|
Những ký ức
Sài Gòn
Sài Gòn bây
giờ náo nhiệt, thay đổi nhiều, phố xá sang trọng, kiểu cách nổi bật lên
ở khu
trung tâm Q.1, nhất là các đường Lê Lợi, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ. Mỗi
ngày tôi
thường qua đây, nhưng vẫn không quên được góc phố cũ khu Lê Thánh Tôn -
Tự Do
(Đồng Khởi bây giờ) với quán cà phê Chùa (La Pagode). Xích xuống phía
dưới, trước
nhà hát thành phố, đối diện khách sạn Continental là cà phê Givral và
rạp xi nê
Eden, còn bên kia đường Nguyễn Huệ là rạp Rex.
Hồi trước,
những ngày cuối năm khu vực đó thật rộn ràng, nam thanh nữ tú đưa nhau
đi bát
phố, vào thương xá mua quà tặng, ngồi cà phê nhìn chiều xuống chậm, đợi
đèn đường
bật lên sáng bừng hàng me xanh, sau đó dẫn người yêu vào rạp coi phim.
Những bộ
phim chọn lọc, nhớ đời. Bây giờ thú rong chơi cuối năm ấy đâu còn nữa,
những
quán cà phê, rạp chiếu phim ấy đã mất dấu, chỉ còn hiện ra trong hồi
tưởng cuối
năm thôi.
Xa hơn một
chút, góc Pasteur - Lê Lợi có rạp xi nê Casino Sài Gòn, một rạp hạng B
nhưng bọn
trẻ yêu nhau rất thích, thường ngồi ở cánh gà A hoặc B trên lầu khá
tình tứ,
lãng mạn. Bây giờ rạp này mất tăm, chỗ ấy người ta đang xây dựng công
trình gì
đó rất hoành tráng. Tôi nhớ nhất (và nhiều người cùng thời với tôi chắc
cũng vậy)
con hẻm sát bên rạp Casino dẫn vào khu ăn uống với đủ các món 3 miền.
Thanh
niên nam nữ đi từng nhóm, các cặp tình nhân thường vào đây. Bún chả,
bánh tôm,
phở... thứ gì cũng có, giá cả phù hợp túi tiền học sinh, sinh viên. Tôi
có quá
nhiều kỷ niệm về con hẻm này. Một thời đã qua, tái hiện như giấc mơ.
Thoáng chốc
đã là quá khứ, đã là ngày xưa... Ai còn ai mất, ai vẫn ở Sài Gòn, ai xa
cách mấy
phương trời còn ngồi nhớ?
Người ở Sài
Gòn trước đây hầu như ai cũng biết 3 thương xá lớn nằm ngay trung tâm
Q.1, cũng
có nghĩa trung tâm Sài Gòn: Thương xá Eden góc đường Đồng Khởi - Lê
Lợi, ngoài
những quầy bán mặt hàng tiêu dùng sang trọng còn có cả rạp chiếu phim
Eden,
ngày đó là một trong những rạp chiếu phim bậc nhất của Sài Gòn. Ngoài
mặt tiền
Eden, ngay góc đường là quán cà phê sang trọng, nổi tiếng theo phong
cách Pháp,
nơi báo giới đến nắm bắt tin tức, quán Givral. Thương xá Eden, rạp
chiếu phim
Eden và quán cà phê Givral nay cũng đã biến mất.
Ở góc Nguyễn
Huệ - Lê Lợi, ngay vòng xoay hồ nước là thương xá Tax. Khu thương xá
này rộng lớn,
bán nhiều mặt hàng tiêu dùng: kim khí điện máy, vải vóc, vàng… Ở khu tứ
giác Lê
Lợi - Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Trương Công Định - Lê Thánh Tôn là
thương
xá Cystal Palace, cao mấy tầng lầu. Ở tầng 1 tôi còn nhớ có quầy nhạc
Phạm Mạnh
Cương, quầy sách Tuổi Ngọc của Duyên Anh, dưới trệt là quầy nhạc Minh
Phát, bên
kia là quán cà phê Kim Sơn, nhà hàng Thanh Thế nổi tiếng vì giới văn
nghệ sĩ
thường la cà ở đó. Đặc biệt ngay góc Lê Lợi - Trương Định có quầy sách
báo rất
hoành tráng của cô Nga, đám văn nghệ sĩ thường gọi là Nga ốm, vì cô nhỏ
con, rất
gầy và… móm. Nhưng cô chủ quầy thật dễ thương, sẵn sàng cho mấy anh nhà
thơ nhà
văn nghèo tới đọc cọp sách báo, thậm chí cho mượn tiền uống cà phê mà
ít đòi.
Người thường xuyên có mặt ở đây là nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn.
Bây giờ hầu
như tất cả chỉ còn trong trí nhớ.
Từ Kế Tường
Sài
Gòn Ngày
Nào Của Gấu
Bà cảm thấy thế nào khi sống
tại nước Pháp
hiện nay?
Tôi gần như luôn luôn cảm thấy
mình sống
trong tình trạng lưu vong. Tôi tin rằng mặc dù sống ở Pháp đã lâu vậy
mà tôi
chưa bao giờ nói: đây là xứ sở của tôi. Nhưng tôi cũng không nói Việt Nam là
xứ sở của
tôi. Tôi coi tiếng Pháp là tình yêu sâu đậm của mình. Đó là cái neo độc
nhất
cắm vào thực tại mà tôi luôn thấy, thật hung bạo, Tôi rất lo ngại về sự
bùng
phát của một thứ chủ nghĩa quốc gia dữ dằn ở Âu Châu. Tôi có cảm tưởng
Âu Châu
ngày càng trở nên lạnh nhạt, và càng ngày càng bớt bao dung. Có lẽ
chúng ta
đang ở trong một thời hòa bình chỉ ở ngoài mặt, có vẻ như hòa bình,
những cuộc
xung đột ngầm chỉ chờ dịp để bùng nổ, tôi sống trong sợ hãi một cú bộc
phát
lớn.
Trong Cronos, bà đưa ra một lời
kêu gọi,
về một sự phản kháng. Phản kháng như thế nào, theo một hình thức nào,
vào lúc
này, theo bà?
Đó là thứ tình cảm bực tức,
muốn làm một
cái gì đó, muốn nổi loạn, khi tôi theo dõi những biến động, Đôi khi tôi
cảm
thấy gần như ở trong tình trạng bị chúng trấn áp đến nghẹt thở. Tới mức
có lúc
tôi ngưng không đọc báo hàng ngày, không nghe tin tức trên đài nữa. Như
nữ nhân
vật Cronos, tôi thỉnh thoảng ở trong tình trạng cảm thấy mình bị cự
tuyệt, bị
sự chối từ cám dỗ…. Như nữ nhân vật này, tôi chỉ có thể chiến đấu bằng
ngòi bút.
Có thể 1 ngày nào đó những biến động bắt buộc tôi phải hành động khác
đi. Nhưng
vào lúc này, trong xã hội mà tôi sống trong đó, khí giới độc nhất của
tôi là viết.
Dù có thể chẳng được hồi đáp
Tôi luôn viết với thứ tình cảm
là tôi có
thể giảng đạo ở giữa sa mạc. Nhưng điều đó không đánh gục tôi. Ngược
lại. Một cách
nào đó, vậy mà lại hay. Đừng bao giờ cảm thấy mình viết ra là được chấp
nhận. Nếu
không bạn sẽ bị ru ngủ bởi sự hài lòng, thoải mái. Bằng mọi cách, cố mà
đừng để
xẩy ra tình trạng tự hoang phế, hay thương thân trách phận. Tình cảm
hài lòng,
và oán hận là hai tảng đá ngầm lớn mà tôi cố gắng tránh né.
Những cuốn sách của bà hay nói tới đề tài
bị bỏ bùa…
Đề tài này luôn ám ảnh tôi. Nó
đầy rẫy ở
trong những tiểu thuyết của Henry James, trong có những phụ nữ bị mồi
chài bởi
những tên sở khanh. Văn chương tuyệt vời nhất là khi nó mê hoặc, quyến
rũ. Tôi
mê những nhân vật giống như là một cái mồi, sẵn sàng phơi mình ra để mà
được… làm
thịt. Bản thân tôi, cũng đã từng bị mê hoặc, hết còn chủ động
được,
trước một vài
người, trong đời tôi, và tôi luôn quan tâm tới điều này.
*
Đây là
đề tài ‘ban phát’, thay vì ‘giải phóng’ bà 'Thấm
Vân Thấm Dần Thấm Tới Đất' [mô phỏng cái tít “Mưa không ướt đất” của 1
nữ văn sĩ
nổi tiếng trước 1975 ở Miền Nam] từng đề cập.
Và một
trong những tiểu thuyết thần sầu của Henry James mà Linda Lê nhắc tới
ở đây, là Washington
Square.
Cuốn này đã
được quay thành phim, với nhân
vật thần sầu, Monty Cliff, đóng vai anh chàng sở khanh đào mỏ.
Nhân
trong
nước đang ì xèo về phim Cánh Đồng
Bất Tận chuyển thể từ tiểu thuyết của
Nguyễn
Ngọc Tư, TV bèn ‘lệch pha’qua nhân vật đàng điếm sở khanh Monty Cliff,
một trong
những kép độc được mấy em gái thời Gấu mới lớn mê mẩn, không chỉ anh
ta, mà còn, nào là Elvis
Presley,
Gregory Peck, Clark Gable...
Tên nào
Gấu cũng thù, do hồi đó Gấu
mê một
em, và
thần tượng của em là những đấng trên!
Gấu Cái
cũng cực mê Elvis Presley, từng trốn học đi coi phim có anh ta
thủ vai chính!
Điểm
Sách London 7 Oct 2010
MONTGOMERY
CLIFT was a lush,
a loser and a masochist; for more than 15 years he was also one of the
finest
actors in America - as Clark Gable put it, 'that faggot is a hell of an
actor.'
His beauty, his drinking, his homosexuality, his failure and his
unaccountable
talent have all re-formed themselves as elements of the icon that
stands in for
Clift, a potent image of the suffering star. Having seen himself in
Howard
Hawks's Red River (1948), Clift, so the story
goes, knew that fame was coming to him, and grabbed the opportunity to
get
drunk anonymously one last time. In the years of his renown, it could
seem as
though his aim was to hold on to that anonymity while in the throes of
stardom.
For all that, he clearly loved the limelight, and in some perverse way
tried to
turn celebrity into concealment. The sad joke of his career was that
his fame
outlived his success; after Red River, he
couldn't even be anonymous in failure.
Cynthia Ozick, trả lời
phỏng vấn, "Cuốn sách thay đổi
đời tôi", cho biết, đó là cuốn Washington Square, của Henry
James.
Bà viết:
Một bữa, khi tôi 17 tuổi,
ông anh mang về nhà một tuyển tập những câu
chuyện bí
mật, mystery stories, trong, lạ lùng sao, có truyện The Beast in the
Jungle của
Henry James. Đọc nó, tôi có cảm tưởng đây là câu chuyện của chính đời
tôi. Một
người đàn ông lớn tuổi, đột nhiên khám phá ra, ông bỏ phí đời mình hàng
bao năm
trời.
Đó là lần đầu tiên Henry James làm quen với tôi. Washington Square
tới
với tôi muộn hơn. Câu chuyện của cô Catherine được kể một cách trực
tiếp, cảm
động, và gây sốc. Đề tài xuyên suốt tác phẩm này là: Sự giả đò. Giả đò
làm một
người nào đó, mà sự thực mình không phải như vậy. Ở trong đó có một ông
bố tàn
nhẫn, ích kỷ, giả đò làm một người cha thương yêu, lo lắng cho con hết
mực. Có,
một anh chàng đào mỏ giả đò làm người yêu chân thành sống chết với
tình, một bà
cô vô trách nhiệm, ngu xuẩn, ba hoa, nông nổi giả đò làm một kẻ tâm sự
ruột,
đáng tin cậy của cô cháu. Và sau cùng, cô Catherine, nạn nhân của tất
cả, nhập
vai mình: thảm kịch bị bỏ rơi, biến cô trở thành một người đàn bà khác
hẳn.
Ozik cho rằng, ý tưởng giả đò đóng vai của mình, là trung tâm của cả
hai vấn
đề, làm sao những nhà văn suy nghĩ và tưởng tượng, và họ viết về cái
gì. Không
phải tất cả những nhà văn đều bị vấn đề giả đò này quyến rũ, nhưng, tất
cả
những nhà văn, khi tưởng tượng, phịa ra những nhân vật của mình, là
khởi từ vấn
đề giả đò, nhập vai.
Tuy nhiên, nguy hiểm khủng khiếp của vấn đề giả đò này là:
Những nhà văn giả đò ở trong đời thực, sẽ không thể nào là những nhà
văn thành
thực của giả tưởng. Cái giả sẽ bò vô tác phẩm.
[Writers who are impersonators in life cannot be honest writers in
fiction. The
falsehood will leach into the work].
Gấu đọc Washington Square khi còn Sài Gòn, và bị nó đánh cho
một cú
khủng khiếp, ấy là vì cứ tưởng tượng, sẽ có một ngày, bắt cóc em BHD ra
khỏi
cái gia đình có một ông bố tàn nhẫn, ích kỷ, đảo ngược cái cảnh tượng
thê lương
ở trong cuốn tiểu thuyết:
Khi ông bố không bằng lòng cho cô con gái kết hôn cùng anh chàng đào
mỏ, cô gái
quyết định bỏ nhà ra đi, và đêm hôm đó, đợi người yêu đến đón, đợi
hoài, đợi
hoài, tới tận sáng bạch...
Và Gấu nhớ tới lời ông anh
nhà thơ phán, mi yêu thương nó thì
xách cổ nó ra khỏi cái gia đình đó, như vậy là may mắn cho cả nó và cho
cả mi!
Ôi chao giá mà Gấu làm được chuyện tuyệt vời đó, nhỉ. (b)
Năm nhà văn nữ dưới mắt họa
sĩ Chóe
Đúng rồi, số báo này có bài của
Gấu. Bạn quí, thư ký tòa soạn order. Bài đăng lên, bị thiến mất mấy
chữ, Gấu cằn
nhằn, bạn quí sorry, nói, tao mà không thiến mấy dòng đó, mấy bà đó đi
gặp mày,
thiến luôn của quí của mày!
Thời gian
này, Gấu
có báo riêng. Tờ Tập San Văn Chương.
Nguyễn Tường Giang bác sĩ, ông chủ
lo tiền
bạc, quản lý báo, nghe, bực quá, ra lệnh post lại trên báo nhà, nguyên
con.
Gấu vốn tính cả nể, “chẳng
dám
đụng ai”, bèn nói, thôi, bỏ đi.
Cũng rét chứ bộ.
Còn nhớ một ý, hách lắm,
nhân
Tuý Hồng mới cho ra lò “Tôi nhìn tôi trên vách”, đại khái:
Mấy bà viết văn, thì thường
là
viết tiểu thuyết xã hội, [ý nói, đái không qua ngọn cỏ!], và lấy ngay
cuộc sống gia đình làm đề tài.
Đàn ông viết
truyện, đàn bà viết tự truyện.
Đàn ông đẻ ra nhân vật, mấy
bà chẳng cần đẻ, bệ
ngay ông chồng của mình vô.
Mấy ông đi từ cái bếp lên tủ
sách [ý nói, ăn uống
xong xuôi, bèn viết], mấy bà bê mẹ tủ sách xuống bếp, vừa viết văn vừa
thổi cơm.
Đang nhặt sạn gạo,
bèn lấy mẹ
một hột sạn thay cho dấu chấm trên chữ i!
*
Gấu nhớ là, bài viết
của Gấu
có chôm mấy ý trong một bài viết của Virginia Woolf.
Cái hình ảnh, lấy hột
gạo/hạt sạn thay cho dấu chấm trên chữ i, là của Woolf ?
Hẳn thế.
Gấu, sức mấy mà nghĩ ra một
hình
ảnh, lấy ra từ "tam giác bếp núc", của Levi-Strauss, đẹp đến như thế!
(1)
Bạn có liên tưởng ra,
hình ảnh
một cái hột… khác, không?
(1) Văn minh nhân loại, theo C.
Lévi-Strauss, chỉ
luẩn
quẩn quanh xó bếp. Trước tiên là sống. Cái thuở loài người ăn uống như
thú vật.
Rồi chín, khi Prométhée ăn cắp giùm lửa. Chín là trạng thái trừ khử
nước, trong
sống. Cộng thêm nước, thành rữa, thúi. Đó là ba đỉnh cái kiềng ba chân
của C.
Lévi- Strauss.
Phiền một nỗi, trong khi
nướng, thui... con người bỗng mê
"khói", bởi vậy văn minh nhân loại cũng chỉ là một đường thẳng, đi từ
mật ong, tới tàn thuốc. Thoạt kỳ thuỷ, ăn mật ong, "hỗn như gấu", tới
khi hít khói thuốc, là tàn một chu kỳ văn minh.
*
Gấu nhớ ra cái tít của bài
viết
rồi, "Nhà văn nữ và tiểu thuyết xã hội". Được “lạng lách” [được gợi
hứng], từ một
bài của Woolf, qua đó, bà cho rằng, tiểu thuyết là thứ mạt hạng trong
các thể
loại văn học, và tiểu thuyết xã hội là "mạt hạng của mạt hạng", và
nhà văn nữ,
do tạng của họ, chỉ hợp với thứ này!
Hà, hà!
Đúng là "danh bất hư truyền": Một tên 'sa đích văn nghệ'!
Gấu
cũng nhớ ra mấy câu ông
bạn quí delete rồi, đại ý:
Những nhà văn nữ Việt nam đi từ thành công tới
thất bại, biến tiểu thuyết thành tự truyện, biến những nhân vật tiểu
thuyết
thành những người thân trong gia đình!
Đi từ
thành công tới thất bại!
Đểu thật!
Nhưng, so với cái tít cuốn tiểu thuyết của Tuý Hồng, thì cũng chẳng
thấm vào đâu.
Như muối bỏ bể!
*
TTT rất quí Tuý Hồng, ông rất
phục, đúng hơn, cái tài sử dụng chữ Mít của Tuý Hồng. Ông có nói điều
này với Gấu,
trong một
lần ngồi Quán Chùa, nhắc tới
Thanh Nam, và những ngày làm tờ Nghệ
Thuật.
“Tôi
nhìn tôi trên vách” quá tuyệt.
Chắc là cái tít bật ra khi nhìn
bản mặt ông chồng, thấy chán như cơm nếp nát, hẳn thế?
Gấu gặp
Tuý Hồng, độc nhất một
lần, khi còn ở building Cửu Long, sau khi ông bê bà về đây ít lâu.
Khi ông còn độc thân, có ghé
vài lần, có lần xách theo ông anh vợ hụt [ông anh BHD] cùng chai Remy,
của một
anh lính Mẽo già, mua cho một cô nữ điện thoại viên ở trên Đài, từ PX
của Mẽo.
Anh già này mua nhiều thứ lắm, toàn Gấu được hưởng, như Pall Mall, Remy.
Cô nữ
điện thoại viên mà anh
lính già mê, Gấu cũng mê!
Ông
trưởng đài lại càng mê.
Hai người bồ bịch với nhau, chẳng ai biết, chỉ đến khi ông trưởng đài
bị mìn VC
cùng với Gấu, tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, cô thương quá, sợ ông chết, bật
khóc nức
nở, thế là bể chuyện.
Ui chao chuyện về em này cũng
tuyệt lắm. Bữa nào rảnh kể tiếp. Gấu gọi em là Dì Tám, bởi vì mê cháu
của bà, là
cái cô Mai, trong Những
ngày ở Sài
Gòn:
Mai, Mai, để anh kể cho
em
nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng
đời của
anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng
vương vãi,
tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng
Tiền.
Mai,
Mai… để anh kể cho em
nghe về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù…
Mai
thôi làm việc. Khi chúng
tôi chia tay nhau tại cầu thang, trong khi chờ thang máy, đột nhiên
nàng nói:
"Tôi sợ, tôi sợ lắm", nàng nói câu đó bằng tiếng Pháp. Tôi mở cửa
thang máy cho nàng và bỗng chợt nhớ câu tôi hỏi vị bác sĩ người Pháp
chữa trị
cho tôi, khi còn nằm trong nhà thương Grall:
Như vậy là chiến
tranh đã
chấm dứt
đối với tôi? (Est-ce que la guerre est finie pour moi?).
Những ngày ở
Sài Gòn (1965)
*
Năm nhà văn nữ, mỗi bà có một,
hoặc hai thương hiệu. Thuỵ Vũ, “lao và lửa”, Trùng Dương, ‘mưa không
ướt đất’,
‘em lên anh nhé’, Tuý Hồng, ‘vết thương dậy thì’, Nguyễn Thị Hoàng,
‘vòng tay học
trò’. Ngoài ra, còn Nhã Ca, Trần thị NGH, Lệ Hằng, Ngọc Minh, nhiều lắm.
Trong Văn Học Tổng Quan Võ
Phiến giải thích hiện tượng âm tính của cõi văn Mít Miền Nam, giọng văn
trước,
‘ồm ồm’, sau, ‘eo eó’, là do đàn ông đi lính hết!
Nhảm
thế đấy.
Trong
cuộc trò chuyện giữa
Volkov và Brodsky, khi được hỏi, tại sao cả trăm năm, từ Karolina
Pavlov tới
Mira Lokhvitskaya, đàn bà chỉ đứng khép nép bên chiếu thơ, thế rồi, bất
thình
lình, cùng một lúc, chúng ta có hai tài năng khổng lồ, là Tsvetaeva và
Akhmatova, đứng ngang hàng với những nhà thơ khổng lồ trên thế giới,
Brodsky
cho rằng,
vấn đề này không liên quan tới thời
gian. Nhưng, có thể, chính là vấn đề thời gian [Then, again, maybe it
has].
Vấn
đề theo tôi [Brodsky], là, đàn bà rất mẫn cảm với trà đạp đạo
đức, với vô đạo đức, về mặt tâm lý cũng như về mặt tinh thần. Và vô
đạo đức thì phổ cập, tràn lan, thế kỷ khốn kiếp của chúng ta chẳng hề
thiếu!
Thành thử, sự nổi lên của
các nhà văn nữ Miền Nam vào thời kỳ đó, không phải là do đàn ông đi
lính
hết, các
bà tha hồ múa may quay cuồng, mà chính là vì sự hung bạo, tàn khốc
của cuộc chiến,
và nói quá đi một chút, có thể các bà đã ngửi ra cái mùi dã man từ
những trại cải
tạo sắp tới, cũng nên!
Như GCC được
biết, bài được đăng, trong 1 số báo khác, của Văn. Tuy nhiên, nhớ, đúng là bạn
quí order.
Sài
Gòn Ngày
Nào Của Gấu
Trên tờ Điểm
Sách London, Feb 20, 2014, có bài của James Wood, “Về Đếch Về Nhà
Nữa, On
Not Going Home”, bàn về đủ thứ tay nổi tiếng mà đề tài của họ, là về
lưu vong,
trong có ông, có Said, Sebald.... Có nhắc tới Lukacs và câu phán nổi
tiếng của
ông, TV đã từng chôm, “Tiểu thuyết là để diễn tả về cõi không nhà siêu
việt”
(The form of the novel is, like no other one, an expression of
transcendental
homelessness) G.
Lukacs, Lý thuyết
về Tiểu thuyết.
Bài dài, GCC đọc sơ sơ là đã mê quá rồi, bê về nhà, nhưng không dám lôi
về Tin
Văn, sợ lại hứa cuội, do không có thì giờ để mà dịch. Có 1 ý thật thú,
bạn phải
nhớ nhà, khi bạn thực sự có nhà! Có 1 câu, trích dẫn Simenon, khi bị
hỏi, tại
sao không đổi quốc tịch – cách mà những người Bỉ thành công thường làm
– ông trả
lời, ta đếch muốn sinh là 1 tên Bỉ, thì ta cũng đếch hiểu được tại sao
lại
ngưng là tên Bỉ, there was no reason for me to be born Belgian, so
there’s no
reason for me to stop being Belgian: Chẳng có lý do gì đối với ta sinh
ra là 1
tên Bỉ, thì cũng chẳng có lý do gì để ta ngưng là 1 tên Bỉ. Câu này áp
dụng cho
Đỗ Khờ, thật hay, nhưng phải “chế” đi: Chẳng có lý do gì ta sinh là tên
Mít,
thì cũng chẳng có lý do gì để ta không viết văn bằng tiếng Tẩy, nhân
thấy đang
om sòm giới thiệu tác phẩm mới ra lò “Sài Gòn Thứ Bảy”, của anh.
Thấy tờ Diễn
Đàn có bài giới thiệu. Đọc, thì thấy người giới thiệu không nhận
ra,
cái tít là
từ một bài hát. DK rất có tài trong sử dụng những bài hát của Miền Nam
trước 1975,
làm đề tài cho 1 “cái gì đó” của anh.
DK là nhà văn
hải ngoại đầu tiên GCC đọc và có viết về “xì tai” của anh, trong bài Một Người
Anh:
Bao nhiêu
năm nhìn lại, tôi nhìn ra thất bại của bản thân, khi tìm cách thay đổi
văn mạch
cũ của văn chương Việt Nam. Sự thất bại không phải vì dòng văn chương
mới mẻ đó
không thích hợp với quan niệm thưởng ngoạn của đa số độc giả, mà là:
Tôi quá bị
ám ảnh bởi vấn đề kỹ thuật. Một cách nào đó, tôi đã không lãnh hội được
bài học
của Kafka, khi ông cho rằng, kỹ thuật chính là hữu thể (être) của văn
chương.
Rõ ràng, câu văn bị kỹ thuật non nớt, sự vụng về, tham vọng làm mới văn
chương... tàn phá, trở thành vụn nát. Nhưng lối viết đó không phải là
một thất
bại. Theo tôi, trong cuốn "Cây gậy làm mưa", Đỗ KH. cũng đã thử nghiệm
một lối viết mới "na ná" như vậy, và hơn thế nữa, tác giả đưa luôn
những
mạch văn "ngoại lai", những ngôn ngữ " quốc tế"... vào
trong văn mạch Việt Nam.
Tuy nhiên,
thực khó mà tưởng tượng anh bỏ luôn tiếng Mít, để viết bằng tiếng Tẩy.
Trong bài viết
của Bei Dao Kafka's
Prague, ông có
nhắc tới hai nhà văn Tiệp là Skvorecky,và
Kundera,
There was not an empty
seat in the house that evening. The audience
had come to see Skvorecky, who enjoyed even more fame in the Czech
Republic
than Milan Kundera. In 1968, not long after the Soviet invasion,
Skvorecky fled
to Toronto, began teaching at a university there, and assisted his wife
in
setting up the 68 Publishers, which specialized in banned books by
Czech
authors. A Czech scholar told me that after Skvorecky fled he still
made a
great contribution to the Czech cause, but Kundera has always
disdained his
homeland and identified himself as French.
Không hiểu DK có như K
không. Cũng chẳng quan trọng, như hay không như.
Trong Gặp Gỡ, Gấu nhớ là K
cũng có đi bài về Skvorecky, cũng dân Toronto như GCC.
Bài viết của Bei Dao kết thúc bằng 1 cái "date" của ông, với... Susan
Sontag, thú, nhưng chưa thú bằng câu của Sontag:
"That's right, nobody wants to bring back the old system, but could it
be that this emptiness is what they want?"
Bài essay của Bei Dao thật tuyệt, lệch hẳn ra ngoài cách viết khoa
bảng, nhà trường, giống 1 cái récit, nhưng khác ở những tìm tòi, điều
tra, nghiên cứu dành riêng cho đề tài ông viết, một Prague của Kafka, ở
đây. GCC sẽ dịch bài này, tặng mấy đấng chưa từng biết 1 bài essay nó
ra làm sao.
Kafka's
Prague
Prague của
Kafka
Prague isn't willing to
leave nor
will it let us leave. This girl has claws and people must line up or we
will
have to light a fire at Vysehrad and the Old Town Square before we can
possibly
depart.
-Excerpt
from a letter from Kafka to Oskar Pollak
Xề Gòn
đếch
muốn bỏ đi, mà cũng đếch muốn GCC bỏ đi.
Ẻn có
răng, có móng, có vuốt, sắc lắm!
Về hai mùa
xuân lớn và về anh/chị em nhà Skvorecky
1
Khi, vào
tháng Chín 1968, bị chấn thương nặng nề do cú Liên Xô xâm lăng
Tchécoslovaquie,
tôi tới Paris dưỡng thương vài ngày. Josef và Zdena Skvorecky cũng có ở
đó.
Hình ảnh 1 chàng thanh niên trở lại với tôi, và 1 giọng điệu thật hung
hăng:
“Đám Tchèques như các người, thực sự muốn gì? Bộ tụi mi quá chán chủ
nghĩa xã hội
rồi ư?”
Cũng trong
những ngày đó, chúng tôi lèm bèm đã đời với một nhóm bạn Tẩy, và họ,
mắt sáng
ngời khi nói đến nổi dậy, vùng lên, đến hai mùa Xuân, một của Tây và
một của
Tchèque. Nghe thì sướng thật, nhưng có sự khác biệt.
Cú vùng lên
Mai 1968, bất ngờ, không ai đợi chờ, trong khi Mùa Xuân Prague, là một
thành tựu
của một chặng đường dài, cắm rễ trong Khủng
Bố Stalin vào những năm đầu sau 1948.
Mai 1968, khởi
động do những người trẻ tuổi, mang dấu ấn của một thứ cách mạng trữ
tình, đẹp
như thơ [như mơ thì cũng được, lyrisme révolutionaire]. Mùa Xuân
Prague, hứng
khởi của nó, là từ chủ nghĩa bi quan hậu cách mạng của đám người lớn.
Mai 1968 phản
đối lại - bằng 1 cuộc nổi dậy do ham vui mà ra - văn hóa Âu Châu, mà
đám trẻ
này coi là bực bội, công chức, cứng ngắc. Mùa Xuân Prague, phản đối,
cùng thứ văn
hóa đó, nhưng trong bao năm bị nghẹt thở dưới sự ngu dốt đần độn ý thức
hệ, và
nhằm bảo vệ tính Ky Tô nhiều hơn là vô tín ngưỡng phóng đãng,
l’incroyance
libertine, của nghệ thuật hiện đại (tôi nói hiện đại, không phải hậu
hiện đại).
Mai 1960 dán
cho nó tấm biển, chủ nghĩa quốc tế.
Mùa Xuân
Prague muốn, lại đem đến cho 1 quốc gia nhỏ bé nguồn gốc và sự độc lập
của nó.
2
Cái sự khởi
đầu của Mùa Xuân Prague được ghi dấu ở trong tôi bằng cuốn tiểu thuyết
đầu tay
của Sk., Những kẻ hèn nhát, xb năm 1956, và được đón nhận bằng những
đợt pháo
bông lớn lao của lòng thù hằn của những VC cầm quyền Tchèque, [VC thì ở
đâu
cũng mắm xốt, Bắc Kít, Chếch Kít, Mao Ít….]. Cuốn tiểu thuyết đánh dấu
bước đi
đầu tiên của văn chương thì nói về bước đi đầu tiên của lịch sử: một
tuần lễ của
Tháng Năm 1945, trong thời gian đó, sau 6 năm bị Đức đô hộ, nở ra cái
gọi là Cộng
Hòa tchécoslavique.
Nhưng, tại
sao thù hằn như thế?
Cuốn tiểu
thuyết cực chống VC?
Không phải.
Tuyệt không, cực không.
Sk kể câu
chuyện 1 chàng thanh niên 20 tuổi, yêu đến phát khùng nhạc jazz (cũng
như Sk),
và phát khùng lên vì thành quả cách mạng, về một vài ngày chấm dứt cuộc
chiến,
quân đội Đức quỳ gối, lực lượng kháng chiến tchèque vụng về xoay sở,
nhận ra họ,
và, sau cùng là sự xuất hiện của quân đội Nga.
Chẳng có tí
chống cộng điên cuồng ở đây, nhưng thay vì vậy, thì là một không khí,
một thái
độ không chính trị: nhẹ như mây, thoáng như khí trời, “không-ý thức hệ
một cách
cực kỳ vô lễ” [impoliment non-idéologique]!
Kundera: Une
Rencontre
Không ý thức
hệ cực kỳ vô lễ: Tuyệt!
Chắc cũng giống
như ị một bãi cực bự, ở nơi ta đã từng ở, rồi.. về.
Về đâu?
Hà Nội chứ
còn đâu nữa!
Và rồi thì
là chỗ nào cũng tưng tửng, têu tếu, một thứ khôi hài không đúng lúc.
Điều này
làm tôi [Kundera] nghĩ, tất cả những nơi khác trên thế giới, người ta
không cười
như thế. Làm sao mà chê được cảm quan về cái cười, ý nghĩa của sự khôi
hài ở
Bertolt Brecht? Nhưng sự chuyển thành kịch tác phẩm “Anh bộ đội can đảm
Chveik”
[Brave Soldat Chveik] cho thấy, ông chẳng hiểu tí chó nào về chất tếu
của
Hasek. Tính tếu của Sk (như của Hasek hay của Hrabal), là thứ tưng tửng
bất cần
đời [giống của GNV?] của những kẻ ở cách xa quyền lực hàng ngàn cây số,
và giả
như có vời họ tới để mà dâng hiến quyền lực thì họ cũng đếch thèm, và
còn điều
này, họ coi lịch sử là 1 con mụ phù thuỷ già, mù, và những lời phán đạo
đức của
nó làm họ bật cười, thí dụ,"lước Việt Lam nà một"! Và tôi nhận thấy 1
điều thật ý nghĩa, đúng là cái tinh thần không nghiêm trọng, chống lại
đạo đức,
chống lại ý thức hệ, chính nó đã bắt đầu vào lúc rạng đông của những
năm 1960,
một thập niên lớn của văn hóa tchèque (vả chăng, có thể nói, đó là lần
cuối cùng,
nó được coi là ‘lớn’)
3
Ui chao, thập
niên 1960 mới đẹp, mới đáng yêu làm sao [Câu này thì Kundera nói giùm
GNV]. Tôi
có thể nói, có tí đểu giả trong đó: một chế độ chính trị, thứ lý tưởng,
là 1 chế
độ độc tài đang rã ra, c’est une dictature en décomposition, cái bộ máy
kìm kẹp
của nó, tuy ngày càng rệu rạo, nhưng vẫn còn có đó để mà tạo những cú
hích cái
tinh thần phê phán và nhạo báng của nhân dân! Vào mùa hè 1967, bị quê
bởi đại hội
táo bạo của Hội Nhà Văn, và có thể nghĩ, sự trâng tráo đã đi quá xa,
Bắc Bộ Phủ
bèn ra lệnh bóp chặt chim và cu và bướm của chúng lại, đi 1 đường chính
trị cứng
rắn, durcir leur politique. Nhưng tinh thần phê phán đã nhiễm tới cả Bộ
Chính
Trị, Trung Ương Đảng, và vào Tháng Giêng, họ đưa ra 1 ông VC vô danh ra
làm Chủ
Tịt: Alexander Dubcek. Mùa Xuân Praque bắt đầu: Thú vị nhất, xứ sở bèn
từ chối
cách sống được Cẩm Linh đặt để: Những biên cương, cửa ải, hải quan..
