*
 


— Hừm! Thời nay tục nay như thế rồi đi tới đâu?
— Tới thơ trí tuệ.
— Bạn nghĩ vậy thật đấy à?
— Không nghĩ vậy không xong. Một mặt bạn, chính bạn, bảo rằng thơ dịch bây giờ xuất hiện trên khắp tạp chí văn nghệ các nước; một mặt tôi nhớ ông Nguyễn Hưng Quốc có lần cũng nhận thấy bây giờ nhiều thơ trí tuệ. Người nào cũng đúng cả. Tôi chỉ thêm vào một ý kiến: E giữa hai sự việc có mối liên hệ. Bạn nghĩ coi: Khi bạn sống giữa một thời đại mà các đại danh gia quốc tế, các con đại bàng trên đỉnh Thi Sơn (Parnasse), các thi hào thi bá tiền tiến nhất của thế kỷ đều trao gửi đến ta toàn thơ xương cả thì ai còn lòng nào ngó ngàng tới chất thịt của thơ nữa. Trăm trường hợp như một: thơ các vĩ nhân dịch ra đều chỉ còn trơ cái ý thơ thôi. Thơ như thế đang thành công lớn; họa có điên mới làm khác.

Võ Phiến - Thơ dịch

Reason and Rose

Adam Zagajewski

Nhưng có lẽ, ý nghĩa sâu xa nhất của thái độ chính trị của Milosz thì nằm ở một nơi nào đó; theo gót những bước chân của Simone Weil vĩ đại, ông mở ra cho mình một kiểu suy nghĩ, nối liền đam mê siêu hình với sự nhủ lòng, trước số phận của một con người bình thường.

Tuyệt!

Milosz, giống như Cavafy hay Auden, thuộc dòng những thi sĩ mà thơ ca của họ dậy lên mùi hương của trí tuệ chứ không phải mùi hương của những bông hồng.

Nhưng Milosz hiểu từ trí tuệ, reason, intellect, theo nghĩa thời trung cổ, có thể nói, theo nghĩa “Thomistic” [nói theo kiểu ẩn dụ, lẽ dĩ nhiên]. Điều này có nghĩa là, ông hiểu nó theo một đường hướng trước khi xẩy ra cuộc chia ly đoạn tuyệt lớn, nó cắt ra, một bên là, sự thông minh, trí tuệ của những nhà duy lý, còn bên kia là của sự tưởng tượng, và sự thông minh, trí tuệ của những nghệ sĩ, những người không thường xuyên tìm sự trú ẩn ở trong sự phi lý, irrationality.

Thơ trí tuệ vs Thơ tình cảm

Tháng Mấy 

            gửi một người không quen… 

Tháng Mấy rồi, Em có biết?
tấm lịch sắp đi vào ngõ cụt
ngày không còn dông dài nói chuyện cũ
hàng cây thưa lá cho nắng và gió tự do bông đùa
chiếc xe em về đậu mỗi chiều
con đường dầy thêm với lá
rung rúc còi tàu không tìm được sân ga
những ngôi nhà nhả khói
và đêm về thắp đèn

Tháng Mấy rồi, Em có biết?
chạy luống cuống những buổi sáng muộn
ngày se lạnh no tròn hạt sương sớm
đọng trên mái tóc
nụ hôn sâu trong đêm
những đổ vỡ chảy dài theo cuốn lịch
mất tích

Tháng Mấy rồi, Em có biết?
con sông ngưng chảy
nheo mắt qua những xa lộ
nhịp thở chậm
Rồi buổi chiều cuối năm sẽ đến
ai bấm chuông cửa vào giữa đêm
tuyết chắc chắn sẽ rơi
và trời sẽ lạnh vô cùng
Tháng Mấy rồi sẽ qua
Vẫn còn một người đợi em

Đài Sử

GCC lèm bèm: Gấu mê nhất bài thơ này, của tác giả. Chữ dùng tuyệt. Tình cảm đầy, nhưng giấu thật kín.
Làm nhớ tới ý thơ Lão Tử, thánh [thi cũng được] nhân, thật bất nhân.
Coi loài người như ‘sô cẩu’.
Mặt lạnh như tiền, nhưng trái tim thì nóng bỏng!

