*



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
13 14 15

Ngày Sinh Của Gấu














Cali 8, 2011

Một bà mẹ sinh con ra đứa nào, là biếu VC đứa đó, vậy mà, “Từ niềm đau cá nhân của một bà mẹ đã trở thành niềm đau chung của một dân tộc và của loài người căm ghét chiến tranh.” [Wiki]

Một ông, suốt đời đau "vết thương di tản", mà biết gì đến niềm đau chung của một dân tộc, và của loài người căm ghét chiến tranh? 

Toàn bài hát, có câu nào là... căm ghét chiến tranh?
Đầy 1 giọng căm thù mà căm ghét ở chỗ nào? 

Có thể bà thi sĩ Ba Lan đã từng nghe bài hát này, được dịch qua tiếng Ba Lan, nên mới làm bài thơ “Việt Nam”, với những câu chửi bố cả lũ VC, và ông nhạc sĩ thiên tài Mít:

Ðây là chiến tranh, bà phải chọn bên. Tôi không biết
Làng bà còn không? Tôi không biết
Những người đó là con của bà? Ðúng rồi. 

Đứa con nào cũng của bà mẹ Việt Nam hết, chẳng có đứa nào là Ngụy, hay Liệt Sĩ cả!

NQT

Trang Wiki tiếng Mít này chắc chắn là do mấy anh VC hoặc Miền Nam đám bỏ chạy bợ đít VC, làm, vì đúng "xì tai" của mấy ảnh. GCC vô mấy lần thì đều thấy nhảm cả.
Còn 1 trang nữa, cũng cái kiểu Wiki này, nhưng bằng tiếng Anh, của mấy đấng học giả, nhà văn, nhà báo Mít “dởm”, tự thổi chúng. Băng Hậu Vệ, băng mấy đấng viết bằng tiếng Anh, vì viết tiếng Việt đếch ai thèm đọc, cứ tưởng bở, viết bằng tiếng mũi lõ thì thành văn thành thơ!

Có vẻ như Mít chúng ta không học được gì từ chính những nỗi đau của Mít.
Chứng cớ, chỉ 1 bài thơ “Việt Nam” của W. Szymborska cho thấy, bà đau hơn chúng ta, về cái nhục tương tàn, nồi da nấu thịt.


Milosz, trong ABC’s có nhắc đến câu của Adorno, và cho biết, chính là ở Lò Thiêu, mà ông làm được thơ.
Kertesz thì nói đến những khoảnh khắc hạnh phúc ở cái nơi không thể có hạnh phúc.
TTT đến khi đi cải tạo thì mới lại làm được thơ, và e thẹn, xấu hổ không dám cho bạn bè xem, y chang thời mới lớn:

Con đường tình tự Ga Hàng Cỏ
Nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang

Nhưng, tất cả những trường hợp trên, thì đều có mặt ở Lò Thiêu, Lò Cải Tạo.
Bạn phải ở đó, rồi làm thơ hay không làm thơ chứ.
Trường hợp sau đây, xẩy ra cho… GCC.
Đúng ra, liên quan tới Gấu Nhà Văn.
Và cái nhân vật không ở Lò Thiêu, mà kinh qua hết Lò Thiêu, đi hết cả cuộc chiến Mít dù không có mặt đó, là một người Gấu biết.
Đây là 1 kỷ niệm của GNV, những ngày mới ra được hải ngoại.
Và nó liên quan đến lần nghe Yanni đầu tiên trong đời
Wistawa Szymborska cũng đâu có ở Việt Nam, vậy mà đau vết thương di tản hơn PD!
Kinh qua Lò Cải Tạo hơn đa số nhà văn nhà thơ Mít, dù có người đã từng ở đó.

VIETNAM

 "Woman, what's your name?" "I don't know."
"How old are you? Where are you from?" "I don't know."
"Why did you dig that burrow?" "I don't know."
"How long have you been hiding?" "I don't know."
"Why did you bite my finger?" "I don't know."
"Don't you know that we won't hurt you?" "I don't know."
"Whose side are you on?" "I don't know."
"This is war, you've got to choose." "I don't know."
"Does your village still exist?" "I don't know."
"Are those your children?" "Yes."

Wistawa Szymborska

Việt Nam

Bà kia ơi, tên bà là gì vậy? Tôi không biết
Bà bao nhiêu tuổi? Tôi không biết
Tại sao bà đào cái hang đó? Tôi không biết
Bà trốn bao lâu rồi? Tôi không biết
Tại sao bà cắn ngón tay tôi? Tôi không biết
Bà không biết là tôi không làm đau bà ư? Tôi không biết
Bà ở bên nào? Tôi không biết
Ðây là chiến tranh, bà phải chọn bên. Tôi không biết
Làng bà còn không? Tôi không biết
Những người đó là con của bà? Ðúng rồi.

Note: Bài thơ “Bà Mẹ Gio Linh” này, của nhà thơ Nobel người Ba Lan, Wistawa Szymborska, giá mà được PD phổ nhạc nữa, nhỉ?
Bài thơ hình như đã được vài người dịch rồi. GCC dịch thêm 1 lần nữa, để mừng sinh nhật người nhạc sĩ vĩ đại, đời đời đau “vết thương di tản”!

Nghi vấn ở đây là, liệu WS đọc, nghe được tiếng Mít, và đã từng nghe, trong những năm chiến tranh Việt Nam, "Bà mẹ Gio Linh" của PD, tởm quá, nên làm bài thơ trên?

Bà Mẹ Gio Linh

Mẹ già cuốc đất trồng khoai
Nuôi con đánh giặc đêm ngày
Cho dù áo rách sờn vai
Cơm ăn bát vơi bát đầy
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !
Nhà thì nó đốt còn đây
Khuyên nhau báo thù phen này
Mẹ mừng con giết nhiều Tây
Ra công sới vun cầy cấy
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !
Con vui ra đi, sớm tối vác súng về
Mẹ già một con yêu nước có kém chi
Đêm nghe xa xa có tiếng súng lắng về
Mẹ nguyện cầu cho con sống rất say mê.

Mẹ già tưới nước trồng rau
Nghe tin xóm làng kêu gào
Quân thù đã bắt được con
Đem ra giữa chợ cắt đầu
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !
Nghẹn ngào không nói một câu
Mang khăn gói đi lấy đầu
Đường về thôn xóm buồn teo
Xa xa tiếng chuông chùa gieo
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !
Tay nâng nâng lên, rưng rức nước mắt đầy
Mẹ nhìn đầu con, tóc trắng phất phơ bay
Ta yêu con ta, môi thắm bết máu cờ
Nụ cười hồn nhiên, đôi mắt ngó trông ta.

Mẹ già nấu nước chờ ai
Đêm đêm súng nổ vang trời
Giật mình em bé mồ côi
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !
Bộ đội đã ghé về chơi
Khơi vui bếp lửa tơi bời
Mẹ già đi lấy nồi khoai
Bưng lên khói hương mờ bay
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !
Khi trông con nuôi xúm xít dưới túp nhà
Mẹ nhìn đàn con thương nhớ đứa con xưa
Con, con con ơi ! Uống hết bát nước đầy
Ngày một ngày hai, con nhớ ghé chơi đây

Bà Mẹ Gio Linh của PD [lấy trên net]

Một bà mẹ sinh con ra đứa nào, là biếu VC đứa đó, vậy mà, “Từ niềm đau cá nhân của một bà mẹ đã trở thành niềm đau chung của một dân tộc và của loài người căm ghét chiến tranh.” [Wiki]

Một ông, suốt đời đau "vết thương di tản", mà biết gì đến niềm đau chung của một dân tộc, và của loài người căm ghét chiến tranh? 

Toàn bài hát, có câu nào là... căm ghét chiến tranh?
Đầy 1 giọng căm thù mà căm ghét ở chỗ nào? 

Có thể bà thi sĩ Ba Lan đã từng nghe bài hát này, được dịch qua tiếng Ba Lan, nên mới làm bài thơ “Việt Nam”, với những câu chửi bố cả lũ VC, và ông nhạc sĩ thiên tài Mít:

Ðây là chiến tranh, bà phải chọn bên. Tôi không biết
Làng bà còn không? Tôi không biết
Những người đó là con của bà? Ðúng rồi. 

Đứa con nào cũng của bà mẹ Việt Nam hết, chẳng có đứa nào là Ngụy, hay Liệt Sĩ cả!

NQT

Trang Wiki tiếng Mít này chắc chắn là do mấy anh VC hoặc Miền Nam đám bỏ chạy bợ đít VC, làm, vì đúng "xì tai" của mấy ảnh. GCC vô mấy lần thì đều thấy nhảm cả.
Còn 1 trang nữa, cũng cái kiểu Wiki này, nhưng bằng tiếng Anh, của mấy đấng học giả, nhà văn, nhà báo Mít “dởm”, tự thổi chúng. Băng Hậu Vệ, băng mấy đấng viết bằng tiếng Anh, vì viết tiếng Việt đếch ai thèm đọc, cứ tưởng bở, viết bằng tiếng mũi lõ thì thành văn thành thơ!

Nhà văn Nguyễn Quốc Trụ
qua bà Nguyễn Thị Kim Hồng

Sóng Văn (SV): Trong cơ duyên nào bà đã đến với người bạn đời của mình ? Và trong chiều dài thăng trầm của cuộc sống, bà có thể giới thiệu một kỷ niệm buồn, vui ?
Nguyễn Thị Kim Hồng (NTKH): Chúng tôi quen nhau qua sự sắp đặt của số mệnh. Kỷ niệm đáng nhớ nhất là đám cưới phải dùng thuyền, vì năm đó nước lụt. Trên thuyền có đủ hạnh phúc và khổ đau của hai đứa chúng tôi.
SV: Nhiều người thường quan niệm rằng: các ông bà tác giả, dù sinh hoạt ở bộ môn nghệ thuật nào, cũng thường có tính lơ là đối với những công việc gia đình. Theo bà, nhận xét này đúng được bao nhiêu phần trăm ? Và riêng ông  nhà thì sao ?
NTKH: Nhà tôi thường giúp đỡ tôi trong việc làm bếp, dọn dẹp nhà cửa. Đó là những lúc anh cảm thấy đầu óc thảnh thơi nhất.
SV: Ngoài những môn sở trường, xin cho biết ông nhà còn thích hoạt động giải trí thêm với những bộ môn nào khác ?
TKH: Nhà tôi có nhiều đam mê. Không biết tôi là một trong số đó hay là tổng số những đam mê của anh.
SV: Xin cho biết một ít thói quen của ông nhà trong lúc sáng tác?
NTKH: Nhà tôi thích làm việc một mình, về đêm.
SV: Bà đã từng có những đóng góp vào công việc sáng tác của ông nhà ?
NTKH: Truyện ngắn nhà tôi viết đều thấp thoáng hình bóng những người đàn bà khác. Một cách lạc quan, tôi vẫn nghĩ, tôi là tổng số những người đó. Tất cả chỉ là tưởng tượng hoặc là những bản nháp của một tác phẩm chưa được viết ra.
SV: Bà có những nhận xét tổng quát nào về toàn bộ tác phẩm của ông  nhà đã được giới thiệu rộng rãi trong quần chúng ?
NTKH: Tôi không xen vào việc viết lách của nhà tôi.
SV: Xuyên qua việc phát hành, phổ biến các tác phẩm nghệ thuật của ông nhà, bà có những nhận định gì về tình hình sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay tại hải ngoại ?
NTKH: Vấn đề này ngoài tầm hiểu biết của tôi.
SV: Cá nhân bà đã và đang sinh hoạt trong lãnh vực nào ? Những sinh hoạt đó có gây trở ngại hoặc hỗ tương trong việc sáng tác của ông  nhà ?
NTKH: Tôi làm ở một lãnh vực khác, nhưng đôi khi cũng viết lách để giải trí.
SV: Nếu có thể được, xin bà vắn tắt cho đôi dòng tiểu sử của ông, những tác phẩm của ông ấy, và đôi dòng về cá nhân bà, đại khái quê quán, hoài bão...
NTKH: Tôi quê ở Cai Lậy, Mỹ Tho. Nhà tôi người Bắc di cư. Chúng tôi được bốn cháu, đã truởng thành, nhưng chỉ có cháu út hiện đang sống với chúng tôi. Mấy cháu lớn còn ở Vạn Tượng (Lào). Hoài bão tôi không có, nhưng mơ ước một ngày nào được xum họp với tất cả bốn cháu. Trân trọng cảm ơn Sóng Văn và độc giả. Chúc báo Sóng Văn sống mãi để phục vụ cộng đồng người Việt hải ngoại. 

