Ghi
|
Đài gương soi đến dấu bèo
Khi
tôi viết thư yêu cầu Phạm
Thị Hoài cho biết lý do từ chối không đăng bài của tôi thì nhà văn này
cho biết
bài của tôi “thiếu chất lượng và thiếu những tiêu chuẩn tối thiểu.”
Trước đây
thì không. Diễn đàn Talawas đã đăng nhiều bài viết của tôi.
NVL [DVC online]
Thú vị thực.
Làm Gấu nhớ đến NDT, sau khi
được chê, bèn khoe um lên.
Làm Gấu "lại" nhớ
đến chính... Gấu, một lần "chê khéo" một nữ tác giả, bà
"mail" cám ơn: Được ông Gấu nhắc tới, chê còn sướng hơn cả khen!
Chắc NDT và NVL ở tâm trạng
đó: Được bà chủ quán ngó xuống... bài viết, là đã sướng điên người lên
rồi ?
Bản thân Gấu, rất chán cái
trò phải quyết định số phận bài của kẻ khác, nên không bao giờ dám ban
cho mình
cái việc làm cao cả, vì sự nghiệp văn học Mít này. Khen chê với tư cách
một độc
giả, khốn nạn hơn một chút, nhà điểm sách, thì còn tàm tạm được. Khen
chê để
quẳng bài vào… lỗ thủng của văn học, không!
Note: Cái vụ này, lý thú lắm,
sẽ hầu tiếp. NQT
*
Câu
sau đây, thì không... thú
vị.
Thú thực, Gấu đọc hoài, mà
vẫn không hiểu nghĩa của nó!
Hội Luận Văn Học Việt Nam, về hình
thức và nội dung, được ra đời và phát triển như một cuộc hội ngộ để bàn
luận;
tức là được định vị bởi các ngày tạm chia tay và ngày chia tay.
Ẩn dụ thơ chăng?
*
Ẩn
dụ thơ “Đài gương soi đến
dấu bèo” - không phải của Gấu, tất nhiên - lần đầu Gấu thật ‘cay đắng
dã man’ được
thưởng thức, là trong một lá thư tỏ tình, của một cô gái mà Gấu tưởng
là cô ‘thuơn’
Gấu, nhưng hóa ra ‘thươn’ đệ tử của Gấu!
Gấu đã nói sơ qua về vụ này
một lần rồi. Nay nhắc lại, một phần để đáp lại tí ‘tri tình’ của một
độc giả
Tin Văn, khi đọc câu chuyện tình mắc cỡ của Gấu, bèn ‘mail’, khen, ui
chao ẩn
dụ thơ mới đẹp làm sao, lần đầu tiên tui được nghe, và cuộc tình của
ông Gấu
mới tội làm sao!
*
Thời gian trường Bưu Điện
đang xây cất đó, Gấu làm việc bên này, nhìn qua, thấy trong đám thợ hồ
có một
em xinh thật là xinh. Thế là cứ rảnh việc một tí, là thò đầu ra cửa sổ
để ngắm
em. Rảnh hơn thì ra hẳn bên ngoài, ngó cho đã con mắt.
Thế rồi, một bữa, được em ngó
lại. Ôi chao, hạnh phúc nào bằng.
Cho đến một ngày đẹp trời, em
vẫy tay cho phép gặp.
Gặp, em thẹn thùng đưa cho
một lá thư mầu xanh, thẹn thùng nói, xin nhờ anh làm con chim xanh,
[mấy từ con
chim xanh này là của em, không phải của Gấu], đưa lá thư xanh này
cho cái anh
nho nhỏ đẹp trai, hay đứng kế anh, giùm em.
Trong thư, có câu, “đài gương
soi đến dấu bèo này chăng”?
Đài gương, là ông nhóc đệ tử
Gấu. Dấu bèo là thánh nữ của Gấu.
Ông già làm chung, ông Lân,
còn phạng thêm cho một câu, nó là thợ hồ, làm sao dám ngó lên tới đài
gương, là
ông cán sự Bưu Điện!
Gấu,
nhà văn
*
Nhưng thú vị nhất, là cái lần talawas bị tường lửa,
và bà chủ quán lên
BBC than phiền, cái vụ Gấu này nhanh hẩu đoảng, ăn mừng chiến thắng:
Tôi đâu có muốn được điểm của hải ngoại!
Và Gấu lại phải lên tiếng thanh minh, hải ngoại đâu cần điểm, mà cần
một "nửa linh hồn" của nó, bị thất lạc, từ thuở Tây mủi lõ đánh chiếm
Nam Kỳ!
*
“Còn những
người, trong những ngày qua, có lời chúc mừng talawas đã đạt được cái
thành tích là trở thành món hàng cấm và vì thế có hương vị ngọt ngào
hơn, thậm chí cả những người cho rằng talawas cố tình bị tường lửa để
kiếm điểm tại nước ngoài, những người ấy sẽ thấy mình đã kết luận vô
lối và vội vàng như thế nào. Nếu phải thành một huyền thoại thì đó là
bất hạnh lớn cho chúng tôi”.
Phạm Thị Hoài, trả lời BBC, đăng lại trên talawas.
Trên tờ
Gió
Đông ngày nào - mà đa số cộng tác viên là những cây viết ra đi từ miền
bắc - người chủ trương, Lê Trọng Phương, trong một bài viết, đã mượn
một ẩn dụ của Borges, khi nói về một bức bản đồ Việt Nam, tỉ lệ xích là
1/1, bị rách nát, mà những người Việt hải ngoại cố mang ra ngoài này để
khâu vá lại, cho nó được như xưa.
