*

1

Nobel văn chương 2013

Đỉnh Cao Chói Lọi. DTH: Nobel văn chương?

Ceux qui ne tirent pas les leçons du passé sont condamnés à le revivre.
Kẻ nào không rút ra được những bài học quá khứ, kẻ đó bị kết án phải sống lại nó.
Hannah Arendt.

Note: Bài viết này, của GCC, đọc thú quá!

Hà, hà!

Văn chương Mít sở dĩ không hấp dẫn thế giới, chính là vì nó là thứ văn chương “tam, tứ vô”: vô ích, vô hại, vô học, vô dụng…
Nó là thứ văn chương không “tham dự lớn vào bản khế ước xã hội”, như Le Clézio phán. Thứ văn chương "không dám sống thế nào thì không dám viết thế đó"!

Ngay cả thứ văn học dịch ở trong nước, nở rộ, vì là nhu cầu tất yếu của một xã hội bị bưng bít đủ mọi đường, cố tìm cách vươn ra ngoài, y chang như Gấu khi ra được ngoài này, khi làm trang Tin Văn, khi xin xỏ được viết cho Sến cô nương.

Nhưng hãy thử nhìn xem, văn học dịch ở trong nước ra làm sao. Cũng toàn thứ vô hại, vô dụng… Ngay cả với những tác giả nguy hại, thì cũng bị lũ thợ dịch hoặc tự ý kiểm duyệt, hoặc cơ quan kiểm duyệt thiến sạch những đoạn ‘nhạy cảm’!

Đến Brodsky, khi được ông thợ dịch lừng danh "Butor Mít" giới thiệu với độc giả Mít, thì cũng biến thành dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy, nữa là!
Bởi thế mà mấy em trong nước, có em đã từng phàn nàn với bà chị Sến, sao đọc văn dịch thấy dở quá, chúng em viết còn hay hơn nhiều!

Gấu nhớ, hình như là Fuentes có phán một câu nghe thật khoái lỗ nhĩ, về tiểu thuyết, và tiểu thuyết gia, đại khái như vầy, có những tác giả thời nào cũng đọc được, thí dụ Proust, có những tác giả, mà thời đó không có ông ta là không được, thí dụ Kafka. Giả như không có Kafka, làm sao chúng ta hiểu được chính chúng ta, chính cái thế kỷ của chúng ta ?
Và, như chúng ta đã từng biết, Kafka phán, cái thứ văn chương mà chúng ta cần đọc, nó giống như cái rìu phá băng, phá tảng băng lạnh giá là cái đầu vô cảm của chúng ta. (1)

Ấy đấy, thứ văn chương đó, Mít chưa có.

Vả chăng, cái trò mê văn học vệ quốc của Liên Xô của đám Yankee mũi tẹt, theo Gấu chỉ là ‘nguỵ tín’, hay nói huỵch toẹt, lập lờ, mượn mầu ‘vỏ lựu, máu chó, mào gà’, ‘đánh lận con đen’, như Tú Bà dậy Kiều!
Ấy là vì với chúng, làm đếch gì có "vệ quốc", mà là ‘ăn cướp’.
Khốn nạn thế đấy!


Nobel văn chương 2013

'It's a wonderful thing for the short story'

This week Alice Munro will receive the Nobel prize for literature. Lisa Allardice, who met Munro in Canada after the publication of her collection The View from Castle Rock, asks her about the dividing line between life and work

Alice Munro

Alice Munro stands on the bank of Lake Huron in Southern Ontario, the setting for many of her stories.
Photograph: George Waldman/Polaris/Eyevine

Nobel văn chương 2013

V/v Tiếng Mít quái dị.

Quả là quái dị thật, nếu đúng như ông kể:

Tôi nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm 75, ngồi bên radio nghe Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn, tôi đánh bạo nói với cha tôi rằng (thì là) theo nhận xét của một học sinh như tôi thì diễn văn của tổng thống có vẻ không đúng với văn phạm tiếng Việt mà tôi được học chút nào. Cha tôi nhìn tôi im lặng một lát rồi buồn rầu bảo, đại ý, các chính thể đến giờ phút lụi tàn bao giờ cũng có những biểu hiện như thế (1)

Bợ đít VC đến như thế này thì đám tinh anh Miền Nam bỏ chạy thua xa!

Nghe [chỉ nghe thôi], một bài diễn văn của một ông Tổng Thống, đọc vào lúc Miền Nam sắp sửa mất, Sài Gòn sắp sửa biến thành "biển máu", may quá, giờ phút chót, biến thành biển nước mắt, biển mặn... vậy mà có người còn chi li về văn phạm, và còn suy ra rằng (thì là), "các chính thể đến giờ phút lụi tàn bao giờ cũng có những biểu hiện như thế", thì quái đản thật!

Gấu chỉ nhớ mài mại, xuất hiện trên TV, Tông Tông, đau lòng vì quá tin Mẽo, có lúc như muốn bật khóc, nói năng lắp bắp, không nhớ có sai văn phạm hay không!

Mà, làm sao lại có thứ văn phạm “nói”?


"Boys And Girls"

Bày Cáo Bạc 1
2

Nguyên tác, “Trai & Gái”.
Cái tít tiếng Anh, là có dụng ý của Alice Munro.
Nguyên tác có trên net.
Và 1 số bài viết về nội dung truyện. 

Gấu sở dĩ tò mò, là vì một câu văn dịch:
“Khi còn trên dương thế, bầy cáo bạc cư ngụ trong một cõi riêng mà cha tôi tạo lập cho chúng”
Alive, the foxes inhabited a world my father made for them.

GCC dịch:
Khi còn sống, bày cáo ngụ trong 1 thế giới cha tôi làm cho chúng. 

Dịch “còn trên dương thế”, khiến Gấu bị lầm, tưởng là, “khi ông bố còn sống”!
Ít khi, con người áp dụng "còn trên dương thế” cho loài vật!
Và đó là ý nghĩa của  truyện ngắn, trong đó, con gái không ngang hàng với con trai. Và còn không có được cả 1 cái tên riêng nữa.
Cái tên đứa con trai, Laird, là cũng có dụng ý.

Alice Munro’s “Boys and Girls”: Summary & Analysis

Alice Munro’s short story, “Boys and Girls,” has a very interesting detail written into it.  The narrator’s brother is named Laird, which was carefully chosen by the author. Laird is a synonym for lord, which plays a important role in a story where a young girl has society’s unwritten rules forced upon her.  At the time of the story, society did not consider men and women equal.  The name symbolized how the male child was superior in the parent’s eyes and in general.  Along with that, the name also symbolizes the difference between the sexes when this story took place. The time when this story took place was a time when men and women were not equal.  Mothers had traditional roles, which usually left them in the house, while men also had their roles, outside of the house.

Tiếng Việt của tay bác sĩ & thi sĩ & dịch sĩ thật là quái dị! “Alive”, còn sống, [bày cáo còn sống, chưa bị người nuôi giết để lấy da], vậy mà dịch là “khi còn trên dương thế”!
Lần đấng này dịch thơ Robert Frost cũng y chang, “Dừng ngựa bên rừng chiều tuyết phủ”, ông ta bèn “chế” thành “dừng chân bên rừng”! Dịch như thế là hỏng mẹ cả bài thơ, vì những dòng sau đó, con ngựa thắc mắc…

Dịch đã dở mà bèn cho đăng ở mấy diễn đàn!

Robert Frost

Stopping by Woods on a Snowy Evening

Whose woods these are I think I know.
His house is in the village, though;
He will not see me stopping here
To watch his woods fill up with snow.
My little horse must think it queer
To stop without a farmhouse near
Between the woods and frozen lake
The darkest evening of the year. 

