|
“An’s story
strikes me as something right out of Graham Greene,” said David
Halberstam, who
was friends with An when he was a New
York Times reporter in Vietnam. “It broaches all the fundamental
questions.
What is loyalty? What is patriotism? What is the truth? Who are you
when you’re
telling these truths? There was an ambivalence to An that’s almost
impossible
for us to imagine. In looking back, I see he was a man split right down
the
middle.”
Nguồn: Blog Du
mục Da vàng
Đây là cách
nhìn của tụi ký giả Mỹ, khi nhìn PXA: Qua Greene.
Bởi là vì mấy anh này, anh
nào cũng
muốn có 1 Người Mỹ Trầm Lặng,
riêng cho mình.
Với Ẩn không hề
có cái chuyện nứt ra làm đôi, ở ngay giữa, như thế.
Nếu có, là anh đã bỏ chạy về
phía những kẻ bại trận, là 1 Miền Nam, trong có lũ Ngụy rồi.
Suốt đời, Ẩn có
bao giờ ân hận như Víp Va Ka, thí dụ, qua câu than, 1 triệu người vui,
1 triệu
người buồn?
Luôn nói sự thực? Một điệp
viên thứ thực, làm sao nói sự thực? Time, trong bài
viết ai điếu Ẩn, đã giải
thích ý nghĩa của từ “sự thực”, trong trường hợp Ẩn: anh ta không thả
vịt cồ. Không phao tin nhảm.
Cái sự kiện
xẻ làm đôi, ngay ở giữa đó, là con quỉ của tên gián điệp, như Steiner,
trong bài
viết “Điệp Viên của Chúa”, “God’s Spies” vinh danh Greene, khi đọc The Human
Factor:
“Incipient duality is the
agent’s demon”
[Tính cách nhị phân mới chớm -
một thứ ung thư mới chớm - là con quỉ của tên điệp viên].
Malraux cũng nhận ra
chân lý này, với 1 tiểu thuyết gia.
TTT mê Malraux, bèn chôm
luôn, ra cái tít "Nỗi
Chết Không Rời", tên 1 bài viết của ông, sau bị TPG, hay Thế Uyên,
chôm, như trong thư viết cho "đảo xa" cho biết, và trích câu của
Malraux, để vinh danh Thầy, và cũng để cho biết
nguồn:
…. như cục ung thư, sống với nỗi chết âm ấm ở trong lòng bàn
tay,... comme
un cancer, vivre avec cette tièdeur de mort dans la main.
Ẩn đâu phải
tiểu thuyết gia. Ông làm điệp viên như tên Mít gốc Bắc Kít, ái quốc,
mong muốn đuổi
thực dân Pháp, rồi Mỹ, thống nhất đất nước, qui về 1 mối, có gì mà phân
đôi?
Nếu
ông có căn bịnh ung thư đó, thì đã khác rồi.
Bởi thế mà sau 30 Tháng Tư, ông bị
Bắc Kít đem về Bắc, cho đi cải tạo.
Chúng sợ ông bị căn bịnh ung thư này!
Hà, hà!
Nhưng, phải
là Brodsky, khi vinh danh Kinh Cầu, mới
nói hết ý về cái sự xẻ ra làm đôi này:
Nó là con vai rớt, phân biệt
con người bình
thường, với 1 nhà văn.
Một con người bình thường, khi gặp thảm họa, là chịu đựng,
là đau khổ…
Nhà văn, khác. Nó cũng chịu đựng như bất cứ con người, nhưng hở 1 tí,
là bèn cố né qua 1 bên, để quan sát và khi có dịp là bèn viết, là bèn
mần thơ!
Brodsky: Với tôi, tính
kinh điển, thực tại thực, the main
thing, của Kinh Cầu [thơ Akhmatova],
là đề tài về sự xẻ đôi, về sự bất lực của nhà thơ không có được một
phản ứng
toàn vẹn [trước thực tại]. Akhmatova mô tả những kinh hồn thất đảm,
những ghê
rợn của Đại Khủng Bố của Stalin. Nhưng cùng một lúc, bà nói hoài hoài
về cái
tâm trạng mấp mé biến thành khùng của mình....
Brodsky. For me the main
thing in Requiem is the theme
of splitting, the theme
of the authors inability to have an adequate reaction. Akhmatova
describes in
Requiem all the horrors of Stalin's "great terror," but at the same
time she is constantly talking about how close she is to madness. Do
you
remember?
Already
madness dips its wing
And casts a shade across my heart,
And pours for me a fiery wine
Luring me to the valley dark.
I realize
that to this madness
The victory I must yield,
Listening closely to my own
Delirium, however strange.
Khùng điên dang rộng cánh
Trải dài bóng qua trái tim tôi
Đổ rượu nồng cho tôi
Lùa tôi xuống thung lũng tối
Tôi nhận ra, đối với điên
khùng này,
Là chiến thắng mà tôi phải trao nhường cho nó.
Trong khi lắng nghe, thật cận kề,
Cơn hoảng loạn của chính mình
Mới lạ lùng làm sao!
Khổ thơ sau có lẽ là tuyệt
vời nhất của tất cả Kinh Cầu.
Hai dòng chót nói sự
thực lớn lao nhất. Akhmatova diễn tả tâm trạng của thi sĩ, khi nhìn
mọi chuyện
xẩy ra cho bà, như thể, bà đứng qua một bên, Với nhà thơ, sự kiện, viết
ra,
cũng quan trọng như, sự kiện, diễn tả nó: Nhà thơ bắt đầu trù ẻo mình:
Anh là
thằng điên khùng. Mi là một thứ quái vật chi, tại sao mi thản nhiên
nhìn những
sự ghê rợn như thế diễn ra trước mặt, như thể nó chẳng liên quan mắc
mớ gì tới
mi?
Volkov: Chuyện trò với Brodsky (1)
PXA hẳn
là biết
trước số phận của ông, và của cuốn viết về ông, của Bass. Địa ngục chật
cứng lũ
VC loi nhoi, với đủ thứ tội, đâu có chỗ cho ông, như chính ông nói với
Bass.
Chúng không ưa tôi, nhưng tôi không làm gì để chúng khép tội, làm
thịt
tôi. Cũng vẫn ông nói.
