*





















 
 
*

Nữu Ước và những nhà văn của nó.

Thiếu nhà văn xứ Mít, 1 em Bắc Kít: "Chuyện Tình Nữu Ước" cái con khỉ gì đó. Em này, nhớ đã từng chôm thơ của bạn quí của Gấu, là NXT!
Nghe nói, đây là 1 đề tài đang “hot” ở trong nước. “Hãy đợi Gấu ở Toronto”, best-seller!

Số báo này, có bài của Linda Lê, trong mục của bà, "Trở về với tác phẩm cổ điển”, thật tuyệt: Nỗi khó sống, La difficulté d'être. GCC mê nhất câu cuối, trích dẫn Gourmont: “Ở cõi mấy bà, thông minh luôn có mùi sex” [“Chez la femme, l’intelligence a toujours une odeur de sexe”]. Bài viết, cùng đề tài với số báo Books, đặc biệt về Nhật Ký Riêng.
Bèn nhớ ngay ra, 1 "thánh ngôn" của BHD:
Cái thứ tình yêu mà anh nói đó, chỉ gồm “chiêm ngưỡng, contemplation", và "kính trọng, respect", cũng làm H sợ!

*

Bài của Vila-Maltas, Những Ô Cửa Sổ Sáng Đèn, Fenêtres Éclairées, cũng thần sầu, với câu thần sầu, liên quan  tới 1 ô cửa sổ, một buổi tối Noel ngày nào, ở Ngã Sáu Sài Gòn, ở bên dưới đây:

"Có rất nhiều chuyện ở những ô cửa sổ sáng đèn đó".

GCC post cả hai bài, hy vọng rảnh rang, dịch hầu quí vị độc giả TV!
Hà, hà!

*

*

*

Vila-Matas có lẽ đã chấp nhận cùng một quyết định như Shakespeare, theo Borges: đau khổ vì là chẳng ai, ông ta bèn chọn, là tất cả mọi người.
Vila-Matas a peut-être prise la même résolution que Shakespeare, selon Borges: souffrant de n'être personne, il a décidé d'être tout le monde.


Orhan Pamuk tiểu thuyết gia đã rất thành công với Tên tôi là Đỏ, Pháo đài trắng hay Cuốn sách đen, nhưng vì là một nhà văn rất tham vọng, “phổ màu” của ông còn muốn bao trùm rộng lớn hơn nữa, lên chính trị, hội họa cổ điển, những tản văn ngắn, và lên sự đọc.

“Những màu khác” minh chứng cho tham vọng văn chương Orhan Pamuk. Cuốn sách là sự nối dài đầy ngoạn mục, những “ngoại truyện” bổ sung cho các tiểu thuyết của ông, những thêm thắt về cảm giác vốn đã huy hoàng trong cuốn hồi ký tuyệt vời Istanbul, và nhất là ở đây, ta được chứng kiến Pamuk trong tư cách một người đọc cự phách; người đọc ấy hào phóng dẫn dắt ta đến với thế giới những tác giả mà ông sùng mộ nhiều chục năm nay: Camus, Flaubert, Dostoyevsky, Nabokov… những thế giới của sự đọc ấy mở rộng nhiều lần đường biên giới của sự viết ký tên Pamuk.

Blog NL

Khi “Những sắc màu khác” mới ra lò, TV có đi vài bài, và có ý định đi hết cuốn, nếu không, thì những bài liên quan tới xứ Mít, nhưng nhớ là, một “tay nào đó”, hình như đại diện cho NN, mail, cho biết đã có bản quyền cuốn sách, cho nên GCC bèn ngưng.

Cách viết NSMK, theo GCC, là những kinh nghiệm cá nhân, riêng tư, của Pamuk, một nhà văn Thổ, khi đọc “thế giới”, trong cái tham vọng vươn ra thế giới, qua những tác giả như Dos, Camus… Pamuk có "giấc mơ Thổ" của ông, khi viết Istanbul, và cũng giấc mơ đó, khi viết NSMK. Độc giả TV có thể nhận ra điều này, khi đọc ông viết về Dos, hay về Camus.

