|
Sài Gòn
Ngày
Nào Của Gấu
Mémoirs
Nghệ sĩ Tây
dưới thời bị trị.
Số này còn 1
bài về khẩu AK-47, dịch từ tờ Ðiểm Sách Luân Ðôn, rất thú vị. Tuy
nhiên, bài viết
không nói tới sự khủng khiếp của tiếng súng AK-47. Người dân Sài Gòn
những ngày
Mậu Thân đã từng được hưởng kinh nghiệm này, và GNV từng lèm bèm về nó,
và tin
rằng, thứ âm thanh quay vòng tròn, surrounded, là được mặc khải từ
tiếng AK. Và
cùng với nó là vấn nạn thật căng:
Bạn phải trải
qua cái “khủng” rồi mới hiểu được sự chuyển hóa, từ “khủng” qua “tuyệt”
được.
Vì lý do này
mà đám bỏ chạy bợ đít VC mới không làm sao phân biệt được, giữa “pháo
kích” và
“oanh kích”. Chúng tra từ điển, rồi
phán, như nhau!
Một tên Tây
mũi tẹt dịch “tình yêu như trái phá” ra tiếng Tẩy là “cú sét đánh”, ra
tiếng
Anh là “yêu từ cái nhìn đầu tiên”!
Và trên tất
cả, chúng chẳng biết cái hay của, chỉ một bản nhạc sến, hay chỉ một lời
nhạc,
thí dụ như câu này, trong bản Kẻ ở
miền xa:
Ngoài kia
súng nổ đốt lửa đêm đen tầm đạn thay tiếng em!
GNV có một
viết thật là tuyệt [nhưng vẫn chưa viết ra được !], về kinh nghiệm
khủng khiếp
này, lần đầu tiên nghe bản nhạc After
the Sunrise, của Yanni.
Như thể, bạn
nghe bản nhạc, và cùng lúc sống lại tất cả cuộc chiến, cứ mỗi nỗi đau
của bạn,
là được đền bù bằng 1 nốt nhạc!
Một bài viết
thần sầu [chưa viết nhe], liên quan tới cô bạn, và tới cái mail của một
em, một
nữ thi sĩ ở trong nước:
Anh có khỏe
không. Có gì vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni?
Liên quan tới
vấn đề này, còn là câu phán hiển hách của Gấu Cà Chớn, văn chương Miền
Nam cuối
cùng chỉ đọng lại trong mấy bản nhạc sến!
Ðể hiểu câu
này, bạn phải đã có lần đi tù VC, và hành lý mang theo chỉ là mấy bản
nhạc sến
trong ký ức, và mỗi bản nhạc, nó giống như 1 cái lỗ đen, nén cả một
cuộc đời của
bạn, và có dịp, là nó nổ bùng ra, như 1 cú nổ của mặt trời!
Simone Weil,
to whose writings I am profoundly indebted, says: "Distance is the soul
of
beauty." Yet sometimes keeping distance is nearly impossible. I am A
Child
of Europe, as the title of one of the my poems admits, but that
is a
bitter,
sarcastic admission. I am also the author of an autobiographical book
which in
the French translation bears the title Une autre Europe. Undoubtedly,
there
exist two Europes and it happens that we, inhabitants of the second
one, were
destined to descend into "the heart of darkness of the Twentieth
Century."
I wouldn't know how to speak about poetry in general. I must speak of
poetry in
its encounter with peculiar circumstances of time and place. Today,
from a
perspective, we are able to distinguish outlines of the events which by
their
death-bearing range surpassed all natural disasters known to us, but
poetry,
mine and my contemporaries', whether of inherited or avant-garde style,
was not
prepared to cope with those catastrophes. Like blind men we groped our
way and
were exposed to all the temptations the mind deluded itself with in our
time.
Czeslaw
Milosz: Nobel lecture [Diễn từ Nobel
văn chương]
Cái gọi là
"Distance is the soul of beauty", “Khoảng cách là linh hồn của cái
đẹp”,
chính là cái khoảng cách giữa 1 bản nhạc sến bạn nghe trước 1975, và
cũng nó, khi
bạn nghe ở trong tù VC!
