Notes
1
2
|
Đỉnh
cao chói lọi
Gấu
mua cuốn
trên, nhân 'chiều một mình xuống phố, âm thầm nhớ nhớ CM', cùng với tờ
báo [Books, báo Pháp, nhưng tên báo, tiếng Anh, www.booksmag.fr, trang
bìa sau dành cho quảng cáo sách
của DTH], chỉ vì một câu khen thật bảnh, và thật lạ về nó, trong bài
giới
thiệu: "The Moon…" của Cesare Pavese có lẽ là cuốn 'tiểu thuyết Mẽo'
chưa từng được
viết ra cho đến nay, bằng một thứ tiếng nước ngoài. Đây đúng đề tài bài
viết của Nhị Linh,
về chuyện đem chuông đi đấm nước người: dịch những tác phẩm Mít ra
tiếng
nước người, của những tác giả Mít đương đại.
Chúng ta chưa có tác phẩm Mít, 'được viết bằng ngôn ngữ nước ngoài',
thực sự là như vậy. Những Nỗi buồn chiến tranh, Đỉnh cao chói lọi.. thì
cũng vậy vậy!
Bài giới thiệu cuốn The Moon
thật tuyệt. Tác giả Cesare Pavese, sở dĩ viết một cuốn tiểu thuyết Mỹ,
bằng tiếng Ý, là vì ông ở Mẽo, và là một chuyên gia dịch tác giả Mẽo,
trong đó có Faulkner.
Tờ báo Books, số tháng Năm 2009, là số đặc biệt về tra tấn, chuyện
thường ngày ở huyện, không phải ở những xứ sở độc tài, như xứ Mít,
nhưng ở 2/3 nhà nước trên thế giới: Tại sao những chế độ dân chủ tra
tấn?
Thực
tại vượt tưởng tượng
"Perhaps",
writes Nietzsche in the Genealogie der Moral, "there is nothing more
terrible and mysterious in the whole prehistory of mankind than our
mnemonic technique. We burn something into the mind so that it will
remain in the memory; only what still hurts will be retained".
Trong trọn thời kỳ tiền sử, có lẽ không có chi khủng khiếp và bí ẩn
hơn, so với kỹ thuật tạo dấu ấn của con người, Netzsche viết trong
Genealogie der Moral: Chúng ta đánh dấu trái tim của chúng ta bằng lửa,
sao cho, chỉ cái đau được giữ lại, [cái sướng bỏ đi].
... Weiss learned in exile to understand the fate he escaped...... so
vital to him, of whether he himself was on the side of the creditors or
the debtors. He finds the answer to the question in the course of his
own study, as it becomes increasingly clear to him that rulers and
ruled, exploiters and exploited, are in fact the same species, so that
he, the potential victim, must also range himself with the perpetrators
of the crime or at least theirs accomplices.
Chỉ tới khi lưu vong thì Weiss mới hiểu ra phần số của mình, ở về phía
kẻ ăn cướp hay bị ăn cướp. Ông tìm thấy câu hỏi cho câu trả lời theo
dòng nghiên cứu của chính ông, và mọi chuyện càng ngày càng trở nên rõ
ràng, đối với ông, là, cai trị hay bị trị, bóc lộc hay bị bóc lột, thì
cũng rứa, và, bởi vì ông ta sinh ra là có tướng bị ăn đòn rồi, thành
thử bắt buộc phải tự xếp hàng cùng với những kẻ tạo ác, hay chí ít,
cũng đồng phạm.
*
Yankee mũi tẹt thì vưỡn muôn đời là Yankee mũi tẹt!
Ui chao lại nhớ Bà Trẻ của Gấu: Dòng họ Nguyễn nhà mày không có mả đánh
người!
Chuyên 'bị ăn đòn', như vậy, mà vẫn phải xếp hàng cùng với những kẻ tạo
ác, những kẻ giơ dao kề cổ đàn bà, con nít, thế mới đau chứ!
*
« La torture
est bien montrée comme ayant été efficace ».
