Hà Nội
4
Tôi
về thăm nơi đã sống những năm mồ côi đầu tiên thuở nhỏ.
Mẹ tôi buôn bán xa và tôi ở với bà ngoại. Những đồng trinh để mua những
bát bánh
đúc nóng, kê, sôi lúa, bánh khúc, quà sáng, đều do bà tôi chu cấp. Ở
đây có nghĩa
địa, ao, chuôm, bến sông, đường lên núi, giếng nước, cánh đồng, kè đá…
để bắt dế
câu cá, đi đồng, leo trèo, vùng vẫy.
Tôi
bảo Long:
“Tôi
nhìn những con đường hẹp hơn ngày trước.”
Long
chỉ tay, giải thích:
“Nhà
cửa đổ xuống không ai cất dọn. Cỏ hoang mọc lan tràn với
lại mắt mình lớn lên chứ.”
Bếp Lửa
Tất cả những chất liệu thô
ròng, mà người ta gọi bằng cái tên thiên tài của nơi chốn đó, đã bầy ra
trước con mắt của một thằng bé tí sau này sẽ trở thành nhà văn.
Trong những món ăn Bắc Kỳ của thằng bé con đó, thiếu một món, với Hai
Lúa: những cục kẹo bột.
Đó là thứ bột tẩm đường, mầu nâu. Người ta rắc bột trắng lên chúng, cho
đường đừng chẩy, và cho khỏi dính tay.
Bạn cứ thử tưởng tượng, từ vượn thành người, như thế nào, bằng sự phân
biệt cái cảm
giác giữa một cục kẹo bột, [nhiều khi đắng nghét, do đường bị cô quá
lửa], và một cục sô cô la, thí dụ vậy, đối với thằng bé Hai Lúa mắt lác
thuở nào!
*
Trở về mái nhà. Xưa.
Đây là bản nhạc của Bếp Lửa.
Một Chủ Nhật Khác. Mỗi một em là một bản nhạc. Ly, Hòa Tấu Khúc Số 5,
lần đầu tiên gióng lên, khi Kiệt mò đến Nghiêm.
"Như đứng lạc giữa tòa nhà bí ẩn, ma quái, Kiệt lóng tai nghe Hoà Tấu
Khúc số 5. Những hòa tấu khúc của...."
[Chương Ba]
Chúng ta lại nghe Duy, nhái lại những tiếng gằn khai mở của nó, bắt
chước Kiệt, "mỗi lần hối thúc bạn bè phát biểu hoặc quyết định một
chuyện gì, Kiệt thường hát dóng mấy âm... Chàng giải thích: Những bước
trầm hùng của Định Mệnh".
Sự thực, như độc giả khám phá ra sau đó, đây là bản nhạc Kiệt đã hát
cho Ly nghe, lần hai người đi dưới trời lạnh dưới 10 độ.
Lạ một điều, Kiệt chẳng hề nhớ về Ly, chẳng hề nhớ lần du Ly đi như
thế hát như thế. Cho đến khi gặp lại, tại Đà Lạt, bao nhiêu năm sau đó.
Như vậy có nghĩa, chàng không hề bao giờ tìm hiểu, tại sao chúng lại là
những bước trầm hùng của... Định Mệnh?
Duyên cớ nào nó đến và gắn chặt vào chàng?
Đó mới là tội lỗi của Kiệt.
Tội lỗi của mọi người đàn ông.
"Chàng đã choàng vai Ly đi trong đêm. Chàng đã hát những đề nhạc của
hoà tấu khúc ấy cho đỡ lạnh, bước lâng lâng, Ly thỉnh thoảng hát theo,
lắm lúc run lập cập phải núp vào người chàng. Kiệt không thấy gì khác
lạ trong đêm ấy và cả những ngày sau. Nhưng lúc này, chàng vụt rõ sự
ngu muội vô tâm của chàng."
[Chương Bẩy].
Thánh Thán gọi kỹ thuật này là "phục bút". Hay Rắn nằm trong cỏ. Đừng
đụng tới nó. Đụng tới, là nó mổ cho một cái. Là Nọc Đọc chạy vô tim. Là
chết đứ đừ.
Thế mới gọi là Những Bước Trầm Hùng Của Định Mệnh được chứ!
Ở đây, đúng ra phải gọi là "phục bút của phục bút."
Bởi vì, bình thường ra, chúng ta cứ nghĩ rằng thì là, Kiệt nhớ bản
nhạc, là vì nhớ Ly. Họăc Ly là nguồn cơn của bản nhạc ở Kiệt.
Hoá ra không phải.
Cho đến khi gặp lại Ly, thì Kiệt mới ngã ngửa ra, bằng cách nào bản
nhạc cắm sâu vào trí nhớ của chàng.
Và chàng "thù hận" sự vô tâm khốn nạn của mình.
Đà Lạt 1
Với Oanh, Câu Chuyện Tình: Cuộc tình của chúng ta thì cũng thiên thu và
làm xàm như bất cứ cuộc tình nào.
Buồn Nôn, hay
những trang nhật ký của Roquentin, chỉ là một đoạn nhạc, cứ thế lập đi
lập lại, tại một thành phố biển.
Some of these days,
You'll miss me, honey
Đêm xuống. Tầng một khách sạn Printania, ánh đèn sáng lên ở hai khung
cửa sổ. Công trường Ga Mới sực lên mùi gỗ ẩm: ngày mai trời sẽ mưa trên
thành phố Bouville.