|
Cali 8, 2011
Cali
3.08
Wednesday,
October 5, 2011 1:01
Trụ,
Vẫn khỏe,
bình thường chứ?
Sáng qua tao
đi bác sĩ. Check up định kỳ. Đem theo cuốn 'Nơi Người Chết Mỉm Cười'
của mày. Đọc
trong lúc chờ gặp bác sĩ.
Sách có nhiều
thông tin hay. Chữ nghĩa của mày rành rọt, thông thoáng, ý tưởng liên
kết tự
nhiên, thoải mái. Văn phong chững chạc, tự tin. Tao nhớ có lần nghe mày
nói, ai
đó tao không còn nhớ tên, nói mày viết 'tản mạn văn chương' thì hiện
không ai bằng.
Và nay tao đọc mày, tao cũng có nhận xét đại khái như vậy. Liên tưởng
đến, loáng
thoáng một số bài thuộc loại này của mày trên Net tao tóm tắt nhận xét
của tao
qua mấy chữ "tới", "tếu" "tợn" và "tục".
Lủng
Tks
Tao OK. Mày
cho tao bốn chữ T, mà thiếu một chữ T[iền]
NQT
Đọc "Nơi Người Chết Mỉm
Cười"
Phạm Xuân Đài
(trích báo Thế Kỷ 21, số tháng Chạp 1999).
Trong thập niên 60, bút
hiệu Sơ Dạ Hương đã xuất hiện trên báo văn học ở Sài Gòn. Đó là Nguyễn
Quốc Trụ, người từ thời ấy ngoài sáng tác, đã viết phê bình sách, và
sau 1975 đã ở lại Việt Nam rất lâu, mãi đến gần giữa thập niên 1990 mới
chịu ra đi.... NNCMC là cuốn thứ nhì ông xuất bản ở hải ngoại, sau Lần Cuối, Sài Gòn ông xuất bản năm
ngoái.
Sách này gồm các tạp ghi văn học, những bài mà tác giả cho rằng "Gọi
Tạp Ghi thực không đúng, nhưng cũng chẳng biết gọi là gì." Trong một
mức độ nào đó, các tạp ghi này cũng có thể gọi là các bài nhận xét và
phê bình văn học, với một cung cách tự do thoáng đãng không bám chặt
vào một cái khung có sẵn của trường phái hay chủ thuyết. Tác giả là một
kẻ khổ công đọc tài liệu văn học Việt Nam và thế giới, đặc biệt là văn
học tây phương, bài viết của ông tràn ngập sự kiện, dẫn chứng (dĩ nhiên
thuộc văn học). Các bài tạp ghi thường cảm hứng từ một vấn đề, một tác
giả, một tác phẩm mà tác giả gặp thấy trên con đường lặn lội mênh mông
vào thế giới yêu thích của ông, đem lại cho người đọc rất nhiều suy
nghĩ cũng như tài liệu về các sự kiện ấy. Không phải người Việt Nam
nào, ngay trong giới cầm bút, cũng có điều kiện, khả năng và lòng ham
thích tìm hiểu, cập nhật tình hình văn học khắp nơi như Nguyễn Quốc Trụ
đang làm, vì thế những tạp ghi của ông, mà xen lẫn là các mẩu dịch của
những tác giả nước ngoài, giúp ích cho chúng ta rõ được một phần các
khuynh hướng đang diễn tiến.
Ngoài những vấn đề văn học, một số bài viết về các kỷ niệm với bạn bè,
các kỷ niệm của chính mình về thời đã qua. Tất cả đều nằm trong một
không khí chung, là sinh hoạt văn học.
Đọc Nguyễn Quốc Trụ để
hình dung ra con người của ông, hình như đối với người này, không có gì
khác, ngoài văn học.
PXĐ
Tks again. Many tks all,
below
NQT
Phạm
Phú Minh [PXÐ] & Thành Tôn & Trần Yên Hòa
@
Factory
Café, 8;44
Nhân dịp bạn
Lủng còm về Nơi Người Chết Mỉm Cười
Gấu bèn lôi ra đọc lại, và nhớ ra, đúng như
mình đã từng nghĩ, bài viết tuyệt vời nhất ở trong đó, là bài từ giã
mục Tạp
Ghi, trên báo Văn Học, viết về Trúc Chi phần lớn, và những bài tạp ghi,
tuỳ bút
của ông, mà ngay từ khi mới xuất hiện, Gấu đã nhìn ra, nó là từ tuỳ bút
Nguyễn
Tuân bò ra.
Ngay từ hồi đó,
Gấu đã nhận ra, TC mới đúng là đệ tử chân
truyền, y bát của đại sư phụ Nguyễn Tuân.
Ðoạn viết trên
đây, chỉ là viên gạch, đặt tạm đó, để cho đừng quên, và khi nào có thì
giờ sẽ
trở lại, để mở rộng thêm ra, nhân đọc 1 blogger trong nước, viết về tuỳ
bút của
Võ Phiến:
Liệu có thể coi, VP cũng
từ cái bóng [tuỳ bút] NT, bước ra?