Ghi chú của tòa soạn:

Nhà văn Nguyễn Quốc Trụ sinh năm 1938. Ngoài tên thật, những sáng tác của ông còn được ký dưới hai bút hiệu: Sơ Dạ Hương và Tuấn Anh trên các tạp chí: Văn, Nghệ Thuật, Vấn Đề...

Tác phẩm đã xuất bản: Những Ngày Ở Sài Gòn (1970).

Tập truyện mới nhất của ông chuẩn bị ấn hành.

Nguyễn Thị Kim Hồng

(trích Sóng Văn, số 6 – tháng 1 & 2 năm 1997)

Nguồn Trang Luân Hoán

Tks. NQT

Đọc lại, thấy khác, không giống như GCC nhớ, hay tưởng tượng mình nhớ.
Mãi thì mới hiểu ra là có một vài chỗ, được sửa, vào phút chót.
Thí dụ: Trên xuồng có đủ khổ đau cho…3 người.
Vì còn cô phù dâu cùng ngồi trên xuồng!


*

Xì Lô @ Tiểu Sài Gòn

[Hai vợ chồng & Bạn bè rủ nhau đi Las Vegas, tiện thể ghé. Cali chán chết, sao Bố khen hoài…]

-Bữa trước ông già tui có qua đây chơi...
Chủ quán:
-NQT hả, thấy đi với NDT...

*

Sinh nhật GCC: 16.8.
19.8: Mừng Cách Mạng Tháng Tám với hai ông bạn thi sĩ ở Tiểu Cali, tại quán Lan Hương, tên khai sinh của BHD




NGUYỄN LƯƠNG VỴ

HỐT NHIÊN

Gửi Nguyễn Đình Thuần

Màu gọi màu như anh gọi em
Tường hoang rịn nắng nhớ lưng mềm
Một đêm hư vắng chìm sương khói
Gió thoảng hiên ngoài hư vắng thêm 

Màu gọi màu giây phút gọi nhau
Dẫu tàn phai chất ngất thương đau
Vẫn em xanh thẳm trong tà nguyệt
Đâu biết xa vời rợn bể dâu

Màu gọi màu nhan sắc gọi tên
Nhói trong tinh thể tím vang rền
Lóng xương vũ trụ  rung đường nét
Đỏ hết càn khôn trong một đêm

Màu gọi màu ảo hóa gọi ma
Vàng thu xưa ứa nguyệt quê nhà
Ứa thêm nhan sắc ngàn sông mộ
Nhấp nháy môi đèn ánh lửa xa…

10/2006

 *

Màu gọi màu như anh gọi em
Tường hoang rịn nắng nhớ lưng mềm
Một đêm hư vắng chìm sương khói
Gió thoảng hiên ngoài hư vắng thêm

[Thuần & Hương @ Tiểu Sài Gòn] 


*

“Tiền thân” của Sáng Tạo: Encounter [Gặp gỡ], Xịa chi địa, funded by CIA.
Số 1, Tháng 10, 1953, có bài của Camus, viết về những điêu tàn La Mã, Roman ruins, tại Bắc Phi Châu.
Policy của báo: Những quan điểm được phát biểu ở Encounter, thì thuộc về nhà văn, không phải về thằng bỏ tiền, sponsors.



*

"In her eyes, you could sense that there was something troubling her, something not quite right."
 
Haunting eyes and a tattered garment tell the plight of a girl who fled Afghanistan for a refugee camp in Pakistan.
Afghan Border, Pakistan | Steve McCurry | 1984

It was just a quick portrait of a schoolgirl in an Afghan refugee camp. But this photograph by Steve McCurry is among the most powerful images in National Geographic's history. McCurry suggests that she captivates because of her look of "hopeless beauty.”      
        "It's clear that she's poor," he says. "Her face is dirty; her garment is ripped; yet she has dignity and confidence and fortitude. In her eyes you could sense that there was something troubling her, something not quite right. She's seen more than she should at such a young age. Her village had been bombed and her relatives killed, and she'd had to make this two-week trek through the mountains to the refugee camp.”
        Seventeen years after making the portrait, McCurry returned to Afghanistan, hoping to find out whether the girl was still alive-and to finally learn her name. Sharbat Gula, now a grown woman, had survived. "When we found her, we knew it was her,” he says. "They wanted to do a check by examining a picture of the iris of her eye against the iris of the original picture, but we all knew it was her. The best part was being able to help make her life better. There was a school built in Kabul based on donations collected from that picture.”

Trong mắt của cô bé có vẻ dò hỏi, có điều gì làm rộn cô, có điều gì không đúng, tại sao mi nhìn ta như thế, hình như mi muốn kiếm 1 cái gì đó ở nơi ta, hình như mi lầm ta với 1 cái gì đó...
Khi gặp BHD, Gấu nhận ra liền, tuổi thơ của thằng cu Bắc Kỳ, nhà quê, thấp thoáng ở trong dáng đi, nụ cuời ánh lên mầu da đen nhẻm cùng với chiếc răng khểnh của Em, là vậy.
Ngoài ra, còn là nỗi ước mong, BHD cầm giữ suốt cuộc đời còn lại của Gấu!
Hà, hà!
Nhưng, bằng cách nào mà BHD lại ‘thấu thị’ ra tất cả, và, bèn bỏ Gấu, và vừa đi vừa ngoái lại, lắc đầu:
Mi đâu có thương yêu gì ta! Mi thương một đứa con nít 11 tuổi, là ta đời thuở nào, và Hà Nội của mi ở trong con bé con đó!

She's seen more than she should at such a young age. Cô bé nhìn thấy nhiều hơn nhiều so với tuổi của cô.
Ui chao, đúng như thế. Thê thảm đúng như thế

Mi “THNM” rồi, nhìn đâu cũng thấy VC!
Nếu không, thì là... BHD!
Hà, hà!

Rõ ràng là cô bé nghèo. Mặt cô nhem nhuốc, quần áo tơi tả, tuy nhiên, có cái gọi là phẩm hạnh, sự tin tưởng….

Ui chao, cũng vẫn là những dòng viết về BHD, lần đầu GCC gặp. Sau này, mỗi lần nhớ, là nhớ luôn câu nói tâm sự của Em, đi học chỉ có mỗi một cái áo dài trắng, mấy đứa bạn nói sau lưng, con bé này giả bộ, nhà nó giầu lắm...

Lần Gấu qua Cali thăm bạn, một đấng phán, mày sướng thật, vì gặp được BHD. Không có BHD, chắc gì mày đã là mày?
Ố là là, nghe sướng điên lên được!


*

Gấu & Bạn Chất

Mấy số báo Văn ở trên mặt bàn, là do gặp bạn quí ở 1 tiệm phở. Ðó lần đầu tiên bạn quí gặp bạn Chất. Anh mang theo mấy số Văn, mấy cái “brochure”, bữa tưởng niệm TTT của diễn đàn Gió O. Tính chơi 1 bức hình kỷ niệm, thì máy hết pin, và lúc đó mới nhận ra, chưa hề bao giờ chụp hình chung cùng bạn quí cả!

Nhớ, hồi mới quen BHD, về khoe nhặng với bạn Chất, bạn gật gù thông báo với cả bọn, Thánh nữ đó, mỗi lần Thánh nữ phán, là một Thánh ngôn đối với bạn Gấu ta!
Còn bà cụ C thì lắc đầu, nhà đó không chịu nổi một thằng như mày đâu!
Ông anh bèn cãi lại, nó lấy con H. chứ đâu phải gia đình con H. Mày cứ lấy nó đi, đem nó ra khỏi cái gia đình đó, là đại phúc cho con H đấy!
Ui chao, đúng ra, ông phải nói, đại phúc cho thằng Gấu chứ!
Mày lấy nó đi.
Ôi sao đơn giản như thế mà Gấu không làm được!

Về già, nghĩ lại, mới thấm đòn, tại sao ngày đó ngu thế. Vừa mới nghe em nói, bây giờ H hết lãng mạn rồi, là điên lên, may là chưa tát tai cho em một cái, đúng như DP, thằng bạn của thằng em trai đã tử trận, khi đọc đoạn chạy theo em ở nơi cổng trường Đại Học Khoa Học:
-Gặp tay em là em bạt tai cho vài cái rồi!

