Pamuk
Page
Pamuk
par Mishra
Pamuk par Lire
Pamuk viết,
khi gặp 1 cuốn sách làm đảo lộn đời mình, tôi bèn kiếm liền 1 cuốn khác
để giải
độc. Thí dụ vào năm 19 tuổi, tôi vớ được 1 cuốn của Hemingway. Nó gây khủng hoảng ở nơi tôi, và tôi bèn tìm đọc
tất cả những cuốn của Hemingway. Đây là hiệu quả có thể có của 1 cuốn
sách. Nhưng
đâu có ai suốt đời chỉ đọc Hemingway!
Nhắc tới
Hemingway, Gấu bèn nhớ ra là, chính ông đã tiên tri ra lũ… Mít, viết văn bằng tiếng Tẩy, sống ở Paris: 1
lũ mất gốc, a “lost generation”!
Bài này, trên Magazine Littéraire,
cũng thú lắm
Những màu
khác: đọc và viết giữa hai thế giới (1)
- Orhan
Pamuk, Những màu khác, Lâm Vũ Thao dịch, Nhã Nam & NXB Văn
học,
482tr., 120.000đ.
Có đủ mọi
khía cạnh của Orhan Pamuk trong tập tiểu luận này, trong đó có Pamuk
đỉnh cao
(“Hỏa hoạn và đổ nát”, “Thợ hớt tóc”, “Động đất” và loạt bài về
Dostoyevsky)
nhưng cũng có Pamuk không hề đỉnh cao, thậm chí có thể nói là những bài
tiểu luận
kém, như bài về Salman Rushdie, vài bài diễn văn rất dài và bài trả lời
phỏng vấn
có lẽ thuộc hàng kém hấp dẫn nhất trong lịch sử Paris Review. (2)
Note:
Những sắc màu
khác, như 1 tay mũi lõ nào nhận xét - TV đã nhắc tới, bây giờ
không biết nằm ở đâu -
không phải được viết bởi 1 tiểu luận gia, lại càng không phải bởi 1 phê
bình gia. Nó là 1 cuốn viết bên lề những tác phẩm của chính Pamuk, như Istanbul, thí dụ,
thành ra mới có nhận xét "có đủ mọi khía cạnh... ".
Đây là kinh nghiệm đọc của
Pamuk, một nhà văn Thổ. Kinh nghiệm của ông, của Vargas Llosa, của TTT,
của GCC... là cùng 1 thời, cùng đọc hiện sinh, thí dụ.
Thành ra những cái gì gì,
"giữa hai thế
giới", "viết tiểu luận dở quá"… là... nhảm cả!
Gấu đọc cuốn
này rất khoái, là thế.
Pamuk viết về Camus, Gấu
đọc song song với Gấu đọc
Camus, và viết Những Ngày ở Xề Gòn.
Cũng thế, là những bài Pamuk viết về Dos, Gấu
đọc song song với... Gấu, khi đọc Dos, trong khi chờ BHD, trong 1 quán
cà
phê túi Xề Gòn, đọc song song với [Dos trong] Bếp Lửa của TTT.
Phải 1 tay mê viết văn cơ,
sống cùng thời với Pamuk, ở 1 xó xỉnh nào đó, của thế giới, mới
khoái cuốn này.
Gấu đã tính đi
thêm vài đường, nhưng 1 ông nào đó, làm xb, mail, I “can” U, tui mua
rùi, đành thui!
[Hi. Take care, me-xừ "nào đó". NQT]
Gunter Grass, khi được hỏi [về hiện sinh] đã chọn Camus, thay vì
Sartre, và ông “rất ư là mừng” vì chọn đúng!
Còn Vargas Llosa, lúc đầu chọn Sartre, sau, chắc là đụng 1 tên khủng
bố,
trong khi tranh cử, bèn ngộ ra, và bèn chọn Camus.
TTT, khi Camus chết, đi 1 bài tưởng niệm, với lời chúc, cái chết đã
nhốt chặt Camus vào quá khứ!
