*

TẠP GHI



Sài gòn, lần đầu

 Lần chạy trốn quê hương, rời bỏ Sài Gòn, ngồi trên xe, nhìn ngoái lại, tôi có cảm tưởng, mọi nhà, mọi người đang tiễn tôi bằng câu hát đứa em trai vẫn thường nghêu ngao một mình, trước khi bỏ đi luôn. 

Đồn anh đóng bên rừng mai
Nếu mai không nở anh đâu biết xuân về hay chưa. 

Tôi không thể ngờ câu hát là dấu báo của tai ương, không chỉ của đứa em trai, mà còn của biết bao con người.

Tôi không biết, trên trái đất, ngoài quê hương, có nơi nào, Mai nở mỗi khi Xuân về, và, tuy Mai vẫn nở trên quê hương, nhưng Xuân vẫn tàn trên những nấm mồ mà chúng ta đành bỏ lại.

Đó là lần cuối nhìn lại Sài Gòn.

 *

 Lần đầu chú bé di cư vừa mới mất Hà Nội, ngu ngơ, rụt rè làm quen phố phường, con người Sài Gòn, qua tấm bản đồ cầm trên tay. Khi đó lực lượng Bình Xuyên còn đang làm chủ thành phố. Tin theo bản đồ, chú bé băng qua một con lộ, không ngờ khu đó là một đồn binh. Người lính gác bắt thằng nhỏ đứng suốt buổi, lâu lâu, buồn buồn, lên cò súng lách cách, tao bắn bỏ mày.

 Lần khác, là một buổi sáng lang thang trên con phố Bonard, gần chợ Bến Thành, nhìn thấy một người đàn ông đánh đập thật dã man một người đàn bà, không quên bài học công dân giáo dục, hôm sau là ngày đi thi Trung Học Đệ Nhất Cấp, chú băng qua đường, chạy vô bót Lê Văn Ken, ngay kế bên nhà thương Đô Thành, níu áo một ông cảnh sát. Bị ăn bạt tai, bị sỉ vả, chú bé khăng khăng đọc cho hết bài học Công Dân giáo dục thuộc nằm lòng, ông cảnh sát điên tiết, xách tai thằng bé Bắc Kỳ di cư buớng bỉnh, kéo xềnh xệch, từ đường Bonard qua bùng bình Chợ Sài Gòn, tới nhà giam Quận Nhất, nằm phía sau rạp Đại Nam, đường Trần Hưng Đạo, khu Cầu Ông Lãnh. Khóc lóc, năn nỉ tới gần nửa đêm, ông cai ngục thương tình thả ra, cho kịp ngày mai đi thi!

 *

 Như thế, lần đầu, là một đứa bé Bắc Kỳ mồ côi bố, mồ côi quê hương, được thành phố miễn cưỡng chấp nhận.

 Lần cuối, một đứa con bị bà mẹ đứt ruột đuổi đi, vì không muốn nó cùng cùng chết theo với mình.
*


Have you ever seen the rain?

Gấu quen Huỳnh Phan Anh, Dương Văn Ba, “Ba bù long, Babulong,” và đám bạn Miền Nam, qua ông anh của Bông Hồng Đen, khi ông học Văn Khoa cùng với HPA.

Khi đó, Gấu, tuy ghi danh, nhưng ít khi tới đại học, vì còn bận làm công chức Bưu Điện.

Để kỷ niệm buổi sơ ngộ, chúng tôi rủ nhau lên xóm. Khi cả bọn lần lượt đi vô những căn phòng ở phía bên trong, bà chủ hỏi Gấu, cậu có ‘đi’ không? Gấu ngớ người, lắc đầu, chẳng hiểu ‘đi’ nghĩa là gì.

*

Sau  thì quá quen. 

Nhà Gấu lúc đó ở một con hẻm thuộc đường Nguyễn Huỳnh Đức, phiá sau Hội Đồng Xã Phú Nhuận. Buổi chiều đi làm về, đạp xe đạp, từ số 11 Phan Đình Phùng, qua khu Tân Định, qua cây cầu Phú Nhuận, qua đường NHĐ, không quẹo vô, cứ thế đạp thẳng lên ngã tư, tới xóm, gần nhà thương Cộng Hòa.

Có khi, đi, xong, là về, có khi ngủ luôn tại xóm. Sáng hôm sau, tạt về nhà, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, rồi vội vã đi làm.

Những buổi chiều, tan sở, tới xóm, mấy đứa trẻ vừa thấy bóng, là tranh nhau ra dắt xe. “Ba dzề, Ba dzề!”

*

Anh cu Gấu Bắc Kỳ di cư chẳng hề nhìn thấy cảnh tượng con người ta yêu nhau như thế nào, cho đến khi được một em bướm dậy cho.

Cái lần đầu tiên, nhìn ông bếp già, làm cho ông Tây Trẻ, “đi” một em bên ngoài hành lang, nơi căn nhà villa ở đường Nguyễn Du, trời tối đen, Gấu chẳng nhìn thấy gì, mà còn bị bà cô tát mấy cái nổ đom đóm mắt.

Gấu đã kể chuyện này, trong Hà Nội Của Gấu.

*

Mới đây, đọc blog của một em bướm người Anh, mở ra bằng cái câu, tôi mở hai cánh đùi ra, và rồi khép nó lại, nghề của tôi giản dị chỉ có thế, Gấu bồi hồi nhớ lại lần đầu được em bướm mắng bảo, sao ngu thế, phải làm như thế này này, và cùng lúc nhớ lại, hai nghi lễ thiêng liêng, một của dân da đỏ Mỹ Châu, và một của Khổng Học.

Nghi lễ thứ nhất, khi một đứa con trai da đỏ tới tuổi, bộ lạc đem nó đến giao cho một em bướm, dậy cách làm người lớn.