Số phận Võ tướng quân đâu có khác. Tên y tá dạo
sợ còn
không biết Ẩn là ai nữa. Trong khi đó, người dân Miền Nam không bỏ 1
ai, đó là
điều chúng ta ngày càng tự hào, hãnh diện, như 1 đền bù tinh thần, cho
những
đau thương, tổn thất cùng với những ngày 30 Tháng Tư sắp tới.
PXA & Greene
Phạm Xuân Ẩn
(tiếp)
Cuốn sách xuất
sắc nhất về Phạm Xuân Ẩn cho tới thời điểm này là của Thomas Bass, The
Spy Who
Loved Us. The Vietnam War and Pham Xuan An's Dangerous Game; để xuất
hiện ở Việt
Nam, cuốn sách đã phải mang cái tên lệch đi, Điệp viên Z21, Kẻ thù
tuyệt vời của
nước Mỹ.
Perfect Spy
chứa đựng câu chuyện mà Phạm Xuân Ẩn muốn có; là một cuốn tiểu sử
"chính
thức", tác giả Larry Berman đã được Phạm Xuân Ẩn cung cấp một version
"kiểu Phạm Xuân Ẩn" (kiểu Phạm Xuân Ẩn có lẽ then chốt nhất nằm ở chỗ:
lúc nào cũng nói sự thật; kể cả khi cùng một lúc gửi báo cáo về Bắc
Việt và viết
bài cho Time, với cả hai bên Phạm Xuân Ẩn đều nói sự thật), một version
hoàn hảo,
nhưng đầy "mất mát". Trong những thứ quá mức phức tạp, hướng đến bức
tranh chung hoàn hảo là một cách tốt nhất để hứng lấy những thất thoát
to lớn.
Thomas Bass
từng nhiều lúc không được phép gặp Phạm Xuân Ẩn, chắc hẳn vì Phạm Xuân
Ẩn cũng
nhận ra cách tiếp cận của Bass khác của Berman, version về cuộc đời ông
sẽ
không "hoàn hảo" như ông có thể làm được với Berman; trong cuốn sách,
Bass cũng mấy lần ám chỉ Phạm Xuân Ẩn hoàn toàn hiểu cuộc chơi của mình
với
Bass, biết rằng đây sẽ là một câu chuyện "từ bên trong". Sự dai dẳng
đầy tinh thần báo chí của Thomas Bass trong cuộc "đeo bám" Phạm Xuân Ẩn
thật là đáng nói, đeo bám gần ở ngôi nhà lúc nào cũng loạn xạ tiếng
chim hót,
và cả đeo bám xa, với những chuyến đi, chẳng hạn như ra Côn Đảo.
Bass đặc biệt
để ý đến những khoảnh khắc biến đổi của Phạm Xuân Ẩn, và luôn luôn tìm
cách nắm
bắt con người của Phạm Xuân Ẩn vào những lúc không ngờ nhất (ví dụ lúc
Phạm
Xuân Ẩn đứng trước bàn thờ); làm điều này hẳn là không dễ, vì Phạm Xuân
Ẩn có một
nguyên tắc trò chơi không hề đơn giản: không hề giả vờ hay đóng vai, mà
thật
như thế.
"Tôi tự
hỏi hay là ánh mắt trách móc của người cha cũng làm cho ông thấy ngột
ngạt khó
thở" (tr.47).
Thomas Bass
đặc biệt xuất sắc ở hai chỗ: tìm cách gắn kết Phạm Xuân Ẩn với một con
người
cũng hết sức phức tạp, không thể nắm bắt, là Graham Greene (Phạm Xuân
Ẩn chưa từng
gặp Greene, chỉ vài lần nhìn thấy Greene, và Phạm Xuân Ẩn cũng là chứng
nhân tận
mắt vụ nổ giữa trung tâm Sài Gòn, sự kiện xuất hiện trong The
Quiet American).
Điều thứ hai
là Bass đã phân tích rất thấu đáo Phạm Xuân Ẩn thời nhỏ và thời trẻ,
với vai
trò của những người gần gũi như ông thầy Trương Vĩnh Khánh, để chỉ ra
một thay
đổi về hệ hình ở người Việt Nam: lớp người trước Phạm Xuân Ẩn học qua
Tàu để hiểu
Pháp, yêu quý nhiều giá trị của Pháp để rồi đánh người Pháp, còn giờ
đây là
chuyện học từ người Pháp để hiểu người Mỹ, yêu quý nhiều giá trị của Mỹ
để rồi
đánh người Mỹ.
"Gia
đình tôi lúc nào cũng có tinh thần yêu nước với khát vọng đánh đuổi
người Pháp
ra khỏi Việt Nam" (tr.37) (thế mà người cha của Phạm Xuân Ẩn lại là một
công chức của nhà nước thuộc địa Pháp, một người vẽ bản đồ; kỹ năng bản
đồ sau
này sẽ giúp ích rất nhiều cho Phạm Xuân Ẩn).
"Ông
Khánh và cậu học trò của mình dành hàng giờ trao đổi những câu chuyện
đùa cợt
và tếu táo về việc huấn luyện trong tương lai để Phạm Xuân Ẩn trở thành
một tay
gangster Mỹ" (tr.63).
Thomas Bass
còn nhìn ra hình ảnh Tom Sawyer ở Phạm Xuân Ẩn hồi bé. Theo tôi, đây là
một so
sánh rất xuất sắc. Tom Sawyer và Tarzan lồng trong hình ảnh Phạm Xuân
Ẩn, điều này
giải thích cho rất nhiều điều, nhất là về khí chất một con người.
Rốt cuộc,
trong ba cuốn sách quan trọng về Phạm Xuân Ẩn, cuốn của Berman, cuốn
của Bass,
và tiểu thuyết Thời gian của người của
Nguyễn Khải (Phạm Xuân Ẩn là nhân vật Quân trong đó), cách tiếp cận của
Nguyễn
Khải lại là dở nhất: nổi bật trong cái nhìn của Nguyễn Khải là cơ chế
này: khi
người ta phải đóng giả cái gì đó quá nhiều, quá lâu, thì cái đóng giả
như trở
thành thực, bản ngã thật rất khó xuất hiện trở lại; hình như điều này
chẳng có
chút ăn nhậu nào tới Phạm Xuân Ẩn.
Blog NL
Cái chuyện móc
PXA với Greene, theo Gấu, cực nhảm, vì chẳng có gì giống nhau giữa họ.