Một tấm bản đồ "văn học" như thế, chỉ có một nửa, nếu thiếu những người
như Lê Trọng Phương, những diễn đàn như talawas.
Trong tinh thần đó, Tin Văn viết, "... và như vậy văn học hải ngoại sẽ
không còn ở trong tình trạng chông chênh, thiếu tới một nửa 'cuộc đời,
linh hồn'... của nó."
Talawas bị
tường lửa
*
Bài post lên, NTV đọc, phôn khen: Hình ảnh một "nửa
linh hồn", mày
dùng, đắt lắm !
Gấu, vừa mừng lại vừa lo, hỏi:
-Nhưng liệu bà chủ quán có biết, có 'đài gương soi đến dấu bèo'... ?
NTV:
-Làm sao không biết !
Chúc
mừng 5 năm talawas
*
Ivan Bunin's first encounter
with Anton Chekhov was unpromising. In 1891, when he was a callow
twenty-old,
he wrote to Chekhov, ten years his senior: "Beginning writers have the
habit of plaguing editors, poets, and writers . . . with requests to
read their
work .... I am one of these people". Chekhov responded, "I am a poor
critic who always makes mistakes, especially when it comes to beginning
writers". Bunin never sent the stories.
About Chekhov
Bunin, nhà văn Nobel Nga, kể, lần đầu gặp gỡ
nhà văn đàn anh Chekhov,
“không hứa
hẹn gì hết” [unpromising]. Đó là năm 1891, khi Bunin, 21 tuổi, một anh
chàng tập
tễnh viết văn, viết cho Chekhov, lớn hơn ông 10 tuổi:
“Những thằng tập tễnh viết thường
có thói quen xin được những đấng đàn anh chỉ giáo… tôi là một thằng cha
như vậy.”
Chekhov trả lời:
Tôi là một nhà phê bình dở,
nhất là khi phải đọc mấy tay tập tạnh.
Bunin bèn đếch thèm gửi những sáng tác đầu tay của mình.
Thú vị hơn nữa, sau hai người là bạn, sau Bunin được Nobel, sau Chekhov
mất, dặn cô em, phải Bunin mới là người xứng đáng viết tiểu sử của ta!
*
Ui chao Sến Cô Nương, quả là cao giá!
Ba thằng đem đơn tới xin bàn tay, hai thằng bị vứt vô thùng rác.
Thằng
thứ ba bị đem lên BBC, mét cả thế giới!
*
Mở ngoặc nói chuyện dịch thuật.
Ông anh dậy thằng em, cứ dịch
tưới, sai thì sửa.
Trong bài viết "Hãy Bước
Qua Lằn Ranh Này", Rushdie trích "Ghi chú về
dịch thuật" của Nabokov, qua đó, nhà văn Nga
này cho
rằng, có "ba bậc quỉ ma" [three grades of evil], trong thế giới lạ kỳ
dịch thuật.
Bậc thứ nhất, không đến nỗi tà ma cho lắm, là do thiếu hiểu biết, hiểu
sai. Cái
này tha thứ được, vì làm người là phải có lỗi lầm.
Bậc thứ nhì dẫn tới Địa Ngục, "The next step to Hell", là thiến vô
tư, thoải mái những chữ, những đoạn mà dịch giả không hiểu nghĩa, hay
cảm thấy,
chúng có vẻ mù mờ, tối tăm, hay thô bỉ, dơ dáy, tục tĩu đối với những
độc giả
mà người dịch mường tượng ra ở trong đầu.
Bậc thứ ba, tội ác tệ hại nhất trong dịch thuật, là dịch giả muốn "làm
tốt", sửa đổi, improve, nguyên tác, "đánh bóng, minh họa" nó,
sao cho tác phẩm đi đúng luồng, phục vụ yêu cầu của nhân dân [to
conform to the
notions and prejudices of a given public: phù hợp với quan niệm và định
kiến
của một tầng lớp công chúng nhất định.
*
Tuy nhiên, Gấu nhận ra, còn một
cái sai nữa. Sai do chữ tác đánh chữ tộ, và tác tộ như thế, là do liên
tưởng mà
ra.
Gấu bị vụ này rất nhiều lần.
Thí dụ câu sau đây, của Brodsky:
Lưu vong dậy cho chúng ta sự tủi nhục.
Mới đây, tình cờ đọc lại, ông
viết lưu vong dậy cho chúng ta sự khiêm tốn.
Hóa ra là, với Brodsky, là bài
học khiêm tốn.
Nhưng với Gấu là bài học tủi nhục.
Humility lầm thành humiliation!
Vừa nhìn từ humility, là đã nghĩ
ra bao nhiêu sự nhục nhã, khi ở trại cấm Thái Lan, ròng rã bốn năm trời
rồi!
Chưa kể những ngày nhục nhã bại
trận.
*
Khi tôi viết thư yêu cầu Phạm
Thị Hoài cho biết lý do từ chối không đăng bài của tôi thì nhà văn này
cho biết
bài của tôi “thiếu chất lượng và thiếu những tiêu chuẩn tối thiểu.”
Trước đây
thì không. Diễn đàn Talawas đã đăng nhiều bài viết của tôi.
NVL [DVC online]
Câu này, tưởng đơn giản,
nhưng do Gấu đọc không ra, và khi đọc ra, thì biết, không phải của NVL,
mà là
của trưởng môn phái Nga Mi!
[Tiện đây, xin lỗi, lần vừa mới
gặp lại, đã "nặng lời", gọi đùa "đại ma đầu". Đúng ra phải gọi là Diệt
Tuyệt Sư Thái. NQT]
Câu
của NVL, [do có người gà],
không nói chuyện bài vở.
Lần đầu đọc, Gấu ngạc nhiên,
tự hỏi, tại sao NVL lại nói chuyện trước đó, talawas vẫn đăng bài của
ông?
