|
Giới giang hồ,
đầu nậu Sài Thành hẳn là nhiều người còn nhớ cú đụng độ giữa Quỉ Kiến
Sầu với PMH, thi sĩ, kiêm đầu nậu, kiêm nhân viên nhà xb VH phía Nam.
Cú này liên quan
tới cả nhà văn DTB, nhà văn HLG, ông chủ nhà xb VH, bộ phận phía Nam.
Thời gian
đó, GCC có cái sạp bán báo ngay trước chung cư 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm,
đồng thời
còn lo tái bản cuốn Mặt Trời Vẫn Mọc, The Sun Also Rises, của Hemingway,
cho nhà xb Văn Học, theo bản dịch trước
75, nghĩa là hàng ngày tới trình diện me-xừ NT, để cùng coi lại bản
dịch cũ, chỗ
nào dịch sai, thì sửa, và, bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ chính thống
của Miền
Bắc, bản dịch của Gấu dùng tiếng Nam nhiều quá.
Ngoài ra còn dịch sách cho nhà
xb Trẻ [cho đầu nậu D, đúng hơn], cuốn Khách Lạ ở Thiên Đường, The Native
Doctor [Gấu đọc bản tiếng Pháp từ khuya, Khách Lạ ở Thiên Đàng, L’Étranger au
Paradis] của nhà văn bác sĩ Ái Nhĩ Lan, A.
J. Cronin.
Thế rồi 1
bữa, PMH không biết kiếm đâu ra cuốn They
Shoot
Horses, Don’t
They?
của Horace McCoy, [bản tiếng Tây, Gấu cũng
đọc từ khuya, On
achève bien les cheveaux, Người ta thịt cả ngựa], và bèn đưa cho
Gấu dịch, phát trước 1 mớ. Gấu dịch
xong, với cái tít Khiêu Vũ Với Thần
Chết, đưa cho anh ta, anh ta vờ, nói không
hay, không in.
Thì Gấu cũng đành
vờ luôn. Đành phí công dịch!
Thế rồi, một
bữa, nhìn lên cái sạp báo của mình, Gấu thấy cuốn Khiêu Vũ Với Thần Chết nằm chình
ình một cục!
Hóa ra nó đã
được xb, và Gấu Cái mới lấy về.
Bèn nói cho Bả hay. Bả tức tốc xuống VH, kiếm PMH.
Khi còn trẻ, khi mới lấy
nhau, Gấu Cái rất ư là bực, nực, và đau lòng nữa,
tất nhiên, về những mối tình thánh nữ của Gấu, nhất là, cung cách mà
Gấu đối xử
với chính của cô bạn của GC, tức cô phù dâu.
Mi coi đứa nào cũng hơn ta, mi không
dám… đụng vô chúng, tại
sao vậy?
Chỉ đến khi về già, nhìn lại, thì mới
hài lòng, đúng rồi, thằng
khốn nó chọn ta, để cùng vui nhục, sướng khổ trong cõi trần tục này,
mấy chuyện
kia chỉ là đồ dởm. Cái cuốn tiểu thuyết thực sự chưa được viết ra,
những thứ ba
lăng nhăng kia chỉ là bản nháp!
Mấy cuốn tiếng
Tẩy nêu trên, quả là GCC đã đọc, từ thuở Xưa Rồi Diễm Ơi, vì đều sách
đen, série
noire, và vào cái thời mới lớn đó, mỗi ngày GCC ngốn tệ lắm là 1 cuốn.
Mê đọc,
tất nhiên, và cũng còn là 1 cách học tiếng Tây. Khi ăn mìn VC nằm
Grall, BHD đi
thăm, trên đường đi, ghé 1 tiệm sách đường Lê Lợi, kiếm 1 cuốn của
Chase.
Còn
nhớ cái tên, Một buổi sáng mùa hè đẹp, Un beau matin d’été.
Cái vụ mê đọc
sách đen này, sau mang họa, họa lớn, vì nó. Tính viết về Quỉ Kiến Sầu,
cho nên đành
kể ra hết, nhưng từ từ, từ từ, đâu có đó, hà hà!
Hai cuốn
trên, thần sầu, tuyệt cú mèo, đều đã được Hoàng Hải Thủy phóng tác.