Thành thử không có chuyện "giữa hai thế giới", ở đây, mà cả thế giới
nhìn về hiện sinh [Paris] về Dos [Nga, St. Petersburg], cái nôi, thành
trì cách mạng vô sản sau đó…
Trong bài viết về Những Con Quỉ của
Dos, Pamuk cũng tỏ thái độ của
mình, như TTT, của ông, đối với cuộc cách mạng vô sản [ra ngoài đó thì
cũng là 1 thứ đánh đĩ, hay, khi Chúa nhập xác phàm thì cũng khốn khổ,
khốn nạn như 1 xác phàm, và chỉ thoát ra bằng sự thất bại!...]
Vì bạn NL chê
bài trả lời phỏng vấn The Paris Review
của Pamuk, GCC lôi ra đọc, thấy cũng đâu đến nỗi tệ. Bài tệ nhất, theo
GCC, là
của Graham Greene, ngắn, và chẳng nói được gì hết về cả 1 lô tác phẩm
của ông.
Trong khi Pamuk luôn xoáy vào việc viết, vào sự suy tàn của Thổ, vào
thái độ của
Tây Phương đối với Thổ…
Thí dụ, ông
viết về cuốn Istanbul của mình, và cái
gọi là “còn trinh” [originality]:
Cái
công thức còn
trinh thì thật đơn giản – cho hai sự vật chưa bao giờ cùng với nhau
trước đó, đụng
nhau [put together two things that were not together before]. Hãy nhìn Istanbul, một tiểu luận về thành phố và
về như thế nào một số nhà văn ngoại quốc – Flaubert, Nerval, Gautier –
nhìn thành
phố, và như thế nào, cái nhìn của họ ảnh hưởng lên 1 số nhà văn Thổ.
Trộn
[combined] với cái tiểu luận về sự chế ra, invention, phong cảnh lãng
mạn của
Istanbul, là 1 tự thuật, autobiography. Chưa ai trước đó từng làm như
vậy. Hãy
chấp nhận rủi ro, risk, và anh sẽ có 1 cái gì mới. Tôi thử chấp nhận
rủi ro với Istanbul, để làm 1
cuốn sách “còn trinh”…. "Cuốn
sách đen" thì cũng thế - trộn thế giới hoài nhớ kiểu Proust với
những ám
dụ, allegories, những câu chuyện, những mánh mung, tricks, Thổ, rồi
thảy [set] chúng
vô Istanbul coi ra sao.
Hai bài Gấu
thích, vì thấy có Gấu, và Xề Gòn những ngày mới vào đời của Gấu ở trong
đó,
trong “Những màu sắc khác”, TV đã dịch và giới thiệu [có hai bài về
Seagull,
thì cùng đọc với Seagull].
Post lại ở đây, để cho thấy cách đọc Camus
và Dos của
Pamuk, là từ góc Thổ, so với cách của Gấu, từ góc Xề Gòn, bổ túc cho
nhau.
Về già, Gấu
hiểu ra, Pamuk do không bị cuộc chiến Quốc Cộng làm khổ, nên không đọc
1 số tác
giả, gần như chỉ có Gấu đọc, trong đám bạn quí hồi đó, là Lukacs và
Lefebvre.
Pamuk đọc Dos, và được ông ghé vô tai, thầm thì 1 bí mật, chỉ ông được
biết, về Những con quỉ:
Ui chao, cứ
như thể Dostoevsky thì thầm vào tai tui, dậy cho tui cái ngôn ngữ bí
mật của
linh hồn, đẩy tôi vào xã hội của đám tiến bộ, tuy, bừng bừng vì những
giấc mộng
thay đổi thế giới, nhưng bị khoá chặt ở trong những hội kín hội hở, và
hơi bị
thích thú cái trò khốn nạn, đánh lừa những kẻ khác, nhân danh cách
mạng, đầy
đọa, làm nhục, làm mất nhân phẩm, những người không nói thứ ngôn ngữ
cách mạng,
không chịu cùng chia sẻ viễn ảnh về một ngày mai ca hát của chúng.
Ui chao, tuyệt
cú mèo. Cứ như Pamuk nhìn thấy cảnh Văn Cao, đói lả người, bị tên khốn
mật vụ
VC, Vũ Quí, đưa bát cơm ra nhử, ở một cửa hàng cơm ở Ga Hàng Cỏ!
Những
Con Quỉ
Pamuk
viết về Camus:
Pressed
to take sides, Camus chose instead to explore his psychological hell in
"The Guest." This perfect political story portrays politics not as
something we have eagerly chosen for ourselves but as an unhappy
accident that
we are obliged to accept. One finds it difficult to disagree with the
characterization."
