*





















 
 

“You were not who you were, but what you were rationed to be”:
Mi không phải là mi, mà là kẻ được cái chế độ tem phiếu đó nắn khuôn.

Hy vọng ở trong 1 cõi nhân gian bé tí: Xứ Bắc Kít 

Khi nghĩ đến thực phẩm, là tôi nghĩ đến sắp hàng. Tôi là đứa trẻ của tem phiếu, khẩu phần, và phần lớn học vấn của tôi về thế giới và về những con người cư ngụ ở trong đó, thì là từ cái việc sắp hàng để lãnh thực phẩm.
Đó là thời kỳ Bắc Kinh của thập niên 1970, và hầu hết những món ăn bày trên bàn – cơm gạo, bột, dầu ăn, thịt heo, cá, trứng, đường, đậu hũ – là đều qua “tem phiếu”, lãnh theo đầu người.
Cái “không tem phiếu”, thì đều là những điều kỳ diệu mà một đứa trẻ khám phá ra trong thế giới. Mỗi Chủ Nhật, tôi đi mua đồ ăn, cùng với cha tôi. Ui chao đủ thứ rồng rắn, và cha tôi nhét tôi vô hàng dài nhất, trước khi lựa cho ông, cái ngắn nhất. Dãy người sắp hàng chuyển động như 1 con run. Và, không chỉ can đảm, mà còn là niềm tin, đối với 1 đứa bé, bốn hoặc năm tuổi, đứng ở trong 1 hàng người, một mình chống lại “loài người”, hở 1 chút là cắt nó ra khỏi “con trùn”.
Để giữ dịt lấy chỗ của mình, tôi học được 1 mánh, chẳng cần biết kẻ đứng trước tôi bực mình đến cỡ nào, tôi cứ dính chặt vô lưng của người đó, như 1 con đỉa đói [ui chao, hình ảnh này nhớ đời, hà hà!]
Nhưng khủng nhất, là nỗi sợ, một khi tới lượt tôi, đứng đối diện với người bán hàng, cha tôi không xuất hiện kịp?
Giả như tôi, bị bỏ mặc, cho đến hoài hoài, trong con trùng chậm rãi di động đó?
Nhưng ông luôn trở lại kịp, đúng lúc, và tôi bèn học thưởng thức, enjoy, những điều thần kỳ trong tiệm. Trên đầu tôi là 1 hệ thống di chuyển với những đường xe ngoằn ngoèo, Những người phụ tá trong tiệm sẽ đính tiền mua đồ của khách hàng vào những con “chip”, và tiền bèn chạy tới người giữ két, và sau đó, tiền thối, cũng sẽ theo 1 cách như vậy, trở lại với khách mua đồ. Có 1 bộ phận gắn vào cái chum khổng lồ đựng dầu ăn, và khi một khách hang đưa cái chai cho nhân viên, người này bèn đi 1 đường, di chuyển 1 cái nấc, tới con số chỉ lượng dầu, từ trong chum chảy vô chai. Trên quầy hàng, những tảng thịt heo mới mời mọc làm sao, tuy nhiên, chuyên gia cắt sẽ chỉ để vô tay khách hàng 1 miếng, nhiều mỡ hơn là thịt, và khi bạn tính mở miệng phản đối, thì khối thịt đã chuyển động, nói đúng hơn, chuyên gia cắt thịt đã kéo nó về, và những người khách khác đã hỏi mua. Khẩu phần, tem phiếu.. không có nghĩa, bạn luôn luôn có đúng phần chia của mình.
Giữa những điều huyền diệu, luôn có những hạt sạn tàn nhẫn, khốn kiếp - cái hiện thực mà giả tưởng chẳng đáng xách dép nó - Một người đàn ông từ dòng người này, lảo đảo bước tới dòng người khác, có ai nhìn thấy, hay lượm được, cuốn sổ lãnh thực phẩm của gia đình tôi không?