En préparant notre dossier « Pourquoi
les démocraties torturent » (mai 2009),
j’avais lu l’article consacré par Wikipédia au film La Bataille d’Alger, de Gillo
Pontecorvo et Yacef Saadi. On y lit que la
torture est « bien montrée
comme ayant été efficace ». Un bon exemple de la fragilité de
l’entreprise
Wikipédia.
Nguồn
“Có lẽ đã đến
lúc cần thẳng thắn mà nhìn nhận một sự thật: văn học Việt Nam không mấy
hấp dẫn
thế giới. Cho dù số lượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài ngày
ngày càng
tăng và Việt Nam trở thành “thiên đường mua sắm” cho du khách Nhật Bản,
thì
cũng thật là viển vông khi đặt niềm tin vào một cuộc xuất khẩu ồ ạt văn
chương
nước nhà hay mơ mộng đến ngày một nhà văn Việt Nam có tên trong danh
sách nhận
giải Nobel Văn chương.”
CVD:
Spect. talawas
Câu
này, có một ‘tiểu chú’ như thế này, ở trên
blog Nhị Linh:
+
Theo tôi cứ như thế này Dương Thu Hương rất có khả năng được Nobel Văn
học. Khi
đó thì sẽ như thế nào? Chắc sẽ giống phản ứng của Liên Xô ở trường hợp
Pasternak, Trung Quốc ở trường hợp Cao Hành Kiện. Chúng ta cứ đi theo
đít mấy
con quái vật khổng lồ đó thôi.
Posted
by Nhị Linh at 9:20 PM
4 comments
Bà Dương Thu Hương mà được
Nobel Văn học thì báo chí
trong nước có đưa tin không nhỉ? Hehehe
DTH
thuộc đẳng
cấp những tiểu thuyết gia lớn yêu dân tộc của bà và những nỗi đau của
họ. Bà đan
dệt tấm thảm, là cuốn tiểu thuyết của bà, với những sợi dây thời gian,
tô điểm nó
bằng những mầu sắc của những phong cảnh đã mất, và mầu đỏ của máu, của
những
người đã hy sinh, thứ mầu đỏ thiên thu của quyền lực và của vinh quang…
Đây
là một câu
chuyện tình, quyền, và sát nhân…
HCM,
hay là định
mệnh bi thảm của một con người bằng đá, nhưng chỉ là bằng thịt và máu…
25
ngàn ấn bản
đã được bán ra
[Quảng
cáo free của Tin Văn]
*
Có một thứ văn Mít hấp dẫn thế giới, nhưng không thuộc
dòng chính!
Càng không phải dòng WJC!
*
Vấn
nạn này, Gấu đã nhận ra từ khuya, chính vì thế mà khi talawas vừa xuất
hiện, là Gấu bèn mặt dầy đưa đơn xin chân bồi bút, cắp rổ theo đàn bà,
với bài viết trứ danh "Dịch là cướp", bởi vì theo thiển ý, đã đến lúc
"reach out", khuân đồ làng về nhà mình.
Hoá ra không phải, và hiện tượng "khuân" này, có xẩy ra, những không
phải hàng văn học, mà là "hàng khác", và thế giới quả có biến
thành một bãi đánh hàng, đối với dân Mít!
Phải đến khi nghiền ngẫm văn học Nga, thời "dưới hầm", thì mới ngộ ra:
Vấn đề của Mít là "reach in", và một cách nào đó, nó nằm ở trong những
bài viết, tác phẩm tạm gọi là "văn chương tự thú", [Vâng quả là chúng
tôi có hèn,
có nhục, có "ăn cướp", ăn "kít", cái này là NHT nói đấy nhé, cả Tô Hải
nữa, khi ông tự coi mình là Câu Tiễn chịu nhục nếm phân... ] với những
tác phẩm, thí dụ như của
Nguyễn Khải, Tô Hoài, Tô Hải...
