*
Chúc Mừng Năm Mới 2008
 Richie Hiếu
Thang chau ngoai nam vat veo co style ong ngoai qua... chang biet sau nay co doc duoc chu nao khg?
Đọc, thì chắc được, nhưng đừng viết.
Lỡ viết, đừng viết Tạp Ghi.

Nghệ thuật Điểm sách

 Nói gì thì nói, làng thơ Việt Nam mà thiếu cái dáng thấp đậm của Trần Đăng Khoa thì kể cũng buồn. Tôi ngắm nghía tướng đi của Trần Đăng Khoa nhiều năm, và nhận ra một sự thật: Khi bước lảo đảo thì anh là thi sĩ đích thực, còn khi bước huỳnh huỵch thì anh là cán bộ chân chính.
Nguồn
 Đọc, bất giác Gấu nhớ đến chuyện con cua. Một bữa, đi làm về, dáng đi thật huỳnh huỵch, thật hiên ngang, thật cán bộ chân chính. Lối xóm khen um lên.
Nhưng chỉ được một, hai bữa. Sau đó, lại… ngang như cua [tính viết lảo đảo như Trần Đăng Khoa!].
Lối xóm hỏi. Thần Đồng gắt um lên:
Không lẽ bữa nào tôi cũng… say!
*
Chân Dung và Đối thoại của Trần Đăng Khoa
Có những bút danh do tình cờ mà thành, lại có khi do sự viết sai, mà nên. Thí dụ như Trần Đăng Khoa chẳng hạn. Vốn là Trần Giang Khoa (em gái của Khoa tên Giang) nhưng vì mới đi học nên anh viết (trật) là Trần Dang Khoa, đến khi (có bài) đăng báo, tòa soạn sửa lại thành Trần Đăng Khoa.
(Trích Chuyện vãn về bút danh, tác giả Ngô Vĩnh Bình, báo Sài Gòn Giải Phóng, qua báo Nhân Dân trên Internet).
Vốn Trần Giang Khoa: Ông này, sinh ra ở Miền Nam, thế nào cũng bị viết trật là Trần Gian Khoa!

Nhật Ký Anne Frank
Tưởng niệm Anne Frank 1

Đọc muộn thơ bạn:
Tôi Cùng Gió Mùa
*
Borges có một câu trứ danh, Một bài thơ, đúng lúc [tới điểm cực khoái, hay cực khổ của nó?], biến thành bi khúc.
Every poem in time becomes an elegy
Borgers: Possession of Yesterday [Sở hữu Ngày hôm qua]
Câu này mà áp dụng cho bạn ta thì thật tuyệt:
Và còn có thể áp dụng chung cho mọi bài thơ "in time" của Miền Nam sau 1975.
*
Trong bài nghiên cứu dài thòng, "Borges và Nghệ Thuật Tưởng Niệm" (1), Thomas H. Ogden, M.D. đã dựa vào hai bài thơ xuôi của Borges, cả hai đều được viết sau khi ông gặp hai mất mát lớn lao trong đời, và từ đó, đề nghị:
Cái sự tưởng niệm hết đỗi bảnh kia [tác phẩm "Pierre Menard, Author of the Quixote" [1941], và "Borges và Tôi" [1941], chúng xoáy vào một yêu cầu mà chúng ta tự hứa với chúng ta, làm sao tạo ra được một điều gì đó - hoặc một hồi nhớ, một giấc mơ, một câu chuyện, một bài thơ, một đáp ứng cho một bài thơ, và cái một điều gì đó này sẽ được đẻ ra, sao cho xứng đáng, sao cho ngang bằng với cái mất mát khổng lồ kia, hoặc có liên quan tới nó, hoặc đây chính là, kinh nghiệm, chính sự mất mát.
(1) Bài viết này, Gấu có. Bi giờ, ai muốn đọc, là phải chìa đít [credit] ra!