Đẩy tới cực điểm ra ý của Kafka:
In the duel between you and the world, back the world.
Trong trận đấu sinh tử tay đôi giữa bạn và thế giới
[tha nhân, như GCC hiểu],
hãy hỗ trợ thế giới
[Hãy đâm vào sau lưng bạn].

Bạn đọc TV bi giờ chắc là hiểu ra tại làm sao, Gấu nằm dưới chân tượng Quan Công, tỉnh dậy, bò xuống sông Mekong tắm 1 phát, thấy cái xác của Gấu trôi qua!
Hà, hà!
Xạo tổ cha!
Già rồi mà nói dóc quá xá!

*

Mé sau Chùa Long Vân, Parsé.
Gấu nằm ngủ trưa dưới tượng Quan Công.
Dậy, xuống mé sông Mekong tắm.

Buổi sáng ra biển
thấy mặt trời
thấy đảo
thấy thuyền
cất một mẻ lưới buồn
rồi đi.

08.2009, Cửa Lò

Cái tay [Zagajewski] vinh danh Milosz, khi ông mất, mới thật tuyệt. Cũng nói về cái chất tôn giáo ở nơi ông, nhưng không chỉ có thế, mà còn lần ra cái gốc trí tuệ ở nơi ông, có liên can tới chất tôn giáo.

Đọc bài này, Gấu mới nhận ra, tại làm sao dòng thơ TTT không có hậu duệ:
Nhà thơ nhà văn Mít của chúng ta quá thiếu chất trí tuệ, và quá dư chất tình cảm, và chẳng có một tí ti, chất tôn giáo. (1)
Trừ một ông, đã chết, vì bịnh cùi.

Thơ Mít, có ông, [có ông con khỉ, cả một lũ] cả 1 đời chỉ làm thơ... tình cảm, nghĩa là, tán gái.
Hoàng Cầm bị Ðảng bắt, sợ quá, [chưa hẳn là sợ chết], viết tự kiểm, xin tha, để được về nhà làm thơ tán gái, đi tìm lá diêu bông cho chị gái, em gái.

Thà rằng thế.

Bởi vì một khi không làm thơ tán gái, thì lại làm thơ cách mạng.
Làm thơ tán gái thịt chỉ 1 em, làm thơ cách mạng thịt cả một dân tộc. 

Về những đạo hạnh của sự không trung thành trong dịch thuật

Borges thực tập nhiều và lên lý thuyết về dịch:
Theo ông, mọi văn chương đều bật ra hoạt động này. Ông đặt lại mối tương quan giữa trung thành [fidélité] và giả nguyên tác [pseudo-original].
Borges viết ba bài “lý thuyết” về dịch thuật. “Hai cách, manière, dịch”,1929, “Những bản dịch Homère”, 1932, và “Những dịch giả Ngàn lẻ một đêm” 1935; cùng lúc ông đi một đường sáng tác để hoành dương lý thuyết dịch của mình, qua tác phẩm, “Pierre Ménard, tác giả của Quichotte
Theo Borges, chỉ có những bản nháp, không thể nào có bản văn chung quyết. Cái gọi là bản chung quyết, nếu có, thì là do tôn giáo, hay mệt mỏi: L’idée de “texte définitif” ne rélève que de la religion ou de la fatigue.
Với Borges, viết, lại viết, récrire, dịch, về mặt thực hành, thì chỉ là một, pratiquement une seule et même chose.

*

Cái “slogan”, "băng rôn", "Tiểu thuyết và văn chương Võ Phiến" của bạn quí, thấy sao kỳ kỳ, như thể tiểu thuyết VP và văn chương VP là hai cõi riêng.
Có vẻ như bạn quí muốn nhấn mạnh đến cõi tiểu thuyết của VP, so với cái còn lại.