đều mở
toang, và những cơ quan tổ chức xã hội (nghiệp đoàn, hội đoàn, tổ chức,
cơ sở),
vốn được thành lập để thông báo, và tuân theo đường lối của nhà nước,
trở thành
độc lập, biến thành những dụng cụ, cơ cấu không chờ đợi của một thứ dân
chủ
không ngờ. Một hệ thống ra đời (chẳng hề có 1 phương án dự trù có
trước, sans
aucun projet préalable), và có lẽ phải nói, trước đây chưa hề có: một
nền kinh
tế nhà nước hoá, nationalisée, 100%, một nền nông nghiệp ở trong tay
tiểu điền
chủ, không phải những người quá giầu, cũng không quá nghèo, trường học,
và y tế,
free, khỏi phải trả tiền, và còn điều này: chấm dứt quyền lực thuộc về
cớm,
chìm cũng như không chìm, chấm dứt đàn áp, bách hại chính trị, tự do,
tha hồ viết,
bãi bỏ kiểm duyệt, khởi đi như thế, làm sao mà không có trăm hoa nở rộ:
văn
chương, nghệ thuật, tư tưởng, tạp chí. Tôi không biết những viễn ảnh
trong
tương lai của 1 hệ thống như thế; trong một vùng địa lý-chính trị như ở
đó, làm
gì có, nhưng ở một khu vực địa lý chính trị khác?, ai mà biết được,
nhưng trong
bất cứ trường hợp, chỉ nội nghĩ đến nó, vào cái giây phút đầu tiên 1 hệ
thống
như thế hiện hữu, cái giây phút đó mới tuyệt vời làm sao.
Trong Phép Lạ
ở [Miracle en] Bôhême, (hoàn tất năm 1970), Sk kể về cả một thời kỳ
này, từ
1948 đến 1968. Điều ngạc nhiên, là ông đưa ra 1 cái nhìn bi quan không
chỉ về
tính ngu si nhảm nhí, la bêtise, của quyền lực, mà còn về những kẻ nghi
kỵ,
tranh cãi, sự múa may bông phèng nhố nhăng của họ, leur gesticulation
vaniteuse, trên sàn diễn Mùa Xuân Prague. Chính vì điều này mà ở
Tchécoslavique, sau thảm họa xâm lăng của Nga xô, cuốn sách không chỉ
bị cấm,
như tất cả những tác phẩm của Sk, nhưng mà còn chẳng được yêu thích ở
cả những
kẻ chống đối, đám này bị nhiễm trùng, virus, của chủ nghĩa đạo đức,
không làm
sao chịu nổi sự tự do phóng đãng, l’inopportune liberté, của cái nhìn,
tự do
phóng đãng của cái cười, tiếu lâm, hài hước, [l’ironie].
4
Khi, vào
tháng Chín 1968, ở Paris, đám Sk và tôi đã bàn cãi, tranh luận với
những người
bạn Pháp, về hai mùa Xuân của chúng tôi, chúng tôi không thoát khỏi
những lo lắng:
Tôi, về cái ngày trở lại Prague, còn họ, chuyện di trú khó khăn tới
Toronto.
Đam mê văn chương Mỹ và nhạc Jazz của Josef đã khiến anh chọn lựa thành
phố
này. (Như thể, ngay từ khi còn trẻ măng, mỗi một trong chúng ta đã chọn
lựa cho
mình một nơi chốn lưu vong, tôi, thì là xứ Tẩy, họ, Bắc Mỹ). Nhưng, dù
là những
tha phương tứ xứ, cosmopolites, anh em nhà Sk là những kẻ "yêu nước".
Nhưng, tôi biết, bây giờ, dưới những cuộc khiêu vũ được dẫn dắt bởi
những kẻ đồng
phục, uniformisateurs, thay vì yêu nước [patriote], thì phải nói, (1
cách khinh
bỉ, avec dédain), những kẻ quốc gia (nationaliste). Nhưng xin lỗi các
bạn, vào
cái thời thê luơng này, en ces temps sinistres, làm sao mà có thể nói,
"không" yêu nước? Anh em nhà Sk có 1 căn nhà nhỏ ở Toronto, và họ
dành 1 phòng lo in ấn, xb những nhà văn tchèques, [y chang nhà văn THT
của chúng
ta, nhưng ông THT này chỉ in ấn những nhà văn phe của ông mà thôi!], bị
cấm tại
xứ sở của họ.
Chẳng có gì
quan trọng hơn 1 việc làm như thế. Quốc gia tchèque không sinh ra
(nhiều lần
sinh ra), nhờ những chiến thắng quân sự, mà luôn luôn là nhờ văn học.
Và tôi
không nói văn học, như là một võ khí chính trị. Tôi nói văn học như là
văn học.
Vả chăng, chẳng thể có 1 thế lực chính trị, hay một cơ sở, tổ chức
chính trị
nào lật đổ một nhà xb theo cái kiểu của… THT, ấy xin lỗi, của anh em
nhà Sk! Họ
là những nhà xb chỉ trông cậy vào sức lực, hoàn cảnh, điều kiện của
riêng họ.
Và tất nhiên, sự hy sinh, cũng của riêng họ. Tôi chẳng hề quên điều
này. Tôi
không hề quên họ. Tôi ở Paris, và trái tim quê nhà của tôi, le cœur de
mon pays
natal, đối với tôi, thì ở Toronto [Kundera lại nói giùm GNV!].
Sự xâm lăng
và đô hộ của Nga xô chấm dứt, chẳng có lý do gì để in ấn, xb ở nước
ngoài những
tác phẩm tchèque. Kể từ đó, Zdena và Josef thỉnh thoảng về thăm Prague,
nhưng
luôn luôn trở về sống ở trong tổ quốc của họ [là cái xó Toronto. NQT].
Trong tổ
quốc của xứ sở lưu vong cũ của họ. Dans la patrie de leur vieil exil.
GCC làm quen
với James Bond, bản tiếng Tây, nhà xb Plon, đúng thời gian ăn mìn VC
tại nhà
hàng Mỹ Cảnh. Mê quá.
Gặp lại Bond, ở trại tị nạn Thái Lan, khi đã qua
thanh lọc,
chờ gặp phái đoàn. Một cuốn tiểu sử không được phép của Bond, do 1 tác
giả viết
tiếp Fleming. Thần sầu. Sợ còn hay hơn cả nguyên mẫu!
Tờ Obs giới thiệu một Tân
James Bond, trong số đặc biệt về Ukraine, với tấm trát “Lệnh Truy
Nã” Sáu
Dzũng, anh y tá dạo ngày nào!
Người Sài Gòn
Mar 6 at
4:28 PM
Tác Giả: Nhị
Nguyên
SGTT.VN - Lần
đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi
chung trường
nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì đã có nhà người quen ở bên kia
cầu chữ
Y. Chỉ lo cái chuyện ăn uống giữa hai buổi thi.
Ngay sau khi
thi xong môn đầu tiên, hai đứa kéo nhau ra quán cạnh trường kêu hai dĩa
cơm sườn.
Cầm cái muỗng, cái nĩa để ăn cơm dĩa mà cứ lọng cọng. Ăn hết dĩa cơm,
uống cạn
mấy ly trà đá tự múc ở trong cái xô để ở góc quán mà bụng vẫn trống
không. Nhỏ
lớn ở quê khi nào đi đâu xa thì cơm đùm cơm bới mang đi theo chứ có khi
nào ăn
cơm tiệm để mà biết kêu cơm thêm. Kêu thêm dĩa nữa thì không dám vì sợ
không đủ
tiền ăn cho ngày mai, ngày kia… Ngó quanh ngó quất, thấy bàn nào cũng
để một nải
chuối, mọi người ăn xong cứ thuận tay bẻ, người một trái, người hai
trái. Thế
là hai đứa sáng mắt, chuối này chắc người ta cũng cho không như trà đá.
Vậy là,
chỉ một loáng nguyên cả nải chuối để trên bàn chỉ còn đống vỏ.
Khi tính tiền,
thấy phụ quán cứ đếm đi đếm lại mấy cái vỏ chuối để trên bàn rồi nhìn
chằm chằm,
thi thoảng lại liếc qua bà chủ quán đang đứng gần đó cười mím chi thì
đâm lo.
Không biết tiền mang theo có đủ để trả không.
Nhìn hai đứa
gom từng đồng bạc để bỏ lên bàn, bỗng nhiên chủ quán bước lại. Thôi,
tính hai
dĩa cơm thôi. Phần chuối chắc là không biết có tính tiền nên lỡ ăn chị
không
tính. Ngày mai ăn có thiếu thì cứ kêu cơm thêm mà ăn, để bụng đói không
làm bài
được đâu.
Chỉ có nải
chuối, cho thấy tính cách người Sài Gòn.
Cuộc sống
không thẳng tắp. Bon chen lên Sài Gòn không phải lúc nào cũng dễ kiếm
tiền.
Cũng trong những năm thập niên 1980, có lần, tôi thử sức mình với nghề
đạp xích
lô. Mượn chiếc xe của ông chú vào buổi sáng, lúc ấy chú cho xe ở nhà để
ngủ sau
một đêm chạy mối chở hàng. Lần đầu tiên chạy xích lô chỉ có chạy xe
không từ
bên này sang bên kia cầu chữ Y đã muốn hụt hơi. Thế nhưng vẫn ráng vì
trong túi
không còn tiền. Chạy lòng vòng Sài Gòn cả tiếng đồng hồ, ngang qua rạp
Quốc
Thanh (đường Nguyễn Trãi), thấy một đôi nam nữ đi ra, tay ngoắt, miệng
kêu:
Xích lô!
Luồn tay kéo
thắng ngừng xe lại hỏi: Anh chị đi đâu?
– Cho ra bến
xe Miền Tây. Nhiêu?
Dân miền
Đông mới lên Sài Gòn tập tành chạy xe kiếm sống, biết bến xe Miền Tây
đâu mà
cho giá. Thôi đành chơi trò may rủi: Dạ, em mới chạy xe chưa rành
đường, anh chị
chỉ đường em chở. Tới đó cho nhiêu thì cho.
Tưởng không
biết đường thì người ta không đi, ai dè cả hai thản nhiên leo lên.
Người con
trai nói: 15 đồng mọi khi vẫn đi. Cứ chạy đi tui chỉ đường.
Sức trẻ, thế
mà vẫn không chịu nổi đường xa, đạp xe chở hai người từ rạp Quốc Thanh
đến chân
cầu Phú Lâm thì đuối, liệu sức không thể nào qua khỏi dốc cầu đành tính
chước bỏ
của chạy lấy người. Xuống giọng: Em mới chạy xe, đi xa không nổi. Anh
chị thông
cảm đi xe khác giùm.
Ai ngờ người
con trai ngoái đầu lại: Tui biết ông đuối từ hồi nãy rồi. Thôi leo lên
đằng trước
ngồi với bà xã tui. Đưa xe đây tui đạp cho. Tui cũng từng đạp xích lô
mà!
Thế là, vừa
được khách chở, lại vừa được lấy tiền. Không phải 15 đồng mà tới 20
đồng.
Chắc cũng chỉ
có người Sài Gòn mới khoáng đạt như vậy!
Người Sài
Gòn tốt bụng, chia sẻ không từ những chuyện cá biệt, người nơi khác vào
Sài Gòn
hỏi đường thật dễ chịu. Già trẻ lớn bé, gặp ai hỏi người ta cũng chỉ
dẫn tận
tình. Có nhiều người còn bỏ cả công việc để dẫn kẻ lạc đường đi đến
đúng địa chỉ
cần tìm. Có những địa chỉ nhiều người hỏi quá, thế là người Sài Gòn
nghĩ cách
viết hoặc bỏ tiền ra đặt làm một cái bảng đặt bên lề đường, gắn vào gốc
cây.
Đôi khi, kèm theo một câu đùa, câu trách rất Sài Gòn ở cái bảng này
khiến ai đọc
cũng phì cười. Như cái bảng viết trên nắp thùng mốp trên đường Sư Vạn
Hạnh mới
đây: "Bà con nào đi photo thì qua bưu điện bên đường. Hỏi hoài mệt
quá!"
Đi xe ôm,
taxi, gặp đúng dân Sài Gòn thì mười người hết chín không lo bị chặt
chém, vẽ vời.
Đôi khi, kêu giá là vậy, nhưng khách không có tiền lẻ hoặc hết tiền
người ta
còn bớt, thậm chí cho thiếu mà không cần biết khách ở đâu, có trả hay
không. Với
người Sài Gòn, đó là chuyện nhỏ.
Ở Sài Gòn,
cho tới bây giờ vẫn còn nhiều nhà để một bình nước suối trước nhà kèm
thêm một
cái ly, một cái bảng nước uống miễn phí. Và bình nước này không bao giờ
cạn,
như lòng tốt của người Sài Gòn.
Có người đã
phát hiện, khi bạn chạy xe trên đường phố Sài Gòn, nếu có ai đó chạy
theo nhắc
bạn gạt cái chân chống hay nhét lại cái ví sâu vào túi quần thì đích
thị đó là
người Sài Gòn.
Note: From
TV’s friend & reader
Tks. NQT
Sài
Gòn Ngày
Nào Của Gấu
Khi
điểm tập truyện ngắn “Mây Bay Đi” của Nguyên Sa, và nhìn ra, đây là một
tác
phẩm của một nhà văn dễ dãi và hạnh phúc, Gấu chưa đọc Kafka. Và cú
đánh quá
nặng, vì trúng ngay tim của ông, khiến ông phát khùng lên, và ban cho
Gấu cái
nick thật là tuyệt vời, tên "sa đích văn nghệ".
Còn nhớ, ngồi với ông anh tại Quán Chùa, nhìn cái mặt nhăn nhó của
thằng em,
ông an ủi, làm người thì phải có người ghét, người yêu, cứ tròn xoe như
hòn bi
lăn đâu cũng được, thì nhảm quá. Nhưng ông cảnh cáo, giá mà mày viết về
mấy
thằng bạn văn của mày, y như vậy, thì thành nhà phê bình được đấy!
Phải đến khi đọc Kafka, thì Gấu mới tìm ra câu trả lời, cho những đòn
của
Nguyên Sa và ê kíp, trong có Duyên Anh, dưới tên Thương Sinh, đánh Gấu
ròng rã
cả gần một năm trời trên nhật báo Sống.
Gấu có một kỷ niệm cũng thật là tuyệt vời về chuyện này. Đó là lần đến
thăm cô
học trò, con ông chú T, Gấu có nói tới trong bài viết Tên của cuộc
chiến. Cô lôi ra cả một tập báo Sống,
nói, anh đọc đi.
Hóa ra là cô nhớ Gấu quá, và, thù Gấu quá, vì cái chuyện đi lấy vợ Nam
Kỳ, bèn
cắt tất cả những bài viết chửi Gấu, để dành đọc chơi!
Nhưng kỷ niệm "ôi nhìn nhau lần cuối đi em", mới thật ảo não.
Gấu có ghi lại, trong bài viết về Bình Nguyên Lộc, post lại ở đây:
Gòa không,
Gòa không?
Bình Nguyên
Lộc là nhà văn Miền Nam thân cận nhất đối với thằng bé di cư-tôi ngày
nào. Tôi
làm quen với Sài-gòn là qua ông. Cái trò ngồi quán nhâm nhi ly hồng
trà, ngóng
chờ hồn ma cũ, trong khi tương lai đang đợi ở một ngã tư nào đó, là do
ông, phần
nào.
Ông già tôi
khi còn sống, đặt cho tôi một biệt hiệu: thằng Mõ Phố. Ông làm nghề dậy
học, cứ
bị đổi trú sở hoài. Nghe nói Tây không ưa ông. Thằng con, ngay những
giờ phút đầu
tiên đến đất lạ đã lân la làm quen, từ người đến cảnh. Chưa kịp làm
quen người
bố, ông đã bị đảng phái thủ tiêu.
Mõ Phố vào
Nam, việc đầu tiên, mua một tấm bản đồ thành phố Sài-gòn, rồi "khốn khổ
khốn
nạn" vì nó. Chả là, thằng nhỏ tin theo bản đồ, lần theo đường chỉ, đụng
ngay một đồn Bình Xuyên. Thành phố những ngày đầu di cư, bản đồ nào
"cập
nhật hóa" cho nổi! Người lính gác, chắc chỉ muốn cho thằng nhỏ Bắc-kỳ
một
bài học, bắt đứng đó đến chiều tối; mỗi lần buồn buồn, anh lên cò súng
lách
cách, hăm: Tao bắn bỏ mày! Anh ta làm sao biết thằng nhỏ bị gắn khằn
trong trí
tưởng, hình ảnh một ông bố bị cột đá bỏ sông.
Truyện ngắn
của Bình Nguyên Lộc lúc đó rất ăn khách, và những tờ nhật báo tại
Sài-gòn thường
in kèm như phụ trương. Bạn mua tờ báo, mở ra, truyện ngắn của Bình
Nguyên Lộc
là một "cahier" khổ nhỏ kẹp ở giữa.
Nhớ đến ông,
tôi nhớ đến một người viết khác, ông anh rể của tôi, Nguyễn Hoạt.
Nguyễn Hoạt
thuở mới vào cũng ham viết tiểu thuyết về miền nam. Cuốn Trăng Nước Đồng Nai của
ông kể lại việc kiếm cơm miền nam bằng nghề dậy học tại Biên Hòa. Ông
quá mê thằng
nhỏ xe "lô" (location), mời chào khách:
Gòa không, Gòa không? (Hòa
không, Hòa không?). Ông tả những cô gái miền nam tự nhiên đến
nỗi mặc
"đồ
ngủ", leo cây, hái trái!
Ông chú Th.
của tôi cười ngất, buông một câu: Bộ nó tưởng gái Miền Nam "dễ dzô" lắm
sao?
Bà thím tôi
ngồi kế bên cười tủm tỉm. Hai người sắp thành ba người, mới lo làm đám
cưới!
Nhân đó, ông
hỏi tôi thường đọc ai, tôi nói: Cháu mê Bình Nguyên Lộc. Ông gật gù,
trúng ý.
Trên bàn là một tờ báo hàng ngày, với truyện ngắn mới nhất của ông.
Ông chú này,
tôi đã nhắc tới, nhân đi tìm "cái tên", cho một cuộc chiến. Gọi là
chú, vì cùng học với ông già. Ông thi rớt, bỏ vào Sài-gòn lập nghiệp từ
khi còn
"nước Nam-kỳ", "tân thế giới" của những chàng trai xứ Bắc.
Bà thím gốc xa xưa Tiều, rất hiền. Bà kể lại, kỷ niệm lấy chồng. Ổng
nói, nếu
ngày đó, tôi "hỏng" chịu cưới, bà tính sao? Đành ôm bầu, đẻ con, chịu
làm "gái ngoan" chứ làm sao giờ!
Kỷ niệm
trên, dù sao cũng vui.
Buồn: những
ngày làm ăn khá giả, khi chưa xẩy vụ di cư, bà sợ nhất cảnh đếm tiền
mỗi lần
ông đưa về. Sau bà nghĩ ra một cách thật giản dị: dùng đấu, để đong,
như đong gạo!
Là một
thương gia giầu có nhưng có thể do bỏ Miền Bắc, ông lại càng tin vào
một
"mùa Thu" mà ông đã không có dịp được thưởng thức khí hậu. Mãi sau
này, ân hận, nhưng cũng may, mất trước khi mất miền nam, không phải
chứng kiến
cảnh kiểm kê tài sản.
Cô con gái
thứ của ông là mối tình đầu của tôi.
Tôi mê cô
cùng lúc mê Bình Nguyên Lộc. Thương thằng nhỏ con người bạn học, ông
chú kêu
tôi về làm trợ giáo cho mấy đứa con ông. Không hiểu ông có một vầng
trăng thề
nào không, khi rời xứ Bắc, vì mấy cô con gái đều mang tên người đẹp
cung Quảng.
"Đệ nhị tiểu thư" được cưng nhất, nhưng không vì vậy mà bớt sợ bố.
Ông là một "hung thần" trong gia đình.
Lần cuối,
tôi tới thăm nhưng "vô ý" mang luôn đôi dép dính bùn vô nhà. Cô hoảng
quá la lớn: Anh để dép bên ngoài! Tôi quay ra, dép theo luôn. Mãi sau
này, khá
trộng tuổi, cô mới lấy chồng. Bây giờ hình như hai vợ chồng ở Úc. Không
hiểu
khi chọn tôi làm "trợ giáo" cho mấy đứa nhỏ, ngoài chuyện thương đứa
nhỏ mồ côi, ông chú tôi có bị ảnh hưởng Bình Nguyên Lộc hay không?
Nếu Miền Nam
của Sơn Nam là một miệt vườn, hoặc "trước" thuở miệt vườn, một hình
bóng cũ; Miền Nam trong Bình Nguyên Lộc, là cảnh nhập nhằng kẻ chợ,
người quê.
Những nhân vật của ông cũng nửa quê nửa tỉnh. Đây là lý do theo tôi,
dân
Sài-gòn rất mê ông, nhất là những độc giả "nhựt trình". Trong tiểu
thuyết của Bình Nguyên Lộc đã manh nha một Sài-gòn sắp sửa biến mất,
như một Miền
Nam biến thành huyền thoại, ở Sơn Nam. Người ta tự hỏi mấy cô gái trong
Đò Dọc,
lo chạy giặc Tây giạt về một xóm quê, suốt ngày lóng ngóng không biết
làm gì,
suốt đời chờ đợi một người lái "đi xem heo", họ sẽ sử sự ra sao, sau
này, khi quân đội Mỹ và đồng minh đổ xô tới...
Văn chương
ai điếu
[Note:
Bài này đầu tháng lòi ra]
GCC &
NDT & VTD & DPP với mấy đấng nữa, không biết tên
Cali
3.08
Hà Nội
Bài này,
nữa, nằm trong loạt bài viết song
song với BL
Buổi sáng mùa đông ngây ngất,
trưa còn xa.
Tôi nhớ vừa rồi đi cạnh tôi trên vỉa hè nhiều lá vàng lăn chạy, Thanh
rất đẹp.
Bếp Lửa
It is a mistake to think of Oliver
Twist as a realistic
story: only late in his career did Dickens learn how to write
realistically of
human beings; at the beginning he invented life... these characters in
Oliver Twist are simply parts of one huge invented scene, what
Dickens in
his own preface called "the cold wet shelterless midnight streets of
London."
Graham Greene: The Young Dickens
Thật lầm lẫn khi coi Oilver Twist là
một câu chuyện hiện thực. Chỉ muộn màng trong nghề Dickens mới đành
phải học,
làm thế nào viết về những con người một cách hiện thực; lúc thoạt vào
nghề, ông
phịa ra cuộc đời... những nhân vật trong Oliver Twist giản
dị chỉ
là những phần của một khung cảnh lớn được bịa đặt ra, mà, trong lời mở
đầu của
chính tác giả, ông gọi là "những con phố nửa đêm không nơi trú ẩn, ướt,
lạnh của London".
G. Greene: Dickens trẻ
Tôi tin rằng, những người Hà Nội bây giờ, đọc Bếp Lửa,
sẽ nghĩ, đây là một chuyện phịa, theo nghĩa, không hiện
thực!
Tôi tự hỏi, đoạn văn trên có ảnh hưỏng tôi không, bởi vì chắc chắn tôi
đã đọc Bếp Lửa, trước khi viết Những Ngày Ở Sài
Gòn.
"Hà Nội... tiếng khóc nức nở của một cô gái đi chợ bán rau muống sớm,
bị
Tây hiếp ở một ngõ hẻm, buổi sáng đi học nhìn thấy một thân hình rũ
rượi, một
dòng nước nhờn lẫn máu chảy dọc theo ống quần, hai tay quờ quạng tìm
cách che
bộ ngực, chiếc áo nâu bị xé toạc. Tiếng rên rỉ của một người đàn ông ăn
mặc
khác thường bị trúng đạn ở bụng, nằm quằn quại giữa đường phố, đứa bé
bật khóc
nức nở, không phải sợ hãi, không phải…"
Những ngày ở Sài
Gòn
Những ngày thì ở Sài Gòn, nhưng những kỷ niệm, thì là của Hà Nội. Chính
vì vậy,
mà một ông bạn mới quen sau này, ở hải ngoại, khi đọc xong tập truyện
đầu tay
của Gấu, đã lắc đầu: Treo đầu dê bán thịt chó!
Về cái vụ cô gái bán rau muống bị Tây hiếp, Gấu nghe ông cậu, cậu Hồng,
cùng
tuổi Gấu, con Bà Trẻ, lúc đó cũng trọ họ ở Hà Nội, nơi nhà chị Giậu, vợ
ông
Hiếu Chân, tại Bạch Mai, kể lại. Thực sự Gấu không tận mắt chứng kiến.
Người đàn ông bị giết nằm ngay bên đường xe điện cũng nghe kể lại.
Cộng, kỷ niệm thực với hồi ức đọc, ra đoạn văn của Gấu, chắc thế.
Nhưng bị thằng bé đánh giầy chơi mất chiếc mũ dạ, là có thật. Đến bây
giờ, về
già, lâu lâu trong giấc mơ, vẫn còn trở lại:
[Khúc
này Hải Âu mê lắm, hà, hà!]
Nhà tôi ở Bạch Mai, gần ngay
bên đường xe điện... Một lần trốn vé xe,
tôi cùng
một thằng bé đánh giầy ngồi ở cuối tầu, nơi dùng để nối hai toa xe lại
với
nhau. Thằng bé đánh giầy nói, nó thường ngồi như vậy, ngay cả khi có
tiền mua
vé. Hôm đó trời lạnh, tôi đội một chiếc béret dạ đen, một tay nắm vào
thanh
sắt, một tay cầm cặp sách vở. Thằng bé đánh giầy đầu tóc bù xù, tay cầm
hộp đồ
nghề, tay cầm khúc bánh mì nhai ngồm ngoàm. Những người đi đường nhìn
chúng tôi
với vẻ buồn cười, ngạc nhiên. Lúc đầu tôi rất sợ, nhưng dần dần cảm
thấy thích
thú. Bỗng nhiên, không hiểu sao, tôi nhớ lại được một đoạn nhạc tôi đã
quên từ
lâu, và tôi hát nho nhỏ, đầu lắc lư theo điệu nhạc. Thằng bé đánh giầy
nhìn tôi
cười ngặt nghẽo. Tôi tức giận, hát thật lớn, vừa hát vừa đập vào thành
xe ầm
ầm. Bỗng tôi cảm thấy đầu lành lạnh. Tôi ngửng lên, và thấy người soát
vé đang
giận dữ nhìn tôi, tay cầm chiếc mũ dạ. Thằng bé đánh giầy vẫn tiếp tục
cười,
tôi ngưng hát, và ngưng đập vào thành xe. Cuối cùng không biết nghĩ
sao, người
soát vé vứt chiếc dạ xuống đường. Xe lúc đó đang chạy nhanh. Tôi cúi
nhìn xuống
con đường nhựa chạy vùn vụt, tôi sợ hãi không dám nhảy xuống. Tôi chợt
nghĩ tới
đến cha tôi. Tôi nhìn thằng bé đánh giầy ra vẻ cầu cứu. Nó nhẩy xuống,
nhặt
chiếc mũ dạ, đội lên đầu, rồi nhìn tôi nhe răng cười, tỏ vẻ chế nhạo.
Sau đó,
tôi thỉnh thoảng gặp thằng bé đánh giầy quanh quẩn tại khu tôi ở, đầu
đội chiếc
mũ dạ của tôi. Mỗi lần thoáng thấy nó, là tôi vội vã lẩn tránh, chỉ sợ
nó nhận
ra tôi.
Những con dã tràng
*
Đoạn văn tả cuộc nói chuyện
giữa ông Chính và Tâm, và nói rộng ra,
toàn thể chương I của Bếp Lửa,
đã tiên đoán, sửa soạn cho mọi biến động diễn ra
sau đó. Tất cả những nhân vật quan trọng đều xuất hiện, và nhất là, hồn
ma của
một bà mẹ, cũng xuất hiện. Nhưng không thể thiếu nhân vật, tuy thứ yếu,
nhưng
đóng vai xúc tác, không có là phản ứng hóa học không thể xẩy ra. Nhân
vật xuất
hiện chỉ một lần rồi bỏ đi vĩnh viễn, bởi đã hoàn tất phần số của
nó:
Mưa.
Mưa Hà Nội.
Tác giả, miêu tả những xúc động của hai nhân vật, hai thế hệ "gần nhau
nhất cũng không thể hiểu nhau", bằng âm thanh, cường độ của trận mưa.
Chi tiết là Thượng Đế ở trong
văn chương là như vậy.
Bạn nào đã từng xem phim OK Corral,
chắc là còn nhớ, trước khi xẩy ra trận thanh toán, nhân vật chính ra
thăm thú
nơi mình có thể chết. Như tình cờ, anh ta châm ngọn đèn dầu trên chiếc
xe. Khi
trận đấu súng xẩy ra, anh ta bắn vô cây đèn, chiếc xe bốc cháy, đám
người ẩn
sau nó phải chạy ra.
Trong phim Shane, hình ảnh con chó từ
từ rời khỏi chỗ, nhường sàn gỗ cho hai tay đấu súng.
Mưa trong Giã Từ Vũ Khí của
Hemingway.
Bùn trong Bẩy Hiệp Sĩ, Seven Samourai...
Với bậc thầy, cái sự sửa soạn
mới là cần thiết, mới là quan trọng.
Trong Kim Dung, Lãnh Nguyệt Bảo Đao,
cuộc gặp gỡ thứ nhất giữa Miêu Nhược Lan và Hồ Phỉ, xẩy ra, khi ông bố
Miêu
Nhân Phượng bế con gái chạy theo vợ, bỏ đi theo trai, đuổi kịp tại
Thương Gia
Bảo khi tất cả mọi người bị cơn mưa cầm chân. Cô bé khát sữa mẹ, khóc
ngất, bà
mẹ rời tình nhân, đi vài bước tới tính cho con bú, nhưng tàn nhẫn
quay
ngược lại, ngồi xuống kế bên đống lửa, kế bên anh bồ đẹp trai. Thằng
oắt Hồ Phỉ
cáu quá, chạy ra mắng, tại sao lại có người đàn bà tàn nhẫn như thế,
Miêu Nhân
Phượng nhìn, nản quá, bèn bế con trở về, tha cho cả hai.
Sau đó, trong lần gặp sau cùng, cô nói với anh: Tôi sẽ không như mẹ tôi
đâu.
Như thể, cô nhìn thấy và còn nhớ hoài, cảnh tượng lần đầu gặp nhau tại
TGB.
Cuộc gặp gỡ giữa cô bé còn nằm trong nôi, với người yêu còn là thằng
nhóc tì
làm Hai Lúa nhớ đến bài ca dao sau đây.
Sao Vua chín cái nằm kề,
Thương Em từ thuở Mẹ về
với Cha.
Sao Cày ba cái nằm ngang,
Thương Em từ thuở Mẹ mang
trong lòng.
Sao Vua chín cái nằm
chồng,
Thương Em từ thuở Mẹ bồng
trên tay.
Sao Cày ba cái nằm xoay,
Thương Em từ thuở Em hay
khóc nhè.
Và nhớ luôn cả vẻ mặt của ông
bạn thân, và còn là người đưa thư, khi thấy thằng
bạn mình mê BHD:
-Làm sao mà mày có thể mê nó? Tao đã từng thấy nó ỉa đùn, từ trên đầu
cầu thang
chảy xuống tới mãi mấy bực bên dưới hồi nhà nó còn ở đường PDP.
Kiệt và Thuỳ
gặp nhau ở Âu Châu trong năm học
cuối cùng của Thùy. Thùy bị gia đình gọi về khi bà mẹ ngã bệnh nặng hấp
hối. Bà
cụ qua khỏi nhưng lại bị bán thân bất toại và giữ Thùy ở nhà. Thùy gọi
Kiệt về.
Kiệt chần chừ: về để làm gì? Làm gì ở đấy? Em nhìn chung quanh em xem?
Sang với
anh. Thùy đáp: Em không thể bỏ má; anh không thể bỏ em; không phải anh
chọn lý
tưởng hay tổ quốc hay bất cứ thứ gì, anh chỉ chọn em, một mình em và
đứa con sắp
chào đời của chúng ta. Anh không nghe tiếng kêu xốn xang của em sao?
Kiệt nghe tiếng kêu xốn xang của Thùy. Chàng trở về.
Ban đầu Kiệt làm việc tại An Hoà Nông Sơn. Sau đó Kiệt bỏ Sàigòn làm
cho một
công ty ngoại quốc và rồi bị gọi vô Thủ Đức. Từ ngày ấy, đã sáu năm,
Thùy thế
chỗ Kiệt ở sở cũng như ở nhà. Ra trường Thủ Đức, Kiệt về quân nhu, làm
trong
phòng thí nghiệm tại một kho dầu. Ở trong quân đội, Kiệt thấy mình hao
mòn sa
sút, vô công rồi nghề, Kiệt quyết định với sự đồng thuận và khuyến
khích của
Thùy xin một học bổng du học của quân đội. Chàng được thuyên chuyển lên
quân
trường đợi ngày đi. Nhưng năm ngoái, phút chót đến ngày làm thủ tục
xuất ngoại,
Kiệt đổi ý. Khi có lệnh biệt phái, Kiệt được Bộ Kinh Tế xin, bị nhà
trường ngăn
chặn, trừng phạt tội cãi lệnh khước từ du học.
Bây giờ Kiệt chỉ thấy con đường duy nhất của ngày về với gia đình: giải
ngũ.
Nhưng đến bao giờ?
“Bếp Lửa,”
là từ biến động 1954 mà ra, và cùng với nó, là định nghĩa: Nhà văn là
kẻ đến
sau biến động.
MCNK, không.
Không ai có thể hiểu nổi, bằng cách nào, vào những ngày sôi động
như thế, TTT đã hình dung ra được 1 kẻ bỏ chạy, thoát cuộc chiến, để
rồi bò về,
để chết, cái chết của tên sĩ quan Ngụy, bị chính đồng đội của mình, bắn
chết, vì
lầm là VC.
Kiệt đổi ý.
GCC cũng đã
hơn 1 lần, đổi ý, như thế!
Hà, hà!
Tưởng
niệm 7 năm TTT mất
Joseph
Brodsky @ Toronto Oct 1995 (1)
An
interview with Joseph Brodsky
Bởi vì ông
nhắc tới những nhà thơ lớn lao, tôi nghĩ có lẽ chúng ta xoay câu chuyện
quanh đề
tài này, và nhắc tới 1 nhà thơ vĩ đại nhất của thế kỷ. Wystan Hugh Auden
Tuyệt! Rất
tuyệt [Cười lớn]
Ông nhắc tới, trong bài “Ðể làm hài lòng
một cái bóng”, “To Please a
Shadow”, một
trong những lý do ông học tiếng Anh, hay trở nên ngày càng quấn quít
với nó, là để “thấy mình gần
gụi với một người mà tôi nghĩ là một đầu óc vĩ đại nhất của thế kỷ 20,
Wystan
Hugh Auden". Và rồi ông bàn về những phẩm chất của ông ta. Những phẩm
chất mà tôi
đặc biệt thích thú của ông ta, là ‘equipoise’ và ‘wisdom’. Vai trò của
Auden
trong sự nghiệp của ông như là 1 thi sĩ, là gì?
Tôi sẽ trả lời
câu hỏi này như tôi có thể. Ông ta đi vô tôi, enter, theo 1 nghĩa nào
đó, ông
ta đi vô cuộc đời của tôi. Thì cứ nói như vầy, chúng ta đang nói
chuyện, ở đây,
tôi đang ngồi đây, và tôi cảm thấy ông ta là một phần của tôi… Khi tôi
gặp ông ta
22 năm trước đây, tôi 32 tuổi, và ông ta chỉ còn sống được 1 năm nữa…
Cũng trong cùng
bài essay, ông nói về sự quan trọng đối với mọi độc giả là có ít nhất 1
nhà thơ để
mà lận lưng. Với ông, hẳn là Auden. Nhưng
ngoài Auden ra, liệu Eugenio Montale có xứng đáng…
Xứng đáng quá
đi chứ. Tôi nghĩ phải thêm vô Thomas Hardy, Robert Frost… Tôi thấy mình
gần Frost
hơn so với Auden. Bạn có nhớ không Lionel Trilling đã từng gọi Frost là
1 nhà
thơ khủng khiếp. Còn Eliot.... Bishop, bà này Canada chính gốc. Trong
số ngoại nhân,
làm sao bỏ qua Milosz. Wislawa Szymborska mà không bảnh sao, a
wonderful lady…
... Ông ta [the emcee,
Brodsky] bắt
đầu nói về những tin tức mới nhất về cuộc đời tình ái của Princees
Diana, và hỏi: “ Có ai chưa ngủ với công nương?"