Văn chương Mít
sở dĩ không hấp dẫn thế giới, chính là vì nó là thứ văn chương “tam, tứ
vô”: vô
ích, vô hại, vô học, vô dụng…
Nó là thứ văn chương không “tham dự lớn vào bản
khế ước xã hội”, như Le Clézio phán. Thứ văn chương "không dám sống thế
nào thì không dám viết thế đó"!
Ngay cả thứ văn học dịch ở trong nước, nở rộ, vì là nhu cầu tất yếu
của một xã hội bị bưng bít đủ mọi đường, cố tìm cách vươn ra ngoài, y
chang như
Gấu khi ra được ngoài này, khi làm trang Tin Văn, khi xin xỏ được viết
cho Sến
cô nương. Nhưng hãy thử nhìn xem, văn học dịch ở trong nước ra
làm sao. Cũng toàn
thứ vô hại, vô dụng… Ngay cả với những tác giả nguy hại, thì cũng bị lũ
thợ dịch
hoặc tự ý kiểm duyệt, hoặc cơ quan kiểm duyệt thiến sạch những đoạn
‘nhạy cảm’! Đến Brodsky, khi được ông thợ dịch lừng danh "Butor Mít"
giới thiệu với độc giả Mít, thì cũng biến thành dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy,
nữa là!
Bởi thế mà mấy em trong nước, có em đã từng phàn nàn với bà chị Sến,
sao đọc văn dịch thấy dở quá, chúng em viết còn hay hơn nhiều!
Cái sự vươn
ra [‘reach out’], thì như thế, làm sao mà có tác phẩm ẵm Nobel văn
chương?
Làm sao
chúng ta có được một Nobel văn chương như một Pasternak, một Cao Hành
Kiện? Thưa, còn
khuya, dù thực tâm thực lòng đi theo voi hít bã mía. Đâu có dễ, cái
việc đi theo đít mấy
con quái vật khổng lồ, vì có chịu đọc những "quái vật
khổng lồ", là Akhmatova, Pasternak, Brodsky, Solzhenitsyn... hay Cao
Hành
Kiện đâu?
Cái
phần "reach in" [với vô], của văn Mít, chính là cái phần
văn học Nga chưa từng được đám Yankee mũi tẹt biết đến, trong khi nếu
có nhắc đến, thì lại thứ cứt đái vệ quốc, thứ đó thì Việt Nam đâu có
thiếu, nào Nê Nựu, nào Anh Hùng Núp,
nào Mặt
trời chân ní chiếu qua tim?
Trong
“reach in”, rất ư là hơi bị thiếu hụt ở trong nước, có cả cái sự không
chịu đọc những
nhà văn của các nước cựu CS, như Milosz, Manea, thí dụ, hay những nhà
văn hậu
chiến Đức, như Boll, Grass [Grass dù được dịch, nhưng cũng chưa được
đọc, đúng
như ông là], hay Christia Wolf, của Đông Đức.
Còn nhiều lắm.
Đọc eVăn mới thấy
thê thảm. Toàn là dịch thời sự văn nghệ vô ích, vô hại, hay
tin mấy
em đào chuyên cởi chuồng…
Tin
Văn như cái
tên của nó, toan tính làm cái công chuyện giới thiệu cái phần thiếu hụt
nặng nề
này, của trong nước.
Gấu nhớ, hình
như là Fuentes có phán một câu nghe thật khoái lỗ nhĩ, về tiểu thuyết,
và tiểu
thuyết gia, đại khái như vầy, có những tác giả thời nào cũng đọc được,
thí dụ
Proust, có những tác giả, mà thời đó không có ông ta là không được, thí
dụ
Kafka. Giả như không có Kafka, làm sao chúng ta hiểu được chính chúng
ta, chính
cái thế kỷ của chúng ta ?
Và, như chúng ta đã từng biết, Kafka phán, cái thứ văn
chương mà chúng ta cần đọc, nó giống như cái dìu phá băng, phá tảng
băng lạnh giá là cái đầu vô cảm của chúng ta. (1)
Ấy đấy, thứ văn chương đó, Mít chưa
có.