Và chẳng ai dám nhìn vô đôi mắt khẩn cầu, van vỉ của ông ta.
Một lần khác, là 1 đám đông xúm lại nuốt từng lời chửi bới giữa hai bà Bắc Kít, bằng những từ khủng nhất trong kho tự vựng của giống dân này! Cái bà, trông dâm đãng hơn bà kia, đứng chống một tay vào…  háng, tay kia xỉa xói, mi tính dùng tí nhan sắc tàn tạ của mi, để có được miếng thịt lợn ngon hơn của tao ư, con mụ "đĩ thúi" kia!
Thỉnh thoảng, buồn buồn, đám nhân viên XHCN phục vụ nhà hàng Xếp Hàng Cả Ngày, bèn ngưng 1 phát, để lèm bèm về cuốn phim Đến Hẹn Lại Lên, hay Anh Hùng Trỗi, mặc cho mọi người dài cổ đợi. Một lần, dẫy người xếp hàng ăn ra cả bên ngoài cửa hàng, và tôi nhìn thấy 1 cái xe buýt cũng nhập vô. Người lái xe thò cổ ra bên ngoài, nhìn 1 ông già chạy theo xe buýt, cố bám kịp nó. Và đúng lúc ông già tới được cửa xe, thì anh tài xế con người mới XHCN bấm nút, đóng sầm nó lại, với 1 nụ cười đến tận mang tai, bye bye anh già!
Nếu bạn là 1 đứa trẻ của tem phiếu, của khẩu phần XHCN, sớm, muộn gì thì cũng tới 1 ngày, bạn hiểu ra rằng, không chỉ có đồ ăn thức uống, thực phẩm là “tem phiếu”. Bởi là vì cùng với nó, còn là hy vọng, phẩm giá, sự hài lòng, dễ chịu, sự an ủi, và tình yêu. Khi mẹ tôi nghe tôi kể là tôi đã khóc vì ông già chạy theo cái xe buýt, bà lau nước mắt nhục nhã xấu hổ của tôi, và mắng, trái tim của mi sao như của con gái!
Nhưng ngay cả trái tim mềm yếu của 1 đứa trẻ thì cũng kiếm ra một ông Bụt, và ông Bụt có lần mỉm cười với nó. Đứng xếp hàng trong một bữa Chủ Nhật, tôi để ý tới một bịch trứng ở trên quầy. Không phải là lần đầu tiên một chuyện như thế xẩy ra: Như tôi đã từng biết, một người khách hàng may mắn có thể có được bịch trứng, bán ra với giá rẻ, và - sướng ơi là sướng – nó không ghi vào “sổ tem phiếu”!
Chúng tôi đợi cho nhân viên mậu dịch giơ ngón tay thần kỳ của mình lên… nó chỉ đúng vào ông bố của tôi, và phán, nếu chúng tôi muốn, nó sẽ là của chúng tôi.
Tôi trở về nhà, luôn ở phía sau cha tôi một bước chân, để tha hồ mà ngắm cái bịch nhựa trắng đựng trứng, chừng hơn chục cái, lòng đỏ lòng trắng, vỏ lẫn lộn. Đó là 1 ngày nắng ấm, và nhà chúng tôi không có tủ lạnh, thế là cha tôi bèn đưa lên bếp liền lập tức, và tôi cảm thấy mình nằm giữa lớp trứng chiên trong cái dĩa nơi bàn ăn.
Nếu bạn là đứa trẻ của tem phiếu, bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy một sự xa hoa như thế. Bạn sẽ lớn lên và luôn luôn cảm thấy hy vọng, khi bạn nhìn thấy một cái dĩa đầy trứng chiên. Ba mươi năm sau, cũng vẫn cảm giác như thế, đối với tôi, nhưng một cái bóng mờ kèm theo với nó. Cái ngày mà bạn đủ may mắn để có chậu trứng, bạn cũng nhìn thấy cả 1 dòng người dài, những kẻ xa lạ, nhìn bạn với ghen tuông, và ngay cả, thù hận.
Bạn đâu phải là bạn? Bạn là kẻ được tem phiếu - như một bà mụ - nắn khuôn.

