
nhà, có khi còn trước cả một tiếng nổ lớn ngay phía
dưới chân building, hay ở Đài Phát Thanh liền bên.
Những lúc tiếng súng tạm ngưng, trong khi chờ Tokyo xác
nhận chất lượng buổi chuyển hình, và quyết định tấm nào
cần lập lại, cả hai chăm chú theo dõi biến động trên
bản tin AP, UPI qua máy viễn ký, có cảm giác
vừa ở bên trong vừa bên ngoài những giây phút
nóng bỏng, và chiến tranh cho đến lúc này,
vẫn còn thuộc về những kẻ kém may mắn hơn mình.
Bao nhiêu năm vẫn còn
giữ nguyên cảm giác rụng rời, trong đêm khuya vì
mệt mỏi quá thiếp đi, khi giật mình thức giấc, thản
nhiên bật đèn, thò đầu ra bên ngoài
cửa sổ, thấy từng mũi súng trên tháp chiến xa giận
dữ ngó thẳng khuôn mặt trắng bệch, tách bạch từng
sợi tóc đang dựng đứng...
Có đêm, khoảng ba giờ
sáng, chợt thức giấc, mở cửa căn phòng nhỏ có
gắn máy lạnh và được ngăn tiếng động, ban ngày
dùng làm studio cho đám phóng viên
các hãng thông tấn truyền hình đọc tin về
hãng chính và cùng lúc cho cả thế
giới. Khi chiến tranh leo thang, nhất là sau vụ nổ tại nhà
hàng Mỹ Cảnh khiến gã chuyên viên và
ông Trưởng Đài suýt mất mạng nếu không có
sự thông cảm của số mệnh, vào phút chót đã
kiếm giùm hai người thế mạng, Bưu Điện cho thành lập Trung
Tâm Báo Chí, Press Centre tại khu Thương Xá
Rex và Trung Tâm USO ở đường Nguyễn Huệ cho đám quân
nhân Mỹ, khi đó cuộc sống tại đỉnh cồn mới trở lại bình
thường, và bớt mùi nơm nớp sợ sệt. Buổi sáng sớm
không còn cảnh mở cửa ra cầu thang thấy một anh GI nằm ngủ
ngon lành, chờ làm người khách hàng đầu tiên
nói chuyện với vợ con gia đình. Hoặc cảnh một cô điện
thoại viên dẫn anh chàng ngoại nhân vào phòng
studio, khi trở ra anh khóc ròng: Giờ này đã
nửa đêm gần sáng, vậy mà vợ anh không có
nhà. Thời gian đầu, Bưu Điện chỉ có một mạch vô tuyến
điện thoại trực tiếp với Oakland,
California
qua hệ thống cao tần HF, máy móc sử dụng do người Pháp
để lại nên ba trật bốn vuột, và chỉ trao đổi điện đàm
cao lắm là hai hoặc ba tiếng đồng hồ. Rồi cuộc chiến bắt đầu thực
hiện những điều cam kết tàn khốc. Ông Diệm chết. Người Mỹ
đổ quân xuống bãi biển Đà Nẵng, hy vọng mở ra một Normandie
thứ hai tại Á Châu, lập lại lịch sử, lần trước là Phát-xít,
Quốc Xã, lần này biết đâu là Cộng Sản. Đám
diều hâu kên kên ký giả, phóng viên,
đánh mùi xác chết, thèm mùi danh vọng,
biết đâu một "Chuông Gọi Hồn Ai", một "Mặt Trận Miền Tây..."
tái xuất hiện nơi đầm lầy nhiệt đới này. Đám tài
phiệt ATT ở Mỹ, RCA Manila, Cable/Wireless Hongkong... ngửi mùi
tiền, đổ xô vào Việt Nam.
Sốt sắng nhất là RCA Manila.
Được lời mời của Bưu Điện, họ phái ngay hai chuyên viên
Phi Luật Tân qua Sài-gòn giúp thành
lập mạch viễn ký, đường điện thoại viễn liên Sàigòn-Manila
(vô tuyến điện), Manila-New York (cáp
ngầm dưới biển). Trong bữa tiệc chia tay tại nhà hàng
nổi Mỹ Cảnh, số phận run rủi xui khiến gã chuyên viên
nẩy ý định tốt, nhường hai ông bạn mới quen chỗ ngồi phía
trong, nhìn ra mặt sông, ngắm cảnh Thủ Thiêm, những
con đò đưa khách qua lại hoặc mua vui trên sông,
những ánh đèn rực rỡ từ những con tàu đùa
giỡn cùng sóng nước. Như đã được chỉ định làm
vật tế thần, hai ông bạn Phi vừa mới chân ướt chân
ráo tới Sài-gòn, chưa được thưởng thức gái
đẹp, đồ ăn ngon, phong cảnh hữu tình, đã hứng giùm
hầu hết những mảnh mìn Claymore từ phía bờ sông thổi
xuống. Một bị mảnh mìn cưa ngang cổ họng chết tại chỗ. Một bị thương
nặng, được chở cấp tốc về căn cứ Clark Phi luật Tân, vài
ngày sau chết vì xuất huyết nội sau khi giải phẫu. Gã
chuyên viên trẻ suýt cụt một cánh tay, nếu
không nhờ tài giải phẫu của Bác Sĩ Daney, người Pháp,
làm việc tại nhà thương Grall. Vậy mà anh ta cũng
không làm sao từ bỏ được cái tật khuỳnh tay lên
thành ghế.
Có khi vào khoảng hai
ba giờ sáng, như người khách tuy không được Cõi
Âm mời gọi nhưng vẫn cố tình mò tới, như bị người
chết, những gã phóng viên, nhiếp ảnh viên
người Mỹ, người Nhật... dựng dậy, gã chuyên viên trẻ
mở cửa căn phòng nhỏ, bước ra ngoài nhìn đám
máy móc quen thuộc. Ra bao lơn nhìn ngang tầm
thành phố. Ngọn đèn đỏ lập lòe trên tháp
Đài Truyền Hình, trên tháp Đài Viba
Bưu Điện. Những hàng cây đen sẫm trong đêm. Những
ngọn đèn đường lạnh. Bãi đất trống bên dưới chân
Đài. Những vòng kẽm gai quấn quanh tòa nhà.
Những người lính gác trong những công sự cá
nhân quanh quất đâu đó... Chính vào
những lúc cô đơn như thế, vẫn thường tự hỏi đã yêu
thương cô bạn, kể từ lúc nào...
Khi chưa gặp nhưng đã tưởng
tượng ra một hình bóng, một dáng dấp tuy mảnh
mai yếu ớt, nhưng cũng thật bướng bỉnh cứng cỏi, tuy sẵn sàng chịu
đựng, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của kẻ khác, kể cả lỗi
lầm của định mệnh, nhưng không thể nào cho phép cuộc
chiến, cuộc đời, hoàn cảnh sống và nhất là những người
khác làm xấu đi, hủy hoại, hoặc tiêu diệt. Một hình
ảnh kết tụ của khí hậu, đất đai, mùa màng, cây
cối... thay thế những nuối tiếc chắt chiu, những khô cằn, khắc
nghiệt, mặc cảm côi cút, bất hạnh: Tất cả đã chết,
lần thất thểu dưới mưa, chạy theo một cô bé con với một ý
tưởng thật ngây ngô tức cười, nhưng cũng thật cảm động: "Anh
yêu em bởi vì anh yêu Hà-nội."
Hay ngay khi gặp lần đầu nhưng tất
cả đều đã muộn, đã không thể sửa chữa được, và
đó là ý nghĩa của thảm kịch, thần thánh
cũng phải cúi đầu khuất phục.
Hay những lần gặp sau đó,
những buổi tối ngồi trò chuyện ở phòng khách trong khi
mấy đứa em, mấy cô bạn ở chung nhà đã lui vào
phía trong. Kể cô nghe những chuyện lặt vặt ở sở, cuốn phim
vừa coi, cuốn sách vừa đọc, xứ Bắc Kỳ xa xôi, và Hà-nội.
Nghe cô kể những năm học trường quận lỵ, trung học Mỹ Tho, đại học
Đà Lạt. Nghe cô giảng giải về một miền đất không hoàn
toàn giản dị. Phải nhạy cảm lắm mới nhận ra chút dấu hiệu thật
mơ hồ, mong manh của sự chuyển mùa: Mối tình lúc đầu
giống như chớm thay đổi thời tiết. Tự nhủ thầm cô bạn chắc không
nhận ra, và sẽ chẳng bao giờ dám thú nhận. Sau này
nhớ lại, đã thực sự yêu thương, không phải lần vì
quá cô đơn, lén viết lên trang tiểu thuyết Tô
Hoài cô đang đọc, trong lúc cô lui vào trong,
Je vous aime, nhưng khi tới báo tin đứa em trai tử trận, không
gặp, đành nhờ một cô bạn ở chung nhà nói giùm,
tin chắc cô sẽ hiểu.
Và trong những đêm ngồi
canh xác đứa em tại nhà Hội thị xã Sóc
Trăng, chờ máy bay đưa về nghĩa trang quân đội Gò
Vấp mai táng, trong lúc loay hoay thắp từng cây
nến trên quan tài bị gió thổi tắt, hay nhặt nhạnh
từng mẩu nến, đốt lên ngọn lửa ngồi xúm quanh, chia nhau
chút hơi ấm, hơi lạnh của người đã chết, nghe những người
lính, viên sĩ quan cùng đơn vị nói về những
ngày đầu chuẩn uý tới nhậm chức, những giờ phút cuối...
Trong những giờ phút thê lương vẫn nghĩ rằng một ngày
nào sẽ kể lại tất cả.
Sau cùng phải cảm ơn cô
bạn đã cho có đủ thời giờ kể hết mối tình. Con
chó dại trong một phút cô đơn, tỉnh táo
không còn sợ hãi cái bóng của chính
nó. Những lần từ biệt cô trên đường trở về, thành
phố những đêm run rẩy chờ đợi những đợt pháo kích
bất thần giáng xuống. Những ngã tư đường chằng chịt những
vòng kẽm gai. Có những khoảng đường phải xuống xe dẫn
bộ. Đôi khi đi lầm vào một quãng đường cấm phải đi
ngược trở lại. Trong bóng đêm nhợt nhạt của những ngọn
đèn đường, nhìn thấy những mũi súng đen sâu
thăm thẳm chứa đầy ngờ vực đe dọa. Nhìn thấy hết mọi nỗi bi thương,
nếu chẳng may sinh ra mà không được gặp cô bạn, nếu
chẳng may bị cô hất hủi, nói không, nói không
thể yêu, không thể hiểu được tình yêu là
gì. Nhiều lần tới nhà khi đã quá khuya, trong
nhà đèn đã tắt, tất cả chắc đã yên ngủ
từ lâu: Hoặc hết sức muốn gặp. Muốn nhìn thấy bóng
dáng. Nghe tiếng chân di động. Tiếng lách cách
mở cửa. Rồi tiếng nói, tiếng nói... Muốn liều lĩnh đập cửa
ầm ầm. Bắt buộc cô hốt hoảng trở dậy, vội vã bật đèn,
vội vã mở cửa. Bắt buộc cô phải nghe, phải nói, phải
gật đầu ưng thuận, trong khi không có thì giờ để phân
vân, cân nhắc...
Hoặc không hề có ý
định gặp. Không hề trông mong cô sẽ giúp
đỡ, thông cảm... Đứng yên lặng trước mái hiên
hàng giờ, nghe tiếng chuột chạy trên đám lá
khô, tiếng mèo kêu thảm thiết trên mái
ngói, chờ cơn cuồng nộ vô ích tàn lụi dần
rồi thất thểu rời con ngõ. Một lần xe hết xăng, đứng xớ rớ ngay
giữa mặt lộ, mơ hồ hy vọng một tên khùng, một thằng say,
hay một người lính ban cho một cái chết lãng nhách,
nhưng ít ra còn có thể giải thích như một
tai nạn. Sau cùng một người đi đường đã thương tình
kéo về tận đỉnh cồn. Nơi làm việc là tầng lầu
trên cùng của một building, bất động sản của người Pháp.
Những đêm trực thường lợi dụng những lúc rảnh rỗi giao
Đài cho người phụ ca, lấy xe chạy vòng vòng. Ghé
quán cà phê khu Đa Kao, nơi đứa em từng ngồi dán
lưng vô tường chờ Thần Chết dựng dậy. Quán cà phê
túi, hủ tíu Tầu khu ngã Sáu Sài-gòn,
hồi tưởng những ngày còn đi học, cuốn sách trên
tay, ly hồng xà trước mặt và cứ thế ngồi suốt buổi. Ghé
sạp thuốc lá, mua từng điếu lẻ, một thói quen từ hồi còn
đi học, sống bằng sự yêu thương đùm bọc của Bà Trẻ
trong căn nhà ở cuối hẻm Đội Có, Phú Nhuận. Ghé
sạp báo mua một tờ có đăng truyện chưởng Kim Dung. Lướt
qua những hàng chữ lớn nơi trang nhất. Một lần đọc thấy tin quận
lỵ quê cô bạn bị pháo kích, sáng sớm hôm
sau vội ghé nhà rồi cả hai ra bến xe đón những chuyến
đầu tiên từ lục tỉnh lên. Khi biết cuộc pháo kích
không gây thiệt hại nghiêm trọng, đã đánh
bạo rủ cô ra Sài-gòn. Đó có lẽ là
lần du ngoạn đầu tiên.
Một lần trên đường về, khi
chạy xe đến gần khu chợ Bến Thành, từ xa đã nhìn thấy
một gói đồ nằm giữa mặt lộ, đường Trần Hưng Đạo, dưới ánh đèn
chói lòa. Có tiếng súng nhỏ rồi tiếng
còi xe Quân Cảnh thổi dạt xe cộ, người đi đường qua hai
bên. Khi cơn báo động hoảng đã qua đi, trong một
thoáng bỗng nhận ra vẻ tiều tụy của thành phố. Của mối
tình. Ngay cả những giây phút êm đềm ngồi quây
quần bên mấy đứa em, mấy cô bạn, vẫn cảm thấy cực kỳ cô
đơn, có cảm giác như không còn thương yêu
nổi ai, đã tự lừa dối khi nghĩ rằng đã yêu thương
cô bạn. Đã lấy mức độ pháo kích làm
thước đo tình yêu, đã lầm tiếng hỏa tiễn là
tiếng reo hò đắc thắng của mối tình: Nhiều khi quẩn trí
còn mong mỏi thành phố bị pháo kích hoài
hoài để được sống mãi mãi những giờ phút
thê thảm nhất của mối tình. Những ngày Mậu Thân
căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ
bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng
khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố
cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút
lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng
với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc
cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương
cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào
cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...
1969 (2)
Mối tình tưởng tượng nhưng
luôn có cảm tưởng cuộc chiến coi nó như kẻ thù,
luôn soi mói rình rập, khi nhắn nhủ khi đe dọa,
phải chi mi đừng tưởng tượng ra một cô bạn tuyệt vời như vậy,
phải chi mi bớt yêu thương cô bạn đi một chút, số
phận không phải của riêng mi mà biết đâu của
cả dân tộc sẽ bớt chút thê thảm. Khi cô bạn tìm
được người bạn đời, mi không còn trông cậy vào
đâu để chạy trốn nỗi cô đơn, đành trốn chui trốn nhũi
vào trong mớ sách vở, và khi hết còn chịu
đựng nổi, đã tàn phá đời mi thay vì chịu
thua... Đó những ngày trên khuôn mặt người
dân Sài-gòn khi ra đường còn nguyên
vẻ hốc hác mất ngủ, xen đôi nét mừng rỡ vì
đêm qua Việt Cộng tha không pháo kích vô
thành phố. Hằng đêm, họ không còn được nghe
lời ân cần chúc đồng bào ngủ ngon, xin đồng bào
vặn nhỏ chiếc la-dô để khỏi làm phiền bà con lối
xóm. Thay vào đó là một giọng nói
đã được gột bỏ mọi rào đón: Tên những người
phải trình diện theo lệnh Tổng Động Viên, nghe như đã
thuộc tài nguyên của một thế giới khác, những con
số kèm theo tên mỗi người ít ra còn chút
ý nghĩa vì chúng cho biết sắp tới lượt ai được Thần
Chết coi giò coi cẳng...
Nhà cô bạn lúc
này đã dời vô Chợ Lớn. Căn nhà cũ, khu
chung cư Nguyễn Thiện Thuật, tuy không bị thiêu rụi trong
biến cố Mậu Thân nhưng cũng không còn có thể
ở được. Phần hồn của nó đã chết theo cả khu, còn
chút nào cô gái đem theo cùng với
cô về cuộc đời mới, một buổi tối làm như tình cờ
ghé qua, thấy tất cả đều lạ mặt. Cảnh vật, con người còn
tỏ vẻ giận dữ, như thể mi là nguồn cơn của mọi tai họa, tại mi
mà cô ta rời khỏi chỗ này... Vậy mà khi đến
lượt trình diện, thời tiết Miền Nam những ngày cận Tết,
lần đầu tiên nằm giường sắt Quang Trung, tự nhủ thầm đứa em trai
cũng có thể đã từng nằm đúng trên chiếc giường
sắt lạnh lẽo này... Khi đã bớt bi thương, vẫn khuôn
mặt cô bạn từ trong căn nhà đứng nhìn ra, vẫn mũi
súng đen ngòm ngó sâu vô mắt, đêm
nào từ nhà cô bạn về đã quá giờ giới
nghiêm, một người lính từ đáy sâu thành
phố đột nhiên xuất hiện. Anh chàng như bực tức vì
đã phải chờ đợi giây phút này từ đời kiếp nào,
như hả hê vì bắt được quả tang, mũi súng đen ngòm
đầy hăm dọa tra hỏi, nhưng cũng đầy đau thương trắc ẩn: "Có phải
mi yêu thương cô bạn?", và cứ thế khăng khăng chối miết
:"Không, Không!"... Ba mươi năm sau, tưởng vết thương đã
lành, tưởng không chỉ mọi người mà ngay cả chính
mi cũng đã quên đi, Thần Chết cũng bỏ qua, hoặc chính
nó cũng bị đánh lừa, hả hê trong nỗi chiến thắng, như
vậy mi không hề chịu thua định mệnh, đúng vào lúc
đó, mọi chuyện lại bắt đầu, còn thê thảm hơn ngày
nào, bởi vì bây giờ đâu còn chiến tranh
để mà ăn vạ. Không những vậy, bây giờ mi còn một
người vợ mà mi chưa từng nói được một lời yêu thương an
ủi, còn mấy đứa nhỏ đã trưởng thành, hoàn toàn
do người vợ đau khổ của mi nuôi nấng, dậy dỗ...
Đột nhiên nhớ những ngày
ở Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ. Nhớ cái chết của anh
chàng thanh niên tuy cách xa chừng chục tuổi nhưng
cùng trình diện một đợt. Bởi vì đối với mi, nếu không
có biến cố Mậu Thân và sau đó là lệnh
Tổng Động Viên, chắc gì đã có dịp được nằm
giường sắt Quang Trung. Mấy ngày đầu bỡ ngỡ, suốt ngày ngồi
câu lạc bộ, hoặc bên ly cà phê, hoặc bận rộn với
mấy trái bida, đêm nằm co quắp trên chiếc giường sắt.
Đúng vào thời điểm này, bài Tình Nhớ
của Trịnh Công Sơn vừa được tung ra. Khoảng nửa đêm, một tay
nào chắc nhớ nhà, nhớ bồ, hay chính nỗi cô đơn
của mi cứ thế huýt sáo mãi điệu nhạc... Bây
giờ mỗi khi tình cờ, hoặc cố tình nghe lại, có cảm
tưởng bài nhạc vẫn cất giữ giùm nỗi chia xa Sài-gòn
trong khi cuộc chiến, trước mắt là những ngày tháng
gian khổ nơi quân trường đang chờ đợi, nỗi nôn nóng
mong được gặp lại cô bạn nếu mai kia có dịp trở lại Sài-gòn.
Nhưng kỳ diệu, không, phải nói thê thảm, bài
nhạc vẽ rõ bộ mặt, tuy non nớt tuy thẫn thờ ngơ ngác, còn
nguyên nét học trò lần đầu tiên xa mái
trường, lìa gấu áo mẹ, nhưng vẫn toát ra vẻ bướng bỉnh,
liều lĩnh của một con bạc dốc hết túi làm cú đánh
cuối cùng: Để phản đối chiến tranh, thay vì trốn tránh,
cưỡng lại lệnh trình diện nhập ngũ, cậu thanh niên chờ chiếc
xe GMC đang chạy hết ga, từ bên lề đường ngay phía bên
ngoài câu lạc bộ, lao ra hứng trọn...
Đợt trình diện đó có
đủ mặt "anh hào". Thì vẫn đám bạn bè từng
ngồi chung bàn ở quán Cái Chùa, cùng
ngửi mùi mực in quán Văn đường Phạm Ngũ Lão. Quán
có ông chủ già rất lịch lãm, và ưu
ái anh em văn nghệ, chẳng bù cho ông thư ký
tòa soạn Trần Phong Giao, bảo hoàng hơn vua, lúc
nào cũng nhăn nhó trong cách tính trang, tính
tiền nhuận bút, và nhất là trong việc giúp
đỡ những người chưa thành danh muốn nhờ bảng hiệu nhà xuất
bản Nguyễn Đình Vượng. Cậu thanh niên hình như chưa
từng bỏ sót một số báo Văn, "văn kỳ thanh" nào Nguyễn
Xuân Hoàng, nào Huỳnh Phan Anh... lần này gần
như gặp đủ mặt. Sau khi cậu ta tự tử chỉ hùi hụi tiếc một điều,
nếu biết trước đã kéo cả bọn tới trình diện. Bởi vì
Huỳnh Phan Anh, bị ám ảnh bởi những ngày "đổ mồ hôi
nơi quân trường thay vì đổ máu nơi trận địa", cộng thêm
những lời hù dọa của những anh chàng ra vẻ hiểu biết những
trò "huấn nhục" sắp tới, khiến căn bệnh bao tử đột nhiên lên
cơn, đêm nào cũng dùng cái thùng nước
lèo của mi làm chiếc gối; còn Nguyễn Xuân
Hoàng vốn bô trai nên lúc nào cũng quanh
quẩn bên mấy nữ tiếp viên câu lạc bộ; cuối cùng
chỉ có còn mi, để quên đi nỗi nhớ, để đỡ bồn chồn
chờ ngày nghỉ phép cuối tuần gặp lại Sài-gòn,
gặp lại cô bạn, đã thân cận người bạn nhỏ mê
văn chương và có thể còn mê làm cách
mạng, còn mong mỏi cái chết của mình có thể
sẽ có ích, nếu không gây một tiếng vang nào
đó thì ít ra cái mạng sống này cũng
do ta quyết định. Nhưng những người Quân Cảnh đã mau chóng
xóa sạch dấu vết, nếu còn chăng, đối với mi, là khuôn
mặt trẻ thơ không chút dấu hiệu cho biết đây là
người được Thần Chết tuyển chọn, không thông qua cuộc chiến...
Đêm, vẫn đêm đêm,
như hồn ma cố tìm cách nhập xác, như tên
trộm muốn đánh cắp thời gian đã mất, mi một mình
trở lại Sài-gòn, quán Cái Chùa. Những
buổi sáng ghé 19 Ngô Đức Kế, nếu không có
Radiophoto cần chuyển, thay vì như người ta trở về nhà chở
vợ đi ăn sáng rồi đưa tới sở làm, mi chạy xe dọc đường
Tự Do, ngó con phố bắt đầu một ngày rồi ghé quán
Cái Chùa làm người khách thứ nhất, chẳng
cần ra dấu, người bồi bàn tự động mang tới ly cà phê
sữa, chiếc bánh croissant, và mi ngồi trầm ngâm tưởng
tượng cô bạn chắc giờ nầy đang ngó xuống trang sách,
cuốn tập tại giảng đường Văn Khoa khi đó đã chuyển về đường
Cường Để, cũng gần nơi làm việc, tự nhủ thầm buổi trưa có
nên giả đò ghé qua, tuy vẫn ghi danh chứng chỉ Triết
Học Tây Phương nhưng gặp ông thầy quá hắc ám
đành chẳng bao giờ tới Đại Học, nếu có chăng thì
cũng chỉ lảng vảng ở khu chứng chỉ Việt Hán. Rồi lũ bạn rảnh rỗi
cũng dần dần tới đủ... Lại vẫn những lời châm chọc, khích
bác lẫn nhau, đó cũng là một cách che giấu
nỗi sợ, nếu đủ tay thì lại kéo tới nhà Nguyễn Đình
Toàn làm canh xì.
Nhà Toàn ở ngay dưới
chân building nơi hàng ngày làm việc, số
7 Phan Đình Phùng, Đài Phát Thanh Sài-gòn
số 5, Trung Ương Cơ Xưởng Vô Tuyến Điện số 11: nhiệm sở đầu
tiên sau khi ra trường. Một nửa tòa nhà sau bị
phá bỏ lấy chỗ xây cất Trường Quốc Gia Bưu Điện, thay vì
học nhờ trường Quốc Gia Thương Mại ngay đầu đường Phạm Đăng Hưng đối
diện nhà thờ Phan-xi-cô. Hai năm trời làm công
việc sửa chữa máy móc từ các đài địa phương
gửi về, lâu lâu vì nhu cầu công vụ, lại một
thầy, một đệ tử, thường là một chú nhỏ học việc, một chiếc
công xa đã được chuyển bảng xe thành số dân
sự, phòng ngừa dọc đường gặp mấy ông du kích giải
phóng, hai thầy trò làm một chuyến viễn du tới
một đài địa phương, thời gian yên tĩnh trước cơn bão
tố, trước khi gặp cô bạn...
Quen tác giả Chị Em Hải một
bữa tình cờ cùng ăn sáng tại quán phở
44 đối diện Đài Phát Thanh Sài-gòn. Ông
chủ quán cùng làm Bưu Điện giữ việc tháng
tháng phát tiền. Toàn tới làm quen, tự giới
thiệu và đề nghị viết cho Văn. Vợ Toàn là một trong
những người đầu tiên đọc bản thảo truyện ngắn "Thời Gian". Khi Toàn
đưa đến nhà giới thiệu, Bà tuyên bố một câu
xanh rờn :"Anh đúng là văn sĩ mê gái!". Không
ngờ câu nói trở thành định mệnh. Y hệt Bà biết
rất rõ, cái cảnh thất thểu chạy theo một cô bé
con nơi cổng trưởng Đại Học Khoa Học, đại lộ Cộng Hòa, không
phải tận cùng mà là bắt đầu. Y hệt Bà biết
rất rõ cô bạn tuy hai người chẳng hề gặp nhau. Sau truyện
ngắn là lần gặp gỡ Nguyễn Đình Vượng và Trần Phong
Giao ở quán Cái Chùa. Ông già rất trịnh
trọng, đúng tác phong protocole. Tiền nhuận bút để
trong phong bì. Ba trăm đồng, thời ông Diệm mới bị giết là
một món tiền đủ cho một buổi gặp gỡ tại quán Ngân
Đình, ngay cột cờ Thủ Ngữ ngó qua Thủ Thiêm, nơi mi
suýt đi theo ông Diệm.
Bởi vì nếu ông Diệm
còn sống, có thể không có vụ người Mỹ đổ quân
tại Đà Nẵng, và sau đó là cả một đám kên
kên, diều hâu, ký giả, phóng viên ngoại quốc
đổ xô vào Việt Nam. Mi đâu có dịp kết bạn cùng
hai chuyên viên Phi Luật Tân làm cho hãng
RCA Manila. Theo lời mời của Bưu Điện, họ sang Sài-gòn giúp
thành lập mạch viễn ký dành cho báo chí
ngoại quốc, cuối cùng bỏ mạng tại nhà hàng nổi
Mỹ Cảnh trong vụ Việt Cộng đặt hai trái mìn dàn chào
đám quân nhân Mỹ mới tới, xác được mang về
Manila, những nạn nhân đầu tiên của mạch thông tin
liên lục địa qua cáp ngầm dưới đáy bể. Nhưng ký
giả đầu tiên hy sinh tại chiến trường Việt Nam là
Huỳnh Thành Mỹ, nhiếp ảnh viên hãng thông
tấn AP...
Trong số những ký giả, phóng
viên chiến trường chết tại Việt Nam, Huỳnh Thành Mỹ (1)
là người đầu tiên, và được nhắc nhở nhiều nhất, ít
ra cũng giữa đám đồng nghiệp tại hãng AP. Cuộc chiến khi
đó tương đối còn sớm sủa, nếu chỉ tính về con số
tử vong. Thần Chết còn mải thăm dò con mồi, chưa lựa chọn
nạn nhân giữa đám người lăng xăng với cái máy
chụp hình, cái camera, cuốn sổ tay, như thể ba thứ đồ linh
tinh, cộng thêm mớ dây nhợ lằng nhằng, kể luôn cả hai
chữ báo chí, Press, gắn trước ngực, là những bùa
trừ tà, súng đạn phải tránh né.
Những buổi sáng, nếu có
Radiophoto, khi xong việc, hoặc ở lại sở phụ giúp một đồng nghiệp
làm ca sáng, chờ tới trưa coi UPI có hình
cần chuyển, hoặc theo ông Hưng, đồng nghiệp làm cho hãng
AP tới văn phòng hãng này, ở tầng lầu phía
bên trên passage Eden, nhìn bức hình Huỳnh
Thành Mỹ phóng lớn treo trên tường, uống ly cà
phê kiểu Mỹ, nói dăm ba câu tiếng Tây với Horst
Fass, trưởng phòng hình ảnh, rồi cùng ông
Hưng đi kiếm mấy cuốn truyện "série noire" của một tay bán
sách dạo ở một con hẻm chật cứng giữa hai bức tường gần bên
tiệm thuốc tây trên đường Tự Do. Trường hợp không có
Radiophoto, thường ngồi trơ cu lơ một mình trong lúc chờ
bạn bè tại một bàn tại góc quán Cái
Chùa, mơ màng tự hỏi không biết sáng nay cô
bạn có giờ học tại Văn Khoa hay không, mơ màng tưởng
tượng chiến tranh rồi sẽ qua đi, cô bạn rồi sẽ gặp một người chắc chắn
hơn hẳn mi: Một người hoặc không nợ nần gì cuộc chiến nên
không bị nó hành hạ đến trở thành khật khùng,
hoặc thừa thông minh, thừa khôn ngoan để cùng cô
thoát ra khỏi, cho dù người đó có yêu
thương cô hay không thì mọi chuyện cũng chẳng liên
can chi tới mi.
Buổi tối hôm đó khi
ở nhà cô bạn ra về đã quá giờ giới nghiêm,
mi bị một người lính bất thần chặn lại, lúc đó
mi như nhìn thấy nỗi chết hiện ra qua mũi súng đen ngòm
ngó sâu vô mắt, mi như sống lại những kỷ niệm, cảm
giác, lần đầu tiên xuống xe đò, Cai Lậy đã
xế chiều và đang tan chợ. Mi ngu ngơ lạ hoắc giữa phố thị đang
trong cơn hối hả thu dọn. Khi đi ngang qua cây cầu gỗ, bất thình
lình đại bác từ chi khu bắn đi. Ầm một tiếng. Không
gian chao đảo. Cây cầu gỗ run lẩy bẩy. Mặt nước sông nhăn nhó...
Giây phút đó mi mới nhận ra một điều thật tầm thường
là chiến tranh có thực, và những gì mi tưởng
tượng ra về một cô bạn chưa từng gặp, tất cả đều có thực,
ba mươi năm sau, mi mới hiểu ra, đó chỉ là một nửa ý
nghĩa của thảm kịch...
Hoặc ba hoa trò chuyện chán
chê với đám bạn bè cho tới khi không còn
kiếm ra một câu nói thật độc địa, thật cay đắng về nhau,
về một cuốn sách vừa được xuất bản, một bài thơ, một truyện
ngắn vừa được đăng báo, tựu chung cũng chỉ để quên đi
một chốc một lát, hoặc may lắm một nửa buổi không nhớ tới
cô bạn. Rồi cũng tàn câu chuyện, đám bè
bạn từng đứa bỏ ra về. Huỳnh Phan Anh có thể đã đến giờ
lên lớp, có thể bực mình vì thằng bạn Bắc Kỳ
đổi tên cuốn truyện, Thất Lạc thành Thật Lạt, nhại cách
nói của dân miền Nam. Còn Nguyễn Xuân Hoàng
có lần bỏ quán Cái Chùa đến cả tuần lễ,
chỉ vì cũng vẫn thằng bạn khốn nạn bầy đặt viết bài phê
bình, giới thiệu cuốn sách mới ra lò của anh, Sinh
Nhật, bị đổi thành Sinh Nhạt, và bài phê bình
mang tên Đi Tìm Một Chiếc Mũ Đã Mất, nhại theo Proust.
Bao nhiêu năm trời nhớ lại mới thấy càng thù ghét
cái phần thâm căn cố đế, cái bản chất thâm độc
nơi đáy sâu thân thể, bao nhiêu năm tháng,
mưa gió, khí hậu, con người, vùng đất hiền hòa
không sao gột rửa nổi. Ba mươi năm sau mới thấy nhớ, thấy thương bạn
bè, đứa còn đứa mất, chẳng đứa nào được may mắn với
cõi sống, cõi viết. Nguyễn Đình Toàn ở Việt Nam, nghe
nói mắt cũng đã mờ. Huỳnh Phan Anh vợ con vượt biển không
được may mắn. Còn Nguyễn Xuân Hoàng bây giờ
lại ôm lấy tờ Văn, chẳng biết có nên cơm cháo
gì hay không...
Khi đã gần trưa, gã
chuyên viên trẻ bèn ghé hãng, không
biết làm gì xoay qua đổ xí ngầu với Tư Râu,
người chuyên mang hình lên Đài để chuyển
đi. Rồi cuộc chiến ăn sâu tới tận xương tận tuỷ Miền Nam. Có
những lần Tư Râu phải chạy lên chạy xuống hàng
chục bận, từ 19 Ngô Đức Kế - con phố nhỏ gần bờ sông, đâm
ra Công Trường Mê Linh, có tượng Đức Trần Hưng Đạo
tay chỉ hướng sông hướng biển khuyên con cháu sau
này lấy "nước" mà dựng "đất", do vậy mà có
dân tộc "Boat People"- tới Đài Liên Lạc Vô Tuyến
Điện Thoại Quốc Tế, số 7 Phan Đình Phùng. Mỗi bận như vậy,
có khi chỉ để mang một tấm hình vừa mới rửa xong, từng
tấm một vì không thể chờ đợi, những tấm kia còn
đang trong phòng tối, hoặc còn tươi mùi thịt sống,
còn khét mùi bom đạn đang được cấp tốc từ chiến trường
gửi về. Một lần trong khi chạy xe, anh may mắn chụp được hình, đúng
ra là tử thi viên Bộ Trưởng Giáo Dục Lê Minh Trí,
bị hai tay đi xe gắn máy thả một trái lựu đạn vô xe
trên đường Nguyễn Du.
