|
Chớp
bể mưa nguồn
*
Trang thơ Cao Thoại Châu
Lễ Hội Anh Đào
Sự cố 30.4.1975, chắc cũng na ná như vậy, và cái Miền Nam ngày nào, thì
cũng giống như những bông đào giả, bây giờ!
Bình thường thôi mà. Chuyện có gì mà ầm ĩ?
Trung tâm vs
Ngoại vi
Công dân vs Nhà văn
Theo Gấu, cả hai tham
luận về Pamuk ở trong nước, của Phạm Viêm Phương và Nguyễn Tiến Văn
[đăng lại trên talawas] đều cố tình thổi "mặt yếu" của Pamuk, tức là cố
tình nhấn mạnh đến tầm quan trọng về mặt chính trị của một nhà văn như
ông, trong thời đại "khủng bố", mà đằng sau nó, là những anh em đồng
chí bạn đường của Bin Laden!
Cứ giả dụ như, vì cái vụ Tháp Đôi mà thí Nobel cho ông, thì khốn nạn
quá, làm nhục văn học quá.
Cứ giả dụ như, do ông lên tiếng về cái vụ "Mậu Thân Thổ" mà đề
cao
tính công dân của nhà văn Pamuk, thì có vẻ chửi xỏ nhà nước ta quá!
*
“I care about writing. I
am
essentially a literary man who has fallen into a political situation.”
[Tôi lo chuyện viết. Tôi
đúng là một nhà văn bị vướng mắc vào một hoàn
cảnh chính trị.]
Pamuk: Nguồn
*
Sự kiện mất trung tâm, thực sự liên quan đến ngôn ngữ nhiều hơn là
chính trị, theo Steiner. Ông gọi đây là cuộc cách mạng ngôn ngữ, (1) mà
khía cạnh đập vô mắt chúng ta là sự nổi bật lên của chủ nghĩa đa ngôn
ngữ [the emergence of linguistic pluralism], của hiện trượng "đếch có
nhà" [unhousedness], ở một số nhà văn nhớn. Những nhà văn nhớn này đứng
vào một cái thế lắc lư con tầu đi, stand in a relation of dialectical
hesitance, không chỉ với ngôn ngữ mẹ đẻ - như Holderlin hay Rimbaud
trước họ - mà còn với một vài ngôn ngữ. Trước đây chưa từng có chuyện
này. Chính nó nói lên, một cách rộng rãi hơn, [so với cái kiểu trung
tâm đối đầu với ngoại vi. NQT] về một trung tâm đã bị mất. Chính nó
khiến Nabokov, Borges và Beckett trở thành ba tay đại diện cho văn
chương lưu vong [đúng ra phải thêm tay Conrad, và cả một lô nữa, nhưng
đây là ba bậc tiền bối, tiền thân, của những Naipaul, Rushdie,
Murakami, Linda Lê, Trần Minh Huy......]
(1): Xem Steiner: Ngoại địa,
Extra-territorial, Tựa.
*
... where "the sun
tired of empire, declines"
Brodsky: The Sound of the Tide [Hải
Triều Âm]
... nơi, 'mặt trời chán đế quốc, bèn
lặn'
Trong bài viết vinh danh nhà thơ ở đảo, Derek Walcott, Nobel văn
chương, Brodsky cũng cho rằng vấn đề "trung tâm vs ngoại vi" liên quan
tới ngôn ngữ.
Bởi vì văn minh nào thì cũng hữu hạn, finite, và nó sẽ đi đong, vào lúc
mà trung tâm của nó hết còn trụ nổi, và điều giữ cho nó đừng tan hoang
mãi ra, thì không phải là những miền, những vùng, nhưng mà là ngôn ngữ.
Đây là trường hợp của Rome, và trước nó, của văn minh Hy La... Và cái
job giữ cho nó đừng tan hoang, là do những con người ở ngoại vi, chứ
không phải ở trung tâm. Ngược hẳn với điều người ta thường nghĩ, ngoại
vi không phải là nơi thế giới chấm dứt, mà là nơi tháo gỡ, làm sáng tỏ
[unravel].
Brodsky: The sound of the Tide
Gấu đã từng sử dụng ý của Brodsky, khi viết về một
số những cây viết
của trung tâm, ở ngay trái tim của bóng đen, sau ngày 30 Tháng Tư bỏ
chạy "dzô" ngoại vi để tự cứu, hiện tượng thay máu, như Gấu đã từng lèm
bèm. Nhưng đẩy lên một mức cao hơn, cùng với hiện tượng bỏ chạy ra
biển, chính ngoại vi, là
thành phố hồi nào còn mang tên Sài Gòn, đến lượt nó,
lại trở thành trung tâm, cho những đứa con ngoại vi của nó, tức đám lưu
vong hải ngoại.