Cuốn [Không
Orchid cho em Blandish], No Orchids for Miss Blandish, cuốn đầu tay của
Chase, mô
phỏng cuốn hách nhất của Faulkner: Sanctuary,
Giáo Đường:
Chase's
first novel, set in and around Kansas City, was exceedingly popular
when it
first came out. Based on Ma Barker's gang, and inspired by Faulkner's
Sanctuary: Miss Blandish - innocent, exquisite, vulnerable heiress - is
kidnapped by a gang of ruthless hoods who've never tried big-time
crime. Foiled
by their own vicious ineptitude and the greed of a superior mob, the
kidnappers
lose their million dollar prize. Blandish, terrified and broken, is now
the
captive of Ma "Grisson" and her sadistic, sexually deviant son Slim.
Le Polar
Gấu vẫn
tự hào, rất rành về thầy, nhưng đọc bài viết về Faulkner, trong số báo
Le Magazine Littéraire, đặc biệt về Le Polar [Polar là từ tiểu thuyết
trinh thám, roman policier, viết tắt], thì mới hiểu ra là, đây mới là
người hiểu Faulkner, do hiểu thời của Faulkner, nhờ vậy quy tụ được một
số tác giả, tưởng chừng chẳng liên hệ gì tới ông. Thí dụ như Horace
McCoy, tác giả cuốn On achève bien les chevaux, chính là cuốn
mà Gấu đã dịch cho me-xừ Phạm Mạnh Hiên, những ngày sau 1975, với cái
tít Khiêu Vũ Với Tử Thần.
Bản dịch của Gấu đã gây ra một trận phong ba nơi tòa soạn phía Nam của
nhà xb Văn Học, thời Hoàng Lại Giang, khi đó PMH là một đệ tử dưới
trướng của ông này.
Giai thoại này tuyệt lắm. Thư thả kể hầu quí vị.
*
Cuốn Người ta làm thịt cả ngựa,
của Horace McCoy, là một cuốn sách đen, série noire, Gấu đọc từ trước
1975, thời gian vừa đọc vừa học tiếng Tây, cùng với những tác giả như
Simenon, J.H. Chase.. thời kỳ ra trường Bưu Điện
chừng hai năm, đã đổi qua bên VTD Quốc Tế, cầy thêm job cho UPI, đọc
cùng lúc với ông Hưng, chuyên viên gửi hình VTD, radiophoto, của AP,
ông Hưng thì mê những tác giả khác không giống Gấu, thí dụ Carter Brown.
Sau 1975, tay PMH nhờ Gấu dịch theo nguyên tác tiếng Anh, They Shoot
Horses, Don’t They?
Tay này
làm cho nhà xuất bản Văn Học, bộ phận phía Nam,
và còn là một lái sách. Gấu biết anh ta, khi đến VH để lo biên tập cuốn
Mặt Trời Vẫn Mọc,
theo bản dịch trước 1975 của Gấu, dưới sự giám sát của tay Nhật Tuấn,
nhà văn Miền Bắc, anh ruột, hay em ruột của Nhật Tiến. Cái vụ xb lại
cuốn này, là cũng nhờ Nguyễn Mai, khi đó làm thợ sửa mo rát cho VH.
Để có được bản dịch cuốn MTVM, Gấu phải cầu cứu Jospeph Huỳnh Văn, có
bà con làm ở Thư Viện Quốc Gia, nhờ mượn về, đưa cho nhà xb VH làm mẫu.
Joseph HV tới lúc đó mới đọc văn dịch của Gấu, gật gù, mi bảnh thật,
hơn cả thằng em tao, nó Tú Tài Tây, mà thua mi!
Đưa trước một mớ. Dịch xong, anh ta đếch thèm in.
Thế rồi một bữa, Gấu thấy cuốn sách của mình nằm ngay trước mắt mình,
vì lúc đó, Gấu đang làm thằng bán báo, tại sạp nhà, ngay trước chúng cư
29 Nguyễn Bỉnh Khiêm Sài Gòn
*
On achève bien les chevaux
Titre original They Shoot Horses, Don't They?
inspiré du roman de Horace McCoy
On achève bien les chevaux (They Shoot Horses, Don’t They? dans la
version originale) est un film américain réalisé par Sydney Pollack,
sorti sur les écrans en 1969. inspiré d'un roman de Horace McCoy.