Camus
khi bị đẩy đến phải chọn bên, thay vì chọn, bèn bầy ra cái địa ngục tâm
lý như ở
trong Người Khách [The Guest].
Câu chuyện chính trị tuyệt vời này trình
ra một
thứ chính trị không phải như là một điều gì mà chúng ta hăm hở chọn cho
chúng
ta, nhưng mà là một tai nạn chẳng sung sướng gì mà chúng ta bắt buộc
phải chấp
nhận. Thật khó mà nói ngược lại với sự "khái quát hoá" như vầy!"
Đây là câu
chuyện một anh giáo làng, đang dậy học, thì được một cớm
VNCH đem đến
giao cho một anh VC nằm vùng, nói giữ giùm, để anh ta lên thành phố cầu
viện
binh, mới dám đưa tên VC về nhà giam trên đó. Anh giáo làng nói, tôi
làm nghề dậy
học, sao bắt tôi làm thêm nghề canh tù. Đâu có phải nghề của tôi. Ối
dào, trong
chiến tranh, ở đó mà đòi chọn nghề. [À la guerre on fait tous les
métiers].
Anh giáo
làng đành nhận. Và khi anh cớm VNCH đi rồi, bèn thả anh VC nằm
vùng,
cho tiền, đồ ăn, thức uống, đủ thứ, rồi chỉ hướng cho vô rừng. Đâu ngờ,
chính
cái hướng đó, có mấy anh lính Cộng Hòa đang chờ sẵn.
Khi anh giáo làng nhìn lại cái bảng đen, thì đã thấy bản án của Mặt
Trận:
Mi đã bán đồng
bào của ta. Mi sẽ phải trả giá.[ "Tu as livré notre frère. Tu
paieras"]
Pamuk đọc Camus
Cái vụ chọn
Sartre hay Camus, nó khủng khiếp lắm, chứ không đơn giản đâu. Satre và
người đẹp
Beauvoir thời đó là “giáo hoàng” Paris, “thánh địa” của tả phái, trong
khi
Camus thì bị coi là tên du thử du thực, đá cá lăn dưa Chợ Cầu Muối, ở
mãi xứ
Algeria, lạc qua. Bạn đọc TV đọc bài Tình
Bạn giữa Weil, Milosz và Camus, là biết. Đúng thời kỳ đó, Milosz đào
thoát. Ông
bị coi như hủi, không chỉ đối với đám phò VC, mà luôn cả ở đám Chống
Cộng Điên
Cuồng, vì là một viên chức của Bắc Bộ Phủ! Chỉ có mỗi Camus là giơ tay
ra, bảnh
như thế chứ, thế mới là bạn quí chứ!
*
Orhan Pamuk tiểu thuyết
gia đã rất thành công với Tên tôi là Đỏ, Pháo đài trắng hay Cuốn
sách đen, nhưng vì là một nhà văn rất tham vọng, “phổ màu” của ông
còn muốn bao trùm rộng lớn hơn nữa, lên chính trị, hội họa cổ điển,
những tản văn ngắn, và lên sự đọc.
“Những màu khác” minh
chứng cho tham vọng văn chương Orhan Pamuk. Cuốn sách là sự nối dài đầy
ngoạn mục, những “ngoại truyện” bổ sung cho các tiểu thuyết của ông,
những thêm thắt về cảm giác vốn đã huy hoàng trong cuốn hồi ký tuyệt
vời Istanbul, và nhất là ở đây, ta được chứng kiến Pamuk trong
tư cách một người đọc cự phách; người đọc ấy hào phóng dẫn dắt ta đến
với thế giới những tác giả mà ông sùng mộ nhiều chục năm nay: Camus,
Flaubert, Dostoyevsky, Nabokov… những thế giới của sự đọc ấy mở rộng
nhiều lần đường biên giới của sự viết ký tên Pamuk.
Blog NL
Khi “Những sắc màu khác”
mới ra lò, TV có đi vài bài, và có ý định đi hết cuốn, nếu không, thì
những bài liên quan tới xứ Mít, nhưng nhớ là, một “tay nào đó”, hình
như đại diện cho NN, mail, cho biết đã có bản quyền cuốn sách, cho nên
GCC bèn ngưng.
