Hà Nội
3
Những đoạn miêu tả khung
cảnh bên trong một trường nhà dòng, không khí của nó, làm người viết
bỗng nhớ đến cuốn sách gây chấn động một thời của Sài Gòn, trước 1975.
Hồi Chuông Tắt Lửa, của Thế Nguyên.
Cuốn này, vừa mới ra lò, có một bài điểm sách, của NVT thì phải.
Bây giờ nhớ lại, không hiểu có phải bài giới thiệu đó khiến Lúa tìm
đọc, hay đọc rồi thì mới đọc bài của NVT.
Nhưng quả là một cuốn sách gây chấn động, không chỉ với Lúa tôi và còn
với rất nhiều người.
Đọc đã lâu, chỉ còn nhớ đại khái, đây là một câu chuyện tình ở bên
trong nhà dòng. Hay nhà tù, đối với một mối tình như thế..
Hồi Chuông Tắt Lửa, như cái tít của nó khêu gợi, làm nhớ đến Tắt Lửa
Lòng, hay chuyện tình Lan và Điệp của Nguyễn Công Hoan. Có điều Điệp
không ở ngoài
mà ở trong nhà thờ, trong lòng Chúa.
Một thứ Những Con Chim Ẩn Mình Chờ
Chết chăng? Cũng không phải, vì cô gái ở đây, hình như cũng ở trong nhà
thờ, trong lòng Chúa luôn.
Cuốn truyện của Thế Nguyên còn gây những chấn động sau đó. Những hậu
chấn động.
Ấy là bởi vì người ta nghi ngờ, không hiểu có đúng ông là
tác giả đích thực hay là một người khác, do không thể nhận đứa
con tinh thần của mình, vì một lý do nào đó, nên nhờ bạn mình cho mượn
đỡ cái tên.
Sự nghi ngờ đó, có rất nhiều cơ sở, bởi vì so với nhhững gì Thế Nguyên
viết ra cho thấy, ông thật khó mà là tác giả một câu chuyện tình lồng
trong một câu chuyện tình dữ dằn như thế.
Tình mà cứ như là hấp hối, không phải chỉ đôi ta không thôi, mà luôn cả
nhân loại!
Lúa bỗng dưng nhớ tới một câu của Greene, trong Kết thúc một Chuyện
Tình, The End of the Affair:
"O God, You've done enough, You've robbed me enough. I'm too tired and
old to learn to love. Leave me alone for ever".
[Ôi Chúa ơi. Ngài làm như vậy đủ rồi. Ngài trấn lột con như thế đủ rồi.
Con quá mệt mỏi và già nua để học yêu thương. Hãy mặc xác con, để cho
con yên thân mãi mãi"]
Có một thời dân viết lách tụ tập Quán Chùa nói nho nhỏ với nhau, tác
giả của nó là nhà thơ, nhà chuyên dịch thơ nổi tiếng lúc đó, và ngay cả
bi giờ.
Có hồi Lúa cũng "nửa tin nửa ngờ". Nhưng chắc không phải. Vì ông
này, suy từ những gì ông đã viết ra từ đó cho đến bây giờ, không thể
nào làm cho người ta nghĩ, ông là tác giả HCTL.
Cái truyện HCTL của Thế Nguyên còn làm người đọc ở Sài Gòn lúc đó liên
tưởng đến truyện ngắn Kể Trong Đêm Khuya của Võ Phiến. Chỉ có mỗi một
câu như thế này, làm cho chúng khác hẳn nhau:
Tiếng chuông nhà
thờ chụp xuống.