L’action se situe au début des années 1930, en Californie. Au cœur de
la grande dépression, on se presse pour participer à l’un des nombreux
marathons de danse organisés à travers le pays pour gagner les primes
importantes qui y sont mises en jeu. Robert et Gloria font partie de
ces candidats...Au-delà de l'anecdote, c’est à une lecture de notre
propre société qu’invite ce film, par opposition entre l'enfer que
vivent les participants de ce marathon - privés de sommeil et de temps
de réfléchir, et soumis à des épreuves cruelles (où mourra l'un d'entre
eux) - et la beauté du paysage et du soleil levant entrevus de façon
fugitive à l'extérieur. Sydney Pollack indiqua avoir attaché une grande
importance au personnage de l'animateur, « symbole de tout ce que
l'Amérique avait de pire et de meilleur ». Mais on peut aussi y voir
une réflexion sur l'absurdité de la condition humaine
Wikipedia
*
Cái cuốn truyện, sau chuyển thể điện ảnh, Gấu đọc, trước 1975, và dịch,
sau 1975, như tiên đoán cơn suy thoái của Mẽo, và của thế giới, thế mới
quái dị, nếu bạn đọc những lời giới thiệu trên.
Tay PMH, không hiểu nghe ai nói về cuốn sách, đưa Gấu bản tiếng Anh,
Gấu đánh vật với nó, đến khi đưa, anh ta chê, vứt một xó, Đoàn Thạch
Biền nhặt lên, bèn ơ rơ ka một phát, hay như thế này mà sao mày chê,
đúng là... thi sĩ!
Ui chao, chẳng lẽ cái nhìn tiên tri của anh "tiên tri" đến tận những
ngày này?
Cái tít Khiêu Vũ với Thần Chết quả là đắc địa!
Những đứa
con của trí tưởng
Gấu bất giác
nhớ đến lần Gấu Cái [Gấu Cái nhe] gặp DN lần đầu tiên, trong đám cưới,
của
con của 1 cô bạn cùng học với Gấu Cái từ những ngày tiểu học, trường
Ðốc Binh
Kiều, Cai Lậy.
Ðám cưới ở
tiểu bang Atlanta. Có Tara
của Cuốn
Theo Chiều Gió. Cả đám bạn gái của Gấu Cái thì đều rành cuộc tình
của GCC với
cô phù dâu, vì họ đều cùng học Ðốc Binh Kiều. Ai cũng trách cô bạn lẫn
ông chồng
khốn nạn hết.
Chồng cô bạn
của Gấu Cái, cựu sĩ quan VNCH, khi qua Mẽo
làm đại diện cho tờ SGN tại Atlanta, và khi làm đám cưới cho con, bà
chủ báo từ
Tiểu Sài Gòn cũng bớt chút thời giờ tới tham dự. Chỉ đến khi giới
thiệu, thì
hai bà văn sĩ mới biết nhau. Ðúng là cuộc gặp gỡ của “đỉnh của đỉnh”.
Một, trưởng
môn nhân Nga Mi, Diệt Tuyệt Sư Thái, nick này được Trùm Sáng Tạo, là
nhà văn
Mai Thảo ban cho, sau còn được GCC thêm ba chữ ‘Ðại Ma
Ðầu”. Một,
được bạn bè của GCC ban cho cái nick khủng chẳng kém, “Quỉ Kiến Sầu”.
Diệt Tuyệt Sư
Thái trong lúc tâm sự, than, như vậy là chị còn may hơn em, lấy được
ông chồng đàn
ông, em suốt đời toàn gặp thứ chẳng có chút dũng khí, đởm lược, đành
phải xuất
hiện trong chốn giang hồ, lo cho mình, cho con. Tập truyện ngắn của
chị, để em
lo in ấn cho.
Trong 1 lần
họp mặt ở nhà NDT, GCC hỏi, có giai thoại nào có thể coi như là “thương
hiệu”
của DN không, bà bèn kể, một bữa đi ăn cùng với đám nhóc, gặp một bạn
văn trong
chốn giang hồ, bà này hỏi, tuần này, chị đánh ai vậy; sau đó, đám nhóc
hỏi mẹ,
không lẽ tuần nào cũng phải lôi một người nào đó ra để “đánh” ư?
