*
1

2
3
4
5

    


Hà Nội
5

“Tôi nhắc lại với anh tôi không suy nghĩ về vấn đề ấy. Theo tôi có những lúc người ta cần giải quyết giữa người với người và Thượng Đế không nên có mặt ở lúc ấy. Có mặt khi không cần thiết, Thượng Đế sẽ bị nhơ nhuốc lây và có thể bị mất ngôi. Mà ngôi Thượng Đế có lẽ cần thiết lúc khác.”
“Thượng Đế sẽ giải quyết được những vấn đề của loài người nếu loài người biết tìm về Người.”
“Không, tôi không tin như thế, Thượng Đế không sống cái sống xác thịt của nhân loại. Khi Thượng Đế nhập thể thành người như Chúa Jésus hay Phật Tổ thì chính ở những người ấy Thượng Đế đã bị lôi kéo vào tấn thảm kịch riêng tư của loài người, và chỉ có thể thoát ra với sự thất bại…”

Anh cho là có Thượng Đế hay không?”
Tôi suy nghĩ rồi trả lời:
“Câu hỏi ấy chưa bao giờ làm tôi thắc mắc cả.”
Tôi không nghĩ đến nó.
Bếp Lửa

Đoạn văn trên đây, đã có một thời làm chấn động tất cả đám bạn bè của Gấu, thời đang còn đi học.
Và chỉ thoát ra với sự thất bại!
Khủng khiếp thật.

Thanh Tâm Tuyền chưa từng được đưa vào sách giáo khoa, nhưng không phải không có những ông thầy trường trung học tư thục đưa những đoạn văn, bài viết của ông vào trong những giờ giảng dậy. Một người bạn của Gấu đã từng nghe một ông thầy Pháp văn của anh dịch đoạn trên ra tiếng Tây, rồi dậy cho học trò.
*

Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên nhận định về tôn giáo: một khi nhập thế trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu đựng, như bất cứ một con người nào, mọi thảm kịch của nhân gian, triết hiện sinh gọi là những hoàn cảnh hữu hạn, và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Tư tưởng này có thể coi như chung cho các đa số các nhà văn hiện sinh tuy cách phát biểu mỗi người một khác. Sartre: Con người bị kết án phải tự do. Camus: Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc. (Sisyphe là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội vần đá lên núi. Gần tới đỉnh núi, hòn đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá tiếp.)
Như lính giữa rừng
*

Tôi tin tưởng rằng có một số chiều nào đó, trong văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, và cả trong triết học: chúng sẽ không thể nắm bắt được, nếu câu hỏi, có hay không một đấng Thượng Đế, bị coi là vô nghĩa.
Steiner
*
-Nó đòi hỏi niềm tin, ở nơi Thượng Đế?
 -Vâng, hay – nguy hiểm hơn nữa – niềm tin vào địa ngục. Một lần, vào lúc sáng tinh mơ, Đức Giáo Hoàng Pius XII tiếp Paul Claudel, để vinh danh nhà viết kịch nổi tiếng và nhà thơ Ca-tô giáo.
"Con của ta," ngài nói, với nụ cười mỉm, "con quá tin vào địa ngục, thế mới khổ cho con; [còn ta], ta không quá chắc mẩm, về thiên đường, đến như thế đâu!".
Steiner

Nếu Thượng Đế không có tất cả đều được phép.
Câu trên [từ Dostoevsky], mở ra cuốn "Triết hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản", của Sartre.
Một trong những hệ luận của nó, là phát biểu của nhân vật Tâm, trong Bếp Lửa:
"Không, tôi không tin như thế, Thượng Đế không sống cái sống xác thịt của nhân loại. Khi Thượng Đế nhập thể thành người như Chúa Jésus hay Phật Tổ thì chính ở những người ấy Thượng Đế đã bị lôi kéo vào tấn thảm kịch riêng tư của loài người, và chỉ có thể thoát ra với sự thất bại…”
So với câu của Steiner, ở trên, chúng ta thấy sự tương phản giữa hiện sinh và mác xít.
Dos. chẳng đã từng nói, không phải con người phải vươn lên cao, cho tới khi tới được với Thượng Đế, mà phải lôi cổ ông ta xuống trần gian này?