Theo GCC, cõi bảnh nhất của VP, là truyện ngắn. Thành ra bài viết của Gấu: Thế giới truyện ngắn VP.
Để bổ sung cho bài của Gấu, NMG bèn đi bài Thế giới của Bốn Thôi.
Cái tít nói lên tất cả.
Tuyệt!

[Note: bài viết của NMG thấy ghi: Qui Nhơn, đêm 16.9.73. Không biết ông có đọc bài viết của Gấu trước đó, Thế giới truyện ngắn VP, 1969, hay chỉ là trùng hợp, hay, bổ túc ?]

GCC sẽ post bài của ông chủ chi địa một thời của Gấu.

Trong khi chờ đợi, Gấu đi 1 đường cảm khái, nhân đọc bài viết của Phan Lạc Phúc về Võ Phiến.
Cái nổi nhất của PLP, là cái tình người, chất nhân hậu trong văn ông. Ông chưa có được 1 cõi văn riêng, nhưng lại có được 1 cách viết riêng, về bè bạn. Bài viết nào về bè bạn cũng lồ lộ cái tình của ông. Đúng là “Bè bạn Gần Xa”, như cái tít những bài viết của ông sau in thành tập.

Bài viết của PLP, khi đọc lại, thì Gấu nhớ là đọc rồi, nhờ chi tiết “Bắt Trẻ Đồng Xanh”. Nhưng nhờ đọc lại, thì mới để ý đến những nhận xét của PLP, thí dụ:
Thế giới “hay” nhất của VP là cái hốt hoảng, phân vân, bỡ ngỡ của 1 khung trời vừa mới thoát xác: đang ở trong vùng Cộng Sản, trở thành vùng Quốc Gia….

Có hai định nghĩa về nhà văn, tưởng choảng nhau, nhưng lại bổ túc cho nhau, thế mới kỳ. Nhận xét trên, của PLP ứng với định nghĩa, nhà văn là kẻ đến sau biến động. Và vế ngược của nó: Nhà văn là 1 nhà tiên tri.
Có thể nói, thế giới văn chương Võ Phiến, có được là nhờ [đến sau] hiệp định 1954.
Nhưng, bây giờ đọc câu trên, thì lại nhìn ra tính tiên tri của nó: Thế giới “thảm” nhất của, không phải VP mà là cả Miền Nam: đang ở trong vùng Quốc Gia, trở thành vùng Cộng Sản!

Một bài viết hay như thế, đầy tính văn, tính sử, tính định mệnh như thế, mà anh nhóc con hạ bút:
"đành rằng, với cách viết hờ hững…”, tôi đếch coi thằng nào ra thằng nào!

[Nguyên văn: "Ngoài ra, còn mục 'Ðọc Võ Phiến', gồm những trích đoạn từ bài viết của các nhà văn: Phan Lạc Phúc, Mai Thảo, Ðỗ Tấn, cô Phương Thảo, Huỳnh Phan Anh, Viên Linh, Nguyễn Quốc Trụ, và Nguyễn Ðình Toàn về một tác phẩm nào đó của Võ Phiến. Tất cả các bài viết này đều đã được đăng báo, đâu đó." (tr. 205).
Ðã đành, với cách viết hờ hững như thế, tôi không xem các bài viết hay các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng] (1)

Bài viết của PLP có những chi tiết thật quan trọng, cả về lịch sử lẫn văn học, liên quan tới VP. Thí dụ:
-Bài viết “Bắt Trẻ Đồng Xanh” của ông đăng lần đầu trên nhật báo Tiền Tuyến.
-Ông ký tên vào danh sách 100 nhà văn đề nghị Ngụy bãi bỏ kiểm duyệt, đến nỗi mất mẹ cái ghế Chánh Sự Vụ.

Cái danh sách, lâu rồi, Gấu thấy trên net có ai post đủ cả 100 tên, có Gấu Cà Chớn nữa, hình như vậy, để check sau.