Dọn
Riêng
Sáng Tạo, mặc dầu được
tài trợ của chính quyền cũng chỉ có mặt vỏn vẹn có 31 tháng.
Nguyễn Văn Lục: Da Mầu
Không phải chính quyền,
mà là
Mẽo.
Chẳng hạn, tờ Sáng Tạo cứ
mang tiếng là cửa ngõ đem chủ nghĩa Hiện Sinh vào VN. Nào đã có ai dịch
cái gì
đâu?
Tờ ST không hẳn mang
tiếng như vậy.
Đem chủ nghĩa hiện sinh
vào
Việt Nam
đâu có nghĩa đơn gian chỉ là dịch thuật?
Les séquestrés d’Alton NVL
Les séquestré d' Altona
Ả giang hồ La
pute respectueuse
[Nguyễn Minh Hoàng].
-La putain respectueuse
Không một nấm mồ Morts sans sépultures NVL
Morts sans
sépulture
For whom the bells tolls NVL [bell, danh từ, số nhiều, mà toll, động
từ, dùng số ít]
For whom the bell tolls
....
Đúng là viết loạn cào cào, chẳng cần trúng trật!
Những lỗi như trên, chỉ cần gõ Google là ra liền, như Gấu từng làm
nhiều lần. Nhớ làm sao được.
Cẩu thả như thế, mà cứ viết hoài, lại có
chỗ đăng cho hoài, mới quái!
Mà có đăng, thì BBT cũng để mắt coi sơ chứ?
*
Không lẽ tên Nguyễn Văn Lục, có người viết, Nguyễn văn Lụt, ông có bực
không?
*
Ông Nguyễn Văn Lục này, có khi chưa từng đọc Sáng Tạo, hoặc có đọc,
nhưng chẳng hiểu mô tê gì hết. Giá như mà trước khi viết về nhóm này,
ông Lục lục talawas đọc lại mấy cuộc họp bàn tròn của nhóm, thì cũng
biết sơ sơ về họ, và về chuyện tại làm sao họ cố tình tìm đủ mọi cách
để thanh toán Tự Lực Văn Đoàn, và văn học tiền chiến.
Giả như, họ thành công, biết đâu, chúng ta có một nền văn học ý thức về
thời của mình, ý thức về cuộc chiến mà hai miền đâm đầu vào...
Biết đâu, lịch sử có thể khác đi?
Nếu. Giả như mà.
…tôi
đành lòng mà mở lý lịch
(nghề nghiệp) của mình. Đương nhiên, hành động này có nguy cơ đánh mất
chút
"nữ tính truyền thống" còn sót lại trong tôi. Nhưng xin Mỹ An hiểu
cho, tôi không có cách nào khác.
DCT [talawas]
Cái vụ này có cơ nguy do Gấu một phần, khi phán ẩu, nữ phê bình gia
chuyên viết bằng tiếng Tây thiếu
vốn lận
lưng!
Tuy nhiên, có lẽ đừng mở ra thì vẫn hơn, theo Gấu.
*
Riêng về Đỗ KH, theo Gấu, thơ
văn của "bạn ta" cũng "thường thuờng bậc trung", dù có được thổi cỡ nào
thì
cũng trơ
ra mà thôi.
Trong cả văn lẫn thơ, của Đỗ Kh, thiếu sự trầm trọng. Anh
lo rỡn quá,
cho nên, đến lúc cần đến sự trầm trọng, cần đến cú quyết định, anh
không làm nổi,
cái việc mà trong đời thực, anh đã làm! Gấu muốn nói, cái cú anh đang
rỡn
chơi đời
của anh, mà đùng một cái, chơi cái cú về để… chết, nhưng may quá, thoát!
Sau một cú ghê gớm như thế, đúng
ra là cả thơ lẫn người đều đổi khác, chứ?
NQT
*
Cynthia Ozick, trả lời phỏng vấn, "Cuốn sách thay đổi đời tôi", cho
biết, đó là cuốn Washington Square,
của Henry James. Bà viết:
Một bữa, khi tôi 17 tuổi, ông anh mang về nhà một tuyển tập những câu
chuyện bí mật, mystery stories, trong, lạ lùng sao, có truyện The Beast in the Jungle của Henry
James. Đọc nó, tôi có cảm tưởng đây là câu chuyện của chính đời tôi.
Một người đàn ông lớn tuổi, đột nhiên khám phá ra, ông bỏ phí đời mình
hàng bao năm trời.