Nguyên uỷ
của nó, là ở trong cái đầu tụi báo chí Mẽo, khi tới Sài Gòn tên nào
cũng lận lưng
1 cuốn Người Mẽo Trầm Lặng của Greene,
như Norman Sherry, tác giả bộ sách khổng
lồ tiểu sử của
G. Greene, nhận xét, nên trông gà hóa cuốc.
Mấy tay này,
kể cả Bass, theo Gấu không đọc nổi Greene. Ở cái phần sâu thẳm của ông
- như là
1 tiểu thuyết gia. Ông làm gián điệp, để phục vụ nữ hoàng Anh, nước
Anh, nhưng đó
chỉ là mặt nổi của vấn đề. Mặt chìm mới ghê: Ông làm gián điệp để hiểu
con người.
Khác hẳn PXA, đâu phải tiểu thuyết gia con mẹ gì, đâu có vấn đề “con
người” gì
với Cao Bồi, theo tính cách... tiểu thuyết gia?
*
“Tôi phải kiếm cho ra một tôn
giáo”, Graham Greene nói, “để đo
lường cái phần quỉ ma ở nơi tôi”.
Một thách đố như vậy đã đặt
Greene vào cái thế của một “tiểu
thuyết gia Ky tô giáo” – ông rất ghét định nghĩa này - đúng như viễn
tượng về
ông: trước khi chọn Chúa Ky Tô, như là một thế giá cao cả nhất, thì
ông, trước
hết, còn là một con người bị ám ảnh bới chính cái nấc thang thế giá
đó.
Không nhà văn nào của thế kỷ 20 này có thể so với ông, người muốn đi
tới cùng
trong cõi nhân sinh nhỏ xíu - ấy là nói về chuyện so sánh giữa con
người với
con người, và có thể, với Chúa nữa. Trong khi những tiểu thuyết gia
thuộc loại
tầm tầm mày mò, dị mọ những đòn phép nhằm phân biệt thằng cha này tốt,
thằng
cha kia xấu, Greene là bậc thầy của sự tách biệt đa tầng, dị dạng, khi
xoáy vào
những đường ranh thật là mỏng manh phân chia, giữa thế nào là quỉ ma
thế nào là
độc địa, thế nào là bất tương thân, thế nào là ngu si đần độn chứa đầy
ác tâm.
Những con người của ông loay hoay xoay sở bên trong cái khuôn mẫu đạo
đức rất ư
là chi ly. Sa sẩy, là từng bước chân, là từng lỡ bộ. Sai một ly đi một
dặm.
Thành thử vô phương, làm người tốt [to be good] ở nơi Greene. Nhưng có
hàng
triệu triệu cách, để đỡ tồi tệ hơn, ít hoặc nhiều.
Khía cạnh hiện thực mang tính đạo hạnh chi ly tỉ mỉ đó, ở
Greene, thường không được người đọc để ý, thay vì vậy, là những mầu sắc
“baroque” – trò truy hoan thẳng thừng, thú du lịch, cái lối viết nhà
báo –
những dấu ấn khiến ông được coi là đồng hội đồng thuyền với những tay
phiêu lưu
như Erskine Childers, Len Deighton, Alec Waugh, John Le Carré.
Chắc chắn rồi, Greene phải được coi như là một người viết quan tâm
tới dòng văn chương điệp viên, tình báo – chú thiếu niên Greene
ngày nào
đã từng thử làm người hùng máu lạnh, qua trò chơi chết người Russian
roulette.
Tuy nhiên, người đọc đừng quên rằng, trên giá sách của ông, còn có sự
ngự trị
của, thí dụ như, Henry James. Hơn thế nữa, Greene quả thực là một điệp
viên nhị
trùng, theo đúng nghĩa đen của từ này.
“Thượng Đế ở trong những chi
tiết”, Ruth Franklin, trên báo Người
Nữu Ước số đề ngày 4 tháng Mười - điểm cuốn thứ ba và nhân đó toàn bộ
ba cuốn,
tiểu sử Greene, của Sherry - và cùng lúc tưởng niệm một trăm năm ngày
sinh của
Greene, cũng đã nhắc tới một chủ nghĩa hiện thực mang chất Ky Tô Giáo
của
Greene, và cho rằng, khổ tâm số một của Greene - như là một tay Ky Tô -
đó là:
ông nghi ngờ khả năng yêu Chúa của chính ông [he doubted his own
ability to
love God], và nếu thiếu nó, là không thể làm cú nhẩy chót vào lòng
Ngài, để
dâng hết mình cho Ngài, rằng con xin đầu hàng! Cú đầu hàng vô điều kiện
cần thiết
để biến một tay tổ sư tội lỗi là Greene, trở thành ông thánh Greene!
Nhưng chính sự thất bại của một ông tổ sư tội lỗi - không
thể nào thành Thánh được - đã biến ông thành một tiểu thuyết gia bậc
thầy. Hơn
thế nữa, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, mỗi lần ông đưa cái mũi vào một
mảnh đất
khốn khổ khốn nạn, là y như rằng, ở đó có vấn đề, và vẫn còn có vấn đề.
Thí dụ
như trong Người Mỹ Trầm Lặng, ông đã ngửi ra được rằng, hoà bình không
có nghĩa
là thanh bình, ở một cõi nhân gian nhỏ xíu của những tên mít đặc, mít
ướt, mít
mật, mít cà chớn… đó!
Source
Đọc, chỉ 1 khúc trên, là thấy,
Ẩn khác Greene.
Còn cái gọi
sự thực, "Ẩn luôn nói sự thực", cũng cực nhảm. Gấu đã từng gặp ông, đã
từng có thời
có thể coi như là bạn của ông.
Ông là người rất kín đáo, rất ít nói. Cảm giác đầu
tiên gặp, là tay này, giả như có sự thực, thì cũng giấu thật kỹ, khó mà
ai biết
được.
Cựu chủ viết
về nhân viên cũ.
(1) DIED.
Pham Xuan An, 79, Viet Cong colonel who worked during the Vietnam War
as a
highly respected journalist for TIME while spying for the communists—a
double
life kept secret until the mid-'80s; in Ho Chi Minh City. The first
Vietnamese
to become a staff correspondent for a U.S. news outlet, An said he was
an
"honest reporter" who did not spread misinformation. From his unique
perch at TIME's Saigon bureau, the popular, plugged-in An was able to
achieve
feats for both sides, alerting the Viet Cong to the impending buildup
of U.S.
troops in the mid-'60s and secretly arranging for the release of
American
journalist Robert Sam Anson, captured in Cambodia by the Khmer Rouge.