Tuyệt nhất, là những dòng PLP viết về Bắt Trẻ Đồng Xanh:

Bài tham luận “Bắt trẻ đồng xanh” của họ Võ mà “Tiền Tuyến” có hân hạnh đăng, là một sự nhận xét hết sức tinh, toát ra từ kinh nghiệm máu xương và suy nghĩ thực tiễn sau chín năm sống dưới “ách cụ Hồ”. Không những cá nhân tôi mà cả tòa soạn ai cũng phải nhận rằng ít khi có một bài viết gọi là chống cộng một cách cốt tuỷ như thế.

Nếu không có mấy anh bạn ở trong nước tìm tòi, lục đăng, chắc chẳng bao giờ chúng ta được đọc những dòng trên, và cứ đinh ninh, chúng “chẳng có tí giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng”, như Thầy Kuốc - nhà phê bình sắc sảo nhất hải ngoại, không phải thời nào cũng có - [hờ hững] phán!

Giai đoạn sau cùng cũng có thể được coi như giai đoạn “phá huỷ” ở nơi “Võ Phiến truyện ngắn”. Đó là trường hợp của những cuốn Tạp Bút I, Tạp Bút II, Tạp Bút III,Ảo Ảnh. Hết bị bận tâm vì thời cuộc, nhà văn Võ Phiến bây giờ bị bận tâm vì chính những vấn đề của văn chương, và đặc biệt, của truyện ngắn. Ông tự hỏi phải làm sao?
Phải trung thành với thể văn truyện ngắn, có đầu, có đuôi, có biến động, có khúc mắc, hay là phải từ bỏ nó, phải tìm ra một thứ truyện ngắn mới, linh động hơn, ít bị gò bó hơn, một thứ truyện ngắn giống như “một đoạn văn chương, đoạn này tiếp đoạn khác.
Câu chuyện thì hoặc chẳng có gì hết, cho nên truyện ngắn sẽ mất đi cái vẻ khép kín, “có đầu có đuôi” của nó. Từ những ý nghĩ đó, Ảo Ảnh Tạp Bút lần lượt xuất hiện. Cực điểm của loại này theo tôi là tập Ảo Ảnh. Phù Thế đã để lộ ra những sa sút, những dễ dãi buông thả của nhà văn Võ Phiến. Phù Thế, ngoài truyện Đêm Trăng được sáng tác khoảng năm 1960, những truyện ngắn, giống như trong Ảo Ảnh, đã được tác giả đặt tên là đoản văn, gồm có: Một ngày để tuỳ nghi, Một chỗ thật là tịch mịch, Thân Xác, Lúc Dừng Nghỉ, Chim và Rắn, tất cả những truyện ngắn đều biểu lộ cùng một vẻ “snob”.
NQT: Thế giới truyện ngắn Võ Phiến

Bài của Gấu, về Võ Phiến, đọc lại, thì lại nhận ra tính tiên tri văn tài của VP, sau 1975, nhờ chữ "snob".
Cái gọi là “xì-nốp” của VP, sau này ra hải ngoại, biến thái đi, ra cái giọng viết Văn Học Tổng Quan của ông:
Một “ai điếu”, thay vì “cứu tử”, một nền văn học Miền Nam.
Nhìn rộng ra, đây là giọng văn – ai điếu - của tất cả những nhà văn Miền Nam may mắn đi thoát, ngay những ngày đầu.

Từ ‘ai điếu” này, phải là 1 nhà thơ lưu vong Nobel như Brodsky, đi là đi một lèo đếch thèm nhìn lại, phán ra, thì mới "đi hết được" ý nghĩa của nó:

Bài Brodsky giới thiệu tập thơ Akhmatova, quả là thần sầu, với ai chưa biết, nhưng ít ra với GCC. Đọc 1 phát là GCC ngộ ra tình bạn quí của những đấng bạn quí dành cho Anh Cu Gấu, trong bao nhiêu năm trời, trước 1975 làm đệ tử Cô Ba, và sau 1975, làm tên viết muớn trước Bưu Điện Sài Gòn, hay tù đầy nơi Trại Tù VC, và, quá thế nữa, khi ra được hải ngoại, đọc "cái gọi là" Văn Học Miền Nam kéo dài, GCC ngộ ra, bài viết của Brodsky còn “tiên tri” mọi thái độ đối xử của những đấng nhà văn nhà thơ Mít chạy thoát VC ngay những ngày đầu sau 30 Tháng Tư 1975: 

As a theme, death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is frequently used to exercise self-pity or for metaphysical trips that denote the subconscious superiority of survivor over victim, of majority (of the alive) over minority (of the dead).

