*
Notes



















NT vs HCM

Đọc bài này thì mới biết, chuyện gì cũng có thể xẩy ra trên đời được.
Lại nghĩ đến chuyện xưa, có một anh viết chữ đẹp nhất thiên hạ, được tay đương thời đương đắc ý vời đến ra lệnh khắc bia chúc mừng, anh viết chữ đẹp lắc đầu, ông làm toàn điều ác, biểu tôi khắc bia toàn điều thiện, thiên hạ sau này chửi tôi, làm sao tôi chịu thấu.
Mi không khắc bia, là ta làm thịt!
Anh viết chữ đẹp đành làm việc khắc bia, nhưng xin một điều, đừng bắt khắc tên anh ta!

Ông này khắc đến ba bốn cái tên của ông ta ở cuối bài bia!
Ở ngay đầu bài nữa chứ!
Tên chưa ghê, lại còn thêm đại học đại hiếc nữa chứ!
Chán quá!

Lạ, là tại sao ông ta không ví Bác Hồ với...  Bác Hồ?
Bởi vì không có ai có thể so với Bác Hồ được.
So như thế, là hạ thấp đức độ của Bác!
Nguyễn Trãi sau chết vì gái, sao dám so với Bác, hử?

Tính trích một, hai câu, làm minh họa, nhưng câu nào cũng khủng quá, trâng tráo quá, đành thua!

*
  *

Hồ Ông và Gấu [cầm hồ sơ] trước khi vô thanh lọc, tại trại cấm Sikiew, Thái Lan, cc 1992

Ta rất vui khi đọc thư của con và biết rằng, sau cùng con có được tấm giấy visa để thoát ra khỏi trại tị nạn Thái Lan, và có thể lại bắt đầu cuộc đời của con, lại có bạn bè trong số những người Việt đã được một đệ tam quốc gia cưu mang...
Cha Brisson
Chuyện tử tế

*

Những lễ lạc kiểu này chỉ dân Miền Nam là nhớ đau đáu vì đều có kinh nghiệm thương đau. Gấu đã từng kể về chuyến bỏ chạy quê hương, đến Bangkok vào đúng sáng Thứ Bẩy, 19 Tháng 5,  1989, hay 1990, (1) và đến khi vô trại tị nạn, làm hồ sơ Cao Uỷ, Gấu đã phải dời ngày tới 3 ngày, là thời gian được Cha Brisson cho ẩn náu ở ngôi trường thuộc nhà thờ St Francis. Sáng Thứ Hai, Cha đưa tới trụ sở OPD, xin coi hồ sơ xin đi Mẽo diện nhân viên UPI, thấy đúng như đã kể, nghe lời khuyên của luật sư ODP, cha đưa vợ chồng Gấu tới trạm cảnh sát, rồi vô nhà tù quốc tế Bangkok, rồi ra toà vì tội nhập cư lậu, rồi ở tù đúng 3 tháng, khi ra tù, có xe Cao Uỷ chở vô trại tị nạn.
Như vậy là cũng sắp tới ngày 22 Tháng 5, sinh nhật đời thứ nhì của Gấu rồi!
Như vậy là Gấu sinh sau Bác Hồ 3 ngày!
(1) 1990, Gấu nhớ ra rồi. 1989, Gấu bỏ chạy quê hương. Trên đường bôn tẩu thì xẩy ra cú Thiên An Môn ở bên nước Ngô.

Nhìn như thế, thì quãng đời già của Gấu lại là tuổi thơ tìm lại được, không phải cái tuổi thơ Bắc Kít đen thui, mà là tuổi thơ ngoại sáng ngời, hay bảnh hơn nữa, một tuổi thơ thần tiên như Salman Rushdie viết về nó, khi nhớ lại cuốn phim mà ông coi hồi con nít, trong cuốn The Wizard of Oz:

*

The Wizard of Oz was my very first literary influence,' writes Salman Rushdie in his account of the great MGM children's classic. At the age of ten he had written a story, 'Over the Rainbow', about a colorful fantasy world. But for Rushdie The Wizard of Oz is more than a children's film, and more than a fantasy. It's a story 'whose driving force is the inadequacy of adults', in which the 'weakness of grown-ups forces children to take control of their own destinies'. And Rushdie rejects the conventional view that its fantasy of escape from reality ends with a comforting return to home, sweet home. On the contrary, it is a film which speaks to the exile. The Wizard of Oz shows that imagination can become reality, that there is no such place as home, or rather that the only home is the one we make for ourselves.
Rushdie's brilliant insights into a film more often seen than written about are rounded off with a typicality scintillating new short story, 'At the Auction of the Ruby Slippers', about the day when Dorothy's red shoes are knocked down for $15,000 at a sale of MGM props ...
Salman Rushdie's books, from Midnights Children to The Satanic Verses, have been read across the world. Two recent books - Haroun and the Sea of Stories and a collection of essays Imaginary Homelands 1981-90 (both published by Granta) - have enhanced his reputation as one of our most important contemporary writers.
[Trang bìa sau]
Giá mà tay khùng này, [khùng cái con khỉ!] thay vì viết về Bác Hồ vĩ nhân, với toàn những trò ma tịt, bèn phịa ra một tuổi thơ thật đẹp cho Bác, thì cũng đỡ khổ cho thiên hạ!
*

The Wizard of Oz là ảnh hưởng văn học rất ư đầu đời của tôi’, Salman viết về mảng phim trẻ thơ của MGM có phần đóng góp của ông ở trỏng. Khi mới 10 tuổi, ông viết một truyện ngắn “Trên Cầu Vồng”, về thế giới kỳ quái sặc sỡ. Nhưng với ông, The Wizard of Oz  thì hơn cả một phim dành cho trẻ con, hơn cả một câu chuyện kỳ quái. Đó là một câu chuyện mà sức mạnh dẫn dắt là cái sự cà chớn, chẳng ra cái chó gì của đám gọi là người lớn, trong đó sự yếu đuối của người lớn khiến trẻ con bèn làm “cuộc khởi nghĩa của con nít” [cụm từ này Gấu thuổng của nhà phê bình vĩ đại hải ngoại, hay hải ngoại vĩ đại thì cũng được, “cuộc khởi nghĩa của đám đông”, trong một bài blog ông ta xoa đầu độc giả đa số là đệ tcủa ông], giành quyền kiểm soát số mệnh của chúng.
Và ông vứt thùng rác quan niệm thông thường, qua đó, sự kỳ quái chạy trốn ra khỏi thực tại của phim chấm dứt bằng ngoan ngoãn trở về quê hương, quê hương chùm khế ngọt. Ngược hẳn lại, đây là một phim nói về lưu vong. The Wizard of Oz cho thấy tưởng tượng có thể trở thành thực tại, và, đếch chỗ nào như là nhà, hay đúng hơn, nhà là cái nơi mà chúng ta làm ra cho chính chúng ta
*

Mấy bữa nay, sau khi khám phá ra cái mỏ phim cũ, và, vừa coi xong bộ ba phim samurai làm theo cuốn truyện Thạch Kiếm càng làm Gấu nhớ Trại tị nạn Thái Lan, những ngày đọc từng kỳ truyện trên, trên báo LV được gửi vô Trại.
Thời gian đó, có hai truyện dài, cả Trại chờ đọc, là truyện Al Capone, do Trường Sơn Lê Xuân Nhị dịch, và Thạch Kiếm, cùng đăng trên tờ LV.
Có một hai tay, viết thư xin, dịch giả gửi vô Trại, và bèn cho mướn, cũng được tí tiền còm, đỡ khổ!

Tờ LV này khi qua đây, thì Gấu được biết, còn đăng thường trực quảng cáo business của ‘cô bạn’ [trong Kiếp Khác].
Khi gửi qua Trại, những trang quảng cáo được lấy ra cho nhẹ cước.

Giá mà biết được, thì Gấu đỡ nhớ, đỡ khổ, đỡ lo biết là chừng nào!
Cô bạn đọc Lần Cuối Sài Gòn ở trong đó, và khi gặp lại, cô nói, tôi nghĩ anh viết từ Sài Gòn, gửi ra hải ngoại đăng!
Cô bạn vẫn cứ ngây thơ như thế đấy!