Tôi [Solecki] liền giơ tay, câu trả lời của Brodsky thì mới thú vị, và
bay bướm. Mặt ông ửng đỏ, và ông bật ra, bằng thứ tiếng Anh sặc mùi
Nga:
"Ðừng bao giờ quên, bướm
của em là bướm vương giả, còn chim của
bạn thì không!”
Số Brick,
Nhật ký văn học, đặc sản Toronto,
cây nhà lá vườn, tình cờ Gấu cầm nó lên ở tiệm sách, và ngỡ ngàng khám
phá ra cả
1 lô bài viết thật là tuyệt vời, đa số về thơ. Chưa kể bài viết về Trăm Năm Cô Ðơn của Garcia Marquez, của
1 tay đồng hương với tác giả, phải nói cực ác, và vấn nạn mà nó nêu ra:
Làm sao
những xứ sở Mỹ Châu La Tinh tiếp tục viết, dưới cái bóng khổng lồ, ma
quỷ của Trăm Năm Cô Ðơn?
[Ui chao, Gấu
lại nhớ đến Nỗi Buồn Chiến Tranh của
Bảo Ninh: Có vẻ cái vía của nó khủng quá, khiến đám nhà văn VC, kể cả
Bảo Ninh,
như bị teo chim, hết còn viết được nữa!]
Bài phỏng vấn
Brodsky cũng quá tuyệt, trong có 1 nhận xét của ông về thơ tự do, thần
sầu. Cuộc
phỏng vấn xẩy ra 1 năm sau khi Gấu tới định cư Toronto, Canada, cũng là
1 chi
tiết thú vị. Hai bài về nhà thơ Vat cũng thần sầu, 1 ông kể kinh nghiệm
lần đầu
làm thơ, khi còn là 1 đứa con nít, và cũng là 1 lần tiên khám phá ra 1
cái nơi
mà người ta gọi là nhà tù. Về già, ông vưỡn cứ làm thơ, bất chấp người
ta nói:
Già như mi cớ sao làm thơ?
Gấu về
già mới
có được cái thú làm thơ, dịch thơ, thành thử rất tâm đắc với câu trên:
Sài
Gòn Ngày
Nào Của Gấu
Thấy cái hình cuốn sách
dịch sắp/mới ra lò, và bài viết trên
FB NL, bèn bệ về, và lèm bèm thêm. (1)
Cái tít tiếng Việt, perdu,
lạc lối, thú thực, đếch đúng, ít ra là với những
người như GCC. Mất mẹ nó rồi, mới đúng. Như cả Miền Nam [đừng lái qua
chính trị
hèn mọn nhe, không thì hỏng hết].
Trong cuốn Bảng tổng kết đầu sau Tận
Thế,
Premier bilan après l'Apocalypse, Frédéric Beigbeder có đi 1
đường về cuốn “Un
pedigree” (2005) của tay này- xếp hạng 50, trong 100 cuốn - ngắn thôi,
nhưng tuyệt lắm.
Ông viết, đã từ lâu tôi
tin là Patrick Modiano luôn luôn viết cùng 1 cuốn sách, le même livre;
thực sự,
ông chỉ viết có mỗi 1 cuốn; en réalité il n’en écrivait qu’un seul….
Modiano,
chính là 1 Proust buồn, laconique.
Ui chao, đọc, thì lại nghĩ
tay này viết về Gấu Nhà Văn, chán
thế!
Và
cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất lấy quán cà phê làm bối cảnh hẳn là “Ở
quán cà
phê của tuổi trẻ lạc lối” của Patrick Modiano, sắp được xuất bản tại
Việt Nam.
Blog NL
Tếu thật, Gấu
mua cuốn trên, là cũng tính làm"chim mồi", nhằm làm sống lại cái quán
ngày xưa
hay ngồi với BHD mỗi buổi sáng trên đường chở em tới trường.
Gấu đã
từng viết về
cái quán này, thời gian làm cho ông Nhàn, chủ nhà xb Vàng Son, và còn
chủ
trương tờ Mây Hồng, giao cho Từ
Kế Tường trông coi. Gấu bèn đóng góp bài vở, và cái bài Gấu viết, là về
cái
quán xưa, cái gì gì, “như người xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông,
bèn
đánh dấu
vào mạn thuyền, nơi cây gươm rớt xuống, chàng trở lại quán xưa, tìm dư
âm ngày
tháng cũ, dấu hài của BHD trên ngọn cỏ mờ sương…”, ái chà chà, vãi linh
hồn quá
sá… Ông Nhàn đọc, kêu Gấu tới, lắc đầu, báo thiếu nhi mà sao anh đi bài
này!
Cái bài viết
ngắn đó, Gấu lôi ra viết lại, và cho đăng trên Tập San Văn Chương, khi
quen
Joseph Huỳnh Văn, và Nguyễn Tử Lộc, và vì cả hai mà Gấu nhận lời viết
cho tờ báo
này, dù cả đám đều là bạn quí của Gấu ngày nào cả!
Gấu nhớ là
Nguyễn Tử Lộc mê quá; anh gật gù, làm chủ, maitrise, chữ của NTL, ngòi
viết được đến như thế,
thì cực là
bảnh.
Nguyên con cái tít, là 1
câu được tác giả dùng làm đề từ, và theo
như câu
này, thì "perdue", không thể dịch là “lạc lối”, mà là, “mất mẹ
nó rồi”, như cái quán ngày nào của Gấu, thuộc về 1 tuổi trẻ đếch
còn, như
Sài Gòn cũng đếch còn:
À la moitié du chemin
de la vraie vie, nous étions environnés d'une sombre
mélancolie, qu'on exprimé tant de mots railleurs et tristes, dans le
café de la
jeunesse perdue
Guy Debord
[Tạm dịch: Ở
cái đoạn nửa đời người, chúng ta bị bao quanh bởi 1 thứ buồn buồn ảm
đạm, và
bèn diễn tả nó, bằng vô số là từ, tếu và buồn, ở quán cà phê tuổi trẻ
đã mất]
Note: Đọc lại,
thì Gấu hiểu ra, cái từ "lạc lối", tương tự "Lạc Đường" của Đào Hiếu,
và có thể đây là lý do Modiano trích câu của 1 ông Mác Xịt làm đề từ
cuốn truyện
của ông về 1 thời cà phê cũng buồn, như tuổi trẻ vậy:
Ôi tuổi trẻ
quá buồn
Như bàn ghế
không bày
Thơ TTT, nhớ
đại khái, trong Liên Đêm, hình như vậy (2)
Sài
Gòn Ngày
Nào Của Gấu
Michael Caine as
Fowler in The Quiet American.
Photograph: PR
Một số tiết lộ về cuộc chiến
từ tài liệu CIA
Greene viết Người Mỹ Trầm
Lặng, là cũng từ nguồn
này, qua lần gặp gỡ
một anh Xịa, khi đi thăm Le Roy, trên đường trở về Sài Gòn. (1)
(1)
Giấc mơ lớn của Mẽo,
từ đó,
cái mầm của Người Mỹ Trầm Lặng bật ra, khi Greene,
trên đường trở về Sài Gòn, sau khi qua một đêm với tướng Leroy, Hùm Xám
Bến
Tre, như ông viết, trong Tam thập lục kế tẩu vi thượng sách, Ways
of Escape.
"Cách đây chưa đầy một năm,
[Geeene viết năm 1952], tôi đã từng tháp
tùng Le Roy, tham
quan vương quốc sông rạch,
trên chiến thuyền của ông ta. Lần này, thay vì chiến thuyền, thì là du
thuyền,
thay vì dàn súng máy ở hai bên mạn thuyền, thì là chiếc máy chạy dĩa
nhạc, và
những vũ nữ.
Bản nhạc đang chơi, là từ
phim Người Thứ Ba, như để vinh danh
tôi.
Tôi dùng chung phòng ngủ với
một tay Mẽo, tùy viên kinh tế, chắc là
CIA, [an
American attached to an economic aid mission - the members were assumed
by the
French, probably correctly, to belong to the CIA]. Không giống
Pyle,
thông minh hơn, và ít ngu hơn [of less innocence]. Anh ta bốc phét,
suốt trên
đường từ Bến Tre về Sài Gòn, về sự cần thiết phải tìm cho ra một lực
lượng thứ
ba ở Việt Nam.
Cho tới lúc đó, tôi chưa bao
giờ cận kề với
giấc mộng
lớn của Mẽo, về những áp phe ma quỉ, tại Đông phương, như là nó đã
từng,
tại Phi Châu.
Trong Người Mỹ Trầm Lặng,
Pyle nhắc tới câu của tay ký giả York
Harding
– cái mà phía Đông cần, là một Lực Lượng Thứ Ba – anh ta xem có vẻ ngây
thơ,
nhưng thực sự đây chính là chính sách của Mẽo. Người Mẽo tìm kiếm một
nhà lãnh
đạo Việt Nam không tham nhũng, hoàn toàn quốc gia, an incorruptible,
purely
nationalist Vietnamese leader, người có thể kết hợp, unite, nhân dân
Việt Nam,
và tạo thành một thế đứng, một giải pháp, đối với Việt Minh CS."
Greene
rất chắc chắn, về nguồn của
Người Mỹ trầm lặng:
"Như vậy, đề tài NMTL tới
với tôi, trong cuộc nói chuyện trên, về 'lực
lượng thứ ba', trên đường vượt đồng bằng sông Cửu Long, và từ đó, những
nhân
vật theo sau, tất cả, [trừ một, Granger], là từ tiềm thức bật ra."
Ways of escape
*
Ostensibly
it is about the
eponymous quiet American – a naive and idealistic CIA agent in Saigon during the French colonial war of the
50s. But
what lingers is the relationship between the world-weary newspaper
correspondent, Fowler, and his beautiful girl Phuong. Greene perfectly
skewers
the superfluity of western notions of love that invariably inform such
situations. Undermining the idyll is the mercenary elder sister,
painfully
aware of the need to use Phuong's beauty to secure a provider for the
family
while her beauty still has currency.
Cuốn
Người Mỹ trầm lặng được một tay trên tờ Guardian coi là Top Ten,
trong
số 10 câu chuyện xa xứ, trong có cả cuốn Hãy nói lên hồi ức của Nabokov.
Cái cách đọc Người Mỹ Trầm Lặng của
tay này mới thật là đểu: Undermining
the idyll is the mercenary elder sister, painfully aware of the need to
use
Phuong's beauty to secure a provider for the family while her beauty
still has
currency. [Bên
dưới cuộc tình thơ mộng là sự tính toán của bà chị, lợi dụng nhan
sắc cô em để đảm bảo cuộc sống gia đình].
Nhưng mà đúng
y
chang!
Trong
10 tác phẩm về những kẻ xa xứ, có.... "Tứ Tấu Khúc về Sài Gòn và BHD"
của Gấu, nhưng than ôi, Malcolm Pryce “chọn lầm”
là Tứ Tấu Khúc về thành phố Alexandria, tức là nguồn của nó:
3. The Alexandria
Quartet by Lawrence Durrell
After reading
this
many years ago I vowed never to visit the city. How could it possibly
live up
to its fictional portrayal? An unnamed English teacher on a Greek
island looks
back on his sojourn in Alexandria between the wars. He considers the
intertwined
fates of the people he met there; they are numerous, but the real
protagonist
is the city herself, exquisitely presented in all her shifting moods
and
lemon-tinged light. Some tastes might find the relentlessly extended
languor a
touch too much, in which case John Crace's satirical digested read
[http://www.guardian.co.uk/books/2008/nov/29/digested-classics-justine-lawrence-durrell]
of the first book, Justine,
is a perfect antidote.
Những dòng tay này viết về
“Tứ Tấu Khúc Alexandria”, và chọn Justine,
tuyệt
nhất, đúng như Gấu phán, thú thế.
Bạn không tin
ư?
Hãy đọc, “Sài Gòn nghĩa là gì?”
GCC tự hỏi,
làm sao mà ông lại bỏ quên Paris của "thế hệ bỏ đi"?
Không quên,
nhưng thay vì "Mặt Trời Vẫn Mọc" thì anh ta chọn "Paris là 1 ngày hội",
trong khi tờ Obs chọn đúng
cuốn Gấu dịch.
5/1/09
Họ bắn vào hòa
bình, chúng tôi bắn vào hòa bình
Về Bảo Ninh,
nếu muốn phản đối việc người ta cứ nói là cả đời ông ấy chỉ có mỗi Nỗi
buồn
chiến tranh, thì có thể nêu tên truyện ngắn "Gió dại". Nhưng nếu
bảo ngoài hai cái đó nữa còn có gì, thì thực sự là khó. Bảo Ninh còn cả
loạt
truyện ngắn đặc sắc, nhiều truyện rất hay, như truyện về Hà Nội hồi
những năm
trước 1975 có "Người anh hùng thời đại" để ria theo lối chất nghệ
(tên Vinh hay sao?), hay gần đây hơn là "Bội phản". Thỉnh thoảng viết
bút ký cũng rất giỏi, chẳng hạn như gần đây nhất là "Đêm cuối cùng
ngày đầu tiên". Nhưng cái hay của những cái ấy là cái hay
bình
thường. Đặc biệt thì chỉ có Nỗi buồn chiến tranh và "Gió dại".
"Gió dại" trên
Internet: đọc tại đây,
bản dịch tiếng Anh của Phan Huy Đường và Nina McPherson ở đây.
Thời gian của truyện
là giai đoạn ngay trước 30/4/1975. Ẩn dụ "gió
dại" ngay lập tức cho thấy tính chất vô nghĩa, nhỏ nhoi, thảm hại của
con
người, và của cái chết, trong một cuộc chiến tranh như cuộc chiến tranh
Việt Nam.
Cái nhìn
của người kể chuyện đặt ở bên phía bộ đội, lúc đó đóng quân tại một
vùng vừa
chiếm được, một vùng theo đạo có ông cha cố, và nhất là có một cô ca sĩ
vì loạn
lạc mà bị kẹt lại và sống luôn ở đây, đêm đến vẫn thường tiếp khách đàn
ông,
đều là bộ đội.
Chuyện tình duyên giữa Diệu Nương cô ca sĩ và anh lính phụ tá anh nuôi
nhanh
chóng trở thành một thảm kịch. Thảm kịch này giống như là một tiếng thở
dài,
rất dài - sở trường của văn Bảo Ninh. Văn của Bảo Ninh phải đi theo
từng hơi
một, cay đắng, buồn bã, không thể vui được, và những trường hợp tác
phẩm khác
không được thành công lắm có lẽ là bởi vì cái hơi này không đủ dài.
Và đặc biệt là "Gió
dại" có một câu kết không thể nào quên:
"Chúng tôi đã bắn chết những người báo trước hòa bình, vậy mà hòa bình
vẫn
đến." Nghe nói câu văn này một thời đã gây sóng gió (truyện này hình
như
được viết cuối những năm 1990), thậm chí một thời gian đã bị cắt khỏi
truyện,
như một hình thức kiểm duyệt. "Những người báo trước hòa bình" là cô
ca sĩ Diệu Nương và người tình bộ đội của mình trên đường chạy trốn,
khi bị bắt
gặp họ xin được tha mạng vì "chẳng làm hại gì cả", "không chống
lại ai", nhưng các đồng đội của anh lính (trong đó có "tôi",
người cũng đã từng nhiều lần ngủ với Diệu Nương) đã xả súng qua đám
cây. Sau
khi bắn xong rồi họ mới nhìn thấy xác hai con người kia, quấn chặt vào
nhau.
Bây giờ cứ mỗi dịp
30/4 xem người ta kỷ niệm hào hùng mà thấy mệt. Phần
lớn
khăng khăng tô màu đỏ màu hồng rộn ràng cho một cuộc chiến đáng tởm.
Một số
khác tìm cách chứng minh rằng tất cả đều rất tởm, nhưng chúng tôi ít
tởm hơn,
và một số khác nữa: tất cả đều rất tởm, nhưng chúng nó tởm hơn chúng
tôi.
Blog Nhị Linh.
Note: Bài
này tuyệt quá, tình cờ mò ra được. Post lại, gửi bạn quí, họa sĩ NTK,
và những
ngày ở nhà in của linh mục Cao Văn Luận, cũng trên đường NBK, gần nhà
Gấu, làm
tờ Mây Hồng, dịch sách cho
ông Nhàn, nhà xb Vàng Son.
Bảo
Ninh by Việt Chiến
Có lẽ
phải đến hơn 3 tháng sau khi được trả
lại tự do,
tôi mới gặp lại nhà văn Bảo Ninh, bạn đồng niên 1952 thân thuộc và đã
cùng nhau
một thời quân ngũ gian lao. Hẹn gặp nhau ở quán “cũ” cuối phố Phan Đình
Phùng
(Hà Nội), Bảo Ninh nhắn “Tôi mang một chai rượu chivas ngon đến, các
ông chờ
tôi…”. Tôi cùng 2 nhà thơ Nguyễn Bình Phương và Trần Anh Thái ngồi chờ.
Một lúc
sau, Bảo Ninh đi taxi đến, tay ôm khư khư chai rượu ngoại. Tóc anh bạc
hết cả
rồi mà cuốn tiểu thuyết mới vẫn chưa viết xong (sau “Nỗi buồn chiến
tranh”
không hiểu anh viết về “nỗi buồn” gì đây?).
Có người
nói như đinh đóng cột, dạo này Bảo Ninh “kiêng rượu để viết chuyện” nên
không
hay la cà với bạn bè. Hôm nay, anh lại cho phép mình uống rượu chắc vì
sự có
mặt của tôi chăng? Hình như thế mà không phải thế. Vì nhìn cách Bảo
Ninh nhấm
nháp rượu mạnh một cách sành sỏi như một người Tây uống rượu Scot (cứ
phải “lim
dim” nhẩn nha ngửi ngắm khá kỹ trước khi nhấp môi) là đủ hiểu anh ngày
nào cũng
phải uống cũng như ngày nào cũng phải viết chục trang tiểu thuyết, phải
không
Bảo Ninh?
Đọc, nhớ lần gặp
thứ nhì Bảo
Ninh, khi về Hà Nội lần thứ hai. Cũng có chai rượu ngoại, cũng lời giới
thiệu, “Tôi
có chai Chiva này…”, đại khái như vậy, nhưng Gấu, dân nhà nghề, vừa ngó
chai, nói
liền, vẫn chai lần gặp trước, năm trước, chắc là hết mùi rượu rồi,
khiến NVH vừa
cầm lên, hoảng quá, bèn đặt chai trở lại chỗ cũ.
NVH mới là tay uống rượu cừ,
theo lời giới thiệu của NHT. Gấu chưa từng uống lần nào với anh, nhưng
đụng
trận với NTS thì khá nhiều.
Nghe
nói “Em của Gấu”, nữ thi
sĩ, cũng thuộc loại có hạng, Gấu cũng chưa có hân hạnh hầu rượu, và ba
thứ linh tinh khác!
Gấu biết NVH tay hảo hán
trong làng rượu, là do NHT, lần Gấu mời ông, nhưng ông lắc đầu, và hẹn
sẽ đưa
thằng em ra để thay mặt ông anh, chấp nhận cuộc thách đấu.
Kỷ niệm
trận rượu thần sầu quỉ
khốc của Gấu, với tay NTS, là ở một cái hầm, nơi có đủ thứ ăn chơi của
Hà Nội, chắc
thế, nhưng Gấu, do chỉ lo nốc, thành ra chẳng để ý gì đến những mặt
khác.
Gần như
bò ra khỏi hầm, và
khi sắp lên xe, tay chủ quán chạy ra, gửi lại ông anh cái hộp đựng
thuốc lào mặt
hổ phù Vang Bóng Một Thời, ấy chết xin lỗi, ba thứ lẩm cẩm Gấu bỏ quên,
trong có
cái camera, "cây gậy thần", như ông cậu Toàn của Gấu đặt tên cho nó,
trong lần trở
về thăm lại làng Vân Xa, thăm lại dinh cơ của ông Bá Quán, tức ông
ngoại của Gấu.
Một lần tôi vào xóm chơi
bời, đi theo
một đứa con gái vào một căn phòng nhỏ, hôi hám, chật hẹp. Ngọn đèn dầu
le lói
chiếu sáng căn phòng đỏ lờ đờ. Khi tôi quay lại nhìn, cô gái nằm trên
giường,
thản nhiên chờ đợi, chẳng thèm để ý tới tôi. Đúng lúc đó, tôi chợt nhớ
đến một
buổi tối ở nhà T. Lúc đó T. đang ngủ. Nàng ngồi choàng dậy, thảng thốt
nói:
"Không, ai dậy anh làm vậy?" Tôi cười gượng gạo: "Đó chỉ là khám
phá bản thân, khám phá thân thể em và anh." Tôi nói gần như thét với
đứa
con gái: "Cởi quần áo ra!" Sự hổ thẹn theo tôi tới tận lúc đó.
Những Con Dã
Tràng
Bà cụ C. khi
đọc Những Con Dã Tràng, truyện ngắn đầu tay của Gấu, được ông anh nhà
thơ khen
um lên, bèn lắc đầu, thằng này bịnh, chắc là cụ muốn nói đến cái đoạn
trên. Tuy
nhiên một anh bạn phán, khủng khiếp nhất, sex nhất, là cái xen đánh đu:
Bấy giờ gió thổi mạnh,
cành lá xào xạc
ở phía trên đầu. Đám phi lao ngập ngừng chuyển mình, nửa muốn phụ họa
gió, nửa
muốn kéo dài giấc ngủ im lìm buổi trưa. H. cùng đứa em đánh đu ở phía
trước.
Hàng cây che khuất tầm nhìn của tôi. Mỗi lần chiếc đu trở lui về phía
sau, thân
hình người con gái lại hiện ra giữa hai thân cây phi lao, rồi lại mất
đi một
cách đều đặn. Tiếng cười giòn, nhẹ và ấm vọng tới chỗ chúng tôi. Rồi
gió thổi mạnh
làm át đi tất cả; trong gió có những con vật bé li ti, những chiếc lá
cây, và
những hạt cát.
Sau này, Gấu
đọc Steps, của Jerzy Kosinki, có 1
truyện, trong có đoạn, y chang đoạn trên, nhưng bịnh hơn nhiều, tuyệt
hơn nhiều.
Cảnh cái đu tới, rồi lui, rồi lui, rồi tới, được tái tạo, qua 1 tấm
gương.
GCC hăm he
hoài với chính mình, phải chôm, giới thiệu với độc giả TV. Cái đoạn này
còn làm
GCC nhớ đến 1 ông bạn trong Thất Hiền, là Phạm Năng Cẩn, có người yêu
là cô Phượng,
hình như vậy. Cô này, bạn học cùng lớp, thường đóng học phí giùm cho
bạn Cẩn,
GCC kể đâu đó rồi. Trước khi cô lấy chồng, hẹn gặp bạn Cẩn ở 1 phòng
khách sạn.
Bạn Cẩn mừng quá, sướng run lên, và khi gặp, cô ra lệnh, anh quay mặt
đi, khi nào
tôi cho phép thì hãy quay lại. Và khi Cẩn quay lại, thì nhìn thấy cặp
oản trắng
nõn của cô qua tấm gương trong phòng.
Tuyệt, nhỉ! (1)
GCC đọc Steps,
qua bản tiếng Tây, Les Pas, Những Bước Chân, khi còn
nhà sách Xuân
Thu, còn Sài Gòn. Cuốn khủng khiếp của ông, là The Painted Bird,
GCC
cũng đọc, qua bản tiếng Tây, dịch là Con
Chim Sặc Sỡ, L'oiseau Bariolé.
Trên TV cũng đã giới thiệu Jerzy Kosinski. Ông sau tự tử.
(1)
GCC biết đến
Jerzy Kosiński rất sớm từ những ngày còn Sài Gòn, khi cuốn sách của ông
nổi
đình nổi đám, và được tờ Văn
nhắc tới, và dịch cái tít theo bản tiếng Tây là
Loài Chim Dị Chủng, L'Oiseau bariolé, và liền sau đó,
nghĩa là, liền sau khi cày
thêm 1 job cho UPI, Gấu bèn ghé Xuân Thu tậu 1 cuốn của ông, cũng thật
là bảnh, Les Pas, bản tiếng
Tây của Steps.
Đúng là thần
sầu.
Thần sầu hơn
nữa, là, 1 cái truyện ở trong đó, rất giống trường hợp đã xẩy ra với
bạn Phạm
Năng Cẩn, 1 trong Thất Hiền của Gấu.
Bạn còn nhớ
ông bạn Cẩn này, hồi đi học, sống nhờ ông anh, có bà chị dâu tàn khốc,
và do đó,
thường là quên đóng học phí, và được 1 em học cùng lớp thương, cứ nhét
tiền vào
trong vở bạn Cẩn, trả học phí giùm.
Sau em đi lấy chồng, và trước khi đi lấy chồng
hẹn gặp bạn Cẩn ở.... khách sạn.
Ui chao bạn
Cẩn tới, sợ run, mừng run, và em ra lệnh, anh quay mặt đi chỗ khác.
Cẩn không chỉ
quay mặt đi chỗ khác, mà còn nhắm kín cả hai mắt. Khi em ra lệnh, quay
mặt lại,
và mở mắt ra, thì Cẩn nhìn thấy cái lưng trần của em và hai trái táo bự
ơi là bự, ở trong gương!
Cẩn chỉ được
hưởng hương, hưởng hoa, trước khi em đi lấy chồng.
Trong Les Pas
có 1 truyện tương tự, nhưng khủng hơn nhiều, bịnh hơn nhiều, chứ không
thanh
cao, trong trắng như trong trường hợp của bạn Cẩn.
Gấu Cà Chớn cũng gặp 1
trường
hợp tương tự bạn Cẩn. Trước khi lấy Gấu Cái, cũng 1 em đến gặp, tự động
phơi hến
ra, như cái em trong bài thơ của Sebald, cho anh đấy, hàng "zin", anh
nhìn hai cái
núm vú đỏ hỏn của em thì biết, nhưng chỉ với điều kiện, phải lấy em,
phải bỏ cái
cô có bầu với anh.
Gấu không thể
bỏ Gấu Cái, thế là đành lắc đầu, dù rất thèm!
Hà, hà!
Cô này, lần
Gấu về lại Sài Gòn, gặp lại. Có chồng, nhưng bỏ nhau đã nhiều năm, 1
mình lo
cho đàn con. Gấu rủ đi chơi, OK, nhưng tới khi đề nghị kiếm… khách sạn
thì cô lắc
đầu, ngày trước, còn zin, cho không anh, anh chê, bây giờ nát bấy như
quê hương
mỗi người chỉ có một, có đáng gì nữa, nhưng chỉ sợ anh già rồi, chẳng
làm gì được,
hến của tôi lại thẹn thêm một lần nữa.
Dã man thật.
Mà có thể thế
thật!
Cả hai cuốn
đều tuyệt cú mèo. Gấu nhớ, hồi đó đó, đọc tờ Paris Match, kể về
Kosinski, học
tiếng Anh bằng cách gọi cho mấy cô ở Tổng Đài, và, cùng lúc, viết tiểu
thuyết bằng
tiếng Anh.
Sau vỡ ra là ông phịa.
Cuốn tiểu thuyết khủng khiếp số 1 của ông, cũng
là phịa, trong khi ông cứ khăng khăng chuyện thực.
Và sau tự tử
để chứng minh, nó là thực.
Vưỡn chẳng
ai tin.
Ngu thế. Giả mới bảnh chứ thực thì…. chán chết.
Gấu coi
sách, coi phim, mà thấy câu 'dựa trên chuyện thực' là vứt vô thùng rác.
.
Un « écrit non écrit », l'ombre de
l'inconscient
Si Duras a toujours
revendiqué son indépendance face à la psychanalyse, elle peut décrire
le processus d'écriture en des termes évoquant les pensées freudienne
ou lacanienne.
Par Florence de Chalonge
Viết như không viết.
Khi sử dụng cụm từ này, để
miêu tả cách viết của Thảo Trần, qua cảm nhận của Thảo Trường và Nhật
Tiến, khi đọc Nơi Dòng Sông Chảy Về Phía Nam; một vị độc giả của TV còn
khen TT viết tự nhiên hơn Cô Tư, và Tara của TT mới đúng là Tara, của
Cô Tư có mùi Cách Mạng, [nhân tiện đây, xin cám ơn], GCC không nghĩ là
lại có người chôm của Gấu, để gọi cách viết của em Đầm thực dân đã từng
sống ở Sa Đéc.
Nhưng với Florence de Chalonge, tác giả bài viết, "viết không viết" của
Duras là viết dưới bóng của vô thức. Còn với TT, là sự tự nhiên của đời
sống thực chuyển vào ngòi viết.
Khác nhau.
Ngày, tháng, năm
Má,
Má, xin má hãy tha thứ cho
con. Khi còn nhỏ dại con đã nhiều lần xúc phạm đến má. Tuổi trẻ vô tri
tàn nhẫn, thậm chí con còn trả lời bạn bè: tao mồ côi cả cha lẫn mẹ, bà
đó khùng, tao đâu phải con bà. Con còn làm nhiều điều đại nghịch, bất
hiếu bất nghĩa với má mà giờ đây mỗi khi nghĩ lại con đau khổ vô cùng.
Ngay từ khi bắt đầu bước
chân ra đời, con đã nhận ra ngay lầm lỗi của con đối với má, nhưng bản
tánh ngoan cố con đã ngụy biện đổ thừa cho hoàn cảnh này, hoàn cảnh nọ.
Điều con nhận ra trước hết là khi sanh con ra, má mới 21 tuổi đời,
chồng thì chết, nhà ngoại lại nằm trong vùng Việt Minh kiểm soát, Tây
ruồng bố mỗi ngày lại thêm bọn cường hào ác bá dựa hơi tác oai tác
phúc, mà má lại trẻ đẹp thì làm sao có thể ở vậy nuôi con. Lầm lỗi thứ
hai của con là oán trách má đã không nhìn nhận con khi ngoại dẫn con đi
thăm má sau 12 năm con sống với ba má nuôi, với người dưng nước lã, dù
ba má nuôi con rất thương yêu con, nhưng những kẻ ác mồm ác miệng họ
gọi con là đồ trôi sông lạc chợ. Lúc đó mọi chuyện đã an bài. Má không
thể nhìn con để bỗng chốc đổ vỡ cái hạnh phúc mong manh của má và của
mấy đứa em cùng mẹ khác cha với con. Lúc đó con nghĩ là má hạnh phúc
trong cảnh nhà cao cửa rộng, lắm bạc nhiều tiền nên đã không ngó ngàng
gì đến đứa con côi cút mà chính mình đã rứt ruột đẻ ra rồi bỏ rơi nó từ
khi hai tuổi. Con nào hiểu được là ngoại đã đưa con đi thăm má không
đúng lúc, ngoại cũng đâu biết gì, thấy con vừa thi đậu trung học đệ
nhứt cấp, ngoại mừng quá nên muốn chia sẻ với má.
Người chồng sau của má,
con trai thừa tự của một gia đình thế gia vọng tộc, đã có một người đàn
bà khác, và sẵn sàng kiếm cớ để bỏ má. Vì phải bảo vệ quyền lợi của mấy
đứa con, nên má đã ngậm đắng cay sống nhịn nhục, khổ đau và buộc lòng
từ chối không nhìn nhận đứa con tội nghiệp mà mình đã bỏ nó hơn 12 năm
trời.
Khi má ly dị xong xuôi,
được hưởng phân nửa gia tài, lúc này má mới yên lòng và tìm cách đi
thăm con, con còn nhớ năm đó con đã học xong trung học và đang học sư
phạm, con đã từ chối không gặp má, không nhận bất cứ thứ gì má mua cho
con dù con rất cần, vì ba má nuôi con nghèo, không thể cho con đủ những
thứ cần thiết, mà một thiếu nữ ở tuổi con thời đó cần, con không thể
quên được lần cuối cùng má đến trường thăm, con đã giận dữ đuổi má ra
khỏi cổng trường, ném theo sau quà bánh vật dụng mà má đã mang cho con.
Má bước đi chan hòa nước mắt, con đã làm cho má hết sức bẽ bàng với bạn
bè con… Má ơi mỗi lần nhớ đến đoạn này là con nghe
tim mình đau buốt.
Ngày cưới con má cũng
không về, năm đó nước lụt ngập tràn quốc lộ, phải rước dâu bằng thuyền,
con sắp bước vào cuộc đời làm vợ, làm mẹ mà không hề nghe được một lời
dặn dò thân thiết nào của ngay chính người đã sanh đẻ ra mình. Sau này
con mới biết là ba má nuôi con không cho má hay, khi má hay thì con đã
theo chồng. Ba má nuôi con đã yêu thương con như ruột thịt đã nuôi nấng
cho con ăn học nên người, họ cũng không muốn mất con và cũng có nói xấu
má, những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức con, rồi khi lớn lên thêm ba
mớ chữ nghĩa lại làm cho con hợm mình và tưởng đâu chính mình mới là
người có quyền tha thứ cho đấng sanh thành.
"Đập
Ngăn Thái Bình Dương" được coi là
tuyệt tác thế giới (Obs). GCC cũng chỉ mê có cuốn này của Duras. Vấn đề
là, liệu
có 1 sợi chỉ Adriane, nối kết Duras, với một Cô Tư, một Thảo Trần,
một…. Mai
Ninh? TT viết, “nơi dòng sông chảy về phía
Nam”, Duras thú nhận, "Quê hương tôi là một xứ nước, Mon pays, c’est
une patrie
d’eau". Cô Tư thì khỏi nói, văn của cô là cả 1 miền sông nước.
Nguyễn Ngọc Tư và Mai Ninh
Woolf vs
Duras
abt Death
Note: Woolf,
GCC cực mê. Còn Duras, chỉ mê “Đập ngăn TBD”.
Tuy nhiên Duras Sadec làm nhớ tới
Cô Tư Camau.
Và "bấn loạn [vấn nạn]", liệu hai nữ văn sĩ này đều là đặc sản Nam Bộ,
hoặc, có gì mắc mớ?
Một
bà là
sex và chế độ thực dân thuộc địa.
Một bà là “Cánh
đồng bất tận”, bướm nhiều hơn muỗi rừng U Minh!
Đây là 1
khiá cạnh khác nữa, của "vấn nạn" “Oẳn Tà Roằn": Sắc dân và Sex,
vào cái thời còn mẫu quốc.
Cắm Faulkner
vô 1 vùng đất, Miền Nam Sâu Thẳm, thì không có nghĩa giản trừ, hoặc
khoanh vùng
- theo kiểu của 1 tên ngu khi gọi NNT là
"đặc sản Nam Bộ", thí dụ. Ngược hẳn lại... kẻ sáng tạo khủng khiếp
những
huyền
thoại, được chuyển động, múa may quay
cuồng,
từ luồng hơi thở sử thi, tác giả “Giáo Đường” - với NNT là “Cánh Đồng
Bất Tận”,
theo GCC, chẳng thua gì "Giáo Đường" - đã biến nó thành 1 vũ trụ tâm
thần.
"Nghệ sĩ
là kẻ
sáng tạo bị kiềm chế bởi những con quỉ của người đó", Faulkner phán,
trước khi
chết ít lâu.
"Nghệ thuật thì đếch mắc mớ gì tới hài lòng, bình an".
