Đọc
Sách: Nhìn lại chủ nghĩa toàn trị.
Đúng
ra phải nói, một cách nhìn mới, về một chủ nghĩa đã cũ, bởi vì cuốn
sách người viết giới thiệu sau đây, "Người nào nói chủ nghĩa toàn trị
đó?" (Did someboby say totalitariarism?, nhà xb Verso, London, in lần
đầu năm 2001) của Slavoj Zizek, gồm 5 tiểu luận, là một nghiên cứu chủ
nghĩa toàn trị,
như là một mạng nhện những anh em bà con của nó. Kết luận cuốn sách mà
tác
giả đưa ra thì thật đầy tính gây hấn: Nếu chi tiết là cái tối hậu [lấy
ý
từ câu, "Nếu không phải Thượng Đế, thì là Quỉ, nằm trong chi tiết",
người
viết bài này ghi chú], như vậy, Quỉ không hẳn nằm ở trong chi tiết của
cái
tạo thành chủ nghĩa toàn trị, cho bằng nằm trong cái tạo thành chính
cái
chỉ danh của sự đồng thuận tự do dân chủ. (The devil lies not so much
in
the detail of what constitutes totalitariarism as in what enables the
very
designation totalitarian: the liberal-democratic consensus itself).
Slavoj
Zizek là trí thức hàng đầu trong những phong trào xã hội mới ở Trung Âu
và Đông Âu. Ông là nhà nghiên cứu cấp cao, Senior Researcher, tại Học
viện
Nghiên Cứu Xã hội, Ljubljana, tại Slovenia, (thuộc Nam Tư cũ). Ông
chuyên
về phê bình phim ảnh chính trị văn học. Một số tác phẩm của ông gồm có:
The Sublime Object of Ideology, Everything you always wanted to know
about
Lacan (but were afraid to ask Hitchcock)... tất cả đều do Verso,
London,
xuất bản.
Trong
bài viết đã đăng trên Việt Báo online, nhân cuộc chiến Iraq bùng nổ,
"Tất cả những gì một nhà thơ có thể làm, ngày này, là cảnh báo", chúng
ta tự
hỏi, cảnh báo cái gì? Một trong những cảnh báo nghiêm trọng nhất, theo
người
viết bài này, là do Slavoj Zizek đề ra, trong cuốn sách kể trên, về chủ
nghĩa toàn trị, mà kết luận đầy tính gây hấn của cuốn sách đã đặt ra:
Liệu
con quỉ toàn trị lại xuất hiện, dưới danh nghĩa của cái gọi là "Sự Đồng
Thuận Tự Do Dân Chủ"?
Cuốn
"Ai nhắc tới mấy ông thần Đỏ đó?" [đúng ra là, "Ai nói tới chủ nghĩa
toàn trị đó?"], của Slavoj Zizek, tuy khó đọc, lẽ dĩ nhiên, nhưng thật
vui,
vì tính gây hấn, cũng như vì cách đặt vấn đề, và những "giai thoại" ở
trong đó. Thí dụ như cách tác giả trình bầy vấn đề diệt chủng giữa
những sắc dân tại Nam Tư cũ, cách Tây Phương xử sự với những nhà độc
tài như Milosevic
và Saddam Hussein, từ đó, có thể đưa đến kết luận, chiến tranh Iraq, dù
vi
phạm công pháp quốc tế gì gì đó, là vô phương tránh khỏi.
Mô
phỏng câu thơ nổi danh của thi sĩ Đức, Holderlin, "Tại sao thi sĩ trong
thời
khốn
khổ", phần kết luận của cuốn sách mở ra bằng câu hỏi, "Tại sao bần cố
nông
trong thời đẫm thơ?" [What are the destitute (proletarians) for in a
poetic
time?], tác giả "cẩn trọng" những độc giả của ông, rằng sau sự phá sản
của Chủ Nghĩa Xã Hội, bóng ma của sự "đe dọa mang tính toàn trị" đã
sống
sót, dưới ba dạng: a) những kẻ theo chủ nghĩa chính thống tông
giáo-chủng
tộc, thường được nhân cách hóa ở những nhà Độc Tài Ma Quỉ (Evil
Dictators),
như Slobodan Milosevic, Saddam Hussein, hay ‘những nhà độc tài khùng
điên’
của Thế Giới Thứ Ba, b) sự lớn mạnh của chủ nghĩa dân túy Tân Hữu Phái
(the New Right populism) ở ngay tại Tây Phương, và sau cùng, c) Ông Anh
Bự thuật số, (the digital Big Brother).
Biến
cuộc đời của chúng ta thành những con số (the digitalization) là đe dọa
tối hậu cho tự do con người. Chẳng bao lâu nữa, cuộc sống hàng ngày của
chúng ta sẽ được đăng ký, được kiểm tra – "được", là do có sự đồng ý
của
chúng ta ở trong đó – tới mức mà tất cả mọi hình thức nhà nước "cộng an
trị" giống như một món đồ chơi con nít, và chỉ đáng xách dép cho nó.
Thế
là đi đoong cõi riêng tư (end of privacy)!
Hãy
bắt đầu với hình thức thứ nhất. Theo tác giả cuốn sách chúng ta đang
bàn
tới, có một sự hiểu lầm cơ bản, theo như cách mà những nhà nước tự do
Tây
Phương - như là những con đẻ của thời kỳ Soi Sáng - đã hiểu và sau đó,
đã
đối xử với những chế độ theo chủ nghĩa chính thống hiện nay, với những
nguòi
cầm đầu như Milosevic và Hussein: những chế độ chẳng sợ cây gậy, mà
cũng
chẳng màng đến củ cà rốt! Mọi áp lực từ phía Tây Phương kể như chẳng
nhằm
nhò gì chế độ ta! Ném bom thì kệ ném bom, cắt đất cắt biển thì cũng
chẳng
đụng tới mái nhà mảnh vườn của ta, cách ly, cấm vận, hoặc cấm ta nói
chuyện
với hàng xóm, với cộng đồng thế giới thì ta về ta tắm ao ta, làm nhục
ta
bằng đủ mọi cách thì ta vẫn sống nhăn răng, nghĩa là ta cứ thế thách đố
cái
gọi là Trật Tự Mới của Thế Giới.