Vả chăng, cái trò mê
văn học vệ quốc của Liên Xô của đám Yankee mũi tẹt, theo Gấu chỉ là
‘nguỵ tín’,
hay nói huỵch toẹt, lập lờ, mượn mầu ‘vỏ lựu, máu chó, mào gà’,
‘đánh lận con
đen’, như
Tú Bà dậy Kiều!
Ấy
là vì với chúng, làm đếch gì có "vệ quốc", mà là
‘ăn cướp’.
Khốn nạn thế đấy!
(1) "Tôi
nghĩ chúng ta chỉ nên đọc những cuốn sách ngoạm, hoặc đâm chúng ta. Nếu
cuốn
sách mà chúng ta đọc không lay động chúng ta tỉnh hẳn người, giống như
bị ai đó
giáng một cú vào sọ, thì ích chi đâu mà đọc nó? Sách làm cho chúng ta
hạnh
phúc? Cám ơn Trời, chúng ta hạnh phúc biết bao nếu chẳng sách gì hết.
Những cuốn
sách làm chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể tự viết lấy. Sách mà chúng
ta cần,
chúng đập chúng ta giống như gặp một chuyện bất hạnh đau đớn nhất, như
cái chết
của một người thật thân thiết mà chúng ta yêu hơn cả yêu chúng ta, nó
làm chúng
ta cảm thấy như bị tống xuất tới một nơi rừng rậm, hẻo lánh, xa hẳn con
người,
giống như tự tử. Cuốn sách phải giống như cái rìu phá cái biển đóng
băng ở bên
trong chúng ta. Tôi tin như vậy." (Alberto
Manguel trích dẫn, trong cuốn A History of Reading, nhà xb
Alfred A.
Knopf Canada, 1996)
*
Khi
điểm tập
truyện ngắn Mây Bay Đi của Nguyên Sa, và nhìn ra, đây là một tác phẩm
của một
nhà văn dễ dãi và hạnh phúc, Gấu chưa đọc Kafka. Và cú đánh quá nặng,
vì trúng ngay tim của ông, khiến ông phát khùng lên, và ban cho Gấu cái
nick
thật là tuyệt vời, tên "sa đích văn nghệ".
Còn nhớ, ngồi với ông anh tại Quán Chùa,
nhìn cái mặt nhăn nhó của thằng em, ông an ủi, làm người thì phải có
người ghét,
người yêu, cứ tròn xoe như hòn bi lăn đâu cũng được, thì nhảm quá.
Nhưng ông cảnh
cáo, giá mà mày viết về mấy thằng bạn văn của mày, y như vậy, thì thành
nhà phê
bình được đấy!
Phải đến khi đọc Kafka, thì Gấu mới tìm ra câu trả lời, cho những
đòn của Nguyên Sa và ê kíp, trong có Duyên Anh, dưới tên Thương Sinh,
đánh Gấu
ròng rã cả gần một năm trời trên nhật báo Sống.
Gấu có một kỷ niệm cũng thật là
tuyệt vời về chuyện này. Đó là lần đến thăm cô học trò, con ông chú T,
Gấu có nói
tới trong bài viết Tên của cuộc chiến. Cô lôi ra cả một
tập báo Sống, nói, anh đọc
đi.
Hóa ra là cô nhớ Gấu quá, và, thù Gấu quá, vì cái chuyện đi lấy vợ Nam
Kỳ, bèn cắt
tất cả những bài viết chửi Gấu, để dành đọc chơi!
Nhưng kỷ niệm "ôi nhìn nhau lần cuối đi em", mới thật ảo não.
Gấu có
ghi lại, trong bài viết về Bình Nguyên Lộc, post lại ở đây:
Gòa không,
Gòa không?
Bình
Nguyên
Lộc là nhà văn Miền Nam thân cận nhất đối với thằng bé di cư-tôi ngày
nào. Tôi
làm quen với Sài-gòn là qua ông. Cái trò ngồi quán nhâm nhi ly hồng
trà, ngóng
chờ hồn ma cũ, trong khi tương lai đang đợi ở một ngã tư nào đó, là do
ông, phần
nào.