Trong bài đọc Chuyện Kể Năm 2000, khi thiên hạ khen um lên, một tuyệt tác, Gấu này đã lên tiếng, cảnh báo, coi chừng, coi chừng, dựa theo Walter Benjamin, khi ông phán, "Mọi tài liệu về văn minh đều là một tài liệu về dã man".
Và từ đó, có vẻ như mấy ông Hàn [đã thấm đòn của Benjamin?, hay của Gấu, khi lập lại?], bèn thay đổi hẳn cách cho Nobel.
Và Gấu bèn gật gù, đi một đường ngợi khen, chỉ có mấy năm gần đây thôi, Nobel mới xứng đáng là giải thưởng văn học số 1 trên thế giới.
Trước đây, Nobel được trao cho những tác giả có những thành tựu khổng lồ, suốt đời... Bi giờ, bạn chỉ cần một tác phẩm hách xì xằng, và tác phẩm hách xì xằng này, khi được viết ra, cũng chẳng để vinh danh tập thể, đám đông, nhân loại... Cao Hành Kiện là một ví dụ tuyệt vời: Lịch sử một cá nhân chống lại lịch sử cả một lũ, cả một cộng đồng, cả một dân tộc.
*
Và từ đó, Gấu phân biệt ra được, có một khoảng cách rất lớn giữa tác phẩm người tù của Bùi Ngọc Tấn, và của những sĩ quan Ngụy cải tạo như Nguyễn Xuân Thiệp, Thanh Tâm Tuyền.
*
Sự tương phản càng nổi bật, khi so sánh những dòng thơ của một "ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện – mộc mạc, chơn chất - với những dòng thơ của một sĩ quan cải tạo như Nguyễn Xuân Thiệp trong "Tôi Cùng Gió Mùa". Như "hắn" và ông Thanh Vân, ‘mỗi người một mặt bằng khác nhau’, số phận của Nguyễn Chí Thiện nghiệt ngã hơn nhiều: ông từ chối những chói lòa của thơ văn cách mạng, từ chối làm cai tù, chấp nhận làm ngục sĩ liên miên. Ông đâu biết trút nỗi đau của ông vào đâu, nên đành cứ nhè ông Hồ mà "vạc", nhè chế độ mà "chửi", rồi quăng vào tòa đại sứ, hy vọng những lời chửi của ông vọng tới thế giới bên ngoài. "Tã trắng thắng cờ hồng", một ẩn dụ thơ như thế là từ đời sống mà ra. Hy vọng "tã trắng thắng cờ hồng" của ông, là trông vào một Miền Nam ông chưa từng biết tới. Hãy nhớ lại nỗi đau của ông, khi nghe tin Miền Nam thất trận.

 Còn những dòng thơ nhẹ nhàng, thanh thoát của Nguyễn Xuân Thiệp, là do đằng sau ông có cả một đồng đội, cả một chân lý, lẽ phải, chính nghĩa mà chỉ khi vào tù ông mới có được. (Hãy nhớ lại giấc mơ của "nhân loại", khi Cộng Sản Miền Bắc còn che giấu được mục đích chiếm đoạt Miền Nam, bằng cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước, thống nhất hai miền: Mơ sáng ngủ dậy, thấy biến thành người Việt!)

 Văn nào, thơ nào? Ngay cả những dòng thơ của Paul Celan mà còn bị lạm dụng. Nhưng đây không phải lỗi của ông, như nhà thơ Auden đã từng nói: "Không một thi sĩ nào có thể ngăn cấm, thơ của mình bị người đời sử dụng như là một trò phù thuỷ." Bài thơ "Điệu Tango của Thần Chết" của Celan, sau chiến tranh, đã đem đến cho người Đức một niềm khuây khỏa lớn lao, kỳ diệu, chẳng thua gì câu chuyện "khôi hài đen", một nghệ thuật lớn vốn thịnh hành cùng lúc đó: "Người Đức sẽ chẳng bao giờ có thể tha thứ cho người Do Thái về Auschwitz!". Chính vì thế, mà Adorno cảnh cáo tiếp: Hãy coi chừng! Ngay cả nỗi đau lớn, khi được đưa vào thành tứ thơ, khổ thơ, phổ thành vần thành điệu, thì vẫn làm cho hiện tượng kia có thêm sự huyền nhiệm, về một điều có thể chấp nhận được – a mystery of acceptability – (Phỏng vấn G. Steiner). Đây cũng là lý do tại sao những vần thơ mộc mạc của Nguyễn Chí Thiện vẫn chuyển tải được Cơn Kinh Hoàng của thế kỷ: nó vẫn còn đúng với thực tại Việt Nam:
 Còn Đảng là còn Khổ,
 Hết Đảng là có Phở!