*


 


Nhà thơ Hữu Loan đã ra đi

Thành thực chia buồn cùng tang quyến. Cầu chúc linh hồn nhà thơ sớm siêu thoát.
Tin Văn


Niên học cuối của Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết. Những địa danh như Hà Nội, Việt Trì, Sơn Tây, Ba Vì, Yên Bái, Đồn Vàng… chẳng gây ở nơi Mai một xúc động nhỏ nhặt, nhưng đã trở thành một phần của thân thể tôi, và tiết trời giá lạnh đã đốt cháy nén hương làm tất cả sống dậy. Những buổi học trong rừng, trên những căn nhà sàn miền thượng du Bắc Việt, xen lẫn tiếng thầy giáo giảng bài có tiếng chim kêu kỳ lạ, tiếng người hú gọi nhau vang âm khắp thung lũng, ngày nào tản cư rời xóm làng miền quê nội ngoại ven sông Hồng, đi sâu mãi vào vùng núi Tản Viên Ba Vì, đi bộ suốt đêm, một chiếc chiếu gấp đôi choàng qua vai làm ấm ngực, đứa trẻ vừa đi vừa ngủ gật, một lần đi qua một khu rừng thông, tiếng thông reo, và còn reo mãi cho tới bây giờ. Những buổi chiều một mình lang thang trên những ngọn đồi vùng Phú Thọ, những khóm sim mọc hỗn độn trên những ngọn đồi chập chùng chạy dài mãi phía xa, lẫn dần vào bóng chiều đã xẫm, (bây giờ, đôi lần tình cờ đọc câu, "qua những đồi hoa sim, mầu tím hoa sim tím cả những chiều hoang biền biệt", toàn thân bị dĩ vãng ấu thời chiếm đoạt, run đến nổi gai ốc…). Những buổi sáng thơ thẩn trong rừng lần theo một tiếng chim lạ, hoặc loay hoay dò theo một vết nứt tìm giò măng dưới mặt đất… những năm tản cư trở thành những năm du lịch miền núi đồi thượng du Bắc Việt. Những giếng nước do những viên đá sắp xếp, buổi sáng hơi nước bốc lên nghi ngút, nhúng tay sâu, hơi ấm theo bàn tay thấm vào hết người. Mùa hè chợt tới, những dòng suối trong vắt, nước lạnh buốt, những viên sỏi dưới dòng suối long lanh như những viên ngọc, đàn gà rừng mầu sắc rực rỡ bay tán loạn khi thấy bóng người, sườn núi phía trước sương mù che phủ trắng xoá, lấy hai tay để lên miệng làm loa, cất tiếng hú, âm thanh vang rền, đập đi đập lại, một hồi lâu sự yên tĩnh mới trở lại, tuổi thơ của tôi không có gì đáng phàn nàn…

Những ngày ở Sài Gòn
*
PD: Hai nhạc sĩ Dzũng Chinh và Anh Bằng phổ nhạc bài thơ “Màu tím hoa sim” một cách rất tốt, nhưng dùng hình thức “tiểu khúc” bình dân, ngắn ngủi chỉ có một đoản khúc Pop Boléro, Slow Rock giản dị, dễ nghe, dễ hiểu...
Và cũng vì lý do các ông không có kinh nghiệm đi kháng chiến nên không đem được nhiều cảm xúc buồn thương hay hùng vĩ vào âm nhạc.
Còn tôi, tôi muốn soạn một “đại khúc” (grand music) bi hùng dài tới 5-7 đoạn, một “chant patriotic”. Có thế thôi!
Nguồn

Bài Mầu Tím Hoa Sim của Phạm Duy quả là có chất hùng ca, epic, nhưng không phải là một “chant patriotic”, bài ca ái quốc, theo GNV.
“Ái quốc” là phải “Thề phanh thây uống máu quân thù”, cơ!
Đoạn hùng ca trong bài nhạc của PD, ‘những đồi sim, những đồi sim… “ thì đâu có dính dáng gì tới… ái quốc?