Ông già tôi
khi còn sống, đặt cho tôi một biệt hiệu: thằng Mõ Phố. Ông làm nghề dậy
học, cứ
bị đổi trú sở hoài. Nghe nói Tây không ưa ông. Thằng con, ngay những
giờ phút đầu
tiên đến đất lạ đã lân la làm quen, từ người đến cảnh. Chưa kịp làm
quen người
bố, ông đã bị đảng phái thủ tiêu.
Mõ Phố vào
Nam, việc đầu tiên, mua một tấm bản đồ thành phố Sài-gòn, rồi "khốn khổ
khốn
nạn" vì nó. Chả là, thằng nhỏ tin theo bản đồ, lần theo đường chỉ, đụng
ngay một đồn Bình Xuyên. Thành phố những ngày đầu di cư, bản đồ nào
"cập
nhật hóa" cho nổi! Người lính gác, chắc chỉ muốn cho thằng nhỏ Bắc-kỳ
một
bài học, bắt đứng đó đến chiều tối; mỗi lần buồn buồn, anh lên cò súng
lách
cách, hăm: Tao bắn bỏ mày! Anh ta làm sao biết thằng nhỏ bị gắn khằn
trong trí
tưởng, hình ảnh một ông bố bị cột đá bỏ sông.
Truyện ngắn
của Bình Nguyên Lộc lúc đó rất ăn khách, và những tờ nhật báo tại
Sài-gòn thường
in kèm như phụ trương. Bạn mua tờ báo, mở ra, truyện ngắn của Bình
Nguyên Lộc
là một "cahier" khổ nhỏ kẹp ở giữa.
Nhớ đến ông,
tôi nhớ đến một người viết khác, ông anh rể của tôi, Nguyễn Hoạt.
Nguyễn Hoạt
thuở mới vào cũng ham viết tiểu thuyết về miền nam. Cuốn Trăng Nước Đồng Nai của
ông kể lại việc kiếm cơm miền nam bằng nghề dậy học tại Biên Hòa. Ông
quá mê thằng
nhỏ xe "lô" (location), mời chào khách: Gòa không, Gòa không? (Hòa
không, Hòa không?). Ông tả những cô gái miền nam tự nhiên đến
nỗi mặc "đồ
ngủ", leo cây, hái trái!
Ông chú Th. của tôi cười
ngất, buông một câu:
Bộ nó tưởng gái Miền Nam "dễ dzô" lắm sao?
Bà thím tôi ngồi kế bên
cười tủm tỉm. Hai người sắp thành ba người, mới lo làm đám cưới!
Nhân đó, ông hỏi
tôi thường đọc ai, tôi nói: Cháu mê Bình Nguyên Lộc. Ông gật gù, trúng
ý. Trên
bàn là một tờ báo hàng ngày, với truyện ngắn mới nhất của ông.
Ông chú này,
tôi đã nhắc tới, nhân đi tìm "cái tên", cho một cuộc chiến. Gọi là
chú, vì cùng học với ông già. Ông thi rớt, bỏ vào Sài-gòn lập nghiệp từ
khi còn
"nước Nam-kỳ", "tân thế giới" của những chàng trai xứ Bắc.
Bà thím gốc xa xưa Tiều, rất hiền. Bà kể lại, kỷ niệm lấy chồng. Ổng
nói, nếu
ngày đó, tôi "hỏng" chịu cưới, bà tính sao? Đành ôm bầu, đẻ con, chịu
làm "gái ngoan" chứ làm sao giờ!
Kỷ niệm trên, dù sao cũng vui.
Buồn: những
ngày làm ăn khá giả, khi chưa xẩy vụ di cư, bà sợ nhất cảnh đếm tiền
mỗi lần
ông đưa về. Sau bà nghĩ ra một cách thật giản dị: dùng đấu, để đong,
như đong gạo!