Trước đó, những bài viết của
ông OK, bây giờ không OK, là chuyện thường.
Tại sao lại viết như vậy?
Hoá ra không phải viết như vậy!
Gấu ngu quá, không đọc ra cái
độc của Nghé Ọ! (1)
(1)
Độc của ĐN, thì dễ nhận ra. Của
Nghé Ọ, mới khó!
Nhớ một lần, cũng ghé Tiểu Sài
Gòn, tá túc nhà một bạn văn. Lần đó ĐN khen bạn quí của Gấu "đội dĩa
LT"
tới quá!
Bà xã của chủ nhà hỏi Gấu, "đội dĩa" là đội cái gì hả anh?
Kể lại, Nghé Ọ cuời, nói, cũng
phải “vấn kế” sư phụ, là HHT, mới có được những từ hiếm quí đó!
Nâng bi, đội dĩa là một cặp của nó.
*
Có
vẻ như những
nhà văn ra đi từ Miền Bắc chỉ cần bài học khiêm tốn.
Đâu có thất trận mà cần bài học nhục nhã?
Nhà văn Vũ Thư Hiên, chẳng hạn, khi được phỏng vấn, nghĩ gì về văn học
hải
ngoại, ông hất hàm hỏi lại, có cái thứ gọi là văn học hải ngoại ư?
Ngay khi “ta là gì?”
xuất hiện,
là Gấu đã xung phong góp bài. Được hân hoan đón nhận. Bà chủ quán còn
nhận xét,
trước giờ cũng đã từng đọc Gấu, thấy thâm trầm sâu sắc, nhưng chưa lần
nào đọc
mà lại bật cười như lần này.
Khi
bài đăng lên, một vài người
cũng có nhận xét như vậy, nhất là một tay viết trẻ, trên diễn đàn VHNT,
viết
mail riêng cho Gấu, tức cuời quá, cho đến lúc đang ngồi viết mail cho
Bác, vẫn
tức cười!
Quả
có thế. Những bài đầu viết
cho “ta là gì?”, đã được Gấu ấp ủ, tính dành riêng cho một diễn đàn, sử
dụng một
văn phong thật tếu.
Cái
vision
mà Gấu có, về loạt
bài như thế, bắt đầu từ bài
viết Mất Vịt
Không Chửi, thành thử, bài
viết, quả là trong hậu ý, thâm ý,
hàm ý…
của nó, là để dành riêng cho một diễn đàn chưa có, là ta
là gì?
*
Cái vision đó, thực sự, có
được, nhờ lần Gấu trở lại Đất Bắc!
*
Như
Gấu đã từng bèo nhèo, lèo
nhèo... , chạy trốn quê hương Bắc Kỳ vào năm 1954, lớn lên tại Miền
Nam, lâu
lâu nhớ về, nghĩ về đất Bắc, Gấu cứ đinh ninh, họ Nguyễn của Gấu chỉ có
hai gia
đình, một ông bác, một ông bố.
Trở
về đất Bắc sau hơn nửa thế kỷ xa cách, Gấu mới biết, ngoài ông bác, Gấu
còn
có mấy người cô ruột.
Nhớ
một, nhớ ra nhiều. Gấu nhớ ra những câu chuyện về bà nội của Gấu, liên
quan
đến mấy bà cô.
Thí
dụ chuyện này: Một anh chàng nhà nghèo mê cô của Gấu, đến xin phép bà
mẹ,
tức bà nội của Gấu.
Bà
mắng:
Tiền
ít mà muốn hít đồ thơm hử?
*
Sự
thực, bài NVL tuy không ghê gớm gì, giống hệt những bài đã từng được ta
là gì? đăng,
nhưng nếu phải so với bài của NTV, thì hơn hẳn, ít ra là về
mặt đạo đức.
Liệu
bạn đặt vấn đề "hay
dở" của một bài viết vi phạm trầm trọng đạo đức?
Hay là ta là gì không biết
NTV là học trò NVT?
Khi
cho đăng một bài như vậy, đạo đức của chính diễn đàn, nơi đăng bài,
cũng bị đem ra đặt thành vấn
đề. Người xưa kêu là về hùa với kẻ ác, kẻ vô hạnh.
Nó
ảnh hưởng luôn đến những thẩm định khác. Liệu độc giả còn tin được
những
nhận xét của ta là gì về giá trị bài viết
NVL: “thiếu chất lượng,
thiếu tiêu chuẩn tối thiểu”?
Đây là ý của Brodsky, (1) của Nguyễn Du, đặt cái tâm trên cái
tài, hay nói kiểu triết học: Tâm là "tài của tài", kiểu ND: Tâm bằng Ba
Tài.
(1)
Mỹ học như
ông nói,
là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng
lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía
của cái tốt. [Good art is thus on the side of the good]. Cái ác, cái tà
ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ
văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand, ‘especillay political evil,
is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].”
*
Đạo đức của diễn đàn
bị đặt
thành vấn đề.
Gấu
ngửi ngay ra điều này,
ngay khi vừa đóng góp bài đầu tiên, Dịch Là Cướp, và được một ông ở
trong nước đáp
lời, trong bài viết của ông, có một chi tiết liên quan đến đời tư của
Gấu.
Một
chi tiết như thế, khó có
thể để bị lọt, khi biên tập bài viết, nhất là đối với một nữ văn sĩ
“chẳng thua
gì một ĐN của Sài Gòn Nhỏ, nói về mặt đanh đá, sừng sỏ, người đã từng
chửi cả một
miền đất, vì dám bắt trộm vịt của bà."