Một chuyến đi
@ Lý Kiến
Trúc, Văn Hóa Magazine's Office. Hình vụ Trần Trường
Lần qua
Cali, cuối tháng Hai, đầu tháng Ba, 2008 gặp Nguyễn Tôn Nhan, gặp nhiều
bất
ngờ thú
vị.
Qua ngày hôm trước, hôm sau dự đại tiệc, ngồi bàn danh dự, VIP, có
rượu, khỏi
phải trả tiền.
Cú này là do
1 cô thuộc ban tổ chức, bà con của NDT lo liệu hết. Hô hào quyên góp
làm 1 cái
cổng chào, một thứ cầu treo hình như thế, ở Tiểu Sài Gòn.
Lần đầu tiên gặp VTD ở đây. Anh chắc cũng trong ban tổ chức, bèn kéo
Gấu tới
giới thiệu 1 vị quan khách bự, là 1 chánh án Mẽo gốc Mít, NTN.
Ông này Gấu quen. Bạn của bạn C. em nhà thơ TTT. Mừng quá, quên cả lịch
sự, Gấu
la lớn: Ô, mày đó hả, nhớ tao không? NQT, bạn PDC, em TTT, nhớ
không?
Mặt ông chánh án Mẽo da
vàng mũi tẹt 1 đống, đếch thèm nói 1 tiếng.
Mấy bữa sau,
dự 1 bữa tiệc nữa, cũng quyên góp, nhưng cho một cơ sở từ thiện
Thiên Chúa
Giáo ở Việt Nam.
Gặp ca sĩ Ngọc Hạ. Em trình diễn free cho bữa tiệc.
Cô em bà con của NDT kéo Em
tới ngồi
với Gấu.
Có NDT ngồi
cùng bàn, nhưng thôi, bạn mình biến đi cho được việc!
Ngọc Hạ
Website
NDT &
PTH & Nguyễn Tôn Nhan
@ Paracel
Seafood, Little Saigon, Cali
Hình cái cổng chào ở trên tường.
Cũng là lần
đầu tiên gặp NDB, bạn nhậu
Gấu nghe,
qua bà Hương, phu nhân NDT, kể, là DN đã từng đi giữa 2 hàng vệ sĩ tới
gặp nhà
thơ NCT, tác giả Hoa Ðịa Ngục, để đối chất về những lời tố cáo của DN,
đây là 1
nhà thơ dởm, và đã dùng tiếng Tây để hỏi, vì NCT khoe rất rành tiếng
Tây, và nhà
thơ NCT đã ú ớ không làm sao trả lời, và điều này chứng tỏ, ông ta
không phải là
tác giả của những vần thơ Hoa Ðịa Ngục.
Theo GCC, một
cú trình diễn như thế, chưa đủ thuyết phục, và… vẫn
theo GCC, NCT chắc đúng là tác giả của những
vần thơ chửi VC, trong có chửi, tất nhiên Bác Hát.
Cái vụ đối
chất tiếng Tẩy, sủa tiếng Tây trên, làm Gấu nhớ tới vụ của Gấu, lần gặp
cha
Brission: Nói như máy, liên tục cả tiếng đồng hồ, dù mấy chục năm sống
trong ngục
tù VC, chẳng hề có dịp dùng tới tiếng Tẩy!
Thường thường,
tiếng nước ngoài, cho dù bạn giỏi cách mấy, nếu không thường xuyên sử
dụng, thì
đều loạng quạng, nhất là khi bất thình lình phải dùng tới nó, trong
trò chuyện,
đối đáp, vì cái lưỡi thịt của bạn biến thành lưỡi gỗ mất rồi.
Những
người tự
học như
NCT, ít có cơ hội nói tiếng nước ngoài, chắc chắn là phải ú ớ thôi.
Chính vì thế
mà sau này, mãi gần đây, hồi nhớ lại, khi sắp lên chuyến tầu suốt, thì
Gấu mới
hiểu ra
được tại làm sao buổi trưa bữa thứ Bẩy, ở văn phòng của Cha Brission,
Gấu
lại nói tiếng
Tây ào ào, nhờ vậy được Cha tin tưởng, chứa chấp trong nhà thờ, đến thứ
Hai đưa tới Cao Uỷ,
xin cho vợ chồng Gấu được tị nạn VC.
Bữa đó, không
phải Gấu nói tiếng Tây, mà là nỗi đau của Gấu, của bao nhiêu con người
như Gấu, bật ra thành tiếng Tây!
Tất cả cái sự học tiếng Tây để làm gì, đối với Gấu, thì có nghĩa là, để
xổ ra nỗi
đau của mình vào lúc đó, bằng cái thứ tiếng đó!
Đây là hiện
tượng lên đồng, hồn ma nói thay người sống.
Những vần
thơ tù của NCT cũng thế, theo Gấu. Cũng là 1 hiện tượng lên đồng, nhà
thơ, như
là 1 tên tù của VC, bật ra nỗi đau của người tù. Cái đau, cái khổ, cái
nhục làm
bật ra 1 thứ thơ mà những ai chưa từng đi tù khó mà coi là thơ. Bởi thế
mà
chính đám nhà văn nhà thơ VC, ăn lương VC, đều lắc đầu, nói không phải
là thơ.