Khi TTT đọc
truyện đầu tay của Gấu, Những con dã
tràng, gửi thẳng xuống tòa soạn Sáng Tạo,
ông về nói với bà cụ, thằng Trụ nó sẽ đi xa hơn DNM. Ông không hề nói
Gấu viết
hay hơn DNM. Điều gì làm ông phán như thế. Hẳn là ông tin vào cái sự
biết tí ti
ngoại ngữ, cái sự học xong Trung Học…
Nói rõ hơn,
với ông, không có thứ nhà văn tự phát hoài hoài, cái mầm văn học ở
trong bạn phải
được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm sống, bằng sức đọc, sức xâm nhập vào
thời của
bạn. Đây là cái ý của Milosz, trong đoạn đã dẫn trên.
Truyện ngắn
không được đăng, vì Sáng Tạo
chết liền sau đó. Sau Gấu thấy tên của Gấu, khi đó
ký Sơ Dạ Hương, ở trong mục hộp thư của tờ Văn Nghệ của Lý Hoàng Phong,
và
"băng" của ông. Không đăng. Tuy nhiên, Gấu chẳng hề để ý đến nữa. vì
còn lo học. Chỉ mãi đến khi ăn mìn VC, nằm nhà thương Grall, đọc 1 bài
thơ của
CTC đăng trên báo Nghệ Thuật,
thì Gấu mới có lại cái hứng viết. Và đó là cái
truyện ngắn Những ngày ở Sài Gòn.
Khi viết Những
con dã tràng, truyện ngắn hay nhất của Gấu, đúng theo nghĩa
truyện ngắn, tuy được
TTT khen, nhưng bản thân, Gấu biết, đây không phải là dòng văn chương
của mình!
Cái thứ nhân vật hục hặc với đời sống, không phải týp của Gấu. Chỉ đến
khi nhận
ra điều này, thì Gấu mới hiểu “sẽ đi xa hơn DNM”, có nghĩa là gì.
Chỉ đến khi
viết được Những ngày ở Sài Gòn,
thì Gấu mới tin được, mình sẽ trở thành nhà
văn!
Khi đó, Gấu
đã kiếm ra Thầy của mình.
Khi gặp BHD,
Gấu nhận ra liền, tuổi thơ của thằng cu Bắc Kỳ, nhà quê, thấp thoáng ở
trong
dáng đi, nụ cuời ánh lên mầu da đen nhẻm cùng với chiếc răng khểnh của
Em, là vậy.
Ngoài ra,
còn là nỗi ước mong, BHD cầm giữ suốt cuộc đời còn lại của Gấu!
Hà, hà!
Nhưng, bằng
cách nào mà BHD lại ‘thấu thị’ ra tất cả, và, bèn bỏ Gấu, và vừa đi vừa
ngoái lại,
lắc đầu:
Mi đâu có
thương yêu gì ta! Mi thương một đứa con nít 11 tuổi, là ta đời thuở
nào, và Hà
Nội của mi ở trong con bé con đó!
Khủng khiếp
nhất, là, kể từ khi Gấu lấy một em "miệt vườn" làm vợ, cái xứ Bắc Kít
trả thù mới tàn bạo làm sao: Ta nguyền rủa đời mi, hễ cứ gặp bất kỳ một
em Bắc
Kít, là khốn khổ khốn nạn, là bấn xúc xích, là đều nhìn thấy một BHD
của mi ở
trong em đó!
Cuộc tình
chót đời, vào lúc sắp xuống lỗ, đơn phương, của Gấu, là... tưởng tượng
ra 1 em
Bắc Kít, lấy chồng ngoại, và khi được hỏi, tại sao không lấy Mít, và,
tại sao
không lấy 1 tên Bắc Kít, Em trả lời, tụi khốn đó đâu có biết trọng đàn
bà, nhất
là đàn bà đã có 1 đời chồng mất đi vì cuộc chiến!
Thế là Gấu
bèn tưởng tượng tiếp, ta sẽ là tên Mít đó, tên Bắc Kít đó, và ta nói,
ta yêu
Em, và chắc chắn em sẽ tin.
Nói tiếng Vịt,
tất nhiên:
Anh
"thươn" EM!
[Em gốc “rau
muốn”, thành “giá sống”, từ 1954]
Ui chao, Em
tin thiệt!
Gấu nhận được
cái mail sau cùng của Em, chắc là trong mơ, mới tuyệt vời làm sao:
Tui bận lắm,
đâu có thì giờ rảnh mà trả lời mail của anh.
Nào chồng,
nào con, nào công việc chùa chiền, nào.. ‘viết’ nữa.
Nhưng cũng
ráng viết vài dòng…
Ui chao GNV
lại nhớ đến nhân vật của Camus, lo hết cuộc đời trần tục này, rồi nếu
có tí dư,
thì dành cho… trăng sao, và cho Gấu!