Liệu, một cách nào đó, cuộc chiến NVL vs ta là gì? là cuộc chiến giữa hai
bà này?
*
Dịch
là chấp nhận phần số của mình 20.01.02
Lời
người
viết:
Nhân Trần Trọng Hoàng Bách, một tác giả ở trong nước, có nhắc tới
hai bài viết mới đây của tôi, trên diễn đàn Talawas, tôi viết bài này,
như một món
quà gửi người bạn nói trên, (trong bài viết có một chi tiết làm tôi tự
hỏi, liệu có phải đây là một cố nhân đã từng rành rẽ Sài Gòn, và quãng
đời sa sẩy tuyệt vời của tôi hay không). Bài hơi dài, tôi xin viết
thành vài kì.
NQT
*
Nay
tôi lại cướp được
một nước sái, chẳng biết có được
ông Nguyễn Quốc Trụ tán thưởng không?
Nguồn
*
Đúng ra, sau sự cố
Hoặc Ngữ,
Gấu tính nghỉ chơi với ta là gì, nhưng liền khi đó xẩy ra một sự kiện
khác, và
Gấu thay đổi quyết định, theo suy nghĩ, có lẽ chưa đến mức nghỉ chơi,
vẫn còn
có cơ cứu vãn được.
Đó
là sự kiện, NTV, do không
có PC, không có email gì hết, và anh lại có một số bài viết, và một số
thân hữu
muốn ‘đầu tư’ vào ta là gì, trong những thân hữu của NTV, có NKL, thí
dụ. NTV
nói với Gấu, đại khái, chuyện HN, chuyện nhỏ, muốn làm được cái gì lớn,
thì
phải bỏ qua chuyện nhỏ.
NTV
cũng là người yêu cầu
[gợi ý đúng hơn] Gấu "nên" viết cho ta là gì, khi nó vừa xuất hiện.
Thú
thực, Gấu không ưa văn bà
chủ quán, và cũng chưa từng nghĩ chuyện gửi bài xin được đăng, nếu
không có sự
thúc giục của NTV, và thái độ niềm nở lúc đầu của bà chủ quán khiến Gấu
có cảm
tưởng mọi chuyện sẽ OK, Gấu sẽ viết một loạt bài, chủ yếu dành cho nửa
mảnh
trăng thề vừa tìm thấy lại, thay cho một vầng trăng goá của cả một miền
đất!
Hình
ảnh một “nửa linh hồn”,
đã “ẩn tàng” trong một số bài viết, về những nhà văn của Miền Bắc, như
Bảo Ninh
[trong bài viết về Nỗi Buồn Chiến Tranh, bài điểm sách đầu tiên của
Gấu, khi
vừa ra hải ngoại, lần đầu tiên đăng trên tờ Nắng Mới, 1994, của nhóm
Montreal],
Nguyễn Huy Thiệp [Truyện Ngắn, Tình Yêu và Chiến Tranh, lần đầu tiên
xuất hiện
trên báo Văn Học của NMG, cc 1997], Bếp Lửa trong văn chương, viết về
tập
truyện
Trăng Goá của Lê Minh Hà [bài viết thoạt
đầu tính giới thiệu tập truyện ngắn của Nguyễn Chí Kham,"Trăng Ơi Thơ
Ấu
Mãi", nhằm tạo sự tương phản, giữa mấy vầng trăng, giữa mấy Hà Nội [một
Hà
Nội
sặc mùi nước đái, sặc khói bom B52 trước 1975, và một Hà Nội của một
tên
sĩ quan
VNCH, tù cải tạo trên đường về với gia đình, ghé thăm, trong khi chờ
tầu, anh ta
chưa từng
biết đất Bắc, chưa từng biết Hà Nội, nhưng lại quá mê nó, qua một
Nhất
Linh, một Thạch Lam, thí
dụ].
Sự
kiện viết cho ta là gì,
theo quẻ bói mu rùa, và qua những sự kiện tiếp nối như trên, đúng ra là
sẽ
"thuận buồm xuôi gió" [chữ của HNH], nếu gặp một người có tâm địa khá
hơn.
Thế
mà hư hết! Người tính không
bằng Trời tính! Ôi, Trời hại Gấu, Trời hại Gấu, than như Khổng Phu Tử!
*
Có
thể, có độc giả thắc mắc,
sự kiện Hoặc Ngữ [khui mấy từ Gấu dịch sai], thì ghê gớm chi đâu, mà
đến mức
giơ tay, ngửa cổ, ngửa mặt lên trời, than như Khổng Tử, đạo Mít từ nay
kể như
mạt, một hai nằng nặc, Gấu chả, Gấu chả…
thèm viết cho ta là gì nữa? (1)
*
Vẫn
chuyện một nửa linh hồn.
Bạn
quí của Gấu, danh tiếng
nổi hơn Gấu nhiều, [cũng ra vẻ khiêm tốn: Gấu ‘cũng’ nổi tiếng, nhưng
bạn Gấu
nổi hơn Gấu nhiều, bạn quí mà!], Tổng của Tổng [tổng bí thư, tổng biên
tập, tổng
thư ký], Chủ của Chủ [chủ bút, chủ nhiệm, chủ báo], một Đại Học Mẽo
nghe đại
danh, bèn mời làm giáo sư thỉnh giảng [?] môn văn chương Mít [?], do
bận bịu
quá, mail hỏi Gấu, mày có ideas gì cho tao mượn một ít, Gấu bèn cao
giọng bàn
về những khởi đầu của văn chương hải ngoại.
Nó
tuy chẳng ra gì, những có
tới ba bốn khởi đầu: Một, là thời của VP, một mình một chợ, với trách
nhiệm
khổng lồ, cứu một nền văn chương bị bức tử. Hai, văn chương vượt biển.