He gives his harness bells a shake
To ask if there is some mistake.
The only other sound's the sweep
Of easy wind and downy flake.
The woods are lovely, dark and deep,
But I have promises to keep,
And miles to go before I sleep,
And miles to go before I sleep

Dừng ngựa bên rừng buổi chiều tuyết rụng 

Rừng này của ai tôi nghĩ tôi biết
Nhà ông ta ở trong làng
Làm sao ông ta thấy tôi ngừng ngựa
Ngắm tuyết rơi phủ kín rừng.
Ngựa của tôi chắc thấy kỳ kỳ
Tại sao ngưng ở đây, chung quanh chẳng nhà cửa trang trại,
Chỉ thấy rừng và hồ nước đóng băng
Vào đúng chiều hôm cuối năm
 

Nó bèn khẩy khẩy cái chuông nhỏ
Như để nói với chủ của nó, này, chắc có chi lầm lẫn
Để đáp lại tiếng chuông ngựa,
Là tiếng gió thoảng và tiếng mỏng của hạt tuyết rơi.
Rừng thì đẹp, tối, và sâu
Nhưng tôi còn những lời hứa phải giữ
Và nhiều dặm đường phải đi
Trước khi lăn ra ngủ
Lăn ra ngủ

Bản dịch truyện ngắn của Alice Munro, còn có thể đọc ở đây:

http://bloganhvu.blogspot.ca/

Khi chưa bị giết để lấy lông, bầy cáo sinh sống trong một thế giới mà cha tôi đã tạo ra cho chúng.

Tks. NQT

The Nobel Prize in Literature 2013


Alberto Manguel, trong bài viết “Những viên gạch của Babel”, in trong "Thành phố của những từ, The City of Words", lập lại câu nói nổi tiếng, của nhà phê bình nổi tiếng, Northrop Frey, vấn đề căn cước của Canada thì mắc mớ tới "Đây là đâu?", "Where is here?", hơn là "Tớ là ai?", "Who am I ?"
Frey kể câu chuyện nhiều người biết, về 1 ông bạn y sĩ, giang hồ vặt Bắc Cực, với người dẫn đường là 1 thổ dân Inuit, và đụng bão tuyết. Trong cái lạnh khủng khiếp, trong cái đêm dày đặc, ông bác sĩ cảm thấy mình bị thế giới văn minh bỏ rơi, bèn la lớn,"chúng ta lạc rồi, we are lost". Anh thổ dân dẫn đường ngạc nhiên quá, "chúng ta đâu có lạc. Chúng ta ở đây, we are not lost. We are here".

Có cái “ở đây” thần sầu của Xứ Lạnh!
Khi cho Nobel ‘bà già xứ lạnh’, đám “mafia” da trắng Thuỵ Điển muốn vinh danh "cái ở đây" đó nữa, hà hà!
Một bà già khác, cũng Xứ Lạnh, nổi tiếng chẳng kém Munro, là Margaret Atwood, phán, "cái Bắc xoáy nỗi xốn xang của chúng tôi, The north focuses our anxieties."

Mô phỏng Atwood, GCC bèn phán, “Cái Đói, Cái Ác Bắc Kít xoáy vào nỗi đau của Mít chúng ta”!
Vẫn bà già Atwood, có lần phán, “Turning to face north, we enter our own unconscious. Always, in retrospect, the journey north has the quality of a dream”, “Nhìn về phía Bắc, chúng tôi đi vô tiềm thức riêng của chúng tôi. Luôn  luôn, trong ngoái nhìn lại, cuộc lữ Bắc có phẩm chất của một giấc mơ".

No, I “can” U!
GCC đếch có giấc mơ “từ thuở mang gươm đi dựng nước” này!


The Nobel Prize in Literature 2013


Maclenan’s, trích dẫn Le Monde, gọi Alice Munro là “nữ hoàng truyện ngắn”, “La Reine de la nouvelle”.

Chip McGrath, biên tập New Yorker, coi Nobel của Munro là "win, win, win", cho bà, cho Canada, và cho [thể loại] truyện ngắn.

Lukacs viết: Với một chút dè dặt, người ta có thể nói, thể loại giả tưởng cận và đương thời đã từ bỏ truyện dài để cố thủ ở trong truyện ngắn, trong toan tính cung cấp, cái gọi là bằng chứng, về một cách thế đạo đức của con người. [With this reservation, one can say of contemporary and near-contemporary fiction that it often withdraws from the novel into the novella, in its attempt to provide proof of man's moral stature…..]

"Không phát hiện quá khứ thì sẽ không khám phá hiện tại. “Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich” của Solzhenitsyn là một khai mở ý nghĩa cho tiến trình lại khám phá ra cái tôi, cái ngã, the self, ở trong văn chương, trong hiện tại xã hội chủ nghĩa." [Lukacs]

Như thế, Nobel năm nay, là trao cho “man's moral stature”, cho 1 xứ sở không vướng1 tí bụi toàn trị, qua thứ truyện ngắn của vị nữ hoàng của nó.

Bài viết của Lukacs, về truyện ngắn "Một Ngày" của Solzhenitsyn, theo GCC rất quan trọng, nhất là đối với trong nước: Ông là tổ sư phê bình Mác Xít mà có lẽ chẳng tên nào biết đến cả, thế mới tếu. Trong văn chương thế giới, ông cũng ít được nhắc tới. GCC chỉ thấy có hai đấng nhắc tới ông, là Steiner và Octavio Paz. Trong bài viết về Solzhenityn của mình, Paz có nhắc tới 1 ông Lukacs, vào lúc chót đời mới đọc được Solz, và coi Solz mới đúng là 1 tên "xã hội chủ nghĩa đích thực".
Trong Về những nhà thơ và những người khác, On poets and Others, Paz dành hai bài, một cho Solz, và một cho Gulag. Bài Gulag, viết thêm, bổ túc cái nhìn trước. Trong bài này, Paz nhắc tới Việt Nam, và chê cái nhìn của Solz về VN, bị hạn chế, [theo Paz, Solz phán, cuộc chiến Đông Dương là mâu thuẫn quyền lợi giữa đám đế quốc, the war in Indochina was an imperial conflict, và như thế, Solz không nhìn ra, đây là cuộc chiến giành độc lập của 1 quốc gia]. Nhưng ông bào chữa giùm cho Solz, quan điểm của ông [dù hạn chế. NQT] không làm giảm giá trị của tác phẩm, [Gulag. NQT], như là 1 chứng liệu.

Note: Không hiểu, giả như Paz, nếu còn sống, đọc lại những dòng trên, có còn chê Solz?
GCC sợ rằng, Solz phán quá đúng. Chỉ là tranh chấp qưyền lợi giữa, không chỉ thực dân cũ [Tẩy], và mới [Mẽo], mà còn có anh Tẫu nữa.
Làm đếch gì cái cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mà chỉ có cú…  ăn cướp? Toàn đoạn văn Paz lèm bèm về cuộc chiến Mít, đọc thú lắm. TV sẽ post liền tù tì, và bàn tiếp, hà, hà!