Cách
viết NSMK, theo GCC, là những kinh nghiệm cá nhân, riêng tư, của Pamuk,
một nhà văn Thổ, khi đọc “thế giới”, trong cái tham vọng vươn ra thế
giới, qua những tác giả như Dos, Camus… Pamuk có "giấc mơ Thổ" của ông,
khi viết Istanbul, và cũng
giấc mơ đó, khi viết NSMK. Độc giả TV có thể nhận ra điều này, khi đọc
ông viết về Dos, hay về Camus.
Trên tờ TLS số 21 Tháng
Ba, 2008, Christopher de Bellaigue, điểm cuốn "Những mầu sắc khác", tập
tiểu luận của Pamuk, coi ông là tiểu thuyết gia hơn là tiểu luận gia.
Theo người viết, Pamuk là một thứ nhà văn hướng nội, introspective
writer, mặc dù dính líu vô những chuyện chính trị, và từng bị buộc tội
"sỉ nhục cộng đồng Turki". Và có thể nói, toàn bộ tiểu thuyết của ông
tạo nên một trong những tự thuật lằng nhằng, lẵng
nhẵng nhất trong văn chương. [Pamuk is an introspective writer. Indeed,
it might be said that the sum of his novels constitues one of the most
sustained, if elliptical, autobiographies in literature].
Về tính lằng nhằng, lẵng
nhẵng, tác giả bài viết kể lại kinh nghiệm viết của Pamuk:
Vào năm 1988, một nhà văn
chưa được người đời biết tới tên là Orhan Pamuk đang phải chiến đấu,
làm thế nào hoàn tất cuốn Cuốn Sách
Đen, cuốn thứ tư và là cuốn tham vọng nhất của ông cho tới lúc
đó. "Trong khi chữ bò mãi ra", Pamuk nhớ lại trong Những mầu sắc khác, "cuốn sách dầy
mãi lên, thú viết sâu đậm thêm", nhưng đây đúng là một niềm an ủi nho
nhỏ, bởi vì "cuốn tiểu thuyết nhất định không chịu ngưng"! [the novel
refused to end].
Riêng về nhà văn bắc cầu,
người viết nhận xét, trong Những mầu
sắc khác, Pamuk để lộ mình ra nhiều hơn là ông tưởng. Những mầu sắc khác cho chúng ta
thấy một con người cô đơn, quyết tâm tự học, thiên về tự tha thứ cho
mình, và bịnh hoạn [Other Colors
shows him to be a solitary, determined autodidact, prone to
self-indulgence and morbidity].
Bài diễn văn Nobel được in
lại trong sách, bắt đầu bằng những lời cảm tạ, vinh danh ông bố, chấm
dứt bằng liệt kê những lý do khiến ông viết, cho thấy, đây là một người
nhân bản, human, mâu thuẫn, vị tha, và ích kỷ, đúng như chính tác giả.
Tin Văn đã cống hiến bản dịch một
số bài viết trong cuốn này, thí dụ bài viết về Những
Con Quỉ của Dostoevsky.
Pamuk cũng coi Dos như là một trong những sư phụ của ông. (a)
Orhan
Pamuk
Những sắc màu khác
Orhan
Pamuk
A Note on
Poetic Justice
Revenge
breeds revenge. Two years ago, when eight or nine dogs cornered and
attacked me
in Macka Park, it seemed as if they had read my books and knew I had
exacted
poetic justice on them to punish them for roaming, especially in
Istanbul, in
packs. This, then, is the danger in poetic justice: Taken too far, it
might
ruin not just your book-your work-but your very life. You might carry
out your
revenge with elegance, and with no one the wiser, your writing more and
more a
thing of beauty, but there are always dogs waiting to catch the
vengeful poet alone
at a comer and sink their teeth into him.
Trả
hận nuôi dưỡng trả
hận. Hai năm trước đây, khi chừng chín, mười đấng chó bủa vây
quanh tôi
tại công trường
Macka Park, có
vẻ như chúng đều đã từng đọc những cuốn sách của
tôi, và biết,
tôi hành xử công lý thơ đối với chúng, để trừng phạt chúng đã sủa váng
trời ở
những công viên Istanbul.