Ba, văn
chương hội nhập… Nhưng phải đến khi có những nhà văn Bắc Kít từ bỏ
thiên đường
Bắc Kít Mác Xít [toàn những Kít Kít không à!], thì mới coi là khởi đầu
thứ nhất
"nhất" của nó!
Bởi
vậy, khi thấy ta là gì
xuất hiện, được một nữ văn sĩ nổi đình nổi đám như thế, chủ trì, thì
phải mừng
đến chảy nước mắt ra chứ: Ba bốn chục năm mới có ngày này!
*
(1)
Như đã tường trình, vụ Hoặc
Ngữ xẩy ra khi Gấu đang về Việt Nam,
Gấu Cái phôn, nói, "ta là gì" gửi một bài viết, phê bình, mi dịch sai.
Gấu trả lời,
để về nhà tính, nói lại với họ như vậy.
Ta
là gì sau đó, mail cho biết,
không thể chờ được, vì mất “thời gian tính”, mất “hot”…. đại khái như
vậy, Gấu không
nhớ rõ.
Thì
cũng được thôi. Tuy nhiên
vấn đề là, Hoặc Ngữ là ai?
Lúc
đó, Gấu chưa hề biết Hoặc
Ngữ là cây viết nổi tiếng Hoàng Ngọc Tuấn, chính vì vậy, khi về nhà, đã
trả lời
trên Tin Văn, một phần, ông ta hỏi [qua tên Hoặc Ngữ], rất đàng hoàng.
Gấu có
lệ, tự đặt ra cho mình, không trả lời những câu hỏi của một nhà văn đã
có tên tuổi, nếu xét thấy có vấn đề.
Bởi
vì, với bạn văn, chỉ khi
nào rất cần, mới phải đưa nhau lên mặt báo, mặt net. Những câu hỏi của
Hoàng Ngọc
Tuấn, ông thừa sức mail cho Gấu, chỉ cho những chỗ sai, như Gấu đã từng
làm với
rất nhiều bạn văn, nhất là, khi trang net của mấy ông đó, [Tiền Vệ, khi
còn là báo] Gấu xung phong viết bài
đầu tiên, khi vừa mới ra mắt. Tại sao lại dùng tên Hoặc Ngữ để hỏi?
Vấn
đề thứ nhì, Hoàng Ngọc Tuấn,
trước đó, đã từng chất chính Hoàng Ngọc Hiến, tố ông này ngụy tạo tài
liệu.
Trong vụ này, ông ta có thể mail cho Hoàng Ngọc Hiến để yêu cầu giải
thích. Nhưng
ông ta không làm như vậy.
Sau
này, qua ta là gì cho biết,
đã hỏi, và Hoàng Ngọc Tuấn yêu cầu, cho
sử dụng tên Hoặc Ngữ.
Đúng
ra, phải dùng tên Hoàng
Ngọc Tuấn.
Nếu
dùng tên Hoàng Ngọc Tuấn,
thì Gấu không trả lời. Không biết ông ta có tiên liệu điều này?
Nếu
“ta là gì” không yêu cầu được
Hoàng Ngọc Tuấn sử dụng tên của ông, thay vì tên Hoặc Ngữ, thì nguyên
tắc, không
đăng bài.
Bởi
vì, một diễn đàn như vậy,
không thể sử dụng một cái tên mơ hồ như thế, để chất chính một người
viết đã có
chút tên tuổi.
Bản
thân Gấu, sở dĩ phải dùng
đến tên Nguyễn Quốc Trụ, chính là vì như vậy. Khi chất chính người
khác, tốt nhất
là dùng tên thật, như là phép lịch sự tối thiểu.
Sau
khi Gấu trả lời, ông ta mới
cho biết, ông là Hoàng Ngọc Tuấn, và cho biết thêm tên Hoặc Ngữ được sử
dụng
cho những vấn đề liên quan đến dịch thuật.
Nhưng
trong vụ Hoàng Ngọc Hiến,
ông ta sử dụng tên Hoàng Ngọc Tuấn, cũng liên quan tới dịch thuật.
*
Note: V/v một số bài liên quan, xin bấm folder Potin trên đầu trang Tin
Văn.
*
Khi tôi viết thư yêu cầu Phạm
Thị Hoài cho biết lý do từ chối không đăng bài của tôi thì nhà văn này
cho biết
bài của tôi “thiếu chất lượng và thiếu những tiêu chuẩn tối thiểu.”
Trước đây
thì không. Diễn đàn Talawas đã đăng nhiều bài viết của tôi.
NVL [DVC online]
Đây là một câu văn
'warning'
của NVL [nhờ DN 'gà'], theo Gấu:
Trước
đây tôi đã từng viết
nhiều bài cho 'ta là gì'. Bây giờ, tôi 'thiếu chất lượng...' nên bị từ
chối,
vậy xin cảnh cáo tới tất cả những ai còn phục vụ 'ta là gì'.
Người
Việt mình nói, gieo gió
thì gặt bão.
Chưa từng có bà chủ báo nào cạn tầu ráo máng với cộng tác viên,
như bà này. NQT
*
Có
những câu văn ám
ảnh suốt
đời, và bạn bắt buộc phải bị nó ám ảnh suốt đời như thế, thì đến chót
đời, mới
có được ân huệ, là hiểu nó.
Cái
câu mà Gấu bị ám ảnh
khủng khiếp, ngay từ thưở mới tập tành, là câu của Dostoevsky, cái đẹp
sẽ cứu
chuộc thế giới.
Chỉ
đến khi về già, ra được
ngoài này, được đọc Brodsky, khi nghe ông phán, “mỹ là mẹ của đức
hạnh", thoạt đầu, nghe ức anh ách, nhưng khi đối chiếu với câu của Dos,
thì mới ngộ ra!