Không
phải nhờ vậy mà ta "biến đau thương thành hành động, hoặc thành hận
thù, như những ngày còn chiến tranh", ấáy chết xin lỗi, biến thất bại
thành thành công. Nhưng, giống như một thiền sư, chẳng màng tới thế sự,
những nhà độc tài như thế đó, cứ ngồi bảnh chọe trong những lâu đài của
họ, và lâu lâu
lại làm một cử chỉ đẹp, thí dụ như, trong những ngày NATO mưa bom Nam
Tư,
ông con trai của nhà độc tài Milosevic, đã khánh thành một thiên đàng
hạ
giới dành cho con nít, tức là một vườn chơi trẻ em Disneyland. Hay như
Hussein cho xây một công viên giải trí cho tầng lớp tinh anh của chế độ!
Vậy
sự nhầm lẫn của Tây Phương do đâu mà ra? Nhìn tình hình trên qua những
thấu
kính của sự đối nghịch, giữa, một bên là cuộc truy tìm hạnh phúc theo
một
đường lối duy lý coi đây là mục đích tôi hậu của cuộc sống, và một bên
là
chủ nghĩa cuồng tín mang tính ý thức hệ, chúng ta đã bỏ qua không để
tới
một cặp đối nghịch khác, giữa một bên là thờ ơ, lãnh đạm (apathy), và
một
bên là sự tục tĩu (obscenity). Sự thờ ơ lãnh đạm nổi bật trong cuộc
sống
hàng ngày ở Serbia, không diễn tả tâm trạng vỡ mộng, mất hết ảo tưởng
đối
với phần tử đối lập với Milosevic, mà là một sự lãnh đạm sâu xa hơn,
với
những mục tiêu, hay những giá trị thiêng liêng thuộc loại quốc hồn quốc
túy.
Làm sao người dân Serb đã không kết hợp lại với nhau để chống Milosevic
khi
ông ta để mất Kosovo? Bởi vì họ "đếch cần" (they really don’t care
about)
Kosovo. Và khi mất, họ thở phào một cách nhẹ nhõm: vậy là sau cùng
thoát
khỏi mảnh đất "thánh", đã quá làm phiền chúng ta!
Theo
tác giả cuốn sách, vấn đề không phải Tây Phương "nên", nhưng mà là
"không nên" xử sự [the problem is not much what the West should or
should have
done, but what it should "not" do), với một Nam Tư của Milosevic, hay
Iraq
của Hussein. Không hiểu ông có đọc chuyện Tam Quốc hay không, nhưng đề
nghị
của ông xem ra giống... Tào Tháo, trong cách đối xử với đám con của
Viên
Thiệu: chẳng làm gì cả, khoanh tay ngồi chờ tụi nó giết lẫn nhau. Như
ông
đưa ra thí dụ sau đây:
Cách
đây chừng một năm, đài truyền hình Áo đã thực hiện một cuộc nói chuyện
giữa ba người, một Serb, một Albanian, người nào cũng bảo vệ quyền lợi
của sắc dân mình theo một đường lối hợp tình hợp lý, và người thứ ba,
là
một hòa bình gia người Áo (Austrian). Ông hòa bình gia năn nỉ hai ông
kia:
Thôi đừng giết lẫn nhau nữa, hãy cố gắng cưỡng lại thù hận..., nghe tới
đó, hai ông thù nghịch đưa mắt nhìn nhau, nháy nháy thông cảm, rằng,
tại
sao lại có thằng khùng như thằng này, nó chẳng hiểu gì hết trơn hết
trọi!
Trong cái nháy mắt thông cảm đó, tác giả cuốn sách mà chúng ta đang nói
tới hiểu ra được một điều là, có chút hy vọng, trong vấn đề Nam Tư cũ,
giữa
những sắc dân tại đây: nếu ông Serb và ông Albanian, hai kẻ thù không
đội
trời chung đó, thay vì giết lẫn nhau, họ họp lại làm thịt anh hòa bình
gia
(pacifist), như vậy là còn có chút hy vọng cho Nam Tư!
Để
tránh mọi hiểu lầm, Zizek, tác giả cuốn sách "Ai nói tới chủ nghĩa toàn
trị đó" giải thích: Tôi hiểu, thật dễ dàng khi chế nhạo một ông muốn
sống chung
hòa bình mà yếu xìu, chẳng có quân đội, quyền lực gì ở trong tay. Tuy
nhiên, cái nháy mắt thông cảm giữa hai ông quốc gia đời đời thù nghịch
là Serb
và Albanian, là: họ ngỡ ngàng, không phải vì ông hòa bình không để ý
đến
tính phức tạp tôn giáo, chủng tộc của vùng Balkan, mà họ nghĩ, ông hòa
bình
quan trọng hóa những vấn đề đó, giản dị là vậy, trong khi thực thế, hai
ông thù nghịch, thay vì bị chết cứng ở trong những huyền thoại kéo dài
hai
ngàn năm như thế, họ đã lợi dụng, lèo lái chúng, để thủ lợi.
Đâu
có khác gì "huyền thoại" "... sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân
lý
ấy không bao giờ thay đổi"!
Jennifer
Tran giới thiệu