Và đây đúng là hiểm nguy
trong công lý thơ:
Đẩy quá xa, đi quá đà, nó
huỷ hoại, không chỉ cuốn sách của bạn – mà
luôn cuộc
đời của riêng bạn.
Vụ giết người khiến Dostoevsky
có dịp nhìn lại những giấc mơ, cách
mạng và không tưởng, của đám Hư vô chủ nghĩa Nga, và những kẻ sùng bái
Tây
phương, và khám phá ra, có một sự ham muốn quyền lực dữ dằn, có một nỗi
đam mê
được ngự trị ở trên đầu trên cổ, vợ con, bạn bè, những người chung
quanh, và rộng
ra, cả thế giới của chúng ta. Và chính vì vậy, mà tôi, [Pamuk], khi còn
trẻ,
một tên tả phái, [as a young leftist], đọc "Những Con Quỉ", với tôi, có
vẻ, đây
là câu chuyện không phải về một nước Nga một trăm năm trước đó, nhưng
mà là về
Thổ Nhĩ Kỳ, cái xứ sở ngã quỵ, quy hàng trước cái đám chính trị gia mê
cải tổ,
mê tiến bộ, mê đổi mới, nhưng lại ngập đầu, cắm rễ ở trong bạo lực.
Ui chao, cứ như thể
Dostoevsky thì thầm vào tai tui, dậy cho
tui cái ngôn ngữ bí mật của linh hồn, đẩy tôi vào xã hội của đám tiến
bộ, tuy,
bừng bừng vì những giấc mộng thay đổi thế giới, nhưng bị khoá chặt ở
trong
những hội kín hội hở, và hơi bị thích thú cái trò khốn nạn, đánh lừa
những kẻ
khác, nhân danh cách mạng (1), đầy đọa, làm nhục, làm mất nhân phẩm,
những
người không nói thứ ngôn ngữ cách mạng, không chịu cùng chia sẻ viễn
ảnh về một
ngày mai ca hát của chúng.
(1) Đúng là tình cảnh nước Mít,
năm 1945, trong có hoàn cảnh
một nhạc sĩ, nhà thơ, vì bát cơm của tổ trưởng tổ cách mạng, me-xừ Vũ
Quí nào
đó, mà phải cầm súng đi làm thịt tay ăng ten cho hiến binh Nhật, Đỗ Đức
Phin,
và sau này, sám hối, viết Tại sao
tôi viết Tiến Quân Ca? [Note: Bài viết này cũng thường
xuyên Top Ten của TV, theo server].
*
Tôi nhớ là đã tự hỏi chính
mình, vào thời kỳ đó, là, tại sao
chẳng có ai nói về những phát giác như thế ở trong cuốn sách. Nó có quá
nhiều điều
để nói với chúng tôi về chính thời đại của chúng tôi, tuy nhiên, trong
những
sinh hoạt tả phái, [left circles] điều này [cuốn sách] bị vờ đi, và có
thể, vì
lý do đó, cho nên, khi tôi đọc, cuốn sách như nói thầm với tôi, một bí
mật.
Còn một lý do có tính cá nhân
về những nỗi sợ hãi của tôi.
Bởi vì, vào thời gian đó - nói một cách khác, 100 năm sau khi xẩy ra vụ
sát
nhân Nechayev và sự xuất hiện của "Những Con Quỉ" - một sự kiện tương
tự đã xẩy
ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, tại trường trung học Robert College. Một tổ cách
mạng, trong
đó có một vài bạn học cùng lớp với tôi gia nhập, tin tưởng rằng thì là,
một
trong số những tổ viên, là một tên phản bội. Cái sự tin tưởng này thì
lại còn
được cổ võ bởi một vị 'anh hùng' khôn như ma [a clever and devilish
'hero']. Vị
này [Gấu bỗng liên tưởng đến me-xừ Tường] sau đó biến vào hư vô
[vanished into
the mist]. Thế là, vào một đêm đẹp trời, họ lấy gậy đập đầu anh ta, rồi
lèn,
nhét xác chết vô một cái rương - và sau đó, bị tóm khi chở cái rương
vượt eo
biển Bosphorus trên một cái thuyền [a rowboat: thuyền dùng mái chèo].