Hết cơn lên đồng NCT trở lại là con người thực của ông. Gấu đã từng
nhìn thấy
nhà thơ, 1 lần ông đi qua nhà NDT, thời
gian ông ở chung với PNN, cùng khu nhà "mobile home", mặt nghếch lên
trời, chẳng thèm nhìn ai.
Có lần bị
NDT mời khéo ra khỏi nhà, là vậy.
GNV từng lèm bèm, sở dĩ đám
tinh anh Bắc Kít, không có lấy 1 mống,
đau vì một “Miền Nam Sâu Thẳm” biến thành “Cánh Ðồng Bất Tận”, chiều
chiều đĩ
lượn như muỗi rừng U Minh, ấy là vì một nửa bộ óc của chúng, dù bảnh cỡ
Nobel
Toán, bị liệt.
Cũng thế, là ở đám tinh anh hải
ngoại, thí dụ, bộ lạc Cờ Lăng.
Không những không đau, chúng còn mừng: nếu không có cuộc chiến tàn
khốc, làm
sao chúng… sống sót, trở thành chứng nhân của lịch sử, tố cáo Cái Ác
của VC,
làm sao có được cơ ngơi như hiện nay ở Mẽo: Chúng ông tới đây rồi là
chúng ông
không đi đâu nữa như đám này đã từng tuyên bố.
Cái sự thành công của băng đảng
Cờ Lăng, và cái sự làm chủ cả nước
Mít của băng đảng Mafia Ðỏ, có cái gì đó làm chúng ta hoảng sợ, và, ghê
tởm.
Thứ nhất, nó chứng minh, cuộc
chiến Mít nuốt sạch những ai thực sự
đám dương đầu với nó, thực sự mong muốn, đó là cuộc chiến sau cùng của
Mít, một
khi đất nước qui về một mối, thì tha hồ mà xây cái nhà Mít.
Thứ nữa, nó chứng minh, đây là
cuộc chiến của chỉ những đám Bắc
Kít với nhau, nào là Bắc Kít / PXA, vô Nam từ hổi nảo hồi nào, do mảnh
đất quê
hương Hải Dương của cha ông của ông ta đói quá, không nuôi nổi 1 cộng
đồng cứ
ăn rồi lại đẻ mãi ra [điều này không phải Gấu, mà là cái tay viết về
PXA, trên
tờ The New Yorker phán], rồi Bắc Kít/ Tô Hoài, một kẻ đã từng tới thiên
đàng
Miền Nam, trở lại đất Bắc, và mỗi lần nhớ tới là thèm… , rồi tới đám
Bắc Kít di
cư, trong có tên “Người của chúng ta ở Paris”, có Gấu, ông số 1, và ông
số 2.
Và tất nhiên, đám Bắc Kít sinh Bắc tử Nam, đám Bắc Kít sống sót sau
cùng theo
xe tăng vô Dinh Ðộc Lập.
Cả 1 lũ Bắc Kít đánh nhau loạn
xà ngầu, gây họa cho cả thế giới.
Khủng khiếp thật!
Ðó là hai mặt, phải và trái,
của cuộc chiến Mít.
*
Trong phim Lã Sanh Môn,
chỉ vì ăn cắp con dao mà người tiều
phu đã nói sai đi một chút về sự thực cái chết của tay võ sĩ đạo. Cũng
thế, là
mọi nhân vật, từ tên cướp cho tới bà vợ, và luôn cả tay võ sĩ đạo, khi
được
triệu hồn. Nhưng, cũng người tiều phu, khi thấy không thể bỏ đứa con
nít, thì
lại đành nhận để nuôi, dù quá nghèo khổ.
Cái cú, nhờ nó, nhân loại sống sót, chính là cái cú ăn năn, “cũng đành”
đó!
Trường hợp tập
thơ Hoa Ðịa Ngục, có thể nói, là độc nhất, vượt ra khỏi, cả hai mặt,
phải và trái,
của nhận xét của Gấu Nhà Văn.
@ Factory's
Bistro
Lần gặp ở nhà
NDT, NVL đang đóng vai bodyguard cho DN. Gấu ghé tai em nói nhỏ, có
vẻ tìm đúng người, em mỉm cười, gật đầu, em cũng có cái “feeling” như
vậy.
Nhưng cuộc tình
đúng là ở giữa 2 lần mở và đóng [and live the space
of a door that opens
and shuts] bởi vì chỉ được ít lâu, Gấu nghe nói bodyguard ôm đầu máu
chạy về
lại xứ lạnh, hà, hà!
Gấu bất giác
nhớ đến lần Gấu Cái [Gấu Cái nhe] gặp DN lần đầu tiên, trong đám cưới,
của
con của 1 cô bạn cùng học với Gấu Cái từ những ngày tiểu học, trường
Ðốc Binh
Kiều, Cai Lậy.
Ðám cưới ở
tiểu bang Atlanta. Có Tara của Cuốn
Theo Chiều Gió. Cả đám bạn gái của Gấu Cái thì đều rành cuộc tình
của GCC với
cô phù dâu, vì họ đều cùng học Ðốc Binh Kiều. Ai cũng trách cô bạn lẫn
ông chồng
khốn nạn hết.