GEORG LUKACS AND HIS DEVIL'S PACT

In the twentieth century it is not easy for an honest man to be a literary critic. There are so many more urgent things to be done. Criticism is an adjunct....
.... Lukacs has always held himself responsible to history. This has enabled him to produce a body of critical and philosophic work intensely expressive of the cruel and serious spirit of the age.  Whether or not we share his beliefs, there can be no doubt that he has given to the minor Muse of criticism a notable dignity. His late years of solitude and recurrent danger only emphasize what I observed the outset: in the twentieth century it is not easy for an honest man be a literary critic.
But then, it never was.
G. Steiner: Georg Lukacs và tờ hợp đồng với quỉ của ông

Vào thế kỷ 20 thật khó mà là một phê bình gia.
Và, quả như thế thực!

Chứng cớ: Xứ Mít! Đếch có phê  bình gia. Nếu có, thì đều là thứ dởm, tự xưng, bịp.
Đó là sự thực.
Một tên điểm sách cũng chẳng có được, nói chi phê bình gia!
*

Hầu hết là chuyện của những người đàn bà trong những khoảnh khắc quyết định bước đi này hay bước đi kia của số phận. Hạnh phúc thì ngắn ngủi và vô định. Bất hạnh dài gấp đôi. Song với tất cả sự không khoan nhượng, người kể chuyện lão luyện Alice Munro không bỏ mặc người đọc cho bi quan. Tôi vốn rất dè chừng với cái gọi là chức năng nâng đỡ tâm hồn của văn chương. Nhưng thuở ấy, sau mỗi đêm đọc Alice Munro, sáng dậy hình như tôi đã nhìn cuộc đời đang khá vô định của mình điềm tĩnh hơn một chút.

Sến Cô Nương: Viết nhỏ

Văn chương Bắc Kít, như GCC đã từng chỉ ra, viết được 1 câu, là bèn ngưng, để giải thích câu vừa viết, [mà Gấu gạch đít, gạch chân, ở trên để chứng minh], vì chúng chỉ sợ, hoặc độc giả ngu hơn chúng, hoặc chê chúng, chưa chi, hơi 1 tí, là đã...  vãi linh hồn!

GCC bỗng nhớ BHD, chán thế.

Cũng Bắc Kít, chắc thế.

Một lần GCC đi coi phim, Mẹ, một phim Nhật. Có cái tít phụ, Nước Mắt Chảy Xuôi. Khóc mùi mẫn. Về khoe với BHD, phim hay quá, anh coi, nước mắt nước mũi ròng ròng.
Em ngạc nhiên quá.
Phim đó mà cũng đi coi.
Mà còn vãi nuớc mắt nữa chứ!

Ui chao, phải đến khi em đi xa, thật xa rồi, thì Gấu mới hiểu.
Em rất đau lòng, về cái chuyện bố mẹ em sinh em ra đời, chỉ để mong sau này, em học thành bác sĩ, để làm ra tiền, để trả nợ bố mẹ.

*

SHORT STORIES

Dear Life by Alice Munro (Chatto, hardback, out now). Hiding her craftsmanship under an easy, conversational style, Alice Munro uses the first ten stories in this collection to revisit small-town Ontario, and to reveal just how surreal real life can be. Every word pulls its weight (a wallflower at a party feels that everyone else is "equipped" with friends) as Munro homes in on the things that throw lives off kilter: the nuance of character that, slowly but surely, derails a marriage; the despair that drives a nine-year-old to suicide. She saves the best till last, closing with a quartet of stories that are, she says, the closest she will ever come to memoir. "The Eye", in which Munro’s capricious mother makes her visit the corpse of a nanny to whom she has become traitorously attached, is a gem.

Maggie Fergusson

Intel Life

Cái lời em xin lỗi Gấu khi bỏ đi mới kín đáo, mới thê lương, biết là chừng nào.
GCC đã kể ra vài lần rồi.

Lần đó, biết được số điện thoại của em [không nhớ làm sao biết], đúng thời gian Sài Gòn đảo chính lên, đảo chính xuống. Bèn nhờ 1 nữ điện thoại viên cùng làm việc tại Đài Liên Lạc VTD thoại quốc tế, gọi dùm sau khi đã căn dặn đủ chuyện, vì biết, ông bố sẽ cầm lên điện thoại và sẽ vặn vẹo đủ thứ…

Gấu sự thực cũng chẳng tính hỏi han làm gì [lại bắt chước Sến đi 1 đuờng giải thích], nhưng bất thình lình, bỗng hỏi thăm, “boyfriend” thế nào, OK không. Em nói, anh ta được lắm. Ngưng 1 chút, em kể, mỗi lần Sài Gòn rục rịch, là anh ta khệ nệ vác một, hai bao gạo, tới nhà cho ông bà bà bô….

Ngưng một lúc thật lâu, em nói tiếp:
Gấu không làm được chuyện đó đâu.

*

Chekhov vốn không viết được truyện dài, và giải thích cho sự không thể viết của mình: "Chỉ những nhà văn thuộc nòi phong nhã [issu de la noblesse] mới biết viết tiểu thuyết. Còn chúng ta, thuộc thứ tiểu-trưởng giả, tiểu thuyết vượt quá sức chúng ta."
[Roger Grenier, Hãy nhìn tuyết rơi (những ấn tượng về Chekhov), nhà xb Gallimard, tủ sách Folio, 1992]

The Nobel Prize in Literature 2013

*

The Nobel Prize in Literature 2013

Mon amour pour Tchekhov, je l'avoue, a souvent été tourmenté par la jalousie.
Tình yêu của tôi đối với Tchekhov, tôi phải thú nhận, luôn quằn quại thương đau, vì ghen tuông.
Italo Calvino.

Người xưng tụng Chekhov bảnh nhất, tới nhất, theo GCC, là Amoz Oz, khi ông đọc song song "Cây vĩ cầm của Rothschild", của Chekhov, và "Y Sĩ Đồng Quê", của Kafka.

Chekhov: Đường vào vĩnh cửu

La petitesse de l'homme chez Anton Tchekhov

GCC đọc Oz, thì mới vỡ ra cái truyện “Y Sĩ Đồng Quê” của Kafka, đọc từ hồi còn Xề Gòn. Và khi đọc DTH, bà kể, ngồi khóc ở hè đường Xề Gòn ngày 30 Tháng Tư..., thì gặp lại viên y sĩ của Kafka: "Dupé! Je suis dupé!" (Bị lừa! Tôi bị lừa!).

Chekhov vs Kafka

Bạn đọc Y Sĩ Đồng Quê, và tưởng tượng ra rằng thì là, đây chính là linh hồn của một miền đất, nghe tiếng cầu cứu của một con bệnh trầm trọng ở mãi tận miền nam, và, tìm đủ mọi cách để đến bên giường người bệnh, do không có ngựa, nên phải mượn đôi ngựa của con quỉ ở nơi chuồng lợn, và vì thế mà phải hy sinh cô hầu gái, cuối cùng nhận ra, chỉ là báo động hoảng, và ngửa mặt lên trời la lớn: Ta bị lừa, bị lừa, bị lừa!
 
Và đây là hình ảnh của viên y sĩ sau khi bị lừa:

"Trần trụi, phơi người ra trong giá lạnh vào cái thời bất hạnh nhất, với cỗ xe trần thế, với cặp ngựa ngược đời, già như tôi, tôi bơ vơ lạc lõng" ("Naked, exposed to the frost of this most unhappy of ages, with an earthly vehicle, unearthly horses, old man that I am, I wander astray."