Nhờ hai bà
quen biết nhau mà GCC hân hạnh được viết cho SGN, mục Tạp Ghi, giống
như mục đã
từng giữ trên tờ Văn Học của NMG. Thoạt đầu, có vẻ như Diệt Tuyệt Sư
Thái mừng
lắm, vì có lần bà mail cho biết, ông tiên chỉ có lời ban xuống, SGN hồi
này được
lắm, có tí văn hóa, văn học, trí thức, trí thiếc… Nhưng được vài tháng,
DN đành
cúp, sau khi than thở, mỗi lần đăng là mỗi lần đích thân chủ bút phải
edit, cắt
bỏ cái ngọn, chỉ giữ cái gốc, vậy mà vẫn bị chê là cao quá, cao quá.
Quả vậy. Còn "kao" hơn cả
những bài tạp ghi thời kỳ viết cho tờ Văn Học, vì, chúng
là những bài trên Tin Văn, không có đầu có đuôi, chẳng bài nào hoàn
tất. Gấu đã
biết trước, và chờ, và tự hỏi, khi nào thì Diệt Tuyệt Sư Thái chán quá,
than, U Tha Cho Me!
Khi viết cho
tờ Văn Học, Gấu vừa cần tiền, vừa cần độc giả. Ðến khi làm trang TV,
đếch cần cả
hai! Ai thích thì vô đọc, không thích, đi chỗ khác chơi, đúng như ông
anh nhà
thơ phán, độc giả không thích tập thơ Tôi
Không Còn Cô Ðộc, thì cứ việc quẳng nó
ra bên ngoài cửa sổ!
Hà,
hà!
Một lần tình
cờ làm sao, ngoài DN và vệ sĩ NVL, còn có Thảo Trường ở nhà NDT. Ông,
nhân nghe tin GCC qua Cali, bèn ghé thăm.
DN bèn lôi TT ra trách vốn, vì ông anh này mà tôi vướng
phải chàng Du Tử Cà [Không Lê, không Táo thì Cà, Cà Chớn vậy!].
Bà kể là, ông
via của bà rất nể ông sĩ quan VNCH còn làm thêm nghề viết văn, là
Trưởng Thào.
Thành thử mỗi lần chàng muốn đưa em đi rước đèn là phải kéo theo TT
cùng đi đến nhà em, thế
là ông via đành gật đầu.
Nhân đó, bà
thay mặt Gấu Cái kể, về cái lần gặp nhau ở đám cưới, có hỏi GC, tại làm
sao mà
chịu nổi GCC, giang hồ khủng đến nỗi tứ đổ tường thứ gì cũng vướng, có
cô bạn
thân làm phù dâu, cũng không tha, là làm sao. GC mới giải ra, bởi là vì
thằng cha Gấu
đã có 1 lần làm được 1 việc cho Gấu Cái, một việc mà 1 người đàn bà rất
cần
trong đời. Thành thử sau đó, thằng chả có làm cái gì thì cũng có thể
tha thứ được
hết!
*
Chỉ đến khi
ngộ ra cõi thơ, thì Gấu mới hiểu ra là, 1 Nobel văn chương về tay 1 nhà
thơ là
1 cơ hội tuyệt vời nhất trong đời một người… mê
thơ.
Người ta thường
nói, thời của anh mà không đọc Dos, đọc Kafka… thí dụ, là vứt đi, nhưng
không
được nhìn thấy 1 nhà thơ được vinh danh Nobel thì quả là 1 đại bất hạnh!
80 tuổi, bị
liệt từ năm 1990, mất tiếng nói, liệt 1 cánh tay phải, vậy mà vưỡn tiếp
tục chiến
đấu, làm thơ, chơi đàn, quả là bảnh quá.
Gấu thấy người
nghĩ đến mình, bèn hạ quyết tâm, sẽ viết 1 cuốn tiểu thuyết để lại cho
đời, và
sẽ mở ra bằng cái hình ảnh lần đầu tiên được nhìn thấy là cái cảnh
tượng 1
ông quận
trưởng "Việt Gian" đá tới tấp 1 anh du kích, tại một cái đồn Tây + Bảo
Chính Ðoàn ở trên 1 khúc đê sông Hồng, khi Gấu cắp sách đi học.