Hai
câu phán, câu
của Dos, như thần chú, câu của Brodsky, nghe nghịch lỗ tai, vậy
mà bổ
túc cho nhau, thế mới ly kỳ!
*
Bị
ám ảnh, bị
hành hạ.
Hồi
trung học, mê toán quá,
mỗi lần gặp bài toán bí, nó hành Gấu khủng khiếp, vào tận giấc ngủ, và
chính
trong khi ngủ như thế, Gấu tìm ra cách giải.
Gấu
đã kể vụ này hình như
cũng vài lần rồi, và liên hệ nó với “Những kẻ mộng du” của Koestler,
trong đó,
ông cho rằng, những nhà bác học tìm ra chân lý, khi đang mộng du, và
Gấu suy
ra, chỉ một khi bạn bị hành hạ tới chỉ, thì chân lý mới bật ra!
Cùng sinh biến,
cùng tắc thông, là vậy!
Cái
đang hành hạ tới chỉ dân
Mít, là hậu quả khốn kiếp của cuộc chiến?
*
Cái
kỷ niệm tuyệt vời nhất, là
thời gian học Đệ Nhị, làm toán hình học, bị một bài toán quỹ tích hành,
và
trong giấc ngủ, Gấu mơ thấy cái hình tam giác quay một góc, rồi bị đẩy
tới một
quãng, và giật mình thức giấc, la lớn "ơ ra kìa", chạy vội đến bàn học:
quĩ tích
của cái hình tam giác đồng dạng đó, gồm phép quay + phép vị tự!
Tuyệt,
tuyệt!
Mới
đây, gặp lại bạn C, lần ông
anh mất, nghe bạn mình kể, cũng đã từng được hưởng cái thú trên!
*
Ui chao, giá mà ngủ, mơ một phát, giải được bài toán con bọ VC, thì mới
sướng làm sao!
*
Walter Benjamin cũng đã từng mơ gặp con bọ của Kafka, giật mình tỉnh
dậy, và hiểu ra một điều, hiện tượng biến thành bọ, chỉ xẩy ra ở trong
nhà của mình, không thể ở chỗ khác.
Theo nghĩa đó, mấy thằng bỏ chạy, không làm sao mơ gặp bọ được!
*
Còn cái kỷ niệm, nhờ nó, gặp
BHD mà chẳng xứng đáng ghi vô gia phả dòng họ Nguyễn sao?
Hồi
đó, ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận.
Bữa đó, ông anh vợ hụt vô thăm bạn Uyển. Ông này, chắc là đã nghe giang
hồ đồn đại,
thằng cha Gấu giỏi Toán lắm, và ngay lần đầu gặp, bèn đưa ra một bài
toán,
nhờ
giải giùm. Không biết ông ta lấy ở đâu ra, chắc bài toán đang
làm ông đau đầu.
Bài toán thuộc chương trình Đệ Tam, mà Gấu lại không học Đệ Tam.
Đậu Trung học, khóa hai, theo đám bạn bè cùng học như NKL xúi bẩy, bỏ
luôn năm Đệ Tam, lên Đệ Nhị, cuối năm thi Tú Tài I, đậu liền khoá
đầu.
Đám
bạn, do đậu trung học khoá
đầu, ba tháng hè học Đệ Tam, theo kiểu học rút [gọn].
Gấu bèn tự
biên tự diễn,
mượn cours, mượn sách tự học.
Gặp
bài toán hắc búa, Gấu mầy mò coi lại cours Đệ Tam, giải được, đến nhà
đưa cho ông anh vợ hụt,
không gặp,
đưa cho bà mẹ vợ hụt.
Bà ngạc nhiên lắm, Gấu còn nhớ rõ, bà không thể tin, có thằng
lại giỏi hơn con trai của bà!
Đúng lúc đó, một cô bé đen thui, ốm nhom ốm nhách,
có chiếc răng khểnh, có đôi mắt cực kỳ thông minh, cực kỳ buồn, từ đâu
chạy về,
Gấu vừa nhìn thấy, là nghĩ ngay đến Hà Nội!
Ui
chao Hà Nội đây rồi! Đúng
là Hà Nội của Gấu!
Quái
đản thật.
Quá nhớ Hà Nội,
vừa thấy cô bé con, là "ơ ra kià" liền!
Vừa nhìn thấy cô bé một cái, là Gấu hiểu ra liền, mất mấy ngày cực nhọc
giải cho ra bài toán, nhờ vậy mà được thưởng!
Thái độ của bà chủ quán làm
Gấu nhớ tới ông bạn KT, chủ tờ HL, nay đã bị người khác chôm mất.
Ông này cũng hách lắm. Tự
nghĩ mình là kẻ ban ân huệ tới cho những người viết, người cộng sự.
Quái đản thật.
Gửi bài cho ông, mà lỡ muốn
sửa một tí, rồi gửi lại, là bị ông chửi liền, lần sau đừng làm phiền
tôi. Hãy
sửa chán sửa chê đi, rồi hãy gửi!
Ông này hách đến nỗi, chửi
luôn cả người cộng tác, mà cũng không biết, mình chửi họ, vì ngu dốt
quá, thế
mới thảm.