CHA ĐẺ CỦA VĂN HỌC VIỄN TƯỞNG VIỆT NAM

Ngô Tự Lập
Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 

Ông Hồ, như ở đây được NTL thổi là cha đẻ của văn học viễn tưởng Mít, thực sự chỉ là một ‘phóng tác gia’. Và những truyện mà Cụ Hồ chôm của người rồi viết lại theo ý của ông, là đều nhằm mục đích chính trị cả.
Miền Nam có HHT được gọi là ông vua thể loại này, chỉ khác, ông cho biết, ông chôm của ai, còn Bác, thì để lại một nghi vấn, hy vọng đời sau có kẻ cố tình lầm, thổi Bác thành cha đẻ của văn học viễn tưởng Mít! 

Gấu này, hồi nhỏ đọc Ngọn Cỏ Gió Đùa, của Hồ Biểu Chánh, mê quá, đến khi đọc Những Kẻ Khốn Cùng của Victor Hugo, cứ lầm bầm chửi anh Tây Mũi Lõ thuổng anh Mít Nam Bộ, ấy là vì truyện của HBC tuy phóng tác, mà đặc chất Miền Nam. Borges cũng đã gặp tình trạng này, khi đọc một bản dịch -dịch chứ không phải phóng tác – và khi đọc nguyên tác, lắc đầu, không hay bằng bản dịch, là vậy. Đây là những phép lạ của ngôn ngữ, và tài năng của người phóng tác.
Trường hợp Bác Hồ, Bác nhắm một ý đồ ở bên ngoài văn chương.
Vào thời đó, Bác cũng không nghĩ đến chuyện thuổng hay không thuổng. Giống trường hợp Khái Hưng, cũng đã từng phóng tác một truyện ngoại, của Langelaan, thành Bóng người trong sương mù, (1) câu chuyện anh lái tầu hoả, được hồn vợ nhập vào một con bướm cứu mạng, khi cố ngăn xe lửa vì cây cầu phía trước đã bị bão đánh sập.
NTL còn thổi Bác thành nhà tiên tri. Không hiểu Bác có tiên tri ra một đất nước băng hoại như hiện nay?

(1)
Lần đó, đi cùng với ông bạn thân. Ông này sau đi với Gấu, xuống Ba Xuyên đưa xác thằng em Gấu về Sài Gòn. Lượt về Gấu đi máy bay C.130 cùng cái xác thằng em, trong chiếc quan tài, ngoài gỗ, trong kẽm. Cũng nhờ tài xoay sở của một ông cố vấn Mẽo tại phi trường Sóc Trăng. Thằng em, sĩ quan Thủ Đức, ra trường biệt phái đơn vị địa phương quân lo an ninh phi trường. Ông bạn, nhà giáo bị động viên, đi xe đò trở về Cần Thơ, nhiệm sở của ông lúc đó. Xe của ông thứ nhì. Xe thứ nhất xơi nguyên một trái mìn VC. Gấu có kể qua truyện này một hai lần rồi. Nó làm Gấu nhớ tới câu chuyện Bóng Người Trong Sương Mù của Khái Hưng. Hồi nhỏ, đọc truyện này, Gấu hơi bị ấn tượng [thuổng cách nói của VC], nhưng hóa ra rằng thì là, ông thuổng truyện ngoại quốc. Của tay Langelaan, tác giả một truyện ngắn được coi là kinh dị số một của thế kỷ,
Con Ruồi , đã từng được dịch đăng trên tờ Bách Khoa, Sài Gòn, trước 1975.
Gấu tin rằng thì là, thằng em trai của Gấu, đã xúi ông bạn đừng đi chuyến xe đầu.
Cũng như Gấu đã từng mường tượng ra cái chết của thằng em, ngay từ khi nó bị gọi đi Thủ Đức.
Đúng ra, ngay từ khi Gấu chết hụt ở nhà hàng Mỹ Cảnh.
Như thể, Thần Chết, bắt hụt thằng này, thì tóm thằng kia.
Chính vì vậy mà ông bạn HPA không làm sao đọc ra "cái tầng hầm", của đoạn văn sau đây, bởi thế, ông mới chửi, sao lại có một thằng mê gái thê thảm đến trở thành lố bịch, như mày, hử Gấu?