+ Đọc blog của Nguyễn Quang Lập
(cái này chắc ai cũng biết rồi
chẳng cần quảng cáo thêm): ngày xưa tôi đọc Những mảnh đời đen trắng
thấy chán, xem mấy cái phim thấy sến, giờ đọc kiểu viết blog thấy nhiều
cái
hay, đầy tài năng, nhưng là tài năng của cái nhìn phía dưới đầu gối,
thỉnh
thoảng cũng nâng lên trên, cách được khoảng hai gang tay.
Nhị
Linh's Blog.
Đọc NQL mà
hiểu như vậy, thì hơi khí nặng tay
với tác giả.
Phải đọc,
như những truyền kỳ, về một thế giới hồ ma của Liêu Trai, hay như
những "cửa sổ" nhìn ra thế giới bên ngoài, như cách Kundera đọc
Kafka, trong Những di chúc bị phản bội, hay đọc song song với
"Ba
thằng lăng nhăng" của Tô Hoài...
Biến thái
của nó, sau 30 Tháng Tư, là dòng văn Bóng Đè, dòng thơ Mở
Miệng, dòng thơ đóng đinh thập tự của Nguyễn Viện...
Đây cũng là cách Mishra đọc Ma Jian, Tiananmen's wake,
coi sexual love là antidote chống lại sự kiểm soát của Đảng!
(1) Nên nhớ NQL là thuộc thế hệ Chống Mỹ Cứu Nước, khác hẳn thế hệ...
Nhị Linh.
Thay vì chọn cách viết của mấy ông kia, hay những ông như Đào Hiếu, Lữ
Phương,
ông chọn cách viết "truyền kỳ".
Cũng là một cách nhìn lại thời của ông! (1)
(1)
Không có đời mình trong đó, nhưng đọc thấy đời mình, đời bạn bè mình,
thấy lại
trước mắt năm tháng đã qua, những năm tháng hiện hữu trong các câu
chuyện và cả
ở khoảng trống giữa các câu chuyện. Thời thơ ấu, tuổi học trò, mối tình
đầu,
tang thương chiến tranh, đời văn, quê nhà và tha hương lang bạt. Trần
Vàng Sao.
Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đoàn Anh Thắng. Phùng Quán. Bạn bè ở Huế…", Bảo
Ninh
bày tỏ.
Ai điếu cha
đẻ AK-47
Nghệ
sĩ Tây
dưới thời bị trị.
Số này còn 1
bài về khẩu AK-47, dịch từ tờ Ðiểm Sách Luân Ðôn, rất thú vị. Tuy
nhiên, bài viết
không nói tới sự khủng khiếp của tiếng súng AK-47. Bài ai điếu trên The
Economist cũng không, thành ra Gấu tin rằng, người viết bài chưa từng
sống cái kinh nghiệm khủng khiếp, khi nghe tiếng ùng ục của AK 47! bạn
nghe tiếng ùng ục của AK 47, và không thể nào suy đoán ra được, nó từ
phía nào vọng tới bạn. Khác hẳn tiếng M16.
Người dân Sài Gòn
những ngày
Mậu Thân đã từng được hưởng kinh nghiệm này, và GNV từng lèm bèm về nó,
và tin
rằng, thứ âm thanh quay vòng tròn, surrounded, là được mặc khải từ
tiếng AK.
Sài gòn, lần đầu
Lần chạy trốn quê hương,
rời bỏ Sài Gòn, ngồi
trên xe, nhìn ngoái lại, tôi có cảm tưởng, mọi nhà, mọi người đang tiễn
tôi bằng
câu hát đứa em trai vẫn thường nghêu ngao một mình, trước khi bỏ đi
luôn.
Đồn anh đóng
bên rừng mai
Nếu mai
không nở anh đâu biết xuân về hay chưa.
Tôi không thể
ngờ câu hát là dấu báo của tai ương, không chỉ của đứa em trai, mà còn
của biết
bao con người.
Tôi không biết,
trên trái đất, ngoài quê hương, có nơi nào, Mai nở mỗi khi Xuân về, và,
tuy Mai
vẫn nở trên quê hương, nhưng Xuân vẫn tàn trên những nấm mồ mà chúng ta
đành bỏ
lại.
Đó là lần cuối
nhìn lại Sài Gòn.
*
Lần đầu chú bé di cư vừa
mới mất Hà Nội, ngu
ngơ, rụt rè làm quen phố phường, con người Sài Gòn, qua tấm bản đồ cầm
trên
tay. Khi đó lực lượng Bình Xuyên còn đang làm chủ thành phố. Tin theo
bản đồ,
chú bé băng qua một con lộ, không ngờ khu đó là một đồn binh. Người
lính gác bắt
thằng nhỏ đứng suốt buổi, lâu lâu, buồn buồn, lên cò súng lách cách,
tao bắn bỏ
mày.
Lần khác, là
một buổi sáng lang thang trên con phố Bonnard, gần chợ Bến Thành, nhìn
thấy một
người đàn ông đánh đập thật dã man một người đàn bà, không quên bài học
công
dân giáo dục, hôm sau là ngày đi thi Trung Học Đệ Nhất Cấp, chú băng
qua đường,
chạy vô bót Lê Văn Ken, ngay kế bên nhà thương Đô Thành, níu áo một ông
cảnh
sát. Bị ăn bạt tai, bị sỉ vả, chú bé khăng khăng đọc cho hết bài học
Công Dân
giáo dục thuộc nằm lòng, ông cảnh sát điên tiết, xách tai thằng bé Bắc
Kỳ di cư
buớng bỉnh, kéo xềnh xệch, từ đường Bonnard qua bùng bình Chợ Sài Gòn,
tới nhà
giam Quận Nhất, nằm phía sau rạp Đại Nam, đường Trần Hưng Đạo, khu Cầu
Ông
Lãnh. Khóc lóc, năn nỉ tới gần nửa đêm, ông cai ngục thương tình thả
ra, cho kịp
ngày mai đi thi!
*
Như thế, lần
đầu, là một đứa bé Bắc Kỳ mồ côi bố, mồ côi quê hương, được thành phố
miễn cưỡng
chấp nhận.
Lần cuối, một
đứa con bị bà mẹ đứt ruột đuổi đi, vì không muốn nó cùng cùng chết theo
với
mình.
*
Gấu quen Huỳnh
Phan Anh, Dương Văn Ba, “Ba bù long, Babulong,” và đám bạn Miền Nam,
qua ông
anh của Bông Hồng Đen, khi ông học Văn Khoa cùng với HPA.
Khi đó, Gấu,
tuy ghi danh, nhưng ít khi tới đại học, vì còn bận làm công chức Bưu
Điện.
Để kỷ niệm
buổi sơ ngộ, chúng tôi rủ nhau lên xóm. Khi cả bọn lần lượt đi vô những
căn
phòng ở phía bên trong, bà chủ hỏi Gấu, cậu có ‘đi’ không? Gấu ngớ
người, lắc đầu,
chẳng hiểu ‘đi’ nghĩa là gì.
*
Sau thì quá
quen.
Nhà Gấu lúc
đó ở một con hẻm thuộc đường Nguyễn Huỳnh Đức, phiá sau Hội Đồng Xã Phú
Nhuận.
Buổi chiều đi làm về, đạp xe đạp, từ số 11 Phan Đình Phùng, qua khu Tân
Định,
qua cây cầu Phú Nhuận, qua đường Nguyễn Huỳnh Đức, không quẹo vô, về
nhà, mà cứ
thế đạp thẳng lên ngã tư, tới xóm, gần nhà thương Cộng Hòa.
Có khi, đi,
xong, là về, có khi ngủ luôn tại xóm. Sáng hôm sau, tạt về nhà, đánh
răng, rửa
mặt, thay quần áo, rồi vội vã đi làm.
Những buổi
chiều, tan sở, tới xóm, mấy đứa trẻ vừa thấy bóng, là tranh nhau ra dắt
xe. “Ba
dzề, Ba dzề!”
*
Anh cu Gấu Bắc
Kỳ di cư chẳng hề nhìn thấy cảnh tượng con người ta yêu nhau như thế
nào, cho đến
khi được một em bướm dậy cho.
Cái lần đầu
tiên, nhìn ông bếp già, làm cho ông Tây Trẻ, “đi” một em bên ngoài hành
lang,
nơi căn nhà villa ở đường Nguyễn Du, trời tối đen, Gấu chẳng nhìn thấy
gì, mà
còn bị bà cô tát mấy cái nổ đom đóm mắt.
Gấu đã kể
chuyện này, trong Hà Nội Của Gấu.
*
Mới đây, đọc
blog của một em bướm người Anh, mở ra bằng cái câu, tôi mở hai cánh đùi
ra, và
rồi khép nó lại, nghề của tôi giản dị chỉ có thế, Gấu bồi hồi nhớ lại
lần đầu
được em bướm mắng bảo, sao ngu thế, phải làm như thế này này, và cùng
lúc nhớ lại,
hai nghi lễ thiêng liêng, một của dân da đỏ Mỹ Châu, và một của Khổng
Học.
Nghi lễ thứ
nhất, khi một đứa con trai da đỏ tới tuổi, bộ lạc đem nó đến giao cho
một em bướm,
dậy cách làm người lớn.
Với Khổng Học,
là nghi lễ đội mũ.
Gấu này thiển
nghĩ, hai nghi lễ đó đều quan trọng như nhau, và bổ túc cho nhau.
*
Đoạn mở ra Ba Người Khác, nói về bệnh tim la của thằng
địa, cộng kỷ niệm những ngày ở Hà Nội, khiến Gấu viết ra được những
dòng liên
tưởng này: Cái thằng địa, anh bần cố, và có thể, cả nhà văn Tô Hoài,
đều chẳng
hề được chỉ cho biết, hai nghi lễ thiêng liêng trên.
Riêng về nhà
văn Tô Hoài, chính cái câu đóng lại đoạn trên, khiến Gấu nhận ra sự
thực.
"Thế
nào mà anh ấy bị lây cái máu dê của thằng địa đến tận giờ. Cơm hội nghị
có thịt
bò thịt lợn, lại chắm chép, đâm rửng mỡ, lúc nào cũng cuồng lên, đâm hủ
hoá
lung tung. Ngồi trước mặt cô nào cũng hau háu mắt nhìn cái đũng quần.
Anh ấy phải
kiểm điểm mấy trận tơi bời đau đớn. Rồi bị thải hồi trả về cơ quan
huyện. Cả mấy
chị cũng phải đuổi về xã. Tôi không quan tâm đến họ, mà chỉ nghĩ: thì
ra cái
máu chó của thằng chó kia truyền sang mày, gớm cái giống chó má chết
tiệt"
Như thể, Tô
Hoài đã tiên tri ra được cái sự biến thành bọ, sau khi rửng mỡ, vì hàng
họ Miền
Nam, nhưng ông đổ tội cho tên địa làm lây bệnh !
Đúng là cái
giống chó má khốn kiếp, chết tiệt…
*
Gấu đã từng
kể là, trong lúc xơi mìn VC, nằm Đồn Đất, tức nhà thương Grall, vừa
tỉnh, vừa bớt
đau, ông anh vợ hụt, tức anh BHĐ vô thăm, đưa cho tờ Nghệ
Thuật, trong có bài thơ của Cao Thoại Châu, thế là Gấu hết cả
đau, bèn lôi mớ bản thảo truyện ngắn đầu tay Những Ngày Ở
Sài Gòn ra sửa. Sau đó, nhờ Trần Công Quốc, một trong
Thất Hiền, khi vô thăm, đưa xuống cho ông anh nhà thơ, khi đó đang coi
tờ Nghệ
Thuật cùng với Thanh Nam, Mai Thảo.
Báo của Vũ
Khắc Khoan. Học trò cho tiền làm. Năm trăm ngàn.
Sau học trò,
Tướng Râu Kẽm, xì ra, mọi người mới biết.
*
Phải tìm một
cách viết mới và từ đó, văn chương sẽ đổi khác. Chỉ mãi sau này, vào
năm 1965,
khi tôi bị tai nạn phải nằm trong nhà thương Grall, đúng lúc đó tôi đọc
một bài
thơ của một người bạn, Cao Thoại Châu, trên tuần báo Nghệ Thuật. Bài
thơ như tạo
hứng cho tôi, thế là tôi lôi mớ bản thảo cũ, sửa lại, gửi đi. Đó là
truyện
"Những ngày ở Sài-gòn" đăng trên Nghệ Thuật số 9, cùng với truyện ngắn
cũng đầu tay, chắc vậy, của Cung Tích Biền: Ngoại ô Dĩ An Và Linh Hồn
tôi. Lần
đó tôi nhờ Quốc, khi anh tới thăm tôi tại nhà thương, đưa cho anh T.
Tên truyện
lòng thòng: "Những ngày JL và SR ở Sài-gòn". JL và SR là tên tắt,
dùng trong nghề nghiệp khi phải liên lạc trên mạch viễn ký, của hai
chuyên viên
Phi Luật Tân, Limchoc và Soriano, tới Sài-gòn giúp Bưu Điện thành lập
mạch viễn
ký dành cho báo chí, thông tấn ngoại quốc, sau chết tại nhà hàng nổi Mỹ
Cảnh.
Anh T. rút ngắn tên truyện và sửa giùm tôi một lỗi nặng: khi đọc
Faulkner, tôi
đã lầm lẫn hai từ "climatique" (khí hậu) và "climatérique"
(khổ đau).
Truyện ngắn
kết thúc bằng những dòng chữ: "Tôi mơ ước khi đứng trước cổng nhà
thương
Grall nhìn ra ngoài đời và lúc đó chiến tranh đã hết." Khi viết câu đó,
trí tưởng tôi hoàn toàn bị chế ngự bởi hai câu thơ của Cao Đình Vưu,
tức Cao
Thoại Châu: "Xin lấy máu làm dầu thắp sáng. Cho con cháu mình soi tỏ
mặt
nhau".
Một Người
Anh
Nhưng đấy chỉ
là... văn chương.
Kỷ niệm đời
sống, mới "khủng khiếp".
Cao Đình
Vưu, NTV, và Gấu, có thể nói, gặp nhau ở xóm, nhiều hơn ở... ngoài xóm.
Nói một cách
khiêm tốn, hễ gặp nhau là hất hàm, "đi" chứ?
Trong Thất
Hiền, thì là Phạm Năng Cẩn.
Thời
Tập
Ui chao, sắp đi rồi, được đọc
bài viết từ hồi nảo hồi nào, mới ngộ ra là, BHD bỏ anh cu Gấu, thì cũng
giống
như Lan bỏ Điệp:
Mi đầy sân si, mê ba cái danh
hão, nhà văn nhớn, nhà phê bình nhớn, chẳng xứng với ta! (1)
(1) Bây
giờ đọc TV chán rồi,
N. không thích style
chửi nhau, hạ nhục nhau, mắc gì phải
phanh phui… cứ thấy ai viết “hớ” là chửi liền, làm dơ trang viết nhiều
lắm.
Mình nói người ta chợ cá Đồng Xuân mà mình thì chợ Đông Ba. Bỏ mục
Dọn đi.
Đúng
là style thích gây chiến của đàn ông.
Chán
khi đọc xong một bài về
abc thì bị đọc thêm một câu: Ấy, cái bọn abc ngày xưa không hiểu gì về
cái này
hết…
Văn
là người, một người thích
chửi, thích vạch lá thì ai dám đến gần, Bông hồng đen hồng đỏ có sống
lại cũng
không dám đến gần
Đã
qua cái thời ngây thơ hàng me, bây giờ chỉ còn cái tâm mà
tâm chửi dù cho chửi người đáng chửi thì ai dám đến gần.
Độc
giả TV
*
Đa
tạ. NQT
The Name is Bình, Tống Văn Bình
Đỗ Kh.
Năm tôi lên
cấp 2, lớp tôi có 2 nhân vật nổi tiếng nhờ gia thế. Đứa thứ nhất, là
con của tướng
Linh Quang Viên, bộ trưởng vào cái thời nhất tướng-nhì sư-thứ ba nhà
thầu quân
đội Mỹ. Những chàng trẻ em thời loạn chúng tôi, thấy cảnh sát đeo súng
cũng đã
đầy thán phục rồi, nói gì đến ông tướng. Đứa thứ nhì, to béo, hồng hào
và phụng
phịu, lúc nào cũng chỉnh tề quần Tergal đen áo sơ mi trắng, xách cặp
Samsonite
da đen (loại cứng mà đại cán vẫn ưa dùng cho đến tận thập niên 90).
Tạng cậu,
kiểu ông cụ non chững chạc, chỉ có bị đầu gấu ăn hiếp (trường tôi không
bắt mặc
đồng phục cho nên “học sinh cao bồi mặc áo sơ mi ca-rô / học sinh cao
bồi hủ
tíu ăn năm ba tô”, ai mà tự trọng không bao giờ mặc áo trắng). Vậy mà
bạn này
còn được nể hơn là quí tử của tướng Viên. Bộ trưởng cũng là chuyện
thường, con
của nhà văn mới là danh giá. Đố ai còn biết Lại Bộ Thượng thư hay Hữu
Tả Thừa
tướng là những vị nào vào thời của Cao Bá Quát, Đoàn Thị Điểm? Thằng
bạn cùng lớp
này là con của nhà văn, mà nhà văn khét tiếng Người Thứ Tám, tác giả và
cha đẻ
của Z28, điệp viên lừng lẫy Tống Văn Bình.
Tôi
đã quên tên họ bạn, ngay cả vào lúc đó, vì
mọi người đều gọi cậu là Tống Văn Bình! Ông bố, chúng tôi vẫn thường
được chiêm
ngưỡng dung nhan vào mỗi dịp ông thả con xuống trường hay là đến rước.
Ông hơi
thấp bé và tròn trĩnh, nhưng không hổ danh nhân vật mà ông đã khai sinh
trên giấy.
Ông ưa mặc quần tây nhạt đúng thời trang, loại có đai giây lưng cài
chéo nút,
áo Montagut nhẵn thín, đầu bóng lộn chân đi giày không giây simili
Gucci. Ông
hút thuốc Jasmin cán vàng nhãn Sobranie, thứ 25 đồng 1 điếu (thuốc lá
thường,
lúc đó 20 đồng 1 bao) và cái xe con ông lái mới là độc đáo, Fiat 800
coupe 2 cửa
rất ít thấy, đối với Sàigòn thì cũng sport không kém cái Ford Mustang
GT Cobra
của Z28. Chúng tôi phục sát đất, cậu con còn kể là bố nó không đọc sách
mà chỉ
đọc… Encyclopedia, từ chữ A đến chữ Z. Nhưng tôi ngờ là sách thì ông
cũng có đọc,
chí ít là đọc truyện James Bond và đọc những điệp vụ không kém kỳ tình
bằng tiếng
Pháp của Hubert Bonisseur de la Bath, tức OSS117.
Nếu
OSS117 là một phó sản của 007 dành cho khu
vực Pháp thoại thì Z28 là một phó sản của OSS117 dành cho độc giả tiếng
Việt.
Tuy vậy, đây là một thành tựu lớn của nền văn học giải trí, không kém
phần quan
trọng so với truyện võ hiệp. Chẳng phải vì tôi ghen tỵ vì tôi không
được ngồi
chung lớp với con của Kim Dung, nhưng Người Thứ Tám đã có công Việt hoá
cẩn thận
một nhân vật phớt tỉnh như Bond, mặn nồng như Bath, Nhu đạo Huyền đai
Đệ ngũ đẳng,
trong đêm 30 mà mắt vẫn sáng như là thiếu tá Bob Morane. Tống Văn Bình
đương
nhiên là đại sát gái, nhưng cú atémi của chàng mềm mại, để cho những
thiếu nữ
hương sắc tuyệt vời nằm quằn quại từ Bangkok đến Paris. Lệnh Hồ công tử
hay
Đoàn Dự trước và sau gì cũng vẫn là… Tàu, nói xin lỗi nhe, Văn Bình tuy
họ Tống
nhưng chính xừ lủy mới làm rạng rỡ dân tộc Việt. Sếp của chàng, không
hương xa
mà di chuyển bằng Daimler Limo Anh Cát Lợi như là “M”: Ông Hoàng dùng
cái xe
con không thể nào Việt Nam hơn là cái taxi con cóc Renault 4, tuy máy
có xoáy
xi-lanh đặc biệt để đạt vận tốc 200 km/giờ!
Nhưng tại
sao tôi lại lẩn thẩn về thời lớp 6 khi bài viết này để bàn như đã có
hứa, về
cách Quỳnh Thi hoán chuyển tựa bài thơ Bùi Chát thành “C.L.Q.”. Tính
cách kỳ bí
của nó, tôi cho là độc đáo, khiến liên tưởng ngay đến bạn cũ trường xưa
đã tả ở
trên. Thông thường, để tránh tục, người ta dùng lối viết tắt kèm theo
ba chấm,
như “con c...” hay “cái l...”. Những từ văng tục, người viết kép “Đ.M.”
là hết
đất, ít khi nào tắt đến 3 chữ, chẳng hạn “C.L.B.” (xin hiểu là Câu Lạc
Bộ, tức
Club, chứ không phải là C.L... Bè!). Để chỉ bộ phận không được coi là
quý phái
trên cơ thể (dĩ nhiên, quý phái hay không tuỳ người... đối diện) người
ta cũng
không dùng “C.L.” hay là “C.C.”, thí dụ ở đây “C.L.Què”. Một cách khác,
là nói
trại khi huý kị (còn được áp dụng vào trường hợp tên cúng cơm của ông
bà cha mẹ
hay là thiên tử, bề trên, hoàng đế). Trong trường hợp chúng ta là, thí
dụ “Cái
Lìn”. Có ăn học thì dịch sang Hán tự, “Cái Âm Hộ” (nhưng nói nhanh có
thể nghe
nhầm thành “Cái Hâm Mộ”), hay tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng La Tinh.
Trong quân
đội miền Nam trước kia, để lịch sự thì dùng mã truyền tin Hoa kỳ, gọi
là “Cái
Lima”. Mã truyền tin Việt * thì phải gọi là “Cái Lê Lai” nhưng như thế
lại đâm
đưa lầm sang vấn đề cứu chúa? Động não để mỹ miều hoa gấm thì phóng tác
(kiểu
Hoàng Hải Thuỷ “Ông Mãnh Súng Vàng”) thành “Quân Anh đổ bộ”, “Cái mu
mắc võng”
hay là “Máu nhuộm bãi Thượng hải”. Nhưng tất cả các cách vừa kể đều
không ổn,
Bùi Chát đã có một tựa bài thơ thật là độc, và để tránh nó Quỳnh Thi
lại còn một
cách gọi độc hơn.
“C.L.Q.”
như đã được Quỳnh Thi dùng, không đi
thẳng mà cũng không đi xéo, mang sự việc và sự vật này sang một bình
diện khác.
Đã đành, chẳng bình diện nào hơn bình diện nào cả nhưng ở đây Quỳnh Thi
không bẻ
lái, không rẽ sang một ngã khác mà bưng nguyên đặt sang một bình diện
song
song. Nghĩa là như 2 đường… thẳng, sẽ không bao giờ gặp. Như trong sự
tích...
bánh dầy, bánh chưng (!) chẳng hạn, thì cái bánh dầy bánh chưng của Bùi
Chát đã
được Quỳnh Thi biến thành đất, thành trời. Chỉ một cái hất hàm bằng 3
dấu chấm,
Quỳnh Thi đã dựng ngược lại Bùi Chát đang chúi mũi. Chữ với nghĩa, theo
tôi,
cũng chỉ có thể đến như vậy.
Văn chương,
thi ca quả thực vô thường. Đại tá Văn Bình không còn và không phải là
Commander
Bond, mỗi kẻ để một dấu ấn (son?) riêng nơi người đọc. Mai hậu và 300
năm sau,
khi nhắc đến hiện tượng “Nàng về nay đã cụt chân / Máu đào đã thấm lên
thây bao
nhiêu... bông gòn” này, ai là kẻ sẽ khóc Quỳnh Thi và ai là người sẽ
thương Bùi
Chát?
* C.L.Q.
“Charlie/Lima/Quebec” hay “Cải Cách/Lê Lai/Quả Quyết”, mã số truyền tin.
[Trích Tạp Chí Thơ]
Note:
GCC mới kết bạn với Đỗ Khờ, qua Face Book. Để kỷ niệm, bèn post bài
này, 1
trong “top ten” hàng tháng, theo server.
Ngoài đời, Đỗ Kh bà con với
NKL, bạn
thân của GCC.
Đọc bài
này, thì cũng nên đọc thêm bài này, trên diễn đàn "Đặc Trưng",
vì có “liên can”
[không phải “liên quan”, related]. GCC bonus thêm 1 giai thoại liên
quan tới “password”
CLQ.
Mật khẩu này làm nhớ tới mật khẩu QCQ, tức ‘quần chân què’.
NTV kể, có lần
ngồi với nhà thơ TTT, và nghe ông nhắc tới quần “chân hoè”, phụ nữ mặc
khi gặp đèn
đỏ. NTV bèn phản biện, ông hiểu sai rồi, phải là “chân què”, tức thứ
quần thiếu
vải, nên đắp thêm một miếng, đúng chỗ “tam giác sắt”, “mảnh đất xéo”,
nơi chốn âm
u ẩm ướt, thượng đế thường ẩn náu, cái cửa mở ra mọi siêu hình học và
tôn giáo
[chữ của Henry Miller, GCC đã từng chôm để viết về thế giới ẩm ướt của
NDT]… bởi
thế nó được coi là chân thứ ba, tức “chân què”, so với thứ quần hai
chân bình
thường.
Cuốn Mémoir
của Hitchens, xưa rồi, nhưng giờ
mới tậu, vì, cũng chỉ mới mê tay này, nhân chuyến đi Mẽo vừa rồi, có vớ
1 cuốn
của ông, viết về cái chết của chính ông, Morality.
TV đã từng giới thiệu Hit, nhưng là từ những bài viết trên báo về ông.
Cuốn
“Trong quán cà phe của tuổi trẻ mất mẹ nó rồi”, cũng
xưa rồi, nhưng đọc cái tít thì lại thú quá, bèn quơ luôn, tính đọc, như
“chim mồi”,
lấy hứng viết về cái quán ngày nào trên đường đưa BHD tới trường Gia
Long:
Như người
xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông bèn đánh dấu nơi mạn thuyền, Gấu
Cà Chớn trở
lại quán xưa, tìm vết giầy của BHD còn lờ mờ ẩn hiện trên lớp bụi thời
gian, và
tiếng cười
của nàng như văng vẳng đâu đây...
Nhắc tới
Hitchens, thì lại nhớ đến lời khuyên mà ông nhận được từ Nadine
Gordimer.
In his 1988
book of essays, “Prepared for the Worst,” Christopher Hitchens recalled
a bit
of advice given to him by the South African Nobel Laureate Nadine
Gordimer. “A
serious person should try to write posthumously,” Hitchens said, going
on to
explain: “By that I took her to mean that one should compose as if the
usual
constraints—of fashion, commerce, self-censorship, public and, perhaps
especially, intellectual opinion—did not operate.” Hitchens’s untimely
death
last year, at the age of sixty-two, has thrown this remark into relief,
pressing upon those of us who persist in writing the uncomfortable
truth that
anything we’re working on has the potential to be published
posthumously; that
death might not be far off, and that, given this disturbing reality, we
might
pay attention to it. (1)
Bài viết này
quả là thần sầu! Gấu mê quá, tính dịch hoài, rồi lại lu bu, quên mất.
Đúng là 1
lời khuyên quá tốt cho lũ Mít viết văn mần thơ: Hãy viết văn mần thơ
như là mi đã
ngỏm rồi.
To die your whole life. Despite the morbidity, I can’t think of a
better definition of the writing life.
Bây giờ thì
lại nhớ ra, là, Hannah Arendt cũng đã từng phán, tương tự như Gordimer,
về
Walter Benjamin.
Fama, nữ thần
được (người đời) say đắm nhất, có nhiều bộ mặt, và danh vọng (fame)
tới với họ bằng đủ kiểu - từ tiếng tăm một-tuần cho tới vượt-thời-gian!
Danh vọng
"muộn" (posthume) - sau khi đã xuống lỗ - ít được người đời ham chuộng,
tuy đây là thứ vững vàng nhất. Thứ hàng (nhà văn) có lời nhất, thì đã
chết, và
do đó, không phải là đồ "lạc xoong" (for sale).
Trong vài món hiếm muộn, phi-thương, phi-lợi (uncommercial and
unprofitable),
có Walter Benjamin.
Không
nổi tiếng, tuy
có được người đời biết đến, như là một "cộng tác viên" cho vài tạp
chí, trang văn nghệ nhật báo trong thời gian chừng 10 năm trước khi
Hitler nắm
quyền, và cuộc tống xuất "tự nguyện" của riêng ông.
Cái chết "tự nguyện" sau đó, vào những ngày sắp sửa đứt phim, thời kỳ
1940, đối với nhiều người cùng gốc gác và thế hệ ông, đã đánh dấu một
thời điểm
đen tối nhất của cuộc chiến - mất nước Pháp, Anh quốc bị hăm dọa, hiệp
ước
Hitler-Stalin (lúc đó) còn nguyên vẹn, và hậu quả đáng sợ nhất, từ nó:
sự hợp
tác chặt chẽ giữa hai lực lượng công an quyền lực nhất tại Âu-châu.
Chuyện đời sẽ khác hẳn, nếu những kẻ chiến thắng trong cái chết, là
những kẻ
thành công trong cuộc đời (How different everything would have been "if
they had been victorious in life who have won victory in death). Danh
vọng muộn,
một điều chi rất ư kỳ cục, cho nên không thể trách cứ, rằng không có
mắt xanh
(người đời mù hết), hay là chuyện chiếu trên chiếu dưới, xôi thịt, tham
nhũng... trong "đám" nhà văn, "ô nhiễm" trong "môi trường
văn chương".
Bất tri tam bách: không thể coi, đây là phần thưởng cay
đắng cho một
kẻ đi trước thời của mình, như thể lịch sử là một chạy đua, người chạy
nhanh nhất
đã mất hút trước khi người đời kịp nhìn...
Ngược lại: Trước khi có danh vọng muộn, đã có tri âm, dù
ít oi, giữa
những kẻ ngang hàng. Khi Kafka mất vào năm 1924, sách của ông bán chừng
vài
trăm cuốn, nhưng với bạn văn và một ít độc giả, qua mớ tản mạn này
(chưa có một
cuốn tiểu thuyết nào của Kafka được xb): không nghi ngờ chi, đây là một
trong
những bậc thầy của văn xuôi hiện đại.
Ngô Khánh
Lãng & Vũ Bạch Tuyến & Nguyễn Hải Hà
Trụ ơi !
Tớ
còn nhớ là Hải chở tớ đến nhà Trụ khoảng hè 1972, Trụ còn rủ bọn này đi
"bát phố Bonnard" như ngày nào năm xưa mà.
Hơn cả nửa năm 1956, ngày nào Trụ cũng đòi ngồi trên sườn xe đạp của tớ
từ nhà
anh Nguyễn Hoạt (Hiếu Chân) ở căn gác sau BV Bình Dân đến trường Thành
Công của
Ô. Chu Tử trên đường Lê Văn Duyệt, Trụ còn nhớ Ngô Tùng Lam, Đoàn Đức
Long, Mai
Ngọc Liên, Vũ Ngọc Hải ...ngày ấy không ? (tất cả đều không còn nữa!)
Hình ngồi trong tiệm phở, tay to con, Nguyễn Hà Trỵ đó. (1)
Rất tiếc là Chánh Biện Lý Phạm Văn Hàm đi Úc đến 18/9 mới về nên không
gặp và hẹn
Lãng sáng hôm sau gặp mặt Nguyễn Trọng Văn và Quyên Hải quân
nữa....nhưng Lãng
có chuyện đột xuất ....đành hẹn kỳ sau vậy.
Nghe Lãng nói có thể Trụ sẽ có dịp về nam Cali. khoảng tháng 10 này,
phải không
? Nếu nhất định được ngày gìờ thì cho Tuyến biết, có thể chúng
mình sẽ gặp
lại nhau sau 40 năm đó.
Giữ gìn sức khỏe để còn gặp lại nhau nhé
Thân,
Tuyến
Ngô Tùng Lam
thì nhớ quá chứ, còn mấy bạn kia quên sạch.
Mai Ngọc Liên?
Có phải anh bạn ở bên Thủ Thiêm, rớt Tú Tài I, đi Đà Lạt ngay
khóa đầu?
Tớ chơi xì ke chừng vài
chục năm [cc
1970-1989, cỡ đó] khi “hồi phục”, mất hẳn 1 khoảng thời gian, không làm
sao nhớ
lại được.
May là còn
ngờ ngợ ra bạn!
Tháng tới, tớ
qua Cali, sẽ gặp nhau
Gửi lời chúc
tới gia đình và tất cả bè bạn
NQT
Đây là Phà
Thủ Thiêm, nhưng trong hình, không có con phà, mà chỉ có những con đò.
Thời gian trọ
học bên Thủ Thiêm, gần ngay bờ phía bên kia, hàng ngày đi học, Gấu dùng
phà, vì
có giá đặc biệt cho học sinh. Chỉ tới sau 1975, thì mới qua lại bằng
bến đò Thủ
Thiêm, nơi cột cờ Thủ Ngữ, vì phiá bên kia là khu xóm chích.
Quen Phạm Văn Hàm ở
bên đó, vì cùng trọ học. Hàm dân Hố Nai, sau học Luật, ra trường làm
lớn, ở Tòa
Sài Gòn. Anh nhớ nhiều về thời gian trọ học, Gấu gần như quên sạch.
Đầu tiên
người chủ trọ là 1 ông đàn ông, sau ông ngày nhường mối cho 1 người bà
con, có
chồng, nhưng chồng mất, có mấy đứa con, hình như đều là con trai.
Để căn chừng
người đàn bà có con không có chồng, là ông bố chồng. Hàm còn nhớ tên
tất cả, có
lần qua Cali, Gấu hỏi, anh trả lời, nhưng lúc này, Gấu chẳng nhớ.
Nhưng nhớ cái
kỷ niệm thật đáng nhớ về bà chủ trọ, kiêm nấu cơm trọ, cho 1 đám thanh
niên mới
lớn.
Gấu nhớ là,
đứa con trai của bà rất thông minh, và hay quấn quýt với Gấu. Một lần,
bế thằng
bé, Gấu chỉ trái bầu trên giàn, hỏi trái gì, nó nói, trái bầu, hỏi tiếp
trái bầu
giống cái gì, nó nghĩ và trả lời, giống cái chai, hỏi nữa, nữa, sau
cùng trở
lại với trái bầu, và khi Gấu hỏi trái bầu giống cái gì, nó khóa họng
Gấu bằng câu
trả lời:
-Giống 1 trái
bầu khác!
Tuyệt!
Gấu xoa đầu thằng bé khen
um lên, bà mẹ cũng mừng quá, cười quá là
cuời, cái cảnh
Gấu bế thằng bé, tung lên trời rồi ôm vào lòng, và hình như là bắt đầu
thương.... Gấu,
đúng vào lúc đó!
Hà, hà!
Phải đến
chót đời, thì Gấu mới hiểu được người đàn bà có chồng một mình nuôi con
này
thương… Gấu, khi nhớ lại một buổi trưa, nhà chẳng có ai, Gấu và thằng
bé đang
nô đùa, người đàn bà nói, ông cụ nhà tôi chửi tôi mê trai, Gấu ngạc
nhiên, hỏi
mê trai, mà mê ai chứ, người đàn bà mặt đỏ ửng, bẽn lẽn nói, mê... cậu.
Gấu khi đó, thực sự không
biết ba cái chuyện này, ngu thế.
Thành
thử nghe
xong, cũng… bỏ qua, chán thế!