Tks. Take
Care. Plse Take Care.
NQT
James Joyce
có lần nói, tất cả các tiểu thuyết gia chỉ có mỗi một chuyện, và họ nói
đi nói
lại hoài, mỗi chuyện đó.
Gấu
cũng đã
từng bị mấy đấng độc giả quen biết phán, chỉ có mỗi chuyện Mậu Thân,
đứa em
trai tử trận, và BHD, kể đi kể lại hoài!
Tuy
nhiên,
quái đản nhất, là chuyện BHD: mọi cuộc tình của Gấu, đều chỉ để lập lại
chuyện
tình BHD!
Trừ
cô bạn,
cô phù dâu ngày nào.
Khủng
khiếp
quá.
Đúng
là sự
trả thù ngọt ngào, bi thương, và cũng dã man, tàn nhẫn, của xứ Bắc Kít!
"Nàng
thì rất nhiều đẹp hơn là vui": Tuyệt! Đúng là… Woolf!
Suy
tư về
Hòa Bường nhân Bom nổ ở trên đầu
Chúng
ta phải bồi thường cho đấng đàn ông nào mất khẩu cà nông của anh ta.
Đọc 1 phát,
là bèn nghĩ đến lần xém mất súng vì mìn VC ở nhà hàng Mỹ Cảnh!
Nhưng, trong tuyẩn tập những tư tưởng lớn của Woolf này, với Gấu Cà
Chớn, bài
hay nhất là Ám Ảnh Phố, Street Haunting,
Woolf viết về Luân Đôn của Bà. Có những câu văn thần sầu, đúng như thế.
Viết
essay mà như làm thơ với ý nghĩ, tư tưởng, hình ảnh....
Thế nào Gấu
cũng chôm bài này, và dịch ra tiếng Mít, lấy hứng viết về ám ảnh phố
của Gấu, về
Sài Gòn ngày nào của Gấu, nhất là những ngày làm đệ tử Cô Ba, Phố Gọi
thì cũng
có nghĩa là Cô Ba gọi....
How
beautiful a London street is then, with its islands of light, and its
long
groves of darkness, and on one side of it perhaps some tree-sprinkled,
grass-grown space where night is folding herself to sleep naturally
and, as one
passes the iron railing, one hears those little cracklings and
stirrings of leaf
and twig which seem to suppose the silence of fields all round them, an
owl
hooting, and far away the rattle of a train in the valley. But this is
London,
we are reminded; high among the bare trees….
That is
true: to escape is the greatest of pleasures; street haunting in winter
the
greatest of adventures
Đúng như thế:
chạy trốn là vĩ đại nhất của lạc thú; ám ảnh phố mùa đông, vĩ đại nhất
của
phiêu lưu.
Ám ảnh phố mùa đông làm
sao bằng ám ảnh Sài Gòn những ngày VC pháo kích,
và, Cô Ba gọi!
Gấu mới đọc
trên Gió O một chùm thơ của Nguyễn Thị Khánh Minh về Phố, trong có bài Mõ Phố.
Mõ Phố là
nick của Gấu do ông cụ ban cho, khi ông còn sống.
Chả là ông bị Tây
ghét, cứ
bắt đổi nhiệm sở hoài, và mỗi đứa con là kỷ niệm một nơi chốn.
Và cái đứa
rành nơi chốn nhất, ngay từ ngày vừa mới tới, là thằng Mõ Phố.
Nhưng Woolf,
hay Gấu & Cô Ba, hay Mõ Phố, gì thì gì, vẫn thua Walter Benjamin.
Độc giả TV
đã đọc ông qua Những Kỳ Tích.
Gấu
mới xuống, vớ được 1 số báo của Canada có bài
về ông, đọc loáng thoáng thấy cũng thật ly kỳ bèn tắc lưỡi, như thạch
sùng, đợp
liền!
Bài viết ngắn, nhưng tuyệt lắm. Tác giả,
Robert
Fulford là 1 columnist của tờ National Post. Cây nhà lá vuờn, mời quí
vị độc giả
TV chiếu cố.
Thương Xá,
The Arcades Project, của Benjamin mở ra bằng câu thơ của một thi sĩ
Việt Nam, để
vinh danh Paris, Kinh Đô Thế Kỷ 19:
The waters
are blue, the plants pink, the evening is sweet to look on;
One goes for
a walk; the grandes dames go for a walk; behind them stroll the petites
dames.