Chồng cô bạn
của Gấu Cái, cựu sĩ quan VNCH, khi qua Mẽo
làm đại diện cho tờ SGN tại Atlanta, và khi làm đám cưới cho con, bà
chủ báo từ
Tiểu Sài Gòn cũng bớt chút giờ tới tham dự. Chỉ đến khi giới thiệu, thì
hai bà văn sĩ mới biết nhau. Ðúng là cuộc gặp gỡ của “đỉnh của đỉnh”.
Một, trưởng
môn nhân Nga Mi, Diệt Tuyệt Sư Thái, nick này được Trùm Sáng Tạo, là
nhà văn
Mai Thảo ban cho, sau còn được GCC thêm ba chữ ‘Ðại Ma
Ðầu”. Một,
được bạn bè của GCC ban cho cái nick khủng chẳng kém, “Quỉ Kiến Sầu”.
Diệt Tuyệt Sư
Thái trong lúc tâm sự, than, như vậy là chị còn may hơn em, lấy được
ông chồng đàn
ông, em suốt đời toàn gặp thứ chẳng có chút dũng khí, đởm lược, đành
phải xuất
hiện trong chốn giang hồ, lo cho mình, cho con. Tập truyện ngắn của
chị, để em
lo in ấn cho.
Trong 1 lần
họp mặt ở nhà NDT, GCC hỏi, có giai thoại nào có thể coi như là “thương
hiệu”
của DN không, bà bèn kể, một bữa đi ăn cùng với đám nhóc, gặp một bạn
văn trong
chốn giang hồ, bà này hỏi, tuần này, chị đánh ai vậy; sau đó, đám nhóc
hỏi mẹ,
không lẽ tuần nào cũng phải lôi một người nào đó ra để “đánh” ư?
Nhờ hai bà
quen biết nhau mà GCC hân hạnh được viết cho SGN, mục Tạp Ghi, giống
như mục đã
từng giữ trên tờ Văn Học của NMG. Thoạt đầu, có vẻ như Diệt Tuyệt Sư
Thái mừng
lắm, vì có lần bà mail cho biết, ông tiên chỉ có lời ban xuống, SGN hồi
này được
lắm, có tí văn hóa, văn học, trí thức, trí thiếc… Nhưng được vài tháng,
DN đành
cúp, sau khi than thở, mỗi lần đăng là mỗi lần đích thân chủ bút phải
edit, cắt
bỏ cái ngọn, chỉ giữ cái gốc, vậy mà vẫn bị chê là cao quá, cao quá.
Quả vậy. Còn "kao" hơn cả
những bài tạp ghi thời kỳ viết cho tờ Văn Học, vì, chúng
là những bài trên Tin Văn, không có đầu có đuôi, chẳng bài nào hoàn
tất. Gấu đã
biết trước, và chờ, và tự hỏi, khi nào thì Diệt Tuyệt Sư Thái chán quá,
than, U Tha Cho Me!
Khi viết cho
tờ Văn Học, Gấu vừa cần tiền, vừa cần độc giả. Ðến khi làm trang TV,
đếch cần cả
hai! Ai thích thì vô đọc, không thích, đi chỗ khác chơi, đúng như ông
anh nhà
thơ phán, độc giả không thích tập thơ Tôi
Không Còn Cô Ðộc, thì cứ việc quẳng nó
ra bên ngoài cửa sổ!
Hà,
hà!
Một lần tình
cờ làm sao, ngoài DN và vệ sĩ NVL, còn có Thảo Trường ở nhà NDT. Ông,
nhân nghe tin GCC qua Cali, bèn ghé thăm.
DN bèn lôi TT ra trách vốn, vì ông anh này mà tôi vướng
phải chàng Du Tử Cà [Không Lê, không Táo thì Cà, Cà Chớn vậy!].
Bà kể là, ông
via của bà rất nể ông sĩ quan VNCH còn làm thêm nghề viết văn, là
Trưởng Thào.
Thành thử mỗi lần chàng muốn đưa em đi rước đèn là phải kéo theo TT
cùng đi đến nhà em, thế
là ông via đành gật đầu.
Nhân đó, bà
thay mặt Gấu Cái kể, về cái lần gặp nhau ở đám cưới, có hỏi GC, tại làm
sao mà
chịu nổi GCC, giang hồ khủng đến nỗi tứ đổ tường thứ gì cũng vướng, có
cô bạn
thân làm phù dâu, cũng không tha, là làm sao. GC mới giải ra, bởi là vì
thằng cha Gấu
đã có 1 lần làm được 1 việc cho Gấu Cái, một việc mà 1 người đàn bà rất
cần
trong đời. Thành thử sau đó, thằng chả có làm cái gì thì cũng có thể
tha thứ được
hết!