Là một
thương gia giầu có nhưng có thể do bỏ Miền Bắc, ông lại càng tin vào
một
"mùa Thu" mà ông đã không có dịp được thưởng thức khí hậu. Mãi sau
này, ân hận, nhưng cũng may, mất trước khi mất miền nam, không phải
chứng kiến
cảnh kiểm kê tài sản.
Cô con gái
thứ của ông là mối tình đầu của tôi.
Tôi mê cô
cùng lúc mê Bình Nguyên Lộc. Thương thằng nhỏ con người bạn học, ông
chú kêu
tôi về làm trợ giáo cho mấy đứa con ông. Không hiểu ông có một vầng
trăng thề
nào không, khi rời xứ Bắc, vì mấy cô con gái đều mang tên người đẹp
cung Quảng.
"Đệ nhị tiểu thư" được cưng nhất, nhưng không vì vậy mà bớt sợ bố.
Ông là một "hung thần" trong gia đình.
Lần cuối,
tôi tới thăm nhưng "vô ý" mang luôn đôi dép dính bùn vô nhà. Cô hoảng
quá la lớn: Anh để dép bên ngoài! Tôi quay ra, dép theo luôn. Mãi sau
này, khá
trộng tuổi, cô mới lấy chồng. Bây giờ hình như hai vợ chồng ở Úc. Không
hiểu
khi chọn tôi làm "trợ giáo" cho mấy đứa nhỏ, ngoài chuyện thương đứa
nhỏ mồ côi, ông chú tôi có bị ảnh hưởng Bình Nguyên Lộc hay không?
Nếu Miền Nam
của Sơn Nam là một miệt vườn, hoặc "trước" thuở miệt vườn, một hình
bóng cũ; Miền Nam trong Bình Nguyên Lộc, là cảnh nhập nhằng kẻ chợ,
người quê.
Những nhân vật của ông cũng nửa quê nửa tỉnh. Đây là lý do theo tôi,
dân
Sài-gòn rất mê ông, nhất là những độc giả "nhựt trình". Trong tiểu
thuyết của Bình Nguyên Lộc đã manh nha một Sài-gòn sắp sửa biến mất,
như một Miền Nam biến thành huyền thoại, ở Sơn Nam. Người ta tự hỏi mấy
cô gái trong
Đò Dọc,
lo chạy giặc Tây giạt về một xóm quê, suốt ngày lóng ngóng không biết
làm gì,
suốt đời chờ đợi một người lái "đi xem heo", họ sẽ sử sự ra sao, sau
này, khi quân đội Mỹ và đồng minh đổ xô tới...
Ceux qui ne tirent
pas les
leçons du passé sont condamnés à le revivre.
Kẻ nào không rút ra được những bài học quá khứ, kẻ đó bị kết án phải
sống
lại nó.
Hannah
Arendt.
*
DTH:
Nobel văn chương?
Gấu
ngửi ra cái vụ này, khi anh
Tây làm rùm beng, lần ra mắt cuốn
Chốn Vắng, và để làm rùm beng
thêm,
trong giới Mít, Tin Văn đi liền mấy bài…
Tuy nhiên, điều lo âu của Gấu,
là
những bản dịch tiếng Tây, văn phong, cùng tính khí của Bà.. .
Sở dĩ CHK được Nobel, là nhờ người dịch ông
hiểu ông. Mít ta chưa có ai “mê văn” DTH, để mà dịch qua tiếng Tây như
trường
hợp CHK.
Nói chung là, căng lắm, khó lắm.
Vậy cũng mừng cho VC!
Nobel văn
chương hồi sau này, cho, chỉ cần một cuốn. Gấu nhớ, DTH có cuốn viết về
một em
đi lao động Liên Xô, để nuôi cả một đại gia đình Yankee mũi tẹt, và nếu
đúng
như thế, thì chỉ cần một cuốn đó, là đủ.
Vả chăng, tiếng nói của CHK là tiếng nói của một cá nhân chống lại
tiếng ồn của đám đông.
Còn của DTH? Không lẽ chỉ để tìm chân lý về một Bác Hồ?
Còn
về cuộc chiến?