Trên tờ TLS số 21 Tháng Ba, 2008, Christopher de Bellaigue, điểm cuốn "Những mầu sắc khác", tập tiểu luận của Pamuk, coi ông là tiểu thuyết gia hơn là tiểu luận gia. Theo người viết, Pamuk là một thứ nhà văn hướng nội, introspective writer, mặc dù dính líu vô những chuyện chính trị, và từng bị buộc tội "sỉ nhục cộng đồng Turki". Và có thể nói, toàn bộ tiểu thuyết của ông  tạo nên một trong những tự thuật lằng nhằng, lẵng nhẵng nhất trong văn chương. [Pamuk is an introspective writer. Indeed, it might be said that the sum of his novels constitues one of the most sustained, if elliptical, autobiographies in literature].

Về tính lằng nhằng, lẵng nhẵng, tác giả bài viết kể lại kinh nghiệm viết của Pamuk:

Vào năm 1988, một nhà văn chưa được người đời biết tới tên là Orhan Pamuk đang phải chiến đấu, làm thế nào hoàn tất cuốn Cuốn Sách Đen, cuốn thứ tư và là cuốn tham vọng nhất của ông cho tới lúc đó. "Trong khi chữ bò mãi ra", Pamuk nhớ lại trong Những mầu sắc khác, "cuốn sách dầy mãi lên, thú viết sâu đậm thêm", nhưng đây đúng là một niềm an ủi nho nhỏ, bởi vì "cuốn tiểu thuyết nhất định không chịu ngưng"! [the novel refused to end].

Riêng về nhà văn bắc cầu, người viết nhận xét, trong Những mầu sắc khác, Pamuk để lộ mình ra nhiều hơn là ông tưởng. Những mầu sắc khác cho chúng ta thấy một con người cô đơn, quyết tâm tự học, thiên về tự tha thứ cho mình, và bịnh hoạn [Other Colors shows him to be a solitary, determined autodidact, prone to self-indulgence and morbidity].

Bài diễn văn Nobel được in lại trong sách, bắt đầu bằng những lời cảm tạ, vinh danh ông bố, chấm dứt bằng liệt kê những lý do khiến ông viết, cho thấy, đây là một người nhân bản, human, mâu thuẫn, vị tha, và ích kỷ, đúng như chính tác giả.

Tin Văn đã cống hiến bản dịch một số bài viết trong cuốn này, thí dụ bài viết về Những Con Quỉ của Dostoevsky.
Pamuk cũng coi Dos như là một trong những sư phụ của ông. (a)

Orhan Pamuk

Phi lý của Camus ở đâu mà ra?

Sartre mở ra cuốn “Chủ nghĩa hiện sinh là gì ?” bằng câu của Dos: “Nếu Thượng Đế không có, thì mọi chuyện đều được phép”, và coi đây là khởi điểm của chủ nghĩa hiện sinh. Từ ý này, Sartre phán, thật hách, như... Nghị Hách: Con người bị kết án phải tự do!

Tôi luôn luôn coi Những Con Quỉ là một cuốn sách công khai hoá những bí mật nhục nhã mà đám trí thức tiến bộ (những kẻ sống xa trung tâm, ở mép bờ của Âu Châu, hục hặc với những giấc mơ Tây Phương của họ, và bị hành hạ bởi những hồ nghi của họ về Thượng Đế), mong giấu kín, chúng ta.

Ui chao, bạn đọc những dòng trên, song song với những đoạn trong Bếp Lửa, thí dụ đoạn Tâm và Đại cà khịa với nhau về Dostoevsky, hay Tâm trả lời tay Nhiên, khi qua Bắc Ninh dậy học tại một trường đạo...