Gấu cũng đã từng bị lừa, như NTL.
Với NTL, thì ông giả đò bị lừa, còn Gấu, bị lừa thực tình, khi đinh ninh Sến cô nương là tác giả Thiên Sứ.
Hoá ra truyện phóng tác.
Phóng tác, nhìn một cách nào đó, thì cũng là một hình thức đạo văn, nếu cố tình không cho biết nguyên tác.

Giấc ngủ mười năm có thể khiến ta liên tưởng đến chuyện Từ Thức, nhưng tôi muốn so sánh nó với Rip Van Winkle của văn hào Mỹ Washington Irving.
NTL

Chắc chắn là Bác thuổng Irving, vì Bác mê Mẽo lắm, như PXA.
Bác đã từng thuổng Mẽo, để viết bản tuyên ngôn độc lập, không nhớ sao?
Trong số những người làm sống lại nhân vật Rip Van Winkle này, có Koestler.
Trong Bóng đêm giữa ban ngày, có anh tù tên là Rip Van Winkle, suốt ngày lảm nhảm câu “Vùng lên, hỡi những nô lệ ở trên thế gian này”, nhưng do bị công an nện nặng quá, bị mát cái đầu, thay vì “Vùng lên…”, thì là, “Tùng lên…” (1)
Gấu nghi, tay NTL này cũng đang ‘giả đò’ là một Rip!
Hay "thực sự" là?

NT vs HCM

Đọc bài này thì mới biết, chuyện gì cũng có thể xẩy ra trên đời được.
Lại nghĩ đến chuyện xưa, có một anh viết chữ đẹp nhất thiên hạ, được tay đương thời đương đắc ý vời đến ra lệnh khắc bia chúc mừng, anh viết chữ đẹp lắc đầu, ông làm toàn điều ác, biểu tôi khắc bia toàn điều thiện, thiên hạ sau này chửi tôi, làm sao tôi chịu thấu.
Mi không khắc bia, là ta làm thịt!
Anh viết chữ đẹp đành làm việc khắc bia, nhưng xin một điều, đừng bắt khắc tên anh ta!

Ông này khắc đến ba bốn cái tên của ông ta ở cuối bài bia!
Ở ngay đầu bài!
Tên chưa ghê, lại còn thêm đại học đại hiếc nữa chứ!
Chán quá!

Lạ, là tại sao ông ta không ví Bác Hồ với...  Bác Hồ?
Bởi vì không có ai có thể so với Bác Hồ được.
So như thế, là hạ thấp đức độ của Bác!
Nguyễn Trãi sau chết vì gái, sao dám so với Bác, hử?

Tính trích một, hai câu, làm minh họa, nhưng câu nào cũng khủng quá, trâng tráo quá, đành thua!
*
Ngoài bài này, còn bài của anh Trương Thái Dúi, cũng cùng một tông, đem đủ thứ anh hùng vĩ nhân trong lịch sử ra đọ với Bác.
Lịch sử quả có nhiều vĩ nhân.
Nhưng những huyền thoại về họ thường là được đám đệ tử, hậu thế phịa ra, để phù hợp với vĩ nhân, và sự nghiệp để lại cho đời.
Cứ giả như Bác Hồ là vĩ nhân, thì cái sự nghiệp của ông là cái gì nếu không phải là những tai ương, những điêu tàn, đổ nát, lòng nguời ly tán?
Yêu hay ghét Bác Hồ thì cũng đâu có thay đổi được thực tại đất nước?

Cần mở ngoặc thêm về Ngô Đình Diệm và sự thất bại không thể nào khác của ông ta ở đây. Một lãnh tụ không có huyền thoại đã là không ổn, ngoài ra họ Ngô lại còn là một giáo dân Thiên Chúa.
Thái Dúi (1)

(1) Bạn phải đọc ngược, thì mới ra tên của anh này. 