Ông viết:
Từ lúc HL ra đời đến nay,
mười một năm, chúng tôi đã cố gắng không để tờ báo rơi vào tình trạng
thù tạc,
tung hứng, hoặc "bị đăng" bài của các tác giả. Chính vì vậy, HL mất
đi một số văn hữu cộng tác. Phàm, hầu hết các nhà văn nhà thơ, thành
danh, hoặc
nghĩ rằng mình đã thành danh, gửi bài đến các tòa báo, đều mặc nhiên
cho rằng
các chủ biên phải có bổn phận sử dụng! Riêng HL, từng nhiều lần không
làm tròn
"bổn phận", khi nhận thấy những bài viết ấy chưa đạt yêu cầu mong
muốn. Tôn chỉ của chúng tôi: chỉ đăng những gì xứng đáng đăng. Nếu buộc
phải
chọn lựa một bài viết tệ của một tên tuổi lớn và một bài viết giá trị
của một
ngòi bút vô danh, chúng tôi chọn người thứ hai. Trình bày rõ với ông
như thế,
nhằm mục đích nhấn mạnh, một lần nữa, chủ trương của chúng tôi: chỉ
đăng bài do
giá trị tự thân của bài, chứ không đăng bài vì "bị đăng", vì "vị
nể".
Thư độc
giả HL
Ông viết
như thế, bất cứ một
người viết nào có tí tên tuổi, đều sợ bị thay thế bằng một ngòi bút vô
danh.
Tương tự, sau cú NVL, ông
nào, bà nào viết cho “ta là gì” cũng nơm nớp sợ, một buổi sáng đẹp
trời, nhận
được mail: Bài thiếu tiêu chuẩn, không đủ kích thước!
Một ông i tờ rít như KT, thì
dựa trên tiêu chuẩn nào, để phán, bài viết chưa đạt yêu cầu?
Tất cả những tác giả, nhờ HL
mà thành danh, thì đều có mùi sex. Cái này thì KT rất rành! Đó là sự
thực.
Hoặc viết thật bạo. Như Trần
Vũ chẳng hạn.
*
Nói đến sex, KT là bậc thầy!
Anh viết sex, đạt đến vô thức, thế mới ghê!
Truyện Có yêu em không, phải
nói là số 1, khó có ai viết hơn. Chính KT, khi viết nó, là cũng trong
tình
trạng nhập đồng.
*
Tôi
đọc truyện ngắn Có Yêu Em
Không của Khánh Trường ở trong trại cấm Sikiew, Thái Lan, trong lúc chờ
kết quả
thanh lọc. Chấn động do nó gây nên, sau này phải nhớ lại, tôi thấy
chẳng khác,
nếu phải so với lần đầu tiên được nghe
bản Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, của Phạm Duy, thời gian ở trong trại
cải tạo,
nghĩa là người nghe lần đầu, là tôi đó, đã có một khoảng cách thật xa
với lúc
bản nhạc ra đời.
Tôi vẫn thường nghĩ, có những
tác phẩm, nó như không chịu gặp bạn ngay, vì nó biết rằng, gặp ngay là
hỏng!
Bản Ngày Mai Đi Nhận Xác
Chồng là vậy đối với tôi. Như thể nó được Phạm Duy sáng tác, để dành
riêng cho
tôi, bao nhiêu năm tháng sau, khi cuộc chiến đã chấm dứt, để cho tôi
gặp nó,
bản nhạc, ở trong một trại tù ở miền nam. Tôi nhắc lại, phải là một
trại tù, ở
miền nam, có thể cũng không xa lắm, cái nơi mà người vợ đã từng tới, để
nhận
xác chồng.
Có thể, bởi vì tôi đã ở có
lần đi nhận xác thằng em trai, tử trận tại Sóc Trăng, trước Mậu Thân
một năm.
Bất thình lình, giữa chốn lao
tù không biết ngày nào về, bản nhạc cất lên, và nó làm tôi sống lại
những ngày
tháng cay nghiệt, thê lương đó....
Như một "dấu báo",
cho riêng tôi, truyện ngắn KT, Có Yêu Em Không, bản nhạc Phạm Duy, Ngày
Mai Đi
Nhận Xác Chồng, những sự kiện riêng rẽ chẳng liên quan gì tới nhau đó,
lạ một
điều, chúng quyện vào với nhau, xung quanh cái chết của đứa em trai. Sự
kiện
"giả tưởng", trung tâm truyện ngắn KT, cái xen xẩy ra ở trên gác xép,
bên dưới đèn nhang khấn bái chung quanh chiếc hòm của người chết đó, đã
thực sự
xẩy ra, tuy không ngay bên cạnh chiếc hòm của thằng em trai tại nhà hội
thị xã
Sóc Trăng, nhưng cũng cách đó chẳng xa, giữa một số sĩ quan bạn bè của
thằng
em, và mấy cô gái làng chơi, sau này tôi được nghe kể lại, từ một người
bạn,
cũng sĩ quan, đã cùng đi với tôi, xuống nhận xác thằng em.
Lần về, trong khi tôi theo
chiếc C130 về Sài Gòn cùng xác thằng em, cô bạn gái của nó, bà mẹ của
cô gái,
anh bạn đi xe đò trở về Cần Thơ, là nơi đơn vị anh đang đóng quân,
chiếc xe đò
đi trước xe anh bị mìn. Sau này, anh vẫn tự hỏi, hay là thằng Sĩ đã
"xúi" tao đừng nhảy lên chuyến xe đầu tiên?
Một cách nào đó, nó còn liên
quan tới sự kiện giả tưởng ở trong cuốn tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn,
của Garcia
Marquez. Bạn có nhớ cái xen làm tình giữa hai kẻ cùng huyết thống, trên
chiếc
võng, và bao nhiêu mồ hôi, tinh khí , máu trinh... chưa kịp rớt xuống
sàn nhà,
là đã bị những sợi võng nóng bỏng nuốt sạch, rồi bạn tưởng tượng ra cái
cảnh ở
trên gác xép trong truyện ngắn KT, và làm một cú so sánh, thì sẽ thấy,
cảnh ở
trong truyện KT hung bạo gấp mấy lần của Garcia Marquez:
Hãy tưởng tượng những máu lệ, những sung
sướng, đau khổ, những rên xiết quằn quại của cặp trai gái... bị những
tiếng cầu
kinh, những sợi nhang khói nuốt sạch, không để lại một chút nào cho cái
cuộc
chiến khốn kiếp đó!