Cách đọc sách của Pamuk không phải như là 1 phê bình gia, mà như là 1 tiểu thuyết gia. Ông đọc những vị thầy của ông – như là 1 độc giả Thổ - để trở thành 1 nhà văn, viết từ miền đất của ông, từ cái đế quốc Thổ hoang tàn đổ nát. Đây là 1 phát giác rất quan trọng, “của riêng Gấu”, về ông, ngay khi đọc “Những Sắc Màu Khác”. Và cách này, quy về Gấu, nhìn lại những gì Gấu đọc thời mới lớn, thì nó ra nhận xét này: Gấu đọc Mác Xít, để cố tìm cách giải thích cuộc chiến Mít, tại sao nó xẩy ra, và sau này, từ khi ra được hải ngoại, đọc Lò Thiêu, để hiểu Cái Ác Bắc Kít, nguồn cơn của cuộc chiến, không phải chủ nghĩa Mác.

Tôi nhớ là đã tự hỏi chính mình, vào thời kỳ đó, là, tại sao chẳng có ai nói về những phát giác như thế ở trong cuốn sách. Nó có quá nhiều điều để nói với chúng tôi về chính thời đại của chúng tôi, tuy nhiên, trong những sinh hoạt tả phái, [left circles] điều này [cuốn sách] bị vờ đi, và có thể, vì lý do đó, cho nên, khi tôi đọc, cuốn sách như nói thầm với tôi, một bí mật.
Pamuk

*

10 tiếng nói văn chương ngoại thật bảnh. Trong có hai, Gấu cực khoái, Enrique Vila-Matas, và Orhan Pamuk.

Cái nick, tên “Mơ Mộng Lưu Vong” - le “Rêveur en Exil” - thay vì, "Kẻ mơ mộng đang tỉnh thức", "Le Rêveur en Éveil, cũng có thể ban cho GCC.
Tất nhiên, cả vòng hoa Nobel văn chương, chôm của GCC:

"who in the quest for the melancholic soul of his native city has discovered new symbols for the clash and interlacing of cultures."

"Người mà trong khi tìm kiếm linh hồn sầu muộn của thành phố quê hương của mình, đã khám phá ra những biểu tượng mới cho cuộc đụng độ và quấn quít lấy nhau của những nền văn hoá."

Vòng hoa trao tặng Pamuk vinh danh nhà văn Nobel 2006 một cách nào đó, là kết hợp của hai vòng hoa, của Gấu, tặng Sài Gòn, viết khi ở nhà tù Bangkok và trại tị nạn Thái Lan:

Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể...

Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù.

Lần Cuối Sài Gòn

*

Kẻ mơ mộng tỉnh thức: Từ này, nguyên của Borges. 

Trong "Chuyện Nghề" (The Writer's Apprenticeship), Borges viết:
Nghề văn, nghề thơ, là một nghề kỳ cục. Chesterton có nói: "Chỉ có một điều cần - tất cả mọi điều." Với một nhà văn, tất cả mọi điều là một từ không chỉ có nghĩa "bao gồm"; phải hiểu theo nghĩa đen của nó. Thí dụ, một nhà văn cần sự cô đơn, và anh ta được chia phần, của nỗi cô đơn. Anh ta cần tình yêu, anh ta được chia, tình yêu, và luôn cả, tình yêu không được chia.
Theo một nghĩa nào đó, nhà văn là một kẻ mơ-ngày, a day-dreamer, một kẻ sống cuộc đời kép. Anh ta bắt đầu viết, bằng cách bắt chước những nhà văn mà anh ta thích. Đó là cách nhà văn trở thành chính mình, bằng cách làm mất bản thân - cung cách kỳ cục của một cuộc sống kép, sống hết mình trong thực tại này, cùng lúc, trong thực tại khác - thực tại mà anh ta sáng tạo ra, thực tại "của những giấc mơ".
Một cuộc sống kép, sống hết mình trong thực tại này, và cùng lúc, trong một thực tại khác... Một kẻ mơ ngày.... Murakami có lẽ cũng nghĩ như vậy, khi ông cho rằng, viết, là một cách mơ mộng, nhưng mà trong tình trạng tỉnh thức, “écrire, c’est comme rêver éveillé” (1)