[Những dòng
nước xanh, cây cối đỏ hồng, buổi chiều nhìn thú biết bao;
Người ta đi
dạo, những mệnh phụ phu nhân đi dạo, theo sau nhẩn nha là những phụ nữ
bình
dân]
Nguyen Trong
Hiep, Paris, capitale de la France: Receuil de vers (Hanoi, 1897), poem
25.
Bản tiếng
Anh của Harvard University Press.
Nguyên
bản tiếng Pháp [do Nguyễn Tiến Văn sưu tầm]:
Les eaux sont bleues et les plantes roses;
Le soir est doux à contempler;
on se promène.
Les grandes dames se promènent;
derrière elles vont et viennent de petites dames.
Nguyễn
Trọng Hiệp [1934-1902], danh thần đời Tự Đức, quê Hà Đông, tác giả
những bộ sử quan trọng như Minh Mạng Chính Yếu, Đại Nam Chính Biên Liệt
Truyện, từng giữ chức Tổng Tài Quốc Sử Quán.
Hai câu thơ Benjamin trích dẫn, ở trong tập thơ Tây Sà Thi Tập.
Benjamin
khởi sự viết Thương Xá tháng Năm 1935, sau khi bỏ chạy Đức Nazi qua
Pháp. Vụ Yên Bái nổ ra vào năm 1930. Simone Weil bị ảnh hưởng sâu đậm
bởi những bài báo trên tờ Người Paris Nhỏ, về số phận người Annamites,
vài tháng sau khi vụ Yên Bay bị dập tắt trong hai tuần lễ. "Tôi không
bao giờ quên được lúc mà, lần đầu tiên trong đời, tôi cảm và hiểu được
bi kịch thực dân thuộc địa". Chắc là Benjamin cũng bị ảnh hưởng tương
tự, và đó là lý do Benjamin mở ra Thương Xá bằng những dòng thơ của
Nguyễn Trọng Hiệp, như là một tiên đoán sự cáo chung của chế độ thực
dân Pháp ở Việt Nam.
Engels
nói với tôi rằng chính tại Paris,
vào năm 1848, ở quán Café de la Régence [một trong những trung tâm sớm
sủa nhất của cách mạng 1789), Marx đã trình bày cho Engels về định mệnh
thuyết kinh tế về lý thuyết duy vật lịch sử của ông. - Paul Lafargue.
Vào năm
1757 cả Paris
chỉ có 3 tiệm cà phê.
[Thương Xá, trang 108].
Tôi bị
hạ đo ván, khi đọc Thương Xá, nói vậy vẫn chưa đủ mạnh!
Tôi biết, đây là một tác phẩm về lịch sử văn hóa, và nó còn thật có ích,
nếu được đọc như phê bình văn học, hay triết học.
Nhưng tôi không làm sao bỏ qua, ý tưởng, rằng,
đây là một bài thơ sử thi vĩ đại nhất được viết bởi thế kỷ 20:
mẩu đoạn, mâu thuẫn, xung đột, và mời gọi một cách thật là sâu thẳm.
André Alexis, Globe and Mail
Đây là
sân khấu của tất cả những cuộc chiến đấu, tất cả những tư tưởng của tôi.
Benjamin viết về Thương Xá
NKTV
HERTA
MÜLLER'S HUNGRY EYE
Found in
Translation: the first English edition of a labour-camp novel impresses
Simon
Willis with its honesty and concision...
From
INTELLIGENT LIFE magazine, November/December 2012
Author HERTA
MÜLLER
English
title THE HUNGER ANGEL
Original
title ATEMSCHAUKEL (2009)
Original
language GERMAN
Translator
PHILIP BOEHM
This novel
first appeared the year Herta Müller won the Nobel prize. The qualities
which
bagged her that gong—poetic concision and clear-eyed honesty—are here
too,
taking us inside the mind of Leopold Auberg, her narrator, an ethnic
German
from Romania transported in 1945 to a Soviet labour camp. It's a
landscape of
slag and gravel, digging and deprivation, always accompanied by the
"hunger angel" of the title: "everything I did was hungry,"
Leopold says. "Everything matched the magnitude of my hunger in length,
width, height and colour."
The book is
full of touches like that—sensations taking on substance and form,
inert
objects becoming animated and insidious. The wind can listen, and
cement
"flies and crawls and sticks". Although Leopold is one of many in the
camp, we're always with a real individual and in a real place. Müller's
great
strength is concrete detail. At night the bed bugs cluster where
Leopold's
dribble soaks into the pillow.
