*

Chớp bể mưa nguồn
*
Trang thơ Cao Thoại Châu


The Bookers' favourite
Acclaimed novels, a knighthood and, most tellingingly, the fatwa which forced him into hiding have made him one of the most celebrated, and controversial, authors of our age. His latest book returns to the tortured relationship between East and West; its other obsession is with the power of female beauty. Here he reveals how writing it helped him escape the painful break-up of his marriage to Padma Lakshmi.

Bị tờ Người Kinh Tế chê, Rushdie biện bạch, nhờ viết cuốn đó mà tôi không phát điên vì vợ bỏ đi.


Deadly Disputes
Liquider les traitres: Làm thịt Việt Gian
Lực luợng détachement này chắc cũng giống biệt động của VC?

Thú trích dẫn
Tôi? Một hình ảnh mà tôi truy đuổi, chỉ có vậy (Gérard de Nerval)
Tôi mê những câu trích dẫn, những dòng lạ tuồn vô trong bản văn của riêng mình. Tôi không hiểu những người ghét chúng, và khẳng định một cách ngu ngốc, "Viết là đừng nợ bất cứ ai"

Tuyết 08

TCS vs LS
*
Nguồn

Nhịp của thời gian.
Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới.
TTT

Nếu trong thơ có tí mùi của ngày sắp tới, nếu thi sĩ là một thứ tiên tri, thì nhạc luôn có mùi của hiện tại, và khi hiện tại qua rồi, thì bản nhạc sẽ cất giữ cho những người đã từng nghe nó, chút kỷ niệm về nơi chốn, nhạc và người cùng gắn bó. Thành thử, vấn đề nghe ở đâu, vào lúc nào, một bản nhạc, là cũng rất ư quan trọng. Những cư dân của Sài Gòn, và nói chung Miền Nam đều giữ riêng cho họ, kỷ niệm lần đầu nghe nhạc Trịnh Công Sơn, thí dụ vậy, và sẽ nhớ ra rằng, bản nhạc đã ra đời, vào thời điểm nào.
Nhưng nhất, vẫn là kỷ niệm những bài nhạc lính. TCS do chưa từng đi lính, nên không thể diễn tả được cái cảm giác, nỗi hoài mong, "Một mai qua cơn mê, qua cuộc đời bình bồng, anh lại về bên em".
Đây là một thiệt thòi của riêng ông, ảnh hưởng tới chúng ta.
Gấu này chẳng đã từng lèm bèm rất nhiều lần, về cái lần nghe bản Tinh Nhớ, khi nó vừa mới ra lò, lần bị gọi đi trình diện nhập ngũ tại Quang Trung, vào những ngày cận Tết, và đêm khuya, nghe một tay tân binh đang chờ kiểm tra sức khoẻ như Gấu, nhớ nhà, nhớ bồ, và cứ thế huýt sáo miệng bản nhạc, khiến Gấu gần như phát khùng, vì nhớ Sài Gòn.
Và nhớ cô bạn.
Bây giờ, nhớ lại, Gấu hiểu ra rằng, những ngày liền trước đó, Gấu hẳn đã từng nghe bản nhạc Tình Nhớ, rồi mang theo cùng với mình vô Trung Tâm Ba, đợi đêm khuya, và, đến hẹn lại lên, mỗi lần tay tân binh chưa từng nhìn thấy mặt, huýt sáo miệng điệu nhạc, là Gấu bèn sẵn sàng, đi thêm lời:
Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô giạt trời chiều
Như bờ xa nước cạn
Đã chìm vào cơn mưa
Và Gấu cũng hiểu tại sao "bạn hiền" Đặng Tiến lại lầu bầu:
Tình Nhớ thì có liên can gì tới phản chiến?
Khi đọc ông phán như vậy, Gấu rất ngạc nhiên.
Nhưng sau hiểu: Ông có cùng tình trạng như TCS, nghĩa là chưa từng có một ngày quân vụ.
Đừng nghĩ là, Gấu nói cạnh nói khoé ông. Nhưng đây là một thiệt thòi lớn lao vô cùng, vào lúc cuối đời.
Cái tay thi sĩ Đỗ KH, "cũng" bạn hiền của Gấu, chẳng đã sợ hãi, sẽ lâm vào tình trạng đó, và đã phải trở về, nhập ngũ, đi vài đường tay súng, tay đàn [bà], trước khi cuộc chiến chấm dứt, sao?
Bạn có nhớ cái tay Rhett Butler trong Cuốn theo chiều gió, đang cùng em Scarlett di tản, nghe sắp mất Miền Nam bèn đá cho em một phát, trở về bắn một vài phát đạn, trước khi đăng ký trình diện học tập cải tạo?
Ôi, chẳng lẽ, khi TTT ôm Em [Sài Gòn] trong tay, mà đã tiên tri ra được cái nỗi "Nhớ Em những ngày sắp tới", khi ông nằm an nghỉ tại một nghĩa trang, ở Huê Kỳ?
Chắc hẳn thế, vì bạn ông là Mai Thảo, lúc sắp đi, hỏi Cậu Ngọc Dzũng: Sắp về tới Ký Con chưa? (1)
(1) Ký Con là con phố ngày nào Sáng Tạo tá túc.
Gấu này, do may mắn, thoát đời lính, nhưng cái cảm giác, nỗi hoài mong, qua cuộc đời bình bồng, anh lại về bên em, là cũng nếm sơ sơ, suốt mấy tuần lễ nằm Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ Quang Trung, ngong ngóng chờ đến ngày cuối tuần, trở về Sài Gòn, "Hi" một tiếng với Gấu Cái, rồi lấy xe Honda, chạy suốt Sài Gòn, tới một con hẻm ở đường Nguyễn Trãi, Chợ Lớn, nhìn cô bạn, coi dung nhan vưỡn vậy, hay vì nhớ Gấu, mà có tí sút giảm nào chăng?
Ấy đấy, chính vào thời gian đó, Gấu được nghe bản 24 giờ phép.