Huỳnh Thành Mỹ là nhiếp
ảnh viên hãng AP đầu tiên bỏ mạng trong khi UPI,
người đầu tiên bị cuộc chiến làm cho sống dở chết dở là
Nguyễn Thành Tài. Anh là người giới thiệu gã
chuyên viên trẻ cho UPI, ngay sau khi AP có mạch
vô tuyến viễn ảnh. Một lần, vì quá đói hình,
anh mò lên, nghe đâu khu Long Thành, gạ một
người lính làm "người mẫu" cho anh chụp một série
hình, cảnh một anh lính trúng đạn Việt Cộng, buông
rơi súng rồi từ từ khuỵ xuống. Đối với một chuyên viên
sử dụng camera, chuyện này quá thường, nhưng với một nhiếp
ảnh viên, đây là một hành động đòi
hỏi sự gan dạ, bình tĩnh, làm chủ bản thân, làm
chủ tình hình... Bạn cứ thử tưởng tượng trong lúc
súng nổ đạn bay mà cứ bình chân như vại, căn
từng chút ánh sáng, lấy từng góc độ cho
không phải một, mà năm, bẩy tấm hình nghệ thuật, chụp
một người trúng đạn đang từ từ... từ giã cõi đời.
Hình đem về hãng, rửa
ra, gây chấn động trong đám phóng viên,
nhiếp ảnh viên UPI. Viên trưởng phòng hình
ảnh tuyên bố, kể từ chiến tranh Algérie đến nay mới lại
có một série hình độc đáo như vậy. Trước
mắt, Tài được thưởng "Nhiếp ảnh viên số một trong tháng".
Câu chuyện đúng ra không ngừng ở con số một đó,
vì tiếp theo vinh quang, tiền bạc của ngày hôm nay,
còn giải thưởng Pulitzer của ngày mai. Nhưng không
ngờ khi hình được đăng lại trên báo chí Việt
Nam,
đám cảnh sát Tổng Nha ngửi thấy mùi là lạ
qua cái tên Việt Nam, Nguyễn Thành Tài.
Giá tên một nhiếp ảnh viên người Nhật, người Mỹ
thì lại không sao. Họ bèn liên lạc với tiểu
khu, nơi có trận đánh xẩy ra. Sau khi được xác
nhận không có một trận đụng độ, chạm súng nào
trong thời gian đó, họ sau cùng kiếm ra anh lính
đã tử trận nhưng vẫn còn sống. Tài bị kết tội "phá
hoại tinh thần chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa."
Sau vụ đó, anh hết còn được UPI tin tưởng. Trong một lần
theo hành quân, anh bị mảnh mìn muỗi cài giữa
đám lá cây xớt qua mang tai, không may chạm
dây thần kinh, trở thành ngớ ngẩn, sau cùng bị UPI
cho thôi việc.
1996
"J'écris depuis que tu me lis
Les mots sont en retard sur nos vies"
Christian Bodin (L'inespérée)
(Tôi viết kể từ khi em đọc
Chữ sao muộn màng so với đời sống của chúng
ta)
Đau khổ nhất là những ngày
cô bạn đi lấy chồng. Vẫn những ngày tháng ngây
ngô bên mớ máy móc, nghe tiếng người nói
xôn xao từ những thành phố xa lạ phía bên
ngoài địa ngục, qua đường dây điện thoại viễn liên,
mơ màng tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua đi, cô bạn rồi
sẽ hạnh phúc, hạnh phúc... Hết còn nỗi ngây
thơ tưởng mình ở trên cao, trên tận đỉnh cồn, thấy
hết, hiểu hết. Vẫn những đêm dài điên cuồng đuổi theo
bóng mình sợ hãi trốn sâu dưới đáy địa
ngục, trong những hang cùng ngõ hẻm thành phố, chạy
hoài, chạy hoài, không còn nơi để ghé,
không còn chỗ để ngừng... Chỉ mong gặp lại những hồn ma quen,
những gã phóng viên người Nhật, người Mỹ, hai gã
chuyên viên Phi Luật Tân, để hỏi coi họ có còn
luyến tiếc đất nước này hay không, chỉ muốn la lớn, tôi
yêu em, tôi yêu em, cho cả thế giới, cả loài người
đều nghe...
Cho người chết gật đầu thông cảm.
Nguyễn Quốc Trụ
Cõi Khác, phần đầu [1969 (1)], là
một ấn bản - version - "khác", của Kiếp Khác, đã
đăng trong Những Ngày Ở Sài Gòn, tập truyện,
nhà xb Đêm Trắng, Sài Gòn, 1970. Phần sau được
viết tại hải ngoại, đã đăng trên một tờ báo địa phương
ở Canada, sau trên
Văn Học (Cali).
Không nhớ rõ số mấy, ngày mấy.
Chú thích hình:
Gấu đứng trước căn nhà ở chúng cư Nguyễn Thiện Thuật, thời
gian trước Mậu Thân, hình do cô bạn chụp từ phía
trong nhà.
Bạn NKL, lần đầu nhìn bức hình,
nắc nỏm, hình thằng cha nào mà đẹp trai thế!
(1) Huỳnh Thành Mỹ, tên thực Huỳnh Công
Là, anh ruột của Huỳnh Công Út, tức Nick Út,
người chụp bức hình cô bé Kim Phúc bị bom
lửa ngày nào. Hình dưới đây, trích
BBC.
Xử VC
Shell-shocked US
marine, Hue, Vietnam,
February 1968.
Photograph: Don McCullin
Don McCullin's most celebrated
image is his portrait of a dazed American soldier, entitled Shellshocked US Marine, Hue, Vietnam.
It was taken during the battle for the city of Hue in 1968 and, in its
stillness and quiet intensity, says as much about the effects of war
on the individual psyche as many of McCullin's more graphic depictions
of conflict and carnage. The eyes that stare out beneath the grimy helmet
are not staring at the camera lens, but beyond it, into nowhere.
Surprisingly, when I ask McCullin about the photograph, which
features in this retrospective of his reportage in Manchester, he grimaces.
"It kind of gets on my nerves now," he says, "because it has appeared
everywhere. It's like the Eddie Adams shot of the execution of a Vietnamese
prisoner."
Lính Mẽo kinh hồn bạt
vía vì pháo VC.
Hai con mắt thất thần, nhìn
xuyên qua ống kính, tới hư vô!
Bức hình trở thành
“thương hiệu” của McCullin. Nhưng khi nhắc tới, ông
nhăn mặt: Nó làm tôi đau đầu. Bởi vì nó
xuất hiện ở khắp mọi nơi. Chẳng khác chi bức hình xử VC
của Eddie Adams. Những dòng chữ viết
tay trong nhật ký cho thấy Eddie đã thừa nhận ông rất
muốn được giải Pulitzer cho bức ảnh ông chụp đệ nhất phu nhân
Jacqueline Kennedy đang giơ tay đón lấy lá cờ Mỹ được gấp
lại mà người ta trao cho bà tại lễ tang Tổng thống John
F. Kennedy vào tháng 11 năm 1963.
Source
Surprisingly, when I ask McCullin about the photograph, which
features in this retrospective of his reportage in Manchester, he grimaces.
"It kind of gets on my nerves now," he says, "because it has appeared
everywhere. It's like the Eddie Adams shot of the execution of a Vietnamese
prisoner."
Source
Hình Eddie Adams chụp tướng Loan khử VC, và hình MC Culllin chụp anh GI chết sững
vì pháo VC, hai cái hình bổ túc cho
nhau.
Cả hai nói lên nhận xét của Rushdie:
There is something predatory about all photography. The portrait
is the portraitist's food. In a real-life incident I fictionalized
in Midnight's Children, my grandmother once brained an acquaintance
with his own camera for daring to point it at her, because she believed
that if he could capture some part of her essence in his box, then she
would necessarily be deprived of it. What the photographer gained, the
subject lost; cameras, like fear, ate the soul.
Source
Có cái gọi là ăn thịt sống, làm
thịt sống, ăn tươi nuốt sống con mồi, trong chụp hình. Bức hình
là thức ăn của người chụp hình. Bà tôi đã
có lần cầm cái máy chụp hình của chính
nạn nhân, để đập bể đầu anh này, một gã quen biết,
vì dám đưa cái máy về phía bà,
bởi vì bà tin rằng, nếu anh ta có thể xén
một phần nào của cái tinh túy ở nơi bà,
và đưa vô cái hộp đen, thì bà sẽ mất
đi cái phần đó. Cái mà bức hình có,
thì người bị chụp, mất; máy chụp hình, giống như
sự sợ hãi, "ăn" linh hồn.
Chân Dung
Portraits
(To the memory of Akhmatova)
Nothing
visits the silence,
No apparition of lilac,
But an inexplicable lightness
I sense when I breathe your name.
It's not All Souls'. The planet
Spins on without you, Anna.
You're now the Modigliani
Abstract. No candles flame
To amass shadows. Light elected
You. Annenkov's portrait ... erect head
That tilts with a swan's curve
Towards the Neva, towards the living
Surge of the iced river
That will not stop nor swerve
But plunge, if need be, within you ...
Till room and time started spinning,
I've gazed, I've tried to splinter
With love that smiles at stone
This photo of nineteen-twenty,
The only one where your tender
Pure and gamine face, grown
One with the page you've entered,
Blurs at the lips, half-surrenders
A smile ... And your lips open
To me, or familiar Chopin ...
It must have been a dream.
But dreams are something substantial,
The Blue Bird, the soft embalmer.
It doesn't smell of catacombs
There, and your black fringe is no nimbus.
A cathedral bell tolls dimly.
The unmoving stylus hums.
So deep has been this trance,
Surely its trace fell once,
Caught your eyes and startled you,
Between the legendary embankment
And your House on the Fontanka?
I, like the woman who
Had touched the healer's soul,
Find everything made whole
In your poetry's white night,
Envy the poor you kept watch
With, outside the prison; the touch
Of a carriage-driver, your slight
Hands bearing down with a spring, one
Moment in the tense of his fingers.
Poems outlive a Ming case,
But your ageing portraits bring me
The rights of a relative
To grieve. Tonight alone I could spare
All that is written here
To restore the chaos where
The Neva deranges your hair,
You laugh, weep, burn notes, live.
Note:
D.M. Thomas, nhà văn, nhà thơ, dịch giả, tác
giả cuốn tiểu sử Solzhenitsyn. Chuyên gia về văn học Nga.
Ông nhận viết tiểu sử Solz, như 1 thách đố với chính
ông.
Gần như chưa ai dám đụng vô tiểu sử của
Solz. Cuốn tiểu sử của Solz, cách viết, lập đi lập lại những
chương hồi, là theo cấu trúc những trại tù,
cứ thế lập đi lập lại, nhân thêm lên mãi,
cùng sự hoán đổi hai hình tượng, Thiên Sứ
và Quỉ Đỏ.
GCC chôm, làm trang Tin Văn, mở ra là
hình ảnh Thiên Sứ của Sến, khép lại bằng Con
Quỉ Chuồng Heo trong Y Sĩ Đồng Quê của Kafka.
Cuốn này, là sách gối đầu giường
của GCC. Cô Út, nhân bố đi chơi với cháu
trong dịp hè, bèn chở cả kho sách, cho bịnh
viện, để họ bán xon lấy tiền cho bịnh nhân.
Bố đừng đọc sách nữa. Chơi với cháu,
không khoẻ hơn sao?
Cuốn
trên, cũng sách xon, thư viện thải ra.
Mua thêm được cuốn Milosz giới thiệu thơ Ba
Lan hậu chiến.
Cũng OK lắm.
Dân khí suy đồi và trách
nhiệm con người
Nhà văn Võ Thị
Hảo
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội
Đây cũng 1 thứ cực kỳ tinh
anh, của Bắc Kít, theo GCC. Bà này can đảm hơn mấy tên
kia nhiều, nhưng óc vẫn bị thiến mất 1 khúc, hay một mẩu, vẫn
theo GCC.
Hoặc cũng đã từng nhận hàng, miệng
cũng có mùi chiến lợi phẩm cho nên không
thể nói khác đi được.
Christ and the Devil have changed
places.
Chúa Ky Tô và Quỉ đổi chỗ cho nhau.
D.M. Thomas Tiểu
sử Solzhenitsyn, chương 2: Demons
D.M nhắc tới bài thơ “The
Twelve” của Blok, 12 tên Vệ Binh Đỏ, Red Guards, trong đêm tối
St Petersburg, gặp ai giết người đó, tàn phá, hủy diệt
tất cả cái gì vướng chân chúng trên đường
đi: They lust to drink, have pleasure, and uphold the Revolution, chúng
ăn nhậu, chơi đồ chơi thỏa thích, dâng cao ngọn cờ
Cách Mạng. Đằng sau chúng, là 1 con chó
đói – cái thế giới cũ, the old world, chúng tính
đâm cho con chó 1 một mũi bayonet, nhưng quay nhìn
về phía xa, về phía trước, một hình ảnh như đang
dẫn dắt chúng: Trong tuyết dầy, đặc, là 1 ngọn cờ đỏ,
và hình bóng chúa Ky Tô: Bearing
the flag, leading the cutthroats, walking lightly above the storm- is
Jesus Christ.
Chúa và Quỉ đổi
chỗ cho nhau là vậy.
Cuộc chiến Mít, thay vì
Chúa Ky Tô, chính là giấc mơ thoát ra khỏi
cái kiếp người thê lương ở nơi “Quê Người”, là xứ
Bắc Kít.
Hơn cả hình bóng Chúa Giê
Su cầm cờ dẫn đường bọn giết người Vệ Binh Đỏ, trong bài
thơ của Blok - là hình ảnh về một thiên đàng
ở bên ngoài, ở quá lũy tre làng, ở đâu
đó ở một Đàng Trong...
Chính Cái Ác
Bắc Kít, nằm nơi trái tim mọi tên Bắc Kít,
đã đổi giấc mơ của giống Mít – Chúa cho chúng
làm người để thực hiện giấc mơ đó - thành đại
ác mộng, là một nước Mít như hiện nay.
What has That to Do with Me?
Số phận của họ mắc mớ gì đến tôi?
Yiyun Li, đã tự hỏi mình
như vậy, khi viết văn, kể ra những câu chuyện về những con
người mà bà chẳng thể nào quên nổi, “You
were not who you were, but what you were rationed to be” [Yiyun Li,
Hope in a thin
shell, Hy vọng ở trong 1 cõi nhân gian bé
tí: Xứ Bắc Kít], Mi không phải là mi, mà
là kẻ được cái chế độ tem phiếu đó nắn khuôn.
Có thể, đất nước Mít, nhất là xứ Bắc Kít,
suy đồi đến như hiện nay, là vì họ đã quên
đi thời tem phiếu. The day you were lucky enough to get a basin of eggs,
you also watched a long line of strangers eyeing you with jealousy, even
hatred. Ngày mà bạn nhận hàng Miền Nam, bạn vẫn
nhìn thấy cả một dẫy người sắp hàng, nhìn bạn
với con mắt ghen tuông và thù hận.
Note: Đây cũng là
1 cuốn sách gối đầu của GCC [em NT gọi là sách
gối mông, và mông của em thì đang bị VC
lột ra, để đánh đòn! Take care, please! NQT]. Đọc đến quăn
tít mấy góc sách. Có những chương thật thần
sầu. D.M. Thomas là 1 nhà văn, thứ bảnh nhất, tôi
là tiểu thuyết gia, thi sĩ, không phải nhà viết tiểu
sử. Ông nhận viết tiểu sử Solz, như là 1 thách đố,
với chính mình. Tin Văn sẽ giới thiệu 1, 2 chương, thí
dụ, chương III: Quỉ [Demons]; chương về Pasternak, cái
chết của 1 thi sĩ.
Và Prologue,
Lời mở đầu.
Người lén đem tác
phẩm của Solz qua Tây phương
Khi
DT chê NHT, thứ nhà văn vô học như ông ta, có
cả đống, ở nước ngoài, để bênh vực bạn văn VC, Gấu
bèn lôi tổ sư phê bình Mác xít
ra.
*
Trong bài viết trước, khi viết về sự xuất hiện
của những truyện ngắn, thay vì truyện dài, của một
NHT, Gấu có nhắc tới trường hợp Solzhenitsyn và sự xuất
hiện "Một Ngày trong Đời Ivan Denisovich", như một xuất hiện
ở vào cuối một giai đoạn. Đây là sự cần thiết của
chính văn học, khi nó bị đẩy vào đường cùng,
và cùng tắc... biến.
Nên nhớ, Nước Nga Đỏ chưa hề vơ Một Ngày vào dòng
chính, chưa từng hợp thức hoá cho nó. Nhà
nước cần nó, không có nghĩa, nó thuộc
vào dòng chính.
Nói rõ hơn, với NHT, không có
"đổi mới", mà có sự lại làm mới văn học, renouveau,
như là một thử thách, một rủi ro bắt buộc, nếu muốn
thoát ra khỏi bế tắc, nếu nhà văn không muốn chết
ngạt.
G. Steiner, khi điểm cuốn "Alexander Solzhenitsyn: A Century in
His Life", của D. M. Thomas, (583 trang, New York, nhà xb St. Martin's Press 1998)
trên NY
Times Book Review, March 1, 1998, cũng đã nhấn mạnh đến
sự kiện này:
"Khi Khrushchev bật đèn xanh cho "Một Ngày trong Đời Ivan Denisovich",
với ông ta, đây là một hành động mang
tính chính trị giai đoạn: Anh tù Ivan là
một nông dân, không phải một trí thức. (Khruschev
cho rằng khẩu phần nhà tù như trong cuốn sách
mô tả là vượt định mức). Nếu ông ta tiếp tục làm
cho xong, việc tẩy uế chủ nghĩa Stalin, cuốn sách cũng chẳng thể
kéo dài, và nhân lên mãi, niềm
vinh quang ngây ngất của nó. Cùng với sự xuất hiện
của "Một ngày", chỉ trong "một đêm", Solzhenitsyn trở thành
nổi tiếng. Ông tới gặp Anna Akhmatova, nhà thơ vĩ đại nhất
khi đó hiện còn sống của nước Nga. Bà hỏi: "Liệu
anh chịu được lâu, vinh quang?... Pasternak chịu, thua. Thật khó
kéo dài vinh quang, nhất là thứ đến muộn." Một lời
cảnh cáo nóng bỏng"
[Một linh hồn lưu vong]
Bây giờ với Tuổi Bụi, NHT cũng làm một
toan tính như vậy.
Không phải ăn theo, không phải kiệt cạn,
như Đoàn Cầm Thi nhận định, như ông Tây trích
dẫn trong bài viết.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt
một số thuật ngữ như "lại làm
mới", "đổi mới", "cởi trói" và hoàn cảnh lịch
sử khi chúng xuất hiện, và chúng ta nhận ra,
có gì tương tự, giữa câu cảnh cáo của
Akhmatova, và lời cầu chúc đừng thuận buồm xuôi
gió của Hoàng Ngọc Hiến.
Sự xuất hiện của truyện ngắn NHT đúng là
một cách ăn theo hiện tượng cởi trói trong văn học.
Lợi dụng nhà nước ra lệnh, hãy cởi trói... sơ
sơ cho tụi nó, nhờ đó xuất hiện những Cù Lao Tràm,
Đứng Trước Biển, Ly Thân... , Nguyên Ngọc bèn nhét
kèm thêm, cho ăn theo, một hai truyện ngắn của NHT.
Gấu tôi bỗng nhớ tới vị sư già ở Tàng
Kinh Các, trong Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung, thấy mấy
thằng ngu chỉ say mê giết người, toàn lựa những sách
dậy giết người để mà đọc, để mà học, bèn nhét
xen vô những cuốn kinh Phật...
Một cách nào đó, phải đọc NHT
theo tinh thần đó, tinh thần giải độc.
Câu cảnh cáo NHT, của HNH là phải
hiểu theo cách đó:
Này đừng có thuận buồm xuôi gió,
rồi lại trở thành một thứ Trần Mạnh Hảo, một thứ...
*
Khi phải so sánh giữa hai ông khổng lồ,
một về văn, và một về thơ, ở thời tận cùng của chủ
nghĩa cộng sản ở Liên xô, thiên hạ nói, sự
xuất hiện của Solzhenitsyn, là để tố cáo Lò Cải
Tạo Nga, và đồng thời chấm dứt nó. Còn Brodsky,
như Coetzee nhận xét, là người đánh cái
dấu chấm hết to tổ chảng, cho cái gọi là văn học Xô
Viết.
Gấu
tôi nghĩ, với Việt Nam, có vẻ như cả hai, Bảo Ninh thì
tố cáo và chấm dứt huyền thoại cuộc chiến và
cùng với nó, huyền thoại Phù Đổng về người lính
cụ Hồ, còn Nguyễn Huy Thiệp, chính là người đánh
dấu chấm hết cho văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, của miền
Bắc, thứ văn học đến liền sau thất bại của Tự Lực Văn Đoàn,
chính nó mới là cái nền đẻ ra cuộc chiến,
đẻ ra anh bộ đội cụ Hồ. Thiệp bị nhập nhằng, bị gán bậy vào
đổi mới là vậy, theo nghĩa, văn học hiện thực miền bắc đưa đến
chiến thắng miền nam, còn Thiệp là người, khi cái
văn học hiện thực đó bị "lão hoá", bèn
"đổi mới" nó!
Bởi
vì rõ ràng là, thiếu một ông Thiệp, thì
cả một đống những nhà văn của trào lưu đổi mới đó,
đều là hàng giả, đồ cuội. Một cách nào đó,
chính họ mới ăn theo NHT. Điều này giải thích, cả
đám ôm lấy Thiệp, coi như là thần tượng của họ, nhưng
khi thần tượng không chịu a dua, cá mè một lứa với họ,
khi Thiệp cố gắng đổi mới thực sự, chính mình, thì cả
bọn la lên, thằng này hết thời rồi!
[Trường hợp DTH, xin để riêng ra, như một số
nhà văn nhà thơ khác, đã thực sự tin
vào chủ nghhĩa CS, gia nhập cuộc chiến với lòng hăng
say, sau vỡ mộng, bèn chống lại nó].
Thiệp không hề tin vào văn học hiện thực,
càng không tin vào đổi mới. Nông dân,
thứ thiệt, của miền đất đó, nhưng ông không bị
hớp hồn bởi chủ nghĩa Cộng Sản, như một quỉ, hoặc như một cứu rỗi.
Khác hẳn bất cứ mọi trường hợp khác. Ngay cả Pasternak,
ngay cả Solzhenitsyn, suốt cả một thời trẻ trung của họ, đều đã
từng tin tưởng, và chiến đấu cho chủ nghĩa đó.
Bởi vì Demon, và Savior, chỉ là
một. Trước 1975, là Savior. Sau 1975, biến thành
Demon. Vẫn chỉ là một thứ.
Nên nhớ, không phải Dos là người
đầu tiên nhắc tới Demon, Quỉ. Quỉ của Pushkin
- viết năm 1830, một trăm năm trước cơn phẫn nộ của Stalin, giáng
xuống đầu nông dân Nga - mô tả một chiếc xe ngựa bị
bão tuyết làm mất phương hướng, mấy con ngựa kéo
xe bị quỉ xúi giục và cứ thế lao vào địa ngục.
Tới thời Dos, Những Con
Quỉ [thường được dịch là Lũ Người Quỉ Ám, 1871], Quỉ
biến thành Kẻ Cứu Rỗi, Vị Cứu Tinh. Hãy tưởng tượng,
1921, ông Hồ đói rét, run lẩy bẩy ở Paris, đọc Lênin,
và sảng khoái la lên, cứu tinh đây rồi, đây
là tri âm tri kỷ, kẻ đồng điệu, người đồng hành...
Bởi vì tầng lớp trí thức miền bắc đã
đón nhận quỉ sứ như kẻ cứu rỗi, như thế đó. Họ thực
sự tin rằng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ là cơ may, cơ hội đổi đời.
Chính niềm tin này là nền tảng của, thí
dụ, "Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm", của những cảnh tượng
thật bi hùng, bi tráng, bi thương, trai tráng làng,
người người trích máu tay, làm đơn tình
nguyện xin đi chiến trường miền nam.
Nhưng 1975, tất cả đều chưng hửng. Đều vỡ mộng. Hãy
tưởng tượng tâm trạng của DTH lúc đó.
Như một nhà tiên tri, Kafka đã
nhìn ra từ bao lâu cảnh này, trong Y sĩ đồng quê. Độc giả Việt, đọc
ông, mà cứ nghe ra giọng của DHT, vào đúng cái
ngày cay đắng nhục nhã đó:
"Ta đã bị bội phản! Bội phản!"
Sài Gòn Ngày Nào
Của Gấu
D. M. Thomas,
trong “Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta”, chương “Cái chết
của một thi sĩ”, đã nhận xét, về cuốn Dr. Zhivago:
Bác sĩ Zhivago không
chính trị một cách lộ liễu, như nhiều người tại Tây
Phương hô hoán, một cuốn tiểu thuyết nhằm lên
án, tố cáo... Nhưng nhà cầm quyền Xô Viết
nhận ra, đây đúng là một kẻ thù chết người
đối với chế độ. Bất cứ một trang là một sự chơn chất, nhiệt thành,
cho một điều gì hết sức lớn lao, thực hơn nhiều, so với bất
cứ một chế độ chính trị nào, đâu phải chỉ
cái thứ chính quyền toàn trị, xây dựng bằng
hàng triệu người chết, lao động khổ sai, và một thứ ngôn
ngữ vô nghĩa.
[Every page asserted a fidelity to something infinitely
greater and more truthful than any political system, let
alone a creed built on millions of deaths, slave labor, and a dead
and a meaningless language].
Giả như áp
dụng nhận định trên cho Thơ Ở Đâu Xa, những vần
thơ làm ở một nơi chốn không thể làm thơ, liệu
có khiêm cưỡng chăng?
Không! Chúng còn bảnh hơn cả Dr.
Zhivago, theo nghĩa, thơ bảnh hơn văn, càng bảnh hơn
tiểu thuyết, thứ văn chương bình dân. Người ta chẳng
kể, về một nhà văn nữ hàng đầu thế giới, vừa nhặt gạo,
vừa trông ông bố nằm bệnh, vừa viết tiểu thuyết, khi được
in ra, mấy dấu chấm trên mấy chữ i, toàn là sạn
gạo!
Nhà văn nữ Tuý Hồng chẳng đã, vừa
nấu cơm, vừa [Tôi] nhìn tôi
trên vách [bếp]?
Nên nhớ,
khi Pasternak được tin, Nobel trao cho ông vì Dr.
Zhivago, ông rất bực. Ông nghĩ
ông phải được Nobel như là nhà thơ.
Pasternak mất ngày 30 Tháng Năm 1960 [sau
30 Tháng Tư một ngày!] Đám tang của ông
là một sự kiện khác thường, và, hầu như bí
ẩn: Có lẽ đây là dấu báo đầu tiên,
chỉ cho thấy, cái nhà nước uy quyền tột bực, hiển hiện
ở khắp mọi nơi như thế đó vậy mà không thể lấn lướt
thơ ca, … simply could not overcome poetry.
Thông báo giải
thưởng Nobel, tháng 10, 1958, tiếp theo sự ra mắt Dr. Zhivago tại Tây Phương đã
bùng ra chiến dịch tố cáo, bôi nhọ Pasternak,
bắt đầu từ tờ Sự Thật. Tiếp theo, Hội Nhà Văn trục xuất ông.
Bí thư Thành Đoàn gọi Pasternak là một
con heo ỉa đái vào cái máng ăn của nó.
Pasternak từ chối giải thưởng, nhưng cũng không yên thân.
Ông gần 70, sức khỏe tồi tệ, chiến dịch làm nhục làm
ông hoàn toàn suy sụp. Người tình, Olga
Ivinskaya, sợ ông bị tim quật chết, và căng hơn, có
thể tự sát, bèn năn nỉ ông viết thư cho Khrushchev,
xin cho ở lại nước Nga, vì nếu rời nước Nga, là chết.
Ông mất ngày 30
Tháng Năm 1960. Thông báo chính thức,
nhỏ nhoi, và, cáo thị độc nhất về đám tang,
là một bản viết tay, dán ở kế bên quầy bán
vé đi Kiev Station, ở Moscow, từ đó đi tới Peredelkino,
một 'colony' ở ngoại vi thành phố Moscow, là nơi nhà
văn cư ngụ:
“Vào 4 giờ chiều ngày Thứ Năm, 2 Tháng
Sáu, linh cữu Boris Leonidovich Pasternak, nhà thơ
vĩ đại nhất của Liên Xô hiện nay, sẽ được đưa về lòng
đất”.
Cáo thị bị bóc, lại dán tiếp, nhiều
lần, bởi một bàn tay vô danh.
Nghi lễ Chính Thống giáo đã được
cử hành tại nhà riêng, một cách êm
ả, vào buổi chiều hôm trước đám tang.
Sáng hôm sau, bốn danh thủ dương cầm –
Stanislav Neigauz, Andrei Volkosky, Marya Yudia [bà đã
từng nói với Stalin, ông là một kẻ tội lỗi lớn
lao, a great sinner] và Sviatoslav Richter đã chơi nhạc
vài tiếng đồng hồ tại nhà.
Trong số những người khiêng quan tài, có
Andrei Sinyavsky và Yuli Daniel [sau bị truy bức, bách
hại vì những bài viết chống đối, ly khai của họ], và
Lev Koplev [Solz đưa ông này vô, làm một
nhân vật trong Tầng Đầu]. Họ nhập vô một biển cả, những khuôn
mặt rầu rĩ, tiếc thương: bạn bè, sinh viên, học sinh, công
nhân, và dân quê. Một viên chức Hội
Nhà Văn bước ra từ một chiếc limousine lớn, mầu đen, tính
ké tí vai, khiêng quan tài nhà thơ,
nhưng đám sinh viên la to, đi chỗ khác chơi.
Giỗ đầu
Gấu đọc Dr. Zhivago thời
mới lớn, thời gian thường qua nhà ông anh nhà
thơ, đói ăn đói cả đọc. Cùng đọc với bà
cụ. Hai bà cháu cùng mê đọc. Và
cùng mê Dr Zhivago. Em Lara
ở trong truyện đẹp hơn nhiều so với Lara khi được chuyển thể thành
phim, nhưng bắt buộc phải như vậy thôi.
Trên VN thư quán
có cuốn này.
Về già, sắp [sắp gì
nữa] đi xa, bèn tự hỏi, hay là BHD là từ…
Lara?
Như 1 nữ thi sĩ Bắc Kít, mối tình tội
nghiệp kéo dài suốt 1 thời già cằn, từ những
ngày đầu tiên ra được hải ngoại?
Như 1 cô Hồng Con của làng Thanh Trì,
sau bị cả 1 miền đất bỏ chết đói?
Bởi là vì “Bác sĩ Zhivago” quả
là mối tình đầu của Gấu.
Italo Calvino cũng có 1 bài thật là
tuyệt về Pạt: “Pạt và Cách Mạng”.
Chắc là phải đi 1 đường về.. Lara.
Về Pạt, đúng hơn.
Về Pạt, thật nhã
Viết
là Khiếp
"Tôi trở nên khiếp đảm bởi nghệ thuật".
D. M. Dylan Thomas mở đầu “Hồi
tưởng & Hoang tưởng”.
Với ông, khả năng thấu
thị, nhìn thấy cái chết, trước khi nó xẩy ra,
ở một cậu bé, chính là "phép lạ" của nghệ
thuật, (ở chúng ta). Và ông trở nên khiếp
đảm, bởi nó. "Nghệ thuật là những ngã ba ngã
tư tàn khốc, mang tính Oedipe. Nơi mộng mị, tình
yêu, và cái chết gặp gỡ. Zhivago của Pasternak chiêm
nghiệm một điều, rằng nghệ thuật luôn luôn là suy
tư về cái chết, từ đó sáng tạo ra sự sống.
Điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng.
Cách đây vài năm, tôi [D.M. THomas] đi
thăm Lydia, người chị/em gái, của Pasternak. Một căn nhà
từ hồi Victoria, ọp ẹp, tối thui. Chủ nhà, một người bà
già nhỏ nhắn, rệu rạo, lưng còng, mang đôi giầy cụt
lủn, lủng lẳng bị chìa khoá... Bà dẫn vào
nhà bếp, mời dùng cà phê. Một cái
hũ cà phê, loại uống liền, hai cái ly trắng, mẻ. Câu
chuyện nhạt thếch. Tôi không làm sao liên hệ
bà với Boris, người sáng tạo ra Zhivago, và Lara.
Sau cùng, bà hỏi tôi có muốn đi xem mấy bức
họa của ông thân sinh. Một cách biết ơn, tôi
nói vâng. Tôi đi theo đôi giầy cụt ngủn, bị
chìa khoá lên lầu. Bà mở cửa căn phòng.
Một luồng mầu sắc và ánh sáng làm
tôi chới với, nghẹt thở. Đúng là một phòng
tranh tuyệt vời. Tôi nhận ra ngay Tolstoy, ở nơi Boris trẻ.
Sàn ngổn ngang những khung, giá vẽ.
"Tôi đang sửa soạn một cuộc triển lãm",
bà giải thích.
Như một bóng ma, tôi đi theo, suốt căn phòng
rộng, uống từng hớp thiên tài Leonid Pasternak. Có
đến vài phút đồng hồ, tôi đứng ngẩn trước một
bức họa. Chân dung một người đàn bà đẹp, dáng
mơ mộng, đang chải tóc.
Tôi yêu liền ngay
nàng.
"Nàng là ai vậy ?"
Bà già còng nhún vai:
"Ôi dào, tôi đó mà".
Chẳng thèm để ý đến nỗi mất mát
lớn lao, là tuổi trẻ, và nhan sắc, bà quay
đi.
Chẳng có gì đáng
kể, ngoại trừ thiên tài bất tử của người cha. Tôi
có cảm giác những bức họa đã hút sạch
bao nhiêu ánh sáng, bao nhiêu đời sống từ
căn nhà của cô con gái.
"Tôi nghĩ chắc là bà đã có
bảo hiểm những bức họa?" "Không, nếu bị đánh cắp, cái
gì có thể thay thế?"
Trở lại bếp, bà cho tôi coi những bức hình
gia đình, hầu hết là của Boris và con cháu
của ông.
Một trong những đứa cháu trai, Lyovya, đã
chết trong những tình huống thật là kỳ bí, đáng
sợ; bà bảo tôi. Chưa tới 30, đang khoẻ mạnh, nó
lăn quay ra chết, vì đứng tim, ngay trên đường phố Moscow,
đúng chỗ Zhivago bị bịnh tim quật ngã..."
Thomas không thể không nghĩ đến một điều,
cái chết của nhân vật giả tưởng, Zhivago, đã "ứng"
vào người cháu trai.
Thiên tài Pasternak đã biến đứa cháu
thành một cái bóng, y hệt như cô con gái
Lydia đã trở thành cái bóng của nghệ
thuật, của ông thân sinh.
Liền đó, ông kể lại một kinh nghiệm của
riêng ông, trong một lần đi trị bịnh. Bà bác
sĩ tâm thần làm ông nhớ đến mẹ, và một
lần không vâng lời bà.
(Ở đây có một cái gì liên
can đến mặc cảm Oedipe).
"Thay vì đi nhà thờ, cậu đã tới
một sex shop".