Sau này, nhớ lại Maugham, nhớ ra cái mẹo của cô gái ở trong một truyện ngắn của ông, khi tìm cách tống cổ ông Phó Vương ra khỏi nhà, thì mới vỡ ra rằng, BHD cố tình nói như vậy, để tống cổ Gấu ra khỏi gia đình của cô, tránh cho Gấu cái khổ, phải dạ dạ vâng vâng thưa Bố, với ông bố vợ Bắc Kít!
Một mình em gọi ông ta là Bố là quá đủ rồi!
*
Ta tha thứ cho mi, vì mi ngu quá, không hiểu lòng ta. Ta không muốn mi phải gọi cái ông bố của ta là bố, nên đành phải từ chối tình mi.
Mi vừa ngu, vừa kiêu ngạo, vừa bướng bỉnh, vừa quá yêu ta... Chỉ cần ta giả đò lắc đầu, là mi bỏ đi, ta biết trước như vậy...
Ui chao, sao mà khôn như thế, đúng là gái Bắc Kít!
*
Trong Lục Mạch Thần Kiếm, A Châu có tài hóa trang thần kỳ, đóng giả vai Kẻ Đại Ác Đoàn Chính Thuần, chịu chết dưới Giáng Long Thập Bát Chưởng của người yêu là Kiều Phong, trong khi ngắc ngoải, nằm trong lòng Kiều Phong, nghe người yêu gặng hỏi, tại "nàm" sao mà nàng phải "nàm" như vậy, à, thôi ta hiểu rồi, nàng sợ ta đánh chết Đoàn Chính Thuần, dòng họ Đoàn có Lục Mạch Thần Kiếm sẽ kiếm ta giết đi để trả thù…

A Châu mỉm cười mà đi, chàng hiểu em rồi, em chết là vì chàng, cho chàng, chứ không vì ai khác.
Bởi thế, mà, qua bên kia, BHD mới ngoái lại mà nói rằng, ta tha thứ cho mi, vì cái chuyện, mi không hiểu lòng ta, đâu phải ta không yêu thương mi, mà vì ta không muốn làm nhục mi, khi bắt mi gọi ông bố Bắc Kít của ta là bố!

Maugham có mấy truyện thật xịn, nhưng suốt đời đau, vì bị giới phê bình coi là nhà văn hạng nhì, đến khi chết, nhắn lại với hậu thế, cớ sao nhà văn hạng nhì như tớ mà có nhiều độc giả quá như thế.
Cuốn Lưỡi Dao Cạo của ông mà chẳng bảnh sao.
Ông còn một cái truyện Gấu rất mê, Up at the Villa, chuyện một em, khi còn là con nít, được một ông bạn của bố nhắm, lớn lên, mê một anh, lấy làm chồng, anh này tối ngày say xỉn, lại còn máu mê cờ bạc, sau chết vì thượng mã phong, đại khái như vậy, còn ông bạn của bố, sắp được phong chức Phó vương Ấn độ, nghe tin em rảnh rang [available], bèn về Anh cầu hôn. Em tính sáng hôm sau gật đầu, nhưng tối hôm đó đi ăn, để mắt thương hại tay nhạc sĩ vĩ cầm ốm đói, một anh sinh viên phải bỏ chạy quê hương do chống đối nhà nước, và khi về lại villa, thì gặp anh này lết tới đó, bèn cho vô nhà, cho ăn, cho làm tình, cho hưởng thú nhất dạ đế vương, và khi anh sinh viên hỏi, tại sao mà đối xử với anh ta quá tốt như thế, em ngu quá nói thật, ấy là vì tôi thương hại anh, muốn cho anh hưởng lạc thú mà suốt đời anh không tin là anh có thể được hưởng!
Tay sinh viên phát điên lên, chửi, sao lại có thứ đàn bà khốn kiếp như mi, mi tưởng mi là thứ gì, ta là thứ gì, và bèn rút súng ra, đòm chính anh ta một phát, đi luôn.
Người đẹp cuống lên, bèn phôn cho một tay quen, một lãng tử, anh này tới, cho cái xác vô hòm xe rồi kiếm chỗ vắng thẩy xuống biển, và dặn, nè, đừng có kể cho ông Phó Vương nghe đấy nhé.
Bữa sau, em lại ngu quá, kể hết, Phó Vương đau như hoạn, nhưng vẫn tỏ ra là người quân tử, vẫn ngỏ lời cầu hôn, nhưng tuyên bố, sẽ gặp Nữ Hoàng từ chối vinh dự Phó Vương, vì sợ sau này có người khui ra thì bỏ mẹ.
Em chán quá, bèn lắc đầu, tưởng ông làm Phó Vương thì tôi mới lấy, chứ già khú đế đại vương như ông, tôi lấy để làm gì!

Tuyệt!

Sự thực, em chẳng ham gì chức vợ Phó Vương, nhưng, theo bạn, có cách nào hay hơn thế, để tống anh già ra khỏi nhà, đi một mạch qua Ấn làm Phó Vương?
Anh lãng tử biết trước, chuyện sẽ xẩy ra như vậy, và phán, người như em, chỉ hợp với anh thôi!
Lần đầu đọc truyện, Gấu cứ khen hoài, cô gái hay thiệt, nghĩ ra cái mưu nói Không với ông Phó Vương thật tuyệt, nhưng sau ngộ ra, chính cái chết của anh sinh viên làm cô bớt ngu đi.

Chỉ đến khi BHD đi xa rồi, thì Gấu mới hiểu ra, Em cũng đã sử dụng, đúng cái đòn trên, để đuổi Gấu ra khỏi cuộc đời của em, khi em phán, Gấu đi chỗ khác chơi, Hồng đen bây giờ hết lãng mạn rồi!

Ấy là vì em không muốn Gấu phải hạ mình gọi ông via của Em, là Bố, dù là Bố vợ!


*

*

Giải thưởng VHTQ, Sử, 1970



**

Từ tủ sách của VHQ



*

Vợ chồng GCC & Nồi bánh chưng Tết @ Trại tị nạn Thái Lan cc 1990

Thời gian đầu mới tới Trại, Gấu có nhận được tiếp tế của 1 số bạn bè, không phải bạn quí, mà là bạn thường, trong số đó, người lo cho Gấu nhiều nhất là Nguyễn Ðông Ngạc, ở Montreal. Và cái sự có được địa chỉ NDN quả là thật may mắn vô cùng.

Liền sau khi thấy tên người đẹp trên măng sét báo Khiến Chán, mừng quá, GCC bèn viết thư cầu cứu nữ văn sĩ, cũng bạn 1 thời, và được bà viết thư trả lời, [hết mùa vượt biển rồi, đi trễ quá], và cho cái địa chỉ ông chủ tịch PEN hải ngoại, ra ý, mi cầu cứu ông này này.

Đúng ra, là cái thư của vị này, viết cho bà văn sĩ, bà biểu tôi giúp đỡ 1 "ông bạn nào đó" của bà, mà lại không cho tôi biết, ông ta là ai, địa chỉ ở đâu…

Gấu viết thư cho ông ta, theo cái điạ chỉ ở bìa thư, kể rõ hoàn cảnh.
Chuyện có thể ngưng tại đây, nếu không có những diễn biến tiếp theo.

Ðúng lúc đó, có 1 ông ở trong trại, khi biết Gấu viết lách, mới hỏi, ông có quen Nguyễn Ðông Ngạc không. Gấu nói, quen quá, sao không, Ông ta bèn cho biết, ông là hàng xóm ở VN, của NDN. Và cho địa chỉ NDN, ở Montreal.
Gấu bèn đi 1 đường cầu cứu bạn ta, nhận ngay được 1 cái money order 50 đô Canada, cùng thư chúc mừng, và thông báo, tao đã gọi điện thoại cho Viên Linh, Ðịnh Nguyên… Yên chí lớn. Thể nào tụi nó cũng ra tay nghĩa hiệp.

Quả đúng như thế. Viên Linh bèn phôn cho ông chủ tịch Văn bút hải ngoại, cùng lúc phôn nhiều nơi. Nhờ những cú phôn liên tiếp như thế, ông chủ tịch PEN mới giở lại cái hồ sơ cũ ra, đi một đường làm giấy chứng nhận, gửi cho Gấu, kèm sách báo, tác phẩm của ông, trong có cuốn bằng tiếng Anh, Ý Trời, The Will of Heaven….

Ui chao, giả như không gặp được cái ông ở trại biết địa chỉ NDN, không biết ra sao!

&*

Cuốn này chắc cũng không có ở VN

**

*

Tôi đọc Trúc Chi, và tưởng tượng, mình cũng đang ngấm chất văn chương của ông, theo kiểu nhân vật cái bang ngấm chất trà của một thời vang bóng, theo kiểu Trúc Chi ngấm chất rượu bữa gặp mặt, hay như... nhân vật xưng tôi ngấm tiếng đàn của một người đẹp không thể đàn được nữa. Tôi cứ hồi hộp, cái ông này, làm thế nào bây giờ, làm sao lại làm khó người yêu xưa, ở xứ người, bằng tiếng Cầm Dương Xanh (12) ngày nào, ngày nào...
Nghe Đàn (13) mở ra bằng một lời nhạc: Dạo ấy đời đẹp thiệt, đẹp hơn bây giờ...
Tôi nghiệm ra một điều, trí nhớ của ông bạn là một nhạc viện, hơn là một thư viện. Hình như cái tật của ông, mỗi lần hồi tưởng, là phải bắt đầu bằng một lời nhạc. Tôi đã từng "nhờ ông nhớ giùm" một câu hát, để choàng lên ý thơ cổ mà ông vua mê gái Tự Đức đã mô phỏng, tất cả chỉ để "choàng hoa" cho một cô bạn "của mình":

Đâu con phố đơn côi,
Như tên thường gọi
Nơi bóng cũ,
Gương xưa,
Gặp gỡ?

(Where is that street,
called lonely street,
where broken dreams
and memories
meet?

... Đập cổ kính ra tìm lấy bóng).

Một chuyến đi

Ui chao, mình khen mình, mình thổi mình. Cái bài viết này, là bài viết cuối cùng Gấu viết cho tờ Văn Học, mục Tạp Ghi, và quả nó đã làm được cái điều tác giả của nó mong muốn, một bi khúc, cho một đoạn đời, sau nhớ lại, sẽ chỉ còn bóng dáng của mấy người bạn, bạn văn, Trúc Chi, Tạ Chí Ðại Trường….

Nhưng không chỉ có thế!

Người mê nhất bài viết này, là 1 vị độc giả TV. Tuyệt, quá tuyệt.
Vị đó sau này giận Gấu, không thèm mail nữa.
Nhân đây, nhân dịp Noel, cầu mong mọi điều tốt lành, cho tất cả.

NQT

*

Thấy GM mới khoe cuốn này, GCC cũng khoe, nhưng cuốn trên thực sự là của bạn Vũ Huy Quang.
Lần đầu ghé Cali, gặp anh, cũng là thời gian anh tính dọn đi San Jose, và nói, ông đến tôi, lấy gì thì lấy, còn thì dzục thùng rác.
Gấu buột miệng nói, sách của ông làm sao tôi đọc.
Bạn bực ra mặt. Tới, Gấu vớ được cả 1 lô, lúc đó mặt bạn tươi rói ra, quạt lại liền, vậy mà dám nói…

Tủ sách của VHQ khác của Gấu thật. Anh mê sex, viết về sex số 1, đọc tiểu thuyết chuyên thứ dính đến sex. Nhưng cái mảng tài liệu, từ điển của anh mới số 1, và toàn là thứ Gấu không có. Từ điển Hán Việt Ðào Duy Anh, Thiều Chửu, từ ngữ, phong dao….
VHQ đã từng dịch Bí Kíp làm tình!

Giở cuốn trên ra, mới thú.

Thí dụ, anh đánh dấu câu này:
May hơn khôn, lớn l. hơn đẹp.

