*
Nhật Ký Anne Frank
Tưởng niệm Anne Frank 1
-
Một chị, một em.
Nhưng Hồng Quân đang hướng về Auschwitz, và vào tháng Chạp, lệnh đưa ra, giấu biệt tất cả những chứng cớ về phòng hơi độc, và phá huỷ lò thiêu. Hàng ngàn con người, những thây ma kiệt quệ bị lùa ra ngoài, di tản, trong cuộc đi tử thần. Rất nhiều người bị bắn. Cuộc di tản xẩy ra vào ngày 28 tháng Tháng Mười hoặc 2 Tháng 11.
Anne và Margot được đưa đi tới trại Bergen-Belsen. Margot, cô chị, quỵ trước. Một người sống sót kể lại, thấy cô gái té xuống, nằm chết, và làm mồi cho lũ rận, chấy. Còn Anne, vỡ tim, gầy trơ xương, trần trụi dưới một đống rẻ rách, chết một, hay hai ngày sau đó.
Ozick: Ai sỡ hữu Anne Frank?

Đọc muộn thơ bạn
Tôi Cùng Gió Mùa

The Paris Review:
Tại sao những nhà văn viết về sex cực khổ, khó khăn đến như rứa?
Toni Morrison [nữ văn sĩ da đen đoạt Nobel]:
Sex khó viết, vì chẳng bao giờ là đủ. Cách độc nhất viết về sex, là viết thật ít. Hoặc đừng viết nhiều quá. Hãy để độc giả bệ cái phần của riêng anh ta/chị ả vô. Hãy để cho độc giả khoe tài sex, này em biết tay anh chưa! Một trong những nhà văn mà tôi ngưỡng mộ, đã viết về sex, theo kiểu viết mà không viết, viết mà như để tống khứ nó [in the most putting-off way].
Thường là do quá nhiều thông tin. Bạn vừa mới ra đòn, cái bờ khe hạ cong cong [the curve of…], là ngay lập tức, bạn biến thành một tay bác sĩ phụ khoa!
Chỉ có Joyce là số 1 về cái vụ này. Ông ta xổ ra tất cả những từ cấm, kỵ. Ông là nói “lồn”, và nó gây sốc liền tù tì. Từ cấm kỵ có thể gây hấn, gây sự, [provocative]. Nhưng chỉ được tí, là nó trở thành đơn điệu, làm nhàm, chứ không làm sao làm cho thằng nhỏ dựng đứng lên được.
Ít nói chừng nào, làm nhiều chừng nào, là tốt chừng đó [Less is always better].
Tông tông Thiệu chẳng đã từng khuyên, đừng nghe VC nói, mà hãy coi nó làm. Ngay từ những ngày chưa có net, chưa có Youtube, tông tông đã tiên tri ra được, những xen chim vàng anh hót, Việt Dart làm, thì cừ thật!
*
Trở lại chuyện hai chúng mình. Bất chợt, đang đọc Những chứng nhân về Sartre, Les témoins de Sartre, Gấu nhớ đến những dòng bói nhân dạng, của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, về thần đồng Trần Đăng Khoa:
Nói gì thì nói, làng thơ Việt Nam mà thiếu cái dáng thấp đậm của Trần Đăng Khoa thì kể cũng buồn. Tôi ngắm nghía tướng đi của Trần Đăng Khoa nhiều năm, và nhận ra một sự thật: Khi bước lảo đảo thì anh là thi sĩ đích thực, còn khi bước huỳnh huỵch thì anh là cán bộ chân chính.
Nguồn
*
Jean Cau, trong Témoins de Sartre, viết về sư phụ của ông:
Chỉ vài ghi chú mà tôi ghi vội ở một mẩu giấy. Vài nét, vài giai thoại, vài suy nghĩ của riêng tôi. Chỉ có vậy. Cái mẫu mã này [model, chỉ Sartre] không thuộc về tôi, và rung bần bật, trong hàng ngàn tấm gương của kỷ niệm, và của sự trung thực. Vả chăng, chỉ là những mẩu của một Sartre. Của tôi.
Ở trong ông, vào lúc đương độ, đương thời nhất, có một con bò đực, bò mộng [un taureau], hay đúng hơn, một con bò thiến non [un bouvillon]. Ông ta không bước đi [marcher], mà cứ thế lao tới, vuông một cục, hai vai tảng thần, trong cái cú chuyển động của nửa thân hình phía bên trên bị ném về phiá trước, nhưng, tuy nhiên, vẫn trong cái dáng vẻ như thế, lại còn có một điệu nhảy, une danse.... Ông ta ngắn một mẩu: ngắn chân, ngắn cổ, ngắn tay.
*
Ui chao, quái quỉ thật, vừa mới viết đến đây, Gấu chợt nhớ đến những lời Hoàng Đông Phương, tức Nguyễn Thị Hoàng, mô tả Gấu, sau khi Gấu điểm cuốn Vào Nơi Gió Cát của bà, trên tờ Tiền Tuyến:
[Thằng cha vừa lún vừa lé đó] đi giống như một con bồ câu mất óc.
*
Trong Chứng nhân về Sartre, có bài viết, trả lời phỏng vấn, của Claude Lanzmann, tay làm phim Shoah. Ông viết về Les Mots, Những Chữ, của Sartre, cảnh cáo: Đừng có bạ ai cũng đọc nó, đừng có xúi ai đọc nó. Ông chửi dân Tây: cộng đồng yêu nước, đồng bào của Sartre không biết đọc Sartre, và nói như thế có nghĩa, họ đếch bao giờ thực sự yêu thương Sartre!