Hà Nội
7
Mưa giờ giới nghiêm tăm tối
Trên hè đường hất hủi
Hànội Hànội
Thành phố
Nhưng mà này, liệu có cái gọi là văn học Việt Nam hải ngoại không đấy,
Hai Lúa nhớ, ông nhà văn ra đi từ miền bắc VTH đã có lần nham nhở
hỏi lại cái tay phỏng vấn ông.
"Nhưng mà này, có còn cái gọi là Hà Nội.... "
Có thể nói, cũng là cảm giác ấy, của tay nhà văn ra đi từ miền Bắc kia,
khi nham nhở như thế đấy, tuy nhiên, bàng hoàng hơn, sửng sốt hơn, sung
sướng, hạnh phúc hơn nhiều, khi Hai Lúa gặp một nhà văn ra đi từ Hà
Nội, cùng với gia đình của bà, lần "ghé thăm" cựu lục địa.
-Ôi chao, những con người Hà Nội, thứ thượng hảo hạng của nó, sau 1954
cho đến mãi ngày này, mà vưỡn còn, hử?
Thế mình về được rồi!
Phải về rồi!
BVVC
*
Bài bạt, Mấy ghi nhận về Bếp Lửa, của HPA, là do Thanh Tâm Tuyền đề
nghị, bên ly cà phê nơi Quán Chùa.
HPA người miền nam, giáo sư Thủ Dầu Một, quê Thủ Dầu Một.
Dòng cuối BL: Viết
xong tại Thủ Dầu Một vào
tháng 10-1956.
Có lần, trong chuyện gẫu, hoặc trong một bài viết, hình như TTT có cho
biết, ông kết thúc Bếp Lửa khi ngoài đường ì xèo cái chuyện đồng bào
biểu tình đả đảo, truất phế Bảo Đại, hoan hô Ngô Tổng Thống.
1956: Hai năm sau Genève, hiệp thương, thống nhất đất nước.
Kiếm được một tay như vậy, làm cái cử chỉ đóng lại Bếp Lửa, thật tuyệt!
Trước 1975, Gấu có viết phê bình, điểm sách, nhưng chưa bao giờ vỗ ngực
xưng tên là nhà phê bình. Và cũng chẳng hề có ý định thu gom những bài
viết đó, in thành sách. Tuy nhiên, trong số đó, nếu có thể giữ lại một
bài, thì đó là bài viết về cuốn Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền.
Lần đầu đăng trên Tập San Văn Chương. Cũng còn giữ được một số kỷ niệm
về nó.
Joseph Huỳnh Văn là người đầu tiên tự hào về bài viết. Bởi là vì anh là
tổng thư ký.
Anh nói:
-Nếu không phải tao lo tờ báo, chắc mi đâu chịu viết bài này?
Joseph tự hào, không chỉ một bài đó.
Bài kia, là của Đỗ Long Vân: Truyện Kiều ABC. Lần đó, cũng phải đích
thân ngài tổng thư ký đi thỉnh, Kiều mới chịu về ở với Tập San Văn
Chương.
Người thứ hai khoái bài viết chính là Thanh Tâm Tuyền.
Khi Văn ra số đặc biệt về ông, với cái hình hai thi sĩ, Bùi Giáng và
ông, đứng ở hè đường Phạm Ngũ Lão, trước tòa soạn báo Văn, ông nói, cậu
cho tờ Văn bài đó đi. Tôi hung hăng con bọ xít, nói, để em viết bài
khác, về.... thơ Thanh Tâm Tuyền!
Ông thực sự ngạc nhiên, nhưng bỗng bật cười, nói, ừ, thì viết đi!
Bài đăng trên Văn, có một mẩu nhỏ, viết về thơ Thanh Tâm Tuyền. Nhưng
chỉ được một mẩu. Còn lại, là bài cũ.
Đăng ở Văn, nó gây được sự chú ý. Lê Huy Oanh quá mê bài này.
Đó là một bài viết thật đặc biệt. Chưa ai từng viết như thế. Ấy là bởi
vì, nó chính là kết quả của cái sự đọc cuốn "Xã hội học về tiểu thuyết"
của Lucien Goldmann. (1) Nói rõ hơn, Gấu áp dụng phương pháp của Lucien
Goldmann, khi đọc "ông thầy" của Thanh Tâm Tuyền, là Malraux, vào cuốn
Bếp Lửa.
Thanh Tâm Tuyền rất mê Malraux. Ông chẳng giấu gì điều này. Như trong
bài tựa cuốn Bếp Lửa, ông có nhắc đến. Hay như bài này, trong Thơ Ở Đâu
Xa.
đọc lại chương la tentation de
l'occident
trong antimémoires
của andré malraux
đêm 31.12.1985
(1) Pour une sociologie du roman. Bản tiếng Anh, Towards a Sociology of
the Novel, Alan Sheridan dịch, nhà xb Tavistock Publications, London
and New York