Hay câu này:
Gái đĩ già mồm: văn nghệ Nguyễn Huy Thiệp [VHQ ghi chú]

Tuyệt!
Ðúng là gái đĩ già mồm!

**

Note: Không biết cuốn này, TCDT có cho xb ở trong nước hay không?
Trong những cuốn sách của “bạn ta”, Gấu mê cuốn này nhất, nhất là cái câu bạn phán, trong bài Tựa: Nếu cứ nghiêm túc một cách khắt khe thì văn chương quả có hại cho sử học.
Nhưng liền đó, bạn trích dẫn 1 ý, mà chẳng thú ư:.... các tác giả như A. Dumas-père thường 'đẻ ra những đứa con hoang khoẻ mạnh hơn cả (1) lịch sử"?
Ui chao, liệu có thể coi những tác phẩm văn học mang tính lịch sử của một NHT, thí dụ, khoẻ mạnh hơn lịch sử Mít, thời vừa qua?

(1)

TCDT dùng chữ "của", Gấu đổi là "cả".
Ý của TCDT, những đứa con khỏe mạnh “của” lịch sử. Của Gấu, khỏe mạnh hơn “cả” lịch sử.
Chỉ 1 chữ thay đổi, khác hẳn đi.
Chết chỉ vì 1 cái dấu phẩy là vậy.

Lần Gấu đọc 1 bài thơ dịch Brodsky của đấng Mít Butor, không có bản tiếng Anh tiếng Tây đính kèm. Đọc 1 phát là như bị ai “đấm” vô mặt, và lẩm bẩm, làm sao lại có 1 ông Brodsky “máu” đến như thế này! Thế là đành phải đi kiếm bản dịch tiếng Anh của bài thơ.

Hóa ra dịch giả muốn lấy lòng VC, vì ông này vẫn tự hào, người đầu tiên đem Brodsky đến cho độc giả Mít, thế là ông bèn sửa mẹ câu thơ đi, cho hợp ý nhà nước VC,theo đúng truyền thồng, "Thơ có thép", “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”. (1)
NQT

(1)

Nhân chuyện nói không với cuộc chiến [nói không với phong bì là cũng thuổng của Gấu đấy!], và nhân đọc thơ Brodsky (1940-1996), do Hoàng Ngọc Biên dịch, đăng trên Tiền Vệ, Gấu tôi xin ghi ra đây.

Odysseus nói với Telemachus

Telemachus con yêu của ta,                                             
                                         Cuộc chiến thành Troy
giờ đây đã kết thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận.
Người Hy lạp, hẳn thế, bởi cho đến nay chỉ có họ
mới có thể đánh gục được nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình.
[HNB dịch] 

Bản tiếng Anh

[Collected Poems in English]

Odysseus to Telemachus

My dear Telemachus,
              The Trojan war
is over now; I don't recall who won it.
The Greeks, no doubt, for only they would leave
so many dead so far from their own homeland. 

Câu trên, ông bố nói với thằng con, ta đếch thèm nhớ, ai thắng trận.
Câu dưới, ông bố quả quyết, chắc chắn mấy thằng... VC, ấy chết xin lỗi, mấy thằng Hy Lạp, bởi vì chỉ chúng nó mới dám đi xa quê hương của chính chúng nó. Để... ăn cướp! 

Nhưng Brodsky viết, họ "để lại nhiều xác chết", chứ không phải "đánh gục nhiều người".
Nhà thơ không hề phân biệt, giữa rất nhiều xác chết đó, cái nào "được" coi là... liệt sĩ, cái nào "bị" coi là... Nguỵ.


*

Hình chụp lần đi San Jose, thăm bạn Chất, em ông anh nhà thơ, khi nghe tin ông mất.
Tại gia đình một người quen. Bà vợ, bạn thân của Gấu Cái. Bạn thời tiểu học. Cũng dân Cai Lậy. Cũng ‘bạn của Cô Bạn’.

Tôi biết anh còn muốn kể lại, lần đầu tiên anh xuống xe đò, đi lang thang trên con lộ dẫn vào quận lỵ, khi đi ngang cây cầu gỗ, rồi tiếng đạn từ chi khu bắn đi nghe chát chúa bên tai. Đó là lần đầu tiên anh nhận ra chiến tranh có thật, và tất cả những gì anh tưởng tượng về cô bạn đều có thật.

*

Gấu & Bạn Chất

Mấy số báo Văn ở trên mặt bàn, là do gặp bạn quí ở 1 tiệm phở. Ðó lần đầu tiên bạn quí gặp bạn Chất. Anh mang theo mấy số Văn, mấy cái “brochure”, bữa tưởng niệm TTT của diễn đàn Gió O. Tính chơi 1 bức hình kỷ niệm, thì máy hết pin, và lúc đó mới nhận ra, chưa hề bao giờ chụp hình chung cùng bạn quí cả!

Nhớ, hồi mới quen BHD, về khoe nhặng với bạn Chất, bạn gật gù thông báo với cả bọn, Thánh nữ đó, mỗi lần Thánh nữ phán, là một Thánh ngôn đối với bạn Gấu ta!
Còn bà cụ C thì lắc đầu, nhà đó không chịu nổi một thằng như mày đâu!
Ông anh bèn cãi lại, nó lấy con H. chứ đâu phải gia đình con H. Mày cứ lấy nó đi, đem nó ra khỏi cái gia đình đó, là đại phúc cho con H đấy!
Ui chao, đúng ra, ông phải nói, đại phúc cho thằng Gấu chứ!
Mày lấy nó đi.
Ôi sao đơn giản như thế mà Gấu không làm được!

Về già, nghĩ lại, mới thấm đòn, tại sao ngày đó ngu thế. Vừa mới nghe em nói, bây giờ H hết lãng mạn rồi, là điên lên, may là chưa tát tai cho em một cái, đúng như DP, thằng bạn của thằng em trai đã tử trận, khi đọc đoạn chạy theo em ở nơi cổng trường Đại Học Khoa Học:
-Gặp tay em là em bạt tai cho vài cái rồi!

Sau này, nhớ lại Maugham, nhớ ra cái mẹo của cô gái ở trong một truyện ngắn của ông, khi tìm cách tống cổ ông Phó Vương ra khỏi nhà, thì mới vỡ ra rằng, BHD cố tình nói như vậy, để tống cổ Gấu ra khỏi gia đình của cô, tránh cho Gấu cái khổ, phải dạ dạ vâng vâng thưa Bố, với ông bố vợ Bắc Kít!
Một mình em gọi ông ta là Bố là quá đủ rồi!
*
Ta tha thứ cho mi, vì mi ngu quá, không hiểu lòng ta. Ta không muốn mi phải gọi cái ông bố của ta là bố, nên đành phải từ chối tình mi.
Mi vừa ngu, vừa kiêu ngạo, vừa bướng bỉnh, vừa quá yêu ta... Chỉ cần ta giả đò lắc đầu, là mi bỏ đi, ta biết trước như vậy...
Ui chao, sao mà khôn như thế, đúng là gái Bắc Kít!
*
Trong Lục Mạch Thần Kiếm, A Châu có tài hóa trang thần kỳ, đóng giả vai Kẻ Đại Ác Đoàn Chính Thuần, chịu chết dưới Giáng Long Thập Bát Chưởng của người yêu là Kiều Phong, trong khi ngắc ngoải, nằm trong lòng Kiều Phong, nghe người yêu gặng hỏi, tại "nàm" sao mà nàng phải "nàm" như vậy, à, thôi ta hiểu rồi, nàng sợ ta đánh chết Đoàn Chính Thuần, dòng họ Đoàn có Lục Mạch Thần Kiếm sẽ kiếm ta giết đi để trả thù…

A Châu mỉm cười mà đi, chàng hiểu em rồi, em chết là vì chàng, cho chàng, chứ không vì ai khác.
Bởi thế, mà, qua bên kia, BHD mới ngoái lại mà nói rằng, ta tha thứ cho mi, vì cái chuyện, mi không hiểu lòng ta, đâu phải ta không yêu thương mi, mà vì ta không muốn làm nhục mi, khi bắt mi gọi ông bố Bắc Kít của ta là bố!

Vừa rồi tao ghé Văn chơi. Tao hỏi hú họa nó có 'Những Ngày Ở SG' không thì may quá, nó trả lời có. Mở sách, tao đọc thoáng một số đầu đề truyện qua một số trang. Dừng lại ở NHỮNG CON DÃ TRÀNG, phần mở đầu, sự mô tả làm tao có cảm tưởng mày là một họa sĩ.

Lủng

Nhân nói đến chi tiết, tài quan sát của nhà văn, và nhân đang đọc về Camus, nhân kỷ niệm 50 năm ông đi, Gấu vớ được bài viết của Simon Leys, trong mục do ông phụ trách trên Le Magazine Littéraire, Mai 2006, đặc biệt về Camus.

Informations saugrenues [Những chuyện kỳ cục quái quái]: Từ những chiếc quần lót của Lỗ Tấn tới chứng say sóng [mal de mer] của Conrad.

Leys mở ra bài viết bằng một ‘giai thoại’: Trong lần gặp vua Phổ, Napoléon chăm chú nhìn cái quần dài của nhà vua, và sau cùng lên tiếng, “Thưa Ngài, Ngài ngày nào cũng phải cài tất cả những nút quần? Nhưng, xin lỗi tính tò mò của tôi, Ngài cài chúng, từ trên xuống dưới, hay từ dưới lên trên?”

Giai thoại tuyệt vời này, giữa hai đấng vương giả, được lưu giữ trong Hồi Ký của Louise de Prusse. Claudel chôm một lần, trong Nhật Ký của ông. Và bây giờ đến lượt tôi [Leys]. Chính ba thứ giai thoại kỳ cục này làm nên nét quyến rũ của Nhật Ký của Claudel.

Sau đó, Leys nhắc tới Orwell, ông này thú nhận: Tôi không thể, không muốn, và chẳng bao giờ từ bỏ cái nhìn thế giới mà tôi có được hồi trẻ thơ. Khi mà tôi còn sống là tôi còn mê bề mặt của trái đất [la surface de la terre], mê cú đụng chạm, sờ mó lên những đồ vật cứng [chérir le contact des objets solides], và chẳng bao giờ bỏ đi cái thú sưu tầm những thông tin kỳ cục.