Độc giả có thể nhận ra, sự liện hệ giữa những tên nhân vật: Tâm, Trí, Kiệt. Tâm là của Bếp Lửa, của thành phố Hà Nội những ngày 1954. Trí là của miền nam, của Cát Lầy. Trong một lần trò chuyện với người viết, khi được hỏi, tác giả xác nhận, khi đặt tên cho nhân vật Trí, ông có liên tưởng tới kẻ giết hụt ông Diệm trên cao nguyên Ban Mê Thuật năm nào. Trong Một Chủ Nhật Khác, nhân vật chính đã từng giải thích tên cúng cơm của mình, cho một nhân viên bưu điện tại thành phố cao nguyên Đà Lạt: "Đúng buổi sáng ngày Kiệt bị quật ngã, chàng mới có quyết định đánh bức điện tín cho Oanh. Chàng dội mưa chạy đến Bưu Điện. Cơn sốt đã bập bùng bên lỗ tai như tiếng sấm. Chàng viết bức điện tín, tay run như đuôi con thằn lằn đứt. Chàng viết, chàng nhớ đúng như in chàng đã nói: S.O.S. Au secours. Bớ người ta, cứu tôi với. Kiệt. Kiệt có nghĩa là hết sạch, chẳng còn gì...". Kiệt sau bị lính tuẫn tiễu bắn chết, vì lầm là Cộng Quân..].
"Bữa nay mẹ tôi mất"
*

Nói chuyện Thượng Đế, Lò Thiêu, Lò Cải Tạo mãi có thể làm độc giả... ớn.
Xin kể câu chuyện vui vui, để thay đổi không khí.
Chuyện này, nhân đọc tin về mấy ông Việt Kiều "order" đầu lâu từ Việt Nam qua để làm thiên linh cái, do Norman Sherry kể, mở ra chương Prelude in Blood, viết về xứ sở Haiti của Francois Duvalier, nhà độc tài tự coi mình là thần thánh [divine], trong Tiểu Sử Greene, cuốn ba, tức cuốn chót.

John F. Kennedy bị ám sát tháng 11 năm 1963. Đầu năm 1964, một nhân viên đặc nhiệm của Tổng thống Haiti, Francois Duvalier được phái tới nghĩa trang Arlington, bí mật đào mồ Kennedy, đẽo một mẩu gỗ quan tài của ông, mang về làm phép. Duvalier muốn cầm giữ linh hồn vị tổng thống Mỹ, như một thứ ma trành, và từ đó, nắm quyền điều khiển chính sách ngoại giao Mẽo đối với Haiti.

Trước khi rời chạy trốn quê hương, lần chót, và thành công, vào năm 1988-89, Gấu chỉ còn một mối bận tâm là mộ của thằng em ở nghĩa trang quân đội Gò Vấp. Biết chắc chắn, nghĩa địa sẽ chẳng thể nào còn, trước khi đi, thôi đành lôi xác thằng em lên vậy, rồi hỏa thiêu, đem vô chùa, để kế bên tro than của bà cụ thân sinh của Gấu.
Đọc đoạn trên, về nhà độc tài Duvalier và quyền năng phù thuỷ của ông, Gấu mơ hồ nhận ra, cái chuyện hoả thiêu hài cốt thằng em đã tử trận có thể còn một nguyên do huyền bí nào khác nữa. Có thể thằng em không muốn thằng anh còn phải lo lắng gì hết nữa.
Khó nói lắm, nhưng rõ ràng là, trước khi đi, đó là mối bận tâm sau cùng của Gấu.