Với Khổng Học, là nghi lễ đội mũ.

Gấu này thiển nghĩ, hai nghi lễ đó đều quan trọng như nhau, và bổ túc cho nhau.

*

Đoạn mở ra Ba Người Khác, nói về bệnh tim la của thằng địa, cộng kỷ niệm những ngày ở Hà Nội, khiến Gấu viết ra được những dòng liên tưởng này: Cái thằng địa, anh bần cố, và có thể, cả nhà văn Tô Hoài, đều chẳng hề được chỉ cho biết, hai nghi lễ thiêng liêng trên.

Riêng về nhà văn Tô Hoài, chính cái câu đóng lại đoạn trên, khiến Gấu nhận ra sự thực.

"Thế nào mà anh ấy bị lây cái máu dê của thằng địa đến tận giờ. Cơm hội nghị có thịt bò thịt lợn, lại chắm chép, đâm rửng mỡ, lúc nào cũng cuồng lên, đâm hủ hoá lung tung. Ngồi trước mặt cô nào cũng hau háu mắt nhìn cái đũng quần. Anh ấy phải kiểm điểm mấy trận tơi bời đau đớn. Rồi bị thải hồi trả về cơ quan huyện. Cả mấy chị cũng phải đuổi về xã. Tôi không quan tâm đến họ, mà chỉ nghĩ: thì ra cái máu chó của thằng chó kia truyền sang mày, gớm cái giống chó má chết tiệt"

Như thể, Tô Hoài đã tiên tri ra được cái sự biến thành bọ, sau khi rửng mỡ, vì hàng họ Miền Nam, nhưng ông đổ tội cho tên địa làm lây bệnh ! 

Đúng là cái giống chó má khốn kiếp, chết tiệt..

*

Cao Thoại Châu
Nhà ngươi đi bỏ lại ngọn đèn đường
kẻ nào đó vô tình không tắt.
Tiễn bạn
Tôi viết dưới ánh sáng của một ngọn nến: Sài-gòn.
Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn đang âm ỉ cháy.
Tôi đốt lên ngọn nến của tôi để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.
Lần Cuối Sài Gòn
Thơ Cao Thoại Châu
1 2
của những ngày mưa mọc lên từ đất
 có ai buồn bỏ Huế ra đi
nghe dòng sông thở giữa đêm hè
nghe đá nổi rùa kêu trong từng khúc ruột.

Gấu đã từng kể là, trong lúc xơi mìn VC, nằm Đồn Đất, tức nhà thương Grall, vừa tỉnh, vừa bớt đau, ông anh vợ hụt, tức anh BHĐ vô thăm, đưa cho tờ Nghệ Thuật, trong có bài thơ của Cao Thoại Châu, thế là Gấu hết cả đau, bèn lôi mớ bản thảo truyện ngắn đầu tay Những Ngày Ở Sài Gòn ra sửa. Sau đó, nhờ Trần Công Quốc, một trong Thất Hiền, khi vô thăm, đưa xuống cho ông anh nhà thơ, khi đó đang coi tờ Nghệ Thuật cùng với Thanh Nam, Mai Thảo.

Báo của Vũ Khắc Khoan. Học trò cho tiền làm. Năm trăm ngàn.

Sau học trò, Tướng Râu Kẽm, xì ra, mọi người mới biết.

*

Phải tìm một cách viết mới và từ đó, văn chương sẽ đổi khác. Chỉ mãi sau này, vào năm 1965, khi tôi bị tai nạn phải nằm trong nhà thương Grall, đúng lúc đó tôi đọc một bài thơ của một người bạn, Cao Thoại Châu, trên tuần báo Nghệ Thuật. Bài thơ như tạo hứng cho tôi, thế là tôi lôi mớ bản thảo cũ, sửa lại, gửi đi. Đó là truyện "Những ngày ở Sài-gòn" đăng trên Nghệ Thuật số 9, cùng với truyện ngắn cũng đầu tay, chắc vậy, của Cung Tích Biền: Ngoại ô Dĩ An Và Linh Hồn tôi. Lần đó tôi nhờ Quốc, khi anh tới thăm tôi tại nhà thương, đưa cho anh T. Tên truyện lòng thòng: "Những ngày JL và SR ở Sài-gòn". JL và SR là tên tắt, dùng trong nghề nghiệp khi phải liên lạc trên mạch viễn ký, của hai chuyên viên Phi Luật Tân, Limchoc và Soriano, tới Sài-gòn giúp Bưu Điện thành lập mạch viễn ký dành cho báo chí, thông tấn ngoại quốc, sau chết tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh. Anh T. rút ngắn tên truyện và sửa giùm tôi một lỗi nặng: khi đọc Faulkner, tôi đã lầm lẫn hai từ "climatique" (khí hậu) và "climatérique" (khổ đau).
Truyện ngắn kết thúc bằng những dòng chữ: "Tôi mơ ước khi đứng trước cổng nhà thương Grall nhìn ra ngoài đời và lúc đó chiến tranh đã hết." Khi viết câu đó, trí tưởng tôi hoàn toàn bị chế ngự bởi hai câu thơ của Cao Đình Vưu, tức Cao Thoại Châu: "Xin lấy máu làm dầu thắp sáng. Cho con cháu mình soi tỏ mặt nhau".
Một Người Anh

Nhưng đấy chỉ là... văn chương.

Kỷ niệm đời sống, mới "khủng khiếp".

Cao Đình Vưu, NTV, và Gấu, có thể nói, gặp nhau ở xóm, nhiều hơn ở... ngoài xóm.

Nói một cách khiêm tốn, hễ gặp nhau là hất hàm, "đi" chứ?

Trong Thất Hiền, thì là Phạm Năng Cẩn.