Joseph Brodsky:  Anna Akhmatova Poems' Introduction. 

Như một đề tài, cái chết là “lửa thử vàng”, một thứ thuốc thử đạo hạnh của một nhà thơ. Cái giọng 'tưởng niệm', cái dòng văn chương ‘ai điếu’, thường được sử dụng để thực tập sự tự thương thân trách phận, hay là trong những chuyến đi siêu hình làm bật ra tính ưu việt tiềm ẩn của kẻ sống sót đối với nạn nhân, của đa số (người sống) đối với thiểu số (ngưòi chết).

Đinh ninh nhóm Sáng Tạo, trừ Mai Thảo, đều đã, hoặc đang, hoặc sẽ chết, phải chết, trong Trại Tù VC, VHTQ của VP mới có giọng dè bỉu, khinh khi, miệt thị, đố kỵ...  khi viết về họ.

Cũng thế, Mai Thảo mới “lầm” TTT, với một anh thợ sắp chữ, và anh này còn hỗn láo dám hỏi xin ông một điếu thuốc lá! (1)

Sự kiện khui cái mỏ văn học Miền Nam cũ, của "mấy bạn văn VC", quả là tuyệt vời.
Chẳng khác gì vụ Gấu khui ra cái mỏ phim cũ ở Passage Eden, Toronto!
Sắp đi xa, mà được đọc những trang TSVC, mà chẳng sướng “đủ” 1 đời sao!

Tks All

Trên net cũng đang có cú "đi tìm thời gian đã mất", bằng những hình ảnh Sài Gòn xưa.

NQT


 [trích nhật báo Tiền Tuyến, 12.1969]

Viết lớn là ngồi xổm lên công chúng. Bởi chưng cơn đau đẻ của nó là từ trong xương trong tuỷ mà ra.
[Much great writing has no need of the public dimension. Its agony comes from within].
Salman Rushdie: Ghi về Viết và Nước.


Không hiểu sao, Gấu vẫn đinh ninh, mình chỉ được Ông Giời cho sống tới tuổi  70.
Sau 70, tất cả là dư thừa, cái giọng văn mất dậy của Gấu, có, là từ sau 70!
NQT

Mơ ước của Gấu, những ngày “bonus” của đời mình, sẽ dành cho Thơ.
Vậy mà không thể.
Bạn thấy đấy: Dạy cho lũ mất dậy quan trọng hơn nhiều, so với... Thơ!

Bất giác “liên tưởng” tới 1 truyện ngắn của Thụy Vũ, về một bà ăn chay, niệm Phật suốt đời, tới khi hấp hối, bèn thèm một muỗng nước mắm.
Thân nhân lắc đầu, ma quỷ quyến rũ đấy, cho nếm... mùi trần, là uổng 1 đời tu!
Ui chao đúng chuyện…. Gấu, chỉ khác khúc chót, Gấu chơi liền!
Hà, hà!
Nhưng, không hiểu với tu sĩ [hay cư sĩ?] họ Trần, thì sao? Liệu ông cũng chơi muỗng nước mắm, và bèn đi 1 nước về với VC?
Lại, hà, hà!