"Đúng như vậy". "
Rồi trí tưởng của tôi đầy rẫy những hình
ảnh chết chóc, của mẹ tôi, của bạn bè...
Bữa sau, bà bác sĩ gọi điện thoại:
"Tôi không thể gặp anh bữa nay. Tôi
phải đi đám ma.
"Oh, I am sorry, tôi mong không phải là
một người thân của bà.
"Thảm thay, đúng như vậy, ông già
của tôi."
Và Thomas kết luận, đâu có gì
là đáng ngạc nhiên, nếu tôi trở nên
khiếp đảm vì nghệ thuật ? "Không phải cuốn sách
của tôi là một tên sát nhân, nhưng
đâu đó, từ những trang sách vang lên, tiếng
cười sảng khoái, của quỷ...".
Chỉ là lộng giả thành
chân. Bóng ma giả tưởng Zhivago kiếm người thế mạng
để đi đầu thai.
Đó cũng là cảm giác ghê rợn,
khủng khiếp khi ông già gặp lại cô bạn ở xứ lạnh.
Như thể cuộc chiến lập lại, khi giả tưởng "xuất hiện".
Không
phải vậy. Càng chờ... đi xa, Gấu càng hiểu ra,
thế nào là ân sủng, thế nào là cứu
chuộc, dù không có 1 tí tôn giáo
trong thằng bé Bắc Kít ngày nào. Cái
chuyện Gấu gặp lại cô bạn, quả đúng là ân
sủng, theo cái nghĩa của truyện ngắn “K” của Buzzati, Gấu đọc
nó từ hồi còn Sài Gòn, và đã
từng được dịch, và đăng trên tờ Bách Khoa: Mi hãy
sống đời của mi cho thật đàng hoàng, tử tế, thì thể
nào mi cũng sẽ gặp con K, khi mi không cần đến nó nữa.
(1)
(1)
Trên tờ Bách Khoa
ngày nào còn Sài Gòn có
đăng truyện ngắn K. của Buzatti. Đây là câu chuyện
một anh chàng, sinh ra là bị lời nguyền, đừng đi biển,
đi biển là sẽ gặp con quái vật K, nó chỉ chờ gặp
mày để ăn thịt. Thế là anh chàng chẳng bao giờ
dám đi biển, cho đến khi già cằn, sắp đi, bèn tự
bảo mình, giờ này mà còn sợ gì nữa.
Thế là bèn ra Vũng Tầu, thuê thuyền
đi một tua, và quả là gặp con K thật. Con quái
vật cũng già khòm, sắp đi, nó thều thào
bảo, tao có viên ngọc ước quí, chờ gặp mày
để trao, nó đây này...
Ui chao Gấu lại nhớ đến Big Minh, thều thào, tao
chờ chúng mày để bàn giao viên ngọc quí
Miền Nam, và con K bèn biểu, tao lấy rồi, cám
ơn lòng tốt của mày!
The Penguin Poets
Erotic, horrific, eulogistic, these poems reflect many of
the themes that D. M. Thomas explored in his best-selling masterwork
The White Hotel-exile, sexual love,
the influence of the personal and collective unconscious-as well as
his love for the harsh and beautiful landscape of Cornwall. Selected
by Mr. Thomas from five previous volumes, these poems confirm his reputation
as a writer of ranging and fertile imagination.
Note: Cuốn bảnh nhất của D.M. Thomas, Khách Sạn
Trắng, Gấu có, nhưng chưa kịp đọc, Cô Út
đã đem cho bịnh viện, luôn cả cuốn tiểu sử Solz. Nhưng
“Hoang Tưởng| thì có đọc, và, văn của D.M Thomas,
quả là đầy chất sex, như ông viết về mình, trong
bài Tựa cho cuốn thơ… ‘mọi bài thơ của tôi thì
đều là về yêu và chết. “Sex and the dead”, nói
như Yeats, chỉ có chúng, là hai đề tài xứng
đáng trong trò chuyện nghiêm túc của lũ
đực rựa. Sex, lẽ sĩ nhiên bao gồm, include, tất cả sáng
tạo, và chết, bao gồm cái sự biến mất của riêng nó,
its own vanquishing.’
Tuy nhiên, còn 1 đề tài bảnh nhất của
ông, mà ông coi như là 1 đối trọng, counter-part,
với mảnh đất quê nhà của ông – Cornwall – là
Nga Xô, và trong xứ Nga xô đó, cũng có
hai nhân vật đối xứng: Stalin và Pushkin…
Preface
Though the two powers assume many shapes and guises, all
my poems take issue with love and death. 'Sex and the dead', said Yeats,
were the only two subjects worthy of a serious man's conversation,
and I'd go along with that. Sex, of course, includes all creativity,
and death includes its own vanquishing.
Looking back over the poetry of twenty years, I can also
see, very clearly, a primary and secondary emotional landscape: Cornwall,
the most westerly, Celtic outcrop of England, where I was born and
grew up; and Russia, which I have encountered only through its language
and literature. The atmospheric contrasts of the first-wild sea-cliffs
and moors, lush river-valleys-perhaps have a counterpart in the second:
Stalin and Pushkin ...
Stone
The first book of a poet should
be called Stone
Or Evening, expressing in a single word
The modesty of being part of the earth,
The goodness of evening and stone, beyond the poet.
The second book should have a name blushing
With a great generality, such as My Sister Life,
Shocking in its pride, even more in its modesty:
Exasperated, warm, teasing, observant, tender.
Later books should withdraw into a mysterious
Privacy such as we all make for ourselves:
The White Stag or Plantain.
Or include the name
Of the place at which his book falls open.
There is also the seventh book, perhaps, the seventh,
And called The Seventh Book because it is not published,
The one that a child thinks he could have written,
Made of the firmest stone and clearest leaves,
That a people keep alive by, keep alive.
PROLOGUE
I ASKED A RETIRED KGB COLONEL,
NOW GIVEN THE JOB OF IM-proving Russia's image abroad, what image
he would choose to represent the beginning of the Bolshevik era. We
were at a Helsinki hotel, overlooking the frozen sea. Some mutual friends
had said he knew something about KGB attempts on Solzhenitsyn's life;
he was disappointingly vague on that subject, but enjoyed talking with
me about Russian history and art over a bottle of vodka.
"What image?" he mused, gazing
out through the icy window at the Gulf of Finland. A few weeks before,
a car ferry, the Estonia, had sunk in heavy seas, with a thousand deaths.
It had seemed, we had agreed, an apt image for the end of Communism:
a tiny crack, widening swiftly through a weight of water, capsizing the
unbalanced boat. "I would choose," he replied at last, "a moment described
in Nathan Milstein's autobiography. As a symbolic beginning, you understand.
Milstein was a music student in Petersburg during the First World War.
And he writes that, in 1916, in the winter, he was walking along the
Moika Canal. In front of the Yousoupov Palace he heard agitated voices,
and saw people craning to look over the parapet into the frozen river. So
Milstein looked down too, and saw some of the ice was broken, and there,
the water had pink swirls in it. People around him were shouting, 'Rasputin!
Bastard! Serve him right!' Milstein realized the pinkish swirls were the
blood of Rasputin-one of the most powerful men in the empire. Imagine it:
hurrying along a frozen canal-a day in December like this one, perhaps late
for a violin lesson-and you see Rasputin's blood! ... Well, I've seen lots
of blood, even shed quite a lot of it. ... But anyway, if I were a writer,
or maybe a filmmaker, that's how I'd start: looking down at broken ice and
seeing swirls of blood. Like a dream ... "
Beginning this biography, I see
the old KGB man and the swirl of Rasputin's blood. The single most important
aspect of Solzhenitsyn's life is that he was born a year after the
Bolshevik Revolution. He is "October's twin." Other great Russian writers
who suffered intensely under Communism, but who spent their childhood
and youth in normal bourgeois circumstances under tsarism, can refer
to the beginning of their lives with a lucid definiteness. Anna Akhmatova:
"I was born in the same year [1889] as Charlie A Chaplin, Tolstoy's Kreuzer Sonata, the Eiffel Tower, and, it seems, T. S. Eliot."
(1). Boris Pasternak: "I was born in 1890 in Moscow, on the 29th of January
according to the Old Calendar, in Lyzhin's house opposite the Seminary
in Oruzheiny Street. Surprisingly, something has remained in my memory
of my walks in autumn with my wet-nurse in the Seminary park-sodden
paths heaped with fallen leaves, ponds and artificial hills, the painted
Seminary railings, the noisy games and fights of the seminarists during
their recreation. " (2)
The lighthearted juxtaposition
of Chaplin and Eliot in the former, and the rich sensuous detail in
the latter, have no counterpart in Solzhenitsyn's brief references to
his childhood. No other writer has used his adult life as material to
the degree Solzhenitsyn has done, yet from the very beginnings one finds
a kind of Dickensian fog and murk. Perhaps one consequence of this was
that, while he seemed to develop a very sure sense of identity, he continually
explored different fictional self-portrayals-Nerzhin in
The First Circle, Kostoglotov in
Cancer Ward, Vorotyntsev in August
1914-as if the misty beginnings make him need to keep looking for
himself.
His self-representations are
of the fully grown man-soldier, writer, zek;* not,
however, husband or lover, with rare exceptions; and for any "portrait
of the artist as a young man" or as a child we look in vain. Instead
of any clear statement of where and when he was born, there is a sense
of confused, almost mythic, birth. It could not have been other, for
a child born in the turbulence of 1918, and already fatherless.
It was, after all, the time of
facelessness. In Akhmatova's horrifying image of the Revolution:
As though, in night's terrible
mirror
Man, raving, denied his image
And tried to disappear. ... (3)
The human face disappeared, and
also its divine image. In the classical world a slave was called aprosopos, "faceless"; literally, one who cannot be seen. The
Bolsheviks gloried in facelessness.
It is inconceivable that Solzhenitsyn could have written,
"I was born in the same year as Nicolae Ceausescu, Kurt Waldheim, and
Ella Fitzgerald, on 11 December 1918, in Kislovodsk. ... "
Out of that violent beginning,
he became the last in a great line of poets and novelists that began
with Pushkin. They were more than writers; they were, since they all
lived under authoritarian or tyrannical regimes, "another government,"
in Solzhenitsyn's phrase: cherished by their fellow Russians because
they felt a special responsibility to be truthful.
Solzhenitsyn's long life is unique
and extraordinary. He has embraced almost the totality of his country's terrible
century. Born amid chaos; caught up, as a schoolboy, in the heavily propagandized
excitement of the first Bolshevik years; then a front-line Red Army soldier;
the shock of arrest, for writing imprudent letters criticizing Stalin; the
horror of a Lubyanka interrogation, followed by the camps and "perpetual
exile"; release from it in the milder years of Khrushchev; sudden fame as
the author of One Day in the Life
of Ivan Denisovich, which devastatingly brought what had only been whispered
about into the open; then, losing favor, becoming a dissident of incredible
fearlessness, and enterprise; publication of The Gulag Archipelago,
his exposure of the whole Soviet tyranny from Lenin on; rearrest and enforced
exile from his country-the first Russian to suffer this fate since Trotsky;
quarrels with his hosts in the West; eventual return to a Russia where, for
very different reasons, he found it necessary to be a kind of dissident still.
...
Solzhenitsyn helped to bring
down the greatest tyranny the world has seen, besides educating the
West as to its full horror. No other writer of the twentieth century
has had sue an influence on history.
But his story is not of one century
alone. When Alexander Tvardovsky, editor of the journal Novy
Mir, sent for the unknown writer to discuss the manuscript of Ivan Denisovich, Solzhenitsyn paused beneath Pushkin's statue
in Strastnaya Square, "partly to beg for his support, and partly to promise
that I knew the path I must follow and would not stray from it. It was a
sort of prayer." (4). This is much more than the respectful homage an English
or American novelist might pay to a bust of Shakespeare: Solzhenitsyn saw
Pushkin as his contemporary.
When I was thinking hard and
long about whether to accept an invitation to write this biography,
I had a dream in which I was in the small Cornish town of my childhood.
Suddenly floodwaters rose, and I found myself swept along by them. At
first it was quite exhilarating-even though I can't swim; I expected
to round a corner and see my old school; I could cling on to a wall. But
when the billows swept me round the corner, I saw, in place of the expected
road and school, a flat sea of turbulent water. Fear gripped me.
Along with many other personal
associations, the dream was obviously warning me I might drown .if
I entered this unfamiliar territory: I am a novelist and poet, not a
biographer. I might drown under the horrifying weight of a densely packed
life like Solzhenitsyn's, or under his wrath, since he hates unapproved
biographers as much as he hated the Soviet censors.
Bill I chose to see the dream
in a more positive light. I could see the flood as pointing in the
direction of one of the great seminal works of Russian literature,
Pushkin's
The Bronze Horseman (1833). In that great narrative
poem, a flood sweeps over St. Pertersbug and devastates the life of
"my poor, poor Yevgeni”, a humble clerk. Driven mad, Yevgeni shakes his
fist at the famous equestrian statue of Peter the Great, crying, “All
rigid, you wonder-worker, just you wait!” Peter was the egoistical monster
who had ordered the creation of a capital city on marshy Finnish ground.
He thought nothing of the thousands of lives his dream would cost in the
construction of it.
But the Russians still have an
admiration for Peter-just as too many of them still admire Stalin and would
like to see him back. Any reference in a literary work of the Bolshevik era
to The Bronze Horseman can immediately be interpreted as a comment on Stalinism.
Russian life and literature is a country, with limitless intercommunications-not
a history. "Russian literature," wrote the scholar and translator
Max: Hayward, is "a single enterprise in which no one writer can be
separated from another. Each one of them is best viewed through the
many-sided prism constituted by all of them taken together. A later generation
consciously takes up the motifs of its predecessors, responds to them,
echoes them, and sometimes consummates them in the light of the intervening
historical experience.?"
This seems to me the only worthwhile
kind of "writers' union"; and to write a life of Solzhenitsyn is inevitably
to write about a century-or perhaps two. I have felt myself to
be a visitor in the "country of Russian literature" since I first inadequately
learned Russian during two years of military service in the 1950s. Being reminded
by the dream of that great fellowship of Russian writers, for whom
two centuries are but a single moment, helped to persuade me to yield
to the flood, for good or ill. Another persuasion was that Solzhenitsyn's
life has been a fantastic and inspiring story; but one so complicated
by politics that it is difficult to see the wood for the plethora of trees.
It challenged me to use my fictive experience to tell a story that is
truly stranger than fiction.
D.M. Thomas
It was, after all, the time of
facelessness. In Akhmatova's horrifying image of the Revolution:
As though, in night's terrible
mirror
Man, raving, denied his image
And tried to disappear. ... (3)
The human face disappeared,
and also its divine image. In the classical world a slave was called
aprosopos, "faceless"; literally,
one who cannot be seen. The Bolsheviks gloried in facelessness.
It is inconceivable that Solzhenitsyn could have written,
"I was born in the same year as Nicolae Ceausescu, Kurt Waldheim, and
Ella Fitzgerald, on 11 December 1918, in Kislovodsk. ... "
Khi đọc “Gió của 1 thời khuất mặt”, của LMH, Gấu
nhớ tới “Thời Không Mặt” của Anna Akhmatova.
PXA qua nhân vật Quân, trong “Thời gian của
Người”, của Nguyễn Khải, mỗi lần vô Bưng xin ý kiến
Bắc Bộ Phủ, đều phải bịt mặt.
Tên già NN, cởi mặt nạ nhìn mặt Yankee
mũi lõ, kẻ thù ngày nào....
Có thể nói, cuộc chiến Mít, là
giữa lũ quỉ đỏ, không mặt, và lũ Ngụy, chưa từng bao giờ
phải che mặt, hay đeo mặt nạ.
Thời Không Mặt
The human face disappeared and also
its divine image. In the classical world a slave was called aprosopos,
'faceless'; litteraly, one who cannot to be seen. The Bolsheviks
gloried in facelessness.
[Mặt người biến mất và hình
ảnh thánh thiện của nó cũng mất theo. Cổ xưa, kẻ nô
lệ bị gọi là aprosopos, 'không mặt'; kẻ không
thể bị nhìn thấy. Người CS hãnh diện trong "không
mặt".]
Gió
Từ Thời Khuất Mặt
|
Thơ
Mỗi Ngày
Edward
Hirsch
Elegy for the Jewish Villages
-After Antoni Slominsky
The Jewish villages in Poland are gone now-
Hrubieszow, Karczew, Brody, Falenica . . .
There are no Sabbath candles lit in the windows,
no chanting comes from the wooden synagogues.
The Jewish villages in Poland have vanished
and so I walked through a graveyard without graves.
It must have been hard work to clean up after the war:
someone must have sprinkled sand over the blood,
swept away the footprints, and whitewashed the walls
with bluish lime. Someone must have fumigated
the streets, the way you do after a plague.
One moon glitters here-cold, pale, alien.
I stood in the dark countryside in summer but
could never find the two golden moons of Chagall
glittering outside the town when the night lights up.
Those moons are orbiting another planet now.
Gone are the towns where the shoemaker was a poet,
the watchmaker a philosopher, the barber a troubadour.
Gone are the villages where the wind joined biblical songs
with Polish tunes, where old Jews stood in the shade
of cherry trees and longed for the holy walls of Jerusalem.
Gone now are the hamlets that passed away
like a shadow that falls between our words.
I am bringing you home the story of a world-
Hrubieszow, Karczew, Brody, Falenica . . .
Come close and listen to this song-
the Jewish villages in Poland are gone now-
from another one of the saddest nations on earth.
Edward Hirsch: The Living Fire
Bi Khúc Làng Do Thái
ở Ba Lan
-Theo Antoni Slonimsky
Những làng Do Thái
ở Ba Lan thì không còn
Hrubieszow, Karczew, Brody, Falenica . . .
Chẳng còn những ngọn đèn cầy Sabbath thắp
lên ở nơi cửa sổ
Không còn tiếng thánh ca từ những giáo
đường bằng gỗ
Những làng Do Thái ở Ba Lan thì biến
mất
Và như thế, tôi bước qua những nghĩa địa không
mồ mả
Phải là 1 công việc cực nhọc, dọn dẹp, sau
chiến tranh
Một người nào đó phải rắc cát lên
máu
Xóa vết chân, lau cọ tường, với lá chanh
xanh.
Một người nào đó phải xông phố xá
Cái kiểu mà người ta làm, sau 1 trận
dịch
Một vầng trăng lấp lánh ở nơi đây - lạnh, nhợt
nhạt, xa lạ
Tôi ngồi ở trong bóng tối, nơi vùng
quê, vào mùa hạ
Nhưng không làm sao kiếm thấy hai vầng trăng
vàng của Chagall
Lấp lánh bên ngoài thành phố
khi đèn lên.
Những vầng trăng này bây giờ quay quanh một
hành tinh khác
Đã đi rồi, là những thành phố, nơi
người làm giầy là nhà thơ,
Người thợ sửa đồng hồ, một triết gia
Anh thợ cạo, thợ cắt tóc ư: Một người hát
rong.
Đã đi rồi, những ngôi làng, nơi gió
gia nhập những thánh ca, với giọng điệu Ba Lan,
nơi những người già Do Thái đứng trong bóng
những tàng cây anh đào,
trông ngóng, hoài vọng những bức tường
thánh ở Jerusalem
Đã đi rồi, những làng xóm,
chúng lặng lẽ bỏ đi như một cái bóng
té xuống
giữa những từ ngữ của chúng ta.
Ta mang về nhà cho em câu chuyện của một thế
giới –
Hrubieszow, Karczew, Brody, Falenica . . .
Hãy sát lại gần và lắng nghe bài
hát này –
Làng Do Thái ở Ba Lan bây giờ đã
không còn –
Đã bỏ đi khỏi một trong những đất nước buồn bã
nhất
Trên thế gian.
Gone now are, gone are in Poland the
Jewish villages,
in Hrubieszow, Karczew, Brody, Falenica
you look in vain for candlelight in
the windows
and listen for song from the wooden
synagogue.
Disappeared are the last rests, the
Jewish possessions,
the blood is covered over by sand,
the traces removed,
and the walls whitewashed with lime,
as for a high holiday or after a contagious
disease.
One moon shines here, cold, pale, alien,
already behind the town, on the road,
when night uncoils its light,
my Jewish relatives, boys with poetic
feeling,
will no longer find Chagal’s two golden
moons.
The moons now wander above another
planet,
frightened away by grim silence, no
trace of them.
Gone now are those little towns where
the shoemaker was a poet,
The watchmaker a philosopher, the barber
a troubadour.
Gone now are those little towns where
the wind joined
Biblical songs with Polish tunes and
Slavic rue,
Where old Jews in orchards in the shade
of cherry trees
Lamented for the holy walls of Jerusalem.
Gone now are those little towns, though
the poetic mists,
The moons, winds, ponds, and stars
above them
Have recorded in the blood of centuries
the tragic tales,
The histories of the two saddest nations
on earth.
Sách
& Báo
Mới
Viết
mỗi ngày
http://www.tanvien.net/notes_1/kundera_gapgo.html
LE ROMAN
ET LA PROCRÉATION
(Gabriel
Garcia Marquez: Cent ans de solitude)
C'est en relisant Cent ans de solitude qu'une idée
étrange me vient: les protagonistes des grands
romans n'ont pas d'enfants. À peine un pour cent de
la population n'a pas d'enfants, mais au moins cinquante pour
cent des grands personnages romanesques quittent le roman sans
s'être reproduits. Ni Pantagruel, ni Panurge, ni don Quichotte
n'ont de progéniture. Ni Valmont, ni la marquise de Merteuil,
ni la vertueuse Présidente des Liaisons dangereuses.
Ni Tom Jones, le plus célèbre héros de
Fielding. Ni Werther. Tous les protagonistes de Stendhal sont
sans enfants; de même que beaucoup de ceux de Balzac; et de
Dostoïevski; et au siècle récemment passé,
Marcel, le narrateur d'A la recherche du temps perdu,
et, bien sûr, tous les grands personnages
de Musil, Ulrich, sa sœur Agathe, Walter, sa femme Clarisse, et
Diotime; et Chveik; et les protagonistes de Kafka à l'exception
du très jeune Karl Rossmann qui a engrossé une bonne,
mais c'est précisément pour cela, afin d'effacer
l'enfant de sa vie, qu'il s'enfuit en Amérique et que
le roman peut naître. Cette infertilité n'est pas due
à une intention consciente des romanciers; c'est l'esprit
de l'art du roman (ou le subconscient de cet art) qui répugne
à la procréation.
Le roman est né avec les Temps
modernes qui ont fait de l'homme, pour citer Heidegger, le
« seul véritable subjectum», le «fondement
de tout». C'est en grande partie grâce au roman
que l'homme s'installe sur la scène de l'Europe en tant
qu'individu. Loin du roman, dans nos vies réelles, nous
ne savons pas grand-chose de nos parents tels qu'ils étaient
avant notre naissance; nous ne connaissons nos proches que
par fragments; nous les voyons arriver et partir; à
peine disparaissent-ils, leur place est prise par d'autres: ils
forment un long défilé d'êtres remplaçables.
Seul le roman isole un individu, éclaire toute sa biographie,
ses idées, ses sentiments, le rend irremplaçable:
fait de lui le centre de tout.
Don Quichotte meurt et le roman s'achève;
cet achèvement n'est si parfaitement définitif
que parce que don Quichotte n'a pas d'enfants; avec des enfants,
sa vie serait prolongée, imitée ou contestée,
défendue ou traahie; la mort d'un père laisse
la porte ouverte; c'est d'ailleurs ce que nous entendons depuis
notre enfance: ta vie va continuer dans tes enfants; tes enfants
sont ton immortalité. Mais si mon histoire peut continuer
au-delà de ma propre vie, cela veut dire que ma vie n'est
pas une entité indépendante; cela veut dire qu'elle
est inacccomplie; cela veut dire qu'il y a quelque chose de tout
à fait concret et terrestre en quoi l'individu se fond, consent
à se fondre, consent à être oublié :
famille, progéniture, tribu, nation. Cela veut dire que l'individu,
en tant que “fondement de tout”, est
une illusion, un pari, le rêve de quelques siècles
européens.
Avec Cent ans de solitude
de Garcia Marquez l'art du roman semble sortir de ce rêve;
le centre d'attention n'est plus un individu, mais un cortège
d'individus; ils sont tous originaux, inimitables, et pourtant
chacun d'eux n'est que l'éclair fugace d'un rayon de
soleil sur l'onde d'une rivière; chacun d'eux porte avec
lui son oubli futur et chacun d'eux en est conscient; aucun ne reste
sur la scène du roman depuis le début jusqu'à
la fin; la mère de toute cette tribu, la vieille Ursule,
a cent vingt ans quand elle meurt, et c'est longtemps avant que
le roman ne se termine; et tous portent des noms qui se ressemblent,
Arcadio José Buendia, José Arcadio, José Arcadio
le Second, Aureliano Buendia, Aureliano le Second, pour que les contours
qui les distinguent s'estompent et que le lecteur les confonde. Selon
toute apparence, le temps de l'individualisme européen n'est
plus leur temps. Mais quel est donc leur temps? Un temps qui remonte
au passé indien de l'Amérique? Ou un temps futur où
l'individu humain se fondra dans la fourmilière humaine?
J'ai l'impression que ce roman, qui est une apothéose de l'art du roman, est en même temps un adieu adressé
à l'ère du roman.
Cuốn
Gặp Gỡ, nguyên tác tiếng Tẩy.
Gấu chỉ còn bản tiếng Anh.
Tiểu thuyết và sự
mắn đẻ
LE ROMAN ET LA PROCRÉATION
(Gabriel Garcia Marquez: Cent ans de solitude)
Chính là do đọc lại
Trăm Năm Cô Đơn mà tôi nảy ra ý
nghĩ kỳ quặc: những nhân vật chính của những cuốn đại tiểu
thuyết đếch có con. Chưa tới 1% cư dân trên trái
đất đếch chịu đẻ, nhưng ít nhất 50% những nhân vật văn
học lớn ngỏm – đi ra khỏi cuốn sách – quên không xài
tới cây súng, hay con bướm!
Những Pantagruel, Panurge, don Quichotte....
chẳng đấng nào có cu tí, hay cái
hĩm để mà hương khói, nối dõi tông
đường...... Tất cả những nhân vật chính của Stendhal
đều không con, và trong thế kỷ vừa mới qua, Marcel,
nhân vật kể chuyện trong Đi tìm thời gian đã mất
cũng rứa.... ; nhân vật chính của Kafka, đâu khác,
ngoại trừ anh chàng rất ư trẻ tuổi Karl Rossmann, làm
cô tớ gái mang bầu, nhưng chính là vì
lý do đó - để xóa bỏ đứa con trong đời của mình
- anh chàng bèn bỏ chạy qua Mẽo, và nhờ thế cuốn tiểu
thuyết ra đời.
Sự tuyệt tự này, thực ra không
nằm trong suy tư, toan tính, ý hướng cái
con mẹ gì, của tiểu thuyết gia, mà cái gọi
là, tinh thần nghệ thuật tiểu thuyết (hay tiềm thức của
nó), chính nó, tởm chuyện đẻ đái dơ dáy!
Tiểu thuyết ra đời ở Thời Mới, nó làm con người
trở thành, trích dẫn Heiegger, “subjectum thực sự,
độc nhất”, the “only “real subject”, le “fondement de tout” (cơ sở,
nền tảng của tất cả); một phần lớn nhờ tiểu thuyết mà con người
định đoạt cái vị trí của nó trên sàn
diễn Âu Châu như là 1 cá nhân, 1 cá
thể. Xa rời khỏi tiểu thuyết, trong những cuộc đời thực của chúng
ta, chúng ta gần như mù tịt, hoặc chỉ biết tí ti
về bố mẹ của chúng ta, họ ra làm sao, như thế nào,
trước khi chúng ta ra đời; chúng ta chỉ biết theo kiểu
mẩu đoạn, về những người gần gụi với chúng ta; chúng ta
nhìn họ tới rồi đi, họ vừa mới vắng bóng là những
người khác đã choán chỗ của họ: họ làm
thành 1 dẫy dài những con người "có thể thay
thế". Chỉ có tiểu thuyết làm được cú thần sầu,
là, lọc ra 1 cá nhân, làm sáng rỡ
tiểu sử, những ý nghĩ, tình cảm của anh ta, biến anh ta thành,
“không lẫn với bất cứ 1 ai khác”, “không thể thay
thế”, “cái rốn của vũ trụ”.
Don Quixote ngỏm 1 phát, thế là xong, cuốn
tiểu thuyết (về anh ta) hoàn tất. Cái sự hoàn
tất này "khủng đến khiếp", như thế, là nhờ don Quixote
đếch có con. Có con 1 phát, là dây
rưa củ nhợ lòng thòng, đời của anh ta bèn được
kéo dài, được bắt chước, được phản biện, được bảo vệ,
hay bị phản bội; cái chết của ông bố làm cửa mở
rộng, chúng ta chẳng đã từng được nghe, từ khi còn
con nít: đời của mi sẽ tiếp tục qua những đứa con của mi: chúng
là sự bất tử của mi. Nhưng nếu câu chuyện của tôi
có thể tiếp tục, tràn qua quá cả đời riêng
của tôi, điều này muốn nói, đời tôi đâu
còn là 1 thực thể độc lập; rằng, nó không hoàn
tất, chẳng viên mãn cái con mẹ gì hết; rằng,
có một điều gì đó cực kỳ cụ thể, trần tục, qua đó
cá nhân pha trộn, nấu chảy, và cá nhân
đồng ý cái chuyện này, OK, ta pha trộn, nấu chảy,
đồng ý được/bị quên lãng, mất mát: gia đình,
con cái, hậu thế, hậu duệ, bộ lạc, quốc gia. Điều này muốn
nói, cá nhân, như là “cơ sở, nền tảng của tất
cả”, là 1 ảo tưởng, một trò đánh cược, giấc mơ của
vài thế kỷ Âu Châu.
Với Trăm Năm Cô Đơn của Garcia Marquez, nghệ thuật
tiểu thuyết xem ra vọt ra khỏi giấc mơ này, trung tâm
của sự chú tâm thì không còn là
cá nhân, mà là 1 bầu đoàn thê
tử cá nhân; tất cả đều là đồ din, không
bị bắt chước, chôm chĩa, tuy nhiên, mỗi cá nhân
trong đám họ chỉ là 1 tia sáng mặt trời, ngắn ngủi,
trên sóng nước sông, mỗi cá nhân mang
theo cùng với nó, cái gọi là “bản ngã
tương lai đã bị quên lãng” của nó, và
mỗi cá nhân như thế đó, đều ý thức ra được
cái số phận nghiệt ngã của nó, chẳng tên
nào cứ ở mãi trên sàn diễn của cuốn tiểu
thuyết từ lúc thoạt đầu cho đến hồi kết cục, bà mẹ của
tất cả bộ lạc, bà già Ursula, thọ 120 tuổi, khi mất, chết
từ hồi nảo hồi nào, trước khi cuốn truyện chấm dứt, tất cả mang
những cái tên giống nhau, những đường biên thì
cũng mờ nhạt, và những độc giả thì cũng lầm lạc, giữa
chúng. Theo tất cả biểu hiện, thời gian của chủ nghĩa cá
nhân Âu Châu không còn là thời
gian. Nhưng nếu như thế, thời gian của chúng là thời gian
gì? Một thời gian đưa trở lại tới quá khứ da đỏ của Mỹ
Châu? Hay thời gian tương lai khi chủ nghĩa cá nhân
tan chảy vào tổ kiến nhân loại? Tôi có cảm
tưởng, cuốn tiểu thuyết, một “thần thánh hóa” nghệ thuật
tiểu thuyết, cùng lúc, nó là 1 “vĩnh biệt”
thời đại tiểu thuyết.
Thơ
Mỗi Ngày
Dates
I am walking under the palm
trees in Miami,
buying a cluster of dates from an Arab vendor.
I want to taste the sweet, sticky flavor of
childhood again, its feathery leaves and secret pits.
My Aunt Lil served dates to our family
in ceramic bowls. She baked them into pastries.
She said that the first taste of a date
is like a child's finger in your mouth,
the second is like the hushed sound
of a father's evening prayer.
*********
The Sufi Master Ibn 'Arabi believed
that God created the palm tree
from the surplus leaven of Adam's clay.
Adam is the origin and archetype
of all human bodies
and the palm, then, is his true sister.
Adam had a Sibling rooted to ground
and branching in wind.
For us, therefore, the palm
is like an aunt on our father's side.
******
The date palm is as vertical as faith-
Ibn ' Arabi compared it to a true believer-
and knows desire. The ancient rabbis spoke
of a female palm outside Tiberias
which withered on its own
and only yielded fruit when pollinated
by a male palm from Jericho.
It thrives in valleys of lowland heat.
My love has moved to the mountains
and I am sending her a palm branch.
There's a victory palm on Hasmonean coins
and Deborah judged her people in the shade
of one as green and fulsome as the Messiah,
a figure, I'm afraid, who does not arrive in time.
The Romans engraved an image
of the captive Judea-judea capta-
sitting in mourning beneath a palm tree,
but I prefer the sturdy angelic palm
I once saw carved on a stone frieze
in a synagogue at Capernaum in Galilee.
******
When my aunt was too weak to chew,
my cousin mashed a date into puree
and fed it to her with a tiny spoon,
a last honeyed remnant of the garden.
Ibn 'Arabi believed that God laid out
an immense earth from one piece of leaven
the size of a sesame seed.
It was nearly too small to see,
but it unfolded into a world
of plains, mountains, deserts, valleys...
*****
The sixth Imam, Ja'far Sadiq, explained
that when God banished Adam
weeping from Paradise
and sheltering a naked wife
He ordered him to uproot the palm
and expel it from the garden
and so Adam replanted it in Mecca.
Thus is the bitter made sweet again.
All other palms, East and West, descend
from pits of those first Medina dates.
*****
My beloved dreamt of a palm tree
buried inside her, and birds singing
canticles of praise day and night.
The birdsong vanished when she woke up
and soon she forgot the enchantment.
All this happened years ago.
But one night when she tasted a date,
she felt a palm spreading its leaves
somewhere inside her
and pure voices rising with wings.
*******
Did I say that the vendor sighed
when he handed me the fleshy fruit?
I wanted the cluster to last
but the sweetness dissolved in my mouth,
which is perishable human clay,
while I strolled under a canopy of trees.
We live on this vast earth for such a short while
that we must mourn and celebrate right now.
A palm leaf is shaped like an open hand.
The taste of dates is holy.
Edward Hirsch: The Living Fire
Note: Đọc loáng thoáng, thì bỗng
nhớ đến món kẹo bột của thời thơ ấu ở xứ Bắc Kít,
thứ kẹo, chỉ là bột, tẩm đường, rồi nung lên, như nung
gạch, và có được cái mầu nâu nâu...
Hình như chẳng còn tên Bắc Kít
nào còn nhớ đến món này, cũng như món
nước mắm lá chuối, trừ GCC.