Cái nhìn của DTH về cuộc chiến Việt Nam, cuộc chiến ngu xuẩn, theo Gấu,
sai.
Giọng
văn DTH đanh đá quá, hằn học quá, lên gân quá, thành ra rất cần một
dịch
giả đủ tài, đủ mê văn bà, để chuyển tải cái phần đẹp đẽ nhất của nó,
làm bật ra người đàn bà Bắc Kỳ, suốt chiều dài lịch sử dân Yankee mũi
tẹt, chống lại Cái
Ác Bắc Kít, tượng trưng bằng Ông Bố Bắc Kít, liệu có thể nói như
thế?
NQT
DTH
còn thiếu cả, tầm nhìn sau đây, sau khi ngồi vệ đường Sài Gòn, khóc
cuộc chiến ngu xuẩn.
Tản
mạn về Ba Người
Khác
Cũng
nhiều người miền Bắc không may họ hàng phân tán chia ly trong chiến
tranh,
bây giờ hay nhắc đến chú bác cô dì, ông nội ông ngoại đã từng làm tướng
tá hay
viên chức trong chính phủ Việt Nam Cộng Hoà một cách công khai, đôi khi
pha lẫn
tự hào.
Đỗ
Hoàng Diệu: Con ngáo ộp là có thật !
*
Nhân
nhắc tới DTH, Tin Văn post bài điểm cuốn Hành
trình thơ ấu của bà:
LES
LIVRES DU MOIS
LE
CHOIX DES MOTS DE MINUIT
par
Philippe Lefait
«
Un an loin des parents et
l'expérience de la vie grandit d'un empan. Quand elle atteint la taille
d'un
arbre qui pousse sur les cimes des montagnes, alors on peut dire qu'on
connaît la
vie. » Itinéraire d'enfance, le dernier livre traduit en français de
Duong Thu
Huong est un roman de formation dans le Vietnam de 1985, marqué par la
résistance contre le colon français et englué dans des pesanteurs
idéologiques
et partisanes qui font exclure de sa classe une gamine qui ignore
encore que
vérité et « autocritique» sont antagonistes. Rebelle, celle-ci décide,
avec son
amie Loan Graine-de-jacquier, de partir retrouver son père,
garde-frontière
depuis des années aux confins de la Chine. Itinéraire d'enfance décrit
ce
voyage sans le sou, les rencontres et l'appprentissage qu'il permet,
l'évidence
d'une filiation. C'est aussi un documentaire ethhnologique où l'on
apprend, par
exemple, les secrets de fabrication de la gélatine de tigre ou l'art
d'accommoder le cochon. La
simplicité du style fait sa fluidité. C'est une écriture qui prend par
la main.
Il y a les odeurs, les paysages, presque un conte sur le désir que la
réalité
fracasse. Duong Thu Huong a poétisé la révolution, adhéré au parti
communiste
avant de préférer les droits de l'homme. « Si je veux cracher sur le
pouuvoir,
je n'ai pas le droit de craindre », dit celle qui a dénoncé la dérive,
été
exclue en 1990 de l'Union des écrivains vietnamiens, a connu la prison
et une
résidence surveillée. Ses livres ont été interdits. Elle est désormais
publiée
en France,
où elle vit depuis la publication l'an dernier chez Sabine Wespieser du
puisssant Terre
des oublis.
À 60 ans,
elle voit sa destinée comme celle
d'un animal doulouureux condamné à souffrir. « La nostalgie de mon pays
me
ronge, mais j'ai la liberté. ».
Itinéraire
d'enfance Duong
Thu Huong
Trad.
du vietnamien par
Phuong Dang Tran
Éd.
Sabine Wespieser, 380 p.,
24 €.
Des
mot de minuit
*
Le Magazine littéraire
participe un mercredi par mois à l'émission Des mots de minuit.
*
Des mots de minuit, tous
les mercredis, la nuit sur France
2. Rediffusion le dimanche suivant sur France 4 à minuit.
[Le
Magazine Littéraire,
Juillet & Aout, 2007]
|
|