Writing a story, you may need aspirations and skills of your own, but writing a dissertation you need supports from many people. As an amateur writer who switched to write research paper, I have come to realize that a dissertation is not the work of one person, but rather a collaboration.
TKD website

GCC tò mò vô trang net của TKD, đọc được đoạn trên, trong lời cám ơn của ông, trong 1 bài viết về chiến tranh Việt Nam.
Theo GCC, một nhận định như trên về dissertation, hay essay, nhảm.
Đây là cách hiểu của mấy đấng chuyên viết phiếm, cóp, copy & paste tưới bài viết của người khác: collaboration mà!
Viết essay hay dissertation, theo Gấu, cần, không chỉ aspirations, skills… gì gì đó, mà còn cần “cái gọi là” sáng tạo.
Thiếu nó, thì chỉ là nhái đi nhái lại những ý đã có.
Có “hát nhép” thì cũng có.... “viết nhép”!
Chính vì thế mà Roland Barthes đã làm thịt, khai tử “tác giả”, trong Cái Chết Của Tác Giả, thứ tác giả sống tầm gửi trên chữ nghĩa của người.
Thú thực Gấu chưa đọc được 1 bài nào của TKD mà thấy có 1 ý mới, và bây giờ, đọc khúc trên thì mới ngộ ra. Ông đâu có....  viết?

Sau đây là kinh nghiệm cá nhân, riêng tư của Gấu Gà Chớn, khi viết 1 bài tạp ghi. Gấu không coi đó là 1 bài “dissertation” hay “essay”, nhưng, ngay cả viết 1 bài tạp nhạp, thổ tả, như thế, thì cũng phải có 1 cái gì của riêng mình, và chính vì nó mà mình viết.

V/v  Collaboration.

Khi cuốn Sau Babel của tôi xuất bản lần đầu tiên, có một bài điểm sách do một nhà ngôn ngữ kiệt xuất, bây giờ ông ta già rồi, nhưng vẫn còn sống, và là một người mà tôi hết sức kính trọng: vị tiên chỉ trong làng quan viên (the high priest of the mandarins). "After Babel là một cuốn sách tồi", bài điểm sách bắt đầu, "nhưng than ôi, đây là một cuốn sách cổ điển." Thế là tôi viết thư cho ông ta, nói, chưa có một bài điểm sách nào vinh danh tôi hơn thế, nhất là cái từ ‘than ôi’ mà ông phải ép lòng nói ra, thật là tuyệt vời. Tôi có thể sống với nó. Ông ta viết trả lời, một điều thật thú vị. Ông ta nói, rằng chúng ta đã đạt tới điểm mà không một cá nhân lẻ loi nào có thể bao trùm toàn thể bộ môn ngữ học và thi học về dịch thuật. Ông bảo, lẽ ra cuốn sách đó nên để 6, hay 7 chuyên gia phụ trách, còn ông đóng vai chủ biên. Thế là tôi viết trả lời, "Không, đừng như vậy. Mất thời giờ, phí phạm, và cuối cùng chỉ là thu gom bụi bặm trên những giá sách kỹ thuật". Tôi thích may rủi lớn. Trong cuốn sách thực sự có những lầm lẫn, có những điều không chính xác, bởi vì một cuốn sách đáng sống, là hành động của một giọng nói, hành động của đam mê, hành động của một "nhân vật" (persona). Chúng tôi bất đồng, nhẹ nhàng, nhưng thật sâu đậm. Ông ta nói, không, điều đó không thể làm được. Nó có thể làm được, cho tới Đệ Nhất Thế Chiến, nhưng sau đó, tri thức tự xé lẻ, phân hạt... đến nỗi, ngay trong địa hạt nhân văn, những cái đầu mạnh mẽ nhất cũng phải bỏ ra cả đời, chỉ để sao cho chuyên ngành của mình đúng hơn, nhiều hoặc ít, chứ đừng nói tới toàn cảnh. Đây là một bất đồng thật cơ bản. Như vậy George Orwell, thí dụ vậy, là gì, nếu không phải là một văn nhân (man of letters), hay Edmund Wilson, người mà tôi kế vị, ở tờ Người Nữu Ước, The New Yorker, cách đây 27 năm? - văn nhân ngày một thêm bị nghi ngờ.

Steiner trả lời The Paris Review

Viết nhái, viết nhép, thu gom bụi!