[Tạm dịch: Từ
trần. Phạm Xuân Ẩn, 79 tuổi, đại tá Việt Cộng, trong chiến tranh Việt
Nam, là một
ký giả rất được kính trọng của tờ Time,
cùng lúc còn làm công tác gián điệp cho Cộng Sản - một cuộc sống kép
được giữ
kín cho tới giữa thập niên 1980, tại Thành Phồ Hồ Chí Minh. Người Việt
Nam đầu
tiên trở thành nhân viên chính thức, cho một tờ báo lớn của Mỹ, tại một
trụ sở ở
nước ngoài của nó. Ẩn nói, ông phục vụ như là một "thông tín viên lương
thiện", theo nghĩa, không phao tin dởm. Giống như một con cú, đậu chót
vót
trên cao, từ vị trí độc nhất của mình ở tòa soạn báo Time, con người
bình dân,
giao thiệp rộng rãi, nằm vùng là Ẩn đó có thể hoàn thành những kỳ công
cho cả
hai bên, trong đó có việc báo động cho VC về những cuộc điều động quân
đội Hoa
Kỳ trong thời gian giữa thập niên 1960, và, bí mật dàn xếp với lực
lượng Khờ Me
Đỏ, để họ thả ký giả Mỹ Robert Sam Anson, bị bắt tại Cambodia.]
Như thế, sự
thực với PXA, có nghĩa là, “không loan tin dởm”. Không tung vịt cồ.
Cuộc chiến Mít bùng
nổ với cú vịt cồ, đầu độc tù VC tại Phú Lợi. Mấy tên tù VC tham ăn,
trúng thực,
Diệm cho xe cứu thương đưa vô bịnh viện rửa ruột, VC hô hoán Diệm đầu
độc tù,
và thành lập MTGP, mở ra cuộc chiến giữa Miền Nam với Miền Nam, đếch có
Bắc Kít
nhe.
Xịa phịa ra cú MTGP ly khai Bắc Kít, cả báo chí thế giới mắc bẫy, PXA
không,
tất nhiên!
Cái tệ hại
nhất của Cao Bồi, là ông không thể yêu Miền Nam, như… Greene được, thế
mới nhảm,
như khi Greene phán, khi cái mũ tai bèo rớt xuống là phải chạy ngay về
phía “những
kẻ thua cuộc”.
Suốt 1 đời, PXA chỉ biết có xứ Bắc Kít của ông, thế mới lại càng
nhảm.
The Human
Factor, which
didn't even have a title, hung like a dead albatross round my neck. My
imagination seemed as dead as the bird. And yet there were some good
things in
the twenty thousand words which I had written - I liked especially the
shooting
party at C's country house. The memory of it nagged me. I couldn't
settle to any
other work, and so reluctantly and doubtfully I took the novel up
again,
telling myself that the Philby affair belonged now sufficiently to the
past.
Perhaps the hypocrisy of our relations with South Africa
nagged me on to work
too.
The Human Factor [Yếu
tố người] không có được, ngay cả một cái tít. Nó
lủng lẳng ở cổ tôi, như một con chim hải âu chết. Sự tưởng tượng của
tôi cũng chết như chim. Tuy nhiên, có vài điều đường được ở trong mớ
hai chục ngàn con chữ mà tôi đã đổ ra đó - tôi mê cái bữa tiệc săn bắn ở căn nhà đồng quê
của C. Hồi nhớ của tôi về nó làm phiền tôi. Tôi không thể làm được
chuyện khác, thế là vừa ngần ngại vừa hồ nghi, tôi lại lôi nó ra, tự
bảo mình, cái vụ Philby thì cũng xưa rồi Diễm ơi. Có lẽ, cái tính đạo
đức giả trong những liên hệ với Nam Phi cũng làm phiền và khiến tôi
không thể nhả ra.
*
"The
novelist’s
station" he [Greene] insists "is on the ambiguous borderline"; a
writer, like a double agent, “must be able to cross over, to change
sides at
the drop of a hat”.
Cái trạm sở của tiểu thuyết
gia thì ở vùng biên cương mù mờ; nhà văn, thì cũng một thứ gián điệp
hai mang,
nhưng 'phải dám vượt lằn ranh, đổi bên liền lập tức khi cái nón [tai
bèo] vừa
rớt xuống'. Graham Greene
*
Loyalty breeds treachery.
Trung thành sinh ra phản bội
Peter Kemp: The Human Factor,
Introduction
*
Trung thành sinh ra phản bội.
Mấy ông nhà văn VC không thể
nào hiểu ra điều này.
Nguyễn
Khải có thể đã mơ hồ
hiểu ra, khi ông đổi trú sở, bỏ chạy Hà Nội vô Sài Gòn, và nhập ngay
vào với
cái không khí biên cương mù mờ, và viết được mấy cuốn, nhưng lại chiếu
sáng
chúng bằng ánh sáng của Đảng. Bằng sự trung thành, đời đời biết ơn Đảng!
Giá mà ông có dũng khí, chắc
là đã dám phản bội, và hiểu ra chân lý, phản bội mới đúng là trung
thành với
Đảng!
Human
kind cannot bear very
much reality
Cái thứ người không chịu nổi
quá nhiều thực tại
T.S.
Eliot
Theo GCC,
Nguyễn Khải viết về PXA hay hơn nhiều, so với anh Mẽo. Trong PXA của
NK- trong Thời
gian của Người - có giấc mơ lớn của Mít, bị VC cướp đoạt - huỷ
diệt đúng
hơn. Hậu quả khủng khiếp của nó, là 1 nước Mít như bây giờ.
Ẩn có bao giờ
có tí suy tư về “yếu tố người”?
Sự thực, khó có thể so
sánh PXA với Greene.
Một lần Gấu đọc được một
câu của Greene. Lạ làm sao, y hệt như ông đoán
trước
được thái độ của những con người như PXA.
Gấu cố tìm lại nguyên văn
câu của ông, nhưng không thể, chỉ nhớ đại
khái.
Ông nói, nhà văn, chỉ cần
đợi cái mũ vừa rớt xuống, là chạy về phiá
những kẻ bại
trận, những kẻ thua thiệt.