Vẫn chuyện xứ Bắc Kít của GCC, nhân đọc
1 entry của LMH, về Nguyễn Việt Hà, và nó làm
Gấu nhớ tới bài viết của Kundera về Trăm Năm Cô Đơn,
của GG. "Tiểu thuyết và sự mắn đẻ". K khi đọc Trăm Năm Cô
Đơn, thì bèn ngộ ra 1 điều là những nhân
vật trong đại tiểu thuyết, đếch có con cái để nối dõi
tông đường.
Nhưng đâu chỉ NVH?
"Nhân vật lớn" của xứ Bắc Kít, chính
là Hà Nội, và nó, thì cũng tuyệt
tự, như NVH, theo GCC.
... Chẳng
có gì liên quan, khi đọc gã lần đầu, tiểu
thuyết làm nên tên tuổi gã, và
sau đó, chỉ cần đọc tên các tiểu thuyết gã
viết, những khải huyền, những ba ngôi, rất tự dưng tôi
thường liên tưởng ngay tới Lệnh Hồ Xung, với kiếm chiêu
và kiếm khí, và với kiểu bất chấp thực chẳng mấy
ai dám làm. Từng đọc cuốn tiểu thuyết gần đây nhất
của gã cùng với rất nhiều bình luận, có bình
luận ngang tầm chửi rủa, từng chả biết gì về môi trường
xúc cảm gã đánh chìm mình trong
đó để từ đ...
See More
Wishful thinking
The Vietnam
War and its legacy
https://www.economist.com/news/books-and-arts/21735004-nearly-half-century-after-conflict-south-east-asia-ended-american-writers-are
Nearly half a century after the conflict
in South-East Asia ended, American writers are still fighting
the Vietnam War
The Road Not Taken: Edward Lansdale
and the American Tragedy in Vietnam. By Max Boot. Liveright;
768 pages; $35. Head of Zeus; £30.
BECAUSE the Vietnam war was the first that
the United States unequivocally lost, American treatments
of it are often couched as might-have-beens. Liberals look for
moments when America might have avoided the war; conservatives search
for ways that it could have been won. The latter temptation grew after
the invasions of Afghanistan and Iraq, when America again became mired
in guerrilla conflicts. In the late 2000s, neo-conservative authors
began arguing that America could have triumphed in Vietnam (and, by
extension, could win in Afghanistan and Iraq) by committing to so-called
“counter-insurgency” strategies, which involve political nation-building
rather than relying solely on firepower. Practitioners of counter-insurgency
(including H.R. McMaster, who later became Donald Trump’s national-security
adviser) rose to the top of America’s security hierarchy.
Max Boot, a journalist turned foreign-policy
scholar, supported winning both Iraq and Afghanistan with
counter-insurgency strategies. (In 2001 he wrote that “Afghanistan
and other troubled lands” needed “the sort of enlightened foreign
administration once provided by self-confident Englishmen in jodhpurs
and pith helmets”.) His new book is a biography of Edward Lansdale,
a legendary CIA officer and pioneer of counter-insurgency thinking.
As its title suggests, it is another entry in the Vietnam what-if
genre. Yet Mr Boot’s views have evolved. Once a staunch conservative,
his attitudes on social issues of race and gender have moved in a
liberal direction. One question hanging over his book is whether
his attitude towards military intervention has mellowed, too.
Lansdale was an advertising executive from
California who joined the OSS (the precursor of the CIA)
during the second world war. In the Philippines in the early
1950s he helped defeat a communist insurgency by arranging for
an honest Filipino congressman, Ramon Magsaysay, to become defence
secretary, and successfully managing his campaign for president.
He acquired a deep understanding of local society by convening
a team of creative military officers and politicians (and by launching
a long-term extramarital affair with a Filipino widow, Pat Kelly,
whom he would eventually marry). Lansdale persuaded the army to stop
alienating peasants with bloody, heavy-handed tactics, and paired
military offensives with political campaigns to divide the communists
and buck up trust in the government.
In 1954, Lansdale shifted his attention
to Vietnam, where France was losing its war against Ho Chi
Minh’s Viet Minh guerrillas. As a CIA liaison officer in Saigon,
he developed a close relationship with Ngo Dinh Diem (pictured),
the nationalist Catholic chosen to lead South Vietnam once the French
left and the communists took over the north. Lansdale and his dozen-odd
advisers played a crucial role in stabilising the rickety new state.
They arranged for American ships to evacuate hundreds of thousands
of Catholics from the north to the south, and helped Diem win the
support of sectarian militias and crush a heavily armed mafia, the
Binh Xuyen. By now Lansdale was seen by the American public as a wizard
of democratic nation-building, lionised in “The Ugly American”, a
political novel about American diplomacy that came out in 1958. (Contrary
to rumour, he was not the model for Graham Greene’s “Quiet American”.)
Mr Boot argues that things soured in Vietnam
after Lansdale returned to America in late 1956. He understood
that fighting insurgencies was fundamentally a political task,
one of building a coherent government that commands popular
assent. Yet as communist insurgents returned to South Vietnam in
the early 1960s (aided by Diem’s increasing authoritarianism),
American advisers grew frustrated, and President John Kennedy approved
a coup in November 1963. The coup leaders unexpectedly killed Diem;
Lansdale was aghast (as was Kennedy). The government rapidly disintegrated
in a series of coups by squabbling generals, and in 1965 America
had to send in combat troops. Lansdale returned for an ineffectual
stint as an adviser from 1965-68, but for Mr Boot, overthrowing
Diem was the critical mistake that ended any chance of a viable South
Vietnam—one Lansdale would not have made.
Here, Mr Boot is wrong. Diem was a genuine
Vietnamese leader, but he was also rigid and vindictive,
relying on a narrow Catholic power base. By 1963 he was pointlessly
cracking down on Buddhists, whose monks set themselves on fire in
protest. His own pilots tried to kill him by bombing the presidential
palace. Few historians think he could have saved the south. As for
Lansdale, while he grasped the centrality of politics in fighting
insurgencies, he was prone to wacky secret-agent schemes. A congressional
investigation into CIA misconduct in 1975, after his retirement,
uncovered a proposal he once made to undermine Fidel Castro by having
navy ships fire special shells to make Cubans think that Christ had
returned. It also accused him of condoning assassination.
Mr Boot seems to have grown less gung-ho
since 2001, and he acknowledges that South Vietnam might
have fallen no matter what America did. But his claim that
Lansdale’s strategies represent a “road not taken” is unconvincing.
Counter-insurgency was tried, by Lansdale and others in Vietnam—including
figures such as John Paul Vann and Creighton Abrams, who have
featured in their own what-if books. It was tried again, in Afghanistan
and Iraq, by officers like General McMaster and David Petraeus.
The road has been taken. It is tortuous and exhausting, and it is not
clear that it leads anywhere.
This article appeared in the Books and
arts section of the print edition under the headline "Wishful
thinking"
Print edition | Books and arts
Jan 18th 2018
Gần nửa thế kỷ đã qua đi, những nhà
văn Yankee mũi lõ vẫn vưỡn tiếp tục uýnh cuộc
chiến Mít.
Đây là do Mẽo chưa từng thua
1 cuộc chiến nào. Cách chữa trị của Mẽo, thì
thường là, nó đúng ra thì phải OK,
nhưng lại không OK [tạm dịch cụm từ “might-have-beens: something
positive that could have been achieved, but was not]. Đám
liberals, tự do, thì tìm những khoảnh khắc, thời
diểm mà Mẽo có thể tránh được cuộc chiến. Đám
bảo thủ, tìm những phương cách có thể thắng.
Sự cám dỗ mới đây - của đám bảo thủ - trở thành
ồn ào, sau những cuộc xâm lăng ở Afghanistan và
Iraq, khi Mẽo bị lùa vào những cuộc xung đột có
tính du kích.
Vào cuối thập niên 2000s đám
tân bảo thủ bắt đầu lèm bèm, Mẽo có
thể thắng ở Việt Nam, và nới rộng ra, thắng luôn
cả hai cuộc chiến sau đó, bằng cách chơi đòn
“chống-nổi dậy”, không chỉ dựa vào súng đạn,
vũ lực mà là sự thành lập nhà nước chính
trị. Những tay thực hành chiến thuật này, trong có
cố vấn của Trump, leo lên vị trí chop bu về an ninh
của Mẽo hiện nay.
Max Boot là 1 ký giả, sau trở
thành học giả về chính sách ngoại giao,
ủng hộ chiến thuật chống-nổi dậy. Cuốn mới nhất của ông là
tiểu sử của Lansdale, Trùm Xịa ngày nào ở xứ
Mít, và là 1 tay tiên phong của lối suy
nghĩ chống-nổi dậy. Như cai tít cuốn sách cho thấy,
lại 1 thứ “what-if”. Tuy nhiên, những quan điểm của Boot có
thay đổi, theo nghĩa, tiến hóa, biến chuyển. Có 1 thời
là 1 tay bảo thủ trung kiên, thái độ của ông
về những giải pháp xã hội về dòng giống, sắc
dân, và về đực cái đã chuyển về phía
tự do. Một câu hỏi lơ lửng bên trên cuốn sách,
là, liệu thái độ của ông ta về sự can thiệp quân
sự có dịu đi không.
Here, Mr Boot is wrong. Diem was a genuine
Vietnamese leader, but he was also rigid and vindictive,
relying on a narrow Catholic power base. By 1963 he was pointlessly
cracking down on Buddhists, whose monks set themselves on fire in
protest.
Ở đây, Boot lầm. Diệm là 1 nhà
lãnh đạo xứ Mít, thứ thiệt, nhưng ông ta
cũng cứng nhắc, và cũng ưa trả thù [vindictive: having
or showing a strong or unreasoning desire for revenge], dựa vào
1 cái nền chật hẹp là sức mạnh Ky Tô Giáo.
Vào năm 1963, ông bị những người theo đạp Phật làm
thịt, pointless: chẳng ra làm sao cả, devoid of meaning,
GCC thích từ ngu ngốc hơn, stupid, nhưng đếch phải Phật Tử
mà là VC nằm vùng -
Theo GCC, người nhìn ra cuộc chiến
Mít đúng nhất, là Graham Greene, qua
cuốn Người Mẽo Trầm Lặng. Đây là cuộc đối
đầu giữa Cái Ác Bắc Kít và qua nó,
là chân lý nước VN là 1, và
những thiện ý của Mẽo, khi nhảy vô Miền Nam. Bởi thế
mà Zadie Smith khi vinh danh GG, phán, cái
bóng của ông càng ngày càng dài
mãi ra, "Rợp Bóng Greene", qua tới thế kỷ 21: chỉ cần
thay từ Đỏ, bằng từ Hồi Giáo.
AFTERWORD
Reading Graham
Greene in the Twenty-First Century
Đọc GG trong thế kỷ 21
Monica Ali
Typical
sentence
“I
believe in the evil of God.” (“The Honorary Consul”.)
Tớ
tin ở.... Cái Ác Bắc Kít ở nơi
Chúa!
So với câu, của Nguyễn Khải, nếu
không có Đảng tớ đã là linh mục!
Andre Gide, phán,
về vụ Gandhi bị ám sát:
Như thể Thượng Đế bị đánh bại.
Cuộc chiến Mít, nhìn theo cái
kiểu THNM, như trên, thì đúng là có,
ở trong đầu của Chúa, khi mở ra cõi trần. Nguời
tính, phịa ra 1 giống dân, và sau này,
chúng sẽ làm lực cản, chống lại sự bành trướng
của Hoàng Quỷ, tức lũ Tẫu.
Cái chuyện lũ Bắc Kít sau cùng
làm hỏng nó, khi ăn cướp, thay vì giải phóng,
không phải đúng là Chúa đã
bị đánh bại ư?
*
Yankees....go home!
Tờ Người
Kinh Tế có hai bài thật thú về TQ và
Việt Nam. Tin Văn post ở đây,
và sẽ cống hiến bản dịch sau.
Lạ, là Gấu vừa mới lai rai về sự chúc
dữ của nước giáng lên gia đình Quốc [Nguyễn
Quốc Gấu], thì tụi Hồng Mao bèn chôm ngay đề
tài này, và đi một đường về sự chúc dữ
của Phồn Vinh Giả Tạo, hay Cứt Mẽo, lên mấy ông Ba Tầu!
Ở cuối Phần I của Don
Quixote, khi Sancho bê về nhà vị sư phụ thương
tích đầy mình, chẳng có vẻ chi cuộc phiêu
lưu thế là chấm dứt, mà lại như sắp sửa lên
đường cho những chuyến đi mới. Khi vợ hỏi áo của tôi
đâu, giầy của mấy đứa nhỏ đâu, anh hầu bèn trả
lời, hy vọng chủ sẽ thưởng, trong những chuyến phiêu lưu sắp
tới. Nghe có vẻ tham lam. Nhưng khi Don Quixote nằm mê
man trên giường, và khi cô cháu gái
và bà chủ nhà trù ẻo những cuốn sách
đã khiến ông chủ điên khùng, thì
chính anh hầu bèn hăm hở với lý tưởng của chủ,
và nói với bà chủ, “Chẳng có gì
bảnh hơn, là được làm kẻ hầu cho một vị hiệp sĩ trên
đường tìm phiêu lưu”.
Một nhận xét thật sáng chói
của Schelling, trong cuốn Philosophie
der Kunst, 1809, của ông: “Ý tưởng chính
trong Don Quixote, là cuộc chiến đấu của
một lý tưởng chống lại thực tại, thực tại này chế
ngự toàn thể cuốn sách, trong hầu hết những thăng trầm
rối rắm của nó. Thoạt đầu, có vẻ như vị hiệp sĩ và
anh hầu bị đánh bại, nhưng đó chỉ là bề ngoài,
bởi vì điều hiển hiện nhất, xuyên suốt cuốn tiểu thuyết,
thì chính là sự chiến thắng tuyệt đối của lý
tưởng trên.”
Don
Quixote như Người Què Gánh Tội.
Tôi phải ngưng viết nhật ký
đọc này để cầy một mẩu cho tờ… VHTT, kiếm chút
tiền cơm gạo.
Virginia Wolf viết, về chuyện không
thể nào viết, một câu chuyện 25 ngàn từ,
theo yêu cầu :"Tôi nghĩ, tôi đã từng chứng
minh, đó là điều rất thật, bởi vì nỗi nhục nhã,
hổ thẹn, do đầu óc bướng bỉnh cự tuyệt hợp tác,
nỗi quay quắt, việc phải viết đi viết lại, và trạng thái
nản chán nói chung, đã làm cho chuyện viết
đó - dù chỉ
2000 chữ thôi -
trở thành một cuộc tra tấn, không chỉ lên ý
thức đạo đức, lên cơ thể, mà còn lên tri thức
."
Đúng là một sự nhục nhã
về chuyện “cơm áo đâu đùa”: Tôi đã
từng phải gọi điện thoại tới lần thứ sáu, cho tòa soạn
tờ… SGTT, để đòi 100 đô, tiền bài viết
từ hồi năm ngoái. Sau bao nhiêu xin lỗi, xin lỗi, tụi
này bận quá, bận quá, bà chủ bèn
nhỏ nhẻ hỏi:
Bộ anh cần 100 đô đến như thế sao?
Dorothy Parker: Hai cái từ tuyệt cú
mèo nhất, trong tiếng Anh, là: 'Cheque Enclosed.'
[Ngân phiếu đính kèm]
Ui chao, Gấu lại nhớ ông anh, và
cái truyện ngắn đầu tay, Những Ngày Ở Sài
Gòn, gửi cho tờ Nghệ Thuật. Báo đăng, Gấu đang còn
sướng mê tơi, thì ông anh gọi điện thoại, tới
sở làm, ra lệnh xuống tòa soạn lấy tiền nhuận bút.
Ui chao, lại có cái chuyện nhuận
bút ư?
Hồi đó, Gấu bảnh lắm. Vừa làm cho
nhà nước Ngụy, vừa làm bồi Mẽo, hai đầu lương, chưa
kẹt Gấu Cái, cần gì đến tiền!
Nghe Gấu nói, giọng ngài ngại,
ông anh phán, xuống lấy liền, viết văn là
phải có tiền nhuận bút, nếu không, đừng bao
giờ viết!
Về chuyện rộng lượng:
Ông Thánh Saint Martin, Bishop of
Tours, được đời xưng tụng, là do đã cắt nửa cái
áo, cho người ăn xin đang run rẩy vì lạnh.
Don Quixote phán, đó là
mùa đông, nếu không, Thánh đã
cho luôn cả cái áo.
Anh hầu vặc lại: Đâu phải như vậy, sư phụ.
Ông ta được coi là Thánh, là vì
đã hành động đúng theo câu phương ngôn
cổ:
Cho tức là nhận!
*
Có tiếng lục cục suốt đêm. Lớn hơn
tiếng chuột chạy, và nhỏ hơn tiếng mèo cào.
Tôi thức giấc, xuống cầu thang, đốt lò sưởi, ngồi
trong bóng tối, nhìn những đốm lửa lịm dần đi, chừng
15 phút sau. trở lại giường ngủ.
Khi tôi mười mấy tuổi, tôi có
thể ngồi [ở bàn cà phê, thí dụ] nhiều
giờ, chẳng làm gì cả, đọc cũng không, và
cũng chẳng hề tập trung đầu óc vào bất cứ chuyện
chi.
Bây giờ thật khó ngồi, mà
chẳng làm gì cả.
Petra von Morstein, "Before Evening":
A day
In which I don't wish to find anything.
I should gather it up
And keep it safe.
Không có thời gian phí phạm
trong Don Quixote.
Đọc Erec et Enide, tiểu thuyết thế kỷ
12 của Chretien de Troyes, tôi gặp từ “récréantise”
có vẻ như được kết hợp do hai từ "relaxation" (récréation),
xả hơi, và "haunted feeling" (hantise), ám ảnh,
để chỉ trạng thái biếng nhác, lừ đừ, bạc nhược… bị
coi là xấu xa, trong tiểu thuyết võ hiệp Tây
Phương.
Hồi nhỏ, Gấu ở Hà Nội, được
bà cô, Cô Dung, một Me Tây nuôi.
Bà cô lúc đó sống với một ông
Tây già, là kỹ sư sở Hoả Xa Đông Dương,
tại một villa ở đường Nguyễn Du [Gấu vẫn còn nhớ số nhà,
số 60], trông ra hồ Halais. Gấu lúc đó cũng muời
mấy, một trong những ‘thú vui’ thật tốn thì giờ của Gấu
là, ra cổng, hai tay nắm chặt hai song sắt, và cứ thế đứng
hàng giờ, nhìn sương mù lan tỏa vào buổi chiều,
và tan dần vào buổi sáng, trên mặt hồ.
Có vẻ như Gấu chẳng có tâm
hồn nghệ sĩ mẹ gì, nhưng, cứ thế đứng nhìn trân
trân, đến "mất linh hồn", cảnh sương mù làm
lộ dần con hồ, hoặc xóa sạch nó!
Thế mới quái!
Một lần, nhìn đã đời, phí
quá chừng thời giờ như thế, khi thờ thẫn quay vô,
nhìn lên, thấy ông Tây già cũng
đăm đăm nhìn thằng cu Gấu từ ban công trên lầu,
ra vẻ gật gù, được, được!
Quái hơn nữa, là, một lần đến nhà
bạn C, trốn bà Dì ác nghiệt [bà Dì
này, Gấu đã nhắc tới nhiều lần rồi, thời gian sống
nhờ Bà Trẻ nuôi, tại Hẻm Đội Có, Phú
Nhuận], bạn đi vắng, Gấu bèn lên phòng bạn, và
nằm lăn ra giường, nhìn lên trần nhà, và
cũng nhìn chết trân, như là hồi nhỏ nhìn
sương mù trên hồ Halais, đến nỗi, khi ông anh nhà
thơ đi đâu về, lên lầu, trước khi vô phòng,
ngoái nhìn vào phòng thằng em, thấy thằng
bạn của em đang trong tình trạng tẩu hỏa nhập ma như thế, thì
bèn hừ một tiếng ngạc nhiên, khiến Gấu giật mình,
về trần trở lại, và cũng nhận ra, ông anh gật gù,
y hệt ông Tây già ngày nào!
V/v hậu quả:
Có những phát giác, mặc
khải không phải để cho chúng ta.
Trang Tử, (thế kỷ thứ tư BC, nằm mơ thấy hóa
bướm, tỉnh dậy, không biết mình là người mơ
là bướm, hay là bướm mơ là người), viết câu
chuyện này:
Một đứa con trai, nhà nghèo, sống
bằng nghề lặn xuống biển kiếm ngọc trai. Một bữa lặn thật sâu,
vớ được một viên ngọc trai đáng giá ngàn
vàng.
Ông bố, thay vì khen con, lại bắt
con lấy hòn đá đập vỡ viên ngọc.
Ông phán: ngọc trai đáng
giá ngàn vàng này, hiếm lắm, và
chỉ có thể kiếm thấy, ở dưới đáy biển sâu,
ở dưới cằm một con rồng đen, khi nó ngủ say.
Và ông bố ôm lấy ông
con trai, ôi con yêu quí của ta, cha cứ tưởng
tượng lúc đó mà con rồng đen giật mình
thức dậy, thì còn gì đời con!
*
Đọc, Gấu bỗng nhớ tới một ông bố Bắc Kít,
trong một câu chuyện tiếu lâm, kể về, cũng một đấng
con trai, đi học về, khoe với bố, hôm nay con chạy theo
xe buýt, nhờ vậy đỡ tốn 2 đồng vé xe.
Ông bố dặn con: Ngày mai con nhớ
chạy theo xe tắc xi, như vậy đỡ tốn 10 đồng!
Hay chuyện này:
Một ông chồng, trâu già, lấy
cô vợ, cỏ non, buổi sáng đánh răng, rửa mặt,
cạo râu, quay qua khoe với cô vợ:
-Cạo râu đi, anh thấy anh trẻ đi cả hai
chục tuổi!
Cô vợ nhẹ nhàng khuyên:
-Tối nào, anh cũng nhớ cạo râu,
trước khi đi ngủ nhé!
*
Đã có lần, Gấu tui liều
cùng mình, khi cho rằng, đối với người dân
miền bắc, khi tin vào chủ nghĩa Cộng Sản, họ tin rằng đây
chính là thứ khi giới tuyệt hảo để chiến thắng thiên
nhiên khắc nghiệt khiến con người khắc nghiệt. Nó là
cứu tinh của một miền đất, một thứ Thiên Sứ, đại khái vậy.
Chính giấc mơ Thiên Sứ này biến con người thành...
khùng.
Đây
là cách V.S. Pritchett, một nhà văn nhà
phê bình người Anh, đọc Don Quixote, bằng cách đặt
nó kế bên cuốn Những
Linh Hồn Chết của
Gogol, và từ đó, ông giải thích được
một câu hỏi nhức nhối, từ lâu chưa ai trả lời được:
Tại sao mà Gogol không thể hoàn tất phần thứ
hai của cuốn sách tuyệt tác của ông, và của
nhân loại?
Chính cái giấc mơ phải tìm
cho được, một "Thiên Sứ" cho một nước Nga khốn khổ khốn
nạn, đã biến Gogol thành khùng.
"Don Quixote đã
không sụp đổ, như là Phần Hai của Những Linh Hồn Chết của Gogol
sụp đổ, bởi vì Cervantes không khùng. Ông
trở nên [vẫn luôn luôn là] con người thực
dụng, hồ nghi nếu không muốn nói là bi quan, và
khoan dung; trong khi đó, Gogol bị giấc mơ Thiên Sứ cắn
trúng, và bị nọc độc của nó biến thành
khùng".
V.S. Pritchett: Miguel de Cervantes [1965], [được
in lại trong The Essential Pritchett, Vintage, 2004].
Hóa Thân
Sự khốn cùng cơ cực của thời
chúng ta: Theo tờ Le Monde, 53 % trẻ em ở London sống dưới mức
nghèo đói. Hành động gì bây
giờ? Phản ứng chung, là, giúp đỡ những người ăn mày
chẳng đi đến đâu, chẳng thay đổi được gì hết.
Nhưng đối với Don Quixote, rõ ràng
là, hành động trực tiếp, phản ứng tức thời, là
câu trả lời. Trong chuyến phiêu lưu đầu tiên
của vị hiệp sĩ, Người nghe tiếng la khóc, và nhìn
thấy một thằng bé lưng trần, bị trói vào một
thân cây, và bị ông chủ của nó quất
túi bụi. Vị hiệp sĩ bèn dõng dạc ra lệnh: Hãy
xì tốp liền lập tức, tên nhà quê kia. Mi
có giỏi thì ra đây chơi với ta. Tên chủ bèn
giải thích, anh ta phạt thằng bé, vì tính
cẩu thả của nó, chứ không phải như thằng bé nói,
do nó đòi tiền công, mà bị đòn. Vị
hiệp sĩ bèn ra lệnh cho anh chủ, hãy cởi trói, và
trả tiền công cho nó. Nhưng tên nhà quê
nói, nếu thế, nó phải đi theo tôi về nhà,
thì mới có tiền. Thằng bé, đâu có ngu,
bởi vì một khi về nhà ông chủ, là trận đòn
lại tiếp tục, và chắc chắn, dữ dằn hơn. Nó bèn năn
nỉ vị hiệp sĩ, đừng có tin ông chủ của nó. Nhưng Don
Quixote lắc đầu, tên nhà quê không dám
cãi lời ta đâu, ta là hiệp sĩ mà! Bữa nay,
ta ra lệnh như vậy là đủ rồi!
Đối với Don Quixote, công lý, nhất
là thứ công lý được ban ra bởi một vị hiệp
sĩ, vào cái thời hiệp sĩ, là một thứ công
lý đời đời hiển hách, đời đời không thể bị bẽ
gẫy [Sông có thể cạn, núi có thể mòn,
song chân lý ấy không bao giờ thay đổi!]. Và
nếu một khi bẻ gẫy nó, là gây đại họa. Và
đúng như độc giả nghi ngờ, vị hiệp sĩ vừa lên ngựa
ra đi, là thằng bé bèn no đòn.
Hai mươi bẩy chương sau đó, vị hiệp sĩ
gặp lại thằng bé. Nó năn nỉ ông, đừng bao
giờ can thiệp, nếu chẳng may, lại thấy nó bị đòn.
Anh hầu đưa cho thằng bé một mẩu bánh
và một cục phó mát để ăn đường, và
nói, hãy cầm lấy, bởi vì, chúng ta,
tất cả, đều bị ảnh hưởng bởi những cú đòn của ông
chủ của mi. Thằng bé ngạc nhiên hỏi, anh đâu có
bị đánh mà kêu đau, anh hầu lắc đầu nói,
cái phần hai thầy trò tao đau, là nằm ở trong
mẩu bánh mì và cục phó mát đưa cho
mày đó.
Câu trả lời của anh hầu Sancho, chỉ có
một phần sự thực. Hay chỉ là một trong nhiều ấn bản về
sự thực.
Nỗi bất hạnh của đứa bé, như Sancho ngộ
ra được, thì ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, không
phải vì nỗi đau bị quất roi vào lưng, cũng không
phải bởi cái bụng đói, và cái làn
da hằn roi, nhưng mà là, chúng ta đều nhận ra,
sự bất công thì tràn lan, mà chúng
ta thì bất lực, không làm sao thay đổi được.
Andre Gide, phán, về vụ Gandhi bị ám
sát:
Như thể Thượng Đế bị đánh bại.
Chương sách chấm dứt với lời nguyền rủa
kẻ cứu mình, và tất cả những vì hiệp sĩ
lang thang, của thằng bé, trong khi thầy tớ hiệp sĩ buồn
hiu, nhục nhã, xấu hổ, và những bạn đường của họ
thì cố nín cười khi chứng kiến màn kịch.
Tôi [Manguel] không thể nào
coi những xen hung bạo trên TV, hay phim, nhưng tôi
chỉ có thể đọc những miêu tả có tính
giả tưởng.
Don Quixote là một
trong những cuốn sách hung bạo nhất mà tôi biết.
Don Quixote tự trình bầy
chính nó, như là một bộ của những ‘truyện
trong truyện’ thật kỳ kỳ. Chỉ sau ba chương, tác giả Ceravantes
biểu độc giả, ông bị sa đà, đi quá xa, và
không còn biết đường đâu mà lần. May quá,
ông vớ được một cục giấy lộn [một mớ giấy cũ, chắc là
thoát kiếp phần thư 30 Tháng Tư 1975], và vốn là
một tay cuồng chữ, không bao giờ tha, dù chỉ một mẩu báo,
hay mẩu giấy có chữ, trên mặt đường phố, thế là
ông chúi mắt chúi mũi vô, và nhận
ra, chúng được viết bằng chữ Thiên Triều. Tò
mò muốn biết ý nghĩa đồi truỵ của mớ giấy lộn, Cervantes
bèn viện tới một tay chuyên dịch thuật Đông B nào
đó [tiếng Thiên Triều thì cũng có nhiều người
biết, vì Mít Ta vốn đã từng một ngàn năm
nô lệ thằng Tẫu]. Hoá ra đây là ký
sự những cuộc phiêu lưu của DQ được viết bởi một ông Kim
Dung nào đó, một sử gia, kiêm viết tiểu thuyết chưởng,
và ông đưa tên Cervantes vào trong số những
tác giả trong thư viện của vị hiệp sĩ. Và thế là mọi
chuyện lộn tùng phèo, Cervantes thay vì là
cha đẻ, thì biến thành bố già, và cuốn tiểu
thuyết chúng ta đọc, thì được mô phỏng từ cuốn bằng
tiếng Thiên Triều, y hệt ông cụ ND chôm Cô
Kiều, từ một ông Tẫu!
Hà, hà!
Sau đó, tới Phần
II, những nhân vật trong cuốn tiểu thuyết, do đã đọc
Phần I, bèn sửa chữa những lầm lạc về sự kiện.
Tới đây thì
độc giả cũng chịu thua, và tự hỏi: ai phịa ra ai?
*
Hầu hết những nhà
văn sở hữu một đời thường, một hiện diện lịch sử.
Cervantes không có
cái may mắn, hay bất hạnh đó.
Trong ký ức của tôi
[Manguel], tôi có thể ngửi được mùi máu,
thịt, mồ hôi của những tác giả như Goethe, Melville,
Dickens….
Cervantes, thua.
Với tôi, hình
như ông ta được phịa ra, từ chính cuốn sách
của ông!
Don Quixote
Hiệp Sĩ Mặt Buồn vs Hiệp Sĩ Sư Tử
DQ
Nguyên
Mẫu
Nguyên
mẫu là một mục của tờ văn học Pháp, Le Magazine
Littéraire. Số Tháng Giêng 2009, có
một bài viết về cặp Don Quichotte & Pancho Panca, thật
tuyệt, của Benoit Duteurtre. Tin Văn scan để hy vọng lèm bèm
về nó, khi nào hưỡn hưỡn, rảnh rảnh.
Thú nhất, là tác giả tìm
ra sự liên hệ giữa cặp Don & Pancho với những cặp,
thí dụ, hai nhân vật trong Của Chuột và
Người, và, từ Của Chuột và Người, móc vào
cơn suy thoái kinh tế hiện đại, rồi móc vào
cơn suy thoái tâm linh qua hai nhân vật trong
Trong khi chờ Godot của Beckett. Tuyệt!
Nói gần nói xa, chẳng qua nói
thẳng: Đây cũng chính là cách viết
Tạp Ghi của Gấu!
Cái nọ xọ cái kia, chẳng biết đường
nào mà lần! [Gấu Cái ghét thậm tệ,
chửi, chẳng khi nào đọc được trọn bài viết của mi!].
Một ông phê bình gia hải ngoại cho rằng, cách
viết của Gấu là từ tuyệt chiêu Lăng Ba Vi Bộ mà
ra!
Nhưng, Lăng Ba Vi Bộ là một “diệu pháp”
để tránh đòn. Đoàn Dự chẳng muốn đánh
nhau với ai, học được phép này, thú quá,
vậy là khỏi lo thằng nào đánh mình!
Còn mi?
Thì cũng nói thẳng: Để đánh
người! NQT
Hai mươi bẩy chương
sau đó, vị hiệp sĩ gặp lại thằng bé. Nó
năn nỉ ông, đừng bao giờ can thiệp, nếu chẳng may, lại thấy
nó bị đòn.
Anh hầu đưa cho thằng bé một mẩu bánh
và một cục phó mát để ăn đường, và
nói, hãy cầm lấy, bởi vì, chúng ta,
tất cả, đều bị ảnh hưởng bởi những cú đòn của ông
chủ của mi. Thằng bé ngạc nhiên hỏi, anh đâu có
bị đánh mà kêu đau, anh hầu lắc đầu nói,
cái phần hai thầy trò tao đau, là nằm ở trong
mẩu bánh mì và cục phó mát đưa cho
mày đó.
Câu trả lời của anh hầu Sancho, chỉ có
một phần sự thực. Hay chỉ là một trong nhiều ấn bản về
sự thực.
Nỗi bất hạnh của đứa bé, như Sancho ngộ
ra được, thì ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, không
phải vì nỗi đau bị quất roi vào lưng, cũng không
phải bởi cái bụng đói, và cái làn
da hằn roi, nhưng mà là, chúng ta đều nhận ra,
sự bất công thì tràn lan, mà chúng
ta thì bất lực, không làm sao thay đổi được.
Andre Gide, phán, về vụ Gandhi bị ám
sát:
Như thể Thượng Đế bị đánh bại.
Chương sách chấm dứt với lời nguyền rủa
kẻ cứu mình, và tất cả những vì hiệp sĩ
lang thang, của thằng bé, trong khi thầy tớ hiệp sĩ buồn
hiu, nhục nhã, xấu hổ, và những bạn đường của họ
thì cố nín cười khi chứng kiến màn kịch.
Tôi [Manguel] không thể nào
coi những xen hung bạo trên TV, hay phim, nhưng tôi
chỉ có thể đọc những miêu tả có tính
giả tưởng.
Don Quixote là một
trong những cuốn sách hung bạo nhất mà tôi
biết.
Như thể Thượng Đế bị đánh bại!
Mít chúng ta, cũng có thể
nói như thế, và, thê lương mà nói
như thế, về cái cú 30 Tháng Tư 1975:
Như thể Thượng Đế bị đánh bại!
*
Gấu đi tù sau 1975 cũng khá sớm,
đúng vào lúc có chính sách
Kinh Tế Mới, và lần đầu tiên nghe bản nhạc Con Kinh
Ta Đào, như một tên tù, trên nông
trường cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi, và sững sờ đến nghẹt
thở, sao nó đẹp như thế, đúng với tình trạng
của Gấu như thế, và đúng với cả Miền Nam như thế, trong
khí thế bừng bừng Thanh Niên Xung Phong như thế, thế,
thế, thế!
Con kinh ta đào
chưa có nước chảy qua,
Chỉ có nắng mùa hè nóng
bỏng…
Ui chao cái
lũ Yankee mũi tẹt đã lấy đi của dân Mít chúng
ta giấc mơ đẹp nhất, kể từ khi có giống dân Mít,
khi đầu hàng Cái Ác Bắc Kít, Con Quỉ
Chuồng Lợn (1), khi gục ngã trước Phồn Vinh Giả Tạo, tức
cứt của Mẽo, khi lũ Yankee mũi lõ phải bỏ của chạy lấy người,
và bây giờ tiếp tục ăn cứt của Mẽo, và của Tẫu,
khi nhường biển, nhường núi cho chúng.