Cali Tháng Tám 2011

Thế giới truyện ngắn Võ Phiến
 [trích nhật báo Tiền Tuyến, 12.1969]

Có 1 vị độc giả trên Blog NL, lâu rồi, nhận xét, thằng cha Gấu này, khi viết cho talawas, rất ư là khiêm cung, chỉ đến khi ở "Trên đỉnh non Tản" - tên 1 truyện ngắn của Nguyễn Tuân - thì mới khác giọng hẳn đi.
Một nhận xét chí tình.
Gấu, chưa từng viết 1 cái gì, ở bên ngoài trang Tin Văn, mà có giọng hỗn hào, mất dậy.
[Note: GCC có thói quen, dùng "dậy", và "dạy", như nhau. Xin lỗi những ai phân biệt hai từ này]
Phải nói là từ hồi còn nhỏ, cầm cây viết, vô chốn làng văn là đã như vậy.  
Cái giọng như trên trang Tin Văn, thật sự cũng đổi khác. [Hồi này đọc TV chán rồi!]. Khi làm trang Tin Văn, Gấu có một cái “goal”, và tính nó sẽ chấm dứt vào năm Gấu Cà Chớn được bẩy bó.
Không hiểu sao, Gấu vẫn đinh ninh, mình chỉ được Ông Giời cho sống tới tuổi  70.
Sau 70, tất cả là dư thừa, cái giọng văn mất dậy của Gấu, có, là từ sau 70!
NQT

Mơ ước của Gấu, những ngày “bonus” của đời mình, sẽ dành cho Thơ.
Vậy mà không thể.
Bạn thấy đấy: Dạy cho lũ mất dậy quan trọng hơn nhiều, so với... Thơ!

 [trích nhật báo Tiền Tuyến, 12.1969]

Đọc, chỉ một "thao tác" của GCC, "chia truyện ngắn của VP ra làm ba thời kỳ", là đủ để xóa sổ cả 1 cuốn to to bố của Thầy Kuốc, về ông rồi!

Một ông nhóc con, viết về toàn những đấng đáng tuổi bố ông ta, về cả tuổi văn lẫn tuổi đời, như Phan Lạc Phúc, Viên Linh, cả Mai Thảo nữa, [bạn quí của ông nhóc], vậy mà, "đành rằng, với cách viết hờ hững…”, tôi đếch coi thằng nào ra thằng nào!

Có 1 vị độc giả trên Blog NL, lâu rồi, nhận xét, thằng cha Gấu này, khi viết cho talawas, rất ư là khiêm cung, chỉ đến khi ở "Trên đỉnh non Tản" - tên 1 truyện ngắn của Nguyễn Tuân - thì mới khác giọng hẳn đi.
Một nhận xét chí tình.
Gấu, chưa từng viết 1 cái gì, ở bên ngoài trang Tin Văn, mà có giọng hỗn hào, mất dậy.
Phải nói là từ hồi còn nhỏ, cầm cây viết, vô chốn làng văn là đã như vậy.  
Cái giọng như trên trang Tin Văn, thật sự cũng đổi khác. [Hồi này đọc TV chán rồi!]. Khi làm trang Tin Văn, Gấu có một cái “goal”, và tính nó sẽ chấm dứt vào năm Gấu Cà Chớn được bẩy bó.
Không hiểu sao, Gấu vẫn đinh ninh, mình chỉ được Ông Giời cho sống tới tuổi  70.

Sau 70, tất cả là dư thừa, cái giọng văn mất dậy của Gấu, có, là từ sau 70!

NQT

Note: Gấu phát giác, trong VHTQ, Võ Phiến bỏ qua 1 tác giả quan trọng, Trúc Sĩ, tác giả Kẽm Trống, nhân đi tìm tài liệu về ông.