Câu này, tương tự với câu châm ngôn, phù suy đừng phù thịnh, nhưng đặt
nó vào
trường hợp cụ thể, con mắt của Greene như nhìn thấu suốt hết những năm
tháng liền
sau ngày 30 Tháng Tư: Cái nón sắt, sau tới nón tai bèo, tới cờ giải
phóng thi
nhau rớt xuống.
Ông như biết trước, sẽ
chẳng xẩy ra cảnh, chạy về phía những kẻ bại
trận. Ông
như nhìn ra đời sống khốn nạn sau đó, của những kẻ như PXA: Không làm
được cái
việc chạy về phía Miền Nam, không được cả hai chủ, chủ cũ chủ mới, tin
cậy.
Người ta ngày càng thấm thiá câu của Greene. Cái bóng của Greene
cứ dài
mãi ra. Rợp Bóng
Greene, như một nhà văn trong nước đã từng dịch một bài viết về
Greene trên
tờ Guardian.
Nhưng phải đọc mấy cuốn hồi ký, tự thuật của Greene,
mới hiểu được mối tình
lớn của ông dành cho Việt Nam.
Cuốn Người Mỹ Trầm Lặng như chịu
chung số phận văn học Miền Nam, bị phần thư, và, một con phượng hoàng,
từ mớ
tro than, tái sinh.
Ông viết, trong Người Mỹ Trầm Lặng,
"Phuong," I said – which means Phoenix, but nothing nowadays is
fabulous and nothing rises from its ashes. "Phượng", tôi nói,
"Phượng có nghĩa là Phượng hoàng, nhưng những ngày này chẳng có chi là
huyền
hoặc, và chẳng có gì tái sinh từ mớ tro than của loài chim đó"; nhưng
chính cuốn sách của ông làm được điều này.
Chỉ nội lòng yêu thương dành cho Miền Nam không thôi, PXA không thể nào
so sánh
nổi với Greene. NQT
"Người Mẽo trên đường tới Việt Nam đều lận lưng một cuốn Người Mỹ
Trầm
Lặng. Cuốn sách được coi là rất đáng tin cậy, the most reliable
account, về
chuyện quái quỉ gì xẩy ra ở đó [what it was like in Viet Nam]: nó còn
mang tính
tiên tri, [it was also prophetic]. Những người Mẽo sau khi tháo chạy,
viết, họ
cảm thấy những nhà làm chính trị ở Mẽo đã không chịu lắng nghe Greene."
Norman Sherry: Cuộc đời Greene, Tập
III
(1)
*
To
Docteur Michel Lechat
Dear Michel,
I hope you will accept the
dedication of this novel which owes any merit it may have to your
kindness and
patience; the faults, failures and inaccuracies are the author's alone.
Dr
Colin has borrowed from you his experience of leprosy and nothing else.
Dr
Colin's leproserie is not your leproserie which now, I fear, has
probably
ceased to exist. Even geographically it is placed in a region far from
Yonda.
Every leproserie, of course, has features in common, and from Yonda and
other
leproseries which I visited in the Congo
and the Cameroons I may have taken
superficial
characteristics. From the fathers of your Mission
I have stolen the Superior's
cheroots - that is all, and from your Bishop the boat that he was so
generous
as to lend me for a journey up the Ruki. It would be a waste of time
for anyone
to try to identify Querry, the Ryckers, Parkinson, Father Thomas - they
are
formed from the flotsam of thirty years as a novelist. This is not
a roman à
clef, but an attempt to give dramatic expression to various
types of belief,
half-belief, and non-belief, in the kind of setting, removed from
world-politics and household-preoccupations, where such differences are
felt
acutely and find expression. This Congo is a region of the
mind, and
the reader will find no place called Luc on any map, nor did its
Governor and
Bishop exist in any regional capital.
You, if anyone, will know how
far I have failed in what I attempted. A doctor is not immune from
'the long
despair of doing nothing well', the cafard
that hangs around a writer's life. I only wish I had dedicated to
you a
better book in return for the limitless generosity I was shown at Yonda
by you
and the fathers of the Mission.
Affectionately yours,
Graham Greene
Trên
đây là cái thư gửi vị bác
sĩ trại cùi của Greene. [A Burn-Out Case]. Nó có cái gì giống
thư mở ra Người
Mỹ trầm lặng, có thể chỉ như là một cái cớ, a pretext, để móc
tác phẩm của ông vào thực tại, theo nghĩa câu của Hans Andersen, mà
Greene cũng
mượn, để mở ra tác phẩm The Human Factor
của ông, ‘out of reality are our tales of imagination fashioned’: dù
tưởng tượng
thế nào thì những giả tưởng của chúng ta đều chui ra từ thực tại.
Gấu tôi tự hỏi, tại sao trong
nước không mê, và ít ai dịch Greene trong khi ông mê Miền Nam
của Mít bội phần, hơn cả… PXA.
Hơn nhiều!
Trong cái thư trên, cái câu Gấu
gạch dưới, tuyệt cú mèo, và có thể, lại ‘có thể’, nó giải thích cái
mail của vị
nữ bác sĩ gửi cho TV: ‘Một vị bác sĩ thì cũng không được miễn nhiễm bởi
cái
chuyện quá chán chường vì cứ ì ra không làm bất cứ chuyện gì cho ra
hồn’.
Đó là cơn “cafard” đeo ngay ở
cổ một thằng cầm viết, lẵng nhẵng suốt đời làm khổ nó.
Quân của
Nguyễn Khải là nhân vật giả tưởng, từ PXA ra, còn với anh Mẽo, là 1 PXA
thực,
như anh ta, 1 ký giả thực, mơ làm sao viết được 1 cuốn giống như của
Greene.
Khó mà so sánh với nhau được.
Sau cuộc chiến,
nếu gọi là giả tưởng, thì chỉ có Thời
gian của người, Vòng sóng tới vô cùng, Gặp
gỡ cuối năm, của Nguyễn Khải, là đọc
được, khi Mít vẫn còn ôm ấp giấc mộng lớn. Cũng là thời gian Gấu vừa
đào kinh vừa
khóc ròng, vừa hát Con Kinh Ta Đào, ở
nông trường cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi. Rồi tới thời kỳ vỡ mộng, với Đứng Trước Biển, Cù Lao Tràm, rồi tới sám
hối, với Đi Tìm 1 Cái Tôi, Ba Người Khác.