Cái ý
tưởng đã dẫn dắt, xúi giục họ đến mức muốn tiến xa, tiến tới, mãi mãi,
cho đến
có được cái hành động dùng gậy đập đầu bạn quí, là, "kẻ thù nguy hiểm
nhất, là cái kẻ gần gụi, thân cận nhất, bạn quí mà, và điều này có
nghĩa, cái
kẻ bỏ đi trước nhất, sớm sủa nhất". Và bởi vì tôi đã đọc "Những Con
Quỉ",
cho nên, tôi như bị thọi một cú ngay đúng tim. Những năm sau đó, tôi
hỏi một
người bạn đã từng ở trong cái tổ chuồn chuồn đó, rằng, anh ta đã từng
đọc "Những
Con Quỉ", mà cái âm mưu mà mấy bạn quí đó thực hiện, chỉ là bắt chước ở
trong
đó, một cách không ý thức, nhưng anh ta chẳng hề quan tâm tới tiểu
thuyết tiểu
thiếc làm gì cho nó mệt.
Tuy tẩm đậm sợ hãi và bạo lực,
"Những Con Quỉ" của Dostoevsky
là một cuốn tiểu thuyết rất ư là vui, nhộn. Dostoevsky là một nhà biếm
văn hoàn
hảo, đặc biệt là trong những nơi thị tứ, chốn đông người. Trong "Anh em
nhà
Karamazov", Dostoevsky đã tạo nên bức họa nhức nhối, một Turgenev, [a
biting
caricature of Turgenev], ông này, với Dostoevsky, vừa là bạn quí, vừa
là kẻ thù
[y chang Gấu với đám bạn quí thời mới tập tành viết!], trong đời thực.
Turgenev
làm phiền Dostoevsky, vì dưới mắt Dostoevsky, Turgenev là một ông chủ
đất giầu
có, khoái đám Hư vô chủ nghĩa, mê Tây phương, lại thêm cái nhìn kẻ cả
nhìn
xuống văn hóa Nga. "Những Con Quỉ", ở một mức độ nào đó, là một cuốn
tiểu thuyết
ông viết, để cà khịa [arguing] với cuốn "Cha và Con" của Turgenev.
Nhưng, tuy cáu kỉnh với đám tự
do tả phái, và mê Tây phương,
Dostoevsky, từ bên trong, vẫn không thể nào không trò chuyện với họ
bằng tình
cảm yêu thương, thỉnh thoảng, đôi lúc. Ông viết về chung cuộc của nhân
vật
Stefanovich Verhovensky - và cuộc gặp gỡ của ông, với anh ta, đúng là
thứ nông dân
Nga mà suốt đời ông mơ tưởng - bằng một giọng văn thơ mộng nhức nhối
con tim
[with such heartfelt lyricism] đến nỗi độc giả, chẳng còn một cách nào
khác,
ngoài, ngưỡng mộ anh ta, cho dù nực cười vì những trò tự đắc, hợm hĩnh,
kênh
kiệu của anh ta suốt cuốn truyện. Theo một nghĩa nào đó, đây có thể
là cách mà
Dostoevsky giơ tay vẫy chào vĩnh biệt, [bye, bye, never see you again]
với cái
đám trí thức cách mạng hoặc ăn cứt Tây phương hoặc chẳng ăn gì hết
[Dostoevsky's way of saying farewell to the Westernizing all-or-nothing
revolutionary intellectuals, nên nhớ Mác Xịt thì cũng là một thứ cứt
đám mũi lõ
Tây mà thôi], và cũng còn là một cách tặc tặc cái lưỡi, tha thứ, những
đam mê,
những lầm lẫn và những trò hách xì xằng, của chính ông.
Tôi luôn luôn coi "Những
Con Quỉ" là một cuốn sách công khai
hoá những bí mật nhục nhã mà đám trí thức tiến bộ (những kẻ sống xa
trung tâm,
ở mép bờ của Âu Châu, hục hặc với những giấc mơ Tây Phương của họ, và
bị hành
hạ bởi những hồ nghi của họ về Thượng Đế), mong giấu kín, chúng ta.
Note:
Cuốn “Những Sắc Màu Khác” ra lò rồi. TV sẽ đi thêm vài đường về nó,
cũng là 1
cách “khuyến mãi” giùm cho bạn Gỗ Mùn, và NN?
Hà, hà!