Gõ Google, ra bài này này, trích đoạn:

Từ khoảng năm 1950, tức từ khi có những vụ 'dinh tề' thì văn-nghệ ở thành bùng lên, ở Hà-nội một số nhóm văn-nghệ như nhóm Thế-Kỷ (tên tờ tạp-chí của nhóm gồm Bùi Xuân Uyên, Triều Đẩu, Tạ Tỵ, ..) chống kháng-chiến dưới sự chỉ đạo của đảng cộng-sản, nhưng cũng không hợp tác với Pháp, họ đi tìm một chủ nghĩa dân-tộc khác, một cách xây dựng 'tiêu cực', qua văn thơ và báo-chí. Trong số những nhà văn viết cho các báo và tạp-chí xuất-bản ở Hà-nội có thể ghi nhận Mặc Thu (Bão Biển, 1951), Trúc Sĩ (Kẽm Trống), Triều Đẩu (Trên Vỉa Hè Hà Nội), Nguyễn Thạch Kiên (Hương Lan, 1951), Ngọc Giao (Quán Gió, Mưa Thu, Đất, ...) ...

Và, trong Ngày Dài Nhất, của Duyên Anh

Đọc đã lâu, nhưng Gấu vẫn nhớ là Kẽm Trống bảnh lắm, hơn hẳn ba thứ tiểu thuyết khác của những tác giả khác.

Sự thực, sau 70, cái “goal” của GCC đổi khác.
“Thuốc đắng dã tật”, có thể nói như thế.  

Trong bài viết về VP, của Gấu, có câu, của Faulkner, tác phẩm lớn chỉ xuất hiện khi nỗi lo sợ tạm ngưng.

Tuyệt quá, nhưng chán quá, không biết thuổng từ cuốn nào của sư phụ!


*

*

*

*

*

*


*

*

Blog NL

Tks. NQT

GCC thực sự muốn đọc lại bài này, sau khi đọc những dòng của Thầy Kuốc, về tất cả những tác giả, đã viết về VP:
Ðã đành, với cách viết hờ hững như thế, tôi không xem các bài viết hay các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng, tuy nhiên… (1)

Khi Thầy Kuốc viết “Có mấy NQT?”, GCC viết mail riêng cám ơn - chưa kể cám ơn trên talawas - và hỏi xin Thầy bài viết, nhưng Thầy vờ.
Nay đọc, quả bài viết bạn quí chôm từ Tiền Tuyến [Tháng 12.1969] thật! Bạn chẳng hề cho biết, mà Gấu cũng chẳng hề đọc số Văn [thấy ghi là Tháng Tám, 1974: Thời gian này, Gấu quen thân Cô Ba, vì Jopseph Huỳnh Văn làm tổng thư ký Tập Văn Văn Chương nên đành phải viết cho tờ này!]

GCC sẽ đọc lại số bài viết về VP, và sẽ “nhận xét về nhận xét” của Thầy Kuốc - tôi không xem các bài viết hay các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng.

Đọc, chỉ một "thao tác" của GCC, "chia truyện ngắn của VP ra làm ba thời kỳ", là đã đủ để xóa sổ cả 1 cuốn to to bố của Thầy Kuốc, về ông rồi!

Một ông nhóc con, viết về toàn những đấng đáng tuổi bố ông ta, về cả tuổi văn lẫn tuổi đời, như PLP, thí dụ, mà “đành rằng, với cách viết hờ hững…”, tôi đếch coi thằng nào ra thằng nào!

Có 1 vị độc giả trên Blog NL, lâu rồi, nhận xét, thằng cha Gấu này, khi viết cho talawas, rất ư là khiêm cung, chỉ đến khi làm trang Tản Viên, thì mới khác giọng hẳn đi.
Một nhận xét chí tình.

Gấu, chưa từng viết 1 cái gì, ở bên ngoài trang Tin Văn, mà có giọng hỗn hào, mất dậy. Phải nói là từ hồi còn nhỏ, cầm cây viết, vô chốn làng văn là đã như vậy.  
Cái giọng như trên trang Tin Văn, thật sự cũng đổi khác. [Hồi này đọc TV chán rồi!]. Khi làm trang Tin Văn, Gấu có một cái “goal”, và tính nó sẽ chấm dứt vào năm Gấu Cà Chớn được bẩy bó. Không hiểu sao, Gấu vẫn đinh ninh, mình chỉ được Ông Giời cho sống tới tuổi  70.

Sau 70, tất cả là dư thừa, cái giọng văn mất dậy của Gấu, có, là từ sau 70!

NQT