Với Nỗi Buồn Chiến Tranh, của Bảo Ninh, thì lại có
contre-poids, [xài
tiếng Tây cho nó bảnh], là Tướng về hưu
của Nguyễn Huy Thiệp. Gấu
không đọc được PTH, ngoài Thiên Sứ
ra, đọc, vì lầm. Đó là sự thực.
Phạm
Xuân Ẩn cũng là chứng nhân tận mắt vụ nổ giữa trung tâm Sài Gòn, sự
kiện xuất
hiện trong The Quiet American.
Blog
NL
Không
đúng. Người độc nhất ngồi gần nhất cú nổ ở Catinat, do người của lực
lượng thứ
ba, là TMT làm, là anh ký giả Hồng Mao ghiền, Fowler. Anh này lúc đó
ngồi ở Quán
Chùa, có thể đúng cái ghế sau này GCC, cũng ghiền như anh ta,
ngồi, như
trong “Tiểu
sử Greene”, của Sherry, cho biết. Khi phái đoàn làm phim “Người Mẽo
trầm lặng”
quay cảnh này tại Sài Gòn, thì PXA có ghé coi, và tiện thể tố, Greene
là gián điệp!
Greene đâu có giấu điều này. Gấu nghi là PXA ghen tài viết văn của
Greene. Mày
vừa viết văn, vừa làm gián điệp, vừa suýt đợp Nobel. Bởi
thế mới có Nguyễn Khải viết giùm PXA.
Graham
Greene
Đúng như
Greene nhận xét: Bản chất con người không đen và trắng, mà là đen xám,
hay đúng
hơn, xám xịt.
[Human nature is not black and white but black and grey].
Chính trong
cái bầu khí xám xịt đó, là Sài Gòn thập niên 1950, mà cuộc tình tay ba,
trong
Người Mỹ Trầm Lặng, với ba đỉnh của nó, được mở ra: tính dễ bị
mua
chuộc, mà
cũng rất ư là thành thực, không mầu mè, của một cô Phượng [với giấc mơ
lấy chồng
Mẽo, làm dâu Mẽo, hay tệ hại hơn, làm dâu Đài Loan, Đại Hàn… như những
cô Phượng
hiện nay ở Việt Nam…], tính dãn ra, chẳng còn muốn vướng vào những vấn
đề của một
xứ xở thuộc địa như Việt Nam, của anh mũi lõ già nghiền thuốc phiện, là
Fowler,
và sự ngây thơ của một anh Mẽo trẻ tuổi đẹp trai, thiện nguyện viên,
hay cố vấn
Pyle! Đúng là một tam giác lý tưởng để dựng nên một cuốn tiểu thuyết lý
tưởng!
Nó làm cho Zadie Smith [trên tờ Guardian]
nhớ tới trò chơi “jack
straw”, trong
đó mỗi người chơi, tới lượt mình, rút một cọng rơm mà không được đụng
những cọng
rơm còn lại. Tài nghệ của tiểu thuyết gia ở đây, là làm sao cân bằng cả
ba, bắt
từng nhân vật đối diện với chính mình, và với hai kẻ kia, trong tấn trò
đời, với
tất cả những lên voi xuống chó, những hy vọng, những thất bại - và nhất
là, phải
làm sao cho độc giả đừng trông mong có được một nhận định, đánh giá sau
cùng,
khi gấp sách lại, [và thở phào, rằng, việc đọc của ta như vậy là
xong!]. Greene
không thích những độc giả của ông có được sự hài lòng, thoải mái, theo
nghĩa
này: “Khi chúng ta không chắc chắn, như vậy là chúng ta vưỡn còn sống!”
Trường hợp Người Mỹ Trầm Lặng,
bầu khí mang chất đạo hạnh trong đó được xây dựng
từ từng mỗi
viên gạch của nó, như Zadie Smith đã nói tới, về một hệ thống đạo đức
được so
đo đong đếm đến từng chi tiết. Nó làm Zadie Smith nhớ tới Henry James
trong tác
phẩm Những Người Âu Châu,
nhưng có khác, với Greene, câu chuyện không
xẩy ra ở
trong một căn phòng, mà là ở trận địa. Có gì là chắc chắn khi lọt vào
một trận
địa. Độc giả, như Greene, bị đẩy vào trong những cuộc tranh chấp dơ
dáy, bẩn thỉu,
tởm lợm nhất của thế kỷ, thí dụ như cuộc chiến Việt Nam, và rất nhiều
cuộc chiến
khác, một khi con người vẫn cứ lăn xả vào nhau, chém giết nhau, cho dù
những
“nghĩa cả” đã trở nên tối mò mò, chẳng ai còn tin tưởng vào chúng nữa.
Những
nhân vật của Greene làm bật ra sự bất toàn, tính không thể nào xác định
được, của
cái gọi là đạo đức, đạo hạnh, sự lẫn lộn, chẳng biết đàng nào mà lần,
một khi
con người sống ở trong một cuộc chiến không [làm sao] chấm dứt. Nhưng,
cho dù vậy,
tại Việt Nam, trong Người Mỹ Trầm
Lặng, Phượng và tay phóng viên Fowler
đã tìm
được nhau, đúng là một sự chúc phúc, quá mức mong đợi ít ra là đối với
Fowler.
Đây đúng là một sự cứu nguy vào phút chót, sắp sửa chìm lỉm thì vớ được
sợi thừng
cứu mạng!
“Tôi là một
kẻ có niềm tin lớn lao vào Lò Luyện Ngục”, Greene đã từng trả lời như
vậy,
trong một cuộc phỏng vấn. “Lò Luyện Ngục, với tôi, là có ý nghĩa…. một
khi bị
ném vào đó, con người có ấn tượng về sự du di, chuyển động. Tôi không
thể nào
tin vào Thiên Đàng. Mọi người cứ ỳ ra, ở đó. Đâu còn có điều gì để mà
làm nữa!”
Ở Lò
Luyện
Ngục đó - ở cuộc chiến Việt Nam đó – Fowler vô trước, sau tới anh chàng
thiện
nguyện, cố vấn Mẽo, đẹp trai, trẻ măng. Anh này tin vào Thiên Đàng. Anh
ta tới,
được trang bị bằng cả một tự sự lớn [a great narrative], về Việt Nam.