Như thể Thượng Đế bị đánh
bại!
Đó là Gide, với Ấn Độ.
Với xứ Mít, Gấu thích câu, Thượng
Đế bị Bắc Kít đánh lừa.
Nhớ, có lần ngồi Quán Chùa,
ông khoe với Gấu, thuổng Duyên Anh, ta có lần
mơ thành người Bắc Kít!
Nhưng liệu có còn 1 xứ Bắc Kít,
theo cái nghĩa mà Milosz vinh danh
Lithuania,
trong diễn văn Nobel:
Ấu Thời
It is good to be born in a small country
where nature is on a human scale, where various languages and
religions have coexisted for centuries. I am thinking here of Lithuania,
a land of myth and poetry.
Thật lốt lành khi sinh ra tại
một xứ nhỏ, nơi thiên nhiên không so le với
con người, nơi ngôn ngữ và tôn giáo cùng
rong ruổi bên nhau qua nhiều đời. Tôi đang nghĩ về Lithuania,
miền đất của huyền thoại và thi ca.
Milosz, Diễn văn Nobel văn chương.
Bất hạnh của con người, là do
đã có một ấu thời; vào lúc xế chiều,
hình như ông già đã thù ghét
"một cách hài lòng như vậy", miền đất mà
ông đã rời bỏ ngày vừa lớn. Ông đinh
ninh, bất hạnh là một vấn đề liên can đến đất cát.
Giả sử không giã từ, có
thể những dòng chữ sau đây chẳng có, hoặc
nếu có, cũng không giống bạn đang đọc: Tuổi thơ của
ông thiếu hụt, và để làm đầy, ông sẽ "mượn"
của rất nhiều người.
Như ngay dòng mở đầu, là
của Simone de Beauvoir.
Khi thi sĩ Joseph Brodsky mất, T. Tolstaya
than thở, phải chi ông sống dôi ra, chỉ bốn năm thôi,
thế kỷ chúng ta đã có một sự tận cùng
vẹn toàn. Và cùng với việc ông ra đi,
ở nơi quê người, căn nhà Nga bây giờ mới thực sự
trống rỗng.
Có thể, việc
làm đầy tuổi thơ ở đây, bằng những kỷ niệm của người
khác, là để cho một căn nhà nào đó,
luôn ấm áp mùi nhang...
Trong bài Chiến
lợi phẩm (Spoils of War), Brodsky kể, lần đầu tiên ông
được ăn đồ hộp: "Thoạt kỳ thuỷ, có một hộp thịt bò.
Đúng hơn: Thoạt đầu, có một cuộc chiến, Đệ Nhị Thế
Chiến; trận phong tỏa thành phố quê hương của tôi,
Leningrad; Trận Đói Lớn, nó đòi người chết nhiều
hơn là những trái bom, những trái pháo,
những viên đạn tất cả cộng lại. Và khi cuộc vây
hãm chấm dứt, có những hộp thịt bò từ Mỹ. Thụy
Sĩ là nhãn hiệu bên ngoài hộp, tôi
nghĩ vậy, tuy có thể lầm; tôi mới bốn tuổi khi nếm nó
lần đầu tiên."
Món ăn, cũng
lạ, nhưng mùi vị của nó không kéo
dài như nỗi sững sờ của cậu bé, về những cái
hộp: cao, vuông, với cái chìa khóa
để mở kèm theo chúng. Ôi chao, cái
đồ mở hộp: tuyệt vời, dị thường. Món đồ "như bước ra từ một
cuốn sách ước", hình như ông muốn nói
như vậy, khi viết: Chiếc chìa khóa... là một
mặc khải đối với thằng nhỏ Nga: chúng tôi chỉ biết những
con dao. (That key... was a revelation to a Russian child: we know
only knifes).
"They are my memories
too, but I am not the character in the story", Những hồi ức là
của tôi, nhưng tôi không phải là nhân
vật trong truyện, William Trevor, nhà văn Ái-nhĩ-lan
nhận xét về nghệ thuật giả tưởng. Viết, theo ông, là
nghiệp (a professional activity), tuy nhiên thành
phẩm - giả tưởng khi chín mùi - bắt buộc phải là
của riêng. Khi dấn vào nghiệp, bạn đừng mong trốn thoát
cái kẻ là bạn đó, cho dù bạn không
hề có ý định tra hỏi về chính mình, cho
dù bản năng cho bạn biết, rằng, đừng để dấu tay của bạn lên
trang sách chừng nào, tốt chừng đó.
Mọi giả tưởng đều
mang mầm tự thuật... Nhập một, con người (với những hồi ức như thế), với
nhà văn, là nghiệp viết.
Lần đầu tiên,
đứa trẻ Bắc-kỳ đọc thấy hai chữ ống đồng, đoạn nói về
Thoát Hoan "phải chui vào ống đồng chạy về Tầu".
Nó chỉ biết những con dao bằng sắt. Cũng không hề biết
"đồng" là một thứ giống như sắt. Và nó quyết
định, sẽ tự mình khám phá một đôi điều,
không phải vì sợ hãi không dám hỏi
người lớn, mà là niềm kiêu ngạo ngấm ngầm, kèm
ao ước, như thể đứa bé đã hiểu ra một điều thật tầm thường,
nhưng cũng thật quan trọng: có những sự thực chỉ có nghĩa
khi tự mình khám phá...
Xế chiều, nhìn
lại, có những điều ông già tưởng đã
biết quá rõ, hóa ra chẳng biết gì.
Thí dụ: một miền đất, một tuổi thơ.
Xế chiều, ông
già cố tìm lại đứa bé ở trong ông.
Cố tìm hiểu (bịa đặt) những chữ, cốt làm đầy một
căn nhà Bắc-kỳ, tưởng chừng quá thừa thãi ở
một đứa trẻ ngày xưa, nhưng hụt hẫng, ở một ông già
bây giờ...
Hai chữ ống đồng,
không thuộc về nỗi bất hạnh, như hai chữ mồ côi mà thằng
bé đọc được ở đâu, đem áp dụng ngay vào đứa em
trai, bị người lớn, (nhân danh con nhân sư, nhân danh cả
một miền đất?) tát cho một cái nổ đom đóm.
Xế chiều, ông
già tự hỏi, ông đã nói câu đó
(Mày là một đứa trẻ mồ côi!), với đứa em nào
trong hai đứa, đứa đã chết, hay đứa còn ở lại...
Hay chính con nhân sư, qua miệng đứa bé, đọc
lên số mệnh của một gia đình, của một đất nước?
Tình yêu nào,
biển trời nào? (Tôi chọn tình yêu làm
biển trời. Mai Thảo).
What seas what shores what grey rocks and what islands...
cuốn tự điển về những nơi chốn tưởng tượng (The Dictionary of Imaginary
places, 1st edition 1980, nhà xb Lester & Orpen Dennys
Ltd), của Alberto Manguel và Guadlupi, mở ra bằng thành
phố Abaton: (Từ tiếng Hy-lạp a, không; baino, Tôi đi), một
thành phố mà định vị (location) thay đổi. Tuy không
thể tới, chưa ai tới được, và những du khách, nghe nói
lang thang hoài hoài theo tháng năm, nhưng chẳng
hề thoáng thấy nó. Tuy nhiên, có một số người
đã nhìn thấy nó mọc lên, từ xa, vượt
lên đường chân trời, giữa đám bụi.
Quá khứ nhiều khi
cũng phải dự đoán, giống như một thành phố Abaton
mà con người chỉ nhìn thấy từ xa.
Xế chiều, ông già
tìm cách trở lại thành phố Abaton ông
đã tưởng mình có, và đã từng
rời bỏ.
NQT
Nhớ, có lần Hoa Nguyên,
1 nữ thi sĩ Mít hải ngoại, cũng cư dân
Toronto, viết về bà mẹ của mình,
bà sinh năm rắn, và bỏ lại da của mình, ở
xứ Mít.
Nhưng Hoa Nguyen, trong 1 bài viết trên
số Granta, đặc biệt về Đi, Journeys, đưa ra 1 hình ảnh thần
sầu về quê nhà.
Post sau đây, và hy vọng, đây
mới là xứ Bắc Kít của GCC, và những tên
như nó, 1 tên Bắc Kít mất mẹ xứ Bắc Kít:
Home as a way to place oneself
in a constellation of process anf becoming.
Nhà là nơi mình tự đặt mình
trong cái thiên hà của tiến triển và
trở thành.
Quá tuyệt, nhưng quá
khó!
Note: Nhân xứ
Mít thắng đá banh, thì bèn nhớ đến
câu phán của bà thủ tướng Đức, cũng gốc... Bắc
Kít, chỉ thích đá banh, do không thể đảo
ngược kết quả được.
Nhưng cùng lúc, lại nhớ câu của 1 cầu thủ, Brazil
thì phải, khi thua chung kết World Cup,
ôi giấc mộng đã tan,
sao ảo tưởng vẫn còn:
Trong cái điên cuồng
của lũ Mít, có cái "giấc mộng đã tan,
ảo tưởng vẫn còn" -
"Chỉ còn" đúng hơn.
Đám trẻ trong nước, mất mẹ giấc mơ, "thành
người Quang Trung", bèn hôn
chân, hôn đít, hôn chỗ ngồi.... của thần
tượng Hàn Kít, là vì vậy!
Granta, Số
Mùa Đông 2017: Đi. Trong số này, có 1 đề tài
nhỏ, liệu đi và viết, đã chết rồi, is travel writing dead?
đọc thú lắm, và tất nhiên, làm nhớ đến Nguyễn
Tuân. GCC sẽ đi 1, 2, bài ngăn ngắn về nó, trong có
bài của Hoa Nguyen, 1 nữ thi sĩ Việt, cũng dân Canada như
Gấu. Bà viết về đi, những chuyến về lại xứ Mít của bà,
và về gốc Mít của bà:
Chúng tôi là tị nạn, và
tuy nhiên, không phải tị nạn. Mẹ tôi sinh năm
Rắn. Bà bỏ da của bà ở lại, và chẳng bao giờ trở
lại. Như rất nhiều di dân, chúng tôi nấu chảy căn
cước của chúng tôi và, tuy nhiên, chưa, like
many immigrants we melted our identities, and yet did not.
Second-hand
Tay này,
viết phê bình mà được phong Hiệp Sĩ
(Sir). Gấu lúc mới ra hải ngoại, đọc, mê lắm,
có mấy cuốn của xừ luỷ, Cô Út đem làm
công đức hết, mới thấy ở tiệm sách cũ hai cuốn, bèn
bệ về, nhưng đọc, thì không thấy phê như thưở
đầu. Cách đọc của ông, khi đọc Solz, hay Graham Greene,
thí dụ, khác hẳn Gấu. Cũng khác hẳn Zadie Smith,
qua bài viết trên Guardian, sau dùng làm
Tựa cho cuốn Người Mỹ Trầm Lặng, nhân kỷ niệm lần thứ 100 năm
sinh của ông, [October 2, 2004]
https://www.1843magazine.com/content/arts/nicholas-shakespeare/notes-a-voice-graham-greene
Typical
sentence
“I
believe in the evil of God.” (“The Honorary Consul”.)
Tớ
tin ở.... Cái Ác Bắc Kít ở nơi
Chúa!
So
với câu, của Nguyễn Khải, nếu không có
Đảng tớ đã là linh mục!
Zadie Smith
Graham Greene
còn toả bóng
Phạm Toàn
dịch
...Continue Reading
Graham Greene, whose centenary
is next month, was a more ethically complex novelist than
is usually remembered, argues Zadie Smith. The Quiet American,
his love story set in the chaos of 1950s Vietnam, shows him to
be the greatest journalist there ever was.
Vila-Matas,
Portrait
Gấu
có đi 1 entry “thần sầu”, “đầy sũng nước…”
về những ngày mới tới Canada, gặp lại cô bạn,
và cái lần “đóng phin”, trong 1
chương trình trên 1 kênh TV, 15 phút,
tiếng Mít, về cuốn Tàn Ngày, “The
Remains of the Day...” Tính viết tiếp, coi lại thấy
mất tiêu, chắc vô ý delete, còn được
1 mẩu trên FB.
Ôi chao,
giả như không gặp lại cô bạn, chắc chẳng
thể có đời thứ nhì…
Quoc
Tru Nguyen added 2 new photos.
Tiệm sách cũ đầu tiên - và có
thể độc nhất, với riêng Gấu - đường College,
downtown Toronto, Gấu thường ghé. Con đường
Lippincott, số nhà 100, cái shelter
đầu tiên vợ chồng Gấu được đưa tới, trong 1 đêm
dông bão đầy trời, thời tiết lạnh nhất Canada,
âm 40 độ. Tới phi trường 1 phát, ở ngay phi trường,
nhân viên sở xã hội đưa liền tới 1 cơ sở xã
hội ở ngay trong phi trường, để cung cấp quần áo lạnh,
rồi đưa về đây. Shelter thuộc cơ quan Costi, chuyên
lo về di trú, trợ giúp tị nạn.
Gặp lại cô
bạn ở đây. Khúc này kể đi kể
lại nhiều lần rồi, và vẫn muốn kể lại, vì
vẫn không dám nói hết ra, viết hết
ra. Hết, rồi làm sao... sống?
Cái
tiệm ở ngay lề đường trước mặt.
Cô bạn
làm đại diện cho 1 hãng mỹ phẩm Nhật,
Novir, và thường đăng quảng cáo dài
hạn, trên tờ Làng Văn, ở Toronto, nơi đăng
cái truyện ngắn đầu tiên của Gấu, viết từ
Trại. Báo này được gửi vô Trại, cùng
với tờ Nắng Mới, của nhóm Khiến Chán, do
băng đảng Montreal chủ trương. Khi gửi vô Trại, tờ
LV gỡ bỏ những trang quảng cáo, bởi thế, phải tới được
Toronto, thì Gấu mới biết cô bạn đang sống ở đó.
Sau này, có lần hỏi, cô cho biết, có
đọc cái truyện ngắn đó, nhưng lại nghĩ Gấu ở Sài
Gòn gửi lén ra hải ngoại
Và đó
là cái truyện Lần Cuối Sài
Gòn!
Làm
sao đọc nó, mà lại nghĩ gửi đi từ trong
nước, được!
Wishful thinking
The Vietnam
War and its legacy
https://www.economist.com/news/books-and-arts/21735004-nearly-half-century-after-conflict-south-east-asia-ended-american-writers-are
Nearly half a century after the conflict in South-East
Asia ended, American writers are still fighting the Vietnam War
The Road Not Taken: Edward Lansdale
and the American Tragedy in Vietnam. By Max Boot. Liveright;
768 pages; $35. Head of Zeus; £30.
BECAUSE the Vietnam war was the first that the United
States unequivocally lost, American treatments of it are often
couched as might-have-beens. Liberals look for moments when America
might have avoided the war; conservatives search for ways that it could
have been won. The latter temptation grew after the invasions of Afghanistan
and Iraq, when America again became mired in guerrilla conflicts. In the
late 2000s, neo-conservative authors began arguing that America could
have triumphed in Vietnam (and, by extension, could win in Afghanistan
and Iraq) by committing to so-called “counter-insurgency” strategies,
which involve political nation-building rather than relying solely on firepower.
Practitioners of counter-insurgency (including H.R. McMaster, who later
became Donald Trump’s national-security adviser) rose to the top of America’s
security hierarchy.
Max Boot, a journalist turned foreign-policy scholar,
supported winning both Iraq and Afghanistan with counter-insurgency
strategies. (In 2001 he wrote that “Afghanistan and other troubled
lands” needed “the sort of enlightened foreign administration once
provided by self-confident Englishmen in jodhpurs and pith helmets”.)
His new book is a biography of Edward Lansdale, a legendary CIA
officer and pioneer of counter-insurgency thinking. As its title suggests,
it is another entry in the Vietnam what-if genre. Yet Mr Boot’s views
have evolved. Once a staunch conservative, his attitudes on social
issues of race and gender have moved in a liberal direction. One question
hanging over his book is whether his attitude towards military intervention
has mellowed, too.
Lansdale was an advertising executive from California
who joined the OSS (the precursor of the CIA) during the second
world war. In the Philippines in the early 1950s he helped defeat
a communist insurgency by arranging for an honest Filipino congressman,
Ramon Magsaysay, to become defence secretary, and successfully managing
his campaign for president. He acquired a deep understanding of local
society by convening a team of creative military officers and politicians
(and by launching a long-term extramarital affair with a Filipino widow,
Pat Kelly, whom he would eventually marry). Lansdale persuaded the army
to stop alienating peasants with bloody, heavy-handed tactics, and paired
military offensives with political campaigns to divide the communists
and buck up trust in the government.
In 1954, Lansdale shifted his attention to Vietnam,
where France was losing its war against Ho Chi Minh’s Viet Minh
guerrillas. As a CIA liaison officer in Saigon, he developed a close
relationship with Ngo Dinh Diem (pictured), the nationalist Catholic
chosen to lead South Vietnam once the French left and the communists
took over the north. Lansdale and his dozen-odd advisers played a crucial
role in stabilising the rickety new state. They arranged for American
ships to evacuate hundreds of thousands of Catholics from the north
to the south, and helped Diem win the support of sectarian militias
and crush a heavily armed mafia, the Binh Xuyen. By now Lansdale was seen
by the American public as a wizard of democratic nation-building, lionised
in “The Ugly American”, a political novel about American diplomacy that
came out in 1958. (Contrary to rumour, he was not the model for Graham
Greene’s “Quiet American”.)
Mr Boot argues that things soured in Vietnam after Lansdale
returned to America in late 1956. He understood that fighting insurgencies
was fundamentally a political task, one of building a coherent government
that commands popular assent. Yet as communist insurgents returned
to South Vietnam in the early 1960s (aided by Diem’s increasing authoritarianism),
American advisers grew frustrated, and President John Kennedy approved
a coup in November 1963. The coup leaders unexpectedly killed Diem; Lansdale
was aghast (as was Kennedy). The government rapidly disintegrated in
a series of coups by squabbling generals, and in 1965 America had to
send in combat troops. Lansdale returned for an ineffectual stint as
an adviser from 1965-68, but for Mr Boot, overthrowing Diem was the
critical mistake that ended any chance of a viable South Vietnam—one
Lansdale would not have made.
Here, Mr Boot is wrong. Diem was a genuine Vietnamese
leader, but he was also rigid and vindictive, relying on a narrow
Catholic power base. By 1963 he was pointlessly cracking down on
Buddhists, whose monks set themselves on fire in protest. His own pilots
tried to kill him by bombing the presidential palace. Few historians
think he could have saved the south. As for Lansdale, while he grasped
the centrality of politics in fighting insurgencies, he was prone to
wacky secret-agent schemes. A congressional investigation into CIA misconduct
in 1975, after his retirement, uncovered a proposal he once made to undermine
Fidel Castro by having navy ships fire special shells to make Cubans
think that Christ had returned. It also accused him of condoning assassination.
Mr Boot seems to have grown less gung-ho since 2001,
and he acknowledges that South Vietnam might have fallen no matter
what America did. But his claim that Lansdale’s strategies represent
a “road not taken” is unconvincing. Counter-insurgency was tried,
by Lansdale and others in Vietnam—including figures such as John Paul
Vann and Creighton Abrams, who have featured in their own what-if books.
It was tried again, in Afghanistan and Iraq, by officers like General
McMaster and David Petraeus. The road has been taken. It is tortuous and
exhausting, and it is not clear that it leads anywhere.
This article appeared in the Books and arts section
of the print edition under the headline "Wishful thinking"
Print edition | Books and arts
Jan 18th 2018
Gần nửa thế kỷ đã qua đi, những nhà văn Yankee
mũi lõ vẫn vưỡn tiếp tục uýnh cuộc chiến Mít.
Đây là do Mẽo chưa từng thua 1 cuộc chiến
nào. Cách chữa trị của Mẽo, thì thường là,
nó đúng ra thì phải OK, nhưng lại không
OK [tạm dịch cụm từ “might-have-beens: something positive that could
have been achieved, but was not]. Đám liberals, tự do, thì
tìm những khoảnh khắc, thời diểm mà Mẽo có thể
tránh được cuộc chiến. Đám bảo thủ, tìm những phương
cách có thể thắng. Sự cám dỗ mới đây - của
đám bảo thủ - trở thành ồn ào, sau những cuộc xâm
lăng ở Afghanistan và Iraq, khi Mẽo bị lùa vào
những cuộc xung đột có tính du kích.
Vào cuối thập niên 2000s đám tân
bảo thủ bắt đầu lèm bèm, Mẽo có thể thắng ở
Việt Nam, và nới rộng ra, thắng luôn cả hai cuộc chiến
sau đó, bằng cách chơi đòn “chống-nổi dậy”, không
chỉ dựa vào súng đạn, vũ lực mà là sự
thành lập nhà nước chính trị. Những tay thực
hành chiến thuật này, trong có cố vấn của Trump,
leo lên vị trí chop bu về an ninh của Mẽo hiện nay.
Max Boot là 1 ký giả, sau trở thành
học giả về chính sách ngoại giao, ủng hộ chiến thuật
chống-nổi dậy. Cuốn mới nhất của ông là tiểu sử của Lansdale,
Trùm Xịa ngày nào ở xứ Mít, và là
1 tay tiên phong của lối suy nghĩ chống-nổi dậy. Như cai tít
cuốn sách cho thấy, lại 1 thứ “what-if”. Tuy nhiên, những
quan điểm của Boot có thay đổi, theo nghĩa, tiến hóa,
biến chuyển. Có 1 thời là 1 tay bảo thủ trung kiên,
thái độ của ông về những giải pháp xã hội
về dòng giống, sắc dân, và về đực cái đã
chuyển về phía tự do. Một câu hỏi lơ lửng bên trên
cuốn sách, là, liệu thái độ của ông ta về
sự can thiệp quân sự có dịu đi không.
Here, Mr Boot is wrong. Diem was a genuine Vietnamese
leader, but he was also rigid and vindictive, relying on a narrow
Catholic power base. By 1963 he was pointlessly cracking down on
Buddhists, whose monks set themselves on fire in protest.
Ở đây, Boot lầm. Diệm là 1 nhà lãnh
đạo xứ Mít, thứ thiệt, nhưng ông ta cũng cứng nhắc,
và cũng ưa trả thù [vindictive: having or showing a
strong or unreasoning desire for revenge], dựa vào 1 cái
nền chật hẹp là sức mạnh Ky Tô Giáo. Vào
năm 1963, ông bị những người theo đạp Phật làm thịt, pointless:
chẳng ra làm sao cả, devoid of meaning, GCC thích từ ngu
ngốc hơn, stupid, nhưng đếch phải Phật Tử mà là VC nằm vùng
-
Theo GCC, người nhìn ra cuộc chiến Mít đúng
nhất, là Graham Greene, qua cuốn Người Mẽo Trầm Lặng.
Đây là cuộc đối đầu giữa Cái Ác Bắc Kít
và qua nó, là chân lý nước VN là
1, và những thiện ý của Mẽo, khi nhảy vô Miền
Nam. Bởi thế mà Zadie Smith khi vinh danh GG, phán,
cái bóng của ông càng ngày càng
dài mãi ra, "Rợp Bóng Greene", qua tới thế kỷ
21: chỉ cần thay từ Đỏ, bằng từ Hồi Giáo.
AFTERWORD
Second-hand
Tay này,
viết phê bình mà được phong Hiệp Sĩ (Sir).
Gấu lúc mới ra hải ngoại, đọc, mê lắm, có mấy
cuốn của xừ luỷ, Cô Út đem làm công đức
hết, mới thấy ở tiệm sách cũ hai cuốn, bèn bệ về, nhưng
đọc, thì không thấy phê như thưở đầu. Cách
đọc của ông, khi đọc Solz, hay Graham Greene, thí dụ, khác
hẳn Gấu. Cũng khác hẳn Zadie Smith, qua bài viết trên
Guardian, sau dùng làm Tựa cho cuốn Người Mỹ Trầm Lặng,
nhân kỷ niệm lần thứ 100 năm sinh của ông, [October 2, 2004]
https://www.1843magazine.com/content/arts/nicholas-shakespeare/notes-a-voice-graham-greene
Typical
sentence
“I
believe in the evil of God.” (“The Honorary Consul”.)
Tớ
tin ở.... Cái Ác Bắc Kít ở nơi Chúa!
So
với câu, của Nguyễn Khải, nếu không có Đảng
tớ đã là linh mục!
Zadie Smith
Graham Greene
còn toả bóng
Phạm Toàn
dịch
...Continue Reading
Graham Greene, whose centenary
is next month, was a more ethically complex novelist than is usually
remembered, argues Zadie Smith. The Quiet American, his love story
set in the chaos of 1950s Vietnam, shows him to be the greatest journalist
there ever was.
Vila-Matas,
Portrait
Viết
mỗi ngày
Khi Đỏ là Đen
Ăn phở 35 đô
ở nước Việt Nam cộng sản
Alastair Leithead
BBC News, Hà Nội
Trong lúc Việt
Nam Cộng sản đang ngày càng áp dụng những
cách làm của chủ nghĩa tư bản, khoảng cách
giàu nghèo đang tăng nhanh.
Tôi đã
từng có những ngày kỳ quặc, nhưng ngày Chủ
Nhật đó ở Hà Nội chắc chắn là ngày rất
kỳ quặc.
Việc đầu tiên tôi làm trong ngày
là ngắm một người được bảo quản, trông như bức tượng
sáp, sau đó là nếm phở đắt nhất ở Việt Nam- rồi xem
chiếc xe hơi đắt giá nhất.
Tôi cũng tới buổi gặp ra mắt của câu lạc
bộ những người chơi xe Harley Davison trước khi nếm mùi thực
tế bằng cách ngồi khoanh chân trên sàn một
nhà hàng và nhắp bia hơi.
'Bác Hồ Chí Minh', cha già dân tộc
của nước Việt Nam này đã đề nghị được hỏa táng để
không phải nằm lạnh giữa một lăng mộ tối
đèn, bao quanh bởi lính bảo vệ luôn thúc
giục đoàn khách vào thăm đi cho mau trong yên lặng,
tay bỏ khỏi túi, mũ gỡ khỏi đầu.
Hàng trăm người Việt Nam và cả khách
du lịch thường xuyên xếp hàng để vào
viếng ông, trong hình dáng giống như khi ông
vừa qua đời cách đây hơn 40 năm.
Đảng Cộng sản ở đây không muốn thay đổi
nhưng với các nhà chọc trời mọc lên ở khu
lân cận lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, thay đổi đang
ập tới với ông.
Khách giàu
Địa điểm tiếp theo
của tôi là để thưởng thức phở, món súp
tiếp đạm cho quốc gia thường được bán với giá một
đô la.
Nhưng chúng tôi không đến những
quán phở thường mà tới nếm thử loại phở đắt nhất nước
với giá 35 đô la một tô.
Hai chiếc xe Porsche hai cầu đỗ bên ngoài
quán. Tôi còn không biết là Porsche
chế tạo cả xe hai cầu.
Ông chủ quán nói với chúng
tôi về chất lượng thịt bò Nhật, độ sạch sẽ của bếp
nấu và số tiền mà những người giàu sẵn sàng
bỏ ra để húp món phở đắt nhất Việt Nam.
Một thực khách thú nhận ông vừa
ăn món phở đặc biệt của nhà hàng và
gần như cảm thấy có lỗi khi nói với tôi ông
làm cho chính phủ.
Chúng tôi cũng nhận được ánh mắt
nghi ngờ của một Ủy viên Trung ương Đảng bước nhanh ra khỏi
cửa và chui vào chiếc Mercedes trong lúc người
trông nom tôi thử món phở mà cô nói
không tới mức 35 đô la ngon hơn phở cô thường
ăn.
Đồng sàng dị
mộng
Vâng, người
trông nom chúng tôi...
"Đảng" cũng thích
kiểm soát. Nhưng đây không phải là nước
cộng sản mà chúng ta tưởng tượng ra từ những năm 1950-1960.
Dĩ nhiên cờ đỏ treo ở mọi góc phố nhưng
hình búa liềm tung bay trên đường đối diện với
một cửa hiệu Chanel trong khi các áp phích tuyên
truyền nằm ngay gần cửa hàng Louis Vuitton.
Những biểu tượng của chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa tư bản - đồng sàng dị mộng.
Ngay cả những người trông nom chúng tôi
cũng cười và nhún vai khi được hỏi ý thức hệ
và thực tế có thể dung hòa như thế nào.
Họ tỏ ra thẳng thắn và trung thực về những
điều quái dị. Ít nhất tôi từng nghĩ họ sẽ phản
ứng xã giao và nghiêm nghị, thậm chí
đầy đức tin.
Còn ông chủ khách sạn đưa ra cách
lý giải riêng: "Vỏ là cộng sản nhưng ruột là
tư bản".
Chúng tôi đã thấy lớp vỏ đó
- một tập thể các 'đồng chí' tại Đại hội Đảng nhất
loạt đồng tình về đội ngũ lãnh đạo mới.
"Có ai phản đối không?" - vị chủ tọa
hỏi với cái nhìn lướt qua.
Dĩ nhiên là không. Chất vấn hệ
thống là điều không thể dung thứ.
Nhưng rồi tất cả những đấu đá, tranh cãi
diễn ra sau những cánh cửa đóng kín.
Đoàn kết bề ngoài là cách họ thể
hiện Sức mạnh.
Hột xoàn
Và chúng
tôi đã nhìn thấy phần 'ruột' trong
cuộc gặp với một trong những người giàu nhất nước.
Chúng tôi được nghe về dự án
nhiều triệu đô la xây tòa nhà cao nhất
miền Trung, khách sạn ngoài bờ biển của ông và
khu biệt thự cao cấp giá hai triệu đô la
mỗi căn, các khu công nghiệp và mục tiêu kiếm
nhiều tiền hơn nữa qua việc thay thế bỏ hãng xưởng may áo sơ
mi và giày để xây nhà máy làm đồ điện
tử công nghệ cao.
"Nếu Đảng đi con đường khác với người dân
Việt Nam thì họ không thể sống sót được," ông
dũng cảm nói.
Đó là sự tự tin từ đến từ tiền
"của" [từ này, đánh máy sai, thành
"cải", trong bài viết trên BBC. NQT]
Và thanh niên 26 tuổi tràn đầy
tự tin cũng cho tôi xem chiếc xe Rolls-Royce Phantom được chế
tạo theo đơn đặt hàng đang hợm hĩnh phô kính trước
mặt những người bán hàng rong đội nón lá.
Người anh toát ra toàn kim hoàn
và hột xoàn. Khi là chủ cửa hàng bán
xe đắt tiền như thế này, người ta có thể dùng
điện thoại giát vàng và đồng hồ gắn kim cương.
Thế còn câu lạc bộ chơi xe Harley Davidson?
"Ông sẽ không bao giờ nhìn thấy nhiều xe hạng
sang như thế này ở bất kỳ nơi nào khác trên
thế giới," một trong những người nước ngoài là thành
viên câu lạc bộ nói với tôi.
Và đây chắc chắn là thói
quen đắt giá. Những người chơi xe thường có máu
nổi loạn.
Ở một góc độ nào đó, tôi
nghĩ là họ cũng muốn tỏ ra như vậy nhưng
động cơ của chiếc xe họ lái cũng chỉ gầm rú để
toát lên mùi tiền trong cảnh xung quanh là người dân
nghèo ở Hà Nội.
Tôi đã trải nghiệm một ngày
với những người giàu có khi ở đây còn hàng
triệu người không xu dính túi.
Sau cơn phấn khích, tôi ngồi uống nước
với một nhà báo địa phương.
Cô kể về sự trấn áp, những cuộc gọi lúc
nửa đêm, điện thoại bị nghe lén và những cảnh
bị bám đuôi.
Những người dám thách thức chính quyền
thường bị bỏ tù.
Lớp vỏ vẫn còn rất cứng. Những nguyên
tắc được lưu giữ trong tủ kính ở Lăng ông Hồ vẫn là
phần chủ đạo.
Những tài năng ham muốn kiếm tiền đang
cùng sống với hệ thống chính trị. Nhưng khi đồng
tiền đổ vào, nền kinh tế nóng lên, thay đổi là
điều không thể cản được.
Đảng có thể giữ phần chèo lái
và chỉ đạo, nhưng phải có bàn tay vững chắc
lắm thì mới có thể chặn được thủy triều.
Nguồn
Note: Tác giả bài
viết này thật đúng dân pro, tất nhiên,
nhưng GNV vừa đọc, vừa suýt soa, vừa lo…
Chỉ sợ đoạn chót, hỏng.
Không!
Kết bài viết bằng cái hình ảnh
1 nhà báo địa phương…. thì
thật là thần sầu. Đúng ‘phương trình’ Lukacs,
trong Lý thuyết
về Tiểu thuyết
"Con đường tận cùng, cuộc hành trình
bắt đầu".
Lớp vỏ vẫn còn
rất cứng. Những nguyên tắc được lưu giữ trong tủ
kính ở Lăng ông Hồ vẫn là phần chủ đạo.
Tuyệt!
Thú vị nhất, là
đọc bài này cùng với bài phở FBI,
trên VOA!
Khi
Đỏ là Đen
In memory of my parents Renfu and
Yuee, who, like many Chinese people in the book, suffered during
the Cultural Revolution because they were politically black.
Để tưởng niệm bố mẹ tôi, cũng như nhiều người
TQ khác ở trong cuốn sách này, đã
đau khổ trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, vì
lý lịch đen của họ.
Qiu Xiaolong
*
Inspector
Chen of the Shanghai Police Bureau is "on vacation." Actually,
he is working for a triad-connected businessman about to build a vast
complex in Central Shanghai evoking
the "glitter and glamour" of the '30s. But when former Red Guard, novelist
Yin Lige is murdered, he must return to duty to apprehend the culprit.
*
Yin had been a Shanghai College graduate, class of 1964.
Because of the enthusiasm she displayed in student
political activities, she had been admitted to the Party and, after
graduation, assigned a job as a political instructor at the college.
Instead of teaching classes, she gave political talks to students.
It was then considered a promising assignment; she might rise quickly
as a Party official working with intellectuals who forever needed to
be reformed ideologically.
When the Cultural Revolution broke out, like other
young people she joined a Red Guard organization, following Chairman
Mao's call to sweep away everything old and rotten. She threw herself
into criticism of counterrevolutionary or revisionist "monsters,"
and emerged as a leading member of the College Revolutionary Committee.
Powerful in this new position, she pledged herself to carry on "the
continuous revolution under the proletarian dictatorship." Little did
she suspect that she herself was soon to become a target of the continuous
revolution.
Toward the end of the sixties, with his former political
rivals out of the way, Chairman Mao found that the rebellious Red
Guards were blocking the consolidation of his power. So those Red Guards,
much to their bewilderment, found themselves in trouble. Yin, too,
was criticized and removed from her position on the College Revolutionary
Committee. She was sent to a cadre school in the countryside, a new
institution invented by Chairman Mao on an early May morning, after
which May 7th Cadre Schools appeared throughout the country. For Mao,
one of their purposes was to keep politically unreliable elements under
control or, at least, out of the way.