Nhà đại nhạc sĩ tuyên bố nhiều câu rất nhảm, về chính thiên tài của ông! Bài Thuyền Viễn Xứ của ông, cũng thế, ông phán rất nhảm về nó, trong DVD chào mừng sự trở về của ông. Hình như trước đây, ông đánh bài vờ về lời thơ phổ nhạc của nó, cho đến khi bị tay biếm văn số 1 hải ngoại chửi, thì ông mới xì ra, là, được một cô Bắc Kít nho nhỏ, ngồi bán hàng ở Chợ Bến Thành, nhớ Đất Bắc quá bèn sáng tác bài thơ, đưa ông nhạc sĩ tài hoa phổ nhạc. Tuy nhiên, theo Gấu, lời thơ cho thấy, không thể nào của một em Bắc Kít nho nhỏ được. (1)
(1)

(nguồn: phamduy.com)
Trước khi gần một triệu người sẽ di cư vào miền Nam và ai cũng sẽ đều nhớ tới cảnh vật, sự việc và con người của thôn quê miền Bắc, tôi làm quen với một cô em bán vải ở Chợ Bến Thành tên là Huyền Chi. Cô ''Bắc Kỳ nho nhỏ'' này có một bài thơ nhớ quê hương cũ nhan đề THUYỀN VIỄN XỨ và đưa cho tôi phổ nhạc...

Hơn nữa cuộc di cư 1954 không đẻ ra thứ tình cảm”lưu vong”, sầu viễn xứ [le mal du pays] khủng khiếp như thế được.
GNV mò trên net ra bài thơ gốc (2), thành thử khó mà có chuyện em mi nhon Bắc Kít nho nhỏ tặng cho Bác, Chú PD!
Chán thế!
(2)

Thơ Huyền Chi [lục bát]
Lên khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ [hay rủ ?] bóng tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi tiếng hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang
...
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi
Nhạc PD, Tù VC
*

Trong cuốn DVD đúp, Ngày Trở Về, Phạm Duy cho biết, bài Thuyền Viễn Xứ được sáng tác, trong dòng những bài trước đó, của Hoàng Quý, của Đặng Thế Phong... ra đời trước nó 10 năm, tuy nhiên, ông nhấn mạnh, nếu những bài hát kia mang chất Lãng Mạn, biểu hiện một thứ tình cảm cá nhân, thì bài TVX có tính hiện thực, không biểu hiện một cõi tôi cá nhân. Thí dụ như câu:
Sóng Đà giang thuyền qua xứ người.

Theo Gấu, bài Thuyền Viễn Xứ là một bản nhạc không mang tính hiện thực, mà là tính tiên tri. Nó đã được sáng tác ra, cho những người Việt ở hải ngoại, mãi sau này, ngay cả khi PD đã trở về, và họ, không thể trở về, chỉ còn cách hát bản nhạc của ông, cho đỡ nhớ quê hương:

Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người.
*
Khủng khiếp thật, quyền năng, sức mạnh tiên tri.
Của, chỉ một bản nhạc!
*
Trong một video, đài VNCR phỏng vấn PD trước khi ông trở về, Đài này trích một câu ông nói, tôi thương hại những người chỉ trích tôi, phê bình tôi, vì họ không hạnh phúc như tôi... . Chính vì câu này mà Gấu phải tò mò nghe cho hết cuộc phỏng vấn. Hóa ra ông thương hại họ là người không có cái hạnh phúc của một thằng nghệ sĩ, nắm bắt đúng cái bước đi của thời gian, và đẻ ra được những sáng tác thật là tuyệt vời, như ông.
Nhưng có những người rất đau lòng vì chuyện PD trở về, đó là những người nâng niu những khúc nhạc tuyệt vời trên, và cái đa số thầm lặng này không hề chỉ trích, không hề phê bình PD. Họ chỉ đau lòng, PD, người nghệ sĩ luôn nắm bắt kịp cái hạnh phúc, chẳng lẽ không bắt kịp cái đau xót của những người yêu mến ông, trân trọng tài năng của ông?
Gấu nghĩ đám đa số thầm lặng này rất thương hại PD, như PD thương hại, không phải họ. NQT
*
Với tôi, Phạm Duy hay nhất vẫn là những bản nhạc tình. Giống những cửa sổ, đối với K. trong Vụ Án.
Lần đó, ở trong trại cải tạo, nằm kế một anh bạn. Chẳng bao giờ anh hát. Một buổi tối, cả hai không ngủ được. Nói chuyện lăng nhăng một hồi, và đột nhiên anh thủ thỉ một mình. Những gì ..."đưa nhau tới bên cầu", "giờ đây cơn mộng tan rồi"...
Sau này, mỗi lần nghe nhạc Trịnh Công Sơn, tôi có cảm tưởng cuộc chiến còn nguyên đó, đối với riêng tôi, những ngày ở Trung Tâm Ba Quang Trung, lần đầu tiên xa Sài-gòn, xa cô bạn. Nhưng, nếu không có nhạc Phạm Duy, không hiểu những ngày ở trong trại cải tạo còn thê thảm tới bực nào, đối với hai bạn tù...
Mùa thu, những di dân