Một cách nào đó, viên y sĩ của Kafka còn xuất hiện dưới cái mặt nạ của một vua Lear, của một ông tướng về hưu.
Thê thảm nhất, là, sau khi đã xây dựng xong địa ngục, với sự đóng góp của mình ở trỏng, viên tướng già về hưu, và phải sống nhờ vào cái chuồng lợn của cô con dâu, được vỗ béo bằng những thai nhi !
*

Đó là một thành phố nhỏ, thê thảm còn hơn cả một làng quê. Toàn những người già, họa hoằn lắm mới chịu nằm xuống, thế mới bực! Hơn nữa, ít khi người ta cần tới quan tài, dù là ở nhà thương, hay ở nhà tù. Nói ngắn gọn, chẳng làm sao buôn bán làm ăn ở đây. Nếu Yakov Ivanov làm nghề đóng hòm ở một chốn thị tứ, chắc là ông đã có được một căn nhà, và được gọi là Ông Ivanov. Nhưng ở cái chốn tệ mạt này, giản dị chỉ là Yakov. Vì một lý do nào đó, ngoài đường họ gọi ông bằng biệt hiệu Đồng. Ông sống nghèo khổ như bất cứ một người dân quê bình thường trong một túp lều, cùng với bà vợ Marfa, một cái bếp, cái giường, mấy cái hòm...

.... Viên cảnh sát địa phương bịnh dầm dề hai năm ròng, và đang chờ đi luôn. Yakov nóng ruột, đợi hoài đợi hủy chuyến tầu suốt của ông này. Nhưng viên cảnh sát dời lên thành phố chính để chữa trị, và chắc là phó thác linh hồn cho quỉ ma ở đó... thế là mất toi ít nhất 10 rúp, bởi vì đây là thứ hòm đắt tiền. Cứ đêm đêm Yakov lại bị nỗi mất mát lớn lao hành hạ. Ông để cây vĩ cầm kế bên giường và những lúc không thể chịu đựng nổi cơn dầy vò, ông mân mê mấy sợi dây. Cây vĩ cầm "tinh, tinh" trong đêm tối, và ông ta cảm thấy đỡ đi. 

Cái buồn dìu dịu, cái diễu ấm áp, nhân hậu, tha thứ... thật không ăn khớp gì với cách chọn lọc thật lạnh lùng những chi tiết, cách nhìn thiên nhiên như một ông y sĩ giải phẫu, cách đo đạc thật chi ly khoảng cách giữa nhân vật và sự thực.

Những nhân vật thường chẳng để ý, hoặc chẳng thừa nhận chân lý, sự thực, nhưng độc giả được mời nhận ra nó, giữa những dòng chữ. Ở đây cũng như ở trong những chuyện khác, Chekhov tạo một sự cân bằng thật chính xác, như một nhà hóa học cân đo đong đếm, giữa dị hợm (ridiculous) và nỗi đau xé ruột xé gan. Khế ước là sự đồng cảm, giữa người đọc và người kể, qua những con chữ. Thường xuyên người đọc phải nhận ra bằng cách đảo ngược. Thí dụ như những câu mở đầu: nỗi khóc than ca cẩm, về chuyện "hiếm" người chết ở trong làng, về chuyện người già "họa hoằn mới chết và chuyện này thật là bực". Khế ước là từ người kể chuyện, không phải từ nhân vật, nhưng người đọc nhận ra, sau khi đã hết ngỡ ngàng, đây chính là lời than van của người làm hòm, do công việc ế ẩm. Cũng vậy, "Marfa, cái bếp, mấy cái hòm...", người để kế bên vật; ở đây độc giả biết, người kể đã trộn giọng nói của mình với giọng của "Đồng không tim".

Đồng ngần ngại làm hòm cho con nít, "mất thì giờ vì chuyện không đâu", chi tiết này, ngay ở đầu truyện, cho thấy đây là một con người biển lận. Nhưng tới nửa truyện, người đọc biết, Đồng cố xóa khỏi trí nhớ, và cuộc đời, cái chết của bé gái độc nhất của hai vợ chồng, 50 năm trước. Chỉ sau khi bà vợ chết, độc giả mới hiểu, Đồng cố làm cho trái tim của ông trơ ra, để cho ông đỡ đau.

Khế ước khởi đầu làm độc giả lầm lạc, bởi vì người kể đã sử dụng thoải mái quan điểm, và luôn cả ngôn từ của người làm hòm già. Làm như vậy, người kể bắt buộc người đọc làm một công việc "chuyển dịch" cẩn trọng: "biển lận" còn là mật mã, để chỉ nỗi cô đơn sâu thẳm. Ngần ngại làm hòm cho con nít là để giấu nỗi đau mất con. Tiếng đàn "tinh tinh' trong đêm theo điệu sáo của Rothschild, là để chống banh ra những vết thương.
Dần dà theo dòng truyện, người đọc nhận ra, những mất mát lớn lao Bronze than van, là về đời người phí phạm, bỏ đi, về nỗi vô thường của vô thường (vanity of vanities), tức phận người.

Cốt truyện giản đơn, chỉ một tí, một tẹo: chuyện một người làm hòm tại một làng quê cố gắng để đừng bị chết đói, lâu lâu làm thêm: chơi vĩ cầm cho đám cưới mạt. Ông thật thảm, thật tã, và cứ thế gầm gừ, với cả đời sống và cái chết, bằng một trái tim cố tìm đủ mọi cách để đanh lại; ngày này qua ngày khác: chỉ là triền miên mất mát thu nhập.
Ngã bịnh, vui ngấm vui ngầm: bà vợ chấp nhận cái chết sau cùng tới - như một giải thoát hằng mong đợi, để ra khỏi giếng nước mắt. Thấy vợ vui, người chồng đau lòng vì suốt đời đối sử chai đá. Ông kéo bà vợ bịnh tới nhà người y sĩ độc nhất trong làng và lạy lục - đúng ra là mà cả - hãy cứu vợ tôi. Nhưng viên y sĩ già nhẫn tâm lắc đầu, quay qua bịnh nhân khác. Hai vợ chồng về nhà, và người chồng bắt đầu đo hòm cho vợ: ông đưa thất thu vào trong cuốn sổ cái. Trong những giờ cuối cùng, bà vợ cố nhắc nhở ông chồng về đứa con đã mất, nhưng ông chẳng thể nhớ. Sau đám tang, ông cũng ngã bịnh, và hung hãn gây gổ với người thổi sáo Do-thái tới trò chuyện với ông. Ông lang thang ra bờ sông, bị những đứa trẻ ngoài đường trêu ghẹo. Ông di chúc cây vĩ cầm cho Rothschild. Sau khi ông chết, Rothschild sáng tác những giai điệu buồn từ cây vĩ cầm này.

Bốn nỗi thất vọng, lạc đường ở tên truyện (Rothschild không phải là vị hầu tước; Rothschild không phải là người chơi vĩ cầm; Rothschild không phải là nhân vật trong truyện; cây vĩ cầm không phải của ông), sau cùng trở thành đúng, một cách không chờ đợi, ở cuối truyện. Rothschild được thừa hưởng cây vĩ cầm trở thành giầu có; ông không còn là một người thổi sáo mà là người chơi vĩ  cầm, "gieo nhạc buồn của Bronze đi khắp chốn". Người đọc lúc đầu đã tưởng rằng những sự kiện ở tên truyện là sai, sau mới nhận ra giá trị của chúng.

Có một nối kết thật tinh tế giữa những người Do-thái và âm nhạc, giữa âm nhạc và tâm hồn (linh hồn). "Rothschild's Fiddle" gợi nhớ những câu chuyện kể Hassidic (1), và nhân vật Bronze thuộc huyền thoại về một con người công chính tiềm ẩn (the myth of the hidden just man), của dân tộc Do-thái.