Anh ta sẽ
bắt ép Việt Nam phải “thích hợp” với nó – Tiền Đồn Chống Cộng cho cả
một trái đất
sẽ không còn Cộng Sản nữa, thí dụ vậy. Anh ta có một câu chuyện của anh
ta về
Fowler, và ngược lại, Fowler cũng có một câu chuyện riêng của mình, về
tên thực
dân mới ngu si đần độn, cứ tưởng mình sẽ đem tự do dân chủ theo kiểu
Mẽo đến
cho thuộc địa cũ của Tây, và đây là giọng kể chính của cuốn tiểu
thuyết. Cả hai
tay này lại có những câu chuyện của riêng của họ về Phượng. Chẳng có
một câu
chuyện nào tin được. Chúng đều được dựng lên, theo yêu cầu của từng cá
nhân,
cho hợp với vai trò của mình. Greene hiểu rất rõ, những toan tính vị
kỷ, nằm
nơi đáy sâu con người, sẽ đẩy con người đi tới đâu. Ở trong Người Mỹ
Trầm Lặng,
những toan tính cá nhân này được hiện rõ ra, trên cái nền chính trị, và
cùng với
nó, là một xứ sở. Qua Phượng, người đọc cảm thấy, đây là một người đàn
bà thực,
đang hít thở không khí, không phải là một ý tưởng về một người đàn bà
mà Pyle
đang chôm từ Fowler.
Gừng càng
già càng cay, càng ngày, tính ngây thơ ngốc ngếch, mù tịt về thế giới
của anh
chàng cố vấn Mẽo Pyle càng nổi lên cùng với cuốn truyện, kể từ khi được
xuất bản,
đúng như Fowler cảnh cáo anh ta:
“Tôi cầu
mong Chúa làm cho anh hiểu được những gì anh đang làm ở đây. Ôi, tôi
hiểu rất
rõ, những nguyên nhân, những mục đích, những ý hướng tốt đẹp của anh. Chúng luôn luôn tốt… Tôi chỉ mong, đôi khi
anh có được một vài ý hướng xấu, có lẽ anh sẽ hiểu thêm được một tí, về
thế
thái nhân tình, về con người. Điều này áp dụng luôn cho cả cái xứ Mẽo
của anh đấy,
Pyle ạ.”
Nhưng theo
Zadie Smith [Guardian], Pyle không chịu học. Sau cùng, anh ta cho rằng,
niềm
tin quan trọng hơn hoà bình, tư tưởng sống động hơn con người. Sự ngây
thơ của
anh ta, trên bình diện thế giới, chẳng khác gì một thứ chính thống giáo
[fundamentalism]. Đọc lại cuốn truyện càng củng cố thêm lên nỗi sợ của Zadie Simith, về tất cả những me-xừ Pyle trên
toàn thế giới. Họ đâu có muốn làm cho chúng ta bị thương tổn. Chúng tôi
tới với
bạn là do thiện ý, do niềm tin, cơ mà? Nhưng chính những me-xừ Pyle này
làm
chúng ta đau khổ, làm thương tổn chúng ta. Thành quả lớn lao của Greene
ở trong Người Mỹ Trầm Lặng,
là cho tên già đểu giả, Fowler, nhân danh “nghĩa
cả”, khi
chỉ vào đống xác người mà Pyle coi, đó chỉ là biểu tượng. Fowler, và
những người
như anh ta, đều lý tưởng quá đủ, để mà chứng minh rằng, trên trái đất
này, chẳng
có một lý tưởng nào xứng đáng để mà lăn xả vào nhau, chém giết lẫn nhau, vì nó. Khi Pyle hỏi Fowler, như vậy, anh tin
vào điều chi, “Tôi tin, tin chứ. Tôi tin, mình đang tựa lưng vô tường,
và có một
họng súng ở đằng kia kìa”. Pyle lắc đầu: “Tôi đâu tính hỏi bạn như vậy”.
Nhưng tác phẩm
của Greene là đúng như vậy đó. Ông mang tới cho người đọc, một hy vọng,
thứ hy
vọng mà một người quan sát viên dán mắt vào sự kiện đem lại cho chúng
ta. Theo
nghĩa đó, Greene là tay ký giả bậc thầy. Ông dâng hiến cho chúng ta
những chi
tiết, và những chi tiết chính chúng, sẽ chiến đấu, trong một cuộc chiến
đấu nhằm
chống lại những thùng rỗng kêu to, nói rõ hơn, những ý nghĩ, tư tuởng
lớn lao,
nhưng vô ngã, vô vị, vô hình, vô ảnh, như của Pyle.
Ruth
Franklin trên tờ Người Nữu Ước,
tìm ra, Thượng Đế là ở trong những chi
tiết,
ngược hẳn với Zadie Smith, trên tờ Guardian,
bà thấy Ma Quỉ ở trong
những chi
tiết, khi đọc Greene. Nhưng bà thêm vô, cứu chuộc cũng là từ đó.
Và có thể,
đó cũng là của Greene, như ông từng có lần cầu nguyện, “Một vài người
trong
chúng ta có thiên hướng tin yêu Chúa. Một vài người khác, có thiên
hướng tin
yêu con người. Cầu xin làm sao thiên hướng của tôi đừng bị phí phạm”.
Cầu sao được
vậy.
Nó quả đã
không bị phí phạm.
NQT
Jackstraws
My shadow and your
shadow on the wall
Caught with arms raised
In display of exaggerated alarm,
Now that even a whisper, even a breath
Will upset the remaining straws
Still standing on the table
In the circle of yellow
lamplight,
These few roof-beams and columns
Of what could be a Mogul Emperor's palace.
The Prince chews his long nails,
The Princess lowers her green eyelids.
They both smoke too much,
Never go to bed before daybreak.
Charles Simic: Jackstraws
Jack·straw: Trò chơi rút
1 cọng rơm trong 1 bó, làm sao không đụng tới những cọng còn lại [a
game in
which a set of straws or thin strips is let fall in a heap with each
player in
turn trying to remove one at a time without disturbing the rest]
Rút cọng rơm
Bóng của GNV và của BHD
thì ở trên tường
Xoắn vào nhau, bốn cánh tay dâng cao
Trong cái thế báo động hơi bị thái quá,
Và bây giờ, chỉ cần một lời thì thầm,
Có khi chỉ một hơi thở thật nhẹ
Cũng đủ làm bực mình cả đám còn lại
Vẫn đứng trên mặt bàn
Trong cái vòng tròn ánh
sáng đèn màu vàng
Vài cây xà, cây cột
Của cái có thể là Cung Ðiện của Hoàng Ðế Mogul.