Trường học ở
ngay trong Ðồn.
Thầy giáo,
là cái ông quận trưởng đá túi bụi vào anh du kích.
Ông đá 1
tua, xong, vô lớp dậy học.
Mở như thế,
được quá đi chứ?
Hà, hà!
-------------------
Cảnh tượng
quê ta, the Greeneland, [cõi văn của Graham Greene] thì hư ruỗng, úng
thúi, bốc mùi. Những
chi tiết trần trụi, ngay cả khi lẩn
lút, vưỡn bầy ra điều này. Cuốn “The Power and the Glory” bắt đầu:
“Ngài Trench
bước ra ngoài đường, trong nắng chói lòa, và bụi trắng xóa của xứ
Mexico. Mấy
con kên kên, từ trên mái nhà, dửng dưng vô hồn nhìn xuống: thằng cha
này chưa
chết, thịt chưa rữa, chưa bốc mùi”. Tuy Greene vẫn được kể như là một
nhà văn với
con mắt của một nhà điện ảnh, những dòng trên cho thấy, quyền năng của
chúng,
không phải chỉ do sự quan sát sắc bén, mà còn do cay đắng đến dã man,
tàn bạo,
của dòng chót. Ở những nhà văn kém tài hơn, sẽ trở thành cải luơng,
thành hề,
thành vãi linh hồn, nhưng Greene, vốn là một chuyên viên bậc thầy, cắt
đánh rụp
ba cái thứ khóc lóc ỉ ôi, ngay cả khi ông ló mòi dễ dãi với chúng. Đây
là cái
chất dửng dưng vô hồn, của những loài chuyên ăn thịt người chết, được
đẩy lên đến
tận đỉnh, theo nghĩa, rắn độc không còn biết cắn ai, bèn nhè chính cái
lưỡi
mình mà cắn.
Kể từ khi
Greene mất vào năm 1991, và lần kỷ niệm lần thứ 100, năm sinh của ông,
vào năm
2004, tiểu sử của ông được quá chú ý, như muốn hất bỏ phần sáng tác qua
một
bên. Tiểu sử, hồi ký, thêm bộ tiểu sử khổng lồ, “được phép của tác
giả”, gồm ba
cuốn, của Norman Sherry. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi làm bực người
đọc, đó
là bản chất Ky Tô giáo của Greene, nó ra làm sao.
Ngay cả câu
khẳng định nổi tiếng của ông, đại ý, tôi phải kiếm ra một tôn giáo, để
đo lường
con quỉ ở trong tôi, câu này cũng gây bực mình, có khi còn là do sự cố
ý của
chính người nói ra: Greene vốn là một thầy, trong trò đùa hóm hỉnh như
vậy. Một
kẻ tự huyền hoặc, cứ lấp la lấp lửng về chính mình.
Những khuyng
hướng, sắc thái như thế, được sử dụng vào trong tiểu thuyết, làm nổi
bật cái
“mép bờ nguy hiểm”, the “dangerous edge” của chúng.
Về cuối đời,
Greene tự định nghĩa mình, kêu như chuông, một tay vô thần Ky Tô giáo,
a
“Catholic
atheist”. Tuy nhiên, có một sự miễn cưỡng, về phần ông. Bởi vì, với
Greene cũng
như với nhiều người Ky Tô, niềm tin là một cái gì liên quan tới ước
muốn, ý
chí. Và ý chí, thì cũng có khi mờ nhạt đi, yếu đi, để rồi lại mạnh lên,
sau đó.
Nhiều người chỉ trích Greene, Ky Tô giáo của ông quá hạn hẹp, chỉ chú
trọng tới
địa ngục và sự trầm luân. Nhưng những bài tiểu luận tình cờ, tản mạn
của Greene
trong Articles of Faith, cho
thấy, khác. Niềm bí ẩn về Nhập Thế mới làm
Greene
đau đầu, hơn là Lửa Địa Ngục.
Khi đọc cuốn Nửa Đêm của
Julian
Green, ông [Greene] viết, tay đồng nghiệp người Tây
của ông
“có thể tả một cái dù khô dần đi dưới ánh lửa bập bùng, làm sao cho trở
thành
hình ảnh của trọn một kiếp nhân sinh”. Điều này, Greene cũng đã làm.