Độc giả phải chuyển hai lần, những lời ca cẩm, than van "thất thu" của Bronze: một chuyển hài, và một chuyển bi. Trong chuyển bi, có những "thất thu không thực hiện" cũng được đưa vào cuốn sổ cái:

Sau chót, đây là con sông thực, không chỉ là một con suối nhỏ. Bạn có thể tới đó câu, rồi bán cá cho những người mua, những viên thư ký, và người coi ga, và để tiền vào sổ. Bạn có thể theo thuyền đi dọc con sông, ghé những nhà hàng quán nước chơi vĩ cầm, và đủ thứ người sẽ trả tiền cho bạn. Bạn có thể lại có một công việc làm ăn trên sông nước, khá hơn nghề làm hòm. Bạn có thể nuôi ngan ngỗng, giết chúng và đưa đi Moscow làm thực phẩm mùa đông. Có thể chỉ tiền cọc không thôi cũng tới 10 rúp một năm. Ôi đau đớn làm sao, ông ta cứ để cho nước chẩy qua cầu, mà chẳng chịu động đậy chân tay. Ôi, bao nhiêu tiền bạc đã theo dòng nước trôi đi! Nếu bạn cứ cộng mãi vào - câu cá này, chơi vĩ cầm này, giữ tầu thuyền, giết ngỗng - ông ta đã làm ra biết bao nhiêu là tiền!

"Chuyển bi" là đổi mới lớn lao của Chekhov, cả trong truyện và kịch: gỡ bỏ cái hàng rào thủ cựu giữa hài kịch và bi kịch, cho về vườn (canceling) cái qui ước ngặt nghèo: rằng những nhân vật "hạ tiện" (Chí Phèo?), cục cằn, vô học, bắt buộc thuộc về cõi hài (comic realm), trong khi không gian bi là để dành riêng cho những con người phong nhã. Chỉ những kẻ phong nhã, những kẻ được soi sáng, là có thể đưa nạng chống trời, có quyền vác thánh giá, chống lại những biển sầu, đại dương nước mắt, chống lại những trục trặc của thế gian, rồi từ đó, đưa ra một kết luận cảm thông, có thể hiểu được, về số mệnh, phận người, cõi nhân sinh phi lý, hay là cái phần dơ dáy giấu sâu trong nhân vật, chính vì  nó mà họ bị kết án phải đọa đầy.

Yakov Ivanov, biệt hiệu Bronze, vào lúc hấp hối đã vươn tới đỉnh cao của cảm nhận bi. Bằng con đường ngu si đần độn, qua - hoặc quá - cuộc đời vô nghĩa của riêng ông, ông đã loáng thoáng nhìn ra phận người:

Đời cứ thế trôi, không lợi nhuận, không lạc thú, nó cứ thế qua đi, chẳng nhắm tới đâu, chẳng vì mục đích gì. Chẳng có gì để nhìn tới, và nếu bạn ngoảnh lại, chỉ là một phí phạm khủng khiếp tiền bạc, đủ để cho bạn làm một cuộc đổi đời tốt đẹp, mầu mỡ. Làm sao con người có thể sống mà không có tổn thất, phí phạm?.... Ông kết luận chỉ có thể có lời bằng cách chết: sẽ không phải ăn, không uống, không đóng thuế, không sỉ nhục người khác. Kể từ khi một người nằm trong mồ, không chỉ một năm mà hàng trăm, hàng ngàn năm, lợi nhuận thật bao la, vô cùng... Kết luận như vậy là đúng, lẽ dĩ nhiên, nhưng eo ôi, thật không thể chịu nổi. Tại sao chuyện đời lại được sắp xếp một cách kỳ quặc như vậy, một khi bạn chỉ có một đời để sống, và không có gì để phô ra, cho đời?

Khúc độc thoại thê lương không thoát ra từ cửa miệng một người hùng (nhân vật, a hero, so với nhân vật, a character mà tác giả, Amos Oz dùng để chỉ Bronze), hay một hoàng tử-triết gia, nhưng từ cửa miệng một người nhà quê vô học, thiển cận, biển lận, đã chiếu một tia sáng khác lạ cho phần đầu câu chuyện. Cái biển lận, tham lam, sự tầm thường ti tiện không chỉ được coi như là cái vỏ sò mỏng mảnh mà người đọc cứ lột bỏ đi là vớ được viên kim cương, hột xoàn ở bên trong: Tham lam, biển lận, ti tiện, tầm phào, cái vỏ, hột xoàn, tất cả "là một và chỉ một mà thôi". Với Chekhov, ở đây, Bronze là Hoàng tử Hamlet. Nỗi đau thê lương, ý thức bi đát, và công cuộc vác nạng chống trời, chống lại cái trật tự thế gian, là từ đáy sâu của câu chuyện bật ra.

Sau cùng, ở đâu, và bằng cách nào Chekhov gieo những giác ngộ vô ngôn này (unspoken understandings), giữa người viết và người đọc, ở đằng sau lưng nhân vật?
Biết đâu đấy, chúng ta có thể nghe thấy chúng, qua những dạ khúc của người làm hòm, khi, cố dỗ giấc ngủ trên chiếc giường đời trơ trọi, ông ta đưa tay với cây vĩ cầm. Vào những giây phút như thế, Bronze biến thành cả hai: Saul (2), khật khừ với quỉ dữ; và David (3), người "sẽ chạm vào những sợi dây, cây vĩ cầm lại tinh tinh trong đêm tối, và như vậy ông ta sẽ đỡ hơn" (... David, who "would touch the strings, the fiddle would twang in the dark and he would feel better").

*

Tham lam, biển lận, ti tiện, tầm phào, cái vỏ, hột xoàn, tất cả "là một và chỉ một mà thôi". Với Chekhov, ở đây, Bronze là Hoàng tử Hamlet.

Calvino Italo cũng nhận ra như trên khi viết về Chekhov: 

Dans la nouvelle La Fille d'Albion, qui date de 1885, nous trouvons déjà Tchekhov à son plus haut degré, et le métal dont il forge ses contrastes comiques ou dramatiques : la dignité de l'homme. Dans des nouvelles comme celle-ci, ou comme La Choriste (1886), plus il fouaille ses petits humains, plus il en découvre les égoismes, les faussetés et les mesquineries sous le masque de leur fausse « dignité », plus se révèle à nous quelque chose qui résiste à la dégradation, quelque chose de supérieur à la bassesse générale, une qualité impalpable que nous devons recommencer à appeler dignité humaine, une dignité tout à fait opposée à celle, hypocrite et formelle, des moeurs bourgeoises. Mais Tchekhov atteint ses meilleurs résultats lorsque la découverte de la fausse dignité et les retrouvailles avec la vraie ont lieu chez le même personnage ; lorsque le couteau qui ouvre l'abcès touche la chair vive. Et l'on voit apparaitre alors la « pitié » de Tchekhov, toujours d'autant plus présente qu'il est « sans pitié » : voilà que, après avoir découvert sous le personnage le petit-bourgeois - sa mesquinerie et son horreur historique -, sous le petit-bourgeois, il découvre l 'homme. 

Gấu càng mổ xẻ Bắc Kít, càng tìm ra những nét nhơ bửn, ti tiện, Cái Ác Bắc Kít!
Nhưng cố kiếm thêm tí nữa, ngoáy mãi vào cái vết thương đã mưng mủ, từ những ngày 30 Tháng Tư, chẳng bao giờ thành sẹo, tới phần thịt còn tươi, thì Gấu lại khám phá ra...  con người!

Hà, hà!

