Hà Nội
6
Chi tiết là Thượng Đế ở trong văn chương.
Đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh, cũng đã lâu rồi, Gấu vẫn nhớ, đoạn, nhân vật
Kiên [?] bị một ông ăn mày chìa tay xin, chắc cũng đểu lắm, khiến anh
bực, chửi: Mày có được Đảng dậy ăn xin như thế nào không?
Sau này, nghĩ đến họa con bọ VC đang làm cả nước khiếp vía, Gấu mới
hiểu ra rằng thì là, Đảng không dậy ăn xin nhưng mà dậy... ăn cướp!
*
Khi Thượng Đế
nhập thể thành người..
Bếp Lửa
Về cái vụ Chúa nhập thể này, và me-xừ Đại, trong Bếp Lửa, lúc nào cũng
cặp kè Tội Ác và Hình Phạt của Dostoevsky làm Gấu nhớ đến ông Đại Phán
Quan.
Trong Anh em nhà Karamazov, Ivan nói với Alexei về một bài thơ mà anh
mơ tưởng nhưng chưa từng viết ra, về Chúa Ky Tô trở lại trần thế, và bị
Trùm Mật Vụ Nhà Thờ [The Holy Office of the Spanish Inquisitor], tóm.
Ông Trùm Công An của Chúa bèn báo cáo cho Chúa biết, là, chính cái đám
đông đã từng chứng kiến Chúa làm phép lạ chữa lành vết thương, cứu tử
người chết, chính chúng đã reo hò, sướng như điên khi nhìn Chúa bị đóng
đinh. Ông Trùm báo cáo thêm, Đạo Ky Tô trong vòng 15 thế kỷ sau đó, có
tiến triển, nhưng không được mau lẹ cho lắm, "Chúng con đã sửa sai việc
làm của Chúa, và thành lập Đạo trên [ba dòng thác cách mạng là] phép
lạ, bí nhiệm, và quyền uy [miracle, mystery, and authority], nhưng chủ
yếu là quyền uy. Ông Trùm trách móc Chúa, là quá tin tưởng, quá kính
trọng con người....
"Coi thường chúng, là Chúa sẽ bớt đòi hỏi ở chúng...".
\
Lạ thật, đây chính là nguyên lý của mấy ông VC: Đếch bao giờ kính trọng
nhân dân. Nhân dân ngu lắm, không thể cho chúng tự do, dân chủ. Phải có
Đảng dậy dỗ chúng nó....
*
Ông Chính tôi bảo:
“Sao anh ít về nhà?”
Tôi cho là ông quá tàn nhẫn khi đặt câu hỏi. Mà có lẽ ông đã
qụy lụy chăng?
Bếp Lửa
Để hiểu thái độ, phản ứng của Tâm, trong câu trên, chúng ta phải trở về
với đoạn viết về ông Chính.
Chúng ta cũng có thể hiểu thái độ, phản ứng của Tâm, qua của Phạm Thị
Hoài, khi viết về vị thủ lĩnh trong bóng tối [Trần Dần], về nhóm Nhân
Văn, về
văn học tiền chiến...
Đại khái, bà cho rằng, hai thế hệ gần nhau nhất cũng chẳng thể nào hiểu
nổi nhau. Và bà không hề nhận được một chút ảnh hưởng nào từ thế hệ
trước.
Câu nói của Tâm, về ông Chính, lạ thay, có gì tương tự ý kiến của PTH.
Tôi không trả lời mà nhìn thẳng vào ông. Tôi muốn bảo: “Ông không thể
hiểu được chúng tôi”.
Ông Chính đã già xuống nhiều, bàn tay ông úp xấp
nổi gân và run. Năm 45, ông là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng và có
dự vào cuộc tương tàn lịch sử. Tuy thế tôi cho là hai thế hệ gần nhau
nhất vẫn khó đồng ý với nhau.
Bếp
Lửa chương 1
"Mà có lẽ ông đã quỵ lụy chăng?".
Chính nhân vật Tâm, cuối cùng đã chấp nhận sự quỵ luỵ này, có thể nói
như vậy, khi viết:
Anh yêu em, yêu quê hương vô cùng.
*
Được
viết một hơi – khoảng đâu hai ba tháng – được in ngay sau khi viết
– không có một quãng cách nào để kịp lùi, nhìn lại – quyển Bếp Lửa là
quyển duy nhất của tôi chỉ có một lần bản thảo.
Bếp Lửa, Tựa
Lần
in thứ tư [1973]
Những câu - như ở trên -
rải rác trong
Bếp Lửa, cho thấy, thật khó mà "được viết một hơi".
Chúng là những câu
thơ về một miền đất.
Chúng có cái tên, như Milosz gọi, là 'Native
Realm' [Cõi Quê].
Chỉ có thể có một cách giải thích duy nhất, nếu chúng ta nhìn lại thời
gian, địa điểm cuốn Bếp Lửa được viết ra.
Thời gian 1954. Viết tại Sài Gòn liền sau đó.
[Tôi nhớ, hình như có lần tác giả cho biết, ông chấm dứt những dòng
chót của Bếp Lửa khi ngoài đường hừng hực khí thế đấu tranh, biểu tình,
đòi truất phế Bảo Đại].
Nói rõ hơn, đây là những câu thơ được viết ra, và được lưu giữ, ở trong
đầu của tác giả, từ trong lòng một miền đất, Miền Bắc, một thành phố,
Hà
Nội, trước những ngày di cư, và sau
đó, chúng ồ ra trang giấy, ở Sài Gòn.
Đó là điều khác biệt giữa Cõi Quê của Milosz và Bếp Lửa.
Trong lời tựa, nhà thơ Ba Lan cho biết, ý nghĩ về cuốn sách Cõi
Quê, ông nghi là, nó đã đến, vào một ngày Tháng Tám, cách đó mấy năm,
khi ông ngồi ở nhà Bà Helen Naef bên Hồ Geneva. Ông nghi,
bởi vì thật khó mà nhớ thật rõ ràng, chính xác, ba cái cú hích như vậy
đối với cái đầu của một con người.