Về già, tiếc hùi hụi!
Quái đản
quá, lướt net trúng đoạn này, cũng nói về phần thịt (1)
Vào khoảng
1997, 1998 gì đó, Nguyễn Hưng Quốc về nước có đến thăm tôi. Anh vốn là
học sinh
ở Sài Gòn dưới thời Nguyễn Văn Thiệu. Sau 30-4- 1975, anh ở lại thành
phố và học
văn ở Đại học sư phạm Sài Gòn. Tốt nghiệp, anh được giữ lại làm cán bộ
giảng dạy.
Ít lâu sau, anh vượt biên sang Pháp rồi sang Úc và hiện đang làm việc ở
đấy.
Anh nói, sở dĩ anh vượt biên không phải vì sợ khổ mà cảm thấy tương lai
mù mịt.
Anh kể tôi nghe một chuyện thật tội nghiệp.
Hồi ấy còn
chế độ bao cấp, mọi thứ thực phẩm đều được phân phối theo tem phiếu, mà
tiêu
chuẩn thì rất hạn chế. Tuy nhiên do sự tháo vát của công đoàn, thỉnh
thoảng anh
em cũng được mua thêm ít thịt, ít cá ngoài tiêu chuẩn. Anh nhớ hôm ấy
công đoàn
kiếm đâu được một mớ thịt đem về chia đều cho mỗi người một suất. Tất
nhiên dù
chia cẩn thận đến thế nào vẫn không thể đều nhau tuyệt đối được. Trong
khi chia
thịt, mọi người đứng vây xung quanh. Không ai bảo ai nhưng người nào
cũng chăm
chăm quan sát các suất thịt xem miếng nào ngon hơn, miếng nào nhỉnh
hơn. Chia
xong, bắt đầu nhận phần. ưu tiên nhận trước phải dành cho bậc cao niên
nhất
trong khoa, ấy là thầy Viễn – Lê Trí Viễn. Do đã nhằm sẵn, nhằm kỹ
trước rồi
nên được lệnh, thầy chộp ngay lấy một miếng ngon nhất và có phần nhỉnh
hơn các
miếng khác một chút.
“ Ôi! – Nguyễn
Hưng Quốc nói tiếp – em phấn đấu đến bao giờ mới thành giáo sư Viễn để
được chộp
lấy miếng thịt kia! Phải vượt biên thôi! Vượt biên thôi!”
Tình cảnh
cán bộ, trí thức hồi ấy, giờ nghĩ lại, muốn rớt nước mắt. Hoàng Ngọc
Hiến, sau
1975, có vào Sài Gòn, đến thăm một người họ hàng. Anh nói, khi trở về
Bắc, chỉ
mong người ta tặng cho mấy thứ đồ điện như tivi, tủ lạnh hay quạt máy.
Nhưng do
kính trọng ông giáo sư Bắc Hà quá, người ta lại chỉ gửi ra toàn đồ mỹ
phẩm đắt
tiền để tặng bà giáo.
Anh Lê Quang
Long vào Huế cũng gặp phải một trường hợp được kính trọng một cách tai
hại như
thế. Năm 1977, tôi và anh được mời vào dạy cho Đại học sư phạm Huế –
gọi là thỉnh
giảng. Trường cao đẳng sư phạm ở gần kề trường đại học mời anh sang nói
chuyện.
Họ đón tiếp rất long trọng: tặng hoa, và giới thiệu giáo sư bằng những
lời lẽ rất
to tát, sang trọng. Nhưng chẳng thấy đưa phong bì gì cả. Đợi mãi mấy
hôm cũng
không thấy gì. Té ra ở trường này có một anh bạn cũ của Lê Quang Long
dạy học ở
đấy từ trước 1975. Người bạn này một hôm đến gặp anh Long và nói: “ Bọn
giám hiệu
Cao đẳng nó ngu quá! Nó định đưa tiền cho anh đấy”. Tôi vội gạt đi: “
Đừng làm
thế, bất lịch sự! Ông ấy là giáo sư đấy!”
Lê Quang
Long nói với tôi: “ Mình chỉ mong nó khinh mình, chứ kính trọng thế thì
tai hại
quá!”
Hồi Ký NDM
*
Cùng một sự
việc, mỗi người cắt nghĩa một khác, và khác ở đây, còn do cái tâm, do
cái ngộ,
do cái cơ may của mình. Tay NDM này, tâm địa ác, cay cú thành thử nhìn
cái gì
cũng lệch cả, thí dụ ông ta tả bộ dạng NDT khi gặp Tố Hữu, hay bà vợ
HNH nói về
chồng, ông ấy ai mà kêu đi ăn là nhanh lắm. Những câu trả lời ấy,
thường là những
lời nói đùa, không để coi là thực được. Cũng vậy, tuy chẳng ưa gì ông
học trò
Miền Nam dưới thời Ngô Đình Diệm, [lý do thì mọi người đều biết], gặp
lúc đổi đời,
phải thờ chủ mới, thì cũng là chuyện thường của cả một miền đất, tuy
nhiên, cắt
nghĩa lý do, từ cái vụ chia phần thịt, đành phải vượt biên, như ông ta
hiểu,
thì sai, vì chính bản thân Gấu, đã rời bỏ Hà Nội vào Nam, một phần nào
giống
như thế, tức là ngộ ra cái điều Đảng làm nhục kẻ sĩ, và tất cả nhân
dân, bằng
cách quản lý bao tử.
Năm 1954, Gấu
ở lại Hà Nội, chẳng hề muốn đi Nam. Một bữa đi học, đến chậm, cổng
trường đóng,
đúng lúc đó, ông thầy Anh văn của Gấu, cũng ở lại, cũng đi trễ, anh VC
gác cổng
đếch cho vô, và khi cho vô, ông thầy phải làm tờ tự kiểm rồi mới được
vô lớp dậy.
Cái vụ mà
ông học trò thời Ngô Đình Diệm bỏ đi, cũng là vì ngộ ra rằng, giả như
mình phấn
đấu, để được tới địa vị như LTV, và để được cái vinh dự, như ông ta,
thì nhục
quá!
Hồi 1954, VC
ở rừng về, còn làm nhục dân Hà Nội ở lại, những công nhân viên, giáo
sư… bằng
cách trả lương y như trước, tức là gấp hàng chục lần, so với lương của
chúng,
những cán bộ VC, đến nỗi mấy ông bà này ngượng quá, xin được ăn lương
như Cách
Mạng, chúng trả lời, lũ chúng mày biết đếch gì về hy sinh, về chịu đựng
gian khổ,
về một lòng một dạ với Cách Mạng, lũ chúng mày là Việt gian, làm sao
xứng đáng
chịu khổ vì Cách Mạng?
Khổ đã không
xứng, làm sao sướng xứng?
Chẳng thế mà
khi Gấu đi học tập, một anh cán bộ, khi nghe nói Ngô Đình Diệm là bạn
của Bác Hồ,
đã, mặt đỏ gay, chửi, thằng Việt gian đó mà là bạn của Bác Hồ ư?
*
Ông ấy ai mà
kêu đi ăn là nhanh lắm!
Cứ giả như
câu nói này thực sự là bà vợ HNH có nói, và thực sự đúng như vậy, thì
cũng là
chuyện thường. Có lần Gấu nghe, hình như người ta chê trách Chế Lan
Viên, hay
Huy Cận, hay... vì cái tật ham ăn, và chính khổ chủ cũng tự nhận, Gấu
lúc đầu
cũng.. chê, nhưng sau hiểu ra, đây là khí giới chót của sĩ phu Bắc Hà
để phản
kháng nhà nước theo đúng truyền thống miếng thịt ngoài đình.
Xưa, làng
nào mà chẳng có thằng Mõ, việc khốn nạn nhất nào trong làng, mà không
giao cho
nó, trong đó, có việc chặt thịt, chia phần thịt tại đình làng, và Mõ,
tất
nhiên, lựa cho Mõ miếng ngon nhất, vậy mà chẳng có ông tiên chỉ, ông
chủ tịch
nào dám lên tiếng, ấy là vì đó là phần thưởng làng dành cho nó, do suốt
đời chịu
nhục cho làng.
Ngài LTV
gì,
thì cũng thế!
Thú thực
Gấu
không nghĩ có ngày được đọc lại những trang TSVC. Đọc 1 phát, là kỷ
niệm cũ những
ngày mới quen Joseph Huỳnh Văn trở lại. Cái truyện ngắn dịch Joyce, anh
thích lắm,
cái dòng giới thiệu, “mười lăm truyện ngắn trong Dubliners đúng là mười
lăm mảnh
đời xé ra từ xứ Ái nhĩ lan, từ thành phố Dublin nghèo khổ.”
Không có
Joseph, không có Tử Lộc, là GCC không viết cho tờ TSVC. Lúc đó GCC quá
chán đời
rồi. Quá chán viết nữa. Bao nhiêu bài viết phê bình đọc sách, dịch
dọt, vứt thùng rác sạch, thế rồi bây giờ lại được đọc lại, trước khi đi
xa,
cảm khái
chi đâu.
Sau 1975,
GCC chỉ còn có 1 người bạn, là Joseph HV.
Trước 1972, thì cũng đã
thế rồi. Những
lần chịu không nổi, là mò tới anh, anh bày 1 cái chiếu ra ở dưới bếp,
không phải chỉ để nhậu, mà là để cho thằng bạn mình ngồi xuống, khóc.
Đến nhà như
thế, mà hầu như chưa 1 lần Gấu nói gì với mấy đứa nhỏ, cũng như bà xã
anh, dù 1 câu
chào hỏi.
Nhớ có lần khóc khủng khiếp quá, rống lên như bò, chắc thế, cả nhà chạy
xuống bếp, bà xã anh và mấy đứa nhìn Gấu sợ quá, không hiểu chuyện gì
xẩy ra
Lần nói chuyện
đầu tiên với bà xã anh, là qua điện thoại, sau khi anh mất. Bà có vẻ
bực đám bạn
trẻ, sau 1975. Theo Bà, mấy người bạn cùng ngồi bàn cà phê bữa đó giá
mà biết
anh bị tim, ngất đi, cứ để anh nằm xuống, nghỉ ngơi một lát, có thể anh
chưa mất.
Họ hoảng quá chở anh tới 1 tay bác sĩ ở gần đó, tay này hoảng quá, kêu
chở ngay
đi nhà thương, do di chuyển nhiều, vết thương vỡ ra...
Không
phải như vậy, theo NDT, cũng có mặt bữa đó. Anh nói, Joseph đang ngồi,
gục xuống, và đi liền lúc đó....
Ghi lại ở
đây, để gia đình hiểu rõ về lúc ra đi của anh.
Chỉ có mấy
người bạn cũ của anh ấy những ngày trước 1975 là tôi còn nhớ, chị viết,
trong mẩu
giấy gửi anh bạn, nhà thơ HT, thay mặt Gấu tới nhà đốt nén hương trước
bàn thờ
của anh.
Lạ là GCC
không phải thứ hay khóc, trước người khác, tuy bi lụy. Như thể có 1
đấng nào đó
biết, GCC rất cần khóc, nên ban cho Gấu Joseph HV. Anh nói, mi bi lụy
quá.
Và với NLV:
Tội thằng Trụ quá.
Y chang Bà
Trẻ của Gấu than thở, uổng quá, mi dư sức đi tu, làm đệ tử Phật, nhưng
bi lụy
quá, thành ra sống cũng khó, mong gì tu.
Rồi những
bài thơ của Joseph nữa. Những bài viết của Tử Lộc.
Cám ơn tất cả các bạn, và… quê nhà, ở bên
đó.
NQT
Ui chao, giá
mà Gấu đi tu, nhỉ!
Không đi tu thì thờ Cô Ba cũng thế!
Hà, hà!
Từ trước
1975, đúng hơn, từ lúc xin làm đệ tử Cô Ba, Gấu gần như chẳng gặp bạn
văn, đừng
nói bạn quí. Điều mà Gấu tự hào, là chưa từng ngửa tay xin tiền bạn, để
đi hút,
hoặc chích; trước 1975, thì cũng dễ, nhưng cả sau 1975; và điều này là
nhờ Gấu
Cái, bà lo gia đình, lo mấy đứa nhỏ, Gấu chi phải lo cho thân Gấu, về
mặt cơm
đen!
Bạn C có lần
ra Bưu Điện kiếm Gấu, trao tiền [hình như 20 đô, hồi đó quí lắm, của
bạn Luận,
1 trong Thất Hiền từ Mẽo gửi về cho], mà còn phải gật gù khen, cậu hơn
tớ, tớ chẳng biết kiếm tiền, chỉ trông vào Viện Trợ
Mẽo!
Ý anh muốn
nói, từ bà con đi thoát được. Nhưng cái cụm từ “Viện Trợ Mẽo” còn có ý
nghĩa
khác: Thời gian Gấu còn ăn bám bà cụ C, mỗi lần bà cô của bạn C. tức
phu nhân Đại
Tá Út, tỉnh trưởng Bạc Liêu, về Sài Gòn, là bạn C trịnh trọng thông báo
Thất Hiền,
Viện Trợ Mỹ tới rồi, hà, hà!
Cho tới khi
gặp Joseph.
Biết anh
cùng đám bạn cũ của Gấu làm tờ TSVC, Gấu vì quá quí anh nên cầm lại cây
viết.
Không phải
hoàn toàn không cầm đến cây viết, nhưng chỉ những khi kẹt quá, thì đành
ghé VL,
lấy tiền, rồi sau đó, viết bài cho tờ TT, trừ.
Sau này, về
già, Gấu tự hỏi, giả như tình cờ gặp bạn quí, ngửa tay xin tiền đi
chích, thì
sao, nhỉ?
Hà, hà!
Sea Gull, lần đầu đọc thơ
Joseph Huỳnh Văn, la, lạnh, lạnh quá, lạnh hơn cả thơ
TTT.
Em hỏi, "Còn bài nào nữa không"?
Ui chao, phải đến khi -
vừa mới đây thôi, đọc bài viết trên ML, số về Kafka
Coupable, trong nhắc tới 1 Kafka, thi sĩ của tủi hổ và của phạm
tội,
thì mới
hiểu được thơ của bạn mình.
Trong thơ Joseph HV có cả
nỗi tủi hổ của VC thắng trận, lẫn
sự kiêu ngạo của Ngụy, mà "lịch sử" gọi là sự phạm tội!
Số báo này
có mấy bài thật tuyệt. TV sẽ dần dà giới thiệu
Trước đó, trước 1975, thi
sĩ đã nhìn ra cuộc chia ly giữa những
bạn bè
Đọc Joseph 1975, Akhamatova 1917
Chúng
ta hãy so sánh những
bài Mùa Cầm Xanh, của thi sĩ
Joseph Huỳnh Văn, được làm vào thời kỳ
miền nam
tương đối thanh bình, với những bài sau này, như Em đẹp như cách mạng [1972],
hay Cây Đa Bến Cũ Hồn Ta
[1975], là thấy rõ.
Những
bài Mùa Cầm Xanh, giống
như một cõi Thiên Thai của Văn Cao. Hai bài sau, đã nhuốm mùi trần tục:
Thi sĩ
sửa soạn, dọn mình, để cùng đau với cả một miền đất, với bạn bè của ông.
Mùa Cầm
Xanh làm năm 1970, như để chào mừng Tập
San Văn
Chương, tờ báo của đám bạn, với ông là Tổng Thư Ký!
Ông, và
đám bạn của ông có thể tự hào, Tập
San
Văn Chương [1972-1974?] là "đỉnh cao" cuối cùng của văn học miền nam, trước khi được dán nhãn phản động đồi
trụy tuốt luốt.
1972, nghĩa là, sau Mậu Thân
1968?
Đúng
như vậy, và do đó, theo
tôi, có lẽ phải đọc Mùa Cầm Xanh theo
dòng của Tống Biệt,"suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi", "mấy
năm năm tiên cảnh [1954-1975], một bước trại giam".
Muối
mặn chưa trao ngày nhạt
nắng
Miếng gừng cay đắng tới
ngàn
sau
Và đây
là cảnh chia ly, ‘bước
chân xuống thuyền nước mắt như mưa”:
Khuya
nức nở những cõi lòng
không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn
người
đi
Nguyên
bài thơ trích dẫn ở
trên, của Akhmatova, là được viết cho một người bạn sắp sửa bỏ nước ra
đi,
nhưng như Dmitri Segal chỉ ra, Akhmatova gọi xứ sở của bà là tội lỗi,
theo
nghĩa, [nó đẻ ra những tên như] Rasputin và sự thoái hóa sa đọa của
chính thế
hệ của bà.
Và còn
điều này, bài thơ được
làm vào tháng Giêng 1917, đây là thời kỳ đầu cách mạng Nga, và tội lỗi,
vô thần
[godless], là có liên quan tới đám người Bôn-sê-vích.
Bài thơ
trước đó, Prayer, mới thật
bảnh. Xuất
hiện lần đầu trên nhật báo Pravo
naroda [Quyền của Nhân Dân], vào ngày
9 tháng
Chạp. Nguyên được viết như là một nguyện cầu về cuộc chiến 1915; nhà
thơ nói,
ta sẽ ôm trọn mọi khổ đau mà ông Trời giáng xuống, "So that the
stormcloud
over darkened Russia/Might become a cloud of glorious rays", [Để cho đám mây bão phủ trên nước Nga tối
xầm/Có thể thành áng mây dương quang chói lọi], nhưng qua nội dung, đây
là nhằm
tố cáo đám người Bôn sê vích, mà vào lúc đó, không ai nghĩ có thể nắm
quyền
lực. Bài viết đi kèm bài thơ trên nhật báo nói thẳng ra điều trên: "Đám
Bôn sê vích đã có tiếng nói của họ. Bây giờ, là tiếng nói của nhân dân."
[Akhmatova,
thi sĩ, nhà tiên
tri. Roberta Reeder. Nhà xb Picador USA.
NY].
Hơn
ai hết Akhmatova hiểu
rằng ý thức hệ Bôn-sê-vích chống lại mọi biểu hiện tôn giáo. Dưới mắt
những tín
đồ, những người Bôn sê vích sẽ là những kẻ huỷ diệt linh hồn Chính
Thống Giáo
của Nga. Bà hiểu rất rõ, những dòng thơ của bà mang tính tố cáo chính
trị. Bà
biết mình đang đóng vai trò của Cassandra, mà chồng bà đã tiên đoán về
bà, số
phận của Cassandra là người nhìn thấy tương lai, nhưng chẳng ai thèm
nghe.
Với
riêng tôi, bài thơ của
Joseph Huỳnh Văn, Cây Đa Bến Cũ Hồn
Ta, là cũng được làm theo tinh thần
của bài
thơ của Akhmatova, nhưng nhẹ nhàng hơn, thi sĩ chỉ nhớ tiếc:
Giữa
đời ngước mắt dõi chiêm
bao. [J. Huỳnh Văn]
Bạn nói niềm tin của
chúng ta - mơ mộng
hão [Akhmatova]
Liệu
câu thơ, "Núi sông
xương máu một câu thề", là nhắm nhắc tới câu: "Thề phanh thây uống
máu quân thù", của Văn Cao?
Ngay
giữa bạn thân của thi
sĩ, chỉ mới đây, khi biết, bài thơ làm khi nào [1975] ẩn dụ của nó mới
lộ ra.
Cũng
như bài Em đẹp như cách
mạng, 1972, tức là phải sau Mậu Thân, sau Mùa Hè Đỏ Lửa, mới làm
được.
Nếu bài
thơ của Akhmatova, là
giữa một kẻ sắp rời bỏ đất nước, và người ở lại, bài thơ của Jopseph
Huỳnh Văn,
cuộc bắt tay lịch sử 30 tháng Tư 1975:
Cầm tay
muốn hỏi người sơ ngộ
Thôi
thế tình sau thương ý
trước
Nhưng
trước đó, trước 1975,
thi sĩ đã nhìn ra được cuộc chia ly, giữa bạn bè:
Khuya
nức nở những cõi lòng
không ngủ
Đợi vì
sao dậy sớm tiễn người
đi.
Giấc mơ
về cuộc bắt tay lịch
sử giữa kẻ đi người ở sau 1975: Và nếu trách cứ là về phần chúng tôi,
những
người ở lại, If the blame were ours - thì mọi chuyện vẫn còn có cơ cứu
rỗi, và
chấn chỉnh:
Người
đi đi mãi chưa về
Cây đa
bến cũ hồn quê đợi
chờ.
[Tưởng
niệm Joseph Huỳnh Văn
Hiến, mất ngày 20/2/1995 tại Sài Gòn. Bạn có thể đọc thơ Joseph Huỳnh
Văn trên
báo Văn, số Tháng Hai & Ba, 2004. Hoặc trên tanvien.net].
NQT
NNT
chưa từng đọc Faulkner, nhưng
có thể nói, toàn bộ tác phẩm của cô, bước ra từ khúc dạo đầu của Absalom, Absalom! của Faulkner
Absalom, Absalom! có thể sánh với Âm thanh và
Cuồng nộ, và tôi không biết, có lời vinh danh nào cao hơn thế nữa,
về nó!
Borges
Tuyệt!
Khen 1
tác phẩm của Faulkner,
bằng 1 tác phẩm khác, cũng của Faulkner!
Đây cũng là đòn của Kim Dung, cho Vô Kỵ sử dụng, để đánh bại 1 nhà sư
Thiếu
Lâm, bằng chính võ công của Thiếu Lâm, và đúng cái môn võ công mà nhà
sư nổi
danh nhờ nó, trong 1 trận đánh kinh thiên động địa trên Quang Minh
Đỉnh, để cứu
cả một lũ Ngụy, tức Ma Giáo!
Đâu có
thứ võ công nào khác, để
mà đánh bại Ngài, ngoài võ công của chính Ngài!
Ẩn tàng
trong giai thoại trên,
là bí mật của sáng tạo: Mi muốn viết văn là phải kiếm ra vị Thầy của
mi, và mi
sẽ dùng chính môn võ công của Thầy mi dậy mi đó, để làm thịt Thầy!
Tôi cầu
mong đám trẻ chôn tôi!
Trần Dần phán.
Dương
Nghiễm
Mậu: Thật chững chạc, thật cảm động...
Nhớ đó là một
buổi trưa rảnh rỗi, tôi ghé thăm một diễn đàn bạn. Người bạn đang cắm
cúi làm
việc. Tôi kéo ghé ngồi hút thuốc lá thấy ở bên cạnh mình một cái sọt
rác đựng đầy
những bản thảo gởi đăng không đăng và liệng bỏ đi. Buồn tay tôi nhặt
lên những
tờ bản thảo bị xé bỏ ấy lên coi. Cuối cùng và ở tận đáy cái sọt rác ấy
là bản
thảo một truyện ngắn.
-Bỏ đi tất cả
đấy à?
-Ừ đã đọc rồi
bỏ không đăng.
-Moa lấy đi
được không?
-Để làm gì vậy?,
người bạn ngạc nhiên hỏi.
-Mặc moa,
tôi nói và cất cẩn thận cái truyện ngắn bị vất bỏ ở một diễn đàn bạn
vào túi
áo, trở về đăng ngay nó nguyên văn không sửa một dấu phẩy trên tờ Sáng Tạo số
đang làm.
(Mai Thảo, Chân Dung nhà văn).
Trong thế giới
văn chương, những trường hợp như trên không nhiều, nhưng cũng không
phải là quá
hiếm hoi. Bel Kauffman, tác giả cuốn Lại lên cầu thang đưa xuống En remontant l’escalier qui mène en bas,
kể lại, một bữa bà đưa con đi coi xiếc, trên đường đi, bà mua cho con
một trái
bóng bay. Đứa bé từ lúc đó, chỉ mải mê phiêu lưu cùng chiếc bong bóng
bay trên
trời, chẳng thèm để ý đến những chú voi khổng lồ đang diễn trò. Và bà
chợt nhận
ra, đứa con đã nhìn thấy nhiều hơn là những đứa trẻ khác đang cùng ngồi
trong rạp.
Trường hợp En remontant cũng thật ly
kỳ: tiền thân của nó là mấy mẩu giấy học trò, trong một giỏ bỏ giấy
vụn, tại một
trường tiểu học tại New York; một ông Mai Thảo nào đó tò mò lượm lên,
rồi được
một nhà xuất bản New York đăng (1962). Cuộc phiêu lưu của mấy mẩu giấy
vụn chưa
chịu ngưng ở đó: nó biến thành những chiếc bóng bay, khi một nhà xuất
bản lớn
tình cờ đọc mẩu chuyện nho nhỏ, và đã đề nghị tác giả viết lại, từ bốn
trang giấy
vụn.
Đề tài trong En
remontant (theo tờ Thời
Mới, Temps Nouveaux, một tạp chí tiếng
Pháp của Liên-xô) có thể tóm gọn: giữa Sự Thực và Tình Thương, cái nào
hơn? Câu
trả lời: Tình Thương.
Trí nhớ thường
lầm lạc, có khi còn do cố ý, hoặc tiềm ẩn, hoặc hiển nhiên; đây là một
trong những
bản năng của con người, luôn luôn muốn tái tạo quá khứ, cho những nhu
cầu hiện
tại. Trong Chân Dung nhà văn, cùng
bài về Dương Nghiễm Mậu, Mai Thảo viết... kỷ niệm với mỗi người mỗi
khác, (với)
Thanh Tâm Tuyền, (là) căn gác xép ám khói ở Tòa soạn Dân
Chủ (của Vũ Ngọc Các, thập niên 1960), hắn hỏi xin một điếu thuốc
và tôi tưởng hắn là thợ sắp chữ. Trong khi đó, qua bài viết của Thanh
Tâm Tuyền
trên tạp chí Thơ (số Mùa Xuân 1998),
nhà thơ nhận ra bạn mình ngay lần gặp mặt đầu tiên, sau khi nhận được
một bản
thảo đánh máy... Liếc nhìn dòng chữ đầu tiên của bài gửi, tôi giật mình
kinh ngạc...
Còn điều này
nữa, cơ duyên truyện đầu tay, nhiều khi tự nó đã là một giai thoại. Như
sau
đây, tôi viết lại theo trí nhớ. Qua kể lại của Simone de Beauvoir,
Sartre trong
khi viết Buồn Nôn, La Nausée, lúc nào
cũng cảm thấy có “cua bò trên lưng”! Gửi bản thảo tới nhà xuất bản
Gallimard, bị
chê: phần đầu ảnh hưởng Dostoevsky... một cuốn tiểu thuyết bình dân!
Sartre thời
gian đó, suốt ngày chầu chực ở văn phòng nhà xuất bản; một bữa ông đang
ngáp
gió, thấy một ông vô, trong khi nói chuyện với bè bạn, ông này lấy
thuốc lá,
loay hoay tìm hộp quẹt, Sartre nhanh nhẩu tới làm cử chỉ đẹp. Ông này
hỏi, xin
lỗi ông là ai, Sartre tự giới thiệu. Hóa ra là Jean Paulhan, ông chủ
tiệm. Phần
tiếp theo, chắc các bạn đoán ra được...
Trường hợp
Dương Nghiễm Mậu, giả sử Mai Thảo không buồn tay, có thể chúng ta vẫn
có một
Dương Nghiễm Mậu, nhưng thiếu Rượu Chưa Đủ,
thì thật là một vô cùng thiếu sót. Bởi vì đây là một truyện ngắn, như
một loài
chim hiếm quí, khi nó xuất hiện, văn chương sẽ... không còn như trước
nữa!
Trong kho
chuyện cổ của Trung Hoa, có câu chuyện về một quả chuông, đánh lên
không nghe,
nhưng lại ngân lên ở một nơi khác. Rượu
Chưa Đủ bản thân nó cũng là một tiếng chuông lạ, đến từ một miền
đất khác
(1), âm thanh của nó như được nén lại, ra tới nơi quê người, mới thực
sự rền
rĩ. Ở đây, chúng ta như mường tượng ra bức địa đồ tỉ lệ xích 1/1 của
Borges, mà
người Việt cố mang ra ngoài để vá víu lại, cho nó như xưa. Chúng ta
càng nghe
rõ âm thanh của tiếng chuông lạ này, khi đọc Mai Thảo, viết về đoạn kết
Rượu
Chưa Đủ:
Bao năm rồi
không đọc lại tôi chẳng thể nhớ hết từng chi tiết của truyện, chỉ nhớ
cái anh
chàng nào đó, với bút hiệu Dương Nghiễm Mậu đã có ở Rượu
Chưa Đủ một kết thúc tuyệt hay. Đoạn tả người anh đến đón em ở
viện mồ côi. Hai anh em cùng mồ côi cha mẹ từ sớm (một ẩn dụ về một
Hà-nội?,
người viết bài này thêm vô). Hai anh em đi lang thang một ngày trong
thành phố
không có một đồng xu nhỏ (những ngày đầu di cư của họ Dương?). Buổi
chiều, trước
khi đưa em trở về viện, anh dẫn em vào công viên, yên lặng lấy đất đắp
thành những
mô hình sông núi, thầm nghĩ hai anh em trơ trọi giữa đời, thôi bầy trò
chơi đắp
hình sông núi với em để có được cùng em, dù một cách rất tội nghiệp,
buồn rầu một
ý niệm về một điểm tựa, về nguồn gốc. Thật chững chạc và thật cảm động.
Đó là
truyện ngắn thứ nhất của Dương Nghiễm Mậu. Một công viên vắng lặng...
Hình ảnh
con đường văn chương Mậu mở ra và đi trên đó một mình... Những mô hình
sông núi
quê hương. Đứa trẻ mồ côi, nghiêm chỉnh sớm hiểu biết, ý thức trong
truyện
chính là Dương Nghiễm Mậu, đã đắp xong, rất hoàn chỉnh, những mô hình
sông núi
cho cõi văn cõi viết của mình... Và Mai Thảo kết luận: Cuối cùng là đứa
trẻ mồ
côi trong truyện ngắn đầu tay của Dương Nghiễm Mậu sự thực không bao
giờ mồ
côi. Mồ côi là những kẻ khác kia.
Hay khi đọc
Thanh Tâm Tuyền viết về Đêm Giã Từ:
Đấy là một
truyện không cốt truyện. Sự hấp dẫn bắt đọc là ở lời, giọng kể, ở ma
lực của tiếng
nói bắt lắng nghe - theo bước di chuyển của nhân vật giữa thành phố bỏ
ngỏ
trong đêm, sự vật ẩn hiện nổi chìm trong giấc kín bưng triền miên của
nó -, ở sự
dồn đẩy khôn nguôi của chữ nghĩa tưởng chừng không sao dứt tạo thành
những vận
tiết mê mải tới chốn nhòa tắt tiếng...
Năm di cư thứ
hai mươi (1974), khi viết bài Tử Địa,
nghĩ đến những đứa con tư sinh ở cả hai miền lúc ấy...
Khi từ Phú
Thọ ra, ghé lại Hà-nội đợi giờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên thềm
ga Hàng
Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét
lạnh của
một ngày cuối năm tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai 'Nhìn xuống vực
thẳm... dưới
ấy', câu của Anh vẳng ngân như một câu thơ. (Câu văn là một câu gắn
liền trong
mạch văn, tách khỏi mạch không ít thì nhiều cũng bất toàn. Câu thơ tách
khỏi mạch
vẫn tự đầy đủ, tự lập trên cái nền thiếu vắng nó gợi nhắc).
Cái nền thiếu
vắng, những mô hình sông núi tưởng tượng, tiếng chuông ngân ở một nơi
khác: mồ
côi là những kẻ khác, nhưng Rượu
Chưa Đủ, Đêm Giã Từ, Bếp Lửa...
mãi mãi vẫn chỉ
là những đứa con tư sinh của một miền đất.
Hình ảnh con
đường Mậu mở ra và đi trên đó một mình..., câu này chỉ có thể coi như
một nghi
vấn, thay vì một khẳng định. Nói một cách khác, không có vụ di cư,
không có tờ Sáng Tạo, không
có
Dương Nghiễm Mậu. Rượu
Chưa Đủ "chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự
khẳng định, để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh
của một
miền đất. Nói rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh
Tâm Tuyền quá trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux... Một Thanh
Tâm Tuyền
"khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động... Nguyễn
Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt trời, một
bên là
bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau. Dẫn chứng quá nhiều: Chị
Em Hải (Nguyễn Đình Toàn) là một dị bản của kịch Ba Chị Em
(Thanh Tâm Tuyền). Đêm Lãng Quên,
truyện ngắn được Võ Phiến tuyển chọn ở hải ngoại, khi viết về những tác
giả Miền
Nam, thoát thai từ một truyện ngắn của Thanh Tâm Tuyền, tôi không còn
nhớ tên,
viết về ông già gác dan, (gác ga-ra?) (2) cho cặp nhân tình tạm trú,
cuối
cùng bị
gã con trai nện cho sặc máu mũi, gục xuống một đống... Trước khi bỏ đi,
gã thét
cô bồ: lột cái xú-chiêng ra, ném lên mặt khứa lão! Mùi vị đàn bà, cuộc
tình hối
hả... làm ông lão tỉnh dậy, thấy mình đang ở Thiên Đàng, hay phía bên
kia Địa
Ngục (Chiến Tranh)... Hãy so sánh với Đêm
Lãng Quên, về một già muốn làm con ong hút nhị từ cô gái.... Chất
hung bạo
trong thơ Thanh Tâm Tuyền tràn lan ra văn. Ở Nguyễn Đình Toàn, lại là
sự tắt
nghẹn, hết hơi, của những bóng dáng đàn bà, không còn đủ hơi sức, để
kéo lê,
thân xác của chính họ: Cái Chết, Cái Sống đều thoi thóp như nhau. Bóng
dáng của
Thần Chết, của Chiến Tranh lảng vảng ở trước, hoặc sau đời sống: nó
vắng mặt,
như một từ chối quyết liệt, bởi những con người đứng bên lề...
Dân làng sau
đó, tới nơi chuông ngân, làm lễ thỉnh tiếng chuông trở về, từ đó, nó
bình thường
như mọi quả chuông khác.
Nguyễn Quốc
Trụ
Chú thích:
(1) Dương Nghiễm Mậu vào Nam năm 1954.
(2)
Thằng bồ
nhặt
một thanh sắt cầm tay đứng giữa sân rình rập. Con nhỏ lắng tai thấy
tiếng giầy
im lặng, bất thình lình nó xô lão Chà vùng dậy, nhảy xuống đất, ngã
chúi va đầu
vào tường và la lên:
- Anh ơi.
Nó hốt hoảng
chạy vội ra giữa sân ôm lấy thằng bồ. Thằng này hỏi:
- Nó đâu?
Con nhỏ chỉ
tay về phía xe hơi nhưng níu tay thằng này lại, lắp bắp trong hơi thở:
- Không có
gì hết, chưa có chuyện gì hết.
Thằng này dằng
tay ra xăm xăm bước tới, con nhỏ chạy theo níu kéo không được. Lão Chà
vịn vào
thành xe nhẩy xuống, té và đống dầu nhớt, thằng nhỏ cầm thanh sắt đập
liên hồi,
con nhỏ bưng mặt khóc. Thấy lão Chà chỉ còn thoi thóp, nó bảo con nhỏ
cùng nó
khiêng xác lão Chà để lên thùng xe. Con nhỏ thút thít nói:
- Thôi chạy
đi anh ơi.
Nó quắc mắt
dữ tợn bảo:
- Đừng lôi
thôi.
Đặt lão Chà
vào đúng chỗ nằm lúc trước của con nhỏ, nó đập bể ve dầu thơm ở bên
cạnh, lột hết
quần áo của lão liệng vào góc.
- Anh làm gì
vậy?
Nó không đáp
và truyền lệnh:
- Cởi cái xú
chiêng liệng vào đống quần áo đó.