Giải Nobel năm nay, trao cho truyện ngắn - thứ truyện ngắn, như của Alice Munro, "thuần văn chương", "bậc thầy của truyện ngắn", vượt ra khỏi những mắc mớ có tính thời sự, thời đại, (năm ngoái cho Mặc Ngôn đã bị chửi; năm nay, giả thử cho Oz, làm sao khối Ả Rập bỏ qua; cho Murakami, Tẫu chửi… ) - một cách nào đó, rơi đúng vào thời kỳ “No longer & Not yet", mà Lukacs chỉ ra, khi viết về Một Ngày của Solzhnitsyn.

*

Hannah Arendt cũng đã dùng thuật ngữ này, khi đọc The Death of Virgil  của Herman Broch.

 "No longer & Not yet"

Hannah Arendt sử dụng cặp từ "No Longer/Not Yet", để giải thích hố thẳm giữa Proust và Kafka.

Nếu áp dụng cái nhìn của bà vào trường hợp nhóm Sáng Tạo, và cú đả phá văn chương tiền chiến của họ, xem ra có thể giải thích câu hỏi Võ Phiến đặt ra, trong Tổng Quan Văn Học.
*
Hannah Arendt mở ra bài viết No Longer and Not Yet,
điểm cuốn The Death of Virgil của Herman Broch, trong tập tiểu luận Essays in Understanding, bằng nhận xét của Hume, trọn văn minh nhân loại dựa vào sự kiện, ‘một thế hệ thì không lui khỏi sàn diễn liền lập tức và một thế hệ khác kế tiếp nó, như trường hợp tằm và bướm’. Ở vài điểm ngoặt lịch sử, ở vài đỉnh cao của khủng hoảng, một số phận tương tự như tằm và bướm giáng xuống một thế hệ: thế hệ già suy tàn, thế hệ mới không bắt buộc phải sinh ra tiếp theo liền; giữa những thế hệ, giữa những con người vì lý do này hay lý do khác, vẫn thuộc về thế hệ già, và những người hoặc cảm thấy cơn thảm họa ở trong xương trong hồn trong tuỷ, hay là đã trưởng thành cùng với nó, sợi ‘sên’ bị gẫy, và một “lỗ hổng, khoảng trống”, một thứ khoảng đất không người lịch sử xuất hiện, và chỉ có thể diễn tả bằng thuật ngữ “không còn nữa, và chưa xẩy ra nhưng sẽ có” [For the decline of the old, and the birth of the new, is not necessarily an affair of continuity; between the generations, between those who for some reason or other still belong to the old and those who either feel the catastrophe in their very bones or have already grown up with it, the chain is broken and an "empty space," a kind of historical no man's land, comes to the surface which can be described only in terms of "no longer and not yet."]

Đoạn Gấu gạch đít trên, giải thích thái độ của nhóm Sáng Tạo khi đả phá văn học tiền chiến, thế hệ già.
Đây cũng là thái độ của PTH, khi nói về nhóm Nhân Văn Giai Phẩm: Sợi sên nối tiếp giữa họ bị gãy, và một lỗ hổng lịch sử xuất hiện.

*

Tại Âu châu, một đứt đoạn tuyệt đối của liên tục đã xẩy ra trong và sau Đệ Nhất Thế Chiến. Những ‘lèm bèm’ của đám trí thức về một thoái trào cần thiết của văn minh Tây phương hay "thế hệ bỏ đi" nổi tiếng, như nó thường được thốt ra bởi đám “phản động”, thì, nền tảng sự thực của nó là ở đứt đoạn này, và đem đến hậu quả hấp dẫn hơn, so với thứ đầu óc ‘tự do', khi đám này bầy ra trước chúng ta một giải pháp, hoặc tiên phong hoặc giật lùi, một giải pháp chẳng có một ý nghĩa nào, bởi vì nó vẫn giả dụ sợi sên liên tục không bị đứt, gẫy.

Bây giờ, đọc Hannah Arendt, thì Mít chúng ta mới hiểu ra được, tại làm sao mà đám Sáng Tạo, bằng mọi cách, ‘đả phá, huỷ diệt, tàn sát’ văn học tiền chiến: Họ nhìn ra cái sợi sên bị đứt gẫy, và một lỗ hổng xuất hiện.
*
Khoanh vùng vào văn chương Âu châu mà nói, cái hố thẳm mở ra một không gian trống và thời gian rỗng này, nhìn rõ nhất là ở sự lệch pha, không đồng điệu, giữa hai ông khổng lồ, hai vị sư phụ vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, đó là Marcel Proust và Franz Kafka. Proust là lời giã từ cuối cùng, đẹp như mơ, gửi tới thế giới của thế kỷ 19, và khi chúng ta trở lại với tác phẩm của ông, viết trong âm điệu "no longer", "không còn nữa”, ["than ôi, hoa rụng bên kia sông mất rồi, hết rồi, hết rồi, em ơi chiều nay cơn mộng tan rồi”, "ố là là", hết Loan, hết Dũng, hết "Đôi Bạn" mất rồi…], và thế là cái tâm trạng não nề [‘từ lúc đưa em về là biết xa ngàn trùng’] khiến chúng ta vãi lệ chứa chan!

Kafka, về một mặt khác, là người đương thời với chúng ta, chỉ tới một giới hạn. Sự tình như thể, ông viết từ một điểm thuận tiện cho ông, nghĩa là, từ một tương lai xa xa, như thể, ông chỉ có thể ‘ở nhà’ trong một thế giới ‘not yet’, "chưa có nhưng sẽ có". Godot sẽ tới, nhưng chiều nay, thì chưa! Điều này đẩy chúng ta vào một cái vị thế xa xa, bất cứ khi nào chúng ta đọc, và bàn về tác phẩm của ông, một khoảng cách chẳng bao giờ trở nên nhỏ lại, mặc dù chúng ta biết nghệ thuật của ông thì là biểu hiện của một thế giới tương lai nào đó, cũng là thế giới của chúng ta – giả như chúng ta có được tương lai!

Nếu Nhất Linh, ông Trùm tiền chiến, đóng vai Proust, thì Kafka Mít, là Thanh Tâm Tuyền!
Cái hố thẳm giữa họ, được cuộc chiến khốn kiếp làm đầy.