Đó là lần đầu tiên Henry James làm quen với
tôi. Washington Square tới
với tôi muộn hơn. Câu chuyện của cô Catherine được kể một cách trực
tiếp, cảm động, và gây sốc. Đề tài xuyên suốt tác phẩm này là: Sự giả
đò. Giả đò làm một người nào
đó, mà sự thực mình không phải như vậy. Ở trong đó có một ông bố tàn
nhẫn, ích kỷ, giả đò làm một người cha thương yêu, lo lắng cho con hết
mực. Có, một anh chàng đào mỏ giả đò làm người yêu chân thành sống chết
với tình, một bà cô vô trách nhiệm, ngu xuẩn, ba hoa, nông nổi giả đò
làm một kẻ tâm sự ruột, đáng tin cậy của cô cháu. Và sau cùng, cô
Catherine, nạn nhân của tất cả, nhập vai mình: thảm kịch bị bỏ rơi,
biến cô trở thành một người đàn bà khác hẳn.
Ozik
cho rằng, ý tưởng giả đò đóng vai của mình, là trung tâm của cả hai vấn
đề, làm sao những nhà văn suy nghĩ và tưởng tượng, và họ viết về cái
gì. Không phải tất cả những nhà văn đều bị vấn đề giả đò này quyến rũ,
nhưng, tất cả những nhà văn, khi tưởng tượng, phịa ra những nhân vật
của mình, là khởi từ vấn đề giả đò, nhập vai.
Tuy nhiên, nguy hiểm khủng khiếp của vấn đề giả đò này là:
Những nhà văn giả đò ở trong đời thực, sẽ không thể nào là những nhà
văn thành thực của giả tưởng. Cái giả sẽ bò vô tác phẩm.
[Writers who are impersonators in life cannot be honest writers in
fiction. The falsehood will leach into the work].
Đây là
đòn Kim Dung gọi là Gậy ông làm lưng ông!
Nhà văn giả đò, nhà văn dởm, nhà văn đóng vai nhà văn... Thứ này đầy
rẫy trong văn chương Mít.
Ngoài
ra - thí dụ trường hợp bạn hiền Đỗ Kh - còn thiếu cú quyết định, để rũ
ra khỏi, cái thứ nhà văn tuy không dởm, nhưng chỉ thường thường bậc
trung!
*
Gấu đọc Washington Square khi
còn Sài Gòn, và bị nó đánh cho một cú khủng khiếp, ấy là vì cứ tưởng
tượng, sẽ có một ngày, bắt cóc em BHD ra khỏi cái gia đình có một
ông bố tàn nhẫn, ích kỷ, đảo ngược cái cảnh tượng thê lương ở trong
cuốn tiểu thuyết:
Khi ông bố không bằng lòng cho cô con gái kết hôn cùng anh chàng đào
mỏ, cô gái quyết định bỏ nhà ra đi, và đêm hôm đó, đợi người yêu đến
đón, đợi hoài, đợi hoài, tới tận sáng bạch...
Và Gấu
nhớ tới lời ông anh nhà thơ phán, mi yêu thương nó thì xách cổ nó ra
khỏi cái gia đình đó, như vậy là may mắn cho cả nó và cho cả mi!
Ôi chao giá mà Gấu làm được chuyện tuyệt vời đó nhỉ.
Thì đâu thèm làm Gấu nhà văn làm gì!
Thất bại làm người tình đích thực của BHD, đành giả đò đóng vai Gấu nhà
văn.
Thảm thật!
*
Kỳ tới Gấu sẽ cho trình làng, hai ông giả đò, một của thế giới, và một,
của Mít.
Ông Mít này, đẻ ra một cái, là đã giả đò đóng vai [nhà văn dởm] của
mình rồi!
Tuyết
08
Xế chiều, chúng
tôi đến Trung tâm
Nhập ngũ.
Thực chất đó là một trại tập trung.
Đào Hiếu: Lạc
Đường
Viết như vậy là sượng. NQT
*
Chắc chắn, với đa số, đây là cuốn số 2, theo tuần
tự thời gian, sau số 1, Đêm hay Ngày. Sau một lạc đường ở Miền Bắc, tới
một lạc đường ở Miền Nam.
Chắc chắn, cũng sẽ nổi như thế.
Và mắc đúng một lỗi lầm như thế
Vũ Thư Hiên thì đi tù với một bông hồng. Còn Đào Hiếu, làm cách mạng
với bóng dáng một Trương Quỳnh Như ở trong hồn.
Tốt thôi, nhưng giá mà ngộ ra được, hồn của mình cũng lấm bùn, bông
hồng của mình cũng có mùi quá khứ những ngày huy hoàng Bắc Bộ Phủ.
Vẫn ý của Milosz, và của Oz, sạch quá là hỏng.
Hai cuốn sách đều sạch quá.
|