The toil is
unremitting, but Müller gives us light as well as dark. Leopold sees
beauty in
the pink streaks in a slag heap and in carpet beaters glimpsed on a
drive to a
brick factory. Most of all he finds consolation in memories of the
ordinariness
of home: "sometimes things acquire a tenderness, a monstrous tenderness
we
don't expect from them". It's a line that could apply to Müller's
prose,
always exactingly grounded by the practicalities of survival—managing a
bread
ration, lugging cinder blocks, or making a tasteless weed palatable.
This is
privation transmuted into poetry.
Simon Willis
is apps editor of Intelligent Life
Gấu mua
cuốn
này cả bản tiếng Tây lẫn tiếng Anh, tính làm "chim mồi", để dịch và
nhân đó, lấy đà, viết về
những ngày
đói trong tù VC!
Ý nghĩa của
cuộc chiến Mít, mặt đẹp nhất của nó, là Cuộc Chiến Chống
Lại Con Ma
Đói, đời đời ngự trị Xứ Bắc Kít.
Trong
bất cứ 1 tên Bắc Kít, đẻ ra 1 phát, là có ngay giấc mộng hoành tráng
đó.
Lấy được Miền Nam 1 phát, giấc mơ biến thành ác mộng.
Mộng cái con khỉ gì nữa: Thực Tại Quỉ!
Quỉ Đỏ!
Bà Nội anh,
chồng chết sớm, ở vậy nuôi hai người con trai. Mẹ anh có lần nói về sự
hà tiện
của cụ. Câu chuyện chắc do cha anh kể lại. Cụ kho một nồi cá, không dám
cho con
ăn một lần, cứ bắt để dành, sau cùng nồi cá biến thành ròi. Những ngày
cuối
cùng cụ bị bán thân bất toại, không một người con trai, con dâu nào kế
bên,
ngoài hai đứa cháu nội còn nhỏ, ham chơi. Tôi không hiểu bằng cách nào
anh vẫn
còn nhớ ước muốn cuối cùng của cụ.
Cụ thèm một
tô phở Trung Hà (tên một thị trấn địa đầu tỉnh Sơn Tây, tiếp giáp Phú
Thọ). Tôi
nghĩ khi còn trẻ, phải chạy ngược chạy xuôi, buôn bán tảo tần nuôi con
ăn học,
chắc cụ đã có lần được thưởng thức một bát phở của một tay đầu bếp nhà
nghề ở
nơi thị tứ đông đúc đó. Đó là hương vị cuối cùng cụ còn giữ được của
thế gian
này
Tự Truyện
THÓI TRẢ NỢ
MIỆNG
Ở chốn dân
thôn, các thói xấu nên hổ thẹn nhất, nên lên án và bài trừ, là thói coi
ăn uống
là việc quan trọng hàng đầu trong quan hệ xã hội. Việc hiếu nghĩa mà
không có
mâm to bình lớn, ăn uống thỏa thuê thì bất thành hiếu nghĩa. Gia đình
nếu không
may có ông bà, cha mẹ nằm xuống, nỗi lo lắng nhất là làm sao đủ lợn,
gà, rượu,
gạo, để thết đãi các chức sắc và dân làng. Hàng mấy chục người quần
quật, tíu
tít vào việc này, đến nỗi lòng thương nhớ người chết cũng bị chìm đi
trước nỗi
lo đãi người sống.
Mà không lo sao được?
Nghe hơi có người chết đám Tổng Lý kỳ
cựu đã chuẩn bị mồm chờ ăn, chờ uống, gân cổ cười nói, bẹp tai hút
sách. Thiếu một
chút là dài mồm dè bửu, coi là bất hiếu. Tốn phí vô cùng, chỉ mấy ngày
mấy chục
vị chức sắc ưa thích và bảo vệ, nhân dân trong lòng đâu có muốn đến mức
ấy,
nhưng không ăn ai dám tự ý làm khác.
Cũng chỉ vì,
khi còn sống, ai cũng đã từng ăn uống như thế ở nhà khác, nay chết đi,
con cháu
phải tổ chức ăn uống để trả nợ miệng cho
người chết. Hàng nghìn đời trả nợ miệng như thế, nước ta vẫn đắm mình
trong
nghèo khó, lạc hậu. Nếu cả nước đồng lòng, đem công sức của cải góp
phần lo trả
nợ nước thì văn minh, khoa học sẽ đến với chúng ta. Thói ăn uống hủ bại
như
trên đúng là miếng ăn là miếng nhục.