*

Tất cả những nhà văn và thi sĩ lớn khác của Âu Châu tìm thấy chỗ, và những chuẩn mức đo lường của họ ở đâu đó giữa hai vị thầy đã mất này. Nhưng sách của Hermann Broch rớt vào một phạm trù khác hẳn so với số còn lại. Ông có chung, với Proust giọng độc thoại nội tâm, và với Kafka sự chối bỏ hoàn toàn và triệt để, điều mua vui, giải trí, cũng như sự bận bịu với cái siêu hình. Ông chia sẻ với Proust một sự yêu mến quá đỗi, thật là thâm sâu, với cõi đời, như là nó được trao cho chúng ta; và ông chia sẻ với Kafka, niềm tin tưởng, rằng, “người hùng” của tiểu thuyết thì hết còn là một nhân vật với một số phẩm chất được định nghĩa tới nơi tới chốn, mà chỉ là “một con người như thế đó” (bởi vì đối với cuộc đời thực của một con người và nhà thơ, Virgil chỉ là một cơ hội cho những dự đoán triết học của Broch) - tất cả thì đều thực, và những lịch sử của văn học sau này có thể sẽ nói ra điều này.
Điều quan trọng hơn – ít ra vào lúc này, là, tác phẩm của Broch – qua những đề tài mà nó quan tâm, qua trọn tính uyên nguyên, qua giọng rất đỗi thơ tuyệt vời của nó – có một điều gì giống như một đường dây dẫn bị thiếu, mất, giữa Proust và Kafka, giữa một quá khứ mà chúng ta đã mất và không thể nào lấy lại được và một tương lai chưa ở trong tay. Nói một cách khác, cuốn sách, tự thân nó, thì giống như một cây cầu mà Virgil cố gắng băng qua hố thẳm của quãng không giữa “không còn nữa” và “chưa nhưng sẽ có”. Và kể từ khi mà cái hố thẳm này thì thực, rất đỗi thực, kể từ khi mỗi năm nó lại mỗi sâu thêm, đáng sợ thêm, kể từ năm định mệnh 1914 trở đi, cho tới khi những cơ xưởng của Thần Chết được dựng lên ở ngay trái tim của Âu Châu, cắt đứt luôn sợi dây đã cũ mòn mà nhờ nó chúng ta còn bám víu được với thực thể hơn hai ngàn năm lịch sử; và, kể từ khi chúng ta hoàn toàn sống trong “cõi trống rỗng”, đối đầu với một thực tại mù tịt về ý tưởng truyền thống về thế giới và con người có thể thắp sáng – quý báu như thể truyền thống này vẫn còn nằm ở trong tim của chúng ta – chúng ta phải cám ơn sâu xa tác phẩm thi ca lớn lao cố bám víu thật tuyệt vọng vào đề tài này.
Điều khá kỳ quặc là tác phẩm trước đó của Broch chẳng hề tiên đoán, ông sẽ ị ra Cái Chết của Virgil. Những kẻ mộng du, ngoại trừ những phẩm chất của nó, như là một cuốn tiểu thuyết, chỉ cho thấy một điều là, tác giả của nó thì đầy ứ tài kể chuyện, xuyên suốt tác phẩm, ông tỏ ra nôn nóng với tác phẩm của riêng mình: ông nói với độc giả của mình, tốt nhất, hãy cố mà tìm cho ra kết cục của câu chuyện, đừng trông mong ở nơi ông; ông lơ là nhân vật, tình tiết và chỉ xoắn mãi vào những ức đoán dài dòng về bản chất của lịch sử. Cho tới một thời điểm nào đó, Broch quả là một tay kể chuyện tốt, chịu chơi, biết chọc cười, làm độc giả vui, nhưng không phải là một thi sĩ lớn.
Cái biến động làm cho Broch thành một nhà thơ có vẻ trùng hợp với màn cuối u tối của Âu Châu. Khi bóng đêm chụp xuống, thế là a ê hấp, Broch thức giấc… 

Ui chao, đọc đoạn trên đây, làm sao không nghĩ đến ông anh nhà thơ cho được! Ông tỉnh giấc, trở thành nhà thơ, đúng vào màn cuối u tối của miền đất ông ra đời, rời bỏ nó, đúng lúc đêm đen chụp xuống, 1954.

Biến động làm Broch thành một nhà thơ có vẻ trùng hợp với giai đoạn u tối sau cùng của Âu Châu. Khi bóng đêm chụp xuống, thế là a ê hấp, Broch thức dậy. Ông tỉnh giấc trước thực tại khiến ông ngỡ ngàng và thế là ông lập tức chuyển dịch nó vào trong một giấc mơ, quá xứng hợp với một người thức giấc trong đêm. Giấc mơ này là Cái Chết của Virgil.
Những nhà phê bình phán, cuốn sách được viết bằng một thứ văn xuôi trữ tình, điều này không hẳn đã đúng. Văn phong, độc nhất, do căng thẳng dồn nén, rất giống những lời cầu khấn trong những thánh ca Homer, trong đó Thượng Đế được con người kêu gọi hoài hoài, mỗi lần là mỗi nơi chốn Thượng Đế cư ngụ, mỗi khung cảnh thần thoại, nơi khấn bái, thờ phụng, như thể kẻ cầu nguyện phải cảm thấy chắc chắc, tuyệt đối chắc chắn, anh ta không thể nào quên Thượng Đế. Trong cùng đường hướng như vậy, Broch cầu khấn Đời sống, hay Cái chết, hay Tình yêu, hay Thời gian, hay Không gian, như thể ông muốn hoàn toàn chắc chắn, tuyệt đối chắc chắc, ông  không quên một điểm nào. Điều này đem cho cuộc độc thoại khẩn thiết tình cảm thê thiết của nó và làm bật ra hành động căng thẳng, tập trung từ dự đoán rất thực […]
Đề tài của cuốn sách của Broch, như cái tít chỉ ra, là 24 giờ chót của cuộc đời Virgil. Nhưng cái chết thì được coi như không phải là một sự kiện mà là một thành tựu tối hậu của con người - hoặc theo nghĩa, những khoảnh khắc hấp hối là cơ may sau cùng và độc nhất để biết đời sống là cái gì, hay theo nghĩa, đó là thời khắc mà con người phán đoán về chính cuộc đời của mình, kẻ đang chết đó. Phán đoán này không phải là tự buộc tội, bởi vì lúc đó đã quá muộn để mà mất thì giờ với một việc như thế, cũng không phải tự biện minh, bởi vì, nếu như thế, thì việc này lại quá sớm; đó là cố gắng tối hậu để tìm ra sự thực, lời nói chung quyết của trọn câu chuyện. Điều này làm cho phán đoán sau cùng là chuyện của con người, con người tự tính sổ với con người, tránh cho Thượng Đế khỏi vướng bận vào chuyện tầm phào như thế!



The Nobel Prize in Literature 2013

Viết nhỏ

Sến Cô Nương viết về Alice Munro
Tuyệt!
Thú, là Pat [Patricia Highsmith] 1 tác giả Gấu rất mê, đọc, từ khi còn Xề Gòn.
Có câu văn này, đọc thật khó hiểu: Hạnh phúc thì ngắn ngủi và vô định. Bất hạnh dài gấp đôi.
Làm sao biết, gấp đôi?

Căng thật!

*

GCC đọc lại bài viết về Pat thì mới ngộ ra, tại sao Sến mê Pat!


Tác giả/tác phẩm ảnh hưởng nặng nề lên Pat [Patricia Highsmith] là Dos/Tội ác và Hình Phạt. Như… Sến, em gặp ông già rậm râu là mê liền, năm em 13 tuổi!

*

Pat còn cuốn này cũng thú lắm.

Mon amour pour Tchekhov, je l'avoue, a souvent été tourmenté par la jalousie.
Tình yêu của tôi đối với Tchekhov, tôi phải thú nhận, luôn quằn quại thương đau, vì ghen tuông.
Italo Calvino.

Người xưng tụng Chekhov bảnh nhất, tới nhất, theo GCC, là Amoz Oz, khi ông đọc song song "Cây vĩ cầm của Rothschild", của Chekhov, và "Y Sĩ Đồng Quê", của Kafka.

Chekhov vs Kafka

Chekhov: Đường vào vĩnh cửu

La petitesse de l'homme chez Anton Tchekhov

GCC đọc Oz, thì mới vỡ ra cái truyện “Y Sĩ Đồng Quê” của Kafka, đọc từ hồi còn Xề Gòn. Và khi đọc DTH, bà kể, ngồi khóc ở hè đường Xề Gòn ngày 30 Tháng Tư..., thì gặp lại viên y sĩ của Kafka: "Dupé! Je suis dupé!" (Bị lừa! Tôi bị lừa!).