Con nhỏ còn
ngần ngừ, nó bật tung nút áo và nắm tay dật đứt cái bao vú liệng vô
đống đồ của
lão Chà. Vừa lúc ấy lão Chà hồi tỉnh một vài giây, ngửi thấy mình nằm
trên dầu
thơm, thân thể trần truồng và con nhỏ đang nhìn xuống, ngực nó không
cài trắng
muốt. Rồi tiếng thanh sắt liệng xuống thành xi măng...
*
Note:
Vu Hatue Haizzz, mình ko
có quyển của ông Viên Linh.
Trong quyển này, [Chân
Dung Nhà Văn, MT] MT có kể về chuyện nhặt bản thảo của ông DNM từ trong
giỏ đựng giấy vụn và đem về đăng trên báo, thú vị phết. Tuy nhiên khi
mình hỏi ông DNM về chuyện này thì ông ấy bảo không phải vậy, bản thảo
đó ông ấy đưa ông Trần Dạ Từ nhờ chuyển cho ông Mai Thảo (lúc này hai
ông MT và DNM chưa quen nhau, chỉ mới biết tên nhau). :)
Blog NL
Chuyện nhặt
từ sọt rác, thì xẩy ra nhiều rồi, trên TV cũng có nhắc tới 1 trường hợp
thú vị,
cái gì gì “lên cầu thang đi xuống”, để check lại.
Chắc là MT
đã từng đọc 1 thứ giai thoại như thế, luôn giai thoại lầm bạn quí với
tên thợ sắp
chữ. Xếp chung cả lại, thì có câu giải thích của Todorov, con người có
cái quí
là, nhớ lại [hồi ức… ] sao cho, có lợi cho nhu cầu hiện tại của nó: MT
khi viết
cuốn Chân Dung 15 nhà văn, là đúng
theo kiểu này!
Vậy là trường
hợp truyện ngắn đầu tay của DNM hơi giống truyện ngắn đầu tay của Gấu.
Gấu gửi
thẳng xuống tòa soạn báo Sáng Tạo. TTT đọc, về khoe um lên với bà cụ,
thằng Trụ
nó viết văn, và nó có thể còn đi xa hơn DNM [cái này là Gấu nghe qua bà
cụ thân
sinh của nhà thơ: Suốt thời gian quen biết gia đình ông anh, và sau
này, TTT
chưa bao giờ nhận xét về văn tài của Gấu cả!]
Câu của
Todorov, do Ozick trích dẫn, trong bài viết về Anne Frank, về chuyện
nhân loại
bóp méo nhật ký của cô để phù hợp với nhu cầu hiện tại.
Và
Ozick đưa ra
giả thuyết, theo đó, đúng ra là cái bà phúc thần của Anne Frank nên đốt
bỏ cuốn
nhật ký, khi tình cờ tìm thấy nó [bà này, sau kể lại, nếu như tò mò
đọc, thì chắc là đốt bỏ], là vì loài người khốn kiếp không có ai xứng
đáng để đọc nó.
Nhưng theo Gấu,
phải là câu cách ngôn của Tẫu mà Brodsky trích dẫn, thì mới đúng với
cas MT: Kẻ
nào ngồi bờ sông lâu, thể nào cũng có lúc nhìn thấy xác kẻ thù trôi
qua.
Khi viết Chân Dung, MT nhìn thấy toàn xác bạn quí
của mình trôi qua.
Và nếu như
thế, bạn quí hay kẻ thù thì cũng rứa!
*
Tháng 10, năm 1999, lần
đầu tiên tôi gửi bài cho báoVăn Học.
Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước
1975 bảo tôi, Văn Học, Văn
“tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn
phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,... Đóng cửa như tôi
thì viết có mà để giun dế đọc.
Tôi không tin. Một nhà văn đích thật, tự nhiên sẽ quý văn người như văn
mình.
“Không tin ư?” Bạn tôi nói. “Văn của Dương Nghiễm Mậu từng bị quăng vào
sọt rác, thơ Nguyễn Tất Nhiên cũng phải chầu chực, lòn cuối mới được
đăng.”
Tôi xót xa, “Thế còn gì là văn chương?”
Cả ngày, tôi lan man thương cảm cho những ngòi bút còn mịt mùng trong
quên lãng.
Bạn tôi “bồi” thêm, “Vì sao mà Đối
Diện, Trình Bày, Ý Thức,... ra đời? Vì sao có những tên tuổi bây
giờ lại chưa từng có mặt trên Bách
Khoa, Văn Học, Văn... thuở trước?”
NTTA
Những nhận xét trên đây,
không đúng. Cái người được gọi là “bạn tôi” có định kiến, và không chỉ
1 người, mà gần như có cả 1 nhóm người.
Tờ Văn, theo như tôi được
biết, việc đọc chọn bài, Trần Phong Giao tin tưởng ở 1 số người quen,
và nhờ họ. Những người này rất công tâm, chẳng có bè nhóm gì cả. Tôi,
NQT xuất hiện đầu tiên trên Nghệ Thuật,
NDT, 1 trong những người đọc/chọn bài cho Văn tự động gặp tôi, đề nghị viết
cho Văn. Tôi đâu có nhờ cậy
ai?
Tờ Đối Diện, Trình Bày, sở dĩ
có, là do chính trị nhiều hơn là văn chương.
Tờ Ý Thức, đa số là cầm súng
và cầm viết, và của đa số những nhà văn Miền Trung. Họ muốn có riêng 1
tờ báo viết về lính, về cuộc chiến… còn tờ Văn có khuynh hướng nhìn ra bên
ngoài, thế giới…
Ý Thức không bàn
về tiểu thuyết mới, thí dụ.
Tôi cũng đâu biết Thảo An là ai, vậy mà đọc, và giới thiệu.
Nói Nguyễn Tất Nhiên mà phải “luồn cuối” là không đúng. Thơ NTN như
thế, cần gì luồn cúi ai?
Cái chuyện liên quan tới DNM, sợ chỉ là... giai thoại. Giống giai thoại
MT lầm bạn quí, bạn thân của ông với 1 tên thợ sắp chữ.
Tờ
Văn Học của NMG
thì do NMG đọc và chọn. Khuynh hướng viết của ông ra sao thì ông chọn
bài như thế. Chính vì thế mà khi ông từ chối không đăng bài tôi dịch
Steiner, tôi, lúc đó được nhà nước Canada cho ăn tiền bịnh, khỏi phải
đi làm nữa, thế là bèn nghỉ viết cho Văn
Học, làm trang Tin Văn.
Cái sự
cộng tác giữa báo và người viết, phần lớn là do người viết quyết định,
chứ đâu phải do tòa báo, theo tôi.
Khi bạn gửi bài cho Văn Học,
hay cho Văn, là bạn đã chọn
rồi.
"Vì sao có những tên tuổi
bây giờ lại chưa từng có mặt trên Bách Khoa, Văn Học, Văn...
thuở trước?"
Câu này, chịu, không thể
trả lời được! NQT
Vào thời kỳ đó, bạn chỉ
cần 1 truyện ngắn là nổi tiếng. Truyện Rượu Chưa Đủ của DNM là như vậy.
Vừa ra lò là rúng động cả Sài Gòn. Cũng thế, là Những Ngày Ở Sài Gòn, của NQT, Ngoại Ô Dĩ An và Linh Hồn Tôi của
Cung Tích Biền, Trăng Huyết
của Ngọc Minh. Thử hỏi NM coi, có phải luồn cúi ai không. DNM còn sống,
thử ai đó ở Sài Gòn hỏi ông coi, có phải MT lôi truyện ngắn của ông từ
thùng rác lên không.
Đâu có phải tự nhiên mà
TTT khi đọc truyện của GCC, nói với bà cụ, nó sẽ đi xa hơn DNM. Vì ông
biết, văn học Mít phải vượt quá Bình Định, Phan Thiết, Sài Gòn….
Tờ Văn, độc giả của nó đa số là từ
Miền Trung, dân Miền Nam ít đọc báo văn nghệ, mà đọc nhựt trình, đọc
truyện dài đăng từng kỳ trên báo hàng ngày. Thành ra TPG rất cần những
nhà văn Miền Trung. Làm gì có chuyện tờ Văn dìm những tác giả Miền Trung?
Đừng bao giờ nghĩ là có sự
kỳ thị, như “ông bạn” nào đó phán. Những nhà văn đang có mặt ngày hôm
nay, ngày xưa không thể ló mặt ra được, có ai có được, chỉ 1 truyện
ngắn mà độc giả nhớ đời, sau khi đọc?
Huyền thoại bị dìm, phải
luồn cúi... GCC nghe đến nhức cả đầu từ hồi còn giữ mục Tạp Ghi trên Vấn Đề. Đám nhà văn bị dìm này còn
viết thư cho VKK, phàn nàn, sao không chịu giới thiệu họ. Thầy Vũ Khắc
Khoan nhắn GCC, qua MT, biểu nó phải thổi mấy thi văn đoàn Mũi Né, Hòn Tre... GCC than
với TTT, ông nói lại với MT & VKK. Sau đó MT biểu GCC, anh thích
viết gì cứ viết, vờ tụi đó đi!
Hà, hà!
Những Cây Cọ Dại
"Lịch sử
tan rã ra bằng hình ảnh, không phải bằng tự sự." ["History decomposes
into images, not into narratives." Walter Benjamin, trích dẫn bởi
Coetzee].
Hình ảnh cái đầu khổng lồ
rã ra từ một bức tượng khổng lồ của
Lênin.
Hình ảnh một con người chặn cả đoàn xe tăng ở quảng trường Thiên An
Môn. Cái
bóng (có thực, hoặc tưởng tượng) của một người đàn ông lỡ độ đường, lom
khom với
bọc quần áo, in lên nền trời, mỗi lần hoả châu rực sáng, trong truyện
ngắn
"Dọc Đường" của Thanh Tâm Tuyền.
Độc giả
"Gió Ngược" sẽ tự hỏi, tại sao hình ảnh một con mèo lại ghi đậm trong
trí một người tù, thay vì những hình ảnh khác?
Cái truyện
ngắn đầu tay của Gấu, Những Con Dã
Tràng, quả là bị quăng vô sọt rác tòa soạn của
tờ Văn Nghệ thiệt. Gấu có kể
về chuyện này rồi, trong
Villa trông
ra biển. Tường phía trước thấp...", truyện ngắn "Những con dã
tràng", truyện đầu tay của tôi được viết ra từ cát, biển Nha Trang,
nhưng
thực ra là từ cái không khí "chết người" của Kẻ Xa Lạ, của Buồn Nôn:
Tôi tự hỏi cớ sao lại sợ hãi một thế giới bình thường như
vậy...(Sartre. La
Nausée).
Khi đó Dương
Nghiễm Mậu, với truyện ngắn "Rượu chưa đủ", đăng trên Sáng Tạo bộ mới
đang là một xôn xao trong đám chúng tôi, những đứa trẻ vẫn mơ hồ hy
vọng, con
đường độc nhất để thoát ra khỏi cuộc chiến, để đừng bị nó huỷ diệt một
cách tức
tưởi, chỉ là con đường văn chương. Khi tôi viết "Những con dã tràng",
chủ yếu là để giải tỏa cơn đau do Kẻ
Xa Lạ gây nên, và tuy hứa với lòng mình,
đó là con đường phải chọn, nhưng chưa phải lúc này. Tôi vẫn nghĩ, phải
học đã,
rồi muốn gì thì muốn. Vả lại khi đó đam mê đọc mạnh hơn nhiều. Đọc hối
hả, đọc
ngày, đọc đêm, đọc bất cứ cái gì vướng vào mắt. Đọc như để chạy đua với
chiến
tranh. Hơn nữa, sách tiếng Pháp loại bỏ túi, chương trình Thông tin
& Văn
hóa, IC (Information & Culture), được chính phủ Pháp tài trợ cho
nên giá rất
rẻ, để "cạnh tranh" với văn hóa Mỹ, theo suy nghĩ của A. Malraux: người
Pháp đã ra đi, nhưng nước Pháp vẫn ở lại (Anti-mémoires).
Viết
xong,
tôi gửi thẳng tới tòa soạn, hình như ở đường Cô Bắc, hay Cô Giang [đúng
ra là
đường Ký Con]. Vài hôm sau, một buổi tối, bà cụ Chất hỏi tôi: "Mày viết
truyện hả?. Tôi ngớ người. Bà cụ cho biết, anh T. có nói tôi viết
"được"
và tiên đoán, tôi có thể "đi xa".
Puzzles and ambiguities
in 'Crime and Punishment'
Oliver Ready
Không chỉ Hóa
Thân, mà Tội Ác và Hình Phạt
cũng có bản dịch tiếng Anh mới, ra lò tháng tới, Feb, 2014, theo
tờ TLS số Jan 24, 2014, trong có bài Intro từ bản dịch mới này. Trên
đường về từ
tiệm sách, ngồi subway, GCC đọc được câu này, thực thú:
"Raskolnikov có máu ở
trong vớ, và mực, ở ngón tay. Chàng trẻ tuổi sửa soạn tội ác bằng cái
đọc thật
căng, by extensive reading, và, như chúng ta biết sau đó, mà còn như 1
cú tập tành
viết, by attempting his literary debut."
Bài Intro khá
dài, nhưng thật bõ công, đọc. TV sẽ đi 1 đường scan, và có thể, sẽ dịch
nó,
trong 1 toan tính nhớ lại những tác phẩm đọc trong khi chờ BHD tại 1
địa điểm nào
đó, trong Xề Gòn thời mới lớn của Gấu.
Lại nhớ “Bếp
Lửa”, tất nhiên, cũng tác phẩm đọc đầu đời, và anh chàng Đại, trong khi
chờ ra
bưng, theo Kháng Chiến, giết Việt Gian, thì bèn đọc Dos, và làm thịt cô
con gái riêng của ông
Chính.
Sài
Gòn Ngày
Nào Của Gấu
Bếp Lửa
Quả đúng như
Gấu còn nhớ, về cái màu vàng của nó, như trong bài viết “Gấu đọc BL ở
đâu” –cái
tít được gợi hứng từ “Đọc Lolita ở Teheran”.
Huyền thoại "nhặt truyện ngắn từ sọt
rác" theo như blogger VHT, quả đúng như Gấu đã nghi, MT phịa ra:
Vu Hatue
Haizzz, mình ko có quyển của ông Viên Linh.
Trong quyển
này, ông MT có kể về chuyện nhặt bản thảo của ông DNM từ trong giỏ đựng
giấy vụn
và đem về đăng trên báo, thú vị phết. Tuy nhiên khi mình hỏi ông DNM về
chuyện
này thì ông ấy bảo không phải vậy, bản thảo đó ông ấy đưa ông Trần Dạ
Từ nhờ
chuyển cho ông Mai Thảo (lúc này hai ông MT và DNM chưa quen nhau, chỉ
mới biết
tên nhau). :)
Chuyện nhặt
từ sọt rác, thì xẩy ra nhiều rồi, trên TV cũng có nhắc tới 1 trường hợp
thú vị,
cái gì gì “lên cầu thang đi xuống”, để check lại.
Chắc là MT đã từng
đọc 1 thứ
giai thoại như thế, luôn giai thoại lầm bạn quí với tên thợ sắp chữ.
Xếp chung
cả lại, thì có câu giải thích của Todorov, con người có cái quí là, nhớ
lại [hồi
ức… ] sao cho, có lợi cho nhu cầu hiện tại của nó: MT khi viết cuốn Chân Dung
15 nhà văn, là đúng theo kiểu này!
Vậy là trường
hợp truyện ngắn đầu tay của DNM hơi giống truyện ngắn đầu tay của Gấu.
Gấu gửi thẳng
xuống tòa soạn báo Sáng Tạo. TTT đọc, về khoe um lên với bà cụ, thằng
Trụ nó viết
văn, và nó có thể còn đi xa hơn DNM [cái này là Gấu nghe qua bà cụ thân
sinh của
nhà thơ: Suốt thời gian quen biết gia đình ông anh, và sau này, TTT
chưa bao giờ nhận xét về văn tài
của Gấu
cả!]
Đọc cọp "Bếp
Lửa" trên vỉa hè Sài Gòn, thời 1950's
Trong một
bài tạp ghi, tản mạn - được gọi hứng từ một bài điểm cuốn ‘Đọc Lolita
tại
Teheran’, trên phụ trang văn học của tờ Thời Báo Luân Đôn, TLS - Gấu có viết về hình ảnh của chính mình, khi
đứng
ngay trên vỉa hè Sài Gòn, đọc cọp cuốn Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền,
được ông chủ
nhà xuất bản của nó, là Nguyễn Đình Vượng đem ra bán xon, lấy lại vốn,
chắc là
vì chẳng có ma nào đọc. Gấu còn nhớ cuốn sách bìa mầu vàng
Gấu nói đọc
cọp, là vì hồi đó, nghèo quá, không thể nào có tiền mua nhiều thứ,
không cứ gì
sách: một xa xỉ phẩm!
Hình như đó
là lần đầu Gấu biết đến cái tên Thanh Tâm Tuyền, tác giả cuốn Bếp Lửa.
Đúng ra, biết Bếp
Lửa.
Thời mới lớn, mới biết đọc, Gấu ít khi để ý đến tác
giả cuốn sách
Lần thứ nhì,
là biết đến tờ Sáng Tạo của
nhóm bạn bè của ông.
Cũng là qua
một anh bạn cùng lớp Nguyễn Hải Hà, học cùng với nhau năm Đệ Nhị, tại
trường Hồng
Lạc, khi đó còn là một lớp học, trên đường Sương Nguyệt Anh, ở gần vườn
Bờ Rô,
ngã tư Lê Văn Duyệt, Hồng Thập Tự.
Kỷ niệm lần
đầu đọc Bếp Lửa trên vỉa hè
Sài Gòn làm tôi liên tưởng tới một mẩu
chuyện của
nhà soạn nhạc lừng danh, thuộc dòng nhạc Thời Đại Mới, New Age, Yanni,
người đã
từng mang cả bộ sậu tới chơi tại Đền Thiêng Ấn Độ, và Tử Cấm Thành Bắc
Kinh.
Và cũng có
thể ngược lại: chính câu chuyện của Yanni làm tôi nhớ đến cái cảnh đứng
như trời
trồng, giữa vỉa hè Sài Gòn. ngấu nghiến đọc Bếp Lửa, đọc xong len lén
đặt nó trở
lại vỉa hè, rồi len lén bỏ đi, tránh cặp mắt chẳng có gì là hài lòng
của người
bán!
Ông Yanni
này tâm sự với thính giả, qua một lần phỏng vấn trên TV, hình như vậy,
là ông rất
biết ơn ông bố của ông. Vào năm ông chín tuổi, biết ông con quá mê âm
nhạc, và
quá cần cây đàn piano, ông bố bèn đem cầm cố căn nhà, tài sản độc nhất
mà ông
có được, để mua cây đàn cho ông con.
Ông nói, mua
chậm là hỏng. Năm đó, tôi rất cần cây đàn. Tất cả những gì gọi là mầm
nhạc ở
trong tôi, chúng đòi hỏi cây đàn. Để chậm một tí, là những mầm đó héo
đi, sau
đó có được cây đàn thì cũng cẩm như không!
Kinh nghiệm
của tôi đọc cuốn Bếp Lửa cũng
như vậy. Phải đọc đúng vào lúc đó [Lúc
đó, là lúc
nào, tôi sẽ xin nói rõ, sau này]. Từ nó, mà ra những anh em bà con họ
hàng của
nó, thí dụ như Buồn Nôn, Bức Tường
của Sartre, Kẻ Xa Lạ của
Camus, và
nói rộng
ra, cả thế giới văn chương.
Có lần, Gấu
hùng dũng tuyên bố, đọc những tác giả khác, thí dụ Thanh Tâm Tuyền,
thí dụ
Sartre, thí dụ Camus, là để hiểu Gấu, cũng là theo ý nghĩa đó.
Nói bạo
hơn một
chút: Những kỷ niệm của riêng Gấu tui, chỉ Gấu tui biết, nhưng nhờ đọc
họ, mới thấy
ra được. Mới biết là mình có những kỷ niệm đó đó. Chúng thực sự ở trong
Gấu, nhưng Gấu không thấy, không hề biết đến chúng. Nếu không có họ,
như
những mầm
âm nhạc mà Yanni nói đó, chúng cứ thế mà khô héo đi, cùng với cuộc đời
thường của
mỗi con người thường…
Gấu lấy thí
dụ, một lần đọc Salman Rushdie, ông kể lần trở về thành phố quê hương,
Bombay,
nhìn tấm hình căn nhà cũ, hình đen trắng, vẻ lem luốc tiều tụy của nó
làm bật
ra ở nơi ông giấc mộng lớn văn chương: Ta sẽ viết một cuốn sách thay
thế cho tấm
hình nghèo nàn dơ dáy kia. Cuốn sách của ta sẽ là một bức hình mầu
Technicolor
về thành phố Bombay.
Đọc tới đây,
đột nhiên Gấu nhớ ra kỷ niệm về cây viết chì xanh đỏ lần đầu tiên có
trong đời.
Cây viết chì
đó thực sự không phải của Gấu, mà của một ông cậu, em bà cụ thân sinh
ra Gấu. Cậu
Cầu. Con Bà Ba, tức vợ thứ ba của Ông Ngoại Gấu.
Nhà Gấu
nghèo, bố mất sớm vì tai họa đảng phái ngay năm 1945, bà cụ phải đem
mấy đứa
con ăn chực nơi bà con, mỗi người è cổ chịu một đứa. Gấu được Ông
Ngoại, sau
khi Bà Ba gật đầu, nuôi, một phần là để ba cậu con của Bà Ba có người
hầu.
Trong số ba
cậu, Cậu Cầu là người thương Gấu nhiều nhất.
Lần đó, Bà
Ba đi Hà Nội, khi về mua khá nhiều quà cho ba cậu con, trong có cây
viết chì đầu
xanh đầu đỏ. Cậu Cầu đưa cho thằng cháu chơi một tí. Thấy thằng cháu mê
quá,
không muốn trả, ông tặc lưỡi, thôi cho mày, nhưng giấu thật kỹ nhé,
thằng mắt
lác!
Chả là Gấu vừa
lùn lại vừa lé [lác].
Có
thể nói, giống như Rushdie, Gấu viết văn bằng
cây viết chì xanh xanh đỏ đỏ mà ông cậu cho, vào lúc chín, hay muời
tuổi…
NQT
(1) Cuốn Bếp
Lửa sau đó, được tái bản mấy lần. Lần sau cùng là vào năm 1974,
nhà
xuất bản Kẻ
Sĩ do nhà thơ Tô Thuỳ Yên chủ trương.
[Trong mấy cuốn trên, Gấu
chỉ biết hai, cuốn đầu và cuốn chót]
Lạ một điều,
hành động trên của Nguyễn Đình Vượng như tiên đoán ra được số phận của
cuốn Bếp
Lửa, phải tái sinh từ những tro than của vỉa hè Sài Gòn, cũng
như số
phận của cả
một nền văn học trước miền nam, tái sinh từ những tro than của cuộc
phần thư
1975.
Khi TTT nói,
sẽ đi xa hơn DNM, ông đã nhìn ra 1 tên Gấu bây giờ, khi đang làm trang
Tin Văn.
Nếu Đi Hết Biển
Tôi đề nghị
anh đọc Đời Nhẹ Khôn Kham,
của Kundera... để anh thâm nhập và nhận diện bộ mặt
của cộng đồng Việt ở hải ngoại.
Nguyễn Thị
Hoàng Bắc trả lời Trần Văn Thuỷ.
Theo tôi, đa
số độc giả, đọc Kundera, không phải để thâm nhập và nhận diện bộ mặt
của bất cứ
cộng đồng, mà là bộ mặt của cộng sản. Tác phẩm của ông, là về kinh
nghiệm sống
dưới chế độ toàn trị.
Và đây là lý
do Nguyên Ngọc đã dịch hai cuốn Những
Di Chúc Bị Phản Bội, và Nghệ
Thuật Tiểu
Thuyết của Kundera. Ông muốn độc giả trong nước thâm nhập và
nhận diện bộ mặt cộng
sản, đặc biệt, bộ mặt cộng sản Việt Nam, bị che giấu dưới quá nhiều mặt
nạ...
Lần viếng
thăm Tiểu Sài Gòn mới đây, ghé Người
Việt gửi anh em tòa soạn cuốn sách mới ra
lò, tôi gặp lại HKP. Anh đưa tôi ghé thăm nhà anh, căn nhà được miêu tả
trong Nếu
Đi Hết Biển, qua bài phỏng vấn HKP của Trần Văn Thuỷ. Anh nói,
những lần tới, cứ
tự nhiên coi như nhà của Gấu. Nhân tiện, anh rút trên giá sách cuốn Nếu Đi Hết
Biển
-Nếu ông thực
tình muốn viết về 'nó', thì ít ra cũng phải đọc hết cuốn sách.
***
Thú thực,
tôi ít khi có ý định, "thực tình" viết về, bất cứ một cuốn sách. Bất
cứ một điều gì.
Những bài viết
của tôi, đa phần là tản mạn, manh mún, và đều ở dạng "chưa hoàn tất".
Một lần, PTH tỏ ý thích một bài của tôi trên tanvien.net, tôi ngần
ngại, nói,
bài chưa viết xong.
Bà "quạt"
lại liền:
- Anh chỉ
cho tôi một bài viết nào của anh, mà coi như là đã hoàn tất?
Thường ra,
tôi "tạm ngưng" một bài viết,
khi nghĩ rằng, đoạn kết, hay câu kết của bài viết đó, mở ra bài viết
mới, tiếp
theo sau. Nói một cách khác, mỗi bài viết
mới nào đó của tôi, là một tiếp tục một bài viết chưa hoàn tất nào đó.
Lần viết bài
cho PTH [một bài về NHT], tôi không thể nào "tạm ngưng" nổi bài viết,
và cứ thế liên tục gửi những revised texts, đến nỗi PTH thương hại,
nói, anh cứ
chấm dứt đại nó đi, tại làm sao mà làm khổ mình như vậy.
Còn NMG, chủ
báo VH, có lần nói, tôi ưa "cầu toàn", chẳng bao giờ hài lòng với một
bài viết.
Chỉ tới khi,
tôi mường tượng ra được, lý do tại làm sao, sau Tướng Về Hưu, Nguyễn Huy Thiệp
gần như ngưng viết...
Chính vì thế,
bài trên net, một trang net của riêng mình, là một hình thức viết phải
nói là
tuyệt hảo cho tôi.
Bất cứ lúc
nào, cũng có thể lôi xuống, sửa lại, rồi lại post tiếp.
Trở lại với
bài viết cho PTH. Đó là bài viết 'Mỗi trường hợp mỗi khác", viết về ba
nhà
văn miền bắc, là Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, và Phạm Thị Hoài.
Tôi nhìn
ra được, khi viết Tướng Về Hưu,
Thiệp muốn gửi vào nhân vật này, ý thức tự vấn
của một miền đất, sau những lầm lẫn của nó. Để viết, phải có một quãng
cách với
thời đại của mình, và đó là những năm tháng cô đơn của NHT ở miền núi,
mà kết
quả trước, là Những Ngọn Gió Hu Tát, và sau, Tướng Về Hưu, một thứ Le Repos du
Guerrier, Khi Người Hùng Trở Về, "sống", trên đống xương vô định
đã
cao bằng dẫy... Trường Sơn bị xẻ dọc, và "nhờ" đàn lợn, được vỗ béo
bằng
những thai nhi.
Câu hỏi làm
tôi nhức đầu, khi viết "Mỗi trường hợp mỗi khác" là: Tại làm sao ý thức
tự vấn của Nguyễn Huy Thiệp lại 'tạm ngưng', sau khi ông viết xong Tướng Về
Hưu. Hay, nói như Nguyên Ngọc, ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp cùn
rồi, ông ta hết
xí oát rồi?
Liệu chiến
thắng miền nam là một hồi chuông báo tử cho "cách viết" của Nguyễn
Huy Thiệp?
[Có thể có
người bắt bẻ, Tướng Về Hưu
xuất hiện sau 1975, nhưng, như đây là một thứ truyện
ngắn vào lúc tận cùng của một thời kỳ. Nó giống như Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền,
dính cứng vào biến cố 1954].
Liệu, ý thức
của tự vấn của miền đất, ở nơi NHT, như là một người đại diện của nó,
đã không
chịu nổi cú "đụng độ", khi va chạm với cái mà tôi tạm gọi là
"thiên tài của nơi chốn", hay là ông thần miệt vườn, của một miền đất
khác? Ngược lại, miền đất này cũng không thể làm sao hiểu nổi, cái ác
của một
miền đất khác, biểu lộ ra bằng hành động, thí dụ như, nhét 'gì gì đó"
vào
miệng đám sĩ phu, để cho nó thoát ra khỏi cơn mê muội vong thân, lành
nọc độc,
là chủ nghĩa cộng sản?
*****
Home is
where one starts from.
In my
beginning is my end.
What you own
is what you do not own.
T. S. Eliot
Nhà là nơi
mà bạn bắt đầu
Trong cái bắt
đầu của tôi là cái tận cùng của tôi
Cái bạn sở
hữu là cái bạn không sở hữu
Indians are
proud of their ancient, surviving civilization. They are, in fact, its
victims.
Người Ấn tự
hào về nền văn minh cổ xưa, còn hoài của họ. Hóa ra, họ là nạn nhân của
nó.
Naipaul: Lần
viếng thăm thứ nhì [in trong Nhà văn và
Thế giới]
Nguyễn Huy
Thiệp đã từng mơ 'đi hết biển', nhưng đi được một đoạn đường, ông quay
về. Ông
giải thích, 'vì nghĩ đến mẹ'.
Mẹ ở đây, là
'ẩn ngữ', chỉ văn minh lâu đời, dai như đỉa: nền văn minh đồng bằng
sông Hồng?
Nhưng Văn
Cao, chẳng hề mơ giấc mơ này. Như Joseph Roth, đã từng có vé của PEN,
mời đi Mẽo:
ông bèn quẳng vào thùng rác, và uống tiếp: Người đã viết một câu để
đời, nói
lên nỗi đau của cả một miền đất trong trận đói khủng khiếp năm đó, "Thề
phanh thây uống máu quân thù," người đó không thể bỏ đi. Vinh quang của
một tướng về hưu là như vậy. Vinh quang
đấy, mà
thất bại cũng đấy. Thất bại, vì không thể hiểu được một miền đất khác. Những người dân ở đó nói tới nghĩa khí ở
đời, nói trung hiếu với bố mẹ, anh em, bằng hữu...
chứ không với Dân, hay với Đảng.
Note: Đầu
năm, đọc lại loạt bài này, nhân server lôi ra, Gấu ngạc nhiên quá đỗi,
ở cái giọng văn của
nó, rất ư là lịch sự!
Sài
Gòn Ngày
Nào Của Gấu
Origin:
Fyodor Dostoyevsky's 1866 novel, Crime
and Punishment
From Dante's
Inferno, where hell seems a good deal
more interesting than heaven, to Milton's Paradise
Lost, where Satan gets all the best lines, to Shakespeare's Othello, where
Iago's intrigues are more compelling than Othello's virtues, writers
have
learned fiction's dark secret: the allure of evil trumps the banality
of good.
Yet in Fyodor Dostoyevsky's Crime and
Punishment, the author passes rapidly over his main character's
evil deeds-the
pointless murders of an innocent old woman and her half-sister-to
explore their
psychological consequences.
Dostoyevsky understood punishment not as a
concept
but as bitterly lived experience. A parlor radical in his youth, he was
arrested, along with dozens of utopian associates who questioned the
regime of Czar
Nicholas I, and put through a mind-bending form of psychological
torture: he
was convicted of treason, sentenced to death, blindfolded and put in
front of a
firing squad-only to be given a reprieve at the last moment and
sentenced to
four years of exile in a Siberian prison camp.
The author's years in
chains
deepened and darkened his view of the human condition and inspired his
creation
of Raskolnikov, the impoverished former student whose love of
idealistic
concepts outpaces his love for the messy realities of human life and
leads him
to justify his murders as an expression of his self-declared
superiority over
the common man. In Raskolnikov, Dostoyevsky traced the chilling
trajectory of
the sort of evil that begins with grandiose visions of the superhuman,
only to
end in the death camps of Hitler's Germany, the gulag of Stalin's
Russia and
the horrors of the Great Cultural Revolution of Mao's China. The guilty
young
man is the dark prophet of the 20th century's false gods.
Time: The
100 most influential people who never lived, 100 người ảnh hưởng nhất
chưa hề sống.
Note:
Bài điểm thần sầu. Mít mũi tẹt khó mà viết nổi
những bài như vầy, lý do là, viết như kít, cả 1 đám băng đảng xúm lại
hít hà rùi!
Hà,
hà!
GCC đọc Tội
Ác đúng thời mới lớn, quen BHD, khi chờ Em,
trong 1 quán cà
phê túi của Sài Gòn, cùng những tác giả của thời mới lớn như
Sartre, với Buồn Nôn, Camus
với Kẻ Xa Lạ, Faulkner, và
những tác giả Mác xít như Henri
Lefebvre, Lukacs..
Cùng với những
cuộc phiêu lưu của những tác phẩm lớn ở trong tôi, Sài-gòn trở thành
một sân khấu
cho tôi đóng vai những nhân vật-nhà văn. Thành phố thân yêu, một buổi
sáng đẹp
trời bỗng nhường cho một St. Petersbourg thời Dostoievsky với những cầu
thang
âm u, và cậu sinh viên, trong một góc bàn tại một tiệm cà phê Tầu nơi
Ngã Sáu,
một mình đi lại trong giấc mơ vĩ đại, biến đổi thế giới, làm lại loài
người.
*
Từ
Inferno, Hỏa Ngục,
của Dante, nơi địa ngục
xem ra thú vị hơn nhiều, một cái “deal” - tạm dịch từ này, theo 1 nghĩa
tiếng Tây,
dễ hiểu hơn so với tiếng Anh, một “áp phe” tốt,
so với thiên đàng, tới Thiên Đàng Đã Mất
của Milton, nơi quỉ Satan có được những dòng tuyệt cú mèo, tới Othello
của
Shakespeare, nơi những mưu đồ của Iago xem ra bảnh [compelling: ép
buộc] hơn so với đạo hạnh của Othello, những nhà văn đã học được cái bí
mật
đen
thui của giả tưởng: Cái Ác mới là bố chó xồm, chứ không phải Cái Tốt!
[Cái dáng
vẻ của cái ác, đẹp hơn nhiều, so với bộ dạng tầm phào, nhà quê, cù lần
của…. GCC, ấy
chết xin lỗi, của cái tốt của con người]. Tuy nhiên, trong Tội Ác
và Hình Phạt,
của Dos, tác giả nháng 1 phát, qua hai cú giết người, mụ già cầm đồ và
cô em/chị,
của nhân vật chính, và dành thì giờ triển khai những hậu quả tâm lý của
chúng.
Dos hiểu hình phạt, không như 1 quan niệm, mà là
kinh nghiệm sống chát chúa. Vừa chập choạng vào đời, mê tư tưởng cấp
tiến, bèn
bị mã tà, lính kín, của nhà nước tóm, cùng với chừng một tá bạn bè cũng
không
tưởng như anh ta, khi cả đám dám tra vấn, hỏi tội chế độ Nga Hoàng Ni
Cô La Đệ
Nhất, và trải qua 1 cuộc tra tấn tâm lý: anh bị kết tội phản bội, bị án
tử, bị
buộc vô 1 cái cột, mắt bị bịt kín, chờ 1 viên đạn kết thúc đời mình từ
đội hành
quyết, nơi pháp trường, chỉ tới phút chót thì mới biết, án chết được
đổi thành
án lưu đày bốn năm nơi trại tù Siberia.