Tôi, Leys. rất chia sẻ với cái thú thu gom chuyện quái. Đã từ lâu, tôi mơ viết một cuốn về Lỗ Tấn, nhà văn uyên nguyên nhất của những nhà văn TQ thế kỷ 20, và trong vòng mười lăm năm, tôi thu lưọm được cả một mớ những câu chuyện đủ loại về ông ta….
Một bài viết thật quái. Dưới entry “Bêtiser”, ông viết: Trong những điều cà chớn, sotties, nói về Conrad, tôi thật buồn phải nhắc tới hai tác giả đáng yêu.
Orwell phán: “Trong những dấu hiệu thật chắc chắn về thiên tài của Conrad, là phụ nữ không mê đọc ông”. Ở đây, theo Leys, Orwell muốn nói tới tính ghét đàn bà, ghét hôn nhân của chính ông ta.
Nabokov: “Conrad là nhà văn của đám hướng đạo sinh, boys-scouts”

Leys giải thích, sự thù nghịch của Nabokov không mắc mớ đến văn chương, mà là do chính trị. Ông của ông, Dimitri, bị Sa Hoàng ra lệnh đàn áp sự nổi dậy của những người Ba Lan, vào năm 1862, còn ông bố của Conrad lại là một trong những thủ lĩnh của đám nổi loạn. Gần như toàn thể gia đình Conrad bị tàn sát trong vụ này. Tuy không dám thú nhận thẳng ra, nhưng chẳng bao giờ Nabokov tha thứ cho Conrad, về cái chuyện đã tiên tri ra được “Cái Ác Niên Xô” [Sans pouvoir l’avouer, ce que Nabokov ne pardonne pas à Conrad, c’est sa dénonciation prophétique (et passionnément européenne) de la barbarie russe.] (1)

Ui chao, thảo nào đám Bắc Kít thù Gấu.
Thảo nào Gấu mặt dầy xin cắp rổ theo hầu Sến Cô Nương, vẫn bị đuổi ra khỏi 'Chợ Cá!’
Hà, hà!

Conrad, Ba Lan. Còn mi, cũng Bắc Kít. Sao giống nhau?

Cả một miền đất ruột thịt, gia đình Conrad làm sao so được?

Source


V/v NS. Trên Blog Ðoàn Nhã Văn có 1 bài viết về ông. Post lại ở đây.

Nhà văn và những chuyện liên quan (3)

Một người bạn vừa email hỏi: "Ông biết câu này trong bài thơ nào không?" và viết tiếp "Bia lên tìm chỗ ta nằm / Non cao duỗi cẳng, em còn thấy đâu", là sao?...
Anh bạn cho biết: câu thơ đọc được trong 1 bài báo của 1 tờ báo "chợ" tại địa phương. Báo "chợ" là báo tặng miễn phí, thường phát hành tại các chợ người Việt tại Mỹ. Đây là những tờ báo địa phương, sống bằng quảng cáo của các cơ sở thương mại trong vùng.
Trở lại câu hỏi của người bạn. 'Bia' trong câu này không phải là bia ... uống, bia hơi. "Bia lên" không hề là nâng bia lên để cùng uống. Và, "bia lên" càng không hề là bia ...ôm.
Bia, ở đây, là tấm bia nơi trường bắn. Là mục tiêu tác xạ của những người lính mới.
Câu thơ trên là 1 câu trong bài thơ "Sân bắn" của nhà thơ Nguyên Sa, mà câu kết là 1 câu thơ đẹp:

"Hầm bia buồn đến mộ sâu
ngàn cây nến thắp trên đầu đạn bay..."

Tôi nghĩ, đây có thể là bài khởi đầu trong mạch lục bát của Nguyên Sa. Và cũng nên nói thẳng rằng: Nguyên Sa làm rất ít lục bát, ngay cả những năm tháng sống ngoài nước. Và cũng nói luôn, theo tôi, lục bát không phải là điểm mạnh của ông, dù rằng trong số những bài lục bát ấy, có nhiều câu thơ đẹp. 

Xin chép lại bài "Sân Bắn"

Bia lên ta thấy thân người
Thấy ta thấy địch thấy đời lãng du,
Thấy tay dư, thấy thân thừa,
Thấy tai nghễnh ngãng, mắt mù óc không...
Một đời phơ phất hình nhân
Thấy còn thấy hết, sau cùng thấy đau,
Bia lên thấy mẹ u sầu
Giấy bồi tơi tả cúi đầu trong ta...
Trời cao ngó xuống thịt da
Bia lên trông cũng vật vờ cỏ xanh,
Bia lên tìm chỗ ta nằm
Non cao duỗi cẳng, em còn thấy đâu...
Hầm bia buồn đến mộ sâu
Nghìn cây nến thắp trên đầu đạn bay... 

Bài này ông làm năm 1966, thời kỳ ông bị động viên theo học khóa 24 Thủ Đức. Chuyện bị động viên của ông cũng rất .. hài hước. Ba mươi mấy tuổi, đang dạy học ngon lành, ông nhận giấy lên đường. Lúc đó, Tổng Trưởng giáo dục là ông Bùi Tường Huân. Nhưng NS tin rằng: sau ông Huân phải có "đại ca thủ lãnh". Đại ca mượn ông BTH mà xuống tay với ông. Dĩ nhiên, trước khi vào Thủ Đức NS cũng đã nhờ những tên tuổi khác, chống lưng một thời gian, để sắp xếp công việc nhà. Và khi mọi việc đã sắp xếp xong, ông "phơi phới lên đường". 

Và ở quân trường Thủ Đức, "Sân Bắn" đã ra đời. Nó ra đời từ những mệnh lệnh:

- Hầm bia chuẩn bị
-Xạ thủ chuẩn bị!
-Mở khóa an toàn!
-Bia lên
-Bắn 

Và thi sĩ (chứ không phải xạ thủ) đã bật ra:

"Hầm bia buồn đến mộ sâu
Nghìn cây nến thắp trên đầu đạn bay..."

Note: Chuyện động viên thì ai cũng dính hết, khó mà…  “hài hước” được. Sở dĩ NS "ba muơi mấy tuổi đang dạy học ngon lành", bị gọi động viên, theo như Gấu suy nghĩ, trước đó, ông đã được ai đó vờ đi. Và BTH đã làm đúng việc của ông, nghĩa là hỏi thăm sức khoẻ của NS.

Ðây là 1 cái may lớn của NS, thực sự là vậy. Về già ông phải cám ơn BTH. Nhờ đi lính, ông làm thơ, bài thơ trên, viết văn, không phải thứ “dễ dãi và sung sướng”, mà là thứ có mùi người chết [những ngày ông phục vụ ở chung sự vụ].

Mấy thằng bỏ chạy cuộc chiến bợ đít VC làm sao có được cái may như NS. Bị gọi, ông sợ lắm, phải đưa đi nhà thương tâm thần, TPG nhân đó, đi một đường vấn an thật xỏ lá, để đáp lễ cái cú NS đánh ông, khiến 1 phần nào làm ông mất job!

Trên TV có cái Tin Văn Vắn ký tên Thư Trung, tức TPG, về cái vụ NS phải đi nằm nhà thương, nhưng không làm sao kiếm ra trong rừng Tin Văn!

*

Ðộng viên… hài hước, thì đúng là trường hợp xẩy ra cho Gấu, và nó giống như chuyện “tái ông thất mã”.
Gấu được mấy ông bạn của đặc công DH, [người viết Lạc Ðường mới đây xin đi Mẽo thăm con nhà nước đếch cho đi], cho ăn hai trái mìn claymore, vậy mà không chết.
Về già mới hiểu, đó là quà tặng của Thượng Ðế ban cho Gấu.

Bởi vì do bị thương, gẫy 1 cánh tay, ông bác sĩ Tây Daney, nhà thương Ðồn Ðất [Grall] phải dùng 1 khúc platine thay thế.Khi đó chưa có inox. Khi có lệnh tổng động viên, sau cú Mậu Thân, "chuyên viên tối cần thiết, thợ sửa máy Bưu Ðiện, không phải dân khoa bảng, GNV, GCC" [ui chao, lại nhớ cái danh thiếp của 1 nhân vật của Kim Dung, “Ðả Biến Thiên Hạ Vô Ðịch Thủ Kim Diện Phật Miêu Nhân Phụng”] cũng phải trình diện Quang Trung. Chìa cái tay ra, thế là chụp 1 pô hình, viên y sĩ trưởng coi hình, phán, mi là chuyên viên vô tuyến điện, nếu có đi lính thì cũng lại về chuyên ngành vô tuyến điện của bên nhà binh thôi, đâu có chiến trường “xa gần” đâu mà sợ “anh trở về hòm gỗ cài hoa”, và ông hất hàm, đi, nhé?
Gấu cũng nghĩ như thế, duy chỉ tiếc, nếu đi thì mất cái job làm thêm cho UPI, nhưng biết sao giờ, biết đâu thay đổi cuộc đời, thì lại là cái tốt cũng nên. Thế là bèn cười một phát, trả lời:
-Tôi cũng nghĩ thế. Ði thi đi. Nhưng cận Tết rồi, ông cho ăn Tết Xề Gòn xong, rồi đi, được không?
Viên y sĩ trưởng cười nói:
-Vậy là tôi cho hoãn dịch 3 tháng nhe?

OK.

Tiếu lâm thực. Bởi vì những lần sau đó, mỗi lần đi là mỗi lần chìa cái tay ra, và đều được hoãn dịch 3 tháng, cho đến khi thằng em mất, thì có chính sách hoãn dịch vì hoàn cảnh gia đình, con trai độc nhất còn lại.
Thành ra trong thâm tâm Gấu vẫn ghi ơn VC, và chẳng bao giờ có ý nghĩ bỏ nước ra đi, chỉ đến khi nhà nước cáu quá, đá cho 1 phát như đá Thầy Cuốc, thế là văng ra khỏi quê hương chỉ có một!

Nhờ cái cú tổng động viên 'hụt" đó mà cô bạn của Gấu, tức cô phù dâu, thương tình, nhận đi ciné với Gấu, trước khi Gấu lên đường nhập ngũ.
Sau đó, những lần đang trực gác tại Ðài, buồn buồn là đi một đường suốt con đường Hồng Thập Tự qua Nguyễn Trãi, Chợ Lớn, rủ em đi ciné, dòng dã cũng “năm năm trời vẫn gặp, cho đến khi em lấy chồng”!

Năm năm trời dòng dã như thế, Gấu nhớ lại, chỉ có 1 lần độc nhất hôn em, lần đến nhà em, em đi đâu chưa về, khi về vội đi vô nhà bếp phía sau, Gấu đi theo, hôn vội 1 cái từ phía sau, trên làn tóc phả xuống vai, gần cái cổ thon thon, thế là em rùng mình, khiến Gấu cũng phát sợ, và rùng mình theo, nghĩ thầm, đúng là…  thánh nữ, bởi vì chắc chắn chưa có ai hôn em bao giờ, chứ nếu hôn rồi, quen rồi, thì có đâu lại rùng mình “khủng” đến như thế!

Hà, hà!

Suốt 5 năm trời đằng đẵng, chẳng bao giờ dám hôn em, cho đến ngày chót, trước khi em lấy chồng, đến thăm lần chót, ngồi ở phòng khách, Gấu hỏi em, lấy chồng rồi, còn nhớ anh không, em lặng lẽ gật đầu.