Miền
Greeneland có những cú thần sầu như vậy. Thần sầu như ánh lửa chập chờn
hong ấm
một cây dù ướt sũng nước mưa.
Theo nghĩa
đó, ngay cả mấy chú kên kên đang ngồi trên đầu me-xừ Trench kia cũng
tượng
trưng cho những sự kiện khủng khiếp, the appalling facts, về Nhập Thế.
*
Khi được hỏi, tại sao mi
không viết hồi ký, tự
thuật, chẳng lẽ chính cuộc đời của riêng mi, trong có ta, và cả một lũ
Gấu con
Gấu cháu, với những cay đắng ngọt bùi, lên voi xuống chó, sống sót cả
hai chế độ,
trốn thoát một cuộc chiến, trốn thoát cả một lô bạn bè quí hóa như thế
đó, nếu
được viết ra, không xứng đáng giật Nobel văn chương hay sao, Gấu gật gù
trả lời:
-"Lẽ tất
nhiên", nhưng thử hỏi, ai là độc giả xứng đáng, để đọc nó?
Đúng hơn,
khiêm nhường hơn, cái gọi là the “domestic background” đó, liệu bõ công
viết
ra, và viết ra, liệu “nhàm mắt” độc giả?
*
The domestic
background là tên một bài viết của Greene, điểm cuốn hồi ký của bà vợ,
Jessie
Conrad, viết về chồng, [Joseph Conrad
and his Circle].
Đọc, Gấu bỗng
nhớ đến lần phỏng vấn của tờ Sóng Văn,
không phải những ông chồng nhà
văn, mà
bà xã của họ. (1)
Lần đó, trả
lời câu hỏi, kỷ niệm đẹp nhất, đáng nhớ nhất, và biết đâu, buồn nhất,
trong đời
làm vợ Gấu nhà văn, Gấu Cái cho biết, đó là lần rời Cai Lậy, Mỹ Tho, về
nhà mới
ở Sài Gòn.
Đúng vào năm
có trận lụt lớn nhất, 1966. Quốc lộ số 1 bị lũ lụt, có quãng, phải đi
xuồng.
Và Gấu Cái
ngậm ngùi, trên xuồng có đủ cay đắng ngọt bùi cho cả hai.
Dư dả đến nỗi,
giá có thêm một đời nữa, vẫn chưa cạn!
*
Theo nghĩa
đó, kiếp sau ta cũng chưa tha cho mi đâu!
*
Hỏi, có rất
nhiều bóng dáng em này, em nọ trong, chỉ vài truyện ngắn của Gấu, bà
nghĩ sao về
họ?
-Ồi dào, chỉ
là những cái bóng, những bản sao, bản nháp thôi. Nguyên tác, bản chính,
bản xác
thực, bản được phép, the authorized version, là tui đây, chưa xuất hiện.
Ông ta tập
viết. Chưa thực sự viết.
*
Cái bếp nhà
văn, cái sân sau nhà, quả có thú vị, không thể không. Nhờ nó, chúng ta
biết, bằng
cách nào, sự mẫn cảm, tinh tế đặc biệt của cái gọi là thiên tài, có thể
chịu nổi,
có thể giao lưu hòa giải được với cuộc sống gia đình. Chắc chắn phải có
tí hòa
giải, chịu đựng ở đây.
Có tay, như
Gấu chẳng hạn, cứ phải đợi cả nhà yên ngủ, mới len lén dậy, như một tên
trộm,
mò tới cái bàn ở góc nhà.
*
Greene kể, rất
ít nhà văn ích kỷ tàn nhẫn đến độ như Conrad, khi đứa con đầu lòng sắp
sửa ra đời,
được sai đi kêu bác sĩ, đã biểu ông này, hãy làm thêm một cú điểm tâm
thứ nhì,
vẫn còn kịp!
Nhưng Greene
cho biết, cái bếp của nhà văn chính là nguyên liệu ròng, thô, của hắn
ta, chẳng
khác chi cái thế giới bên ngoài.
*
Bà vợ
Conrad, khi phải nhìn lại cuộc hôn nhân dài, chẳng nhớ gì, bởi vì có gì
đâu để
mà nhớ. Chẳng có gì ngọt bùi, chẳng có gì đáng kể.