(Đông dương tạp chí số 10
– 1913).
Nguyễn Văn
Vĩnh
Nguồn
Đọc bài viết,
thì ai cũng thấy đúng, như… một nửa ổ bánh mì, nhưng riêng với Gấu, nó
đúng như… một nửa sự thực!
Cụ Vĩnh, theo Gấu chắc là chưa từng bị đói, nên không nhìn thấy Con Ma
Đói,
thấp thoáng
ở đằng sau những bữa cỗ….
Gấu bỗng nhớ “Giấc Mơ Lớn” của Bà Nội của Gấu. Cụ chỉ mong thằng cháu
nội được
15 tuổi, là có phần thịt, mỗi lần Giỗ Lớn, ở Ngôi Nhà Thờ Lớn, của dòng
họ Nguyễn
Vào Nam, Gấu bỏ lại được Con Ma Đói ở Đất Bắc, cho đến khi đi tù VC,
thì gặp lại,
chán thế!
Có lần, ở
Toronto, Gấu gặp 1 đấng Bắc Kít, giầu lắm, bảnh lắm, nhưng, trong 1 lần
tâm sự,
khi Đêm Mưa Nhớ Bắc, ông ta cho biết, suốt thời gian ở xứ Bắc Kít, ông
ta chưa
1 lần được ăn no, một bữa cơm!
Bà cụ TTT có
lần kể cho thằng con nuôi của Cụ, là Gấu, nghe, hồi ở Hà Nội, ông anh
phải đi dạy
học ở mãi Hà Đông, một bữa về nhà, mặt mày xanh lét, gần như muốn ngất
xỉu, nói
với Cụ,
con bịnh hay sao đó, Cụ lắc đầu, không phải bịnh, mà là đói quá đấy….
Bản thân Gấu
cũng đã từng chuẩn bị miệng, y chang đám chức sắc trong mẩu viết, khi
còn nhỏ,
sau khi ông cụ mất tích, mỗi lần nghe bà cụ Gấu phán, bữa nay đi thăm
Bà Trẻ!
Giấc mơ lớn
của Bà Nội Gấu, nhân rộng lên, là giấc mơ của mọi tên Bắc Kít, phải làm
sao “làm
thịt” được con ma đói:
Gấu
đọc Tô Hoài rất sớm, và giấc mộng, sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ, là
do đọc
ông mà có.
Khi còn ở xứ Bắc, mỗi lần đói, mỗi lần rét, mỗi lần ăn miếng ăn, ăn
thêm một
câu nói, là giấc mơ sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ lại trỗi dậy. (1)
Ý nghĩa của cuộc chiến Mít, mặt đẹp nhất của nó, là Cuộc Chiến Chống
Lại Con Ma
Đói, đời đời ngự trị Xứ Bắc Kít.
Trong
bất cứ 1 tên Bắc Kít, đẻ ra 1 phát, là có ngay giấc mộng hoành tráng
đó.
Lấy được Miền Nam 1 phát, giấc mơ biến thành ác mộng.
Mộng cái con khỉ gì nữa: Thực Tại Quỉ!
Quỉ Đỏ!
Gấu già rồi,
mà vẫn còn nhớ những ngày đầu tới Sài Gòn, thời gian đó có những quán
cơm xã hội,
bạn vô ăn, trả tiền thức ăn, cơm ăn bao nhiêu tha hồ, đếch phải trả
tiền.
Ui chao sao
mà sướng thế!
Nhớ hoài.
Bà
Nội anh, chồng
chết sớm, ở vậy nuôi hai người con trai. Mẹ anh có lần nói về sự hà
tiện của cụ. Câu chuyện chắc do cha anh kể lại. Cụ kho một nồi cá,
không dám cho con ăn một lần, cứ bắt để dành, sau cùng nồi cá biến
thành ròi. Những ngày cuối cùng cụ bị bán thân bất toại, không một
người con trai, con dâu nào kế bên, ngoài hai đứa cháu nội còn nhỏ, ham
chơi. Tôi không hiểu bằng cách nào anh vẫn còn nhớ ước muốn cuối cùng
của cụ.