Trong một bài diễn văn đọc năm 1975, Nadine Gordimer, Nobel văn chương, nói về sức ép và đòi hỏi đè nặng lên nhà văn da đen Phi Châu, và bà yêu cầu, anh ta [chữ của bà], phải giữ cho được tự do của mình, chỉ trong vị trí đó, anh ta mới dâng hiến tài năng của mình cho cuộc đấu tranh giải phóng. Và bà dẫn lời Jean-Paul Sartre: “Nhà văn một kẻ trung thành với cái bộ khung chính trị xã hội [faithful to the political and social body] nhưng không bao giờ ngưng chiến đấu với nó”.
Và bà chỉ ra, người, suốt đời trung thành với ý tưởng cải tạo xã hội, tuy nhiên không ngưng chỉ trích, và chiến đấu, chống lại những đường hướng, chiến thuật, của những bạn bè chủ trương tiến bộ, đó là nhà văn Nga, Ivan Turgenev, và cuốn Cha và Con, Fathers and Sons [1862]. Khi phải trình ra một mẫu mã nhân vật, như Bazarov, một con người trong cái đa dạng, hết sức người của anh ta, in his full, all too-human complexity, Turgenev phải đối mặt với sự giận dữ của đám trẻ tiến bộ Nga, cho tới lúc đó, vẫn coi ông như là nhà vô địch của họ, nhưng bây giờ cảm thấy, bị chính ông đâm sau lưng.

… Đó là dịp sau, chót, 1975, Gordimer dẫn ra một nhà văn Âu Châu, [da trắng], như một mẫu mã cho những nhà văn da đen. Bốn năm sau, bà muốn nhìn lại hoàn toàn vị trí của mình, entirely revise her position. Bà nói, ở Nam Phi, có hai văn hoá, một trắng, một đen. Đã qua cái thời văn hóa trắng áp đặt lên văn hóa đen. “Nghệ sĩ da đen trên sàn diễn như thế đó, là một khuôn mẫu tối cao. Chỉ như thế đó, mà tác phẩm của anh mới được đáng giá bởi chính dân tộc của anh, và họ, là một uy quyền tối cao, the supreme authority. Cho dù thiện ý của một nhà văn da trắng tới mức nào, “điều đưa ra, từ kinh nghiệm của anh ta, the order of experience, như là một nhà văn da trắng, khác biệt hoàn toàn với điều đưa ra từ kinh nghiệm da đen”. Và như thế, anh ta chẳng thể nào ở trong vị thế đưa ra sự cố vấn, hay đề  nghị những khuôn mẫu. (1)

Truyện ngắn của Munro không có cái ác khủng khiếp như trong truyện của YiYun Li. Trong "A Thousand years of good prayers", truyện ngắn có tên là "Chuyện này thì mắc mớ gì tới tôi", thuật câu chuyện, tác giả nói, chuyện thực, về 1 em giống như em Phương Uyên, viết thư phàn nàn Đảng, Đoàn về 1 điều gì đó, và bị kết tội phản động, bị đưa đi tù. Ở tù, em vẫn viết thư phàn nàn và bị án tử. Đúng thời gian đó, bà vợ anh y tá dạo, thủ tướng VC, bị bịnh gan nặng, cần 1 lá gan thay thế. Thế là ngày xử bắn, 1 đội ngũ y tế chờ sẵn, vừa đòm 1 phát, là cắt vội lá gan đem về trình thủ tướng VC!

Cái vụ cho Nobel năm nay, 1 tác giả chuyên viết truyện ngắn, ở 1 cái xứ chưa từng biết đến chủ nghĩa toàn trị, cái đói, cái ác của nó, Lò Thiêu, Lò Cải Tạo… xem ra có cái gì lấn cấn theo GCC, nếu nhìn theo quan điểm của Lukacs về thể loại này.
Có vẻ như Uỷ ban Nobel đang ở trong thời kỳ nằm giữa hai nút chặn, "Not Yet" và "No Longer"!

Hà, hà!

Tin Văn sẽ post liền hai bài viết trong "Ngàn năm Kinh Kệ", "A Thousand years of good prayers", 1, của David Robinson, "Nếu tôi mò về", "If I Go Back", trình bày quan điểm của YiYun Li, để tặng mấy tên nhà văn Mít hải ngoại bò về, và 1, là cái truyện ngắn tóm tắt ở trên.

V/v truyện ngắn. Trên số báo Books mà GCC vừa nhắc tới, có bài phỏng vấn nhà văn Tẫu Liao Yiwu, "Hãy chia nước Tẫu thành 20 xứ", có cái truyện ngắn thật tuyệt: Màu của cái chết, La couleur de la mort, tác giả Pema Tseden, một nhà làm phim người Tây Tạng. Khi nhìn thấy màu đó, là người ta biết chắc chắn, 1 người nào đó, chết!
*

NQT bảo dịch Other Colors thành "những sắc màu khác". Tôi không đồng í vì "shade of color" mới là "sắc màu".

Du mục da vàng

Tình cờ Gấu khám phá ra trang này, thấy post nhiều bài trên TV.

Tks
NQT

V/v màu sắc vs màu.

Người Miền Nam thường nói "sắc màu", hay "màu sắc", khi nghĩ/dịch từ “color”.
Vả chăng, nếu dịch sắc màu, thì lại lấy thêm được ý màu [da], và có thể Pamuk cũng có ý đó, khi đặt tên cuốn sách.
Một trong những ông thầy của Pamuk, là Faulkner, và ông này không cùng màu da với anh Thổ Nhĩ Kỳ, Pamuk.
Vargas Llosa cũng nghĩ như thế, hẳn thế, khi viết về Faulkner. Ông phán, thằng chả, Yankee mũi lõ, nhưng đúng là cùng màu da, cùng tiếng nói với chúng ta! (1)

(1)

“He wrote in English, but he was one of our own”.
Vargas Llosa: Fauklner in Labertino, in "Making Waves"

Note: Bài này ngắn. GCC cứ tính dịch, nhưng sức người có hạn, hứa lèo hoài, vả lại ham chơi quá, thành ra quơn!

Trong “Tại sao đọc những nhà văn cổ điển”, Italo Calvino có đi 1 đường về Chekhov, sư phụ của những Alice Munro, YiYun Li. Cái tít thú lắm, cõi nhân gian bé tí của Chekhov [nhớ đại khái, để coi lại].

Italo Calvion: Pourquoi lire les classiques

La petitesse de l'homme chez Anton Tchekhov

Note: Thay vì viết về Alice Munro, Tin Văn giới thiệu bài viết của Italo Calvino, về sư phụ của Bà, Chekhov.
Ở trong bài viết này, Calvino cũng nói ra cái ý mà GCC “vừa mới phán” [thế mới bảnh chứ, đâu có quàng cà chớn một ông Thần Tháp Rùa, với ông “Beckett, Nobel văn chương- Lại Khám Phá Ra Kịch"!]: Khó mà coi Munro là đệ tử của Chekhov, so với 1 em Tẫu như Yiyun Li [cũng da vàng mũi tẹt như Mít, cũng khốn nạn như Mít vì Cái Ác Á Châu, hơn thế nữa, Cái Đại Ác CS]:

Il existe pour lui, en Union soviéique, une affection qui touche à la vénération: et, de ce petit médecin au regard étincelant et ironique derrière son pince-nez, ils font presque un prophète de la société socialiste; alors qu'en Occident il est célèbre tantôt comme un père du pessimisme et de l'agnosticisme libéraux, tantôt même comme un symboliste mystique.

Ở Liên Bang Xô Viết, Chekhov được thờ phụng như nhà tiên tri của xã hội chủ nghĩa, trong khi ở Tây Phương, chúng coi ông là 1 tên bi quan, hay quá thế nữa, 1 tay biểu tượng thần bí!