Thế là Gấu ghé hôn môi em một phát. Một cái hôn rất ư là buồn, cho đến bây giờ Gấu vẫn nhớ.
Buồn.
Buồn lắm.
Gấu vẫn nhớ!

*

Note: Kiếp Khác. Ðây là bản in trong Những ngày ở Sài Gòn. Còn đây là bản in trên tờ Văn, Kiếp Khác, 1 anh bạn  ở trong nước 'thương tình' gửi cho!

Tks. NQT


Vừa rồi tao ghé Văn chơi. Tao hỏi hú họa nó có 'Những Ngày Ở SG' không thì may quá, nó trả lời có. Mở sách, tao đọc thoáng một số đầu đề truyện qua một số trang. Dừng lại ở NHỮNG CON DÃ TRÀNG, phần mở đầu, sự mô tả làm tao có cảm tưởng mày là một họa sĩ.

Lủng

Ðó là truyện ngắn đầu tay của tao. Rất chú trọng đến miêu tả.
Tks

NQT

Gấu suốt 1 đời viết văn, từ khi đám lau nhau Thầy Cuốc Thầy Kiếc, sợ chưa đẻ, hoặc còn mài đít quần trên ghế nhà trường, vậy mà chưa hề được bạn thân, bạn quí, bạn hơi quí 1 tí, “viết về Gấu”, khen cũng không, mà chê cũng không.
Bài đầu tiên viết về Gấu thật tới, tất nhiên không phải từ đám bạn này, mà từ một người chưa quen, tức bài viết về cuốn Nơi người chết mỉm cười của PXD.
Những nhận xét thí dụ như đếch chịu bỏ nước ra đi, chỉ đến lúc hết mẹ mùa biển động rồi, thì mới đành làm 1 con trâu chậm uống nước đục vậy, quả là thần sầu, như hiểu thấu đến tim gan của thằng cha già Gấu Cà Chớn.

Trong khi đó, thì một bạn văn từ những ngày còn Sài Gòn, khi nhận được thư báo tin và cầu cứu, khi mới tới trại tị nạn, thì bèn viết thư trả lời, đi làm khỉ gì nữa, sao không ở luôn với VC cho tiện việc nhà nước.

Chửi cũng được đi, nhưng giá mà kèm cái money order, thì cũng... được!
Thua ông bạn quí, khi nghe tin Gấu tới được bến bờ tự do, bèn bỏ cả công việc, qua tận Trại Tị Nạn, đích thân gặp Trưởng Trại, xin cho Gấu được ra ngoài đời, thở tí không khí tự do thay vì tù trại cấm, chỉ dể nhét vô túi 300 bath, tức 10 đô, mày cầm đỡ, tao cũng kẹt quá!
Ông này chủ vựa than, theo như bạn bè cho biết, khi Gấu qua thăm, khi ông còn ở Tiểu Sài Gòn. Cái vụ này, tưởng bình thường, nhưng hậu quả của nó bi thương lắm, khi nào rảnh Gấu kể tiếp. Bởi vì có thể có người nghĩ Gấu thù dai, nhìn thấy xác mình trôi trên sông Mekong, trước khi vô Xứ Phật, vậy mà vưỡn chưa ngộ. Ngay Gấu Cái mà cũng còn chửi Gấu, của 1 đồng công 1 nén, sao mi cứ cay cú hoài. Không phải vậy. Kỳ tới, Gấu sẽ bật mí ra hết, để thanh thản mà đi, phơi phới mà đi, khác hẳn đám VC, như bạn Cao Bồi của Gấu, hay Võ Ðại Tướng, không làm sao đi được, khổ thế!

Trong khi đó, từ những ngày còn Sài Gòn, Gấu thổi bạn, khủng đến nỗi ông anh nhà thơ phải bật cười mà phán: Mi viết về bạn của mi như thế này, trong khi mi khen NS là nhà văn “dễ dãi và sung sướng” làm sao mà ông ta tha cho mày được.
Khen Sinh Nhạt của bạn quí, lâu lâu, thi thoảng cũng có “faux pas”, nhưng “faux pas” ở đây, là của bậc thiên tài, người thường đâu có được, giống như Tây Thi nhăn mặt vậy!
Hay thế giới âm u và ẩm ướt của tiểu thuyết của… nơi mở ra mọi siêu hình học và tôn giáo [chôm Henry Miller!]

Cú đánh nhà văn “dễ dãi và sung sướng” trúng ngay tim NS, không phải Gấu mà 1 bạn văn nhận xét, và anh nói thêm, anh phán đúng quá, mà thành ra đau quá. Anh bạn này cũng nghĩ như vậy, về nhận xét của Gấu, về hai nhà văn DNM, và NDT, hai “ấn bản” khác của TTT.

Ðừng nghĩ đến chuyện ăn cắp, bắt chước ở đây.

TTT không thể nào viết như hai người trên, những gì hai nhà văn trên viết ra, một cách nào đó, là phần thiếu, sót, hoặc những gì mà TTT chưa hề nghĩ tới, hoặc đề cập. Hoặc cái tạng của ông khác hai ông kia. Ngoài ra còn cái sống, cái đọc, khác nhau.

Borges cũng đã nhận ra 1 điều tương tự, khi viết về Kafka và những người đi trước ông. Bài viết này, đối với những ai lăm le viết văn, hoặc mơ cái chuyện viết, tin rằng mình sinh ra ở đời để viết, là bắt buộc phải đọc. Ðể mà sau đó, đi tìm thầy dậy mình viết văn.

Một trong những phát giác mới mẻ nhất, và đem vô văn học Việt Nam, thành công, là kỹ thuật “dòng ý thức”, nhưng có lẽ phải dùng 1 từ khác, đúng hơn, với trường hợp TTT, là “độc thoại nội tâm”. Cả hai ông NDT, DNM đã áp dụng đúng cách viết này vào trong truyện của họ, mà người đầu tiên sử dụng là TTT, trong Cát Lầy.

Nếu tôi không lầm, những mẩu đa dạng tôi vừa kể, giống Kafka; nếu tôi không lầm, tất cả chúng, chẳng cái nào giống cái nào. Sự kiện thứ nhì này có ý nghĩa hơn. Trong từng bản văn, chúng ta nhận thấy, hoặc nhiều hoặc ít, phong cách riêng của Kafka, nhưng nếu Kafka chưa từng viết một dòng, chúng ta sẽ không nhận ra tính chất này; nói một cách khác, chúng chưa hề hiện hữu. Bài thơ "Fears and Scruples" của Browning tiên liệu tác phẩm của Kafka, nhưng cái đọc Kafka của chúng ta rõ ràng làm sắc bén, và làm sai lệch cái đọc bài thơ. Browning đã không đọc nó như bây giờ chúng ta đọc. Trong tự vựng của những nhà phê bình, từ "tiền thân" (precursor) không thể thiếu được, nhưng nên tháo gỡ mọi trò luận chiến hoặc ganh đua. Sự thể là, mỗi người viết sáng tạo ra những tiền thân của riêng người đó. Tác phẩm của anh ta sửa đổi quan niệm của chúng ta về quá khứ, như là nó sẽ sửa đổi tương lai. (2) Trong tương quan này, điều không quan trọng, đó là đặc nét, hay đa nét, của những người trong cuộc. Tính tiền thân của những huyền thoại tối tăm và những định chế tàn bạo, ở Kafka thời đầu, trong Betrachtung, ít chất Kafka hơn, nếu so với Browning và Lord Dunsany.

Borges: Những người đi trước Kafka

Ðoạn văn trên, rất quan trọng theo tôi. Những Con Dã Tràng truyện ngắn đầu tay của GCC, được viết ra, sau chuyến đi nghỉ hè Nha Trang, sau khi rớt Tú Tài II, kỳ I. Gấu, vào lúc đó, chưa biết đến những Camus, Sartre, tại làm sao mà cái nhân vật khật khừ, ho lao trong đó lại y chang cả Meursault lẫn Camus cộng lại?
Chỉ đến khi đọc đoạn trên, nhất là câu "Trong từng bản văn, chúng ta nhận thấy, hoặc nhiều hoặc ít, phong cách riêng của Kafka, nhưng nếu Kafka chưa từng viết một dòng, chúng ta sẽ không nhận ra tính chất này; nói một cách khác, chúng chưa hề hiện hữu.”, thì Gấu bèn Ơ Ra Ka ba tiếng, "hà, hà", hai tiếng, tớ hiểu ra rồi!

Nói rõ hơn, Gấu cũng là 1 đệ tử của TTT, khi viết Những Con Dã Tràng. Sau này đọc lại những truyện ngắn của TTT, thí dụ Dọc Ðường, Cuối Ðường, Tư… Gấu nhận ra, truyện của Gấu là từ đó mà ra, theo nghĩa, “nếu TTT chưa từng viết một dòng…”. Phải đến khi khám phá ra Thầy Faulkner, thì Gấu mới có được cái văn phong của mình, trong Những Ngày Ở Sài Gòn.


V/v NS. Trên Blog Ðoàn Nhã Văn có 1 bài viết về ông. Post lại ở đây.

Nhà văn và những chuyện liên quan (3)

Một người bạn vừa email hỏi: "Ông biết câu này trong bài thơ nào không?" và viết tiếp "Bia lên tìm chỗ ta nằm / Non cao duỗi cẳng, em còn thấy đâu", là sao?...
Anh bạn cho biết: câu thơ đọc được trong 1 bài báo của 1 tờ báo "chợ" tại địa phương. Báo "chợ" là báo tặng miễn phí, thường phát hành tại các chợ người Việt tại Mỹ. Đây là những tờ báo địa phương, sống bằng quảng cáo của các cơ sở thương mại trong vùng.
Trở lại câu hỏi của người bạn. 'Bia' trong câu này không phải là bia ... uống, bia hơi. "Bia lên" không hề là nâng bia lên để cùng uống. Và, "bia lên" càng không hề là bia ...ôm.
Bia, ở đây, là tấm bia nơi trường bắn. Là mục tiêu tác xạ của những người lính mới.
Câu thơ trên là 1 câu trong bài thơ "Sân bắn" của nhà thơ Nguyên Sa, mà câu kết là 1 câu thơ đẹp:

"Hầm bia buồn đến mộ sâu
ngàn cây nến thắp trên đầu đạn bay..."

Tôi nghĩ, đây có thể là bài khởi đầu trong mạch lục bát của Nguyên Sa. Và cũng nên nói thẳng rằng: Nguyên Sa làm rất ít lục bát, ngay cả những năm tháng sống ngoài nước. Và cũng nói luôn, theo tôi, lục bát không phải là điểm mạnh của ông, dù rằng trong số những bài lục bát ấy, có nhiều câu thơ đẹp. 