Man is not merely one who lives, taught Alain in a rare moment of pride, 'he is one who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi là tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.
"Ở bẩn sống lâu" hay "không thành công thì thành nhân", bạn muốn thứ nào?
Trong "Lessons of the Masters" [Harvard University Press, bìa mỏng, 2005], ông 'nghiên cứu sinh' Steiner vinh danh Alain, một trong những Vị Thầy Suy Tưởng, Maitres à Penser.  Steiner viết, Alain - thầy của Simone Weil, André Maurois -  dậy học trò một câu thật quái dị: đừng thành công [ne pas réussir]. Và đây là, theo Alain, luật tối thượng về đạo đức, the supreme moral rule.

Bởi vì "thành công", có nghĩa là, phải...  bẩn! Phải chiều theo luật "ông mất của kia bà chìa của nọ", nghĩa là phải biết điều, phải thỏa hiệp.
"Nỗi khổ" của PD, đúng như một độc giả trên talawas đã nhận ra, chính là sự thành công vượt bực của ông: trở thành một thiên tài, "một người nghệ sĩ lớn hiếm hoi mà thế kỉ XX dành tặng cho đất nước".
Thiên tài lớn lao của thế kỷ 20 của Việt Nam, sống thì có sống, thành công thì rất ư là thành công, nhưng không... sống sót!

Nhưng cũng vẫn Alain, đã gặt hái đuợc, nhân đọc Lagneau viết về Spinoza [Thầy đọc Thầy đọc Thầy..] định nghĩa này, về Cái Thiện Cao Cả Nhất Của Con Người, [man's highest good], đó là:
[Hãy] kinh nghiệm niềm vui của tư tưởng và [hãy] tha thứ cho Lão Tặc Thiên. Tha thứ cho ông trời già độc địa.
[to experience the joy of thought and to pardon God].
Trời kia mà còn "tha thứ", nữa là ba "vụ án" lẻ tẻ!
Vụ Án

Nói Thuyền Viễn Xứ được sáng tác cho những thính giả mãi sau đó, cho khúc ruột ngàn dặm, thực sự chỉ mới đạt được một nửa lời tiên tri. Nó còn nhắm tới khúc ruột ngàn dặm, ở ngay trong nước, tức những kẻ bị "cái gọi là ẩn dụ lò cải tạo, tinh thần thế giới của Tin Văn" chiếu cố, thôi thì cứ nói đại, cho dù chính tác giả của nó cũng chẳng thể ngờ, vì có khi nào PD đi tù VC đâu, thính giả đích thực của bản nhạc TVX,  là đám tù cải tạo.
Nói, "nó còn nhắm tới", có lẽ không đúng. Tác giả của nó, lại càng không nhắm tới thứ thính giả đó.
Đây là quyền năng huyền bí của âm nhạc, nói theo Steiner, khi ông trích dẫn Lévi-Strauss, sự phát minh ra giai điệu là một "bí mật tối thượng".
Gấu, tên tù cải tạo, vào lúc không ngờ nhất cuộc đời của nó, đột nhiên 'quê hương' xuất hiện, không phải như là một 'kinh nghiệm về thời tiết, kinh nghiệm về khổ đau" (1), mà như một món quà tặng thật là tuyệt vời.