Đọc Hồi ký của mấy anh VC nằm vùng, thì Gấu hiểu ra lời của tông tông Thiệu, mà Gấu tin rằng, đây là một thai đố, chỉ sau 1975, mới giải ra được!
Câu của tông tông Thiệu, thực sự là như vậy:
Đừng tin [nghe] những gì VC đang nói, mà hãy chờ xem, những gì VC sẽ làm sau này, sau khi đã làm thịt được Miền Nam.
Một cách nào đó, tông tông Thiệu là một Cassandra đực rựa!
*
Xế chiều, chúng tôi đến Trung tâm Nhập ngũ.
Thực chất đó là một trại tập trung.
Lạc Đường

Viết như vậy là sượng. NQT

Chắc chắn, với đa số, đây là cuốn số 2, theo tuần tự thời gian, sau số 1, Đêm hay Ngày. Sau một lạc đường ở Miền Bắc, tới một lạc đường ở Miền Nam.
Chắc chắn, cũng sẽ nổi như thế.
Và mắc đúng một lỗi lầm như thế
Vũ Thư Hiên thì đi tù với một bông hồng. Còn Đào Hiếu, làm cách mạng với bóng dáng một Trương Quỳnh Như ở trong hồn.
Tốt thôi, nhưng giá mà ngộ ra được, hồn của mình cũng lấm bùn, bông hồng của mình cũng có mùi quá khứ những ngày huy hoàng Bắc Bộ Phủ.
Vẫn ý của Milosz, và của Oz, sạch quá là hỏng.
Hai cuốn sách đều sạch quá.


Nguyễn Tiến Văn
Một cách đọc Orhan Pamuk, người bắc cầu giữa Đông và Tây
(Tham luận tại hội thảo “Orhan Pamuk - giữa Đông và Tây” do Công ty văn hoá và truyền thông Nhã Nam tổ chức ngày 11.3.2008, trong khuôn khổ các hoạt động của Hội chợ sách TPHCM lần thứ 5)
Nguồn talawas
*
Móc Pamuk vô cú đánh Tháp Đôi, thì hạ giá ông quá!
Ngay cả ban cho ông danh hiệu nhà văn bắc cầu cũng hơi bị nhảm.
Đâu chỉ NTV.

Nobel Văn học công bố lúc nhạy cảm
Orhan Pamuk được ca ngợi là kết hợp văn hóa Đông và Tây
Giải Nobel Văn học 2006 đã được trao cho tiểu thuyết gia Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, người mà Quỹ Nobel nói đã "cống hiến cả đời để nghiên cứu sự hòa hợp và đa nguyên."
Nguồn
*

Thầy của Pamuk là Faulkner.Trong bài viết được sử dụng làm "intro" cho Tuyển tập những bài phỏng vấn của The Paris Review, tập II, và được The Guardian  post dưới nhan đề Quỉ dẫn đường, Driven by Demons, Pamuk lập lại lời sư phụ:

Interviewer: How does a writer become a serious novelist?
Faulkner: Ninety-nine per cent talent ... ninety-nine per cent discipline ... ninety-nine per cent work. He must never be satisfied with what he does. It never is as good as it can be done. Always dream and shoot higher than you know you can do. Don't bother just to be better than your contemporaries or predecessors. Try to be better than yourself. An artist is a creature driven by demons. He doesn't know why they choose him and he's usually too busy to wonder why. He is completely amoral in that he will rob, borrow, beg, or steal from anybody and everybody to get the work done ... The writer's only responsibility is to his art.
Nhà văn là thứ người được quỉ dẫn dắt. Anh ta không biết tại sao quỉ chọn anh ta, và thường quá bận, nên chẳng thèm để tới. Anh ta là một thứ người vô đạo đức, có thể trấn lột, ăn mày, ăn xin, ăn trộm từ bất cứ ai, miễn viết xong tác phẩm... Trách nhiệm độc nhất của nhà văn là nghệ thuật của anh ta.

Và Pamuk kết luận:
It was consoling to read these words in a country where the demands of the community came before all else.
Thật ấm lòng khi đọc những dòng trên, trong một xứ sở mà đòi hỏi của cộng đồng là trước tiên, là số 1.