The cadre students consisted of two main groups. The
first was composed of ex-Party cadres. With their positions now
filled by the even more left-wing Maoists, they had to be contained
somewhere. The other was made up of intellectuals, such as university
professors, writers, and artists, who were included in the cadre rank
system. The cadre students were supposed to reform themselves through
hard labor in the fields and group political studies.
Yin, a college instructor, and also a Party cadre
for a short while, fit into both categories. In the cadre school,
she became the head of a group, and there Yin and Yang met for the
first time.
Yang, much older than Yin, had been a professor at
East
China
University. He had
been in the United States
and had returned in the early fifties, but soon he was put on the
"use under control" list, labeled a Rightist in the mid-fifties,
and a "black monster" in the sixties.
Yin and Yang fell in love despite their age difference,
despite the "revolutionary times," despite the warnings of the
cadre school authorities. Because of their untimely affair, they
suffered persecution. Yang died not too long afterward.
After the Cultural Revolution, Yin returned to her
college, and wrote Death of a Chinese Professor, which was published
by Shanghais Literature Publishing House. Although described as a
novel, it was largely autobiographical. Initially, as there was nothing
really new or unusually tragic in the book, it failed to sell. So
many people had died in those years. And some people did not think it
was up to her-as an ex-Red Guard-to denounce the Cultural Revolution.
It was not until it was translated into English by an exchange scholar
at the college that it attracted government attention.
Officially, there was nothing wrong with denouncing
the Cultural Revolution. The People's Daily did so, too. It had
been, as the People's Daily declared, a mistake by Chairman Mao,
who had meant well. The atrocities committed were like a national skeleton
in the closet.
To be aware of the skeleton, at home, was one thing,
but it was quite another matter to drag it out for Westerners to
see. So Party critics labeled her a "dissident," which worked like
a magical word. The novel was then seen to be a deliberate attack on the
Party authorities. The book was secretly banned. To discredit her, what
she had done as a Red Guard was "uncovered" in reviews and reminiscences.
It was a battle she could not win, and she fell silent.
But all that had happened several years earlier. Her
novel, filled with too many specific details, did not attract a large
audience abroad. Nor had she produced anything else, except for a
collection of Yang's poetry she had earlier helped edit. Then she was
selected for membership in the Chinese Writers' Association, which was
interpreted as a sign of the government's relenting. Last year, she had
been allowed to visit Hong Kong as a novelist.
She did not say or do anything too radical there, according to the
files.
Ui chao,
cái cuốn Khi Đỏ là
Đen thì cũng rất ư là tuyệt
cú mèo, và cũng vẫn nằm trong cái dòng
di sản của Cách Mạng Văn Hoá Tẫu. Trong cuốn trước mà
Gấu đã đọc trong khi đi giang hồ vặt đồng thời ghé nhà
ở Xứ Phật, thì là 1 em xung phong đi thực tế, về nhà
quê tam cùng cùng bần cố nông, bị ngay ông
Trùm VC làng đè ra hiếp, bắt phải làm vợ
anh ta.
Chắc anh này là hậu duệ của Chí
Phèo, đứa con lò gạch ngày nào, nhờ
ơn Cách Mạng Mùa Thu mà nên [‘lên’,
cũng được] Trùm.
Cô gái cũng ngang bướng, nhất quyết không
trở lại cái thiên đường tuổi mới lớn đam mê cách
mạng ngày nào ở thành phố, và sau cùng
được cứu vớt nhờ mối tình của 1 anh bạn cùng học, khi
đó bị qui thành phần con cái địa chủ, mà,
với anh này, ngày đó, em quả đúng là
thánh nữ, chỉ dám đứng xa mà chiêm ngưỡng,
đến gần thì đi tù!
Cuộc
tình trong "Khi Đỏ là Đen", ui chao, nó lại
có mùi "Vòng Tay Học Trò" của Nguyễn
Thị Hoàng, vì có gì giống giống của bà
này với ông thầy CGN nổi tiếng một thời!
Cuốn
này, GNV phải mua trên net, bằng cái gift
card, Noel năm ngoái, của 1 độc giả TV tặng.
Tks.
Take Care. NQT
Tiểu
thuyết đầu tay, ăn giải, còn được báo Phố Tường
coi là 1 trong 5 cuốn “top”, tiểu thuyết chính trị,
của mọi thời! (1)
Lọt vô 1 trong 5, còn cuốn Đêm
Giữa Ban Ngày, của VTH, ấy chết, xin lỗi, của Koestler!
Qiu's
novels have been published in China, but not without some
mysterious changes. The city of Shanghai, for instance, is referred
to as "H," which manages to sound even more Kafkaesque than anything
Qiu could invent. But writing crime novels has allowed him remarkable
freedom to limn China's shifting moral standards.
"In the past, Chinese people believed in Confucianism," Qiu says.
"That's basically an ethical system: what you should do and what you
should not do. Then people believed in Mao and communism. In a way,
that was also about what you should and should not do. Now it's like
Nietzsche's time: God is dead. So you can do anything."
Time: Criminal Mind
By Peter Ritter
Wednesday, Dec. 19, 2007
(1)
The Wall
Street Journal called Xiaolong’s first novel one of the five
best political novels of all time, ranking it with Arthur Koestler’s
Darkness at Noon.
Source
Gấu có đi
1 entry “thần sầu”, “đầy sũng nước…” về những ngày
mới tới Canada, gặp lại cô bạn, và cái
lần “đóng phin”, trong 1 chương trình trên
1 kênh TV, 15 phút, tiếng Mít, về cuốn Tàn
Ngày, “The Remains of the Day...” Tính viết tiếp,
coi lại thấy mất tiêu, chắc vô ý delete, còn
được 1 mẩu trên FB.
Ôi chao, giả như không
gặp lại cô bạn, chắc chẳng thể có đời
thứ nhì…
Quoc
Tru Nguyen added 2 new photos.
Tiệm sách cũ đầu tiên - và có
thể độc nhất, với riêng Gấu - đường College,
downtown Toronto, Gấu thường ghé. Con đường Lippincott,
số nhà 100, cái shelter đầu tiên vợ
chồng Gấu được đưa tới, trong 1 đêm dông bão
đầy trời, thời tiết lạnh nhất Canada, âm 40 độ. Tới phi
trường 1 phát, ở ngay phi trường, nhân viên
sở xã hội đưa liền tới 1 cơ sở xã hội ở ngay trong
phi trường, để cung cấp quần áo lạnh, rồi đưa về đây.
Shelter thuộc cơ quan Costi, chuyên lo về di trú,
trợ giúp tị nạn.
Gặp lại cô bạn ở
đây. Khúc này kể đi kể lại nhiều
lần rồi, và vẫn muốn kể lại, vì vẫn không
dám nói hết ra, viết hết ra. Hết, rồi làm
sao... sống?
Cái tiệm ở ngay lề
đường trước mặt.
Cô bạn làm
đại diện cho 1 hãng mỹ phẩm Nhật, Novir, và
thường đăng quảng cáo dài hạn, trên
tờ Làng Văn, ở Toronto, nơi đăng cái truyện
ngắn đầu tiên của Gấu, viết từ Trại. Báo này
được gửi vô Trại, cùng với tờ Nắng Mới, của
nhóm Khiến Chán, do băng đảng Montreal chủ trương.
Khi gửi vô Trại, tờ LV gỡ bỏ những trang quảng cáo,
bởi thế, phải tới được Toronto, thì Gấu mới biết cô
bạn đang sống ở đó. Sau này, có lần hỏi, cô
cho biết, có đọc cái truyện ngắn đó, nhưng
lại nghĩ Gấu ở Sài Gòn gửi lén ra hải ngoại
Và đó là
cái truyện Lần Cuối Sài Gòn!
Làm sao đọc nó,
mà lại nghĩ gửi đi từ trong nước, được!
Viết
mỗi ngày
V/v Vưỡn chuyện Cái
Ác Bắc Kít:
Marlene Dietrich by David
Levine
GABRIELE ANNAN
Girl From Berlin
Originally published February
14,1985, as a review of Marlene Dietrich's ABC, Ungar
Marlene D. by Marlene Dietrich. Grasset (Paris) Sublime
Marlene by Thierry de Navacelle. St. Martin's
Marlene Dietrich: Portraits
1926-1960, introduction by Klaus-Jurgen Sembach, and
epilogue by losefvon Sternberg. Schirmer/Mosel; Grove Marlene
a film directed by Maximilian Schell, produced by Karel
Dirka. Dietrich by Alexander Walker. Harper and Row
Among the rarities Schell
has to show is a scene from Orson Welles's Touch of Evil (1958), in which
Dietrich was only a guest star. She plays the madame of a Texas brothel,
Welles a corrupt, alcoholic police chief on the skids. He comes into the
brothel and finds her alone at a table in the hall.
"You've been reading the cards,
haven't you?" [he says].
"I've been doing the accounts."
"Come on, read the future for
me."
"You haven't got any."
"Hm ... what do you mean?"
"Your future's all used up.
Why don't you go home?"
Dietrich's voice is deadpan,
but it breaks your heart all right with a Baudelairean
sense of the pathos of human depravity, degradation, and doom.
“Cô gái từ Berlin”
là 1 bài viết về nữ tài tử điện
ảnh người Đức, Marlene Dietrich.
Trong phim “Cánh Đồng
Bất Tận", em đóng vai 1 bướm Xề Gòn,
buồn buồn ngồi bói Kiều. Một tên cớm Bắc Kít
bước vô, ra lệnh:
-Coi cho ta 1 quẻ về tương lai.
Ngài đâu còn?
-Mi nói sao?
Tương lai của Ngài xài
hết rồi, sao Ngài không về lại xứ Bắc Kít
của Ngài đi?
Giọng em bướm trong Cánh
Đồng Bất Tận mới dửng dưng, bất cần đời làm sao,
nhưng bất
cứ 1 tên Mít
nào nghe thì cũng đau thốn dế, khi nghĩ
đến 1 xứ Mít tàn tạ sau khi Bắc Kít
chiếm trọn cả nước.
Đúng là THNM!
But barbarism doesn't care if we
are cultivated or not.
Lũ Vẹm đếch ke, chúng
ta có học, hay không có học!
Clives James
Trong vụ TXT, cái tên nhơ bẩn nhất,
chính là TXT. Khi hắn khóc lóc năn
nỉ Trọng Lú, là hắn đếch "care" những quan tâm
của lũ có học, là thế giới văn minh, trong có
nước Đức. Thành thử cái vụ không cho vị luật sư
Đức vô xứ Mít, là để cho Bà tránh
phải nhìn cái cảnh hắn khóc lóc năn nỉ Trọng
Lú, kẻ ra lệnh cho lũ đầu trâu mặt ngựa mang hộ chiếu
ngoại giao của Đức, bắt cóc hắn.
Conrad's Greatest Victory
STARTING IN THE infusion
suite at the hospital, and continuing as I Ambulate up
and down my kitchen, I have been reading Conrad's Victory;
and I feel that my recent years of reading have come to a kind of
culmination. First published in 1915, the novel perfects Conrad's
signature themes. The hero, Heyst, is a Lord Jim figure without
the guilt. Heyst has managed to get beyond the bounds of civilization,
and even of capitalism: the coal company that he helped to
found in the islands has fallen into ruins, but he himself has
survived. In the dance hall of the despicable hotelier Schomberg,
Heyst encounters the ideal girl, Alma, who is the helpless prisoner
of the tatty Zangiacomo Orchestra and has nowhere to turn as Schomberg
odiously threatens her with his attentions. Heyst bears her away
to Samburan, a magic kingdom like Patusan and Sulaco. There, seemingly
in control of events, he calls her James Lena, princess of Samburan.
They are like Adam and Eve, needing only each other. Or so it seems:
but it soon emerges that they need a knowledge of evil, too, because
it is heading toward them in the chilling form of "plain Mr. Jones,"
one of Conrad's most profound studies in terror. As the collision
between bliss and destruction gets closer, the reader will spend
at least a hundred pages praying that Heyst has a gun hidden away
somewhere. The first big slaughterhouse battles of the Great War
had already been fought while Conrad was publishing the novel,
but there is not a hint of pacifism. Conrad knew that unarmed goodwill
is useless against armed malice. It was to be a lesson that the coming
century would teach over and over, and so on into the present century:
peace is not a principle, it is only a desirable state of affairs,
and can't be obtained without a capacity for violence at least equal
to the violence of the threat. Conrad didn't want to reach this conclusion
any more than we do, but his artistic instincts were proof against
the slightest tinge of mystical spiritual solace, and so should ours
be. Our age of massacres has also been an age of the intellectual
charlatan, when people claiming to interpret events can barely be relied
upon to give a straightforward account of what actually happened.
Conrad was the writer who reached political adulthood before any
of the other writers of his time, and when they did, they reached
only to his knee.
That
being said, however, it must be admitted that Heyst's
upright stupidity grows tedious in the final scenes. Conrad
should have made his heroes as intelligent as himself,
the better to illustrate his thematic concern with how the historic
forces that crush the naive will do the same to the wise, if
they do not prepare to fight back. Finally, he tends to reinforce
our wishful thought that cultivation gained, for example, from
reading the novels of Joseph Conrad-might be enough to ward off
barbarism. But barbarism doesn't care if we are cultivated or not.
Chiến thắng vĩ đại nhất của Conrad.
Về nhà từ nhà
thương, loanh quanh nơi xó bếp, Gấu bèn lôi
cuốn Victory của Conrad ra đọc, và phát giác
ra 1 điều là, cái đọc của Gấu vào lúc
tám bó, đã đạt tới đỉnh rồi!
Được xb lần đầu tiên năm 1915,
cuốn tiểu thuyết hoàn tất cái mác “Gấu
Nhà Văn”, 1 cách giản dị nhất, qua cái
chữ ký của chàng. Nhân vật chính,
Heyst, là hình tượng Lord Jim, trừ đi tội lỗi. Heyst
hì hục, loay hoay vượt quá mốc văn minh, và,
bảnh hơn nữa, vượt quá cả cái mốc tư bản chủ nghĩa:
Cái công ty chàng giúp xây dựng,
thành lập, tại những hòn đảo, trở thành tan
hoang, điêu tàn, nhưng chàng, chính chàng
thì lại sống sót, qua được cơn mê đó
- từ này thuổng nhạc sến –
Ở hành lang khiêu vũ nơi
khách sạn Schomber tồi tàn, ti tiện, H gặp
cô gái lý tưởng, Alma, tù nhân
vô vọng của tên Zangiacomo Orchestra. Anh bệ nàng
đi cùng với anh tới Samburan, vương quốc thần kỳ giống như
Patusan và Sulaco. Ở đó, họ có vẻ như làm
chủ được sự kiện, chàng gọi nàng là James
Lena, công chúa của Samburan. Họ giống như Adam và
Eve, chỉ cần nhau, đếch cần ai khác. Nhưng hóa ra
không hẳn như vậy, họ cũng còn cần 1 hiểu biết về
cái ác, bởi vì nó đang nhắm họ, dưới vóc
dáng ớn lạnh của “Me-xừ Jones giản dị”, một trong những nghiên
cứu sâu thẳm nhất của Conrad về khủng bố.
Trong khi cú va chạm giữa hạnh
phúc và huỷ diệt mỗi lúc một thêm
xán vào nhau, độc giả cuốn sách, trải
qua ít lắm là 1 trăm trang, khẩn cầu, Heyst có
1 khẩu súng giấu ở đâu đó. Những trận đánh
đẫm máu lớn lao đầu tiên của Cuộc Chiến Lớn đã
xẩy ra trong khi Conrad cho xb cuốn tiểu thuyết, nhưng chẳng có
tí ti dấu báo, rằng hòa bường sẽ ló dạng.
Conrad hiểu rất rõ, 1 thứ lòng tốt, hay thiện ý
“cái con mẹ gì đó”, mà không có
tí võ khí lận lưng thì rất ư là
vô dụng trước cái ác ma mãnh được võ
trang đến tận răng!
Đây cũng là bài
học thế kỷ sắp tới, đang tới, nên dạy đi dạy lại, và
cứ thế cứ thế, cho đến những ngày này của chúng
ta - tội nghiệp lũ Ngụy, không hề được học bài học
này, lúc nào cũng đinh ninh, thằng anh Yankee
mũi tẹt, giọt máu Mít xẻ làm đôi,
phải hơn thằng Yankee mũi lõ, hà, hà!
Bài học, hòa bường không
phải là 1 nguyên tắc, hay nguyên lý,
mà chỉ là một tình trạng, hay tình
hình, hay thái độ, đáng thèm,
của những áp phe. Và nó không thể
nào đạt/đoạt được nếu không có 1 khả năng
về bạo động, ít nhất thì cũng bằng bằng, xêm
xêm với… Cái Ác Bắc Kít!
Conrad chẳng hề muốn tới được kết luận
như vậy, chẳng khác gì chúng ta, nhưng
linh tính nghệ sĩ của ông là bằng chứng
chống lại dáng vẻ nhẹ nhàng nhất của một sự khuây
khỏa tinh thần thần bí, và chúng ta cũng
cầu được như thế. Thời đại của những vụ tàn sát
của chúng ta, là thời đại của sự bịp bợm trí
thức, một khi mà con người nghĩ rằng mình cắt nghĩa
những sự kiện chỉ có thể dựa vào đó để đưa
ra một bảng kết toán thẳng thừng, về những gì thực
sự xẩy ra. Conrad là nhà văn tới được sự trưởng thành
chính trị, trước bất cứ một nhà văn nào khác
của thời của ông, và khi họ làm được điều này,
thì cũng chỉ tới đầu gối của ông.
Nói thì nói thế,
tuy nhiên phải thừa nhận là, sự ngu ngốc thẳng
đứng của Heyst trở thành chán ngắt ở những
xen sau cùng. Conrad đúng ra phải để cho những
nhân vật của ông thông minh như ông, như
vậy tốt hơn, trong cái việc minh hoạ sự quan tâm có
tính đề tài của ông, về, bằng cách nào,
những sức mạnh lịch sử nghiền nát đám người ngây
ngô sẽ cũng nghiền nát đám người khôn
ngoan, nếu chúng không sửa soạn để chống trả. Sau cùng
ông tính tăng cường cái ý nghĩ thèm
muốn của chúng ta, rằng, học vấn – gặt hái được từ cái
đọc Conrad – có thể đủ, để ngăn ngừa man rợ.
Nhưng man rợ đếch thèm “care”,
chúng ta có học vấn hay là không!
Gấu có đi 1 entry
“thần sầu”, “đầy sũng nước…” về những ngày mới
tới Canada, gặp lại cô bạn, và cái lần
“đóng phin”, trong 1 chương trình trên 1 kênh
TV, 15 phút, tiếng Mít, về cuốn Tàn Ngày,
“The Remains of the Day...” Tính viết tiếp, coi lại
thấy mất tiêu, chắc vô ý delete, còn
được 1 mẩu trên FB.
Ôi chao, giả như không
gặp lại cô bạn, chắc chẳng thể có đời thứ nhì…
Quoc
Tru Nguyen added 2 new photos.
Tiệm sách cũ đầu tiên - và có
thể độc nhất, với riêng Gấu - đường College, downtown
Toronto, Gấu thường ghé. Con đường Lippincott, số
nhà 100, cái shelter đầu tiên vợ chồng
Gấu được đưa tới, trong 1 đêm dông bão đầy
trời, thời tiết lạnh nhất Canada, âm 40 độ. Tới phi trường
1 phát, ở ngay phi trường, nhân viên sở xã
hội đưa liền tới 1 cơ sở xã hội ở ngay trong phi trường,
để cung cấp quần áo lạnh, rồi đưa về đây. Shelter thuộc
cơ quan Costi, chuyên lo về di trú, trợ giúp
tị nạn.
Gặp lại cô bạn ở đây.
Khúc này kể đi kể lại nhiều lần rồi, và
vẫn muốn kể lại, vì vẫn không dám nói
hết ra, viết hết ra. Hết, rồi làm sao... sống?
Cái tiệm ở ngay lề đường
trước mặt.
Cô bạn làm đại diện
cho 1 hãng mỹ phẩm Nhật, Novir, và thường
đăng quảng cáo dài hạn, trên tờ Làng
Văn, ở Toronto, nơi đăng cái truyện ngắn đầu tiên
của Gấu, viết từ Trại. Báo này được gửi vô
Trại, cùng với tờ Nắng Mới, của nhóm Khiến Chán,
do băng đảng Montreal chủ trương. Khi gửi vô Trại,
tờ LV gỡ bỏ những trang quảng cáo, bởi thế, phải tới được
Toronto, thì Gấu mới biết cô bạn đang sống ở đó.
Sau này, có lần hỏi, cô cho biết, có
đọc cái truyện ngắn đó, nhưng lại nghĩ Gấu ở Sài
Gòn gửi lén ra hải ngoại
Và đó là cái
truyện Lần Cuối Sài Gòn!
Làm sao đọc nó, mà
lại nghĩ gửi đi từ trong nước, được!
Viết
mỗi ngày
Lê
Minh Hà
Ngày
nào cũng bị thằng con bé nhồi nhét triết lí
trung dung đã được giản đơn hóa gần như tuyệt đối:
Ở đời cần gì nào? Cần thoải mái. Cụ thể là
gì nào?
- Được đi...
See More
Note: Đọc cái entry này, thì
Gấu lại nhớ đến trường hợp của Gấu, có thể nói, khác
hẳn, và cái vụ khác hẳn này, nó
mắc mớ tới cái tính cực kỳ kiêu ngạo của GCC,
do cực kỳ giỏi Toán, khi còn đi học, và, không
bao giờ muốn được điểm 10, bởi là vì, dành điềm
10, cho những chuyện quá quan trọng ở trên đời!
Note: Đọc, thì bèn nhớ tới thi sĩ Milosz,
và bài viết ngắn của ông, Tắm, Rửa [Wash].
Được Nobel văn chương, nhưng cảm thấy mình mẩy dơ quá,
bèn đi tắm, và kỳ cọ mãi, cho hết bẩn, nhưng
kỳ hoài, bẩn vẫn còn còn, và bèn
ngộ ra, ta được Nobel văn chương, là nhớ tí bẩn ở trên
người.
Gunter Grass cũng thế. Trước khi chết, ông thú
tội trước bàn thờ, đã từng là SS.
TTT, trong bài Tự Trào, cho biết, chưa
từng bắn 1 phát súng, nhưng rất hãnh diện,
khi đi tù VC cùng những người cùng hội cùng
thuyền, như trong bài trả lời phỏng vấn Le Huu Khoa cho thấy.
Cái bản án, và thái độ
của TXT cho thấy, lũ Vẹm, não tên nào cũng đầy
cứt.
Làm sao rửa?
Và nó còn cho thấy Vẹm- Trọng
đúng hơn - thấm đòn của Đức rồi.
To Wash
At
the end of his life, a poet thinks: I have plunged into
so many of the obsessions and stupid ideas of my epoch! It would
be necessary to put me in a bathtub and scrub me still all that dirt
was washed away. And yet only because of that dirt could I be a poet
of the twentieth century, and perhaps the Good Lord wanted it, so
that I was of use to Him.
Một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn
lại, thấy mình bẩn quá, bèn chui vô
bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất
cả những cái bẩn đi.
Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết,
và ông ngộ ra, số phận của ông là như
vậy.
Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã
không giao cho ông ta "nghĩa cả" đó, và
nhân loại cũng đếch cần đến ông ta.
A society that has more justice is a society that needs
less charity.
-Ralph Nader, 2000
Một xã hội nhiều công lý đếch cần
đến lòng thương hại, từ thiện, hay cái gọi là
“thương người như thể thương thân”!
Note: Không hẳn như thế. Cái gọi là
từ thiện, nó có tính tự nhiên, như cây
cỏ, khí trời.
Mới đây thôi, bão tuyết đầy trời,
Gấu bò đi mua tờ báo. Xuống xe buýt, bên
này đường, đứng chờ bớt xe, để qua, nhìn sang phía
bên kia, xe buýt cũng trờ tới, rồi nó cứ đứng
đó, cho đến khi Gấu qua tới, và mở cửa cho Gấu lên.
Thấy Gấu lắc dầu xua tay, ông tài bèn vẫy tay đáp
lại rồi đóng cửa.
Trong bài viết “Holy Fool?", điểm cuốn “Kẻ Lạ
trong Đất Lạ: [Kiếm, Searching] Gershom Scholem and Jerusalem",
trong số Literary Review, của Hồng Mao,
Nov 2017, có kể 1 giai thoại, liền sau cú Lò
Thiêu, Hollocaust, 1 người đàn ông đi vô một
giáo đường điêu tàn, ruined, và thấy 1 ông
già ngồi khóc thút thít ở 1 góc,
anh ta tới gần, hỏi, sao mà khóc, what the matter was.
Tiếng thút thít vẫn không chịu ngưng, anh ta nói,
“Những chuyện khủng khiếp đã xẩy ra , nhưng ông phải có
niềm tin vào Chúa, God."...
Ông già lầm bầm, ta là Chúa
đây, và thút thít tiếp.
“Kẻ Lạ trong Đất Lạ…” chẳng đúng là….
DTH ư, khi bà ngồi ở lề đường Sài Gòn và
khóc rưng rức, ta bị lừa, bị lừa!
Đến Chúa mà VC cũng đánh lừa được!
Gấu có đi 1 entry
“thần sầu”, “đầy sũng nước…” về những ngày mới
tới Canada, gặp lại cô bạn, và cái lần “đóng
phin”, trong 1 chương trình trên 1 kênh TV,
15 phút, tiếng Mít, về cuốn Tàn Ngày,
“The Remains of the Day...” Tính viết tiếp, coi lại thấy
mất tiêu, chắc vô ý delete, còn được
1 mẩu trên FB.
Ôi chao, giả như không gặp lại
cô bạn, chắc chẳng thể có đời thứ nhì…
Quoc
Tru Nguyen added 2 new photos.
Tiệm sách cũ đầu tiên - và có
thể độc nhất, với riêng Gấu - đường College, downtown
Toronto, Gấu thường ghé. Con đường Lippincott, số nhà
100, cái shelter đầu tiên vợ chồng Gấu được đưa
tới, trong 1 đêm dông bão đầy trời, thời tiết
lạnh nhất Canada, âm 40 độ. Tới phi trường 1 phát,
ở ngay phi trường, nhân viên sở xã hội đưa liền
tới 1 cơ sở xã hội ở ngay trong phi trường, để cung cấp quần
áo lạnh, rồi đưa về đây. Shelter thuộc cơ quan Costi,
chuyên lo về di trú, trợ giúp tị nạn.
Gặp lại cô bạn ở đây. Khúc
này kể đi kể lại nhiều lần rồi, và vẫn muốn kể
lại, vì vẫn không dám nói hết ra,
viết hết ra. Hết, rồi làm sao... sống?
Cái tiệm ở ngay lề đường trước mặt.
Cô bạn làm đại diện cho 1
hãng mỹ phẩm Nhật, Novir, và thường đăng quảng
cáo dài hạn, trên tờ Làng Văn, ở
Toronto, nơi đăng cái truyện ngắn đầu tiên của Gấu,
viết từ Trại. Báo này được gửi vô Trại, cùng
với tờ Nắng Mới, của nhóm Khiến Chán, do băng đảng
Montreal chủ trương. Khi gửi vô Trại, tờ LV gỡ bỏ những
trang quảng cáo, bởi thế, phải tới được Toronto, thì
Gấu mới biết cô bạn đang sống ở đó. Sau này,
có lần hỏi, cô cho biết, có đọc cái truyện
ngắn đó, nhưng lại nghĩ Gấu ở Sài Gòn gửi
lén ra hải ngoại
Và đó là cái
truyện Lần Cuối Sài Gòn!
Làm sao đọc nó, mà
lại nghĩ gửi đi từ trong nước, được!
Viết
mỗi ngày
Ta năm nay
20 tuổi và không cho phép thằng nào
được nói, đó là tuổi đẹp nhất trong 1
đời người. Gấu đọc câu trên, của Paul Nizan, qua Sartre,
vào lúc mới vô làng văn, ở Saigon.
Đọc bài
trên Người Kinh Tế, thì nhớ, Gấu đã
từng viết về đề tài này, cho tờ Nghệ Thuật,
theo order của ông anh nhà thơ TTT, khi ông
quẳng 1 cuốn, nhớ là của nhà Juliard, đại khái,
20 tuổi vào năm 1968, vào cú Mậu Thân!
Teenagers are better behaved and less
hedonistic nowadays
But they are also lon...
See More
14
Establish a private life.
Nastier
rulers will use what they know about you to push you around.
Scrub your computer of malware on a regular basis. Remember
that email is skywriting. Consider using alternative forms of the
internet, or simply using it less. Have personal exchanges in
person. For the same reason, resolve any legal trouble. Tyrants
seek the hook on which to hang you. Try not to have hooks.
What the great political thinker Hannah
Arendt meant by totalitariani...
Continue Reading
14
Establish a private life.
Nastier rulers will
use what they know about you to push you around. Scrub your
computer of malware on a regular basis. Remember that email
is skywriting. Consider using alternative forms of the internet,
or simply using it less. Have personal exchanges in person. For
the same reason, resolve any legal trouble. Tyrants seek the hook
on which to hang you. Try not to have hooks.
Để chống lại lũ Vẹm, bạn chỉ cần
có 1 đời riêng.
What the great political thinker Hannah
Arendt meant by totalitarianism was not an all-powerful state,
but the erasure of the difference between private and public
life.
Điều Hannah Arendt phán, về lũ
Vẹm, không phải là, chúng độc như rắn
rết – tờ Người Kinh Tế chẳng đã gọi Đại Hội Đảng của Trùm
Vẹm Nguyễn Phú Trọng, là của loài bò
sát - dữ như quỉ sử, đầy quyền năng, sức mạnh - mà
là, chúng tiêu huỷ sự khác biệt giữa
đời riêng và đời công.
8
Stand out.
Đế chống lại Vẹm, bạn chỉ
cần "stand out"
Someone has to. It is easy to follow along. It
can feel strange to do or say something different.
But without that unease, there is no freedom.
Remember Rosa Parks. The moment you set an example,
the spell of the status quo is broken, and others will follow.
Một nguời nào đó phải làm.
Thật dễ dàng làm 1 con cừu, như Nobel Toán
Mít đã nói, và, làm. Có
thể cảm thấy kho khó, là lạ, để làm, hay để
nói, 1 điều gì khang khác
Nhưng nếu không, cái "không
tí thoải mái" đó, đếch có tự do.
CÓ
CÁI GÌ ĐÓ ĐÁNG ĐỂ HY SINH
Bà
Thụy An, trong nhà giam Hỏa lò – Hà Nội,
tự chọc mù một mắt của mình, viết lá thư bằng
hàng chữ nhỏ li ti trên vỏ bao thuốc lá rồi
nhờ người chuyển cho con mình đang ở Sài Gòn
(tôi đoán rằng phải có một anh an ninh nào
đó mới làm nổi việc này- Nếu đúng thế
thì xin cám ơn anh). Bà viết :
“Thế giới
chỉ cần vài trăm người đàn ông, đàn bà
quả cảm. Thực hành quả cảm đó là những người
biết tin vào chân lý, biết diễn đạt chân
lý trong cuộc sống. Những người
không run sợ cái chết. Hơn nữa còn chào
mừng cái chết...”.
10
Believe in truth.
Để chống lại Vẹm, hãy
tin vào sự thực, như bà Thụy An đã từng
To abandon
facts is to abandon freedom. If nothing is true, then no one can
criticize power, because there is no basis upon which to do so.
If nothing is true, and then all is spectacle. The biggest wallet
pays for the most blinding lights.
Vờ sự kiện là vờ tự do. Nếu chẳng có
gì là thực, thì chẳng ai chỉ trích
Vẹm, bởi là vì dựa vào đâu để mà
chỉ trích chúng? Nếu chẳng có gì là
thực, thì tất cả chỉ là trò hề...
My Old Sài Gòn
Thủ Thiêm
Sông Seine, Paris, by Jennifer Tran
Cảnh này thì lại
giống phía bên kia Thủ Thiêm, xa xa là
cầu Calmette.
Gấu có quả nhiều kỷ
niệm ở bến đò này
Y chang Bến Tầu Sài Gòn.
Chỗ có cái xà
lan, là bến phà đi nông trường cải tạo
Ðỗ Hòa, Cần Giờ. Mỗi tháng, bà cụ Gấu,
chừng 8 giờ sáng, một bữa chủ nhật nào
đó, lụi cụi xách giỏ đồ thăm nuôi xuống phà,
chừng trưa thì tới, vội vàng thăm thằng con, là
về, cho kịp chuyến.
Lùi về phía
bên tay phải của bạn, là nhìn thấy nơi nhà
thơ TTT....
[Hình: manhhai]
Ném mẩu thuốc cuối cùng
xuống dòng sông
Rồi lòng mình phơi trên kè
đá
Trời không xanh không tím
không hồng
Những ống khói tầu mệt lả
Gấu có đi 1 entry “thần
sầu”, “đầy sũng nước…” về những ngày mới tới Canada,
gặp lại cô bạn, và cái lần “đóng phin”,
trong 1 chương trình trên 1 kênh TV, 15 phút,
tiếng Mít, về cuốn Tàn Ngày, “The Remains of
the Day...” Tính viết tiếp, coi lại thấy mất tiêu, chắc
vô ý delete, còn được 1 mẩu trên FB.
Ôi chao, giả như không gặp lại cô
bạn, chắc chẳng thể có đời thứ nhì…
Quoc
Tru Nguyen added 2 new photos.
Tiệm sách cũ đầu tiên - và có
thể độc nhất, với riêng Gấu - đường College, downtown Toronto,
Gấu thường ghé. Con đường Lippincott, số nhà 100, cái
shelter đầu tiên vợ chồng Gấu được đưa tới, trong 1 đêm
dông bão đầy trời, thời tiết lạnh nhất Canada, âm
40 độ. Tới phi trường 1 phát, ở ngay phi trường, nhân
viên sở xã hội đưa liền tới 1 cơ sở xã hội ở ngay
trong phi trường, để cung cấp quần áo lạnh, rồi đưa về đây.
Shelter thuộc cơ quan Costi, chuyên lo về di trú, trợ
giúp tị nạn.
Gặp lại cô bạn ở đây. Khúc này
kể đi kể lại nhiều lần rồi, và vẫn muốn kể lại, vì
vẫn không dám nói hết ra, viết hết ra. Hết,
rồi làm sao... sống?
Cái tiệm ở ngay lề đường trước mặt.
Cô bạn làm đại diện cho 1 hãng
mỹ phẩm Nhật, Novir, và thường đăng quảng cáo dài
hạn, trên tờ Làng Văn, ở Toronto, nơi đăng cái
truyện ngắn đầu tiên của Gấu, viết từ Trại. Báo này
được gửi vô Trại, cùng với tờ Nắng Mới, của nhóm
Khiến Chán, do băng đảng Montreal chủ trương. Khi gửi vô
Trại, tờ LV gỡ bỏ những trang quảng cáo, bởi thế, phải tới
được Toronto, thì Gấu mới biết cô bạn đang sống ở đó.