Những năm trong xiềng càng làm sâu tối thêm cái nhìn
của tác giả về phận người, và tạo hứng cho ông đẻ ra nhân vật
Raskolnikov, anh chàng cựu sinh viên nghèo mà
tình yêu những quan điểm lý tưởng vượt lên khỏi cõi đời thực làm xàm,
bát nháo,
dẫn anh ta tới chuyện biện minh cho hai cú làm thịt người, như là để
trình diễn
tính ưu việt của 1 thứ cá nhân con người như anh ta, so với hạ cấp đồng
loại là
toàn thể nhân loại còn lại kia. Qua nhân
vật Raskolnikov, Dostoyevsky vẽ ra quỹ đạo ớn lạnh của 1 thứ ác, bắt
đầu bằng
những viễn ảnh hoành tráng về siêu nhân, than
ôi, sau cùng bèn chấm dứt bằng những trại
tử thần của 1 nước Đức của Hitler, bằng Gulag của một nước Nga của Xì
Ta Lỉn, bằng
những ghê rợn của cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa của một nước Tẫu của Mao
Xếnh Xáng,
bằng Lò Cải Tạo của 1 Bắc Kít của Bác Hát. Anh chàng trẻ tuổi tội lỗi
này đúng
là 1 nhà tiên tri u ám của những vị thần dởm của thế kỷ 20.
Sài
Gòn Ngày
Nào Của Gấu
Lần
Gấu “sống sót” hai trái mìn VC (hai, chứ không
phải một), một đồng nghiệp làm Bưu Điện [Mười Mưu], biểu Gấu, anh như
vậy là
khó chết lắm!
Primo
Levi, cũng “bị” 1 ông bạn gật gù, ông phải “thế
nào”, thì mới sống sót Lò Thiêu. Cáu quá, Primo Levi bèn tự làm thịt
cái mạng
mình, hà hà!
Sống
sót hai trái mìn VC ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, ở bờ
sông Xề Gòn, chưa ghê bằng sống sót Cô Ba. Gấu Cái mà còn phải ngạc
nhiên, mi bảnh
thật, làm thất vọng đám bạn quí của mi, ta thú quá!
Lần
về lại Xề Gòn, Gấu có ghé thăm Mười Mưu, nhà ở
chung cư Bưu Điện, đường Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao, anh mừng quá, và xin
lỗi, về
cái lần gặp Gấu ngồi viết mướn ở Bưu Điện, đúng lúc đói cơm đen, ngáp
lên ngáp
xuống, nước mắt, nước mũi chảy ròng ròng, “lần đó, thú thực muốn giúi
vô tay
anh tí tiền đi làm 1 mũi, nhưng gửi cái điện xin tiền người bà con ở
nước ngoài
xong, chẳng còn đồng nào!”
Sài
Gòn Ngày
Nào Của Gấu
Những con phố sau của Hà Nội
Nhà
trại
thui thủi, chẳng cần Gấu
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu tôi không có thể về nhà được nữa.
Gấu thì yêu
đến khốn khổ khốn nạn cái thành phố quá cà chớn này.
Nó thì mới dơ dáy, bệ rạc làm sao.
Và làm Gấu nhớ đến những câu chuyện cổ tích ru giấc ngủ ngày nào
Và những âm thanh của con phố làm tim Gấu đau nhói.
Quá nửa đêm,
Gấu đi ra ngoài kiếm một cái gì đó cho đỡ khổ
Và cái mà Gấu kiếm đó, là danh vọng.
Thế là Gấu đi đến một quán rượu ở những con phố sau.
Nơi ai cũng biết tên Gấu.
Ồn, dơ, say,
và, xỉn.
Nhưng chẳng ai độc ẩm ở đó.
Ở những con phố sau của Hà Nội.
Mấy tay bồi riệu mua cuốc lủi cho Gấu,
Mấy chị em ta khóc ròng khi nghe đọc thơ của Gấu
Tim Gấu đập,
mỗi lúc một nhanh thêm
Và Gấu nói với tên say gần bên cửa –
“Ta thì cũng như mi thôi, đời ta là một thảm họa
Và ta không thể trở về nhà được nữa.”
Nhà trại
thui thủi, chẳng cần Gấu, cũng thui thủi
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu không có thể về nhà được nữa.
THE
BACK STREETS OF MOSCOW
Buzzati
and Kafka (3): Drogo
hears the news that a battalion of Tartars may at last be approaching
the Fort.
Feeling too weak to fight, he tells himself that the news will prove
mistaken.
"He hoped that he might not see anything at all, that the road would be
deserted, that there would be no sign of life. That was what Drogo
hoped for
after wasting his entire life waiting for the enemy."
Drogo nghe tin mấy chục binh
đoàn Rợ Tác Ta ở ngay bên ngoài thành Xề Gòn. Sẽ có Biển Máu!
Nhưng chàng quá già, [tay thì
bị gẫy vì mìn VC], thành ra bèn hi vọng, tin dởm. Làm đếch gì có chuyện
đó!
Đó là điều Drogo hi vọng, sau
khi mất tiêu cả cuộc đời, chờ đợi một kẻ thù đếch có!
I
[Manguel] loved someone who
died. The last time I was with him, death made him look as if he had
woken up
in the past, magically young, as he had once been when he was without
experience of the world, and happy because he knew that everything was
still
possible.
Tớ yêu
một kẻ đang chết. Lần
chót tớ ở bên, cái chết làm cho kẻ đó như sống lại từ quá khứ, trẻ thơ
một cách
thật diệu kỳ, như chưa từng có một tí kinh nghiệm gì từ thế giới, và
hạnh phúc,
vì hắn ta biết, mọi chuyện thì vẫn có thể.
Bientôt,
je serai tout le
monde. Je serai mort. Borges.
Chẳng bao lâu đâu, ta sẽ là
cả thế giới. Ta sẽ ngỏm.
The
Palestinian poet Mahmoud
Darwish: "I am myself alone an entire generation."
Ta, chỉ mình ta, là trọn cả
một thế hệ.
Lưu vong
Có
những bàn tay dưới mặt bàn.
Có một bông hồng trầm ngâm.
Hừng đông đỏ như trái cây chín mọng.
Bây
giờ, xứ sở của tôi xa dần cùng với những người
ra đi.
Bây giờ, nỗi buồn và thời gian thì giống nhau.
Xa dòng sông, con suối mất con đường của nó.
*
…
Ông dịch bài thơ Lưu Vong:
"Có
những bàn tay dưới mặt bàn (table)
Có một bông hồng trầm ngâm.
Đúng
ra:
Có
những bàn tay dưới cát (sable)
Có một bông hồng trầm ngâm.
Đường
xa ...mắt mờ? :-)
Kính
G.
*
Sẽ
sửa lại.
Kính.
NQT
TB:
Tôi nhớ ra rồi, bàn [table] chứ không phải cát
[sable], vì bàn kết hợp với bông hồng sầu muộn.
Đây là cảnh đã xẩy ra ở ngoài đời,
tôi lẫn lộn giữa dịch và sống lại một kỷ niệm.
Cám
ơn bạn một lần nữa.
NQT
Sài
Gòn Ngày
Nào Của Gấu
Cicadas
The hawk, a
little lost,
I thought,
circled over
an azure sea.
The cliffs warmed and grew.
We swam a
long time, buried in the water.
A minibus dropped off mongoloid children
with
pale faces
like
unfinished marble statues.
My skin tasted salty,
I'd become a
rock, a mineral.
We read our hot books lazily.
Resin melted in the pines.
We exist
between the elements,
between fire and sleep.
Pain chases
or outstrips
us.
Adam
Zagajewski
Ve Sầu
Diều hâu, hơi
lạc lõng
Hẳn thế,
Lượn vòng
vòng trên biển xanh.
Vách đá ấm lên,
lớn ra
Đôi ta tắm
thật lâu, chìm trong nước.
Một chiếc xe
mini-bus đổ ra những đứa trẻ bị bịnh
Mặt nhợt nhạt
Như những pho
tượng cẩm thạch chưa hoàn tất
Da Gấu mặn
Gấu biến thành
một hòn đá, một cục khoáng.
Đôi ta đọc
những cuốn sách nóng của chúng ta
một cách lười biếng
Nhựa thông tan
ra trong những thân cây.
Đôi ta hiện
hữu ở giữa những phần tử
Giữa lửa và ngủ
Nỗi đau rượt
đuổi
Hay bỏ xa đôi
ta
Ui chao, quỉ
thế, đọc bài thơ, thì bèn nhớ đến Quán Con
Ve Sầu ở Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao.
Cũng gần nhà
Gấu.
Bạn C, em TTT, mê ăn tối,
và nhìn thiên hạ nhảy đầm ở đây lắm.
Chủ, một anh Tây, [quỉ thế, lại nhớ anh Tây quen Greene, trong Ways of Escape], chiều chiều dạo bộ với
đấng con trai.
NQT
Bạn nhìn bức
hình, thì nhà hàng La Cigale, Con Ve Sầu
ở phía sau lưng bạn. Cà phê Duyên
Anh cũng đâu đó. Rồi “Con Bò Khùng” Crazy Cow
[?], một “snack bar” nổi tiếng
thời Sài Gòn đầy Mẽo. [Hình 1967-68]
as Penguin
republish 75 of Simenon's detective stories, Simon Willis finds the
master of
the genre well served in translation
From
INTELLIGENT LIFE magazine, January/February 2014
ENGLISH
TITLE THE HANGED MAN OF SAINT-PHOLIEN
ORIGINAL
TITLE LE PENDU DE SAINT-PHOLIEN
AUTHOR
GEORGES SIMENON
ORIGINAL
LANGUAGE FRENCH
TRANSLATOR
LINDA COVERDALE
Inspector
Maigret—resolute, taciturn, "a pachyderm plodding inexorably towards
its
goal"—was Simenon's most indelible character, and by far his busiest.
This
was one of ten Maigret books that Simenon wrote in 1931 alone. There
are 75 in
all, now being republished by Penguin at the rate of one a month. He
was a
master of northern-European drear, dusky railway stations and seedy
hotels.
This investigation begins with all three, and a suicide in Holland. He
was also
a master of ambiguity. The suicide may or may not be connected with a
crime,
but either way Maigret's determined suspicions are its proximate cause.
The
story rivets you with its reversals. By the time you get to the climax,
the
line between victim and perpetrator is as foggy as the weather.
Linda
Coverdale's new translation achieves what translations should:
invisibility.
When he was young, Simenon got some advice from an estimable
source—Colette
told him to "cut, cut, cut". His prose, shorn of adjectives and
adverbs, seems in Coverdale's hands to be ageless, and delivers a lot
with a
little. In 138 pages, we move between Bremen, Rheims, Brussels and
Paris, the
internationalism lending glamour to the grit as Maigret sheds light on
a shady
group with a dark secret. As the clues pile up, so does the weight on
Maigret's
shoulders. The novel's clincher, and Simenon's gift, is to wring
sympathy from
the sinister mood, so that the big reveal isn't just about whodunnit
but a
heavy dilemma set up with a light touch.
Kẻ bị treo cổ ở
Saint-Pholien.
GCC chưa đọc cuốn này!
Simenon 1
ông Thầy dạy tiếng Tây, sau thì quá mê. Thời gian vừa mới ra trường,
Diệm còn, hai năm làm chuyên viên sửa
máy tại
Ty Trung Ương Cơ Xưởng VTD Bưu Điện, số 11 Phan Đình Phùng Saigon,
mỗi lần
đi công
tác Đài địa phương, để sửa máy tại chỗ, là phải mang theo 1 cuốn
Simenon! (1)
“Thằng ngu thiên tài” như
1 "Thầy" gọi ông.
Simenon
trả lời The Paris Review
Câu hỏi
chót. Ông có bao giờ bị bực mình vì những lời phê phán của mấy ông phê
bình
gia, và có khi nào sự phê phán của họ khiến ông thay đổi cách viết?
Chẳng
bao giờ có chuyện đó. Tôi rất cứng cựa trong cái việc viết của tôi, và
tôi đi theo đường của tôi. Trong vòng hai mươi năm trời, mấy thằng vỗ
ngực xưng
tên là phê bình đó, chúng chỉ nói, cùng một điều: Đã đến lúc thằng cha
Gấu phải
cho ra đời một cuốn tiểu thuyết tổ chảng, trong đó có chừng hai chục
tới ba chục
nhân vật. Chúng ngu quá không hiểu Gấu chỉ viết Tạp Ghi, viết Tin Văn,
viết
Net… Gấu sẽ chẳng bao giờ viết một cuốn tiểu thuyết lớn. Cuốn tiểu
thuyết lớn của
Gấu, là trang Tin Văn, trên đó khảm tất cả những gì Gấu viết. Ông hiểu
Gấu
chưa?
Hiểu. Nhân tiện, chúc
mừng sinh nhật ông Gấu!
Tks
*
Mi cứ viết ba cái lăng nhăng, nó lậm tới xương, tới
tuỷ, làm độc tới cái phần
ngu ngơ nhất của trái tim của mi rồi, Gấu ơi!
Gấu Cái
*
Vào cái lúc đầu đời, có tác
phẩm, tác giả nào ông mặn?
Có
lẽ
người gây ấn tượng mạnh nhất ở nơi
tôi là Gogol. Và tất nhiên, Dos, nhưng không ghê bằng Gogol.
(1)
Mộ Tuyết
Ba Xuyên, lần
viếng thăm hồi bắt đầu đi làm, những năm tập sự của cuộc đời gã chuyên
viên kỹ
thuật, ngày hai buổi, tại Ty Trung Ương, Cơ Xuởng Vô Tuyến Điện, số 11
đường
Phan Đình Phùng, Sài Gòn; chuyên lo việc sửa chữa, tu bổ máy móc, đồ
dùng kỹ
thuật từ các nơi gửi về; lâu lâu, do nhu cầu công vụ, được biệt phái
tới những
đài địa phương, để giúp đỡ người trưởng đài, thường chỉ là những hiệu
thính
viên, biết sử dụng máy móc, nhưng không biết, và cũng không có phận sự
sửa chữa
khi trục trặc, cần làm gấp tại chỗ, đại loại như máy nhận bỗng yếu, rè,
nhiều tạp
âm, khi nghe được, khi không; máy phát đột nhiên ngưng, không chịu phát
tín hiệu,
không biết vì lý do gì, hoặc bị cháy, nổ, cần gấp một máy khác thay thế
cùng
chuyên viên lắp đặt... Tất cả những công việc như thế thường chỉ mất
một hai
ngày làm, do đó thời gian trù tính cho mỗi chuyến đi thường trên dưới
mười
ngày, nhiều lắm nửa tháng. Trừ những ngày mới tới, bắt tay ngay vô
việc, cặm cụi
lo tìm kiếm, sửa chữa, những ngày còn lại, là để viếng thăm, làm quen
thành phố.
Chính
là nhờ Diệm chết
mà Gấu được chuyển qua bộ phận Quốc Tế, rồi tình cờ run rủi, làm thêm
cho UPI,
quen PXA và một số phóng viên, nhiếp ảnh viên nước ngoài, đời Gấu qua 1
khúc
ngoặt khác hẳn....
Sài
Gòn Ngày
Nào Của Gấu
Happiness
Whoever
embraces a woman is Adam. The woman is Eve.
Everything
happens for the first time.
I saw
something white in the sky. They tell me it is the moon, but
what can I
do with a word and a mythology.
Trees
frighten me a little. They are so beautiful.
The calm
animals come closer so that I may tell them their names.
The books in
the library have no letters. They spring forth when I open
them.
Leafing
through the atlas I project the shape of Sumatra.
Whoever
lights a match in the dark is inventing fire.
Inside the
mirror an Other waits in ambush.
Whoever
looks at the ocean sees England.
Whoever
utters a line of Liliencron has entered into battle.
I have
dreamed Carthage and the legions that destroyed Carthage.
I have
dreamed the sword and the scale.
Praised be
the love wherein there is no possessor and no possessed, but
both
surrender.
Praised be
the nightmare, which reveals to us that we have the power to
create hell.
Whoever goes
down to a river goes down to the Ganges.
Whoever
looks at an hourglass sees the dissolution of an empire.
Whoever
plays with a dagger foretells the death of Caesar.
Whoever
dreams is every human being.
In the
desert I saw the young Sphinx, which has just been sculpted.
There is
nothing else so ancient under the sun.
Everything
happens for the first time, but in a way that is eternal. I
Whoever
reads my words is inventing them.
Note: Đây là bài thơ đầu
tiên của Borges, Gấu đọc qua bản tiếng Pháp, thời gian mới quen thi sĩ
Joseph Huỳnh Văn, bèn dịch tặng bạn. Bạn thích quá, nói, mi giỏi tiếng
Tẩy, hỉ?
Cũng là lần đầu Gấu biết Borges.
Hạnh Phúc
Kẻ nào ôm 1
em, thì kẻ đó là Adam. Em đó là Eve.
Mọi chuyện xẩy
ra lần đầu tiên
Tôi nhìn thấy
1 cái gì trắng trên bầu trời. Họ biểu tôi mặt trăng
Nhưng tôi làm
gì với 1 từ và một huyền thoại học
Cây cối làm
tôi hơi có tí sợ. Chúng mới đẹp làm sao
Những con vật
êm ả tới gần, thật gần đến nỗi tôi có thể nói cho chúng biết tên của
chúng
Những cuốn sách
ở trong thư viện không có chữ. Chúng chồm ra khi tôi mở những cuốn sách.
Rong ruổi
qua bản đồ, tôi phóng chiếu hình dáng Sumatra.
Bất cứ kẻ nào
đốt cây quẹt trong đêm tối, kẻ đó phịa ra lửa.
Bên trong tấm
gương một Kẻ Khác rình
Bất cứ kẻ nào
nhìn biển, thấy Xứ Ăng Lê.
Kẻ nào hót
Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm, kẻ đó biến thành Quỉ Đỏ.
Tôi mơ
Carthage và những binh đoàn tàn phá, huỷ diệt Carthage
Tôi mơ cây gươm
và lớp rỉ sét
Cầu xin tình
yêu, một khi mà đếch có kẻ sở hữu, chiếm đoạt cũng như kẻ bị làm thịt,
nhưng mà
có hai kẻ cùng đầu hàng!
Cầu ác mộng,
nó vén lộ cho chúng ta rằng, chúng ta có quyền năng tạo ra Địa Ngục
Bất cứ kẻ nào
mò xuống sông, kẻ đó mò xuống Sông Hằng.
Bất cứ kẻ nào
nhìn đồng hồ cát, kẻ đó nhìn thấy sự tan rã của một đế quốc.
Bất cứ kẻ nào
chơi với dao găm, kẻ đó tiên tri cái chết của Casear.
Bất cứ kẻ nào
nằm mơ, kẻ đó là con người
Nơi sa mạc,
tôi nhìn thấy con Nhân Sư. Nó vừa mới được tạc.
Chẳng có gì
cũ, xưa, cổ…. dưới ánh mặt trời.
Mọi chuyện xẩy
ra, thì đều là lần thứ nhất, nhưng theo 1 đuờng hướng, thiên thu
vĩnh viễn,
hằng hằng.
Kẻ nào đang đọc những dòng này, kẻ đó phịa ra chúng.
Thượng Đế Đã Chết Trong Thành Phố
Đọc, như nhìn lại được cả
hai lần Miền Nam
ăn đòn Yankee, một mũi lõ, một mũi tẹt!
Malaparte:
Tên Du Côn Thần Sầu
This is the
first unexpurgated English edition of Curzio Malaparte’s legendary work
The
Skin. The book begins in 1943, with Allied forces cementing their grip
on the
devastated city of Naples. The sometime Fascist and ever-resourceful
Curzio
Malaparte is working with the Americans as a liaison officer. He looks
after
Colonel Jack Hamilton, “a Christian gentleman … an American in the
noblest
sense of the word,” who speaks French and cites the classics and holds
his nose
as the two men tour the squalid streets of a city in ruins where
liberation is
only another word for desperation. Veterans of the disbanded Italian
army beg
for work. A rare specimen from the city’s famous aquarium is served up
at a
ceremonial dinner for high-ranking Allied officers. Prostitution is
rampant.
The smell of death is everywhere.
Subtle,
cynical, evasive, manipulative, unnerving, always astonishing,
Malaparte is a
supreme artist of the unreliable, both the product and the prophet of a
world
gone rotten to the core.
In The Skin
the war is not yet over, but its conclusion is already decided. The
bombs are
still falling, but falling now on a different Europe. Yesterday no one
had to
ask who was the executioner and who the victim. Now, suddenly, good and
evil
have veiled their faces; the new world is still barely known … the
person
telling the tale is sure of only one thing: he is certain he can be
certain of
nothing. His ignorance becomes wisdom.
—Milan
Kundera
Graham
Greene
Ways of Escape
The Life of
Graham Greene
Volume 2:
1939-1955
Norman
Sherry
"Về nhà với Phượng. Quên
mẹ Lực Lượng Thứ Ba đi."
Fowler, anh ký giả già Hồng Mao, ghiền, khuyên Pyle, Người Mẽo Trầm Lặng
Ngô Đình Diệm
mang trong ông huyền thoại về một con người Mít hoàn toàn Mít, không
đảng phái,
không Đệ Tam, Đệ Tứ, không Việt gian bán nước cho Tây, cho Tầu, cho
Liên Xô.
Cùng với huyền thoại về một vĩ nhân Mít hoàn toàn Mít đó, là huyền
thoại về một
lực lượng thứ ba, như Gấu đã từng lèm bèm nhiều lần, đây là đề tài của
cuốn "Người
Mỹ Trầm Lặng" của Greene. Fowler khuyên anh chàng Mẽo ngây thơ, trầm
lặng, mang
Phượng về Mẽo, quên mẹ nó lực lượng thứ ba đi: lịch sử diễn ra đúng như
vậy, nước
Mẽo đã dang tay đón bao nhiêu con người Miền Nam bị cả hai bên bỏ rơi,
những cô
Phượng ngày nào. (1)
Cả cuốn "Người
Mỹ Trầm Lặng" xoay quanh nhân vật Thế, “Lực lượng thứ ba”, không có Thế
[LLTB] là
không có nó. Chúng ta tự hỏi, liệu có LLTB?
The's
influence is central to the plot of The
Quiet American. He is the
catalyst who reveals Pyle's 'special
duties” '.
The's desperate actions in the novel are based on historical fact.
Greene also
asserts, both in the novel and in his non-fictional writing, that the
CIA was
involved with The, providing him with the material to carry out
nefarious actions.
This is what so scandalized Liebling in the New Yorker: 'There is a
difference
. . . between calling your over-successful offshoot a silly ass and
accusing
him of murder.’
In his
dedication to Rene Berval and Phuong, Greene mentioned that he had
rearranged
historical events: 'the big bomb near the Continental preceded and did
not
follow the bicycle bombs. I have no scruples about such small
changes.'
Ảnh hưởng của
Thế là cốt lõi trong "Ván Bài Bật Ngửa" [Bật, không phải Lật. NQT], tức
"Người Mỹ Trầm Lặng" của GG. Anh ta là chất xúc tác vén lộ những đặc
vụ của Pyle. Những hành động liều lĩnh của Thế trong cuốn tiểu thuyết
được dựa
trên những sự kiện lịch sử. G cũng xác nhận, cả trong cuốn tiểu thuyết,
lẫn những
bài viết không có tính giả tưởng, rằng bàn tay lông lá của Xịa cung cấp
vật liệu
cho Thế, để thực hiện những cú bỉ ổi...
Trong "Tiểu sử Graham
Greene", Tập Ba, Norman Sherry cho biết, tay ký giả ghiền
Hồng Mao,
Fowler, ngồi ở Quán Chùa, khi cú mìn nổ xẩy ra trên đường phố Catinat.
Tác giả
cú mìn nổ, là TMT, “lực lượng thứ ba”, mà Xịa cố tìm, để đấu với cả hai
phe CS
lẫn Tẩy, thực dân cũ, và cùng với nó, là chủ nghĩa thuộc địa, “nguồn”
đầu tiên, của “Người Mẽo Trầm Lặng”, khi GG nghe 1 tên Xịa, say, phọt
ra, lần trên đường từ Bến Tre về Sài Gòn.
Gấu quen Cao
Bồi, là ở Quán Chùa, qua TTT, trong một lần đang ngồi uống cà phê, với
nhà thơ,
thì Cao Bồi tạt qua. Khi đó, Cao Bồi còn thỉnh thoảng ghé Quán Chùa, và
chưa nổi
tiếng. Có lần, CB ngồi với Gấu rất lâu, vào lúc sáng sớm, quán không có
ai, và
trong lần đó, anh có nói về cái vụ Time
tính tìm hai đấng nhà văn đại diện cho hai miền, cùng lèm bèm về cuộc
chiến Mít,
đại khái thế. CB cũng đã có lần ghé nhà GCC đánh xì, khi Gấu chưa lấy
vợ. Khi CB trở thành Tướng Givral, thì Gấu đã từ giã Quán Chùa từ
khuya, như CB, và
thay nó bằng Quán Đen, rải rác trong khắp Sài Gòn, trong những tận cùng
ngõ hẻm
của nó.
Tập Ba của bộ “Tiểu Sử GG”
kết thúc bằng chương
“Đêm Trắng Albany”, với những trang viết về Cơm Đen, thật tuyệt vời.
"Từ biệt xứ Mít,
GG mang theo cùng với ông, 1 kỷ niệm của nó, là cái tẩu hút thuốc
phiện, “thần
vật cổ” mà GCC đã từng nhiều lần chiêm ngưỡng, bên ánh đèn dầu lạc.
Greene cảm
thấy ông sẽ chẳng bao giờ lại được nhìn thấy cảnh ‘mặt trời lặn lạ
thường trên
Vịnh Hạ Long, hay, ngọn lửa đèn dầu lạc chiếu sáng mặt anh bồi tiêm,
khi nướng thuốc”. Xứ Mít lùi vô sau tấm màn bằng nhựa, xen diễn cuối,
the
last
performance, bắt đầu. Những ngày Catinat hết rồi, ông sẽ nhớ những quán
cà phê hai bên đường,
những nhà hàng, những người đàn bà thanh lịch, trong chiếc “ao dai”,
chiếc áo cổ
truyền, quốc gia của xứ Mít.
Vào lần thăm
viếng chót Vietnam, G hút hơn thường lệ, vốn ba bi, hoặc bốn, nhưng lần
đó, cô đơn,
alone, tại Sài Gòn, trong khi chờ 1 cái visa khác, tiếu lâm thay, 1
visa VC, ông
hút đến bất tỉnh nhân sự, he smoked himself inert. Những lần đi Quán
Đen trước đó,
thường là với sĩ quan Tẩy, mỗi tuần quá hai lần; bây giờ, trong ba lần
ghé Quán
Đen, ông chơi 10 bi mỗi đêm. Một "đô" như thế cũng chẳng trở thành
ghiền, một
tên ghiền, má hóp lại, thường là phải chơi ít lắm là 100 bi, một ngày!
G hy vọng, hít
tô phe để tìm lại những ngày tháng hạnh phúc cũ. Ông nhớ, trong một bản
thảo
không in ấn, có tên là “Thuốc phiện ở Albany”, Sir Tan Chen Lock có lần
phán: Tôi
không hiểu bằng cách nào 1 người đàn ông, ở quãng nửa đời mình, có thể
kham nổi
công chuyện, nếu không có sự trợ giúp của thuốc phiện”. Một người bạn
đã mang
về từ Persia, cho G một thỏi sô cô la - trông bề ngoài -nhưng mà là
thuốc phiện.
Và cái thú hít tô phe trong Albany đêm trắng, đã trở thành hiện thực.
Chàng bèn mời
em của chàng, Catherine, chia với chàng bi chót. Đếch có đèn dầu lạc,
bèn đốt 1
ngọn nến!"
Và GCC bỗng
nhớ đến những dòng ca ngợi rượu vang của Cô T, khi đọc những dòng sau
đây,
trong chương cuối, “Đêm Trắng Albany”:
"Greene bỗng
nhớ Dottoressa Moor of Capri đã tặng ông 1 cái hộp thiếc, trong đựng
thuốc phiện,
đã hai chục năm tuổi. Ông kiếm ra cái hộp thiếc, và sững sờ, khi thấy
nó tươi rói
– in perfect condition: “Như rượu vang hạng thượng thừa, thuốc phiện
giữ được
phẩm chất của nó hàng mấy kỷ”. [‘Like a great wine opium guards its
quality
over the decades.’] Cực kỳ khó nướng, do lửa ngọn đèn cầy bập bùng,
chao đảo,
cuối cùng, cả hai cũng mỗi người hít được ba bi!"
Ui chao, lại
nhớ đến bạn hút, là ca sĩ thượng thừa Sĩ Phú. Anh có tài nướng thuốc
thần sầu. Đi
với anh, là chẳng cần đến bồi tiêm: “Cái sự yên tĩnh của Albany thì
giống như ở
một quán đen, nơi, đếch ai làm phiền đến cơn trầm tư của kẻ đối diện”
While the
novel is anti-American, it is also anti-British in the sense that
Fowler, the
tired cynic, commits the greatest sin in Greene's catechism - the fatal
betrayal of a friend. In life Greene's loyalty to friends knew no
limits.
Fowler involves himself with the Vietminh because he discovers that
Pyle's naive
dealings with the rebel Colonel The have led to the deaths of innocent
civilians." Pyle is involved in political intrigue beyond his capacity
to
manage.
The Quiet
American is based on Greene's experiences, but it is based on
other
people's as
well. Pyle, as we have seen, has no single source. The young
unfortunate Jollye,
whom Greene met in Malaya, alone made an important contribution to the
creation
of Pyle in the sense that Jollye's naiveté and lack of cunning gave
Greene his notion
of how to develop his fictional character. That an Englishman was one
source
for the American is ironic. Newsweek's
title for its review: 'This Man's Caricature of the American Abroad'
need not have
burst any American blood vessels for Pyle was also 'This Man's
Caricature of an
Englishman Abroad'.
*
Absorption
of a place and its atmosphere was a necessity for Greene. He searched
for
exactitude in order that his characters could come alive in their
setting. He
felt, as did Conrad, the necessity of doing 'justice to the visible
universe'.
American
journalists on their way to Vietnam,
after the French had withdrawn, took in their backpacks a copy of The Quiet American. It was the most
reliable account of what it was like in Vietnam: it was also prophetic.
Americans writing later about the Vietnamese debacle, when they in turn
lost to
the Viet Cong, felt that American policy-makers should have listened to
Greene.
It was the truth of the situation he found in Vietnam that was
important, so since
he was such an accurate chronicler of the period, anti- Americanism in
some
form had to appear in the novel because strong anti-Americanism was
historically present, most of it emanating from….
* When
Greene interviewed President Diem, he asked him why he had allowed the
return when he was responsible for killing so
many of his own people, Greene recalled that Diem burst into peals of
laughter and said: ‘Peut-être, peut-être '.
Tiểu sử GG. Tập Ba, Chương
33:
He who does not bellow the
truth when he knows the truth makes himself the accomplice of liars and
forgers.
- CHARLES PEGUY
Cái lực lương
thứ ba, dù
có, dù không, được,
không chỉ Mẽo, mà cả VC lợi dụng. Tên VC
nằm vùng
Đào Hiếu chẳng đã nhận là hắn lên rừng theo VC, là vì đọc Camus, hiện
sinh, nổi
máu nghĩa hiệp!
Khi phán như thế, 1 cách
nào đó, là thuộc lực lượng thứ ba!
Tao đéo phải là CS, đéo phải là Ngụy.
Đọc hồi
ký của mấy tay nằm vùng có tí máu văn nghệ này, thật là tởm.
Kể cả cái đấng TDBC
đang được đám hải ngoại ve vuốt.
Kít.
Chẳng
thằng nào dám nhận lỗi trong vụ làm mất Miền Nam, mà chúng có phần
"trách nhiệm" cực nặng, cực thúi [tao đọc Camus nên theo VC, thí dụ], ở
trong đó. Cao Bồi, chết, đi không được, là do nhận ra cái lầm lẫn nặng
nề của ông: Địa ngục đếch có chỗ cho tớ, là như vậy.
Thua tụi mũi lõ. Chúng dám
làm, dám chịu, dám nhận lỗi. Jane
Fonda, Sartre, thí dụ.
… it was
also prophetic, nó còn có tính tiên tri. Fowler khuyên anh Mẽo “ngây
thơ, trầm
lặng”, quên mẹ “ lực lượng thứ ba” đi, nó từ sách vở, hay từ chốn ma
quỉ nào [từ
cái chuồng lợn Bắc Kít], bò ra. Quên nó đi, và đem Phượng về Mẽo.
Phượng hoàng
tái sinh từ tro than của nó. Bao nhiêu em Mít đã ra khỏi cái xứ sở khốn
khổ khốn
nạn, kể cả làm dâu Tẫu, Đại Hàn.... là từ em Phượng của GG.
Greene
provided surprising
support for colonialism, suggesting the relativity of his political
beliefs. Elsewhere he
wrote: 'the writer should always be ready to change sides
at the
drop of a hat. He stands for the victims, and the victims change'. 22
In an article for Paris Match he took a more
Olympian view:
It is a
stern and sad outlook
and, when everything is considered, it represents for France
the end
of an empire. The United States
is exaggeratedly distrustful of empires, but we Europeans retain the
memory of
what we owe to Rome, just as Latin
America knows
what it owes to Spain.
When the hour of evacuation sounds there will be many Vietnamese who
will
regret the loss of the language which put them in contact with the art
and
faith of the West. The injustices committed by men who were harassed,
exhausted
and ignorant will be forgotten and the names of a good number of
Frenchmen,
priests, soldiers and administrators, will remain engraved in the
memory of the
Vietnamese: a fort, a road intersection, a dilapidated church. 'Do you
remember,' someone will say, 'the days before the Legions left?' 23
Elsewhere he wrote: "the writer
should always be ready to change sides
at the
drop of a hat..."
Nghe cái nón
tai bèo rớt xuống, lá cờ Giải Phóng bị vứt vô thùng rác, là phải chạy
về phía
Miền Nam bị tứ phía bỏ rơi, rồi. Lũ khốn VC nằm vùng, lũ tinh anh bỏ
chạy bợ
đít VC, chẳng còn 1 tí nhân tính, là vậy.
Sài
Gòn Ngày
Nào Của Gấu
Hình lấy trên
net. Tân Định. Phía bên trái, là đường Trần Quang Khải. Ngay đầu đường,
có nhà
bảo sanh Trương Phương (?), mấy đứa nhỏ con vợ chồng Gấu đều sinh tại
đây. Kế
nhà bảo sanh vài căn, là nhà ông chú, Chú Th, bạn học của ông già. Gấu
có nhắc
tới ông chú này, trong đi tìm một cái tên cho 1 cuộc chiến.
Cầu Kiệu, Phú
Nhuận ở phía sau. Phía trước, đi mãi tới Bến Tầu Sài Gòn. TOBIA là nhà
hòm.
Tên của cuộc chiến
Từ
văn phòng hãng thông tấn UPI, 19 Ngô Đức Kế, nhẩy mấy
bước là tới khách sạn Majestic. Một bữa xuống sở, gặp nhiếp ảnh viên
người
Nhật, Sawada Kyoichi. Tôi bảo anh, tuần trước mới cưới vợ. Anh tròn xoe
mắt,
nói sao không cho biết. Đám cưới mãi tít Cai Lậy, "many VC there!"
Anh bật cười, kéo tôi băng qua đường, lên terrace khách sạn, làm một
chầu ăn
sáng.
Quán Chùa
(La Pagode) là một địa điểm quen thuộc của giới văn nghệ sĩ Sài Gòn
trước đây.
Theo các miêu tả thời đó thì đây là nơi chủ yếu có mặt những người
thuộc một
"thế hệ mới" trong văn chương Sài Gòn.