Diệm thất bại, là đúng. Ông không có huyền thoại, theo cái kiểu tự đút ống đu đủ vào đít mình thổi mình, mà chỉ có bi thoại, như cả một Miền Nam có bi thoại, là một lòng một dạ tin vào thằng anh ruột Bắc Kít của nó.
Nhân vật Diệm này, là do niềm tin về một lực lượng thứ ba, và một Mít hoàn toàn Mít, theo nghĩa quốc gia, dân tộc, không Việt gian, Pháp gian và nhất là không Cộng sản. Đây là đề tài cuốn Người Mỹ Trầm Lặng của Greene. Khi tác giả viết truyện đó, ông không thể ngờ, nó tiên tri ra thời hậu chiến Mít, chứ không phải là ở thời khi bắt đầu, với cú bom xe đạp ở Catinat.

Đây cũng là điều dân Miến nói về nhà tiên tri Orwell:
Tờ Asia Literary Review, [Đọc văn Á châu] số mới nhất, có bài viết của Andrew Lam, Love your Parents, Follow Your Bliss, kể câu chuyện ông chọn viết văn thay vì làm y sĩ, ngược lại ý muốn của cha mẹ, và một số bài dành cho Miến điện.
Bài xã luận, Editor’s Notes, viết:
Rangoon, người ta nói, Orwell viết câu chuyện của Miến điện trong ba cuốn tiểu thuyết, không phải một, và họ gọi ông là Nhà Tiên Tri. Những ngày Miến, Burmese Days, là câu chuyện quá khứ thực dân thuộc địa của Miến, Trại Loài Vật, Animal Farm, những năm khủng khiếp dưới chế độ độc tài của tướng Ne Win, và 1984: Ác mộng ngày hôm nay, tạm dịch cụm từ “the soulless dystopia of today”.
*

ngoài ra họ Ngô lại còn là một giáo dân Thiên Chúa.

Đúng là đồ khốn kiếp!
Obama đen thùi lùi mà làm tổng thống Mẽo đấy!

Tín hữu Ky Tô không phải là Mít.
Dân Nam Bộ cũng không phải Mít.
Chỉ Bắc Kít là Mít.
Đó là lý luận của những tên Thái Dúi, Đông B này.

Đọc blog của chúng, giọng đầy hận thù với Ky Tô giáo, chúng gọi là Kiêu dân.
Kiêu sao bằng Bắc Kít?
Ác sao bằng Bắc Kít?
Độc sao bằng Bắc Kít?
Cứ coi tình trạng đất nước bây giờ thì rõ.

Bác Hồ, như hồ sơ mật Điện Cẩm Linh ngày càng làm lộ ra, là một người bán mình cho Đệ Tam Quốc Tế. Người ăn lương của Đông Phương Cục, và là nhân viên của cơ quan này, suýt mất mạng trong vụ Stalin thanh trừng đám cựu trào. Những điều trên bây giờ đều là những sự kiện, facts, không phải huyền thoại. Bác Hồ có thể là vĩ nhân, nhưng không phải hoàn toàn của dân Mít chúng ta. Chán thế.

Ngô Đình Diệm mang trong ông huyền thoại về một con người Mít hoàn toàn Mít, không đảng phái, không Đệ Tam, Đệ Tứ, không Việt gian bán nước cho Tây, cho Tầu, cho Liên Xô. Cùng với huyền thoại về một vĩ nhân Mít hoàn toàn Mít đó, là huyền thoại về một lực lượng thứ ba, như Gấu đã từng lèm bèm nhiều lần, đây là đề tài của cuốn Người Mỹ Trầm Lặng của Greene. Fowles khuyên anh chàng Mẽo ngây thơ, trầm lặng, mang Phượng về Mẽo, quên mẹ nó lực lượng thứ ba đi: lịch sử diễn ra đúng như vậy, nước Mẽo đã dang tay đón bao nhiêu con người Miền Nam bị cả hai bên bỏ rơi, những cô Phượng ngày nào.