Sau này, có lần hỏi, cô cho biết, có đọc
cái truyện ngắn đó, nhưng lại nghĩ Gấu ở Sài Gòn
gửi lén ra hải ngoại
Và đó là cái truyện Lần
Cuối Sài Gòn!
Làm sao đọc nó, mà lại nghĩ gửi
đi từ trong nước, được!
Viết
mỗi ngày
The youth of today
Tuổi Trẻ Bi Giờ
Note: Đọc, thì nhớ, Gấu đã từng viết
về đề tài này, cho tờ Nghệ Thuật, theo order của
ông anh nhà thơ TTT, khi ông quẳng 1 cuốn, nhớ
là của nhà Juliard, đại khái, 20 tuổi vào
năm 1968, vào cú Mậu Thân!
Teenagers are better behaved and less hedonistic
nowadays
But they are also lonelier and more isolated
Trẻ con bi giờ xử sự khá hơn trước, nhưng
buồn hơn, cô đơn hơn...
https://www.economist.com/news/international/21734365-they-are-also-lonelier-and-more-isolated-teenagers-are-better-behaved-and-less?cid1=cust/ddnew/email/n/n/20180110n/owned/n/n/ddnew/n/n/n/nna/Daily_Dispatch/email&etear=dailydispatch
THE POET AS A HERO
Yuri Zhivago is a poet, a successor
to the Western European bohemian, torn asunder by two contradictory
urges: withdrawal into himself, the only receptacle or creator
of value; movement toward society, which has to be saved. He is
also a successor to the Russian "superfluous man." As for virtues,
he cannot be said to possess much initiative and manliness. Nevertheless
the reader is in deep sympathy with Yuri since he, the author affirms,
is a bearer of charisma, a defender of vegetal "inner freedom." A passive
witness of bloodshed, of lies and debasement, Yuri must do something
to deny the utter insignificance of the individual. Two ways are
offered to him: either the way of Eastern Christianity or the way of
Hamlet.
Pity and respect for the yurodivy-a half-wit in tatters, a being at the very bottom of
the social scale-has ancient roots in Russia. The yurodivy,
protected by his madness, spoke truth in the teeth of the powerful
and wealthy. He was outside society and denounced it in the name
of God's ideal order. Possibly in many cases his madness was only
a mask. In some respects he recalls Shakespeare's fool; in fact Pushkin
merges the two figures in his Boris Godunov, where the half-wit Nikolka
is the only man bold enough to shout the ruler's crimes in the streets.
Yuri Zhivago in the years following
the civil war makes a plunge to the bottom of the social pyramid.
He forgets his medical diploma and leads a shady existence as
the husband of the daughter of his former janitor, doing menial
jobs, provided with what in the political slang of Eastern Europe
are called "madman’s papers." His refusal to become a member of the
"new intelligentsia" implies that withdrawal from the world is
the only way to preserve integrity in a city ruled by falsehood. Yet
in Yuri Zhivago there is another trait. He writes poems on Hamlet and
sees himself as Hamlet. Yes, but Hamlet is basically a man with a goal,
and action is inseparable from understanding the game. Yuri has an intuitive
grasp of good and evil, but is no more able to understand what is going
on in Russia than a bee can analyze chemically the glass of a windowpane
against which it is beating. Thus the only act left to Yuri is a poetic
act, equated with the defense of the language menaced by the totalitarian
double-talk or, in other words, with the defense of authenticity. The
circle closes; a poet who rushed out of his tower is back in his tower.
Yuri's difficulty is that
of Pasternak and of his Soviet contemporaries. Pasternak solved
it a little better than his hero by writing not poems but a novel,
his Hamletic act; the difficulty persists, though, throughout
the book. It is engendered by the acceptance of a view of history so
widespread in the Soviet Union that it is a part of the air one breathes.
According to this view history proceeds along preordained tracks,
it moves forward by "jumps," and the Russian Revolution (together with
what followed) was such a jump of cosmic dimension. To be for or against
an explosion of historical forces is as ridiculous as to be for or against
a tempest or the rotation of the seasons. The human will does not
count in such a cataclysm, since even the leaders are but tools of
mighty "processes." As many pages of his work testify, Pasternak did not
question that view. Did he not say in one of his poems that everything
by which this century will live is in Moscow? He seemed
to be interpreting Marxism in a religious way. And is not Marxism
a secularized biblical faith in the final accomplishment, implying a
providential plan? No wonder Pasternak, as he says in his letter to Jacqueline
de Proyart, liked the writings of Teilhard de Chardin so much. The French
Jesuit also believed in the Christological character of lay history,
and curiously combined Christianity with the Bergson an "creative
evolution" as well as with the Hegelian ascending movement.
Let us note that Pasternak was
probably the first to read Teillhard de Chardin in Russia. One
may be justly puzzled by the influence of that poet-anthropologist,
growing in the last decade both in the West and in the countries
of the Soviet bloc. Perhaps man in our century is longing for solace
at any price, even at the price of sheer Romanticism in theology. Teilhard
de Chardin has predecessors, to mention
only Alexander Blok's "music of history" or some pages of Berdyaev.
The latent "Teilhardism" of Doctor Zhivago makes
it a Soviet novel in the sense that one might read into it an esoteric
interpretation of the Revolution as opposed to the exoteric interpretation
offered by official pronouncements. The historical tragedy is endowed
with all the trappings of necessity working toward the ultimate good.
Perhaps the novel is a tale about the individual versus Caesar, but
with a difference: the new Caesar's might has its source not only in
his legions.
What could poor Yuri Zhivago
do in the face of a system blessed by history and yet repugnant
to his notions of good and evil? Intellectually, he was paralyzed.
He could only rely on his subliminal self, descend deeper than state-monopolized
thought. Being a poet, he clutches at his belief in communion
with ever reborn life. Life will take care of itself. Persephone
always comes back from the underground, winter's ice is dissolved,
dark eras are necessary as stages of preparations, life and history
have a hidden Christian meaning. And suffering purifies.
Pasternak overcame his isolation
by listening to the silent complaint of the Russian people;
we respond strongly to the atmosphere of hope pervading Doctor Zhivago. Not without some doubts, however. Life
rarely takes care of itself unless human beings decide to take care
of themselves. Suffering can either purify or corrupt, and too great
a suffering too often corrupts. Of course hope itself, if it is
shared by all the nation, may be a powerful factor for change. Yet,
when at the end of the novel, friends of the long-dead Yuri Zhivago
console themselves with timid expectations, they are counting upon
an indefinite something (death of the tyrant?) and their political
thinking is not far from the grim Soviet joke about the best constitution
in the world being one that grants to every citizen the right to a
postmortem rehabilitation.
But Pasternak's weaknesses are
dialectically bound up with his great discovery. He conceded
so much to his adversary, specuu1ative thought, that what remained
was to make a jump into a completely different dimension. Doctor Zhivago is not a novel of social criticism,
it does not advocate a return to Lenin or to the young Marx. It
is profoundly revisionist. Its message summarizes the experience
of Pasternak the poet: whoever engages in a polemic with the thought
embodied in the state will destroy himself, for he will become a hollow
man. It is impossible to talk to the new Caesar, for then you choose
the encounter on his ground. What is needed is a new beginning, new in
the present conditions but not new in Russia marked as it is by centuries
of Christianity. The literature of Socialist Realism should be shelved
and forgottten; the new dimension is that of every man's mysterious destiny,
of compassion and faith. In this Pasternak revived the best tradition
of Russian literature, and he will have successors. He already has one
in Solzhenitsyn.
The paradox of Pasternak lies
in his narcissistic art leading him beyond the confines of his ego. Also
in his reed like pliability, so that he often absorbed les idees
recues without examining them thoroughly as ideas but without being crushed
by them either. Probably no reader of Russian poets resists a temptation
to juxtapose the two fates: Pasternak's and Mandelstam's. The survival of
the first and the death in a concentration camp of the second may be ascribed
to various factors, to good luck and bad luck. And yet there is something
in Mandelstam's poetry, intellectually structured, that doomed him in advance.
From what I have said about my generation's quarrel with worshippers of "Life,"
it should be obvious that Mandelstam, not Pasternak, is for me the ideal
of a modern classical poet. But he had too few weaknesses, was crystalline,
resistant, and therefore fragile. Pasternak-more exuberant, less exacting,
uneven-was called to write a novel that, in spite and because of its contradictions,
is a great book.
Cezlaw Milosz
Note: Bài viết của Milosz
về Pat cũng quá tuyệt. Cái khó của nhân
vật Bác sĩ Zhi Và Gồ- Yuri - là của Pat và
đám đồng thời của ông. Pat giải quyết nó,
bảnh hơn nhân vật của ông, bằng cách, thay vì
làm thơ, thì viết 1 cuốn tiểu thuyết, 1 hành
động Hâm Liệt!
Pat muốn giải thích Mạc Xịt bằng Ky Tô
Giáo, in a religious way, đúng hơn!
Những dòng chót mới ghê.
Pat vs Mandelstam!
Note: Cái phần thiếu của GCC, trong khi
đọc, khi... sống, chính là cái phần những
vị như Brodsky, như Milosz có thừa: Tôn giáo,
và nhất là Ky Tô Giáo.
Nguyễn Khải đau hơn Gấu. Ông than, đếch
có Đảng, ông trở thành Thầy Tu, tu sĩ.
Khi Chúa bỏ chạy vào Nam, ông
bèn trả thù Chúa cực kỳ thậm tệ!
Greene thì viện tới Chúa, để cho
Con Quỉ ở trong ông đánh vật với Ngài.
Chúa của Simic, thì bị VC giam
vào Hoả Lò, sáng sáng tranh thủ
dậy sớm, làm lễ cho đám vợ con của Quỉ Đỏ, rồi
trở lại Hoà Lò!
Obscurely
Occupied
You are the Lord of the maimed,
The one bled and crucified
In a cellar of some prison
Over which the day is breaking.
You inspect the latest refinements
Of cruelty. You may even kneel
Down in wonder. They know
Their business, these grim fellows
Whose wives and mothers rise
For the early Mass. You, yourself,
Must hurry back through the snow
Before they find your rightful
Place on the cross vacated,
The few candles burning higher
In your
terrifying absence
Under the darkly magnified dome.
Charles Simic
U tối bận rộn
Người là Chúa Tể
của những kẻ bị thương tật
Người chảy máu, bị đóng đinh trên
cây thập tự
Ở nơi tầng hầm một nhà tù nào
đó
Bên trên ngày ló dạng
Người kiểm tra những trau truốt
sau cùng
Của sự độc ác.
Người có thể quỳ xuống, ngạc nhiên
lẩm lẩm
Chúng quả là quá rành
nghề của chúng,
Những tên nhẫn tâm, ác nghiệt
này
Vợ của chúng, mẹ của
chúng
Dậy sớm, cho Lễ Sớm
Người, chính Người
Phải vội vã trở lại, băng qua tuyết
Trước khi họ tìm sự công bằng chính
trực của Người
Hãy để trước cây
thập tự bỏ trống
Vài cây đèn
cầy, cháy thật cao
Cao hơn cả sự vắng mặt khủng
khiếp của Người
Dưới vòm trời phóng
lớn tối thui.
Note: Bài thơ này
cực kỳ… u tối. Chỉ bằng mấy dòng
thơ Simic bèn dẫn ra 1 Ông Trời “bỏ chạy, vắng mặt,
ẩn giấu" [Dieu caché], khi xẩy ra Lò Thiêu,
Lò Cải Tạo!
Đọc Simic, GCC cứ sờ sợ,
là vậy!
Bài
này hay quá, và rất bổ ích. Các
bác nên đọc để hiểu về ta hơn.
Năm 2017 là năm chứng kiến
một cơn sốt Hannah Arendt trong xã hội phương Tây,
đặc biệt là ở Mỹ. Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm
chức vào…
Note: Bài viết này có
nhiều điểm cần phải bàn lại. Cái tít cuốn
sách của Hannah Arendt, không thể dịch là
“Về cội nguồn của chủ nghĩa độc tài toàn trị”, mà
phải dịch đúng là "Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn
trị", vì có nhiều nguồn gốc lắm, mất nguồn này
thì lại nẩy ra nguồn khác.
Cái lập luận sự tầm phào của
cái ác của Hannah Arendt cũng gây tranh
cãi, cho tới bây giờ.
Vả chăng, có 1 câu hỏi cực kỳ
quan trọng, là, cuốn sách mắc mớ gì tới
Donald Trump mà gây cơn sốt? Mà sốt ở đâu,
như thế nào, ở… Mỹ? Ít nhất phải có
dẫn chứng.
Trump rất ghét di dân, y chang
Hitler ghét Do Thái, cả hai giống nhau ở chỗ đó,
không mắc mớ gì tới Arendt, theo GCC.
Trên Tin Văn có
nhiều bài viết về H/A và về toàn trị. Sau
Arendt, nguời rành về nó, là Zizek.
Wagner & Zizek vs Sến
Cả hai nhà văn gối đầu
giường của tôi, Kafka và Nabokov, đều ít
nhiều bỏ âm nhạc ra ngoài trường quan tâm của
họ. Lần duy nhất Kafka nhắc đến âm nhạc, và không
hẳn là tích cực, là trong “Josephine, nữ
ca sĩ hay Dân chuột“, còn Nabokov thì liệt kê
âm nhạc, nhất là âm nhạc làm nền cho những
cuộc trò chuyện uyên bác, vào danh mục
những thứ ông ghét cay ghét đắng.
PTH
Trong Wagner, có… Thiên Sứ của....
Sến, theo Zizek, khi ông nghe Wagner, và viết:
Tiên tri & Thiên Sứ
Le Magazine Littéraire,
Sept 2010
Zizek là 1 trong những
chuyên gia hàng đầu về chủ nghĩa toàn trị.
Đúng hơn, ông đọc lại chủ nghĩa toàn trị,
khác cách đọc trước đó.
Ông như tiên
đoán sẽ vẫn còn nhiều tên mù sờ
voi, viết nhảm nhí về chủ nghĩa toàn trị, bèn…
chửi, thằng khốn nào nói tới chủ nghĩa toàn
trị đó? (Did someboby say totalitariarism?, nhà
xb Verso, London, in lần đầu năm 2001)
Nhìn lại chủ nghĩa toàn
trị
Mô phỏng câu thơ
nổi danh của Holderlin, "Tại sao thi sĩ trong thời khốn khổ",
phần kết luận của cuốn sách mở ra bằng câu hỏi, "Tại
sao bần cố nông trong thời đẫm thơ?" [What are the destitute
(proletarians) for in a poetic time?], tác giả "cẩn trọng"
những độc giả của ông, rằng sau sự phá sản của Chủ
Nghĩa Xã Hội, bóng ma của sự "đe dọa mang tính
toàn trị" đã sống sót, dưới ba dạng:
a) Những kẻ theo chủ nghĩa chính
thống tông giáo-chủng tộc, thường được nhân
cách hóa ở những nhà Độc Tài Ma
Quỉ (Evil Dictators), như Slobodan Milosevic, Saddam Hussein, hay
‘những nhà độc tài khùng điên’ của Thế
Giới Thứ Ba
b) Sự lớn mạnh của chủ nghĩa dân túy
Tân Hữu Phái (the New Right populism) ở ngay tại
Tây Phương, và sau cùng,
c) Ông Anh Bự thuật số, (the digital
Big Brother).
Sĩ phu Bắc Kít vs Dalai Lama
Nhà văn Nguyên
Ngọc: Tôi sinh ra ở Quảng Nam - Đà Nẵng, nhưng tuổi
đời đẹp nhất của tôi lại sống, chiến đấu và viết ở Tây
Nguyên. Nếu không có Anh hùng Núp,
cụ Mết thì không có “Đất nước đứng lên”,
không có “Rừng xà nu”… và đương nhiên
không có Nguyên Ngọc. Chính cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của đồng bào
Tây Nguyên, chính văn hóa Tây Nguyên
với những mái nhà rông, tiếng cồng chiêng
vang giữa núi rừng, những đêm uống rượu cần nghe già
làng kể sử thi… tất cả khiến Tây Nguyên như một
bầu sữa mẹ, tạo nên ngôn ngữ văn chương Nguyên Ngọc.
Tôi không nhận mình là một tài năng
văn chương, tôi chỉ ghi lại hiện thực đời sống nơi núi rừng
Tây Nguyên hùng vĩ thôi.
(1)
Đây là nghịch
lý của cuộc chiến, thì cứ nói đại như vậy: Một
khi chấp nhận anh hùng Núp, thì phải chấp nhận cái
gia tài cuộc chiến là một nước Mít như hiện nay.
Não bộ của những đấng VC tinh anh
bị liệt 1 nửa, là vậy.
Chúng không làm sao chấp
nhận sự thực, cái chế độ Ngụy mà chúng
huỷ diệt, đẹp hơn nhiều, so với bất cứ 1 chế độ mà dân
Mít đã có được.
Đau thế!
Cả 1 cuộc chiến, chết 3 triệu
người, chưa kể di tản, vượt biển, để đẻ ra cái chế độ
cực kỳ khốn kiếp như hiện nay, nhưng chưa khốn kiếp bằng cái
chuyện, cứ sử thi cách mạng, anh hùng Núp
ca hoài, ca hoài, không hề thấy thúi,
không hề thấy nhục nhã!
Tên già
NN cực tởm! NQT
Đây cũng là nghịch
lý mà Todorov nêu ra trong bài viết
được TV giới thiệu (1)
Ngày mà chúng ta chấp
nhận ý nghĩ bi thảm, khi tuyên bố, chủ nghĩa CS
là con đường nhức nhối (tortueuse) dẫn từ "chủ nghĩa tư
bản" đến "chủ nghĩa tư bản", khi đó, những người dân
tại những nước cựu-toàn trị chẳng thể nào nhìn
ra, ý nghĩa cuộc đời này (Todorov, p.69, sđd).
Đúng như thế.
Dân Mít còn đau hơn thế:
cái “chủ nghĩa tư bản” mà Mít đang có,
là Tư Bản Đỏ Mafia, của “chỉ” những tên Mafia Đỏ.
Nước Mỹ là nước được thành lập
nhờ di dân, Hợp Chủng Quốc. Bố mẹ của Trump cũng di dân.
Vậy là thù di dân như Nazi thù Do Thái,
chắc vì thế mà có cơn sốt Hannah Arendt?
Cái vụ Vẹm – đúng hơn
Trùm Loài Bò Sát - từ này
của tờ Người Kinh Tế ban cho Trọng Lú và
bè lũ - đưa TXT và cả 1 băng cũng Vẹm, nhưng
là đệ tử của anh y tá dạo chuyên môn
chích heo, thủ tướng Vẹm ngày nào, tưởng như
là thanh toán tham nhũng - trước chúng dùng
từ "xử lý nội bộ" - ra tòa, thực là nhằm thách
đố nhân loại, đúng như thế: Đây là cuộc
chiến Mít được lập lại và vẫn nằm trong “chân
lý” có tên là DTH, “mọi rợ vs văn minh”,
mọi rợ thì vẫn lũ Vẹm từ hang Pác Bó chui ra, còn
văn minh, thay vì Ngụy ngày nào, thì bây
giờ là nước Đức. Và đúng như Clive James phán,
khi vinh danh Conrad: Lũ mọi rợ không cần biết chúng ta
có học hay không có học.
(1)
Về Pạt, nhận xét về Milosz về
Pat quả thực thâm sâu, quả thực dị kỳ: ông
so sánh Pat với Osip Mandelstam, như "bad luck vs good
luck", trước Quỉ Dữ, là Xì. Bạn, đọc, rồi so sánh
1 Hoàng Cầm ngoan ngoãn viết Tự Kiểm, trước Tố Hữu, thí
dụ, hay như Lũ Ngụy, chưa từng có 1 tên lâm vào
tình cảnh như họ, vẫn thí dụ...
Borges phán, không thể có
văn hóa, nếu không có đạo hạnh. Với tôi,
1 tên có học phải đạo hạnh, It seems to me that an educated
person has to be ethical, Borges phán. Cái
đám sĩ phu của Miền Nam, sợ chết vì cuộc chiến,
bèn "có học, có bằng cấp, để chuồn".
Borges Conversations
Đạo Hạnh & Văn Hóa
FERRARI. Borges, in your serenity,
you can possibly enlighten me, given that we have talked
about ethics and culture, about the importance of an ethical
attitude to culture.
BORGES. I do not believe that
culture can be understood without ethics. It seems to me
that an educated person has to be ethical. For example, it's
commonly supposed that good people are fools and intelligent
ones are wicked. But I do not believe that-indeed, I believe the
opposite. Wicked people are usually also naive. Someone acts in
an evil way because he cannot imagine how his behaviour might affect
another. So I think that there's some innocence in evil and some
intelligence in goodness. Further, goodness, to be perfect-though
I do not believe that anyone attains perfect goodness- has to be
intelligent. For example, a good and not-too-intelligent person can
say disagreeable things to others because he realizes that they
are disagreeable. On the other hand, a person, in order to be good,
must be intelligent-if not, his intelligence would be ... imperfect,
he would be saying disagreeable things to others without realizing
it.
Borges: Tôi không
tin văn hóa có thể hiểu được nếu không
có đạo hạnh. Với tôi, một người có học vấn
thì phải đạo hạnh. Thường thì người ta cho rằng,
người tốt thì khùng, và kẻ thông minh
thì độc địa. Nhưng tôi tin ngược lại. Những kẻ độc
địa thì thường là ngây ngô. Một người nào
đó hành động quỉ ma, ấy là vì người đó
không thể tưởng tượng như thế nào cung cách
ứng xử của mình có thể ảnh hưởng lên người khác.
Bởi thế tôi tin là có tí ngây
thơ vô tội nào đó ở trong cái quỉ ma,
có tí thông minh nào đó ở trong
cái tốt. Hơn nữa, cái tốt để được toàn thiện,
tuyệt hảo, phải có cái thông minh ở trỏng.
Khi được
hỏi, tại sao không về, Brodsky phán, về như du
khách, thăm quê hương ngày nào,
tôi không thể.
Nếu thế, thì về theo kiểu incognito,
cứ dán 1 tí râu giả, rồi về, rồi ghé
1 quầy điện thoại, gọi cho bạn, thật là tuyệt vời, nhưng
cũng quá trễ đối với ông, vì Brodsky đã
nhập vào cuộc đời mới rồi….
Bạn cứ nhìn cái
lũ miền nam bỏ chạy cuộc chiến, có tên nào
ra hồn đâu.
Nhiều tên còn bò về, lôi
theo cả vợ con về, như du khách trên quê
hương ngày nào của chúng.
Nguyễn Quốc
Trụ
AI CHỈ ĐỊNH ANH LÀ THI SĨ
Thứ
Sáu, ngày 8 tháng 3 năm 1996, vào
lúc 5 giờ chiều, buổi tưởng niệm thi sĩ Joseph Brodsky
(tháng Năm 24, 1940 - tháng Giêng 28,
1996), Nobel văn chương 1987, tại nhà thờ St. John the
Divine, New York, có lẽ đã đúng như ý
nguyện của ông. Thay vì cuộc sống vị kỷ, những người
bạn của ông đã nhắc nhở nhau về những chu toàn,
the achievements, ngôn ngữ - the language - của người quá
cố:
Death will come and will find a body
whose silent peace will reflect death's
approach
like any woman's face
[Tĩnh vật,
trong Phần Lời, Part of Speech]
(Chết sẽ
tới và sẽ thấy một xác thân
mà sự bình an lặng lẽ sẽ
phản chiếu cái chết tới gần
như gương mặt của bất cứ một người đàn
bà nào).
Tuy sống lưu vong gần như suốt đời, ông
được coi là nhà thơ vĩ đại của cả nửa thế
kỷ, và chỉ cầu mong ông sống thêm 4 năm nữa là
"thế kỷ của chúng ta" có được sự tận cùng
vẹn toàn. Ông rời Nga-xô đã hai chục
năm, cái chết của ông khiến cho căn nhà Nga bây
giờ mới thực sự trống rỗng.
Ông
sang Mỹ, nhập tịch Mỹ, yêu nước Mỹ, làm thơ, viết
khảo luận bằng tiếng Anh. Nhưng nước Nga là một xứ đáo
để (Chắc đáo để cũng chẳng thua gì quê hương
của mi...): Anh càng rẫy ra, nó càng bám
chặt lấy anh cho tới hơi thở chót.
-Bao giờ
ông về?.
-Có
thể, tôi không biết. Có lẽ. Nhưng năm nay
thì không. Tôi nên về. Tôi
sẽ không về. Đâu có ai cần tôi ở đó.
-Đừng nói
bậy, họ sẽ không để ông một mình đâu.
Họ sẽ công kênh ông trên đường phố...
tới tận Moscow... Tới Petersburg... Ông sẽ cưỡi ngựa trắng,
nếu ông muốn.
-Đó
là điều khiến tôi không muốn về. Tôi
đâu cần ai ở đó.
*
Theo Tatyana
Tolstaya, nhà văn nữ người Nga hiện đang giảng dạy môn
văn chương Nga và viết văn, creative writing, tại Skidmore
College, thoạt đầu, ông rất muốn về, ít nhất cũng
như vậy. Ông đã từng nổi giận về những lời trách
cứ. "Họ không cho phép tôi về dự đám tang
ông già. Bà già chết không có
tôi ở bên. Tôi hỏi xin nhưng họ từ chối". Cho
dù vậy, lý do, theo Tolstaya, là ông không
thể về. Ông sợ quá khứ, kỷ niệm, hồi nhớ, những ngôi
mộ bị đào bới. Sợ sự yếu đuối của ông. Sợ hủy diệt
những gì ông đã làm được, với quá
khứ của ông, trong thi ca của ông. Ông sợ mất
nó như Orpheus đã từng vĩnh viễn mất Eurydice, khi
ngoái cổ nhìn lại.
Mỗi lần từ
Nga trở về, hành trang của Tolstaya chật cứng những bản
thảo của những thi sĩ, văn sĩ trẻ. "Cũng không nặng gì
lắm đâu. Xin trao tận tay thi sĩ. Nói ông
ta đọc. Tôi chỉ cần ông ta đọc". Ông đã
đọc, đã nhớ và đã nói, thơ của họ
tốt... Và ca ngợi điều may mắn. Và những nhà
thơ trẻ của chúng ta đã hất hất cái đầu, ra vẻ:
"Thực sự, chỉ có hai nhà thơ thứ thiệt tại Nga,
Brodsky và chính tôi". Ông tạo nên
một cảm tưởng giả, ông là một thứ ‘Bố già văn nghệ’.
Nhưng chỉ một số ít ỏi thi sĩ trẻ đã từng nghe ông
rên rỉ: Sau cái thứ này, tôi biết anh ta
vẫn tiếp tục viết, nhưng làm sao anh ta tiếp tục sống!
Ông
không tới với nước Nga, nhưng nước Nga đến với ông.
Nhà thơ Nga kỳ cục không muốn bám rễ vào
đất Nga.
Kỳ cục thật,
bởi vì đã từ lâu, thế hệ lạc loài
được Hemingway mô tả trong Mặt Trời Vẫn Mọc, The Sun
Also Rises vẫn luôn luôn là một ám ảnh
đối với những kẻ bị bứng ra khỏi đất. Nếu không trở nên
điên điên, khùng khùng thì
cũng bị thương tật, (bất lực như nhân vật chính trong
Mặt Trời Vẫn Mọc), bị bệnh kín (La Mort dans l'Âme:
Chết trong Tâm hồn), và chỉ là những kẻ thất
bại. Đám Cộng sản trong nước chẳng vẫn thường dè bỉu
một nền văn chương hải ngoại?
Nhưng Brodsky
là một ngoại lệ. Nước Nga đã đến với ông.
Thơ ông được xuất bản, đăng tải trên hầu hết các
báo chí tại Nga. Trong một cuộc thăm dò
dư luận tại đường phố Moscow: "Ông có mong ước, hy vọng
gì liên quan đến cuộc bầu cử?", một người thợ mộc
đã trả lời: "Tôi chỉ mong sống một cuộc đời riêng
tư. Như Joseph Brodsky".
*
-Ai chỉ định
anh là thi sĩ?
Đám
Cộng sản Liên-xô đã từng hét vào
mặt ông như vậy tại phiên tòa. Họ chẳng
thèm để ý đến những tài liệu, giấy tờ chứng
minh từng đồng kopech ông có được qua việc sáng
tác, dịch thuật thi ca.
-Tôi
nghĩ có lẽ ông Trời.
Được thôi.
Và tù đầy, lưu vong.
Neither country
nor churchyard will I choose
I'll come to Vasilevsky Island to die
(Xứ sở làm
chi, phần mộ làm gì
Ta sẽ tới đảo kia để chết)
In the dark I won't find your deep blue
facade
I'll fall on the asphalt between the crossed
lines.
(Trong đêm
tối thấy đâu, gương mặt em thăm thẳm xanh, xưa
Ta gục xuống nhựa đường đen, giữa những
lằn đan chéo).
Những lằn
đan chéo, the crossed lines, hay rõ hơn, bờ ranh
Nga Mỹ phân biệt số phận hai mặt của một kẻ ăn đậu ở
nhờ.
*
-Này
thi sĩ, nếu ông muốn về không ngựa trắng mà
cũng chẳng cần đám đông reo hò, ngưỡng
mộ, tại sao ông không về theo kiểu giấu mặt?
-Giấu mặt?
Đột nhiên
thi sĩ hết tức giận, và cũng bỏ lối nói chuyện
khôi hài. Ông chăm chú nghe.
-Thì
cứ dán lên một bộ râu, một hàng ria
mép, đại khái như vậy. Cần nhất, đừng nói
cho bất cứ một người nào. Và rồi ông sẽ dạo
chơi giữa phố, giữa người, thảnh thơi và chẳng ai nhận
ra ông. Nếu thích thú, ông có
thể gọi điện thoại cho một người bạn từ một trạm công cộng,
như thể ông từ Mỹ gọi về. Hoặc gõ cửa nhà bạn:
"Tớ đây này, nhớ cậu quá!"
Giấu mặt,
tuyệt vời thật!
==oOo==
Joseph
Huỳnh Văn là một thi sĩ. Chúng tôi quen
nhau những ngày làm Tập san Văn chương. Có
Nguyễn Tử Lộc, đã chết vì bệnh tại Sài-gòn
ít lâu sau 75. Phạm Hoán, Phạm Kiều Tùng,
Nguyễn Đạt, Nguyễn Tường Giang... Huỳnh Văn là Thư
ký Tòa soạn. Không có Phạm Kiều Tùng,
tập san không có một ấn loát tuyệt hảo. Nguyễn
Đông Ngạc khi còn sống vẫn tự hào về cuốn
Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta (Hai
Mươi Năm Văn Học Miền Nam) do anh xuất bản, Phạm Kiều Tùng,
Phạm Hoán lo in ấn, trình bày. Bạn lấy đầu
một cây kim chấm một đầu trang. Dấu chấm đó sẽ xuyên
suốt mọi đầu trang thường của cuốn sách. Không có
Nguyễn Tường Giang thì không đào đâu ra
tiền và mối thiện cảm, độc giả, thân hữu quảng
cáo dành cho tập san. Những bài khảo luận
của Nguyễn Tử Lộc và sở học của anh chiết ra từ những dòng
thác ngầm của nhân loại - dòng văn chương
Anglo-Saxon - làm ngỡ ngàng đám chúng
tôi, những đứa chỉ mê đọc sách Tây, một căn
bệnh ấu trĩ nhằm tỏ sự khó chịu vì sự có mặt
của những quân nhân Hoa-kỳ tại Miền Nam.
Huỳnh Văn
với lối nói mi mi tau tau là chất keo mà
một người Thư ký Tòa soạn cần để kết hợp anh
em. Bây giờ nghĩ lại chính thơ anh mới là
tinh thần Tập San Văn Chương. Đó là nơi xuất hiện Cầm
Dương Xanh , những bài thơ đầu mà có lẽ
cũng là cuối của anh. Bởi vì sau đó, anh
không đăng thơ nữa, tuy chắc chắn vẫn làm thơ, hoặc
tìm thấy thơ trên những vân gỗ, khi anh
làm nghề thợ mộc, những ngày sau 75, thay cho nghề
bán cháo phổi, những ngày trước đó.
"Mỗi thời
đại, con người tự chọn mình khi đứng trước tha nhân,
tình yêu, và cái chết." (Sartre,
Situations). Trong thơ Nguyễn Bắc Sơn, tha nhân là
những người ở bên kia bờ địa ngục, và chiến tranh chỉ
là một cuộc rong chơi. Nguyễn Đức Sơn tìm thấy Cửa
Thiền ở một nơi khác, ở Đêm Nguyệt Động chẳng hạn.
Thanh Tâm Tuyền muốn trút cơn đau của thơ vào
thiên nhiên:
Mùa
này gió biển thổi điên lên lục địa...
Còn
Huỳnh Văn, có vẻ như anh chẳng màng chi đến cuộc
chiến, hoặc cuộc chiến tránh né anh. Tinh thần
mắt bão của thiên nhiên thời tiết, hay
tinh thần mắt nghe, l'oeil qui écoute, của Maurice Blanchot?
Ôi
khúc Cầm Dương sầu quí phái
Đàn ai xanh ngát Trời Tây
Phương.
Thơ anh là
một ngạc nhiên, hồi đó.
Và
tôi vẫn còn ngạc nhiên, bây giờ, khi
được tin anh mất. (1)
Khi liên
tưởng đến câu thơ của một người bạn:
Hồn Đông
Phương thất lạc buồn Phương Tây
(thơ TKA)
Tôi không biết có phải
Trời Tây Phương của anh lấy từ ý thơ cổ:
Vọng Mỹ Nhân
hề, thiên nhất phương
(Có
thể mượn ý niệm "con người hoàn toàn" (l'homme
total), hay giấc đại mộng của Marx, làm nhịp cầu liên
tưởng, để thấy rằng những Mỹ Nhân, Đấng Quân Vương,
Thánh Chúa... trong thi ca Đông Phương không
hẳn chỉ là những giấc mộng điên cuồng của thi sĩ):
Vọng Mỹ nhân hề, thiên nhất
phương
Vọng Mỹ nhân
hề, vị lai
Đọc trong
nước, có vẻ như Thơ đang trên đường đi tìm
một Mỹ nhân cho cả ngôn ngữ lẫn cuộc đời.
Và
Buồn Phương Tây, có thể từ ý thơ Quang Dũng:
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
(Tây Phương trong thơ Quang Dũng
là Tây Phương Cực Lạc của một cõi Chùa
Thầy, Sơn Tây, và cũng còn là vẻ
đẹp của các cô thiếu nữ vùng này).
Hay Tây Phương là cõi
lưu đầy của lũ chúng tôi mà Joseph Huỳnh
Văn đã nhìn thấy từ bao năm trước:
Khuya nức
nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi.
-Tau đây này. Nhớ mi quá!
Nguyễn Quốc Trụ
_________
(1) Joseph
Huỳnh Văn Hiến mất ngày 20/2/1995 tại Sài Gòn.
… Anh khoe khong?
K
OK rồi, không què đâu.
Tks
NQT
Mạnh khỏe la vui roi!
O.
Tks. Tưởng là què
luôn.
V/v Đi tu tới bến.