NGUYỄN LƯƠNG
VỴ
ĐÊM NGHE
YANNI
LIVE AT THE
ACROPOLIS
Gửi Trần Ngọc
Nhạc trầm biếc
vút tím Hy Lạp
Vút Thần-Tiên-Ma-Quỷ-Âm-Vang
Vút Thăm-Thẳm-Thời-Gian-Chớp-Tắt
Vút
Đêm-Xanh-Ướp-Lá-Thu-Vàng
Có thể những
mùa màng đang thở
Trong tay em
sáng lóa hồn đàn
Vĩ cầm buốt
ngực khuya chỉ có
Một mình ta
nghe hết lệ ngân
Có thể những
trầm luân đang chảy
Trong tay em
tiếng nói bụi hồng
Dương cầm
réo ngàn bông thức dậy
Một mình ta
reo với hư không
Có thể những
linh hồn đang hát
Trong tay em
mưa nhạt nắng nhòa
Hồn trầm biếc
vút tím Hy Lạp
Một mình ta
nhìn bóng nhện sa…
8/2006
Lần đầu nghe
Yanni của Gấu cũng là lần đầu biết 1 cái dĩa CD nó ra làm sao, và cái
bản nhạc
đầu tiên nghe là bản After the Sunrise
trong dĩa nhạc, mùa đông năm đầu ở xứ lạnh, gặp lại cô bạn.
Lãng &
Quyên, cc 2003
Trong danh sách
những món ngon Bắc Kít, Gấu quên hai món, bún chả, và chả giò.
Chị Giậu, bà
chị họ của Gấu, vợ nhà văn nhà báo Nguyễn Hoạt, Hiếu Chân, gần như suốt
những năm
ở Miền Nam, nuôi gia đình, nhờ sạp bún chả, trước là ở Chợ Vườn Chuối,
sau dời về
Chợ Trương Minh Giảng, khi chuyển nhà tới Cổng Xe Lửa Số 6, đường này.
Còn cái món
chả giò, thằng em trai của Gấu mê lắm, thành thử mỗi lần giỗ, bà cụ
không bao
giờ quên món này, sau thành lệ.
Anh Trụ đi chơi vui quá hí . K
bây giờ ở
nhà lo làm vườn, giữ cháu, tu gần thành chánh quả rồi .
K
Tks.
Gấu đi Cali, mà cứ nghĩ giống
như lần
cuối thằng em trai từ Sóc Trăng, theo máy bay quân sự về Sài Gòn, thăm
hết bạn
bè, rồi đi luôn.
Cứ mỗi lần đi Cali, thì Gấu lại
nhớ đến
1 câu khen tặng của 1 vị độc giả, đại khái, kể nữa đi, những chuyện đói
khát,
nước mắm lá chuối, con ốc nhồi dưới ao bèo, cái nồi đất nấu cơm nứt ra
vì đổ
nhiều gạo quá … phục Bác sát đất về những giai thoại về cái đói, và tác
động
của nó lên trí tưởng, lương tâm con người.
Có thể nói, mỗi lần đi Cali, là
1 lần
Gấu trở lại xứ Bắc Kít ngày xưa, nhưng không phải 1 xứ Bắc Kít nghèo
khổ, mà là
giầu có, nhất là về mặt những món ăn Bắc Kít đã từng có lần di cư vào
năm 1954,
và sau 1975, dời qua Cali, nào phở 54, bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn
tráng
tay, chả cá Tây Hồ, giả cầy, cơm tấm Trần Quý Cáp… Ui chao, mỗi lần đi
Cali là
Gấu nghĩ đến chúng trước, rồi mới tới bạn bè!
Trên tờ Người Nữu Ước
số đề ngày
Mar. 21, 2011, có 1 bài viết “Liệu cái nghèo đói làm bạn bịnh, Does
poverty
make you sick?”, đúng là cái bài Gấu định viết, sau hai lần về lại xứ
Bắc Kít,
gặp lại hai đấng ruột thịt của Gấu là bà chị, và thằng em ruột: Cũng
những kỷ
niệm đói khổ đó, bà chị nhớ, thằng em nhớ, nhưng hậu quả khác hẳn nhau.
Bà chị ruột thì cứ quắt lại vì
chúng,
còn thằng em, nhờ miếng ăn thừa thãi và khí hậu hai mùa mưa nắng của
Miền Nam,
thì cứ tươi rói mãi ra!
Hà, hà!
Cái bài viết trên tờ The
New Yorker
thật là tuyệt cú mèo. TV post lại ở đây.
Và sẽ lèm bèm tiếp, lèm bèm hoài, về... Cái Ác Bắc Kít.
[Me-xừ Lê Hải, chồng Hồng Liên,
gật gù
biểu Gấu, anh phải trình bầy đề tài này một cách phổ thông, tránh trích
dẫn
nhiều quá, tránh “uyên bác”, thì “ép phê” mới mạnh được!]
Số báo này còn 1 bài của James
Wood,
điểm cuốn “Solo”, của Rana Dasgupta, một nhà văn Ấn Ðộ, được Salman
Rushdie
thổi, ‘nhà văn Ấn lạ kỳ, không ai chờ đợi mà đùng 1 cái xuất hiện, và
zin nhất,
the most unexpected and original Indian writer, của thế hệ của anh, of
his
generation.”
TV sẽ post cả hai bài, tuỳ hỷ độc giả chọn đọc.