[Out of a
long marriage she has remembered nothing tender, nothing considerable].
*
Gấu Cái có
thể, và có quyền phát biểu như thế. Đúng ra, ta không nên lấy
mi.
Như bao lần tủi thân. Cả một hôn nhân dài như thế, mi chưa bao giờ mua
quà cho
ta một lần, cho bất cứ một kỷ niệm nào.
Ngày sinh của ta, mi không nhớ, ta chửi mãi, mi vắt hết
trí thông minh, tài toán, và tìm ra một cách nhớ thật giản dị: Cứ lấy
của mi,
[16.8] chia đôi, thành của ta [8.4].
*
Ôi chao, nếu như thế, chẳng lẽ ta ‘thực sự’ là một nửa
linh hồn của mi chăng, hỡi Gấu?
*
Cũng như bà Conrad, Gấu Cái chẳng có một chút thiện cảm
nào, đối với đám bạn bè của chồng. Nhưng khác hẳn bà Conrad, bà chưa
bao giờ
nói những lời tàn tệ, hoặc ghê gớm hơn nữa, viết ra những lời đó, như
bà Conrad
viết về ông chồng.
Theo bài viết của Greene,
chẳng có ai tệ bạc như bà
này, cứ nhè ông chồng mà chửi: Ích kỷ như quỉ sứ, monstrously selfish,
cho con
cái, chỉ một đồng bạc thôi, cũng tiếc hùi hụi, trốn tránh trách nhiệm,
không
trung thành với vợ, ngay cả trong tuổi già.
Chửi chồng như thế, nhưng
lại kết luận cuốn hồi ký bằng
một câu thật xanh rờn: [Tôi có] đặc quyền và sự hài lòng lớn lao, được
coi như
là thiên thần gìn giữ hồi ức của chồng tui. [“the privilege and the
immense satisfaction of being
regarded as the guardian of his memory”].
*
Sự thực, tất
cả những truyện ngắn của Gấu, đều mang tính tự thuật. Đúng như một ông
bạn văn
đã từng nhận xét, chỉ có mỗi một truyện ngắn được viết đi viết lại, mỗi
lần viết
lại khác đi một chút, hoặc thêm, hoặc bớt, một vài chi tiết, sự kiện.
Hoặc cũng
sự kiện đó, nhưng được nhìn khác đi, do tuổi đời, hiểu biết, kinh
nghiệm.
Tất cả chỉ
là tự truyện, chỉ không có Gấu Cái ở trong đó. Hoặc có nhưng rất mờ
nhạt, rất…
tủi thân
*
Có một ông
nhận xét, cứ lải nhải, chỉ mỗi câu chuyện, đứa em trai tử trận, biến cố
Mậu
Thân, cú xơi mìn VC ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh nơi bờ sông Sài Gòn.
Một ông bạn
thân, rất rành về "domestic background" của Gấu, sau khi đọc Lần Cuối
Sài Gòn, khuyên, tự truyện đủ rồi, bắt đầu sáng tác, bắt đầu tưởng
tượng ra những
cuộc đời, những người khác đi là vừa.
Sự thật về cái chết của Nhất Linh (Kỳ 1)
NTT
Note:
Loạt bài này quá dở, theo GCC. Những nhận xét nhảm nhí, về Nhất Linh,
thì để ý
làm gì, mà giả như cần phải đá cho chúng 1 cú, vào đít, vào đâu cũng
được, thì
đi một đường thật ngắn, là dí cái di chúc của NL vào mặt chúng.
Đâu
có thể mang những kỷ niệm thân thương của bố mình, còn là nhà văn số 1
của xứ
mình, ra, để cạnh những dòng dơ dáy của chúng.
NL mà bịnh tâm thần đến phải tự tử, hay sợ thuộc hạ hỏi tội, phải trốn,
bằng
cái chết?
Gấu
Cái trước đây, đôi khi lèm bèm, mi mà viết về đời của hai đứa chúng ta,
và lũ
Gấu con, Gấu cháu, thì dư sức “đại tác phẩm”, và Gấu lắc đầu, không
đáng, là
cũng theo nghĩa này.