Gấu rời đất Bắc 1954. Tới năm 2001, trở về. Như vậy là phải 47 năm mới nhìn thấy cái bóng mờ của cả 1 miền đất đổ xuống đời Gấu!
Hà, hà!

THÓI TRẢ NỢ MIỆNG

Ở chốn dân thôn, các thói xấu nên hổ thẹn nhất, nên lên án và bài trừ, là thói coi ăn uống là việc quan trọng hàng đầu trong quan hệ xã hội. Việc hiếu nghĩa mà không có mâm to bình lớn, ăn uống thỏa thuê thì bất thành hiếu nghĩa. Gia đình nếu không may có ông bà, cha mẹ nằm xuống, nỗi lo lắng nhất là làm sao đủ lợn, gà, rượu, gạo, để thết đãi các chức sắc và dân làng. Hàng mấy chục người quần quật, tíu tít vào việc này, đến nỗi lòng thương nhớ người chết cũng bị chìm đi trước nỗi lo đãi người sống.
Mà không lo sao được?
Nghe hơi có người chết đám Tổng Lý kỳ cựu đã chuẩn bị mồm chờ ăn, chờ uống, gân cổ cười nói, bẹp tai hút sách. Thiếu một chút là dài mồm dè bửu, coi là bất hiếu. Tốn phí vô cùng, chỉ mấy ngày mấy chục vị chức sắc ưa thích và bảo vệ, nhân dân trong lòng đâu có muốn đến mức ấy, nhưng không ăn ai dám tự ý làm khác.
Cũng chỉ vì, khi còn sống, ai cũng đã từng ăn uống như thế ở nhà khác, nay chết đi, con cháu phải tổ chức ăn uống  để trả nợ miệng cho người chết. Hàng nghìn đời trả nợ miệng như thế, nước ta vẫn đắm mình trong nghèo khó, lạc hậu. Nếu cả nước đồng lòng, đem công sức của cải góp phần lo trả nợ nước thì văn minh, khoa học sẽ đến với chúng ta. Thói ăn uống hủ bại như trên đúng là miếng ăn là miếng nhục.

(Đông dương tạp chí số 10 – 1913).

Nguyễn Văn Vĩnh
Nguồn

Đọc bài viết, thì ai cũng thấy đúng, như… một nửa ổ bánh mì, nhưng riêng với Gấu, nó đúng như…  một nửa sự thực!
Cụ Vĩnh, theo Gấu chắc là chưa từng bị đói, nên không nhìn thấy Con Ma Đói, thấp thoáng ở đằng sau những bữa cỗ….
 
Gấu bỗng nhớ “Giấc Mơ Lớn” của Bà Nội của Gấu. Cụ chỉ mong thằng cháu nội được 15 tuổi, là có phần thịt, mỗi lần Giỗ Lớn, ở Ngôi Nhà Thờ Lớn, của dòng họ Nguyễn
Vào Nam, Gấu bỏ lại được Con Ma Đói ở Đất Bắc, cho đến khi đi tù VC, thì gặp lại, chán thế!
Có lần, ở Toronto, Gấu gặp 1 đấng Bắc Kít, giầu lắm, bảnh lắm, nhưng, trong 1 lần tâm sự, khi Đêm Mưa Nhớ Bắc, ông ta cho biết, suốt thời gian ở xứ Bắc Kít, ông ta chưa 1 lần được ăn no, một bữa cơm!
Bà cụ TTT có lần kể cho thằng con nuôi của Cụ, là Gấu, nghe, hồi ở Hà Nội, ông anh phải đi dạy học ở mãi Hà Đông, một bữa về nhà, mặt mày xanh lét, gần như muốn ngất xỉu, nói với Cụ, con bịnh hay sao đó, Cụ lắc đầu, không phải bịnh, mà là đói quá đấy….
Bản thân Gấu cũng đã từng chuẩn bị miệng, y chang đám chức sắc trong mẩu viết, khi còn nhỏ, sau khi ông cụ mất tích, mỗi lần nghe bà cụ Gấu phán, bữa nay đi thăm Bà Trẻ!

Giấc mơ lớn của Bà Nội Gấu, nhân rộng lên, là giấc mơ của mọi tên Bắc Kít, phải làm sao “làm thịt” được con ma đói:

Gấu đọc Tô Hoài rất sớm, và giấc mộng, sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ, là do đọc ông mà có.
Khi còn ở xứ Bắc, mỗi lần đói, mỗi lần rét, mỗi lần ăn miếng ăn, ăn thêm một câu nói, là giấc mơ sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ lại trỗi dậy. (1)

Ý nghĩa của cuộc chiến Mít, mặt đẹp nhất của nó, là Cuộc Chiến Chống Lại Con Ma Đói, đời đời ngự trị Xứ Bắc Kít.
Trong bất cứ 1 tên Bắc Kít, đẻ ra 1 phát, là có ngay giấc mộng hoành tráng đó.
Lấy được Miền Nam 1 phát, giấc mơ biến thành ác mộng.
Mộng cái con khỉ gì nữa: Thực Tại Quỉ!
Quỉ Đỏ!