Trong những truyện ngắn hay
nhất thế giới, có một, của Nhật, kể câu chuyện, một anh chàng sinh ra,
lớn lên
học hành thành tài, ra đời, lấy vợ, đẻ con, sống [ngu ngốc] cái cuộc
đời đầy
những hạnh phúc [ngu ngốc] như thế đó, bỗng một bữa, trên đường đi làm,
động
đất [hình như vậy], phải chạy vội vào một ổ tạm trú. Ở đó, anh gặp một
đứa con
gái, dơ dáy, bẩn thỉu, thuộc loại ăn xin ăn mày trong thành phố. Trong
khi chờ
chết, cả hai "hì hục, hăm hở, mê mải.... làm tình" và cho tới lúc đó,
anh đàn ông mới hiểu ra được "làm tình" nghĩa là gì, hạnh phúc nghĩa
là gì.
Tôi nghĩ, truyện ngắn Có Yêu
Em Không của KT có cái mùi vị hạnh phúc tương tự.
Cho dù là được viết ở hải
ngoại, nhưng Có Yêu Em Không là cũng từ những năm tháng đó mà ra.
Thành thử cái tay "gì
đó" dịch ra tiếng Tây, đọc không được!
Đọc không được, làm sao dám
dịch?
Vậy mà còn dám dịch, những
"của quí" như của DTH?
Có những giây phút, những
thời điểm "lịch sử" giầu có vô cùng. Khi phải nhìn lại lịch sử văn
học miền nam - lịch sử của đám chúng tôi! - văn học những năm 1960 quả
là giầu
có vô cùng.
Chỉ
với một vài truyện ngắn
của nó.
Nếu
đi hết biển
*
Người
xưa có lệ, phải tắm rửa
sạch sẽ, chay tịnh, cúng tế, diện bích, ăn chay trường, không gần em,
không gần
bà xã… càng lâu càng tốt, trước khi khởi đầu một công trình quan trọng,
hay tiếp
nhận một vinh dự.
Cái
sự kiện, Gấu được nghe bản
nhạc Ngày mai đi nhận xác chồng,
ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè, nó cũng
y chang như vậy.
Nghĩa
là, Gấu phải trải qua tam
tứ tai nạn, rồi mới được thưởng thức nó!
*
Ui chao, cứ nghĩ đến
việc, thảnh
thơi ngồi, viết ra quãng đời tù, mà đã sướng mê tơi rồi!
*
Hồi mồ ma tờ Phụ Nữ Diễn Đàn của Bà BT, báo
chí phỏng vấn một bà con của bà chủ quán về bí quyết bán báo, tay này
phán, độc giả của chúng tui cũng ví như cá lòng tong, và chúng tôi câu
bằng mồi 'kít'.
Ui chao không lẽ những kẻ viết cho "ta là gì", cũng bị một cái mồi gì
gì đó, quyến rũ hay sao? NQT
*
Note: Đây là vấn đề "mỹ là mẹ đạo hạnh" mà Brodsky phán.
Nửa chữ cũng thầy, cũng "không viết", là cũng nghĩa này.
Không lẽ đợi nhận được cái mail như NVL thì mới chịu ôm đầu máu, bỏ
chạy? NQT
*
Trao duyên lầm tướng cướp.
Cái số phận văn học miền nam trước 1975 mới thật là hẩm hiu.
Trao duyên lầm tướng cướp không chỉ một, mà tới hai lần!
Lần thứ nhất, với ông tiên chỉ VP. Ông lấy tiền của Mẽo để làm việc cứu
tử một nền văn học bị VC bức tử!
Rồi ông một mình một chợ, nói thật hỗn về người khác, và thật hách về
mình [cứ coi bài mở ra cuốn Tổng Quan là rõ: Tôi không xứng đáng làm
việc này, nhưng còn ai đâu, ngoài… tôi ?], phạng túi bụi đám ST, tất cả
đều ở trong tù VC, trừ Mai Thảo thoát. Nào tối tăm, nào hũ nút, nào õng
ẹo….
Lần này, tưởng khá hơn, nhưng sợ còn tệ hơn.
Nhưng số phận của một miền đất chưa khá, làm sao nó khá?
Xìn chấm dứt bài viết. NQT
Bài
đọc thêm: Cái Lỗ
Hổng
Tôi
không dám cãi với bà rằng ông tây bà đầm người
Đức hơn dân Mít ta nhiều lắm, ta lại càng thua họ ở chỗ chưa bao giờ có
gan nhét cả 6 triệu người Do Thái vào lò Auschwitz đốt cho chết lấy
xương tro làm phân bón, lấy da người làm chụp đèn ngủ, ta cũng muôn đời
cũng chẳng bén gót họ khi họ gây ra hai cuộc đại thế chiến giết chết
một phần tư nhân loại.
Note:
Đức
giết Do Thái, còn Mít giết Mít.
Không
nhét 6 triệu vào Lò Thiêu,
thì nhét cả Miền Nam vào Lò Cải Tạo Sĩ Quan Ngụy, Tư Sản Mại Bản, Kinh
Tế Mới....
Chưa
biết Mèo nào cắn Mỉu nào.
Sau
Lò Thiêu, Đức quốc sống lại.
Còn
Mít, biết đến bao giờ? NQT
|
|