Những kỷ niệm đau thương, tủi nhục, hay tận cùng của vui sướng, hân
hoan của
riêng hai đứa, hai cá nhân đực cái, may mắn được Thượng Đế cho có mặt
trên cõi
đời này, là "của riêng", nhân loại chưa xứng đáng đọc!
Hà,
hà!
Một
trong những vị độc giả TV, rất ư là bực vì cái loạt bài Dọn, vì theo vị
này,
những sự kiện như thế, cứ để tự chúng nói về chúng, và, một khi viết về
chúng,
1 cách nào đó, là coi thường độc giả của trang TV.
Lần qua Cali, cũng có 1 đấng bạn đặt vấn đề như thế, tại làm sao mà mất
thì giờ
với.... Thầy Kuốc?
Ui chao, đừng có trọng Gấu quá đến mức như thế chứ!
Hà,
hà!
Của
riêng, nhưng lâu lâu có hứng thì cũng xì ra 1 tí, 1 chút, để nhân
loại
cùng... ngậm ngùi!
Thí dụ, nếu như, với Gấu Cái, cái kỷ niệm nhớ đời, là lần ngồi con
thuyền Noé,
trong trận Đại Hồng Thủy - trên thuyền có đủ đau thương, không phải cho
cả hai,
mà cả ba đứa, trong có cô phù dâu, lần lấy chồng, từ giã Hưng Long
Mỹ Tho
về Sài Gòn - thì với Gấu, là cái lần Gấu Cái xách giỏ đi thăm nuôi ở
Trại Tù Đỗ
Hòa, Gấu do vượt trại bị tống vô Tổ Trừng Giới, ăn cơm hẩm, nhai thịt
cọp [muối
trắng] nhiều quá, thành phù thũng: Vừa thoáng thấy Gấu, thấy mập mạp,
bả mừng
quá, nở nụ cuời, nhưng liền hiểu ra, cái miệng méo hẳn đi, bả bật khóc
thật tự
nhiên, chẳng thèm để ý đến mấy tên quản giáo….
"Cái
tay" NVL, lần đầu GCC gặp, là ở nhà họa sĩ NDT, Cali, đi cùng với DN
đến dự
bữa ăn Thứ Bảy thường lệ của nhóm, chào mừng GCC ghé Cali, trong nhóm
còn có cả
1 nhóm nhỏ từ Los xuống, trong có thi sĩ Trần Vấn Lệ, nhạc sĩ Liên Kỳ... Khi đó "Chú Lục", như đám đệ tử,
nhân viên của SGN thưa gửi, đang đóng
vai vệ sĩ của DN, và nhìn cái cảnh hai người đi bên nhau, GCC gật gù
ghé DN nói
nhỏ, chắc là gặp được đúng người rồi, thì em cũng gật gù, em cũng có
cái “feeling”
như vậy.
Sự thực thì
Gấu đã đoán ra được: Chú Lục này tưởng mình đã gặp thời, vào lúc già
sắp đi, được
Trời trao cho một "Em" và cả 1 cơ sở "văn hóa" khổng lồ, tha hồ mà
viết, mà
xài!
Chỉ ít lâu
sau, về lại Canada, thì Gấu cũng nghe tin vệ sĩ Lục ôm đầu máu trở về
Xứ Lạnh rồi!
“Diệt Tuyệt
Sư Thái”, “Đại Ma Đầu”... đâu phải thứ thường!
Ông biếm văn
số 1 hải ngoại mà còn vác quần không kịp mặc, bỏ chạy ra khỏi nhà nữa
là!
Không phải tự
nhiên là MT ban cho DN cái nick Diệt Tuyệt Sư Thái, và GCC gắn thêm 1
cái lon nữa,
là Đại Ma Đầu.
Cũng không phải tự nhiên mà Gấu Cái được bạn bè thân quen ban cho
cái nick Quỉ Kiến Sầu.
Có 1 cái gì đó, nhờ nó, hai cái đỉnh này sống sót cái thời
ma quỉ sau 30 Tháng Tư 1975, và cái gì đó liên quan tới cái độc, cái
ác, cái tàn
nhẫn.
Đó là sự thực.
Về già, GCC
mới hiểu ra điều đó, như thể Ông Giời đã sắp đặt, mi phải lấy Gấu Cái
thì mới “sống
sót”, kể từ sau 30 Tháng Tư 1975!
|