Tôi đang đọc Weil, cũng có cảm
giác đó
Bác Tru theo dao nao
vậy?
Toi theo dao tho ong ba
Den gia, doc Weil, thi lai tiec.
Gia ma tre theo dao Ky To, chac là
thành quả nhiều hơn, khi doc Weil.
NY:
Nhà
Khi
chàng già đi, có tuổi mãi ra –
những năm sau cùng, chàng già hơi bị nhanh,
như muốn bắt kịp khúc chót, hoặc tóm lấy nó,
vượt quá nó, nếu có thể, hà, hà…
- một thứ âu lo về đời, nhìn lại đời mình “cái
con mẹ gì đó”, thay thế cái vẻ chua chát
trước đó, nhưng ngay cả như thế, thì thế giới vưỡn
là 1 nơi chốn tuyệt vời. Sức sáng tạo của Joseph
vưỡn chưa bỏ chạy chàng!
Nói về những nơi chốn tuyệt vời, một
đấng Joseph của Thành Phố Nữu Ước, mặt mũi ra sao, nhỉ?
Đây là nhà của chàng
hầu hết thời gian ở Tây Phương, ngay cả, kể từ năm 1981,
chàng dạy học vào mùa Xuân ở Mount
Holyoke College và mướn 1 căn nhà tại South Hadley.
Chàng lại có thói quen trải qua Noel ở Venice.
Chàng Joseph mà tôi biết thì là
một Joseph Nữu Ước [Joseph của Gấu thì ở Trương Minh Giảng,
gần Cổng Xe Lửa Số 6], mặc dù tôi gặp chàng trước
tiên là ở London, và ít ra, thập niên
1970, thường gặp chàng ở đó, lần gặp đầu tiên,
là ở Ann Arbor, Michigan. Tôi chỉ thăm chàng 1
lần, ở Emily Dickinson country.
Nữu Ước trở thành nhà của chàng,
và chàng ở nhà của chàng ở Nữu
Ước. Thì sự thể nó là như thế. Thành
phố cho phép ( hay khuyến khích?), chàng muốn
là cái đéo gì tùy chàng,
nghĩa là, bất cứ cái đéo gì chàng
muốn từ nó [hail from], không chỉ cái chuyện tao
muốn làm kẻ lạ, kẻ đứng bên lề, người dưng, muốn sao được
thế, người ơi.
Mọi người, bất cứ một ai, thì cũng
là cả hai, kẻ lạ và kẻ nội. Sống ở Nữu Ước là
thành một kẻ sinh ở Nữu Ước. Nếu Joseph thoải mái
nhất với… Joseph, thì đó là một Joseph
Nữu Ước [như Joseph Trương Minh Giảng của GCC].
Nhưng có cái gì khác
nữa.
"Do you know, Joseph, if you
don't want to come back with a lot of fanfare, no white horses
and excited crowds, why don't you just go to Petersburg incognito?"
[. . .] Here I was talking, joking, and suddenly I noticed that
he wasn't laughing [. .. ] He sat quietly, and I felt awkward, as if
I were barging in where I wasn't invited. To dispel the feeling, I said
in a pathetically hearty voice: "It's a wonderful idea, isn't it?"
He looked through me and murmured: "Wonderful. . . Wonderful ... "
Wonderful, but too late.
After all, one of Joseph's great achievements, as George Kline
has pointed out, had been to throw himself into the language and
literature of his adopted country. He rejected the path of nostalgia,
regret, self-pity,lamentation, the fatal choice (if one can call
it that) of so many émigré writers, especially poets.
And what now, when he was no longer technically an involuntary
exile? He had refused to complain about it, just as he refused to
complain about his treatment in Russia, or his lack of a formal education.
On the contrary, he had valued exile to the arctic region as liberating.
And the education in question was a Soviet one, though when he said
that the "earlier you get off track the better", he may not have been
referring exclusively to the Soviet system.
Note: Lũ Mít
lưu vong, không tên nào làm được điều
Brodsky làm.
GCC đã từng tự hỏi tại sao, và
có câu trả lời, đạo hạnh.
From
Russia With Love
Tiếng Nga dịch được không?
Is Russian Translatable?
Theo Milosz, đếch dịch được!
Czeslaw Milosz, whom Joseph
regarded as one of the preeminent poets of our time, re-iterated his belief
that Russian poetry was "hardly translatable because of its particular features
- strongly rhymed singsong verses among them". He added: "Modern Polish poetry
does a little better because, in contrast to Russian, the Polish language
benefits from abandoning both meter and rhyme, so that equivalents in English
can more easily be found." He also believed, however, that the situation
had improved somewhat, as a result of the increasing collaboration between
poets in English and poets in the source language. The review in question
is of a collaborative translation by Stanislaw Baranczak (Polish poet, essayist
and Shakespeare translator, also the translator of Brodsky
into Polish) and Seamus Heaney, the 1995 Nobel Laureate.
Milosz mà Brodsky coi
như một trong những nhà thơ uyên bác nhất của thời của
chúng ta, nhắc lại cái niềm tin của ông, là thơ
Nga thật khó dịch, vì những câu thơ của chúng
thì chẳng khác chi những lời ca trầm bổng giữa
chúng mí nhau [tạm dịch cái ý “strongly
rhymed singsongs verses among them”]. Thơ Ba Lan hiện đại dễ dịch
hơn, vì ngược với thơ Nga, ngôn ngữ Ba Lan hưởng lợi
nhờ cái cú, từ bỏ cả “meter” lẫn “rhyme”, thành
ra dễ có từ tương đương trong tiếng Anh.
W.H. AUDEN
A PASSION OF POETS
by Joseph Brodsky
"Time ... worships language
and forgives
Everyone by whom it lives ... "
-W.H. AUDEN
I
When a writer resorts to a language other than
his mother tongue, he does so either out of necessity, like
Conrad, or because of burning ambition, like Nabokov, or for
the sake of greater estrangement, like Beckett. Belonging to a
different league, in the summer of 1977, in New York, after living
in this country for five years, I purchased in a small typewriter
shop on Sixth Avenue a portable "Lettera 22" and set out to write
(essays, translations, occasionally a poem) in English for a reason
that had very little to do with the above. My sole purpose then, as
it is now, was to find myself in closer proximity to the man whom
I considered the greatest mind of the twentieth century: Wystan Auden.
Vanity Fair’s: Writers on Writers
[Bài viết trên, là trích
đoạn bài Để Làm Hài Lòng 1 Cái
Bóng, của Brodsky]
Khi một nhà văn thử lại đời mình
[resort: nhờ vào] bằng 1 thứ tiếng đếch phải tiếng mẹ
đẻ, người đó làm như thế, là do cần thiết,
như Conrad, hay là vì thèm danh vọng đến cháy
bỏng, như Nabokov, hay thèm được ghẻ lạnh hơn, như Beckett.
Tớ không phải thứ đó. Vào mùa hè
năm 1977, ở Nữu Ước, sau khi sống ở xứ này 5 năm, tớ mua 1
cái máy đánh chữ và bèn bắt đầu
viết bằng tiếng Anh, vì 1 lý do khác hẳn lũ
đó, tớ viết bằng tiếng Anh, để được thân cận với 1 kẻ
mà theo tớ, 1 cái đầu lớn lao nhất của thế kỷ 20: Auden.
Một cách nào đó, cũng tương
tự như Brosky, Gấu học tiếng Tây để viết 1 cái
thư, bằng tiếng Tây, để nói độc nhất có 1
câu cám ơn, 1 ông Tây thuộc địa, như
đã từng lèm bèm nhiều lần.
Trong khi cái “có học” của tầng
lớp sĩ phu Bắc Kít, là làm sao giỏi tiếng
Liên Xô, vì đó là cách
độc nhất để có 1 địa vị trong xã hội.
Với lớp sĩ phu Ngụy, cách độc nhất để
bỏ chạy cuộc chiến, để thoát chết.
Steiner phán văn hóa không
làm tăng tính người.
Ông không hề biết đến thứ văn hóa,
của lũ Mít, như trên!
Cái thứ văn hóa,
có học, có bằng cấp này nọ, của lũ Mít,
là cách để chúng làm nhục chính
chúng, chưa nói đến thứ văn hóa thực
sự, mà ngay chính thứ này, cũng không
làm tăng tính người, như Steiner nhận ra, sau vụ
Lò Thiêu.
George Steiner: Văn hoá không
làm tăng tính người.
(La culture ne rend pas plus humain)
Nhà hiền triết
phẫn nộ (Le sage indigné). Khiêu khích, tai
tiếng, bốc lửa (Provocant, scandaleux, sulfureux)… xét theo
những nhãn hiệu người ta gán cho ông và
bằng vào sự thù ghét của ông đối với những
kiểu thời thượng trí thức cũng như những chủ nghĩa quốc gia,
vậy mà vẫn chỉ tạo cho ông những người bạn thân thiết.
Ở cái tuổi 71 G. Steiner tỏ ra khinh bạc hơn bao giờ hết. Tính
phẫn nộ của ông chẳng những không dịu đi mà còn
tăng thêm lên. Vốn gốc Do thái, sinh ở Vienne (Áo
quốc), cha mẹ lưu vong qua Pháp rồi qua Hoa kỳ, Steiner học ở
New York, giảng dậy ở đại học Princeton và đại học Cambridge.
Ông đã viết một số tác phẩm bác học như "Những
nàng Antigone", "Cái chết của Bi kịch", "Đính
chính", "Sau tháp Babel". Vị giáo sư không biên
giới này mãi khước từ quay về tổ quốc của Hitler (Đức)
và của Haider (Áo). Trong cuốn "Những Ngữ pháp
của sự Sáng tạo", cuốn sách mới nhất của ông, ông
có viết câu này: "Tôi chẳng có một xác
tín nào hết". Như thể ông đã hiểu tất cả,
khi nói như vậy.
Thôi giã
biệt nhé, thế kỷ 20! Và chẳng luyến tiếc gì
hết! Cái thế kỷ đã chấm dứt này, rồi ra, chắc
chắn người ta sẽ chẳng chúc phúc cho nó đâu!
Trong suốt lịch sử,
đó là thế kỷ con người tỏ ra man rợ nhất, kinh
tởm nhất đối với đồng loại. Hiển nhiên, buồn thảm, đã
rồi, là như vậy đấy.
Chẳng có chi
là mâu thuẫn, người ta có thể đồng thời thừa
nhận, những bước tiến phi thường trong tri thức và lối sống
ở thế kỷ 20. Nhưng từ những lớp lang biến cố là một câu
hỏi mang tính quyết định: Làm sao sống với ý
nghĩ, rằng con người, mặc dù những tiến bộ bề ngoài,
vẫn bị tù hãm trong bản tính cực kỳ dã man?
Một con người dù văn hóa nở rộ nhưng vẫn không văn
minh? G. Steiner từ bao lâu nay, vẫn coi đây là chủ
đề suy tư, người ta có thể thấy ông u uất, bi quan, âu
lo… Ông là như thế đó. Nhưng ngày nay, liệu chúng
ta có được một chọn lựa nào khác, ngoài việc
nối lại tư tưởng bi đát? Trong một châu Âu từ nay vắng
bóng Thượng Đế, tin vào Quỉ Sứ chẳng phải là tốt hơn
sao, để còn có cơ may xiết cổ nó?
(Dominique Simonnet, người phỏng vấn).
Người phỏng vấn: Chúng ta từ giã
thế kỷ 20. Ít nhất người ta có thể nói
về nó: một thế kỷ quằn quại. Là người đã
trải qua bao chục năm quan sát những con người đồng thời
với mình, luôn luôn khởi từ tọa độ phân tích,
là văn hoá cổ điển, ông nghĩ sao, khi nhìn
lại thế kỷ vừa kết thúc?
G. Steiner: Thế kỷ
sát nhân nhất trong lịch sử loài người… Những
con số tới mức mà người ta không sao hiểu nổi. Theo
những sử gia, từ tháng Tám 1914 tới tháng Năm
1945, số người chết là 70 triệu, do chiến tranh, trại tù,
tra tấn, lưu đầy, đói; con số nạn nhân của chủ nghĩa Stalin
áng chừng 100 triệu… Sự dã man không diễn ra ở
sa mạc Gobi (Á châu), hay sa mạc Arizona (Mỹ châu),
nhưng ở giữa Moscow và Madrid, giữa Oslo và Palerme,
và hai cuộc chiến được gọi là "thế chiến", trên
hết phải nói, là những cuộc nội chiến của Âu châu.
-Sự dã man,
một cách nào đó, là con đẻ của Âu
châu?
Những ý thức
hệ mang tính toàn trị, những xã hội không
tưởng của cõi chết, như chủ nghĩa Quốc xã hay chủ
nghĩa Lênin-Stalin, chúng cắm rễ ở trong lịch sử Âu
châu. Ky tô giáo khởi đầu bằng những cuộc tàn
sát lớn lao ở Rhénanie, những cuộc thập tự chiến,
những vụ sát hại người Do thái và những tín
đồ Hồi giáo. Phải chăng điều đó tất yếu dẫn tới Lò
Thiêu? Xác định như vậy ắt là bằng chứng của một
chủ nghĩa tất định khá ngây thơ. Nhưng ngay lúc
này, sự tàn sát kia có thể suy tư được,
có thể quan niệm hoá được, và đó là
Âu châu hiện nay. Chúng ta có thể quên,
nhưng Bỉ là nước đã gây nên cuộc giết lớn
lao ở xứ Congo thuộc Bỉ (những chuyên gia đã đưa ra con
số 10 triệu người chết). Kỹ thuật của việc tảo thanh chủng tộc bao gồm
cả sự kinh hoàng không thể diễn tả của việc tùng
xẻo con người một cách hệ thống đã ươm mầm trong những
vụ dã man đầu tiên, vi phạm dưới thời vua Bỉ, Leopold II.
Pol Pot và Rwanda đã được đưa vào lịch trình
từ những ngày đó rồi. Tôi nghiêm trọng nói
lên điều này: Thế kỷ 20 đã hạ thấp bậc thềm nhân
bản, cái gọi là tính người, của nhân loại.
Bây giờ thì chúng ta điều hiểu, con người dám
làm tới đâu.
-Người ta không
biết điều đó từ trước sao?
Qua những vụ làm
thịt người ở Passchendaele (Đức), vào năm 1917, và
ở la Somme (Pháp), vào năm 1916, người ta đúng
ra là phải biết. Tuy nhiên, tôi cho rằng, con
số những người biết chuyện xẩy ra ở Auschwitz thì không
nhiều. Không, người ta không biết, rằng, người ta có
thể hát nhạc Schubert vào buổi tối và tra tấn
một con người vào bảnh mắt hôm sau. Chỉ một vài
bậc tiên tri của đêm tối, thí dụ như Dostoievski,
mới linh cảm điều này. Vào cuối đời, Sartre nói:
"Bạn biết không, sẽ còn ai, trong số chúng ta?
Céline" Vậy đó, trong sự bỉ ổi của Céline có
cú nhìn này; chính ông ta cũng đã
nhận ra nó. Chẳng ai muốn làm cuộc Du hành tới tận cùng của
đêm đen… (Voyage au bout de la nuit, tác phẩm của
Céline, một nhà văn người Pháp vốn được coi là
theo khuynh hướng phát xít. CTND).
-Thất bại của Âu
châu văn minh, phải chăng đối với ông, là
thất bại của văn hóa?
Đúng thế.
Học vấn, văn hóa mang tính triết học, văn học, âm nhạc
không ngăn chặn được điều ghê gớm tởm lợm. [Trại tù,
lò thiêu] Buchenwald chỉ cách khu vườn của Goethe
chừng vài cây số. Trong Đệ Nhị Chiến, ở Munich, khi thính
giả bước vào thính phòng, nghe trình diễn
một chuỗi nhạc tuyệt vời của Debussy, họ có thể nghe thấy những
tiếng la thét của những con người bị tống xuất tới [trại tù]
Dachau, kế ngay đó. Chẳng có một nghệ sĩ nào đứng
bật dậy, nói: "Tôi không thể chơi nhạc. Tôi sẽ
làm ô nhục mình, ô nhục Debussy, ô nhục
âm nhạc." Cuộc chơi đâu có mất đi, dù chỉ trong
một chốc một lát, tính thiên tài của nó!
Âm nhạc đâu có nói: không!
-Lời hay ý
đẹp - văn chương - chiết ra từ Thời Ánh Sáng, chẳng
những thất bại trong việc nhân bản hóa thế giới, mà
còn ngoảnh mặt làm ngơ trước một nhiệm vụ như thế?
Đúng như vậy.
Vào cuối đời, đây là cơn ác mộng ám
ảnh tôi: ngoảnh mặt làm ngơ trước một nhiệm vụ như
thế. Nhân bản hoá con người, qua văn hóa,
đây là lời hứa lớn của Thời Ánh Sáng.
"Tín ngưỡng suy giảm tới đâu hận thù tan biến
tới đó", Voltaire khẳng định như vậy. Sự chấm dứt niềm tin lại
phơi ra một diễn tiến hiểm nghèo hơn nhiều, mà những triết
gia của Thời Ánh Sáng không tiên đoán
nổi. Trong khi đi tìm địa ngục, chúng ta đã học
được cách xây dựng nó, và làm cho
nó hoạt động, ở ngay trên mặt đất. Chúng ta chẳng
những biết một cơn khủng hoảng văn hoá, mà còn biết
từ khước cả lý trí. Lời hứa của Thời Ánh Sáng
đã không giữ được. Những thư viện, những viện bảo tàng,
những rạp hát, những đại học vẫn có thể nở rộ dưới bóng
mát của những trại cải tạo. Bây giờ chúng ta mới
hiểu ra: văn hoá không làm tăng tính người.
Văn hoá còn có thể làm người ta trở nên
vô cảm trước sự khốn cùng của con người.
-Vậy là chính
ông đã xác nhận điều này. Ông:
một người dâng hiến trọn đời mình cho việc nghiên
cứu và giảng dậy những môn học nhân văn?
Đối với tôi,
chức năng "nhân bản hóa" của những ngành
khoa học nhân văn phải được đặt vào trong tình
trạng hồ nghi, một cách thật là nghiêm túc.
"Những cái văn cái vẻ cái vẽ", những "thư
trung hữu ngọc"… toàn là những từ kiêu căng
rởm đời! Toàn chuyện châm biếm! Chúng ra sao
bây giờ nhỉ? Khi tôi là học sinh trung học ở Janson-de-Sailly,
một giáo sư đã đọc câu này, của Alain,
cho chúng tôi nghe: "Mọi chân lý là
niềm lãng quên thân xác" (Toute vérité
est l’oubli du corps). Người ta dậy điều đó cho con nít!
Nhưng nếu mọi chân lý là lãng quên
thân xác, như vậy là hàm chứa luôn chuyện
tàn sát! Tôi biết quá đi chứ, Alain dùng
câu trên như là một nói đùa cực kỳ
Platon (ultraplatonicienne), nhưng thứ tư tưởng như vậy cứ xoáy
mãi sâu vào trong tôi, và ngay từ hồi
còn con nít, tôi đã bắt đầu để cho cái
trò chơi "trừu tượng hoá" sự vật bám dính
cứng lấy, trở nên ngất nga ngất ngư vì nó! Để tôi
nói thẳng ra ở đây: Khi tôi bỏ ra cả một ngày
trời cặm cụi nghiên cứu Vua Lear [kịch Shakespeare], hay là
Ác Hoa [Les Fleurs du Mal, của nhà thơ người Pháp, Baudelaire],
tới chiều, trở về nhà, tôi vẫn còn ở trong tình
trạng "siêu thoát", và thế là tôi không
nghe thấy tiếng khóc ở trên đường phố. Ở trong văn hoá
cao, có một sức mạnh, chính nó đã làm
cho những đau thương, khốn khổ thực sự của con người, tầm thường, tẻ nhạt,
bát nháo… trở thành trơ ra. Những giọt nước mắt của
Cordélia [trong kịch Shakespeare] trở nên sống động hơn, sờ
sờ ngay trước mắt, thực hơn, so với tiếng khóc ở ngoài đường
phố. Mỹ học, Cái Đẹp, một trang của Shakespeare, của Kant, của Descartes,
của Hegel hay của Bergson cứ thế đẩy lui dần thực tại thường nhật. Thế là,
qua năm mươi hai năm giảng dậy, tôi tự hỏi: "Mi có biết rõ
cái việc mi đang làm, là giảng dậy ấy, nó ra
làm sao?" "Liệu chúng ta có thể thực sự tạo được sợi
dây, nối kết văn hoá cao với một cung cách cư xử cho
ra người?" Tôi cứ hỏi mãi tôi như vậy.
-Ông đã
tìm ra câu trả lời?
Trong đời tôi,
tôi đã gặp được năm hoặc sáu sinh viên
phú bẩm (doués), sáng láng (créatifs)
hơn tôi. Một lần ở [Đại học] Cambridge, một trong những nữ
sinh viên, con chim đầu đàn của khóa học, đã
nói với tôi: "Tôi ghê tởm tất cả những gì
thầy dậy tôi; tôi quá chán tất cả những
gì mà thầy đại diện; tôi chẳng bao giờ thèm
nghe nói về văn hóa, và tôi bỏ đi làm
một người y sĩ chân trần ở Trung quốc." Vài năm sau,
tôi được mời thăm Bắc kinh, và vị Đại sứ Anh quốc đã
cho tôi tin tức về người đàn bà này. Bà
là một y sĩ, trong một làng quê không điện
không nước… Vậy đó, bà ta có lẽ là
một thành công độc nhất của tôi.
-Điều gì đã
đẩy ông tới ý thức như thế?
Một trong những bước
ngoặt là những biến động ở Cambodge. Trên truyền
hình, người ta loan tin Pol Pot đã chôn sống
100 ngàn người. Ngày hôm đó, ở Mỹ, ở
Nga, ở Israel, ở Pháp đúng ra là người ta phải
đứng bật dậy, nói: "Không! Ba mươi lăm năm sau Auschwitz,
chúng ta không dám ngó mặt mình ở
trong gương khi biết điều này. Vứt mẹ nó đi, nào
là pháp quyền nào là quyền lợi địa dư chính
trị trong cái giỏ cua là xứ sở nhỏ bé đó,
chúng ta sẽ ra tay ngăn chặn, chấm dứt điều này, bởi vì
chúng ta là những con người." Nói ra như vậy có
lẽ sẽ thay đổi được lịch sử của con người. Vậy mà, không
là không. Cứ như chẳng có chuyện gì xẩy ra
hết. Tôi viết thư cho những người có ảnh hưởng ở Do thái
để vận động họ. Chẳng ăn thua gì hết. Và nước Anh thân
mến của tôi cứ thế tiếp tục bán lén vũ khí
cho bọn Khờ Me đỏ. Có thể nỗi đau bây giờ được nhận thức
khác ngày xưa. Bởi vì nó chình ình
ra đó: biết liền, thấy liền, nghe liền. Bây giờ chúng
ta được thông tin khác trước đây. Những phương tiện
truyền thông đại chúng biến chúng ta thành
chứng nhân. Nhưng một khi là chứng nhân, chúng
ta trở thành đồng lõa. Chúng ta cố nuốt trái
dắng, cố "chấp nhận" điều không thể chịu nổi.
-Theo suốt chiều
dài lịch sử, cũng có một vài người biết nói
không?
Những tiếng ‘không’
lớn lao, đối với trò man rợ, là từ những con người
mà chúng ta gọi là bình thường, giản
dị, "Die einfache Leute, die es nie sind", như [nhà soạn kịch
người Đức] Bertolt Brecht nói (những người dân thường,
họ có tầm thường đâu). Những cá nhân tuyệt
vời đã chọc thủng bề dầy của vực thẳm: Simone Weil, bà
đã có một thị kiến về chân lý, nó
giống như mặt trời chói lòa, hay đúng hơn, đêm
đen huyền bí, trên bộ não con người; Robert Antelme,
Primo Levi… Điều này chẳng ngăn được những vụ tàn sát
ở vùng Balkans, cũng chẳng ngăn được việc giết hại những trẻ thơ.
-Cùng với
thế kỷ [này], chúng ta phải chôn đi Thời Ánh
Sáng, và ý tưởng về tiến bộ: như là con đường
giải thoát?
Phải chăng đây
là món nợ của chúng ta, trước những gì
mà chúng ta đã làm, đối với con người?
Liệu chúng ta cứ thế tiếp tục sống, như thể chẳng có
chuyện gì xẩy ra? Bước nhẩy vọt về phía trước, của
khoa học, kỹ thuật, y học thật là đáng kể. Nhưng Lịch
Sử, đối với chúng ta, không còn là một sự
tiến triển. Kể từ nay, chúng ta bị hung hiểm hơn bao giờ hết,
so với những đàn ông và đàn bà của
một Tây phương có văn minh, nếu tính từ cuối thế
kỷ 16. Chúng ta phải nhắc lại nền tảng của truyền thống Tây
phương, tái xây dựng hệ thống những giá trị của chúng
ta. Thật không có gì khó khăn cho bằng, khi
chiến đấu chống lại sự sơ khai của con người, như đã được chỉ
ra bởi Freud, Nietzsche, Kant. "Tất cả những nền văn minh đều chết",
[nhà thơ người Pháp] Valéry nói. Tôi
muốn thêm vô: tất cả những nền đạo hạnh cũng đều chết.
-Nền đạo hạnh nào,
cho dù phiến diện, theo ông, chúng ta có
thể tái xây dựng nó, cho thế kỷ mới mẻ này?
Thần học xưa kia
là chỗ dựa của nền văn hoá cao của chúng ta. Sau cùng,
như chúng ta thấy đấy, chính thần học, hay giả thuyết
về một Thượng Đế, đã củng cố những giá trị, kể cả
những giá trị thẩm mỹ. Nhưng, nếu con người ngày một
bớt tin tưởng thì càng cần phải tìm một nền
đạo đức của con người, một nền đạo đức không có Thượng
Đế, không có Mười Điều Răn, để giúp chúng
ta. Phải tự nhủ với nhau, như thế này: "Con người đơn độc
trên trái đất, cùng với loài vật, đó
là tất cả những gì còn lại với con người." Nếu
không có kiếp sau, có thể con người nên sáng
tạo ra một nền đạo hạnh thế tục? Lại cũng vẫn những nhà văn
lớn chỉ cho chúng ta con đường. Ở cuối tác phẩm Phận
Người của [nhà văn người Pháp André] Malraux, một
trong hai tay Cộng sản, sắp sửa chết bằng một cái chết cực kỳ ghê
rợn, đã truyền viên thuốc độc (cyanure) cho người kia, để
giúp cho anh ta không phải chịu đau đớn. Anh đã hành
động bằng một đạo đức, theo đó, chính con người phải trách
nhiệm về cái phẩm giá tối hậu của con người. Chúng
ta có những cái nền, những nhà tư tưởng về nỗi
cô đơn trơ trọi của con người không Thượng Đế, lẽ dĩ nhiên,
trong đó có những triết gia vô thần cổ điển lớn.
-Một nền đạo đức
vô thần mới, và nó được soi sáng bởi những điều
thô bỉ của thế kỷ 20?
Malraux đã
từng nói: "Thế kỷ 21 phải là thế kỷ của tín
ngưỡng, bằng không sẽ không có thế kỷ 21." Tôi
dám nói ngược lại: tôi sợ rằng, nếu thế kỷ 21
này là thế kỷ của tín ngưỡng, thì nó
sẽ tiêu luôn. Tôi có hy vọng, rằng sẽ có
những con người suy tư về phận người, chứ không suy tư về siêu
thoát. Rằng, cái chủ nghĩa cuồng tín mang tính
ý thức hệ sẽ trở thành tội tổ tông! Chúng
ta còn chưa có ngôn ngữ người, Heidegger khẳng định
như vậy; chúng ta vẫn chưa bắt đầu tập học suy tư và
học nói.
-Ông "moi"
cái đạo đức mới này ở đâu ra vậy?
Tôi có
cái may được sống ở đại học Princeton và đại học
Cambridge, giữa những ông hoàng của nền khoa học cao.
Với văn chương, chữ nghĩa, chúng tôi chơi trò
bịp bợm lẫn nhau, từ sáng tới tối. Với khoa học, không
thể bịp bợm. Nếu bạn bịp, vậy là bạn đi đoong. So với sự cách
ly của thế giới khoa học, thì sự rút phép thông
công kiểu trung cổ của giáo hội trung cổ chẳng là
gì hết. Tôi nghĩ rằng, người ta có thể tìm
thấy, trong những ngành khoa học, một nền đạo đức của chân
lý, một thi tính của ngày mai, một ý
nghĩa của tương lai, chúng là cái mầm nở ra những
lề thói, cư xử mang tính người một cách tuyệt hảo.
-Cái gì
làm được thì cuối cùng khoa học cũng cứ làm.
Chỉ sợ rằng, rồi ra, nó sẽ chỉ biết nói không,
chẳng khác chi âm nhạc?
Bạn còn bi quan hơn
cả tôi! Rõ ràng là có một số
những nhà nghiên cứu nghĩ rằng, giải thưởng Nobel đáng
được chúc phúc. Nhưng những người mà tôi
quen biết, tỏ ra quan tâm, nghiêm ngặt hơn thế nhiều.
Vả chăng, làm sao nói tới văn hoá mà bỏ
qua những nhà khoa học? Một khi mà người ta sắp sửa thay
thế những phần của vỏ não con người, như vậy là những cái
"tôi" (le "moi", le "je") sẽ trở nên ra sao? Sau cùng
lại vẫn là vinh quang lẫy lừng của Rimbaud: "Tôi là
kẻ khác" (Je est un autre). Vào năm 1993, khi nhà
toán học Andrew Wiles giải được bài toán hắc búa,
là định lý Fermat, những đồng nghiệp của tôi sướng
điên lên, họ nói với tôi: "Điều này thật
là đẹp! Ông ta đã chọn được một cách giải tuyệt
đẹp. (It’s so beautiful! Il a choisi la plus belle approche.) Với những
nhà toán học, từ "đẹp" có một ý nghĩa cụ thể
mà tôi chẳng thể nào hiểu được.
-Ông có
vẻ sa đà, vậy là đã quá xa những nền
nhân văn yêu quí thân thương của ông…
Khi người ta 71 tuổi, người
ta thử gắng đặt ra cho chính mình, những câu
hỏi thiết yếu. Thêm nữa, đây cũng là mục đích
của đạo sống Do thái: Tự vấn, tự phán mình là
có tội, và thử gắng làm kẻ hành hương
trong cuộc đời. Tôi tin rằng sống ở đời là nghiêm
khắc và đau đớn tự hỏi chính mình rằng: "Việc đó
hỏng ở chỗ nào?", giống như người ta làm công việc
nghiệm thi sau khi đã xử lý tồi tệ một ca ở bệnh viện.
Nơi mà những hệ thống triết học khiếm khuyết đối với chúng
ta, thì khoa học vẫn còn năng động. Chúng ta phải
giáp mặt với ba thách thức lớn: sự sáng tạo ra
đời sống ở trong ống nghiệm, điều này sẽ đảo lộn pháp lý,
chính trị và triết học; sự phân tích ý
thức con người, Bewusstsein, như là những cơ chế hoá học
thần kinh (mécanismes neurochimiques); và sau cùng
là lý thuyết về Vũ trụ của Stephen Hawking và những
đồng nghiệp của ông [Vụ nổ lớn, lỗ đen…]. So với điều đó,
giải thưởng văn học Goncourt có ý nghĩa gì? Chủ
nghĩa hậu cơ cấu, hay hậu hiện đại là cái gì? Người
ta lại trở về với câu nói lớn lao và cũng thật khủng
khiếp của người Pháp: Kỳ dư, là hư văn. (Tout le reste
est littérature).
[Jennifer Tran chuyển
ngữ cuộc phỏng vấn G. Steiner, do Dominique Simonnet thực hiện
cho tờ báo Pháp L’Express, số đề ngày 28.12.2000].
Có thể bạn sẽ hỏi, mi là
ai, mi ở đâu, trong cái lũ Mít đó.
Gấu, 1 cách nào đó, may mắn,
không ở trong lũ đó. Khi còn ở xứ Bắc, nhờ
bà cô, Cô Dung, 1 me Tây, thương hại, nuôi,
cho đi học, rồi nhờ ông chồng, “Ông Tây”, như
thuờng gọi, khám phá ra Gấu. Rồi vào Nam, cũng
Bà Cô, lúc đó ở Pháp, tháng
tháng gửi tiền về cho ăn học. Rồi đỗ đạt sớm, đi làm
sớm, không dính dáng 1 tí gì đến cái
thứ có học, như lũ có học ở Miền Nam: Gấu ra trường,
trước khi có chính sách hoãn dịch vì
lý do học vấn. Như thế, khi còn đi học, Gấu học tiếng
Tây, là để cám ơn 1 ông Tây, và
khi đi làm, đọc sách tiếng Tây, là để giải ra
cho bằng được lý do của cuộc chiến, đúng là như thế,
bởi là vì đọc, những tác giả “là như thế”,
nào Henri Lefebvre, nào Lukacs, nào Trần Văn Toàn,
nào Nguyễn Đình Thi…
Khi người ta 71 tuổi, người ta thử gắng đặt ra
cho chính mình, những câu hỏi thiết yếu. Thêm
nữa, đây cũng là mục đích của đạo sống Do
thái: Tự vấn, tự phán mình là có
tội, và thử gắng làm kẻ hành hương trong cuộc
đời. Tôi tin rằng sống ở đời là nghiêm khắc và
đau đớn tự hỏi chính mình rằng: "Việc đó hỏng
ở chỗ nào?", giống như người ta làm công việc nghiệm
thi sau khi đã xử lý tồi tệ một ca ở bệnh viện. Nơi
mà những hệ thống triết học khiếm khuyết đối với chúng
ta, thì khoa học vẫn còn năng động. Chúng ta phải
giáp mặt với ba thách thức lớn: sự sáng tạo ra
đời sống ở trong ống nghiệm, điều này sẽ đảo lộn pháp lý,
chính trị và triết học; sự phân tích ý
thức con người, Bewusstsein, như là những cơ chế hoá học
thần kinh (mécanismes neurochimiques); và sau cùng
là lý thuyết về Vũ trụ của Stephen Hawking và những
đồng nghiệp của ông [Vụ nổ lớn, lỗ đen…]. So với điều đó,
giải thưởng văn học Goncourt có ý nghĩa gì? Chủ
nghĩa hậu cơ cấu, hay hậu hiện đại là cái gì?
Người ta lại trở về với câu nói lớn lao và cũng
thật khủng khiếp của người Pháp: Kỳ dư, là hư văn. (Tout
le reste est littérature).
Steiner
Nếu có nhục, thì cái nhục
làm người của Gấu, khác hẳn lũ đó!
Có thể bạn vẫn hỏi,
cái vụ hoãn dịch vì lý do học vấn
của Ngụy, là giữ lại người tài, không để bị
chết uổng trong cuộc chiến, vì cuộc chiến nào thì
cũng phải chấm dứt.
Quả thế, thế mới chết. Chết trong tâm hồn,
bị bịnh kín, mắc đàng dưới là do đó.
|
Trang NQT
art2all.net
Istanbul
Lô
cốt trên
đê
làng
Thanh Trì,
Sơn Tây
|