"Ở nơi đó, cũng vậy, giữa những ống khói, trong những quãng ngừng của khổ đau, có một cái gì giống như là hạnh phúc.... Vâng, đúng là nó đấy, hạnh phúc ở trại tập trung, điều mà tôi sẽ nói tới sau này, khi có người hỏi. Thì cứ giả dụ như sẽ có người hỏi. Thì cứ giả dụ như chẳng bao giờ tôi quên nổi, hạnh phúc."
Kertesz
(1) Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết.
Con người là tổng số những kinh nghiệm về khổ đau.
W. Faulkner
*
Buổi tối, lần Gấu nghe tay bạn tù cải tạo chơi ghi ta bản TVX, và miệng lẩm bẩm hát theo, thật là tuyệt vời.
Tuyệt vời và Ngỡ ngàng.
Thứ nhất, Gấu không hề nghĩ rằng, tay này biết chơi nhạc, không hề nghĩ rằng, lần đầu tiên cầm vô cái đàn ghi ta của cấm đó, anh chàng lại chơi đúng cái bản nhạc mà Gấu để mãi tận đáy lòng mình, tưởng đã quên nó rồi, lôi ra và tấu nó lên, ở giữa khoảng trời đất mênh mông là trại cải tạo thuộc đặc khu Rừng Sát ngày nào, ngoài kia là trùng trùng lớp lớp rừng tràm rừng đước, là trùng trùng lớp lớp mồ hôi, sức tù đổ xuống, và trên trời kia, là trăng sáng đang đổ xuống....
Nguồn
*

Và cũng vì lý do các ông không có kinh nghiệm đi kháng chiến nên không đem được nhiều cảm xúc buồn thương hay hùng vĩ vào âm nhạc.
Còn tôi, tôi muốn soạn một “đại khúc” (grand music) bi hùng dài tới 5-7 đoạn, một “chant patriotic”. Có thế thôi!
PD

Một ông theo kháng chiến bỏ về thành, chạy qua Mẽo, rồi lại trở về vào lúc chót đời, vì ngửi ra mùi đô la đỏ, vậy mà còn tự hào như thế về kinh nghiệm Khiến Chán của mình như vậy, làm sao mà những ông VC từ đít đến đít không tự hào về những đóng góp của họ để làm nên một nước Mít như hiện nay?
V/v cụm từ “đô la đỏ” này, nó có ít lắm là hai nghĩa, một, là để chỉ thứ đô la Mẽo trả tiền mua vui cho mấy em bướm snack bars ngày nào, rồi bất thình lình, đóng cửa trại quân, ra lệnh đổi tiền, thế là biến thành mớ giấy lộn!
Hồi đó, nhà nước VNCH cũng bị nặng vì cú này!
 
*

V/v… “tôi thương hại những người chỉ trích tôi, phê bình tôi, vì họ không hạnh phúc như tôi...”.
Gấu tặng PD câu này, thuổng của tay nhà văn Cesare Pavese, trong một bài viết về ông, trên tờ Le Magazine Littéraire, Oct 2008:
“Il est une chose plus triste que d’avoir raté ses idéaux: les avoir réalisés”
Le Métier de vivre
“Nỗi buồn ‘buồn ơi là buồn’ vì làm hỏng những lý tưởng lớn lao của mình, là: hoàn tất chúng”
Cái tít của cuốn sách, Nghề sống, Le Métier de vivre, cũng có thể áp dụng cho PD!
Có vẻ như câu của tay Pavese này tương tự câu của Alain: Thực hiện những lý tưởng của mình xem ra dễ hơn là làm hỏng chúng.
Sống đã khó, sống sót lại càng khó.
Cả đời PD chưa bao giờ ông được hưởng cái thú thất bại!
Tuy nhiên, những kẻ thất bại, thí dụ như Gấu, cảm ơn ông rất nhiều, khi đi tù VC!