Trong lời nói đầu cho Đêm nghe tiếng đại bác của Nhã Ca
(bản Nam Cường,
68), Nguyễn Mạnh Côn viết như sau:
Cái sự kiện Gấu
hay ngồi ở Quán Chùa, và đám bạn cũng kéo nhau ra đó, hoàn toàn là do
"ngẫu nhiên, tình cờ":
Sở làm của Gấu ở kế đó!
Gấu làm cho UPI, trụ sở số
19 Ngô Đức Kế, con đường nhỏ phía cuối đường Tự Do, một đầu đâm ra Chợ
Cũ, một ra bùng binh bờ
sông, có bức
tượng Trần Hưng Đạo, đưa tay chỉ ra sông, ra biển. Sáng sớm, Gấu phải
chạy xuống
Sở, coi có hình radio photo cho cữ 8 giờ sáng, đi Tokyo. Thường là
không, vì có
gì, đã chuyển cữ chiều hôm trước rồi.
Khi không có hình, Gấu bèn ghé
Quán Chùa.
Tuy nhiên, cái
sự kiện hay ngồi Quán Chùa, thì bị hơn 1 ông Nguyễn Mạnh Côn chửi rồi.
Trước nhất, là
đám nằm vùng, trong có đấng Lữ Phương. Ông này dùng từ “viễn mơ” để
chửi đám Gấu.
Không chỉ hay ngồi Quán Chùa, đếch biết đến nỗi quê hương bị Mẽo dầy
xéo, vân vân
và vân vân, mà còn thờ phụng thứ văn chương hiện sinh, ăn phải cứt mũi
lõ, bày
đặt tiểu thuyết mới này nọ!
Rồi tới đám
Ngụy cầm súng, thực sự tham chiến!
Rồi tới PCT!
Nhiều lắm.
Duyên do chỉ là do Gấu Cà Chớn đầu têu!
Gấu đã viết
về cái cảnh này rồi:
Đêm, vẫn đêm đêm, như hồn ma cố
tìm cách nhập xác, như tên trộm muốn đánh cắp thời gian đã mất, mi một
mình trở lại Sài-gòn, quán Cái Chùa. Những buổi sáng ghé 19 Ngô Đức Kế,
nếu không có Radiophoto cần chuyển, thay vì như người ta trở về nhà chở
vợ đi ăn sáng rồi đưa tới sở làm, mi chạy xe dọc đường Tự Do, ngó con
phố bắt đầu một ngày rồi ghé quán Cái Chùa làm người khách thứ nhất,
chẳng cần ra dấu, người bồi bàn tự động mang tới ly cà phê sữa, chiếc
bánh croissant, và mi ngồi trầm ngâm tưởng tượng cô bạn chắc giờ nầy
đang ngó xuống trang sách, cuốn tập tại giảng đường Văn Khoa khi đó đã
chuyển về đường Cường Để, cũng gần nơi làm việc, tự nhủ thầm buổi trưa
có nên giả đò ghé qua, tuy vẫn ghi danh chứng chỉ Triết Học Tây Phương
nhưng gặp ông thầy quá hắc ám đành chẳng bao giờ tới Đại Học, nếu có
chăng thì cũng chỉ lảng vảng ở khu chứng chỉ Việt Hán. Rồi lũ bạn rảnh
rỗi cũng dần dần tới đủ... Lại vẫn những lời châm chọc, khích bác lẫn
nhau, đó cũng là một cách che giấu nỗi sợ, nếu đủ tay thì lại kéo tới
nhà Nguyễn Đình Toàn làm canh xì.
Những buổi sáng, nếu có
Radiophoto, khi xong việc, hoặc ở lại sở phụ giúp một đồng nghiệp làm
ca sáng, chờ tới trưa coi UPI có hình cần chuyển, hoặc theo ông Hưng,
đồng nghiệp làm cho hãng AP tới văn phòng hãng này, ở tầng lầu phía bên
trên passage Eden, nhìn bức hình Huỳnh Thành Mỹ phóng lớn treo trên
tường, uống ly cà phê kiểu Mỹ, nói dăm ba câu tiếng Tây với Horst Fass,
trưởng phòng hình ảnh, rồi cùng ông Hưng đi kiếm mấy cuốn truyện "série
noire" của một tay bán sách dạo ở một con hẻm chật cứng giữa hai bức
tường gần bên tiệm thuốc tây trên đường Tự Do. Trường hợp không có
Radiophoto, thường ngồi trơ cu lơ một mình trong lúc chờ bạn bè tại một
bàn tại góc quán Cái Chùa, mơ màng tự hỏi không biết sáng nay cô bạn có
giờ học tại Văn Khoa hay không, mơ màng tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ
qua đi, cô bạn rồi sẽ gặp một người chắc chắn hơn hẳn mi: Một người
hoặc không nợ nần gì cuộc chiến nên không bị nó hành hạ đến trở thành
khật khùng, hoặc thừa thông minh, thừa khôn ngoan để cùng cô thoát ra
khỏi, cho dù người đó có yêu thương cô hay không thì mọi chuyện cũng
chẳng liên can chi tới mi.
Hoặc ba hoa trò chuyện chán chê
với đám bạn bè cho tới khi không còn kiếm ra một câu nói thật độc địa,
thật cay đắng về nhau, về một cuốn sách vừa được xuất bản, một bài thơ,
một truyện ngắn vừa được đăng báo, tựu chung cũng chỉ để quên đi một
chốc một lát, hoặc may lắm một nửa buổi không nhớ tới cô bạn. Rồi cũng
tàn câu chuyện, đám bè bạn từng đứa bỏ ra về. Huỳnh Phan Anh có thể đã
đến giờ lên lớp, có thể bực mình vì thằng bạn Bắc Kỳ đổi tên cuốn
truyện, Thất Lạc thành Thật Lạt, nhại cách nói của dân miền Nam. Còn
Nguyễn Xuân Hoàng có lần bỏ quán Cái Chùa đến cả tuần lễ, chỉ vì cũng
vẫn thằng bạn khốn nạn bầy đặt viết bài phê bình, giới thiệu cuốn sách
mới ra lò của anh, Sinh Nhật, bị đổi thành Sinh Nhạt, và bài phê bình
mang tên Đi Tìm Một Chiếc Mũ Đã Mất, nhại theo Proust. Bao nhiêu năm
trời nhớ lại mới thấy càng thù ghét cái phần thâm căn cố đế, cái bản
chất thâm độc nơi đáy sâu thân thể, bao nhiêu năm tháng, mưa gió, khí
hậu, con người, vùng đất hiền hòa không sao gột rửa nổi. Ba mươi năm
sau mới thấy nhớ, thấy thương bạn bè, đứa còn đứa mất, chẳng đứa nào
được may mắn với cõi sống, cõi viết. Nguyễn Đình Toàn ở Việt Nam,
nghe nói mắt cũng đã mờ. Huỳnh Phan Anh vợ con vượt biển không được may
mắn. Còn Nguyễn Xuân Hoàng bây giờ lại ôm lấy tờ Văn, chẳng biết có nên
cơm cháo gì hay không...
Cõi
khác
Ngồi Quán
Chùa, gọi 1 ly cà phê, 1 cái bánh croissant, rẻ hơn nhiều, so với mọi
thứ ăn
sáng khác, ở những quán khác. Và do Gấu cày hai jobs, thường là Gấu trả
tiền,
thời đó chưa có cái trò “kẻ nào ăn, kẻ đó trả”, theo kiểu Mẽo. Chẳng
thế mà có 1
anh bạn, thuộc lớp đàn em, cũng lính tráng, sĩ quan, bây giờ, khi gặp
lại ở Mẽo,
vẫn còn nhắc, ra Quán Chùa, thấy anh ngồi đó, là "yên chí lớn" rồi!
Khi nào thèm
bún ốc, thèm phở, thèm bánh cuốn Thanh Trì, thì Gấu tạt qua quán khác,
xong,
cũng lại về Quán Chùa uống cà phê.
Sau này, ra
hải ngoại, Gấu vẫn tiếc, tới AP hoài, mà chẳng thèm ngó dung nhan Cô T,
là vậy.
Giả như quen biết từ hồi đó, biết đâu số phận lại khác đi, Cô T, có ông
chồng tử
trận, Gấu có thằng em, chẳng thua, nhưng, biết đâu nhờ vậy, Cô không
quen cái băng
Cờ Lăng, cũng 1 thứ sâu bọ - ma cà rồng, quỉ, kên kên...
đúng hơn
- sống bằng xác chết của ba triệu người, bám
vào chủ
nghĩa “Chống Cộng ra tiền”, biết đâu Cô T. làm được 1 bài thơ "Việt
Nam" như bà Ba
Lan, Nobel văn chương!
Hà, hà!
Thê thảm nhất,
là lần ghé Quận Cam, cùng lúc Cô T cũng từ.... Đồng Tháp xuống, Gấu bèn
xin gặp,
vừa uống cà phê, vừa ngắm nhan sắc, cô nói, anh tới chỗ… bữa nay
ra mắt
sách của băng Cờ Lăng. Ui chao, Gấu có bao giờ tới những nơi chốn như
thế đâu.
Thế là lại hụt gặp!
[Khúc này viết
để gửi tri kỷ, là độc giả TV, Mr. NT. Tks again. NQT]
Note: Có 1
quán, một cái xe đẩy, đúng hơn, bán bún ốc, tuyệt cú mèo, ở ngay… bên
dưới tòa
soạn AP, bên trong Passage Eden. Bà
chủ xe bún ốc, có lần cho Gấu biết, để có ốc bán hàng
ngày,
gia đình quây cót, nuôi trong nhà, không cần phải đi chợ.
Ngồi ăn,
nhìn ra, là thấy Rạp REX.
Gấu ăn bún ốc, xong, là trở lại Quán Chùa,
tiếp bạn
quí!
Note: Hai
bài viết, đang Top Ten, theo server, là cũng về Xề Gòn, bạn bè ngày nào:
Tưởng Niệm
Bạn Duật
[Trong hình,
Bạn Duật đứng hàng thứ nhì, đeo kính, đi giầy, tính từ phía trái]
Ba Trăm Năm Sau Có Ai
Khóc Gấu Cà Chớn
Lại có ông,
cứ mong được người đời phỏng vấn, để giơ hai tay lên trời, ngửa cổ
than: đây là
nghiệp của tôi. Ông khác thì nói: tôi mà không viết thì ngứa không chịu
được.
Ôi ngứa thì gãi, nghiệp thì đi cúng giải oan, đi chùa bố thí cho hết
nghiệp. Đừng
để ba trăm năm sau, thiên hạ khóc cho cả… đất nước mình!
Gấu bị Thầy
Kuốc thù, có thể là do đề nghị, nếu có ngứa, thì gãi, hoặc đi gặp Bác
Sĩ, vì có
khi, do di chứng của giang mai.
Đừng viết!
Có lần, được,
chắc là đàn em “mồi”, hỏi, tại sao viết, Thầy buông độc 1 tiếng:
Ngứa!
Kẹt 1 cái, cả
1 đám đàn em sau đó, nhao nhao lập lại sư phụ, do ngứa mà viết!
Sài
Gòn Ngày
Nào Của Gấu
Tôi nhớ bấy
giờ là cuối năm 1970. Phạm Công Thiện, trong tư cách khoa trưởng Văn
khoa Đại học
Vạn Hạnh, lên đường đi Âu châu dự một hội nghị đại học quốc tế rồi đi
luôn
không bao giờ còn trở về Việt Nam nữa. Hết thảy chúng tôi đều sững sờ,
khó hiểu.
Riêng Thanh Tâm Tuyền không. Bảo tôi: “Anh phải nhìn thấy sớm muộn rồi
Phạm
Công Thiện cũng phải một lần bỏ đi như thế, đi hẳn thật xa, mất tích.
Có như vậy
mới đúng là Phạm Công Thiện. Chúng ta ít nhiều là những định tinh. Hắn
hơn là một
hành tinh. Hắn là một ngôi sao băng”. (Mai Thảo, Chân
Dung: Mười lăm nhà văn nhà thơ Việt Nam, Văn Khoa xuất bản,
California,
1985, pp. 146–147).
Source
Cái chuyện
PCT bỏ đi xa, đi hẳn thật xa, mất tích, theo Gấu, không thực sự bảnh
như TTT phán.
Bảnh là phải như Kiệt, trong MCNK cơ. Bỏ đi rồi
lại bò về để chết.
Vả chăng, MT
phán, cũng đáng nghi lắm. Trí nhớ của ông có vấn đề, theo Gấu.
Gấu có tí kỷ
niệm về PCT.
Khi đám “tiểu thuyết mới”
nổi đình nổi đám, có lẽ ông bực,
và đi 1 đường chửi mấy tên, bò vô nhà sách Xuân Thu, mua tờ báo Tây, ra
đường, cặp
nách, nhún nhảy, rồi tạt vô Quán Chùa.
Hình ảnh này, là từ Người Đi Trên Mây,
theo Gấu. Anh có dáng điệu nhún nhảy đúng như PCT mô tả.
Hình như PCT cũng thấy
mình hơi lố, bèn thòng 1 câu, tôi chửi chúng cũng là chửi tôi.
Ông biết, cái viết
của ông, thực sự là cũng của thiên hạ.
Kỷ niệm kia,
là về Simone Weil. Gấu hồi đó, tiếng Tây ăn đong, làm sao đọc nổi Weil.
Đọc
PCT, thấy chê Weil quá cỡ thợ mộc. Bèn bỏ qua tác giả này.
Rõ ràng là
PCT không đọc, chưa từng đọc, hay có đọc mà chẳng thể nào hiểu nổi,
Weil.
Thầy
của ông là Henry Miller, nhưng sau này, Gấu đọc Miller, thấy PCT cũng
chưa đọc
thấu tay này, mà chỉ gãi ghẻ. Miller dám sống,
và sống tới, viết tới, hơn PCT
PCT bảnh nhất,
theo Gấu, như 1 thi sĩ. Đúng ra ông chỉ nên làm thơ, và dịch sách. NQT
Trường hợp
PCT làm GCC nhớ tới Alain, và lời phán thật tuyệt của ông, trong lúc
hơi có tí
tự hào về… con người:
Man
is not merely one who lives, taught Alain in a rare moment of pride,
'he is one
who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi
là tỏ
ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.
PCT lúc còn
trẻ, cực kỳ kiêu ngạo [như ông viết, và
được trích dẫn, trong bài viết “nguồn” nêu trên], nhưng do ông sợ cuộc
chiến quá,
bỏ chạy, thế là trúng thương, và đếch làm sao viết được nữa: ông “sống
sót”, ngược
hẳn ý của Alain, mà đúng như của Brodsky, khi phán:
"Virtue, after all, is far
from being synonymous with
survival; duplicity is."
J. Brodsky: "Collector's Item"
Đạo hạnh mắc mớ gì tới
sống sót? Nhập nhằng, điếm thúi đồng
nghĩa với nó
Cesare
Pavese, viết, “Buồn ơi là buồn, khi làm hỏng những giấc mộng của đời
mình, bằng
cách thực hiện chúng”. (1)
GCC
đã từng chép tặng PD, câu phán tuyệt vời này, khi ông mất.
Câu
của CP, một cách nào đó, cũng có thể áp dụng vào trường hợp PCT.
(1)
“Il
est une chose
plus triste que d’avoir raté ses idéaux: les avoir réalisés”
Cesare
Pavese,
Le Métier de vivre, Nghề sống
Cả 1 lũ, cả
1 thế hệ, tinh anh Miền Nam, bỏ chạy cuộc chiến, bợ đít VC, không tên
nào ra hồn,
1 cách nào đó, đều “sống sót”, theo nghĩa câu của Brodsky: Một lũ điếm
thúi.
Đâu phải tự
nhiên VC cấm cửa chúng, không cho trở về lại xứ Mít?
MT có thể
coi là người độc nhất, trong nhóm ST - nếu không tính tới Ngọc Dũng, đi
trước
30 Tháng Tư, 1975 - sống sót cuộc chiến Mít, sau 1975, ông không đi tù
VC, và
vượt biển, qua xứ Người sớm sủa, làm bạn với PCT, nghe nói, có hồi,
cùng mê 1
em, và đã từng đánh lộn với nhau, vì bướm này.
Ông nhớ lại
TTT nói về PCT theo Gấu, là cũng để xoa đầu bạn quí PCT.
Với MT, TTT
kể như chết rồi, nên ông nhớ “bậy” về bạn, như TV đã từng khui ra: Ông
lầm TTT
với 1 tên thợ sắp chữ, cũng trong cuốn sách được đám Hậu Vệ nhắc tới,
“Chân Dung
nhà văn” cái con mẹ gì đó.
Cả cái vụ viết
về DNM, rằng ông [MT] nhặt truyện ngắn đầu tay của DNM trong
sọt rác 1 tòa soạn báo văn học Xề gòn, cũng rất đáng ngờ! DNM, còn
sống, có lẽ
nên đi 1 đường về cú nhớ này, nên chăng? NQT
Tay Pavese
này bảnh hơn Gấu nhiều lắm, ổng dám đi luôn, còn Gấu, xin làm đệ tử Cô
Ba, mấy
lần năn nỉ, xin cho theo hầu luôn, cổ lắc đầu, mi còn phải trả nợ nhiều
lắm,
chưa đi được.
“Trăng &
Lửa” có lẽ là cuốn tiểu thuyết “Mẽo ơi là Mẽo”, the most American
novel, đã được
viết bởi một ngôn ngữ nước ngoài.
Mẽo nhất, Mẽo
ơi là Mẽo, 1 phần là nhờ Faulkner.
Đúng hơn,
dịch
Faulkner, nhưng, do viết văn, cho nên bị ảnh hưởng. Trong “Tại sao đọc
những nhà văn
cổ điển”
của Italo Calvino có 1 bài thần sầu về ông. Gấu tính dịch hoài, quên
hoài.
TV sẽ đi bài của Italo Calvino. Tuyệt.
Hé tí, sơ sơ,
theo kiểu sex appeal:
Mỗi cuốn
tiểu thuyết của Pavese thì lòng dòng [resolve] quanh 1 đề tài ẩn
[hidden
theme], một điều gì không nói ra, và đúng là điều ông
muốn nói, và điều này chỉ có thể diễn tả bằng cách đừng nhắc đến […
which
can be expressed only by not mentioning it]
Nơi chốn
không làm sao sống nổi là nơi chốn con người cảm thấy hạnh phúc!
Một lý do tốt
lành để tự tử thì không hiếm hoi ở bất cứ một con người.
Nỗi buồn lớn
lao nhất một con người cảm thấy, đó là khi những lý tưởng thất bại
của người
đó, biến thành hiện thực!
[Câu này dịch sai, dịch như trên, mới đúng]
Những nhà văn
trở thành huyền hoặc thì ít khi hạnh phúc. Vào năm 1950, khi đợp giải
Strega nhờ
"Trăng & Lửa", và xb cuốn tự thuật, Nghề sống, Cesare Pavese bèn tự làm
thịt
chính mình…. Điều mà Nhật Ký
của Kafka giáng lên văn hóa Đức, thì cũng là điều
Pavese mang tới cho văn hóa Ý.
Gấu
mua cuốn
trên, nhân 'chiều một mình xuống phố, âm thầm nhớ nhớ CM', cùng với tờ
báo [Books, báo Pháp, nhưng tên báo, tiếng Anh, www.booksmag.fr, trang
bìa sau dành cho quảng cáo sách
của DTH], chỉ vì một câu khen thật bảnh, và thật lạ về nó, trong bài
giới
thiệu: "The Moon…" của Cesare Pavese, có lẽ là cuốn 'tiểu thuyết Mẽo'
chưa từng được
viết ra cho đến nay, bằng một thứ tiếng nước ngoài.
Đây đúng đề tài bài
viết của Nhị Linh,
về chuyện đem chuông đi đấm nước người: dịch những tác phẩm Mít ra
tiếng
nước người, của những tác giả Mít đương đại.
Chúng ta chưa có tác phẩm Mít, 'được viết bằng ngôn ngữ nước ngoài',
thực sự là như vậy. Những Nỗi buồn
chiến tranh, Đỉnh cao chói lọi.. thì
cũng vậy vậy!
Bài giới thiệu cuốn The Moon
thật tuyệt. Tác giả Cesare Pavese, sở dĩ viết một cuốn tiểu thuyết Mỹ,
bằng tiếng Ý, là vì ông ở Mẽo, và là một chuyên gia dịch tác giả Mẽo,
trong đó có Faulkner. (1)
Bài giới thiệu ở bìa sau, cũng thú lắm. TV sẽ đi cả hai, trong có bài
của Calvino về Pavese.
Cesare
Pavese
Dịch giả: Trương Văn Dân
Nhà văn và Dịch
giả rất quan trọng của nền văn học Ý trong thế kỷ XX.
Là tác giả Ý
đoạt được nhiều giải thưởng văn học rất giá trị:1938, tác phẩm "Người
bạn"
đoạt giải Salento, 1949, "Mùa hè
tươi đẹp" đoạt giải Strega, tập truyện "Ánh trăng và đống lửa"
được đánh giá là tác phẩm rất hay. Nhưng mặc dù đạt đỉnh cao trong văn
học sự
thất vọng về cuộc đời và tình yêu luôn mang cho ông cảm giác trống rỗng
và cô
đơn. Mệt nhọc, hao mòn, dù vẫn cực kỳ minh mẫn ngày 27 tháng 5 năm 1950
ông đã
uống cả một tuýp thuốc ngủ để tự vẫn trong một căn phòng khách sạn tại
thành phố
Torino. Trên trang nhất của tập sách "Đối thoại với Leucò" đặt trên
bàn đọc sách ban đêm, ông chỉ để lại vài hàng ngắn ngủi: "Tôi tha tội
cho
tất cả và xin tất cả tha thứ cho tôi. Nhưng xin các bạn đừng ngồi lê
đôi mách
và tán chuyện nhiều". Năm ấy ông chỉ vừa 42 tuổi.
Làm thế nào Gấu bỏ Xề Gòn
Nhân thể, nhắc
anh trong bản dịch Naipaul, khúc cuối, có vài ý dịch sai khi K so bản
tiếng Anh
.
Sáng sớm hôm
sau tôi đi, buổi tối hôm trước má tôi làm bữa tiệc nhỏ mà chẳng khác
chi đám
tang. Người nào tới mặt cũng buồn xo, và nói, rồi tôi sẽ
nhớ họ biết là chừng nào; rồi thì họ quên luôn tôi, bắt
qua chuyện quan trọng: ăn nhậu.
Laura ôm hôn
tôi, và tặng cái mề đay thánh Christophe. Nàng nói tôi đeo ở cổ. Tôi
hứa sẽ
làm, và bỏ vào túi. Tôi không biết rồi
nàng sẽ ra sao. Bà vợ Bhakcu cho tôi đồng sáu "pence" đã được làm
phép, và tôi nghĩ, khó mà không tiêu đồng tiền làm phép đó.
Đúng ra là
"họ sẽ nhớ tôi" , và " tôi không biết về sau cái mề đay ấy lạc
vào cái chỗ nào" . Và " cái đồng pence làm phép ấy trông chẳng khác
gì các đồng pence khác nên tôi nghĩ tôi sẽ tiêu nó".
Không có chi
quan trọng . Chỉ tiện thể thì ghi xuống vậy thôi , nhưng dịch đúng thì
nét khôi
hài rõ hơn .
K
Tks
Khi tôi dịch,
chưa có mua bản tiếng Anh. Đọc bản tiếng Pháp, rồi dịch xong, không coi
lại. Rồi
cũng quên luôn. Làm sao mà K. kiếm thấy nó, cũng tài thật. Đọc lại thì
quả là bồi
hồi, nhớ những năm trời cực kỳ thê lương, nhưng khi qua được rồi, thì
lại thật
là tuyệt vời.
Bà Thảo Trần
cằn nhằn hoài, sao không viết tiểu thuyết, nhưng khi đọc cái đoạn xém
nhảy xuống
sông Cai Lậy, tự vận, khi vừa mới cưới, từ Sài Gòn trở về lại Cai Lậy,
một
mình, thằng chồng bỏ đi Đà Lạt, buồn quá, giận quá, bèn ra lệnh, thôi,
đừng viết
nữa, đau lòng thêm 1 lần nữa.
Hà, hà!
Tks again
NQT
Gấu vs
Hồ Nam
Ra nước
ngoài con người NQT tu tỉnh làm ăn khá, có trang Web Tản Viên và tung
ra bút hiệu
mới Gấu viết có vẻ vung vít hơn HPA nhiều.
Hồ Nam.
Đa tạ. Hai
chữ "tu tỉnh" tới lắm! Nói ít hiểu nhiều. Kiệm lời mà chân tình. NQT
*
Về bản chất
NQT là người cầm bút có đọc nhiều, nhưng phải cái tật thích khoe chữ,
thích ta
đây, thành ra càng viết càng lộ vẻ "làm dáng", càng lộ những cái yếu
của người có đọc nhưng chưa tiêu hóa được những cái đã đọc.
Hồ Nam.
Câu phán của
Hồ Nam, thoạt đọc, bực lắm. Có thằng cha nào bị chê, mà khoái đâu.
Nhưng nghĩ kỹ,
quá đúng!
Bởi vì Tin
Văn được viết, khởi đi từ những ý tưởng của Steiner về Cái Ác, về Lò
Thiêu, về
Lò Cải Tạo...
Làm sao dám
"tự hào", tiêu hóa những món đó?
*
V/v Về những cố
chịu đấm ăn xôi, xin kể một số sự kiện:
1. Đã từng nhờ nhà văn Quyên Di, hiện ở Mẽo, xin được diện kiến Huỳnh
Bá Thành,
kèm bài viết, xin được đăng và nếu có thể, xin một chân chạy việc tại
tờ Công
An thành phố. HBT không tiếp, nhưng nhờ Quyên Di đem cho Gấu một tí
tiền, gọi
là nhuận bút, tuy không đăng bài.
2. Đã từng nhờ một bạn
quí, cựu học sinh trường Tây, xin với Huỳnh Tấn
Mẫm, cho
một chân chạy việc tại tờ Thanh Niên.
Để thêm tí "credit" cho
việc cố chịu đấm ăn xôi, Gấu viết bài điểm cuốn
Trăm Năm Cô Đơn, bản dịch tiếng Việt, xin đăng không lấy tiền, trên tờ
Thanh
Niên, và còn viết thêm một cái thư tả oán lâm ly, nhờ bạn quí trao cho
HTM,
nhưng chẳng đi đến đâu. Vụ này, nhà thơ Đỗ Trung Quân rất rành.
3. Đã từng viết điểm sách
cho tờ Tuổi Trẻ.
Những vụ việc trên, đều đã
xưng tội trước bàn thờ, qua một số bài viết
trên Tin
Văn. NQT
Note: Hoàng
Yên Di, không phải Quyên Di.
HYD, GCC quen khi cùng làm với ông Nhàn, nhà xb Vàng
Son.
*
Nhắc tới Steiner, là có
ngay Steiner!
Sau mấy thập kỷ bị mấy anh Hồ Nam Hồng Mao chửi, đồ khụng khiệng,
thích
làm dáng, ra cái điều ta đây trí thức, uyên bác, cuối cùng, thấy
mìnnh sắp
ngỏm củ
tỏi, nhà học giả đa ngôn ngữ Steiner bèn "tha cho", và làm hoà với đám
ngu si ở
đảo!
A life in writing
Il postino
Multilingual
scholar George Steiner has for decades aroused suspicions for
being 'a touch dazzling'. He has now made his peace with British
anti-intellectualism.
Interview by Christopher Tayler
Saturday April 19, 2008
The Guardian
Visitors to George
Steiner's house in Cambridge are likely to
be greeted at the door by Ben, an enormous Old English sheepdog. Like
his
owners, Ben is used to dealing with the press. "Monsieur Ben, the
French
call him," Steiner says. "French journalists in particular are always
fascinated by him." Ben has appeared, Steiner notes, on the cover of a
distinguished literary journal. Is it true that he has discriminating
taste in
music? "Ravel's Bolero - he growls. But he is fond of Tchaikovsky."
"And Duke Ellington," Steiner's wife Zara, a Cambridge historian,
adds from across the kitchen.
Sex, Steiner thinks, is
mediated by language in interesting
ways. "I have every reason to believe," he writes, "that an
individual man or woman fluent in several tongues seduces, possesses,
remembers
differently according to his or her use of the relevant language."
*
My Unwritten Books. "Given my age," Steiner says, "I am pretty
near the end, probably, of my career as a writer, a scholar, a teacher.
And I
wanted to speak of things I will not be able to do." As "a kind of
goodbye
to what may not be",....
Nguồn
*
Les Livres que
je n’ai pas écrits
de George Steiner
[Philosophie]
Nhưng,
hỡi ơi, sư phụ không hỗn láo như là đệ tử.
Người
thú nhận:
"Tạng của tôi chưa xứng tới cái nhiệm vụ đó"
"Mon entendement, mon cerveau ne sont absolument pas à la hauteur de la
tâche
»
*
Đọc mà buồn: « Ce que j'en suis venu à ressentir avec une impérieuse
intensité,
c'est l'absence de Dieu. »:
Buồn quá, không có Vua của Vua: Thượng Đế.
Độc giả
Tin Văn
*
Sept projets, sept absences, sept « ombres actives » : soit, tels que
les désigne
George Steiner, sept livres qu'il n'a pas écrits. De ces échecs
supposés dont
le nombre n'est pas sans évoquer le purgatoire de Dante, auteur cher à
Steiner, celui-ci fait un livre, une suite de confessions où
s'enchâssent
réflexions, références, développements savants, regrets et des colères
qui
côtoient la provocation. Ainsi, George Steiner n'a pas écrit sur
l'oeuvre de
Joseph Needham (1900-1995), prolifique scientifique britannique dont
les
travaux sur la Chine furent empreints d'une « poétique de la technicité
» et
qu'il classe aux côtés de Proust - deux « archéologues de la conscience
» et du
temps. Et Francesco Stabili, cet astrologue italien du XIIIe siècle
brûlé par
l'Inquisition ? Et la judéité, la place du Juif éternellement
stigmatisé, les dangers
du sionisme, l'enseignement qui périclite, la place des animaux ? Et la
politique ?
Dans ce livre, où l'on retrouve les thèmes des précédents (la culture
ne sauve
pas de la barbarie, le devenir des rapports entre maître et disciple,
etc.),
George Steiner fait état de ses vertiges. L'érudition, la culture, si
elles
permettent l'épanouissement, sont aussi des abîmes où l'individu peut
sombrer.
Les motifs de pessimisme sont nombreux pour Steiner qui confesse de
façon
inattendue : « J'ai eu le privilège de parler et de faire l'amour en
quatre
langues. » La langue et Eros ont toujours fait bon ménage, les mots et
les
sonorités apportant de multiples variations dans l'acte de chair. Mais
aujourd'hui, une sorte d'espéranto, produit par un capitalisme d'argent
aux
réseaux de communication envahissant, aboutit à « un appauvrissement
drastique
de l'écologie du psychisme humain » et hisse au rang de vertu un
profond
dédain de la vie intellectuelle. Par voie de conséquence, la hiérarchie
des
valeurs en est subvertie : le SMS subvertit le vocabulaire et Madonna
supplante Keats
Steiner vitupère mais ne s'épargne pas. Il avoue son manque
d'implication
politique : « En choisissant de "rester chez lui", l'homme (ou,
récemment, la femme) qui refuse entièrement de participer au processus
politique est, par essence, un voyeur. » Ce professeur de littérature
comparée
se conçoit comme un « anarchiste platonicien » ; une formule qui
dissimule mal
la conviction de cet érudit que c'est le monde des connaissances auquel
il a voué
sa vie qui est appelé à disparaître. Derrière lui ? Shakespeare,
Goethe,
Wittgenstein, T.S. Eliot, Marx ou Dostoïevski. Devant lui ?
L'éblouissement
quotidien devant un poème ou une symphonie, mais aussi l'interrogation
qui ronge
le penseur autant que l'homme nu face aux horreurs du monde : « Ce que
j'en
suis venu à ressentir avec une impérieuse intensité, c'est l'absence de
Dieu. »
Sept oeuvres en creux et sept raisons de lire ce livre intime, voué au
verbe et
au travail intellectuel.
Nguồn
*
Ông sư phụ này, hách thì thật hách, nhưng hiểu rõ cái tạng của mình,
chỉ làm
nghề dậy học, làm giáo sư, [đừng ban cho ông chức viện sĩ ưu tú của
nhân dân],
và không thể là một nhà sáng tạo. Trong một phỏng vấn trên tờ Le
Magazine
Littéraire, ông tự thú trước bàn thờ:
Ngay cả tay giáo sư bảnh nhất, thì cũng đếch phải một nhà sáng tạo. Hắn
chỉ là
một postino, un facteur.
*
"Facteur", tiếng Tây, một trong những nghĩa đen của nó, là
"thằng đưa thư". (1)
Gấu đọc, mà cứ thương hại cho mấy ông khoa bảng của Mít.
Mất mẹ cả đất nước, bỏ chạy, mà vẫn không quên mảnh bằng cử nhân triết,
mà khi
hăm hở học, là cũng chỉ để trốn lính. Có bằng rồi, thì cũng tìm đủ mọi
cách để
khỏi vướng vào cái vụ Tổng Động Viên.
(1) "Même le plus grand des professeurs n'est pas un créateur. Il est
un
simple postino, un facteur".
Steiner: Le bonheur d'enseigner. Le Magazine Littéraire,
số đặc
biệt về Homère, Tháng Giêng 2004.
Facteur, sự thực, cũng có cái nghĩa, créateur, auteur, nhưng theo gốc
faire,
fabricant, người thợ, người sản xuất ra, làm ra... (Từ điển Robert)
*
Sự thực, cái ý tưởng tưởng là hỗn láo "có đáng không", "không
bõ, chẳng bõ viết", sau này, khi ngồi bờ sông, nhìn xác bạn quí trôi
qua,
Gấu ngộ ra được, không phải như vậy, mà là do sự khiêm tốn mà có được!
Hãy nói cho tao biết bạn mày là ai, thì tao nói cho mày biết, mày là
ai.
Có bạn hữu quí, hách như thế, bảnh như thế, cần gì viết?
*
Nhưng đúng ra, "thuổng" của Ozick. Trong bài viết Ai sở hữu Anne
Frank, bà đưa ra giả dụ, Anne Frank, sau khi đi vô Lò Thiêu, để
lại cho đời
cuốn nhật ký, bà thiên thần hộ mệnh của cô tìm thấy, đúng ra là nên đốt
đi theo
cùng với cô, để cô có bầu có bạn
Nên nhớ, Anne Frank buồn quá, chẳng có một đấng bạn quí nào cả, nên
đành phịa
ra họ, bằng cách viết nhật ký.
Nhưng quan trọng hơn hết, theo Ozick, cái lũ người khốn kiếp, không
xứng đáng
để đọc cuốn nhật ký của cô.
Biết đâu, đây cũng là lý do Kafka năn nỉ bạn, đốt hết, đốt hết?
*
Một cuộc chiến khốn kiếp, thằng anh làm thịt thằng em, hay hớm chi đâu,
có gì
xứng đáng, để mà viết?
Nhật Ký
Tin Văn
« J'ai eu le privilège de parler et de faire l'amour en quatre langues.
»
Steiner
Tớ có cái đặc quyền, là nói và làm tình bằng bốn thứ tiếng.
Đúng là sư phụ!
Gấu này, vào lúc cực khoái như thế, là cứ tiếng mẹ đẻ mà rên!
Mà toàn những tiếng thô tục nhất!
L'érudition, la culture, si elles permettent l'épanouissement, sont
aussi des
abîmes où l'individu peut sombrer.
Steiner
Sự uyên bác, văn hóa, nếu chúng cho phép thăng hoa, thì cũng là những
vực thẳm
nhận chìm con người.
|