Xin chép lại bài "Sân Bắn"

Bia lên ta thấy thân người
Thấy ta thấy địch thấy đời lãng du,
Thấy tay dư, thấy thân thừa,
Thấy tai nghễnh ngãng, mắt mù óc không...
Một đời phơ phất hình nhân
Thấy còn thấy hết, sau cùng thấy đau,
Bia lên thấy mẹ u sầu
Giấy bồi tơi tả cúi đầu trong ta...
Trời cao ngó xuống thịt da
Bia lên trông cũng vật vờ cỏ xanh,
Bia lên tìm chỗ ta nằm
Non cao duỗi cẳng, em còn thấy đâu...
Hầm bia buồn đến mộ sâu
Nghìn cây nến thắp trên đầu đạn bay... 

Bài này ông làm năm 1966, thời kỳ ông bị động viên theo học khóa 24 Thủ Đức. Chuyện bị động viên của ông cũng rất .. hài hước. Ba mươi mấy tuổi, đang dạy học ngon lành, ông nhận giấy lên đường. Lúc đó, Tổng Trưởng giáo dục là ông Bùi Tường Huân. Nhưng NS tin rằng: sau ông Huân phải có "đại ca thủ lãnh". Đại ca mượn ông BTH mà xuống tay với ông. Dĩ nhiên, trước khi vào Thủ Đức NS cũng đã nhờ những tên tuổi khác, chống lưng một thời gian, để sắp xếp công việc nhà. Và khi mọi việc đã sắp xếp xong, ông "phơi phới lên đường". 

Và ở quân trường Thủ Đức, "Sân Bắn" đã ra đời. Nó ra đời từ những mệnh lệnh:

- Hầm bia chuẩn bị
-Xạ thủ chuẩn bị!
-Mở khóa an toàn!
-Bia lên
-Bắn 

Và thi sĩ (chứ không phải xạ thủ) đã bật ra:

"Hầm bia buồn đến mộ sâu
Nghìn cây nến thắp trên đầu đạn bay..."

Note: Chuyện động viên thì ai cũng dính hết, khó mà…  “hài hước” được. Sở dĩ NS "ba muơi mấy tuổi đang dạy học ngon lành", bị gọi động viên, theo như Gấu suy nghĩ, trước đó, ông đã được ai đó vờ đi. Và BTH đã làm đúng việc của ông, nghĩa là hỏi thăm sức khoẻ của NS.

Ðây là 1 cái may lớn của NS, thực sự là vậy. Về già ông phải cám ơn BTH. Nhờ đi lính, ông làm thơ, bài thơ trên, viết văn, không phải thứ “dễ dãi và sung sướng”, mà là thứ có mùi người chết [những ngày ông phục vụ ở chung sự vụ).
Mấy thằng bỏ chạy cuộc chiến bợ đít VC làm sao có được cái may như NS. Bị gọi, ông sợ lắm, phải đưa đi nhà thương tâm thần, TPG nhân đó, đi một đường vấn an thật xỏ lá, để đáp lễ cái cú NS đánh ông, khiến 1 phần nào làm ông mất job!
Trên TV có cái Tin Văn Vắn ký tên Thư Trung, tức TPG nhưng không làm sao kiếm ra.

*

Trong đời viết văn cũng cả nửa thế kỷ đâu có ít, Gấu chưa từng có ý nghĩ nhìn lại những trang viết cũ, và cũng chẳng hề mong có ai viết về mình, theo cái kiểu nhà văn của thế kỷ, như Thầy Cuốc phán về VP. Gấu thực sự mong có người viết về mình, như "tri âm tri kỷ", kẻ thù càng tốt, như trong Ngư Ông và Biển Cả.

Một nhà phê bình, khi đưa ra 1 nhận xét "chìa khoá" về 1 tác phẩm, hay 1 tác giả, thì chẳng khác gì 1 anh học trò phải chứng minh một định lý, hay giải 1 bài toán. Giải 1 bài toán thì phải dựa vào những giả thiết, ở đầu bài. Bài toán phán, cho 1 tam giác cân, lập tức anh học trò biết ngay, anh ta có 1 tam giác, tam giác đó có 1 đỉnh, hai đáy, hai cạnh bằng nhau, hai góc đáy bằng nhau. Và anh ta sẽ phải dựa vào đó để chứng minh. Giả thiết không thể thừa, không thể thiếu. Thiếu, không giải được. Thừa vô nghĩa, bài toán ra trật.
Với nhà phê bình, khi phán, là phải dựa vào những giả thiết như thế. Nhưng với anh ta, giả thiết do anh ta tìm ra, không ai cho, và có thể, càng nhiều giả thiết, thì càng dễ thuyết phục người đọc. Câu phán cũng chỉ có tính thuyết phục thôi, chứ không phải là chân lý.
Chúng ta lấy câu phán của Thầy Cuốc về Võ Phiến, nhà văn của thế kỷ 20, để bàn thử.

Bất cứ nhà văn nào sống cùng thời với VP, đều có thể nói ta là nhà văn của thế kỷ 20 được.
Một độc giả sau khi đọc câu phán, nếu như quan tâm, thì bèn tìm hiểu, thế kỷ 20 có cái gì, và VP có mắc mớ tới cái gì đó không, thì sẽ nảy sinh 1 số vấn đề, thế kỷ 20 là thế kỷ của bạo lực, của cái ác ngự trị, của Lò Thiêu, Trại Cải Tạo, Gulag…

VP có mắc mớ tới những thứ đó không?
“Hình như” không.

Nói ông là nhà văn của thế kỷ 20 do chống Cộng cũng sai, vì tác phẩm của VP không chống Cộng. Ðặt ông vào cái thế đó là hạ thấp tác phẩm của ông. Tụi VC đã làm như thế, thành ra chúng đếch cho ông về, phong cho ông là Tổ Sư Chống Cộng cả trước 1975, và sau đó, ở hải ngoại. Bữa trước, Gấu đọc đâu đó 1 bài về ông, hình như của PLT thì phải, ông này về trong nước và có hỏi ý VC, liệu VP có về được không, VC lắc đầu, và PLT rất lấy làm buồn cho VP.

Quá nhảm.

Một người như VP mà phải năn nỉ xin về ư?
Nếu sự thực VP ướm lời, thì VC phải sướng điên lên, trải thảm đỏ mời ông về thì mới đúng chứ, sao lại lắc đầu.
Bởi thế, chúng đâu có thực sự hoà giải. Coi trường hợp PD, Kỳ Râu Kẽm là biết. Chúng tìm đủ cách dụ hai ông này về. PD thì dùng tiền nhử. Nửa triệu đô chứ đâu có ít. Kỳ Râu Kẽm, thì chỉ mong nắm xương tàn sẽ được nằm ở xứ Ðoài mây trắng lắm, sau khi hoàn tất cái công trình của thế kỷ ở Vịnh Hạ Long! Về, là chúng chửi như chửi chó. PD thì bị chính 1 ông nhạc sĩ, bố của ông ta bị VC làm thịt, chửi. Kỳ bị một đấng cùng quê Sơn Tây. Tên khốn này chửi xong, phán, thôi tha cho tên tội đồ!
Cô con gái đâu thấy đau, lại quay qua chửi đám hải ngoại, mấy ông thầy chùa ở Cali đã nhận tiền tụng kinh cho Râu Kẽm, sau lắc đầu!
Khốn nạn thế.


Monday, October 10, 2011 2:23 PM

Hà Nội 1954

Không biết mày đã từng xuống tàu này để vào Nam năm 1954 hay không.
Không được thư mày trả lời thư tao thăm hỏi sức khỏe mày. Tuy nhiên, tao cứ cho rằng mày vẫn an lành mọi mặt. Nhân tiện, tao nêu mấy chi tiết không quan trọng đọc thấy trong 'Nơi Người Chết Mỉm Cười' mà thư trước tao quên không nói tới. Vụ biểu tình chống Văn Tiến Dũng năm xưa, mày và tao có tham dự, xảy ra ở khách sạn Galie'ni (?) chứ không phải Majestic. Trường của ông Nguyễn Khắc Kham ở đường Ngô Tùng Châu có tên là Văn Hóa, không phải Văn Lang của ông Ngô Duy Cầu. Ngoài ra, về chữ dịch, mày dịch Hope abandoned là Hi vọng rã rời thì không biết có phải mày định nói 'hi vọng đã rời xa hay hi vọng xa rời hay không. Một ý khác, .....vấn đề có liên quan đến đất cát (Câu này tao muốn trích nguyên văn nhưng tìm thoáng qua lại không thấy. Có phải mày định nói ... có liên quan đến nơi sinh, sống?)

Lủng

Tao trả lời mày liền rồi, cả ở trên Tin Văn.
Tao và mày biểu tình ở cả hai khách sạn.
Ở Galliéni trước, sau quay qua Majestic. Ở Majestic, mày phá cửa phòng của 1 em đầm, nó khóc thảm thiết, sợ bị giết. Tao nhớ rõ lắm, làm sao quên được?

Có tí mùi đầm, ngay đầu đời nữa, làm sao quên?

Tao đi tầu Marine Serpent, Rắn Biển của Ðệ Thất Hạm Ðội. Ðúng chuyến có Ðức Hồng Y Spellman lên tầu thăm dân di cư.

V/v tên trường Văn Hóa. Tks. NQT

Hope abandoned: Hy vọng tan hoang, rã rời, tao dịch theo ý của tao, không theo nguyên ý của câu tiếng Anh, hope abandoned, hy vọng bị bỏ rơi.

V/v Hình di cư xin coi Blog Tin Văn. NQT

*

*

Một trong những Chợ Giời như thế này, mở ra ngay trước nhà của Gấu, villa số 60 đường Nguyễn Du, Hà Nội, vòng quanh 1 phần bờ hồ Hallais. Trộm cắp như rươi. Gấu thủ một khúc gậy, đêm nằm ngay hành lang căn trộm. Trộm vô thật. Nhè khúc bờ tường thấp, đúng nơi Gấu, những lần đi ciné về muộn, cổng đóng, leo tường vô nhà. Nhưng, vì bên nhà Gấu đâu có gì ngoài hai cái bếp, và 1 hồ nước, nhà trên thì khoá, thế là chúng leo qua nhà hàng xóm, một bảo sanh viện, dinh đâu mớ quần áo, tã lót, bàn ủi, mấy cái phích đựng nước sôi cho con nít. Nghe động, mấy bà đẻ thức giấc, chúng bỏ chạy. Gấu nghe tiếng hô hoán, bật dậy, vác gậy đuổi theo, chúng leo tường thoát ra ngoài, đánh rớt lại 1 cái bàn ủi. Gấu đứng dưới bờ tường với đưa lên cho 1 mụ đàn bà. Bà này lại nghĩ Gấu là đồng bọn, mở cổng cho chúng vô nhà Gấu, rồi theo đường đó leo qua nhà bảo sanh, vì có cái thang lộ thiên kế bên tường.
Sáng hôm sau, lũ đàn bà đẻ lào xào sao đó tới tai bà cô Gấu. Buổi chiều, bà đứng ngay sân chửi cho một trận thật tàn khốc. Ui chao ơi, tới khi đó, Gấu mới biết tài chửi của bà cô của mình. Mấy đứa nhỏ, con tay bác sĩ chủ nhà bảo sanh hình như cũng học Nguyễn Trãi. Chúng nói với bố. Hôm sau đích thân ông bác sĩ sang gặp bà cô của G
ấu xin lỗi.