Books
Passed By
Dreams and responsibilities in Rana Dasgupta’s “Solo.”
by James Wood
Với NKL, là
kỷ niệm lần đầu được ăn cái món xoài tượng chấm nước mắm ớt, ở Sài Gòn,
những
ngày học Trung Học.
Gấu gặp lại Nguyễn Khắc Nhân, lần
đầu, ở nhà NMG, lần qua Cali 1998. Có cả bà vợ.
Lần
này đọc tập thơ của bà xã anh, thì mới biết, hai gia đình DP & NKN
thân
nhau. Anh nói, xin lỗi, không nhận ra bạn. Nhận ra rồi, thì lại nhớ
những lần
ngồi Quán Chùa, với HPA, NDT.
NKN chơi thân với HPA & NDT, vì có chung cái thú đánh cá ngựa, và
thường
hẹn gặp nhau trên trường đua Phú Thọ.
Herbert
Lomas obituary
Writer
of 'beautifully honest' poetry that inspired Ted Hughes
Ui
chao, đang đọc tập thơ di cảo của bà xã NKN, thì lại vớ được bài ai
điếu thần
sầu này:
Herbert
Lomas dedicated a poetry sequence to his wife, Mary, who died while out
riding.
Herbert Lomas, who has died aged 87, could remember the day he knew he
was a
poet. Bertie was seven when his class was told to write a poem
beginning,
"I like the trees with leaves of green." He asked the little girl
sitting next to him what she thought the next line should be. She said,
"The stately form, just like a queen," and posed like a mixture of a
tree and a queen. He was instantly inspired and his poem won the day.
From that
moment on, his devotion to women was as unswerving as it was to poetry.
Ui
chao “thuở làm thơ yêu em” của mũi lõ bảnh như thế, chứ đâu lại như
Mít...
Bàn làm việc của Trưởng Ðài VTD,
TBT.
Gặp lần này, trong bữa tiệc
sinh nhật Gấu, Chính họa sĩ kể kỷ niệm
những đêm cả đám kéo đến Ðài Liên Lạc VTÐ thoại quốc tế, biu đinh số 5
Phan
Ðình Phùng, kế ngay bên Ðài Phát Thanh Sài Gòn, quậy. Gấu không nhớ là
trong
đám có Chính Cao, mà chỉ nhớ những DP, TNT, Tiến Dế, tức những tên nổi
cộm nhất
trong bọn.
Cả đám quậy đến nỗi, buổi sáng sớm hôm sau, Gấu dọn dẹp mệt nghỉ, và
một bữa
ông Trưởng Ðài gọi Gấu tới, chỉ cho thấy, cái gạt tàn chỉ dùng để làm
cảnh nơi
bàn giấy, đầy tàn thuốc!
Nhưng cái mùi khai khai ở trên sàn thì không phải phải mùi tàn thuốc mà
là mùi
nước đái, một tên nào đó say quá bĩnh ngay ra dưới bàn làm việc của ông!
Rủi mà may. Sau đó, tay Trưởng Ðài cho thêm một 1 sinh viên có bằng Tú
Tài,
được ông cho làm đêm, ăn lương khế ước, cùng trực với Gấu, và thế là
chừng 10
giờ đêm, hết việc, Gấu giao Ðài cho chú nhóc ngồi học, canh mấy cái
máy, và hạ
sơn, làm 1 đường đi vô Chợ Lớn thăm cô bạn, nhà ở 1 con hẻm trên đường
Nguyễn
Trãi.
Tuyệt.
Một lần, những
ngày trước khi cô
bạn lên xe hoa, thấy Gấu sa sút quá, cả bọn kéo đi nhậu, rồi mượn hơi
rượu, kéo
đến con hẻm nhà cô bạn, quậy.
Chúng xúm nhau lật ngược 1 cái
xe hơi ở 1 căn nhà kế
bên nhà cô bạn, rồi ra về.
Mấy hôm sau, Gấu ngượng ngùng ghé, cô bạn mặt một đống, than, anh phá
tui
quá... Hỏi, còn "thươn..." Gấu không.
Gật đầu.
Tuyệt
Và buồn.
Ðiều mà tôi
mong được trình ra trong những truyện kể của tôi, là, nếu bạn ao uớc
chi đó thì phải
trải qua ác mộng dài. Muốn kiếm ánh sáng, thì phải bị bủa vây bởi bóng
tối sâu
thẳm. Muốn hòa bình, thì phải qua cuộc bạo tàn bạo ác vuột khỏi chúng
ta. Nếu có
những người cảm nhận những gì tôi viết, thì có thể họ cảm nhận ra ở tận
sâu
thẳm trong trái tim của tôi, có niềm tin rằng, người ta luôn thấy ra
được một dấu
hiệu nhỏ của ánh sáng, ngay cả trong đêm cực kỳ đen tối.
Murakami
Ðiều Murakami
phát biểu, trên đây, Gấu, qua kinh nghiệm cá nhân, có 1 cách phát biểu
khác,
"cứ mỗi nỗi đau của bạn, là được đền bù bằng 1 nốt nhạc".