Như thế, nếu ông trở thành nhà văn bắc cầu thì cũng do cộng đồng gán cho ông!
Chưa chắc ông đã khoái!
Orhan Pamuk
*
Trên tờ TLS số 21 Tháng Ba, 2008, Christopher de Bellaigue, điểm cuốn Những mầu sắc khác, tập tiểu luận của Pamuk, coi ông là tiểu thuyết gia hơn là tiểu luận gia. Theo người viết, Pamuk là một thứ nhà văn hướng nội, introspective writer, mặc dù dính líu vô những chuyện chính trị, và từng bị buộc tội "sỉ nhục cộng đồng Turki". Và có thể nói, toàn bộ tiểu thuyết của ông  tạo nên một trong những tự thuật lằng nhằng, lẵng nhẵng nhất trong văn chương. [Pamuk is an introspective writer. Indeed, it might be said that the sum of his novels constitues one of the most sustained, if elliptical, autobiographies in lierature].
Về tính lằng nhằng, lẵng nhẵng, tác giả bài viết kể lại kinh nghiệm viết của Pamuk:
Vào năm 1988, một nhà văn chưa được người đời biết tới tên là Orhan Pamuk đang phải chiến đấu, làm thế nào hoàn tất cuốn Cuốn Sách Đen, cuốn thứ tư và là cuốn tham vọng nhất của ông cho tới lúc đó. "Trong khi chữ bò mãi ra", Pamuk nhớ lại trong Những mầu sắc khác, "cuốn sách dầy mãi lên, thú viết sâu đậm thêm", nhưng đây đúng là một niềm an ủi nho nhỏ, bởi vì "cuốn tiểu thuyết nhất định không chịu ngưng"! [the novel refused to end].
Riêng về nhà văn bắc cầu, người viết nhận xét, trong Những mầu sắc khác, Pamuk để lộ mình ra nhiều hơn là ông tưởng. Những mầu sắc khác cho chúng ta thấy một con người cô đơn, quyết tâm tự học, thiên về tự tha thứ cho mình, và bịnh hoạn [Other Colors shows him to be a solitary, determined autodidact, prone to self-indulgence and morbidity].
Bài diễn văn Nobel được in lại trong sách, bắt đầu bằng những lời cảm tạ, vinh danh ông bố, chấm dứt bằng liệt kê những lý do khiến ông viết, cho thấy, đây là một người nhân bản, human, mâu thuẫn, vị tha, và ích kỷ, đúng như chính tác giả.
Tin Văn đã cống hiến bản dịch một số bài viết trong cuốn này, thí dụ bài viết về Những Con Quỉ của Dostoevsky.
Pamuk cũng coi Dos như là một trong những sư phụ của ông.


Notes on Writing and the Nation
Rushdie

The nation requires anthems, flags.
The poet offers discord. Rags
Nhà nước đòi Tiến Quân Ca. Cờ Máu.
Nhà thơ bèn chìa ra: Cứt. (1)
(1) Discord: Sự bất hòa. Không khứng giao lưu, hòa giải. Rag: Rẻ rách. Từ "cứt", là mượn của cả hai, NHT và nhà thơ Nguyễn Chí Thiện: Ông nhà thơ, thay vì làm thơ ca ngợi nhân ngày sinh nhật Bác, thì bèn đi ị.
Nhưng chưa thảm bằng trường hợp của chính nhà thơ Văn Cao.
Nhà nước đòi quốc ca, ông OK, nhưng nhà nước lại biểu, đi giết người đã, rồi sau đó, làm TQC, vưỡn còn kịp!




Le Complexe de Caliban  raconte le chemin de Linda Lê avec les compagnons qu'elle a choisis: Amiel, Cioran, Steiner, Andreïev, Hermann Broch, bien d'autres. Elle raconte aussi comment une jeune fille née au Vietnam s'est emparée de toute la culture occidentale, l'a faite sienne, se voulant désormais une vigilante gardienne du sens, une Antigone qui déplore l'affaiblissement des mots et la faillite du sens: « Plus que jamais s'impose la tache antigonienne, que se fixait Broch, d'ôter à l'art son nimbe de pseudo-sainteté et de triompher de la mort. » Comme la rencontre amoureuse, comme la révélation de l'amour qui foudroie Ylane et Ivan avant de les jeter hors du paradis, «l'authentique littérature est alchimie, extraction de la folie pour en faire un diamant noir». À ceci près, pourtant, que « le miracle de la littérature relève davantage de la solution mathématique que de l'extatique inspiration. » • Bernard Fauconnier

Mặc cảm Caliban, tập tiểu luận, kể con đường của Linda Lê, với những bạn đường mà bà chọn:
Amiel, Cioran, Steiner, Andreïev, Hermann Broch, và nhiều người khác. Nó cũng kể câu chuyện, bằng cách nào một cô thiếu nữ sinh tại Việt Nam, ôm lấy tất cả nền văn hóa Tây Phương, biến nó thành của mình, và biến mình thành người giữ gìn, bảo vệ cái nghĩa, một nàng Antigone...