GNV cắn móng tay dài thòng,
BHD rủ cặp mí mắt xanh.
Cả hai đều hút thuốc lá nhiều quá,
Chẳng bao giờ chịu đi ngủ trước khi đêm qua.
A Burn-Out Case
Trong
một vài đường
hướng, đây là một cuốn sách tuyệt hảo đối với tôi - mặc dù đề tài và sự
quan tâm
của nó, thì rõ ràng thuộc về một cõi không tuyệt hảo. Tôi đọc nó, lần
đầu khi còn
trẻ, dân Ky tô, lớn lên ở Phi Châu, vào lúc mà trại cùi còn phổ thông.
Tôi còn
nhớ, lần viếng thăm cùng với mẹ tôi, một trại cùi như thế, được mấy bà
sơ chăm
sóc, tại Ntakataka, nơi hồ Lake Malawi.
Và tôi
sợ đến mất vía bởi cái sự cử động dịu dàng đến trở thành như không có,
của những
người cùi bị bịnh ăn mất hết cánh tay, y hệt như được miêu tả ở trong
cuốn tiểu
thuyết: “Deo Gratias gõ cửa. Querry nghe tiếng cào cào cánh cửa của cái
phần còn
lại của cánh tay. Một xô nước treo lủng lẳng ở cổ tay giống như một cái
áo khoác,
treo ở cái núm trong tủ áo”.
Vào cái lúc tôi đọc
nó, thì tôi đang phải chiến đấu, như những người trẻ, hay già, phải
chiến đấu,
và cũng không phải chỉ ở Phi Châu, với những đòi hỏi về một niềm tin,
khi
mà niềm
tin này thì thực là "vô ích, vô hại, vô dụng, vô can…", tại một nơi
chốn,
bất cứ một
nơi chốn, bị tai ương, bệnh tật, và cái chết nhòm nhỏ, đánh hơi, quấy
rầy,
không phút nào nhả ra.
Thành thử câu chuyện của Greene về một gã
Querry, một
tay kiến trúc sư bảnh tỏng, tới xứ Công Gô, chỉ để chạy trốn, và tìm ra
một thế
giới, và có thể, Chúa bắt
kịp anh ta đúng ở đó, một câu chuyện như thế,
làm
tôi quan
tâm.
Trong
một vài đường hướng,
cuốn tiểu thuyết có thể được đọc như một cuộc điều tra, về niềm tin
hậu-Ky tô,
một toan tính để nhìn coi xem, cái gì dấy lên từ tro than của thế kỷ
trứ danh về
cái sự độc ác của nó…
Ui
chao, bạn đọc có
thể mô phỏng đoạn trên, và đi một đường “bốc thúi” trang Tin Văn:
Trong một vài đường hướng,
trang Tin Văn có thể được đọc như là "… niềm tin hậu chiến Mít, một cái
gì
dấy lên từ
tro than của cuộc chiến trứ danh vì Cái Ác Bắc Kít của nó."!
Nhưng, biết đâu đấy, Ky Tô giáo đang lâm đại nạn tại nước Mít, là cũng
ứng vào cuộc "điều tra" này, của trang Tin Văn?
Time's publetter [?]
celebrated
his
decision to stay and published a picture of him standing on a now
deserted street smoking a cigarette and looking pugnacious.
Time
tán dương
quyết định ở lại của Phạm Xuân Ẩn và đăng hình ông, với vẻ mặt căng
thẳng,
đứng hút thuốc lá giữa con phố hoang vắng của Sài Gòn.
Tuyệt
cú mèo!
Thành phố này giờ này thuộc về ta, vị thần Janus hai mặt!
Ẩn
hả, nhớ chứ!
Cái hỏng của
1 nhân vật như là Quân, so với những PXA thực, từ 1 ông Bass, Yankee
mũi lõ, có
thể là do Quân đếch biết mẹ gì về CS, hay về văn học, để biến thành 1
thứ nhân
vật tiểu thuyết, như 1 Victor Serge, tác giả của Trường hợp đồng chí Tulayev.
“Nói
cho cùng, sau hết, có 1 thứ như là sự thực”, “After all, there is such
a thing
as truth”, Susan Sontag trích dẫn, trong bài viết Không thể lụi tàn: Trường hợp
đồng chí Victor Serge.
PXA gia nhập
CS, như 1 anh Mít ái quốc, với giấc mộng đuổi Pháp ra khỏi xứ Mít, giản
dị chỉ
có vậy. Làm sao thành nhân vật tiểu thuyết bảnh cho được.
Cú
ngửa tay xin tiền bạn cũ của PXA phải nói là cú tối tối độc, bởi vì,
với cái tội
để mất Miền Nam, rồi để mất cả nước, rồi đẩy cả nước xuống biển, rồi
đẩy cả nước
vô cơn băng hoại không làm sao ra thoát [Gấu tin là vô phương!], biến
cả thế giới
thành bãi đánh hàng nữa chứ!, tất tất tật đổ vào đầu PXA, khi ông đánh
bức điện
mở cửa Sài Gòn: Yankee mũi lõ chạy có cờ rồi, chúng không có lý do nào
để trở lại
nữa, Yankee mũi tẹt vô mau lên!
Không có bức điện của PXA, có thể tình hình khác đi.
Hơn ai hết, là một tổ sư cớm nằm vùng, như con cú từ trên cao nhìn
xuống, ông
quá rành điều này, như Ngọa Long ngày nào nằm khểnh trong lều tranh, mà
biết
thiên hạ sẽ phân ba.
PXA biết, nhưng không biết, cái không thể nào biết: Ông xa Đất Bắc lâu
quá, đã
mấy đời rồi, ăn cơm Miền Nam, ị ra cứt Miền Nam cũng đã mấy đời rồi,
trong cứt
không còn một tí Bắc Kít nào hết, nhưng trái tim ông hoàn toàn là Bắt
Kít, một
thứ Bắc Kít tuyệt vời, từ đó, là cái chân lý tuyệt vời, thống nhất đất
nước, biến
cả nước thành một Miền Nam tuyệt vời.
Trong ông Cái Ác Bắc Kít kể như không còn.
Vào những giờ phút cuối cùng, ông đi không được, là vì những chuyện đó,
chắc chắn
như vậy. (a)
|