Nhưng chỉ đến
khi đọc câu của Simone Weil, thì mới hoàn toàn vỡ ra:
Cái "Distance
is the soul of beauty", “Khoảng cách là linh hồn của cái đẹp”, chính là
cái khoảng cách giữa 1 bản nhạc sến bạn nghe trước 1975, và cũng nó,
khi bạn
nghe ở trong tù VC!
Nghệ sĩ Tây
dưới thời bị trị.
Số này còn 1
bài về khẩu AK-47, dịch từ tờ Ðiểm Sách Luân Ðôn, rất thú vị. Tuy
nhiên, bài viết
không nói tới sự khủng khiếp của tiếng súng AK-47. Người dân Sài Gòn
những ngày
Mậu Thân đã từng được hưởng kinh nghiệm này, và GNV từng lèm bèm về nó,
và tin
rằng, thứ âm thanh quay vòng tròn, surrounded, là được mặc khải từ
tiếng AK. Và
cùng với nó là vấn nạn thật căng:
Bạn phải trải
qua cái “khủng” rồi mới hiểu được sự chuyển hóa, từ “khủng” qua “tuyệt”
được.
Vì lý do này
mà đám bỏ chạy bợ đít VC mới không làm sao phân biệt được, giữa “pháo
kích” và
“oanh kích”. Chúng tra từ điển, rồi
phán, như nhau!
Một tên Tây
mũi tẹt dịch “tình yêu như trái phá” ra tiếng Tẩy là “cú sét đánh”, ra
tiếng
Anh là “yêu từ cái nhìn đầu tiên”!
Và trên tất
cả, chúng chẳng biết cái hay của, chỉ một bản nhạc sến, hay chỉ một lời
nhạc,
thí dụ như câu này, trong bài hát Kẻ ở miền
xa:
Ngoài kia súng nổ đốt lửa
đêm đen tầm
đạn thay tiếng em!
GNV có một
viết thật là tuyệt [nhưng vẫn chưa viết ra được !], về kinh nghiệm
khủng khiếp
này, lần đầu tiên nghe bản nhạc After the Sunrise, của Yanni.
Như thể, bạn
nghe bản nhạc, và cùng lúc sống lại tất cả cuộc chiến, cứ mỗi nỗi đau
của bạn,
là được đền bù bằng 1 nốt nhạc!
Một bài viết
thần sầu [chưa viết nhe], liên quan tới cô bạn, và tới cái mail của một
em, một
nữ thi sĩ ở trong nước:
Anh có khỏe
không. Có gì vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni?
Liên quan tới
vấn đề này, còn là câu phán hiển hách của Gấu Cà Chớn, văn chương Miền
Nam cuối
cùng chỉ đọng lại trong mấy bản nhạc sến!
Ðể hiểu câu
này, bạn phải đã có lần đi tù VC, và hành lý mang theo chỉ là mấy bản
nhạc sến
trong ký ức, và mỗi bản nhạc, nó giống như 1 cái lỗ đen, nén cả một
cuộc đời của
bạn, và có dịp, là nó nổ bùng ra, như 1 cú nổ của mặt trời!
Simone Weil,
to whose writings I am profoundly indebted, says: "Distance is the soul
of
beauty." Yet sometimes keeping distance is nearly impossible. I am A
Child
of Europe, as the title of one of the my poems admits, but that is a
bitter,
sarcastic admission. I am also the author of an autobiographical book
which in
the French translation bears the title Une autre Europe. Undoubtedly,
there
exist two Europes and it happens that we, inhabitants of the second
one, were
destined to descend into "the heart of darkness of the Twentieth
Century."
I wouldn't know how to speak about poetry in general. I must speak of
poetry in
its encounter with peculiar circumstances of time and place. Today,
from a
perspective, we are able to distinguish outlines of the events which by
their
death-bearing range surpassed all natural disasters known to us, but
poetry,
mine and my contemporaries', whether of inherited or avant-garde style,
was not
prepared to cope with those catastrophes. Like blind men we groped our
way and
were exposed to all the temptations the mind deluded itself with in our
time.
Czeslaw
Milosz: Nobel lecture [Diễn từ Nobel văn chương]
Cái gọi là
"Distance is the soul of beauty", “Khoảng cách là linh hồn của cái
đẹp”,
chính là cái khoảng cách giữa 1 bản nhạc sến bạn nghe trước 1975, và
cũng nó,
khi bạn nghe ở trong tù VC!
Khi TTT đọc
truyện đầu tay của Gấu, Những con dã
tràng, gửi thẳng xuống tòa soạn
Sáng Tạo,
ông về nói với bà cụ, thằng Trụ nó sẽ đi xa hơn DNM. Ông không hề nói
Gấu viết
hay hơn DNM.
Điều gì làm ông phán như thế?
Hẳn là ông tin vào cái sự
biết tí ti
ngoại ngữ, cái sự học xong Trung Học…
Nói rõ hơn,
với ông, không có thứ nhà văn tự phát hoài hoài, cái mầm văn học ở
trong bạn phải
được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm sống, bằng sức đọc, sức xâm nhập vào
thời của
bạn.
Truyện ngắn
không được đăng, vì Sáng Tạo
chết liền sau đó. Sau Gấu thấy tên của
Gấu, khi đó
ký Sơ Dạ Hương, ở trong mục hộp thư của tờ Văn Nghệ của Lý Hoàng Phong,
và
"băng" của ông.