Không phải bà chỉ chửi mấy con mụ đàn bà mà chửi luôn cả Gấu. Sao mà mày ngu đến như thế, may mà không mất mạng!

Ui chao, sau này, đọc NHT cho NH ra Bắc nhét kít vô miệng đám sĩ phu Bắc Hà, Gấu lại nghe ra tiếng chửi của bà cô: 

Sao mà mày ngu thế. May mà không mất mạng!

Nhìn cái hình DTH đứng giữa Paris, trong 1 số báo ML, thì lại nhớ đến bà cô của Gấu, đứng giữa sân nhà xỉa xói qua nhà kế bên. May có thằng cháu kế đó, không thì bà cũng dám v đồm độp như SCN một lần mất vịt!

*



*

Viết gì thì viết, Nhật Tiến cũng không bỏ rơi cái căn cỗi của mình: Hòa giải và hòa giải dân tộc.
Thụy Khê

Trong bài viết nhìn lại những trang sách cũ, theo lời đề nghị của NMG, đăng trên tờ Văn Học, Cali, tháng 5, 2001, in lại ở cuối Thềm Hoang, Nhật Tiến chẳng hề nói đến cái căn cỗi hòa giải và hòa giải dân tộc như là căn phần viết của ông, như bà TK phán. Cuốn truyện cũng không về chuyện đó. Phán kiểu TK là phán cho được.
Cũng là 1 trường hợp giả vấn đề, bày hiện trường giả, y hệt Thầy Cuốc: nhà phê bình tưởng tượng ra 1 cái cùm, rồi nhét tác phẩm vô đó, rồi hà, hà, thấy không, vừa ngay bong.
Bởi vì cái gọi là căn cỗi hòa giải chỉ xẩy ra kể từ sau 30 Tháng Tư 1975, khi VC thay vì hòa giải, thì coi 1 nửa nước là Ngụy, trừ đám nằm vùng, giải phóng, tất nhiên… Những gì xẩy ra sau đó, thì bà TK cũng hẳn biết rồi, nào đánh tư sản, kinh tế mới, tù cải tạo… khiến dân Mít đổ xô chạy ra biển, rồi thảm họa thuyền nhân… và chỉ đến khi VC cần đến họ, thì mới có cái gọi là hòa giải dân tộc.
Những điều đó là sự kiện lịch sử như sự kiện lịch sử là nền tác phẩm Thềm Hoang của NT: sự kiện di cư, người Bắc vô Nam sống lẫn lộn với người Nam trong 1 con hẻm của thành phố, tự nhiên, như mọi con hẻm của Sài Gòn hồi đó, hồi sau 1954. Nhiều tác phẩm của những nhà văn Miền Bắc di cư đã viết về sự kiện này, thí dụ Trăng Nước Ðồng Nai của Nguyễn Hoạt, Mã Lộ của Viên Linh, Cát Lầy của Thanh Tâm Tuyền… và Thềm Hoang của Nhật Tiến. Bởi thế mà NT mới viết, khi kết thúc những dòng nhìn về của ông, như trên: chỉ hoàn toàn là 1 kỷ niệm.
Thái độ hoà giải của ông sau này, khi ở xứ người không liên can đến tác phẩm đầu tay của ông.

Gấu đọc TK, như là 1 nhà quản thủ thư viện khui ra những tài liệu văn học bị mai một, thất thoát, nhiều hơn như là 1 nhà phê bình. Bởi vì bà này cũng ưa phán ẩu, do muốn nổi cộm, phán theo cái kiểu, trước đây chưa ai từng phát giác ra sự thực này, nọ, về một người viết, thí dụ.
Nhất Linh, từ trước tới nay, ai thì cũng công nhận ông là 1 tiểu thuyết gia, 1 bậc thầy, cả đám Sáng Tạo đâu có ai sánh nổi với ông. Cách viết, cách kể chuyện thật dí dỏm, những quan sát thật tinh tế, cách tạo những hoàn cảnh thật đặc biệt [nhất là trong Xóm Cầu Mới, cuốn này có gì tương tự với Thềm Hoang của NT]  làm người đọc không làm sao quên được. Về già, ông nghĩ, có lẽ mình cũng nên chơi 1 cuốn nho nhỏ, “nhìn lại những trang viết cũ”, như Nhật Tiến, trên, thế là bị ngay Thầy Cuốc nhét 1 cái cùm vào đầu, nhà phê bình, nhà khái quát hoá…  không làm sao tin cậy được, không thể tự dối mình, phải đạp cho ông ta 1 phát!
Cái sự kiện lịch sử khiến bà TK làm nhà phê bình cũng rất ư là nhảm: nghe Võ Phiến than thở, xứ Mít không có nhà phê bình nào ra hồn, thế là bèn xung phong, xung phong.
Gấu chưa từng vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình, trái lại, còn rất tởm thứ nhà này, vì 1 nguyên nhân cá nhân, chưa tiện, chưa có dịp đúng hơn, để viết ra.

Trong bài viết về Lukacs, Steiner cho rằng thật khó mà 1 con người lương thiện vỗ ngực xưng tên, ta là phê bình gia ở thế kỷ 20. Cái sự thiếu hụt 1 nhà phê bình Mít, vào cái thời điểm mà VP than thở, có gì đó làm nhớ tới câu phán của Steiner dành cho Lukacs. (1)

(1)

In the twentieth century it is not easy for an honest man to be a literary critic. There are so many more urgent things to be done. Criticism is an adjunct....
.... Lukacs has always held himself responsible to history. This has enabled him to produce a body of critical and philosophic work intensely expressive of the cruel and serious spirit of the age. Whether or not we share his beliefs, there can be no doubt that he has given to the minor Muse of criticism a notable dignity. His late years of solitude and recurrent danger only emphasize what I observed the outset: in the twentieth century it is not easy for an honest man be a literary critic.
But then, it never was.
Source

Cái "chi tiết là Thượng Ðế" mở ra bài viết, "Ðiển phạm là cái chó gì", của Thầy Cuốc mới khiêm nhường, “lương thiện” làm sao, nhất là cái mẩu đuôi, chưa có thì giờ để dịch, nên đành cho độc giả ăn tạm món ăn nguội này…

Tôi được mời tham dự cuộc hội nghị quốc tế về đề tài "Điển phạm và cái khác trong các nền văn hóa ngoài phương Tây" (Canonicity and Otherness of Non-Western Culture" do trường Korea University tổ chức tại Seoul trong hai ngày 29 và 30 tháng 9. Trong cuộc hội nghị, tôi trình bày một bài thuyết trình chính, "Tính chính trị của việc điển phạm hóa trong văn học Việt Nam" (The politics of canonization in Vietnamese literature", và một bài thuyết trình phụ nhưng nặng về lý thuyết hơn, như một đề dẫn cho một cuộc thảo luận mang chủ đề "Điển phạm hóa và chính trị" (Canonization and politics).
Chưa có thì giờ để dịch hai bài thuyết trình này sang tiếng Việt, tôi xin giới thiệu một bài viết về điển phạm đã được in trong cuốn Mấy vấn đề phê bình và lý thuyết văn học (Văn Mới xuất bản năm 2007). Bài viết khá dài nên tôi xin được chia thành bốn phần. Đây là phần thứ nhất.
NHQ

Blog VOA




Thăm hỏi

Wednesday, October 5, 2011 1:01
Trụ,
Vẫn khỏe, bình thường chứ?
Sáng qua tao đi bác sĩ. Check up định kỳ. Đem theo cuốn 'Nơi Người Chết Mỉm Cười' của mày. Đọc trong lúc chờ gặp bác sĩ.
Sách có nhiều thông tin hay. Chữ nghĩa của mày rành rọt, thông thoáng, ý tưởng liên kết tự nhiên, thoải mái. Văn phong chững chạc, tự tin. Tao nhớ có lần nghe mày nói, ai đó tao không còn nhớ tên, nói mày viết 'tản mạn văn chương' thì hiện không ai bằng. Và nay tao đọc mày, tao cũng có nhận xét đại khái như vậy. Liên tưởng đến, loáng thoáng một số bài thuộc loại này của mày trên Net tao tóm tắt nhận xét của tao qua mấy chữ "tới", "tếu" "tợn" và "tục".

Lủng

**

**

Gấu đọc Thềm Hoang rất sớm, hình như từ khi còn đi học, ở nhà ông anh Hiếu Chân, ở Chợ Vườn Chuối. Một bữa ông đem về cuốn trên. Ðọc mê quá. Ông anh cũng mê cuốn này lắm. Gấu nhớ là, ông nhìn Gấu ra ý ước mong, nhớn lên mà mày viết được 1 cuốn như thế này, nhỉ?

Nhật Tiến có bà con bên vợ, hình như vậy với ông bạn nối khố của Gấu là NKL. Nhưng người giới thiệu Gấu với NT, là Vũ Huy Quang, lần qua Cali đầu tiên. Có vẻ như VHQ chỉ sợ Gấu lầm đường đi theo lũ Chống Cộng điên cuồng.

Thời gian Gấu viết cho tờ SGN của Diệt Tuyệt Sư Thái cũng là lúc tờ này đang phạng NT tơi bời, với những bài của Công Tử Hà Ðông, và hình như của cả DN, bà chủ báo nữa. Gấu nhớ là, có nghe bà xã của NKL phàn nàn, tại làm sao mà anh Trụ lại viết cho tờ đó, như vậy có phải là anh ấy chẳng coi anh NT ra sao hết!

Ui chao, chốn giang hồ hung hiểm thực!

Nhật Tiến rất chịu văn Thảo Trần, và ông rất bực về chuyện tại làm sao không in riêng một cuốn của bà, thay vì in chung với tên sa đích văn nghệ: Hai dòng văn đó làm sao mà chung được, chắc ông nghĩ thế.

Ðúng như thế.

Hồi ở trại tị nạn Thái Lan, dân tị nạn quen biết, ai cũng nghĩ là vợ chồng ghép, nghĩa là qua tới trại thì hai người này mới táp vào nhau!

*

Nhưng đọc mấy lời phán của bà phê bình gia TK, trang bìa, mới thấy cực nhảm:

Viết gì thì viết, NT cũng không bỏ rơi cái căn cỗi của mình: Hòa giải và hòa giải dân tộc.

Kít.
NQT

Một cuốn tiểu thuyết bảnh như thế mà lôi nó xuống tận đất đen, quàng cho nó 1 cái thòng lọng chính trị chết người như thế, thì thực là không còn trời đất nào nữa!

NQT

Nhưng mà tại làm sao mà ông NT này lại “bad taste” như thế này? Không lẽ ông cũng muốn ‘làm nhục’ tác phẩm của chính mình ư?

NQT