Cụ
thèm một tô phở Trung Hà (tên một thị trấn địa đầu tỉnh Sơn Tây, tiếp
giáp Phú Thọ). Tôi nghĩ khi còn trẻ, phải chạy ngược chạy xuôi, buôn
bán tảo tần nuôi con ăn học, chắc cụ đã có lần được thưởng thức một bát
phở của một tay đầu bếp nhà nghề ở nơi thị tứ đông đúc đó. Đó là hương
vị cuối cùng cụ còn giữ được của thế gian này.
Tự Truyện
Thời gian
anh Mẽo Johnson chụp mấy bức hình này, cũng là thời gian Gấu gửi hình
Bope Hope
vừa tới phi trường Biên Hòa vừa bị VC pháo kích, và anh hề phán, Ui
chao sẵn mấy
cái hố, làm cái sân golf thì thật là tuyệt.
Giấc mộng
thanh bình của anh, phải chờ Râu Kẽm mang tiền về, làm tên tội đồ sám
hối, xin
được xây dựng quê hương, xây cái nhà Mít bằng trăm bằng muời cái nhà
cũ, thì mới trở
thành hiện thực.
Cũng là thời
gian Sếp UPI đầu tiên của Gấu tới Sài Gòn nhận nhiệm sở, Dirck
Halstead. Nhìn những
bức hình Gấu gửi đi, như bức của Bope Hope, trên nhật báo Mẽo, anh mang
lên
Đài cho Gấu coi, Dirck phán, hình trên báo còn bảnh hơn hình original.
Một lời
khen thật tuyệt dành cho anh bồi Mít.
Một năm sau
khi Gấu ăn mìn VC, 1965.
Cũng là thời
gian BHD đậu xong Trung Học, vô Đại Học Y Khoa, đang học năm thứ nhất,
tại Đại
Học Khoa Học.
Tức là thời
gian viết Khu Rừng Trong Đêm,
1 trong tứ tấu khúc về BHD và Sài Gòn.
Trên trang
web của anh, TheDigitalJournalist, Dirck viết, chiến tranh
Mít xực hết cả tuổi trẻ của anh và đồng bọn.
Anh vờ 1 điều thật là đau thương, nó xực luôn cô vợ xinh đẹp của anh,
hai vợ chồng
bỏ nhau vì cuộc chiến Mít.
Gấu may hơn,
có thể nói như vậy, chăng?
Vì Gấu cũng
mất BHD đúng vào những ngày đó!
Cũng năm đó, bệ Gấu Cái từ Cai Lậy về Sài Gòn, trên con thuyền Noé!
Hà, hà!
Khu
Rừng Trong Đêm
Ngày 28
tháng 3, tôi gặp lại H. lần cuối cùng. Trời bữa đó mưa. Trận mưa mở đầu
mùa. Thời
tiết thay đổi, khí hậu ẩm ướt làm cánh tay trái của tôi trở nên đau
nhức, khó
chịu. Tôi ra Sài Gòn, tìm một quán nước, vừa uống cà phê vừa ngó mưa.
Quán này,
ngày trước tôi và H. thỉnh thoảng có ghé. Tôi còn nhớ, một lần ngồi
đây, cũng tại
bàn này, tôi uống bia, và chợt có ý định muốn hôn nàng. Lúc đó buổi
trưa, trong
quán chỉ có một hai người ngoại quốc đang dùng bữa. Họ vừa ăn vừa cắm
cúi đọc
báo. Ngày hôm sau, nàng bảo tôi, nàng biết ý định của tôi lúc đó, và
phải quay
đi, để che giấu nụ cười.
Đang ngồi, đột
nhiên nhớ đến nàng, đột nhiên tôi có ý định phải gặp nàng, và chỉ cần
nhìn mặt
nàng lúc này, là tôi biết rõ, nàng có còn yêu tôi hay không. Tôi đến
Đại Học Khoa
Học, và ngồi ở hiên ngoài, cũng là nơi tôi vẫn thường ngồi với bạn bè,
hoặc ngồi
một mình đọc sách, thay vì ngồi bên trong giảng đường nghe giáo sư
giảng bài.
Tôi ngồi chờ
nàng thật lâu. Cơn mưa vẫn tiếp tục. Cuối cùng, tôi chạy vào bên trong
trường tìm
nàng. Tôi gặp nàng đứng nói chuyện cùng mấy người bạn học. Nàng rời đám
bạn, và
hai đứa chúng tôi vừa đứng đợi ngớt mưa, vừa nói chuyện, những câu nói
nhạt thếch.
Khi mưa ngớt, chúng tôi thản nhiên chào nhau ra về, mỗi người đi một
ngả đường.
Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và chạy
theo, chạy
thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không.
Nàng lắc đầu.
Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là
gì. Tôi mệt
và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng
chiếc xe
hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng
khòng,
nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt
thảm hại của
tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết
mối tình.
Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi
đối với
nàng đã hết.
*
Nhờ mấy tấm
hình, thì Gấu mới suy ra được là, 28.3, là 28.3.1966
Trung tâm
USO, nhà IH của Mẽo ở Nguyễn Huệ, được thành lập sau cú Mỹ Cảnh.
Bưu Điện lúc
đó, qua đề xuất của ông trường đài, không cho Mẽo tới Đài nữa.
Và cũng do sự bành
trướng, leo thang của cuộc chiến, thành ra mới có những USO, IH, Press
Center dành cho ký giả Mẽo.
Trước họ kéo nhau lên Đài.
Trúc Chi, phóng viên làm
cho BBC, có lên Đài, đã từng gặp Gấu, chuyên viên của Đài. Nhưng ra đến
hải ngoại,
thì mới thực sự quen nhau. Gấu viết về anh, về TCDT... trong Một chuyến đi.
Bài viết cũng là
1 cú adieu băng Văn Học của NMG
Betsy
Halstead, nữ ký giả UPI, 23 tuổi, trẻ nhất trong số ký giả, vợ Dirck
Halstead,
sếp UPI của GCC
Gấu lấy vợ,
chỉ có Betsy & Dirck & Sawada là có quà mừng. Sawada, khi
nghe Gấu
nói, mới lấy vợ, anh hỏi, sao không mời tao. Gấu nói đám cưới mãi tít
Cai Lay, many
VC there. Anh cười kéo Gấu băng qua đường Catinat, đến khách sạn
Majestic, bấm
thang máy, lên sân thượng khách sạn, đãi 1 chầu ăn sáng, về văn phòng
nói với
Dirck, anh đưa tiền mua quà mừng, ký tên chung ba người.
Ngoài ra là chấm hết. Đám bạn quí vờ, chẳng thằng nào chúc mừng. Thư
Trung, tức
TPG, đi 1 đường trên Văn,
như để cảnh báo mấy nữ độc giả. Gấu nhớ là Xìn Phóng cũng đếch thèm
chúc mừng,
mà là, “nên vợ nên chồng”!
Khốn nạn nhất là cái ông bạn quí đến nhà chơi xì tẩy, thua, mượn tiền
Gấu Cái,
em đâu có tiền, lắc đầu, thế là ông bạn quí nhìn thằng nhóc đang ngủ
trong nôi
gần bàn xì, hất hàm hỏi Gấu, sao tao thấy nó chẳng giống mày tí nào?
Dã man thật!
Về già, nhớ
lại, hình như chưa thằng nào khen GCC, bài này, bài nọ… mày viết
được đấy.
Chỉ độc nhất 1 lần, khi đọc TSVC, bạn quí thấy bài dịch James
Joyce, ký
Lý Thương Ẩn, được quá, chắc thế, tính khen, nhưng nghi sao, hỏi Gấu,
mày hả,
thấy gật đầu, mặt 1 đống!
Khi Gấu
bắt đầu làm cho
UPI, chưa có sếp. Dirck sau đó đâu chừng
1 hay
2 tháng mới qua, đúng dịp Bobe Hope và cả đám qua trình
điễn giúp
vui GI. Đúng thời gian phi trường Biên Hòa bị VC pháo kích. Bobe Hope
nhìn những
lỗ pháo, phán, làm sân golf thật tuyệt. Nhưng phải đến khi Râu Kẽm hồi
chánh
thì giấc mơ lớn của anh hề Mẽo mới được thực hiện.
Betsy qua
sau, Gấu nhớ là Dirck có đưa lên Đài giới thiệu. Gấu có khen em gì đó,
không nhớ, em ghé tai Gấu nói nhỏ, Dirck “gia trưởng”, và ghen dữ lắm.
Vào
những
ngày Sài Gòn thất thủ, Dirck, khi đó làm Time,
qua làm phóng sự di tản. Anh ở khách sạn Oscar, đường Nguyễn Huệ, Gấu
ghé,
thấy anh
khác hẳn trước, để râu ria xồm xoàm, rất híp pi. Gấu hỏi thăm Betsy,
anh nói,
ly dị rồi. Mới đây, khi liên lạc lại được, gọi phôn, anh cho biết, độc
thân. Cuộc
|
|