Không đăng. Tất nhiên.
Tuy nhiên, Gấu chẳng hề để
ý đến nữa. vì
còn lo học. Chỉ mãi đến khi ăn mìn VC, nằm nhà thương Grall, đọc 1 bài
thơ của
CTC đăng trên báo Nghệ Thuật,
thì Gấu mới có lại cái hứng viết. Và đó
là cái
truyện ngắn Những ngày ở Sài Gòn.
Khi viết Những
con dã tràng, truyện ngắn hay nhất của Gấu, đúng theo nghĩa
truyện
ngắn, tuy được
TTT khen, nhưng bản thân, Gấu biết, đây không phải là dòng văn chương
của mình!
Cái thứ nhân vật hục hặc với đời sống, không phải týp của Gấu. Chỉ đến
khi nhận
ra điều này, thì Gấu mới hiểu “sẽ đi xa hơn DNM”, có nghĩa là gì.
Chỉ đến khi
viết được Những ngày ở Sài Gòn,
thì Gấu mới tin được, mình sẽ trở thành
nhà
văn!
Khi đó, Gấu
đã kiếm ra Thầy của mình.
Khi gặp BHD,
Gấu nhận ra liền, tuổi thơ của thằng cu Bắc Kỳ, nhà quê, thấp thoáng ở
trong
dáng đi, nụ cuời ánh lên mầu da đen nhẻm cùng với chiếc răng khểnh của
Em, là vậy.
Ngoài ra,
còn là nỗi ước mong, BHD cầm giữ suốt cuộc đời còn lại của Gấu!
Hà, hà!
Nhưng,
bằng
cách nào mà BHD lại ‘thấu thị’ ra tất cả, và, bèn bỏ Gấu, và vừa đi vừa
ngoái lại,
lắc đầu:
Mi đâu có
thương yêu gì ta! Mi thương một đứa con nít 11 tuổi, là ta đời thuở
nào, và Hà
Nội của mi ở trong con bé con đó!
Khủng khiếp
nhất, là, kể từ khi Gấu lấy một em "miệt vườn" làm vợ, cái xứ Bắc Kít
trả thù mới tàn bạo làm sao: Ta nguyền rủa đời mi, hễ cứ gặp bất kỳ một
em Bắc
Kít, là khốn khổ khốn nạn, là bấn xúc xích, là đều nhìn thấy một BHD
của mi ở
trong em đó!
Cuộc tình
chót đời, vào lúc sắp xuống lỗ, đơn phương, của Gấu, là... tưởng tượng
ra 1 em
Bắc Kít, lấy chồng ngoại, và khi được hỏi, tại sao không lấy Mít, và,
tại sao không
lấy 1 tên Bắc Kít, Em trả lời, tụi khốn đó đâu có biết trọng đàn bà,
nhất là
đàn bà đã có 1 đời chồng mất đi vì cuộc chiến!
Thế là Gấu
bèn tưởng tượng tiếp, ta sẽ là tên Mít đó, tên Bắc Kít đó, và ta nói,
ta yêu
Em, và chắc chắn em sẽ tin.
Nói tiếng Vịt,
tất nhiên:
Anh
"thươn" EM!
[Em gốc “rau
muốn”, thành “giá sống”, từ 1954]
Ui chao, Em
tin thiệt!
Gấu nhận được
cái mail sau cùng của Em, chắc là trong mơ, mới tuyệt vời làm sao:
Tui bận lắm,
đâu có thì giờ rảnh mà trả lời mail của anh.
Nào chồng,
nào con, nào công việc chùa chiền, nào.. ‘viết’ nữa.
Nhưng cũng
ráng viết vài dòng…
Ui chao GNV
lại nhớ đến nhân vật của Camus, lo hết cuộc đời trần tục này, rồi nếu
có tí dư,
thì dành cho… trăng sao, và cho Gấu!
Tks. Take
Care. Plse Take Care.
NQT
Source
Trong bài viết “Ðọc cọp
Bếp Lửa trên vỉa hè Sài Gòn”, Gấu có nhắc
tới Yanni, và những lời ông phát biểu
về ông bố của mình.
Vào năm Yanni được 9 tuổi, mê âm thanh quá, mê nhạc quá, quá thèm cây
đàn
piano, ông bố hiểu thấu lòng dạ con, đã cầm căn nhà đang ở, lấy tiền
mua cây
đàn.
Yanni nói, nếu mua chậm,
là hỏng, vì những cái mầm âm thanh ở trong tôi sẽ
chết đi, và sẽ chẳng có dịp chào đời.
Ðó
cũng là kinh nghiệm đọc Bếp Lủa của Gấu: Ðọc chậm là... hỏng!
Nhưng kỷ niệm “Gấu biết
tới Yanni”, mới đẹp làm sao, và mới đúng cái ý của
Murakami: Bạn phải đi hết cuộc chiến đó, thì bạn mới nhìn ra cái tia
sáng nhỏ
nhoi của hy vọng trong đêm đen sâu thẳm được.
|