Gấu già rồi, mà vẫn còn nhớ những ngày đầu tới Sài Gòn, thời gian đó có những quán cơm xã hội, bạn vô ăn, trả tiền thức ăn, cơm ăn bao nhiêu tha hồ, đếch phải trả tiền.
Ui chao sao mà sướng thế!
Nhớ hoài.



*

*

Interview: Yiyun Li

Note: Bài này, đọc thú lắm. GCC tìm hoài tờ báo, tìm được, thì lòi ra bài viết đã post. Già rồi, hay quên, hồi hôm làm rồi, sáng sớm đòi làm nữa. Chán thế!

*

Kẻ Lạ Lạ

Người đầu tiên giới thiệu LD với độc giả Mít, "hình như" là GNV, qua bài viết về "Vu Khống", trên mục Tạp Ghi của báo Văn Học, của NMG, thời gian 1997, có thể, khi bản tiếng Anh ra lò, trên tờ TLS.
Báo này không ưa Tây, và tất nhiên, chẳng ưa Linda Lê, và, qua bài báo, như Gấu còn nhớ được, coi bà là đệ tử của Cioran, và đặt bài viết dưới 1 cái tít rất ư là khốn nạn, Dẫn Khách Cho Văn Chương! (1)

(1)
 Pimping for literature SLANDER By Linda Le Translated by Esther Allen 156pp. Lincoln...influences on the Vietnamese-born writer, Linda Le, and these same terms abound in Le...well: habituation and memory loss." Linda Le has said...
Jean McNeil
14 February 1997

Cái đám bợ đít VC ở Tây này chưa từng nhắc tới Bà, cho đến khi Bà trở về Việt Nam, bởi vì những tác phẩm của Bà đều nói về cái sự ăn cướp của VC cả!

Tôi mang trong mình 1 cái xác chết của 1 đứa bé Mít, thí dụ.

Nhưng thôi, kể ra thì chúng lại chửi là mi lúc nào cũng tự khoe, tự thổi!

TV đăng bài nói chuyện, cùng bản dịch của Dương Tường, và nếu có thì giờ, lèm bèm sau!

Tuy nhiên, cái tít bài viết, ÉTRANGES ÉTRANGERS, dịch NHỮNG KẺ XA LẠ LẠ KÌ, theo GNV, dở.
Cái tít này, 'có thể' muốn nhắc tới “Kẻ Xa Lạ” của Camus, và nếu đúng như thế, tới cái cú bắn 4 phát vào cái thây ma tên Ả Rập.
Có lẽ nên dịch là “Kẻ Lạ Lạ”, chẳng cần để số nhiều, để vinh danh LD.

Nhân nói chuyện hửi. Trang Diễn Đàn Forum của đám tinh anh Miền Nam bỏ chạy bợ đít VC, đại bản doanh Paris, lâu lắm, GNV không làm sao vô được, vì mỗi lần vô, là hệ thống bảo vệ PC cản lại. Bỗng hai bữa nay, nó lại OK. Nhân đó, được đọc bài Dương Tường dịch Linda Lê, trong có từ ‘exotique’, ông dịch là ‘nhu cầu ngoại lai’, và chú thích thêm, lòng dòng lắm, đại khái, từ điển Mít chưa có từ nào dịch đúng từ này.

GNV đã từng dịch từ exotique, trong bài viết đầu tiên đầu quân xung phong cắp rổ theo hầu SCN, ở Chợ Cá Berlin, là hương xa cỏ lạ, nói nôm na, [thèm hít hửi] mùi lạ. Với Mít, là thèm mùi đầm, với mũi lõ, thì là thèm mùi Mít.
Bởi thế mà Yiyun Li mới cảnh cáo đám độc giả mũi lõ:

Tôi đâu có ý định thỏa mãn sự tò mò của mọi người về một cái mùi lạ của một cô Xẩm
 [
'I'm not going to satisfy people's curiosity about exotic China’] (1)

Tiananmen Square, for her, as for so many others, was a turning point. "I became an adult, a grown-up, after that." She was 17. "It was Saturday, and my friend and I went to the mathematics school. When we came back it was 6.30 in the evening and people were already pushing buses into the streets to block the army. I think we all knew it would happen on that day. A lot of people went out on to the street, hoping that if there were enough of them they would not shoot." Li and her elder sister were locked in the house, with their father standing guard; their mother went to investigate. She did not get as far as the square, but saw a grief-stricken mother being driven around the city displaying her seven-year-old who had been shot by the army, a bloody rallying cry. "My mother saw the body, and she came home crying. After that, people were so scared. It was an incredible week."